Sidebar

Magazine menu

04
T7, 05

Bùi Hữu Đức

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

 

Ngày nhận: 01/11/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/03/2023; Ngày duyệt đăng: 20/04/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.112022.1025 

Tóm tắt

Trung Quốc là một trong 7 thị trường lớn của xuất khẩu gạo Việt Nam, nhưng cũng là thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn thất. Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện các biện pháp nhằm quản trị rủi ro cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường này, tuy nhiên tính hiệu quả còn chưa cao. Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu thu thập từ gần 80 doanh nghiệp có quy mô từ siêu nhỏ đến quy mô lớn, kinh nghiệm xuất khẩu gạo từ dưới 5 năm đến trên 10 năm với các quản trị viên có kinh nghiệm quản lý từ dưới 5 năm đến trên 10 năm, trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến sau đại học. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng nhằm xác định và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt động quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của các doanh nghiệp là: đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm quản trị rủi ro của doanh nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp và các chính sách với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc. Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cho việc thiết lập chiến lược xuất khẩu gạo an toàn cũng như hoàn thiện công tác quản trị rủi ro vốn được coi là hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt nam hiện nay.

Từ khóa: Quản trị rủi ro, Quản trị rủi ro xuất khẩu, Xuất khẩu gạo, Thị trường Trung Quốc

FACTORS AFFECTING RISK MANAGEMENT OF VIETNAM RICE EXPORTERS TO THE CHINESE MARKET

Abstract

China is one of the seven major markets of Vietnam's rice exports, but also has many potential losses. Vietnamese enterprises have taken measures to manage risks for export activities to this market, but the effectiveness is still low. This study was conducted with data collected from nearly 80 enterprises ranging in size from very small to large, with rice export experience ranging from less than 5 years to over 10 years, with administrators having from less than 5 years to more than 10 years experience and professional qualifications from college to graduate. The regression analysis method is used to determine and quantify the influence of some factors on risk management activities of Vietnamese enterprises exporting rice to China. The results show that there are 5 factors affecting the risk management activities of enterprises: basic characteristics of enterprises, operational results of the enterprise, Risk management characteristics of the enterprise, leadership of enterprises, and policies towards Chinese exports. This study can serve as a basis for establishing a safe rice export strategy as well as perfecting risk management strategies, which is considered a limitation of Vietnam's rice exporters at present.

Keywords: Risk Management, Export Risk Management, Rice Export, Chinese Market

 ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1b2Caic3YhNPsMninS9bDtjPE7fuMhqwB/view

 

 

Hà Hồng Hạnh

Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 05/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 21/04/2023; Ngày duyệt đăng: 28/04/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.042023.1056 

Tóm tắt

Mục tiêu của bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) và hiệu quả hoạt động của các công ty tại Việt Nam. Dựa trên tổng quan lý thuyết được xây dựng bằng phương pháp trắc lượng thư mục, mối quan hệ trên được giải thích bằng lý thuyết lãnh đạo theo tình huống (Contingency Theory) và mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM). Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính về sự ảnh hưởng của các biến độc lập như văn hóa doanh nghiệp, tính tương tác của HTTTKT và tính dự báo của HTTTKT đến biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động, dựa trên 311 mẫu chọn là các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, cho thấy hiệu quả hoạt động được tăng cường khi có sự kết hợp giữa văn hóa doanh nghiệp và sự ứng dụng các loại hình HTTTKT khác nhau. Cụ thể, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực và thuận chiều đối với các doanh nghiệp có văn hóa linh hoạt, HTTTKT có tính thông tin ở mức độ cao và tính dự báo ở mức độ thấp. Kết quả này cũng nhất quán với nghiên cứu của Tuomela (2005) & Adebayo (2011) và cung cấp căn cứ khoa học về mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và việc áp dụng HTTTKT, và mối quan hệ này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Viết lại tóm tắt

Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán, Hiệu quả hoạt động, Văn hóa doanh nghiệp

THE ASSOCIATION BETWEEN ORGANIZATIONAL CULTURE, ACCOUNTING INFORMATION SYSTEM AND ORGANIZATION PERFORMANCE: AN EMPIRICAL CASE OF VIETNAM ENTERPRISES

Abstract

Basing on contingency theory and technology acceptance model (TAM), the paper aims to analyze the association between organizational culture, accounting information system (AIS) and organization performance of Vietnamese companies. From a comprehensive literature review by utilizing the bibliometric analysis method, the quantitative result illustrates that organization performance is highly achieved when high interactive AIS is employed. On the other hand, when the culture value is fixed, a high interactive AIS could create a positive impact on performance. However, different type of organization culture requires different combinations of AIS types to enhance performance. The research findings increase the extent of contributions to literature review as well as provide further empirical evidences on the relationships between organizational culture and the use of AIS and how they influence the performance, especially in the context of emerging economies.

Keywords: Accounting Information System, Organization Performance, Organizational Culture

ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1d5njgQPzA6YNmMe4MW83tIvl3IWxmwOb/view

 

Đặng Anh Tuấn

Ban Kinh tế Trung ương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 23/02/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 21/04/2023; Ngày duyệt đăng: 26/04/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022023.1050 

Tóm tắt

Bài viết này tổng kết những thành tựu và hạn chế của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự thành công và hạn chế trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của một số nước trên thế giới. Từ đó, bài viết rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Từ khóa: Tái cơ cấu, Doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam, Kinh nghiệm

Abstract

This article summarizes the achievements and limitations of the corporate restructuring process of several countries around the world. The article employs qualitative research methods including analysis, synthesis and evaluation. Research results gives insights on the practice of restructuring state-owned enterprises in investigated countries in terms of its successes and limitations. The article draws some lessons for Vietnam in the process of restructuring state-owned enterprises.

Keywords: Restructuring, State-owned enterprises, Vietnam, Experience

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1jKCuZBEWeEf_YefQMxPs_mV2pf0SCDFq/view

Trần Hà Vy

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Ngọc Hà

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Công Trường

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngô Thái Hoàng Anh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Xuân Trường

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Hương Giang

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 11/07/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 18/10/2022; Ngày duyệt đăng: 28/0/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.072022.0998 

Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chi tiêu của thanh niên sinh sống và lao động tại Hà Nội từ 18-30 tuổi. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào nền tảng lý thuyết hành vi có kế hoạch và mô hình mô hình phương trình cấu trúc tối thiểu từng phần. Mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: sự thuận tiện của việc mua sắm; quảng cáo và khuyến mại từ cửa hàng, nhãn hàng; thái độ với việc chi tiêu; chuẩn chủ quan về chi tiêu; kiểm soát hành vi chi tiêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với cả hai mặt hàng thiết yếu và không thiết yếu, thái độ, kiểm soát hành vi chi tiêu và chuẩn chủ quan đối với chi tiêu là 3 yếu tố chính thúc đẩy xu hướng chi tiêu của người trẻ tại Hà Nội. Dựa vào việc xác định những yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng chi tiêu của nhóm này, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được một phần xu hướng chi tiêu của người trẻ Hà Nội cũng như giúp các cơ quan chính sách đưa ra định hướng chi tiêu hợp lý và hiệu quả đối với nhóm đối tượng này.

Từ khóa: Xu hướng chi tiêu, Hành vi, 18-30 tuổi, Thành phố Hà Nội

ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING THE SPENDING TRENDS OF YOUNG PEOPLE IN THE AGE GROUP FROM 18-30 IN HANOI

Abstract: The objective of the article is to analyze the factors affecting the spending trends of young people from 18-30 years old living and working in Hanoi. We use a quantitative research method based on the Theory of reasoned action and Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The research model includes 5 independent variables: the convenience of shopping; advertising and promotions from stores and brands; attitude toward behavior of spending; subjective norm of spending; perceive behavioral control of spending. The results demonstrate that for both essential and non-essential goods attitude toward behavior of spending, subjective norm of spending, perceive behavioral control of spending are the three main factors navigating consumption trend of young generation in Hanoi. Based on this finding, the study proposes some recommendations to help businesses capture a part of the spending trend of young people as well as policy agencies to navigate them into appropriate and effective spending habits.

Keywords: Spending Trend, Behavior, 18-30 Years Old, Hanoi

 ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1HPhNd9GFNIRrMR6f-XR2BOPTRwR5CtKj/view

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] Tác giả liên hệ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

Nguyễn Thị Hoa

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Đặng Quỳnh Như

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 27/10/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 18/04/2023; Ngày duyệt đăng: 24/04/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.102022.1023

Tóm tắt

Trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0, chất lượng đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Việc trang bị tốt kỹ năng nghề nghiệp sẽ giúp sinh viên nhận thức, định hướng đúng đắn cơ hội việc làm của bản thân và khả năng đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm. Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu thu thập từ 400 sinh viên ngành ngôn ngữ thương mại và 25 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu, sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu. Kết quả cho thấy, phần lớn sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp nhưng việc tích lũy các các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết chưa cao. Nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng bộ kỹ năng nghề nghiệp cốt lõi cho sinh viên ngành ngôn ngữ thương mại của Trường Đại học Ngoại thương.

Từ khóa: Kỹ năng; Kỹ năng nghề nghiệp; Kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên

IMPROVE CORE CAREER SKILLS OF BUSINESS LANGUAGE STUDENTS OF FOREIGN TRADE UNIVERSITY

Abstract

In the era of Technology Revolution 4.0, the quality of training and professional skills of new graduates meeting the requirements of the labor market is the top concern of universities. Well equipped with career skills will help students be aware and properly orient their job opportunities and the ability to meet the requirements of the job position. This study was conducted with data collected from 400 business language students and 25 businesses in Hanoi. Qualitative research methods, data collection, in-depth use of questionnaires and interviews. The results show that most students are aware of the importance of career skills but the accumulation of necessary career skills is not high. This research is the basis for building a core career skill set for students of Foreign Trade University's business language major.

Keywords: Skills; Career Skills; Career Skills of Students

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1X-4JUiNfyqUETl5mVyHAvHnRBfL3akDs/view

Lữ Xuân Trang

Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Anh Tuấn

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Vũ Sơn Tùng

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Thanh Phong

Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam

Ngày nhận: 09/09/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 12/01/2023; Ngày duyệt đăng: 30/01/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.092022.1011 

Tóm tắt

Mục đích của bài báo này là sử dụng khái niệm giá trị dịch vụ cá nhân để dự báo sự hài lòng và sự truyền miệng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, ấn phẩm cũng nhằm vào việc xác nhận ba thành phần của giá trị dịch vụ cá nhân khi được khái niệm hóa như khái niệm bậc cao. Với vai trò là trung gian bán phần, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của  khách hàng có thể giải thích một phần đáng kể giá trị dịch vụ cá nhân và sự truyền miệng của khách hàng. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Một mẫu thuận tiện gồm 305 phần tử được thu thập từ 8 ngân hàng đang hoạt động tại tỉnh Long An được đưa vào phân tích. Dữ liệu cũng xác nhận ba thành phần của  giá trị dịch vụ cá nhân, đó là giá trị cho cuộc sống yên bình, giá trị được xã hội công nhận và giá trị đối với sự hòa nhập xã hội. Kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp một hướng tiếp cận khách hàng ngoài cách truyền thống. Cụ thể là sự hài lòng là trung gian bán phần giữa giá trị dịch vụ cá nhân và sự truyền miệng.

Từ khóa: Giá trị dịch vụ cá nhân, Sự hài lòng, Sự truyền miệng, Dịch vụ ngân hàng bán lẻ

SERVICE PERSONAL VALUE AND WORD OF MOUTH: A CASE STUDY OF RETAIL BANKING SERVICES IN LONG AN

Abstract

This paper aims to use the concept of service personal values to predict customer satisfaction and word-of-mouth (WOM) behaviors for banking services. Besides, it also validates the three components of the service personal values when conceptualized as a higher-order construct. The findings show that customer satisfaction is a significant partial mediator between service personal value and WOM. The mixed method was used in this study. A convenience sample of 305 elements collected from eight banks operating in Long An province was analyzed. The data also confirm three components of service personal values, namely value of a peaceful life, value of social recognition, and value of social integration. The results provide evidence for business leaders to approach customers beyond traditional ways. Specifically, satisfaction is a partial mediator between service personal value and WOM.

Keywords: Service Personal Values, Satisfaction, WOM, Retail Banking Services

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1c-6_X_0QKxNM1fbwuM2afhlIF5w-kG6D/view