Nguyễn Hồng Quân
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hà
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Thu Huệ
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Khánh Linh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Khánh Vân
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Hà Chi
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 28/12/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 24/03/2025; Ngày duyệt đăng: 28/04/2025
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.122024.1227
Tóm tắt: Bài viết nhằm đánh giá vai trò điều tiết của cảm nhận về sự hỗ trợ của tổ chức trong mối quan hệ giữa trí tuệ cảm xúc, xung đột vai trò công việc - vai trò gia đình và cam kết tình cảm với tổ chức. Dữ liệu từ 542 nhân viên từ 18 tuổi trở lên được phân tích bằng mô hình PLS-SEM. Kết quả cho thấy trí tuệ cảm xúc giúp giảm xung đột vai trò công việc- gia đình và tăng cam kết tình cảm, trong khi xung đột vai trò công việc - gia đình làm suy giảm cam kết tình cảm với tổ chức. Cảm nhận về sự hỗ trợ của tổ chức có tác động điều tiết tích cực lên mối quan hệ giữa các biến này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiểm chứng vai trò điều tiết tích cực của trí tuệ cảm xúc trong mối quan hệ giữa xung đột vai trò công việc - gia đình và cam kết tình cảm, đồng thời làm rõ vai trò trung gian của xung đột vai trò giữa trí tuệ cảm xúc và cam kết tình cảm. Qua đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hỗ trợ nhân viên và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Từ khoá: Trí tuệ cảm xúc, Xung đột vai trò công việc - vai trò gia đình, Cảm nhận về sự hỗ trợ của tổ chức, Cam kết tình cảm với tổ chức
THE MODERATING ROLE OF PERCEIVED ORGANIZATIONAL SUPPORT IN THE RELATIONSHIP BETWEEN EMOTIONAL INTELLIGENCE, WORK-FAMILY ROLE CONFLICT, AND EMPLOYEES’ AFFECTIVE ORGANIZATIONAL COMMITMENT
Abstract: The study evaluates the moderating role of perceived organizational support in the relationship between emotional intelligence, work-family conflict, and affective organizational commitment. Data from 542 employees aged 18 and above were analyzed using the PLS-SEM model. The results indicate that emotional intelligence helps reduce work-family conflict and enhance affective organizational commitment, while work-family role conflict negatively impacts affective commitment to the organization. Perceived organizational support positively moderates the relationships among these variables. Additionally, the study confirms the positive moderating role of emotional intelligence in the relationship between work-family conflict and affective organizational commitment, while also clarifying the mediating role of work-family conflict between emotional intelligence and affective organizational commitment. Based on these findings, the study proposes managerial implications to support employees and improve organizational performance.
Keywords: Emotional Intelligence, Work-Family Role Conflict, Perceived Organizational Support, Affective Organizational Commitment