Hà Hồng Hạnh
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 05/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 21/04/2023; Ngày duyệt đăng: 28/04/2023
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.042023.1056
Tóm tắt
Mục tiêu của bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) và hiệu quả hoạt động của các công ty tại Việt Nam. Dựa trên tổng quan lý thuyết được xây dựng bằng phương pháp trắc lượng thư mục, mối quan hệ trên được giải thích bằng lý thuyết lãnh đạo theo tình huống (Contingency Theory) và mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM). Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy tuyến tính về sự ảnh hưởng của các biến độc lập như văn hóa doanh nghiệp, tính tương tác của HTTTKT và tính dự báo của HTTTKT đến biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động, dựa trên 311 mẫu chọn là các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, cho thấy hiệu quả hoạt động được tăng cường khi có sự kết hợp giữa văn hóa doanh nghiệp và sự ứng dụng các loại hình HTTTKT khác nhau. Cụ thể, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực và thuận chiều đối với các doanh nghiệp có văn hóa linh hoạt, HTTTKT có tính thông tin ở mức độ cao và tính dự báo ở mức độ thấp. Kết quả này cũng nhất quán với nghiên cứu của Tuomela (2005) & Adebayo (2011) và cung cấp căn cứ khoa học về mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và việc áp dụng HTTTKT, và mối quan hệ này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Viết lại tóm tắt
Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán, Hiệu quả hoạt động, Văn hóa doanh nghiệp
THE ASSOCIATION BETWEEN ORGANIZATIONAL CULTURE, ACCOUNTING INFORMATION SYSTEM AND ORGANIZATION PERFORMANCE: AN EMPIRICAL CASE OF VIETNAM ENTERPRISES
Abstract
Basing on contingency theory and technology acceptance model (TAM), the paper aims to analyze the association between organizational culture, accounting information system (AIS) and organization performance of Vietnamese companies. From a comprehensive literature review by utilizing the bibliometric analysis method, the quantitative result illustrates that organization performance is highly achieved when high interactive AIS is employed. On the other hand, when the culture value is fixed, a high interactive AIS could create a positive impact on performance. However, different type of organization culture requires different combinations of AIS types to enhance performance. The research findings increase the extent of contributions to literature review as well as provide further empirical evidences on the relationships between organizational culture and the use of AIS and how they influence the performance, especially in the context of emerging economies.
Keywords: Accounting Information System, Organization Performance, Organizational Culture
ĐỌC FULL PDF TẠI: https://drive.google.com/file/d/1d5njgQPzA6YNmMe4MW83tIvl3IWxmwOb/view