Sidebar

Magazine menu

05
CN, 05

Phan Thị Thu Hiền
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Vũ Thị Kim Oanh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Hoàng Cường

Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, Việt Nam


Ngày nhận: 07/12/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 23/12/2022; Ngày duyệt đăng: 28/12/2022


Tóm tắt: Đấu thầu điện tử hay đấu thầu qua mạng là một phần quan trọng của chính phủ điện tử. Đó là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình tương tác giữa các bên gồm chủ đầu tư, mời thầu, nhà thầu, cơ quan giám sát, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự sẵn sàng thực hiện đấu thầu điện tử. Dữ liệu phân tích dựa trên 168 phiếu trả lời hợp lệ bằng phần mềm Smart PLS. Kết quả cho thấy các nhân tố bảo mật, năng lực, hệ thống thông tin đấu thầu, chi phí có tác động tới sự sẵn sàng thực hiện thông qua hai biến trung gian là nhận thức lợi ích và nhận thức rào cản. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu điện tử trong hoạt động đấu thầu thi công xây dựng.
Từ khóa: Đấu thầu điện tử, Xây dựng, Việt Nam


FACTORSAFFECTING THE WILLINGNESS TO CONDUCT E-PROCUREMENT FOR CONSTRUCTION


Abstract: Electronic bidding is an important part of e-government. It is the application ofinformation and communication technology to the interaction process between the parties including investors, bid solicitors, contractors, supervisory agencies,state management agencies,service providers. Therefore, the objective of the study isto evaluate the factors aecting the willingness to implement e-bidding. Data analysis is based on 168 valid answer sheets using Smart PLS software. The results show that the factors of security, capacity, procurement information system, and cost have an impact on readinessto perform through two intermediate variables, perceived bene¿ts and perceived barriers. At the same time, the study also proposes solutions to improve the e൶ciency of e-bidding in construction bidding activities.

Keywords: E-Bidding, Construction, Vietnam

Đọc full pdf tại: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ SẴN SÀNG THỰC HIỆN ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ THI CÔNG XÂY DỰNG

Trần Thị Giang

Công Ty Luật TNHH Pháp Lý Thương Mại Việt Nam (Lexcomm), Hà Nội, Việt Nam


Ngày nhận:26/03/2022;Ngày hoàn thành biên tập:27/10/2022; Ngày duyệt đăng: 18/11/2022

Tóm tắt: Chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển trong thời đại công nghệ 4.0. Tuy nhiên, bản thân nhiều doanh nghiệp không có đủ nguồn lực cần thiết để phục vụ quá trình này, dễ dẫn tới mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Dựa trên kết quả của những nghiên cứu đi trước có thể thấy, các nguồn lực bị thiếu hụt có thể khắc phục thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác. Với giả định này, bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính để xác định và phân tích ba rào cản chính (vốn, nguồn nhân lực và công nghệ) của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Sau đó, từng loại hình hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được đánh giá để xác định loại hình đó có thể giải quyết được rào cản nào nêu trên. Tuy nhiên, hoạt động mua bán sáp nhập có điểm yếu là cần nhiều thời gian để thực hiện, chưa kể đến việc doanh nghiệp cũng cần nhiều thời gian thực hiện chuyển đổi số. Do đó, bài viết này đề xuất một quy trình tích hợp cho các doanh nghiệp để thực hiện hai
hoạt động song song.


Từ khóa:
Chuyển đổi số, Mua bán và sáp nhập, Tích hợp


MERGERS AND ACQUISITIONS: A SOLUTION TO VIETNAMESE ENTERPRISES’ DIGITAL TRANSFORMATION


Abstract:
Digital transformation is a key for business development in the Fourth industrial revolution. Nonetheless, many enterprises are currently short of resources for such transformation and easily lose their competitiveness. Based on the previous research results, it appears that the lacked resources may be fulled through mergers and acquisitions with one or more enterprises. With this assumption, this paper uses qualitative methodsto identify and analyze three main obstacles (capital, human resources, and technologies) that hinder Vietnamese enterprises from digital transforming. Subsequently, all of merger and acquisition are evaluated to identify the resolvable problems. In fact, an impediment of mergers and acquisitions is its lengthy process, and it also takes a long time to  implement the digital transformation. Accordingly, this article recommends an integration process for enterprises to carry out both activities in parallel.


Keywords:
Digital Transformation, Mergers and Acquisitions, Integration

 

Đọc full pdf tại: MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP: MỘT LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trần Lục Thành

Trường Đại học Ngoại thương, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam


Từ Thúy Anh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam


Ngày nhận:26/09/2022;Ngày hoàn thành biên tập:22/11/2022; Ngày duyệt đăng:10/12/2022

Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất, cách thức con người làm ra của cải vật chất, trao đổi và tiêu thụ. Chuỗi cung ứng nông sản nói chung và cà phê nói riêng cũng có sự thay đổi. Việc áp dụng số hóa vào quản lý chuỗi hàng hóa nông sản tạo nên ưu việt đột phá về kết nối, khả năng xử lý tự động hóa. Công nghệ số được áp dụng sẽ là cầu nối giữa các bên, giải quyết mọi nhu cầu ngay tức thì trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để phân tích mô hình chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả khảo sát 459 mẫu ở khu vực Tây Nguyên cho thấy thực trạng doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê theo tiến trình quản lý số của tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID (2021). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc từng bước áp dụng chuyển đổi số trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.


Từ khóa: Chuyển đổi số, Chuỗi cung ứng, Chuyển đổi số chuỗi cung ứng, Hướng dẫn chuyển đổi số, Doanh nghiệp

APPLYING DIGITAL TRANSFORMATION OF EXPORT COFFEE SUPPLY CHAINS OF ENTERPRISES IN THE CENTRAL HIGHLANDS PROVINCES

Abstract: The rapid development of digital transformation and the 4.0 industrial revolution is changing the entire mode of production - the way people create, exchange, and consume material wealth. The supply chain of agricultural products, and particularly coee, has also changed. Applying digitalization to the chain management of agricultural products creates enormous advantages in  the connection and automation processing capabilities. The application of digital technology will act as a bridge between the parties; while serving as a multi-tool to meet all needs in the supply chain immediately. The study uses the SEM (linearstructural equation modeling) method to analyze the digital transformation model of the coee supply chain in Vietnamese Central Highlands. The results of the survey on 459 samples in the Central Highlands show that enterprises are applying digital transformation in the coee export supply chains with each stage of the digital management process speci¿ed in the Digital Transformation Manual for businesses in Vietnam issued by the MPI and USAID (2021). The implication derived from the analysis is vital to businesses in their gradual digital
transformation during the Fourth Industrial Revolution.


Keywords: Digital Transformation, Supply Chain, Digital Transformation Factor, Digital Transformation Process Management, Enterprise

Đọc full pdf tại: ÁP DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Nguyễn Thị Hải Bình

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Hà Nội, Việt Nam


Phạm Thị Thu Hồng
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính, Hà Nội, Việt Nam


Ngày nhận: 03/11/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 21/12/2022; Ngày duyệt đăng: 28/12/2022

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế xanh đến hành vi tiêu dùng tại Việt Nam. Các phương pháp kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để phân tích số liệu khảo sát từ 360 người tiêu dùng. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội của chính sách thuế xanh có tác động đến hành vi tiêu dùng, bao gồm cả trung gian nhận thức tiêu dùng sản phẩm xanh. Bên cạnh đó, hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh cũng bị ảnh hưởng bởi: đặc trưng của doanh nghiệp và
cách thức phản ứng của doanh nghiệp đối với các vấn đề môi trường.

Từ khóa: Thuế xanh, Hành vi tiêu dùng, Người tiêu dùng, Sản phẩm xanh, Doanh nghiệp


IMPACT OF GREEN TAX ON CONSUMER BEHAVIOR TOWARDS SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN VIETNAM


Abstract: This study aims to evaluate the impact of the green tax policy on the consumption behavior in Vietnam. The Cronbach’s Alpha, con¿rmatory factor analysis, and structural equation modeling were adapted to analyze the collected data from a survey of 360 consumers. The results show that the environment, economy, and society factors have an impact on consumption behavior including mediating awareness of green product consumption. Besides, consumption behavior on green product is aected by characteristics of businesses and how they react to environmental issues.

Keywords: Green Tax, Consumer Behavior, Consumers, Green Products 

 

Đọc full pdf tại: ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ XANH ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN  BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Hoàng Minh

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận:25/04/2022;Ngày hoàn thành biên tập:26/10/2022;Ngày duyệt đăng: 30/11/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân tích tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với hoạt động đổi mới tại 7 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines trong giai đoạn 1996-2020. Phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp, tác động ngẫu nhiên, tác động cố định và phương pháp điều chỉnh sai số chuẩn cho dữ liệu bảng Driscoll-Kraay được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập từ Ngân hàng Thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ICT có tác động cùng chiều đến hoạt động đổi mới tại một số quốc gia Đông Nam Á và phát triển định chế tài chính có tác động cùng chiều đến hoạt động đổi mới. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số quốc gia Đông Nam Á cần có chính sách phù hợp để tăng cường hoạt động đổi mới. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách khi đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động đổi mới.

Từ khóa: ICT, Hoạt động đổi mới, Đông Nam Á


THE IMPACT OF ICT ON INNOVATION ACTIVITY: EVIDENCE FROM SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES


Abstract:
This paper aims to evaluate the impact of information and communication technologies (ICT) on innovation activities in seven Southeast Asian countries including Vietnam, Singapore, Thailand, Indonesia, Malaysia, Brunei, and Philippines from 1996 to 2020. The Pooled-OLS, random-eects, ¿xed-eects, and Driscoll-Kraay standard errors methods are employed to analyze the data collected from the World Bank. The research results show that ICT has a positive impact on innovation activities in some Southeast Asian countries. Moreover, in all seven countries,¿nancial institution development has a positive on innovation activities. The¿ndings suggest that some Southeast Asian countries need appropriate policies for promoting innovation activities. The research results can be referenced by policymakers to make relevant decisions concerning
innovation activities.


Keywords:
ICT, Innovation Activity, Southeast Asia

 

Đọc full pdf tại: TÁC ĐỘNG CỦA ICT ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI:  BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Nguyễn Mạnh Hà
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam


Ngày nhận: 21/11/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/12/2022; Ngày duyệt đăng: 19/12/2022

Tóm tắt: Thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng trải qua những biến động lớn tại một số thời điểm, mà có thể gọi đó là “bong bóng chứng khoán”. Đặc biệt, trong hai năm 2020-2021, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến khá phức tạp nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại có những tăng trưởng vượt bậc, tuy nhiên hệ lụy của nó là một lần nữa nguy cơ bong bóng lại đang tiềm ẩn. Các dữ liệu
liên quan đến thị trường trong các giai đoạn bong bóng trước đó và đặc biệt giai đoạn 2020-2022 đã được sử dụng để nhận diện sự tồn tại của bong bóng chứng khoán. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa theo các điều kiện hình thành, nguyên nhân dẫn tới bong bóng trước đó cũng như việc mô tả, so sánh điều kiện hiện tại của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán, tác giả nhận thấy hiện tượng “bong bóng” đã và đang hình thành cho giai đoạn 2020-2022. Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo cho các nhà đầu tư cũng như cung cấp các thông tin hữu ích để các nhà đầu tư có thể phản ứng trước các biến chuyển của thị trường.


Từ khóa: Thị trường chứng khoán, Bong bóng chứng khoán, Việt Nam

VIETNAM SECURITIES IN 2022: A VIEW FROM EX-ANTE BUBBLES

Abstract: Vietnam’s stock market had experienced great Àuctuations, which implying the ocurrance of “stock bubbles”, at some points in time. Particularly, from 2020 to 2021, despite the complex development of the COVID-19 pandemic, Vietnam’s stock market observed an outstanding growth. Consequently, potential signals of a stock bubble emerged. The market-related data in previous crisis periods, especially in the period 2020-2022, are used to con¿rm the existence of a stock market bubble. By using a qualitative research method, analyzing the conditions and causes of bubble formation, and evaluating the current situation of the economy and the stock market, we¿nd that the phenomenon “bubble” has been forming for the period 2020-2022. The result of this research shall play the role of a reference source for investors to cope with the rapid market changes.


Keywords: Stock Market, Stock Market Bubble, Vietnam

Đọc full pdf tại: CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2022: NHÌN NHẬN TỪ CÁC “BONG BÓNG” QUÁ KHỨ

Các bài khác...