Sidebar

Magazine menu

07
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 114

 

Xu hướng và khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Hồng Vân[1]

 

Tóm tắt

Blockchain – công nghệ chuỗi khối – kể từ khi ra đời năm 2008 tới nay đã thu hút sự chú ý của giới công nghệ trên toàn thế giới. Cùng với các công nghệ tự động hóa (CNC), trí tuệ nhân tạo (AI), robot và Internet vạn vật (IoT), công nghệ blockchain sẽ góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) (Rishi và cộng sự, 2018). Mặc dù đã xuất hiện được một thập kỷ, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, blockchain vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM, Samsung, Walmart… vẫn đang nỗ lực thử nghiệm để nắm bắt công nghệ tương lai này. Trong đó, các chuyên gia nhận định, Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của các công ty và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp (Ge và cộng sự, 2017). Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ thảo luận về các xu hướng ứng dụng blockchain trong các hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản, logistics, và quản lý bán hàng, đồng thời, đưa ra những nhận định về khả năng ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam trong tương lai.

Từ khoá: blockchain, công nghiệp 4.0, chuỗi cung ứng hàng nông sản, logistics, truy xuất nguồn gốc

Abstract

Blockchain technology - since its inception in 2008 has so far attracted the attention all over the world. Together with automation (CNC) technology, artificial intelligence (AI), robots and the Internet (IoT), blockchain technology will contribute significantly to building a digital economy and generating Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0) (Rishi et al., 2018). Until now, the blockchain is still in its infancy and the world's leading corporations such as IBM, Samsung, and Walmart are still trying to catch up this futuristic technology. In particular, Blockchain will fundamentally change the global agricultural sector and significantly improve the ability of companies and individuals to monitor the production and processing of agricultural products. (Ge et al., 2017). In this article, we will discuss the blockchain application trends in agricultural product traceability, logistics, and supply chain management, and provide an assessment of applicability of blockchain technology in the future supply chain of agricultural products of Vietnam.

Keywords: blockchain, industry 4.0, supply chain for agricultural products, logistics, traceability

  1. Giới thiệu công nghệ blockchain và cách mạng công nghiệp 4.0

1.1. Công nghệ blockchain

Hiểu một cách đơn giản, blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian (Huckle và cộng sự, 2016). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu (Ge và cộng sự, 2017). Công nghệ Blockchain phụ thuộc vào một sổ cái phân phối và cơ chế xác thực phân tán do đó thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống (Chakraborty và cộng sự, 2018). Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin (Pustišeka và cộng sự, 2018).

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ sau đây:

- Mật mã học: Sử dụng khoá công khai (public key) và hàm băm (hash function) để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.

- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút (node) trong mạng được xem như một máy trạm (client) và cũng là máy chủ (server) để lưu trữ bản sao ứng dụng.

- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Trên góc độ kinh doanh có thể gọi blockchain là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng. Trên góc độ kỹ thuật blockchain là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản. Trên góc độ xã hội blockchain là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp (Huckle và cộng sự, 2016).

Các đặc điểm chính của blockchain có thể kể đến như:

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain:Theo lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi blockchain, và chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn internet trên toàn cầu
  • Bất biếnmột khi những giao dịch hoặc dữ liệu đã được ghi bởi người nắm giữ khoá bí mật (private key - chỉ riêng người khởi tạo blockchain mới có) dữ liệu đó gần như không thể bị thay đổi, các dữ liệu được đưa vào hệ thống blockchain sẽ được tạo ra rất nhiều bản sao lưu và lưu trữ ở các nút.
  • Bảo mật Dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối chỉ có người nắm giữ khoá bí mật (private key) mới có quyền truy xuất dữ liệu đó
  • Minh bạch:Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

Blockchain hiểu đơn giản là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống, thay vì một cơ quan riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương (Huckle và cộng sự, 2016). Thông tin mới cần được toàn bộ các thành viên trong mạng lưới chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu. Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau. Nhờ có Blockchain mà không cần bất kỳ một bên thứ 3 nào đứng giữa để bảo đảm cho các hoạt động như giao dịch hay mua bán (Rishi và cộng sự, 2018).

Các loại Blockchain

Blockchain khai sinh ra tiền điện tử, nhưng tiền điện tử không phải là tất cả những gì mà Blockchain có thể tạo ra và được ứng dụng vào các ngành như ngành vận tải biển, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, y tế, giáo dục… (Severeijns, 2017). Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

Blockchain công khai (Public): Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…

Blockchain riêng tư (Private): Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Blockchain riêng tư, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

Blockchain Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

1.2. Cách mạng công nghệ 4.0

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF, Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa như sau: "Nếu như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất; thì bây giờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học" (Schwab, 2017).

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ,... tạo ra những công cụ sản xuất hội tụ giữa thực và ảo. Những thành phần điển hình của nền công nghiệp 4.0 bao gồm sự xuất hiện của công nghệ khối chuỗi blockchain, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano cùng đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học (Schwab, 2017). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà kinh tế trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể như: sản xuất - tự động hóa, giao thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, nông nghiệp... Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Tại Việt Nam, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain hứa hẹn mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực, điển hình là nông nghiệp thông minh và ngành bán lẻ.

  1. Xu hướng ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản

2.1. Ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản

 

Việc áp dụng công nghệ blockchain được kỳ vọng phát triển rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ khả năng truy cứu thành phần, quy trình các sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát được thông tin của sản phẩm, và tránh bị giả mạo thương hiệu (Ge và cộng sự, 2017). Qua đó người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đảm bảo an toàn. Công nghệ blockchain có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm khi nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không biến đổi gen (non-GMO và thức ăn không chứa kháng sinh tăng cao. Các giao dịch nhỏ nhất – dù ở nông trại, nhà kho hay nhà xưởng – có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT (Internet of things) như cảm biến (sensors) và thẻ RFID (raido Radio-frequency identification)  (Kshetri, 2018). Maersk, một công ty vận chuyển và hậu cần, có chuỗi cung cấp liên lục địa liên quan đến hàng chục nhân viên và hàng trăm sự tương tác. Họ ước tính rằng blockchain có thể tiết kiệm cho họ hàng tỷ đô la bằng cách cải thiện hiệu quả làm giảm gian lận và lỗi của con người (Kshetri, 2018).

Chủ tịch Hiệp hội chuỗi cung ứng thương mại điện tử Hong Kong (HKeCSC) nêu ra một số ví dụ thành công đã ứng dụng blockchain trong nông nghiệp như Tmall sử dụng blockchain để giám sát và kiểm tra việc nhập khẩu hàng hóa tại trung Quốc, một công ty khác ứng dụng blockchain trong kiểm soát toàn bộ quy trình mua bán lưu trữ gạo… Blockchain khi kết hợp với các nền tảng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát huy hiệu quả vai trò trong việc tăng cường minh bạch, tăng hiệu suất, tăng trách nhiệm giải tình, ngoài ra kiểm chứng các hồ sơ giao dịch, quản lý quá trình hợp tác,… (ICTnews, 2018). Tháng 8/2017, một nhóm 10 công ty thực phẩm và bán lẻ hàng đầu thế giới, bao gồm Nestle, Unilever, và Tyson Foods đã tham gia một dự án của IBM để nghiên cứu cách các hệ thống blockchain có thể giúp truy xuất các chuỗi cung ứng thực phẩm và cải thiện an toàn thực phẩm (Win, 2017)

 

Tại Việt Nam, Infinity Blockchain Labs (IBL) đang thí điểm một dự án blockchain theo dõi nguồn gốc xuất xứ Xoài Cát Chu từ Hợp tác xã Mỹ Xương đến cửa hàng trên toàn bộ chuỗi cung ứng, thu thập những dữ liệu từ lúc trồng cây, ngày thu hoạch, vận chuyển, và ngày bán. Tại Diễn đàn Việt Nam Blockchain Summit với chủ đề "Từ công nghệ tới chính sách  (VBS) diễn ra vào ngày 8/6/2018, Phó Giám đốc hợp tác xã xoài Mỹ Xương cho biết, đơn vị này đã bắt đầu triển khai mô hình đưa công nghệ Blockchain vào việc truy suất nguồn gốc và tìm thấy những yếu tố tích cực (Vecom, 2018).

Hình 1. Minh hoạ về con tem truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain

Nguồn: Tác giả chụp sản phẩm tại Diễn đàn Việt Nam Blockchain ngày 8/6/2018

 

Với diện tích xoài khoảng 95 ha, khó khăn lớn của hợp tác xã này là trong tiêu thụ, dù gắn tem chứng nhận trên từng quả xoài nhưng vẫn bị làm giả và các con tem không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu thụ khó phân biệt sản phẩm của đơn vị này. Tuy nhiên, sau khi hợp tác với IBL để vận dụng tối đa đặc tính minh bạch của blockchain, bài toán khó trước đây đã được giải quyết đưa từng công đoạn lưu trữ trên blockchain và thể hiện trên con tem định danh của trái xoài (Vecom, 2018). Hệ thống quản lý blockchain sẽ được kích hoạt thông tin từ khi thu hoạch, đến khi ra đại lý và thông tin không thể thay đổi được. Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh để quét mã định danh trên trái xoài, có thể biết nguồn gốc, thời điểm thu hoạch, biết cách bảo quản, thời gian sử dụng và thời điểm nào ăn ngon nhất. Người tiêu dùng sẽ nắm được toàn bộ quy trình sản xuất xoài, biết được nguồn gốc của cây xoài, toàn bộ quá trình canh tác từ chăm bón loại phân bón nào, cho đến thành phẩm đến tận tay người tiêu dung từ đó yên tâm về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 2. Nội dung thông tin truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain

     

Nguồn: Tác giả chụp sản phẩm và truy xuất nguồn gốc

Việc áp dụng blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản trước mắt đã cho thấy nhiều kết quả khả quan. Hợp tác xã nắm được quy trình phân phối sản phẩm và hành trình của hàng hóa đang đi tới đâu và như thế nào, từ đó sẽ có dự án kinh doanh để mở rộng thị trường. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ vững được thương hiệu, tránh bị giả mạo, từ đó thúc đẩy việc bán lẻ trong nước cũng như xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ra thế giới.

2.2. Ứng dụng blockchain trong logistics hàng nông sản

Ngày nay, Blockchain đang dần dần thâm nhập vào lĩnh vực logistics (quản trị chuỗi cung ứng) – lĩnh vực dường như là sự phù hợp hoàn hảo dành cho công nghệ này (Lê Hồng, 2018). Các chuỗi logistics hàng nông sản thường trải dài qua nhiều bước và vị trí địa lý khác nhau, gây khó khăn cho việc theo dõi các sự kiện trên toàn chuỗi, kiểm tra và xác nhận hàng hoá được vận chuyển cũng như phản ứng kịp thời trước những tình huống bất ngờ. Hơn nữa, do thiếu minh bạch nên rất khó để điều tra các hoạt động bất hợp pháp xảy ra bất cứ đâu trên chuỗi. Blockchain có tiềm năng giải quyết tất cả các vấn đề nói trên. Là một sổ cái công khai minh bạch, blockchain cung cấp cho khách hàng cũng như các bên liên quan những công cụ đơn giản và hiệu quả nhằm theo dõi toàn bộ hành trình của một sản phẩm trước khi đến điểm cuối cùng. Một khía cạnh quan trọng khác của Blockchain đó là công nghệ này chỉ có thể mang lại đầy đủ lợi ích khi tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng truy cập vào mạng lưới (ICT News, 2018). Lợi ích nữa của Blockchain đó là tiết kiệm chi phí, loại bỏ bên trung gian không cần thiết và làm giảm đáng kể khối lượng luồng công việc, bảo mật, giảm sai sót đồng thời ngăn ngừa hàng hoá sai nhãn hay trái phép và các hành vi gian lận khác (Smartlog, 2018).

Tính đến nay, đã có một số nỗ lực nhằm tích hợp Blockchain vào hoạt động logistics hàng nông sản. Các tập đoàn hàng đầu thế giới cũng đang thử nghiệm công nghệ, trong đó phải kể đến việc Walmart đang sử dụng Hyperledger Fabric (cơ cấu Blockchain của The Linux Foundation) trong dự án thí điểm về công nghệ sổ cái phân phối để theo dõi nguồn gốc thịt lợn ở Trung Quốc cũng như đường vận chuyển và lưu kho thịt tại Hoa Kỳ. Nhiều công ty khác như Amazon, Alibaba, Kestrel, v.v… đã bảy tỏ mối quan tâm đối với việc sử dụng Blockchain cho các nhu cầu logistics của họ (Phạm, 2018). Samsung SDS- công ty con chuyên cung cấp công nghệ cho Samsung- tập toàn lớn nhất tại Hàn Quốc đã tiến hành thành công thử nghiệm kéo dài 7 tháng, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng trong ngành vận tải tại Hàn Quốc. Theo CCN, vào tháng Năm, Samsung SDS đã ra mắt một liên doanh gồm các công ty cung ứng và vận tải tại Hàn Quốc, trung tâm nghiên cứu quốc gia, một số cơ quan chính phủ và nhà điều hành vận tải. Samsung SDS tiết lộ rằng toàn bộ tài liệu liên quan đến xuất/nhập khẩu và chứng từ vận tải về nhà vận chuyển, công ty giao hàng, khách hàng, ngân hàng… đều đã được lưu trữ trên các khối (block) và sổ cái có thể truy cập để xem nhưng không thể sửa đổi (Smartlog, 2018).

Ngành dịch vụ logistics đang phát triển nhanh và mạnh tại Việt Nam theo sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu cũng như dịch vụ bán lẻ, phân phối. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện dịch vụ, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần cắt giảm chi phí, giá thành, doanh nghiệp cần sử dụng các ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế, mức độ sử dụng ứng dụng, giải pháp công nghệ trong quá trình logistics hàng nông sản Việt Nam còn rất thấp.

Tại hội thảo “Số hóa trong vận tải và logistics: Từ xu hướng tới thực tiễn” do Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 6/4, Phó Chủ tịch VLA cho biết, chi phí logistics tại Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể so với các năm trước, nhưng nếu so với các nước trong khu vực vẫn còn cao. Cụ thể, logistics hiện chiếm 16,8% trong chi phí của doanh nghiệp, cao hơn so với Thái Lan (15%), Singapore (8,5%)... và trong cấu thành chi phí logistics, chi phí vận tải chiếm tới 50%. Do đó, cần cắt giảm chi phí vận tải qua dụng công nghệ số hóa. Dù vẫn còn phân nửa doanh nghiệp trong ngành chưa ứng dụng công nghệ hiện đại, nhưng con số này là đáng khích lệ, cho thấy doanh nghiệp đã từng bước mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới để thay đổi, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cắt giảm giá thành. Tuy nhiên, theo VLA, việc sử dụng Blockchain hay Al tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa có doanh nghiệp vận tải nào ứng dụng. Để phù hợp hơn, VLA đang phối hợp với Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn triển khai giải pháp eDO (lệnh giao hàng điện tử). Giải pháp này được cho là thiết thực và phù hợp cho thực trạng của ngành logistics Việt Nam.

Việc chấp nhận và áp dụng Blockchain trong hoạt động logistics hàng nông sản có thể không hoàn toàn phù hợp vào thời điểm hiện tại bởi còn những rủi ro và hoài nghi. Tuy nhiên, với mỗi dự án thành công sẽ đem khả năng đó đến gần hơn, và các chuyên gia nhận định trong tương lai Blockchain sẽ sớm lan rộng khắp các ngành công nghiệp như một xu thế tất yếu (ICT News, 2018).

2.3. Ứng dụng blockchain trong quản chuỗi cung ứng

Mới đây, Walmart đã đăng ký một bằng sáng chế cho thấy hãng này đang tìm cách sử dụng công nghệ Blockchain để hoàn thiện một hệ thống theo dõi giao hàng thông minh hơn. Trong đó, Walmart đã mô tả một “gói thông minh” bao gồm một thiết bị ghi lại thông tin về một Blockchain liên quan đến nội dung của gói hàng, các điều kiện môi trường, vị trí và một số thông tin khác, thiết bị này có thể được sử dụng song song với các công nghệ mới nổi khác bao gồm “các loại xe tự động” như máy bay không người lái. Trong một bằng sáng chế khác vào tháng 8 năm 2017, Walmart đã mô tả một hệ thống theo dõi phân phối hàng không dựa trên Blockchain, và hãng nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới quá trình quản lý bán hàng trực tuyến với các sản phẩm nông sản, dễ hư hỏng, cần kiểm soát về nhiệt độ. Việc ứng dụng Blockchain sẽ giúp mã hoá thông tin trong quá trình bán hàng, để có thể kiểm soát và bảo mật thông tin trong quá trình vận chuyển, lưu kho, và bày bán hàng hoá. Năm 2017, Walmart cũng đã hợp tác với Kroger, Nestle và các công ty công nghiệp thực phẩm khác trong một quan hệ đối tác với IBM để sử dụng Blockchain cho cải thiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Những hành động trên cho thấy nỗ lực của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart trong việc tìm cách ứng dụng công nghệ Blockchain vào quá trình quản lý bán lẻ hàng hoá, trong đó có hàng nông sản. Để làm rõ hơn quy trình ứng dụng blockchain trong quản lý bán hàng nông sản, nhóm tác giả xin đưa ra 2 hình minh hoạ như sau:

Hình 3. Minh hoạ luồng thông tin trong chuỗi cung ứng hàng nông sản truyền thống

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong chuỗi cung ứng hàng nông sản quản lý theo phương thức truyền thống, sản phẩm và thông tin về sản phẩm, hợp đồng mua bán, vận chuyển… được truyền tải như hình 3, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, người nông dân, đơn vị thu mua, đơn vị chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ, cho tới tay người tiêu dùng. Thông tin về sản phẩm trong chu trình này được lưu trữ và chia sẻ giữa các bên theo các hợp đồng độc lập, người tiêu dùng không thể tiếp cận và truy xuất nguồn gốc.

Hình 4. Minh hoạ ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với quy trình thứ hai, khi có ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản, mọi thông tin về sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào cho tới thành phẩm bày bán tới tay người tiêu dùng đều được mã hoá và chia sẻ trên công nghệ blockchain. Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng này đều phải ứng dụng blockchain và chia sẻ thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, bày bán hàng nông sản.

Ngoài ra, các bên tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản có thể ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) là những bản hợp đồng số được viết bằng code trên nền tảng blockchain, có thể vận hành tự động và cho phép các bên tham gia trao đổi tài sản một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Việc ứng dụng hợp đồng thông minh và blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản giúp tăng cường tính minh bạch, tức thì, tiết kiệm chi phí, giảm sai sót. Đồng thời cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc cho hàng nông sản một cách dễ dàng và tin cậy, từ đó nâng cao lòng tin của khách hàng và giá trị hàng nông sản.

Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá sức đối với người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Lâm Đồng, có thể thấy rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể tự động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau, hoa quả. Nên việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng tới tay người nông dân trong tương lai hoàn toàn có thể. Hơn nữa, việc Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng nông nghiệp là rõ ràng. Khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ là một công cụ vô giá trong các sự cố nhiễm bẩn. Với blockchain, các nhà quản lý có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm và xác định phạm vi của các sản phẩm bị ảnh hưởng. Qua đó các công ty thực phẩm có thể phản ứng kịp thời hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế lãng phí thực phẩm, và cả thiệt hại về tài chính.

  1. Đánh giá cơ hội và thách thức của việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam

3.1. Cơ hội

Có thể nói, blockchain được tạo ra như một cuộc cách mạng giúp các hoạt động thương mại điện tử an toàn và tiết kiệm chi phí hơn (Lluïsa, 2018). Hệ thống này thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của con người đối với hoạt động thương mại điện tử trên Internet. Tiềm năng lớn nhất của Blockchain là sự kết hợp với hợp đồng thông minh, một công nghệ giúp các giao dịch, thỏa thuận được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên tham gia bất kỳ (World Energy Council, 2017).

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, công ty đi theo xu hướng tạo dựng riêng một mạng lưới blockchain để phục vụ việc giao dịch, vì thế trong tương lai blockchain sẽ phát triển và được áp dụng rộng rãi. Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.

Đối với hoạt động bán lẻ hàng nông sản, để người tiêu dùng đón nhận sản phẩm nông nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề minh bạch thông tin. Do người tiêu dùng chưa hiểu rõ sản phẩm, biết rõ nguồn gốc nên mới dẫn đến thực trạng sản phẩm tốt vẫn không thể tiêu thụ được. Khi các nhà sản xuất hợp tác với nhau và mọi thông tin về sản phẩm được minh bạch, lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm sẽ tăng lên. Việc áp dụng blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản sẽ không chỉ dừng ở việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm mà ngay cả doanh nghiệp cũng hưởng lợi.

Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức vươn tầm ra khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không lưu tâm đến những rào cản, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ Blockchain.

3.2. Thách thức

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0 (ICTnews, 2018). Thách thức mà cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho nền kinh tế Việt Nam phải kể đến các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc “chuẩn hóa khâu sản xuất” đang là vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế chính trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam là khâu sản xuất, vấn đề đầu vào: sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khi ứng dụng blockchain, mọi thông tin sẽ bị “phơi bày”. Điều này không dễ để áp dụng đối với tập quán sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Hơn nữa, công nghệ blockchain vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chi phí, cơ sở vật chất để có thể áp dụng vào chuỗi cung ứng hàng nông sản vì không phải bất kỳ doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng có khả năng chi trả cho việc trang bị những dàn máy tính cực kỳ hiện đại để có thể sử dụng công nghệ blockchain. Dù sao thì blockchain vẫn được xem là một công nghệ vô cùng tiềm năng có thể mang đến một cuộc cách mạng mới trong chuỗi cung ứng hàng nông sản. Bằng chứng là các công ty có tầm nhìn đang tìm kiếm những cách thức hoàn toàn mới để làm việc với blockchain.

  1. Một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

4.1. Một số đề xuất cho doanh nghiệp

Blockchain có thể chuyển đổi ngành nông nghiệp và chuỗi cung ứng hàng nông sản, nhưng kết quả này rất xa trong tương lai, để có thể ứng dụng Blockchain hiệu quả tại Việt Nam các doanh nghiệp tiên phong cần sự trung thực và dũng cảm mới có thể đưa Blockchain ứng dụng tốt cho nền kinh tế. Để đạt được tối ưu hiệu quả trong việc áp dụng blockchain vào nông nghiệp, các doanh nghiệp cần đặt câu hỏi chính về thực tế sản xuất như thế nào, đâu là tiêu chuẩn quốc tế, làm thế nào để chuẩn đổi công nghệ, làm ra sao để ứng dụng sự cộng hưởng giữa blockchain với công nghệ khác như IoT, Big Data…

4.2. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Việc ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này cần đến nhiều yếu tố khác như sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai các kế hoạch liên quan và đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp một số bộ tiêu chuẩn về blockchain để người nông dân yên tâm ứng dụng và làm theo. Triển vọng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi những định hướng đào tạo, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển chương trình đào tạo để có thể đáp ứng được những thay đổi của thị trường trong thời gian tới.

Hơn nữa, việc quản trị, giám sát sự phát triển của blockchain là rất cần thiết. Chính phủ cần tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các giao dịch liên quan đến blockchain nhằm xác định và hỗ trợ các ứng dụng hợp pháp của blockchain khi áp dụng vào đời sống như y tế, giáo dục, giao dịch tài chính qua hợp đồng thông minh, sản xuất... đặc biệt nghiêm cấm các ứng dụng vi phạm đến nguyên tắc về chống rửa tiền, trốn thuế hay phạm pháp. Đồng thời, Chính phủ cũng cần xem xét đến các vấn đề liên quan tới việc giảm bớt các xáo trộn, chuyển dịch lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra đời, xu hướng tự động hóa phát triển; đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng và năng lực đổi mới - sáng tạo; kiến tạo môi trường phát triển toàn diện, mang tính phổ cập giữa các vùng miền. Muốn vậy, Chính phủ cần sớm tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến blockchain.

  1. Kết luận

Tại Việt Nam, các đơn vị phát triển phần mềm, ứng dụng blockchain và các đối tác kinh doanh đang tích cực triển khai tích hợp công nghệ này vào mô hình kinh doanh của mình. Trong thời gian tới, Việt Nam xác định nông nghiệp sẽ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng, là "bệ đỡ" cho các ngành kinh tế khác và có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường vẫn còn rất rộng lớn, nhất là khi tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, việc áp dụng công nghệ quản trị hiện đại (bao gồm truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng) được đặt ra như một trong những giải pháp để phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

  1. ICTnews (2018), Ứng dụng blockchain trong nông nghiệp: Việt Nam lại đi sau người Thái, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ http://ictnews.vn/internet/blockchain/ung-dung-blockchain-trong-nong-nghiep-viet-nam-lai-di-sau-nguoi-thai-166940.ict.
  2. Jane (2018), Ngành công nghiệp Logistics: Bước tiếp theo trong công cuộc blockchain hoá nền kinh tế thế giới, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://www.tapchibitcoin.vn/nganh-cong-nghiep-logistics-buoc-tiep-theo-trong-cong-cuoc-blockchain-hoa-nen-kinh-te-gioi.html.
  3. Klaus Schwab (2017), The Fourth Industrial Revolution, Crown Business, LLC, New York, ISBN-13: 978-1524758868.
  4. Lan Ge, Christopher Brewster, Jacco Spek, Anton Smeenk, and Jan Top (2017), “Blockchain for Agriculture and Food”, Wageningen Economic Research ISBN 978-94-6343-817-9.
  5. Lê Hồng (2018), “Blockchain sẽ tạo ra cuộc Cách mạng trong ngành Logistics”, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ http://vnfintech.com/tin-tuc/samsung-sds-thu-nghiem-thanh-cong-cong-nghe-blockchain-vao-quan-tri-chuoi-cung-ung/.
  6. Luc Severeijns (2017), “What is blockchain? How is it going to affect Business?”, Research Paper, Vrije Universiteit Amsterdam.
  7. Maria-Lluïsa and Marsal-Llacuna (2018), “Future living framework: Is blockchain the next enabling network”, Technological Forecasting and Social Change, Volume 128, March 2018, Pages 226-234.
  8. Matevž Pustišeka and Andrej Kosa (2018), “Approaches to Front-End IoT Application Development for the Ethereum Blockchain”, Procedia Computer Science, 129 (2018) 410–419.
  9. NirKshetri (2018), “Blockchain’s roles in meeting key supply chain management”, International Journal of Information Management, Volume 39, April 2018, Pages 80-89.
  10. Phạm (2018), Công nghệ Blockchain giúp cho Walmart giao hàng, vận chuyển ‘thông minh hơn, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://cafebitcoin.vn/news/cong-nghe-blockchain-giup-cho-walmart-giao-hang-van-chuyen-thong-minh-hon/.
  11. Rishi Broto Chakraborty, ManjushaPandey and SiddharthSwarup Rautaray (2018), “Managing Computation Load on a Blockchain - based Multi - Layered Internet - of - Things Network”, Procedia Computer Science, 132 (2018) 469/476.
  12. Smartlog (2018), Blockchain trong chuỗi cung ứng, lợi ích chưa nhận ra, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://gosmartlog.com/tin-tuc/blockchain-trong-chuoi-cung-ung-loi-ich-chua-duoc-nhan-ra/.
  13. Thin Lei Win (2017), How technology could help to trace the exact origins of your cup of tea, Retrieved from World Economic Forum on 30 June 2018 at https://www.weforum.org/agenda/2017/12/how-technology-could-help-to-trace-the-exact-origins-of-your-cup-of-tea.
  14. Thùy Dương và Úc Uyên (2018), Doanh nghiệp áp dụng số hóa trong logistics: Giảm chi phí, tăng cạnh tranh, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-ap-dung-so-hoa-trong-logistics-giam-chi-phi-tang-canh-tranh-138981.html.
  15. World Energy Council (2017), The Developing Role of Blockchain, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại địa chỉ https://www.pwc.se/sv/pdf-reports/energi/the-developing-role-of-blockchain.pdf.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: vannth@ftu.edu.vn

 

Xu hướng và khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Hồng Vân[1]

 

Tóm tắt

Blockchain – công nghệ chuỗi khối – kể từ khi ra đời năm 2008 tới nay đã thu hút sự chú ý của giới công nghệ trên toàn thế giới. Cùng với các công nghệ tự động hóa (CNC), trí tuệ nhân tạo (AI), robot và Internet vạn vật (IoT), công nghệ blockchain sẽ góp phần quan trọng xây dựng nền kinh tế số và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) (Rishi và cộng sự, 2018). Mặc dù đã xuất hiện được một thập kỷ, nhưng cho tới thời điểm hiện tại, blockchain vẫn đang ở giai đoạn sơ khai và các tập đoàn hàng đầu thế giới như IBM, Samsung, Walmart… vẫn đang nỗ lực thử nghiệm để nắm bắt công nghệ tương lai này. Trong đó, các chuyên gia nhận định, Blockchain về cơ bản sẽ góp phần thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu và cải thiện đáng kể khả năng của các công ty và cá nhân trong việc theo dõi sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp (Ge và cộng sự, 2017). Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ thảo luận về các xu hướng ứng dụng blockchain trong các hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản, logistics, và quản lý bán hàng, đồng thời, đưa ra những nhận định về khả năng ứng dụng công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam trong tương lai.

Từ khoá: blockchain, công nghiệp 4.0, chuỗi cung ứng hàng nông sản, logistics, truy xuất nguồn gốc

Abstract

Blockchain technology - since its inception in 2008 has so far attracted the attention all over the world. Together with automation (CNC) technology, artificial intelligence (AI), robots and the Internet (IoT), blockchain technology will contribute significantly to building a digital economy and generating Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0) (Rishi et al., 2018). Until now, the blockchain is still in its infancy and the world's leading corporations such as IBM, Samsung, and Walmart are still trying to catch up this futuristic technology. In particular, Blockchain will fundamentally change the global agricultural sector and significantly improve the ability of companies and individuals to monitor the production and processing of agricultural products. (Ge et al., 2017). In this article, we will discuss the blockchain application trends in agricultural product traceability, logistics, and supply chain management, and provide an assessment of applicability of blockchain technology in the future supply chain of agricultural products of Vietnam.

Keywords: blockchain, industry 4.0, supply chain for agricultural products, logistics, traceability

  1. Giới thiệu công nghệ blockchain và cách mạng công nghiệp 4.0

1.1. Công nghệ blockchain

Hiểu một cách đơn giản, blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian (Huckle và cộng sự, 2016). Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu (Ge và cộng sự, 2017). Công nghệ Blockchain phụ thuộc vào một sổ cái phân phối và cơ chế xác thực phân tán do đó thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống (Chakraborty và cộng sự, 2018). Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin (Pustišeka và cộng sự, 2018).

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ sau đây:

- Mật mã học: Sử dụng khoá công khai (public key) và hàm băm (hash function) để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.

- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút (node) trong mạng được xem như một máy trạm (client) và cũng là máy chủ (server) để lưu trữ bản sao ứng dụng.

- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Trên góc độ kinh doanh có thể gọi blockchain là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng. Trên góc độ kỹ thuật blockchain là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản. Trên góc độ xã hội blockchain là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp (Huckle và cộng sự, 2016).

Các đặc điểm chính của blockchain có thể kể đến như:

  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi blockchain:Theo lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể can thiệp vào và giải mã chuỗi blockchain, và chỉ bị phá hủy hoàn toàn khi không còn internet trên toàn cầu
  • Bất biếnmột khi những giao dịch hoặc dữ liệu đã được ghi bởi người nắm giữ khoá bí mật (private key - chỉ riêng người khởi tạo blockchain mới có) dữ liệu đó gần như không thể bị thay đổi, các dữ liệu được đưa vào hệ thống blockchain sẽ được tạo ra rất nhiều bản sao lưu và lưu trữ ở các nút.
  • Bảo mật Dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối chỉ có người nắm giữ khoá bí mật (private key) mới có quyền truy xuất dữ liệu đó
  • Minh bạch:Ai cũng có thể theo dõi được đường đi của blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.

Blockchain hiểu đơn giản là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống, thay vì một cơ quan riêng lẻ như nhà nước hay ngân hàng trung ương (Huckle và cộng sự, 2016). Thông tin mới cần được toàn bộ các thành viên trong mạng lưới chấp nhận trước khi được thêm vào cơ sở dữ liệu. Công nghệ blockchain cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn với nhau mà không cần tin tưởng nhau. Nhờ có Blockchain mà không cần bất kỳ một bên thứ 3 nào đứng giữa để bảo đảm cho các hoạt động như giao dịch hay mua bán (Rishi và cộng sự, 2018).

Các loại Blockchain

Blockchain khai sinh ra tiền điện tử, nhưng tiền điện tử không phải là tất cả những gì mà Blockchain có thể tạo ra và được ứng dụng vào các ngành như ngành vận tải biển, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, y tế, giáo dục… (Severeijns, 2017). Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

Blockchain công khai (Public): Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…

Blockchain riêng tư (Private): Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Blockchain riêng tư, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

Blockchain Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

1.2. Cách mạng công nghệ 4.0

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF, Cách mạng công nghiệp 4.0 được định nghĩa như sau: "Nếu như Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất; thì bây giờ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học" (Schwab, 2017).

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tiến bộ công nghệ sẽ tạo ra sự kết nối giữa thế giới thực, thế giới số và thế giới sinh vật hữu cơ,... tạo ra những công cụ sản xuất hội tụ giữa thực và ảo. Những thành phần điển hình của nền công nghiệp 4.0 bao gồm sự xuất hiện của công nghệ khối chuỗi blockchain, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, máy in 3D, vật liệu mới, công nghệ nano cùng đột phá về nhận thức trong những quy trình sinh học (Schwab, 2017). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà kinh tế trên thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể như: sản xuất - tự động hóa, giao thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, nông nghiệp... Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. Tại Việt Nam, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và tiềm năng ứng dụng công nghệ blockchain hứa hẹn mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực, điển hình là nông nghiệp thông minh và ngành bán lẻ.

  1. Xu hướng ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản

2.1. Ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản

 

Việc áp dụng công nghệ blockchain được kỳ vọng phát triển rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp nhờ khả năng truy cứu thành phần, quy trình các sản phẩm nông nghiệp, kiểm soát được thông tin của sản phẩm, và tránh bị giả mạo thương hiệu (Ge và cộng sự, 2017). Qua đó người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đảm bảo an toàn. Công nghệ blockchain có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại gian lận thực phẩm khi nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ, thực phẩm không biến đổi gen (non-GMO và thức ăn không chứa kháng sinh tăng cao. Các giao dịch nhỏ nhất – dù ở nông trại, nhà kho hay nhà xưởng – có thể được giám sát hiệu quả và truyền đạt trên toàn bộ chuỗi cung ứng khi kết hợp với công nghệ IoT (Internet of things) như cảm biến (sensors) và thẻ RFID (raido Radio-frequency identification)  (Kshetri, 2018). Maersk, một công ty vận chuyển và hậu cần, có chuỗi cung cấp liên lục địa liên quan đến hàng chục nhân viên và hàng trăm sự tương tác. Họ ước tính rằng blockchain có thể tiết kiệm cho họ hàng tỷ đô la bằng cách cải thiện hiệu quả làm giảm gian lận và lỗi của con người (Kshetri, 2018).

Chủ tịch Hiệp hội chuỗi cung ứng thương mại điện tử Hong Kong (HKeCSC) nêu ra một số ví dụ thành công đã ứng dụng blockchain trong nông nghiệp như Tmall sử dụng blockchain để giám sát và kiểm tra việc nhập khẩu hàng hóa tại trung Quốc, một công ty khác ứng dụng blockchain trong kiểm soát toàn bộ quy trình mua bán lưu trữ gạo… Blockchain khi kết hợp với các nền tảng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ phát huy hiệu quả vai trò trong việc tăng cường minh bạch, tăng hiệu suất, tăng trách nhiệm giải tình, ngoài ra kiểm chứng các hồ sơ giao dịch, quản lý quá trình hợp tác,… (ICTnews, 2018). Tháng 8/2017, một nhóm 10 công ty thực phẩm và bán lẻ hàng đầu thế giới, bao gồm Nestle, Unilever, và Tyson Foods đã tham gia một dự án của IBM để nghiên cứu cách các hệ thống blockchain có thể giúp truy xuất các chuỗi cung ứng thực phẩm và cải thiện an toàn thực phẩm (Win, 2017)

 

Tại Việt Nam, Infinity Blockchain Labs (IBL) đang thí điểm một dự án blockchain theo dõi nguồn gốc xuất xứ Xoài Cát Chu từ Hợp tác xã Mỹ Xương đến cửa hàng trên toàn bộ chuỗi cung ứng, thu thập những dữ liệu từ lúc trồng cây, ngày thu hoạch, vận chuyển, và ngày bán. Tại Diễn đàn Việt Nam Blockchain Summit với chủ đề "Từ công nghệ tới chính sách  (VBS) diễn ra vào ngày 8/6/2018, Phó Giám đốc hợp tác xã xoài Mỹ Xương cho biết, đơn vị này đã bắt đầu triển khai mô hình đưa công nghệ Blockchain vào việc truy suất nguồn gốc và tìm thấy những yếu tố tích cực (Vecom, 2018).

Hình 1. Minh hoạ về con tem truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain

Nguồn: Tác giả chụp sản phẩm tại Diễn đàn Việt Nam Blockchain ngày 8/6/2018

 

Với diện tích xoài khoảng 95 ha, khó khăn lớn của hợp tác xã này là trong tiêu thụ, dù gắn tem chứng nhận trên từng quả xoài nhưng vẫn bị làm giả và các con tem không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu thụ khó phân biệt sản phẩm của đơn vị này. Tuy nhiên, sau khi hợp tác với IBL để vận dụng tối đa đặc tính minh bạch của blockchain, bài toán khó trước đây đã được giải quyết đưa từng công đoạn lưu trữ trên blockchain và thể hiện trên con tem định danh của trái xoài (Vecom, 2018). Hệ thống quản lý blockchain sẽ được kích hoạt thông tin từ khi thu hoạch, đến khi ra đại lý và thông tin không thể thay đổi được. Người tiêu dùng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh để quét mã định danh trên trái xoài, có thể biết nguồn gốc, thời điểm thu hoạch, biết cách bảo quản, thời gian sử dụng và thời điểm nào ăn ngon nhất. Người tiêu dùng sẽ nắm được toàn bộ quy trình sản xuất xoài, biết được nguồn gốc của cây xoài, toàn bộ quá trình canh tác từ chăm bón loại phân bón nào, cho đến thành phẩm đến tận tay người tiêu dung từ đó yên tâm về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình 2. Nội dung thông tin truy xuất nguồn gốc ứng dụng blockchain

     

Nguồn: Tác giả chụp sản phẩm và truy xuất nguồn gốc

Việc áp dụng blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản trước mắt đã cho thấy nhiều kết quả khả quan. Hợp tác xã nắm được quy trình phân phối sản phẩm và hành trình của hàng hóa đang đi tới đâu và như thế nào, từ đó sẽ có dự án kinh doanh để mở rộng thị trường. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp sản phẩm của Việt Nam giữ vững được thương hiệu, tránh bị giả mạo, từ đó thúc đẩy việc bán lẻ trong nước cũng như xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ra thế giới.

2.2. Ứng dụng blockchain trong logistics hàng nông sản

Ngày nay, Blockchain đang dần dần thâm nhập vào lĩnh vực logistics (quản trị chuỗi cung ứng) – lĩnh vực dường như là sự phù hợp hoàn hảo dành cho công nghệ này (Lê Hồng, 2018). Các chuỗi logistics hàng nông sản thường trải dài qua nhiều bước và vị trí địa lý khác nhau, gây khó khăn cho việc theo dõi các sự kiện trên toàn chuỗi, kiểm tra và xác nhận hàng hoá được vận chuyển cũng như phản ứng kịp thời trước những tình huống bất ngờ. Hơn nữa, do thiếu minh bạch nên rất khó để điều tra các hoạt động bất hợp pháp xảy ra bất cứ đâu trên chuỗi. Blockchain có tiềm năng giải quyết tất cả các vấn đề nói trên. Là một sổ cái công khai minh bạch, blockchain cung cấp cho khách hàng cũng như các bên liên quan những công cụ đơn giản và hiệu quả nhằm theo dõi toàn bộ hành trình của một sản phẩm trước khi đến điểm cuối cùng. Một khía cạnh quan trọng khác của Blockchain đó là công nghệ này chỉ có thể mang lại đầy đủ lợi ích khi tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng truy cập vào mạng lưới (ICT News, 2018). Lợi ích nữa của Blockchain đó là tiết kiệm chi phí, loại bỏ bên trung gian không cần thiết và làm giảm đáng kể khối lượng luồng công việc, bảo mật, giảm sai sót đồng thời ngăn ngừa hàng hoá sai nhãn hay trái phép và các hành vi gian lận khác (Smartlog, 2018).

Tính đến nay, đã có một số nỗ lực nhằm tích hợp Blockchain vào hoạt động logistics hàng nông sản. Các tập đoàn hàng đầu thế giới cũng đang thử nghiệm công nghệ, trong đó phải kể đến việc Walmart đang sử dụng Hyperledger Fabric (cơ cấu Blockchain của The Linux Foundation) trong dự án thí điểm về công nghệ sổ cái phân phối để theo dõi nguồn gốc thịt lợn ở Trung Quốc cũng như đường vận chuyển và lưu kho thịt tại Hoa Kỳ. Nhiều công ty khác như Amazon, Alibaba, Kestrel, v.v… đã bảy tỏ mối quan tâm đối với việc sử dụng Blockchain cho các nhu cầu logistics của họ (Phạm, 2018). Samsung SDS- công ty con chuyên cung cấp công nghệ cho Samsung- tập toàn lớn nhất tại Hàn Quốc đã tiến hành thành công thử nghiệm kéo dài 7 tháng, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng trong ngành vận tải tại Hàn Quốc. Theo CCN, vào tháng Năm, Samsung SDS đã ra mắt một liên doanh gồm các công ty cung ứng và vận tải tại Hàn Quốc, trung tâm nghiên cứu quốc gia, một số cơ quan chính phủ và nhà điều hành vận tải. Samsung SDS tiết lộ rằng toàn bộ tài liệu liên quan đến xuất/nhập khẩu và chứng từ vận tải về nhà vận chuyển, công ty giao hàng, khách hàng, ngân hàng… đều đã được lưu trữ trên các khối (block) và sổ cái có thể truy cập để xem nhưng không thể sửa đổi (Smartlog, 2018).

Ngành dịch vụ logistics đang phát triển nhanh và mạnh tại Việt Nam theo sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu cũng như dịch vụ bán lẻ, phân phối. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện dịch vụ, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần cắt giảm chi phí, giá thành, doanh nghiệp cần sử dụng các ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên trên thực tế, mức độ sử dụng ứng dụng, giải pháp công nghệ trong quá trình logistics hàng nông sản Việt Nam còn rất thấp.

Tại hội thảo “Số hóa trong vận tải và logistics: Từ xu hướng tới thực tiễn” do Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức ngày 6/4, Phó Chủ tịch VLA cho biết, chi phí logistics tại Việt Nam tuy đã được cải thiện đáng kể so với các năm trước, nhưng nếu so với các nước trong khu vực vẫn còn cao. Cụ thể, logistics hiện chiếm 16,8% trong chi phí của doanh nghiệp, cao hơn so với Thái Lan (15%), Singapore (8,5%)... và trong cấu thành chi phí logistics, chi phí vận tải chiếm tới 50%. Do đó, cần cắt giảm chi phí vận tải qua dụng công nghệ số hóa. Dù vẫn còn phân nửa doanh nghiệp trong ngành chưa ứng dụng công nghệ hiện đại, nhưng con số này là đáng khích lệ, cho thấy doanh nghiệp đã từng bước mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới để thay đổi, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cắt giảm giá thành. Tuy nhiên, theo VLA, việc sử dụng Blockchain hay Al tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và chưa có doanh nghiệp vận tải nào ứng dụng. Để phù hợp hơn, VLA đang phối hợp với Công ty Phát triển công nghệ Thái Sơn triển khai giải pháp eDO (lệnh giao hàng điện tử). Giải pháp này được cho là thiết thực và phù hợp cho thực trạng của ngành logistics Việt Nam.

Việc chấp nhận và áp dụng Blockchain trong hoạt động logistics hàng nông sản có thể không hoàn toàn phù hợp vào thời điểm hiện tại bởi còn những rủi ro và hoài nghi. Tuy nhiên, với mỗi dự án thành công sẽ đem khả năng đó đến gần hơn, và các chuyên gia nhận định trong tương lai Blockchain sẽ sớm lan rộng khắp các ngành công nghiệp như một xu thế tất yếu (ICT News, 2018).

2.3. Ứng dụng blockchain trong quản chuỗi cung ứng

Mới đây, Walmart đã đăng ký một bằng sáng chế cho thấy hãng này đang tìm cách sử dụng công nghệ Blockchain để hoàn thiện một hệ thống theo dõi giao hàng thông minh hơn. Trong đó, Walmart đã mô tả một “gói thông minh” bao gồm một thiết bị ghi lại thông tin về một Blockchain liên quan đến nội dung của gói hàng, các điều kiện môi trường, vị trí và một số thông tin khác, thiết bị này có thể được sử dụng song song với các công nghệ mới nổi khác bao gồm “các loại xe tự động” như máy bay không người lái. Trong một bằng sáng chế khác vào tháng 8 năm 2017, Walmart đã mô tả một hệ thống theo dõi phân phối hàng không dựa trên Blockchain, và hãng nhấn mạnh việc cần thiết phải đổi mới quá trình quản lý bán hàng trực tuyến với các sản phẩm nông sản, dễ hư hỏng, cần kiểm soát về nhiệt độ. Việc ứng dụng Blockchain sẽ giúp mã hoá thông tin trong quá trình bán hàng, để có thể kiểm soát và bảo mật thông tin trong quá trình vận chuyển, lưu kho, và bày bán hàng hoá. Năm 2017, Walmart cũng đã hợp tác với Kroger, Nestle và các công ty công nghiệp thực phẩm khác trong một quan hệ đối tác với IBM để sử dụng Blockchain cho cải thiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Những hành động trên cho thấy nỗ lực của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart trong việc tìm cách ứng dụng công nghệ Blockchain vào quá trình quản lý bán lẻ hàng hoá, trong đó có hàng nông sản. Để làm rõ hơn quy trình ứng dụng blockchain trong quản lý bán hàng nông sản, nhóm tác giả xin đưa ra 2 hình minh hoạ như sau:

Hình 3. Minh hoạ luồng thông tin trong chuỗi cung ứng hàng nông sản truyền thống

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong chuỗi cung ứng hàng nông sản quản lý theo phương thức truyền thống, sản phẩm và thông tin về sản phẩm, hợp đồng mua bán, vận chuyển… được truyền tải như hình 3, từ nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, người nông dân, đơn vị thu mua, đơn vị chế biến, nhà bán buôn, bán lẻ, cho tới tay người tiêu dùng. Thông tin về sản phẩm trong chu trình này được lưu trữ và chia sẻ giữa các bên theo các hợp đồng độc lập, người tiêu dùng không thể tiếp cận và truy xuất nguồn gốc.

Hình 4. Minh hoạ ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Đối với quy trình thứ hai, khi có ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản, mọi thông tin về sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu đầu vào cho tới thành phẩm bày bán tới tay người tiêu dùng đều được mã hoá và chia sẻ trên công nghệ blockchain. Các bên tham gia trong chuỗi cung ứng này đều phải ứng dụng blockchain và chia sẻ thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, bày bán hàng nông sản.

Ngoài ra, các bên tham gia chuỗi cung ứng hàng nông sản có thể ứng dụng hợp đồng thông minh (smart contract) là những bản hợp đồng số được viết bằng code trên nền tảng blockchain, có thể vận hành tự động và cho phép các bên tham gia trao đổi tài sản một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Việc ứng dụng hợp đồng thông minh và blockchain trong chuỗi cung ứng hàng nông sản giúp tăng cường tính minh bạch, tức thì, tiết kiệm chi phí, giảm sai sót. Đồng thời cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc cho hàng nông sản một cách dễ dàng và tin cậy, từ đó nâng cao lòng tin của khách hàng và giá trị hàng nông sản.

Thực tế hiện nay, cụm từ “nông nghiệp 4.0” có vẻ đang quá sức đối với người nông dân. Tuy nhiên ở Việt Nam, cụ thể hơn là ở Lâm Đồng, có thể thấy rất nhiều nông dân đã bắt nhịp được với xu thế sản xuất hiện đại qua việc ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ vào nông nghiệp, ví dụ như bộ cảm biến, có thể tự động điều chỉnh và xử lý nhiệt độ trong phòng kính trồng rau, hoa quả. Nên việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng tới tay người nông dân trong tương lai hoàn toàn có thể. Hơn nữa, việc Blockchain hứa hẹn cải thiện truy xuất nguồn gốc và minh bạch trong chuỗi cung ứng nông nghiệp là rõ ràng. Khả năng nhanh chóng dò tìm nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm sẽ là một công cụ vô giá trong các sự cố nhiễm bẩn. Với blockchain, các nhà quản lý có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc chất gây ô nhiễm và xác định phạm vi của các sản phẩm bị ảnh hưởng. Qua đó các công ty thực phẩm có thể phản ứng kịp thời hơn trong việc ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế lãng phí thực phẩm, và cả thiệt hại về tài chính.

  1. Đánh giá cơ hội và thách thức của việc ứng dụng blockchain vào chuỗi cung ứng hàng nông sản Việt Nam

3.1. Cơ hội

Có thể nói, blockchain được tạo ra như một cuộc cách mạng giúp các hoạt động thương mại điện tử an toàn và tiết kiệm chi phí hơn (Lluïsa, 2018). Hệ thống này thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của con người đối với hoạt động thương mại điện tử trên Internet. Tiềm năng lớn nhất của Blockchain là sự kết hợp với hợp đồng thông minh, một công nghệ giúp các giao dịch, thỏa thuận được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên tham gia bất kỳ (World Energy Council, 2017).

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, công ty đi theo xu hướng tạo dựng riêng một mạng lưới blockchain để phục vụ việc giao dịch, vì thế trong tương lai blockchain sẽ phát triển và được áp dụng rộng rãi. Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.

Đối với hoạt động bán lẻ hàng nông sản, để người tiêu dùng đón nhận sản phẩm nông nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề minh bạch thông tin. Do người tiêu dùng chưa hiểu rõ sản phẩm, biết rõ nguồn gốc nên mới dẫn đến thực trạng sản phẩm tốt vẫn không thể tiêu thụ được. Khi các nhà sản xuất hợp tác với nhau và mọi thông tin về sản phẩm được minh bạch, lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm sẽ tăng lên. Việc áp dụng blockchain vào trong quá trình sản xuất nông sản sẽ không chỉ dừng ở việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm mà ngay cả doanh nghiệp cũng hưởng lợi.

Với những chính sách ưu tiên phát triển công nghệ thông tin như một ngành mũi nhọn của nhà nước và tiềm năng công nghệ sẵn có, Việt Nam được kỳ vọng sẽ là nơi công nghệ blockchain có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Đây được coi là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp có thể áp dụng công nghệ mới này với cơ hội sáng tạo và cạnh tranh mới, đủ sức vươn tầm ra khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể không lưu tâm đến những rào cản, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng công nghệ Blockchain.

3.2. Thách thức

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục - chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về Công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Tổng cộng, Việt Nam chỉ đạt 4,9 trên thang điểm 10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0 (ICTnews, 2018). Thách thức mà cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho nền kinh tế Việt Nam phải kể đến các vấn đề về an ninh mạng, năng lượng, chuỗi cung ứng và đặc biệt là nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc “chuẩn hóa khâu sản xuất” đang là vấn đề khó nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hạn chế chính trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam là khâu sản xuất, vấn đề đầu vào: sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khi ứng dụng blockchain, mọi thông tin sẽ bị “phơi bày”. Điều này không dễ để áp dụng đối với tập quán sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Hơn nữa, công nghệ blockchain vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chi phí, cơ sở vật chất để có thể áp dụng vào chuỗi cung ứng hàng nông sản vì không phải bất kỳ doanh nghiệp hay đơn vị nào cũng có khả năng chi trả cho việc trang bị những dàn máy tính cực kỳ hiện đại để có thể sử dụng công nghệ blockchain. Dù sao thì blockchain vẫn được xem là một công nghệ vô cùng tiềm năng có thể mang đến một cuộc cách mạng mới trong chuỗi cung ứng hàng nông sản. Bằng chứng là các công ty có tầm nhìn đang tìm kiếm những cách thức hoàn toàn mới để làm việc với blockchain.

  1. Một số đề xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam và kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

4.1. Một số đề xuất cho doanh nghiệp

Blockchain có thể chuyển đổi ngành nông nghiệp và chuỗi cung ứng hàng nông sản, nhưng kết quả này rất xa trong tương lai, để có thể ứng dụng Blockchain hiệu quả tại Việt Nam các doanh nghiệp tiên phong cần sự trung thực và dũng cảm mới có thể đưa Blockchain ứng dụng tốt cho nền kinh tế. Để đạt được tối ưu hiệu quả trong việc áp dụng blockchain vào nông nghiệp, các doanh nghiệp cần đặt câu hỏi chính về thực tế sản xuất như thế nào, đâu là tiêu chuẩn quốc tế, làm thế nào để chuẩn đổi công nghệ, làm ra sao để ứng dụng sự cộng hưởng giữa blockchain với công nghệ khác như IoT, Big Data…

4.2. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Việc ứng dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ này cần đến nhiều yếu tố khác như sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai các kế hoạch liên quan và đồng hành cùng doanh nghiệp, cung cấp một số bộ tiêu chuẩn về blockchain để người nông dân yên tâm ứng dụng và làm theo. Triển vọng của công nghệ Blockchain tại Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu nhân sự ngành công nghệ thông tin ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi những định hướng đào tạo, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển chương trình đào tạo để có thể đáp ứng được những thay đổi của thị trường trong thời gian tới.

Hơn nữa, việc quản trị, giám sát sự phát triển của blockchain là rất cần thiết. Chính phủ cần tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các giao dịch liên quan đến blockchain nhằm xác định và hỗ trợ các ứng dụng hợp pháp của blockchain khi áp dụng vào đời sống như y tế, giáo dục, giao dịch tài chính qua hợp đồng thông minh, sản xuất... đặc biệt nghiêm cấm các ứng dụng vi phạm đến nguyên tắc về chống rửa tiền, trốn thuế hay phạm pháp. Đồng thời, Chính phủ cũng cần xem xét đến các vấn đề liên quan tới việc giảm bớt các xáo trộn, chuyển dịch lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra đời, xu hướng tự động hóa phát triển; đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng và năng lực đổi mới - sáng tạo; kiến tạo môi trường phát triển toàn diện, mang tính phổ cập giữa các vùng miền. Muốn vậy, Chính phủ cần sớm tạo dựng một khung pháp lý hoàn thiện và thống nhất trong việc quản lý các hoạt động liên quan đến blockchain.

  1. Kết luận

Tại Việt Nam, các đơn vị phát triển phần mềm, ứng dụng blockchain và các đối tác kinh doanh đang tích cực triển khai tích hợp công nghệ này vào mô hình kinh doanh của mình. Trong thời gian tới, Việt Nam xác định nông nghiệp sẽ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng, là "bệ đỡ" cho các ngành kinh tế khác và có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường vẫn còn rất rộng lớn, nhất là khi tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Trong đó, việc áp dụng công nghệ quản trị hiện đại (bao gồm truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng) được đặt ra như một trong những giải pháp để phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

  1. ICTnews (2018), Ứng dụng blockchain trong nông nghiệp: Việt Nam lại đi sau người Thái, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ http://ictnews.vn/internet/blockchain/ung-dung-blockchain-trong-nong-nghiep-viet-nam-lai-di-sau-nguoi-thai-166940.ict.
  2. Jane (2018), Ngành công nghiệp Logistics: Bước tiếp theo trong công cuộc blockchain hoá nền kinh tế thế giới, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://www.tapchibitcoin.vn/nganh-cong-nghiep-logistics-buoc-tiep-theo-trong-cong-cuoc-blockchain-hoa-nen-kinh-te-gioi.html.
  3. Klaus Schwab (2017), The Fourth Industrial Revolution, Crown Business, LLC, New York, ISBN-13: 978-1524758868.
  4. Lan Ge, Christopher Brewster, Jacco Spek, Anton Smeenk, and Jan Top (2017), “Blockchain for Agriculture and Food”, Wageningen Economic Research ISBN 978-94-6343-817-9.
  5. Lê Hồng (2018), “Blockchain sẽ tạo ra cuộc Cách mạng trong ngành Logistics”, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ http://vnfintech.com/tin-tuc/samsung-sds-thu-nghiem-thanh-cong-cong-nghe-blockchain-vao-quan-tri-chuoi-cung-ung/.
  6. Luc Severeijns (2017), “What is blockchain? How is it going to affect Business?”, Research Paper, Vrije Universiteit Amsterdam.
  7. Maria-Lluïsa and Marsal-Llacuna (2018), “Future living framework: Is blockchain the next enabling network”, Technological Forecasting and Social Change, Volume 128, March 2018, Pages 226-234.
  8. Matevž Pustišeka and Andrej Kosa (2018), “Approaches to Front-End IoT Application Development for the Ethereum Blockchain”, Procedia Computer Science, 129 (2018) 410–419.
  9. NirKshetri (2018), “Blockchain’s roles in meeting key supply chain management”, International Journal of Information Management, Volume 39, April 2018, Pages 80-89.
  10. Phạm (2018), Công nghệ Blockchain giúp cho Walmart giao hàng, vận chuyển ‘thông minh hơn, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://cafebitcoin.vn/news/cong-nghe-blockchain-giup-cho-walmart-giao-hang-van-chuyen-thong-minh-hon/.
  11. Rishi Broto Chakraborty, ManjushaPandey and SiddharthSwarup Rautaray (2018), “Managing Computation Load on a Blockchain - based Multi - Layered Internet - of - Things Network”, Procedia Computer Science, 132 (2018) 469/476.
  12. Smartlog (2018), Blockchain trong chuỗi cung ứng, lợi ích chưa nhận ra, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018 tại địa chỉ https://gosmartlog.com/tin-tuc/blockchain-trong-chuoi-cung-ung-loi-ich-chua-duoc-nhan-ra/.
  13. Thin Lei Win (2017), How technology could help to trace the exact origins of your cup of tea, Retrieved from World Economic Forum on 30 June 2018 at https://www.weforum.org/agenda/2017/12/how-technology-could-help-to-trace-the-exact-origins-of-your-cup-of-tea.
  14. Thùy Dương và Úc Uyên (2018), Doanh nghiệp áp dụng số hóa trong logistics: Giảm chi phí, tăng cạnh tranh, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-ap-dung-so-hoa-trong-logistics-giam-chi-phi-tang-canh-tranh-138981.html.
  15. World Energy Council (2017), The Developing Role of Blockchain, truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2018, tại địa chỉ https://www.pwc.se/sv/pdf-reports/energi/the-developing-role-of-blockchain.pdf.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortBetoffice twittertümbet girişcasibom girişhttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinmatbetMostbet KZXSlot Twittersahabetbetgitİzmir escortbetboocasibom girişbeylikdüzü escortbeylikdüzü escortsavoybettingsavoybettingbetboocasibombetboobetgitmatbetcasibomcasibomBetturkeyporno gratistestcasibomextrabet güncel girişmatadorbet girişKıbrıs Tüp Bebek Merkezleribetgitcasibom 797paribahis girişbetgitCashwin Girişcasibomdumanbetbetkom otobetPomeranian Boo beyazsupertotobetcasibomsophie rain leakbest rust cheatbetlike girişotobetotobetkralbetcasibom güncel girişcasibom yeni girişmatadorbetmatadorbet güncel girişbetgitpaykwikonwintemizlik şirketi istanbulakaravozol puffcasibomiqos ilumajojobetGrandpashabetGrandpashabetnakitbahisbetebetbuy x followersbuy x followersgrandpashabetcasibomarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025türk porno cast ajans esenyurt escortcasinolevant girişsüpertotobetbettilt comyabancı dizi izlejojobetjojobet güncel girişmatbet guncelhd film izlecasinolevantcasinolevantdomaincasibomhd film cehennemicasibom 797onwindeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet girişhd film izlegrandpashabet 2195bigobet girişbigobet girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followerslordcasinomatbetjojobetsekabetonwinsahabetmatadorbetpiabellacasinomeritkingcasibommarsbahisfilm izlemeMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişfixbetbettiltcasibom güncel girişhosgeldin bonusu veren siteler Skyloftsbetcasibombetmatik girişbetturkeymarsbahis girişdeneme bonusu veren sitelercasibomseri filmlerporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahisfixbetcasinolevantmariobetcasibomselçuksportsGeri Getirme büyüsüsekabetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltpiabetbetwoonlordbahisonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetsekabetcasibomgalabetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetbeeteknodeneme bonusujojobet girişdeneme bonusu veren sitelercasino sitelerideneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren siteler1hdfilmcehennemijojobetjojobetdeneme bonusu veren sitelertbonesbar.comfilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom casino sitelericasibom girişistanbul eskortistanbul escortistanbul escort bayanPusulabettwitter türk ifşamatadorbetWindows LisansPusulabetbettiltbettiltreynabetistanbul eskortultrabetnakitbahisbetebetdinamobetultrabettipobetdumanbetbets10sekabetsahabetmatadorbetonwinmatbetimajbetbets10jojobetjojobetsekabetkralbetbetkanyonvaycasinobahsegelcasibommeritkingbetwoongalabetvevobahissuperbetinparibahisbettiltbetparkbetnanobettiltgoldenbahismavibetbetsmovearesbetcasibomlunabetmilanobetbetmarinobetexpersultanbetwinxbetyouwinbetpasmaltcasinogalabetjojobetsahabetzbahisultrabetbettiltcasinolevantjojobetcasino bahis güncel girişsekabet girişdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren siteleristanbul escortextrabetcasibom güncel girişcasibom girişbettiltmarsbahis girişMeritking 7 kasımsahabetbahiscommariobet güncel girişbetewinsahabet twitter22casibommeritkingtürkçe altyazılı pornotürkçe pornocasibom güncel girişcasibombahiscommariobetcasibom üyelikporno 64betewindeneme bonusu veren sitelermariobet güncel girişsahabettipobetmariobettarafbetjojobetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetdeneme bonusu veren sitelerfinance newscasibomcasibomsahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbatman halı yıkamafixbetsophie rain leakcasibom girişcasibomcasibomcasibomgamdomMeritkingbetmoonhiltonbetsafirbetbetcupelexbetngsbahiskalebetasyabahistempobetMatadorbetbettinesonbahissonbahisqueenbetmaltcasinosahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobetjojobetbets10sahabetsahabetsahabetsahabethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/casibom 797jojobet girişgrandpashabet 2194celtabetbetgaranticasibombetparkimajbet organik hitdeneme bonusu veren sitelerbetsatonwin girişSahabetsahabetmrcasinocoinbarprensbetmaltcasino1xbetpusulabetmarsbahislimanbetjojobetbettilt casino meritking güncel twitterMarsbahis Girişcasibomcasibom girişxxxtimebettimebettimebet giriştimebet güncel girişTimebetBetturkeytürkçe altyazılı pornobetturkeybetturkeybetturkey twitterbetturkey girişCasibomCasibom TwitterCasibomnetspornetspor tvcanlı maç izlegiftcardmall/mygiftperabetsahabetCasibom Casibom betcioTruvabetcasibom 797