Sidebar

Magazine menu

21
T3, 01

 

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thu Thuỷ[1]

Nguyễn Hồng Vân[2]

 

 

 

 

Abstract: The development of industrial clusters is essential for many countries because of its important role in orienting industrial development of a country, creating value chains and attracting many domestic and foreign investors. The experience of developing industrial clusters in countries shows the important role of government in orienting and supporting by relevant mechanisms and policies; meanwhile, the perception of stakeholders is also one of the decisive factors for the success or failure of such development. Vietnam’s government is very much interested in promoting the formation of true industrial clusters with full characteristics, in order to stimulate the socio-economic development in various regions throughout the country. However, the formation of industrial clusters in Vietnam is still spontaneous or hidden in industrial areas, and those individual industrial clusters are still in lack of coherence and efficiency. This paper analyzes international experiences in developing industrial clusters and identifies lessons and directions for Vietnam in the development of our own industrial clusters.

Keywords: industrial cluster, industrial cluster development, industrial cluster policy, international experience, lessons for Vietnam

                                                                                                        

Tóm tắt: Phát triển các cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) là rất cần thiết với nhiều quốc gia bởi vai trò quan trọng của CLKCN trong việc định hướng phát triển công nghiệp của đất nước, đồng thời tạo ra những chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh hiệu quả thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Kinh nghiệm phát triển CLKCN của các quốc gia cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc định hướng và hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách để phát triển CLKCN, đồng thời nhận thức của các đối tượng liên quan về phát triển CLKCN cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển đó. Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề hình thành nên những CLKCN thực sự với đầy đủ những đặc trưng cơ bản, qua đó thúc đẩy các tiềm năng của CLKCN trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, việc hình thành các CLKCN tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tự phát hoặc ẩn mình trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đơn lẻ, những CLKCN này vẫn còn thiếu tính chặt chẽ và hiệu quả. Bài viết này phân tích các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển CLKCN và chỉ ra các bài học và định hướng cho Việt Nam trong quá trình phát triển CLKCN của đất nước.

Từ khóa: Cụm liên kết công nghiệp, chính sách phát triển, kinh nghiệm quốc tế, bài học cho Việt Nam.

 

  1. Đặt vấn đề

Việc hình thành các cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) (tiếng Anh: Industrial Cluster) là một xu hướng khách quan của quá trình phát triển công nghiệp, trong đó tập trung các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) (2010) thì CLKCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi CLKCN có các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, các nhà cung ứng nguyên liệu, máy móc, dụng cụ, phụ tùng, các doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Trong CLKCN cũng có thể có các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh, kiểm định, xác nhận xuất xứ hàng hoá, logistics… Phát triển các CLKCN tạo ra một môi trường đầu tư linh hoạt với một chuỗi giá trị tối ưu, qua đó thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp mới với sự tiếp nối những mắt xích còn thiếu trong chuỗi liên kết đang hình thành.

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CLKCN cùng với việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về phát triển CLKCN, bài viết làm rõ sự cần thiết và các điều kiện phát triển CLKCN ở Việt Nam, góp phần phát triển có định hướng, hiệu quả và bền vững những ngành nghề mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, bài viết cung cấpmột bức tranh sâu rộng về lịch sử hình thành CLKCN tại một số nước trên thế giới, tổng kết những thành công, hạn chế và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển các CLKCN tại Việt Nam hiện nay.

  1. Một số vấn đề lý luận chung về cụm liên kết công nghiệp

2.1. Khái niệm cụm liên kết công nghiệp

Marshall (1920) được coi là người khởi nguồn nghiên cứu về CLKCN thông qua tác phẩm “Các nguyên lý kinh tế học”. Sau Marshall, nhiều học giả cũng đã nghiên cứu về CLKCN với các cách tiếp cận khác nhau và có nhiều cách giải thích khác nhau cho hiện tượng này. Porter (2012) trong nghiên cứu về “CLKCN và cạnh tranh” đã đưa ra khái niệm về CLKCN, theo đó CLKCN bao gồm các doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các doanh nghiệp trong các ngành liên quan, các thể chế tài chính. Sự liên kết với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển CLKCN. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (2009) thì CLKCN là khái niệm dùng để chỉ sự tập trung của các công ty và tổ chức có liên quan trong một khu vực địa lý nhất định. Tại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sơn (2009) cho rằng: “Cụm ngành công nghiệp là một hình thái tổ chức sản xuất trong một ngành/lĩnh vực cụ thể, trong đó các thành phần tham gia gồm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ, các thể chế liên quan liên kết và quần tụ trong một không gian địa lý nhất định, với vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp liên kết kinh doanh”. Về cơ bản, các quan điểm trên đều có sự thống nhất về đặc điểm của CLKCN, cụ thể gồm: (i) Sự tập trung của các tổ chức và các doanh nghiệp trong một phạm vi lãnh thổ nhất định; (ii) Các quan hệ liên kết giữa các tổ chức và các doanh nghiệp dưới những hình thức khác nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm; (iii) Mục đích cuối cùng của việc hình thành và phát triển CLKCN là bảo đảm hiệu quả kinh tế của từng chủ thể và góp phần vào lợi ích chung của cả hệ thống.

2.2. Đặc điểm của cụm liên kết công nghiệp            

Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2015) thì CLKCN có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, sự tích tụ các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức liên quan trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Điều này xuất phát từ yêu cầu tổ chức mối liên hệ sản xuất và quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong cụm: khoảng cách địa lý giữa các chủ thể tạo điều kiện thiết lập quan hệ trực tiếp, giảm chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu, linh kiện, bán thành phẩm. Điều này cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa CLKCN với các hình thức khu công nghiệp.

Thứ hai, các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức thành viên của CLKCN có quan hệ với nhau với những nội dung và mức độ khác nhau. Quan hệ giữa các tổ chức và các doanh nghiệp thành viên CLKCN có thể là quan hệ theo chiều dọc của quá trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhất định theo chuỗi giá trị của sản phẩm ấy; có thể là quan hệ theo chiều ngang phối hợp với nhau để cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định hướng tới yêu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế. Do vậy, không phải bất kỳ doanh nghiệp công nghiệp và tổ chức nào hiện diện trong một địa phương, một vùng kinh tế cũng được coi là thành viên của CLKCN.

Thứ ba, tính đa dạng của các chủ thể trong CLKCN. Do sự đa dạng của các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang, các chủ thể (thành viên) trong mỗi CLKCN cũng khá đa dạng. Có thể phân chia các chủ thể này thành các nhóm lớn sau đây: có quan hệ trực tiếp với nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm; có chức năng phục vụ sản xuất sản phẩm; các tổ chức phục vụ quá trình sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.

Thứ tư, sự tác động của Nhà nước trong quá trình hình thành cơ chế vận hành CLKCN thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hình thành và phát triển các quan hệ liên kết ấy bằng chính sách định hướng và bằng các cơ chế, chính sách thích hợp, trong đó có định hướng và cơ chế chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới CLKCN trong phạm vi cả nước.

2.3. Vai trò của cụm liên kết công nghiệp

Vai trò của CLKCN được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Trước hết, CLKCN tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và đồng bộ cho các doanh nghiệp và các tổ chức hữu quan tại các địa phương, khu vực địa lý cụ thể. Bên cạnh đó, sự phát triển của CLKCN hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, tiếp cận thị trường công nghệ và chuyển giao, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, CLKCN tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.

Hơn nữa, CLKCN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. CLKCN phát triển sẽ có tác động khích lệ khởi nghiệp, hình thành các doanh nghiệp mới thông qua các doanh nghiệp gia nhập sau “bám sát” những doanh nghiệp thành công đi trước. Khi những doanh nghiệp điển hình giành được thành tựu, một lượng lớn doanh nghiệp cùng ngành sẽ xuất hiện và tập trung tại cùng một khu vực địa lý.

2.4. Các điều kiện về sự hình thành và khả năng thành công của cụm liên kết công nghiệp

Để đánh giá về sự hình thành đầy đủ để có thể mang lại thành công cho CLKCN trên một khu vực lãnh thổ cụ thể, có 03 tiêu chí có quan hệ tương hỗ, bao gồm:

(1) Về mặt lãnh thổ: phải có sự tập trung của các doanh nghiệp mà không cần quá chú ý đến phạm vi của sự tập trung đó;

(2) Liên quan đến ngành công nghiệp: có thể chỉ một ngành công nghiệp hay có thể gồm nhiều ngành công nghiệp nhưng trong đó có một ngành chủ đạo, và giữa các ngành có mối liên kết chặt chẽ;

(3) Khả năng tạo dựng mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp với các hoạt động khác trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo.

Tuy nhiên, để đồng thời sử dụng cả 03 tiêu chí trên để đánh giá là rất khó khăn khi điều kiện về số liệu và thông tin hiện nay ở nhiều nước về vấn đề này còn hạn chế. Chính vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng một trong ba tiêu chí trên để nhận diện khả năng hình thành và phát triển thành công một CLKCN trong một khu vực.

Tóm lại, việc hình thành và phát triển CLKCN thông qua các tác động chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, khi các doanh nghiệp tham gia vào CLKCN sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng năng suất qua đó dễ dàng hơn để đương đầu với sức ép cạnh tranh từ chính phía các đối tác khác trong cụm.

Thứ hai, kết quả của việc hình thành và phát triển các CLKCN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến khi quá trình này tạo ra những sức ép để các doanh nghiệp trong chuỗi phải thường xuyên phải đổi mới, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.

Thứ ba, CLKCN có tác động đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc các ngành hỗ trợ.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể lựa chọn các hình thức tổ chức CLKCN phù hợp nhất cho các ngành nghề mà Việt Nam đang có lợi thế như điện tử, dệt may, da giày…

  1. Một số kinh nghiệm quốc tế thành công trong phát triển các cụm liên kết công nghiệp

3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Thập niên 1950-1960, Hàn Quốc bị đánh giá là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo tài nguyên thiên nhiên và lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng chỉ trong vòng hơn 30 năm thực hiện công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Countries - NICs) và hiện nay Hàn Quốc đã trở thành nước công nghiệp phát triển thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các ngành công nghiệp chủ chốt, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốcnhư điện tử, ô tô, đóng tàu, hóa dầu, dệt may, da - giày… Một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công của các ngành này là sự phát triển các CLKCN và quá trình hình thành, phát triển CLKCN ở Hàn Quốc gắn liền với sự thay đổi trọng tâm trong chiến lược phát triển công nghiệp và các vùng lãnh thổ. Theo Kim Jung-Ho (2005) thì CLKCN đầu tiên được thiết lập tại Ulsan năm 1962, đến năm 1965 thì có có thêm 6 CLKCN được thiết lập ở Seoul và Incheon và đến cuối thập niên 1960 trên cả nước Hàn Quốc có 15 CLKCN được thiết lập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Quá trình phát triển CLKCN của Hàn Quốc từ thập niên 1960 đến nay

Nguồn: Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các Cụm liên kết sáng tạo (MOCIE, tháng 6/2004)

Với chính sách chuyển đổi trọng tâm phát triển công nghiệp từ các ngành công nghiệp nhẹ (trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa) sang phát triển một số ngành công nghiệp nặng (hóa chất - hóa dầu, điện tử, đóng tàu, thiết bị máy móc, luyện kim) luôn gắn với sự hình thành các CLKCN. Chính vì vậy, ở thập niên 1970 một số CLKCN được hình thành ở các khu vực khác nhau: Gumi (điện tử); Changwon (sản xuất máy móc thiết bị); Pohang (luyện kim đen); Ulsan (hóa chất – hóa dầu); Geoje (đóng tàu). Cũng trong thập niên này, Hàn Quốc còn hình thành cụm liên kết tập trung vào hoạt động nghiên cứu dưới hình thức Công viên Khoa học với các trung tâm R&D bên cạnh các CLKCN, do Chính phủ tài trợ nhằm tạo nên hạt nhân khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế. Đến thập niên 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng hơn đến việc phát triển các CLKCN với quy mô nhỏ hơn và được phân bố rộng rãi trong nhiều vùng đất nước nhằm phòng ngừa việc hình thành và phát triển các CLKCN với quy mô lớn có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế, tổ chức đời sống dân cư và nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển. Giai đoạn những năm 1990, cùng với việc thoàn thiện các CLKCN, các loại cụm liên kết lấy hoạt động R&D làm trung tâm này tiếp tục được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp thông tin trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế tri thức. Bắt đầu từ thập niên 2000 trở lại đây, các CLKCN được tiếp tục phát triển một cách hoàn chỉnh hơn theo những chương trình và dự án do Chính phủ thiết lập và chỉ đạo thực hiện. Theo Phạm Thị Huyền (2011), thì đến cuối năm 2009, hoạt động của các doanh nghiệp trong các CLKCN đã đóng góp hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, 62% sản lượng và hơn 42% việc làm trong các ngành sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc.

Sự hình thành và phát triển CLKCN nhanh chóng và thành công của Hàn Quốc đã thể hiện rõ vai trò của Chính phủ ở các khía cạnh sau đây.

Thứ nhất, Chính phủ đã xác định rõ vai trò của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển CLKCN hướng tới thực hiện yêu cầu đổi mới và sáng tạo trên cơ sở liên kết hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học.

Thứ hai, thúc đẩy phát triển sản xuất nội địa một cách năng động và bền vững trên cơ sỏ lựa chọn ngành công nghiệp chiến lược phù hợp với khả năng hỗ trợ và phát triển của từng khu vực. Sự lựa chọn này là cơ sở để ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ thích ứng.

Thứ ba, việc phát triển R&D và bảo đảm nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp được lựa chọn ở từng khu vực, cần đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp với các trường đại học và các viện nghiên cứu trong khu vực ấy…

3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng chính sách phát triển cụm công nghiệp thành công nhưng phải đến những năm 2000, Nhật Bản mới xây dựng và triển khai chính sách cụm ngành công nghiệp một cách hệ thống với hơn 60 CLKCN tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn với nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ xung quanh. Để hình thành một cụm ngành công nghiệp, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tiến hành bốn bước: phân tích đặc điểm của địa phương; xác định mạng lưới có thể thiết lập trong phạm vi địa phương; mở rộng phạm vi mạng lưới, và thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới. Theo Kuchiki (2007), ba nhóm chính sách mà Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện hiệu quả là: (i) xây dựng mạng lưới, (ii) hỗ trợ doanh nghiệp về R&D, phát triển thị trường, quản lý, đào tạo và (iii) thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong xây dựng hệ thống liên kết thầu phụ và hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Kuroiwa và Heng (2008), từ những năm đầu của thời kỳ Minh Trị (Meiji) cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đến tận những năm 1970, sự phát triển của Nhật Bản luôn là dẫn chứng cho rất nhiều nước đang phát triển với mục tiêu đạt được là trở thành một nước phát triển trên thế giới, cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chủ yếu nhờ chuyển giao công nghệ. Sau thời kỳ này, nhu cầu tiềm năng về phát triển công nghệ cao ở Nhật Bản đã chuyển sang thành tập trung vào các nhu cầu trong nước. Cụ thể, thay vì các chính sách phát triển công nghiệp, với hàng loạt các tác động xấu xảy ra như dân số quá tải, ô nhiễm môi trường thì các CLKCN đã được Chính phủ Nhật Bản quan tâm và năm 1972 Đạo luật Xúc tiến Di chuyển Khu công nghiệp (Industrial Relocation Promotion Act) đã ra đời để tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho sự hình thành và phát triển các CLKCN tại Nhật Bản sau này. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các đạo luật và chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, di chuyển nguồn lao động đến các khu vực ít đô thị hóa hơn, tập trung tạo thành các khu công nghiệp tách biệt nằm bên cạnh các khu kinh tế. Nhằm ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề mới, chính phủ Nhật Bản tập trung hỗ trợ toàn diện các ngành kinh doanh cạnh tranh mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là Chương trình CCLKCN. Đây là hoạt động quan trọng của chính phủ Nhật nhằm tạo mạng lưới vững chắc, vô hình để hình thành cụm công nghiệp trong các khu vực, với mục tiêu nhằm phát triển các ngành kinh doanh mới, tăng trưởng lĩnh vực liên doanh liên kết với các trường đại học.

Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản phân chia quá trình phát triển các CLKCN của Nhật Bản thành các giai đoạn như sau.

Giai đoạn “Khởi động” 2001-2006: Nhật Bản lúc đó đang là nền kinh tế quốc gia lớn thứ ba thế giới, một trong những quốc gia phát triển nổi bật và là một thị trường tiềm năng với GDP 4,8 triệu tỉ USD, tỷ lệ lạm phát là 0,8%/năm. Sau giai đoạn nền kinh tế suy thoái và trì trệ vào cuối thế kỷ 20, với các chính sách thay đổi và hoạch định mục tiêu đưa nền kinh tế quay trở lại thời kỳ hoàng kim, mà trong đó Dự án CCLKCN là một nhân tố cốt lõi, Nhật Bản đã đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong Chương trình Phát triển CLKCN nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Dự án Liên kết ngành tại Nhật Bản hiện nay đang bước vào giai đoạn thứ 3 (Phát triển bền vững 2011-2020). Sau mỗi giai đoạn dự án, Nhật Bản luôn đạt được mục tiêu đã đề ra với nhiều kinh nghiệm thực tiễn giá trị. Giai đoạn này, Nhật Bản đã hoàn thành được mục tiêu thiết lập các Văn phòng khu vực (Regional Bureaus) tại khắp các địa phương, cùng triển khai tổng cộng 19 dự án trên toàn nước Nhật, hình thành được mạng lưới rộng khắp cả nước liên kết các doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức chính phủ với tổng số 6.100 các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 250 trường đại học. Tất cả các cố gắng đã tạo thành một mạng lưới giúp các thành viên trao đổi thông tin nhanh chóng, tiện dụng, đó là “networks where each face is visible”, nền tảng của các CLKCN. Dựa trên các mạng lưới đã xây dựng được, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào liên kết ngành mở rộng thêm các công ty mới, hỗ trợ các doanh nghiệp muốn liên kết, liên doanh với các nguồn tài nguyên trí tuệ từ phía các trường đại học và các tổ chức khác.

Giai đoạn “Tăng trưởng” từ 4/2006-3/2011: Sau giai đoạn 1 nỗ lực hình thành mạng lưới gồm doanh nghiệp, trường đại học và các cơ quan chính phủ- nền tảng cơ sở của các cụm. Trong các mạng lưới liên kết khác, hoạt động đổi mới cũng được đẩy nhanh tốc độ, đạt được nhiều thành tựu cụ thể khi thiết lập được nhiều công ty, ngành nghề mới:

- Tái tổ chức lại các dự án CLKCN giai đoạn một: Giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch CLKCN tập trung vào tìm kiếm các đơn vị tham gia vào CLKCN, hình thành các mạng lưới sơ khai ban đầu, và tránh những khu vực, những ngành công nghiệp có tính hạn chế, bao gồm cả những dự án thiết kế cho khu vực quá lớn và quá dàn trải về ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Sau khi giai đoạn một kết thúc và bắt đầu giai đoạn hai, các chuyên gia tiến hành đánh giá kết quả: Những mạng lưới nào đã hình thành, bao nhiêu dự án đã trưởng thành. Thêm vào đó, dựa trên điều kiện thực tế của ngành công nghiệp, hạt giống công nghệ, nhu cầu công nghiệp, tiềm năng của nền kinh tế và công nghiệp, vị thế hiện tại của khu vực, một số dự án đã bị bãi bỏ, tích hợp hoặc sửa đổi.

- Linh hoạt tiếp nhận, sửa đổi, bãi bỏ các dự án trong giai đoạn hai: Từ giai đoạn hai, phương pháp PDCA được đưa vào sử dụng nhằm hoạch định, sửa đổi linh hoạt kế hoạch qua từng quy trình dự án, phù hợp với các thay đổi trong nền kinh tế, xu hướng công nghiệp.

Giai đoạn “Tự phát triển bền vững” 2011-2020: Hoạt động triển khai chương trình phát triển các CLKCN của Nhật Bản bắt đầu chậm hơn một số quốc gia khác và có đặc điểm riêng của mình. Một trong những hướng đi chính của Chính phủ là các chính sách tập trung phát triển khu vực, trong khi quá trình tạo ra hệ thống tương tác giữa các khu vực tư nhân- viện nghiên cứu-cơ quan chính phủ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số rào cản về thể chế, như thiếu hụt khung cơ sở pháp lý.

Năm 2013, Nhật Bản thông qua Chiến lược phát triển Khoa học, Công nghệ, và Đổi mới, với tầm nhìn dài hạn về một xã hội kinh tế lý tưởng. Chính phủ xây dựng một số chương trình hỗ trợ các hoạt động phát triển đổi mới. Nhật Bản được biết đến là một quốc gia ủng hộ rộng rãi các công ty mạo hiểm với một số Chương trình hỗ trợ liên doanh tại Nhật Bản, luôn hỗ trợ kịp thời, cần thiết cho các doanh nghiệp mới

3.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Ở Malaysia phát triển các CLKCN được biết đến với tên gọi là Iskandar Malaysia. Mục đích của Iskanda Malaysia là nhằm để phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh, năng động và có tính toàn cầu. Theo Sở Quy hoạch đô thị và quốc gia thuộc Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia (2012) thì quá trình phát triển các CLKCN được bắt đầu từ Kế hoạch phát triển Malaysia lần thứ 9. Chính phủ Malaysia đã tiến hành tổng kết và xây dựng Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện. Với những kết quả tích cực đạt được, Chính phủ Malaysia đã có kế hoạch giai đoạn 2 tiếp tục phát triển Iskandar Malaysia trong Kế hoạch tổng thể lần thứ 10.

Theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Malaysia. Trong quản lý kinh tế, công tác kế hoạch rất được chú trọng với một hệ thống bao gồm: Tầm nhìn 30 năm; Kế hoạch triển vọng khung lập cho 10 năm; Kế hoạch quốc gia 5 năm; Kế hoạch cụ thể hàng năm. Quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ là một trong những nội dung quan trọng của các kế hoạch triển vọng khung 10 năm và kế hoạch quốc gia 5 năm. Quy hoạch này hướng vào việc phát triển liên vùng một cách cân đối hơn và các kế hoạch này xác định địa bàn phát triển Iskandar Malaysia ở Bang Johor. Vùng này gồm phần phía Nam của bang Johor - từ Mukim thuộc Serkat về phía Tây, đến Pasir Gudang về phía Đông, từ Bắc Kulai đến Nam Johor Bahru. Theo Sở Quy hoạch đô thị và quốc gia thuộc Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia (2012) thì khuôn khổ của Iskandar được tổng hợp trong Hình 2.

 

 

 

 

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Department of Town and Country Planning under Ministry of Housing and Local Government (2012)

Hình 2. Khuôn khổ mô hình của Iskandar Malaysia

            Hiện nay, có 9 CLKCN trong Iskandar Malaysia, bao gồm:

- Lĩnh vực dịch vụ: Cố vấn và tư vấn tài chính; Sáng chế, sáng tạo; Logistics; Du lịch; Giáo dục; Y tế

- Công nghiệp chế tác: Điện và điện tử; Hóa chất và Hóa dầu; Chế biến lương thực thực phẩm.

Nâng cấp và phát triển CLKCN đang được Chính phủ Malaysia chú trọng, coi như một mục tiêu chủ chốt trong chiến lược và chính sách phát triển. Khâu đột phá chính là tạo ra sự chuyển biến, phát triển các CLKCN năng động có khả năng sáng tạo và tăng năng suất. Phần cấu thành có tính chiến lược của khâu đột phá này là nâng cao tính gắn kết của mạng lưới trong mỗi CLKCN để tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức của Nhà nước cũng như tư nhân có thể liên kết, phối hợp một cách trôi chảy, thuận lợi nhất cung - cầu của họ.

3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa từ năm 1978. Đến nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới với GDP đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Với nền công nghiệp được phát triển mạnh, Trung Quốc được coi là “công xưởng của thế giới”, hàng hóa công nghiệp được xuất khẩu rộng rãi ở phạm vi toàn cầu và có sức cạnh tranh cao so với hàng hóa của các nước. Sự phát triển các hình thức khác nhau của CLKCN là một trong những yếu tố dẫn tới sự thành công của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp.

Theo nghiên cứu của Huang (2012) thì từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã phát triển hàng loạt CLKCN trong các ngành công nghiệp chủ chốt: CLKCN điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; CLKCN chế tạo xe hơi và phụ tùng; CLKCN da giầy; CLKCN dệt may… Các cụm ngành công nghiệp đã phát triển rất mạnh ở Trung Quốc như cụm ngành công nghiệp ô tô thu hút được 20 tỷ USD với hệ thống các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, các nhà cung cấp linh kiện, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm sáng tạo… Ví dụ như tỉnh Quảng Đông có cụm ngành công nghiệp được thiết lập dựa trên các hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản gồm Nissan, Honda và Toyota. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ USD vào dựa án này. Cụm ngành công nghiệp ô tô bắt đầu ở thành phố Quảng Châu, đã lan sang các thành phố Phosan, Dunguan, và hiện nay bao phủ toàn bộ tỉnh Quảng Đông. Các doanh nghiệp chủ đạo trong cụm là Nissan, Honda và Toyota có nhà máy tại Quảng Châu. Nissan và doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc liên doanh sản xuất ô tô Sunny và Tiida. Dongfeng Nissan Diesel Motor Corporation có các chi nhánh về đổi mới, trung tâm liên kết cộng đồng. Các định hướng chính của cụm ngành công nghiệp này là: thiết lập liên kết giữa các thành viên tham gia trong cụm ngành công nghiệp; kích thích các hoạt động cho sự phát triển ngành ô tô; tăng năng lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp nhờ hấp thu được kiến thức khi thực hiện các dự án liên kết; tăng năng lực cạnh tranh khi tiếp cận thị trường quốc tế; thực hiện hoạt động đổi mới và sáng tạo. Cụm ngành công nghiệp ô tô Quảng Châu đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển tốt. Trên địa bàn TP. Quảng Châu có đến 300 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu cho ngành sản xuất ô tô.

Theo Phạm Sỹ Thành (2011), tại Trung Quốc, Nhà nước đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo đảm sự thành công trong quá trình hình thành và phát triển các CLKCN. Trong các nghiên cứu về vai trò của Nhà nước với phát triển CLKCN, có hai điểm được nhấn mạnh: thứ nhất, hình thành và thực thi chính sách cấp quốc gia về phát triển CLKCN; và thứ hai, phát huy vai trò chủ động và tích cực của chính quyền cấp tỉnh và thành phố. Hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu khắc phục tình trạng thiếu cơ chế điều phối sự phối hợp “hàng dọc” (giữa Trung ương và địa phương, giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ), cũng như sự phối hợp “hàng ngang” (giữa các vùng lãnh thổ, giữa các địa phương với nhau).

  1. Một số bài học về phát triển cụm liên kết công nghiệp cho Việt Nam

Theo Phạm Đình Tài (2013), tại Việt Nam hiện nay, một số ngành, lĩnh vực đã thực hiện liên kết ngành và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chủ yếu do nhu cầu bắt buộc của thị trường như ngành dệt may, da giày, điện tử, ô tô… Khi lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản thì các dòng vốn đầu tư nhanh chóng tràn vào, tác động tới quy hoạch phát triển của một số địa phương. Trường hợp KCN Bắc Thăng Long tại Hà Nội đã tập trung nhiều doanh nghiệp 100% vốn FDI đến từ Nhật Bản, thực hiện liên kết các doanh nghiệp lắp ráp cơ điện tử lớn như Canon, Panasonic với các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng linh kiện cũng đến từ Nhật Bản như Nissei, Santomas, Yasufuku… KCN Bắc Thăng Long được đánh giá là KCN ngành cơ điện tử bao gồm cả lắp ráp và sản xuất phụ tùng linh kiện rất thành công của Hà Nội. Hay trường hợp liên kết tự phát ở Làng nghề gốm sứ Bát Tràng khi liên kết các cơ sở sản xuất và thương mại, xuất nhập khẩu, các cơ sở làm men, lắp đặt lò, chế biến đất, thiết kế, tạo dáng, trang trí, nung đốt… Nhờ quá trình chuyên môn hóa và quần tụ của các hoạt động kinh tế tương tự, các cụm liên kết ngành ở Việt Nam hình thành và phát triển tự nhiên, không dưới sự can thiệp có chủ ý của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.

Có thể khẳng định, hiện tại, ở Việt Nam chưa có CLKCN theo đúng nghĩa. Ngoài một số liên kết ngành truyền thống trong tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp - nông thôn, các CLKCN mang tính hiện đại của Việt Nam phần lớn đang trú ngụ chính trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong khi đó, các CLKCN hình thành tự phát phát triển không bền vững, kém năng động, liên hệ lỏng lẻo, đặc biệt có rất ít liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm với các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác bên ngoài cụm. Việt Nam đang triển khai thí điểm các CLKCN ở các lĩnh vực tiềm năng để có cơ chế hỗ trợ phát triển như: Cụm làng dệt lụa truyền thống khu vực Hà Nội mới; Cụm dệt may ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh; Cụm nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long; Cụm du lịch miền Trung ở Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng. Việc Nhà nước đang dành sự quan tâm và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp với lõi là “Chính phủ kiến tạo” đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở mọi lĩnh vực khác nhau và nếu công tác định hướng và quy hoạch CLKCN được thực hiện tốt hơn, thì trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có các CLKCN ở những ngành nghề có thế mạnh. Tuy nhiên, việc tìm được một mô hình phát triển CLKCN phù hợp và khả thi cho Việt Nam là khó khăn. Một số bài học mà Việt Nam học hỏi được từ các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển CLKCN có thể tổng kết lại như sau.

Thứ nhất, Nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các CLKCN. Ở các nước được lựa chọn nghiên cứu nêu trên, việc hình thành và phát triển các CLKCN đều xuất phát từ sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước. Điều cần nhấn mạnh là vai trò của Nhà nước thể hiện rõ nét không phải bằng các can thiệp trực tiếp, mà bằng các cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau. Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng một “Chính phủ kiến tạo” với những hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng ở mọi lĩnh vực trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, các hoạt động trên của Nhà nước là điều kiện để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết được thiết lập của các doanh nghiệp trên một địa bàn, khu vực cụ thể.

Thứ hai, nhận thức đúng vai trò của CLKCN như một trong những giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững nền công nghiệp của đất nước và của mỗi vùng, mỗi địa phương. Vai trò của việc tạo lập môi trường hoạt động hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc liên quan của CLKCN đã được khẳng định. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng liên quan về tầm quan trọng của CLKCN trong định hướng phát triển kinh tế là rất quan trọng.

Thứ ba, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và các quan hệ liên kết vùng trong phát triển CLKCN và kết nối giữa các CLKCN. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển các CLKCN phải được đặt trong khuôn khổ sự kiểm soát và điều phối thống nhất từ trung ương. Điều này là cần thiết để phòng ngừa tính cục bộ, bản vị địa phương chủ nghĩa của các địa phương và để thúc đẩy quan hệ liên kết giữa các địa phương trong một vùng và giữa các vùng trong cả nước. Khi phát triển CLKCN, các nước được lựa chọn nghiên cứu trên đây đều đặt yêu cầu phát triển các quan hệ liên kết quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.

Thứ tư, chính sách phát triển CLKCN có quan hệ hữu cơ với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ các nước được lựa chọn nghiên cứu trên đây đều hết sức quan tâm đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ luôn được coi trọng nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả công nghiệp đất nước. Trên thực tế, cả Malaysia, Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản ngày nay đều là những nước có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Bởi vậy, có thể coi việc phát triển CLKCN là một trong các giải pháp hữu hiệu để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đó chính là điều mà các nước có hệ thống công nghiệp hỗ trợ phát triển đã thực hiện có hiệu quả.

Thứ năm, cần xây dựng chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ở Việt Nam. Bởi vì, hiện nay công tác này bên cạnh những mặt được, những đóng góp tích cực đối với sự phát triển chung của đất nước, còn tồn tại những mặt chưa được cần phải khắc phục, đổi mới. Một trong những khiếm khuyết hay mặt chưa được trong công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng ở nước ta là quy hoạch còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Các nội dung trong quy hoạch chưa liên kết với nhau chặt chẽ, chưa đảm bảo yêu cầu của logic phát triển… Thực tiễn phát triển vùng nhìn từ góc độ phát triển cụm liên kết ngành với những thế mạnh có thể giúp khai thác các tiềm năng phát triển, liên kết đa ngành, tăng sức mạnh tổng hợp, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các vùng và cả quốc gia.

  1. Kết luận

Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thực tế đã chỉ ra rằng, việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế riêng lẻ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mà phải dựa vào một mô hình hay tiếp cận mới đó là “phát triển các CLKCN” (Industrial Cluster development). CLKCN là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp có liên kết với nhau, các nhà sản xuất chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ và các thể chế liên quan về một lĩnh vực nhất định, hiện diện trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Phát triển CLKCN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), các nước công nghiệp (Hàn Quốc, Đài Loan) cũng như của nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Brazil. Nhiều nước trên thế giới, kể cả nước phát triển và đang phát triển, đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển dựa trên cụm ngành công nghiệp. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa bắt kịp và vượt qua bẫy thu nhập trung bình việc triển khai chính sách phát triển các cụm ngành công nghiệp là hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Để làm điều đó, từ kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam trong phát triển CLKCN, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ, đồng bộ về khái niệm, nội dung của cụm ngành công nghiệp và sự cần thiết phát triển cụm ngành công nghiệp; Thể chế hóa khái niệm cụm ngành công nghiệp, quy định về cụm ngành công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam; xây dựng chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp và tăng cường liên kết vùng và liên kết doanh nghiệp.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Department of Town and Country Planning under Ministry of Housing and Local Government (2012), Regional Planning in Malaysia, http://townplan.gov.my.
  2. Huang, M. (2012), ‘Innovation in Chinese cluster-based leading enterprises’, China Economic Review, 23(3), 613-625.
  3. Ketels, C.H.M. (2003), The Development of cluster concept - Present experiences and further developments, Harvard Business School.
  4. Kim, Jung-Ho (2005), Cluster Development Policy of Korea, Korea University.
  5. Kuchiki, A. (2007), The Flowchart Model of Cluster Policy: The Automobile Industry Cluster in China, Discussion Paper No. 100, Institute of Developing Economies.
  6. Kuroiwa, I., and Heng, T.M. (2008), Production networks and Industrial clusters, Intergrating Economies in Southeast Asia, IDE-JETRO, ISEAS.
  7. Maidin, A.J. (2007), Legal Framework for Establishing Regional Planning in Malaysia, International Islamic University.
  8. Marshall, A. (1920), Principles of Economics (Revised ed). London: Macmillan; reprinted by Prometheus Books.
  9. Porter, E. M (2012), Lợi thế cạnh tranh quốc gia (The Competitive advantage of Nation), NXB Trẻ.
  10. UNIDO (2010), Cluster development for pro-poor growth: the UNIDO approach, BIT Technical Paper Series n°18.
  11. UNIDO (2010), Identification of the main Manufacturing industry clusters in Vietnam through a statistical approach,
  12. Zhang, D., Xie, S., and Luo, R. (2004), Industrial Cluster in Tianjin Area, Institute of Developing Study.
  13. Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia.
  14. Phạm Đình Tài (2013), Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Một lựa chọn chính sách, Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội và Quản lý Doanh nghiệp.
  15. Phạm Sỹ Thành (2011), “Thực trạng và kinh nghiệm phát triển cụm liên kết ngành ở Trung Quốc”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 6, 45-51.
  16. Phạm Thị Huyền (2011), Chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp ở Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.">Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.">Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

Tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tăng Thị Thanh Thủy[1]

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu tác động của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình nghiên cứu gồm 12 biến, bao gồm 8 biến liên quan đến quản trị công ty và 4 biến thể hiện đặc tính doanh nghiệp, nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn biến quản trị công ty, quy mô hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của CEO, sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức, có ảnh hưởng thống kê đáng kể tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Từ khóa: quản trị công ty, hiệu quả hoạt động, chế biến thực phẩm, hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu.

Abstract

      The paper examines the impact of corporate governance on the firm performance of listed food manufacturing companies on the Vietnamese stock exchanges. The research model consists of 12 variables: 8 variables related to corporate governance and 4 firm characteristics to study the effect of corporate governance on firm performance. The research uses the observation form consisting of 42 food processing companies listing Vietnam's stock market from 2008 to 2017. The results of the research show that board size, dual CEO, foreign ownership and institutional ownership had a statistically significant effect on firm performance.

Keywords: Corporate governance, firm performance, food manufacturing, board of director, ownership structure

1.      Đặt vấn đề

                     Theo kết quả khảo sát năm 2017 của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) về thẻ điểm Quản trị công ty (QTCT) của 6 nước ASEAN (ASEAN Corporate Governance Scorecard 2017 – 2018), thẻ điểm quản trị (Corporate Governance Scorecard) nhằm đánh giá chất lượng quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Báo cáo khảo sát ghi nhận hoạt động quản trị thực tế của các công ty niêm yết ở Việt Nam là không hiệu quả, thậm chí có một khoảng cách rất xa so với hoạt động quản trị ở các nước ở xung quanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có điểm số cao nhất về chất lượng quản trị doanh nghiệp đều có kết quả kinh doanh tốt hơn các nhóm còn lại, thể hiện qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ROA, ROE của các doanh nghiệp.

   Trong cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn chiếm tỷ trọng cao và có giá trị dẫn đầu so các ngành công nghiệp khác, đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam hiện nay. Với thị trường hơn 90 triệu dân của Việt nam, hơn 75 % dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp thì ngành chế biến thực phẩm là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, ngoài một số doanh nghiệp đứng đầu ngành, thì HQHĐ kinh doanh của các DN chưa thực sự nổi bật. Để ngành công nghiệp chế biến thực phẩm này đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp sẽ phải tìm cho mình cách thức quản trị công ty phù hợp, bơi từng quyết định của quản trị trong doanh nghiệp sẽ ảnh hướng lớn đến hiệu quả kinh doanh. Để có những quyết định và hướng đi phù hợp, doanh nghiệp sẽ phải xây dụng một hội đồng quản trị đủ năng lực, phải có một cơ chế sở hữu hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu tác động của các nhân tố quản trị công ty lên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2017, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển ngành công nghiệp này.

Nhìn chung từ năm 2010 đến 2016, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt nam tăng cả về chất và lượng, số lượng các DN tăng dần đều qua các năm với tổng số lao động hơn 55000 người (tính đến năm 2016). Vốn sản xuất bình quân tăng lên 2,3 lần, cùng với thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp này tăng 2,2 lần, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp chế biến cũng tăng lên 2,2 lần sau 6 năm.

Bảng 1. Một số chỉ số của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

STT

 Chỉ số

2010

2013

2014

2015

2016

đơn vị

1

Số doanh nghiệp CBTP

4977

5820

6275

6630

7137

doanh nghiệp

2

Tổng số lao động

496446

518520

527593

542339

553879

người

3

Số lao động nữ

270168

266628

270862

267723

274627

người

4

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm

269913

460393

510795

578476

624046

tỷ đồng

5

Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn

111475

175035

198397

218114

243718

tỷ đồng

6

Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh

477567

810897

925867

982452

1104735

tỷ đồng

7

Tổng thu nhập của người lao động

18708

31122

34837

41003

46511

tỷ đồng

8

Thu nhập bình quân một tháng của người lao động

3189

5031

5563

6416

7103

nghìn đồng

9

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

23663

28215

38147

44526

51921

tỷ đồng

10

Tỷ suất lợi nhuận

4,86

3,43

4,07

4,48

4,63

%

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017

2.      Tình hình nghiên cứu

      Các nghiên cứu về tác động của QTCT đến HQHĐ của các doanh nghiệp cho đến nay được nghiên cứu theo 2 hướng chính. Hướng thứ nhất, các tác giả thiết lập công thức xác định mức xếp hạng điều hành công ty và sử dụng mức xếp hạng đó làm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu (Bauer và các cộng sự, 2004, Drobetz và các cộng sự, 2004). Kết quả các nghiên cứu này cho thấy mối tương quan dương giữa hai biến trên. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin thứ cấp, khó thu thập thông tin sơ cấp từ các công ty ở các quốc gia khác nhau, sẽ làm cho việc xếp hạng trở nên khó khăn. Đến nay, chưa thấy các nghiên cứu tương tự được thực hiện tại các nước đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển phát triển hướng nghiên cứu thứ hai, kiểm định riêng rẻ mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống điều hành công ty với HQHĐ, nhằm tìm ra những nhân tốc tác động nổi trội (Phạm Quốc Việt, 2010)               Hội đồng quản trị (HĐQT) là yếu tố quan trọng trong QTCT, là cơ chế giám sát thường xuyên và quan trọng nhất được sử dụng cho hoạt động quản lý, là trung tâm của cơ chế QTCT trong nền kinh tế thị trường và là người được công chúng và cổ đông tin tưởng. Lý thuyết QTCT thừa nhận vai trò then chốt của HĐQT trong việc duy trì hiệu quả tổ chức, đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc tính của HĐQT tác động đến HQHĐ của công ty. Theo Jensen (1993), tồn tại mối liên hệ ẩn giữa tính chất của HĐQT và HQHĐ. Ông cho rằng với tư cách cao nhất của hệ thống kiểm soát nội bộ, HĐQT phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của công ty. Veliyath (1999) đã xác định rằng Hội đồng quản trị là cầu nối liên kết giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và các giám đốc điều hành, nhiệm vụ của họ là bảo vệ lợi ích của cổ đông. Đặc biệt, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện giám sát các nhà quản lý và đưa ra quyết định quan trọng trong công ty. Theo Kyereboah và các cộng sự (2007), tác động của QTCT tới hiệu quả kinh doanh được đánh giá bởi đặc điểm của Hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp. Các đặc điểm của một hội đồng quản trị thường được xem xét dưới dạng: quy mô của hội đồng quản trị, tính kiêm nhiệm vị trí giám đốc và chủ tịch HĐQT, sự tách biệt quyền sở hữu giữa chủ tịch hội đồng quản trị và các giám đốc điều hành, sự độc lập của hội đồng quản trị. Chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm nhiều cá nhân, người quản lý, hộ gia đình, người nước ngoài, tổ chức và chính phủ và không phải tất cả chủ sở hữu đều tham gia quản lý. Tuy nhiên, họ có quyền tham gia vào việc lựa chọn ra các nhà quản lý và hội đồng quản trị để giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp của họ. Trong một công ty, quyền sở hữu tài sản của công ty thuộc về các cổ đông, quyền quản lý các tài sản này nằm trong tay các nhà quản lý của công ty. La Porta và các cộng sự (1999) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa QTCT và HQHĐ của doanh nghiệp. Gompers và cộng sự (2003) thấy rằng các công ty có quản trị tốt sẽ có tỷ suất lợi nhuận ròng và doanh thu thuần cao nhưng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp. Ngược lại, Adjaoud và các cộng sự (2007) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa QTCT và hiệu suất được đo bằng lợi tức ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nghiên cứu thực nghiệm của Miton (2001) tại 398 công ty ở các nước Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhận thấy rằng QTCT có tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn khủng hoảng năm 1997 -1998. Brown và Caylor (2004) đã thực hiện một nghiên cứu với 2,327 doanh nghiệp tại Mỹ với 51 nhân tố được phân loại thành 8 nhóm, và kết quả cho thấy QTCT càng tốt, giá trị và doanh thu càng lớn thì thu nhập của chủ sở hữu càng cao.

Một số nghiên cứu La Porta, Lopez-De-Silanes, Shleifer, & Vishny (2002); Maury & Pajuste (2005); lại tìm thấy mối liên hệ của việc phân tán quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng ROE để đo lường trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như các nghiên cứu trước đó (Dalton & Dalton, 2011).

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa có lý thuyết thống về cách lựa chọn các biến trong việc xây dựng các chỉ số QTCT, nên mỗi tác giả xây dựng chỉ số này một cách khác nhau dựa trên đặc thù của mỗi quốc gia. Phần lớn các nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm cho rằng QTCT có tác động tích cựu đến HQHĐ của doanh nghiệp.

Bảng 2. Một số nghiên cứu về mối tương quan giữa QTCT và HQHĐ trên thế giới

Tác giả

Quốc gia

Kết quả nghiên cứu

Kang và Shivdasani (1995)

Nhật

Không

Brown và Caylor (2004)

Mỹ

Cùng chiều

Bauer và cộng sự (2004)

Châu Âu

Ngược chiều

Bhagat và Bolton (2008)

Nhiều nước

Không

Kajola (2008)

Nigeria

Hỗn hợp

Ehikioya (2009)

Nigeria

Cùng chiều

Ihrahim và cộng sự (2010)

Pakistan

Hỗn hợp

Heenetiagala và Armstrong (2011)

Sri Lanka

Cùng chiều

Yasser và cộng sự (2011)

Pakistan

Không

Guo và Kga (2012)

Sri Lanka

Hỗn hợp

Velnampy (2013)

Sri Lanka

Không

Achchuthan và Rajendran (2013)

Sri Lanka

Không

Mishra (2014)

Ấn Độ

Cùng chiều

Arora và Sharma (2016)

Ấn Độ

Hỗn hợp

Buallay và cộng sự (2017)

Saudi Arabia

Không

Maranho và Leal (2018)

Mỹ La Tinh

Cùng chiều

Azhar và Mehmood (2018)

Parkistan

Không

Paniagua, J và các cộng sự (2018)

Nhiều nước

Hỗn hợp

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.       Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu này, nghiên cứu này sử dụng công cụ phân tích chính là mô hình hồi quy và cụ thể là mô hình hồi quy đa biến. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đã được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu trước đây để nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và HQHĐ của doanh nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc phân tích ảnh hưởng của QTCT lên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017. Cụ thể, mô hình FEM là mô hình được sử dụng nhằm hồi quy về mối quan hệ định lượng giữa QTCT và HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Hình 1. Khung mô hình nghiên cứu

3.1 Biến

Các biến được nghiên cứu từ nền tảng lý thuyết và nghiên cứu này giả thiết rằng HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm bị ảnh hưởng của các khía cạnh sau của QTCT: đặc điểm của HĐQT (quy mô HĐQT, tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT, tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập và sự kiêm nhiệm của CEO) và cấu trúc sở hữu (sở hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức, sở hữu của cấp quản lý, sở hữu nhà nước). Có nhiều bằng chứng thực nghiệm chứng minh HQHĐ của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi mức độ sở hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức, sở hữu của cấp quản lý và sở hữu của nhà nước. Các nghiên cứu liên quan cũng ủng hộ quan điểm về quy mô HĐQT, tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT, tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập và sự kiêm nhiệm của ban giám đốc có ảnh hưởng đến việc QTCT và HQHĐ của doanh nghiệp.

Các biến được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: (1) biến phụ thuộc (HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm; (2) các biến độc lập thể hiện hai khía cạnh của QTCT (đặc điểm của HĐQT và cấu trúc sở hữu); và (3) các biến kiểm soát. Mô hình nghiên cứu và cách thức đo lường các biến được tóm tắt trong bảng 3 dưới đây:

Bảng 3. Bảng tóm tắt các biến

Tên biến

Cách đo lường

Biến phụ thuộc

Lợi nhuận trên vốn (ROE)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%)

Các biến độc lập

Quy mô HĐQT (Bsize)

Số lượng thành viên trong HĐQT (người)

Tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT (Bfe)

Số thành viên nữ trên tổng số thành viên HĐQT (%)

Tỉ lệ thành viên độc lập trong HĐQT (Bnex)

Số thành viên không chuyên trách trên tổng số thành viên HĐQT (%)

Sự kiêm nhiệm của CEO (Duality)

=1 nếu CEO là thành viên trong HĐQT

=0 nếu CEO không là thành viên trong HĐQT

Sở hữu nước ngoài (ForOwn)

Tổng phần trăm sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp (%)

Sở hữu tổ chức (InsOwn)

Tổng phần trăm số cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông lớn[2] của doanh nghiệp (%)

Sở hữu cấp quản lý (ManaOwn)

Tổng tỷ lệ % sở hữu cá nhân của các thành viên thuộc BGĐ (%)

Sở hữu nhà nước (StateOwn)

Tổng phần trăm sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp (%)

Các biến kiểm soát

Quy mô doanh nghiệp (Fsize)

Logarit tự nhiên của tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp

Số năm hoạt động (Fage)

Số năm hoạt động của doanh nghiệp (năm)

Đòn bẩy vốn (Leverage)

Nợ dài hạn trên tổng tài sản (%)

Tính thanh khoản (Liquidity)

Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (%)

Ảnh hưởng của ngành (Sai số ui)

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sai số

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.2 Giả thuyết

Có 2 nội dung của QTCT để tác giả xem xét tác động lên HQHĐ của các DN chế biến thực phẩm Việt Nam là đặc điểm hội đồng quản trị (các giả thuyết 2a, 2b, 2c, 2d) và cơ cấu sở hữu (các giả thuyết 3a, 3b, 3c, 3d), đồng thời cùng các biến kiểm soát có tác động đến HQHĐ của các DN nghiên cứu (các giả thuyết 4a, 4b, 4c, 4d)

Dựa vào nền tảng lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trước đây, các giả thuyết sau đây sẽ được kiểm định trong nghiên cứu này:

Giả thuyết 1: QTCT có tác động đến HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

 Giả thuyết 2a: Quy mô HĐQT càng lớn thì HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam càng cao.

Giả thuyết 2b: Các thành viên nữ trong HĐQT có tác động tích cực đến HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 2c: Các thành viên độc lập trong HĐQT góp phần tích cực đến HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 2d: Việc CEO của doanh nghiệp là thành viên HĐQT góp phần tích cực đến HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 3a: Mức độ sở hữu nước ngoài cao hơn sẽ đem lại HQHĐ cao hơn cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 3b: Mức độ sở hữu tổ chức càng cao thì HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam càng cao.

Giả thuyết 3c: Mức độ sở hữu của cấp quản lý càng cao thì HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam càng cao.

Giả thuyết 3d: Mức độ sở hữu nhà nước càng cao thì HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam càng cao.

Giả thuyết 4a: Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực lên HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 4b: Số năm thành lập ảnh hưởng tích cực lên HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 4c: Đòn bẩy vốn thể hiện ảnh hưởng tích cực lên HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Giả thuyết 4d: Tính thanh khoản thể hiện ảnh hưởng tích cực lên HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

3.3 Mô hình

Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu bảng như sau:

HQHĐ i,t    =

β0 + β1Bsizei,t + β2Bfei,t + β3Bnexi,t + β4Dualityi,t  + β5ForOwni,t

 + β6InsOwni,t + β7ManaOwni,t + β8StateOwni,t + β9Fsizei,t

+ β10Fage +β11Leverage +β12Liquidityi,t + ui,t

Trong đó

 

-                      HQHĐ - là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam

-                      Các chỉ số phụ i, t đại diện tương ứng cho doanh nghiệp và năm (thời gian).

-                      β0 - Hệ số chặn của mô hình.

-                      Βk - Hệ số hồi quy của các biến với k=1,2,…, 12

-                      ui,t - Phần sai số

Cụ thể, trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy đa biến với HQHĐ thể hiện qua chỉ số ROE như sau:

ROE i,t    =

β0 + β1Bsizei,t + β2Bfei,t + β3Bnexi,t + β4Dualityi,t  + β5ForOwni,t

 + β6InsOwni,t + β7ManaOwni,t + β8StateOwni,t + β9Fsizei,t

+ β10Fage +β11Leverage +β12Liquidityi,t + ui,t

Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu cân bằng (strongly balanced data) và việc lựa chọn mẫu giới hạn trong các chỉ số được cập nhật từ các Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp này trong thời gian 10 năm từ năm 2008 đến năm 2017. Từ đó, tác giả thu được mẫu quan sát bao gồm 42 doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong đó có 15 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội và 27 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, mẫu quan sát bao gồm 420 quan sát với sự kết hợp giữa dữ liệu thời gian (10 năm) và dữ liệu chéo (42 doanh nghiệp).

  1. 4. Kết quả

4.      4.1. Kết quả thống kê

Bảng 4 dưới đây trình bày kết quả thống kê mô tả có mục đích xác định phân bổ, xu hướng trung tâm và sự phân tán của các biến QTCT cùng với biến ROE thể hiện cho HQHĐ của doanh nghiệp và các biến thể hiện đặc tính của doanh nghiệp.

Bảng 4. Bảng thống kê mô tả các biến

Tên biến

Số quan sát (Obs)

Trung bình

(Mean)

Độ lệch chuẩn (Std. Dev.)

Giá trị nhỏ nhất (Min)

Giá trị lớn nhất (Max)

ROE

380

0,1181

0,2841

-3,674

0,9821

Quy mô HĐQT

348

5,53

1,2178

3

10

Tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT

348

0,1939

0,1881

0

0,8

Tỉ lệ thành viên độc lập trong HĐQT

348

0,5925

0,2238

0

1

Sở hữu nước ngoài                  

354

0,0367

0,0843

0

0,4403

Sở hữu tổ chức

354

0,3355

0,2781

0

0,9913

Sở hữu của các nhà quản lý

354

0,0947

0,1469

0

0,7312

Sở hữu nhà nước

354

0,1325

0,2043

0

0,8959

Quy mô doanh nghiệp

380

27,75149

1,418796

23,88326

31,56549

Số năm hoạt động tính đến năm 2017

42

27,45

20,74

6

127

Đòn bẩy vốn

380

0,0605

0,0863

0

0,4768

Tính thanh khoản

380

2,0407

2,4423

0,6738

26,6453

Nguồn: Tính toán của tác giả

Từ dữ liệu thu thập từ 42 doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong thời kỳ năm 2008 đến năm 2017, các kết quả chỉ ra rằng quy mô HĐQT có giá trị trung bình là 5,53 ± 1,2178 người, tức là khoảng trên dưới 5 người. Số lượng thành viên HĐQT ít nhất là 3 người và nhiều nhất là 10 người, điều này là hoàn toàn phù hợp theo Điều 151 của Luật Doanh nghiệp 2014. Trong HĐQT ở các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, tỉ lệ thành viên nữ là khá thấp với trung bình khoảng 19,39%. Đồng thời, tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp khi tỉ lệ thấp nhất là 0% còn tỉ lệ cao nhất lại lên tới 80% hay chỉ số về độ lệch chuẩn là khá lớn, gần bằng với giá trị trung bình. Trong khi đó, tỉ lệ thành viên độc lập trong HĐQT có mức trung bình là khoảng 59%, ở mức tương đối cân bằng giữa số thành viên chuyên trách và độc lập của HĐQT mặc dù sự khác biệt giữa các công ty trong tỉ lệ này là rất lớn, với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất chênh nhau là 100%.

Ti lệ trung bình giữa các nhóm phân loại cấu trúc sở hữu có sự khác biệt tương đối nhiều. Phần trăm cổ phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài có giá trị trung bình là 3,67%, với độ lệch chuẩn là hơn 8%. Lượng cổ phần nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài dao động từ 0% đến 44,03%, tức là ở mức dưới 50% với mọi doanh nghiệp. Các cổ đông tổ chức nắm giữ trung bình 33,55% ở các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam nhưng đồng thời cũng có sự phân bổ khác biệt giữa các doanh nghiệp. Có doanh nghiệp không có cổ đông tổ chức nào và doanh nghiệp có các tổ chức nắm giữ nhiều nhất là 99,13%. Sở hữu của các nhà quản lý trong các doanh nghiệp này có giá trị trung bình là hơn 9%, độ lệch chuẩn với cả hai phía của giá trị trung bình là hơn 14%. Điều này thể hiện sự khác biệt lớn giữa sự sở hữu cổ phần của các nhà quản lý của các doanh nghiệp khác nhau. Mặt khác, giá trị trung bình của sở hữu nhà nước ở các doanh nghiệp này là 13,25%. Các doanh nghiệp khác nhau cũng có mức sở hữu nhà nước khác nhau, dao động từ 0 đến 89,59%.

Chỉ số thể hiện HQHĐ của doanh nghiệp sử dụng trong nghiên cứu này là ROE. Chỉ số ROE trung bình của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam niêm yết trên các sàn chứng khoán là 11,81% ± 28,41%. Giá trị ROE nhỏ nhất là khoảng -300% và giá trị ROE lớn nhất là khoảng 98%. Kết quả thể hiện sự khác biệt rất lớn về HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2008 đến năm 2017.

Tổng doanh thu trung bình của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong giai đoạn 2008-2017 là khoảng 347 tỉ VNĐ (với log trung bình là 27,75), với giá trị tối đa là hơn 511 tỉ VNĐ (giá trị log là 23,88) và giá trị tối thiểu là hơn 236 tỉ VNĐ (giá trị log là 31,57). Đến năm 2017, số năm hoạt động trung bình của 42 doanh nghiệp trong mẫu là hơn 27 năm, doanh nghiệp mới thành lập nhất được 6 năm và doanh nghiệp lâu đời nhất có thời gian hoạt động lên đến 127 năm. Bên cạnh đó, chỉ số trung bình về đòn bẩy vốn là khoảng 6% với dao động từ 0% đế mức 47,68% còn chỉ số trung bình của tính thanh khoản là 2,04 (độ lệch chuẩn là 2,44). Những chỉ số này chỉ ra rằng có sự khác biệt rất lớn về quy mô và đặc tính khác của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

4.2. Kết quả mô hình hồi quy

Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và từ đó nghiên cứu sử dụng "robust" để sửa lỗi mô hình FEM.

Bảng 5. Kết quả mô hình hồi quy FEM có robust

ROE

Coef.

Std. Err.

T

P>t

[95% Conf. Interval]

Quy mô HĐQT

0,0180781

0,0085421

2,12

0,040

0,000827

0,0353292

Tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT

-0,0111929

0,0958619

-0,12

0,908

0,204789

0,1824041

Tỉ lệ thành viên HĐQT không chuyên trách

0,0047637

0,0546203

0,09

0,931

0,105544

0,1150716

Sự kiêm nhiệm của CEO

0,0665034

0,0338105

1,97

0,056

0,001778

0,1347852

Sở hữu nước ngoài

-0,9411324

0,5433272

-1,73

0,091

2,038404

0,1561392

Sở hữu tổ chức

0,2567462

0,0705047

3,64

0,001

0,114359

0,3991333

Sở hữu của các nhà quản lý

0,0694833

0,1597334

0,43

0,666

0,253104

0,3920714

Sở hữu nhà nước

-0,0884438

0,0788398

-1,12

0,268

-0,24766

0,0707765

Quy mô doanh nghiệp

0,0958409

0,0491785

1,95

0,058

0,003477

0,1951589

Số năm hoạt động

-0,0201415

0,0055334

-3,64

0,001

0,031316

0,0089666

Đòn bẩy vốn

-0,1415667

0,0949248

-1,49

0,144

0,333271

0,0501377

Tính thanh khoản

0,0045385

0,0050139

0,91

0,371

0,005587

0,0146642

_cons

-2,28703

1,280311

-1,79

0,081

4,872671

0,2986108

sigma_u

0, 4497814

 

 

 

 

 

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả mô hình hồi quy của nghiên cứu như sau:

ROE i,t =

-2,254809 + 0,0180781Bsize - 0,0111929Bfe + 0,0047637Bnex + 0,0665034Duality - 0,9411324ForOwn + 0,2567462InsOwn + 0,0694833ManaOwn - 0,0884438StateOwn + 0,0958409Fsize - 0,0201415Fage - 0,1415667Leverage + 0,0045385Liquidity + 0,4497814

Kết quả chỉ ra rằng quy mô HĐQT có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê lên HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam niêm yết trên các sàn giao dịch Chứng khoán. Đồng thời, kết quả này cũng được ủng hộ bởi hệ số tương quan giữa ROE và quy mô HĐQT.

Tuy nhiên, tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT và tỉ lệ thành viên độc lập không có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% tới HQHĐ của các doanh nghiệp nghiên cứu

Biến sự kiêm nhiệm của CEO có tác động mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của doanh nghiệp ở độ tin cậy α=90%. Những doanh nghiệp có CEO đồng thời là thành viên của HĐQT có xu hướng làm tăng ROE lên 0,0665034%.

Sở hữu nước ngoài có sự tác động mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong mẫu. 1% tăng lên trong phần trăm cổ phần sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm giảm đi 0,9411324% trong chỉ số ROE. Từ đó có thể nhận thấy rằng sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê lên HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam niêm yết trên các sàn giao dịch Chứng khoán.

Sở hữu tổ chức có sự tác động mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của doanh nghiệp ở độ tin cậy α=99%. Việc các cổ đông lớn tăng thêm 1% cổ phần nắm giữ thì chỉ số ROE sẽ tăng thêm 0,2567462%. Điều này chỉ ra rằng sở hữu tổ chức có tác động tích cực mạnh mẽ và có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy rất cao tới HQHĐ của các doanh nghiệp nghiên cứu.

Tỷ lệ cổ phần sở hữu bởi các nhà quản lý doanh nghiệp không có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% tới HQHĐ của các doanh nghiệp.

Sở hữu nhà nước tăng lên 1% thì chỉ số ROE giảm đi 0,0884438%. Tuy nhiên, hệ số hồi quy của biến này có giá trị p-value là 0,268 thể hiện là phần trăm cổ phần của doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Quy mô doanh nghiệp có p=0,058 < 0,1 tức là biến quy mô doanh nghiệp có sự tác động mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của doanh nghiệp ở độ tin cậy α=90%. Hệ số hồi quy của biến quy mô doanh nghiệp là β9 = 0,0958409 được hiểu là cứ thêm quy mô doanh nghiệp tăng lên 1% thì chỉ số ROE tăng thêm 0,000958409%. Điều này chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của các doanh nghiệp. Tác giả cho rằng khi các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam có quy mô lớn hơn (tức là tổng doanh thu cao hơn) thì họ có khả năng đạt được quy mô kinh tế lớn hơn do khả năng tái đầu tư vào máy móc thiết bị chế biến thực phẩm cũng như phát triển các dòng sản phẩm mới càng tốt hơn.

Số năm thành lập có p=0,001 < 0,01 tức là ở độ tin cậy α=99% biến này có sự tác động mạnh mẽ mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong mẫu. Khi số năm thành lập tăng thêm 1 năm sẽ làm giảm đi 0,0201415% trong chỉ số ROE. Từ đó có thể nhận thấy rằng số năm thành lập có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê lên HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam niêm yết trên các sàn giao dịch Chứng khoán.

Đòn bẩy vốn và Tính thanh khoản có giá trị p-value là 0,144 và 0,371 đều lớn hơn 0,1 thể hiện là hai biến này không có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê tới HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam.

Nhìn chung, các kết quả ở bảng 5 cho thấy có bốn biến thể hiện cho QTCT có ảnh hưởng thống kê đáng kể tới HQHĐ của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Trong đó có hai biến là quy mô HĐQT và sự kiêm nhiệm của CEO thể hiện cho đặc điểm của HĐQT còn hai biến sở hữu nước ngoài và sở hữu tổ chức thể hiện cho cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp. Đồng thời, các đặc tính doanh nghiệp cũng thể hiện ảnh hưởng thống kê đáng kể lên mối quan hệ giữa QTCT và HQHĐ của doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán.

5. Kết luận

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích gia tăng hiểu biết về ảnh hưởng của quản trị công ty ở các doanh nghiệp CBTP niêm yết khi xây dựng cơ chế quản trị công ty nói chung cũng như cấu trúc Hội đồng quản trị nói riêng. Do đó, các công ty thuộc ngành này nên tham khảo kết quả nghiên cứu để có thể áp dụng thích hợp khi xây dựng cơ chế quản trị công ty một cách linh hoạt, năng động và hiệu quả. Sau đây là những đề xuất giải pháp về quản trị công ty hướng đến các công ty ngành chế biến thực phẩm niêm yết:

  • Tăng số lượng thành viên trong HĐQT trong các công ty CBTP (tuy nhiên k được quá 11 thành viên theo như quy định của bộ tài chính). Việc tăng quy mô của HĐQT sẽ giúp công ty có tổ chức công việc có hiệu quả, đưa ra các quyết định hợp lý. Nhưng bên cạnh đó, các DN CBTP cần có cơ cấu thành phần HĐQT rõ ràng, phân cấp quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên trong HĐQT.
  • Cũng từ kết quả nghiên cứu, rất cần thiết để các công ty CBTP niêm yết xây dựng một tỷ lệ sở hữu vốn của thành viên tổ chức một cách hợp lí và thu hút sự tham gia đầu tư của các thành viên tổ chức vào hoạt động của công ty. Chính sách này không những gắn kết lợi ích giữa cổ đông với cấp quản lí mà còn khích lệ, thúc đẩy các nhà quản lí hoạt động hiệu quả hơn nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đông.

- Bên cạnh đó, tỉ lệ sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp CBTP lại tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động công ty. Do đó, không nên có nhiều tỷ lệ sở hữu của thành viên thành viên nước ngoài vì những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động công ty khi tỷ lệ này gia tăng.

  • Cũng trong kết quả thu được, bài viết khuyến cáo xây dựng cấu trúc kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành và vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị vì ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả hoạt động công ty. Tuy nhiên thông tư 121/2012/TT-BTC đã bãi bỏ, thay vào đó là nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng với các công ty đại chúng, trong đó quy định chủ tịch hội đồng quản trị công ty đại chúng không được kiêm nhiệm chức danh giám đốc.

Các doanh nghiệp CBTP phải coi QTCT như một yêu cầu tự thân, nội tại vì chính lợi ích của doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững và lâu dài của doanh nghiệp, phải xem việc nâng cao năng lực QTCT như một trong những yếu tố quyết định cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Với những hạn chế như đã phân tích ở trên, tăng cường QTCT trong các doanh nghiệp CBTP trước hết cần hết sức chú trọng việc xây dựng hệ thống quản trị. Bởi, các nhà đầu tư dù là trong nước hay bên ngoài luôn tìm kiếm các doanh nghiệp có cấu trúc QTCT tốt. QTCT là cơ sở của "luật chơi" trong đó các doanh nghiệp được quản lý nội bộ và được giám sát bởi HĐQT nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tài trợ nguồn lực cho doanh nghiệp.  

Tài liệu tham khảo

  1. Achchuthan, Sivapalan, and Kajananthan Rajendran (2013), 'Corporate Governance Practices and Working Capital Management Efficiency: Special Reference to Listed Manufacturing Companies in Sri Lanka', Information & Knowledge Management 3, số 2.
  2. Arora, Akshita, and Chandan Sharma (2016), 'Corporate governance and firm performance in developing countries: evidence from India', Corporate Governance 16, số 2, tr. 420-436.
  3. Azhar, Kaukab Abid, and Waqas Mehmood (2018), 'Does Corporate Governance Affect Performance? Evidence from the Textile Sector of Pakistan', Journal of Southeast Asian Research.
  4. Black, Bernard, và Woochan Kim (2012), 'The effect of board structure on firm value: A multiple identification strategies approach using Korean data', Journal of Financial Economics 104, số 1, tr. 203-226.
  5. Dalton, Dan R., và Catherine M. Dalton (2011), 'Integration of Micro and Macro Studies in Governance Research: CEO Duality, Board Composition, and Financial Performance', Journal of Management 37, số 2, tr. 404-411.
  6. Ehikioya, Benjamin I (2009), 'Corporate governance structure and firm performance in developing economies: evidence from Nigeria', Corporate Governance: The international journal of business in society 9, số 3, tr. 231-243.
  7. Fama, Eugene F., and Michael C. Jensen (1983), 'Separation of Ownership and Control', The Journal of Law and Economics 26, số. 2.
  8. Heenetigala, K., và Armstrong (2011), 'Impact of Corporate Governance on Firm Performance in an Unstable Economic and Political Environment: Evidence from Sri Lanka', Social Science Research Network,.
  9. Mehran và Hamid (1995), 'Executive compensation structure, ownership, and firm performance', Journal of Financial Economics 38, số 2, tr. 163-184.
  10. Milton và John Smith (2001), 'The Role of SMEs in Commercialising University Research & Development: The Asia-Pacific Experience', Small Business Economics 16, số 2, tr. 141–148.
  11. Mishra và Sundeep (2014), 'Consensus statement on management of dyslipidemia in Indian subjects." The Heart of India 66, số 3, tr. 1-51.
  12. Niêm giám thống kê, (2017), nhà xuất bản Thống kê.
  13. Paniagua, R Rivelles, J Sapena (2018), 'Corporate governance and financial performance: The role of ownership and board structure', Journal of Business Research số 89, 229-234.
  14. Porta, Rafael La, Florencio Lopez‐De‐Silanes, Andrei Shleifer, và Robert Vishny (2002), 'Investor Protection and Corporate Valuation', The journal of the American finance 57, số 3, tr. 1147-1170.
  15. Sheikh, Nadeem Ahmed, Zongjun Wang, và Shoaib Khan (2013), 'The impact of internal attributes of corporate governance on firm performance: Evidence from Pakistan', International Journal of Commerce and Management 23, số 1, tr. 38-55.
  16. Yasser, Qaiser Rafique (2011), 'Corporate Governance And Performance: An Analysis Of Pakistani Listed Firms', Global Journal of Management and Business 11, số 10.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Luật Chứng khoán, 2006, số 70/2006/QH11, khoản 9, điều 6.

Tại khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 quy định: cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH, QUY MÔ THỊ TRƯỜNG VÀ DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN

Phan Anh Tú[1]

Đỗ Thùy Hương[2]

 

 

Tóm tắt

Mục tiêu của bài viết này là nhằm xác định tác động của yếu tố khoảng cách, quy mô thị trường đến dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn và phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM, kết quả cho thấy độ trễ FDI, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, độ mở thương mại, kinh nghiệm quốc tế, khu vực thương mại tự do có tác động đến dòng vốn FDI đi vào Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là mở rộng và bổ sung thêm dữ liệu thực nghiệm cho mô hình lý thuyết lực hấp dẫn. Hàm ý của nghiên cứu là nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI.

Từ khóa: FDI, mô hình lực hấp dẫn, REM, Việt Nam.

Abstract

The purpose of this research aims at examinining the impact of distances, market size on FDI inflows in Vietnam during a period of 2006 – 2015. Based on the gravity model and the random effects model (REM), the results show that lagged FDI, geographical distance, economic distances, trade openness, international experience, FTA significantly impact on FDI inflows. An added contribution of this paper is to expand gravity equation model and to provide more empirical evidence. The implication of this study is to help policy makers recommend suitable solutions as to trigger FDI attraction. 

Keywords: FDI inflows, gravity model, REM, Vietnam.

 

  1. Giới thiệu

Mối quan hệ giữa khoảng cách, quy mô thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước. Mối quan hệ này đã được xác nhận từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Khoảng cách càng xa việc thu hút FDI càng khó khăn hơn do phát sinh chi phí tăng thêm, trong khi quy mô thị trường càng lớn càng tăng thêm sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Chẳng hạn, Beven và Estrin (2000) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô thị trường có ảnh hưởng tích cực đến thu hút dòng vốn FDI, ngược lại khoảng cách lại có tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI. Pravakar Sahô (2006), Erdal Demirhan và Mahmut (2008), Vijayakumar và cộng sự (2010) cũng tìm thấy bằng chứng tương tự. Bên cạnh việc tìm thấy yếu tố khoảng cách và quy mô thị trường, Aye Mengistu Alemu (2012), sử dụng dữ liệu bảng đã tìm thấy rằng một số nước có khả năng kiểm soát tham nhũng tốt thì dòng vốn FDI đi vào sẽ tăng rất đáng kể. Miguel D. Ramirez và Trinity CollegeFollow (2017) còn tìm thấy yếu tố kinh tế và thể chế có ảnh hưởng tích cực đến thu hút dòng vốn FDI.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kể cả trong và ngoài nước có ứng dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau để xác định các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI, nhưng kết quả ước lượng cuối cùng là không đồng nhất và thiếu căn cứ để kết luận do bởi hạn chế về dữ liệu và phương pháp tiếp cận. Thêm vào đó, vai trò của tất cả các biến khoảng cách cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ khi ứng dụng mô hình lý thuyết lực hấp dẫn. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu thực nghiệm này là nhằm bổ sung thêm minh chứng thực nghiệm và hướng tiếp cận là mở rộng mô hình lực hấp dẫn bằng việc xem xét bổ sung thêm yếu tố về khoảng cách (như khoảng cách thể chế) cũng như khắc phục các hạn chế từ các nghiên cứu trước đây bằng ứng dụng phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) để nhằm xác định mức độ tác động của yếu tố khoảng cách, quy mô thị trường đến thu hút FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015.

2. Lý thuyết lực hấp dẫn và giả thuyết

Lý thuyết lực hấp dẫn là một trong những lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế dùng để giải thích mức độ giao thương hàng hóa và đầu tư giữa hai hay nhiều quốc gia được xây dựng đầu tiên bởi Jan Tinbergen (1962). Jan Tinbergen đã chứng minh rằng các quốc gia với quy mô nền kinh tế càng lớn và khoảng cách địa lý càng gần càng có xu hướng trao đổi thương mại với nhau (Krugman & Obstfeld, 2009). Điều này cũng có nghĩa là nếu khác biệt về khoảng cách càng lớn thì việc xâm nhập sang thị trường nước đối tác sẽ càng rủi ro và ngược lại thì thương mại càng có nhiều tiềm năng. Khoảng cách ở đây không chỉ đề cập đến khoảng cách địa lý mà còn bao gồm khoảng cách văn hóa, khoảng cách kinh tế và khoảng cách thể chế. Mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen dựa trên mô hình lực hấp dẫn của Newton (trong lĩnh vực vật lý) có dạng nguyên gốc như sau:

            Trong đó:

Fij: Kim ngạch thương mại (hay FDI) giữa hai quốc gia i và j;

Mi: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia i;

Mj: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia j;

Dij: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j;

G: Hằng số hấp dẫn;

: Sai số mô hình với kỳ vọng bằng 1;

β1, β2, β3: Hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.

Cách tiếp cận truyền thống để ước lượng mô hình lực hấp dẫn là lấy log cả hai vế của hàm này và do đó hàm này có dạng mô hình là log-log model. Khi đó, hệ số của hằng số G trở thành β0.

Độ trễ FDI. FDI đã đi vào một quốc gia năm trước được xem là nhân tố tác động tích cực đến dòng vốn FDI đi vào năm sau do bởi ảnh hưởng tín hiệu (Signaling effects).

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa độ trễ FDI và FDI đi vào năm sau.

Khoảng cách địa lý. Khoảng cách địa lý càng xa, càng phát sinh thêm chi phí dẫn đến kém hấp dẫn đối với dòng vốn FDI đi vào (Chen, 2004).

Giả thuyết H2: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng thấp thì FDI đi vào càng cao.

Khoảng cách thể chế. Thể chế là hệ thống những quy tắc, luật pháp được thiết lập nhằm quản lý các mối tương tác trong xã hội. Khi sự khác biệt về thể chế giữa quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư càng lớn dễ dẫn đến phát sinh mâu thuẫn và kìm hãm việc thu hút FDI.

Giả thuyết H3: Khoảng cách thể chế giữa hai quốc gia càng thấp thì FDI đi vào càng cao.

Khoảng cách văn hóa. Khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia được xem là một nhân tố tác động đến quyết định đầu tư vốn của các công ty quốc tế (Johanson và Vahlne, 1977; Evans và cộng sự, 2000). Theo Harzing (2003) và Kogut và Singh (1988) cho rằng khoảng cách văn hóa ảnh hưởng đến lựa chọn thương mại và đầu tư của một quốc gia do khoảng cách văn hóa càng nhỏ thì dòng chảy thương mại càng lớn (Giulian et al., 2006).

Giả thuyết H4: Khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia có mối quan hệ nghịch chiều với FDI đi vào.

Khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng lớn, dòng vốn FDI đi vào càng cao. Điều này được phản ánh bởi xu hướng đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh (nhân công giá rẻ, tài nguyên).

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa khoảng cách kinh tế của hai quốc gia và FDI đi vào.

Quy mô thị trường Việt Nam. Quy mô thị trường và FDI có mối quan hệ thuận chiều do quy mô càng lớn càng hấp dẫn dòng vốn FDI từ nước ngoài đi vào nước tiếp nhận đầu tư (Apergis et al., 2006).

Giả thuyết H6: Quy mô thị trường của nước chủ nhà (Việt Nam) càng lớn thì FDI đi vào càng cao.

Quy mô thị trường quốc gia đối tác. Quy mô thị trường quốc gia đối tác càng lớn, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và đầu tư càng đa dạng dẫn đến dòng vốn FDI đi ra càng cao.

Giả thuyết H7: Quy mô thị trường của quốc gia đối tác càng lớn thì FDI đi vào Việt Nam càng cao

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt  Nam

Độ trễ  FDI

Khoảng cách địa lý

Khoảng cách thể chế

Khoảng cách văn hóa

Quy mô thị trường Việt Nam

Biến kiểm soát

Độ mở thương mại

Kinh nghiệm quốc tế

Tham nhũng

Khu vực thương mại tự do

 

 

 

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác

Khoảng cách kinh tế

H1(+)

H2(-)

H3(-)

H4(-)

H7(+)

H6(+)

H5(+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Dữ liệu

Để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, số liệu của 16 quốc gia đối tác chính có đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015. Dưới đây là danh sách các nước được khảo sát.

Bảng 1. Danh sách các nước

Châu lục

Mẫu

Tên quốc gia

 

Châu Á

8

Hàn Quốc, Đài Loan,  Hồng Kông,

Ma-lay-si-a, Trung Quốc, Sin-ga-po, Nhật, Thái Lan

 

Châu Âu

5

Đức, Pháp, Hà Lan, Nga, Anh

 

Châu Mỹ

2

Hoa Kỳ, Ca-na-da

 

Châu Úc

1

Úc

 

Tổng cộng

 

16 Quốc gia

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3.2. Nguồn dữ liệu và thang đo

Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như sau:

Bảng 2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Biến

Mô tả biến

Nguồn dữ liệu

lnFDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam)

lnFDI-1

Độ trễ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam)

lndialy

Khoảng cách địa lý

http:/www.freemaptools.com

Theche

Khoảng cách thể chế

World Bank’s World Development Indicators

Vanhoa

Khoảng cách văn hóa

www.hofstede-insights.com

lnkckt

Khoảng cách kinh tế

Tính toán từ số liệu của World Bank

Thamnhung

Tham nhũng

Tính toán từ dữ liệu của Tổ chức minh bạch quốc tế

www.transparency.org

FTA

Khu vực thương mại tự do

Tính toán từ nguồn dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới

www.wto.org

knqt

Kinh nghiệm quốc tế

Số năm các nước có đầu tư tại Việt Nam tính từ năm 1988 đến năm 2015 dựa vào số liệu của GSO

www.gso.gov.vn

domotm

Độ mở thương mại

Tính toán từ số liệu của World Bank

lngdpvn

Quy mô thị trường

World Bank’s World Development Indicators

lngdpdt

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu

World Bank’s World Development Indicators

Ex/GDP

Tỷ số xuất khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Im/GDP

Tỷ số nhập khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3.3. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình

Biến

Đo lường các biến

Biến phụ thuộc Y

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) là mức độ thu hút FDI từ các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam. FDI đi vào Việt Nam được đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên dòng vốn FDI đi vào đã đăng kí tại Cục đầu tư nước ngoài (triệu USD, tính theo giá USD hiện tại) từ năm 2006 đến năm 2015.

 

Độ trễ của dòng vốn FDI

(lnfd1-1)

Được tính dựa trên việc lùi lại một kỳ so với kỳ gốc (FDI đăng ký ở Việt Nam).

Khoảng cách địa lý (lndialy)

Được tính toán dựa trên khoảng cách quỹ đạo (km) giữa hai thủ  đô của hai nước.

Khoảng cách thể chế (lntheche)

Phản ánh thông qua sáu khía cạnh (Kaufmann và ctv., 2006) bao gồm: Thế lực và trách nhiệm (Voice and accountability); sự ổn định chính trị và không có bạo lực (Political stability and absence of violence); tính hiệu quả của chính phủ (Government effectiveness); chất lượng thực thi chính sách (Regulatory quality); tuân thủ pháp luật (Rule of law); và khả năng kiểm soát tham nhũng (Control of corruption).Nghiên cứu này sử dụng công thức tính của Kogut và Singh (1988) để tính chỉ số khoảng cách thể chế theo công thức sau:

IDjVN =  (1)

Trong đó:

IDjVN chỉ số khoảng cách thể chế giữa nước đầu tư và Việt Nam.

Iij: Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của nước đầu tư j.

IiVN: Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của Việt Nam.

Vi: Là phương sai của chỉ số khía cạnh thể chế thứ i.

Khoảng cách văn hóa (lnvanhoa)

Được phản ánh qua sáu khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980) bao gồm: quyền lực (Power), chủ nghĩa cá nhân (Individualism), nam tính (Masculinity), tính ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance), định hướng dài hạn (Pragmatism Long-term) và sự chiều theo (Indulgence). Số điểm của các khía cạnh dao động từ 0 đến 100 và được tính toán bởi công thức của Kogut và Singh (1988).

CDjVN  =   

Trong đó: CDjVN  khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và Việt Nam

Iij : chỉ số khía cạnh văn hóa thứ I của nước đầu tư j

IiVN: chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của Việt Nam

Vi: là phương sai của chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i

Khoảng cách kinh tế (lnkckt)

Chênh lệch GDP bình quân đầu người của nước đầu tư với Việt Nam. Dữ liệu GDP đầu người của các quốc gia được thu thập từ website của ngân hàng thế giới, tính theo USD.

Quy mô thị trường (lngdpvn)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại).

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác (lngdpdt)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i (quốc gia đối tác) tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại).

Độ mở thương mại (lndomotm)

Tỷ trọng xuất nhập khẩu chia cho GDP của quốc gia tiếp nhận đầu tư (Liu, 2012).

Kinh nghiệm quốc tế tại thị trường Việt Nam (lnknqt)

Được đo lường dựa trên số năm các nước có đầu tư tại Việt Nam tính từ năm 1988 đến năm 2015 dựa vào số liệu của GSO.

Tham nhũng (lnthamnhung)

Theo WDI, chỉ số nhận thức tham nhũng dựa trên 13 khảo sát độc lập để lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia và quan điểm của doanh nghiệp. Tổ chức minh bạch quốc tế đã xác định chỉ số nhận thức tham nhũng cho từng quốc gia. Chỉ số này có thang đo từ 1 tới 10 với mức độ giảm dần của tham nhũng. Các nước nhận được điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (không tham nhũng).

Khu vực thương mại tự do (lnFTA)

Biến giả sẽ được đưa vào mô hình, biến giả sẽ nhận giá trị là 1 khi Việt Nam tham gia vào khu vực FTA với một quốc gia nào và ngược lại thì biến giả nhận giá trị 0.

 

3.4. Phương pháp ước lượng

Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích các yếu tố đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mô hình lực hấp dẫn có dạng như sau:

LnFDIit = β0 + β1Lnfdi-1it + β2Lndialyit + β3Lnthecheit + β4Lnvanhoait5Lnkcktit6Lndomotmit7Lngdpvnit+ β8Lngdpdtit9Lnknqtit10Lnthamnhungit11LnFTAit + εit

Trong đó: lnFDIit là biến phụ thuộc(dòng vốn FDI đi vào Việt Nam). Các biến độc lập lần lượt là lnfdi-1, lndialyit , lnthecheit, lnvanhoait, lnkcktit  ,lndomotmit , lngdpvnit ,lngdpdtit , lnknqtit, lnthamnhungit , lnFTAit và β0 là hệ số hấp dẫn, βi :là các hệ số thể hiện mức độ tác động biên của yếu tố i trong mô hình, i=1,…N, với N là số quốc gia trong mẫu nghiên cứu; t=1,…T, với T là giai đoạn nghiên cứu.Và εit là sai số ngẫu nhiên của mô hình

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan

Bảng 4 trình bày tần số, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Giá trị của biến FDI sau khi lấy logarit thay đổi từ 1,81 đến 9,61. Các biến khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, quy mô thị trường đều có giá trị và mức độ biến động tương đối lớn nên đã tiến hành lấy logarit để giảm hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Giá trị sau khi lấy logarit biến khoảng cách địa lý dao động từ 6,77 đến 9,50, biến khoảng cách kinh tế dao động từ 7,16 đến 11,10 và biến quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu 7,65 đến 11,12.

 

Bảng 4. Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình nghiên cứu

Các biến

Tần số

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Đầu tư quốc tế (log)

Độ trễ dòng vốn FDI

160

160

5,90

5,90

1,70

1,70

1,81

1,81

9,61

9,61

Khoảng cách địa lý (log)

160

8,34

0,88

6,77

9,5

Khoảng cách thể chế

160

5,01

2,59

0,28

8,32

Khoảng cách văn hóa

160

1,48

0,83

0,28

3,01

Khoảng cách kinh tế (log)

160

9,94

0,95

7,16

11,10

Quy mô thị trường Việt Nam (log)

160

7,25

0,32

6,68

7,65

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu (log)

160

10,06

0,94

7,65

11,12

Độ mở thương mại

160

1,57

0,12

1,36

1,79

Kinh nghiệm quốc tế

160

21,88

3,40

11

27

Tham nhũng

160

2,86

0,21

2,6

3,1

Khu vực thương mại tự do

160

0,39

0,49

0

1

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong dữ liệu. Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra xem mô hình có tồn tại đa cộng tuyến hay không. Kết quả cho thấy giá trị VIF của các biến đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10,00 (Hair và các cộng sự, 2006), đồng thời khi kiểm định ma trận tương quan thì các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8. Do đó dữ liệu nghiên cứu xuất hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo. Tuy nhiên, theo Achen (1982) thì đa cộng tuyến không phải là vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp này. Mặc khác, việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu “panel data” sẽ tái cấu trúc lại mô hình, góp phần hạn chế bớt hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến (Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014).


Bảng 5. Mô tả thống kê và ma trân tương quan giữa các biến trong mô hình (n=160)

Các biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

     12

1.FDI

5,90

1,70

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Độ trễ FDI

5,90

1,70

0,62***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Khoảng cách địa lý

8,34

0,88

-0,31***

-0,30***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Khoảng cách thể chế

4,56

2,53

-0,09

-0,07

0,65***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Khoảng cách văn hóa

1,65

0,93

-0,23***

-0,21***

0,63***

0,43***

1

 

 

 

 

 

 

 

6.Khoảng cách kinh tế

9,94

0,95

-0,01

-0,03

0,59***

0,76***

0,44***

1

 

 

 

 

 

 

7.Quy mô thị trường Việt Nam

7,25

0,32

0,03

0,02

-0,00***

-0,03

0,00***

0,13**

1

 

 

 

 

 

8.Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu

10,06

0,94

-0,12

-0,13**

0,73***

0,84***

0,55***

0,81***

0,15**

1

 

 

 

 

9.Độ mở thương mại

1,08

0,63

0,07

-0,06

0,00***

-0,04

0,00***

0,12

0,80***

0,12

1

 

 

 

10.Kinh nghiệm  quốc tế

21,88

3,40

0,12

0,12

-0,05

-0,05

-0,13

0,1

0,83***

0,10

0,71***

1

 

 

11.Tham nhũng

 

2,86

0,21

0,01

-0,00

0,00***

-0,03

0,00***

0,13**

0,95***

0,14**

0,76***

0,80***

1

 

12.Khu vực thương mại tự do

0,39

0,49

0,38***

-0,35***

-0,34***

-0,42***

-0,30***

-0,37***

0,12

-0,32***

0,08

-0,03

0,10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata.

Ghi chú: (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%


Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình REM theo phương pháp hiệu chỉnh sai số điều chỉnh (robust s.e)

 

Các biến

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

Mô hình 5

Mô hình 6

Mô hình 7

Mô hình 8

Hằng số

5,59(1,89)***

2,53(1,82)

3,68(2,08)**

5,50(2,18)**

5,54(2,33)**

4,33(2,47)**

7,38(4,60)

8,32(4,72)**

Biến độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ trễ FDI (log)

 

0,54(0,07)***

0,53(0,07)***

0.48(0,07)***

0,48(0,07)***

0,47(0,07)***

0,46(0,07)***

0,45(0,07)***

Khoảng cách địa lý (log)

 

 

-0,14(0,13)

-0,38(0,16)**

-0,38(0,18)**

-0,42(0,18)**

-0,42(0,18)**

-0,38(0,19)**

Khoảng cách thể chế

 

 

 

0,13(0,06)**

0,13(0,56)**

0,07(0,68)

0,07(0,07)

0,12(0,08)

Khoảng cách văn hóa

 

 

 

 

0,01(0,16)

-0,02(0,16)

-0,00(0,16)

0,03(0,17)

Khoảng cách kinh tế (log)

 

 

 

 

 

0,25(0,17)

0,26(0,18)

0,33(0,19)**

Quy mô thị trường Việt Nam (log)

 

 

 

 

 

 

-0,89(1,13)

-0,87(1,13)

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác (log)

 

 

 

 

 

 

 

-0,25(0,27)

Biến kiểm soát

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ mở thương mại

2,02(1,21)**

2,95(1,34)**

2,97(1,34)**

2,88(1,32)**

2,88(1,33)**

2,67(1,34)**

2,89(1,36)**

2,89(1,37)**

Kinh nghiệm quốc tế

0,02(0,87)

0,07(0,05)

0,06(0,05)

0,08(0,05)

0,08(0,57)

0,08(0,57)

0,10(0,06)

0,11(0,63)**

Tham nhũng

-1,26(1,09)

-2,20(0,94)**

-2,10(0,94)**

-2,30(0,93)**

-2,31(0,94)**

-2,40(0,94)**

-1,51(1,48)

-1,54(1,48)

Khu vực thương mại tự do

0,69(0,40)**

0,71(0,23)***

0,63(0,24)***

0,86(0,26)***

0,87(0,26)***

0,90(0,26)***

0,95(0,27)***

1,01(0,28)***

Số quan sát(N)

160

159

159

159

159

159

159

159

R2

0,0242

0,0058

0,0060

0,0061

0,0068

0,0091

0,0076

0,0072

Giá trị P

0,1279

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,000

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata.

Ghi chú: (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%


4.2. Kết quả và thảo luận

Dựa trên kết quả ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận kết quả liên quan đến sự ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát (có ý nghĩa thống kê) và các biến độc lập trong mô hình 8 ở bảng 6.

Độ trễ dòng vốn FDI đi vào Việt Nam (lnfdi): biến này tác động tích cực đến FDI (β1 = 0,45, p<0,01) đúng như kỳ vọng. Giữ nguyên các yếu tố khác không đổi thì cứ 1% thay đổi tăng lên của vốn FDI năm trước sẽ làm cho lượng vốn FDI thu hút được của năm nay tăng trung bình là 0,45%. Điều này cũng cố thêm về giả thuyết tác động tín hiệu của FDI đi vào Việt Nam qua các năm.

Khoảng cách địa lý (biến lndialy): có mối tương quan nghịch chiều đến dòng chảy FDI vào Việt Nam (β2= -0,38, p<0,05).Nghĩa là khi khoảng cách địa lý tăng lên 1% thì FDI từ các nước đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm 0,38%. Kết quả này cho thấy khoảng cách địa lý càng lớn càng làm tăng chi phí kinh tế và quản lý sẽ kém hiệu quả hơn.

Khoảng cách thể chế (biến theche): Khoảng cách thể chế không có tác động có ý nghĩa về thống kê đến dòng chảy FDI vào Việt Nam (β3= 0,12, p>0,1). Giải thích cho điều này có thể khoảng cách thể chế mặc dù là rào cản tuy nhiên điều này có lẽ phụ thuộc vào chiến lược của các công ty khi chủ yếu dùng nguồn lực và khả năng vượt trội để tạo ra một vài lợi thế cạnh tranh (Beamish & Killing, 1997).

Khoảng cách văn hóa (biến vanhoa): tương tự như biến khoảng cách thể chế, khoảng cách văn hóa không có ý nghĩa thống kê (β4= 0,03, p>0,1). Điều này có lẽ giải thích là do văn hóa quốc gia ít có tầm ảnh hưởng thay vì văn hóa tại địa phương tiếp nhận vốn FDI.

Khoảng cách kinh tế (biến lnkckt): kết quả ước lượng cho thấy khoảng cách kinh tế có mối tương quan thuận với thu hút FDI vào Việt Nam và có ý nghĩa thống kê tại 5% (β5 = 0,33 p<0,05), nghĩa là khoảng cách kinh tế càng cao thì vốn FDI thu hút càng nhiều, hay khi khoảng cách kinh tế tăng lên 1% thì FDI từ các nước đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng 0,33%. Kết quả này còn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ghemawat (2001) là các nước có thu nhập chưa cao thường có xu hướng hợp tác với các nước giàu hơn.

Quy mô thị trường Việt Nam (biến lngdpvn): Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng của GDP Việt Nam là âm và không có ý nghĩa thống kê (β6= -0,87, p>0,1). Điều này ngược lại với kỳ vọng nghiên cứu của một số nghiên cứu trước đây như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Nguyễn Đình Chiến và cộng sự (2012), Zhang (2001), Lean (2012). Điều này có thể là do tốc FDI phụ thuộc nhiều hơn vào tốc độ tăng trưởng GDP, môi trường đầu tư thay vì số tuyệt đối GDP.

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu (biến lngdpdt): Tương tự như biến quy mô thị trường Việt Nam, kết quả ước lượng ở mô hình 8 cho thấy quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu mang dấu âm và khác với kỳ vọng và không có ý nghĩa thống kê (β7= - 0,25, p>0,1). Điều này có lẽ FDI đi vào phụ thuộc vào đặc điểm quốc gia tiếp nhận đầu tư.

 

5. Kết luận và hàm ý chính sách

5.1. Kết luận

Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn và dữ liệu bảng của 16 quốc  gia có vốn FDI lớn nhất và liên tiếp đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 và thông qua phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM, kết quả nghiên cứu tìm thấy các nhân tố tác động đến FDI gồm: độ trễ FDI, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế bên cạnh các yếu tố khác như độ mở thương mại, kinh nghiệm quốc tế, khu vực thương mại tự do. Điểm mới từ kết quả nghiên cứu này cho thấy FDI đi vào có tác động trễ đối với thu hút FDI mới. Điều này cũng được minh chứng trùng hợp với ảnh hưởng tích cực của biến kinh nghiệm quốc tế, nghĩa là công ty có vốn FDI hoạt động càng lâu càng có xu hướng kích thích dòng vốn FDI mới đi vào Việt Nam. Ngoài ra, điểm hứng thú từ kết quả nghiên cứu còn cho thấy khi không kiểm soát yếu tố quy mô thị trường thì khoảng cách thể chế có ảnh hưởng kích thích thu hút FDI thay vì cản trở (mô hình 4 và 5). Kết quả này là trái ngược với kỳ vọng về mặt lý thuyết. Điều này có thể lý giải về bản chất tách rời tiến trình sản xuất và chuyên môn hóa nhằm tận dụng tốt nhất lợi thế so sánh về mặt chi phí (thường được hiểu là đầu tư FDI theo chiều dọc).

5.2. Hàm ý chính sách

Hàm ý quan trọng của nghiên cứu này là để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thì chính phủ cần có những cải thiện nhanh về chính sách vĩ mô. Cụ thể là về luật pháp và chính sách. Chính phủ Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế giúp xóa bỏ rào cản về khoảng cách (kinh tế, văn hóa, thể chế), chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia (như cải thiện hạ tầng, chuỗi cung ứng và logistic), và sụt giảm chi phí không chính thức (như tham nhũng). Có như vậy, hiệu ứng lan tỏa của dòng vốn FDI đi vào sẽ phát huy hiệu quả khi dòng vốn FDI đi trước sẽ kích thích và thu hút dòng vốn FDI đi sau (signaling effects).

Nghiên cứu này cũng cho thấy vài hạn chế khi xem xét bản chất của dòng vốn FDI theo số đăng ký và theo số thực hiện. Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét hành vi của nhà đầu tư thông qua vốn FDI thực hiện. Mở rộng thêm nhiều quốc gia có vốn FDI đi vào Việt Nam để củng cố thêm kết quả nghiên cứu.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Alan A. Bevan, Saul Estrin (2000), “The determinants of foreign direct investment into European transition economies”, Journal of Comparative Economics, 32 (2004) 775–787.
  2. Anderson, J.E., (2011), “The Gravity Model”, Annual Review of Economics, 31(1): 133-160.
  3. Aye Mengistu Alemu (2012), “Effects of Corruption on FDI Inflow in Asian Economies”, Seoul Journal of Economics, Vol. 25, No. 4, pp. 387-412.
  4. Chen, N. 2004, “Intra-national versus international trade in the European Union: Why do national borders matter?”, Journal of International Economics, 63(1): 93–118.
  5. Ghemawat, P., “Distance Still Matters: The Hard Reality of Global Expansion”, Harvard Business Review, 79 (2001) 137.
  6. Hofstede, G.H.  (1980). Culture Consequences: International differences in work  -  related value,  London: Sage Publications.
  7. Kogut, B., và Singh, H. (1988). “The effect of national  culture on the choice of entry mode”,  Journal of  International Business Studies, 19, 411-432.
  8. Krugman & Obstfeld (2009), “International Economics Theory & Policy 8th edition”, Pearson Education Inc (chapters 4 and 10).
  9. Liu Z, et al. (2012), “Different expression systems for production of recombinant proteins in Saccharomyces cerevisiae”, Biotechnol Bioeng 109(5):1259-68.
  10. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014, “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 14(24), 40-46.
  11. Miguel D. Ramirez & Trinity CollegeFollow (2017), “Economic and Institutional Determinants of FDI in the Chilean Case: An Empirical Analysis, 1960-2014”, Research in Applied Economics 9, no. 3, 1-23.
  12. Vijayakumar (2010), “Determinants of FDI in BRICS Countries: A panel analysis”, International Journal of Business Science & Applied Management, 5 Issue 3, p1-13. 13p.

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Cần Thơ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Cần Thơ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

 

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHILE VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thị Hồng[1]

Nguyễn Huy Công[2]

Trần Quang Thanh[3]

 

 

 

Tóm tắt

 

Từ trước đến nay, lạm phát cao luôn là mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế dài hạn của các quốc gia. Vì vậy, kiểm soát lạm phát trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiều quốc gia. Vào đầu những năm 1990, một xu hướng mới trong việc điều hành chính sách tiền tệ được hình thành, hàng loạt quốc gia công nghiệp tiên tiến cũng như thị trường mới nổi, trong đó có Chile, chuyển sang áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu. Từ một quốc gia có lạm phát cao trên 20%, lạm phát của Chile đã giảm xuống còn khoảng 2%, kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm, đưa Chile từ một nước thị trường mới nổi trở thành nước phát triển bậc nhất khu vực Nam Mỹ. Vậy Chile đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu như thế nào?

Bài viết này sẽ giới thiệu về chính sách lạm phát mục tiêu, quá trình thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu của Chile và đánh giá tác động của chính sách lạm phát mục tiêu đến tăng trưởng kinh tế của Chile. Từ thành công của Chile các tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nếu theo đuổi chính sách này.

Từ khóa: Chile, chính sách lạm phát mục tiêu, tăng trưởng kinh tế.

 

Abstract

 

High inflation is always a threat to macroeconomic stability and long-term economic growth. Therefore, controlling inflation has become one of the most important tasks in many countries. In the early 1990s, a new trend in conducting monetary policy was formed, a lot of advanced industrial countries as well as emerging market economies, including Chile, shifted towards inflation targeting (IT) policy. From an emerging country with a high inflation rate of over 20%, Chile has become the most developed country in South America with inflation rate around 2% and high economic growth for many years. How did Chile do under IT regime?

This paper will provide background of IT policy, performance of IT policy in Chile and then evaluate the effect of IT policy on Chile's economic growth. Base on the success of Chile, the authors draw lessons for Vietnam if Vietnam pursue this policy.

Keywords: Chile, inflation targeting policy, economic growth.

 

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Mặc dù lạm phát mục tiêu (LPMT) là một chính sách tiền tệ (CSTT) đã được đưa vào áp dụng cách đây gần 30 năm và được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn nhưng cho đến nay, chính sách này vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu chính sách. Đặc biệt, mối quan hệ giữa LPMT và tăng trưởng kinh tế (TTKT) cũng là đề tài của rất nhiều nghiên cứu. Kết quả cho thấy tác động của chính sách LPMT đến TTKT vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Song nhìn chung, phần lớn các nhà kinh tế thông qua các nghiên cứu thực nghiệm về các quốc gia đã áp dụng LPMT đều cho rằng, chính sách LPMT đã giúp kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định nền kinh tế và tạo điều kiện cho TTKT. Cụ thể, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Đầu tiên là nghiên cứu của Debelle năm 1999. Trước những những chỉ trích về việc mục tiêu chỉ hướng về lạm phát mà bỏ qua mục tiêu sản lượng và lao động của NHTW, Debelle chỉ ra rằng những chỉ trích đó là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, cụ thể là trường hợp của Australia, khuôn khổ chiến lược của chính sách LPMT đủ linh hoạt để cho phép đánh đổi giữa lạm phát và TTKT trong ngắn hạn. Việc ổn định giá cả trong trung hạn có thể vẫn được duy trì trong khi thực hiện thay đổi lạm phát trong ngắn hạn và vì thế tạo điều kiện cho việc giảm bớt sự biến động của sản lượng.

Goncalves và Salles (2008) nghiên cứu 36 nền kinh tế thị trường mới nổi và thấy rằng việc thông qua một chế độ LPMT dẫn đến tỷ lệ lạm phát trung bình thấp hơn và giảm biến động tăng trưởng đầu ra so với nhóm phi mục tiêu.

Nghiên cứu của Jihene Bousrih (2013) sử dụng tập dữ liệu của 30 quốc gia trong giai đoạn 1985-2010 để tìm ra tác động của LPMT tới hiệu suất kinh tế, đồng thời tìm ra nguyên nhân cho sự thành công của chính sách LPMT trong việc giảm biến động lạm phát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách này đã thành công trong việc cải thiện tốc độ TTKT và giảm lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu.

Cả hai nghiên cứu của Richard Ayisi (2013) và Alhassan Mohammed (2016) đều chỉ ra rằng chính sách LPMT và TTKT của Ghana có mối quan hệ tích cực cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, Richard Ayisi đã sử dụng mô hình ước lượng với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), các biến độc lập được chọn bao gồm cung tiền trên GDP, chi tiêu chính phủ, độ mở cửa của nền kinh tế, lạm phát, LPMT (được sử dụng như một biến giả), tốc độ tăng trưởng dân số; biến phụ thuộc là GDP bình quân đầu người, dữ liệu được sử dụng là dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1965 đến năm 2011 của Ghana. Còn Alhassan Mohammed sử dụng mô hình phân phối tự động (ARDL) để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian về lạm phát và GDP bình quân đầu người giai đoạn 1980 – 2013.

Nghiên cứu về chính sách LPMT của Nam Phi, tác giả Mokgola Aubrey (2015) đã sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp OLS để tìm ra tác động của chính sách LPMT đến TTKT Nam Phi trong giai đoạn 1981 – 2010. Các biến được sử dụng trong mô hình bao gồm: biến phụ thuộc là tốc độ TTKT; các biến độc lập là: lạm phát mục tiêu, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp. Tác giả chỉ ra rằng, chính sách LPMT không chỉ làm giảm lạm phát mà còn có tác động tích cực đối với TTKT Nam Phi. Tốc độ TTKT trước khi áp dụng LPMT vẫn ở mức thấp nhưng lại luôn ổn định và tương đối cao trong giai đoạn áp dụng chính sách LPMT.

Ngoài ra còn rất nhà kinh tế học cũng tham gia nghiên cứu về đề tài này và đồng tình với quan điểm chính sách LPMT có tác động tích cực tới TTKT như: Mollick và cộng sự (2011) đã kiểm tra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực tế cho một nhóm các nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế mới nổi. Họ nhận thấy rằng việc áp dụng chế độ LPMT dẫn đến sản lượng cao hơn và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên ở cả nền kinh tế công nghiệp lẫn nền kinh tế mới nổi. Theo Epstein và Yeldan (2009), LPMT sẽ giúp TTKT ổn định ở mức tiềm năng của nó. Vega và Winkelried (2005) đánh giá tác động của chính sách LPMT đến kinh tế, mẫu nghiên cứu là 109 nước phát triển và đang phát triển, và thấy rằng các nước áp dụng LPMT có mức độ và biến động của lạm phát thấp hơn với các nước không áp dụng LPMT, TTKT cũng ổn định hơn. Lin và Ye (2009) mở rộng mô hình của họ (Lin và Ye, 2007) cho các nước đang phát triển để đánh giá hiệu quả chính sách LPMT trong một mẫu 52 nước đang phát triển và phát hiện ra rằng LPMT làm giảm đáng kể lạm phát thực tế và tác động tích cực đến TTKT.

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về chính sách LPMT như: Phí Trọng Hiển (2005), Nguyễn Văn Tiến và Vũ Hoàng Phương Quế (2005), Nguyễn Hữu Nghĩa (2005), Đỗ Thị Đức Minh (2005), Nguyễn Văn Hà (2007), Tô Ánh Dương và các cộng sự (2012), Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy (2012), Nguyễn Thị Hiền (2015), Lê Thái Phong và các cộng sự (2017),…Tuy nhiên, hầu hết các công trình này tập trung vào việc khái quát hóa cơ sở lý luận, phân tích các đặc điểm, các điều kiện áp dụng chính sách LPMT, đúc rút bài học kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng chính sách LPMT. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng và đề xuất lộ trình và biện pháp theo đuổi chính sách LPMT cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu ngưỡng lạm phát tối ưu đối với TTKT ở Việt Nam như Tô Kim Ngọc và Nguyễn Khương Duy (2015). Các tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và TTKT của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 thông qua mô hình đường cong Phillips và đưa ra khuyến nghị Việt Nam nên theo đuổi lạm phát ở mức 10% để đảm bảo cân bằng giữa TTKT và ổn định giá cả. Trong khi đó, Nguyễn Anh Phong (2017) đã nghiên cứu quan hệ giữa TTKT và lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2016 và tìm ra ngưỡng lạm phát tối ưu tại Việt Nam chỉ ở mức 3,22%/năm. Nếu lạm phát cao hơn mức này, khả năng suy giảm tăng trưởng sẽ xuất hiện,... Mặc dù vậy, các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách LPMT đối với TTKT lại hầu như chưa có.

  1. Giới thiệu chính sách LPMT

Chính sách LPMT được áp dụng lần đầu tiên tại New Zealand vào tháng 4 năm 1990, cho đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức đưa ra các khái niệm, lý thuyết khác nhau về LPMT. Trong đó, khái niệm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được xem là khá đầy đủ và chi tiết: Chính sách tiền tệ LPMT là một bản thông báo đưa ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định CSTT tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm  giải trình của NHTW để đạt được chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về CSTTsẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của CSTT.

2.1 Lý do áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu

Tính đến nay, đã có hơn 30 quốc gia áp dụng chính sách LPMT. Lý do các nước chuyển đổi sang chính sách LPMT là rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể chia các nước áp dụng thành 2 nhóm chính:

Thứ nhất, nhóm nước áp dụng do kỳ vọng một cơ chế CSTT mới hiệu quả hơn. Các quốc gia trước khi thực hiện chính sách LPMT đều gặp phải khó khăn trong việc sử dụng các neo danh nghĩa khác (như tỷ giá hay cung tiền), cũng như mong muốn một tỷ lệ lạm phát thấp hơn và neo các kỳ vọng lạm phát (Freedman và Laxton, 2009a). Thuộc nhóm lý do này phần lớn là các nước công nghiệp phát triển như New Zealand, Canada, Vương quốc Anh,...  hoặc một số nước chuyển đổi như Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Hungary,...

Thứ hai, nhóm nước áp dụng nhằm ứng phó hoặc bị tác động bởi các cú sốc về khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Các nước thuộc nhóm lý do này đa số là các nước đang phát triển. Điển hình cho việc áp dụng chính sách LPMT để ứng phó với các cú sốc tiền tệ là Brazil. Tháng 1/1999 Brazil đối mặt với sự sụp đổ của đồng Real, để ứng phó với việc này tháng 6/1999 Brazil quyết định áp dụng chính sách LPMT. Trong khi đó đối với các quốc gia như Nam Phi, Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Indonesia,.. việc áp dụng chính sách LPMT không phải bắt đầu từ các cú sốc kinh tế trực tiếp nhưng trước đó các nước này đã trải qua hoặc chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Họ cần một neo mới cho CSTT sau khi hủy bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

  • Điều kiện áp dụng chính sách LPMT

Chính sách tiền tệ LPMT là một khuôn khổ chính sách mà NHTW sẽ trực tiếp và công khai mức (hoặc khung) lạm phát làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Theo nghiên cứu thực nghiệm của Batini và cộng sự (2005) đối với 31 nền kinh tế (trong đó có 21 nền kinh tế áp dụng LPMT), có 4 nhóm điều kiện để theo đuổi LPMT thành công, đó là:

  • Mức độ độc lập của NHTW

Mức độ độc lập của NHTW được thể hiện trên 3 nội dung: độc lập về chính sách, độc lập về kinh tế và độc lập về chính trị. Độc lập về chính sách hay độc lập về công cụ là việc NHTW được quyền chủ động trong việc hoạch định và thực thi CSTT. Độc lập về mặt kinh tế là việc NHTW không chịu các áp lực tài khóa, nghĩa là NHTW không phải tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước; kỷ luật thu, chi ngân sách phải được đảm bảo. Độc lập về chính trị của NHTW được hiểu là nhiệm kỳ và miễn nhiệm hội đồng Thống đốc của NHTW không bị ảnh hưởng bởi Chính phủ trong việc bổ nhiệm.

  • Hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, mô hình dự báo, năng lực dự báo. Trong đó:

Hệ thống cơ sở dữ liệu bao gồm số liệu về lạm phát, các chỉ số kinh tế vĩ mô trong quá khứ làm cơ sở dự báo những diễn biến kinh tế trong tương lai. Hệ thống cơ sở dữ liệu kém cập nhật hoặc không được công bố đều đặn hàng tháng hoặc hàng quý sẽ khiến NHTW thiếu đánh giá sát thực nhất về diễn biến thị trường, qua đó ảnh hưởng đến định hướng và liều lượng của các công cụ CSTT.

Mô hình dự báo là công cụ dùng để xử lý kỹ thuật về mặt kinh tế lượng của các dữ liệu đầu vào. Hầu hết các NHTW áp dụng chính sách LPMT sử dụng một hệ thống các mô hình. Với việc sử dụng nhiều mô hình khác nhau với các mục tiêu khác nhau NHTW có thể đưa ra cơ sở lý thuyết và dữ liệu cùng với những đánh giá mang tính định tính để đưa ra quyết định cuối cùng.

Năng lực dự báo phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người trong công tác thống kê, phân tích và truyền đạt thông tin. Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức về kinh tế lượng, am hiểu kinh tế vĩ mô, xây dựng được các mô hình dự báo phù hợp là yếu tố quan trọng trong công tác dự báo.

  • Mức độ lành mạnh của hệ thống tài chính

Chính sách LPMT đòi hỏi phải có một thị trường tài chính vững mạnh, có kỷ cương, kỷ luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh. Để có một thị trường tài chính lành mạnh phải có hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh đi kèm một thị trường vốn phát triển hiệu quả và an toàn. Nếu hệ thống ngân hàng yếu kém NHTW không thể nâng lãi suất để kiểm chế lạm phát ở mức mục tiêu bởi vì nếu làm như vậy có thể sẽ dẫn đến sụp đổ của hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, mức độ lành mạnh của chính sách tài khóa phải cao. Ổn định tài khoá là điều kiện cần thiết mang tính nền tảng để kiểm soát lạm phát, cũng như đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế LPMT (Nguyễn Thị Hiền, 2015). Nếu thực hiện chính sách tài khóa không hiệu quả sẽ làm tăng áp lực đối với các cơ quan tiền tệ trong việc tài trợ để trả nợ, bởi vậy sẽ làm cung tiền và lạm phát tăng nhanh. Khi đó, CSTT trở nên phụ thuộc vào các quyết định tài khoá và mục tiêu lạm phát sẽ khó có thể đạt được.

  • Cấu trúc kinh tế phù hợp

Cấu trúc kinh tế thể hiện qua các yếu tố: Mức độ đô la hóa nền kinh tế, chế độ tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế. Tình trạng đô la hóa làm giảm hiệu quả kiểm soát và điều hành CSTT của NHTW vì NHTW không kiểm soát và xác định chính xác được toàn bộ khối lượng tiền tệ và phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Từ đó ảnh hưởng đến việc cung ứng, phân tích và dự báo những thay đổi tổng phương tiện thanh toán của NHTW. Điều này sẽ dẫn đến hoạt động điều hành CSTT nhằm đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát thông qua mục tiêu trung gian bị méo mó. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định buộc NHTW phải thường xuyên phải can thiệp để bảo vệ tỷ giá ở mức cam kết. Khi đó, mục tiêu lạm phát sẽ không được ưu tiên nữa. Vì vậy, để thực hiện thành công chính sách LPMT đòi hỏi các quốc gia thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt trong biên độ rộng hoặc thả nổi hoàn toàn. Độ mở nền kinh tế là chỉ số được sử dụng để đo lường chính sách mở cửa thương mại của một quốc gia, chính sách thương mại càng theo hướng tự do hóa, thì độ mở của nền kinh tế càng lớn. Khi độ mở nền kinh tế lớn, giá cả hàng hóa sẽ bị biến động nhiều, tức lạm phát sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Do vậy, nếu muốn thực hiện tốt chính sách LPMT, các nước phải kiểm soát được độ mở nền kinh tế.

Mặc dù nhận được sự đồng thuận của nhiều công trình nghiên cứu khác, nhưng không ít nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các điều kiện trước khi bắt đầu chuyển đổi sang LPMT. Việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện tiên quyết để thực hiện cơ chế LPMT không quan trọng bằng việc kiên định theo đuổi việc cải thiện các điều kiện trên một khi đã áp dụng cơ chế LPMT. Do vậy, NHTW phải đề ra lộ trình và phối hợp cùng chính phủ để cố gắng hoàn thiện những điều kiện còn thiếu đó.

  1. Đôi nét về chính sách LPMT của Chile
    • Hoàn cảnh ra đời

Trước khi áp dụng chính sách LPMT, tỷ lệ lạm phát của Chile luôn ở mức rất cao. Cụ thể, từ năm 1971-1974, tỷ lệ lạm phát tăng vọt từ 20,06% lên đến 504,73%, đây cũng là mức lạm phát cao nhất trong lịch sử của Chile. Sau đó tỷ lệ lạm phát đã giảm dần và giữ ở mức 2 con số. Sang những năm 1980, lạm phát Chile đã ổn định hơn tuy nhiên vẫn ở mức khá cao, lạm phát trung bình là 21,36%. Tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong thời kì này là 9,94% vào năm 1982, đây cũng là dần duy nhất trong suốt 2 thập niên lạm phát xuống mức 1 con số.

Biểu đồ 1. Tỷ lệ lạm phát tại Chile giai đoạn 1970-1979 và 1980-1989

Đơn vị: %

Nguồn: World Bank

Để đối phó với lạm phát, NHTW Chile đã chuyển từ chính sách tỷ giá cố định sang chính sách biên độ tỷ giá. Tuy nhiên, CSTT trong giai đoạn này không đem lại kết quả khả quan, nền kinh tế vẫn đối mặt với lạm phát cao (20-30%), thâm hụt ngân sách lớn, TTKT thấp. Vào cuối những năm 1980, việc tìm kiếm một CSTT hiệu quả là một nhu cầu thực tế và cấp bách của Chile. NHTW Chile buộc phải cải tổ việc xây dựng và điều hành CSTT, chuyển sang chính sách lấy lạm phát làm mục tiêu.

  • Các giai đoạn thực hiện chính sách

Chile là quốc gia thứ hai (sau New Zealand) chuyển sang khuôn khổ chính sách LPMT. Do chưa có nhiều bài học từ các nước đi trước nên trong quá trình thực hiện Chile vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thay vì lựa chọn chuyển đổi nhanh sang cơ chế LPMT, Chile đã lựa chọn phương thức chuyển đổi từ từ. Mặc dù chính thức tuyên bố chuyển đổi sang chính sách LPMT từ tháng 9/1990 nhưng đến tháng 9/1999 nước này mới áp dụng chính sách LPMT hoàn toàn.

* Giai đoạn 1 (9/1990-9/1999)

Chile áp dụng chính sách LPMT nhưng chưa có khuôn khổ hoàn chỉnh: NHTW chưa có dự báo và báo cáo lạm phát, chưa cam kết mạnh với dân chúng về mức lạm phát. Song, trong giai đoạn này, NHTW Chile đã xây dựng những điều kiện để từng bước thiết lập chính sách LPMT hoàn chỉnh như: trao quyền độc lập cho NHTW và quyền theo đuổi mục tiêu lạm phát là mục tiêu chính, thiết lập các quy định về giám sát và quản lý hoạt động ngân hàng, chuẩn bị ngân sách nhà nước đủ mạnh và cải thiện hệ thống tài chính, chuyển từ chế độ tỷ giá hối đoái cố định sang thả nổi có quản lý với biên độ ngày càng nới lỏng,…Bên cạnh đó, NHTW Chilê cũng theo đuổi cách tiếp cận dần dần để giảm tỷ lệ LPMT. Khi tỷ lệ LPMT được công bố vào tháng 9/1990, NHTW giải thích đây là tỷ lệ lạm phát kế hoạch cần cố gắng để đạt được chứ không công bố đây là tỷ lệ lạm phát phải đạt được. Chỉ đến khi NHTW đạt được những thành công về giảm tỷ lệ lạm phát và đạt được những mục tiêu thì họ mới nhấn mạnh cần phải đạt được tỷ lệ lạm phát này.

Kết quả là Chile đã giảm lạm phát thực tế từ mức lạm phát cao (26% năm 1990) đến mức lạm phát thấp và ổn định (3,3% năm 1999). Chỉ số LPMT trung bình mỗi năm giảm 1,5%. Lạm phát thực tế không còn biến động mạnh như trước khi thực hiện chính sách LPMT mà có xu hướng giảm dần qua từng năm và rất sát với mức mục tiêu. Trong những năm lạm phát thực tế nằm ngoài khung LPMT thì khoảng cách giữa 2 chỉ số cũng không quá xa.

Biểu đồ 2. Lạm phát thực tế và lạm phát mục tiêu tại Chile (1985-1999)

Đơn vị: %

Nguồn: Rodrigo Valdés, 2007

* Giai đoạn 2 (9/1999-nay)

Chile chính thức thực hiện chính sách LPMT hoàn toàn và có nhiều thay đổi quan trọng trong CSTT, trong đó, thay đổi quan trọng nhất là Chile chuyển sang áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi. NHTW thông báo cụ thể về mức LPMT. Ví dụ, mục tiêu lạm phát cho năm 2000 là 3,5% và từ năm 2001 trở đi là từ 2% - 4%. Mục tiêu 2% - 4% này được duy trì  cho đến cuối năm 2006, thời gian thực hiện chính sách là từ 12 đến 24 tháng. Vào đầu năm 2007, nhằm làm cho toàn bộ khuôn khổ CSTT minh bạch hơn, NHTW Chile đã công bố một tài liệu mới miêu tả đầy đủ mục tiêu, cách tiến hành, cơ chế truyền dẫn, thực hiện và truyền thông của CSTT. Tài liệu này xác định lại một cách rõ nét và tinh tế về mục tiêu lạm phát cũng như sự thay đổi trong tầm nhìn chính sách. Mục tiêu được xác định lại là giữ lạm phát hàng năm ở mức 3%, với biên độ ±1%. Sự thay đổi này có hai điều quan trọng: thứ nhất, mục tiêu 3% như là neo danh nghĩa chính của nền kinh tế và thứ hai, trong một vài trường hợp, lạm phát có thể được tạm thời thay đổi trong khoảng 2% - 4% và sẽ không có sự gián đoạn trong việc thực hiện CSTT. Khoảng thời gian thực hiện chính sách cũng được thay đổi: “khoảng 2 năm” thay vì “12 đến 24 tháng”. Khoảng thời gian thực hiện chính sách là khoảng thời gian tối đa mà NHTW Chile sẽ cố gắng mang lại lạm phát lên đến 3% trong những điều kiện bình thường.

Ngoài ra, trong giai đoạn thứ 2 này, NHTW đã bắt đầu xuất bản một báo cáo lạm phát ba lần một năm vào các tháng 1, 5 và 9 (lần đầu là tháng 5/2000). Đến năm 2009 báo cáo lạm phát được tăng lên thành 4 lần một năm (vào các tháng 3, 6, 9 và 12).  Thông tin về các cuộc họp CSTT hàng tháng cũng được NHTW công bố vào ngày mồng 6 tháng trước, và công bố các biên bản cuộc họp CSTT sau 3 tháng, sau này rút ngắn xuống chỉ còn 3 tuần. Nhìn chung, NHTW đã có sự cải thiện đáng kể trong việc công bố thông tin, bao gồm dự báo chi tiết và quan điểm về cơ chế truyền dẫn.

Kết quả là trong giai đoạn 2000-2007, lạm phát hàng năm đạt trung bình 2,8%, phần lớn thời gian tỷ lệ lạm phát thực tế nằm trong khoảng 2% - 4%. Năm 2008, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, kinh tế Chile cũng gặp nhiều tổn thất, tốc độ TTKT giảm còn 3,5%, lạm phát tăng lên đến 8,72%. Sự bất ổn này kéo dài đến 2009, khi đó kinh tế Chile thậm chí còn tăng trưởng âm, cụ thể là -1,6%, lạm phát ở mức rất thấp 0,71%. Từ năm 2010, kinh tế Chile dần hồi phục, tốc độ tăng trưởng đạt 5,8%.

Biểu đồ 3. Tỷ lệ lạm phát thực tế của Chile giai đoạn 1990-2016

Đơn vị: %

Nguồn: World Bank

            Ngoài thành công trong việc giảm tỷ lệ lạm phát, mức lạm phát thực tế cũng được giữ ở gần mức mục tiêu hơn, từ đó giúp cho mức lạm phát kỳ vọng (nhất là mức lạm phát kỳ vọng trong khoảng 2 năm tiếp theo) sát với ngưỡng mà NHTW mong đợi. Như vậy có thể thấy, công chúng đặt niềm tin lớn vào NHTW trong việc kiểm soát lạm phát. Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí và tổn thất cho nền kinh tế khi kiểm soát lạm phát.

Biểu đồ 4. Lạm phát thực tế và lạm phát mục tiêu Chile giai đoạn 2000-2017

Đơn vị: %

Nguồn: Ngân hàng trung ương Chile

Biểu đồ 5. Lạm phát mục tiêu và lạm phát kỳ vọng của Chile giai đoạn 2001-2016

Đơn vị: %

 

Nguồn: Naudon Joaquín, 2016

  1. Kinh tế Chile trước và sau khi áp dụng chính sách LPMT

Trong những năm 1970 và 1980, thu nhập bình quân đầu người của Chile ở mức trung bình thấp so với khu vực Mỹ Latin. GDP bình quân đầu người dao động trong khoảng 4000-6000 USD, còn khu vực Mỹ Latin là từ 5000-7000 USD (tính theo giá so sánh 2010).

Biểu đồ 6. Thu nhập bình quân đầu người của Chile và Mỹ Latin giai đoạn 1970-1989 (tính theo giá so sánh năm 2010)

 Đơn vị: USD/người

Nguồn: World Bank

Trong giai đoạn này, TTKT Chile trải qua 2 thời kì suy thoái, đó là 1972-1975 và 1982-1983, đỉnh điểm là năm 1975, tăng trưởng –12,91%.

Biểu đồ 7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Chile giai đoạn 1970-1989

Đơn vị: %

Nguồn: World Bank

Việc thông qua chính sách LPMT cùng với mở cửa nền kinh tế đã giúp kinh tế Chile có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người của Chile trong giai đoạn này đã tăng lên một cách đáng kể. Từ một nước có thu nhập trung bình thấp so với khu vực, Chile đã vươn lên thành một trong nhưng quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất Mỹ Latin (cao gấp 1,64 lần mức trung bình của khu vực Mỹ Latin). GDP bình quân đầu người (tính theo ngang giá sức mua) tăng từ 8.991 USD/người năm 1990 lên 22.706 USD/người năm 2016, tức tăng gấp 2,55 lần.

Biểu đồ 8. Thu nhập bình quân đầu người của Chile và khu vực Mỹ Latin giai đoạn 1990-2016 (tính theo ngang giá sức mua)

Đơn vị: USD/người

Nguồn: World Bank

Kinh tế Chile thời kì này cũng tăng trưởng khá ổn định (trung bình 6%/năm), và là một trong những nước tăng trưởng cao và bền vững hàng đầu tại khu vực Mỹ Latin. So với 2 nước phát triển khác trong khu vực là Brazil và Mexico, tốc độ TTKT của Chile luôn cao hơn. Đặc biệt là vào năm 1992, kinh tế Chile tăng trưởng lên đến gần 12% thì Mexico chỉ là 4%, Brazil thậm chí còn tăng trưởng âm. Vào các năm kinh tế suy thoái, kinh tế Chile cũng ít chịu tác động hơn, chỉ có 2 lần TTKT Chile dưới mức 0% (1999, 2009) trong khi đó Mexico là 3 lần (1995, 2001, 2009), Brazil là 4 lần (1992, 2009, 2015, 2016).

  1. Đánh giá tác động của chính sách LPMT đến TTKT Chile
    • Các biến và nguồn số liệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Để xác định tác động của chính sách LPMT đến TTKT Chile trong giai đoạn từ quý 1/1980 đến quý 4/2017, các tác giả dựa vào nghiên cứu của Richard Ayisi (2013) và Mokgola Aubrey (2015) để lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập. Trong đó:

  • Biến phụ thuộc:

Biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng giá trị logarit của tổng sản phẩm quốc nội GDP (tính theo PPP).

  • Biến độc lập:

Các nhân tố được chọn làm biến độc lập giải thích cho TTKT bao gồm: lạm phát mục tiêu, tỷ lệ lạm phát thực tế, lãi suất thực tế, và tỷ lệ thất nghiệp. Trong đó, biến lạm phát mục tiêu được xác định bằng phương pháp đặt biến giả, lạm phát mục tiêu nhận giá trị 0 trong giai đoạn trước khi Chile áp dụng chính sách LPMT (Q1/1980 – Q4/1990) và nhận giá trị 1 trong giai đoạn Chile áp dụng chính sách LPMT (Q1/1991 – Q4/2017). Các biến tỷ lệ lạm phát thực tế, lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp là các biến định lượng được thu thập theo từng quý từ năm 1980 đến 2017.

Bảng 1. Mô tả các biến số

Tên biến

Loại biến

Ký hiệu

Đơn vị

Nguồn số liệu

Tăng trưởng kinh tế

Phụ thuộc

Log(GDP)

%

OECD

Lạm phát mục tiêu

Độc lập

IT

%

NHTW Chile

Tỷ lệ lạm phát thực tế

Độc lập

IR

%

OECD

Tỷ lệ thất nghiệp

Độc lập

U

%

OECD

Lãi suất thực tế

Độc lập

R

%

OECD

 

  • Mô hình ước lượng

Bài viết tập trung nghiên cứu sự thay đổi tương đối của biến phụ thuộc theo thời gian nên mô hình kinh tế lượng được sử dụng có dạng:

Log(GDP)t = β0 + β1ITt + β2IRt + β3Ut + β4Rt + εt

  • Phương pháp nghiên cứu

Các tác giả thực hiện hồi quy tham số của mô hình bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để xác định chiều tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc và giá trị của các hệ số hồi quy.

  • Kết quả nghiên cứu

Sử dụng phần mềm kinh tế lượng STATA 12, kết quả nghiên cứu được trình bày như ở dưới đây:

* Kết quả kiểm định tính dừng của các biến

Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi được thể hiện trong Bảng 2 dưới đây

Bảng 2. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến số

Tên biến

Mức

t-Statistic

Prob

Kết luận

Log(GDP)

Chuỗi gốc

-5,468

0,000

Dừng

IR

Chuỗi gốc

-5,164

0,000

Dừng

R

Chuỗi gốc

-5,110

0,000

Dừng

U

Chuỗi gốc

-10,469

0,000

Dừng

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Theo kết quả kiểm định, các chuỗi đều dừng tại chuỗi gốc. Do đó, việc phân tích thông kê và ước lượng mô hình được thực hiện trên chuỗi gốc.

            * Kết quả thống kê mô tả

Thống kê mô tả chi tiết về số liệu được thể hiện trong Bảng 3. Đối với mỗi biến số, dữ liệu được thu thập qua từng quý trong 38 năm từ 1980 đến 2017.

Bảng 3. Thống kê mô tả dữ liệu

Tên biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Log(GDP)

152

12,11

0,54

11,22

12,88

IT

152

0,71

0,46

0

1

IR

152

10,28

9,53

-3,03

39,01

U

152

9,01

2,92

5,50

19,97

R

152

15,26

13,36

0,48

60,64

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Trước khi tiến hành hồi quy mô hình, các biến được kiểm tra mối quan hệ tương quan với nhau để xác định độ tin cậy của các biến.

Bảng 4. Mối quan hệ tương quan giữa các biến

 

Log(GDP)

IR

U

R

Log(GDP)

1,00

 

 

 

IR

-0,82

1,00

 

 

U

-0,68

0,44

1,00

 

R

-0,86

0,73

0,59

1,00

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Bảng 4 cho thấy giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến đều không vượt quá 0,86 nên các biến số đều đáng tin cậy để tiến hành hồi quy mô hình. Dựa vào bảng này có thể dự đoán được chiều ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Các biến tỷ lệ lạm phát thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực tế đều tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế của Chile.

* Kết quả ước lượng

            Kết quả ước lượng được trình bày trong Bảng 5 dưới đây

Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình

Source

SS

df      

MS

 

Number of obs

152

 

F(4, 147)

243.1

Model

38,28

4,00

9,569

 

Prob > F

0

Residual

5,79

147,00

147,039

 

R-squared

0,8687

Total

44,06

151,00

0,291

 

Adj R-squared

0,8651

 

Root MSE

0,1984

             

Log(GDP)

Coef.

Std. Err.     

t

P>t

[95% Conf. Interval]

IT

0,188

0,073

2,570

0,011

0,044

0,332

IR

-0,020

0,003

-6,590

0,000

-0,025

-0,014

U

-0,039

0,008

-4,910

0,000

-0,054

-0,023

R

-0,014

0,002

-7,010

0,000

-0,019

-0,010

_cons

12,744

0,124

102,770

0,000

12,499

12,989

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Sau khi có kết quả ước lượng, các tác giả thực hiện các kiểm định khuyết tật có thể có của mô hình.

* Các kiểm định khuyết tật của mô hình

Kiểm định  hiện tượng đa cộng tuyến

Theo kết quả kiểm định đa cộng tuyến từ Bảng 6, ta thấy VIF trung bình bằng 3,06 tất cả các biến đều có VIF nhỏ hơn 10 và 1/VIF < 1 cho nên mô hình không mắc phải khuyết tật đa cộng tuyến.

Bảng 6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

Biến

VIF

1/VIF

IT

4,22

0,237

IR

3,09

0,324

U

2,93

0,341

R

2,02

0,494

VIF trung bình

3,06

 

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Dùng kiểm định Breusch-Pagan để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình, kết quả thu được:

Bảng 7. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình

Chi2(1)

2,13

Prob > chi2(1)

0,1148

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Kết quả kiểm định Breusch-Pagan cho thấy, P_value = 0,1148 > 0,05 cho nên mô hình không mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Ta sử dụng kiểm định Breusch-Godfrey để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Kết quả thu được là giá trị d của Durbin Watson là 1.9937, cho nên không có hiện tượng tự tương quan bậc 1 trong mô hình

Bảng 8. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

lags(p)

Durbin Watson stat

1

1,9937

Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích trên STATA 12

Như vậy, mô hình không bị mắc các khuyết tật. Các phân tích tiếp theo sẽ dựa trên kết quả hồi quy trong Bảng 5 ở trên.

* Phân tích kết quả hồi quy

Từ Bảng 5 ta thấy rằng với mức ý nghĩa 5%, các biến IT, IR, U và R đều có ý nghĩa thống kê. Với R2 = 0,8687, mức độ phù hợp của mô hình là 86,87%. Hay, sự biến đổi của các biến độc lập giải thích 86,87% sự biến đổi của biến phụ thuộc.

Vậy mô hình hồi quy có dạng:

Log(GDP) = 12,744 + 0,188IT – 0,020IR – 0,039U – 0,014R + εt

Kết quả hồi quy cho thấy rằng, các biến tỷ lệ lạm phát thực tế, lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp đều tác động ngược chiều tới tăng trưởng kinh tế, còn lạm phát mục tiêu tác động cùng chiều tới tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác, việc áp dụng chính sách LPMT sẽ giúp TTKT của Chile cao hơn, Cụ thể, TTKT ở thời kì áp dụng chính sách LPMT cao hơn e0,188 = 1,2068 lần (hay 20,68%) so với thời kỳ không áp dụng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết kinh tế vĩ mô.

Như vậy, việc ước lượng tác động của chính sách LPMT tới TTKT Chile đã phần nào khẳng định tầm quan trọng của chính sách LPMT trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Chính sách LPMT không chỉ giúp kiềm chế lạm phát mà còn tác động tích cực đến TTKT của Chile. Tuy nhiên, chính sách LPMT chỉ là một phần và không thể phủ nhận tác động của các nhân tố khác nữa đến TTKT. Chính phủ và NHTW Chile vẫn cần chú trọng đến việc phối hợp thực hiện chính sách LPMT với các chính sách khác một cách hiệu quả để mang lại kết quả tốt nhất cho nền kinh tế.

  1. Đánh giá khả năng áp dụng lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

Chính sách LPMT đang tỏ ra vô cùng hiệu quả và trở thành một xu hướng mới trên thế giới, nhiều quốc gia đang phát triển cũng đã chuyển sang áp dụng chính sách này. Việt Nam hiện nay đang theo đuổi CSTT đa mục tiêu, những năm qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát khi chưa có công cụ thật sự hữu hiệu. NHNN cũng xác định rằng cần phải tìm một neo mới cho CSTT để có thể chủ động kiểm soát lạm phát. Phương án theo đuổi chính sách LPMT làm khuôn khổ CSTT cũng có thể là một lựa chọn. Và lựa chọn này có khả năng thực hiện được hay không thì cần phải tiến hành xem xét, đối chiếu với các điều kiện cơ bản để áp dụng LPMT đã nêu ở trên. Cụ thể:

  • Về mức độ độc lập của NHTW

Tại Việt Nam, trên cả phương diện pháp lý lẫn thực tế, có thể thấy mức độ độc lập của NHNN còn hạn chế. Điều đó phần nào làm giảm tính linh hoạt trong việc điều hành thực hiện CSTT quốc gia, thậm chí đôi khi gây ra sự chậm trễ trong phản ứng chính sách trước các diễn biến khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ. Cụ thể:

Mức độ độc lập về chính sách: Theo quy định của Luật NHNN năm 2010, NHNN có trách nhiệm xây dựng CSTT để Chính phủ xem xét và trình Quốc hội quyết định. Sau đó, NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách khi đã được phê duyệt. Như vậy NHNN không phải là tổ chức có thể có ý kiến quyết định cuối cùng về CSTT.

Mức độ độc lập về kinh tế: NHNN Việt Nam trực thuộc Chính phủ và trên thực tế Chính phủ đã từng sử dụng NHNN để tài trợ cho các khoản vay và chi tiêu của mình. Song nhìn chung, hiện nay mức độ độc lập về kinh tế đang dần được cải thiện. Kỷ luật tài khóa đã được xây dựng như đặt ra mức bội chi ngân sách, ngưỡng trần nợ công,... Ví dụ, mức bội chi ngân sách cho giai đoạn 2013 – 2015 là dưới 4,5% GDP, cho giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 4% GDP và bình quân 3% GDP cho giai đoạn sau 2020. Trần nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, dư nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP,…(Lê Thái Phong và cộng sự, 2017).

Mức độ độc lập về chính trị: có thể thấy tất cả nhân viên trong hệ thống NHNN đều là những công chức, viên chức do nhà nước bổ nhiệm và trả lương. Nhiệm kỳ của Thống đốc là 5 năm trùng với nhiệm kỳ của Chính phủ, do vậy khó có thể nói tới tính độc lập về nhân sự của NHNN.

  • Về hạ tầng kỹ thuật

Xét về hệ thống cơ sở dữ liệu, số liệu thống kê, công tác thống kê ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây đã được quan tâm và cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở dữ liệu đầu vào về kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN vẫn còn thiếu, đang trong quá trình hoàn thiện, chuỗi thời gian chưa đủ dài và chưa được cập nhật một cách hệ thống, đặc biệt là dữ liệu theo quý, theo tháng, điều này khiến cho công tác dự báo gặp khó khăn.

Xét về công tác dự báo, NHNN đã từng bước xây dựng và triển khai các phương pháp luận và công cụ dự báo bằng mô hình, đồng thời hình thành bước đầu khuôn khổ phân tích, đánh giá chính sách. NHNN đang tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai xây dựng khuôn khổ lập trình tài chính vĩ mô nhằm hỗ trợ dự báo trung hạn và tạo lập khuôn khổ phân tích chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên 4 khu vực của nền kinh tế. Cùng với đó, NHNN tích cực nghiên cứu, tiếp cận các hệ thống cảnh báo sớm về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng dựa trên các mô hình tham số và phi tham số nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác điều hành CSTT và phân tích, giám sát, dự báo, cảnh báo sớm rủi ro về kinh tế. NHNN cũng đã xây dựng và triển khai quy trình nội bộ dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng bao gồm 12 bước từ khâu thu thập dữ liệu, thông tin đến đánh giá và báo cáo kết quả dự báo. Tuy vậy, năng lực, chất lượng phân tích, dự báo, đặc biệt là về kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính còn yếu so với yêu cầu điều hành chính sách, quản lý và giám sát tiền tệ. Kết quả dự báo chưa có độ chính xác cao, mặc dù dự báo được xu hướng và những nhân tố tác động chính, song kết quả dự báo trung, dài hạn còn có sự chênh lệch so với thực tế. 

  • Về độ lành mạnh của hệ thống tài chính

Một hệ thống tài chính lành mạnh là nền tảng để chính sách LPMT có thể thành công. Tuy nhiên, trình độ phát triển của hệ thống tài chính – ngân hàng ở Việt Nam vẫn còn tương đối thấp và thiếu bền vững, thiếu năng động, chưa phản ánh được cung - cầu về vốn, các công cụ thị trường còn rất ít và sử dụng không hiệu quả nên hạn chế khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN thông qua các công cụ CSTT.

Đối với độ lành mạnh của chính sách tài khóa, mặc dù đã xây dựng kỷ luật tài khóa nhưng Việt Nam vẫn thường xuyên đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn (khoảng 5% GDP – cao hơn ngưỡng đặt ra), trong khi so với các nước khác trong khu vực vào thời điểm áp dụng chính sách LPMT đều có mức thâm hụt ngân sách thấp hơn đáng kể (ví dụ: Thái Lan khoảng  – 2,8%, Indonesia  – 1,1%,...). Nợ công của Việt Nam cũng tăng nhanh, gần kịch trần 65% mà Quốc hội đặt ra. Nguồn thu ngân sách không dồi dào, thị trường trái phiếu chính phủ chưa phát triển đủ sâu nên hạn chế khả năng Chính phủ tiếp cận được nguồn vốn từ thị trường tài chính để tài trợ cho ngân sách (Mai Thu Hiền, 2016).

  • Về cấu trúc kinh tế

Về mức độ đô la hóa của nền kinh tế, theo tiêu chí của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) chiếm trên 30% trong khối tiền tệ mở rộng (M2). Nếu tính theo tiêu chí này thì từ năm 2006 đến nay, tình trạng đô la hóa của Việt Nam đã có xu hướng giảm nhưng Việt Nam vẫn là nước có mức độ đô la hóa tiền gửi hóa cao nhất trong khu vực châu Á. Cụ thể, giai đoạn 2008 - 2011, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ của tổ chức và dân cư bao gồm tiền gửi thanh toán và tiết kiệm ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán dao động trong khoảng 20%. Năm 2011, tỷ lệ FCD/M2 là 15,8% và giảm xuống mức 12,4% trong năm 2012, 11,6% trong năm 2014, 10,39% vào tháng 3/2015 và đến tháng 6/2017 còn 8,5%.

Về chế độ tỷ giá hối đoái, bắt đầu từ năm 2016, NHNN thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm trong đó tỷ giá được xác định trên cơ sở diễn biến của 3 yếu tố chính: (1) Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước. (2) Diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của 8 đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (gồm USD, EUR, CNY, THB, JPY, SGD, KRW, TWD). (3) Các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu CSTT. Cơ chế này đã phản ánh được phần nào cung - cầu của thị trường nhưng về cơ bản vẫn xoay quanh vấn đề neo tỷ giá khi NHNN vẫn còn yêu cầu một biên độ điều chỉnh tỷ giá.

Về độ mở của nền kinh tế, chỉ số này của Việt Nam khá cao, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), độ mở của nền kinh tế luôn trên 150%. Tính đến năm 2016, độ mở nền kinh tế Việt Nam đã trên 220%. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam cao nhưng chất lượng độ mở lại thấp, thể hiện ở việc hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp trong khi nhập khẩu nguyên phụ liệu còn lớn. Vì vậy, mọi biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế trong nước.

Biểu đồ 9. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2016

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tự tính toán dựa trên số liệu của World Bank

Từ những phân tích trên cho thấy các điều kiện áp dụng hiệu quả chính sách LPMT tại Việt Nam vẫn chỉ đáp ứng ở mức thấp. Tuy nhiên, chính sách LPMT vẫn là một lựa chọn để cân nhắc ngay cả khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết. Và để thực hiện được khuôn khổ chính sách này Việt Nam cần có lộ trình giải pháp phù hợp.

  1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc áp dụng chính sách LPMT
    • Đề xuất lộ trình áp dụng chính sách LPMT

Bài học từ sự thành công trong thực hiện chính sách LPMT của Chile cho thấy, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thì lộ trình thực hiện chính sách cũng vô cùng quan trọng. Do vậy, để theo đuổi chính chính LPMT Việt Nam cần xây dựng lộ trình và từng bước hiện thực hóa mục tiêu. Cụ thể:

  • Giai đoạn I: từ năm 2019 đến 2023
  • Trao quyền độc lậр cho NHNN trong xâу dựng và thực thi CSTT,
  • Cải thiện hạ tầng kỹ thuật và hoàn thiện thị trường tài chính,
  • Theo đuổi chính sách LPMT linh hoạt thông qua việc xây dựng khung LPMT rộng. Việc đưa ra khung LPMT rộng có thể cho phép NHNN linh hoạt ứng phó với những cú sốc và đưa ra lựa chọn tối ưu trong bối cảnh CSTT còn theo đuổi các mục tiêu khác.
  • Giai đoạn II: từ năm 2023 trở đi
  • Áp dụng chính sách LPMT hoàn toàn. NHNN thu hẹp dần khung LPMT và cam kết theo đuổi mức lạm phát mục tiêu đã công bố,
  • Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN.
    • Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách LPMT

* Giải pháp nâng cao tính độc lập, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHNN

Để nâng cao tính độc lập của NHNN, Chính phủ cần trao cho NHNN có toàn quyền điều hành đối với các công cụ của mình để kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đã được công bố. Thống đốc NHNN phải được trao quyền quyết định trong việc thực thi CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần phải thông qua Chính phủn phê duyệt. Bên cạnh đó, cần tăng cường tính độc lập về mặt tổ chức nhân sự của NHNN. Ví dụ, nhiệm kỳ của ban lãnh đạo NHNN có thể khác nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội. Như vậy, quá trình ra quyết định của NHNN sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thành lập Chính phủ và Quốc hội.

Để nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của mình, NHNN cần công bố công khai mức LPMT, lộ trình và biện pháp để đạt được mục tiêu, tình hình thực hiện cũng như dự báo mức lạm phát trong tương lai,…Trong trường hợp NHNN không hoàn thành được mục tiêu hoặc có những thay đổi nhất định đối với mục tiêu thì sẽ phải giải trình lý do vi phạm cam kết, đưa ra cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng, đồng thời đề xuất lộ trình và giải pháp cụ thể để đưa lạm phát trở lại quỹ đạo.

* Giải pháp cải thiện hạ tầng kỹ thuật

Trước hết, cần nâng cao chất lượng số liệu thống kê. Ðể đạt được điều đó, ngành thống kê cần quan tâm một số nội dung chủ yếu sau: Hoàn thiện hệ thống và đồng bộ các phương thức thu thập số liệu giữa các cuộc điều tra, các báo cáo định kỳ; Tăng cường ứng dụng công nghệ trong thu thập và xử lý thông tin các cuộc điều tra; Đẩy mạnh hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thống kê nhằm nâng cao chất lượng và bảo đảm đủ số lượng.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực phân tích và dự báo. Muốn vậy, NHNN cần: Xác định rõ các nội dung dự báo, chủ yếu dự báo các chỉ tiêu và đối tượng mà NHNN không có khả năng chi phối hoặc kiểm soát hoàn toàn, các chỉ tiêu và đối tượng dự báo phải có quan hệ mật thiết với hoạt động điều hành CSTT; Xây dựng và hoàn thiện phương pháp và công cụ dự báo hiện đại, bắt kịp xu hướng của thế giới; Nghiên cứu, áp dụng các công cụ lập báo cáo và phát triển các phần mềm dự báo chuyên dụng; Phát triển đội ngũ cán bộ phân tích, dự báo, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên nâng cao, cập nhật kiến thức kinh tế lượng và phương pháp, công cụ kỹ thuật dự báo cho cán bộ phân tích, dự báo.

* Giải pháp xây dựng thị trường tài chính lành mạnh

Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại và toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua việc tăng quy mô vốn nhằm đáp ứng các chuẩn mực an toàn vốn quốc tế; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, kỹ năng quản trị điều hành và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của các ngân hàng; Đa dạng hóa các công cụ của thị trường vốn.

Hai là, thực hiện các giải рháр nâng cao hiệu quả chi tiêu của Chính рhủ nhằm giúp giảm dần mức độ nợ công; Đưa ra biện pháp phù hợp và chế tài xử lý nghiêm minh để đảm bảo tuân thủ kỷ luật tài khóa, từ đó tối thiểu hóa khả năng Chính phủ vay tiền NHNN bù đắp cho thâm hụt ngân sách.

* Giải pháp hoàn thiện cấu trúc nền kinh tế phù hợp

Thứ nhất, tiếp tục giảm dần tình trạng đô la hóa, nâng cao khả chuyển đổi của đồng Việt Nam thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu, thúc đẩy TTKT để ổn định và nâng cao dần giá trị VND; Tăng dần chệnh lệch lợi ích nắm giữ VND so với nắm giữ ngoại tệ thông qua việc duy trì hợp lý lãi suất huy động VND và ngoại tệ; Chuyển hóa quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ, trước mắt tiếp tục hạn chế dần cho vay ngoại tệ, khi điều kiện cho phép tiếp tục thu hẹp dần huy động ngoại tệ để tránh ảnh hưởng thanh khoản hệ thống.

Thứ hai, nên chuyển dần sang cơ chế tỷ giá linh hoạt. NHNN dần dần từ bỏ việc công bố tỷ giá trung tâm mỗi ngày và để thị trường quyết định. NHNN chỉ nên sử dụng các công cụ tiền tệ để can thiệp thông qua thị trường mở, công cụ lãi suất và việc điều hành mua bán ngoại tệ nhằm làm giảm những biến động tỷ giá quá lớn.   

Thứ ba, cần kiểm soát và nâng cao chất lượng độ mở của nền kinh tế thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại thị trường nội địa; tăng cường xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước để giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài; tranh thủ thời cơ để tiếp thu trình độ khoa học-công nghệ, trình độ quản lý của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế trong nước.

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. Ayisi, R. (2013), ‘Single-digit inflation targeting and economic growth’, American Journal of Economics and Business Administration, No 5, pages 22-28.
  2. Batini, N., and Laxton, D. (2005), ‘Under What Conditions Can Inflation Targeting Be Adopted? The Experience of Emerging Markets’, Central Bank of Chile, Working Papers No. 406.
  3. Bousrih, J. (2013), ‘The effects of inflation targeting on economic growth and inflation volatility: empirical approach’, Economics Bulletin, AccessEcon, Vol. 33, pages 1-2.
  4. Debelle, G. (1999), ‘Inflation Targeting And Output Stabilisation’, Research Discussion Paper 1999-08, Reserve Bank of Australia.
  5. Freedman, C. and Laxton, D., 2009a, ‘Why Inflation Targeting?’, IMF Working Paper WP/09/86, International Monetary Fund.
  6. Goncalves, C.E. and Salles, J.M. (2008), ‘Inflation Targeting in Emerging Economies: What Do the Data Say?’ Journal of Development Economics, No.85, pages 312-318.
  7. Lin, S., Ye, H. (2009), ‘Does inflation targeting make a difference in developing countries?’, Journal of Development Economics, Elsevier, V 89(1), pages 118-123.
  8. A. (2016), ‘Inflation targeting, Inflation and Economic growth in Ghana (1980-2013): An empirical investigation’, Kwame Nkrumah University of Science and Technology.
  9. Mokgola, A. (2015), ‘The effects of inflation targeting on economic growth in South Africa’, Dissertation for Master of Commerce, University of Limpopo.
  10. Mollick, A., Cabral, R., & Garneiro, G. (2011), ‘Does inflation targeting matter for output growth? Evidence from industrial and emerging economies’, Journal of Policy Modeling, Vol.33, No.4 , Pages 537-551.
  11. Naudon, Alberto and Vial, Joaquín (2016), ‘The Evolution of Inflation in Chile Since 2000’, BIS Paper No. 89g.
  12. Lê Thái Phong, Nguyễn Thu Thủy và Lê Việt Dũng (2017), ‘Khả năng áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu ở Việt Nam’, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 2(250) tháng 2/2017, trang 70-77.
  13. Mai Thu Hiền (2016), ‘Thực thi chiến lược chính sách tiền tệ ở Việt Nam: một vài đánh giá, đề xuất’, Tạp chí Tài chính, tháng 5/2016.
  14. Nguyễn Thị Hiền (2015), ‘Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện chính sách tiền tệ theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam’, Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng.
  15. Nguyễn Văn Hà (2007), ‘Nghiên cứu việc điều hành chính sách tiền tệ bằng phương pháp lấy lạm phát làm mục tiêu và cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ đến nền kinh tế Việt Nam’, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước.
  16. Tô Kim Ngọc, Nguyễn Khương Duy (2015), ‘Đường cong Phillips và ngưỡng lạm phát ở Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, Số 17, tháng 9/2015, trang 2-11.
  17. Tô Kim Ngọc, Nguyễn Khương Duy (2012), ‘Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm của một số nước Châu Á và bài học cho Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, số 15 tháng 8/2012, trang 2-10.
  18. Tô Thị Ánh Dương, Bùi Quang Tuấn, Phạm Sỹ An, Dương Thị Thanh Bình, Trần Thị Kim Chi (2012), Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tri thức, Hà Nội.
  19. Website của Ngân hàng Trung ương Chile, http://www.bcentral.cl.
  20. Website của Ngân hàng Thế giới, http://www.worldbank.org/.
  21. Website của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, imf.org.
  22. Website của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, http://www.oecd.org/.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó..

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN[1]

Trần Quốc Trung[2]

Nguyễn Xuân Minh[3]

Tóm tắt

Logistics là một trong những lĩnh vực dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước trong khu vực khi các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ được thực thi. Bài viết này phân tích các đặc điểm của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của các doanh nghiệp logistics Việt Nam; từ đó, bài viết đưa ra các đề xuất để các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong trong quá trình hội nhập AEC.

Từ khóa: Logistics; AEC; Việt Nam

Abstract

Logistics is one of the key service sectors in the economy, significantly affecting firm performance. In the context of the ASEAN Economic Community integration, Vietnam logistics enterprises are facing more severe competition from ASEAN countries when commitments on services are implemented. This paper analyzes internal and external environment of Vietnamese logistics enterprises, then we suggest some recommendations for Vietnamese enterprises to maintain and develope their business during the integration process.

Keywords: Logistics; AEC; Vietnam

  1. Đặt vấn đề

Nhằm hướng đến mục tiêu tạo lập thị trường đơn nhất và không gian sản xuất chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), từ năm 2006, các nước ASEAN đã xác định dịch vụ logistics là ngành ưu tiên số 12 trong quá trình hội nhập của Cộng đồng và xúc tiến lộ trình thực hiện mở cửa thị trường của các quốc gia thành viên. Đến nay, Việt Nam đã ký kết nghị định thư thực hiện 9 gói cam kết về dịch vụ, trong đó gói cam kết thứ 9 có nhiều nội dung mở cửa thị trường dịch vụ logistics rộng hơn so với các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tại Việt Nam logistics là một trong những lĩnh vực dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước trong khu vực khi các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ được thực thi. Bài viết này phân tích các đặc điểm của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất để các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và phát triển tốt hoạt động kinh doanh quá trình hội nhập AEC.

  1. Chính sách phát triển dịch vụ logistics và các cam kết mở cửa thị trường logistics của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

2.1. Chính sách phát triển dịch vụ logistics trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Nhận thấy sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ logisitcs chất lượng cao, các nước thành viên AEC đã tăng cường hợp tác để tạo thuận lợi cho sự lưu thông của hàng hóa và vật tư trong khu vực. Trọng tâm của các nước AEC để thực hiện chính sách này đó là các biện pháp tạo thuận lợi thương mại như Cơ chế một cửa ASEAN và các dự án liên quan đến giao thông của ASEAN. Cơ chế một cửa ASEAN kết nối và tích hợp bộ phận một cửa của các quốc gia thành viên với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ thông quan hóa hàng và cải thiện tính minh bạch trong kinh doanh.

Đối với lĩnh vực giao thông để tạo thuận lợi phát triển logistics, các nước AEC ưu tiên các dự án kết nối giao thông trong khu vực. Mạng lưới đường cao tốc ASEAN (AHN) sẽ kết nối các thủ đô, cảng biển, sân bay và các khu vực khác với tiềm năng đầu tư và du lịch cao. Nó bao gồm 23 tuyến đường với độ dài tổng cộng khoảng 38.400 km. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh sẽ đi qua nhiều nước AEC bao gồm Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Bên cạnh đó, các hiệp định hỗ trợ vận tải cũng đã được ký kết, cụ thể là: (1) Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, (2) Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức và (3) Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia. Ngoài ra, cam kết hoàn toàn tự do hóa các dịch vụ vận tải hàng không cũng đã được các quốc gia thành viên thông qua.

2.2. Các cam kết mở cửa thị trường logistics của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Cho đến nay Chính phủ đã đàm phán và phê chuẩn thực hiện đến gói cam kết thứ 9 - AFAS 9 trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ. Trong các gói cam kết từ 1 đến 7, Việt Nam chỉ duy trì mức độ mở cửa thị trường dịch vụ ở mức thấp hơn hoặc bằng so với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO. Bắt đầu từ gói cam kết thứ 8, Việt Nam đã thực hiện mở của thị trường ở tiêu chuẩn cao hơn và bổ sung thêm cam kết ở một số phân ngành mới so với cam kết mở của thị trường trong khuôn khổ WTO. Tại gói cam kết thứ 9, Việt Nam đã đồng ý mở của thị trường logistics với số lượng phân ngành dịch vụ nhiều hơn và mức cam kết mở cửa thị trường cao hơn đối với cam kết WTO.

Bảng 1. Các cam kết mở cửa dịch vụ logistics theo AFAS 9

Loại hình dịch vụ

Mã số

Sở hữu nước ngoài

Dịch vụ vận tải biển quốc tế (trừ vận tải ven biển)

CPC 7211, 7212

Không hạn chế

Dịch vụ thuê tàu định hạn

CPC 7213

Tối đa 70% vốn pháp định

Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu biển

CPC 8868

Tối đa 70% vốn pháp định

Dịch vụ đại lý tàu biển

CPC 7454

Tối đa 49%

Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

CPC 7221, 7222

Tối đa 51%

Vận tải hành khách đường sắt

CPC 7111

Tối đa 51%

Vận tải hàng hóa đường sắt

CPC 7112

Không hạn chế

Dịch vụ lai dắt tàu hỏa

CPC 7113

Tối đa 51%

Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu hỏa

CPC 8868

Tối đa 51%

Dịch vu hỗ trợ cho vận tải đường sắt

CPC 743

Tối đa 51%

Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa đường bộ

CPC 7121, 7122, 7123

Tối đa 70% nhưng 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam

Dịch vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vận tải đường bộ

CPC 6112, 8867

Tối đa 51%

Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, container

CPC 741

Tối đa 49%

Dịch vụ môi giới tàu biển

 

Hạn chế toàn bộ

Nguồn: Nghị định thư thực hiện gói cam kết dịch vụ thứ 9

Bảng 1 thể hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam ở gói cam kết về dịch vụ thứ 9 cao hơn so với các cam kết trong khuôn khổ WTO. Theo đó, nhiều phân ngành ở cả 3 loại hình dịch vụ vận tải đường biển, đường sắt và đường bộ đều được mở cửa cho doanh nghiệp từ các nước AEC ở các mức độ khác nhau, đa số là từ mức sở hữu 51% đến không hạn chế. Dịch vụ vận tải biển quốc tế (trừ vận tải ven biển) và vận tải hàng hóa đường sắt đã mở cửa hoàn toàn với các doanh nghiệp AEC. Các dịch vụ: vận tải đường thủy nội địa; vận tải hành khách đường sắt; lai dắt tàu hỏa; bảo dưỡng, sửa chữa tàu hỏa; hỗ trợ cho vận tải đường sắt; duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vận tải đường bộ đã mở cửa đến mức 51% vốn trong liên doanh. Vận tải hành khách và vận tải hàng hóa đường bộ cũng được mở cửa đến 70% vốn trong liên doanh với điều kiện lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam. Các cam kết về mở cửa thị trường này cho thấy tùy theo mức cam kết, các doanh nghiệp ASEAN hoàn toàn có thể thâm nhập thị trường dưới hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc nắm phần vốn chi phối ở các liên doanh. Đây là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hiện diện và cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

  1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh chịu tác động không chỉ bởi các yếu tố từ bản thân doanh nghiệp (các nhân tố bên trong) mà cả các yếu tố nằm ở môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp (các nhân tố bên ngoài). Các nhân tố bên trong và khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được trình bày phổ biến trong các tài liệu học thuật về phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp (bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh ngành).

Theo Henry (2011), môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường cạnh tranh ngành và môi trường vĩ mô, trong đó môi trường vĩ mô được phân tích phổ biến thông qua mô hình PEST  gồm 4 yếu tố Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social) và Công nghệ (Tecnological); môi trường cạnh tranh của ngành được phân tích bằng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter (1979) bao gồm Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành, Áp lực cạnh tranh từ phía nhà cung cấp, Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng, Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn, Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.

Theo Hitt và cộng sự (2009) môi trường kinh doanh bên trong của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh nội tại của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh bao gồm 3 trụ cột đó là các nguồn lực (Resources), các năng lực (Capabilities) và năng lực cốt lõi (Core competencies). Trong đó, các nguồn lực là tất cả các điều kiện về vật chất, xã hội, tổ chức mà doanh nghiệp có thể có được, sử dụng được trong hoạt động kinh doanh. Năng lực là khả năng kết hợp, phối hợp các nguồn lực để đạt được một hoặc một số các nhiệm vụ cụ thể. Năng lực cốt lõi là các năng lực mà thông qua đó doanh nghiệp tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong 3 trụ cột của môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp việc phân tích, đo lường năng lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp khó có thể được thực hiện một cách trực tiếp mà chỉ có thể thực hiện gián tiếp thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả thực hiện phân tích các nhân tố bên trong tác động đến khả năng tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp với hai nhóm nhân tố chính đó là: các nguồn lực (tài chính, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực, các loại hình dịch vụ, tính liên kết trong kinh doanh) và kết quả hoạt động kinh doanh (thị phần, lợi nhuận).

3.1. Môi trường bên ngoài

3.1.1. Môi trường vĩ mô

Về môi trường kinh tế, theo nghiên cứu của MUTRAP (2017), Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành logistics khi độ mở nền kinh tế càng lớn. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do trong đó có nhiều hiệp định yêu cầu mức độ mở cửa lớn về thương mại hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu hằng năm tăng trung bình 16% và thị trường bán lẻ có mức tăng trưởng mạnh từ 20% đến 25% mỗi năm. Bên cạnh đó, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng là các yếu tố thuận lợi để phát triển logistics. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn hạn chế về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là cảng biển và trang thiết bị phục vụ ngành logistics. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không phải là bên thuê phương tiện vận tải khi xuất nhập khẩu hàng hóa cũng là điều kiện bất lợi đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics nội địa so với các doanh nghiệp từ các nước AEC.

 Về môi trường công nghệ, sự phát triển của công nghệ thông tin đã mở ra cho các doanh nghiệp logistics cơ hội hiện đại hóa hệ thống quản trị. Các chuyên gia trong lĩnh vực logistics nhận định rằng mạng Internet trở thành công cụ kết nối và quản lý các thiết bị như pallete, xe cần cẩu và cả xe rơ-mooc; hoạt động quản lý kho hàng được thực hiện bằng cảm biến và chuỗi hoạt động logistics có thể được quản trị bằng trí tuệ nhân tạo (Bảo Minh, 2018). Trong khi đó, trình độ ứng dụng công nghệ hiện tại của các doanh nghiệp hầu hết đang ở mức thấp và năng lực tài chính còn yếu.

Về môi trường xã hội, tâm lý khách hàng cũng có thay đổi theo hướng yêu cầu đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càng cao. Các chuyên gia nhận định rằng khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm khi được đặt mua phải được giao trong ngày và khách khàng có thể theo dõi được hiện trạng đơn hàng một cách chính xác (Bảo Minh, 2018). Vì vậy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang đứng trước áp lực cải tiến không ngừng để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Về chính sách của nhà nước, trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ logistics trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu phát triển các doanh nghiệp logistics Việt Nam là “hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp”. Sự tập trung đầu tư của nhà nước là điều kiện tốt để các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình mở cửa thị trường logistics theo cam kết trong AEC.

3.1.2. Môi trường cạnh tranh

Về áp lực cạnh tranh nội bộ ngành, hiện tại ngành logistics Việt Nam là ngành có mức độ cạnh tranh cao. Hiện nay tại thị trường Việt Nam đã có sự hiện diện của 25 trong 30 doanh nghiệp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp này chiếm lĩnh đến khoảng 75% thị phần (Phạm Thái Hà, 2018). Các doanh nghiệp logistics nước ngoài có thường năng lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm quản trị lâu đời, kỹ thuật tiên tiến với hệ thống kho bãi, trang thiết bị hiện đại và mạng lưới kinh doanh rộng luôn tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Một số doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt nam như Gemadept, Indotrans, Transimex, TBS Logistics, Sotrans, U&I Logistics, TBS Logistics, Vinalink Logistics, BK Logistics, Vinafco… cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ để tiếp tục duy trì và gia tăng thị phần.

Về áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn, quá trình thực thi cam kết mở cửa dịch vụ logistics trong AEC và quá trình giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN tăng lên sẽ tạo ra cơ hội gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp logistics từ các nước ASEAN. Trong đó, các đối thủ tiềm ẩn sẽ chủ yếu là các doanh nghiệp từ các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Malaysia… Trừ Singapore là cường quốc về logistics, doanh nghiệp logistics của các nước ASEAN có trình độ không chênh lệch nhiều so với doanh nghiệp Việt Nam và khi họ gia nhập thị trường có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam ở phân khúc thị trường doanh nghiệp Việt Nam đang có.

Về áp lực của nhà cung cấp, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chịu sức ép lớn từ nhà cung cấp do hạn chế về nguồn lực. Trong lĩnh vực vận tải, các hãng tàu là nhà cung cấp có khả năng gây áp lực cao đối với khách hàng. Trong khi đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn không có cơ sở vật chất mà chủ yếu thuê ngoài, quy mô dịch vụ nhỏ nên khó có được vị thế đàm phán tốt với các nhà cung cấp.

Về áp lực của khách hàng, doanh nghiệp logistics Việt Nam chịu áp lực này tương đối thấp hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong dịch vụ logistics có 2 nhóm khách hàng chủ yếu là khách hàng lẻ và khách hàng lớn – thông thương là nhà phân phối (Lê Xuân Trường, 2014). Các khách hàng lớn có khả năng gây áp lực cao hơn đối với nhà cung cấp về giá cả, thời gian, chất lượng dịch vụ… Doanh nghiệp logistics Việt nam cung cấp dịch vụ chủ yếu cho nhóm khách hàng lẻ, khách hàng nội đại hơn là các khách hàng lớn nên áp lực tương đối thấp hơn. Tuy nhiên, yêu cầu của khách hàng lẻ về chất lượng dịch vụ cũng ngày càng cao hơn theo xu hướng thị trường.

Về áp lực của dịch vụ thay thế, hiện nay các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Lazada, Tiki, Sendo… có xu hướng tự xây dựng hệ thống logistics riêng. Mặc dù vậy, áp lực của vấn đề này lên đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chưa đáng kể vì đây không phải là phân khúc khách hàng chủ yếu.

3.2. Môi trường bên trong

3.2.1. Các nguồn lực của doanh nghiệp

Về nguồn lực tài chính, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đa phần có quy mô nhỏ vì vậy hoạt động đầu tư trang thiết bị, kho bãi, phương tiện có nhiều hạn chế. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy có đến 41% doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, 25% doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng và doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đến 50 tỷ cũng chiếm 24%. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn với vốn trên 200 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 1% và từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng chỉ là 3%. Số liệu thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cũng cho thấy quy mô vốn điều lệ trung bình của 1 doanh nghiệp logistics thấp hơn 6 tỷ và có hơn 70% doanh nghiệp được phân loại là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật Việt Nam (có vốn điều lệ ít hơn 20 tỷ đồng). Với sự giới hạn về quy mô, doanh nghiệp không thể có được tính kinh tế theo quy mô để tạo ra lợi thế cạnh tranh so và cũng không thể đầu tư bài bản cho hoạt động kinh doanh, khảo sát của VLA cũng cho thấy có đến gần 70% số doanh nghiệp logistics Việt Nam không có tài sản gì đáng kể mà chủ yếu là đi thuê ngoài, chỉ có 16% doanh nghiệp có đầu tư cho phương tiện vận tải, thiết bị và 4% có đầu tư cho kho bãi và cảng (Ngân Hà & Thu Minh, 2017).

Biểu đồ 1. Quy mô của các doanh nghiệp logistics Việt Nam

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về nguồn nhân lực và trình độ công nghệ, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn hạn chế về số lượng, chất lượng nhân lực lẫn trình độ công nghệ. Khoảng 70% các doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô lao động từ 30 đến 40 người nhưng theo khảo sát của VLA chỉ có 5 – 7% lao động của các doanh nghiệp này đã được đào tạo chuyên nghiệp. Công nghệ thông tin chỉ được các doanh nghiệp áp ựng phổ biến nhất là để khai báo hải quan và định vị GPS, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin (Hoài Anh, 2018).

Về loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn hạn chế về tính đang dạng về khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ logistics. Theo VLA, có khoảng 20 loại hình dịch vụ logistics khác nhau đang được cung cấp bởi các doanh nghiệp logistics Việt Nam nhưng số lượng doanh nghiệp cung cấp được nhiều loại dịch vụ khác khau không có nhiều. Số lượng doanh nghiệp có thể cung cấp từ 16 – 20 loại hình dịch vụ chỉ chiếm 6%, tiếp theo là 18% doanh nghiệp cung cấp 11 – 15 loại hình dịch vụ. Phần lớn doanh nghiệp chỉ cung cấp được 6 – 10 loại hình dịch vụ (47%) và có đến 29% doanh nghiệp chỉ cung cấp được 1 – 5 loại hình dịch vụ, chủ yếu là khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đến khai thác kho bãi và dịch vụ kho (Hoài Anh, 2018). Sự hạn chế trong khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng sẽ giới hạn khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Biểu đồ 2. Các loại hình dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp logistics Việt Nam

 

Nguồn: Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam

Về tính liên kết trong kinh doanh, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành để hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến đầu năm 2018 số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về các ngành nghề liên quan đến logistics là 296.469, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất với 38,8%, thứ hai là vùng Đông Nam Bộ chiếm 33,8%, khu vực miền Trung là 14,2%, các khu vực còn lại khoảng 13,2% (Hoài Anh, 2018).  Thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) trong số gần 300.000 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ logisitics thường xuyên có khoảng 1.300 doanh nghiệp. Tuy nhiên, VLA cũng chỉ thu hút được 369 doanh nghiệp trong số đó làm thành viên.

3.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Về thị phần vận tải đường biển, đội tàu của các doanh nghiệp Việt Nam chiếm thị phần lớn ở mảng vận tải nội địa nhưng chiếm thị phần rất nhỏ ở mảng vận tải quốc tế. Theo tài liệu của Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam chiếm đến khoảng 90% thị phần vận tải đường biển nội địa nhưng chỉ chiếm 12% đối với vận tải biển quốc tế. Sự phân chia thị phần hiện tại có thể là chỉ dấu cho thấy năng lực vận hành logistics trên phạm vi quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nên chưa thể cạnh tranh tốt với các đối thủ nước ngoài đồng thời cũng thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa. Báo cáo của Cục Hàng hải cũng cho thấy đội tàu Việt Nam chủ yếu là tàu hàng rời tổng hợp; tàu chuyên dụng và tàu container rất ít với địa bàn hoạt động hẹp trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc (Phương Anh, 2015).

Biểu đồ 3. Thị phần vận tải đường biển nội địa và quốc tế của đội tàu Việt Nam

Quốc tế

Nội địa

Nguồn: MUTRAP

Về lợi nhuận, tỷ lệ doanh nghiệp logistics Việt Nam thua lỗ tương đối cao. Số liệu của Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy hầu hết các năm trong giai đoạn này tỷ lệ doanh nghiệp logistics Việt Nam thua lỗ là trên 40% trong khi đó tỷ lệ doanh nghiệp có lãi cũng chỉ từ 50 - 55%. Riêng năm 2012, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ là 25,9% thì tỷ lệ doanh nghiệp lãi cũng chỉ cao hơn 2,7%. Từ năm 2011 đến 2014 mỗi năm tổng mức lỗ chỉ khoảng 1.000 tỷ đến 3.000 tỷ thì năm 2015 con số này tăng lên gấp nhiều lần với 11.374 tỷ đồng trong khi tổng mức lãi năm 2015 chỉ tăng khoảng 4.500 tỷ so với năm 2014.

Bảng 2. Tỷ lệ doanh nghiệp logistics Việt Nam có lãi và thua lỗ giai đoạn 2011 – 2015

Năm

Doanh nghiệp có lãi

Doanh nghiệp lỗ

Tỷ lệ (%)

Tổng mức lãi (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng mức lỗ (tỷ đồng)

2011

54,8

12.554

42,7

(1.027)

2012

28,6

12.664

25,9

(2.556)

2013

51,1

19.711

43,0

(2.682)

2014

51,5

24.363

43,1

(1.381)

2015

53,6

28.842

46,4

(11.374)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

  1. Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam

Với hiện trạng môi trường bên trong, các áp lực cạnh tranh và môi trường vĩ mô trong bối cảnh mở cửa thị trường logistics của Việt Nam theo các cam kết trong khuôn khổ AEC đã được phân tích, để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần tập trung vào các biện pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh của doanh nghiệp ở mảng dịch vụ dành cho khách hàng nội địa. Trong thời gian tới các doanh nghiệp logistics từ các nước ASEAN sẽ tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, vì vậy các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần tiếp tục nắm bắt nhu cầu khách hàng, cải tiến dịch vụ đối với khách hàng trong nước nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữ vững thị phần.

Thứ hai, nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh tốt để thu hút vốn đầu tư. Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ nên không có đủ các nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh. Vì vậy, để khắc phục điểm yếu cơ bản này, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh với tiềm năng phát triển tốt, khả thi cao từ đó thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư hoặc các đối tác nước ngoài làm đối tác chiến lược (không nắm cổ phần chi phối).

Thứ ba, tìm hiểu các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực logistics để xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ, đào tạo nhân lực phù hợp, tận dụng tốt ưu điểm của chính sách.

Thứ tư, tích cực tạo mối quan hệ, liên kết và đoàn kết trong hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác hoặc gia nhập VLA để chia sẻ thông tin, nguồn lực, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động tìm kiếm khách hàng và khai thác thị trường mới.

  1. Kết luận

Các cam kết mở cửa thị trường logistics Việt Nam trong khuôn khổ AEC có phạm vi rộng và mức độ cam kết cao hơn so với khuôn khổ WTO tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics của các nước ASEAN thâm nhập và tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp logistics Việt Nam đang chiếm thị phần lớn ở dịch vụ logistics nội địa nhưng hầu hết doanh nghiệp đều ở quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế trong khi đó các điều kiện về môi trường cạnh tranh và công nghệ, xã hội đang tạo ra nhiều thách thức. Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tập trung duy trì vị thế đối với mảng dịch vụ nội địa, xây dựng chiến lược kinh doanh tốt để thu hút vốn đầu tư, chủ động tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước và tăng cường liên kết trong hoạt động kinh doanh để có thể cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN.

Tài liệu tham khảo

  1. Hoài Anh (2018), 90% doanh nghiệp logistics Việt Nam có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, từ http://www.baohaiquan.vn, truy cập ngày 06/05/2018.
  2. Phương Anh (2015), Logistics Việt mãi không chịu lớn, từ http://enternews.vn, truy cập ngày 07/11/2015.
  3. ASEAN, AEC Blueprint 2025.
  4. ASEAN, ASEAN Framework Agreement on Services.
  5. ASEAN, AFAS 9 Protocol.
  6. Barney J. B. (1991), “Firm resources and sustained competitive advantage”, Journal of Management.
  7. Bộ Công thương (2007), Biểu cam kết của Việt Nam về dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO.
  8. Grant R. M. (1991), Contemporary Strategy Analysis, Cambridge, U.K.: Blackwell Business, 100–102.
  9. Ngân Hà, Thu Minh (2017), Kỳ vọng logistics vươn mình, từ http://www.baogiaothong.vn, truy cập ngày17/10/2017.
  10. Henry A. (2011), Understanding Strategic Management, Second edition, Oxford Univerisity Press.
  11. Hitt M. A., Ireland R. D., Hoskisson R. E. (2009), Strategic Management Concepts & Cases Competitiveness and Globalization, 8th Edition.
  12. Phạm Thái Hà (2018), Đẩy mạnh và phát triển doanh nghiệp logistics ở Việt Nam, từ http://tapchitaichinh.vn, truy cập ngày 31/03/2018.
  13. Bảo Minh (2018), Doanh nghiệp logistics giải bài toán chi phí, từ http://www.baodautu.vn, truy cập ngày 11/01/2018.
  14. MUTRAP (2017), EVFTA và ngành logistics Việt Nam.
  15. Porter M., (1979), Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors.
  16. Thủ tưởng Chính phủ, Quyết định Số 200/QĐ-TTg phê duyệt duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, 14/02/2017.
  17. Lê Xuân Trường (2014), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics Việt Nam”, Tạp chí Giao thông Vận tải, Tháng 3/2014.

 

[1] Bài viết này là kết quả của nhóm nghiên cứu “Doanh nghiệp dịch vụ và hội nhập quốc tế” thuộc trường Đại học Ngoại thương

[2] Trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

Xu hướng và khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Hồng Vân[1]

 

Tóm tắt

Blockchain – công nghệ chuỗi khối – kể từ khi ra đời năm 2008 tới nay đã thu hút sự chú ý của giới công nghệ trên toàn thế giới. Cùng với các công nghệ tự động hóa (CNC), trí tuệ nhân tạo (AI), robot và Internet vạn vật (IoT), công nghệ blockchain sẽ góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) (Rishi và cộng sự, 2018). Mặc dù đã xuất hiện được một thập kỷ, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, blockchain vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM, Samsung, Walmart… vẫn đang nỗ lực thử nghiệm để nắm bắt công nghệ tương lai này. Trong đó, các chuyên gia nhận định, Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của các công ty và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp (Ge và cộng sự, 2017). Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ thảo luận về các xu hướng ứng dụng blockchain trong các hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản, logistics, và quản lý bán hàng, đồng thời, đưa ra những nhận định về khả năng ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam trong tương lai.

Từ khoá: blockchain, công nghiệp 4.0, chuỗi cung ứng hàng nông sản, logistics, truy xuất nguồn gốc

Abstract

Blockchain technology - since its inception in 2008 has so far attracted the attention all over the world. Together with automation (CNC) technology, artificial intelligence (AI), robots and the Internet (IoT), blockchain technology will contribute significantly to building a digital economy and generating Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0) (Rishi et al., 2018). Until now, the blockchain is still in its infancy and the world's leading corporations such as IBM, Samsung, and Walmart are still trying to catch up this futuristic technology. In particular, Blockchain will fundamentally change the global agricultural sector and significantly improve the ability of companies and individuals to monitor the production and processing of agricultural products. (Ge et al., 2017). In this article, we will discuss the blockchain application trends in agricultural product traceability, logistics, and supply chain management, and provide an assessment of applicability of blockchain technology in the future supply chain of agricultural products of Vietnam.

Keywords: blockchain, industry 4.0, supply chain for agricultural products, logistics, traceability

  1. Giới thiệu công nghệ blockchain và cách mạng công nghiệp 4.0

1.1. Công nghệ blockchain

Hiểu một cách đơn giản, blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian (Huckle và cộng sự, 2016). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu (Ge và cộng sự, 2017). Công nghệ Blockchain phụ thuộc vào một sổ cái phân phối và cơ chế xác thực phân tán do đó thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống (Chakraborty và cộng sự, 2018). Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin (Pustišeka và cộng sự, 2018).

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ sau đây:

- Mật mã học: Sử dụng khoá công khai (public key) và hàm băm (hash function) để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.

- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút (node) trong mạng được xem như một máy trạm (client) và cũng là máy chủ (server) để lưu trữ bản sao ứng dụng.

- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Trên góc độ kinh doanh có thể gọi blockchain là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng. Trên góc độ kỹ thuật blockchain là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản. Trên góc độ xã hội blockchain là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp (Huckle và cộng sự, 2016).

Các đặc điểm chính của blockchain có thể kể đến như:

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain:Theo lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi blockchain, và chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn internet trên toàn cầu
  • Bất biếnmột khi những giao dịch hoặc dữ liệu đã được ghi bởi người nắm giữ khoá bí mật (private key - chỉ riêng người khởi tạo blockchain mới có) dữ liệu đó gần như không thể bị thay đổi, các dữ liệu được đưa vào hệ thống blockchain sẽ được tạo ra rất nhiều bản sao lưu và lưu trữ ở các nút.
  • Bảo mật Dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối chỉ có người nắm giữ khoá bí mật (private key) mới có quyền truy xuất dữ liệu đó
  • Minh bạch:Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

Blockchain hiểu đơn giản là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống, thay vì một cơ quan riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương (Huckle và cộng sự, 2016). Thông tin mới cần được toàn bộ các thành viên trong mạng lưới chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu. Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau. Nhờ có Blockchain mà không cần bất kỳ một bên thứ 3 nào đứng giữa để bảo đảm cho các hoạt động như giao dịch hay mua bán (Rishi và cộng sự, 2018).

Các loại Blockchain

Blockchain khai sinh ra tiền điện tử, nhưng tiền điện tử không phải là tất cả những gì mà Blockchain có thể tạo ra và được ứng dụng vào các ngành như ngành vận tải biển, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, y tế, giáo dục… (Severeijns, 2017). Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

Blockchain công khai (Public): Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…

Blockchain riêng tư (Private): Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Blockchain riêng tư, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

Blockchain Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

1.2. Cách mạng công nghệ 4.0

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF, Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa như sau: "Nếu như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất; thì bây giờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học" (Schwab, 2017).

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ,... tạo ra những công cụ sản xuất hội tụ giữa thực và ảo. Những thành phần điển hình của nền công nghiệp 4.0 bao gồm sự xuất hiện của công nghệ khối chuỗi blockchain, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano cùng đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học (Schwab, 2017). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà kinh tế trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể như: sản xuất - tự động hóa, giao thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, nông nghiệp... Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Tại Việt Nam, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain hứa hẹn mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực, điển hình là nông nghiệp thông minh và ngành bán lẻ.

  1. Xu hướng ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản

2.1. Ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản

 

Việc áp dụng công nghệ blockchain được kỳ vọng phát triển rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ khả năng truy cứu thành phần, quy trình các sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát được thông tin của sản phẩm, và tránh bị giả mạo thương hiệu (Ge và cộng sự, 2017). Qua đó người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đảm bảo an toàn. Công nghệ blockchain có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm khi nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không biến đổi gen (non-GMO và thức ăn không chứa kháng sinh tăng cao. Các giao dịch nhỏ nhất – dù ở nông trại, nhà kho hay nhà xưởng – có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT (Internet of things) như cảm biến (sensors) và thẻ RFID (raido Radio-frequency identification)  (Kshetri, 2018). Maersk, một công ty vận chuyển và hậu cần, có chuỗi cung cấp liên lục địa liên quan đến hàng chục nhân viên và hàng trăm sự tương tác. Họ ước tính rằng blockchain có thể tiết kiệm cho họ hàng tỷ đô la bằng cách cải thiện hiệu quả làm giảm gian lận và lỗi của con người (Kshetri, 2018).

Chủ tịch Hiệp hội chuỗi cung ứng thương mại điện tử Hong Kong (HKeCSC) nêu ra một số ví dụ thành công đã ứng dụng blockchain trong nông nghiệp như Tmall sử dụng blockchain để giám sát và kiểm tra việc nhập khẩu hàng hóa tại trung Quốc, một công ty khác ứng dụng blockchain trong kiểm soát toàn bộ quy trình mua bán lưu trữ gạo… Blockchain khi kết hợp với các nền tảng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát huy hiệu quả vai trò trong việc tăng cường minh bạch, tăng hiệu suất, tăng trách nhiệm giải tình, ngoài ra kiểm chứng các hồ sơ giao dịch, quản lý quá trình hợp tác,… (ICTnews, 2018). Tháng 8/2017, một nhóm 10 công ty thực phẩm và bán lẻ hàng đầu thế giới, bao gồm Nestle, Unilever, và Tyson Foods đã tham gia một dự án của IBM để nghiên cứu cách các hệ thống blockchain có thể giúp truy xuất các chuỗi cung ứng thực phẩm và cải thiện an toàn thực phẩm (Win, 2017)

 

Tại Việt Nam, Infinity Blockchain Labs (IBL) đang thí điểm một dự án blockchain theo dõi nguồn gốc xuất xứ Xoài Cát Chu từ Hợp tác xã Mỹ Xương đến cửa hàng trên toàn bộ chuỗi cung ứng, thu thập những dữ liệu từ lúc trồng cây, ngày thu hoạch, vận chuyển, và ngày bán. Tại Diễn đàn Việt Nam Blockchain Summit với chủ đề "Từ công nghệ tới chính sách  (VBS) diễn ra vào ngày 8/6/2018, Phó Giám đốc hợp tác xã xoài Mỹ Xương cho biết, đơn vị này đã bắt đầu triển khai mô hình đưa công nghệ Blockchain vào việc truy suất nguồn gốc và tìm thấy những yếu tố tích cực (Vecom, 2018).

Hình 1. Minh hoạ về con tem truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain

Nguồn: Tác giả chụp sản phẩm tại Diễn đàn Việt Nam Blockchain ngày 8/6/2018

 

Với diện tích xoài khoảng 95 ha, khó khăn lớn của hợp tác xã này là trong tiêu thụ, dù gắn tem chứng nhận trên từng quả xoài nhưng vẫn bị làm giả và các con tem không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu thụ khó phân biệt sản phẩm của đơn vị này. Tuy nhiên, sau khi hợp tác với IBL để vận dụng tối đa đặc tính minh bạch của blockchain, bài toán khó trước đây đã được giải quyết đưa từng công đoạn lưu trữ trên blockchain và thể hiện trên con tem định danh của trái xoài (Vecom, 2018). Hệ thống quản lý blockchain sẽ được kích hoạt thông tin từ khi thu hoạch, đến khi ra đại lý và thông tin không thể thay đổi được. Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh để quét mã định danh trên trái xoài, có thể biết nguồn gốc, thời điểm thu hoạch, biết cách bảo quản, thời gian sử dụng và thời điểm nào ăn ngon nhất. Người tiêu dùng sẽ nắm được toàn bộ quy trình sản xuất xoài, biết được nguồn gốc của cây xoài, toàn bộ quá trình canh tác từ chăm bón loại phân bón nào, cho đến thành phẩm đến tận tay người tiêu dung từ đó yên tâm về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 2. Nội dung thông tin truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain

     

Nguồn: Tác giả chụp sản phẩm và truy xuất nguồn gốc

Việc áp dụng blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản trước mắt đã cho thấy nhiều kết quả khả quan. Hợp tác xã nắm được quy trình phân phối sản phẩm và hành trình của hàng hóa đang đi tới đâu và như thế nào, từ đó sẽ có dự án kinh doanh để mở rộng thị trường. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ vững được thương hiệu, tránh bị giả mạo, từ đó thúc đẩy việc bán lẻ trong nước cũng như xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ra thế giới.

2.2. Ứng dụng blockchain trong logistics hàng nông sản

Ngày nay, Blockchain đang dần dần thâm nhập vào lĩnh vực logistics (quản trị chuỗi cung ứng) – lĩnh vực dường như là sự phù hợp hoàn hảo dành cho công nghệ này (Lê Hồng, 2018). Các chuỗi logistics hàng nông sản thường trải dài qua nhiều bước và vị trí địa lý khác nhau, gây khó khăn cho việc theo dõi các sự kiện trên toàn chuỗi, kiểm tra và xác nhận hàng hoá được vận chuyển cũng như phản ứng kịp thời trước những tình huống bất ngờ. Hơn nữa, do thiếu minh bạch nên rất khó để điều tra các hoạt động bất hợp pháp xảy ra bất cứ đâu trên chuỗi. Blockchain có tiềm năng giải quyết tất cả các vấn đề nói trên. Là một sổ cái công khai minh bạch, blockchain cung cấp cho khách hàng cũng như các bên liên quan những công cụ đơn giản và hiệu quả nhằm theo dõi toàn bộ hành trình của một sản phẩm trước khi đến điểm cuối cùng. Một khía cạnh quan trọng khác của Blockchain đó là công nghệ này chỉ có thể mang lại đầy đủ lợi ích khi tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng truy cập vào mạng lưới (ICT News, 2018). Lợi ích nữa của Blockchain đó là tiết kiệm chi phí, loại bỏ bên trung gian không cần thiết và làm giảm đáng kể khối lượng luồng công việc, bảo mật, giảm sai sót đồng thời ngăn ngừa hàng hoá sai nhãn hay trái phép và các hành vi gian lận khác (Smartlog, 2018).

Tính đến nay, đã có một số nỗ lực nhằm tích hợp Blockchain vào hoạt động logistics hàng nông sản. Các tập đoàn hàng đầu thế giới cũng đang thử nghiệm công nghệ, trong đó phải kể đến việc Walmart đang sử dụng Hyperledger Fabric (cơ cấu Blockchain của The Linux Foundation) trong dự án thí điểm về công nghệ sổ cái phân phối để theo dõi nguồn gốc thịt lợn ở Trung Quốc cũng như đường vận chuyển và lưu kho thịt tại Hoa Kỳ. Nhiều công ty khác như Amazon, Alibaba, Kestrel, v.v… đã bảy tỏ mối quan tâm đối với việc sử dụng Blockchain cho các nhu cầu logistics của họ (Phạm, 2018). Samsung SDS- công ty con chuyên cung cấp công nghệ cho Samsung- tập toàn lớn nhất tại Hàn Quốc đã tiến hành thành công thử nghiệm kéo dài 7 tháng, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng trong ngành vận tải tại Hàn Quốc. Theo CCN, vào tháng Năm, Samsung SDS đã ra mắt một liên doanh gồm các công ty cung ứng và vận tải tại Hàn Quốc, trung tâm nghiên cứu quốc gia, một số cơ quan chính phủ và nhà điều hành vận tải. Samsung SDS tiết lộ rằng toàn bộ tài liệu liên quan đến xuất/nhập khẩu và chứng từ vận tải về nhà vận chuyển, công ty giao hàng, khách hàng, ngân hàng… đều đã được lưu trữ trên các khối (block) và sổ cái có thể truy cập để xem nhưng không thể sửa đổi (Smartlog, 2018).

Ngành dịch vụ logistics đang phát triển nhanh và mạnh tại Việt Nam theo sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu cũng như dịch vụ bán lẻ, phân phối. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện dịch vụ, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần cắt giảm chi phí, giá thành, doanh nghiệp cần sử dụng các ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế, mức độ sử dụng ứng dụng, giải pháp công nghệ trong quá trình logistics hàng nông sản Việt Nam còn rất thấp.

Tại hội thảo “Số hóa trong vận tải và logistics: Từ xu hướng tới thực tiễn” do Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 6/4, Phó Chủ tịch VLA cho biết, chi phí logistics tại Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể so với các năm trước, nhưng nếu so với các nước trong khu vực vẫn còn cao. Cụ thể, logistics hiện chiếm 16,8% trong chi phí của doanh nghiệp, cao hơn so với Thái Lan (15%), Singapore (8,5%)... và trong cấu thành chi phí logistics, chi phí vận tải chiếm tới 50%. Do đó, cần cắt giảm chi phí vận tải qua dụng công nghệ số hóa. Dù vẫn còn phân nửa doanh nghiệp trong ngành chưa ứng dụng công nghệ hiện đại, nhưng con số này là đáng khích lệ, cho thấy doanh nghiệp đã từng bước mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới để thay đổi, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cắt giảm giá thành. Tuy nhiên, theo VLA, việc sử dụng Blockchain hay Al tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa có doanh nghiệp vận tải nào ứng dụng. Để phù hợp hơn, VLA đang phối hợp với Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn triển khai giải pháp eDO (lệnh giao hàng điện tử). Giải pháp này được cho là thiết thực và phù hợp cho thực trạng của ngành logistics Việt Nam.

Việc chấp nhận và áp dụng Blockchain trong hoạt động logistics hàng nông sản có thể không hoàn toàn phù hợp vào thời điểm hiện tại bởi còn những rủi ro và hoài nghi. Tuy nhiên, với mỗi dự án thành công sẽ đem khả năng đó đến gần hơn, và các chuyên gia nhận định trong tương lai Blockchain sẽ sớm lan rộng khắp các ngành công nghiệp như một xu thế tất yếu (ICT News, 2018).

2.3. Ứng dụng blockchain trong quản chuỗi cung ứng

Mới đây, Walmart đã đăng ký một bằng sáng chế cho thấy hãng này đang tìm cách sử dụng công nghệ Blockchain để hoàn thiện một hệ thống theo dõi giao hàng thông minh hơn. Trong đó, Walmart đã mô tả một “gói thông minh” bao gồm một thiết bị ghi lại thông tin về một Blockchain liên quan đến nội dung của gói hàng, các điều kiện môi trường, vị trí và một số thông tin khác, thiết bị này có thể được sử dụng song song với các công nghệ mới nổi khác bao gồm “các loại xe tự động” như máy bay không người lái. Trong một bằng sáng chế khác vào tháng 8 năm 2017, Walmart đã mô tả một hệ thống theo dõi phân phối hàng không dựa trên Blockchain, và hãng nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới quá trình quản lý bán hàng trực tuyến với các sản phẩm nông sản, dễ hư hỏng, cần kiểm soát về nhiệt độ. Việc ứng dụng Blockchain sẽ giúp mã hoá thông tin trong quá trình bán hàng, để có thể kiểm soát và bảo mật thông tin trong quá trình vận chuyển, lưu kho, và bày bán hàng hoá. Năm 2017, Walmart cũng đã hợp tác với Kroger, Nestle và các công ty công nghiệp thực phẩm khác trong một quan hệ đối tác với IBM để sử dụng Blockchain cho cải thiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Những hành động trên cho thấy nỗ lực của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart trong việc tìm cách ứng dụng công nghệ Blockchain vào quá trình quản lý bán lẻ hàng hoá, trong đó có hàng nông sản. Để làm rõ hơn quy trình ứng dụng blockchain trong quản lý bán hàng nông sản, nhóm tác giả xin đưa ra 2 hình minh hoạ như sau:

Hình 3. Minh hoạ luồng thông tin trong chuỗi cung ứng hàng nông sản truyền thống

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong chuỗi cung ứng hàng nông sản quản lý theo phương thức truyền thống, sản phẩm và thông tin về sản phẩm, hợp đồng mua bán, vận chuyển… được truyền tải như hình 3, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, người nông dân, đơn vị thu mua, đơn vị chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ, cho tới tay người tiêu dùng. Thông tin về sản phẩm trong chu trình này được lưu trữ và chia sẻ giữa các bên theo các hợp đồng độc lập, người tiêu dùng không thể tiếp cận và truy xuất nguồn gốc.

Hình 4. Minh hoạ ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với quy trình thứ hai, khi có ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản, mọi thông tin về sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào cho tới thành phẩm bày bán tới tay người tiêu dùng đều được mã hoá và chia sẻ trên công nghệ blockchain. Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng này đều phải ứng dụng blockchain và chia sẻ thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, bày bán hàng nông sản.

Ngoài ra, các bên tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản có thể ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) là những bản hợp đồng số được viết bằng code trên nền tảng blockchain, có thể vận hành tự động và cho phép các bên tham gia trao đổi tài sản một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Việc ứng dụng hợp đồng thông minh và blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản giúp tăng cường tính minh bạch, tức thì, tiết kiệm chi phí, giảm sai sót. Đồng thời cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc cho hàng nông sản một cách dễ dàng và tin cậy, từ đó nâng cao lòng tin của khách hàng và giá trị hàng nông sản.

Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá sức đối với người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Lâm Đồng, có thể thấy rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể tự động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau, hoa quả. Nên việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng tới tay người nông dân trong tương lai hoàn toàn có thể. Hơn nữa, việc Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng nông nghiệp là rõ ràng. Khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ là một công cụ vô giá trong các sự cố nhiễm bẩn. Với blockchain, các nhà quản lý có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm và xác định phạm vi của các sản phẩm bị ảnh hưởng. Qua đó các công ty thực phẩm có thể phản ứng kịp thời hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế lãng phí thực phẩm, và cả thiệt hại về tài chính.

  1. Đánh giá cơ hội và thách thức của việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam

3.1. Cơ hội

Có thể nói, blockchain được tạo ra như một cuộc cách mạng giúp các hoạt động thương mại điện tử an toàn và tiết kiệm chi phí hơn (Lluïsa, 2018). Hệ thống này thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của con người đối với hoạt động thương mại điện tử trên Internet. Tiềm năng lớn nhất của Blockchain là sự kết hợp với hợp đồng thông minh, một công nghệ giúp các giao dịch, thỏa thuận được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên tham gia bất kỳ (World Energy Council, 2017).

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, công ty đi theo xu hướng tạo dựng riêng một mạng lưới blockchain để phục vụ việc giao dịch, vì thế trong tương lai blockchain sẽ phát triển và được áp dụng rộng rãi. Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.

Đối với hoạt động bán lẻ hàng nông sản, để người tiêu dùng đón nhận sản phẩm nông nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề minh bạch thông tin. Do người tiêu dùng chưa hiểu rõ sản phẩm, biết rõ nguồn gốc nên mới dẫn đến thực trạng sản phẩm tốt vẫn không thể tiêu thụ được. Khi các nhà sản xuất hợp tác với nhau và mọi thông tin về sản phẩm được minh bạch, lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm sẽ tăng lên. Việc áp dụng blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản sẽ không chỉ dừng ở việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm mà ngay cả doanh nghiệp cũng hưởng lợi.

Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức vươn tầm ra khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không lưu tâm đến những rào cản, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ Blockchain.

3.2. Thách thức

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0 (ICTnews, 2018). Thách thức mà cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho nền kinh tế Việt Nam phải kể đến các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc “chuẩn hóa khâu sản xuất” đang là vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế chính trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam là khâu sản xuất, vấn đề đầu vào: sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khi ứng dụng blockchain, mọi thông tin sẽ bị “phơi bày”. Điều này không dễ để áp dụng đối với tập quán sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Hơn nữa, công nghệ blockchain vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chi phí, cơ sở vật chất để có thể áp dụng vào chuỗi cung ứng hàng nông sản vì không phải bất kỳ doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng có khả năng chi trả cho việc trang bị những dàn máy tính cực kỳ hiện đại để có thể sử dụng công nghệ blockchain. Dù sao thì blockchain vẫn được xem là một công nghệ vô cùng tiềm năng có thể mang đến một cuộc cách mạng mới trong chuỗi cung ứng hàng nông sản. Bằng chứng là các công ty có tầm nhìn đang tìm kiếm những cách thức hoàn toàn mới để làm việc với blockchain.

  1. Một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

4.1. Một số đề xuất cho doanh nghiệp

Blockchain có thể chuyển đổi ngành nông nghiệp và chuỗi cung ứng hàng nông sản, nhưng kết quả này rất xa trong tương lai, để có thể ứng dụng Blockchain hiệu quả tại Việt Nam các doanh nghiệp tiên phong cần sự trung thực và dũng cảm mới có thể đưa Blockchain ứng dụng tốt cho nền kinh tế. Để đạt được tối ưu hiệu quả trong việc áp dụng blockchain vào nông nghiệp, các doanh nghiệp cần đặt câu hỏi chính về thực tế sản xuất như thế nào, đâu là tiêu chuẩn quốc tế, làm thế nào để chuẩn đổi công nghệ, làm ra sao để ứng dụng sự cộng hưởng giữa blockchain với công nghệ khác như IoT, Big Data…

4.2. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Việc ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này cần đến nhiều yếu tố khác như sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai các kế hoạch liên quan và đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp một số bộ tiêu chuẩn về blockchain để người nông dân yên tâm ứng dụng và làm theo. Triển vọng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi những định hướng đào tạo, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển chương trình đào tạo để có thể đáp ứng được những thay đổi của thị trường trong thời gian tới.

Hơn nữa, việc quản trị, giám sát sự phát triển của blockchain là rất cần thiết. Chính phủ cần tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các giao dịch liên quan đến blockchain nhằm xác định và hỗ trợ các ứng dụng hợp pháp của blockchain khi áp dụng vào đời sống như y tế, giáo dục, giao dịch tài chính qua hợp đồng thông minh, sản xuất... đặc biệt nghiêm cấm các ứng dụng vi phạm đến nguyên tắc về chống rửa tiền, trốn thuế hay phạm pháp. Đồng thời, Chính phủ cũng cần xem xét đến các vấn đề liên quan tới việc giảm bớt các xáo trộn, chuyển dịch lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra đời, xu hướng tự động hóa phát triển; đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng và năng lực đổi mới - sáng tạo; kiến tạo môi trường phát triển toàn diện, mang tính phổ cập giữa các vùng miền. Muốn vậy, Chính phủ cần sớm tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến blockchain.

  1. Kết luận

Tại Việt Nam, các đơn vị phát triển phần mềm, ứng dụng blockchain và các đối tác kinh doanh đang tích cực triển khai tích hợp công nghệ này vào mô hình kinh doanh của mình. Trong thời gian tới, Việt Nam xác định nông nghiệp sẽ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng, là "bệ đỡ" cho các ngành kinh tế khác và có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường vẫn còn rất rộng lớn, nhất là khi tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, việc áp dụng công nghệ quản trị hiện đại (bao gồm truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng) được đặt ra như một trong những giải pháp để phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

  1. ICTnews (2018), Ứng dụng blockchain trong nông nghiệp: Việt Nam lại đi sau người Thái, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ http://ictnews.vn/internet/blockchain/ung-dung-blockchain-trong-nong-nghiep-viet-nam-lai-di-sau-nguoi-thai-166940.ict.
  2. Jane (2018), Ngành công nghiệp Logistics: Bước tiếp theo trong công cuộc blockchain hoá nền kinh tế thế giới, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://www.tapchibitcoin.vn/nganh-cong-nghiep-logistics-buoc-tiep-theo-trong-cong-cuoc-blockchain-hoa-nen-kinh-te-gioi.html.
  3. Klaus Schwab (2017), The Fourth Industrial Revolution, Crown Business, LLC, New York, ISBN-13: 978-1524758868.
  4. Lan Ge, Christopher Brewster, Jacco Spek, Anton Smeenk, and Jan Top (2017), “Blockchain for Agriculture and Food”, Wageningen Economic Research ISBN 978-94-6343-817-9.
  5. Lê Hồng (2018), “Blockchain sẽ tạo ra cuộc Cách mạng trong ngành Logistics”, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ http://vnfintech.com/tin-tuc/samsung-sds-thu-nghiem-thanh-cong-cong-nghe-blockchain-vao-quan-tri-chuoi-cung-ung/.
  6. Luc Severeijns (2017), “What is blockchain? How is it going to affect Business?”, Research Paper, Vrije Universiteit Amsterdam.
  7. Maria-Lluïsa and Marsal-Llacuna (2018), “Future living framework: Is blockchain the next enabling network”, Technological Forecasting and Social Change, Volume 128, March 2018, Pages 226-234.
  8. Matevž Pustišeka and Andrej Kosa (2018), “Approaches to Front-End IoT Application Development for the Ethereum Blockchain”, Procedia Computer Science, 129 (2018) 410–419.
  9. NirKshetri (2018), “Blockchain’s roles in meeting key supply chain management”, International Journal of Information Management, Volume 39, April 2018, Pages 80-89.
  10. Phạm (2018), Công nghệ Blockchain giúp cho Walmart giao hàng, vận chuyển ‘thông minh hơn, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://cafebitcoin.vn/news/cong-nghe-blockchain-giup-cho-walmart-giao-hang-van-chuyen-thong-minh-hon/.
  11. Rishi Broto Chakraborty, ManjushaPandey and SiddharthSwarup Rautaray (2018), “Managing Computation Load on a Blockchain - based Multi - Layered Internet - of - Things Network”, Procedia Computer Science, 132 (2018) 469/476.
  12. Smartlog (2018), Blockchain trong chuỗi cung ứng, lợi ích chưa nhận ra, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://gosmartlog.com/tin-tuc/blockchain-trong-chuoi-cung-ung-loi-ich-chua-duoc-nhan-ra/.
  13. Thin Lei Win (2017), How technology could help to trace the exact origins of your cup of tea, Retrieved from World Economic Forum on 30 June 2018 at https://www.weforum.org/agenda/2017/12/how-technology-could-help-to-trace-the-exact-origins-of-your-cup-of-tea.
  14. Thùy Dương và Úc Uyên (2018), Doanh nghiệp áp dụng số hóa trong logistics: Giảm chi phí, tăng cạnh tranh, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-ap-dung-so-hoa-trong-logistics-giam-chi-phi-tang-canh-tranh-138981.html.
  15. World Energy Council (2017), The Developing Role of Blockchain, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại địa chỉ https://www.pwc.se/sv/pdf-reports/energi/the-developing-role-of-blockchain.pdf.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Lê Thị Ngọc Lan[1]

Nguyễn Thị Sâm[2]

Nguyễn Quốc Tuân[3]

Abstract

According to the preliminary statistics of Quang Ninh Department of Culture, Sports and Tourism, in 2010, the number of Quang Ninh's direct tourism staffs is approximately 16,000 people, in which there are 13% having university degree and above, 22% having college and intermediate training, and 40% having primary level and short-term training certificates. In terms of trained staffs, only 42% major in tourism. Therefore, developing high-quality tourism human resources has become an urgent issue in Quang Ninh to meet the demand of operating a top tourist destination with the reputation as the “world heritage” and “new world wonder”. The study focuses on the overall issues of high-quality tourism human resources, assessing the current context of the human resource for tourism in Quang Ninh Province. The paper also provides practical solutions for the successful implementation of the human resource development process, catching up with the orientation to have 100% of officials and civil servants in management and supervisors in the tourism industry to receive intensive training on tourism; as well as 100% of the staffs serving in the field of tourism in Quang Ninh to be trained in professional skills, foreign languages, IT skills adequate for the relevant positions.

Keywords: Human resource development, high-quality tourism human resources, Quang Ninh province.

 

Tóm tắt

Theo thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, năm 2010, nhân lực du lịch trực tiếp của Quảng Ninh có khoảng 16 nghìn người. Trong đó chỉ có 13% được đào tạo trình độ đại học trở lên, 22% có trình độ cao đẳng và trung cấp, 40% có trình độ sơ cấp nghề, chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn. Trong số nhân lực được đào tạo chỉ có khoảng 42% được đào tạo về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết ở Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu vận hành một điểm đến du lịch có tầm vóc là di sản thế giới và kỳ quan thế giới mới. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực này tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu 100% cán bộ, công chức quản lý và giám sát viên trong ngành du lịch được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 100% lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch của Quảng Ninh được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công tác.

 

Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, Quảng Ninh

  1. Đặt vấn đề

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế giữ vai trò chủ lực. Năm 2017, Quảng Ninh đã đón được trên 9,87 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2016. Thực tế những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển vững chắc; đóng góp từ các hoạt động du lịch đã không chỉ giúp nâng cao thu nhập, phát triển đời sống người dân mà còn dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong tỉnh.

Chiến lược của tỉnh Quảng Ninh là đạt được mục tiêu năm 2018 sẽ đón tổng lượng khách du lịch vào khoảng 11 triệu lượt, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế; năm 2019 là 13 triệu lượt với 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 là 15 - 16 triệu lượt với 7 triệu lượt khách quốc tế. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại tỉnh trung bình từ 3 ngày trở lên; thu ngân sách từ hoạt động du lịch chiếm 10 - 15% thu nội địa; giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 người.

Để hiện thực hoá các mục tiêu nói trên, song song với việc đầu tư phát triển du lịch một cách toàn diện theo quy hoạch đã được phê duyệt, Quảng Ninh cần tiếp tục chú trọng xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

  1. Tổng quan về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch

2.1. Nhân lực chất lượng cao

Cho đến nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các từ điển tiếng Việt hay từ điển kinh tế khác, mặc dù trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, nó được dùng khá phổ biến. Tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Như vậy theo quan niệm của Đảng ta, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: 1) Áp dụng công nghệ mới; 2) Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại; và 3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”.

Theo TS. Nguyễn Văn Lưu (2016), khái niệm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao được hiểu là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực du lịch, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động sự nghiệp du lịch (nghiên cứu và đào tạo du lịch), quản trị doanh nghiệp du lịch, các lao động lành nghề là những nghệ nhân, những nhân lực du lịch trực tiếp đượcxếp từ bậc 3 trở lên, đang làm việc trong các lĩnh vực của ngành du lịch, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành du lịch.

Theo La Hoàn (2016), yếu tố chất lượng cao của nguồn nhân lực thể hiện ở các cấp độ và nội dung sau đây:

Đối với nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…): nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.

Đối với nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp… và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.

Trong điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao gồm:

1) Những người có học vấn từ cao đẳng trở lên; đảm nhiệm chức danh quản lý nhà nước về du lịch và quản trị kinh doanh du lịch; 2) Lao động lành nghề là những nghệ nhân; là lao động bậc 3 trở lên làm việc trong các nghề của họ; đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành du lịch và của đất nước.

2.2. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao gắn liền với sự gia tăng số lượng, hợp lý về cơ cấu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khỏe và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực.

Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao. Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO (Tổ chức lao động thế giới) thì: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Theo quan điểm xem “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực” thì: “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”. Nghĩa là, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao bao hàm những lĩnh vực hoạt động và chính sách liên quan đến quá trình tăng cường năng lực của con người và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực đó cho phát triển du lịch.

Như vậy có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp gia tăng số lượng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), điều chỉnh cơ cấu nhân lực hợp lý, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới trong từng giai đoạn phát triển du lịch.

2.3. Phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân lực du lịch chất lượng cao có thể chia thành ba nhóm với những đặc điểm, vai trò khác nhau:

1) Nhóm nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, với vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia và địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có hiệu quả; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch.

2) Nhóm nhân lực sự nghiệp ngành Du lịch, là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực.

3) Nhóm nhân lực kinh doanh du lịch là nhóm nhân lực chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động du lịch. Nhân lực du lịch chất lượng cao trong kinh doanh có một số đặc điểm riêng là: Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ nữ cao hơn so với nam trong ngành dịch vụ; Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu; Ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhân lực chất lượng cao thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao; Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm.

  1. Thực trạng nhân lực du lịch chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh

3.1. Nhóm nhân lực đảm nhiệm quản lý nhà nước về du lịch

  • Cơ cấu và số lượng

Theo kết quả khảo sát, số lượng nhân lực đảm nhiệm công việc liên quan tới quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay là 38 cán bộ, trong đó có 7 cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về du lịch (xem cơ cấu bộ máy quản lý nhân lực về du lịch của tỉnh Quảng Ninh tại hình 2). Cấp huyện và xã không có cán bộ chuyên trách về du lịch.

Hình 1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh

UBND TỈNH QUẢNG NINH

 

VP Sở

P.QL lữ hành

P. Thanh tra

P. QLCSLT& DDVDL

P. KH-PT tài  nguyên DLnguyên

TT thông tin và xúc tiến DL

Ban Giám đốc Sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

  • Chất lượng

Tính đến năm 2015, nhân lực làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước có trình độ đại học đạt 100%. Tuy nhiên, số người có trình độ đại học chuyên ngành du lịch chưa nhiều.

  • Đánh giá

 Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về du lịch còn mỏng, trong đó khoảng 30% đang làm việc trái chuyên môn.

3.2. Nhóm nhân lực quản lý kinh doanh và cung cấp dịch vụ du lịch

  • Cơ cấu và số lượng

Trong giai đoạn 2010-2015 quy mô nhân lực du lịch Quảng Ninh tăng đáng kể. Năm 2010, tổng nhân lực du lịch Quảng Ninh là khoảng 16 nghìn người, trong đó nhân lực quản lý nhà nước là 43 người, nhân lực doanh nghiệp là hơn 14 nghìn người, nhân lực của cơ sở đào tạo là 137 người. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2015), đội ngũ nhân lực du lịch của Quảng Ninh tăng trưởng khá đều, bình quân khoảng 10%, tỷ lệ thuận với sự phát triển của ngành. Theo mức tăng trưởng này và dự báo của Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến hết năm 2016 nhân lực du lịch Quảng Ninh khoảng 36.500 người.

Tính đến năm 2017, du lịch Quảng Ninh có khoảng 2.800 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; trung cấp nghề 23%; sơ cấp nghề 22%; lao động phổ thông 14%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; lữ hành 1.200; các khu điểm, điểm du lịch là 5.000; nhà hàng, điểm mua sắm 4.000; phương tiện vận chuyển: 5.000 (tàu du lịch 3.000 lao động).

 Cơ cấu về giới tính có sự khác biệt nhau rất rõ rệt: Trong cơ sở lưu trú tỷ lệ lao động nữ là 68% và nam là 3 % so với tổng số; trong lĩnh vực lữ hành thì lao động nữ là 29,7%, nam là 70,3%; trong doanh nghiệp kinh doanh tàu vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long thì lao động nam lại chiếm 89%, lao động nữ 11% so với tổng số; riêng lao động trên tàu thì hầu hết 100% lao động là nam.

Tổng số nhân lực làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch toàn tỉnh là 15.883 người; trong đó thành phố Hạ Long 11.244 người chiếm 70,79% tổng nhân lực, thành phố Móng Cái 3.183 người chiếm 20%, thành phố Uông Bí 497 người chiếm 3,13% , huyện Vân Đồn 635 người chiếm 4%, các địa phương khác 324 người chiếm 2,1% tổng nhân lực du lịch toàn tỉnh. Điều này cho thấy Quảng Ninh mới tập trung chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long, các địa phương khác có tài nguyên du lịch cũng rất đặc sắc (Uông Bí, Móng Cái, Vân Đồn) nhưng chưa được khai thác hợp lý để mở rộng không gian du lịch, đa dạng hoá sản phẩm, điều tiết lao động cũng như tạo việc làm cho lao động ở những vùng có tài nguyên du lịch.

  • Chất lượng

Bức tranh tổng thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh, nhìn chung chưa cao. Số lao động có trình độ đại học trở lên còn thấp, chiếm khoảng 13%. Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm tỷ lệ 22% trong tổng số lao động. Số còn lại là lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (chứng chỉ nghề) chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40%). Tỷ lệ lao động phổ thông có vẫn còn khá cao. Với những chỉ số trên, cho thấy lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch hàng năm tăng đáng kể, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, chứng chỉ nghề và giấy chứng nhận du lịch.

Bảng 1. Nhân lực du lịch của Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: Người

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số

23.500

25.000

27.190

29.518

32.125

33.243

35.000

42.800

Trên đại học

37

40

43

45

47

48

50

69

Đại học, cao đẳng

2.900

3.000

3.270

3.564

3.907

4.105

4.300

17.120

Trung cấp, sơ cấp

10.500

10.960

11.777

12.710

13.795

14.026

15.100

19.260

Chưa qua đào tạo

10.063

11.000

12.100

13.190

14.376

15.064

15.550

6.351

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017

Từ năm 2010 đến nay, Sở đã phối hợp mở được 103 lớp đào tạo cho trên 9.000 học viên; riêng từ đầu năm 2015 đến nay mở được 6 khoá, đào tạo cho 466 người. Sở hợp tác với EU về việc hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long. Trong đó Sở đã phối hợp với Dự án EU xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ hợp tác và hỗ trợ phát triển du lịch năm 2014; xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề phục vụ tàu thuỷ du lịch, đã được áp dụng đào tạo tại Hạ Long; phối hợp với các chuyên gia giỏi của Dự án EU tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng giám sát, marketing, du lịch có trách nhiệm tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) cho các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch.

Một điểm yếu cơ bản trong nguồn nhân lực ngành du lịch là một thiếu trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đến nay, chưa có số liệu theo dõi cụ thể về kỹ năng tiếng Anh của người lao động nhưng theo các cán bộ quản trị của Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (CĐ VHNTDL HL) thì hầu hết các sinh viên tốt nghiệp chỉ biết tiếng Anh ở mức rất sơ đẳng.

Có thể lý giải cho những yếu kém trong kỹ năng ngôn ngữ nước ngoài là một phần do thiếu các giảng viên tiếng Anh bản ngữ trong tỉnh. Cả các khóa học tiếng Anh và tiếng Trung của trường CĐ VHNTDL HL đều do các giáo viên không phải là người bản ngữ giảng dạy. Các cơ sở đào tạo tại địa phương không có khả năng chi trả một mức lương cạnh tranh cho giáo viên bản ngữ như vậy. Những hạn chế về mặt thủ tục là một yếu tố cản trở giáo viên nước ngoài vào Việt Nam nhưng so với các vấn đề về tiền lương thì điều đó không phải là lý do chính gây trở ngại khihọ muốn vào làm việc.

- Đánh giá

          Hiện nay lực lượng lao động của ngành du lịch tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập:

   + Chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở một số nơi vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Thực tế số lượng lao động du lịch qua đào tạo, có trình độ vẫn còn ít, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều. Các ngành, các địa phương mới chỉ quan tâm đến đào tạo, nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, việc đào tạo lao động gián tiếp còn bỏ ngỏ.

+ Lao động du lịch của tỉnh nhiều nơi còn thiếu chuyên nghiệp, yếu về kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ; lao động có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách du lịch nước ngoài hầu như không có. Tình trạng “nhảy việc” của nhân viên lành nghề giữa các cơ sở du lịch trong tỉnh, giữa tỉnh ta và tỉnh bạn cũng gây khó khăn cho duy trì ổn định của các doanh nghiệp.

3.3. Nhóm nhân lực sự nghiệp ngành Du lịch

  • Cơ cấu và chất lượng

Hiện nay, Quảng Ninh có 9 cơ sở tham gia đào tạo du lịch; trong đó: 01 trường đại học, 01 trung tâm bồi dưỡng tại chức tỉnh và 07 cơ sở dạy nghề. Số lượng cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo được thống kê theo chuyên môn: chuyên ngành du lịch và ngoại ngữ, chuyên môn khác; theo trình độ đào tạo như sau:

Bảng 2. Nhân lực sự nghiệp ngành DL phân theo trình độ chuyên môn và theo trình độ

Đơn vị: người

        Chuyên môn

Trình

độ

2015

2016

2017

Tổng

DL

NN

Khác

Tổng

DL

NN

Khác

Tổng

DL

NN

Khác

94

37

22

35

105

70

22

13

131

72

29

30

Tiến sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

3

0

1

2

Thạc sĩ

29

10

6

13

20

13

7

0

25

15

9

1

Đại học

60

25

13

22

60

35

15

10

78

35

20

25

Cao đẳng

5

2

3

0

5

2

0

3

5

2

 

3

Trung cấp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Chứng chỉ

0

0

0

0

20

20

0

0

20

20

0

0

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Xét theo chuyên môn, lực lượng nhân lực sự nghiệp ngành du lịch của tỉnh được thể hiện qua hình sau:

Hình 2. Thống kê nhân lực sự nghiệp ngành du lịch theo chuyên môn

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Trong đó: DL: du lịch; NN: Ngoại ngữ

               Nhận thấy, tổng số nhân lực sự nghiệp du lịch tăng lên qua các năm. Tuy nhiên xét theo khía cạnh chuyên môn thì tính đến 2017, tổng số nhân lực sự nghiệp được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch mới chỉ chiếm 55%; số nhân lực sự nghiệp tham gia giảng dạy về du lịch có chuyên môn về ngoại ngữ chiếm 22,13%; còn lại chuyên môn khác chiếm 22,87%. Đối với hoạt động đào tạo du lịch ở Quảng Ninh chủ yếu là đào tạo nghề, việc giảng viên có trình độ ngoại ngữ hạn chế, ít kinh nghiệm thực tế và tỷ lệ giảng viên đúng chuyên môn còn thấp là một thách thức lớn với hoạt động đào tạo du lịch của tỉnh.

Phân loại hiện nay đối với trình độ đào tạo của nhân lực sự nghiệp tại Quảng Ninh được thể hiện ở hình sau đây:

Hình 3. Thống kê nhân lực sự nghiệp ngành du lịch theo trình độ

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Trong khối đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo nghề của Quảng Ninh có rất ít giảng viên có trình độ sau đại học: có khoảng 3% giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp có bằng tiến sĩ, 19,1% có bằng thạc sĩ, 59,6% có trình độ đại học, 3,81% có trình độ cao đẳng và 14,49% là chứng chỉ nghề. Đối với đào tạo nghề, kinh nghiệm thực tế của giảng viên trong ngành liên quan thường được coi trọng hơn so với trình độ giảng dạy của người giảng viên bởi vì chương trình đào tạo nghề mang tính thực tế nhiều hơn là lý thuyết. Tuy vậy các cán bộ quản lý giáo dục cũng như thực tế ngành du lịch tại Quảng Ninh, một thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo dạy nghề là hiện nay họ còn thiếu giảng viên có tay nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế.

  • Đánh giá

Khi so sánh với hệ đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung, giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp của Quảng Ninh nhìn chung có trình độ đào tạo thấp hơn đáng kể ở bậc đào tạo sau phổ thông. Sự chênh lệch này cho thấy, Quảng Ninh cần phải nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo của lực lượng cán bộ giảng dạy trong tỉnh nhằm đáp ứng chất lượng đào tạo tốt nhất cho học viên của tỉnh.

3.4. Vấn đề đặt ra đối với nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh

Nguồn lực con người là yếu tố quyết định mọi hoạt động - Điều mang tính “chân lý” này thường được nhắc đến và được khẳng định ở mọi bình diện từ một tổ chức nhỏ đến quốc gia lớn, từ một khu vực đến toàn cầu. Nhưng không phải ở đâu, bất cứ ai và khi nào cũng nhận thức đầy đủ về tính quyết định của nguồn nhân lực và giành nguồn lực cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, do nguồn lực không có nhiều lại bị các nhiệm vụ cấp bách khác chi phối. Hiện tượng phổ biến khi phân bổ nguồn lực cho chiến lược, chính sách phát triển thường bao giờ cũng ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và chi thường xuyên, còn nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực thường xếp vào hàng thứ yếu. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Quảng Ninh cũng không nằm ngoài tình trạng như vậy. Những nghịch lý, bất cập trên cũng đang tồn tại ở Quảng Ninh.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên của nhân lực du lịch trực tiếp ở Quảng Ninh là:

Thứ nhất, đội ngũ lao động đang làm việc chưa được đào tạo lại và chưa được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên, lại ngại học, có nơi chưa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng, chưa tạo điều kiện cho nhân lực du lịch đi học, chưa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

Thứ hai, khi tuyển chọn nhân lực, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến yêu cầu đòi hỏi nhân lực du lịch phải có kiến thức chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp; có trình độ ngoại ngữ, tin học.

Thứ ba, cũng như các địa phương khác trong cả nước, những doanh nghiệp nhỏ, hay hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn thường tiết giảm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông, lao động thời vụ chưa qua đào tạo vì số lao động này chấp nhận mức lương thấp, không có các chế độ đãi ngộ;

Thứ tư, việc cung ứng nguồn nhân lực được đào tạo không đủ, không đáp ứng số lượng theo yêu cầu dịch vụ, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.

Mấy năm gần đây do tốc độ tăng trưởng du lịch của Quảng Ninh đạt kết quả cao (thể hiện ở các chỉ tiêu số lượt khách, doanh thu, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật...), công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được quan tâm, cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nhưng chưa theo kịp nhu cầu phát triển và gặp nhiều khó khăn. Ngành Du lịch Quảng Ninh đã thông qua hình thức đào tạo tại chỗ mời giáo viên, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề của một số địa phương, trước mắt đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo tay nghề ở trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ.

Trong định hướng phát triển phát triển du lịch Quảng Ninh, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch là phấn đấu xây dựng cho được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế chủ lực trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu và toàn diện với nền kinh tế thế giới thông qua đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch và thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề cho những người làm du lịch "chuyên nghiệp".

Bảng 3. Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch Quảng Ninh đến 2030

Đơn vị tính: Người

          Năm

 

Đối tượng

2020

2025

2030

Tăng trưởng bình quân (%)

2016 -2020

2021-2025

2026 -2030

Lao động trực tiếp

72.800

101.100

122.400

10,2

6,8

3,9

Lao động gián tiếp

145.600

202.200

244.800

10,2

6,8

3,9

Tổng cộng

218.400

303.300

367.200

10,2

6,8

3,9

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030.

  1. Phương thức phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh

Có nhiều phương thức mang tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực. Tham luận này đề xuất: Quảng Ninh tập trung vào 3 phương thức chủ yếu: 1) Chiến lược ưu tiên, khuyến khích; 2) Chiến lược tạo và huy động nguồn lực; 3) Chiến lược liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nhân lực.

Phương thức thứ nhất, xuất phát từ điều kiện hiện nay của nước ta, phát triển nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi không chỉ đơn thuần là huy động nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn là nguồn kiến thức, kinh nghiệm, nhất là đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên. Mặc dù có sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ của quốc tế, song sự tiếp thu, truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức vào các cơ sở đào tạo và cuối cùng đến người làm du lịch là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực du lịch là một hoạt động phải được ưu tiên, khuyến khích. Ưu tiên ngay trong việc hoạch định chính sách phát  triển du lịch và do đó cũng phải ưu tiên trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các lĩnh vực mà Quảng Ninh cần ưu tiên trước hết là: 1) Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch; 2) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch; 3) Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; và 4) Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hoá trong đào tạo du lịch.

Phương thức thứ hai, là huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phương thức này thực chất bắt nguồn từ quan điểm xã hội hóa giáo dục và đào tạo, cơ chế khuyến khích đào tạo du lịch đồng thời với chiến lược đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong du lịch. Một mặt xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội tham gia đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Mặt khác thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế sẽ huy động thêm các nguồn tài trợ bằng tiền, kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ áp dụng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong phương thức chiến lược thứ hai này không chỉ có Nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có điều kiện thuận lợi và có nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Phương thức thứ ba, là liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa "Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động" trong quá trình phát triển nhân lực du lịch. Nhà nước tạo môi trường pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao động, thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau và với cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trước tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh. Vì vậy tăng cường chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch phải rất được coi trọng. Đây sẽ là biện pháp mạnh, nhanh và hiệu quả trong việc tăng cường được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch của các địa phương.

  1. Giải pháp phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh

Để có được nhân lực du lịch đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, Quảng Ninh cần xây dựng chương trình phát triển nhân lực du lịch. Có 5 nhiệm vụ chủ yếu cần tiến hành để xây dựng chương trình phát triển du lịch Quảng Ninh, gồm: 1) Thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh. 2) Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, của các địa phương khác trong nước về phát triển nhân lực du lịch và rút ra bài học cho địa phương để phát triển nhân lực du lịch. 3) Xác định và quán triệt hệ thống quan điểm phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4) Dự báo nhu cầu, xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh. 5) Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Mặc dù mỗi địa phương theo đặc thù và khả năng sẽ có các giải pháp khác nhau, bài viết xin đề xuất cần tập trung vào những nội dung sau:

1) Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch. Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; và đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

2) Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch các cấp đào tạo, dạy nghề và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp  đào tạo: Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thống nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật (tiếp cận chuẩn mực quốc tế) các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về du lịch. Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển hoạt động du lịch địa phương. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo gắn với tính chất đặc thù của sản phẩm du lịch địa phương.

3) Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao: Phát hiện, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao có khả năng gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động du lịch. Quảng Ninh cần có chính sách thu hút lao động tay nghề cao, nghệ nhân, các nhà quản lý giỏi... để có thêm các đào tạo viên du lịch.

4) Đầu tư  xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực du lịch: Đầu tư xây dựng mới những cơ sở đào tạo du lịch theo quy hoạch. Nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo hiện có đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Tập trung đầu tư cho Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến đội ngũ giáo viên, từ xây dựng chương trình, giáo trình đến các hoạt động đào tạo, dạy nghề du lịch, để làm nòng cốt trong đào tạo và liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm bồi dưỡng nghề du lịch trên địa bàn.

5) Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch: Đưa nội dung đào tạo phát triển nhân lực du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch; trao đổi thực tập; xây dựng và cung cấp chương trình, giáo trình; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đổi mới thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển nhân lực du lịch. Có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam công tác ở các địa phương trong nước và người của địa phương mình công tác ở các địa phương khác trong nước cho phát triển nhân lực du lịch của địa phương mình. Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch của địa phương mở rộng hợp tác liên kết hợp tác với nước ngoài nhằm năng cao năng lực đào tạo phát triển nhân lực du lịch. 

6) Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực du lịch: Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đoàn thể về phát triển nhân lực du lịch, thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết. Giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọng tạo việc làm thông qua du lịch tại các điểm tham quan; hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình làm du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; gắn với việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và phát triển du lịch cộng đồng.

7) Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực du lịch: Bên cạnh việc sử dụng nguồn ngân sách của địa phương, Quảng Ninh cần huy động các nguồn lực của khu vực doanh nghiệp (các thành phần kinh tế), đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng người học; sử dụng hiệu quả hơn công cụ học phí trong việc điều tiết quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào tạo cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực du lịch.

8) Khai thác và áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS do Dự án EU tài trợ: Bộ tiêu chuẩn VTOS được phát triển mở rộng bao gồm cả các lĩnh vực được xác định là quan trọng đối với Du lịch Việt Nam. Toàn bộ các tiêu chuẩn này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://vtos.esrt.vn/ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; giúp người lao động, người sử dụng lao động, giáo viên và học sinh các trường du lịch tiếp cận, áp dụng và thực hiện theo tiêu chuẩn VTOS nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như hiệu quả đào tạo nghề du lịch một cách thống nhất. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam sửa đổi ngoài việc kế thừa các nội dung từ phiên bản trước đã được phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam cũng như được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, tiêu chuẩn ASEAN. Tiêu chuẩn VTOS sẽ góp phần nâng cao chất lượng của ngành du lịch thông qua việc triển khai thực hiện, định hướng công tác đào tạo và hội nhập khu vực. Hiện nay, Quảng Ninh đã thành lập Chi hội Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam với mục đích phổ biến, khai thác và sử dụng có hiệu quả Bộ tiêu chuẩn VTOS do Liên minh châu Âu tài trợ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.

  1. Kết luận

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/ QĐ-TTg ngày 30/12/2011) xác định Quảng Ninh nằm trong vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE. Đặc biệt đối với Du lịch Quảng Ninh, giai đoạn phát triển 10 năm tới phải xác định vai trò là điểm đến tầm cỡ toàn cầu với vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới và là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay một trong những vấn để đáng quan tâm để phát triển du lịch Quảng Ninh nói riêng, du lịch cả nước nói chung một cách hiệu quả và bền vững đó là phát triển và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng yêu cầu của ngành. Do đó, để thực hiện được Chiến lược phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh là nhiệm vụ mang tính quyết định, cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu cho một điểm đến tầm cỡ toàn cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011-2020.
  2. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020.
  3. Đỗ Văn Dạo (2008), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329, 9-12.
  4. Hệ thống tiêu chuẩn VTOS (2013), Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU), Tổng cục Du lịch.
  5. La Hoàn (2016). Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, từ http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/giaiphapphattriennguonnhan-nd-16606.html.
  6. Thu Hương (2018), Quảng Ninh sẽ tạo sự phát triển đột phá cho du lịch địa phương và dấu ấn mới cho du lịch Việt Nam, từ http://baoquangninh.com.vn/du-lich/201804/quang-ninh-se-tao-su-phat-trien-dot-pha-cho-du-lich-dia-phuong-va-dau-an-moi-cho-du-lich-viet-nam-2383694/.
  7. Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
  8. Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
  9. Thanh Sơn (2017), Du lịch Quảng Ninh trên đà phát triển, từ http://dangcongsan.vn/the-thao/du-lich-quang-ninh-tren-da-phat-trien-460158.html.
  10. Đường Vinh Sường (2014). "Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản điện tử.

 

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2]Trường Đại học Ngoại thương; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.                                                     

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

Các bài khác...

hacklink al hack forum organik hit istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian spitzbetlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escort bayancasinolevantcasinolevantBC.Gamedinamobetotobetotobetgalabetmakrobet girişperabet girişcasibom girişvirabet girişdeneme bonusu veren sitelercasibom girişbeste casino på nettbelugabahis girişlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法belugabahis girişrulet sitelericasinolevantmarsbahis girişbypuffDeneme Bonusu Veren SitelerGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişimajbetGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcratosroyalbet girişfilm izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbankobetsincan evden eve nakliyattubidy mp3 downloadsnaptiksnapinstabetparibu giriş betparibu telegram betparibu güncel giriş betparibu orjinal site snaptiktubidy mp3 downloadtubidysweet bonanzatambetAlev Casinodeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis sitelericasibom 738 com trcasibom 738 com trcasibom 738 com trcasibom 738 com trcasibom 738 com trbetcioessbahismatadorbet girişSolara ExecutorSolara Executorholeyyperabetperabetholiganbet7slotscasibom twittercasibom pornoinagamingcasibomcasibom giriş1xbetmarsbahis girişbahisaldeneme bonusu veren sitelertlauncher sunucularıistanbul escortbetmatik girişoleybet girişotobetcasibom1wincenabetkingroyalcratosslotholeyydeniz taşımacılığıcasinolevant girişbetplayCasinolevantCasinolevantcasino siteleriimajbetimajbet güncel girişjustin tvbetoffice yeni adresbetoffice güncel adresbetoffice yeni girişbetoffice güncel girişbetoffice girişbetofficeSekabet güncel girişcasibom girişbakırköy escortdizipalcasinolevantcasinolevantligobetcasibom girişGrandpashabetDeneme Bonusu 2025Grandpashabetdeodacasibom güncel girişmarsbahiskingroyalKingroyalaresbetdumanbetsahabetmarsbahisotobet girişsekabetdeneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelercasibom mobil girişdizipaltelVodafone Mobil Ödeme Bozdurmahttps://bahisforumcu.com/betvinootobetcenabetbetpuancasinomaxicasinometropolbetpuanbasaribetjojobetdizipalCinsel Sohbetxslot7slotsbets10deneme bonusu veren sitelerpinupcasibombetvinocasibom girişjustintvİzmir escortİzmir escort Buca escorthttps://restauranttome.com/Casinopoponwinetorobethd porngalabetgalabetfixbetpusulabetbetebetmarsbahisotobetmarsbahismarsbahismatbet girişsekabethttps://www.flowerwyz.com/Galatasaray Dinamo kievnakitbahishttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.elektroniksigarakeyfi.com/nakitbahis카지노사이트erotik film izlemeritking girişpincoWest Global Forexcasibomantep escortsınırsız pornocasibomdeneme bonusu veren sitelerbettiltpusulabetbetturkeyxslotzbahis1xbet giriş1xbet giriş1xbet giriş1xbet girişcasibom girişbets10 girişmobilbahis girişjojobetmersobahispiabellacasinobetturkeybetkanyonmadridbetfixbetvaycasino1winkralbetmarsbahis marsbahisnakitbahisbetkanyonotobettipobetdinamobetdumanbetbets10jogo do tigrinhohwid spoofervbetmobilbahisronix hub scriptaimwarekingroyaldinamobettrendbetvaycasinoaviatoronwinonwinultrabetsahabetbahsegel casibomkulisbetFakta Habermadridbetvaycasinoimajbet güncelcasino sitelericasibomcasibomvevobahiscasibom girişbetsmovegoldenbahisbetnanoparibahismavibetelexbetngsbahiskalebetodeonbettempobetasyabahisbetciosuperbetnbetparkbetwoongalabetmostbetmarsbahisimajbetmatbetjojobetmarsbahisgalabetextrabetmarsbahissavoybettingbahigoprensbetperabetmaltcasinoklasbahismariobettarafbetpusulabetbiabetcasibom girişcasibomcasibom girişdizipal3dizipaldizipalSweet BonanzaParibahissahabetMobil Ödeme Bozdurmatwitter video downloaderbets10taraftarium24justin tvselçuksportskralbetbettiltbettiltbettiltfortnite spooferbetsatbetpublicvbetpubg mobile uc hilesilevel 2 electrician sydneymatadorbetonwin güncel girişmavibetmavibet girişbetmatikjokerbetmavibet1xbetcasibombetturkeymegabahislivebahisKazancın adresibody to body massage istanbulBelugabahis452marsbahis comcasibom745 commeritking1615 comelizabet girişmeritking güncel girişdizipalbetparkcasibom792livebahislivebahislivebahislivebahisvaycasinocasibom girişcasino sitelericasino sitelericasino siteleri 2025holiganbetdumanbet girişbetpark giriş452marsbahiscasibom745casibom738meritking1616 comcasibom792casinomhubEkrem Abi SiteNakitbahisdeneme pornosu 2025giftcardmall/mygiftpopüler bahis siteleriterea sigarapaslanmaz çelikcasibomcasibomMilnanobetbahis sitelerionwin güncel girişMeritking Girişcasibom giriş메이저사이트casibomsweet bonanzabetturkeybetturkeybethandextrabetSakarya escortSakarya escortaresbetSekabetextrabetcasibomcasibom giriş güncelbetsataaamaltbahisbeinwonbetmatikdinamobetcasibomcasibom güncelcasibom güncel girişcasibom resmimadridbetmadridbetotobetbetgitsekabetonwinlordbahisjojobetmatadorbetgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftCasibom 745casibomExtrabet1casibom girişcasinomhubparibahispendik escortkartal escortmaltepe escortcasibom girişcasibom girişcasibomcasibom giriş güncelcasibom girişkombi servisicanlı casino siteleriAtlasbetmarsbahis girişcasibomcasibomBettiltBettilt Girişimajbetmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisholiganbetjojobetmetin2 pvpataşehir escortCasibomganobetcasibomcasibomjojobetjojobetbetciobetcio güncel girişsonbahissonbahis güncel girişfree instagram followersinstagram takipçi hilesiinstagram takipçi hilesiatlasbetatlasbet güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişjojobet güncel girişjojobet güncel giriştimebettimebet güncel girişSakarya escortcasibom girişgiftcardmall/mygiftGrandpashabet2220www.giftcardmall.com/mygiftBetturkeyMarsbahis GirişBahis Siteleriimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetgrandpashabetkingroyalholiganbetmarsbahisjojobetcasibompusulabetsu kaçağı tespitivbetpin upjojobetsahabet bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişbetconstruct alt yapılı sitelermeritbetgirisyap.comcasinogrambetnoel girişdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişistanbul oto çekicizbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanbeymenslot girişbeymenslotqueenbetpumabetpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişBetgit girişcasibom giriştimebettimebet giriştimebet giriştimebetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibom güncel girişcasibom linkcasibom twittertimebet twittertimebet linkcasibomcasibom güncel girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtimebettimebet girişbethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuordu masajordu masaj salonuordu saunaordu türk hamamıordu mutlu son masaj salonuistanbul travesti sitesigüzel sözlerip stressersekabetGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestiankara travestigaziantep travestiantalya escortantalya escortgaziantep travestiantalya escortdimanit porn virtmeyen sitilerideneme sex amcik bedava sitileridinime cinsel izlebedava seks izlebiiihis sürtük sitmezleriporn seks sitmezleribedava erotizm sirkleridimanit free porn veren sitmezlermilf sex sürtük sitleribihis milf sirklerideneme milf porn virtmeyen izlebihis erotizm sitmezleribedava sex cinsel izlebedava sex seksi izlemilf sex sikis sitmezleridimanit bonis amcik izledimanit free porn amcik bedava izledidimot erotik sitleribihis seksi izlemilf sex cinsellik sitleribedava sex sürtük sirkleribedava sikis sirklerideneme bonus virten sitlerdinime erotik izlesex dinimet seksi sitleribiiihis seks sitmezleribedava erotizm sirklericasino erotizm sirklericazini porn seksi sitlerisex sürtük sitmezlerideneme bonus veren sitmezlerdeneme bonis amcik sirkleridinimi binisicisini sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirkimir sitiliridinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilircisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirbihis sitiliricisini sitiliridinimi binisicisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisidinimi binisi virin sitilirkimir sitiliricisini sitilirikimir sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitiliribihis sitiliri 2025kimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisicisini sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitiliridinimi binisikimir sitiliricisini sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisibihis sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisibihis sitiliribihis sitiliribihis sitiliribihis sitiliricisini sitiliridinimi binisibihis sitiliridinimi binisibihis sitiliridinimi binisikimir sitiliridinimi binisikimir sitiliridinimi binisidinimi binisikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliricisini sitilirikimir sitiliribihis sitiliricisini sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisidinimi binisidinimi binisidinimi binisibihis sitiliricisini sitiliridinimi binisidinimi binisikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisikimir sitiliridinimi binisidinimi binisidinimi binisikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirkimir sitilirideneme milf porn virtmeyen sitlerdeneme pornosu veren sex siteleriporn veren sex sitelerideneme pornosu veren sex sitelerimilf dinimit seksi sirkleribedava sex izlemilf dinimit milf porno izlebedava cinsellik sitmezlericisino cinsellik sitlericasino cinsellik sirkleribihis sikis sitleriporn seksi izlebihis milf sitleriporn seks sitleriporn cinsellik sirkleribiiihis cinsellik sitmezleridimanit bonis virten sitlerdeneme bonus virten izlesex dinimet sürtük sitleribedava sex seks sitmezleridimanit sex veren izledeneme bonus virten sirkleribihis milf sirkleribedava sex milf porno sitleribihis seksi sitleridinime sex sitmezleridinime erotik sirkleridimanit bonus amcik bedava sirklerididimot seks sirklerideneme binis amcik sirklerisex dinimet milf sirklerideneme free porn amcik sitilerimilf sex cinsellik sirkleribiiihis milf porno sitmezlerididimot milf sitmezlerimilf dinimit seks izledeneme sex amcik bedava izledimanit porn amcik sitileridimanit bedava sex amcik bedava izledinime cinsel sirkleribiiihis sex sirkleridinime cinsellik izlebiiihis sikis sitlericisino erotik sirkleribomba erotik sitmezleridene meme sikis sitleridinime sürtük izlebomba sürtük izlesex seks sirklerideneme bonusu veren sex sitelerichild porn bonusdinimi binisi virin sitilirdeneme sex veren porn sitesideneme sex veren porn sitesi HDdeneme pornosu veren sex siteleriescort sitesdeneme pornosu veren sex sitesideneme pornosu veren sex sitelerideneme pornosu veren sex sitelerimilf dinimit seks izledimanit bonus amcik sitlerdimanit milf porn amcik bedava sitmezlermilf dinimit sürtük izledeneme pornosu veren sex siteleribedava sex seksi sitmezleriporn seks sitleridimanit bedava sex veren sirklerideneme milf porn amcik bedava sitmezlerdene meme seksi izlebiiihis seks sirkleribedava seksi sirkleriporn cinsellik sitmezlerimilf dinimit erotizm sitmezlericisino erotizm sitlerimilf dinimit milf porno izledimanit sex veren sitmezlercasino cinsel sitmezlericisino sürtük sitmezleriporn sürtük izledimanit porn virten sitileridinime sex sitmezleriporn cinsel izledimanit free porn amcik sirkleridene meme sikis sitleribedava sex seks izlesex milf porno sirklericasino cinsellik sitmezleribedava erotik sirklerimilf sex erotik sitleribomba sikis sitleribedava sex seksi sitleribiiihis sürtük sirklerisex erotik izlebedava cinsellik sitmezleriporn cinsel sitmezlerimilf sex milf sitleridinime erotik sitlerimilf sex sikis izlesex dinimet erotizm izlesex dinimet seksi izledimanit binis amcik bedava sitlerdeneme free porn amcik sitlerdeneme binis amcik sitmezlercisino erotizm sirkleribiiihis sex sirkleridene meme erotizm sitmezlerimilf dinimit sikis sitleriporn milf porno sitlerideneme binis veren sitlercazini porn erotik sitmezlerideneme porn veren sitlerbedava sex sikis izlecisino milf sitlerideneme pornosu veren sitechild porn sitelerideneme binis veren izledeneme bedava sex virtmeyen sirklerideneme binis virten sitlerdimanit free porn virten sirkleridimanit bonis amcik bedava sitmezlerdeneme pornosu 2025winimi binisi wirin sitilirporn sex izlebihis sex sitlericazini porn milf porno sitlerisex erotik sirkleriporn seks sitlericazini porn cinsel izlebomba seks izledidimot seks izledimanit bonus veren sitileridinime milf sitlerisex dinimet milf sitmezlerideneme sex amcik bedava sirklerisex dinimet seks sitleridinime seks izlebedava sex erotizm sitleribiiihis cinsellik sirkleribihis cinsel sitmezleridimanit free porn amcik sitilerimilf sex sex sitmezleridimanit free porn virtmeyen sitmezlermilf dinimit milf izlesex dinimet seks sirklerideneme sex amcik sitilerisex dinimet seksi sirklerideneme milf porn virtmeyen sirkleridinime erotik izledeneme pornosu veren sex sitelerideneme free porn amcik bedava izlecazini porn seks izleporn milf porno sitlericisino sikis izlebiiihis cinsel sitmezleriporn erotik izlebihis cinsellik izleporn sikis sitleribedava sex cinsellik sirkleridimanit porn virtmeyen sirklerimilf dinimit seks sitleribiiihis cinsel izledimanit binis amcik sitmezlerdene meme sikis sirkleribiiihis sürtük sirklerisex sex sitmezleribedava seks izlecisino milf porno sitleribedava seks sitleriporn erotik sirklerideneme milf porn amcik bedava sitilerideneme bedava sex virtmeyen sitlermilf sex seksi sitleribihis milf porno izledimanit sex veren sitmezlerdimanit bedava sex veren sirklerimilf dinimit sürtük izlecasino milf porno izlecasino cinsellik sitlericasino seksi izlecasino sikis sirklericasino milf porno sitmezleribomba seksi sirklerideneme pornosu veren sex sitesicazini porn sürtük izlecisino cinsellik sitlericazini porn milf porno izlebiiihis cinsellik sitmezleribihis cinsel izlebedava sex milf porno sitmezleridimanit porn veren sirklerimilf sex sürtük sirkleribedava seks izlemilf dinimit erotizm sitlerimilf dinimit cinsellik sitleriporn cinsel sirkleribomba erotik sitmezlericisino cinsellik sitmezlerimilf dinimit milf sitleridimanit bonus veren sitileribiiihis seks sirklericisino sex sirkleribedava sex sex izledeneme milf porn veren izledeneme pornosu veren sex sitelerideneme milf porn virten sitlerhipbethipbet girişhipbet yeni girişizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayantekirdağ escort bayanBetistİstanbul Escortesenyurt escortistanbul escortNovibet Girişbetcas