Sidebar

Magazine menu

04
T7, 05

Tạp chí KTĐN số 114

 

TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN CỦA CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Xuân Minh[1]

 

 

Tóm tắt

Bài viết tập trung phân tích sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương, bao gồm cả sinh viên chính quy và sinh viên trong chương trình đào tạo quốc tế. Để có cơ sở phân tích và đánh giá, tác giả bài viết sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, cụ thể là sử dụng phiếu điều tra khảo sát với gần 500 sinh viên và các ban chức năng có liên quan đến quản lý sinh viên tại Cơ sở II. Sau khi phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II như xây dựng khung phối hợp công tác quản lý sinh viên giữa các đơn vị liên quan; thực hiện giải pháp công nghệ thông tin như tăng cường khai thác trang web Cơ sở II, khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm quản lý sinh viên và kết quả tham gia hoạt động của sinh viên; tăng cường kết nối các phần mềm khác nhau tại các đơn vị tham gia quản lý sinh viên; tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình quản lý.

Từ khóa: tăng cường phối hợp, công tác quản lý sinh viên, Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II

Abstract

The paper focuses on analyzing the coordination among the subordinate divisions in the management of students at the Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus, including full – time students and international cooperating program students. For the purposes of analyzing and evaluating, the author uses the sociological survey method, in particular using the questionnaire with nearly 500 students and all relevant divisions at Ho Chi Minh City Campus. After analyzing, the author proposes some solutions to strengthen the coordination among student management divisions at Ho Chi Minh City Campus such as developing a framework for coordinating the students management among relevant divisions; implementing information technology solutions such as enhancing the exploitation of the website, effectively exploiting student management software programs and results of students' participation in activities; enhancing the connection of various softwares at participating student management divisions; enhancing interaction with students in the management process.

Key words: enhancing coordination, student management, Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus

  1. Đặt vấn đề

Sinh viên là trung tâm của tất cả các hoạt động đào tạo ở trường đại học. Công tác quản lý sinh viên được thực hiện tốt sẽ mang đến cho sinh viên nhiều tiện ích, từ đó sinh viên cải thiện được kết quả học tập, rèn luyện, góp phân nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Mặt khác, công tác quản lý sinh viên được thực hiện tốt cũng là chìa khóa để trường đại học có thể tiết kiệm nhân lực, tài chính, thời gian để tập trung đầu tư nhiều hơn vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Quản lý sinh viên tại trường đại học là mảng công tác phức tạp rất nhiều nội dung bao gồm học tập, rèn luyện, chế độ chính sách, tài chính, khai thác tài nguyên của nhà trường, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt Đoàn – Hội… do nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số đặc thù trong cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp công tác và hệ thống hạ tầng công nghệ kết nối còn một số hạn chế nên vấn đề tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên với điều kiện đặc thù của Cơ sở II thông qua việc thực hiện đề tài “Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề cấp thiết.

  1. Khái quát về công tác quản lý sinh viên và sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên

           Công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy hiện đang áp dụng theo quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác quản lý sinh viên là một bộ phận trong công tác sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học. Công tác quản lý sinh viên bao gồm 5 hoạt động chính: công tác hành chính, công tác khen thưởng và kỷ luật, công tác sinh viên nội trú, ngoại trú; công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên.

Công tác hành chính bao gồm các hoạt động tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, sắp xếp, bố trí sinh viên vào các lớp; chỉ định ban cán sự lớp lâm thời, làm thẻ sinh viên, thẻ thư viện; quản lý, tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ của sinh viên; thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.

Công tác khen thưởng và kỷ luật bao gồm các hoạt động theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học; phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; Tổ chức đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên; tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm theo quy định.

Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú bao gồm các hoạt động tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác sinh viên nội trú, ngoại.

Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học bao gồm các hoạt động ban hành nội quy, quy định, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên; phối hợp với công an địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường học và các vụ việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài cơ sở giáo dục đại học.

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên bao gồm tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định.

Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung. Phối hợp còn được định nghĩa là việc thống nhất, kết hợp và đồng bộ các nỗ lực của tất cả thành viên torng một tập thể hướng đến thống nhất hành động trong quá trình theo đổi mục tiêu chung. Qua các khái niệm trên, có thể thấy rằng phối hợp đến từ các thành viên, đơn vị trong một tập thể và hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức. Sự phối hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hướng đến việc đạt được các mục tiêu chung. Các cá nhân, đơn vị tham gia vào một hoạt động nào đó đều có thể có các mục tiêu của cá nhân, mục tiêu của từng đơn vị. Tuy nhiên, khi triển khai một hoạt động cần đến sự tham gia, triển khai các hoạt động chung thì mục tiêu chung của tập thể phải được đặt lên hàng đầu. Thiếu sự phối hợp đó, công tác triển khai sẽ không còn hướng đến mục tiêu chung nữa và nhiệm vụ không thể hoàn thành. Công tác phối hợp phải được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của một chu trình quản trị: phối hợp trong hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Sự phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị thể hiện ở các nét sau đây: nỗ lực của cả nhóm, thống nhất trong hành động, chia sẻ mục tiêu chung, là một quá trình liên tục, thể hiện rõ trách nhiệm của cấp quản lý, sự hợp lực của tất cả các nỗ lực của các bên tham gia. Quá trình phối hợp công tác sẽ giúp các đơn vị liên quan xử lý tốt các tình huống phát sinh, triển khai các hoạt động một cách linh hoạt, đạt được chuẩn mực công tác yêu cầu, xử lý tốt các công tác có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị. Thông qua sự phân công, phối hợp trong một mảng hoạt động nào đó, các đơn vị có điều kiện để chuyên môn hóa phần việc mà một nhóm đảm nhận; thúc đẩy các hoạt động theo nhóm, khai thác sức mạnh tổng hợp và lợi thế so sánh của từng đơn vị và thông qua đó giúp đơn vị ngày càng phát triển.

Để công tác phối hợp đạt kết quả tốt, các tổ chức cần phải hoạch định từ sớm và cẩn thận, chi tiết; đơn giản hóa cơ cấu tổ chức, trao đổi thông tin và truyền đạt một cách hiệu quả; phát huy vai trò lãnh đạo và giám sát, luồng tuyến chỉ đạo rõ ràng, trực tiếp trao đổi công tác khi có nội dung phát sinh phức tạp. Phương thức phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên bao gồm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ đã được hiệu trưởng nhà trường giao; phối hợp thông qua các kế hoạch hoặc phân công công tác; phối hợp thông qua các cuộc họp giao ban, họp xử lý các vấn đề phát sinh; phối hợp thông qua việc trao đổi các ý kiến điều chỉnh quy trình, quy định liên quan để xử lý công tác kịp thời, hiệu quả.

  1. Thực trạng công tác quản lý sinh viên và phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II TP.HCM

           Trong thời gian qua, công tác phối hợp công tác quản lý sinh viên chính quy và sinh viên liên kết đào tạo quốc tế đã được các đơn vị chức năng tại Cơ sở II triển khai rất tốt. Các quy trình phối hợp công tác được xây dựng chi tiết, thể hiện rõ các bước công tác, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, kết quả công tác cần phải đạt được. Cơ sở II cũng đã thống nhất phương châm xử lý công tác: khi có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các đơn vị chức năng tích cực, chủ động trong phối hợp với nhau, tìm biện pháp tháo gỡ thông qua trao đổi email, điện thoại hay tổ chức họp trực tiếp. Trong trường hợp không thể tìm ra giải pháp phù hợp thì các đơn bị báo cáo Ban Giám đốc để có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Công tác phối hợp hiệu quả còn nhờ vào cơ chế: trước khi CS II họp xét bất kỳ nội dung nào, các đơn vị chức năng tham mưu phải tổ chức họp sâu về chuyên môn trước khi các hội đồng họp xét theo quy định. Do vậy, công tác họp xét đạt kết quả tốt do sự công phu trong chuẩn bị tài liệu, các đơn vị thảo luận sâu về chuyên môn và các cuộc họp không mất nhiều thời gian.

           Đối với sinh viên chính quy, công tác phối hợp thực hiện theo các khâu công tác như: tổ chức nhập học và lưu trữ hồ sơ; đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; quản lý sinh viên ngoại trú; khen thưởng, kỷ luật sinh viên; chế độ, chính sách và hỗ trợ đối với sinh viên; công tác liên quan đến việc sinh viên tốt nghiệp.  

Đối với công tác quản lý sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, các đơn vị chức năng tại Cơ sở II triển khai phối hợp với nhau trong công tác tổ chức nhập học, lưu trữ hồ sơ và công tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên. Công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: chất lượng công tác phối hợp tốt, đảm bảo tiến độ công tác, đảm bảo công tác quản lý sinh viên theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Ngoại thương. Kết quả của sự phối hợp tốt thể hiện ở việc sinh viên đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị chức năng trong công tác liên quan.

           Bên cạnh việc hoàn thành công tác phối hợp quản lý sinh viên theo quy định hiện hành, để đáp ứng yêu cầu công tác, Cơ sở II đã triển khai thêm một số hoạt động phối hợp:

  • Sau khi có danh sách sinh viên trúng tuyển, Ban Quản lý Đào tạo tiến hành gán mã sinh viên và chuyển danh sách đến các đơn vị liên quan để chuẩn bị chu đáo cho công tác nhập học và thống nhất quản lý sinh viên theo mã số sinh viên ngay từ khi chuẩn bị nhập học.
  • Về đôn đốc sinh viên nộp học phí đúng hạn: căn cứ vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trên hệ thống phần mềm, phần mềm sẽ tự tính số học phí sinh viên phải nợp trong học kỳ. Sinh viên tự thao tác và nộp học phí trực tuyến. Ban kế hoạch – Tài chính được phân quyền truy cập phần mềm và có thể lọc ra danh sách sinh viên nợ học phí để chuyển đến Ban Công tác Chính trị - Sinh viên đôn đốc sinh viên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp vì lý do khó khăn tạm thời, sinh viên nộp đơn xin chậm nộp học phí để các đơn vị chức năng trình Giám đốc xem xét, phê duyệt. Sự phối hợp hiệu quả này giúp đảm bảo thu đủ học phí kịp thời, đồng thời giải quyết đúng quy định khi sinh viên gặp khó khăn về tài chính.
  • Khi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, Ban Quản lý Đào tạo sẽ thông báo để Ban Kế hoạch – Tài chính rà soát tình hình nộp học phí trong cả khóa đào tạo của sinh viên; Ban Thông tin – thư viện rà soát việc sinh viên hoàn trả sách báo đã mượn từ thư viện, Đoàn Trường chuẩn bị trả số đoàn viên cho đoàn viên khi tốt nghiệp, Chi bộ Đảng rà soát sinh viên- đảng viên sắp tốt nghiệp để hướng dẫn chuyển sinh hoạt Đảng.

Cơ sở II chỉ ký danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ của Nhà trường. Thao tác này đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tính đồng bộ và kịp thời trong phối hợp và giáo dục cho sinh viên ý thức kỷ luật và trách nhiệm sinh viên một cách thiết thực.

Để đánh giá về kết quả công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc quản lý sinh viên, nhóm nghiên cứu không đưa ra các ý kiến nhận định chủ quan mà tiến hành điều tra xã hội học với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau để đảm bảo tính khách quan, xem xét từ nhiều phương diện, ý kiến từ các chủ thể khác nhau trong quá trình phối hợp này. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các khảo sát với các hình thức như sau:

  • Đánh giá từ cấp trên trực tiếp của các đơn vị tham gia công tác quản lý sinh viên: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 3/3 (100%) thành viên Ban Giám đốc Cơ sở II theo hình thức phỏng vấn trực tiếp theo các câu hỏi gợi ý được gửi trước để Ban Giám đốc chuẩn bị. Thành viên nhóm nghiên cứu xin lịch hẹn để phỏng vấn trực tiếp.
  • Đánh giá từ lãnh đạo các đơn vị có tham gia vào công tác quản lý sinh viên: là hình thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau từ các thành viên quản lý đồng cấp với sự tham gia của 9/9 (100%) thành viên. Hình thức khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát với 2 phần: phần 1 là các đánh giá mang tính định lượng về các khía cạnh trong công tác phối hợp với thang đo Likert 5 mức và phần 2 là phần đóng góp ý kiến của các lãnh đạo đơn vị về cách thức có thể hoàn thiện hơn nữa công tác phối hợp trong quản lý sinh viên.
  • Đánh giá từ sinh viên: Đây là đánh giá của đối tượng chịu sự tương tác trực tiếp với các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong quá trình quản lý sinh viên. Mẫu khảo sát gồm 500 sinh viên thuộc chương trình đào tạo chính quy thuộc tất cả các năm, các chuyên ngành, các loại hình chương trình và sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế gồm tất cả các chương trình liên kết với tất cả các đối tác, sinh viên trong tất cả các năm có học tập tại Cơ sở II. Thông thường, quy mô mẫu bằng 5 lần số biến quan sát, như vậy với bảng câu hỏi có 26 câu, quy mô mẫu tối thiểu là 130 quan sát. Do sự thuận lợi trong công tác triển khai và bên cạnh nhiệm vụ khoa học của đề tài, Cơ sở II còn mong muốn khảo sát ý kiến của sinh viên rộng hơn nên đã tiến hành phát ra 500 phiếu, thu về 482 phiếu, tỷ lệ phiếu thu về đạt 96%; số phiếu thu về bằng 23% so với tổng thể. Do vậy, cách lựa chọn mẫu và phân bổ mẫu có thể giúp mẫu khảo sát có tính đại diện cao. Nhóm nghiên cứu nhờ Ban Công tác Chính trị - Sinh viên và Ban Đào tạo quốc tế phát phiếu cho lớp trưởng, yêu cầu lớp trưởng phát phiếu theo cơ cấu mẫu khảo sát đã xác định một cách ngẫu nhiên cho sinh viên trong lớp và thu phiếu về. Có thể xem cách thức chọn đối tượng trả lời khảo sát là ngẫu nhiên và phân tầng (theo chương trình, chuyên ngành, năm đào tạo...).

            Với cách thức khảo sát, thu thập thông tin đa dạng, với sự tham gia của tất cả các chủ thể liên quan đến công tác quản lý sinh viên như đã trình bày ở trên, nhóm thực hiện đề tài cho rằng các nhận định trong công trình này phản ánh các ý kiến, đánh giá khách quan của tất cả các bên liên quan, không mang tính chủ quan từ ý kiến của nhóm nghiên cứu.

  • Đánh giá của Ban Giám đốc về công tác phối hợp trong quản lý sinh viên tại Cơ sở II: Các Thầy cô là thành viên Ban Giám đốc đã tích cực trả lời phỏng vấn của nhóm nghiên cứu và chia sẻ các thông tin quý báu. Khi đánh giá về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác hành chính, Ban Giám đốc cho rằng các đơn vị đã thực hiện tốt các quy trình công tác, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm hỗ trợ tốt cho sinh viên khi SV làm thủ tục hành chính tại CSII. Các thủ tục này được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn và biểu mẫu được cung cấp trên trang web, thuận tiện cho sinh viên sử dụng.

Về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác khen thưởng và kỷ luật, Ban Giám đốc ghi nhận luôn có sự phối hợp giữa Ban CTCT&SV, Ban QLĐT, Ban TCHC, Đoàn TN, Hội SV để việc khen thưởng, kỷ luật sinh viên được công bằng, nghiêm minh; Công tác khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng người, đúng việc, luôn có tài liệu minh chứng đi kèm. Sinh viên vi phạm các quy định được nhắc nhở nếu tái diễn thì ghi nhận vào kết quả rèn luyện theo đúng quy định hiện hành.

Về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác sinh viên nội trú, ngoại trú và an ninh trật tự trường học, Ban Giám đốc nhận xét rằng công tác này được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. Khi nhập học, tân sinh viên cung cấp thông tin về hộ khẩu thường trù, chỗ ở tạm trú. Khi sinh viên thay đổi chỗ ở thì cập nhật vào thông tin cá nhân trong tài khoản cá nhân sinh viên trên web của Cơ sở II; các đơn vị luôn phối hợp tốt trong việc nhắc nhở sinh viên nhằm đảm bảo, duy trì an ninh, trật tự trong trường. Ban Quản trị- Thiết bị thường xuyên kiểm tra, giám sát khách ra vào; nhắc nhở sinh viên.

Về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên, Ban QLĐT, Ban CTCT&SV phối hợp, rà soát các đối tượng ưu tiên, chính sách để thực hiện các chế độ, chính sách cho sinh viên đầy đủ theo quy định và hướng dẫn hoặc phân bổ kinh phí của Nhà trường.

Ban Giám đốc cho rằng công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng tại Cơ sở II đạt kết quả tốt chủ yếu là do các yếu tố sau: Cơ sở II đã ban hành các quy trình phối hợp công tác chi tiết giữa các đơn vị; lãnh đạo các đơn vị có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác triển khai, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh.; Cơ sở II đã xây dựng bảng theo dõi tiến độ công tác toàn Cơ sở II, trong đó có công tác quản lý sinh viên nên các đơn vị chủ động trong triển khai, Ban Giám đốc chủ động trong giám sát và nhờ vào việc Cơ sở II thực hiện đầy đủ quy định của Nhà trường về đảm bảo chất lượng công tác, kỷ luật công tác và quy chế làm việc. Ban Giám đốc cũng có nhận xét một số công tác chưa có quy trình phối hợp đủ chi tiết; trong quá trình phối hợp, các bên còn có tâm lý ngại va chạm, chưa thẳng thắn góp ý; chưa chủ động báo cáo Ban Giám đốc về việc soạn thảo các hướng dẫn chi tiết để công tác phối hợp nhanh chóng, hiệu quả và không trùng lắp.

  • Đánh giá của lãnh đạo các đơn vị về công tác phối hợp trong quản lý sinh viên tại Cơ sở II: Phối hợp các đơn vị trong việc tham gia xây dựng và phát triển Cơ sở II, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống cán bộ, giảng viên, tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường–gia đình–xã hội, đến việc tham gia giáo dục sinh viên là công tác được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, việc đánh giá phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên luôn được CSII quan tâm đặt lên hàng đầu.

 

 

 

Bảng 1. Kết quả đánh giá của các trưởng đơn vị

về công tác phối hợp với các đơn vị được hỏi

TT

Đơn vị phối hợp

Kết quả đánh giá

1

Ban Quản lý Đào tạo

3,77

2

Ban Đào tạo quốc tế

3,88

3

Ban Kế hoạch – Tài chính

4,09

4

Ban Công tác chính trị - Sinh viên

4,04

5

Ban Quản trị - Thiết bị

3,69

6

Ban Thông tin – Thư viện

4,16

7

Ban Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế

3,64

8

Ban Khảo thí – Đảm bảo chất lượng

4,33

9

Ban Truyền thông và Quan hệ đối ngoại

4,11

10

Đoàn Thanh niên

4,02

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 09/2018

Hiện nay, Cơ sở II có 10 đơn vị phối hợp các công tác với nhau trong việc quản lý sinh viên. Thực tế khảo sát cho thấy công tác phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên đều đạt từ loại Khá trở lên, trong đó có 06/10 (tương đương 60%) các đơn vị đạt mức Tốt về công tác phối hợp giữa các đơn vị với nhau này. Cụ thể, Ban Quản lý Đào tạo được đánh giá ở mức 3,77/5; Ban Đào tạo quốc tế được đánh giá ở mức 3,88/5; Ban Kế hoạch – Tài chính được đánh giá ở mức 4,09/5; Ban Công tác chính trị - Sinh viên được đánh giá ở mức 4,04; Ban Quản trị - Thiết bị được đánh giá ở mức 3,69; Ban Thông tin – Thư viện được đánh giá ở mức 4,16/5; Ban Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế được đánh giá ở mức 3,64/5; Ban Khảo thí – Đảm bảo chất lượng được đánh giá ở mức 4,33/5; Ban Truyền thông và Quan hệ đối ngoại được đánh giá ở mức 4,11/5; Đoàn Thanh niên được đánh giá ở mức 4,02/5.

Kết quả trên cho thấy sự đồng bộ, năng động, mối quan hệ tương tác trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giữa các đơn vị với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý sinh viên. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được thể hiện rõ ràng, đồng bộ do đó đã phân định được trách nhiệm trong công tác quản lý sinh viên nên việc phối hợp công tác giữa các đơn vị tại Cơ sở II đạt hiệu quả tốt, từ đó cho thấy:

  • Phối hợp xây dựng công việc, kế hoạch sát thực tế, khoa học, hợp lý, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và bao quát được tình hình, yêu cầu thực tế của sinh viên trong hoạt động học tập và rèn luyện;
  • Có sự chủ động trong duy trì quan hệ công tác thường xuyên giữa các đơn vị với nhau bằng nhiều hình thức, nên việc cung cấp thông tin thuận lợi, kịp thời, đầy đủ và tương đối chính xác, phục vụ khá và tốt hoạt động quản lý, phối hợp giữa các đơn vị với nhau;
  • Các đơn vị đã thể hiện rõ công tác tham mưu, đề xuất các kế hoạch hoạt động, các giải pháp và các công việc cụ thể để có thể phục vụ tốt nhất các yêu cầu, nhu cầu của sinh viên;
  • Các đơn vị phối hợp linh hoạt với nhau trong tổ chức đối thoại, hòa giải, tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới sinh viên, góp phần xây dựng một Cơ sở II có hình ảnh ngày càng đẹp

            Nhìn chung, sự phối hợp trong công tác của các đơn vị được thể hiện qua các số liệu khảo sát nêu trên chứng minh sự nhịp nhàng, đồng bộ, hạn chế tình trạng chậm trễ tiến độ, dẫn đến đảm bảo quyền lợi, đáp ứng được mạnh mẽ nhu cầu của sinh viên trong hoạt động học tập và giảng dạy.

Bảng 2. Kết quả đánh giá về công tác phối hợp giữa các đơn vị

trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II

TT

Tiêu chí đánh giá

Kết quả đánh giá

1

Mức độ đầy đủ của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành

4,02

2

Mức độ chi tiết của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành

3,92

3

Mức độ đáp ứng về tiến độ khi phối hợp với các đơn vị

3,97

4

Chất lượng phối hợp với các đơn vị

3,93

5

Sự thân thiện, tích cực trong quá trình phối hợp công tác

4,07

6

Đánh giá chung về phối hợp công tác

với các đơn vị

3,93

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 9/2018

Muốn quản lý sinh viên tốt phải có sự phối hợp tốt giữa quy trình hợp tác phối hợp giữa các Ban, bộ phận. Có một quy trình tốt, đầy đủ, chi tiết, có sự phối hợp nhịp nhàng, thân thiện nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục sinh đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Thực tế cho thấy, đa số công tác phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II, cụ thể như sau:

 Mức độ đầy đủ của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành được đánh giá khá tốt ở mức độ 4,02 trong thang điểm 5. Điều này chứng tỏ quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành là tốt. Mức độ chi tiết của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành được đánh giá ở mức độ 3,92 trong thang điểm 5. Điều này chứng minh mức độ chi tiết của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành là chi tiết đầy đủ. Mức độ đáp ứng về tiến độ khi phối hợp với các đơn vị được đánh giá là 3,97 xấp xỉ 4 trong thang điểm 5. Cho thấy mức độ đáp ứng về tiến độ khi phối hợp của các đơn vị rất nhịp nhàng và khá tốt. Chất lượng phối hợp với các đơn vị được đánh giá là 3,93 trong thang điểm 5 cũng đạt mức độ tốt. Điều đó cho thấy chất lượng hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị tại Cơ sở II đạt kết quả tốt. Sự thân thiện, tích cực trong quá trình phối hợp công tác được đánh giá là 4,07 xấp xỉ 4 trong thang điểm 5 cũng đạt mức độ là tốt.

            Đánh giá chung về phối hợp công tác với các đơn vị được đánh giá là 3,93 xấp sỉ 4 trong thang điểm 5. Điều này cho thấy sự phối hợp công tác giữa các đơn vị tại cơ sở II được đánh giá tốt cả về chất và lượng.

  • Đánh giá của sinh viên về công tác phối hợp trong quản lý sinh viên tại Cơ sở II: Sinh viên được phát phiếu khảo sát và được hướng dẫn đánh giá các nội dung công tác liên quan đến quản lý sinh viên theo thang Likert 5 mức. Kết quả khảo sát được nhập vào Excel và xử lý bằng cách tính điểm trung bình.

Bảng 3. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác tổ chức nhập học

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Sinh viên chính quy

Sinh viên đào tạo quốc tế

Toàn bộ sinh viên

1.

Công tác đón tiếp tân sinh viên (SV) nhập học chu đáo, ân cần, thuận tiện

4,05

3,78

4,03

2.

Thông tin hướng dẫn tân SV nhập học được thông báo rõ ràng trên website, trên giấy báo nhập học

4,13

3,84

4,10

3.

Các anh chị SV hướng dẫn, tư vấn trên các trang mạng xã hội chu đáo, chi tiết cho tân SV trước khi nhập học

4,22

3,64

4,15

4.

Vào ngày nhập học, các anh chị SV tình nguyện hướng dẫn tận tâm

4,18

3,60

4,11

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 9/2018

Về công tác đón tiếp tân sinh viên nhập học chu đáo, ân cần, thuận tiện: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,03, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,05 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,78. Thực tế, cho thấy sinh viên Cơ sở II được đón tiếp cho công tác nhập học rất chu đáo, ân cần và thuận tiện. Ngày đầu tiên đến làm thủ tục nhập học, tất cả sinh viên đề được hướng dẫn rất chi tiết và chu đáo.

Về thông tin hướng dẫn tân SV nhập học được thông báo rõ ràng trên website, trên giấy báo nhập học: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,10, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,13, sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,84. Tất cả những hướng dẫn thủ tục đã được nhà trường đưa lên website để sinh viên tham khảo và nghiên cứu trước.

Về các anh chị SV hướng dẫn, tư vấn trên các trang mạng xã hội chu đáo, chi tiết cho tân SV trước khi nhập học: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,15, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,22 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,64. Hiện tại, Cơ sở II có khoảng 30 câu lạc bộ đội nhóm khác nhau. Mỗi câu lạc bộ là sân chơi rất hữu ích cho các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới vào trường.

            Về ngày nhập học, các anh chị SV tình nguyện hướng dẫn tận tâm: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,11, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,18 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,60. Trước mỗi kỳ nhập học của năm học mới, các bạn sinh viên tình nguyện của các khóa lớp đi trước luôn hướng dẫn rất tận tình, chu đáo cho các em khóa lớp sau. Công tác này được duy trì hàng năm từ việc hướng dẫn thông tin nhập học, tham gia các câu lạc bộ đến những thông tin về nhà trọ, ăn, ở và đi lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 4. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác khen thưởng, kỷ luật, chế độ

chính sách và quản lý sinh viên ngoại trú

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Sinh viên chính quy

Sinh viên đào tạo quốc tế

Toàn bộ sinh viên

1.              

Công tác khen thưởng SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời

3,75

3,53

3,72

2.              

Công tác kỷ luật SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời

3,92

3,78

3,90

3.              

Công tác đánh giá kết quả rèn luyện SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời

3,87

3,84

3,86

4.              

Công tác quản lý SV ngoại trú được CSII thực hiện nghiêm túc

3,63

3,62

3,63

5.              

Việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với SV được CSII thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, kịp thời

3,85

3,76

3,84

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 10/2018

Về công tác khen thưởng SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,72, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,75 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,53. Thực tế công tác khen thương sinh viên luôn được nhà trường quan tâm để động viên kịp thời cho các em.

Về công tác kỷ luật SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,90, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,92 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,78. Công tác này được cơ sở thực hiện rất nghiêm túc, công khai và đúng quy định để tạo ra kỷ luật trong toàn bộ sinh viên Cơ sở II.

Về công tác đánh giá kết quả rèn luyện SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,86, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,87 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,84. Công tác đánh giá kết quả rèn luyện của SV được Nhà trường thực hiện theo định kỳ và kế hoạch học tập của năm học. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên  được thực hiện rất khách quan và công khai cho toàn bộ sinh viên, đến từng sinh viên đang theo học tại Cơ sở II.

Về công tác quản lý SV ngoại trú được CSII thực hiện nghiêm túc: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,63, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,63 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,62. Hiện tại, vì điều kiện khuôn viên chật hẹp nên 100% sinh viên Cơ sở II phải ở bên ngoài. Mặc dù, tất cả sinh viên ở bên ngoài trường nhưng Cơ sở II phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương quản lý rất nghiêm túc.

Về việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với SV được CSII thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,84, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,85 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,76. Trong những năm qua, Cơ sở II luôn thực hiện các chính sách chế độ đầy đủ và kịp thời cho tất cả sinh viên, cụ thể như khen thưởng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, chính sách học bổng cho gia đình có công với cách mạng, hỗ trợ cho sinh viên vào những dịp tết,…

Bảng 5. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác tư vấn, hỗ trợ khác

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Sinh viên chính quy

Sinh viên đào tạo quốc tế

Toàn bộ sinh viên

1.

Hoạt động cố vấn học tập tại CS II hiệu quả

3,67

3,79

3,68

2.

Công tác của giáo viên chủ nhiệm chu đáo, hiệu quả, kịp thời giúp SV nắm vững quy định và giải quyết các vướng mắc.

3,79

3,95

3,81

3.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại CS II được triển khai tốt, chu đáo

3,64

3,78

3,66

4.

SV được thông báo đầy đủ và kịp thời về học bổng, học bổng khuyến khích học tập, học bổng vay vốn học tập Mabuchi

3,86

3,16

3,77

5.

Việc xét cấp học bổng thực hiện đúng quy định

3,89

3,57

3,85

6.              

SV đánh giá cao ý nghĩa nhân văn, động viên khi Nhà trường tổ chức trao học bổng cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán hàng năm

4,13

3,88

4,10

7.              

SV tiếp cận thuận lợi các thông tin về trao đổi sinh viên quốc tế, cơ hội giao lưu với chuyên gia nước ngoài

3,74

3,59

3,72

8.              

Hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi học thuật quốc gia, quốc tế được CS II quan tâm đầy đủ

3,87

3,97

3,88

9.              

Hoạt động của các câu lạc bộ thu hút rộng rãi SV tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu của SV

4,09

3,81

4,05

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 9/2018

Về hoạt động cố vấn học tập tại CS II hiệu quả: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,68, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,67 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,79. Hiện tại, Cơ sở tăng cường hoạt động cố vấn học tập cho toàn bộ các khóa lớp tại Cơ sở II. Đây là hoạt động rất ý nghĩa cho các bạn sinh viên trong việc định hướng, hỗ trợ học thuật và kịp thời nắm được những phản ảnh của sinh viên để báo cáo Nhà trường có những giải pháp quản lý kịp thời nhằm đáp ứng điều kiện học tốt nhất cho các em sinh viên.  

Về công tác của giáo viên chủ nhiệm chu đáo, hiệu quả, kịp thời giúp SV nắm vững quy định và giải quyết các vướng mắc: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,81, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,79 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,95. Trong những năm qua, công tác của giáo viên chủ nhiệm được chú trọng hơn cả để kịp thời hỗ trợ các em sinh viên toàn cơ sở II, từ những khó khăn trong cuộc sống đến những thủ tục hành chính tại trường.

Về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại CS II được triển khai tốt, chu đáo: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,66, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,64 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,78. Hiện tại, Cơ sở II có phòng y tế nhằm giúp cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của viên chức và sinh viên được tốt. Nhận thấy tầm quan trọng của việc này, hiện tại Cơ sở II có 02 cán bộ y tế có chuyên môn, làm việc và có đầy đủ các loại thuốc đáp ứng được việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho viên chức và sinh viên.

Về sinh viên được thông báo đầy đủ và kịp thời về học bổng, học bổng khuyến khích học tập, học bổng vay vốn học tập Mabuchi: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,77, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,86 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,16. Công tác tư vấn và hỗ trợ thông tin về học bổng, học bổng khuyến khích học tập của Nhà trường, của các đơn vị mạnh thường quân cấp học bổng luôn kịp thời và đầy đủ.

Về việc xét cấp học bổng thực hiện đúng quy định: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,85, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,89 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,57. Việc xét cấp học bổng tại cơ sở II được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ và khách quan. Thông thường, ngoài sự tham gia của Ban Giám đốc, ban chức năng còn có đại diện của các khóa lớp và đoàn hội.

Về SV đánh giá cao ý nghĩa nhân văn, động viên khi Nhà trường tổ chức trao học bổng cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán hàng năm: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,10, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,13 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,88. Nhận thấy đây là hoạt động rất có ý nghĩa và cũng động viên các em cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, hàng năm Cơ sở II tổ chức đợt trao học bổng dịp tết cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

Về SV tiếp cận thuận lợi các thông tin về trao đổi sinh viên quốc tế, cơ hội giao lưu với chuyên gia nước ngoài: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,72, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,74 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,59. Hiện tại, hàng năm Cơ sở II triển khai 2 đợt trao đổi sinh viên quốc tế cho toàn bộ sinh viên Cơ sở II và 2 đợt chuyên gia nước ngoài sang để giảng dạy kỹ năng mềm chi sinh viên. Tuy nhiên, do quy định của Nhà nước và Nhà trước cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở còn hạn chế nên hoạt động này trong thời gian qua cũng chưa mạnh mẽ lắm.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi học thuật quốc gia, quốc tế được CS II quan tâm đầy đủ: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,88, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,87 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,97. Hiện tại, Cơ sở II có thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học cho sinh viên Cơ sở II. Hàng năm, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học của sinh viên đều phát triển cả về chất và lượng. Điều này được thể hiện qua số lượng các giải thưởng và cuộc thi cấp quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng tăng.

Về hoạt động của các câu lạc bộ thu hút rộng rãi SV tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu của SV: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,05, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,09 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,81. Hiện nay, Cả cơ sở II có khoảng 30 câu lạc bộ, đội nhóm đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên. Hằng năm, các câu lạc bộ đều có hội nghị tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý câu lạc bộ. Công tác truyền thông của tất cả các câu lạc bộ rất được chú trọng và triển khai rộng rãi đến từng sinh viên. Mỗi sinh viên được tham gia cùng một lúc nhiều câu lạc bộ.

            Qua các đánh giá trên của sinh viên, có thể thấy phần lớn sinh viên đều đánh giá cao kết quả triển khai công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II và ghi nhận nỗ lực tạo ra môi trường phù hợp, thuận lợi để sinh viên học tập, rèn luyện.

            Tuy nhiên nhìn chung, sinh viên thuộc các chương trình đào tạo quốc tế chưa đánh giá cao các nỗ lực tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt cho sinh viên. Điều này hàm ý rằng các đơn vị quản lý sinh viên đào tạo quốc tế cần nỗ lực hơn nữa trong các công tác quản lý sinh viên để sinh viên cảm thấy hài lòng hơn về các hoạt động hỗ trợ trong quá trình sinh viên học tập tại Cơ sở II.

            Bên cạnh các kết quả quan trọng, nổi bật và chủ yếu như trên, công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II còn có một số hạn chế như sau: chưa xây dựng một khung phối hợp công tác để các đơn vị liên quan có thể hình dung tổng thể các hoạt động cần sự phối hợp giữa các đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể trong quá trình sinh viên học tập, rèn luyện tại Trường; công tác trao đổi thông tin còn chưa nhanh chóng do phải email cho nhiều bộ phận, cá nhân liên quan; chưa có sự kết nối, liên thông chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc khai thác các phầm mềm khác nhau tại các đơn vị khác nhau; có nhiều văn bản khác nhau hướng dẫn công tác phối hợp gây khó khăn cho công tác tiếp cận, theo dõi và thực hiện; công tác quản lý sinh viên còn nặng tính hành chính, chưa tạo ra tương tác nhanh chóng, thuận tiện, thân thiện và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của sinh viên và bối cảnh khai thác công nghệ thông tin trên nền tảng các các ứng dụng đang có. 

            Nhìn chung, công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II đã thực hiện nghiêm túc, đúng và đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương. Cơ sở II cũng đã chủ động ban hành các hướng dẫn triển khai công tác, trong đó hướng dẫn rõ cách thức, thời gian các đơn vị phối hợp công tác và kết quả cụ thể cho từng hoạt động phối hợp đó. Với các nỗ lực của Cơ sở II, qua khảo sát, sinh viên các khóa lớp đánh giá khá cao về các mặt công tác liên quan đến công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II. Tuy nhiên, để công tác phối hợp giữa các đơn vị hiệu quả hơn nữa, cần xem xét, triển khai một số giải pháp để công tác quản lý chặt chẽ hơn, tránh các thao tác trùng lắp, sử dụng nhiều hơn các ứng dụng của công nghệ thông tin để công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II thuận tiện, hiệu quả và thân thiện hơn nữa.

  1. Một số giải pháp nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II

4.1 Xây dựng khung phối hợp công tác quản lý sinh viên

            Cơ sở II nên xây dựng khung phối hợp công tác liên quan đến việc quản lý sinh viên theo từng mốc thời gian hay giai đoạn trong quá trình đào tạo để các đơn vị chủ động trong xây dựng kế hoạch công tác. Nhóm nghiên cứu gợi ý khung kế hoạch công tác trọng tâm như sau:

 

 

 

Bảng 6. Gợi ý khung kế hoạch công tác trọng tâm

Mốc thời gian

Công tác chính

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nội dung phối hợp

Nhập học đối với tân sinh viên

- Gán mã số sinh viên

- Thủ tục nhập học

- Chia lớp

Ban Quản lý Đào tạo

Ban Kế hoạch – Tài chính

Thu học phí

Ban Công tác Chính trị - Sinh viên

Quản lý khóa, lớp

Ban Khảo thí- Đảm bảo chất lượng

Tổ chức khảo sát Tiếng Anh, xếp lớp

Học kỳ 1

Chính trị đầu năm học

Ban Công tác Chính trị - Sinh viên

Ban Quản lý Đào tạo

Bố trí hội trường

Họp lớp

Giáo viên chủ nhiệm, Cố vấn học tập

Bộ môn, Ban CTCTSV

Xây dựng nội dung họp

Xét học bổng khuyến khích học tập

Ban Quản lý Đào tạo

Ban CTCTSV

Xét kết quả rèn luyện

Xét cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học

Ban Quản lý Đào tạo

Ban CTCTSV

Xét kết quả rèn luyện

Xét học bổng doanh nghiệp cấp

Ban CTCTSV

Ban Quản lý Đào tạo

Cung cấp kết quả học tập

Quản lý sinh viên ngoại trú

Ban CTCTSV

Đoàn – Hội

Thông tin tình hình sinh viên

Thi đua, khen thưởng

Ban CTCTSV

Ban Quản lý Đào tạo

Cung cấp kết quả học tập

Sinh viên nộp học phí

Ban kế hoạch Tài chính

Ban CTCTSV

Đôn đốc sinh viên

Học kỳ 2

Cơ bản tương tự như trên, trừ công tác nhập học

Trước khi sinh viên tốt nghiệp

 

Xét công nhận tốt nghiệp

Ban Quản lý Đào tạo

Ban KHTC

SV hoàn thành nghĩa vụ học phí

Ban TTTV

Sinh viên  hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả tài liệu đã mượn

Đoàn Trường

Chuẩn bị trả hồ sơ đoàn vụ

Chi bộ sinh viên

Hướng dẫn sinh viên – đảng viên chuẩn bị chuyển sinh hoạt đảng

           

  4.2 Thực hiện giải pháp công nghệ thông tin

  • Tăng cường khai thác trang web Cơ sở II: thay vì các đơn vị gửi email nhiều lần cho sinh viên và các đơn vị chức năng trong quá trình xử lý học bổng, xét kết quả rèn luyện, các đơn vị đưa thông tin lên trang web Cơ sở II, các đơn vị và cá nhân liên quan chủ động tải thông tin theo lịch tiến độ đã thông báo để giảm tải thao tác hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian công tác.
  • Khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm quản lý sinh viên và kết quả tham gia hoạt động của sinh viên. Phần mềm do Đoàn trường quản lý và vận hành cho phép tính điểm rèn luyện đoàn viên mỗi học kỳ. Sau mỗi hoạt động do Đoàn – Hội – CLB tổ chức, ban tổ chức hoạt động sẽ rà soát và cung cấp danh sách các sinh viên tham gia hoạt động theo mẫu về cho Đoàn trường để Đoàn trường cập nhật vào phần mềm để tính điểm và xuất ra file tổng hợp điểm rèn luyện theo từng khóa lớp vào cuối mỗi học kỳ. Chương trình phần mềm này cũng cho phép lưu trữ thông tin về các hoạt động mà mỗi sinh viên đã tham gia qua từng học kỳ trong suốt thời gian học tập tại trường.
  • Tăng cường kết nối các phần mềm khác nhau tại các đơn vị tham gia quản lý sinh viên, tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình quản lý.
  1. Một số kiến nghị với Nhà Trường và Cơ sở II nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II

Nhà trường có thể xem xét xây dựng quy trình phối hợp công tác giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đồng bộ trong toàn trường; xây dựng quy trình thống nhất quản lý dữ liệu quản lý sinh viên tại trụ sở chính tại Hà Nội và Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh. Công tác này có thể được thực hiện thông qua kết nối phần mềm dùng chung, giúp công tác quản lý thống nhất, dữ liệu tập trung, thuận tiện trong quản lý, điều hành, trích xuất dữ liệu phục vụ công tác quản lý và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo khi cần thiết.

Cơ sở II có thể xem xét tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm và thực tiễn tốt đã đạt được trong thời gian qua để triển khai trong quá trình thực hiện; thực hiện các giải pháp trình bày ở trên và thường xuyên theo dõi tính hiệu quả của các giải pháp để thực hiện các điều chỉnh một cách hiệu quả. 

  1. Kết luận

Công tác quản lý sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học. Với nhiều nội dung công tác khác nhau,  các cơ sở giáo dục đại học thường giao cho nhiều đơn vị chức năng triển khai các mảng công tác được phân công và do sự vậy, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời, hiệu quả giữa các đơn vị có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra môi trường học tập, rèn luyện, sinh hoạt thân thiện cho sinh viên. Với những đặc thù trong hoạt động của mình, Cơ sở II đã chủ động trong việc xây dựng, ban hành các hướng dẫn để tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Cơ sở II. Công tác quản lý sinh viên nhìn chung được sinh viên tại Cơ sở II đánh giá cao, bao gồm cả sinh viên chính quy và sinh viên trong chương trình đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, để công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện và thân thiện hơn nữa, Cơ sở II nên xem xét triển khai các giải pháp như: xây dựng khung phối hợp công tác quản lý sinh viên giữa các đơn vị liên quan; thực hiện giải pháp công nghệ thông tin như: tăng cường khai thác trang web Cơ sở II, khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm quản lý sinh viên và kết quả tham gia hoạt động của sinh viên; tăng cường kết nối các phần mềm khác nhau tại các đơn vị tham gia quản lý sinh viên; tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình quản lý.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDDT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp hệ thống giáo dục quốc dân.
  3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT ngày 12/8/2015 về Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy.
  4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 về Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ đại học chính quy.
  5. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2015a), Hướng dẫn số 871/HD-ĐHNT-CSII ngày 09/10/2015 của Ban Giám đốc Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp.HCM về công tác hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật.
  6. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2015b), Hướng dẫn số 1193 /HD-ĐHNT-CSII ngày 11/12/2015 về quy trình phối hợp nhắc nhở sinh viên tại Cơ sở II hoàn thành các nghĩa vụ trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
  7. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2017c), Hướng dẫn số 1243/HD-CSII ngày 11/09/2017 về phối hợp công tác truyền thông và triển khai học bổng khuyến khích học tập, chính sách hỗ trợ cho sinh viên hệ chính quy.
  8. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2017d), Thông báo số 1438/TB-CSII ngày 06/10/2017 về đăng ký tạm vắng, tạm trú.
  9. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2017e), Hướng dẫn số 2053/HD-CSII ngày 27/12/2017 về việc quản lý sinh viên/học viên các chương trình đào tạo quốc tế tại CSII.
  10. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2018), Hướng dẫn số 71/HD-ĐHNT-CSII ngày 18/01/2018 về phối hợp công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên chính quy.
  11. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ Hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
  12. Trường Đại học Ngoại thương (2017a), Quyết định số 1142/ QĐ-ĐHNT ngày 30/06/2017 về việc ban hành quy định về quản lý đào tạo và quản lý người học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Trường Đại học Ngoại thương.
  13. Trường Đại học Ngoại thương (2017b), Quyết định số 2870/QĐ-ĐHNT ngày 28/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương quy định về công tác sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: nguyenxuanminh.cs2@ftu.edu.vn

 

TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN CỦA CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Xuân Minh[1]

 

 

Tóm tắt

Bài viết tập trung phân tích sự phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương, bao gồm cả sinh viên chính quy và sinh viên trong chương trình đào tạo quốc tế. Để có cơ sở phân tích và đánh giá, tác giả bài viết sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, cụ thể là sử dụng phiếu điều tra khảo sát với gần 500 sinh viên và các ban chức năng có liên quan đến quản lý sinh viên tại Cơ sở II. Sau khi phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II như xây dựng khung phối hợp công tác quản lý sinh viên giữa các đơn vị liên quan; thực hiện giải pháp công nghệ thông tin như tăng cường khai thác trang web Cơ sở II, khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm quản lý sinh viên và kết quả tham gia hoạt động của sinh viên; tăng cường kết nối các phần mềm khác nhau tại các đơn vị tham gia quản lý sinh viên; tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình quản lý.

Từ khóa: tăng cường phối hợp, công tác quản lý sinh viên, Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II

Abstract

The paper focuses on analyzing the coordination among the subordinate divisions in the management of students at the Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus, including full – time students and international cooperating program students. For the purposes of analyzing and evaluating, the author uses the sociological survey method, in particular using the questionnaire with nearly 500 students and all relevant divisions at Ho Chi Minh City Campus. After analyzing, the author proposes some solutions to strengthen the coordination among student management divisions at Ho Chi Minh City Campus such as developing a framework for coordinating the students management among relevant divisions; implementing information technology solutions such as enhancing the exploitation of the website, effectively exploiting student management software programs and results of students' participation in activities; enhancing the connection of various softwares at participating student management divisions; enhancing interaction with students in the management process.

Key words: enhancing coordination, student management, Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus

  1. Đặt vấn đề

Sinh viên là trung tâm của tất cả các hoạt động đào tạo ở trường đại học. Công tác quản lý sinh viên được thực hiện tốt sẽ mang đến cho sinh viên nhiều tiện ích, từ đó sinh viên cải thiện được kết quả học tập, rèn luyện, góp phân nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Mặt khác, công tác quản lý sinh viên được thực hiện tốt cũng là chìa khóa để trường đại học có thể tiết kiệm nhân lực, tài chính, thời gian để tập trung đầu tư nhiều hơn vào hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Quản lý sinh viên tại trường đại học là mảng công tác phức tạp rất nhiều nội dung bao gồm học tập, rèn luyện, chế độ chính sách, tài chính, khai thác tài nguyên của nhà trường, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt Đoàn – Hội… do nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số đặc thù trong cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp công tác và hệ thống hạ tầng công nghệ kết nối còn một số hạn chế nên vấn đề tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên với điều kiện đặc thù của Cơ sở II thông qua việc thực hiện đề tài “Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên của Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề cấp thiết.

  1. Khái quát về công tác quản lý sinh viên và sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên

           Công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học chính quy hiện đang áp dụng theo quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác quản lý sinh viên là một bộ phận trong công tác sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học. Công tác quản lý sinh viên bao gồm 5 hoạt động chính: công tác hành chính, công tác khen thưởng và kỷ luật, công tác sinh viên nội trú, ngoại trú; công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học và thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên.

Công tác hành chính bao gồm các hoạt động tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển, sắp xếp, bố trí sinh viên vào các lớp; chỉ định ban cán sự lớp lâm thời, làm thẻ sinh viên, thẻ thư viện; quản lý, tổ chức cấp phát văn bằng, chứng chỉ của sinh viên; thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến sinh viên; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến sinh viên.

Công tác khen thưởng và kỷ luật bao gồm các hoạt động theo dõi, đánh giá ý thức học tập; tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; phân loại, xếp loại sinh viên cuối mỗi học kỳ, năm học, khóa học; phát động, tổ chức các phong trào thi đua trong sinh viên; Tổ chức đánh giá, bình bầu và khen thưởng cho tập thể, cá nhân sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế, quy định về học tập và rèn luyện đối với sinh viên; tham mưu, theo dõi và tổng hợp việc xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm theo quy định.

Công tác sinh viên nội trú, ngoại trú bao gồm các hoạt động tổ chức thực hiện các nội dung, biện pháp công tác sinh viên nội trú, ngoại.

Công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học bao gồm các hoạt động ban hành nội quy, quy định, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong sinh viên; phối hợp với công an địa phương thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trường học; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự trường học và các vụ việc liên quan đến sinh viên ở trong và ngoài cơ sở giáo dục đại học.

Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên bao gồm tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và giải quyết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến sinh viên theo quy định.

Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung. Phối hợp còn được định nghĩa là việc thống nhất, kết hợp và đồng bộ các nỗ lực của tất cả thành viên torng một tập thể hướng đến thống nhất hành động trong quá trình theo đổi mục tiêu chung. Qua các khái niệm trên, có thể thấy rằng phối hợp đến từ các thành viên, đơn vị trong một tập thể và hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của tổ chức. Sự phối hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hướng đến việc đạt được các mục tiêu chung. Các cá nhân, đơn vị tham gia vào một hoạt động nào đó đều có thể có các mục tiêu của cá nhân, mục tiêu của từng đơn vị. Tuy nhiên, khi triển khai một hoạt động cần đến sự tham gia, triển khai các hoạt động chung thì mục tiêu chung của tập thể phải được đặt lên hàng đầu. Thiếu sự phối hợp đó, công tác triển khai sẽ không còn hướng đến mục tiêu chung nữa và nhiệm vụ không thể hoàn thành. Công tác phối hợp phải được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của một chu trình quản trị: phối hợp trong hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Sự phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị thể hiện ở các nét sau đây: nỗ lực của cả nhóm, thống nhất trong hành động, chia sẻ mục tiêu chung, là một quá trình liên tục, thể hiện rõ trách nhiệm của cấp quản lý, sự hợp lực của tất cả các nỗ lực của các bên tham gia. Quá trình phối hợp công tác sẽ giúp các đơn vị liên quan xử lý tốt các tình huống phát sinh, triển khai các hoạt động một cách linh hoạt, đạt được chuẩn mực công tác yêu cầu, xử lý tốt các công tác có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị. Thông qua sự phân công, phối hợp trong một mảng hoạt động nào đó, các đơn vị có điều kiện để chuyên môn hóa phần việc mà một nhóm đảm nhận; thúc đẩy các hoạt động theo nhóm, khai thác sức mạnh tổng hợp và lợi thế so sánh của từng đơn vị và thông qua đó giúp đơn vị ngày càng phát triển.

Để công tác phối hợp đạt kết quả tốt, các tổ chức cần phải hoạch định từ sớm và cẩn thận, chi tiết; đơn giản hóa cơ cấu tổ chức, trao đổi thông tin và truyền đạt một cách hiệu quả; phát huy vai trò lãnh đạo và giám sát, luồng tuyến chỉ đạo rõ ràng, trực tiếp trao đổi công tác khi có nội dung phát sinh phức tạp. Phương thức phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên bao gồm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ đã được hiệu trưởng nhà trường giao; phối hợp thông qua các kế hoạch hoặc phân công công tác; phối hợp thông qua các cuộc họp giao ban, họp xử lý các vấn đề phát sinh; phối hợp thông qua việc trao đổi các ý kiến điều chỉnh quy trình, quy định liên quan để xử lý công tác kịp thời, hiệu quả.

  1. Thực trạng công tác quản lý sinh viên và phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II TP.HCM

           Trong thời gian qua, công tác phối hợp công tác quản lý sinh viên chính quy và sinh viên liên kết đào tạo quốc tế đã được các đơn vị chức năng tại Cơ sở II triển khai rất tốt. Các quy trình phối hợp công tác được xây dựng chi tiết, thể hiện rõ các bước công tác, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, kết quả công tác cần phải đạt được. Cơ sở II cũng đã thống nhất phương châm xử lý công tác: khi có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các đơn vị chức năng tích cực, chủ động trong phối hợp với nhau, tìm biện pháp tháo gỡ thông qua trao đổi email, điện thoại hay tổ chức họp trực tiếp. Trong trường hợp không thể tìm ra giải pháp phù hợp thì các đơn bị báo cáo Ban Giám đốc để có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Công tác phối hợp hiệu quả còn nhờ vào cơ chế: trước khi CS II họp xét bất kỳ nội dung nào, các đơn vị chức năng tham mưu phải tổ chức họp sâu về chuyên môn trước khi các hội đồng họp xét theo quy định. Do vậy, công tác họp xét đạt kết quả tốt do sự công phu trong chuẩn bị tài liệu, các đơn vị thảo luận sâu về chuyên môn và các cuộc họp không mất nhiều thời gian.

           Đối với sinh viên chính quy, công tác phối hợp thực hiện theo các khâu công tác như: tổ chức nhập học và lưu trữ hồ sơ; đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên; quản lý sinh viên ngoại trú; khen thưởng, kỷ luật sinh viên; chế độ, chính sách và hỗ trợ đối với sinh viên; công tác liên quan đến việc sinh viên tốt nghiệp.  

Đối với công tác quản lý sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, các đơn vị chức năng tại Cơ sở II triển khai phối hợp với nhau trong công tác tổ chức nhập học, lưu trữ hồ sơ và công tác khen thưởng, kỷ luật sinh viên. Công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: chất lượng công tác phối hợp tốt, đảm bảo tiến độ công tác, đảm bảo công tác quản lý sinh viên theo đúng quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Ngoại thương. Kết quả của sự phối hợp tốt thể hiện ở việc sinh viên đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị chức năng trong công tác liên quan.

           Bên cạnh việc hoàn thành công tác phối hợp quản lý sinh viên theo quy định hiện hành, để đáp ứng yêu cầu công tác, Cơ sở II đã triển khai thêm một số hoạt động phối hợp:

  • Sau khi có danh sách sinh viên trúng tuyển, Ban Quản lý Đào tạo tiến hành gán mã sinh viên và chuyển danh sách đến các đơn vị liên quan để chuẩn bị chu đáo cho công tác nhập học và thống nhất quản lý sinh viên theo mã số sinh viên ngay từ khi chuẩn bị nhập học.
  • Về đôn đốc sinh viên nộp học phí đúng hạn: căn cứ vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trên hệ thống phần mềm, phần mềm sẽ tự tính số học phí sinh viên phải nợp trong học kỳ. Sinh viên tự thao tác và nộp học phí trực tuyến. Ban kế hoạch – Tài chính được phân quyền truy cập phần mềm và có thể lọc ra danh sách sinh viên nợ học phí để chuyển đến Ban Công tác Chính trị - Sinh viên đôn đốc sinh viên hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp vì lý do khó khăn tạm thời, sinh viên nộp đơn xin chậm nộp học phí để các đơn vị chức năng trình Giám đốc xem xét, phê duyệt. Sự phối hợp hiệu quả này giúp đảm bảo thu đủ học phí kịp thời, đồng thời giải quyết đúng quy định khi sinh viên gặp khó khăn về tài chính.
  • Khi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, Ban Quản lý Đào tạo sẽ thông báo để Ban Kế hoạch – Tài chính rà soát tình hình nộp học phí trong cả khóa đào tạo của sinh viên; Ban Thông tin – thư viện rà soát việc sinh viên hoàn trả sách báo đã mượn từ thư viện, Đoàn Trường chuẩn bị trả số đoàn viên cho đoàn viên khi tốt nghiệp, Chi bộ Đảng rà soát sinh viên- đảng viên sắp tốt nghiệp để hướng dẫn chuyển sinh hoạt Đảng.

Cơ sở II chỉ ký danh sách sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ của Nhà trường. Thao tác này đảm bảo tính chặt chẽ trong quản lý, tính đồng bộ và kịp thời trong phối hợp và giáo dục cho sinh viên ý thức kỷ luật và trách nhiệm sinh viên một cách thiết thực.

Để đánh giá về kết quả công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc quản lý sinh viên, nhóm nghiên cứu không đưa ra các ý kiến nhận định chủ quan mà tiến hành điều tra xã hội học với nhiều hình thức và đối tượng khác nhau để đảm bảo tính khách quan, xem xét từ nhiều phương diện, ý kiến từ các chủ thể khác nhau trong quá trình phối hợp này. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện các khảo sát với các hình thức như sau:

  • Đánh giá từ cấp trên trực tiếp của các đơn vị tham gia công tác quản lý sinh viên: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 3/3 (100%) thành viên Ban Giám đốc Cơ sở II theo hình thức phỏng vấn trực tiếp theo các câu hỏi gợi ý được gửi trước để Ban Giám đốc chuẩn bị. Thành viên nhóm nghiên cứu xin lịch hẹn để phỏng vấn trực tiếp.
  • Đánh giá từ lãnh đạo các đơn vị có tham gia vào công tác quản lý sinh viên: là hình thức tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau từ các thành viên quản lý đồng cấp với sự tham gia của 9/9 (100%) thành viên. Hình thức khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát với 2 phần: phần 1 là các đánh giá mang tính định lượng về các khía cạnh trong công tác phối hợp với thang đo Likert 5 mức và phần 2 là phần đóng góp ý kiến của các lãnh đạo đơn vị về cách thức có thể hoàn thiện hơn nữa công tác phối hợp trong quản lý sinh viên.
  • Đánh giá từ sinh viên: Đây là đánh giá của đối tượng chịu sự tương tác trực tiếp với các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong quá trình quản lý sinh viên. Mẫu khảo sát gồm 500 sinh viên thuộc chương trình đào tạo chính quy thuộc tất cả các năm, các chuyên ngành, các loại hình chương trình và sinh viên trong chương trình liên kết đào tạo quốc tế gồm tất cả các chương trình liên kết với tất cả các đối tác, sinh viên trong tất cả các năm có học tập tại Cơ sở II. Thông thường, quy mô mẫu bằng 5 lần số biến quan sát, như vậy với bảng câu hỏi có 26 câu, quy mô mẫu tối thiểu là 130 quan sát. Do sự thuận lợi trong công tác triển khai và bên cạnh nhiệm vụ khoa học của đề tài, Cơ sở II còn mong muốn khảo sát ý kiến của sinh viên rộng hơn nên đã tiến hành phát ra 500 phiếu, thu về 482 phiếu, tỷ lệ phiếu thu về đạt 96%; số phiếu thu về bằng 23% so với tổng thể. Do vậy, cách lựa chọn mẫu và phân bổ mẫu có thể giúp mẫu khảo sát có tính đại diện cao. Nhóm nghiên cứu nhờ Ban Công tác Chính trị - Sinh viên và Ban Đào tạo quốc tế phát phiếu cho lớp trưởng, yêu cầu lớp trưởng phát phiếu theo cơ cấu mẫu khảo sát đã xác định một cách ngẫu nhiên cho sinh viên trong lớp và thu phiếu về. Có thể xem cách thức chọn đối tượng trả lời khảo sát là ngẫu nhiên và phân tầng (theo chương trình, chuyên ngành, năm đào tạo...).

            Với cách thức khảo sát, thu thập thông tin đa dạng, với sự tham gia của tất cả các chủ thể liên quan đến công tác quản lý sinh viên như đã trình bày ở trên, nhóm thực hiện đề tài cho rằng các nhận định trong công trình này phản ánh các ý kiến, đánh giá khách quan của tất cả các bên liên quan, không mang tính chủ quan từ ý kiến của nhóm nghiên cứu.

  • Đánh giá của Ban Giám đốc về công tác phối hợp trong quản lý sinh viên tại Cơ sở II: Các Thầy cô là thành viên Ban Giám đốc đã tích cực trả lời phỏng vấn của nhóm nghiên cứu và chia sẻ các thông tin quý báu. Khi đánh giá về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác hành chính, Ban Giám đốc cho rằng các đơn vị đã thực hiện tốt các quy trình công tác, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm hỗ trợ tốt cho sinh viên khi SV làm thủ tục hành chính tại CSII. Các thủ tục này được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn và biểu mẫu được cung cấp trên trang web, thuận tiện cho sinh viên sử dụng.

Về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác khen thưởng và kỷ luật, Ban Giám đốc ghi nhận luôn có sự phối hợp giữa Ban CTCT&SV, Ban QLĐT, Ban TCHC, Đoàn TN, Hội SV để việc khen thưởng, kỷ luật sinh viên được công bằng, nghiêm minh; Công tác khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng người, đúng việc, luôn có tài liệu minh chứng đi kèm. Sinh viên vi phạm các quy định được nhắc nhở nếu tái diễn thì ghi nhận vào kết quả rèn luyện theo đúng quy định hiện hành.

Về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác sinh viên nội trú, ngoại trú và an ninh trật tự trường học, Ban Giám đốc nhận xét rằng công tác này được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành. Khi nhập học, tân sinh viên cung cấp thông tin về hộ khẩu thường trù, chỗ ở tạm trú. Khi sinh viên thay đổi chỗ ở thì cập nhật vào thông tin cá nhân trong tài khoản cá nhân sinh viên trên web của Cơ sở II; các đơn vị luôn phối hợp tốt trong việc nhắc nhở sinh viên nhằm đảm bảo, duy trì an ninh, trật tự trong trường. Ban Quản trị- Thiết bị thường xuyên kiểm tra, giám sát khách ra vào; nhắc nhở sinh viên.

Về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng của Cơ sở II trong công tác thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên, Ban QLĐT, Ban CTCT&SV phối hợp, rà soát các đối tượng ưu tiên, chính sách để thực hiện các chế độ, chính sách cho sinh viên đầy đủ theo quy định và hướng dẫn hoặc phân bổ kinh phí của Nhà trường.

Ban Giám đốc cho rằng công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng tại Cơ sở II đạt kết quả tốt chủ yếu là do các yếu tố sau: Cơ sở II đã ban hành các quy trình phối hợp công tác chi tiết giữa các đơn vị; lãnh đạo các đơn vị có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác triển khai, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh.; Cơ sở II đã xây dựng bảng theo dõi tiến độ công tác toàn Cơ sở II, trong đó có công tác quản lý sinh viên nên các đơn vị chủ động trong triển khai, Ban Giám đốc chủ động trong giám sát và nhờ vào việc Cơ sở II thực hiện đầy đủ quy định của Nhà trường về đảm bảo chất lượng công tác, kỷ luật công tác và quy chế làm việc. Ban Giám đốc cũng có nhận xét một số công tác chưa có quy trình phối hợp đủ chi tiết; trong quá trình phối hợp, các bên còn có tâm lý ngại va chạm, chưa thẳng thắn góp ý; chưa chủ động báo cáo Ban Giám đốc về việc soạn thảo các hướng dẫn chi tiết để công tác phối hợp nhanh chóng, hiệu quả và không trùng lắp.

  • Đánh giá của lãnh đạo các đơn vị về công tác phối hợp trong quản lý sinh viên tại Cơ sở II: Phối hợp các đơn vị trong việc tham gia xây dựng và phát triển Cơ sở II, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, chăm lo đời sống cán bộ, giảng viên, tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường–gia đình–xã hội, đến việc tham gia giáo dục sinh viên là công tác được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, việc đánh giá phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên luôn được CSII quan tâm đặt lên hàng đầu.

 

 

 

Bảng 1. Kết quả đánh giá của các trưởng đơn vị

về công tác phối hợp với các đơn vị được hỏi

TT

Đơn vị phối hợp

Kết quả đánh giá

1

Ban Quản lý Đào tạo

3,77

2

Ban Đào tạo quốc tế

3,88

3

Ban Kế hoạch – Tài chính

4,09

4

Ban Công tác chính trị - Sinh viên

4,04

5

Ban Quản trị - Thiết bị

3,69

6

Ban Thông tin – Thư viện

4,16

7

Ban Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế

3,64

8

Ban Khảo thí – Đảm bảo chất lượng

4,33

9

Ban Truyền thông và Quan hệ đối ngoại

4,11

10

Đoàn Thanh niên

4,02

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 09/2018

Hiện nay, Cơ sở II có 10 đơn vị phối hợp các công tác với nhau trong việc quản lý sinh viên. Thực tế khảo sát cho thấy công tác phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên đều đạt từ loại Khá trở lên, trong đó có 06/10 (tương đương 60%) các đơn vị đạt mức Tốt về công tác phối hợp giữa các đơn vị với nhau này. Cụ thể, Ban Quản lý Đào tạo được đánh giá ở mức 3,77/5; Ban Đào tạo quốc tế được đánh giá ở mức 3,88/5; Ban Kế hoạch – Tài chính được đánh giá ở mức 4,09/5; Ban Công tác chính trị - Sinh viên được đánh giá ở mức 4,04; Ban Quản trị - Thiết bị được đánh giá ở mức 3,69; Ban Thông tin – Thư viện được đánh giá ở mức 4,16/5; Ban Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế được đánh giá ở mức 3,64/5; Ban Khảo thí – Đảm bảo chất lượng được đánh giá ở mức 4,33/5; Ban Truyền thông và Quan hệ đối ngoại được đánh giá ở mức 4,11/5; Đoàn Thanh niên được đánh giá ở mức 4,02/5.

Kết quả trên cho thấy sự đồng bộ, năng động, mối quan hệ tương tác trong phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giữa các đơn vị với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý sinh viên. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được thể hiện rõ ràng, đồng bộ do đó đã phân định được trách nhiệm trong công tác quản lý sinh viên nên việc phối hợp công tác giữa các đơn vị tại Cơ sở II đạt hiệu quả tốt, từ đó cho thấy:

  • Phối hợp xây dựng công việc, kế hoạch sát thực tế, khoa học, hợp lý, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và bao quát được tình hình, yêu cầu thực tế của sinh viên trong hoạt động học tập và rèn luyện;
  • Có sự chủ động trong duy trì quan hệ công tác thường xuyên giữa các đơn vị với nhau bằng nhiều hình thức, nên việc cung cấp thông tin thuận lợi, kịp thời, đầy đủ và tương đối chính xác, phục vụ khá và tốt hoạt động quản lý, phối hợp giữa các đơn vị với nhau;
  • Các đơn vị đã thể hiện rõ công tác tham mưu, đề xuất các kế hoạch hoạt động, các giải pháp và các công việc cụ thể để có thể phục vụ tốt nhất các yêu cầu, nhu cầu của sinh viên;
  • Các đơn vị phối hợp linh hoạt với nhau trong tổ chức đối thoại, hòa giải, tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan tới sinh viên, góp phần xây dựng một Cơ sở II có hình ảnh ngày càng đẹp

            Nhìn chung, sự phối hợp trong công tác của các đơn vị được thể hiện qua các số liệu khảo sát nêu trên chứng minh sự nhịp nhàng, đồng bộ, hạn chế tình trạng chậm trễ tiến độ, dẫn đến đảm bảo quyền lợi, đáp ứng được mạnh mẽ nhu cầu của sinh viên trong hoạt động học tập và giảng dạy.

Bảng 2. Kết quả đánh giá về công tác phối hợp giữa các đơn vị

trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II

TT

Tiêu chí đánh giá

Kết quả đánh giá

1

Mức độ đầy đủ của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành

4,02

2

Mức độ chi tiết của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành

3,92

3

Mức độ đáp ứng về tiến độ khi phối hợp với các đơn vị

3,97

4

Chất lượng phối hợp với các đơn vị

3,93

5

Sự thân thiện, tích cực trong quá trình phối hợp công tác

4,07

6

Đánh giá chung về phối hợp công tác

với các đơn vị

3,93

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 9/2018

Muốn quản lý sinh viên tốt phải có sự phối hợp tốt giữa quy trình hợp tác phối hợp giữa các Ban, bộ phận. Có một quy trình tốt, đầy đủ, chi tiết, có sự phối hợp nhịp nhàng, thân thiện nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục sinh đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Thực tế cho thấy, đa số công tác phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II, cụ thể như sau:

 Mức độ đầy đủ của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành được đánh giá khá tốt ở mức độ 4,02 trong thang điểm 5. Điều này chứng tỏ quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành là tốt. Mức độ chi tiết của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành được đánh giá ở mức độ 3,92 trong thang điểm 5. Điều này chứng minh mức độ chi tiết của các quy trình phối hợp công tác CS II đã ban hành là chi tiết đầy đủ. Mức độ đáp ứng về tiến độ khi phối hợp với các đơn vị được đánh giá là 3,97 xấp xỉ 4 trong thang điểm 5. Cho thấy mức độ đáp ứng về tiến độ khi phối hợp của các đơn vị rất nhịp nhàng và khá tốt. Chất lượng phối hợp với các đơn vị được đánh giá là 3,93 trong thang điểm 5 cũng đạt mức độ tốt. Điều đó cho thấy chất lượng hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị tại Cơ sở II đạt kết quả tốt. Sự thân thiện, tích cực trong quá trình phối hợp công tác được đánh giá là 4,07 xấp xỉ 4 trong thang điểm 5 cũng đạt mức độ là tốt.

            Đánh giá chung về phối hợp công tác với các đơn vị được đánh giá là 3,93 xấp sỉ 4 trong thang điểm 5. Điều này cho thấy sự phối hợp công tác giữa các đơn vị tại cơ sở II được đánh giá tốt cả về chất và lượng.

  • Đánh giá của sinh viên về công tác phối hợp trong quản lý sinh viên tại Cơ sở II: Sinh viên được phát phiếu khảo sát và được hướng dẫn đánh giá các nội dung công tác liên quan đến quản lý sinh viên theo thang Likert 5 mức. Kết quả khảo sát được nhập vào Excel và xử lý bằng cách tính điểm trung bình.

Bảng 3. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác tổ chức nhập học

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Sinh viên chính quy

Sinh viên đào tạo quốc tế

Toàn bộ sinh viên

1.

Công tác đón tiếp tân sinh viên (SV) nhập học chu đáo, ân cần, thuận tiện

4,05

3,78

4,03

2.

Thông tin hướng dẫn tân SV nhập học được thông báo rõ ràng trên website, trên giấy báo nhập học

4,13

3,84

4,10

3.

Các anh chị SV hướng dẫn, tư vấn trên các trang mạng xã hội chu đáo, chi tiết cho tân SV trước khi nhập học

4,22

3,64

4,15

4.

Vào ngày nhập học, các anh chị SV tình nguyện hướng dẫn tận tâm

4,18

3,60

4,11

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 9/2018

Về công tác đón tiếp tân sinh viên nhập học chu đáo, ân cần, thuận tiện: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,03, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,05 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,78. Thực tế, cho thấy sinh viên Cơ sở II được đón tiếp cho công tác nhập học rất chu đáo, ân cần và thuận tiện. Ngày đầu tiên đến làm thủ tục nhập học, tất cả sinh viên đề được hướng dẫn rất chi tiết và chu đáo.

Về thông tin hướng dẫn tân SV nhập học được thông báo rõ ràng trên website, trên giấy báo nhập học: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,10, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,13, sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,84. Tất cả những hướng dẫn thủ tục đã được nhà trường đưa lên website để sinh viên tham khảo và nghiên cứu trước.

Về các anh chị SV hướng dẫn, tư vấn trên các trang mạng xã hội chu đáo, chi tiết cho tân SV trước khi nhập học: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,15, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,22 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,64. Hiện tại, Cơ sở II có khoảng 30 câu lạc bộ đội nhóm khác nhau. Mỗi câu lạc bộ là sân chơi rất hữu ích cho các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới vào trường.

            Về ngày nhập học, các anh chị SV tình nguyện hướng dẫn tận tâm: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,11, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,18 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,60. Trước mỗi kỳ nhập học của năm học mới, các bạn sinh viên tình nguyện của các khóa lớp đi trước luôn hướng dẫn rất tận tình, chu đáo cho các em khóa lớp sau. Công tác này được duy trì hàng năm từ việc hướng dẫn thông tin nhập học, tham gia các câu lạc bộ đến những thông tin về nhà trọ, ăn, ở và đi lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 4. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác khen thưởng, kỷ luật, chế độ

chính sách và quản lý sinh viên ngoại trú

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Sinh viên chính quy

Sinh viên đào tạo quốc tế

Toàn bộ sinh viên

1.              

Công tác khen thưởng SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời

3,75

3,53

3,72

2.              

Công tác kỷ luật SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời

3,92

3,78

3,90

3.              

Công tác đánh giá kết quả rèn luyện SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời

3,87

3,84

3,86

4.              

Công tác quản lý SV ngoại trú được CSII thực hiện nghiêm túc

3,63

3,62

3,63

5.              

Việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với SV được CSII thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, kịp thời

3,85

3,76

3,84

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 10/2018

Về công tác khen thưởng SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,72, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,75 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,53. Thực tế công tác khen thương sinh viên luôn được nhà trường quan tâm để động viên kịp thời cho các em.

Về công tác kỷ luật SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,90, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,92 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,78. Công tác này được cơ sở thực hiện rất nghiêm túc, công khai và đúng quy định để tạo ra kỷ luật trong toàn bộ sinh viên Cơ sở II.

Về công tác đánh giá kết quả rèn luyện SV được CSII thực hiện nghiêm túc, công khai, đúng quy định và kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,86, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,87 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,84. Công tác đánh giá kết quả rèn luyện của SV được Nhà trường thực hiện theo định kỳ và kế hoạch học tập của năm học. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên  được thực hiện rất khách quan và công khai cho toàn bộ sinh viên, đến từng sinh viên đang theo học tại Cơ sở II.

Về công tác quản lý SV ngoại trú được CSII thực hiện nghiêm túc: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,63, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,63 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,62. Hiện tại, vì điều kiện khuôn viên chật hẹp nên 100% sinh viên Cơ sở II phải ở bên ngoài. Mặc dù, tất cả sinh viên ở bên ngoài trường nhưng Cơ sở II phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương quản lý rất nghiêm túc.

Về việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với SV được CSII thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, kịp thời: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,84, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,85 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,76. Trong những năm qua, Cơ sở II luôn thực hiện các chính sách chế độ đầy đủ và kịp thời cho tất cả sinh viên, cụ thể như khen thưởng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi, chính sách học bổng cho gia đình có công với cách mạng, hỗ trợ cho sinh viên vào những dịp tết,…

Bảng 5. Kết quả đánh giá của sinh viên về công tác tư vấn, hỗ trợ khác

TT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Sinh viên chính quy

Sinh viên đào tạo quốc tế

Toàn bộ sinh viên

1.

Hoạt động cố vấn học tập tại CS II hiệu quả

3,67

3,79

3,68

2.

Công tác của giáo viên chủ nhiệm chu đáo, hiệu quả, kịp thời giúp SV nắm vững quy định và giải quyết các vướng mắc.

3,79

3,95

3,81

3.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại CS II được triển khai tốt, chu đáo

3,64

3,78

3,66

4.

SV được thông báo đầy đủ và kịp thời về học bổng, học bổng khuyến khích học tập, học bổng vay vốn học tập Mabuchi

3,86

3,16

3,77

5.

Việc xét cấp học bổng thực hiện đúng quy định

3,89

3,57

3,85

6.              

SV đánh giá cao ý nghĩa nhân văn, động viên khi Nhà trường tổ chức trao học bổng cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán hàng năm

4,13

3,88

4,10

7.              

SV tiếp cận thuận lợi các thông tin về trao đổi sinh viên quốc tế, cơ hội giao lưu với chuyên gia nước ngoài

3,74

3,59

3,72

8.              

Hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi học thuật quốc gia, quốc tế được CS II quan tâm đầy đủ

3,87

3,97

3,88

9.              

Hoạt động của các câu lạc bộ thu hút rộng rãi SV tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu của SV

4,09

3,81

4,05

Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện tháng 9/2018

Về hoạt động cố vấn học tập tại CS II hiệu quả: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,68, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,67 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,79. Hiện tại, Cơ sở tăng cường hoạt động cố vấn học tập cho toàn bộ các khóa lớp tại Cơ sở II. Đây là hoạt động rất ý nghĩa cho các bạn sinh viên trong việc định hướng, hỗ trợ học thuật và kịp thời nắm được những phản ảnh của sinh viên để báo cáo Nhà trường có những giải pháp quản lý kịp thời nhằm đáp ứng điều kiện học tốt nhất cho các em sinh viên.  

Về công tác của giáo viên chủ nhiệm chu đáo, hiệu quả, kịp thời giúp SV nắm vững quy định và giải quyết các vướng mắc: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,81, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,79 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,95. Trong những năm qua, công tác của giáo viên chủ nhiệm được chú trọng hơn cả để kịp thời hỗ trợ các em sinh viên toàn cơ sở II, từ những khó khăn trong cuộc sống đến những thủ tục hành chính tại trường.

Về hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại CS II được triển khai tốt, chu đáo: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,66, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,64 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,78. Hiện tại, Cơ sở II có phòng y tế nhằm giúp cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu của viên chức và sinh viên được tốt. Nhận thấy tầm quan trọng của việc này, hiện tại Cơ sở II có 02 cán bộ y tế có chuyên môn, làm việc và có đầy đủ các loại thuốc đáp ứng được việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho viên chức và sinh viên.

Về sinh viên được thông báo đầy đủ và kịp thời về học bổng, học bổng khuyến khích học tập, học bổng vay vốn học tập Mabuchi: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,77, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,86 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,16. Công tác tư vấn và hỗ trợ thông tin về học bổng, học bổng khuyến khích học tập của Nhà trường, của các đơn vị mạnh thường quân cấp học bổng luôn kịp thời và đầy đủ.

Về việc xét cấp học bổng thực hiện đúng quy định: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,85, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,89 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,57. Việc xét cấp học bổng tại cơ sở II được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ và khách quan. Thông thường, ngoài sự tham gia của Ban Giám đốc, ban chức năng còn có đại diện của các khóa lớp và đoàn hội.

Về SV đánh giá cao ý nghĩa nhân văn, động viên khi Nhà trường tổ chức trao học bổng cho SV có hoàn cảnh gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán hàng năm: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,10, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,13 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,88. Nhận thấy đây là hoạt động rất có ý nghĩa và cũng động viên các em cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, hàng năm Cơ sở II tổ chức đợt trao học bổng dịp tết cho các em có hoàn cảnh khó khăn.

Về SV tiếp cận thuận lợi các thông tin về trao đổi sinh viên quốc tế, cơ hội giao lưu với chuyên gia nước ngoài: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,72, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,74 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,59. Hiện tại, hàng năm Cơ sở II triển khai 2 đợt trao đổi sinh viên quốc tế cho toàn bộ sinh viên Cơ sở II và 2 đợt chuyên gia nước ngoài sang để giảng dạy kỹ năng mềm chi sinh viên. Tuy nhiên, do quy định của Nhà nước và Nhà trước cũng như điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở còn hạn chế nên hoạt động này trong thời gian qua cũng chưa mạnh mẽ lắm.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi học thuật quốc gia, quốc tế được CS II quan tâm đầy đủ: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 3,88, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 3,87 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,97. Hiện tại, Cơ sở II có thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học cho sinh viên Cơ sở II. Hàng năm, hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học của sinh viên đều phát triển cả về chất và lượng. Điều này được thể hiện qua số lượng các giải thưởng và cuộc thi cấp quốc gia, khu vực và thế giới ngày càng tăng.

Về hoạt động của các câu lạc bộ thu hút rộng rãi SV tham gia, đáp ứng tốt nhu cầu của SV: Toàn bộ sinh viên Cơ sở II đánh giá là 4,05, trong đó, sinh viên chính quy đánh giá là 4,09 và sinh viên đào tạo quốc tế đánh giá là 3,81. Hiện nay, Cả cơ sở II có khoảng 30 câu lạc bộ, đội nhóm đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên. Hằng năm, các câu lạc bộ đều có hội nghị tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý câu lạc bộ. Công tác truyền thông của tất cả các câu lạc bộ rất được chú trọng và triển khai rộng rãi đến từng sinh viên. Mỗi sinh viên được tham gia cùng một lúc nhiều câu lạc bộ.

            Qua các đánh giá trên của sinh viên, có thể thấy phần lớn sinh viên đều đánh giá cao kết quả triển khai công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II và ghi nhận nỗ lực tạo ra môi trường phù hợp, thuận lợi để sinh viên học tập, rèn luyện.

            Tuy nhiên nhìn chung, sinh viên thuộc các chương trình đào tạo quốc tế chưa đánh giá cao các nỗ lực tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt cho sinh viên. Điều này hàm ý rằng các đơn vị quản lý sinh viên đào tạo quốc tế cần nỗ lực hơn nữa trong các công tác quản lý sinh viên để sinh viên cảm thấy hài lòng hơn về các hoạt động hỗ trợ trong quá trình sinh viên học tập tại Cơ sở II.

            Bên cạnh các kết quả quan trọng, nổi bật và chủ yếu như trên, công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II còn có một số hạn chế như sau: chưa xây dựng một khung phối hợp công tác để các đơn vị liên quan có thể hình dung tổng thể các hoạt động cần sự phối hợp giữa các đơn vị trong từng giai đoạn cụ thể trong quá trình sinh viên học tập, rèn luyện tại Trường; công tác trao đổi thông tin còn chưa nhanh chóng do phải email cho nhiều bộ phận, cá nhân liên quan; chưa có sự kết nối, liên thông chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc khai thác các phầm mềm khác nhau tại các đơn vị khác nhau; có nhiều văn bản khác nhau hướng dẫn công tác phối hợp gây khó khăn cho công tác tiếp cận, theo dõi và thực hiện; công tác quản lý sinh viên còn nặng tính hành chính, chưa tạo ra tương tác nhanh chóng, thuận tiện, thân thiện và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của sinh viên và bối cảnh khai thác công nghệ thông tin trên nền tảng các các ứng dụng đang có. 

            Nhìn chung, công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II đã thực hiện nghiêm túc, đúng và đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương. Cơ sở II cũng đã chủ động ban hành các hướng dẫn triển khai công tác, trong đó hướng dẫn rõ cách thức, thời gian các đơn vị phối hợp công tác và kết quả cụ thể cho từng hoạt động phối hợp đó. Với các nỗ lực của Cơ sở II, qua khảo sát, sinh viên các khóa lớp đánh giá khá cao về các mặt công tác liên quan đến công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II. Tuy nhiên, để công tác phối hợp giữa các đơn vị hiệu quả hơn nữa, cần xem xét, triển khai một số giải pháp để công tác quản lý chặt chẽ hơn, tránh các thao tác trùng lắp, sử dụng nhiều hơn các ứng dụng của công nghệ thông tin để công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II thuận tiện, hiệu quả và thân thiện hơn nữa.

  1. Một số giải pháp nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II

4.1 Xây dựng khung phối hợp công tác quản lý sinh viên

            Cơ sở II nên xây dựng khung phối hợp công tác liên quan đến việc quản lý sinh viên theo từng mốc thời gian hay giai đoạn trong quá trình đào tạo để các đơn vị chủ động trong xây dựng kế hoạch công tác. Nhóm nghiên cứu gợi ý khung kế hoạch công tác trọng tâm như sau:

 

 

 

Bảng 6. Gợi ý khung kế hoạch công tác trọng tâm

Mốc thời gian

Công tác chính

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nội dung phối hợp

Nhập học đối với tân sinh viên

- Gán mã số sinh viên

- Thủ tục nhập học

- Chia lớp

Ban Quản lý Đào tạo

Ban Kế hoạch – Tài chính

Thu học phí

Ban Công tác Chính trị - Sinh viên

Quản lý khóa, lớp

Ban Khảo thí- Đảm bảo chất lượng

Tổ chức khảo sát Tiếng Anh, xếp lớp

Học kỳ 1

Chính trị đầu năm học

Ban Công tác Chính trị - Sinh viên

Ban Quản lý Đào tạo

Bố trí hội trường

Họp lớp

Giáo viên chủ nhiệm, Cố vấn học tập

Bộ môn, Ban CTCTSV

Xây dựng nội dung họp

Xét học bổng khuyến khích học tập

Ban Quản lý Đào tạo

Ban CTCTSV

Xét kết quả rèn luyện

Xét cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học

Ban Quản lý Đào tạo

Ban CTCTSV

Xét kết quả rèn luyện

Xét học bổng doanh nghiệp cấp

Ban CTCTSV

Ban Quản lý Đào tạo

Cung cấp kết quả học tập

Quản lý sinh viên ngoại trú

Ban CTCTSV

Đoàn – Hội

Thông tin tình hình sinh viên

Thi đua, khen thưởng

Ban CTCTSV

Ban Quản lý Đào tạo

Cung cấp kết quả học tập

Sinh viên nộp học phí

Ban kế hoạch Tài chính

Ban CTCTSV

Đôn đốc sinh viên

Học kỳ 2

Cơ bản tương tự như trên, trừ công tác nhập học

Trước khi sinh viên tốt nghiệp

 

Xét công nhận tốt nghiệp

Ban Quản lý Đào tạo

Ban KHTC

SV hoàn thành nghĩa vụ học phí

Ban TTTV

Sinh viên  hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả tài liệu đã mượn

Đoàn Trường

Chuẩn bị trả hồ sơ đoàn vụ

Chi bộ sinh viên

Hướng dẫn sinh viên – đảng viên chuẩn bị chuyển sinh hoạt đảng

           

  4.2 Thực hiện giải pháp công nghệ thông tin

  • Tăng cường khai thác trang web Cơ sở II: thay vì các đơn vị gửi email nhiều lần cho sinh viên và các đơn vị chức năng trong quá trình xử lý học bổng, xét kết quả rèn luyện, các đơn vị đưa thông tin lên trang web Cơ sở II, các đơn vị và cá nhân liên quan chủ động tải thông tin theo lịch tiến độ đã thông báo để giảm tải thao tác hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian công tác.
  • Khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm quản lý sinh viên và kết quả tham gia hoạt động của sinh viên. Phần mềm do Đoàn trường quản lý và vận hành cho phép tính điểm rèn luyện đoàn viên mỗi học kỳ. Sau mỗi hoạt động do Đoàn – Hội – CLB tổ chức, ban tổ chức hoạt động sẽ rà soát và cung cấp danh sách các sinh viên tham gia hoạt động theo mẫu về cho Đoàn trường để Đoàn trường cập nhật vào phần mềm để tính điểm và xuất ra file tổng hợp điểm rèn luyện theo từng khóa lớp vào cuối mỗi học kỳ. Chương trình phần mềm này cũng cho phép lưu trữ thông tin về các hoạt động mà mỗi sinh viên đã tham gia qua từng học kỳ trong suốt thời gian học tập tại trường.
  • Tăng cường kết nối các phần mềm khác nhau tại các đơn vị tham gia quản lý sinh viên, tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình quản lý.
  1. Một số kiến nghị với Nhà Trường và Cơ sở II nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên tại Cơ sở II

Nhà trường có thể xem xét xây dựng quy trình phối hợp công tác giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý sinh viên để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đồng bộ trong toàn trường; xây dựng quy trình thống nhất quản lý dữ liệu quản lý sinh viên tại trụ sở chính tại Hà Nội và Cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh. Công tác này có thể được thực hiện thông qua kết nối phần mềm dùng chung, giúp công tác quản lý thống nhất, dữ liệu tập trung, thuận tiện trong quản lý, điều hành, trích xuất dữ liệu phục vụ công tác quản lý và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo khi cần thiết.

Cơ sở II có thể xem xét tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm và thực tiễn tốt đã đạt được trong thời gian qua để triển khai trong quá trình thực hiện; thực hiện các giải pháp trình bày ở trên và thường xuyên theo dõi tính hiệu quả của các giải pháp để thực hiện các điều chỉnh một cách hiệu quả. 

  1. Kết luận

Công tác quản lý sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học. Với nhiều nội dung công tác khác nhau,  các cơ sở giáo dục đại học thường giao cho nhiều đơn vị chức năng triển khai các mảng công tác được phân công và do sự vậy, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời, hiệu quả giữa các đơn vị có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra môi trường học tập, rèn luyện, sinh hoạt thân thiện cho sinh viên. Với những đặc thù trong hoạt động của mình, Cơ sở II đã chủ động trong việc xây dựng, ban hành các hướng dẫn để tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Cơ sở II. Công tác quản lý sinh viên nhìn chung được sinh viên tại Cơ sở II đánh giá cao, bao gồm cả sinh viên chính quy và sinh viên trong chương trình đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, để công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện và thân thiện hơn nữa, Cơ sở II nên xem xét triển khai các giải pháp như: xây dựng khung phối hợp công tác quản lý sinh viên giữa các đơn vị liên quan; thực hiện giải pháp công nghệ thông tin như: tăng cường khai thác trang web Cơ sở II, khai thác hiệu quả các chương trình phần mềm quản lý sinh viên và kết quả tham gia hoạt động của sinh viên; tăng cường kết nối các phần mềm khác nhau tại các đơn vị tham gia quản lý sinh viên; tăng cường tương tác với sinh viên trong quá trình quản lý.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDDT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp hệ thống giáo dục quốc dân.
  3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT ngày 12/8/2015 về Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy.
  4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 về Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ đại học chính quy.
  5. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2015a), Hướng dẫn số 871/HD-ĐHNT-CSII ngày 09/10/2015 của Ban Giám đốc Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Tp.HCM về công tác hỗ trợ sinh viên tham gia các cuộc thi học thuật.
  6. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2015b), Hướng dẫn số 1193 /HD-ĐHNT-CSII ngày 11/12/2015 về quy trình phối hợp nhắc nhở sinh viên tại Cơ sở II hoàn thành các nghĩa vụ trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
  7. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2017c), Hướng dẫn số 1243/HD-CSII ngày 11/09/2017 về phối hợp công tác truyền thông và triển khai học bổng khuyến khích học tập, chính sách hỗ trợ cho sinh viên hệ chính quy.
  8. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2017d), Thông báo số 1438/TB-CSII ngày 06/10/2017 về đăng ký tạm vắng, tạm trú.
  9. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2017e), Hướng dẫn số 2053/HD-CSII ngày 27/12/2017 về việc quản lý sinh viên/học viên các chương trình đào tạo quốc tế tại CSII.
  10. Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại TPHCM (2018), Hướng dẫn số 71/HD-ĐHNT-CSII ngày 18/01/2018 về phối hợp công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên chính quy.
  11. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ Hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
  12. Trường Đại học Ngoại thương (2017a), Quyết định số 1142/ QĐ-ĐHNT ngày 30/06/2017 về việc ban hành quy định về quản lý đào tạo và quản lý người học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Trường Đại học Ngoại thương.
  13. Trường Đại học Ngoại thương (2017b), Quyết định số 2870/QĐ-ĐHNT ngày 28/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương quy định về công tác sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.