Sidebar

Magazine menu

05
CN, 05

Phùng Thị Yến

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thái Ngân

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 05/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 23/10/2022; Ngày duyệt đăng: 24/11/2022

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.042022.0968

Tóm tắt: Sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều thách thức lớn, đặc biệt là trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu khi chúng được khai thác và sử dụng trên các nền tảng thương mại điện tử. Việc thích ứng và sớm hoàn thiện các quy định về các hành vi mới trong sử dụng nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử là cần thiết. Vì vậy, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc và Hoa Kỳ, bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học luật, bài viết sẽ phân tích và làm rõ các hành vi mới trong sử dụng nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý trong vấn đề này.

Từ khóa: Nhãn hiệu, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Hành vi sử dụng mới

REGULATIONS OF THE US AND CHINA ON NEW BEHAVIORS IN THE USE OF TRADEMARKS ON E-COMMERCE PLATFORMS AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM

Abstract: The recent acceleration of e-commerce creates several challenges, particularly in protecting intellectual property rights for trademarks on e-commerce platforms. In coping with this issue, the adaptation and completion of legislation on the new behaviors of utilizing trademarks on e-commerce platforms are vital. By learning from the experiences of China and the United States and applying scientific methods in legal research, this article analyzes new acts in using trademarks on e-commerce platforms. Therefore, some recommendations are proposed for Vietnam to improve legal framework in this field.

Keywords: Trademark, Intellectual Property, E-Commerce, New Behavior

Đọc full PDF tại: QUY ĐỊNH CỦA HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC VỀ HÀNH VI MỚI TRONG SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TRÊN NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

 

 

 

Phạm Xuân Trường

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hằng

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 22/08/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 25/10/2022; Ngày duyệt đăng: 16/11/2022

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082022.1007

Tóm tắt: Du lịch từ lâu đã được biết đến là một ngành công nghiệp không khói, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu kinh tế, góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia và khu vực. Bài viết nhằm mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn điểm đến du lịch của người dân Hà Nội, đặt trong bối cảnh “bình thường mới” sau dịch COVID-19. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và ước lượng mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích số liệu từ 226 người tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ kéo có sức ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của khách du lịch, tiếp sau đó là nguồn thông tin về điểm đến, kỳ vọng và nhận thức về điểm đến, sự hài lòng và trung thành của khách du lịch và cuối cùng là động cơ đẩy. Từ kết quả nghiên cứu này, các giải pháp được đề xuất nhằm làm tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cho các điểm đến du lịch nội địa.

Từ khóa: Các yếu tố ảnh hưởng, Lựa chọn điểm đến du lịch, Người dân Hà Nội

FACTORS AFFECTING TOURISM DESTINATION CHOICES OF HANOIANS

Abstract: Tourism has long been known as a non-smoke industry, increasingly occupying a larger proportion of the economy, making a significant contribution to promoting socio-economic development and cultural exchange between countries and regions. This study aims to explore the factors affecting the process of choosing a tourist destination of Hanoians in the “new normal” context after the COVID-19 pandemic outbreak. The exploratory factor analysis and multi-variable regression model estimation were used to analyze the data from 226 survey respondents. The research results show that the pull motives have the strongest impact on tourists' decisions, followed by information sources about destinations, destination expectations and perceptions, tourist satisfaction and loyalty, and finally by push motives. Based on the results, recommendations are proposed to enhance the attractiveness and competitiveness of domestic tourism destinations.

Keywords: Affecting Factors, Tourism Destination Choices, Hanoians

Đọc full PDF tại: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI

 

Đoàn Nguyễn Khánh Trân

Trường Đại học Nha Trang, TP. Nha Trang, Việt Nam

Ngày nhận: 23/02/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 22/08/2022; Ngày duyệt đăng: 29/08/2022

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022022.0945

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển của học tập trực tuyến trên thế giới. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo hoạt động giáo dục vẫn được tiếp diễn. Mục đích của bài viết nhằm xem xét tác động của sự sẵn sàng của người học đến sự hài lòng của họ khi học trực tuyến. Mô hình cấu trúc bình phương bé nhất bán phần được sử dụng để phân tích dữ liệu từ 442 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có bốn trên năm khía cạnh ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học khi học trực tuyến: khả năng sử dụng máy tính/Internet, động cơ học tập, khả năng giao tiếp trực tuyến và năng lực tự học. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đã đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng sự sẵn sàng và sự hài lòng của sinh viên khi học trực tuyến.

Từ khóa: Sự sẵn sàng, Sự hài lòng, Học tập trực tuyến

THE IMPACT OF ONLINE LEARNING READINESS ON STUDENTS SATISFACTION WITH ONLINE LEARNING

Abstract: The COVID-19 pandemic has fueled the growth of online learning. This is considered an effective method to ensure educational activities continuance. The purpose of this paper is to identify the impact of students’ readiness on their satisfaction with online courses. The partial least squares structural equation modeling was employed to analyze the collected data from 442 students. The study findings indicate that only four out of five aspects affect learner’s satisfaction when learning online, namely computer and internet self-efficacy, self-directed learning, motivation for learning, and online communication self-efficacy. Based on the research results, several solutions are proposed to improve the students’ fulfillment with online courses.

Keywords: Online Learning Readiness, Online Course Satisfaction, Online Course

Đọc full PDF tại: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ SẴN SÀNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHI HỌC TRỰC TUYẾN

 

Lê Chí Công

Trường Đại học Nha Trang, TP. Nha Trang, Việt Nam

Lê Quốc Duy

Trường Đại học Nha Trang, TP. Nha Trang, Việt Nam

Ngày nhận: 27/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 10/10/2022; Ngày duyệt đăng: 20/10/2022

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.042022.0978

Tóm tắt: Nghiên cứu này mở rộng lý thuyết hành vi tiêu dùng và xem xét ảnh hưởng từ những yếu tố khác nhau tác động đến hành vi bảo vệ môi trường của du khách khi đến du lịch tại Nha Trang. Các phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích mẫu khảo sát gồm 600 khách du lịch nội địa đến Nha Trang. Kết quả cho thấy hành vi bảo vệ môi trường của du khách khi đến Nha Trang chịu tác động bởi kiến thức về sản phẩm bao bì xanh; thông tin và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bao bì xanh; tần suất sử dụng sản phẩm bao bì xanh. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị chính sách được đề xuất giúp khách du lịch nội địa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch, góp phần phát triển du lịch Nha Trang hướng đến tính bền vững.

Từ khóa: Kiến thức, Hành vi bảo vệ môi trường, Xuất xứ, Du khách, Bao bì xanh

THE IMPACT OF USING GREEN PACKAGING PRODUCTS ON THE ENVIRONMENTAL PROTECTION BEHAVIOR OF TOURISTS IN NHA TRANG

Abstract: This study extends the theory of consumer behavior and considers the influence of different factors on the environmental protection behavior of tourists when traveling in Nha Trang. The reliability analysis, exploratory factor analysis and regression analysis were adapted to analyze a sample of 600 domestic tourists traveling to Nha Trang. The results show that the environmental protection behavior of tourists is influenced by their knowledge of green packaging products, information on green packaging products, origin of green packaging products, and frequency of using green packaging products. Based on the research results, some policy recommendations are suggested to help raise the domestic tourists' awareness of environmental protection in tourism and contribute to Nha Trang tourism development towards sustainability.

Keywords: Knowledge, Environmental Protection Behavior, Origin, Tourist, Green Packaging

Đọc full PDF tại: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM BAO BÌ XANH ĐẾN HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DU KHÁCH TẠI NHA TRANG

Nguyễn Thị Hạnh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Bùi Thị Hiếu

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

La Thị Cẩm Tú

Trường Đại học FPT, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 01/11/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 31/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/10/2022

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.112021.0908

Tóm tắt: Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, trong đó năng lực đổi mới của doanh nghiệp được đánh giá là có ảnh hưởng tới sự chú ý của người lao động. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa văn hoá đổi mới của doanh nghiệp và sự thu hút nguồn nhân lực của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính với mẫu nghiên cứu gồm 203 lao động trẻ tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy văn hoá đổi mới và kết quả đổi mới có ảnh hưởng tích cực tới sự thu hút người lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên mối quan hệ này không chịu ảnh hưởng bởi khả năng đổi mới của cá nhân. Bài nghiên cứu đã bổ sung bằng chứng về vai trò của văn hoá đổi mới đối với các doanh nghiệp trong việc thu hút người lao động.

Từ khoá: Văn hoá đổi mới, Kết quả đổi mới, Sự thu hút người lao động của tổ chức

THE IMPACT OF FIRM’S INNOVATION CULTURE ON ORGANIZATIONAL ATTRACTIVENESS: A STUDY IN HANOI

Abstract: Attracting high-quality human resources is one of the top priorities in developing a company, thereby innovation capacity is among of factors affecting labor working intention. This study aims to determine the relationship between the innovation culture of enterprises and their human resource attraction. The study uses the exploratory factor analysis and linear regression with a survey sample of 203 young laborers in Hanoi. The research results show that innovation culture and results positively influence organizational attractiveness. However, this relationship is not moderated by the individual’s innovation capacity. This paper adds evidence of the role of innovation culture in terms of employees’ attractiveness.

Keywords: Innovation Culture, Innovation Output, Organizational Attractiveness

Đọc full PDF tại: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ ĐỔI MỚI ĐẾN SỰ THU HÚT LAO ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC: NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI

 

Hoàng Xuân Bình

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lý Hoàng Phú

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 02/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 30/12/2022; Ngày duyệt đăng: 06/01/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.032022.0915

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã khơi lại các chủ đề liên quan đến phương thức đào tạo trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm chỉ ra các đặc trưng cơ bản của việc học tập kết hợp. Trên cơ sở phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với điều tra bảng hỏi, bài viết đã làm rõ một số triển vọng, thách thức và kỳ vọng trong việc áp dụng mô hình học tập kết hợp cho hệ đào tạo đại học tại Việt Nam. Bài viết chỉ ra một số kết quả nghiên cứu. Thứ nhất, không có một mô hình học tập kết hợp chung cho tất cả các môn học ở bậc đại học. Thứ hai, cần tuân thủ ba nguyên tắc trong đào tạo kết hợp ở bậc đại học: nguyên tắc luôn lấy người học làm trung tâm, nguyên tắc hỗ trợ hai chiều và nguyên tắc chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Thứ ba, mô hình học tập trực tuyến cần lưu ý tới việc sắp xếp các ca học trực tiếp và trực tuyến liên tiếp cho mỗi đối tượng người học đồng thời tạo các môi trường thuận lợi cho sinh viên tham gia các buổi học trực tuyến. Bài viết có giá trị lý luận và thực tiễn cho các nhà nghiên cứu và các nhà xây dựng chương trình học tập kết hợp ở Việt Nam.

Từ khóa: Đào tạo trực tuyến, Mô hình học tập kết hợp, Cách mạng Công nghiệp 4.0

APPLICATION OF BLENDED LEARNING IN HIGHER EDUCATION IN VIETNAM

Abstract: The COVID-19 pandemic has rekindled numerous topics related to training and education models in the context of the industrial revolution 4.0. This study aims to show the major characteristics of blended learning. By applicating the meta-analysis method and surveying, this paper clarifies some prospects, challenges, and expectations in implementing the blended learning model in higher education in Vietnam. This study suggests several findings. Firstly, there is no common blended learning model for all subjects at the university level. Secondly, it is necessary to adhere to three principles in blended training at the university level: learner-centered curriculum, two-way support system, and initiative, creativity, and flexibility in education and training. Thirdly, the blended learning model should pay attention to the arrangement of consecutive face-to-face and online lectures to create favorable environments for students. The paper has theoretical and practical values for researchers and blended learning program builders in Vietnam.

Keywords: Online Training, Blended Learning Model, Industrial Revolution 4.0

Đọc full PDF tại: ÁP DỤNG HỌC TẬP KẾT HỢP  TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 

Các bài khác...