Kiều Thu Hương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hương Lan
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Phương Dung
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Bích Huệ
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 24/07/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 07/03/2025; Ngày duyệt đăng: 14/03/2025
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.072024.1167
Tóm tắt: Thế hệ Z ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động, đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội trong việc đào tạo nhân sự. Đào tạo tại chỗ (on-the-job training) là phương pháp phổ biến, nhưng hiệu quả của nó đối với thế hệ Z chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo tại chỗ cho nhân viên thế hệ Z hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng, với dữ liệu khảo sát từ 200 nhân viên thế hệ Z đang làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội. Dữ liệu được phân tích bằng phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính, phân tích tương quan. Kết quả cho thấy bốn yếu tố chính tác động đến hiệu quả đào tạo tại chỗ bao gồm nội dung đào tạo, động lực học tập, người hướng dẫn và sự tự tin vào năng lực bản thân, trong đó động lực học tập có tác động mạnh nhất. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội có căn cứ khoa học để thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của hoạt động đào tạo tại chỗ cho nhân viên thế hệ Z.
Từ khóa: Đào tạo tại chỗ, Nhân viên thế hệ Z, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội
FACTORS AFFECTING THE EFFECTIVENESS OF ON-THE-JOB TRAINING
FOR GENERATION Z AT SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN HANOI
Abstract: Generation Z is increasingly making up a significant portion of the workforce, posing challenges for small and medium-sized enterprises (SMEs) in Hanoi in terms of employee training. On-the-job training is a commonly used method, but its effectiveness for Generation Z has not been thoroughly studied. This research aims to identify the factors influencing the effectiveness of on-the-job training for Generation Z employees working in SMEs in Hanoi. The study employs a mixed-method approach, combining qualitative and quantitative research, with survey data collected from 200 Generation Z employees in SMEs in Hanoi. Data were analyzed using descriptive statistical analysis, Cronbach’s Alpha reliability assessment, exploratory factor analysis, linear regression analysis, and correlation analysis. The results reveal four key factors affecting the effectiveness of on-the-job training: training content, learning motivation, trainers, and self-efficacy, with learning motivation having the strongest impact. Based on these findings, SMEs in Hanoi have a scientific basis for implementing solutions to enhance the effectiveness of on-the-job training for Generation Z employees..
Keywords: On-the-Job Training, Generation Z Employees, Small and Medium-Sized Enterprises, Hanoi