Sidebar

Magazine menu

05
CN, 05

Đỗ Thu Ngân

Hoàng Quốc Việt

Trường Đại học FPT, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Tiến Hưng

Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 15/05/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 07/06/2023; Ngày duyệt đăng: 19/06/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.052023.1063

 

Tóm tắt

Bài viết này sẽ xác định, phân tích, đánh giá các yếu tố có tác động đến hành vi tiêu dùng xanh, cụ thể là sản phẩm thời trang xanh. Bài viết sử dụng phương pháp định lượng, với dữ liệu khảo sát được thu thập trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ý định tiêu dùng sản phẩm thời trang xanh của người dân tại Hà Nội chịu ảnh hưởng cùng chiều từ 4 yếu tố là thái độ hướng tới hành vi, phong cách thời trang, nhận thức về môi trường và xã hội, nhận thức sẵn sàng kiểm soát hành vi. Trong đó, yếu tố nhận thức sẵn sàng kiểm soát hành vi là kết hợp bởi hai yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi và sự sẵn sàng chi trả. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp định hướng được hành vi tiêu dùng bền vững.

Từ khóa: Hành vi tiêu dùng xanh, Sản phẩm thời trang

 

FACTORS AFFECTING GREEN CONSUMER BEHAVIOR: THE CASE OF FASHION PRODUCTS

 

Abstracs

This article will identify, analyze and evaluate the factors that have an impact on green consumer behavior, specifically green fashion products. The article uses a quantitative method, with survey data collected in Hanoi. The research results show that the intention to consume green fashion products of people in Hanoi is positively influenced by 4 factors: behavioral attitude, fashion style, environmental awareness and environmental awareness. socially, perceived willingness to control behavior. In which, the perceived willingness to control behavior is a combination of two cognitive factors that control behavior and the willingness to pay. Research results are important evidence to help guide sustainable consumption behavior.

Keywords: Green Consumer Behavior, Fashion Products

 

ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1fSwlAxhSh_a-wPqelLDaZdX-xMR0c9ks/view?usp=drive_link

Lê Bá Thường

Công ty Luật TNHH MTV Dân Luật Tín Thành, TP.HCM, Việt Nam

Ngày nhận: 07/05/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 24/05/2023; Ngày duyệt đăng: 05/06/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.052023.1059

  Tóm tắt

Bài viết phân tích về mối quan hệ giữa lòng tự trọng, cảm xúc tiếc nuối, ghen tị thương hiệu, truyền miệng tích cực và gắn kết thương hiệu tác động đến ý định mua ô tô cá nhân tại thị trường Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng để phân tích dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 508 người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại mối quan hệ tích cực giữa ghen tị thương hiệu, truyền miệng tích cực, gắn kết thương hiệu với ý định mua ô tô của khách hàng tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng thực nghiệm quan trọng để giúp các nhà quản lý xây dựng một chiến lược tiếp thị tốt hơn nhằm tăng sự tham gia của khách hàng bằng cách sử dụng nhân tố ghen tị thương hiệu.

Từ khóa: Gắn kết thương hiệu, Ghen tị thương hiệu, Truyền miệng tích cực, Ý định mua, Ô tô cá nhân

IMPACTS OF POSITIVE WORD OF MOUTH AND BRAND JEALOUSY ON CAR PURCHASING INTENTIONS OF INDIVIDUAL CUSTOMER IN THE VIETNAMESE MARKET: THE INTERMEDIATING ROLE OF BRAND ENGAGEMENT

Abstract

This study analyzes the effect of self-esteem, feelings of regret, brand jealousy, positive word-of-mouth, and brand attachment, on the intention to buy personal cars in the Vietnamese market. A mixed research method was used to analyze primary data collected from 508 consumers. The research results show that there exists a positive relationship between brand jealousy, positive word of mouth, brand attachment, and customers’ intention to buy cars in the Vietnamese market. The research results provides important empirical evidence to help managers build a better marketing strategy to increase customer engagement by using the brand jealousy factor to stimulate customer engagement.

Keywords: Brand Attachment, Brand Jealousy, Positive Word of Mouth, Purchasing Intention, Personal Car

 

ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1d9_pEJjYrbSkSdD9hJD3D-MPQ95j_y2d/view?usp=drive_link

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thanh Trà

Công ty Cổ phần Tư vấn Onnet, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 21/11/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 07/04/2023; Ngày duyệt đăng: 25/4/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.112022.1031

Tóm tắt

Tiêu dùng xanh và tiêu dùng trực tuyến đã trở thành những xu hướng tiêu dùng mới của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Tuy nhiên, tiêu dùng trực tuyến đã hướng tới tiêu dùng xanh hay chưa? Để làm rõ điều này, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu hai vấn đề chính: một là, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn Hà Nội; hai là, nghiên cứu tác động của tiêu dùng trực tuyến đến môi trường thông qua khảo sát và phỏng vấn 219 sinh viên ở thành phố Hà Nội và 21 cửa hàng phân phối. Bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích nhân tố khẳng định (CFA), kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của Thái độ hành vi, Đánh giá sản phẩm xanh trực tuyến và Tính tương hợp cá nhân đối với Ý định hành vi và ảnh hưởng tích cực của Ý định hành vi và Nhận thức kiểm soát hành vi đến Hành vi thực tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tiêu dùng trực tuyến không đảm bảo được tính “xanh”. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh trực tuyến của sinh viên cũng như tính “xanh” của tiêu dùng trực tuyến.

Từ khóa: Tiêu dùng xanh, Tiêu dùng online, Môi trường, Hành vi, Nhận thức

RESEARCH ON GREEN CONSUMPTION TRENDS IN ONLINE CONSUMPTION OF STUDENTS IN HANOI

Abstract

Green and online consumption have become new trends among young people, especially students. However, has there be a green consuming trend amous online consumers? To clarify this point, we conducted research on two main issues: first, we analyze the factors affecting the online green consumption behavior of university students through a survey of 219 students in Hanoi; second, we study the impact of online consumption on the environment through surveys and interviews with 219 students in Hanoi and 21 online stores. Through analysis of the structural equation model (SEM), exploratory factor analysis (EFA), and confirmatory factor analysis (CFA), the research results show a positive impact of Behavioral Attitude, Online Green Product Evaluation, and Personal Compatibility on Behavioral Intent and the positive impact of Behavioral Intent and Perceived Behavioral Control on Actual Behavior. Additionally, the research results also indicate that online consumption is not guaranteed to be "green". Therefore, the research proposes a number of potential solutions to promote students' online green consumption behavior and the "green" of online consumption.  

Keywords: Green Consumption, Online Consumption, Environment, Behaviors, Awareness

Phạm Xuân Trường

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Từ Lê Mai

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phan Thị Huyền Anh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Văn Hiệp

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đoàn Thị Phương Ly

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Mạc Thị Thanh Vân

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 10/05/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 04/06/2023; Ngày duyệt đăng: 16/06/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.052023.1062

 

Tóm tắt

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò điều tiết của tham nhũng trong mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại 33 quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á. Để ước lượng mối quan hệ này, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các quốc gia được thu thập từ các nguồn thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2021 và phương pháp ước lượng moment tổng quát hệ thống hai bước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nợ công có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên, hệ số hồi quy dương của biến tương tác giữa nợ công và kiểm soát tham nhũng trong mô hình thể hiện rằng tác động tiêu cực của nợ công lên tăng trưởng kinh tế sẽ trầm trọng hơn ở các quốc gia có tham nhũng cao và bớt trầm trọng hơn ở các quốc gia kiểm soát tham nhũng tốt. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách về vấn đề nợ công và kiểm soát tham nhũng cho các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững hơn trong tương lai.

Từ khóa: Châu Á, Nợ công, Quốc gia đang phát triển, Tăng trưởng kinh tế, Tham nhũng

THE ROLE OF CORRUPTION IN THE RELATIONSHIP BETWEEN PUBLIC DEBT AND ECONOMIC GROWTH

Abstract

This study aims to investigate the impact of public debt on economic growth and the moderating role of corruption on the relationship between public debt and economic growth among 33 developing countries in Asia. To estimate these relationships, the study collected data from secondary sources during the period from 2000 and 2021 and employed a two-step Generalized method of moments. The results indicate that public debt has a negative impact on economic growth in developing countries. However, the positive coefficient of the interaction term between public debt and control of corruption in the model explains that the adverse impact of public debt on economic growth becomes more severe in highly corrupt countries and less severe in countries with higher control of corruption. Therefore, the study suggests some policy implications about public debt and control of corruption for Asian developing countries in order to achieve more sustainable economic growth in the future.

Keywords: Asia, Corruption, Debt, Developing Countries, Economic Growth

 

ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1F6MNK5Ks41R64qF2gmgwOkj3ODBIPhu-/view?usp=drive_link

Phan Thu Trang

Trường Đại học Thương mai, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 14/02/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 07/05/2023; Ngày duyệt đăng: 25/05/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022023.1048

 

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu năng lực marketing động của doanh nghiệp xuất khẩu, đi sâu phân tích các năng lực thành phần và tác động của chúng đến kết quả xuất khẩu. Dữ liệu phục vụ phân tích hồi quy được thu thập qua bảng hỏi điều tra, hình thành mẫu nghiên cứu cuối cùng gồm 278 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn năng lực thành phần, gồm: năng lực phát triển sản phẩm mới, năng lực quản trị quan hệ khách hàng, năng lực quản trị thương hiệu và năng lực thị trường đều có tác động tích cực cùng chiều đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực marketing động và nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ khóa: Năng lực động, Năng lực marketing động, Xuất khẩu, Kết quả xuất khẩu, Việt Nam

 

Empirical study on the impact of dynamic marketing capacity on export performance of Vietnamese enterprises

Abstract: This paper studies the dynamic marketing capacity by focusing on the component capabilities and their impact on the export performance of exporting enterprises. The regression analysis was conducted to analize data collected from 278 Vietnamese exporting enterprises. The findings indicate that all four components of dynamic marketing capacity, namely new product development capacity, customer relationship management capacity, brand management capacity, and market capacity, have a positive impact on the export performance of Vietnamese enterprises. Based on the research results, recommendations are proposed to strengthen dynamic marketing capacity and improve the performance of Vietnamese exporting enterprises.

Keywords: Dynamic Capacity, Dynamic Marketing Capacity, Export, Export Performance, Vietnam

 

ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1M9r_B8Z4gB5HFjoSbIHwjzGqOMOtCW2U/view?usp=drive_link