Sidebar

Magazine menu

04
T7, 05

Tạp chí KTĐN số 114

 

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Lê Thị Ngọc Lan[1]

Nguyễn Thị Sâm[2]

Nguyễn Quốc Tuân[3]

Abstract

According to the preliminary statistics of Quang Ninh Department of Culture, Sports and Tourism, in 2010, the number of Quang Ninh's direct tourism staffs is approximately 16,000 people, in which there are 13% having university degree and above, 22% having college and intermediate training, and 40% having primary level and short-term training certificates. In terms of trained staffs, only 42% major in tourism. Therefore, developing high-quality tourism human resources has become an urgent issue in Quang Ninh to meet the demand of operating a top tourist destination with the reputation as the “world heritage” and “new world wonder”. The study focuses on the overall issues of high-quality tourism human resources, assessing the current context of the human resource for tourism in Quang Ninh Province. The paper also provides practical solutions for the successful implementation of the human resource development process, catching up with the orientation to have 100% of officials and civil servants in management and supervisors in the tourism industry to receive intensive training on tourism; as well as 100% of the staffs serving in the field of tourism in Quang Ninh to be trained in professional skills, foreign languages, IT skills adequate for the relevant positions.

Keywords: Human resource development, high-quality tourism human resources, Quang Ninh province.

 

Tóm tắt

Theo thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, năm 2010, nhân lực du lịch trực tiếp của Quảng Ninh có khoảng 16 nghìn người. Trong đó chỉ có 13% được đào tạo trình độ đại học trở lên, 22% có trình độ cao đẳng và trung cấp, 40% có trình độ sơ cấp nghề, chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn. Trong số nhân lực được đào tạo chỉ có khoảng 42% được đào tạo về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết ở Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu vận hành một điểm đến du lịch có tầm vóc là di sản thế giới và kỳ quan thế giới mới. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực này tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu 100% cán bộ, công chức quản lý và giám sát viên trong ngành du lịch được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 100% lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch của Quảng Ninh được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công tác.

 

Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, Quảng Ninh

  1. Đặt vấn đề

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế giữ vai trò chủ lực. Năm 2017, Quảng Ninh đã đón được trên 9,87 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2016. Thực tế những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển vững chắc; đóng góp từ các hoạt động du lịch đã không chỉ giúp nâng cao thu nhập, phát triển đời sống người dân mà còn dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong tỉnh.

Chiến lược của tỉnh Quảng Ninh là đạt được mục tiêu năm 2018 sẽ đón tổng lượng khách du lịch vào khoảng 11 triệu lượt, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế; năm 2019 là 13 triệu lượt với 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 là 15 - 16 triệu lượt với 7 triệu lượt khách quốc tế. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại tỉnh trung bình từ 3 ngày trở lên; thu ngân sách từ hoạt động du lịch chiếm 10 - 15% thu nội địa; giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 người.

Để hiện thực hoá các mục tiêu nói trên, song song với việc đầu tư phát triển du lịch một cách toàn diện theo quy hoạch đã được phê duyệt, Quảng Ninh cần tiếp tục chú trọng xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

  1. Tổng quan về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch

2.1. Nhân lực chất lượng cao

Cho đến nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các từ điển tiếng Việt hay từ điển kinh tế khác, mặc dù trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, nó được dùng khá phổ biến. Tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Như vậy theo quan niệm của Đảng ta, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: 1) Áp dụng công nghệ mới; 2) Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại; và 3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”.

Theo TS. Nguyễn Văn Lưu (2016), khái niệm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao được hiểu là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực du lịch, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động sự nghiệp du lịch (nghiên cứu và đào tạo du lịch), quản trị doanh nghiệp du lịch, các lao động lành nghề là những nghệ nhân, những nhân lực du lịch trực tiếp đượcxếp từ bậc 3 trở lên, đang làm việc trong các lĩnh vực của ngành du lịch, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành du lịch.

Theo La Hoàn (2016), yếu tố chất lượng cao của nguồn nhân lực thể hiện ở các cấp độ và nội dung sau đây:

Đối với nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…): nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.

Đối với nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp… và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.

Trong điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao gồm:

1) Những người có học vấn từ cao đẳng trở lên; đảm nhiệm chức danh quản lý nhà nước về du lịch và quản trị kinh doanh du lịch; 2) Lao động lành nghề là những nghệ nhân; là lao động bậc 3 trở lên làm việc trong các nghề của họ; đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành du lịch và của đất nước.

2.2. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao gắn liền với sự gia tăng số lượng, hợp lý về cơ cấu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khỏe và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực.

Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao. Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO (Tổ chức lao động thế giới) thì: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Theo quan điểm xem “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực” thì: “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”. Nghĩa là, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao bao hàm những lĩnh vực hoạt động và chính sách liên quan đến quá trình tăng cường năng lực của con người và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực đó cho phát triển du lịch.

Như vậy có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp gia tăng số lượng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), điều chỉnh cơ cấu nhân lực hợp lý, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới trong từng giai đoạn phát triển du lịch.

2.3. Phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân lực du lịch chất lượng cao có thể chia thành ba nhóm với những đặc điểm, vai trò khác nhau:

1) Nhóm nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, với vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia và địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có hiệu quả; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch.

2) Nhóm nhân lực sự nghiệp ngành Du lịch, là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực.

3) Nhóm nhân lực kinh doanh du lịch là nhóm nhân lực chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động du lịch. Nhân lực du lịch chất lượng cao trong kinh doanh có một số đặc điểm riêng là: Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ nữ cao hơn so với nam trong ngành dịch vụ; Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu; Ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhân lực chất lượng cao thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao; Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm.

  1. Thực trạng nhân lực du lịch chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh

3.1. Nhóm nhân lực đảm nhiệm quản lý nhà nước về du lịch

  • Cơ cấu và số lượng

Theo kết quả khảo sát, số lượng nhân lực đảm nhiệm công việc liên quan tới quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay là 38 cán bộ, trong đó có 7 cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về du lịch (xem cơ cấu bộ máy quản lý nhân lực về du lịch của tỉnh Quảng Ninh tại hình 2). Cấp huyện và xã không có cán bộ chuyên trách về du lịch.

Hình 1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh

UBND TỈNH QUẢNG NINH

 

VP Sở

P.QL lữ hành

P. Thanh tra

P. QLCSLT& DDVDL

P. KH-PT tài  nguyên DLnguyên

TT thông tin và xúc tiến DL

Ban Giám đốc Sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

  • Chất lượng

Tính đến năm 2015, nhân lực làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước có trình độ đại học đạt 100%. Tuy nhiên, số người có trình độ đại học chuyên ngành du lịch chưa nhiều.

  • Đánh giá

 Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về du lịch còn mỏng, trong đó khoảng 30% đang làm việc trái chuyên môn.

3.2. Nhóm nhân lực quản lý kinh doanh và cung cấp dịch vụ du lịch

  • Cơ cấu và số lượng

Trong giai đoạn 2010-2015 quy mô nhân lực du lịch Quảng Ninh tăng đáng kể. Năm 2010, tổng nhân lực du lịch Quảng Ninh là khoảng 16 nghìn người, trong đó nhân lực quản lý nhà nước là 43 người, nhân lực doanh nghiệp là hơn 14 nghìn người, nhân lực của cơ sở đào tạo là 137 người. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2015), đội ngũ nhân lực du lịch của Quảng Ninh tăng trưởng khá đều, bình quân khoảng 10%, tỷ lệ thuận với sự phát triển của ngành. Theo mức tăng trưởng này và dự báo của Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến hết năm 2016 nhân lực du lịch Quảng Ninh khoảng 36.500 người.

Tính đến năm 2017, du lịch Quảng Ninh có khoảng 2.800 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; trung cấp nghề 23%; sơ cấp nghề 22%; lao động phổ thông 14%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; lữ hành 1.200; các khu điểm, điểm du lịch là 5.000; nhà hàng, điểm mua sắm 4.000; phương tiện vận chuyển: 5.000 (tàu du lịch 3.000 lao động).

 Cơ cấu về giới tính có sự khác biệt nhau rất rõ rệt: Trong cơ sở lưu trú tỷ lệ lao động nữ là 68% và nam là 3 % so với tổng số; trong lĩnh vực lữ hành thì lao động nữ là 29,7%, nam là 70,3%; trong doanh nghiệp kinh doanh tàu vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long thì lao động nam lại chiếm 89%, lao động nữ 11% so với tổng số; riêng lao động trên tàu thì hầu hết 100% lao động là nam.

Tổng số nhân lực làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch toàn tỉnh là 15.883 người; trong đó thành phố Hạ Long 11.244 người chiếm 70,79% tổng nhân lực, thành phố Móng Cái 3.183 người chiếm 20%, thành phố Uông Bí 497 người chiếm 3,13% , huyện Vân Đồn 635 người chiếm 4%, các địa phương khác 324 người chiếm 2,1% tổng nhân lực du lịch toàn tỉnh. Điều này cho thấy Quảng Ninh mới tập trung chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long, các địa phương khác có tài nguyên du lịch cũng rất đặc sắc (Uông Bí, Móng Cái, Vân Đồn) nhưng chưa được khai thác hợp lý để mở rộng không gian du lịch, đa dạng hoá sản phẩm, điều tiết lao động cũng như tạo việc làm cho lao động ở những vùng có tài nguyên du lịch.

  • Chất lượng

Bức tranh tổng thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh, nhìn chung chưa cao. Số lao động có trình độ đại học trở lên còn thấp, chiếm khoảng 13%. Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm tỷ lệ 22% trong tổng số lao động. Số còn lại là lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (chứng chỉ nghề) chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40%). Tỷ lệ lao động phổ thông có vẫn còn khá cao. Với những chỉ số trên, cho thấy lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch hàng năm tăng đáng kể, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, chứng chỉ nghề và giấy chứng nhận du lịch.

Bảng 1. Nhân lực du lịch của Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: Người

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số

23.500

25.000

27.190

29.518

32.125

33.243

35.000

42.800

Trên đại học

37

40

43

45

47

48

50

69

Đại học, cao đẳng

2.900

3.000

3.270

3.564

3.907

4.105

4.300

17.120

Trung cấp, sơ cấp

10.500

10.960

11.777

12.710

13.795

14.026

15.100

19.260

Chưa qua đào tạo

10.063

11.000

12.100

13.190

14.376

15.064

15.550

6.351

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017

Từ năm 2010 đến nay, Sở đã phối hợp mở được 103 lớp đào tạo cho trên 9.000 học viên; riêng từ đầu năm 2015 đến nay mở được 6 khoá, đào tạo cho 466 người. Sở hợp tác với EU về việc hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long. Trong đó Sở đã phối hợp với Dự án EU xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ hợp tác và hỗ trợ phát triển du lịch năm 2014; xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề phục vụ tàu thuỷ du lịch, đã được áp dụng đào tạo tại Hạ Long; phối hợp với các chuyên gia giỏi của Dự án EU tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng giám sát, marketing, du lịch có trách nhiệm tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) cho các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch.

Một điểm yếu cơ bản trong nguồn nhân lực ngành du lịch là một thiếu trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đến nay, chưa có số liệu theo dõi cụ thể về kỹ năng tiếng Anh của người lao động nhưng theo các cán bộ quản trị của Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (CĐ VHNTDL HL) thì hầu hết các sinh viên tốt nghiệp chỉ biết tiếng Anh ở mức rất sơ đẳng.

Có thể lý giải cho những yếu kém trong kỹ năng ngôn ngữ nước ngoài là một phần do thiếu các giảng viên tiếng Anh bản ngữ trong tỉnh. Cả các khóa học tiếng Anh và tiếng Trung của trường CĐ VHNTDL HL đều do các giáo viên không phải là người bản ngữ giảng dạy. Các cơ sở đào tạo tại địa phương không có khả năng chi trả một mức lương cạnh tranh cho giáo viên bản ngữ như vậy. Những hạn chế về mặt thủ tục là một yếu tố cản trở giáo viên nước ngoài vào Việt Nam nhưng so với các vấn đề về tiền lương thì điều đó không phải là lý do chính gây trở ngại khihọ muốn vào làm việc.

- Đánh giá

          Hiện nay lực lượng lao động của ngành du lịch tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập:

   + Chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở một số nơi vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Thực tế số lượng lao động du lịch qua đào tạo, có trình độ vẫn còn ít, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều. Các ngành, các địa phương mới chỉ quan tâm đến đào tạo, nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, việc đào tạo lao động gián tiếp còn bỏ ngỏ.

+ Lao động du lịch của tỉnh nhiều nơi còn thiếu chuyên nghiệp, yếu về kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ; lao động có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách du lịch nước ngoài hầu như không có. Tình trạng “nhảy việc” của nhân viên lành nghề giữa các cơ sở du lịch trong tỉnh, giữa tỉnh ta và tỉnh bạn cũng gây khó khăn cho duy trì ổn định của các doanh nghiệp.

3.3. Nhóm nhân lực sự nghiệp ngành Du lịch

  • Cơ cấu và chất lượng

Hiện nay, Quảng Ninh có 9 cơ sở tham gia đào tạo du lịch; trong đó: 01 trường đại học, 01 trung tâm bồi dưỡng tại chức tỉnh và 07 cơ sở dạy nghề. Số lượng cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo được thống kê theo chuyên môn: chuyên ngành du lịch và ngoại ngữ, chuyên môn khác; theo trình độ đào tạo như sau:

Bảng 2. Nhân lực sự nghiệp ngành DL phân theo trình độ chuyên môn và theo trình độ

Đơn vị: người

        Chuyên môn

Trình

độ

2015

2016

2017

Tổng

DL

NN

Khác

Tổng

DL

NN

Khác

Tổng

DL

NN

Khác

94

37

22

35

105

70

22

13

131

72

29

30

Tiến sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

3

0

1

2

Thạc sĩ

29

10

6

13

20

13

7

0

25

15

9

1

Đại học

60

25

13

22

60

35

15

10

78

35

20

25

Cao đẳng

5

2

3

0

5

2

0

3

5

2

 

3

Trung cấp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Chứng chỉ

0

0

0

0

20

20

0

0

20

20

0

0

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Xét theo chuyên môn, lực lượng nhân lực sự nghiệp ngành du lịch của tỉnh được thể hiện qua hình sau:

Hình 2. Thống kê nhân lực sự nghiệp ngành du lịch theo chuyên môn

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Trong đó: DL: du lịch; NN: Ngoại ngữ

               Nhận thấy, tổng số nhân lực sự nghiệp du lịch tăng lên qua các năm. Tuy nhiên xét theo khía cạnh chuyên môn thì tính đến 2017, tổng số nhân lực sự nghiệp được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch mới chỉ chiếm 55%; số nhân lực sự nghiệp tham gia giảng dạy về du lịch có chuyên môn về ngoại ngữ chiếm 22,13%; còn lại chuyên môn khác chiếm 22,87%. Đối với hoạt động đào tạo du lịch ở Quảng Ninh chủ yếu là đào tạo nghề, việc giảng viên có trình độ ngoại ngữ hạn chế, ít kinh nghiệm thực tế và tỷ lệ giảng viên đúng chuyên môn còn thấp là một thách thức lớn với hoạt động đào tạo du lịch của tỉnh.

Phân loại hiện nay đối với trình độ đào tạo của nhân lực sự nghiệp tại Quảng Ninh được thể hiện ở hình sau đây:

Hình 3. Thống kê nhân lực sự nghiệp ngành du lịch theo trình độ

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Trong khối đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo nghề của Quảng Ninh có rất ít giảng viên có trình độ sau đại học: có khoảng 3% giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp có bằng tiến sĩ, 19,1% có bằng thạc sĩ, 59,6% có trình độ đại học, 3,81% có trình độ cao đẳng và 14,49% là chứng chỉ nghề. Đối với đào tạo nghề, kinh nghiệm thực tế của giảng viên trong ngành liên quan thường được coi trọng hơn so với trình độ giảng dạy của người giảng viên bởi vì chương trình đào tạo nghề mang tính thực tế nhiều hơn là lý thuyết. Tuy vậy các cán bộ quản lý giáo dục cũng như thực tế ngành du lịch tại Quảng Ninh, một thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo dạy nghề là hiện nay họ còn thiếu giảng viên có tay nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế.

  • Đánh giá

Khi so sánh với hệ đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung, giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp của Quảng Ninh nhìn chung có trình độ đào tạo thấp hơn đáng kể ở bậc đào tạo sau phổ thông. Sự chênh lệch này cho thấy, Quảng Ninh cần phải nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo của lực lượng cán bộ giảng dạy trong tỉnh nhằm đáp ứng chất lượng đào tạo tốt nhất cho học viên của tỉnh.

3.4. Vấn đề đặt ra đối với nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh

Nguồn lực con người là yếu tố quyết định mọi hoạt động - Điều mang tính “chân lý” này thường được nhắc đến và được khẳng định ở mọi bình diện từ một tổ chức nhỏ đến quốc gia lớn, từ một khu vực đến toàn cầu. Nhưng không phải ở đâu, bất cứ ai và khi nào cũng nhận thức đầy đủ về tính quyết định của nguồn nhân lực và giành nguồn lực cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, do nguồn lực không có nhiều lại bị các nhiệm vụ cấp bách khác chi phối. Hiện tượng phổ biến khi phân bổ nguồn lực cho chiến lược, chính sách phát triển thường bao giờ cũng ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và chi thường xuyên, còn nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực thường xếp vào hàng thứ yếu. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Quảng Ninh cũng không nằm ngoài tình trạng như vậy. Những nghịch lý, bất cập trên cũng đang tồn tại ở Quảng Ninh.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên của nhân lực du lịch trực tiếp ở Quảng Ninh là:

Thứ nhất, đội ngũ lao động đang làm việc chưa được đào tạo lại và chưa được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên, lại ngại học, có nơi chưa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng, chưa tạo điều kiện cho nhân lực du lịch đi học, chưa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

Thứ hai, khi tuyển chọn nhân lực, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến yêu cầu đòi hỏi nhân lực du lịch phải có kiến thức chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp; có trình độ ngoại ngữ, tin học.

Thứ ba, cũng như các địa phương khác trong cả nước, những doanh nghiệp nhỏ, hay hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn thường tiết giảm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông, lao động thời vụ chưa qua đào tạo vì số lao động này chấp nhận mức lương thấp, không có các chế độ đãi ngộ;

Thứ tư, việc cung ứng nguồn nhân lực được đào tạo không đủ, không đáp ứng số lượng theo yêu cầu dịch vụ, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.

Mấy năm gần đây do tốc độ tăng trưởng du lịch của Quảng Ninh đạt kết quả cao (thể hiện ở các chỉ tiêu số lượt khách, doanh thu, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật...), công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được quan tâm, cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nhưng chưa theo kịp nhu cầu phát triển và gặp nhiều khó khăn. Ngành Du lịch Quảng Ninh đã thông qua hình thức đào tạo tại chỗ mời giáo viên, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề của một số địa phương, trước mắt đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo tay nghề ở trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ.

Trong định hướng phát triển phát triển du lịch Quảng Ninh, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch là phấn đấu xây dựng cho được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế chủ lực trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu và toàn diện với nền kinh tế thế giới thông qua đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch và thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề cho những người làm du lịch "chuyên nghiệp".

Bảng 3. Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch Quảng Ninh đến 2030

Đơn vị tính: Người

          Năm

 

Đối tượng

2020

2025

2030

Tăng trưởng bình quân (%)

2016 -2020

2021-2025

2026 -2030

Lao động trực tiếp

72.800

101.100

122.400

10,2

6,8

3,9

Lao động gián tiếp

145.600

202.200

244.800

10,2

6,8

3,9

Tổng cộng

218.400

303.300

367.200

10,2

6,8

3,9

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030.

  1. Phương thức phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh

Có nhiều phương thức mang tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực. Tham luận này đề xuất: Quảng Ninh tập trung vào 3 phương thức chủ yếu: 1) Chiến lược ưu tiên, khuyến khích; 2) Chiến lược tạo và huy động nguồn lực; 3) Chiến lược liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nhân lực.

Phương thức thứ nhất, xuất phát từ điều kiện hiện nay của nước ta, phát triển nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi không chỉ đơn thuần là huy động nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn là nguồn kiến thức, kinh nghiệm, nhất là đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên. Mặc dù có sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ của quốc tế, song sự tiếp thu, truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức vào các cơ sở đào tạo và cuối cùng đến người làm du lịch là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực du lịch là một hoạt động phải được ưu tiên, khuyến khích. Ưu tiên ngay trong việc hoạch định chính sách phát  triển du lịch và do đó cũng phải ưu tiên trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các lĩnh vực mà Quảng Ninh cần ưu tiên trước hết là: 1) Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch; 2) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch; 3) Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; và 4) Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hoá trong đào tạo du lịch.

Phương thức thứ hai, là huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phương thức này thực chất bắt nguồn từ quan điểm xã hội hóa giáo dục và đào tạo, cơ chế khuyến khích đào tạo du lịch đồng thời với chiến lược đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong du lịch. Một mặt xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội tham gia đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Mặt khác thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế sẽ huy động thêm các nguồn tài trợ bằng tiền, kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ áp dụng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong phương thức chiến lược thứ hai này không chỉ có Nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có điều kiện thuận lợi và có nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Phương thức thứ ba, là liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa "Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động" trong quá trình phát triển nhân lực du lịch. Nhà nước tạo môi trường pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao động, thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau và với cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trước tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh. Vì vậy tăng cường chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch phải rất được coi trọng. Đây sẽ là biện pháp mạnh, nhanh và hiệu quả trong việc tăng cường được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch của các địa phương.

  1. Giải pháp phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh

Để có được nhân lực du lịch đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, Quảng Ninh cần xây dựng chương trình phát triển nhân lực du lịch. Có 5 nhiệm vụ chủ yếu cần tiến hành để xây dựng chương trình phát triển du lịch Quảng Ninh, gồm: 1) Thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh. 2) Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, của các địa phương khác trong nước về phát triển nhân lực du lịch và rút ra bài học cho địa phương để phát triển nhân lực du lịch. 3) Xác định và quán triệt hệ thống quan điểm phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4) Dự báo nhu cầu, xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh. 5) Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Mặc dù mỗi địa phương theo đặc thù và khả năng sẽ có các giải pháp khác nhau, bài viết xin đề xuất cần tập trung vào những nội dung sau:

1) Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch. Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; và đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

2) Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch các cấp đào tạo, dạy nghề và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp  đào tạo: Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thống nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật (tiếp cận chuẩn mực quốc tế) các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về du lịch. Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển hoạt động du lịch địa phương. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo gắn với tính chất đặc thù của sản phẩm du lịch địa phương.

3) Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao: Phát hiện, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao có khả năng gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động du lịch. Quảng Ninh cần có chính sách thu hút lao động tay nghề cao, nghệ nhân, các nhà quản lý giỏi... để có thêm các đào tạo viên du lịch.

4) Đầu tư  xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực du lịch: Đầu tư xây dựng mới những cơ sở đào tạo du lịch theo quy hoạch. Nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo hiện có đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Tập trung đầu tư cho Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến đội ngũ giáo viên, từ xây dựng chương trình, giáo trình đến các hoạt động đào tạo, dạy nghề du lịch, để làm nòng cốt trong đào tạo và liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm bồi dưỡng nghề du lịch trên địa bàn.

5) Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch: Đưa nội dung đào tạo phát triển nhân lực du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch; trao đổi thực tập; xây dựng và cung cấp chương trình, giáo trình; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đổi mới thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển nhân lực du lịch. Có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam công tác ở các địa phương trong nước và người của địa phương mình công tác ở các địa phương khác trong nước cho phát triển nhân lực du lịch của địa phương mình. Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch của địa phương mở rộng hợp tác liên kết hợp tác với nước ngoài nhằm năng cao năng lực đào tạo phát triển nhân lực du lịch. 

6) Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực du lịch: Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đoàn thể về phát triển nhân lực du lịch, thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết. Giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọng tạo việc làm thông qua du lịch tại các điểm tham quan; hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình làm du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; gắn với việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và phát triển du lịch cộng đồng.

7) Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực du lịch: Bên cạnh việc sử dụng nguồn ngân sách của địa phương, Quảng Ninh cần huy động các nguồn lực của khu vực doanh nghiệp (các thành phần kinh tế), đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng người học; sử dụng hiệu quả hơn công cụ học phí trong việc điều tiết quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào tạo cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực du lịch.

8) Khai thác và áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS do Dự án EU tài trợ: Bộ tiêu chuẩn VTOS được phát triển mở rộng bao gồm cả các lĩnh vực được xác định là quan trọng đối với Du lịch Việt Nam. Toàn bộ các tiêu chuẩn này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://vtos.esrt.vn/ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; giúp người lao động, người sử dụng lao động, giáo viên và học sinh các trường du lịch tiếp cận, áp dụng và thực hiện theo tiêu chuẩn VTOS nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như hiệu quả đào tạo nghề du lịch một cách thống nhất. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam sửa đổi ngoài việc kế thừa các nội dung từ phiên bản trước đã được phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam cũng như được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, tiêu chuẩn ASEAN. Tiêu chuẩn VTOS sẽ góp phần nâng cao chất lượng của ngành du lịch thông qua việc triển khai thực hiện, định hướng công tác đào tạo và hội nhập khu vực. Hiện nay, Quảng Ninh đã thành lập Chi hội Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam với mục đích phổ biến, khai thác và sử dụng có hiệu quả Bộ tiêu chuẩn VTOS do Liên minh châu Âu tài trợ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.

  1. Kết luận

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/ QĐ-TTg ngày 30/12/2011) xác định Quảng Ninh nằm trong vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE. Đặc biệt đối với Du lịch Quảng Ninh, giai đoạn phát triển 10 năm tới phải xác định vai trò là điểm đến tầm cỡ toàn cầu với vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới và là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay một trong những vấn để đáng quan tâm để phát triển du lịch Quảng Ninh nói riêng, du lịch cả nước nói chung một cách hiệu quả và bền vững đó là phát triển và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng yêu cầu của ngành. Do đó, để thực hiện được Chiến lược phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh là nhiệm vụ mang tính quyết định, cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu cho một điểm đến tầm cỡ toàn cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011-2020.
  2. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020.
  3. Đỗ Văn Dạo (2008), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329, 9-12.
  4. Hệ thống tiêu chuẩn VTOS (2013), Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU), Tổng cục Du lịch.
  5. La Hoàn (2016). Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, từ http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/giaiphapphattriennguonnhan-nd-16606.html.
  6. Thu Hương (2018), Quảng Ninh sẽ tạo sự phát triển đột phá cho du lịch địa phương và dấu ấn mới cho du lịch Việt Nam, từ http://baoquangninh.com.vn/du-lich/201804/quang-ninh-se-tao-su-phat-trien-dot-pha-cho-du-lich-dia-phuong-va-dau-an-moi-cho-du-lich-viet-nam-2383694/.
  7. Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
  8. Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
  9. Thanh Sơn (2017), Du lịch Quảng Ninh trên đà phát triển, từ http://dangcongsan.vn/the-thao/du-lich-quang-ninh-tren-da-phat-trien-460158.html.
  10. Đường Vinh Sường (2014). "Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản điện tử.

 

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương; Email: lanltn@ftu.edu.vn

[2]Trường Đại học Ngoại thương; Email: samnguyen241129@ftu.edu.vn                                                     

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: tuannq@ftu.edu.vn

 

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Lê Thị Ngọc Lan[1]

Nguyễn Thị Sâm[2]

Nguyễn Quốc Tuân[3]

Abstract

According to the preliminary statistics of Quang Ninh Department of Culture, Sports and Tourism, in 2010, the number of Quang Ninh's direct tourism staffs is approximately 16,000 people, in which there are 13% having university degree and above, 22% having college and intermediate training, and 40% having primary level and short-term training certificates. In terms of trained staffs, only 42% major in tourism. Therefore, developing high-quality tourism human resources has become an urgent issue in Quang Ninh to meet the demand of operating a top tourist destination with the reputation as the “world heritage” and “new world wonder”. The study focuses on the overall issues of high-quality tourism human resources, assessing the current context of the human resource for tourism in Quang Ninh Province. The paper also provides practical solutions for the successful implementation of the human resource development process, catching up with the orientation to have 100% of officials and civil servants in management and supervisors in the tourism industry to receive intensive training on tourism; as well as 100% of the staffs serving in the field of tourism in Quang Ninh to be trained in professional skills, foreign languages, IT skills adequate for the relevant positions.

Keywords: Human resource development, high-quality tourism human resources, Quang Ninh province.

 

Tóm tắt

Theo thống kê sơ bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, năm 2010, nhân lực du lịch trực tiếp của Quảng Ninh có khoảng 16 nghìn người. Trong đó chỉ có 13% được đào tạo trình độ đại học trở lên, 22% có trình độ cao đẳng và trung cấp, 40% có trình độ sơ cấp nghề, chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn. Trong số nhân lực được đào tạo chỉ có khoảng 42% được đào tạo về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết ở Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu vận hành một điểm đến du lịch có tầm vóc là di sản thế giới và kỳ quan thế giới mới. Bài nghiên cứu tập trung phân tích các vấn đề tổng quan về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực này tại tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu 100% cán bộ, công chức quản lý và giám sát viên trong ngành du lịch được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 100% lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch của Quảng Ninh được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công tác.

 

Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, Quảng Ninh

  1. Đặt vấn đề

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế giữ vai trò chủ lực. Năm 2017, Quảng Ninh đã đón được trên 9,87 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2016. Thực tế những năm gần đây, ngành du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển vững chắc; đóng góp từ các hoạt động du lịch đã không chỉ giúp nâng cao thu nhập, phát triển đời sống người dân mà còn dần trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong tỉnh.

Chiến lược của tỉnh Quảng Ninh là đạt được mục tiêu năm 2018 sẽ đón tổng lượng khách du lịch vào khoảng 11 triệu lượt, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế; năm 2019 là 13 triệu lượt với 6 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 là 15 - 16 triệu lượt với 7 triệu lượt khách quốc tế. Thời gian lưu trú của khách du lịch tại tỉnh trung bình từ 3 ngày trở lên; thu ngân sách từ hoạt động du lịch chiếm 10 - 15% thu nội địa; giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 người.

Để hiện thực hoá các mục tiêu nói trên, song song với việc đầu tư phát triển du lịch một cách toàn diện theo quy hoạch đã được phê duyệt, Quảng Ninh cần tiếp tục chú trọng xây dựng được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao.

  1. Tổng quan về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch

2.1. Nhân lực chất lượng cao

Cho đến nay, thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thấy xuất hiện trong từ điển Bách khoa Việt Nam cũng như các từ điển tiếng Việt hay từ điển kinh tế khác, mặc dù trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nước, nó được dùng khá phổ biến. Tại Hội Nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khoá IX, Đảng ta lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Như vậy theo quan niệm của Đảng ta, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công trình sư, kỹ sư, các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: 1) Áp dụng công nghệ mới; 2) Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại; và 3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”.

Theo TS. Nguyễn Văn Lưu (2016), khái niệm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao được hiểu là một bộ phận đặc biệt của nguồn nhân lực du lịch, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động sự nghiệp du lịch (nghiên cứu và đào tạo du lịch), quản trị doanh nghiệp du lịch, các lao động lành nghề là những nghệ nhân, những nhân lực du lịch trực tiếp đượcxếp từ bậc 3 trở lên, đang làm việc trong các lĩnh vực của ngành du lịch, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành du lịch.

Theo La Hoàn (2016), yếu tố chất lượng cao của nguồn nhân lực thể hiện ở các cấp độ và nội dung sau đây:

Đối với nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…): nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo; phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.

Đối với nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp… và một yêu cầu tối quan trọng trong phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.

Trong điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao gồm:

1) Những người có học vấn từ cao đẳng trở lên; đảm nhiệm chức danh quản lý nhà nước về du lịch và quản trị kinh doanh du lịch; 2) Lao động lành nghề là những nghệ nhân; là lao động bậc 3 trở lên làm việc trong các nghề của họ; đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững, có trách nhiệm của ngành du lịch và của đất nước.

2.2. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao gắn liền với sự gia tăng số lượng, hợp lý về cơ cấu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện ở việc nâng cao trình độ giáo dục quốc dân, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, sức khỏe và thể lực cũng như ý thức, đạo đức của nguồn nhân lực.

Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao. Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của ILO (Tổ chức lao động thế giới) thì: “Phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề, mà bên cạnh phát triển năng lực, là làm cho con người có nhu cầu sử dụng năng lực đó để tiến đến có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân”. Theo quan điểm xem “con người là nguồn vốn - vốn nhân lực” thì: “Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”. Nghĩa là, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao bao hàm những lĩnh vực hoạt động và chính sách liên quan đến quá trình tăng cường năng lực của con người và tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả năng lực đó cho phát triển du lịch.

Như vậy có thể hiểu phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp gia tăng số lượng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực du lịch (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), điều chỉnh cơ cấu nhân lực hợp lý, đồng thời phân bổ, sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới trong từng giai đoạn phát triển du lịch.

2.3. Phân loại nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân lực du lịch chất lượng cao có thể chia thành ba nhóm với những đặc điểm, vai trò khác nhau:

1) Nhóm nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, với vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia và địa phương, tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch, hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có hiệu quả; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch.

2) Nhóm nhân lực sự nghiệp ngành Du lịch, là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực.

3) Nhóm nhân lực kinh doanh du lịch là nhóm nhân lực chiếm số lượng đông đảo nhất trong hoạt động du lịch. Nhân lực du lịch chất lượng cao trong kinh doanh có một số đặc điểm riêng là: Cơ cấu độ tuổi trẻ, tỷ lệ nữ cao hơn so với nam trong ngành dịch vụ; Không đồng đều về chất lượng và cơ cấu; Ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhân lực chất lượng cao thường được trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, giao tiếp và tỷ lệ thông thạo ngoại ngữ tương đối cao; Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm.

  1. Thực trạng nhân lực du lịch chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh

3.1. Nhóm nhân lực đảm nhiệm quản lý nhà nước về du lịch

  • Cơ cấu và số lượng

Theo kết quả khảo sát, số lượng nhân lực đảm nhiệm công việc liên quan tới quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay là 38 cán bộ, trong đó có 7 cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về du lịch (xem cơ cấu bộ máy quản lý nhân lực về du lịch của tỉnh Quảng Ninh tại hình 2). Cấp huyện và xã không có cán bộ chuyên trách về du lịch.

Hình 1. Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh

UBND TỈNH QUẢNG NINH

 

VP Sở

P.QL lữ hành

P. Thanh tra

P. QLCSLT& DDVDL

P. KH-PT tài  nguyên DLnguyên

TT thông tin và xúc tiến DL

Ban Giám đốc Sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh

  • Chất lượng

Tính đến năm 2015, nhân lực làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước có trình độ đại học đạt 100%. Tuy nhiên, số người có trình độ đại học chuyên ngành du lịch chưa nhiều.

  • Đánh giá

 Đội ngũ cán bộ đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước về du lịch còn mỏng, trong đó khoảng 30% đang làm việc trái chuyên môn.

3.2. Nhóm nhân lực quản lý kinh doanh và cung cấp dịch vụ du lịch

  • Cơ cấu và số lượng

Trong giai đoạn 2010-2015 quy mô nhân lực du lịch Quảng Ninh tăng đáng kể. Năm 2010, tổng nhân lực du lịch Quảng Ninh là khoảng 16 nghìn người, trong đó nhân lực quản lý nhà nước là 43 người, nhân lực doanh nghiệp là hơn 14 nghìn người, nhân lực của cơ sở đào tạo là 137 người. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2015), đội ngũ nhân lực du lịch của Quảng Ninh tăng trưởng khá đều, bình quân khoảng 10%, tỷ lệ thuận với sự phát triển của ngành. Theo mức tăng trưởng này và dự báo của Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì đến hết năm 2016 nhân lực du lịch Quảng Ninh khoảng 36.500 người.

Tính đến năm 2017, du lịch Quảng Ninh có khoảng 2.800 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; trung cấp nghề 23%; sơ cấp nghề 22%; lao động phổ thông 14%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; lữ hành 1.200; các khu điểm, điểm du lịch là 5.000; nhà hàng, điểm mua sắm 4.000; phương tiện vận chuyển: 5.000 (tàu du lịch 3.000 lao động).

 Cơ cấu về giới tính có sự khác biệt nhau rất rõ rệt: Trong cơ sở lưu trú tỷ lệ lao động nữ là 68% và nam là 3 % so với tổng số; trong lĩnh vực lữ hành thì lao động nữ là 29,7%, nam là 70,3%; trong doanh nghiệp kinh doanh tàu vận chuyển khách thăm vịnh Hạ Long thì lao động nam lại chiếm 89%, lao động nữ 11% so với tổng số; riêng lao động trên tàu thì hầu hết 100% lao động là nam.

Tổng số nhân lực làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch toàn tỉnh là 15.883 người; trong đó thành phố Hạ Long 11.244 người chiếm 70,79% tổng nhân lực, thành phố Móng Cái 3.183 người chiếm 20%, thành phố Uông Bí 497 người chiếm 3,13% , huyện Vân Đồn 635 người chiếm 4%, các địa phương khác 324 người chiếm 2,1% tổng nhân lực du lịch toàn tỉnh. Điều này cho thấy Quảng Ninh mới tập trung chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long, các địa phương khác có tài nguyên du lịch cũng rất đặc sắc (Uông Bí, Móng Cái, Vân Đồn) nhưng chưa được khai thác hợp lý để mở rộng không gian du lịch, đa dạng hoá sản phẩm, điều tiết lao động cũng như tạo việc làm cho lao động ở những vùng có tài nguyên du lịch.

  • Chất lượng

Bức tranh tổng thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh, nhìn chung chưa cao. Số lao động có trình độ đại học trở lên còn thấp, chiếm khoảng 13%. Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm tỷ lệ 22% trong tổng số lao động. Số còn lại là lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (chứng chỉ nghề) chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40%). Tỷ lệ lao động phổ thông có vẫn còn khá cao. Với những chỉ số trên, cho thấy lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch hàng năm tăng đáng kể, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, chứng chỉ nghề và giấy chứng nhận du lịch.

Bảng 1. Nhân lực du lịch của Quảng Ninh giai đoạn 2010-2015

Đơn vị tính: Người

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng số

23.500

25.000

27.190

29.518

32.125

33.243

35.000

42.800

Trên đại học

37

40

43

45

47

48

50

69

Đại học, cao đẳng

2.900

3.000

3.270

3.564

3.907

4.105

4.300

17.120

Trung cấp, sơ cấp

10.500

10.960

11.777

12.710

13.795

14.026

15.100

19.260

Chưa qua đào tạo

10.063

11.000

12.100

13.190

14.376

15.064

15.550

6.351

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017

Từ năm 2010 đến nay, Sở đã phối hợp mở được 103 lớp đào tạo cho trên 9.000 học viên; riêng từ đầu năm 2015 đến nay mở được 6 khoá, đào tạo cho 466 người. Sở hợp tác với EU về việc hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long. Trong đó Sở đã phối hợp với Dự án EU xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ hợp tác và hỗ trợ phát triển du lịch năm 2014; xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề phục vụ tàu thuỷ du lịch, đã được áp dụng đào tạo tại Hạ Long; phối hợp với các chuyên gia giỏi của Dự án EU tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng giám sát, marketing, du lịch có trách nhiệm tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) cho các doanh nghiệp và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch.

Một điểm yếu cơ bản trong nguồn nhân lực ngành du lịch là một thiếu trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đến nay, chưa có số liệu theo dõi cụ thể về kỹ năng tiếng Anh của người lao động nhưng theo các cán bộ quản trị của Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (CĐ VHNTDL HL) thì hầu hết các sinh viên tốt nghiệp chỉ biết tiếng Anh ở mức rất sơ đẳng.

Có thể lý giải cho những yếu kém trong kỹ năng ngôn ngữ nước ngoài là một phần do thiếu các giảng viên tiếng Anh bản ngữ trong tỉnh. Cả các khóa học tiếng Anh và tiếng Trung của trường CĐ VHNTDL HL đều do các giáo viên không phải là người bản ngữ giảng dạy. Các cơ sở đào tạo tại địa phương không có khả năng chi trả một mức lương cạnh tranh cho giáo viên bản ngữ như vậy. Những hạn chế về mặt thủ tục là một yếu tố cản trở giáo viên nước ngoài vào Việt Nam nhưng so với các vấn đề về tiền lương thì điều đó không phải là lý do chính gây trở ngại khihọ muốn vào làm việc.

- Đánh giá

          Hiện nay lực lượng lao động của ngành du lịch tuy ngày càng đông đảo, hùng hậu hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập:

   + Chất lượng đội ngũ lao động du lịch ở một số nơi vẫn còn thấp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Thực tế số lượng lao động du lịch qua đào tạo, có trình độ vẫn còn ít, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều. Các ngành, các địa phương mới chỉ quan tâm đến đào tạo, nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, việc đào tạo lao động gián tiếp còn bỏ ngỏ.

+ Lao động du lịch của tỉnh nhiều nơi còn thiếu chuyên nghiệp, yếu về kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ; lao động có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách du lịch nước ngoài hầu như không có. Tình trạng “nhảy việc” của nhân viên lành nghề giữa các cơ sở du lịch trong tỉnh, giữa tỉnh ta và tỉnh bạn cũng gây khó khăn cho duy trì ổn định của các doanh nghiệp.

3.3. Nhóm nhân lực sự nghiệp ngành Du lịch

  • Cơ cấu và chất lượng

Hiện nay, Quảng Ninh có 9 cơ sở tham gia đào tạo du lịch; trong đó: 01 trường đại học, 01 trung tâm bồi dưỡng tại chức tỉnh và 07 cơ sở dạy nghề. Số lượng cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo được thống kê theo chuyên môn: chuyên ngành du lịch và ngoại ngữ, chuyên môn khác; theo trình độ đào tạo như sau:

Bảng 2. Nhân lực sự nghiệp ngành DL phân theo trình độ chuyên môn và theo trình độ

Đơn vị: người

        Chuyên môn

Trình

độ

2015

2016

2017

Tổng

DL

NN

Khác

Tổng

DL

NN

Khác

Tổng

DL

NN

Khác

94

37

22

35

105

70

22

13

131

72

29

30

Tiến sĩ

0

0

0

0

0

0

0

0

3

0

1

2

Thạc sĩ

29

10

6

13

20

13

7

0

25

15

9

1

Đại học

60

25

13

22

60

35

15

10

78

35

20

25

Cao đẳng

5

2

3

0

5

2

0

3

5

2

 

3

Trung cấp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Chứng chỉ

0

0

0

0

20

20

0

0

20

20

0

0

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Xét theo chuyên môn, lực lượng nhân lực sự nghiệp ngành du lịch của tỉnh được thể hiện qua hình sau:

Hình 2. Thống kê nhân lực sự nghiệp ngành du lịch theo chuyên môn

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Trong đó: DL: du lịch; NN: Ngoại ngữ

               Nhận thấy, tổng số nhân lực sự nghiệp du lịch tăng lên qua các năm. Tuy nhiên xét theo khía cạnh chuyên môn thì tính đến 2017, tổng số nhân lực sự nghiệp được đào tạo đúng chuyên môn về du lịch mới chỉ chiếm 55%; số nhân lực sự nghiệp tham gia giảng dạy về du lịch có chuyên môn về ngoại ngữ chiếm 22,13%; còn lại chuyên môn khác chiếm 22,87%. Đối với hoạt động đào tạo du lịch ở Quảng Ninh chủ yếu là đào tạo nghề, việc giảng viên có trình độ ngoại ngữ hạn chế, ít kinh nghiệm thực tế và tỷ lệ giảng viên đúng chuyên môn còn thấp là một thách thức lớn với hoạt động đào tạo du lịch của tỉnh.

Phân loại hiện nay đối với trình độ đào tạo của nhân lực sự nghiệp tại Quảng Ninh được thể hiện ở hình sau đây:

Hình 3. Thống kê nhân lực sự nghiệp ngành du lịch theo trình độ

Nguồn: Sở Du lịch – Tỉnh Quảng Ninh: Tổng hợp nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Trong khối đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo nghề của Quảng Ninh có rất ít giảng viên có trình độ sau đại học: có khoảng 3% giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp có bằng tiến sĩ, 19,1% có bằng thạc sĩ, 59,6% có trình độ đại học, 3,81% có trình độ cao đẳng và 14,49% là chứng chỉ nghề. Đối với đào tạo nghề, kinh nghiệm thực tế của giảng viên trong ngành liên quan thường được coi trọng hơn so với trình độ giảng dạy của người giảng viên bởi vì chương trình đào tạo nghề mang tính thực tế nhiều hơn là lý thuyết. Tuy vậy các cán bộ quản lý giáo dục cũng như thực tế ngành du lịch tại Quảng Ninh, một thách thức lớn đối với các cơ sở đào tạo dạy nghề là hiện nay họ còn thiếu giảng viên có tay nghề và kinh nghiệm làm việc thực tế.

  • Đánh giá

Khi so sánh với hệ đào tạo chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung, giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp của Quảng Ninh nhìn chung có trình độ đào tạo thấp hơn đáng kể ở bậc đào tạo sau phổ thông. Sự chênh lệch này cho thấy, Quảng Ninh cần phải nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo của lực lượng cán bộ giảng dạy trong tỉnh nhằm đáp ứng chất lượng đào tạo tốt nhất cho học viên của tỉnh.

3.4. Vấn đề đặt ra đối với nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ninh

Nguồn lực con người là yếu tố quyết định mọi hoạt động - Điều mang tính “chân lý” này thường được nhắc đến và được khẳng định ở mọi bình diện từ một tổ chức nhỏ đến quốc gia lớn, từ một khu vực đến toàn cầu. Nhưng không phải ở đâu, bất cứ ai và khi nào cũng nhận thức đầy đủ về tính quyết định của nguồn nhân lực và giành nguồn lực cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, do nguồn lực không có nhiều lại bị các nhiệm vụ cấp bách khác chi phối. Hiện tượng phổ biến khi phân bổ nguồn lực cho chiến lược, chính sách phát triển thường bao giờ cũng ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và chi thường xuyên, còn nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực thường xếp vào hàng thứ yếu. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Quảng Ninh cũng không nằm ngoài tình trạng như vậy. Những nghịch lý, bất cập trên cũng đang tồn tại ở Quảng Ninh.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên của nhân lực du lịch trực tiếp ở Quảng Ninh là:

Thứ nhất, đội ngũ lao động đang làm việc chưa được đào tạo lại và chưa được bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên, lại ngại học, có nơi chưa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng, chưa tạo điều kiện cho nhân lực du lịch đi học, chưa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

Thứ hai, khi tuyển chọn nhân lực, các doanh nghiệp chưa chú trọng đến yêu cầu đòi hỏi nhân lực du lịch phải có kiến thức chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp; có trình độ ngoại ngữ, tin học.

Thứ ba, cũng như các địa phương khác trong cả nước, những doanh nghiệp nhỏ, hay hộ kinh doanh nhỏ trên địa bàn thường tiết giảm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông, lao động thời vụ chưa qua đào tạo vì số lao động này chấp nhận mức lương thấp, không có các chế độ đãi ngộ;

Thứ tư, việc cung ứng nguồn nhân lực được đào tạo không đủ, không đáp ứng số lượng theo yêu cầu dịch vụ, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.

Mấy năm gần đây do tốc độ tăng trưởng du lịch của Quảng Ninh đạt kết quả cao (thể hiện ở các chỉ tiêu số lượt khách, doanh thu, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật...), công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được quan tâm, cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nhưng chưa theo kịp nhu cầu phát triển và gặp nhiều khó khăn. Ngành Du lịch Quảng Ninh đã thông qua hình thức đào tạo tại chỗ mời giáo viên, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề của một số địa phương, trước mắt đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo tay nghề ở trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ.

Trong định hướng phát triển phát triển du lịch Quảng Ninh, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch là phấn đấu xây dựng cho được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững, đủ sức cạnh tranh, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế chủ lực trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu và toàn diện với nền kinh tế thế giới thông qua đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch và thực hiện chương trình đào tạo lại và bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề cho những người làm du lịch "chuyên nghiệp".

Bảng 3. Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch Quảng Ninh đến 2030

Đơn vị tính: Người

          Năm

 

Đối tượng

2020

2025

2030

Tăng trưởng bình quân (%)

2016 -2020

2021-2025

2026 -2030

Lao động trực tiếp

72.800

101.100

122.400

10,2

6,8

3,9

Lao động gián tiếp

145.600

202.200

244.800

10,2

6,8

3,9

Tổng cộng

218.400

303.300

367.200

10,2

6,8

3,9

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn 2030.

  1. Phương thức phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh

Có nhiều phương thức mang tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực. Tham luận này đề xuất: Quảng Ninh tập trung vào 3 phương thức chủ yếu: 1) Chiến lược ưu tiên, khuyến khích; 2) Chiến lược tạo và huy động nguồn lực; 3) Chiến lược liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nhân lực.

Phương thức thứ nhất, xuất phát từ điều kiện hiện nay của nước ta, phát triển nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi không chỉ đơn thuần là huy động nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn là nguồn kiến thức, kinh nghiệm, nhất là đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên. Mặc dù có sự quan tâm của Nhà nước, sự hỗ trợ của quốc tế, song sự tiếp thu, truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức vào các cơ sở đào tạo và cuối cùng đến người làm du lịch là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực du lịch là một hoạt động phải được ưu tiên, khuyến khích. Ưu tiên ngay trong việc hoạch định chính sách phát  triển du lịch và do đó cũng phải ưu tiên trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các lĩnh vực mà Quảng Ninh cần ưu tiên trước hết là: 1) Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch; 2) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch; 3) Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; và 4) Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hoá trong đào tạo du lịch.

Phương thức thứ hai, là huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Phương thức này thực chất bắt nguồn từ quan điểm xã hội hóa giáo dục và đào tạo, cơ chế khuyến khích đào tạo du lịch đồng thời với chiến lược đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế trong du lịch. Một mặt xã hội hóa để thu hút các nguồn đầu tư của cá nhân, các thành phần xã hội tham gia đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch. Mặt khác thông qua hội nhập, hợp tác quốc tế sẽ huy động thêm các nguồn tài trợ bằng tiền, kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ áp dụng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong phương thức chiến lược thứ hai này không chỉ có Nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có điều kiện thuận lợi và có nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Phương thức thứ ba, là liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa "Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động" trong quá trình phát triển nhân lực du lịch. Nhà nước tạo môi trường pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao động, thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau và với cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trước tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh. Vì vậy tăng cường chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch phải rất được coi trọng. Đây sẽ là biện pháp mạnh, nhanh và hiệu quả trong việc tăng cường được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo du lịch của các địa phương.

  1. Giải pháp phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh

Để có được nhân lực du lịch đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, Quảng Ninh cần xây dựng chương trình phát triển nhân lực du lịch. Có 5 nhiệm vụ chủ yếu cần tiến hành để xây dựng chương trình phát triển du lịch Quảng Ninh, gồm: 1) Thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh. 2) Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, của các địa phương khác trong nước về phát triển nhân lực du lịch và rút ra bài học cho địa phương để phát triển nhân lực du lịch. 3) Xác định và quán triệt hệ thống quan điểm phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 4) Dự báo nhu cầu, xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh. 5) Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Mặc dù mỗi địa phương theo đặc thù và khả năng sẽ có các giải pháp khác nhau, bài viết xin đề xuất cần tập trung vào những nội dung sau:

1) Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương theo hướng tạo môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch. Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; và đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

2) Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch các cấp đào tạo, dạy nghề và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp  đào tạo: Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thống nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật (tiếp cận chuẩn mực quốc tế) các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về du lịch. Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển hoạt động du lịch địa phương. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo gắn với tính chất đặc thù của sản phẩm du lịch địa phương.

3) Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao: Phát hiện, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao có khả năng gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn hoạt động du lịch. Quảng Ninh cần có chính sách thu hút lao động tay nghề cao, nghệ nhân, các nhà quản lý giỏi... để có thêm các đào tạo viên du lịch.

4) Đầu tư  xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực du lịch: Đầu tư xây dựng mới những cơ sở đào tạo du lịch theo quy hoạch. Nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo hiện có đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Tập trung đầu tư cho Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến đội ngũ giáo viên, từ xây dựng chương trình, giáo trình đến các hoạt động đào tạo, dạy nghề du lịch, để làm nòng cốt trong đào tạo và liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm bồi dưỡng nghề du lịch trên địa bàn.

5) Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch: Đưa nội dung đào tạo phát triển nhân lực du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch; trao đổi thực tập; xây dựng và cung cấp chương trình, giáo trình; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Đổi mới thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển nhân lực du lịch. Có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt Nam công tác ở các địa phương trong nước và người của địa phương mình công tác ở các địa phương khác trong nước cho phát triển nhân lực du lịch của địa phương mình. Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch của địa phương mở rộng hợp tác liên kết hợp tác với nước ngoài nhằm năng cao năng lực đào tạo phát triển nhân lực du lịch. 

6) Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực du lịch: Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đoàn thể về phát triển nhân lực du lịch, thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết. Giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọng tạo việc làm thông qua du lịch tại các điểm tham quan; hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình làm du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; gắn với việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và phát triển du lịch cộng đồng.

7) Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực du lịch: Bên cạnh việc sử dụng nguồn ngân sách của địa phương, Quảng Ninh cần huy động các nguồn lực của khu vực doanh nghiệp (các thành phần kinh tế), đặc biệt là trong việc phát triển hệ thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp với khả năng người học; sử dụng hiệu quả hơn công cụ học phí trong việc điều tiết quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào tạo cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực du lịch.

8) Khai thác và áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS do Dự án EU tài trợ: Bộ tiêu chuẩn VTOS được phát triển mở rộng bao gồm cả các lĩnh vực được xác định là quan trọng đối với Du lịch Việt Nam. Toàn bộ các tiêu chuẩn này đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử http://vtos.esrt.vn/ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; giúp người lao động, người sử dụng lao động, giáo viên và học sinh các trường du lịch tiếp cận, áp dụng và thực hiện theo tiêu chuẩn VTOS nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như hiệu quả đào tạo nghề du lịch một cách thống nhất. Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam sửa đổi ngoài việc kế thừa các nội dung từ phiên bản trước đã được phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam cũng như được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, tiêu chuẩn ASEAN. Tiêu chuẩn VTOS sẽ góp phần nâng cao chất lượng của ngành du lịch thông qua việc triển khai thực hiện, định hướng công tác đào tạo và hội nhập khu vực. Hiện nay, Quảng Ninh đã thành lập Chi hội Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam với mục đích phổ biến, khai thác và sử dụng có hiệu quả Bộ tiêu chuẩn VTOS do Liên minh châu Âu tài trợ phục vụ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh.

  1. Kết luận

Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/ QĐ-TTg ngày 30/12/2011) xác định Quảng Ninh nằm trong vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE. Đặc biệt đối với Du lịch Quảng Ninh, giai đoạn phát triển 10 năm tới phải xác định vai trò là điểm đến tầm cỡ toàn cầu với vịnh Hạ Long – Di sản Thiên nhiên thế giới và là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay một trong những vấn để đáng quan tâm để phát triển du lịch Quảng Ninh nói riêng, du lịch cả nước nói chung một cách hiệu quả và bền vững đó là phát triển và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng yêu cầu của ngành. Do đó, để thực hiện được Chiến lược phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh là nhiệm vụ mang tính quyết định, cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu cho một điểm đến tầm cỡ toàn cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2011), Chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch 2011-2020.
  2. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011-2020.
  3. Đỗ Văn Dạo (2008), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329, 9-12.
  4. Hệ thống tiêu chuẩn VTOS (2013), Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU), Tổng cục Du lịch.
  5. La Hoàn (2016). Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, từ http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/giaiphapphattriennguonnhan-nd-16606.html.
  6. Thu Hương (2018), Quảng Ninh sẽ tạo sự phát triển đột phá cho du lịch địa phương và dấu ấn mới cho du lịch Việt Nam, từ http://baoquangninh.com.vn/du-lich/201804/quang-ninh-se-tao-su-phat-trien-dot-pha-cho-du-lich-dia-phuong-va-dau-an-moi-cho-du-lich-viet-nam-2383694/.
  7. Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
  8. Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 04/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".
  9. Thanh Sơn (2017), Du lịch Quảng Ninh trên đà phát triển, từ http://dangcongsan.vn/the-thao/du-lich-quang-ninh-tren-da-phat-trien-460158.html.
  10. Đường Vinh Sường (2014). "Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản điện tử.

 

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2]Trường Đại học Ngoại thương; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.                                                     

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.