Sidebar

Magazine menu

23
T3, 04

 

Lê Xuân Cù

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

 Bùi Thị Ngát

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Đình Quyền

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 11/08/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 15/10/2022; Ngày duyệt đăng: 19/01/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082022.1004 

 

Tóm tắt: Livestream trên mạng xã hội là một giải pháp thúc đẩy mua sắm trực tuyến hiệu quả hiện nay. Bài viết được thực hiện với mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến sự chấp nhận xem livestream trên mạng xã hội và vai trò của nó đối với hành vi mua sắm trực tuyến của thế hệ Z. Mô hình nghiên cứu được phát triển từ mô hình sử dụng và hài lòng (UGT) với 362 phiếu khảo sát được thu thập từ khách hàng trẻ tại Việt Nam bằng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả đã khẳng định tính hữu dụng, nhận thức thời gian rỗi, tính giải trí, và tính tương tác xã hội ảnh hưởng thuận chiều dự định xem livestream của khách hàng trẻ. Đồng thời, tính dễ sử dụng đóng vai trò quan trọng của tăng cường tính hữu dụng dịch vụ livestream trên mạng xã hội. Hơn nữa, việc xem livestream này sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của thế hệ Z. Cuối cùng, bài viết rút ra một số hàm ý học thuật và hàm ý quản trị.

Từ khóa: Khách hàng trẻ, Livestream, Mạng xã hội, Mua sắm trực tuyến

ANALYZING THE EFFECT OF LIVESTREAMING VIA SOCIAL MEDIA ON ONLINE BUYING OF GEN-Z

Abstract: Social media-based live streaming has become an effective channel for triggering online buying. This paper aims to analyze the motivations for social media-based live streaming use intention and its importance in online buying among Gen-Z customers. A research model is formulated using the Uses and Gratifications Theory (UGT). Data are collected from 362 Gen-Z respondents in Vietnam and structural equation modeling (SEM) is employed to examine the research model and hypotheses. The results show that perceived usefulness, passing time, entertainment, and social interaction are the underlying facilitators of social media-based livestreaming use intention. Additionally, ease of use significantly motivates the perceived usefulness of social media-based livestreaming. Moreover, online buying is positively influenced by social media-based livestreaming use intention. Lastly, academic and practical management implications are discussed.

Keywords: Young Customers, Livestreaming, Social Media, Online Buying

Đọc full PDF tại: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LIVESTREAMING TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA GEN-Z

 

Nguyễn Thị Trâm Anh

Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, Khánh Hòa

Nguyễn Thùy Lan

Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, Khánh Hòa

Ngày nhận: 07/10/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 05/01/2023; Ngày duyệt đăng: 23/02/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.102022.1021 

 

Tóm tắt

Để chú tâm, cải tiến và truyền đạt các quyết định quản trị chuỗi cung ứng bên trong một công ty với các nhà cung cấp và khách hàng, một công cụ định sử dụng là mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR - supply chain operations reference model). Nghiên cứu này sử dụng mô hình SCOR tại Công ty Cổ phần nước giải khát Sanest Khánh Hòa theo trình tự sau: (1) phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến theo 5 quy trình Lập kế hoạch - Tạo nguồn - Sản xuất - Giao hàng - Hàng trả về; (2) đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến thông qua các chỉ số tài chính và phi tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin bên trong và bên ngoài chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến còn hạn chế, hiệu suất chuỗi cung ứng giảm mạnh từ 2020-2021 ở các chỉ tiêu tài chính do ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Để duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn và thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, bài viết khuyến nghị công ty nên ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng.

Từ khóa: Mô hình scor, Chuỗi cung ứng sản phẩm nước yến, Hiệu suất

SUPPLY CHAIN PERFORMANCE MEASUREMENT -

A CASE STUDY OF SCOR MODEL IN KHANH HOA SANEST SOFT DRINK JOINT STOCK COMPANY

Abstract

The supply chain operations reference model (SCOR) is a management tool used to address, improve, and communicate supply chain management decisions within a company and with suppliers and customers of a company. The research uses SCOR model at Khanh Hoa Sanest Soft Drink Joint Stock Company with following steps: (1) Analysis  Sanest’s supply chain according to 5 processes: Planning - Sourcing - Making - Delivering - Returning, and (2) measuring the supply chain’s performance based on financial and non - financial metrics. Research results show that the application of information technology to communicate internal and external supply chain is still limited, supply chain performance decreased sharply during the 2020-2021  in financial indicators due to the impact of the COVID-19 pandemic. In order to maintain competitive advantage in the long term and adapt to the 4.0 technology revolution, the author proposes companies should apply information technology to improve supply chain performance.

Keywords: Performance, Sanest’s Supply Chain, SCOR Model

Đọc full PDF tại: ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT CHUỖI CUNG ỨNG – NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SCOR TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SANEST KHÁNH HÒA

 

 

 

Lê Thị Thu Hà

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lương Thị Đài Trang

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Quang Minh

Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Việt Nam

 

Ngày nhận: 25/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 11/11/2022; Ngày duyệt đăng: 17/1/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.032022.0959 

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đo lường và so sánh hoạt động quản trị sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam trong năm lĩnh vực: du lịch, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống, công nghệ thông tin. Nghiên cứu tiếp cận dựa trên mô hình quản trị marketing AIDA dưới góc độ quản trị sở hữu trí tuệ với bốn cấp độ đánh giá: nhận thức, bảo vệ, quản lý, khai thác. Kết quả phân tích dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng hỏi của 295 doanh nghiệp bằng phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy có sự chênh lệch về nhận thức của doanh nghiệp công nghệ thông tin với doanh nghiệp du lịch về nhãn hiệu và tên thương mại. Thông qua kết quả phân tích, nghiên cứu cứu đã đưa ra đề xuất liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ về quản trị sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

 

Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, Khởi nghiệp, Mô hình quản trị sở hữu trí tuệ, Quản trị sở hữu trí tuệ

 

INTELLECTUAL PROPERTY MANAGEMENT OF VIETNAMESE START-UPS: FROM THE AIDA APPROACH

 

Abstract

This study assesses and compares intellectual property management of Vietnamese start-ups in five sectors: tourism, banking and finance, agriculture, food and beverage, and information technology. The research model is adopted from the original AIDA marketing model which consists of four levels: awareness, protection, management, and exploitation. Data collected from 295 enterprises through questionnaires are analyzed with ANOVA showing the difference in the awareness of trademark and tradename of tourism and information technology enterprises. Accordingly, the research enlights relevant recommendations regarding business support services to start-ups.

Keywords: Startups, Entrepreneurship, Intellectual Property Management Models, Intellectual Property Management

Đọc full PDF tại: QUẢN TRỊ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM: TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH AIDA

 

 

Phạm Hương Quỳnh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thu Hằng

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 23/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 05/10/2022; Ngày duyệt đăng: 25/10/2022

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.032022.0955 

 

Tóm tắt

Bài viết nhằm phân tích thực trạng, quy định của các biện pháp phi thuế quan (NTM) và đánh giá tác động của một số NTM điển hình đến thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Mô hình trọng lực và phương pháp giá trị tương đương (AVE) được sử dụng để phân tích. Kết quả cho thấy, các biện pháp kiểm dịch động thực vật và rào cản kỹ thuật đối với thương mại được áp dụng phổ biến nhất với quy định khắt khe nhất. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật cản trở quyết định xuất khẩu của các doanh nghiệp và làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, rào cản kỹ thuật đối với thương mại thúc đẩy quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp và làm tăng kim ngạch. Kết quả đặt ra vấn đề cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước cần phải chú trọng hơn đến tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh. 

Từ khóa: Xuất khẩu thủy sản, Biện pháp phi thuế quan, Mô hình trọng lực, Xuất khẩu

THE IMPACTS OF NON-TARIFF MEASURES ON VIETNAMS FISH EXPORTING

Abstract

The study analyzes the current situation and regulations of NTMs, and assesses the impact of some typical NTMs on fishes exported from Vietnam. The gravity model and Ad Valorem Equivalent method were adapted to analyze data from with adopted. The results show that sanitary and phytosanitary measures, and technical barriers to trade are most commonly applied with the most stringent regulations. Sanitary and phytosanitary measures hinder exports and reduce export turnover. In contrast, technical barriers to trade promote exports and increase export turnover. The results urge enterprises and state agencies to pay more attention to technical standards and phytosanitary, safety and hygiene.

Keywords: Fish Export, Non-Tariff Measures, Gravity Model, Export

Đọc full PDF tại: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Trần Thái Đình Khương

Trường Đại học Aomori Chuo Gakuin, Aomori, Nhật Bản

Ngày nhận: 28/09/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 05/01/2023; Ngày duyệt đăng: 31/01/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.092022.1016 

Tóm tắt

Tại Việt Nam, trong bối cảnh có nhiều thách thức mới như sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường và đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19, việc hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp (CSD) ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu này được thực hiện kết hợp phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng nhằm đề xuất và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình đo lường và đánh giá mục tiêu phát triển bền vững của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đối tượng tham gia khảo sát là 380 đại diện từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Kết quả phân tích định lượng cho thấy CSD là biến tiềm ẩn bậc hai được đo lường thông qua bốn phương diện là phát triển xã hội, phát triển kinh tế, phát triển môi trường và nhận diện thương hiệu.

Từ khóa: Phát triển bền vững doanh nghiệp, Phát triển xã hội, Phát triển kinh tế, Phát triển môi trường, Nhận diện thương hiệu

CORPORATE SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM ENTERPRISES

Abstract

In Vietnam, during complex circumstances such as the depletion of natural resources, environmental degradation and especially the impact of the COVID-19 pandemic, moving towards corporate sustainable development (CSD) becomes more and more difficult. This study was conducted using both qualitative and quantitative methods to propose and verify the appropriateness of the model for measuring and evaluating the sustainable development goals of enterprises in Vietnam. Respondents were 380 representatives of state-owned enterprises, private enterprises and foreign-invested enterprises operating in Vietnam. The results of quantitative analysis show that CSD is a second-order latent variable measured through four dimensions: social development, economic development, environmental development, and corporate identity.

Keywords: Corporate Sustainable Development, Social Development, Economic Development, Environmental Development, Corporate Identity

Đọc full PDF tại: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

 

Bùi Nhất Vương

Học viện Hàng không Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Võ Thị Hiếu

Học viện Hàng không Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Khánh Nhật

Học viện Hàng không Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 25/05/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 28/10/2022; Ngày duyệt đăng: 18/01/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.052022.0990 

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là khám phá mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và lòng trung thành của khách hàng thông qua niềm tin thương hiệu và sự yêu thích thương hiệu. Mô hình nghiên cứu đã được đề xuất dựa vào lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững và lý thuyết trao đổi xã hội. Dữ liệu được thu thập từ 305 khách hàng trên 18 tuổi đã từng sử dụng dịch vụ của hãng hàng không giá rẻ (Vietjet Air và Pacific Airlines) và đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình hóa phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần đã được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Thêm vào đó, mối quan hệ tích cực này đã được trung gian bán phần bởi niềm tin thương hiệu và sự yêu thích thương hiệu. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà quản lý tại các hãng hàng không giá rẻ thực hiện hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để cải thiện lòng trung thành của khách hàng.

Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Lòng trung thành của khách hàng, Niềm tin thương hiệu, Sự yêu thích thương hiệu, Hãng hàng không giá rẻ

THE IMPACT OF CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY ON CUSTOMER LOYALTY:

EVIDENCE FROM LOW-COST AIRLINES IN HO CHI MINH CITY

Abstract

The aim of this study is to explore the relationship between corporate social responsibility (CSR) and customer loyalty through brand trust and brand love. The conceptual model was based on the triple bottom line theory and social exchange theory. Survey data collected from 305 customers over 18 years old who have used the services of low-cost airlines (Vietjet Air and Pacific Airlines) and are living in Ho Chi Minh City, Vietnam. The Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) was used to analyze the data. Research results show that CSR helps increase customer loyalty. In addition, this positive relationship is partially mediated by brand trust and brand love. The study suggests some implications for managers at airlines implementing CSR strategies to improve customer loyalty.

Keywords: Corporate Social Responsibility, Customer Loyalty, Brand Trust, Brand Love, Low-Cost Airlines

 

 Full PDF: TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH