Sidebar

Magazine menu

03
T6, 05

Tạp chí KTĐN số 114

TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH, QUY MÔ THỊ TRƯỜNG VÀ DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN

Phan Anh Tú[1]

Đỗ Thùy Hương[2]

 

 

Tóm tắt

Mục tiêu của bài viết này là nhằm xác định tác động của yếu tố khoảng cách, quy mô thị trường đến dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn và phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM, kết quả cho thấy độ trễ FDI, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, độ mở thương mại, kinh nghiệm quốc tế, khu vực thương mại tự do có tác động đến dòng vốn FDI đi vào Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là mở rộng và bổ sung thêm dữ liệu thực nghiệm cho mô hình lý thuyết lực hấp dẫn. Hàm ý của nghiên cứu là nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI.

Từ khóa: FDI, mô hình lực hấp dẫn, REM, Việt Nam.

Abstract

The purpose of this research aims at examinining the impact of distances, market size on FDI inflows in Vietnam during a period of 2006 – 2015. Based on the gravity model and the random effects model (REM), the results show that lagged FDI, geographical distance, economic distances, trade openness, international experience, FTA significantly impact on FDI inflows. An added contribution of this paper is to expand gravity equation model and to provide more empirical evidence. The implication of this study is to help policy makers recommend suitable solutions as to trigger FDI attraction. 

Keywords: FDI inflows, gravity model, REM, Vietnam.

 

  1. Giới thiệu

Mối quan hệ giữa khoảng cách, quy mô thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước. Mối quan hệ này đã được xác nhận từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Khoảng cách càng xa việc thu hút FDI càng khó khăn hơn do phát sinh chi phí tăng thêm, trong khi quy mô thị trường càng lớn càng tăng thêm sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Chẳng hạn, Beven và Estrin (2000) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô thị trường có ảnh hưởng tích cực đến thu hút dòng vốn FDI, ngược lại khoảng cách lại có tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI. Pravakar Sahô (2006), Erdal Demirhan và Mahmut (2008), Vijayakumar và cộng sự (2010) cũng tìm thấy bằng chứng tương tự. Bên cạnh việc tìm thấy yếu tố khoảng cách và quy mô thị trường, Aye Mengistu Alemu (2012), sử dụng dữ liệu bảng đã tìm thấy rằng một số nước có khả năng kiểm soát tham nhũng tốt thì dòng vốn FDI đi vào sẽ tăng rất đáng kể. Miguel D. Ramirez và Trinity CollegeFollow (2017) còn tìm thấy yếu tố kinh tế và thể chế có ảnh hưởng tích cực đến thu hút dòng vốn FDI.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kể cả trong và ngoài nước có ứng dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau để xác định các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI, nhưng kết quả ước lượng cuối cùng là không đồng nhất và thiếu căn cứ để kết luận do bởi hạn chế về dữ liệu và phương pháp tiếp cận. Thêm vào đó, vai trò của tất cả các biến khoảng cách cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ khi ứng dụng mô hình lý thuyết lực hấp dẫn. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu thực nghiệm này là nhằm bổ sung thêm minh chứng thực nghiệm và hướng tiếp cận là mở rộng mô hình lực hấp dẫn bằng việc xem xét bổ sung thêm yếu tố về khoảng cách (như khoảng cách thể chế) cũng như khắc phục các hạn chế từ các nghiên cứu trước đây bằng ứng dụng phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) để nhằm xác định mức độ tác động của yếu tố khoảng cách, quy mô thị trường đến thu hút FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015.

2. Lý thuyết lực hấp dẫn và giả thuyết

Lý thuyết lực hấp dẫn là một trong những lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế dùng để giải thích mức độ giao thương hàng hóa và đầu tư giữa hai hay nhiều quốc gia được xây dựng đầu tiên bởi Jan Tinbergen (1962). Jan Tinbergen đã chứng minh rằng các quốc gia với quy mô nền kinh tế càng lớn và khoảng cách địa lý càng gần càng có xu hướng trao đổi thương mại với nhau (Krugman & Obstfeld, 2009). Điều này cũng có nghĩa là nếu khác biệt về khoảng cách càng lớn thì việc xâm nhập sang thị trường nước đối tác sẽ càng rủi ro và ngược lại thì thương mại càng có nhiều tiềm năng. Khoảng cách ở đây không chỉ đề cập đến khoảng cách địa lý mà còn bao gồm khoảng cách văn hóa, khoảng cách kinh tế và khoảng cách thể chế. Mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen dựa trên mô hình lực hấp dẫn của Newton (trong lĩnh vực vật lý) có dạng nguyên gốc như sau:

            Trong đó:

Fij: Kim ngạch thương mại (hay FDI) giữa hai quốc gia i và j;

Mi: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia i;

Mj: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia j;

Dij: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j;

G: Hằng số hấp dẫn;

: Sai số mô hình với kỳ vọng bằng 1;

β1, β2, β3: Hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.

Cách tiếp cận truyền thống để ước lượng mô hình lực hấp dẫn là lấy log cả hai vế của hàm này và do đó hàm này có dạng mô hình là log-log model. Khi đó, hệ số của hằng số G trở thành β0.

Độ trễ FDI. FDI đã đi vào một quốc gia năm trước được xem là nhân tố tác động tích cực đến dòng vốn FDI đi vào năm sau do bởi ảnh hưởng tín hiệu (Signaling effects).

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa độ trễ FDI và FDI đi vào năm sau.

Khoảng cách địa lý. Khoảng cách địa lý càng xa, càng phát sinh thêm chi phí dẫn đến kém hấp dẫn đối với dòng vốn FDI đi vào (Chen, 2004).

Giả thuyết H2: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng thấp thì FDI đi vào càng cao.

Khoảng cách thể chế. Thể chế là hệ thống những quy tắc, luật pháp được thiết lập nhằm quản lý các mối tương tác trong xã hội. Khi sự khác biệt về thể chế giữa quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư càng lớn dễ dẫn đến phát sinh mâu thuẫn và kìm hãm việc thu hút FDI.

Giả thuyết H3: Khoảng cách thể chế giữa hai quốc gia càng thấp thì FDI đi vào càng cao.

Khoảng cách văn hóa. Khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia được xem là một nhân tố tác động đến quyết định đầu tư vốn của các công ty quốc tế (Johanson và Vahlne, 1977; Evans và cộng sự, 2000). Theo Harzing (2003) và Kogut và Singh (1988) cho rằng khoảng cách văn hóa ảnh hưởng đến lựa chọn thương mại và đầu tư của một quốc gia do khoảng cách văn hóa càng nhỏ thì dòng chảy thương mại càng lớn (Giulian et al., 2006).

Giả thuyết H4: Khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia có mối quan hệ nghịch chiều với FDI đi vào.

Khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng lớn, dòng vốn FDI đi vào càng cao. Điều này được phản ánh bởi xu hướng đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh (nhân công giá rẻ, tài nguyên).

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa khoảng cách kinh tế của hai quốc gia và FDI đi vào.

Quy mô thị trường Việt Nam. Quy mô thị trường và FDI có mối quan hệ thuận chiều do quy mô càng lớn càng hấp dẫn dòng vốn FDI từ nước ngoài đi vào nước tiếp nhận đầu tư (Apergis et al., 2006).

Giả thuyết H6: Quy mô thị trường của nước chủ nhà (Việt Nam) càng lớn thì FDI đi vào càng cao.

Quy mô thị trường quốc gia đối tác. Quy mô thị trường quốc gia đối tác càng lớn, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và đầu tư càng đa dạng dẫn đến dòng vốn FDI đi ra càng cao.

Giả thuyết H7: Quy mô thị trường của quốc gia đối tác càng lớn thì FDI đi vào Việt Nam càng cao

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt  Nam

Độ trễ  FDI

Khoảng cách địa lý

Khoảng cách thể chế

Khoảng cách văn hóa

Quy mô thị trường Việt Nam

Biến kiểm soát

Độ mở thương mại

Kinh nghiệm quốc tế

Tham nhũng

Khu vực thương mại tự do

 

 

 

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác

Khoảng cách kinh tế

H1(+)

H2(-)

H3(-)

H4(-)

H7(+)

H6(+)

H5(+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Dữ liệu

Để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, số liệu của 16 quốc gia đối tác chính có đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015. Dưới đây là danh sách các nước được khảo sát.

Bảng 1. Danh sách các nước

Châu lục

Mẫu

Tên quốc gia

 

Châu Á

8

Hàn Quốc, Đài Loan,  Hồng Kông,

Ma-lay-si-a, Trung Quốc, Sin-ga-po, Nhật, Thái Lan

 

Châu Âu

5

Đức, Pháp, Hà Lan, Nga, Anh

 

Châu Mỹ

2

Hoa Kỳ, Ca-na-da

 

Châu Úc

1

Úc

 

Tổng cộng

 

16 Quốc gia

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3.2. Nguồn dữ liệu và thang đo

Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như sau:

Bảng 2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Biến

Mô tả biến

Nguồn dữ liệu

lnFDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam)

lnFDI-1

Độ trễ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam)

lndialy

Khoảng cách địa lý

http:/www.freemaptools.com

Theche

Khoảng cách thể chế

World Bank’s World Development Indicators

Vanhoa

Khoảng cách văn hóa

www.hofstede-insights.com

lnkckt

Khoảng cách kinh tế

Tính toán từ số liệu của World Bank

Thamnhung

Tham nhũng

Tính toán từ dữ liệu của Tổ chức minh bạch quốc tế

www.transparency.org

FTA

Khu vực thương mại tự do

Tính toán từ nguồn dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới

www.wto.org

knqt

Kinh nghiệm quốc tế

Số năm các nước có đầu tư tại Việt Nam tính từ năm 1988 đến năm 2015 dựa vào số liệu của GSO

www.gso.gov.vn

domotm

Độ mở thương mại

Tính toán từ số liệu của World Bank

lngdpvn

Quy mô thị trường

World Bank’s World Development Indicators

lngdpdt

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu

World Bank’s World Development Indicators

Ex/GDP

Tỷ số xuất khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Im/GDP

Tỷ số nhập khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3.3. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình

Biến

Đo lường các biến

Biến phụ thuộc Y

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) là mức độ thu hút FDI từ các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam. FDI đi vào Việt Nam được đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên dòng vốn FDI đi vào đã đăng kí tại Cục đầu tư nước ngoài (triệu USD, tính theo giá USD hiện tại) từ năm 2006 đến năm 2015.

 

Độ trễ của dòng vốn FDI

(lnfd1-1)

Được tính dựa trên việc lùi lại một kỳ so với kỳ gốc (FDI đăng ký ở Việt Nam).

Khoảng cách địa lý (lndialy)

Được tính toán dựa trên khoảng cách quỹ đạo (km) giữa hai thủ  đô của hai nước.

Khoảng cách thể chế (lntheche)

Phản ánh thông qua sáu khía cạnh (Kaufmann và ctv., 2006) bao gồm: Thế lực và trách nhiệm (Voice and accountability); sự ổn định chính trị và không có bạo lực (Political stability and absence of violence); tính hiệu quả của chính phủ (Government effectiveness); chất lượng thực thi chính sách (Regulatory quality); tuân thủ pháp luật (Rule of law); và khả năng kiểm soát tham nhũng (Control of corruption).Nghiên cứu này sử dụng công thức tính của Kogut và Singh (1988) để tính chỉ số khoảng cách thể chế theo công thức sau:

IDjVN =  (1)

Trong đó:

IDjVN chỉ số khoảng cách thể chế giữa nước đầu tư và Việt Nam.

Iij: Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của nước đầu tư j.

IiVN: Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của Việt Nam.

Vi: Là phương sai của chỉ số khía cạnh thể chế thứ i.

Khoảng cách văn hóa (lnvanhoa)

Được phản ánh qua sáu khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980) bao gồm: quyền lực (Power), chủ nghĩa cá nhân (Individualism), nam tính (Masculinity), tính ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance), định hướng dài hạn (Pragmatism Long-term) và sự chiều theo (Indulgence). Số điểm của các khía cạnh dao động từ 0 đến 100 và được tính toán bởi công thức của Kogut và Singh (1988).

CDjVN  =   

Trong đó: CDjVN  khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và Việt Nam

Iij : chỉ số khía cạnh văn hóa thứ I của nước đầu tư j

IiVN: chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của Việt Nam

Vi: là phương sai của chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i

Khoảng cách kinh tế (lnkckt)

Chênh lệch GDP bình quân đầu người của nước đầu tư với Việt Nam. Dữ liệu GDP đầu người của các quốc gia được thu thập từ website của ngân hàng thế giới, tính theo USD.

Quy mô thị trường (lngdpvn)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại).

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác (lngdpdt)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i (quốc gia đối tác) tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại).

Độ mở thương mại (lndomotm)

Tỷ trọng xuất nhập khẩu chia cho GDP của quốc gia tiếp nhận đầu tư (Liu, 2012).

Kinh nghiệm quốc tế tại thị trường Việt Nam (lnknqt)

Được đo lường dựa trên số năm các nước có đầu tư tại Việt Nam tính từ năm 1988 đến năm 2015 dựa vào số liệu của GSO.

Tham nhũng (lnthamnhung)

Theo WDI, chỉ số nhận thức tham nhũng dựa trên 13 khảo sát độc lập để lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia và quan điểm của doanh nghiệp. Tổ chức minh bạch quốc tế đã xác định chỉ số nhận thức tham nhũng cho từng quốc gia. Chỉ số này có thang đo từ 1 tới 10 với mức độ giảm dần của tham nhũng. Các nước nhận được điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (không tham nhũng).

Khu vực thương mại tự do (lnFTA)

Biến giả sẽ được đưa vào mô hình, biến giả sẽ nhận giá trị là 1 khi Việt Nam tham gia vào khu vực FTA với một quốc gia nào và ngược lại thì biến giả nhận giá trị 0.

 

3.4. Phương pháp ước lượng

Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích các yếu tố đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mô hình lực hấp dẫn có dạng như sau:

LnFDIit = β0 + β1Lnfdi-1it + β2Lndialyit + β3Lnthecheit + β4Lnvanhoait5Lnkcktit6Lndomotmit7Lngdpvnit+ β8Lngdpdtit9Lnknqtit10Lnthamnhungit11LnFTAit + εit

Trong đó: lnFDIit là biến phụ thuộc(dòng vốn FDI đi vào Việt Nam). Các biến độc lập lần lượt là lnfdi-1, lndialyit , lnthecheit, lnvanhoait, lnkcktit  ,lndomotmit , lngdpvnit ,lngdpdtit , lnknqtit, lnthamnhungit , lnFTAit và β0 là hệ số hấp dẫn, βi :là các hệ số thể hiện mức độ tác động biên của yếu tố i trong mô hình, i=1,…N, với N là số quốc gia trong mẫu nghiên cứu; t=1,…T, với T là giai đoạn nghiên cứu.Và εit là sai số ngẫu nhiên của mô hình

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan

Bảng 4 trình bày tần số, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Giá trị của biến FDI sau khi lấy logarit thay đổi từ 1,81 đến 9,61. Các biến khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, quy mô thị trường đều có giá trị và mức độ biến động tương đối lớn nên đã tiến hành lấy logarit để giảm hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Giá trị sau khi lấy logarit biến khoảng cách địa lý dao động từ 6,77 đến 9,50, biến khoảng cách kinh tế dao động từ 7,16 đến 11,10 và biến quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu 7,65 đến 11,12.

 

Bảng 4. Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình nghiên cứu

Các biến

Tần số

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Đầu tư quốc tế (log)

Độ trễ dòng vốn FDI

160

160

5,90

5,90

1,70

1,70

1,81

1,81

9,61

9,61

Khoảng cách địa lý (log)

160

8,34

0,88

6,77

9,5

Khoảng cách thể chế

160

5,01

2,59

0,28

8,32

Khoảng cách văn hóa

160

1,48

0,83

0,28

3,01

Khoảng cách kinh tế (log)

160

9,94

0,95

7,16

11,10

Quy mô thị trường Việt Nam (log)

160

7,25

0,32

6,68

7,65

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu (log)

160

10,06

0,94

7,65

11,12

Độ mở thương mại

160

1,57

0,12

1,36

1,79

Kinh nghiệm quốc tế

160

21,88

3,40

11

27

Tham nhũng

160

2,86

0,21

2,6

3,1

Khu vực thương mại tự do

160

0,39

0,49

0

1

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong dữ liệu. Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra xem mô hình có tồn tại đa cộng tuyến hay không. Kết quả cho thấy giá trị VIF của các biến đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10,00 (Hair và các cộng sự, 2006), đồng thời khi kiểm định ma trận tương quan thì các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8. Do đó dữ liệu nghiên cứu xuất hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo. Tuy nhiên, theo Achen (1982) thì đa cộng tuyến không phải là vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp này. Mặc khác, việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu “panel data” sẽ tái cấu trúc lại mô hình, góp phần hạn chế bớt hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến (Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014).


Bảng 5. Mô tả thống kê và ma trân tương quan giữa các biến trong mô hình (n=160)

Các biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

     12

1.FDI

5,90

1,70

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Độ trễ FDI

5,90

1,70

0,62***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Khoảng cách địa lý

8,34

0,88

-0,31***

-0,30***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Khoảng cách thể chế

4,56

2,53

-0,09

-0,07

0,65***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Khoảng cách văn hóa

1,65

0,93

-0,23***

-0,21***

0,63***

0,43***

1

 

 

 

 

 

 

 

6.Khoảng cách kinh tế

9,94

0,95

-0,01

-0,03

0,59***

0,76***

0,44***

1

 

 

 

 

 

 

7.Quy mô thị trường Việt Nam

7,25

0,32

0,03

0,02

-0,00***

-0,03

0,00***

0,13**

1

 

 

 

 

 

8.Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu

10,06

0,94

-0,12

-0,13**

0,73***

0,84***

0,55***

0,81***

0,15**

1

 

 

 

 

9.Độ mở thương mại

1,08

0,63

0,07

-0,06

0,00***

-0,04

0,00***

0,12

0,80***

0,12

1

 

 

 

10.Kinh nghiệm  quốc tế

21,88

3,40

0,12

0,12

-0,05

-0,05

-0,13

0,1

0,83***

0,10

0,71***

1

 

 

11.Tham nhũng

 

2,86

0,21

0,01

-0,00

0,00***

-0,03

0,00***

0,13**

0,95***

0,14**

0,76***

0,80***

1

 

12.Khu vực thương mại tự do

0,39

0,49

0,38***

-0,35***

-0,34***

-0,42***

-0,30***

-0,37***

0,12

-0,32***

0,08

-0,03

0,10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata.

Ghi chú: (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%


Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình REM theo phương pháp hiệu chỉnh sai số điều chỉnh (robust s.e)

 

Các biến

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

Mô hình 5

Mô hình 6

Mô hình 7

Mô hình 8

Hằng số

5,59(1,89)***

2,53(1,82)

3,68(2,08)**

5,50(2,18)**

5,54(2,33)**

4,33(2,47)**

7,38(4,60)

8,32(4,72)**

Biến độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ trễ FDI (log)

 

0,54(0,07)***

0,53(0,07)***

0.48(0,07)***

0,48(0,07)***

0,47(0,07)***

0,46(0,07)***

0,45(0,07)***

Khoảng cách địa lý (log)

 

 

-0,14(0,13)

-0,38(0,16)**

-0,38(0,18)**

-0,42(0,18)**

-0,42(0,18)**

-0,38(0,19)**

Khoảng cách thể chế

 

 

 

0,13(0,06)**

0,13(0,56)**

0,07(0,68)

0,07(0,07)

0,12(0,08)

Khoảng cách văn hóa

 

 

 

 

0,01(0,16)

-0,02(0,16)

-0,00(0,16)

0,03(0,17)

Khoảng cách kinh tế (log)

 

 

 

 

 

0,25(0,17)

0,26(0,18)

0,33(0,19)**

Quy mô thị trường Việt Nam (log)

 

 

 

 

 

 

-0,89(1,13)

-0,87(1,13)

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác (log)

 

 

 

 

 

 

 

-0,25(0,27)

Biến kiểm soát

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ mở thương mại

2,02(1,21)**

2,95(1,34)**

2,97(1,34)**

2,88(1,32)**

2,88(1,33)**

2,67(1,34)**

2,89(1,36)**

2,89(1,37)**

Kinh nghiệm quốc tế

0,02(0,87)

0,07(0,05)

0,06(0,05)

0,08(0,05)

0,08(0,57)

0,08(0,57)

0,10(0,06)

0,11(0,63)**

Tham nhũng

-1,26(1,09)

-2,20(0,94)**

-2,10(0,94)**

-2,30(0,93)**

-2,31(0,94)**

-2,40(0,94)**

-1,51(1,48)

-1,54(1,48)

Khu vực thương mại tự do

0,69(0,40)**

0,71(0,23)***

0,63(0,24)***

0,86(0,26)***

0,87(0,26)***

0,90(0,26)***

0,95(0,27)***

1,01(0,28)***

Số quan sát(N)

160

159

159

159

159

159

159

159

R2

0,0242

0,0058

0,0060

0,0061

0,0068

0,0091

0,0076

0,0072

Giá trị P

0,1279

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,000

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata.

Ghi chú: (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%


4.2. Kết quả và thảo luận

Dựa trên kết quả ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận kết quả liên quan đến sự ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát (có ý nghĩa thống kê) và các biến độc lập trong mô hình 8 ở bảng 6.

Độ trễ dòng vốn FDI đi vào Việt Nam (lnfdi): biến này tác động tích cực đến FDI (β1 = 0,45, p<0,01) đúng như kỳ vọng. Giữ nguyên các yếu tố khác không đổi thì cứ 1% thay đổi tăng lên của vốn FDI năm trước sẽ làm cho lượng vốn FDI thu hút được của năm nay tăng trung bình là 0,45%. Điều này cũng cố thêm về giả thuyết tác động tín hiệu của FDI đi vào Việt Nam qua các năm.

Khoảng cách địa lý (biến lndialy): có mối tương quan nghịch chiều đến dòng chảy FDI vào Việt Nam (β2= -0,38, p<0,05).Nghĩa là khi khoảng cách địa lý tăng lên 1% thì FDI từ các nước đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm 0,38%. Kết quả này cho thấy khoảng cách địa lý càng lớn càng làm tăng chi phí kinh tế và quản lý sẽ kém hiệu quả hơn.

Khoảng cách thể chế (biến theche): Khoảng cách thể chế không có tác động có ý nghĩa về thống kê đến dòng chảy FDI vào Việt Nam (β3= 0,12, p>0,1). Giải thích cho điều này có thể khoảng cách thể chế mặc dù là rào cản tuy nhiên điều này có lẽ phụ thuộc vào chiến lược của các công ty khi chủ yếu dùng nguồn lực và khả năng vượt trội để tạo ra một vài lợi thế cạnh tranh (Beamish & Killing, 1997).

Khoảng cách văn hóa (biến vanhoa): tương tự như biến khoảng cách thể chế, khoảng cách văn hóa không có ý nghĩa thống kê (β4= 0,03, p>0,1). Điều này có lẽ giải thích là do văn hóa quốc gia ít có tầm ảnh hưởng thay vì văn hóa tại địa phương tiếp nhận vốn FDI.

Khoảng cách kinh tế (biến lnkckt): kết quả ước lượng cho thấy khoảng cách kinh tế có mối tương quan thuận với thu hút FDI vào Việt Nam và có ý nghĩa thống kê tại 5% (β5 = 0,33 p<0,05), nghĩa là khoảng cách kinh tế càng cao thì vốn FDI thu hút càng nhiều, hay khi khoảng cách kinh tế tăng lên 1% thì FDI từ các nước đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng 0,33%. Kết quả này còn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ghemawat (2001) là các nước có thu nhập chưa cao thường có xu hướng hợp tác với các nước giàu hơn.

Quy mô thị trường Việt Nam (biến lngdpvn): Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng của GDP Việt Nam là âm và không có ý nghĩa thống kê (β6= -0,87, p>0,1). Điều này ngược lại với kỳ vọng nghiên cứu của một số nghiên cứu trước đây như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Nguyễn Đình Chiến và cộng sự (2012), Zhang (2001), Lean (2012). Điều này có thể là do tốc FDI phụ thuộc nhiều hơn vào tốc độ tăng trưởng GDP, môi trường đầu tư thay vì số tuyệt đối GDP.

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu (biến lngdpdt): Tương tự như biến quy mô thị trường Việt Nam, kết quả ước lượng ở mô hình 8 cho thấy quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu mang dấu âm và khác với kỳ vọng và không có ý nghĩa thống kê (β7= - 0,25, p>0,1). Điều này có lẽ FDI đi vào phụ thuộc vào đặc điểm quốc gia tiếp nhận đầu tư.

 

5. Kết luận và hàm ý chính sách

5.1. Kết luận

Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn và dữ liệu bảng của 16 quốc  gia có vốn FDI lớn nhất và liên tiếp đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 và thông qua phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM, kết quả nghiên cứu tìm thấy các nhân tố tác động đến FDI gồm: độ trễ FDI, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế bên cạnh các yếu tố khác như độ mở thương mại, kinh nghiệm quốc tế, khu vực thương mại tự do. Điểm mới từ kết quả nghiên cứu này cho thấy FDI đi vào có tác động trễ đối với thu hút FDI mới. Điều này cũng được minh chứng trùng hợp với ảnh hưởng tích cực của biến kinh nghiệm quốc tế, nghĩa là công ty có vốn FDI hoạt động càng lâu càng có xu hướng kích thích dòng vốn FDI mới đi vào Việt Nam. Ngoài ra, điểm hứng thú từ kết quả nghiên cứu còn cho thấy khi không kiểm soát yếu tố quy mô thị trường thì khoảng cách thể chế có ảnh hưởng kích thích thu hút FDI thay vì cản trở (mô hình 4 và 5). Kết quả này là trái ngược với kỳ vọng về mặt lý thuyết. Điều này có thể lý giải về bản chất tách rời tiến trình sản xuất và chuyên môn hóa nhằm tận dụng tốt nhất lợi thế so sánh về mặt chi phí (thường được hiểu là đầu tư FDI theo chiều dọc).

5.2. Hàm ý chính sách

Hàm ý quan trọng của nghiên cứu này là để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thì chính phủ cần có những cải thiện nhanh về chính sách vĩ mô. Cụ thể là về luật pháp và chính sách. Chính phủ Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế giúp xóa bỏ rào cản về khoảng cách (kinh tế, văn hóa, thể chế), chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia (như cải thiện hạ tầng, chuỗi cung ứng và logistic), và sụt giảm chi phí không chính thức (như tham nhũng). Có như vậy, hiệu ứng lan tỏa của dòng vốn FDI đi vào sẽ phát huy hiệu quả khi dòng vốn FDI đi trước sẽ kích thích và thu hút dòng vốn FDI đi sau (signaling effects).

Nghiên cứu này cũng cho thấy vài hạn chế khi xem xét bản chất của dòng vốn FDI theo số đăng ký và theo số thực hiện. Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét hành vi của nhà đầu tư thông qua vốn FDI thực hiện. Mở rộng thêm nhiều quốc gia có vốn FDI đi vào Việt Nam để củng cố thêm kết quả nghiên cứu.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Alan A. Bevan, Saul Estrin (2000), “The determinants of foreign direct investment into European transition economies”, Journal of Comparative Economics, 32 (2004) 775–787.
  2. Anderson, J.E., (2011), “The Gravity Model”, Annual Review of Economics, 31(1): 133-160.
  3. Aye Mengistu Alemu (2012), “Effects of Corruption on FDI Inflow in Asian Economies”, Seoul Journal of Economics, Vol. 25, No. 4, pp. 387-412.
  4. Chen, N. 2004, “Intra-national versus international trade in the European Union: Why do national borders matter?”, Journal of International Economics, 63(1): 93–118.
  5. Ghemawat, P., “Distance Still Matters: The Hard Reality of Global Expansion”, Harvard Business Review, 79 (2001) 137.
  6. Hofstede, G.H.  (1980). Culture Consequences: International differences in work  -  related value,  London: Sage Publications.
  7. Kogut, B., và Singh, H. (1988). “The effect of national  culture on the choice of entry mode”,  Journal of  International Business Studies, 19, 411-432.
  8. Krugman & Obstfeld (2009), “International Economics Theory & Policy 8th edition”, Pearson Education Inc (chapters 4 and 10).
  9. Liu Z, et al. (2012), “Different expression systems for production of recombinant proteins in Saccharomyces cerevisiae”, Biotechnol Bioeng 109(5):1259-68.
  10. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014, “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 14(24), 40-46.
  11. Miguel D. Ramirez & Trinity CollegeFollow (2017), “Economic and Institutional Determinants of FDI in the Chilean Case: An Empirical Analysis, 1960-2014”, Research in Applied Economics 9, no. 3, 1-23.
  12. Vijayakumar (2010), “Determinants of FDI in BRICS Countries: A panel analysis”, International Journal of Business Science & Applied Management, 5 Issue 3, p1-13. 13p.

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Cần Thơ, Email: patu@ctu.edu.vn

[2] Trường Đại học Cần Thơ, Email: thuyhuongctu@gmail.com

 

TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH, QUY MÔ THỊ TRƯỜNG VÀ DÒNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN

Phan Anh Tú[1]

Đỗ Thùy Hương[2]

 

 

Tóm tắt

Mục tiêu của bài viết này là nhằm xác định tác động của yếu tố khoảng cách, quy mô thị trường đến dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn và phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM, kết quả cho thấy độ trễ FDI, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, độ mở thương mại, kinh nghiệm quốc tế, khu vực thương mại tự do có tác động đến dòng vốn FDI đi vào Việt Nam. Điểm mới của nghiên cứu này là mở rộng và bổ sung thêm dữ liệu thực nghiệm cho mô hình lý thuyết lực hấp dẫn. Hàm ý của nghiên cứu là nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút FDI.

Từ khóa: FDI, mô hình lực hấp dẫn, REM, Việt Nam.

Abstract

The purpose of this research aims at examinining the impact of distances, market size on FDI inflows in Vietnam during a period of 2006 – 2015. Based on the gravity model and the random effects model (REM), the results show that lagged FDI, geographical distance, economic distances, trade openness, international experience, FTA significantly impact on FDI inflows. An added contribution of this paper is to expand gravity equation model and to provide more empirical evidence. The implication of this study is to help policy makers recommend suitable solutions as to trigger FDI attraction. 

Keywords: FDI inflows, gravity model, REM, Vietnam.

 

  1. Giới thiệu

Mối quan hệ giữa khoảng cách, quy mô thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả nghiên cứu trong và ngoài nước. Mối quan hệ này đã được xác nhận từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Khoảng cách càng xa việc thu hút FDI càng khó khăn hơn do phát sinh chi phí tăng thêm, trong khi quy mô thị trường càng lớn càng tăng thêm sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Chẳng hạn, Beven và Estrin (2000) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô thị trường có ảnh hưởng tích cực đến thu hút dòng vốn FDI, ngược lại khoảng cách lại có tác động tiêu cực đến thu hút vốn FDI. Pravakar Sahô (2006), Erdal Demirhan và Mahmut (2008), Vijayakumar và cộng sự (2010) cũng tìm thấy bằng chứng tương tự. Bên cạnh việc tìm thấy yếu tố khoảng cách và quy mô thị trường, Aye Mengistu Alemu (2012), sử dụng dữ liệu bảng đã tìm thấy rằng một số nước có khả năng kiểm soát tham nhũng tốt thì dòng vốn FDI đi vào sẽ tăng rất đáng kể. Miguel D. Ramirez và Trinity CollegeFollow (2017) còn tìm thấy yếu tố kinh tế và thể chế có ảnh hưởng tích cực đến thu hút dòng vốn FDI.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kể cả trong và ngoài nước có ứng dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau để xác định các nhân tố tác động đến dòng vốn FDI, nhưng kết quả ước lượng cuối cùng là không đồng nhất và thiếu căn cứ để kết luận do bởi hạn chế về dữ liệu và phương pháp tiếp cận. Thêm vào đó, vai trò của tất cả các biến khoảng cách cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ khi ứng dụng mô hình lý thuyết lực hấp dẫn. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu thực nghiệm này là nhằm bổ sung thêm minh chứng thực nghiệm và hướng tiếp cận là mở rộng mô hình lực hấp dẫn bằng việc xem xét bổ sung thêm yếu tố về khoảng cách (như khoảng cách thể chế) cũng như khắc phục các hạn chế từ các nghiên cứu trước đây bằng ứng dụng phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) để nhằm xác định mức độ tác động của yếu tố khoảng cách, quy mô thị trường đến thu hút FDI ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015.

2. Lý thuyết lực hấp dẫn và giả thuyết

Lý thuyết lực hấp dẫn là một trong những lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế dùng để giải thích mức độ giao thương hàng hóa và đầu tư giữa hai hay nhiều quốc gia được xây dựng đầu tiên bởi Jan Tinbergen (1962). Jan Tinbergen đã chứng minh rằng các quốc gia với quy mô nền kinh tế càng lớn và khoảng cách địa lý càng gần càng có xu hướng trao đổi thương mại với nhau (Krugman & Obstfeld, 2009). Điều này cũng có nghĩa là nếu khác biệt về khoảng cách càng lớn thì việc xâm nhập sang thị trường nước đối tác sẽ càng rủi ro và ngược lại thì thương mại càng có nhiều tiềm năng. Khoảng cách ở đây không chỉ đề cập đến khoảng cách địa lý mà còn bao gồm khoảng cách văn hóa, khoảng cách kinh tế và khoảng cách thể chế. Mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen dựa trên mô hình lực hấp dẫn của Newton (trong lĩnh vực vật lý) có dạng nguyên gốc như sau:

            Trong đó:

Fij: Kim ngạch thương mại (hay FDI) giữa hai quốc gia i và j;

Mi: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia i;

Mj: Quy mô nền kinh tế (GDP) của quốc gia j;

Dij: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia i và j;

G: Hằng số hấp dẫn;

: Sai số mô hình với kỳ vọng bằng 1;

β1, β2, β3: Hệ số thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình.

Cách tiếp cận truyền thống để ước lượng mô hình lực hấp dẫn là lấy log cả hai vế của hàm này và do đó hàm này có dạng mô hình là log-log model. Khi đó, hệ số của hằng số G trở thành β0.

Độ trễ FDI. FDI đã đi vào một quốc gia năm trước được xem là nhân tố tác động tích cực đến dòng vốn FDI đi vào năm sau do bởi ảnh hưởng tín hiệu (Signaling effects).

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa độ trễ FDI và FDI đi vào năm sau.

Khoảng cách địa lý. Khoảng cách địa lý càng xa, càng phát sinh thêm chi phí dẫn đến kém hấp dẫn đối với dòng vốn FDI đi vào (Chen, 2004).

Giả thuyết H2: Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng thấp thì FDI đi vào càng cao.

Khoảng cách thể chế. Thể chế là hệ thống những quy tắc, luật pháp được thiết lập nhằm quản lý các mối tương tác trong xã hội. Khi sự khác biệt về thể chế giữa quốc gia đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư càng lớn dễ dẫn đến phát sinh mâu thuẫn và kìm hãm việc thu hút FDI.

Giả thuyết H3: Khoảng cách thể chế giữa hai quốc gia càng thấp thì FDI đi vào càng cao.

Khoảng cách văn hóa. Khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia được xem là một nhân tố tác động đến quyết định đầu tư vốn của các công ty quốc tế (Johanson và Vahlne, 1977; Evans và cộng sự, 2000). Theo Harzing (2003) và Kogut và Singh (1988) cho rằng khoảng cách văn hóa ảnh hưởng đến lựa chọn thương mại và đầu tư của một quốc gia do khoảng cách văn hóa càng nhỏ thì dòng chảy thương mại càng lớn (Giulian et al., 2006).

Giả thuyết H4: Khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia có mối quan hệ nghịch chiều với FDI đi vào.

Khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng lớn, dòng vốn FDI đi vào càng cao. Điều này được phản ánh bởi xu hướng đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh (nhân công giá rẻ, tài nguyên).

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa khoảng cách kinh tế của hai quốc gia và FDI đi vào.

Quy mô thị trường Việt Nam. Quy mô thị trường và FDI có mối quan hệ thuận chiều do quy mô càng lớn càng hấp dẫn dòng vốn FDI từ nước ngoài đi vào nước tiếp nhận đầu tư (Apergis et al., 2006).

Giả thuyết H6: Quy mô thị trường của nước chủ nhà (Việt Nam) càng lớn thì FDI đi vào càng cao.

Quy mô thị trường quốc gia đối tác. Quy mô thị trường quốc gia đối tác càng lớn, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và đầu tư càng đa dạng dẫn đến dòng vốn FDI đi ra càng cao.

Giả thuyết H7: Quy mô thị trường của quốc gia đối tác càng lớn thì FDI đi vào Việt Nam càng cao

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt  Nam

Độ trễ  FDI

Khoảng cách địa lý

Khoảng cách thể chế

Khoảng cách văn hóa

Quy mô thị trường Việt Nam

Biến kiểm soát

Độ mở thương mại

Kinh nghiệm quốc tế

Tham nhũng

Khu vực thương mại tự do

 

 

 

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác

Khoảng cách kinh tế

H1(+)

H2(-)

H3(-)

H4(-)

H7(+)

H6(+)

H5(+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Dữ liệu

Để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, số liệu của 16 quốc gia đối tác chính có đầu tư FDI vào Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015. Dưới đây là danh sách các nước được khảo sát.

Bảng 1. Danh sách các nước

Châu lục

Mẫu

Tên quốc gia

 

Châu Á

8

Hàn Quốc, Đài Loan,  Hồng Kông,

Ma-lay-si-a, Trung Quốc, Sin-ga-po, Nhật, Thái Lan

 

Châu Âu

5

Đức, Pháp, Hà Lan, Nga, Anh

 

Châu Mỹ

2

Hoa Kỳ, Ca-na-da

 

Châu Úc

1

Úc

 

Tổng cộng

 

16 Quốc gia

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3.2. Nguồn dữ liệu và thang đo

Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như sau:

Bảng 2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu

Biến

Mô tả biến

Nguồn dữ liệu

lnFDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam)

lnFDI-1

Độ trễ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Niên giám thống kê (Tổng cục thống kê Việt Nam)

lndialy

Khoảng cách địa lý

http:/www.freemaptools.com

Theche

Khoảng cách thể chế

World Bank’s World Development Indicators

Vanhoa

Khoảng cách văn hóa

www.hofstede-insights.com

lnkckt

Khoảng cách kinh tế

Tính toán từ số liệu của World Bank

Thamnhung

Tham nhũng

Tính toán từ dữ liệu của Tổ chức minh bạch quốc tế

www.transparency.org

FTA

Khu vực thương mại tự do

Tính toán từ nguồn dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới

www.wto.org

knqt

Kinh nghiệm quốc tế

Số năm các nước có đầu tư tại Việt Nam tính từ năm 1988 đến năm 2015 dựa vào số liệu của GSO

www.gso.gov.vn

domotm

Độ mở thương mại

Tính toán từ số liệu của World Bank

lngdpvn

Quy mô thị trường

World Bank’s World Development Indicators

lngdpdt

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu

World Bank’s World Development Indicators

Ex/GDP

Tỷ số xuất khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Im/GDP

Tỷ số nhập khẩu trên GDP

World Bank ‘s World Developmet Indicators, UNCTAD

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

3.3. Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình

Biến

Đo lường các biến

Biến phụ thuộc Y

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (lnFDI) là mức độ thu hút FDI từ các quốc gia trên thế giới vào Việt Nam. FDI đi vào Việt Nam được đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên dòng vốn FDI đi vào đã đăng kí tại Cục đầu tư nước ngoài (triệu USD, tính theo giá USD hiện tại) từ năm 2006 đến năm 2015.

 

Độ trễ của dòng vốn FDI

(lnfd1-1)

Được tính dựa trên việc lùi lại một kỳ so với kỳ gốc (FDI đăng ký ở Việt Nam).

Khoảng cách địa lý (lndialy)

Được tính toán dựa trên khoảng cách quỹ đạo (km) giữa hai thủ  đô của hai nước.

Khoảng cách thể chế (lntheche)

Phản ánh thông qua sáu khía cạnh (Kaufmann và ctv., 2006) bao gồm: Thế lực và trách nhiệm (Voice and accountability); sự ổn định chính trị và không có bạo lực (Political stability and absence of violence); tính hiệu quả của chính phủ (Government effectiveness); chất lượng thực thi chính sách (Regulatory quality); tuân thủ pháp luật (Rule of law); và khả năng kiểm soát tham nhũng (Control of corruption).Nghiên cứu này sử dụng công thức tính của Kogut và Singh (1988) để tính chỉ số khoảng cách thể chế theo công thức sau:

IDjVN =  (1)

Trong đó:

IDjVN chỉ số khoảng cách thể chế giữa nước đầu tư và Việt Nam.

Iij: Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của nước đầu tư j.

IiVN: Chỉ số khía cạnh thể chế thứ i của Việt Nam.

Vi: Là phương sai của chỉ số khía cạnh thể chế thứ i.

Khoảng cách văn hóa (lnvanhoa)

Được phản ánh qua sáu khía cạnh về văn hóa của Hofstede (1980) bao gồm: quyền lực (Power), chủ nghĩa cá nhân (Individualism), nam tính (Masculinity), tính ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance), định hướng dài hạn (Pragmatism Long-term) và sự chiều theo (Indulgence). Số điểm của các khía cạnh dao động từ 0 đến 100 và được tính toán bởi công thức của Kogut và Singh (1988).

CDjVN  =   

Trong đó: CDjVN  khoảng cách văn hóa giữa nước đầu tư và Việt Nam

Iij : chỉ số khía cạnh văn hóa thứ I của nước đầu tư j

IiVN: chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i của Việt Nam

Vi: là phương sai của chỉ số khía cạnh văn hóa thứ i

Khoảng cách kinh tế (lnkckt)

Chênh lệch GDP bình quân đầu người của nước đầu tư với Việt Nam. Dữ liệu GDP đầu người của các quốc gia được thu thập từ website của ngân hàng thế giới, tính theo USD.

Quy mô thị trường (lngdpvn)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại).

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác (lngdpdt)

Giá trị logarit tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i (quốc gia đối tác) tại thời điểm t (tính theo giá USD hiện tại).

Độ mở thương mại (lndomotm)

Tỷ trọng xuất nhập khẩu chia cho GDP của quốc gia tiếp nhận đầu tư (Liu, 2012).

Kinh nghiệm quốc tế tại thị trường Việt Nam (lnknqt)

Được đo lường dựa trên số năm các nước có đầu tư tại Việt Nam tính từ năm 1988 đến năm 2015 dựa vào số liệu của GSO.

Tham nhũng (lnthamnhung)

Theo WDI, chỉ số nhận thức tham nhũng dựa trên 13 khảo sát độc lập để lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia và quan điểm của doanh nghiệp. Tổ chức minh bạch quốc tế đã xác định chỉ số nhận thức tham nhũng cho từng quốc gia. Chỉ số này có thang đo từ 1 tới 10 với mức độ giảm dần của tham nhũng. Các nước nhận được điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (không tham nhũng).

Khu vực thương mại tự do (lnFTA)

Biến giả sẽ được đưa vào mô hình, biến giả sẽ nhận giá trị là 1 khi Việt Nam tham gia vào khu vực FTA với một quốc gia nào và ngược lại thì biến giả nhận giá trị 0.

 

3.4. Phương pháp ước lượng

Nghiên cứu này sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích các yếu tố đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Mô hình lực hấp dẫn có dạng như sau:

LnFDIit = β0 + β1Lnfdi-1it + β2Lndialyit + β3Lnthecheit + β4Lnvanhoait5Lnkcktit6Lndomotmit7Lngdpvnit+ β8Lngdpdtit9Lnknqtit10Lnthamnhungit11LnFTAit + εit

Trong đó: lnFDIit là biến phụ thuộc(dòng vốn FDI đi vào Việt Nam). Các biến độc lập lần lượt là lnfdi-1, lndialyit , lnthecheit, lnvanhoait, lnkcktit  ,lndomotmit , lngdpvnit ,lngdpdtit , lnknqtit, lnthamnhungit , lnFTAit và β0 là hệ số hấp dẫn, βi :là các hệ số thể hiện mức độ tác động biên của yếu tố i trong mô hình, i=1,…N, với N là số quốc gia trong mẫu nghiên cứu; t=1,…T, với T là giai đoạn nghiên cứu.Và εit là sai số ngẫu nhiên của mô hình

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan

Bảng 4 trình bày tần số, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong mô hình nghiên cứu. Giá trị của biến FDI sau khi lấy logarit thay đổi từ 1,81 đến 9,61. Các biến khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, quy mô thị trường đều có giá trị và mức độ biến động tương đối lớn nên đã tiến hành lấy logarit để giảm hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Giá trị sau khi lấy logarit biến khoảng cách địa lý dao động từ 6,77 đến 9,50, biến khoảng cách kinh tế dao động từ 7,16 đến 11,10 và biến quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu 7,65 đến 11,12.

 

Bảng 4. Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình nghiên cứu

Các biến

Tần số

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Đầu tư quốc tế (log)

Độ trễ dòng vốn FDI

160

160

5,90

5,90

1,70

1,70

1,81

1,81

9,61

9,61

Khoảng cách địa lý (log)

160

8,34

0,88

6,77

9,5

Khoảng cách thể chế

160

5,01

2,59

0,28

8,32

Khoảng cách văn hóa

160

1,48

0,83

0,28

3,01

Khoảng cách kinh tế (log)

160

9,94

0,95

7,16

11,10

Quy mô thị trường Việt Nam (log)

160

7,25

0,32

6,68

7,65

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu (log)

160

10,06

0,94

7,65

11,12

Độ mở thương mại

160

1,57

0,12

1,36

1,79

Kinh nghiệm quốc tế

160

21,88

3,40

11

27

Tham nhũng

160

2,86

0,21

2,6

3,1

Khu vực thương mại tự do

160

0,39

0,49

0

1

Nguồn: Tự khảo sát (2018)

Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg cho thấy mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong dữ liệu. Nghiên cứu tiếp tục kiểm tra xem mô hình có tồn tại đa cộng tuyến hay không. Kết quả cho thấy giá trị VIF của các biến đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10,00 (Hair và các cộng sự, 2006), đồng thời khi kiểm định ma trận tương quan thì các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8. Do đó dữ liệu nghiên cứu xuất hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo. Tuy nhiên, theo Achen (1982) thì đa cộng tuyến không phải là vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp này. Mặc khác, việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu “panel data” sẽ tái cấu trúc lại mô hình, góp phần hạn chế bớt hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến (Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014).


Bảng 5. Mô tả thống kê và ma trân tương quan giữa các biến trong mô hình (n=160)

Các biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

     12

1.FDI

5,90

1,70

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Độ trễ FDI

5,90

1,70

0,62***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Khoảng cách địa lý

8,34

0,88

-0,31***

-0,30***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Khoảng cách thể chế

4,56

2,53

-0,09

-0,07

0,65***

1

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Khoảng cách văn hóa

1,65

0,93

-0,23***

-0,21***

0,63***

0,43***

1

 

 

 

 

 

 

 

6.Khoảng cách kinh tế

9,94

0,95

-0,01

-0,03

0,59***

0,76***

0,44***

1

 

 

 

 

 

 

7.Quy mô thị trường Việt Nam

7,25

0,32

0,03

0,02

-0,00***

-0,03

0,00***

0,13**

1

 

 

 

 

 

8.Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu

10,06

0,94

-0,12

-0,13**

0,73***

0,84***

0,55***

0,81***

0,15**

1

 

 

 

 

9.Độ mở thương mại

1,08

0,63

0,07

-0,06

0,00***

-0,04

0,00***

0,12

0,80***

0,12

1

 

 

 

10.Kinh nghiệm  quốc tế

21,88

3,40

0,12

0,12

-0,05

-0,05

-0,13

0,1

0,83***

0,10

0,71***

1

 

 

11.Tham nhũng

 

2,86

0,21

0,01

-0,00

0,00***

-0,03

0,00***

0,13**

0,95***

0,14**

0,76***

0,80***

1

 

12.Khu vực thương mại tự do

0,39

0,49

0,38***

-0,35***

-0,34***

-0,42***

-0,30***

-0,37***

0,12

-0,32***

0,08

-0,03

0,10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata.

Ghi chú: (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%


Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình REM theo phương pháp hiệu chỉnh sai số điều chỉnh (robust s.e)

 

Các biến

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 3

Mô hình 4

Mô hình 5

Mô hình 6

Mô hình 7

Mô hình 8

Hằng số

5,59(1,89)***

2,53(1,82)

3,68(2,08)**

5,50(2,18)**

5,54(2,33)**

4,33(2,47)**

7,38(4,60)

8,32(4,72)**

Biến độc lập

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ trễ FDI (log)

 

0,54(0,07)***

0,53(0,07)***

0.48(0,07)***

0,48(0,07)***

0,47(0,07)***

0,46(0,07)***

0,45(0,07)***

Khoảng cách địa lý (log)

 

 

-0,14(0,13)

-0,38(0,16)**

-0,38(0,18)**

-0,42(0,18)**

-0,42(0,18)**

-0,38(0,19)**

Khoảng cách thể chế

 

 

 

0,13(0,06)**

0,13(0,56)**

0,07(0,68)

0,07(0,07)

0,12(0,08)

Khoảng cách văn hóa

 

 

 

 

0,01(0,16)

-0,02(0,16)

-0,00(0,16)

0,03(0,17)

Khoảng cách kinh tế (log)

 

 

 

 

 

0,25(0,17)

0,26(0,18)

0,33(0,19)**

Quy mô thị trường Việt Nam (log)

 

 

 

 

 

 

-0,89(1,13)

-0,87(1,13)

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác (log)

 

 

 

 

 

 

 

-0,25(0,27)

Biến kiểm soát

 

 

 

 

 

 

 

 

Độ mở thương mại

2,02(1,21)**

2,95(1,34)**

2,97(1,34)**

2,88(1,32)**

2,88(1,33)**

2,67(1,34)**

2,89(1,36)**

2,89(1,37)**

Kinh nghiệm quốc tế

0,02(0,87)

0,07(0,05)

0,06(0,05)

0,08(0,05)

0,08(0,57)

0,08(0,57)

0,10(0,06)

0,11(0,63)**

Tham nhũng

-1,26(1,09)

-2,20(0,94)**

-2,10(0,94)**

-2,30(0,93)**

-2,31(0,94)**

-2,40(0,94)**

-1,51(1,48)

-1,54(1,48)

Khu vực thương mại tự do

0,69(0,40)**

0,71(0,23)***

0,63(0,24)***

0,86(0,26)***

0,87(0,26)***

0,90(0,26)***

0,95(0,27)***

1,01(0,28)***

Số quan sát(N)

160

159

159

159

159

159

159

159

R2

0,0242

0,0058

0,0060

0,0061

0,0068

0,0091

0,0076

0,0072

Giá trị P

0,1279

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,0000

0,000

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata.

Ghi chú: (***) mức ý nghĩa 1%, (**) mức ý nghĩa 5%, (*) mức ý nghĩa 10%


4.2. Kết quả và thảo luận

Dựa trên kết quả ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu sẽ tập trung thảo luận kết quả liên quan đến sự ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát (có ý nghĩa thống kê) và các biến độc lập trong mô hình 8 ở bảng 6.

Độ trễ dòng vốn FDI đi vào Việt Nam (lnfdi): biến này tác động tích cực đến FDI (β1 = 0,45, p<0,01) đúng như kỳ vọng. Giữ nguyên các yếu tố khác không đổi thì cứ 1% thay đổi tăng lên của vốn FDI năm trước sẽ làm cho lượng vốn FDI thu hút được của năm nay tăng trung bình là 0,45%. Điều này cũng cố thêm về giả thuyết tác động tín hiệu của FDI đi vào Việt Nam qua các năm.

Khoảng cách địa lý (biến lndialy): có mối tương quan nghịch chiều đến dòng chảy FDI vào Việt Nam (β2= -0,38, p<0,05).Nghĩa là khi khoảng cách địa lý tăng lên 1% thì FDI từ các nước đầu tư vào Việt Nam sẽ giảm 0,38%. Kết quả này cho thấy khoảng cách địa lý càng lớn càng làm tăng chi phí kinh tế và quản lý sẽ kém hiệu quả hơn.

Khoảng cách thể chế (biến theche): Khoảng cách thể chế không có tác động có ý nghĩa về thống kê đến dòng chảy FDI vào Việt Nam (β3= 0,12, p>0,1). Giải thích cho điều này có thể khoảng cách thể chế mặc dù là rào cản tuy nhiên điều này có lẽ phụ thuộc vào chiến lược của các công ty khi chủ yếu dùng nguồn lực và khả năng vượt trội để tạo ra một vài lợi thế cạnh tranh (Beamish & Killing, 1997).

Khoảng cách văn hóa (biến vanhoa): tương tự như biến khoảng cách thể chế, khoảng cách văn hóa không có ý nghĩa thống kê (β4= 0,03, p>0,1). Điều này có lẽ giải thích là do văn hóa quốc gia ít có tầm ảnh hưởng thay vì văn hóa tại địa phương tiếp nhận vốn FDI.

Khoảng cách kinh tế (biến lnkckt): kết quả ước lượng cho thấy khoảng cách kinh tế có mối tương quan thuận với thu hút FDI vào Việt Nam và có ý nghĩa thống kê tại 5% (β5 = 0,33 p<0,05), nghĩa là khoảng cách kinh tế càng cao thì vốn FDI thu hút càng nhiều, hay khi khoảng cách kinh tế tăng lên 1% thì FDI từ các nước đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng 0,33%. Kết quả này còn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ghemawat (2001) là các nước có thu nhập chưa cao thường có xu hướng hợp tác với các nước giàu hơn.

Quy mô thị trường Việt Nam (biến lngdpvn): Kết quả ước lượng cho thấy, hệ số ước lượng của GDP Việt Nam là âm và không có ý nghĩa thống kê (β6= -0,87, p>0,1). Điều này ngược lại với kỳ vọng nghiên cứu của một số nghiên cứu trước đây như các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Nguyễn Đình Chiến và cộng sự (2012), Zhang (2001), Lean (2012). Điều này có thể là do tốc FDI phụ thuộc nhiều hơn vào tốc độ tăng trưởng GDP, môi trường đầu tư thay vì số tuyệt đối GDP.

Quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu (biến lngdpdt): Tương tự như biến quy mô thị trường Việt Nam, kết quả ước lượng ở mô hình 8 cho thấy quy mô thị trường các quốc gia đối tác chủ yếu mang dấu âm và khác với kỳ vọng và không có ý nghĩa thống kê (β7= - 0,25, p>0,1). Điều này có lẽ FDI đi vào phụ thuộc vào đặc điểm quốc gia tiếp nhận đầu tư.

 

5. Kết luận và hàm ý chính sách

5.1. Kết luận

Ứng dụng mô hình lực hấp dẫn và dữ liệu bảng của 16 quốc  gia có vốn FDI lớn nhất và liên tiếp đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 và thông qua phương pháp ước lượng mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM, kết quả nghiên cứu tìm thấy các nhân tố tác động đến FDI gồm: độ trễ FDI, khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế bên cạnh các yếu tố khác như độ mở thương mại, kinh nghiệm quốc tế, khu vực thương mại tự do. Điểm mới từ kết quả nghiên cứu này cho thấy FDI đi vào có tác động trễ đối với thu hút FDI mới. Điều này cũng được minh chứng trùng hợp với ảnh hưởng tích cực của biến kinh nghiệm quốc tế, nghĩa là công ty có vốn FDI hoạt động càng lâu càng có xu hướng kích thích dòng vốn FDI mới đi vào Việt Nam. Ngoài ra, điểm hứng thú từ kết quả nghiên cứu còn cho thấy khi không kiểm soát yếu tố quy mô thị trường thì khoảng cách thể chế có ảnh hưởng kích thích thu hút FDI thay vì cản trở (mô hình 4 và 5). Kết quả này là trái ngược với kỳ vọng về mặt lý thuyết. Điều này có thể lý giải về bản chất tách rời tiến trình sản xuất và chuyên môn hóa nhằm tận dụng tốt nhất lợi thế so sánh về mặt chi phí (thường được hiểu là đầu tư FDI theo chiều dọc).

5.2. Hàm ý chính sách

Hàm ý quan trọng của nghiên cứu này là để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam thì chính phủ cần có những cải thiện nhanh về chính sách vĩ mô. Cụ thể là về luật pháp và chính sách. Chính phủ Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế giúp xóa bỏ rào cản về khoảng cách (kinh tế, văn hóa, thể chế), chi phí vận chuyển giữa hai quốc gia (như cải thiện hạ tầng, chuỗi cung ứng và logistic), và sụt giảm chi phí không chính thức (như tham nhũng). Có như vậy, hiệu ứng lan tỏa của dòng vốn FDI đi vào sẽ phát huy hiệu quả khi dòng vốn FDI đi trước sẽ kích thích và thu hút dòng vốn FDI đi sau (signaling effects).

Nghiên cứu này cũng cho thấy vài hạn chế khi xem xét bản chất của dòng vốn FDI theo số đăng ký và theo số thực hiện. Nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét hành vi của nhà đầu tư thông qua vốn FDI thực hiện. Mở rộng thêm nhiều quốc gia có vốn FDI đi vào Việt Nam để củng cố thêm kết quả nghiên cứu.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Alan A. Bevan, Saul Estrin (2000), “The determinants of foreign direct investment into European transition economies”, Journal of Comparative Economics, 32 (2004) 775–787.
  2. Anderson, J.E., (2011), “The Gravity Model”, Annual Review of Economics, 31(1): 133-160.
  3. Aye Mengistu Alemu (2012), “Effects of Corruption on FDI Inflow in Asian Economies”, Seoul Journal of Economics, Vol. 25, No. 4, pp. 387-412.
  4. Chen, N. 2004, “Intra-national versus international trade in the European Union: Why do national borders matter?”, Journal of International Economics, 63(1): 93–118.
  5. Ghemawat, P., “Distance Still Matters: The Hard Reality of Global Expansion”, Harvard Business Review, 79 (2001) 137.
  6. Hofstede, G.H.  (1980). Culture Consequences: International differences in work  -  related value,  London: Sage Publications.
  7. Kogut, B., và Singh, H. (1988). “The effect of national  culture on the choice of entry mode”,  Journal of  International Business Studies, 19, 411-432.
  8. Krugman & Obstfeld (2009), “International Economics Theory & Policy 8th edition”, Pearson Education Inc (chapters 4 and 10).
  9. Liu Z, et al. (2012), “Different expression systems for production of recombinant proteins in Saccharomyces cerevisiae”, Biotechnol Bioeng 109(5):1259-68.
  10. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương, 2014, “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 14(24), 40-46.
  11. Miguel D. Ramirez & Trinity CollegeFollow (2017), “Economic and Institutional Determinants of FDI in the Chilean Case: An Empirical Analysis, 1960-2014”, Research in Applied Economics 9, no. 3, 1-23.
  12. Vijayakumar (2010), “Determinants of FDI in BRICS Countries: A panel analysis”, International Journal of Business Science & Applied Management, 5 Issue 3, p1-13. 13p.

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Cần Thơ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Cần Thơ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.