Lê Đức Nhã
Trường Đại học Hoa Sen, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nhận: 08/08/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 11/11/2022; Ngày duyệt đăng: 21/11/2022
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082022.1001
Tóm tắt: Thương mại quốc tế là động lực của tăng trưởng kinh tế, hợp tác đa phương và sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong khi đó, bình đẳng giới là mục tiêu phát triển bền vững quan trọng mà các quốc gia đang hướng đến. Bên cạnh đó, nông nghiệp được xác định là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tại Việt Nam, thể chế và cơ sở hạ tầng là hai trong ba đột phá chiến lược của tăng trưởng kinh tế bền vững. Hiệu quả logistics là một thước đo phản ánh sự cải thiện cơ sở hạ tầng và có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu nông sản. Bài viết sử dụng mô hình trọng lực thương mại nhằm đánh giá tác động của bình đẳng giới và chất lượng thể chế đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam với sự tích hợp hiệu quả logistics. Phương pháp hồi quy tác động cố định và tác động ngẫu nhiên được áp dụng trên bộ dữ liệu của Việt Nam và 96 đối tác thương mại trong giai đoạn 2007-2018. Phương pháp moment tổng quát hệ thống hai bước được áp dụng để khắc phục hiện tượng nội sinh. Kết quả nghiên cứu phần nhiều ủng hộ mối quan hệ đồng biến của bình đẳng giới và hiệu quả logistics đối với xuất khẩu nông sản. Tác động điều tiết âm của chất lượng thể chế đối với mối quan hệ giữa xuất khẩu nông sản và bình đẳng giới cũng được ghi nhận. Khoảng cách chất lượng thể chế có khả năng làm giảm xuất khẩu nông sản. Về phương diện học thuật, bài viết khám phá mối quan hệ đồng biến giữa bình đẳng giới và xuất khẩu nông sản, đồng thời cho thấy tác động điều tiết của chất lượng thể chế lên mối quan hệ này. Về phương diện thực tiễn, bài viết củng cố cơ sở thực nghiệm của việc xem xét khía cạnh về giới trong việc ban hành và thực thi chính sách thương mại và nông nghiệp tại Việt Nam.
Từ khóa: Bình đẳng giới, Hiệu quả logistics, Nông nghiệp, Thể chế, Thương mại quốc tế
GENDER EQUALITY, INSTITUTION, LOGISTICS PERFORMANCE, AND INTERNATIONAL TRADE: THE CASE OF VIETNAMESE AGRICULTURE SECTOR
Abstract: International trade is the driver of global economic growth, multilateral cooperation, and national prosperity. Meanwhile, gender equality is one of the sustainable development goals pursued by governments worldwide. In addition, agriculture is the backbone of Vietnamese economy in the context of globalization. In Vietnam, institution and infrastructure are identified as two of the three strategic and ground-breaking areas for sustainable economic growth. Logistics performance is a measurement reflecting infrastructure improvement which significantly contributes to agricultural export. Therefore, the paper applies the trade gravity model to assess the impacts of gender equality and institutional quality on Vietnam’s agricultural export with the inclusion of logistics performance. Fixed and random effect estimation methods are used to analyze the panel data of Vietnam and 96 trading partners in the 2007-2018 period. In addition, the two-step generalized method of moments is employed to tackle the endogeneity. Findings have largely supported the positive relationship between gender equality, logistics performance, and agricultural export. Moreover, the negative moderating impact of institutional quality on agricultural export and gender equality link is unveiled. Institutional quality distance appears to hamper agricultural export. From the academic perspective, the paper has explored the positive relationship between gender equality and agricultural export, and the moderating impact of institutional quality. From the practical perspective, findings have justified the gender-driven establishment and implementation of policies on trade and agriculture in Vietnam.
Keywords: Agriculture, International Trade, Institution, Logistics Performance, Gender Equality