KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Nguyễn Thu Thuỷ[1]
Nguyễn Hồng Vân[2]
Abstract: The development of industrial clusters is essential for many countries because of its important role in orienting industrial development of a country, creating value chains and attracting many domestic and foreign investors. The experience of developing industrial clusters in countries shows the important role of government in orienting and supporting by relevant mechanisms and policies; meanwhile, the perception of stakeholders is also one of the decisive factors for the success or failure of such development. Vietnam’s government is very much interested in promoting the formation of true industrial clusters with full characteristics, in order to stimulate the socio-economic development in various regions throughout the country. However, the formation of industrial clusters in Vietnam is still spontaneous or hidden in industrial areas, and those individual industrial clusters are still in lack of coherence and efficiency. This paper analyzes international experiences in developing industrial clusters and identifies lessons and directions for Vietnam in the development of our own industrial clusters.
Keywords: industrial cluster, industrial cluster development, industrial cluster policy, international experience, lessons for Vietnam
Tóm tắt: Phát triển các cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) là rất cần thiết với nhiều quốc gia bởi vai trò quan trọng của CLKCN trong việc định hướng phát triển công nghiệp của đất nước, đồng thời tạo ra những chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh hiệu quả thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Kinh nghiệm phát triển CLKCN của các quốc gia cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc định hướng và hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách để phát triển CLKCN, đồng thời nhận thức của các đối tượng liên quan về phát triển CLKCN cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển đó. Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề hình thành nên những CLKCN thực sự với đầy đủ những đặc trưng cơ bản, qua đó thúc đẩy các tiềm năng của CLKCN trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, việc hình thành các CLKCN tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tự phát hoặc ẩn mình trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đơn lẻ, những CLKCN này vẫn còn thiếu tính chặt chẽ và hiệu quả. Bài viết này phân tích các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển CLKCN và chỉ ra các bài học và định hướng cho Việt Nam trong quá trình phát triển CLKCN của đất nước.
Từ khóa: Cụm liên kết công nghiệp, chính sách phát triển, kinh nghiệm quốc tế, bài học cho Việt Nam.
- Đặt vấn đề
Việc hình thành các cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) (tiếng Anh: Industrial Cluster) là một xu hướng khách quan của quá trình phát triển công nghiệp, trong đó tập trung các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) (2010) thì CLKCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi CLKCN có các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, các nhà cung ứng nguyên liệu, máy móc, dụng cụ, phụ tùng, các doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Trong CLKCN cũng có thể có các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh, kiểm định, xác nhận xuất xứ hàng hoá, logistics… Phát triển các CLKCN tạo ra một môi trường đầu tư linh hoạt với một chuỗi giá trị tối ưu, qua đó thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp mới với sự tiếp nối những mắt xích còn thiếu trong chuỗi liên kết đang hình thành.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CLKCN cùng với việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về phát triển CLKCN, bài viết làm rõ sự cần thiết và các điều kiện phát triển CLKCN ở Việt Nam, góp phần phát triển có định hướng, hiệu quả và bền vững những ngành nghề mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, bài viết cung cấpmột bức tranh sâu rộng về lịch sử hình thành CLKCN tại một số nước trên thế giới, tổng kết những thành công, hạn chế và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển các CLKCN tại Việt Nam hiện nay.
- Một số vấn đề lý luận chung về cụm liên kết công nghiệp
2.1. Khái niệm cụm liên kết công nghiệp
Marshall (1920) được coi là người khởi nguồn nghiên cứu về CLKCN thông qua tác phẩm “Các nguyên lý kinh tế học”. Sau Marshall, nhiều học giả cũng đã nghiên cứu về CLKCN với các cách tiếp cận khác nhau và có nhiều cách giải thích khác nhau cho hiện tượng này. Porter (2012) trong nghiên cứu về “CLKCN và cạnh tranh” đã đưa ra khái niệm về CLKCN, theo đó CLKCN bao gồm các doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các doanh nghiệp trong các ngành liên quan, các thể chế tài chính. Sự liên kết với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển CLKCN. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (2009) thì CLKCN là khái niệm dùng để chỉ sự tập trung của các công ty và tổ chức có liên quan trong một khu vực địa lý nhất định. Tại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sơn (2009) cho rằng: “Cụm ngành công nghiệp là một hình thái tổ chức sản xuất trong một ngành/lĩnh vực cụ thể, trong đó các thành phần tham gia gồm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ, các thể chế liên quan liên kết và quần tụ trong một không gian địa lý nhất định, với vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp liên kết kinh doanh”. Về cơ bản, các quan điểm trên đều có sự thống nhất về đặc điểm của CLKCN, cụ thể gồm: (i) Sự tập trung của các tổ chức và các doanh nghiệp trong một phạm vi lãnh thổ nhất định; (ii) Các quan hệ liên kết giữa các tổ chức và các doanh nghiệp dưới những hình thức khác nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm; (iii) Mục đích cuối cùng của việc hình thành và phát triển CLKCN là bảo đảm hiệu quả kinh tế của từng chủ thể và góp phần vào lợi ích chung của cả hệ thống.
2.2. Đặc điểm của cụm liên kết công nghiệp
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2015) thì CLKCN có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, sự tích tụ các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức liên quan trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Điều này xuất phát từ yêu cầu tổ chức mối liên hệ sản xuất và quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong cụm: khoảng cách địa lý giữa các chủ thể tạo điều kiện thiết lập quan hệ trực tiếp, giảm chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu, linh kiện, bán thành phẩm. Điều này cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa CLKCN với các hình thức khu công nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức thành viên của CLKCN có quan hệ với nhau với những nội dung và mức độ khác nhau. Quan hệ giữa các tổ chức và các doanh nghiệp thành viên CLKCN có thể là quan hệ theo chiều dọc của quá trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhất định theo chuỗi giá trị của sản phẩm ấy; có thể là quan hệ theo chiều ngang phối hợp với nhau để cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định hướng tới yêu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế. Do vậy, không phải bất kỳ doanh nghiệp công nghiệp và tổ chức nào hiện diện trong một địa phương, một vùng kinh tế cũng được coi là thành viên của CLKCN.
Thứ ba, tính đa dạng của các chủ thể trong CLKCN. Do sự đa dạng của các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang, các chủ thể (thành viên) trong mỗi CLKCN cũng khá đa dạng. Có thể phân chia các chủ thể này thành các nhóm lớn sau đây: có quan hệ trực tiếp với nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm; có chức năng phục vụ sản xuất sản phẩm; các tổ chức phục vụ quá trình sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.
Thứ tư, sự tác động của Nhà nước trong quá trình hình thành cơ chế vận hành CLKCN thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hình thành và phát triển các quan hệ liên kết ấy bằng chính sách định hướng và bằng các cơ chế, chính sách thích hợp, trong đó có định hướng và cơ chế chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới CLKCN trong phạm vi cả nước.
2.3. Vai trò của cụm liên kết công nghiệp
Vai trò của CLKCN được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Trước hết, CLKCN tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và đồng bộ cho các doanh nghiệp và các tổ chức hữu quan tại các địa phương, khu vực địa lý cụ thể. Bên cạnh đó, sự phát triển của CLKCN hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, tiếp cận thị trường công nghệ và chuyển giao, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, CLKCN tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.
Hơn nữa, CLKCN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. CLKCN phát triển sẽ có tác động khích lệ khởi nghiệp, hình thành các doanh nghiệp mới thông qua các doanh nghiệp gia nhập sau “bám sát” những doanh nghiệp thành công đi trước. Khi những doanh nghiệp điển hình giành được thành tựu, một lượng lớn doanh nghiệp cùng ngành sẽ xuất hiện và tập trung tại cùng một khu vực địa lý.
2.4. Các điều kiện về sự hình thành và khả năng thành công của cụm liên kết công nghiệp
Để đánh giá về sự hình thành đầy đủ để có thể mang lại thành công cho CLKCN trên một khu vực lãnh thổ cụ thể, có 03 tiêu chí có quan hệ tương hỗ, bao gồm:
(1) Về mặt lãnh thổ: phải có sự tập trung của các doanh nghiệp mà không cần quá chú ý đến phạm vi của sự tập trung đó;
(2) Liên quan đến ngành công nghiệp: có thể chỉ một ngành công nghiệp hay có thể gồm nhiều ngành công nghiệp nhưng trong đó có một ngành chủ đạo, và giữa các ngành có mối liên kết chặt chẽ;
(3) Khả năng tạo dựng mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp với các hoạt động khác trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo.
Tuy nhiên, để đồng thời sử dụng cả 03 tiêu chí trên để đánh giá là rất khó khăn khi điều kiện về số liệu và thông tin hiện nay ở nhiều nước về vấn đề này còn hạn chế. Chính vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng một trong ba tiêu chí trên để nhận diện khả năng hình thành và phát triển thành công một CLKCN trong một khu vực.
Tóm lại, việc hình thành và phát triển CLKCN thông qua các tác động chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, khi các doanh nghiệp tham gia vào CLKCN sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng năng suất qua đó dễ dàng hơn để đương đầu với sức ép cạnh tranh từ chính phía các đối tác khác trong cụm.
Thứ hai, kết quả của việc hình thành và phát triển các CLKCN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến khi quá trình này tạo ra những sức ép để các doanh nghiệp trong chuỗi phải thường xuyên phải đổi mới, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.
Thứ ba, CLKCN có tác động đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc các ngành hỗ trợ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể lựa chọn các hình thức tổ chức CLKCN phù hợp nhất cho các ngành nghề mà Việt Nam đang có lợi thế như điện tử, dệt may, da giày…
- Một số kinh nghiệm quốc tế thành công trong phát triển các cụm liên kết công nghiệp
3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Thập niên 1950-1960, Hàn Quốc bị đánh giá là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo tài nguyên thiên nhiên và lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng chỉ trong vòng hơn 30 năm thực hiện công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Countries - NICs) và hiện nay Hàn Quốc đã trở thành nước công nghiệp phát triển thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các ngành công nghiệp chủ chốt, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốcnhư điện tử, ô tô, đóng tàu, hóa dầu, dệt may, da - giày… Một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công của các ngành này là sự phát triển các CLKCN và quá trình hình thành, phát triển CLKCN ở Hàn Quốc gắn liền với sự thay đổi trọng tâm trong chiến lược phát triển công nghiệp và các vùng lãnh thổ. Theo Kim Jung-Ho (2005) thì CLKCN đầu tiên được thiết lập tại Ulsan năm 1962, đến năm 1965 thì có có thêm 6 CLKCN được thiết lập ở Seoul và Incheon và đến cuối thập niên 1960 trên cả nước Hàn Quốc có 15 CLKCN được thiết lập.
Hình 1. Quá trình phát triển CLKCN của Hàn Quốc từ thập niên 1960 đến nay
Nguồn: Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các Cụm liên kết sáng tạo (MOCIE, tháng 6/2004)
Với chính sách chuyển đổi trọng tâm phát triển công nghiệp từ các ngành công nghiệp nhẹ (trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa) sang phát triển một số ngành công nghiệp nặng (hóa chất - hóa dầu, điện tử, đóng tàu, thiết bị máy móc, luyện kim) luôn gắn với sự hình thành các CLKCN. Chính vì vậy, ở thập niên 1970 một số CLKCN được hình thành ở các khu vực khác nhau: Gumi (điện tử); Changwon (sản xuất máy móc thiết bị); Pohang (luyện kim đen); Ulsan (hóa chất – hóa dầu); Geoje (đóng tàu). Cũng trong thập niên này, Hàn Quốc còn hình thành cụm liên kết tập trung vào hoạt động nghiên cứu dưới hình thức Công viên Khoa học với các trung tâm R&D bên cạnh các CLKCN, do Chính phủ tài trợ nhằm tạo nên hạt nhân khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế. Đến thập niên 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng hơn đến việc phát triển các CLKCN với quy mô nhỏ hơn và được phân bố rộng rãi trong nhiều vùng đất nước nhằm phòng ngừa việc hình thành và phát triển các CLKCN với quy mô lớn có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế, tổ chức đời sống dân cư và nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển. Giai đoạn những năm 1990, cùng với việc thoàn thiện các CLKCN, các loại cụm liên kết lấy hoạt động R&D làm trung tâm này tiếp tục được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp thông tin trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế tri thức. Bắt đầu từ thập niên 2000 trở lại đây, các CLKCN được tiếp tục phát triển một cách hoàn chỉnh hơn theo những chương trình và dự án do Chính phủ thiết lập và chỉ đạo thực hiện. Theo Phạm Thị Huyền (2011), thì đến cuối năm 2009, hoạt động của các doanh nghiệp trong các CLKCN đã đóng góp hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, 62% sản lượng và hơn 42% việc làm trong các ngành sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc.
Sự hình thành và phát triển CLKCN nhanh chóng và thành công của Hàn Quốc đã thể hiện rõ vai trò của Chính phủ ở các khía cạnh sau đây.
Thứ nhất, Chính phủ đã xác định rõ vai trò của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển CLKCN hướng tới thực hiện yêu cầu đổi mới và sáng tạo trên cơ sở liên kết hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học.
Thứ hai, thúc đẩy phát triển sản xuất nội địa một cách năng động và bền vững trên cơ sỏ lựa chọn ngành công nghiệp chiến lược phù hợp với khả năng hỗ trợ và phát triển của từng khu vực. Sự lựa chọn này là cơ sở để ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ thích ứng.
Thứ ba, việc phát triển R&D và bảo đảm nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp được lựa chọn ở từng khu vực, cần đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp với các trường đại học và các viện nghiên cứu trong khu vực ấy…
3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng chính sách phát triển cụm công nghiệp thành công nhưng phải đến những năm 2000, Nhật Bản mới xây dựng và triển khai chính sách cụm ngành công nghiệp một cách hệ thống với hơn 60 CLKCN tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn với nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ xung quanh. Để hình thành một cụm ngành công nghiệp, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tiến hành bốn bước: phân tích đặc điểm của địa phương; xác định mạng lưới có thể thiết lập trong phạm vi địa phương; mở rộng phạm vi mạng lưới, và thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới. Theo Kuchiki (2007), ba nhóm chính sách mà Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện hiệu quả là: (i) xây dựng mạng lưới, (ii) hỗ trợ doanh nghiệp về R&D, phát triển thị trường, quản lý, đào tạo và (iii) thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong xây dựng hệ thống liên kết thầu phụ và hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Kuroiwa và Heng (2008), từ những năm đầu của thời kỳ Minh Trị (Meiji) cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đến tận những năm 1970, sự phát triển của Nhật Bản luôn là dẫn chứng cho rất nhiều nước đang phát triển với mục tiêu đạt được là trở thành một nước phát triển trên thế giới, cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chủ yếu nhờ chuyển giao công nghệ. Sau thời kỳ này, nhu cầu tiềm năng về phát triển công nghệ cao ở Nhật Bản đã chuyển sang thành tập trung vào các nhu cầu trong nước. Cụ thể, thay vì các chính sách phát triển công nghiệp, với hàng loạt các tác động xấu xảy ra như dân số quá tải, ô nhiễm môi trường thì các CLKCN đã được Chính phủ Nhật Bản quan tâm và năm 1972 Đạo luật Xúc tiến Di chuyển Khu công nghiệp (Industrial Relocation Promotion Act) đã ra đời để tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho sự hình thành và phát triển các CLKCN tại Nhật Bản sau này. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các đạo luật và chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, di chuyển nguồn lao động đến các khu vực ít đô thị hóa hơn, tập trung tạo thành các khu công nghiệp tách biệt nằm bên cạnh các khu kinh tế. Nhằm ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề mới, chính phủ Nhật Bản tập trung hỗ trợ toàn diện các ngành kinh doanh cạnh tranh mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là Chương trình CCLKCN. Đây là hoạt động quan trọng của chính phủ Nhật nhằm tạo mạng lưới vững chắc, vô hình để hình thành cụm công nghiệp trong các khu vực, với mục tiêu nhằm phát triển các ngành kinh doanh mới, tăng trưởng lĩnh vực liên doanh liên kết với các trường đại học.
Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản phân chia quá trình phát triển các CLKCN của Nhật Bản thành các giai đoạn như sau.
Giai đoạn “Khởi động” 2001-2006: Nhật Bản lúc đó đang là nền kinh tế quốc gia lớn thứ ba thế giới, một trong những quốc gia phát triển nổi bật và là một thị trường tiềm năng với GDP 4,8 triệu tỉ USD, tỷ lệ lạm phát là 0,8%/năm. Sau giai đoạn nền kinh tế suy thoái và trì trệ vào cuối thế kỷ 20, với các chính sách thay đổi và hoạch định mục tiêu đưa nền kinh tế quay trở lại thời kỳ hoàng kim, mà trong đó Dự án CCLKCN là một nhân tố cốt lõi, Nhật Bản đã đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong Chương trình Phát triển CLKCN nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Dự án Liên kết ngành tại Nhật Bản hiện nay đang bước vào giai đoạn thứ 3 (Phát triển bền vững 2011-2020). Sau mỗi giai đoạn dự án, Nhật Bản luôn đạt được mục tiêu đã đề ra với nhiều kinh nghiệm thực tiễn giá trị. Giai đoạn này, Nhật Bản đã hoàn thành được mục tiêu thiết lập các Văn phòng khu vực (Regional Bureaus) tại khắp các địa phương, cùng triển khai tổng cộng 19 dự án trên toàn nước Nhật, hình thành được mạng lưới rộng khắp cả nước liên kết các doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức chính phủ với tổng số 6.100 các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 250 trường đại học. Tất cả các cố gắng đã tạo thành một mạng lưới giúp các thành viên trao đổi thông tin nhanh chóng, tiện dụng, đó là “networks where each face is visible”, nền tảng của các CLKCN. Dựa trên các mạng lưới đã xây dựng được, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào liên kết ngành mở rộng thêm các công ty mới, hỗ trợ các doanh nghiệp muốn liên kết, liên doanh với các nguồn tài nguyên trí tuệ từ phía các trường đại học và các tổ chức khác.
Giai đoạn “Tăng trưởng” từ 4/2006-3/2011: Sau giai đoạn 1 nỗ lực hình thành mạng lưới gồm doanh nghiệp, trường đại học và các cơ quan chính phủ- nền tảng cơ sở của các cụm. Trong các mạng lưới liên kết khác, hoạt động đổi mới cũng được đẩy nhanh tốc độ, đạt được nhiều thành tựu cụ thể khi thiết lập được nhiều công ty, ngành nghề mới:
- Tái tổ chức lại các dự án CLKCN giai đoạn một: Giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch CLKCN tập trung vào tìm kiếm các đơn vị tham gia vào CLKCN, hình thành các mạng lưới sơ khai ban đầu, và tránh những khu vực, những ngành công nghiệp có tính hạn chế, bao gồm cả những dự án thiết kế cho khu vực quá lớn và quá dàn trải về ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Sau khi giai đoạn một kết thúc và bắt đầu giai đoạn hai, các chuyên gia tiến hành đánh giá kết quả: Những mạng lưới nào đã hình thành, bao nhiêu dự án đã trưởng thành. Thêm vào đó, dựa trên điều kiện thực tế của ngành công nghiệp, hạt giống công nghệ, nhu cầu công nghiệp, tiềm năng của nền kinh tế và công nghiệp, vị thế hiện tại của khu vực, một số dự án đã bị bãi bỏ, tích hợp hoặc sửa đổi.
- Linh hoạt tiếp nhận, sửa đổi, bãi bỏ các dự án trong giai đoạn hai: Từ giai đoạn hai, phương pháp PDCA được đưa vào sử dụng nhằm hoạch định, sửa đổi linh hoạt kế hoạch qua từng quy trình dự án, phù hợp với các thay đổi trong nền kinh tế, xu hướng công nghiệp.
Giai đoạn “Tự phát triển bền vững” 2011-2020: Hoạt động triển khai chương trình phát triển các CLKCN của Nhật Bản bắt đầu chậm hơn một số quốc gia khác và có đặc điểm riêng của mình. Một trong những hướng đi chính của Chính phủ là các chính sách tập trung phát triển khu vực, trong khi quá trình tạo ra hệ thống tương tác giữa các khu vực tư nhân- viện nghiên cứu-cơ quan chính phủ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số rào cản về thể chế, như thiếu hụt khung cơ sở pháp lý.
Năm 2013, Nhật Bản thông qua Chiến lược phát triển Khoa học, Công nghệ, và Đổi mới, với tầm nhìn dài hạn về một xã hội kinh tế lý tưởng. Chính phủ xây dựng một số chương trình hỗ trợ các hoạt động phát triển đổi mới. Nhật Bản được biết đến là một quốc gia ủng hộ rộng rãi các công ty mạo hiểm với một số Chương trình hỗ trợ liên doanh tại Nhật Bản, luôn hỗ trợ kịp thời, cần thiết cho các doanh nghiệp mới
3.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Ở Malaysia phát triển các CLKCN được biết đến với tên gọi là Iskandar Malaysia. Mục đích của Iskanda Malaysia là nhằm để phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh, năng động và có tính toàn cầu. Theo Sở Quy hoạch đô thị và quốc gia thuộc Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia (2012) thì quá trình phát triển các CLKCN được bắt đầu từ Kế hoạch phát triển Malaysia lần thứ 9. Chính phủ Malaysia đã tiến hành tổng kết và xây dựng Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện. Với những kết quả tích cực đạt được, Chính phủ Malaysia đã có kế hoạch giai đoạn 2 tiếp tục phát triển Iskandar Malaysia trong Kế hoạch tổng thể lần thứ 10.
Theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Malaysia. Trong quản lý kinh tế, công tác kế hoạch rất được chú trọng với một hệ thống bao gồm: Tầm nhìn 30 năm; Kế hoạch triển vọng khung lập cho 10 năm; Kế hoạch quốc gia 5 năm; Kế hoạch cụ thể hàng năm. Quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ là một trong những nội dung quan trọng của các kế hoạch triển vọng khung 10 năm và kế hoạch quốc gia 5 năm. Quy hoạch này hướng vào việc phát triển liên vùng một cách cân đối hơn và các kế hoạch này xác định địa bàn phát triển Iskandar Malaysia ở Bang Johor. Vùng này gồm phần phía Nam của bang Johor - từ Mukim thuộc Serkat về phía Tây, đến Pasir Gudang về phía Đông, từ Bắc Kulai đến Nam Johor Bahru. Theo Sở Quy hoạch đô thị và quốc gia thuộc Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia (2012) thì khuôn khổ của Iskandar được tổng hợp trong Hình 2.
Nguồn: Department of Town and Country Planning under Ministry of Housing and Local Government (2012)
Hình 2. Khuôn khổ mô hình của Iskandar Malaysia
Hiện nay, có 9 CLKCN trong Iskandar Malaysia, bao gồm:
- Lĩnh vực dịch vụ: Cố vấn và tư vấn tài chính; Sáng chế, sáng tạo; Logistics; Du lịch; Giáo dục; Y tế
- Công nghiệp chế tác: Điện và điện tử; Hóa chất và Hóa dầu; Chế biến lương thực thực phẩm.
Nâng cấp và phát triển CLKCN đang được Chính phủ Malaysia chú trọng, coi như một mục tiêu chủ chốt trong chiến lược và chính sách phát triển. Khâu đột phá chính là tạo ra sự chuyển biến, phát triển các CLKCN năng động có khả năng sáng tạo và tăng năng suất. Phần cấu thành có tính chiến lược của khâu đột phá này là nâng cao tính gắn kết của mạng lưới trong mỗi CLKCN để tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức của Nhà nước cũng như tư nhân có thể liên kết, phối hợp một cách trôi chảy, thuận lợi nhất cung - cầu của họ.
3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa từ năm 1978. Đến nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới với GDP đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Với nền công nghiệp được phát triển mạnh, Trung Quốc được coi là “công xưởng của thế giới”, hàng hóa công nghiệp được xuất khẩu rộng rãi ở phạm vi toàn cầu và có sức cạnh tranh cao so với hàng hóa của các nước. Sự phát triển các hình thức khác nhau của CLKCN là một trong những yếu tố dẫn tới sự thành công của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp.
Theo nghiên cứu của Huang (2012) thì từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã phát triển hàng loạt CLKCN trong các ngành công nghiệp chủ chốt: CLKCN điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; CLKCN chế tạo xe hơi và phụ tùng; CLKCN da giầy; CLKCN dệt may… Các cụm ngành công nghiệp đã phát triển rất mạnh ở Trung Quốc như cụm ngành công nghiệp ô tô thu hút được 20 tỷ USD với hệ thống các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, các nhà cung cấp linh kiện, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm sáng tạo… Ví dụ như tỉnh Quảng Đông có cụm ngành công nghiệp được thiết lập dựa trên các hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản gồm Nissan, Honda và Toyota. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ USD vào dựa án này. Cụm ngành công nghiệp ô tô bắt đầu ở thành phố Quảng Châu, đã lan sang các thành phố Phosan, Dunguan, và hiện nay bao phủ toàn bộ tỉnh Quảng Đông. Các doanh nghiệp chủ đạo trong cụm là Nissan, Honda và Toyota có nhà máy tại Quảng Châu. Nissan và doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc liên doanh sản xuất ô tô Sunny và Tiida. Dongfeng Nissan Diesel Motor Corporation có các chi nhánh về đổi mới, trung tâm liên kết cộng đồng. Các định hướng chính của cụm ngành công nghiệp này là: thiết lập liên kết giữa các thành viên tham gia trong cụm ngành công nghiệp; kích thích các hoạt động cho sự phát triển ngành ô tô; tăng năng lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp nhờ hấp thu được kiến thức khi thực hiện các dự án liên kết; tăng năng lực cạnh tranh khi tiếp cận thị trường quốc tế; thực hiện hoạt động đổi mới và sáng tạo. Cụm ngành công nghiệp ô tô Quảng Châu đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển tốt. Trên địa bàn TP. Quảng Châu có đến 300 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu cho ngành sản xuất ô tô.
Theo Phạm Sỹ Thành (2011), tại Trung Quốc, Nhà nước đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo đảm sự thành công trong quá trình hình thành và phát triển các CLKCN. Trong các nghiên cứu về vai trò của Nhà nước với phát triển CLKCN, có hai điểm được nhấn mạnh: thứ nhất, hình thành và thực thi chính sách cấp quốc gia về phát triển CLKCN; và thứ hai, phát huy vai trò chủ động và tích cực của chính quyền cấp tỉnh và thành phố. Hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu khắc phục tình trạng thiếu cơ chế điều phối sự phối hợp “hàng dọc” (giữa Trung ương và địa phương, giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ), cũng như sự phối hợp “hàng ngang” (giữa các vùng lãnh thổ, giữa các địa phương với nhau).
- Một số bài học về phát triển cụm liên kết công nghiệp cho Việt Nam
Theo Phạm Đình Tài (2013), tại Việt Nam hiện nay, một số ngành, lĩnh vực đã thực hiện liên kết ngành và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chủ yếu do nhu cầu bắt buộc của thị trường như ngành dệt may, da giày, điện tử, ô tô… Khi lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản thì các dòng vốn đầu tư nhanh chóng tràn vào, tác động tới quy hoạch phát triển của một số địa phương. Trường hợp KCN Bắc Thăng Long tại Hà Nội đã tập trung nhiều doanh nghiệp 100% vốn FDI đến từ Nhật Bản, thực hiện liên kết các doanh nghiệp lắp ráp cơ điện tử lớn như Canon, Panasonic với các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng linh kiện cũng đến từ Nhật Bản như Nissei, Santomas, Yasufuku… KCN Bắc Thăng Long được đánh giá là KCN ngành cơ điện tử bao gồm cả lắp ráp và sản xuất phụ tùng linh kiện rất thành công của Hà Nội. Hay trường hợp liên kết tự phát ở Làng nghề gốm sứ Bát Tràng khi liên kết các cơ sở sản xuất và thương mại, xuất nhập khẩu, các cơ sở làm men, lắp đặt lò, chế biến đất, thiết kế, tạo dáng, trang trí, nung đốt… Nhờ quá trình chuyên môn hóa và quần tụ của các hoạt động kinh tế tương tự, các cụm liên kết ngành ở Việt Nam hình thành và phát triển tự nhiên, không dưới sự can thiệp có chủ ý của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.
Có thể khẳng định, hiện tại, ở Việt Nam chưa có CLKCN theo đúng nghĩa. Ngoài một số liên kết ngành truyền thống trong tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp - nông thôn, các CLKCN mang tính hiện đại của Việt Nam phần lớn đang trú ngụ chính trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong khi đó, các CLKCN hình thành tự phát phát triển không bền vững, kém năng động, liên hệ lỏng lẻo, đặc biệt có rất ít liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm với các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác bên ngoài cụm. Việt Nam đang triển khai thí điểm các CLKCN ở các lĩnh vực tiềm năng để có cơ chế hỗ trợ phát triển như: Cụm làng dệt lụa truyền thống khu vực Hà Nội mới; Cụm dệt may ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh; Cụm nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long; Cụm du lịch miền Trung ở Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng. Việc Nhà nước đang dành sự quan tâm và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp với lõi là “Chính phủ kiến tạo” đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở mọi lĩnh vực khác nhau và nếu công tác định hướng và quy hoạch CLKCN được thực hiện tốt hơn, thì trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có các CLKCN ở những ngành nghề có thế mạnh. Tuy nhiên, việc tìm được một mô hình phát triển CLKCN phù hợp và khả thi cho Việt Nam là khó khăn. Một số bài học mà Việt Nam học hỏi được từ các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển CLKCN có thể tổng kết lại như sau.
Thứ nhất, Nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các CLKCN. Ở các nước được lựa chọn nghiên cứu nêu trên, việc hình thành và phát triển các CLKCN đều xuất phát từ sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước. Điều cần nhấn mạnh là vai trò của Nhà nước thể hiện rõ nét không phải bằng các can thiệp trực tiếp, mà bằng các cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau. Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng một “Chính phủ kiến tạo” với những hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng ở mọi lĩnh vực trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, các hoạt động trên của Nhà nước là điều kiện để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết được thiết lập của các doanh nghiệp trên một địa bàn, khu vực cụ thể.
Thứ hai, nhận thức đúng vai trò của CLKCN như một trong những giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững nền công nghiệp của đất nước và của mỗi vùng, mỗi địa phương. Vai trò của việc tạo lập môi trường hoạt động hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc liên quan của CLKCN đã được khẳng định. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng liên quan về tầm quan trọng của CLKCN trong định hướng phát triển kinh tế là rất quan trọng.
Thứ ba, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và các quan hệ liên kết vùng trong phát triển CLKCN và kết nối giữa các CLKCN. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển các CLKCN phải được đặt trong khuôn khổ sự kiểm soát và điều phối thống nhất từ trung ương. Điều này là cần thiết để phòng ngừa tính cục bộ, bản vị địa phương chủ nghĩa của các địa phương và để thúc đẩy quan hệ liên kết giữa các địa phương trong một vùng và giữa các vùng trong cả nước. Khi phát triển CLKCN, các nước được lựa chọn nghiên cứu trên đây đều đặt yêu cầu phát triển các quan hệ liên kết quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.
Thứ tư, chính sách phát triển CLKCN có quan hệ hữu cơ với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ các nước được lựa chọn nghiên cứu trên đây đều hết sức quan tâm đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ luôn được coi trọng nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả công nghiệp đất nước. Trên thực tế, cả Malaysia, Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản ngày nay đều là những nước có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Bởi vậy, có thể coi việc phát triển CLKCN là một trong các giải pháp hữu hiệu để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đó chính là điều mà các nước có hệ thống công nghiệp hỗ trợ phát triển đã thực hiện có hiệu quả.
Thứ năm, cần xây dựng chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ở Việt Nam. Bởi vì, hiện nay công tác này bên cạnh những mặt được, những đóng góp tích cực đối với sự phát triển chung của đất nước, còn tồn tại những mặt chưa được cần phải khắc phục, đổi mới. Một trong những khiếm khuyết hay mặt chưa được trong công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng ở nước ta là quy hoạch còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Các nội dung trong quy hoạch chưa liên kết với nhau chặt chẽ, chưa đảm bảo yêu cầu của logic phát triển… Thực tiễn phát triển vùng nhìn từ góc độ phát triển cụm liên kết ngành với những thế mạnh có thể giúp khai thác các tiềm năng phát triển, liên kết đa ngành, tăng sức mạnh tổng hợp, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các vùng và cả quốc gia.
- Kết luận
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thực tế đã chỉ ra rằng, việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế riêng lẻ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mà phải dựa vào một mô hình hay tiếp cận mới đó là “phát triển các CLKCN” (Industrial Cluster development). CLKCN là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp có liên kết với nhau, các nhà sản xuất chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ và các thể chế liên quan về một lĩnh vực nhất định, hiện diện trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Phát triển CLKCN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), các nước công nghiệp (Hàn Quốc, Đài Loan) cũng như của nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Brazil. Nhiều nước trên thế giới, kể cả nước phát triển và đang phát triển, đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển dựa trên cụm ngành công nghiệp. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa bắt kịp và vượt qua bẫy thu nhập trung bình việc triển khai chính sách phát triển các cụm ngành công nghiệp là hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Để làm điều đó, từ kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam trong phát triển CLKCN, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ, đồng bộ về khái niệm, nội dung của cụm ngành công nghiệp và sự cần thiết phát triển cụm ngành công nghiệp; Thể chế hóa khái niệm cụm ngành công nghiệp, quy định về cụm ngành công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam; xây dựng chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp và tăng cường liên kết vùng và liên kết doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
- Department of Town and Country Planning under Ministry of Housing and Local Government (2012), Regional Planning in Malaysia, http://townplan.gov.my.
- Huang, M. (2012), ‘Innovation in Chinese cluster-based leading enterprises’, China Economic Review, 23(3), 613-625.
- Ketels, C.H.M. (2003), The Development of cluster concept - Present experiences and further developments, Harvard Business School.
- Kim, Jung-Ho (2005), Cluster Development Policy of Korea, Korea University.
- Kuchiki, A. (2007), The Flowchart Model of Cluster Policy: The Automobile Industry Cluster in China, Discussion Paper No. 100, Institute of Developing Economies.
- Kuroiwa, I., and Heng, T.M. (2008), Production networks and Industrial clusters, Intergrating Economies in Southeast Asia, IDE-JETRO, ISEAS.
- Maidin, A.J. (2007), Legal Framework for Establishing Regional Planning in Malaysia, International Islamic University.
- Marshall, A. (1920), Principles of Economics (Revised ed). London: Macmillan; reprinted by Prometheus Books.
- Porter, E. M (2012), Lợi thế cạnh tranh quốc gia (The Competitive advantage of Nation), NXB Trẻ.
- UNIDO (2010), Cluster development for pro-poor growth: the UNIDO approach, BIT Technical Paper Series n°18.
- UNIDO (2010), Identification of the main Manufacturing industry clusters in Vietnam through a statistical approach,
- Zhang, D., Xie, S., and Luo, R. (2004), Industrial Cluster in Tianjin Area, Institute of Developing Study.
- Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia.
- Phạm Đình Tài (2013), Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Một lựa chọn chính sách, Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội và Quản lý Doanh nghiệp.
- Phạm Sỹ Thành (2011), “Thực trạng và kinh nghiệm phát triển cụm liên kết ngành ở Trung Quốc”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 6, 45-51.
- Phạm Thị Huyền (2011), Chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp ở Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, email: thuy.nt@ftu.edu.vn
[2] Trường Đại học Ngoại thương, email: vannh@ftu.edu.vn
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Nguyễn Thu Thuỷ[1]
Nguyễn Hồng Vân[2]
Abstract: The development of industrial clusters is essential for many countries because of its important role in orienting industrial development of a country, creating value chains and attracting many domestic and foreign investors. The experience of developing industrial clusters in countries shows the important role of government in orienting and supporting by relevant mechanisms and policies; meanwhile, the perception of stakeholders is also one of the decisive factors for the success or failure of such development. Vietnam’s government is very much interested in promoting the formation of true industrial clusters with full characteristics, in order to stimulate the socio-economic development in various regions throughout the country. However, the formation of industrial clusters in Vietnam is still spontaneous or hidden in industrial areas, and those individual industrial clusters are still in lack of coherence and efficiency. This paper analyzes international experiences in developing industrial clusters and identifies lessons and directions for Vietnam in the development of our own industrial clusters.
Keywords: industrial cluster, industrial cluster development, industrial cluster policy, international experience, lessons for Vietnam
Tóm tắt: Phát triển các cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) là rất cần thiết với nhiều quốc gia bởi vai trò quan trọng của CLKCN trong việc định hướng phát triển công nghiệp của đất nước, đồng thời tạo ra những chuỗi giá trị sản xuất, kinh doanh hiệu quả thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Kinh nghiệm phát triển CLKCN của các quốc gia cho thấy vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc định hướng và hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách để phát triển CLKCN, đồng thời nhận thức của các đối tượng liên quan về phát triển CLKCN cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển đó. Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề hình thành nên những CLKCN thực sự với đầy đủ những đặc trưng cơ bản, qua đó thúc đẩy các tiềm năng của CLKCN trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, việc hình thành các CLKCN tại Việt Nam hiện nay vẫn còn tự phát hoặc ẩn mình trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đơn lẻ, những CLKCN này vẫn còn thiếu tính chặt chẽ và hiệu quả. Bài viết này phân tích các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển CLKCN và chỉ ra các bài học và định hướng cho Việt Nam trong quá trình phát triển CLKCN của đất nước.
Từ khóa: Cụm liên kết công nghiệp, chính sách phát triển, kinh nghiệm quốc tế, bài học cho Việt Nam.
- Đặt vấn đề
Việc hình thành các cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) (tiếng Anh: Industrial Cluster) là một xu hướng khách quan của quá trình phát triển công nghiệp, trong đó tập trung các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc (UNIDO) (2010) thì CLKCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi CLKCN có các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu, các nhà cung ứng nguyên liệu, máy móc, dụng cụ, phụ tùng, các doanh nghiệp tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Trong CLKCN cũng có thể có các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh, kiểm định, xác nhận xuất xứ hàng hoá, logistics… Phát triển các CLKCN tạo ra một môi trường đầu tư linh hoạt với một chuỗi giá trị tối ưu, qua đó thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp mới với sự tiếp nối những mắt xích còn thiếu trong chuỗi liên kết đang hình thành.
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CLKCN cùng với việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về phát triển CLKCN, bài viết làm rõ sự cần thiết và các điều kiện phát triển CLKCN ở Việt Nam, góp phần phát triển có định hướng, hiệu quả và bền vững những ngành nghề mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, bài viết cung cấpmột bức tranh sâu rộng về lịch sử hình thành CLKCN tại một số nước trên thế giới, tổng kết những thành công, hạn chế và chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển các CLKCN tại Việt Nam hiện nay.
- Một số vấn đề lý luận chung về cụm liên kết công nghiệp
2.1. Khái niệm cụm liên kết công nghiệp
Marshall (1920) được coi là người khởi nguồn nghiên cứu về CLKCN thông qua tác phẩm “Các nguyên lý kinh tế học”. Sau Marshall, nhiều học giả cũng đã nghiên cứu về CLKCN với các cách tiếp cận khác nhau và có nhiều cách giải thích khác nhau cho hiện tượng này. Porter (2012) trong nghiên cứu về “CLKCN và cạnh tranh” đã đưa ra khái niệm về CLKCN, theo đó CLKCN bao gồm các doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các doanh nghiệp trong các ngành liên quan, các thể chế tài chính. Sự liên kết với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển CLKCN. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (2009) thì CLKCN là khái niệm dùng để chỉ sự tập trung của các công ty và tổ chức có liên quan trong một khu vực địa lý nhất định. Tại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sơn (2009) cho rằng: “Cụm ngành công nghiệp là một hình thái tổ chức sản xuất trong một ngành/lĩnh vực cụ thể, trong đó các thành phần tham gia gồm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ, các thể chế liên quan liên kết và quần tụ trong một không gian địa lý nhất định, với vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp liên kết kinh doanh”. Về cơ bản, các quan điểm trên đều có sự thống nhất về đặc điểm của CLKCN, cụ thể gồm: (i) Sự tập trung của các tổ chức và các doanh nghiệp trong một phạm vi lãnh thổ nhất định; (ii) Các quan hệ liên kết giữa các tổ chức và các doanh nghiệp dưới những hình thức khác nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm; (iii) Mục đích cuối cùng của việc hình thành và phát triển CLKCN là bảo đảm hiệu quả kinh tế của từng chủ thể và góp phần vào lợi ích chung của cả hệ thống.
2.2. Đặc điểm của cụm liên kết công nghiệp
Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2015) thì CLKCN có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, sự tích tụ các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức liên quan trong một khu vực lãnh thổ nhất định. Điều này xuất phát từ yêu cầu tổ chức mối liên hệ sản xuất và quan hệ liên kết kinh tế giữa các chủ thể trong cụm: khoảng cách địa lý giữa các chủ thể tạo điều kiện thiết lập quan hệ trực tiếp, giảm chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển nguyên phụ liệu, linh kiện, bán thành phẩm. Điều này cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa CLKCN với các hình thức khu công nghiệp.
Thứ hai, các doanh nghiệp công nghiệp và các tổ chức thành viên của CLKCN có quan hệ với nhau với những nội dung và mức độ khác nhau. Quan hệ giữa các tổ chức và các doanh nghiệp thành viên CLKCN có thể là quan hệ theo chiều dọc của quá trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nhất định theo chuỗi giá trị của sản phẩm ấy; có thể là quan hệ theo chiều ngang phối hợp với nhau để cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định hướng tới yêu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế. Do vậy, không phải bất kỳ doanh nghiệp công nghiệp và tổ chức nào hiện diện trong một địa phương, một vùng kinh tế cũng được coi là thành viên của CLKCN.
Thứ ba, tính đa dạng của các chủ thể trong CLKCN. Do sự đa dạng của các quan hệ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang, các chủ thể (thành viên) trong mỗi CLKCN cũng khá đa dạng. Có thể phân chia các chủ thể này thành các nhóm lớn sau đây: có quan hệ trực tiếp với nhau trong chuỗi giá trị sản phẩm; có chức năng phục vụ sản xuất sản phẩm; các tổ chức phục vụ quá trình sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.
Thứ tư, sự tác động của Nhà nước trong quá trình hình thành cơ chế vận hành CLKCN thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hình thành và phát triển các quan hệ liên kết ấy bằng chính sách định hướng và bằng các cơ chế, chính sách thích hợp, trong đó có định hướng và cơ chế chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển mạng lưới CLKCN trong phạm vi cả nước.
2.3. Vai trò của cụm liên kết công nghiệp
Vai trò của CLKCN được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Trước hết, CLKCN tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi và đồng bộ cho các doanh nghiệp và các tổ chức hữu quan tại các địa phương, khu vực địa lý cụ thể. Bên cạnh đó, sự phát triển của CLKCN hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, tiếp cận thị trường công nghệ và chuyển giao, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, CLKCN tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động.
Hơn nữa, CLKCN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. CLKCN phát triển sẽ có tác động khích lệ khởi nghiệp, hình thành các doanh nghiệp mới thông qua các doanh nghiệp gia nhập sau “bám sát” những doanh nghiệp thành công đi trước. Khi những doanh nghiệp điển hình giành được thành tựu, một lượng lớn doanh nghiệp cùng ngành sẽ xuất hiện và tập trung tại cùng một khu vực địa lý.
2.4. Các điều kiện về sự hình thành và khả năng thành công của cụm liên kết công nghiệp
Để đánh giá về sự hình thành đầy đủ để có thể mang lại thành công cho CLKCN trên một khu vực lãnh thổ cụ thể, có 03 tiêu chí có quan hệ tương hỗ, bao gồm:
(1) Về mặt lãnh thổ: phải có sự tập trung của các doanh nghiệp mà không cần quá chú ý đến phạm vi của sự tập trung đó;
(2) Liên quan đến ngành công nghiệp: có thể chỉ một ngành công nghiệp hay có thể gồm nhiều ngành công nghiệp nhưng trong đó có một ngành chủ đạo, và giữa các ngành có mối liên kết chặt chẽ;
(3) Khả năng tạo dựng mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp với các hoạt động khác trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo.
Tuy nhiên, để đồng thời sử dụng cả 03 tiêu chí trên để đánh giá là rất khó khăn khi điều kiện về số liệu và thông tin hiện nay ở nhiều nước về vấn đề này còn hạn chế. Chính vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng một trong ba tiêu chí trên để nhận diện khả năng hình thành và phát triển thành công một CLKCN trong một khu vực.
Tóm lại, việc hình thành và phát triển CLKCN thông qua các tác động chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, khi các doanh nghiệp tham gia vào CLKCN sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng năng suất qua đó dễ dàng hơn để đương đầu với sức ép cạnh tranh từ chính phía các đối tác khác trong cụm.
Thứ hai, kết quả của việc hình thành và phát triển các CLKCN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến khi quá trình này tạo ra những sức ép để các doanh nghiệp trong chuỗi phải thường xuyên phải đổi mới, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển.
Thứ ba, CLKCN có tác động đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc các ngành hỗ trợ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp Việt Nam có thể lựa chọn các hình thức tổ chức CLKCN phù hợp nhất cho các ngành nghề mà Việt Nam đang có lợi thế như điện tử, dệt may, da giày…
- Một số kinh nghiệm quốc tế thành công trong phát triển các cụm liên kết công nghiệp
3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Thập niên 1950-1960, Hàn Quốc bị đánh giá là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo tài nguyên thiên nhiên và lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng chỉ trong vòng hơn 30 năm thực hiện công nghiệp hóa, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Countries - NICs) và hiện nay Hàn Quốc đã trở thành nước công nghiệp phát triển thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các ngành công nghiệp chủ chốt, đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốcnhư điện tử, ô tô, đóng tàu, hóa dầu, dệt may, da - giày… Một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành công của các ngành này là sự phát triển các CLKCN và quá trình hình thành, phát triển CLKCN ở Hàn Quốc gắn liền với sự thay đổi trọng tâm trong chiến lược phát triển công nghiệp và các vùng lãnh thổ. Theo Kim Jung-Ho (2005) thì CLKCN đầu tiên được thiết lập tại Ulsan năm 1962, đến năm 1965 thì có có thêm 6 CLKCN được thiết lập ở Seoul và Incheon và đến cuối thập niên 1960 trên cả nước Hàn Quốc có 15 CLKCN được thiết lập.
Hình 1. Quá trình phát triển CLKCN của Hàn Quốc từ thập niên 1960 đến nay
Nguồn: Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các Cụm liên kết sáng tạo (MOCIE, tháng 6/2004)
Với chính sách chuyển đổi trọng tâm phát triển công nghiệp từ các ngành công nghiệp nhẹ (trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa) sang phát triển một số ngành công nghiệp nặng (hóa chất - hóa dầu, điện tử, đóng tàu, thiết bị máy móc, luyện kim) luôn gắn với sự hình thành các CLKCN. Chính vì vậy, ở thập niên 1970 một số CLKCN được hình thành ở các khu vực khác nhau: Gumi (điện tử); Changwon (sản xuất máy móc thiết bị); Pohang (luyện kim đen); Ulsan (hóa chất – hóa dầu); Geoje (đóng tàu). Cũng trong thập niên này, Hàn Quốc còn hình thành cụm liên kết tập trung vào hoạt động nghiên cứu dưới hình thức Công viên Khoa học với các trung tâm R&D bên cạnh các CLKCN, do Chính phủ tài trợ nhằm tạo nên hạt nhân khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế. Đến thập niên 1980, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng hơn đến việc phát triển các CLKCN với quy mô nhỏ hơn và được phân bố rộng rãi trong nhiều vùng đất nước nhằm phòng ngừa việc hình thành và phát triển các CLKCN với quy mô lớn có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế, tổ chức đời sống dân cư và nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển. Giai đoạn những năm 1990, cùng với việc thoàn thiện các CLKCN, các loại cụm liên kết lấy hoạt động R&D làm trung tâm này tiếp tục được phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp thông tin trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế tri thức. Bắt đầu từ thập niên 2000 trở lại đây, các CLKCN được tiếp tục phát triển một cách hoàn chỉnh hơn theo những chương trình và dự án do Chính phủ thiết lập và chỉ đạo thực hiện. Theo Phạm Thị Huyền (2011), thì đến cuối năm 2009, hoạt động của các doanh nghiệp trong các CLKCN đã đóng góp hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, 62% sản lượng và hơn 42% việc làm trong các ngành sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc.
Sự hình thành và phát triển CLKCN nhanh chóng và thành công của Hàn Quốc đã thể hiện rõ vai trò của Chính phủ ở các khía cạnh sau đây.
Thứ nhất, Chính phủ đã xác định rõ vai trò của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển CLKCN hướng tới thực hiện yêu cầu đổi mới và sáng tạo trên cơ sở liên kết hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học.
Thứ hai, thúc đẩy phát triển sản xuất nội địa một cách năng động và bền vững trên cơ sỏ lựa chọn ngành công nghiệp chiến lược phù hợp với khả năng hỗ trợ và phát triển của từng khu vực. Sự lựa chọn này là cơ sở để ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ thích ứng.
Thứ ba, việc phát triển R&D và bảo đảm nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp được lựa chọn ở từng khu vực, cần đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp với các trường đại học và các viện nghiên cứu trong khu vực ấy…
3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng chính sách phát triển cụm công nghiệp thành công nhưng phải đến những năm 2000, Nhật Bản mới xây dựng và triển khai chính sách cụm ngành công nghiệp một cách hệ thống với hơn 60 CLKCN tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn với nhiều ngành công nghiệp hỗ trợ xung quanh. Để hình thành một cụm ngành công nghiệp, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tiến hành bốn bước: phân tích đặc điểm của địa phương; xác định mạng lưới có thể thiết lập trong phạm vi địa phương; mở rộng phạm vi mạng lưới, và thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới. Theo Kuchiki (2007), ba nhóm chính sách mà Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thực hiện hiệu quả là: (i) xây dựng mạng lưới, (ii) hỗ trợ doanh nghiệp về R&D, phát triển thị trường, quản lý, đào tạo và (iii) thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong xây dựng hệ thống liên kết thầu phụ và hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Kuroiwa và Heng (2008), từ những năm đầu của thời kỳ Minh Trị (Meiji) cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai và đến tận những năm 1970, sự phát triển của Nhật Bản luôn là dẫn chứng cho rất nhiều nước đang phát triển với mục tiêu đạt được là trở thành một nước phát triển trên thế giới, cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chủ yếu nhờ chuyển giao công nghệ. Sau thời kỳ này, nhu cầu tiềm năng về phát triển công nghệ cao ở Nhật Bản đã chuyển sang thành tập trung vào các nhu cầu trong nước. Cụ thể, thay vì các chính sách phát triển công nghiệp, với hàng loạt các tác động xấu xảy ra như dân số quá tải, ô nhiễm môi trường thì các CLKCN đã được Chính phủ Nhật Bản quan tâm và năm 1972 Đạo luật Xúc tiến Di chuyển Khu công nghiệp (Industrial Relocation Promotion Act) đã ra đời để tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho sự hình thành và phát triển các CLKCN tại Nhật Bản sau này. Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các đạo luật và chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, di chuyển nguồn lao động đến các khu vực ít đô thị hóa hơn, tập trung tạo thành các khu công nghiệp tách biệt nằm bên cạnh các khu kinh tế. Nhằm ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề mới, chính phủ Nhật Bản tập trung hỗ trợ toàn diện các ngành kinh doanh cạnh tranh mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là Chương trình CCLKCN. Đây là hoạt động quan trọng của chính phủ Nhật nhằm tạo mạng lưới vững chắc, vô hình để hình thành cụm công nghiệp trong các khu vực, với mục tiêu nhằm phát triển các ngành kinh doanh mới, tăng trưởng lĩnh vực liên doanh liên kết với các trường đại học.
Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản phân chia quá trình phát triển các CLKCN của Nhật Bản thành các giai đoạn như sau.
Giai đoạn “Khởi động” 2001-2006: Nhật Bản lúc đó đang là nền kinh tế quốc gia lớn thứ ba thế giới, một trong những quốc gia phát triển nổi bật và là một thị trường tiềm năng với GDP 4,8 triệu tỉ USD, tỷ lệ lạm phát là 0,8%/năm. Sau giai đoạn nền kinh tế suy thoái và trì trệ vào cuối thế kỷ 20, với các chính sách thay đổi và hoạch định mục tiêu đưa nền kinh tế quay trở lại thời kỳ hoàng kim, mà trong đó Dự án CCLKCN là một nhân tố cốt lõi, Nhật Bản đã đưa đất nước phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong Chương trình Phát triển CLKCN nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Dự án Liên kết ngành tại Nhật Bản hiện nay đang bước vào giai đoạn thứ 3 (Phát triển bền vững 2011-2020). Sau mỗi giai đoạn dự án, Nhật Bản luôn đạt được mục tiêu đã đề ra với nhiều kinh nghiệm thực tiễn giá trị. Giai đoạn này, Nhật Bản đã hoàn thành được mục tiêu thiết lập các Văn phòng khu vực (Regional Bureaus) tại khắp các địa phương, cùng triển khai tổng cộng 19 dự án trên toàn nước Nhật, hình thành được mạng lưới rộng khắp cả nước liên kết các doanh nghiệp, các trường đại học và các tổ chức chính phủ với tổng số 6.100 các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 250 trường đại học. Tất cả các cố gắng đã tạo thành một mạng lưới giúp các thành viên trao đổi thông tin nhanh chóng, tiện dụng, đó là “networks where each face is visible”, nền tảng của các CLKCN. Dựa trên các mạng lưới đã xây dựng được, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào liên kết ngành mở rộng thêm các công ty mới, hỗ trợ các doanh nghiệp muốn liên kết, liên doanh với các nguồn tài nguyên trí tuệ từ phía các trường đại học và các tổ chức khác.
Giai đoạn “Tăng trưởng” từ 4/2006-3/2011: Sau giai đoạn 1 nỗ lực hình thành mạng lưới gồm doanh nghiệp, trường đại học và các cơ quan chính phủ- nền tảng cơ sở của các cụm. Trong các mạng lưới liên kết khác, hoạt động đổi mới cũng được đẩy nhanh tốc độ, đạt được nhiều thành tựu cụ thể khi thiết lập được nhiều công ty, ngành nghề mới:
- Tái tổ chức lại các dự án CLKCN giai đoạn một: Giai đoạn đầu tiên của Kế hoạch CLKCN tập trung vào tìm kiếm các đơn vị tham gia vào CLKCN, hình thành các mạng lưới sơ khai ban đầu, và tránh những khu vực, những ngành công nghiệp có tính hạn chế, bao gồm cả những dự án thiết kế cho khu vực quá lớn và quá dàn trải về ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Sau khi giai đoạn một kết thúc và bắt đầu giai đoạn hai, các chuyên gia tiến hành đánh giá kết quả: Những mạng lưới nào đã hình thành, bao nhiêu dự án đã trưởng thành. Thêm vào đó, dựa trên điều kiện thực tế của ngành công nghiệp, hạt giống công nghệ, nhu cầu công nghiệp, tiềm năng của nền kinh tế và công nghiệp, vị thế hiện tại của khu vực, một số dự án đã bị bãi bỏ, tích hợp hoặc sửa đổi.
- Linh hoạt tiếp nhận, sửa đổi, bãi bỏ các dự án trong giai đoạn hai: Từ giai đoạn hai, phương pháp PDCA được đưa vào sử dụng nhằm hoạch định, sửa đổi linh hoạt kế hoạch qua từng quy trình dự án, phù hợp với các thay đổi trong nền kinh tế, xu hướng công nghiệp.
Giai đoạn “Tự phát triển bền vững” 2011-2020: Hoạt động triển khai chương trình phát triển các CLKCN của Nhật Bản bắt đầu chậm hơn một số quốc gia khác và có đặc điểm riêng của mình. Một trong những hướng đi chính của Chính phủ là các chính sách tập trung phát triển khu vực, trong khi quá trình tạo ra hệ thống tương tác giữa các khu vực tư nhân- viện nghiên cứu-cơ quan chính phủ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số rào cản về thể chế, như thiếu hụt khung cơ sở pháp lý.
Năm 2013, Nhật Bản thông qua Chiến lược phát triển Khoa học, Công nghệ, và Đổi mới, với tầm nhìn dài hạn về một xã hội kinh tế lý tưởng. Chính phủ xây dựng một số chương trình hỗ trợ các hoạt động phát triển đổi mới. Nhật Bản được biết đến là một quốc gia ủng hộ rộng rãi các công ty mạo hiểm với một số Chương trình hỗ trợ liên doanh tại Nhật Bản, luôn hỗ trợ kịp thời, cần thiết cho các doanh nghiệp mới
3.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Ở Malaysia phát triển các CLKCN được biết đến với tên gọi là Iskandar Malaysia. Mục đích của Iskanda Malaysia là nhằm để phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh, năng động và có tính toàn cầu. Theo Sở Quy hoạch đô thị và quốc gia thuộc Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia (2012) thì quá trình phát triển các CLKCN được bắt đầu từ Kế hoạch phát triển Malaysia lần thứ 9. Chính phủ Malaysia đã tiến hành tổng kết và xây dựng Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện. Với những kết quả tích cực đạt được, Chính phủ Malaysia đã có kế hoạch giai đoạn 2 tiếp tục phát triển Iskandar Malaysia trong Kế hoạch tổng thể lần thứ 10.
Theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhưng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Malaysia. Trong quản lý kinh tế, công tác kế hoạch rất được chú trọng với một hệ thống bao gồm: Tầm nhìn 30 năm; Kế hoạch triển vọng khung lập cho 10 năm; Kế hoạch quốc gia 5 năm; Kế hoạch cụ thể hàng năm. Quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ là một trong những nội dung quan trọng của các kế hoạch triển vọng khung 10 năm và kế hoạch quốc gia 5 năm. Quy hoạch này hướng vào việc phát triển liên vùng một cách cân đối hơn và các kế hoạch này xác định địa bàn phát triển Iskandar Malaysia ở Bang Johor. Vùng này gồm phần phía Nam của bang Johor - từ Mukim thuộc Serkat về phía Tây, đến Pasir Gudang về phía Đông, từ Bắc Kulai đến Nam Johor Bahru. Theo Sở Quy hoạch đô thị và quốc gia thuộc Bộ Nhà ở và chính quyền địa phương Malaysia (2012) thì khuôn khổ của Iskandar được tổng hợp trong Hình 2.
Nguồn: Department of Town and Country Planning under Ministry of Housing and Local Government (2012)
Hình 2. Khuôn khổ mô hình của Iskandar Malaysia
Hiện nay, có 9 CLKCN trong Iskandar Malaysia, bao gồm:
- Lĩnh vực dịch vụ: Cố vấn và tư vấn tài chính; Sáng chế, sáng tạo; Logistics; Du lịch; Giáo dục; Y tế
- Công nghiệp chế tác: Điện và điện tử; Hóa chất và Hóa dầu; Chế biến lương thực thực phẩm.
Nâng cấp và phát triển CLKCN đang được Chính phủ Malaysia chú trọng, coi như một mục tiêu chủ chốt trong chiến lược và chính sách phát triển. Khâu đột phá chính là tạo ra sự chuyển biến, phát triển các CLKCN năng động có khả năng sáng tạo và tăng năng suất. Phần cấu thành có tính chiến lược của khâu đột phá này là nâng cao tính gắn kết của mạng lưới trong mỗi CLKCN để tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức của Nhà nước cũng như tư nhân có thể liên kết, phối hợp một cách trôi chảy, thuận lợi nhất cung - cầu của họ.
3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa từ năm 1978. Đến nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới với GDP đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Với nền công nghiệp được phát triển mạnh, Trung Quốc được coi là “công xưởng của thế giới”, hàng hóa công nghiệp được xuất khẩu rộng rãi ở phạm vi toàn cầu và có sức cạnh tranh cao so với hàng hóa của các nước. Sự phát triển các hình thức khác nhau của CLKCN là một trong những yếu tố dẫn tới sự thành công của Trung Quốc trong phát triển công nghiệp.
Theo nghiên cứu của Huang (2012) thì từ khi thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã phát triển hàng loạt CLKCN trong các ngành công nghiệp chủ chốt: CLKCN điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; CLKCN chế tạo xe hơi và phụ tùng; CLKCN da giầy; CLKCN dệt may… Các cụm ngành công nghiệp đã phát triển rất mạnh ở Trung Quốc như cụm ngành công nghiệp ô tô thu hút được 20 tỷ USD với hệ thống các doanh nghiệp lắp ráp ô tô, các nhà cung cấp linh kiện, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm sáng tạo… Ví dụ như tỉnh Quảng Đông có cụm ngành công nghiệp được thiết lập dựa trên các hãng sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản gồm Nissan, Honda và Toyota. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư 6 tỷ USD vào dựa án này. Cụm ngành công nghiệp ô tô bắt đầu ở thành phố Quảng Châu, đã lan sang các thành phố Phosan, Dunguan, và hiện nay bao phủ toàn bộ tỉnh Quảng Đông. Các doanh nghiệp chủ đạo trong cụm là Nissan, Honda và Toyota có nhà máy tại Quảng Châu. Nissan và doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc liên doanh sản xuất ô tô Sunny và Tiida. Dongfeng Nissan Diesel Motor Corporation có các chi nhánh về đổi mới, trung tâm liên kết cộng đồng. Các định hướng chính của cụm ngành công nghiệp này là: thiết lập liên kết giữa các thành viên tham gia trong cụm ngành công nghiệp; kích thích các hoạt động cho sự phát triển ngành ô tô; tăng năng lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp nhờ hấp thu được kiến thức khi thực hiện các dự án liên kết; tăng năng lực cạnh tranh khi tiếp cận thị trường quốc tế; thực hiện hoạt động đổi mới và sáng tạo. Cụm ngành công nghiệp ô tô Quảng Châu đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển tốt. Trên địa bàn TP. Quảng Châu có đến 300 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu cho ngành sản xuất ô tô.
Theo Phạm Sỹ Thành (2011), tại Trung Quốc, Nhà nước đóng vai trò trọng yếu trong việc bảo đảm sự thành công trong quá trình hình thành và phát triển các CLKCN. Trong các nghiên cứu về vai trò của Nhà nước với phát triển CLKCN, có hai điểm được nhấn mạnh: thứ nhất, hình thành và thực thi chính sách cấp quốc gia về phát triển CLKCN; và thứ hai, phát huy vai trò chủ động và tích cực của chính quyền cấp tỉnh và thành phố. Hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu khắc phục tình trạng thiếu cơ chế điều phối sự phối hợp “hàng dọc” (giữa Trung ương và địa phương, giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ), cũng như sự phối hợp “hàng ngang” (giữa các vùng lãnh thổ, giữa các địa phương với nhau).
- Một số bài học về phát triển cụm liên kết công nghiệp cho Việt Nam
Theo Phạm Đình Tài (2013), tại Việt Nam hiện nay, một số ngành, lĩnh vực đã thực hiện liên kết ngành và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chủ yếu do nhu cầu bắt buộc của thị trường như ngành dệt may, da giày, điện tử, ô tô… Khi lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản thì các dòng vốn đầu tư nhanh chóng tràn vào, tác động tới quy hoạch phát triển của một số địa phương. Trường hợp KCN Bắc Thăng Long tại Hà Nội đã tập trung nhiều doanh nghiệp 100% vốn FDI đến từ Nhật Bản, thực hiện liên kết các doanh nghiệp lắp ráp cơ điện tử lớn như Canon, Panasonic với các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng linh kiện cũng đến từ Nhật Bản như Nissei, Santomas, Yasufuku… KCN Bắc Thăng Long được đánh giá là KCN ngành cơ điện tử bao gồm cả lắp ráp và sản xuất phụ tùng linh kiện rất thành công của Hà Nội. Hay trường hợp liên kết tự phát ở Làng nghề gốm sứ Bát Tràng khi liên kết các cơ sở sản xuất và thương mại, xuất nhập khẩu, các cơ sở làm men, lắp đặt lò, chế biến đất, thiết kế, tạo dáng, trang trí, nung đốt… Nhờ quá trình chuyên môn hóa và quần tụ của các hoạt động kinh tế tương tự, các cụm liên kết ngành ở Việt Nam hình thành và phát triển tự nhiên, không dưới sự can thiệp có chủ ý của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương.
Có thể khẳng định, hiện tại, ở Việt Nam chưa có CLKCN theo đúng nghĩa. Ngoài một số liên kết ngành truyền thống trong tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp - nông thôn, các CLKCN mang tính hiện đại của Việt Nam phần lớn đang trú ngụ chính trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Trong khi đó, các CLKCN hình thành tự phát phát triển không bền vững, kém năng động, liên hệ lỏng lẻo, đặc biệt có rất ít liên kết giữa các doanh nghiệp trong cụm với các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác bên ngoài cụm. Việt Nam đang triển khai thí điểm các CLKCN ở các lĩnh vực tiềm năng để có cơ chế hỗ trợ phát triển như: Cụm làng dệt lụa truyền thống khu vực Hà Nội mới; Cụm dệt may ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh; Cụm nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long; Cụm du lịch miền Trung ở Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng. Việc Nhà nước đang dành sự quan tâm và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp với lõi là “Chính phủ kiến tạo” đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ở mọi lĩnh vực khác nhau và nếu công tác định hướng và quy hoạch CLKCN được thực hiện tốt hơn, thì trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có các CLKCN ở những ngành nghề có thế mạnh. Tuy nhiên, việc tìm được một mô hình phát triển CLKCN phù hợp và khả thi cho Việt Nam là khó khăn. Một số bài học mà Việt Nam học hỏi được từ các kinh nghiệm quốc tế trong phát triển CLKCN có thể tổng kết lại như sau.
Thứ nhất, Nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các CLKCN. Ở các nước được lựa chọn nghiên cứu nêu trên, việc hình thành và phát triển các CLKCN đều xuất phát từ sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước. Điều cần nhấn mạnh là vai trò của Nhà nước thể hiện rõ nét không phải bằng các can thiệp trực tiếp, mà bằng các cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau. Thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng một “Chính phủ kiến tạo” với những hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng ở mọi lĩnh vực trong sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế, các hoạt động trên của Nhà nước là điều kiện để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết được thiết lập của các doanh nghiệp trên một địa bàn, khu vực cụ thể.
Thứ hai, nhận thức đúng vai trò của CLKCN như một trong những giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững nền công nghiệp của đất nước và của mỗi vùng, mỗi địa phương. Vai trò của việc tạo lập môi trường hoạt động hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc liên quan của CLKCN đã được khẳng định. Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng liên quan về tầm quan trọng của CLKCN trong định hướng phát triển kinh tế là rất quan trọng.
Thứ ba, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và các quan hệ liên kết vùng trong phát triển CLKCN và kết nối giữa các CLKCN. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển các CLKCN phải được đặt trong khuôn khổ sự kiểm soát và điều phối thống nhất từ trung ương. Điều này là cần thiết để phòng ngừa tính cục bộ, bản vị địa phương chủ nghĩa của các địa phương và để thúc đẩy quan hệ liên kết giữa các địa phương trong một vùng và giữa các vùng trong cả nước. Khi phát triển CLKCN, các nước được lựa chọn nghiên cứu trên đây đều đặt yêu cầu phát triển các quan hệ liên kết quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.
Thứ tư, chính sách phát triển CLKCN có quan hệ hữu cơ với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ các nước được lựa chọn nghiên cứu trên đây đều hết sức quan tâm đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ luôn được coi trọng nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả công nghiệp đất nước. Trên thực tế, cả Malaysia, Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhật Bản ngày nay đều là những nước có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Bởi vậy, có thể coi việc phát triển CLKCN là một trong các giải pháp hữu hiệu để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đó chính là điều mà các nước có hệ thống công nghiệp hỗ trợ phát triển đã thực hiện có hiệu quả.
Thứ năm, cần xây dựng chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ở Việt Nam. Bởi vì, hiện nay công tác này bên cạnh những mặt được, những đóng góp tích cực đối với sự phát triển chung của đất nước, còn tồn tại những mặt chưa được cần phải khắc phục, đổi mới. Một trong những khiếm khuyết hay mặt chưa được trong công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng ở nước ta là quy hoạch còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm. Các nội dung trong quy hoạch chưa liên kết với nhau chặt chẽ, chưa đảm bảo yêu cầu của logic phát triển… Thực tiễn phát triển vùng nhìn từ góc độ phát triển cụm liên kết ngành với những thế mạnh có thể giúp khai thác các tiềm năng phát triển, liên kết đa ngành, tăng sức mạnh tổng hợp, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các vùng và cả quốc gia.
- Kết luận
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thực tế đã chỉ ra rằng, việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế riêng lẻ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả mà phải dựa vào một mô hình hay tiếp cận mới đó là “phát triển các CLKCN” (Industrial Cluster development). CLKCN là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp có liên kết với nhau, các nhà sản xuất chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ và các thể chế liên quan về một lĩnh vực nhất định, hiện diện trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ. Phát triển CLKCN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản), các nước công nghiệp (Hàn Quốc, Đài Loan) cũng như của nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Nga hay Brazil. Nhiều nước trên thế giới, kể cả nước phát triển và đang phát triển, đang nỗ lực triển khai các chính sách phát triển dựa trên cụm ngành công nghiệp. Để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa bắt kịp và vượt qua bẫy thu nhập trung bình việc triển khai chính sách phát triển các cụm ngành công nghiệp là hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Để làm điều đó, từ kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam trong phát triển CLKCN, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ, đồng bộ về khái niệm, nội dung của cụm ngành công nghiệp và sự cần thiết phát triển cụm ngành công nghiệp; Thể chế hóa khái niệm cụm ngành công nghiệp, quy định về cụm ngành công nghiệp; phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp mũi nhọn ở Việt Nam; xây dựng chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp và tăng cường liên kết vùng và liên kết doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo
- Department of Town and Country Planning under Ministry of Housing and Local Government (2012), Regional Planning in Malaysia, http://townplan.gov.my.
- Huang, M. (2012), ‘Innovation in Chinese cluster-based leading enterprises’, China Economic Review, 23(3), 613-625.
- Ketels, C.H.M. (2003), The Development of cluster concept - Present experiences and further developments, Harvard Business School.
- Kim, Jung-Ho (2005), Cluster Development Policy of Korea, Korea University.
- Kuchiki, A. (2007), The Flowchart Model of Cluster Policy: The Automobile Industry Cluster in China, Discussion Paper No. 100, Institute of Developing Economies.
- Kuroiwa, I., and Heng, T.M. (2008), Production networks and Industrial clusters, Intergrating Economies in Southeast Asia, IDE-JETRO, ISEAS.
- Maidin, A.J. (2007), Legal Framework for Establishing Regional Planning in Malaysia, International Islamic University.
- Marshall, A. (1920), Principles of Economics (Revised ed). London: Macmillan; reprinted by Prometheus Books.
- Porter, E. M (2012), Lợi thế cạnh tranh quốc gia (The Competitive advantage of Nation), NXB Trẻ.
- UNIDO (2010), Cluster development for pro-poor growth: the UNIDO approach, BIT Technical Paper Series n°18.
- UNIDO (2010), Identification of the main Manufacturing industry clusters in Vietnam through a statistical approach,
- Zhang, D., Xie, S., and Luo, R. (2004), Industrial Cluster in Tianjin Area, Institute of Developing Study.
- Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Phát triển cụm ngành công nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia.
- Phạm Đình Tài (2013), Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Một lựa chọn chính sách, Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội và Quản lý Doanh nghiệp.
- Phạm Sỹ Thành (2011), “Thực trạng và kinh nghiệm phát triển cụm liên kết ngành ở Trung Quốc”, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 6, 45-51.
- Phạm Thị Huyền (2011), Chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp ở Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.">Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[2] Trường Đại học Ngoại thương, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.">Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.