Sidebar

Magazine menu

25
T5, 04

Tạp chí KTĐN số 122

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang

Lê Chí Công[1]

Hoàng Thị Thu Phương[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết TPB và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định sử dụng túi polymer. Một mẫu nghiên cứu thuận tiện với 250/260 phiếu câu hỏi hợp lệ đã được đưa vào phân tích. Nghiên cứu sử dụng phầm mềm SmartPLS và mô hình PLS-SEM để đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của thang đo, kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình đo lường. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định sử dụng túi polymer của du khách quốc tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho các công ty, quản lý ngành du lịch trong việc xây dựng chính sách gia tăng sử dụng túi thân thiện với môi trường và hạn chế sử dụng túi polymer.

Từ khóa:  Ý định; polymer; Nha Trang

Abstract

The paper is based on the theoretical of TPB and the analyzing effects of different factors on the intention to use environmentally friendly bags and to use polymer bags. The convenient samples 250/260 questionnaires were analysed. This paper uses SmartPLS software and PLS-SEM model so that to assess reliability, discriminant, convergence value of scale, tests the relationship between concepts in the measurement model. The research results show the important role of attitudes, subjective norms, and perception of behavior control to the intention of using environmentally friendly bags to use polymer bags of international visitors. By the research finding, the paper provides really useful information for companies, managing the tourism industry in developing policies to increase the use of environmentally friendly bags and restrict the use of polymer bags.

Keywords: Intention; polymer; Nha Trang

  1. Giới thiệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu con người tăng lên với việc tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Con người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bởi có quá nhiều yếu tố bên ngoài tác động làm tăng nguy cơ bệnh tật và thách thức đến nâng cao tuổi thọ của cộng đồng. Ô nhiễm môi trường và sử dụng quá mức các sản phẩm không thân thiện với môi trường đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của cộng đồng (Maichum, 2016). 

Túi nhựa, chai nhựa đang chiếm số lượng lớn trên trái đất nhưng lại mất tới hàng ngàn năm để phân hủy (Maichum, 2016). Các vấn đề về môi trường và các chất thải nhựa đang là thách thức mô hình phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tiêu dùng xanh đã và đang trở thành một chủ đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý. Nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh (2018) với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong du lịch - trường hợp khách du lịch quốc tế đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường và Hoàng Lương Vinh (2015) sử dụng lý thuyết TPB để giải thích phong cách sống và tiêu dùng xanh. Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và Huỳnh Thị Ngọc Diệp (2013) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cho dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe (cá Basa). Dù vậy, các nghiên cứu trước đây vẫn chưa tập trung vào giải thích ý định của từng hành vi trong tiêu dùng xanh của du khách, một trong số đó là ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của họ.

Nha Trang - Khánh Hòa một trong những địa phương có tài nguyên du lịch biển phong phú và sự phát triển du lịch đứng đầu cả nước. Để du lịch Nha Trang - Khánh Hòa ngày càng phát triển mang tính bền vững; nâng cao khả năng thu hút khách quốc tế đến du lịch và quảng bá hình ảnh thành phố Văn minh - Thân thiện - An toàn - Sạch đẹp là một mục tiêu lớn đặt ra. Với mong muốn khuyến khích du khách tiêu dùng xanh, nói không với việc sử dụng các chất thải khó phân hủy như polymer, mang lại màu xanh sạch đẹp nhiều hơn cho thành phố. Trên cơ sở lý thuyết hành vi có dự tính, bài nghiên cứu này sẽ kiểm định các nguyên nhân chính gây nên ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định sử dụng túi polymer. Các yếu tố chính bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận làm tăng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường. Trong khi đó ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường càng tăng thì nỗ lực giảm sử dụng túi polymer của cá nhân sẽ tăng lên.

  1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Lý thuyết hành vi dự định     

Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Fishbein và Ajzen; 1975). TPB cho rằng thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận là ba yếu tố quyết định khái niệm độc lập về ý định hành vi (Ajzen, 1991). Lý thuyết TPB (Ajzen,1991) là một trong những mô hình áp dụng rộng rãi để giải thích hành vi tiêu dùng xanh, thể hiện thông qua nghiên cứu của Đỗ Phương Linh (2018), Lê Chí Công (2017), Ari và Yilmaz (2015), Maichum và cộng sự (2016). Dưới đây là một số khái niệm có liên quan trong mô hình nghiên cứu.

Hành vi tiêu dùng được hiểu là việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ (Ajzen, 1991). Ý định hành vi là đại diện của mặt nhận thức về sự sẵn sàng để cá nhân thực hiện một hành vi nhất định (Ajzen, 1991). Thái độ đối với hành vi là tập hợp những niềm tin, ảnh hưởng và ý định về hành vi của một người đối với các hoạt động liên quan (Ajzen, 1991; Schultz và cộng sự, 2004). Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của những người quan trọng (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) đến việc thực hiện ý định hành vi cụ thể (Ajzen, 1991; Ari & Yilmaz, 2015; Brasava & Asnate Kirse, 2017). Kiểm soát hành vi cảm nhận  là nhận thức của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1991; Ari & Yilmaz, 2015; Brasava & Asnate Kirse, 2017).

Ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường là nỗ lực của các cá nhân trong việc thực hiện hành vi gia tăng sử dụng túi/sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer là nỗ lực của cá nhân trong việc thực hiện hành vi giảm thiểu sử dụng túi polymer. Trên cơ sở đối tượng của nghiên cứu là ý định gia tăng sử dụng túi thân thiện với môi trường và giảm thiểu ý định sử dụng túi polymer, nghiên cứu lựa chọn lý thuyết hành vi có dự định (Ajzen, 1991) là lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu.

 

 

 

 

 

 

2.2. Ý định sử dụng túi polymer và các nhân tố ảnh hưởng

Hành vi tiêu dùng xanh là thuật ngữ để chỉ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường (Schultz và cộng sự, 2004). Tiêu dùng xanh còn là việc xem xét, cân nhắc các vấn đề môi trường đồng thời đánh giá những tiêu chí về giá cả và hiệu quả sử dụng khi quyết định mua sắm, sao cho giảm thiểu nhiều nhất tác động tới sức khỏe và môi trường. Vòng đời của một sản phẩm bao gồm sản xuất, vẩn chuyển, sử dụng và tái sinh hoặc thải bỏ. Do đó nếu chúng ta muốn tiêu dùng xanh có hiệu quả thì cần chú trọng vào một hay tất cả tác động môi trường bất lợi trong toàn bộ vòng đời của chúng (Kirse, 2017).

2.2.1. Thái độ đối với việc sử dụng túi thân thiện với môi trường

Theo Ajzen (1991), thái độ là trạng thái tâm lý được hình thành qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh và ảnh hưởng tới phản ứng của cá nhân. Ngoài ra, thái độ còn được định nghĩa là đánh giá của cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện hành vi. Thái độ đối với việc sử dụng túi thân thiện với môi trường có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi (Kast & Tanner, 2003; Verbeke, 2004). Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:

         H1: Thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường của họ.

2.2.2. Chuẩn chủ quan và ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường

Chuẩn chủ quan được xem là một yếu tố quyết định thứ hai về ý định hành vi Ajzen (1991). Chuẩn chủ quan hay còn gọi là ảnh hưởng xã hội là nhận thức của những người quan trọng (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, phương tiện truyền thông) tác động đến cá nhân thực hiện/không thực hiện hành vi. Mức độ thân thiết của những người quan trọng càng cao thì sẽ càng tác động mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân đó (Ari và Yilmaz, 2015). Vì vậy, giả thuyết H2 được đề xuất như sau:

H2: Chuẩn chủ quan liên quan đến việc hạn chế sử dụng túi polymer có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của du khách.

2.2.3. Kiểm soát hành vi và ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường

Kiểm soát hành vi cảm nhận là một yếu tố dự báo chính về hành vi và ý định hành vi trong lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991). Kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi. Kiểm soát hành vi cảm nhận cũng có thể được xem như nhận thức của cá nhân về tầm kiểm soát của họ đối với hành vi (Ajzen, 1991). Kiểm soát hành vi cảm nhận của một cá nhân dễ dàng hơn khi họ có các cơ hội và những nguồn tài nguyên quan trọng (thời gian, tiền bạc, trí tuệ) (Madden và cộng sự, 1992). Straughan và Roberts (1999) trong nghiên cứu của mình lập luận rằng những người quan tâm đến môi trường sẽ thể hiện hành vi đối với môi trường tích cực nếu họ nhận thức được hành vi đó góp phần giải quyết vấn đề môi trường và có ý nghĩa thực tế. Vì vậy, giả thuyết về kiểm soát hành vi được đề xuất như sau:

H3: Khả năng kiểm soát hành vi trong sử dụng túi polymer có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường của du khách.

2.2.4. Ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm sử dụng túi polymer

Trong thực tế, du khách sử dụng túi polymer vì được các siêu thị và cửa hàng cung cấp miễn phí và dễ dàng tìm kiếm hay lấy chúng ở bất cứ đâu. Điều này hình thành nên thói quen sử dụng với tuần suất nhiều hơn. Vì vậy, muốn hạn chế ý định sử dụng túi polymer của du khách thì việc khuyến khích sử dụng nhiều loại túi thân thiên với môi trường như túi vải, túi giấy, túi đan bằng tre là hết sức cần thiết. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền nên ban hành các quy định cấm sử dụng túi polymer. Khi mỗi cá nhân gia tăng nhiều hơn ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường thì đồng thời cũng dần hạn chế được ý định sử dụng túi polymer (Air và Yilmaz, 2015). Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và hạn chế ý định sử dụng túi polymer. Maichum & cộng sự (2016) nghiên cứu ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Thái Lan. Trong nghiên cứu Ajzen (1991) đã kiểm định mối quan hệ giữa ý định và hành vi thực tế. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường tác động tích cực và mạnh mẽ lên ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer. Vì thế, giả thuyết H4 được tác giả đề xuất như sau:

H4: Ý định sử dụng túi thân thiện môi trường sẽ có tác động tích cực đến ý định giảm sử dụng túi polymer.

2.2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đo lường các khái niệm

Thang đo lường sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ nghiên cứu của Ajzen (1991) và Ari & Yilmaz (2015). Cụ thể hơn, thang đo thái độ đối với hành vi gồm bốn mục hỏi, thang đo chuẩn chủ quan gồm hai mục hỏi và thang đo kiểm soát hành vi cảm nhận cũng gồm hai mục hỏi. Ba thang đo thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận được kế thừa từ nghiên cứu của Ajzen (1991) và Ari & Yilmaz (2015). Thang đo ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer gồm hai mục hỏi cho mỗi thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Ari & Yilmaz (2015). Thang đo Likert năm điểm với (1) là rất không đồng ý và (5) là rất đồng ý đã được sử dụng cho tất cả các mục hỏi nhằm đem đến sự dễ hiểu và đơn giản cho du khách trong quá trình thực hiện bảng khảo sát. 

3.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi để thu thâp dữ liệu chi tiết với 250 khách du lịch quốc tế tại Nha Trang. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp hạn ngạch với 250 phiếu phát ra. Tỷ lệ phiếu đạt yêu cầu để đưa vào phân tích là 250/260 (83,3%) đã được đưa vào xử lý bằng phần mềm Smart PLS 3.2.7 dùng để phân tích dữ liệu bao gồm: kiểm định độ tin cậy, độ giá trị và hội tụ của thang đo cũng như biến quan sát; kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu và SPSS 25.0 dùng để thu thập dữ liệu và xử lý số liệu trong thống kê mô tả.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Smart PLS và mô hình PLS-SEM giúp cho việc xử lý số liệu được hiệu quả và nhanh hơn với kỹ thuật phân tích độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo. Ngoài ưu điểm xử lý dữ liệu nhanh và hiệu quả thì phương pháp này cũng giúp tác giả đơn giản hóa các bảng trong bài nghiên cứu nhưng vẩn đẩy đủ các chỉ số để phân tích.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019. Đối tượng thu thập mẫu là khách du lịch quốc tế đến Nha Trang.

Về giới tính: kết quả khảo sát cho thấy trong 250 mẫu hợp lệ thu được có 156 nam chiếm tỉ lệ 62,4% và 94 nữ chiếm tỷ lệ 37,6%.

Về độ tuổi: độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong 250 mẫu là từ 30 tuổi đến 40 tuổi, có 135 người và chiếm 54%, từ 15 tuổi đến 29 tuổi có 100 người và chiếm 40%. Còn 2 nhóm tuổi từ 45 tuổi đến 59 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt với 4,4% và 1,6%. Điều đó cho thấy khách du lịch quốc tế đến Nha Trang du lịch chủ yếu là những người còn trẻ và trung niên còn người lớn tuổi thì chiếm tỉ lệ thấp.

Về tình trạng hôn nhân: trong tổng số 250 người được khảo sát thì có 155 đã kết hôn, chiếm 62%. Có 89 người độc thân và chiếm 35,6%, có 6 người có tình trạng khác như ly hôn, mẹ đơn thân chiếm 2,4%. Ta có thể thấy rằng những người đã kết hôn có xu hướng đi du lịch nhiều hơn, họ có thể đi hưởng tuần trăng mật, đi chơi cùng con cái của họ hoặc chỉ đơn giản là đi nghĩ dưởng cùng gia đình.

Về trình độ học vấn: chiếm tỉ lệ cao nhất với 78,8% trong tổng số 100% người trả lời có bằng cử nhân trở xuống, số lượng 197 người. Trình độ thạc sĩ có 51 người và chiếm 20,4%, trình độ tiến sĩ có 2 người và chiếm 0,8%. Dù tỉ lệ bằng dưới cử nhân cao nhất thế nhưng với con số 51/250 người trả lời có bằng thạc sĩ cho ta thấy những người có bằng cấp và tài năng trên thế giới cũng đang đến Nha Trang rất nhiều. Dự đoán được một sự phát triển cho nơi đây rất lớn.

Bảng 1. Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

Nam

156

62,4

Từ 15 đến 29

100

40,0

Nữ

94

37,6

Từ 30 đến 44

135

54,0

Tổng

250

100,0

Từ 45 đến 59

11

4,4

Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ

Trên 60

4

1,6

Cử nhân trở xuống

197

78,8

Tổng

250

100,0

Thạc sĩ

51

20,4

Tình trạng hôn nhân

Số lượng

Tỷ lệ

Tiến sĩ

2

0,8

Độc thân

89

35,6

Tổng

250

100,0

Đã kết hôn

155

62,0

Khác

6

2,4

Tổng

250

100,0

 

   Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

 

4.2. Kiểm định thang đo: Độ tin cậy và độ giá trị

Các bước kiểm định độ tin cậy và độ giá trị thang đo trong nghiên cứu này dựa vào gợi ý của Hair & cộng sự (2016) và Hair & cộng sự (2017) gồm kiểm định độ nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt.

Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các thang đo đều đạt độ nhất quán nội tại (Cronbach’s Alpha đều > 0,6 và độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều > 0,7). Đồng thời, các hệ số tải nhân số đều > 0,5 và phương sai trích đều lớn hơn 0,5. Do đó, các thang đo đề xuất đạt được độ giá trị hội tụ.

Bảng 2. Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị

Cấu trúc khái niệm và mục hỏi

Hệ số tải nhân tố

Cronbach’s Alpha

CR

AVE

Thái độ

 

0.74

0.83

0.55

Túi nhựa hủy hoại môi trường.

0.55

 

 

 

Túi nhựa gây hại cho sinh vật sống trên cạn.

0.74

 

 

 

Túi nhựa gây ra chất thải độc hại.

0.84

 

 

 

Túi nhựa tăng nguy cơ ung thư.

0.80

 

 

 

Chuẩn chủ quan

 

0.71

0.87

0.77

Nếu hàng xóm của tôi sử dụng túi thân thiện với môi trường thay vì túi nhựa, tôi chắc chắn sử dụng túi thân thiện với môi trường.

0.84

 

 

 

Nếu những người quan trọng khác sử dụng túi thân thiện với môi trường thay vì túi nhựa, tôi chắc chắn sử dụng túi thân thiện với môi trường.

0.91

 

 

 

Kiểm soát hành vi cảm nhận

 

0.62

0.79

0.67

Các cửa hàng tạp hóa nên cấm bán trai cây và rau quả đựng trong túi nhựa cho khách hàng của họ.

0.61

 

 

 

Chính phủ nên cấm sử dụng túi nhựa.

0.98

 

 

 

Ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường (túi vải, túi giấy, …)

 

0.75

0.89

0.80

Tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa hơn trong tương lai gần.

0.89

 

 

 

Tôi thích sử dụng túi thân thiện với môi trường thay vì túi nhựa.

0.90

 

 

 

Ý định giảm sử dụng túi nhựa

 

0.71

0.87

0.78

Nếu túi nhựa được cung cấp tại thu ngân nhưng phải trả phí, tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa.

0.87

 

 

 

Nếu siêu thị giảm giá cho người mua hàng – người mà tự mua túi thân thiện với môi trường cho riêng mình, tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa.

0.89

 

 

 

   Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Kết quả phân tích cho thấy giá trị nhỏ nhất của căn bậc hai của AVE (0.74) lớn hơn giá trị lớn nhất của tương quan giữa các cặp khái niệm (0.35). Do đó, các cấu trúc khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt.

Bảng 3. Tương quan giữa các cấu trúc khái niệm

 

Trung bình

1

2

3

4

5

1.TĐ

4.42

0.74

 

 

 

 

2.CCQ

4.32

0.11

0.88

 

 

 

3.KSHV

4.56

-0.06

0.01

0.82

 

 

4.YĐX

4.43

0.23

0.22

0.18

0.89

 

5.YĐPOLYMER

4.27

0.17

0.19

0.03

0.35

0.88

   Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Ghi chú: Căn bậc hai của AVE nằm trên đường chéo chính

4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Hệ số VIF của các cấu trúc khái niệm đều < 3 cho thấy đa cộng tuyến giữa các biến giải thích (độc lập) không ảnh hưởng đến việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2019

 

 

Hình 2. Kết quả nghiên cứu

 

 

0,19

 

0,35

 

0,19

 

0,22

 

 

 

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ số đường dẫn liên quan đến ý định sử dụng đều có ý nghĩa với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Bootstrap cũng cho thấy các hệ số này đều khác 0. Như vậy, nghiên cứu này kết luận các giả thuyết từ H1 đến H4 đều được ủng hộ về mặt dữ liệu. Thái độ có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường của du khách với (ß = 0,22; p < 0,001). Bên cạnh đó, hai yếu tố chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận của du khách cũng có tác động tích cực tới ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường với hệ số ß đều bằng ß = 0,19 với mức ý nghĩa lần lượt là p < 0,001 và p < 0,01.

Bảng 3 cũng cho thấy được ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường có hệ số đường dẫn tác động mạnh đến ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer (ß = 0,35, p < 0,001).

Kết quả phân tích cũng cho thấy ba biến số thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận giải thích được 13% giá trị biến thiên của ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường, trong khi ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường giải thích được 12% giá trị biến thiên của ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer.

 

Bảng 4. Kết quả kiểm định mô hình

Giả thuyết

Mô hình nghiên cứu

VIF

Kết luận

Std. ß

t–value

Khoảng giá trị (Bootstrap)

TĐ → YĐX

H1

0,22

4,07***

[0,12 – 0,29]

1,02

Ủng hộ

CCQ → YĐX

H2

0,19

3,22***

[0,09 – 0,29]

1,01

Ủng hộ

KSHV → YĐX

H3

0,19

2,56**

[0,04 – 0,27]

1,00

 

Ủng hộ

YĐX → YĐPOLYMER

H4

0,35

6,16***

[0,25 – 0,43]

1,00

 

Ủng hộ

Độ biến thiên (R2) 

 

R2YĐX = 0,13; R2YĐPOLYMER = 0,12

Độ lớn tác động (f2)

f2"YĐX = 0,05; f2KSHV " YĐX = 0,04;

f2CCQ " YĐX = 0,04; f2 YĐX " YĐPOLYMER = 0,14

 

 

 

Mức độ thích hợp của dự báo (Q2)

Q2 YĐX = 0,09; Q2YĐPOLYMER = 0,09

Ghi chú: *** p < 0.001; ** p < 0.01        Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2019

  1. Kết luận và kiến nghị chính sách

5.1. Kết luận

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm sử dụng túi polymer của du khách quốc tế đến Nha Trang. Nghiên cứu hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể: tổng quan các tài liệu và cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình và các giả thuyết về ảnh hưởng của khách du lịch đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của họ; sau đó xây dựng bảng câu hỏi, điều tra và thu thâp dữ liệu thông qua bảng câu hỏi để xác định yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của du khách quốc tế; tiếp đến dựa vào kết quả có được phân tích, kiểm định, đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu; từ đó đề xuất một số chính sách, biện pháp tạo ra hiệu quả thực tiễn cho nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện với 250 mẫu khảo sát. Tác giả đã xây dựng thang đo dựa vào lý thuyết hành vi dự định. Theo đó, có ba thang đo tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và sau đó ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường đã tác động đến ý định giảm sử dụng túi polymer của khách du lịch. Ba thang đo tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận được chứng minh là có tác động tích cực đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường.

Như kì vọng, việc gia tăng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường đã có tác động tích cực cũng như giảm thiểu được ý định sử dụng túi polymer. Nghiên cứu chứng minh và khẳng định mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận điều mà các nghiên cứu trước đây đã thực hiện. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy ý định hành vi tích cực này còn có thể tác động tích cực đến ý định giảm thiểu hành vi tiêu cực. Gia tăng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường sẽ tác động tích cực đến giảm thiểu ý định sử dụng túi polymer. Do đó, nghiên cứu này có những đóng góp nhất định về cả mặt học thuật và thực tiễn.

5.2. Kiến nghị

Nghiên cứu đã phát triển cơ sở lý thuyết và tìm thấy chứng cứ tác động của các nhân tố thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và cuối cùng là ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường tác động tích cực đến ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang. Với những kết quả có được ở trên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hàm ý ứng dụng phục vụ cho việc thay đổi nhận thức thực tế của khách du lịch trong thời gian tới như sau:

Trước tiên, khách du lịch có xu hướng chấp hành tốt những quy định của nước sở tại nơi đến du lịch. Do đó, cơ quan nhà nước, nhà quản lý du lịch nên ban hành các quy định về việc hạn chế sử dụng túi polymer và có những quy tắc xử lý, xử phạt nghiêm minh cho những người có hành vi vi phạm. Chẳng hạn các cơ quan nhà nước nên lập ra những ban thanh tra môi trường cơ động có thể kiểm tra và xử lý nếu gặp phải các trường hợp vi phạm, đồng thời mỗi địa phương cũng xây dựng một trạm kiểm soát và xử lý giúp cho những người phát hiện trình báo. Từ những vụ việc và trường hợp được báo cáo và bắt gặp được, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử lý phù hợp tùy vào mức độ vi phạm (nếu vi phạm lần đầu thì sẽ cảnh cáo hoặc xử phạt bằng tiền, kể từ lần hai trở đi sẽ bị cấm hoặc hạn chế quyền sang Việt Nam).

Thứ hai, khách du lịch khi đến một đất nước thường có nhu cầu mua sắm cao, kể cả mua sắm tiêu dùng và mua sắm hàng hóa làm quà. Nếu như những nơi cung cấp sản phẩm du lịch (các siêu thị, cửa hàng, các trung tâm mua sắm hay chợ) không cung cấp túi polymer hoặc bắt trả thêm tiền cho việc sử dụng túi polymer thì cũng hạn chế được một phần lớn lượng túi polymer được đưa ra môi trường. Vì vậy, biện pháp tiếp theo là các cơ quan ban ngành, quản lý du lịch có thẩm quyền cần đưa ra quyết định thực hiện và ban hành về việc sử dụng túi polymer tại nơi cung cấp sản phẩm du lịch và nơi có nhiều khác du lịch.

Cuối cùng, nhằm gia tăng việc sử dụng túi thân thiện với môi trường, các nhà quản lý du lịch có chính sách khuyến khích du khách sử dụng túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, giai đoạn đầu các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn vì túi thân thiện với môi trường có thể tăng cao chi phí tiêu dùng của du khách nhưng trong một thời gian dài có thể thay đổi ý định. Một biện pháp giúp cho khách vẫn có thể sử dụng được túi thân thiện với môi trường mà trả mức phí vừa phải là: sử dụng túi giấy làm từ vỏ tôm, cua, bã mía; sử dụng lá chuối bọc thực phẩm tươi sống thay cho túi polymer; sử dụng túi vải, túi giấy để đựng những hàng hóa khô; sử dụng tre làm thành những cái túi đựng thực phẩm đã chế biến hay túi đựng trà sữa, chè, nước mía, nước ngọt, ….

5.3 Hạn chế và định hướng nghiên cứu tương lai

Nghiên cứu này tiếp cận dữ liệu từ du khách quốc tế đến Nha Trang, nghiên cứu tương lai nên mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu với địa phương có du lịch biển bao gồm nhiều đối tượng khách khác nhau. Đồng thời, mô hình nghiên cứu nên tích hợp thêm nhiều khái niệm trong lý thuyết điểm mạnh thái độ như: kiến thức về môi trường, sự quan tâm tác hại của túi polymer đối với môi trường, kiến thức về sức khỏe khi tiêu dùng thực phẩm, cũng như xem xét tác động của chúng dưới góc độ (trực tiếp, trung gian, tiết thế) trong mô hình TPB mở rộng.


Tài liệu tham khảo

  1. Ajzen, I. (1991), “The Theory of planned behaviour”, Organizational behaviour and human decision processes, 50(2), 179-211.
  2. Ari & Yilmaz (2015), “Consumer attitudes on the use of plastic and cloth bags”, Environment, Development and Sustainability, (4), 1219–1234.
  3. Lê Chí Công (2017), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh: trường hợp khách quốc tế đến Nha Trang”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (241), 96-104.
  4. Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Hồ Huy Tựu (2013), “Sự sẳn lòng chi trả thêm đối với sản phẩm cá basa nuôi sinh thái của người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (27), 94-103.
  5. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
  6. Hair, J., Anderson, R., Tatham, R., & Black, W. (1998), Multivariate Data Analysis (5th edition), Prentice Hall: Upper Saddle River.
  7. Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường và Hoàng Lương Vinh (2015), “Phong cách sống và tiêu dùng xanh dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi có kế hoạch”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (216), 57-65.
  8. Kast, K., & Tanner. M (2003), “Promoting sustainable consumption : Determinants of green purchases by swiss consumer”, Psychology & Marketing, 20(10), 883-902.
  9. Đỗ Phương Linh (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Nha Trang.
  10. Trần Thị Thùy Linh (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong du lịch – Trường hợp khách du lịch quốc tế đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn Thạc Sĩ, Trường đại học Nha Trang.
  11. Maichum, P., & Ke-Chung, P. (2016), “Application of the extended theory of planned behavior model to investigate purchase intention of green products among Thai consumers”, National pingtung University of Science and Technology, (1).
  12. Madden, T.J., Ellen, P.S., & Ajzen, I. (1992), “A comparison of the theory of planned behaviour and the theory of reasoned action”, Personality and social
    psychology Bulletin, (18), 3-9.
  13. Schultz, P., Shriver, C. (2004), “Implicit connections with nature”, Journal of Environment Psychology, 31-42.
  14. Schultz, Zelezny, L. C. & P. W. (2000), “Promoting environmentalis”, Journal of Social Issues, (56), 365-578.
  15. Verbeke, W., & Viaene J. (1999), “Beliefs, attitude and behavior towards fresh meat consumption in Belgium: empirical evidence from a consumer survey”, Food Quality and Preference, 10, 437-445.

 

[1] Trường Đại học Nha Trang, Email: conglechi@ntu.edu.vn; hcong80@yahoo.com

[2] Trường Đại học Nha Trang, Email: http10061997@gmail.com

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang

Lê Chí Công[1]

Hoàng Thị Thu Phương[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết TPB và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định sử dụng túi polymer. Một mẫu nghiên cứu thuận tiện với 250/260 phiếu câu hỏi hợp lệ đã được đưa vào phân tích. Nghiên cứu sử dụng phầm mềm SmartPLS và mô hình PLS-SEM để đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của thang đo, kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình đo lường. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định sử dụng túi polymer của du khách quốc tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho các công ty, quản lý ngành du lịch trong việc xây dựng chính sách gia tăng sử dụng túi thân thiện với môi trường và hạn chế sử dụng túi polymer.

Từ khóa:  Ý định; polymer; Nha Trang

Abstract

The paper is based on the theoretical of TPB and the analyzing effects of different factors on the intention to use environmentally friendly bags and to use polymer bags. The convenient samples 250/260 questionnaires were analysed. This paper uses SmartPLS software and PLS-SEM model so that to assess reliability, discriminant, convergence value of scale, tests the relationship between concepts in the measurement model. The research results show the important role of attitudes, subjective norms, and perception of behavior control to the intention of using environmentally friendly bags to use polymer bags of international visitors. By the research finding, the paper provides really useful information for companies, managing the tourism industry in developing policies to increase the use of environmentally friendly bags and restrict the use of polymer bags.

Keywords: Intention; polymer; Nha Trang

  1. Giới thiệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu con người tăng lên với việc tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Con người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bởi có quá nhiều yếu tố bên ngoài tác động làm tăng nguy cơ bệnh tật và thách thức đến nâng cao tuổi thọ của cộng đồng. Ô nhiễm môi trường và sử dụng quá mức các sản phẩm không thân thiện với môi trường đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của cộng đồng (Maichum, 2016). 

Túi nhựa, chai nhựa đang chiếm số lượng lớn trên trái đất nhưng lại mất tới hàng ngàn năm để phân hủy (Maichum, 2016). Các vấn đề về môi trường và các chất thải nhựa đang là thách thức mô hình phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tiêu dùng xanh đã và đang trở thành một chủ đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và quản lý. Nghiên cứu của Trần Thị Thùy Linh (2018) với các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong du lịch - trường hợp khách du lịch quốc tế đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường và Hoàng Lương Vinh (2015) sử dụng lý thuyết TPB để giải thích phong cách sống và tiêu dùng xanh. Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và Huỳnh Thị Ngọc Diệp (2013) các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh cho dòng sản phẩm tốt cho sức khỏe (cá Basa). Dù vậy, các nghiên cứu trước đây vẫn chưa tập trung vào giải thích ý định của từng hành vi trong tiêu dùng xanh của du khách, một trong số đó là ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của họ.

Nha Trang - Khánh Hòa một trong những địa phương có tài nguyên du lịch biển phong phú và sự phát triển du lịch đứng đầu cả nước. Để du lịch Nha Trang - Khánh Hòa ngày càng phát triển mang tính bền vững; nâng cao khả năng thu hút khách quốc tế đến du lịch và quảng bá hình ảnh thành phố Văn minh - Thân thiện - An toàn - Sạch đẹp là một mục tiêu lớn đặt ra. Với mong muốn khuyến khích du khách tiêu dùng xanh, nói không với việc sử dụng các chất thải khó phân hủy như polymer, mang lại màu xanh sạch đẹp nhiều hơn cho thành phố. Trên cơ sở lý thuyết hành vi có dự tính, bài nghiên cứu này sẽ kiểm định các nguyên nhân chính gây nên ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định sử dụng túi polymer. Các yếu tố chính bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận làm tăng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường. Trong khi đó ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường càng tăng thì nỗ lực giảm sử dụng túi polymer của cá nhân sẽ tăng lên.

  1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Lý thuyết hành vi dự định     

Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Fishbein và Ajzen; 1975). TPB cho rằng thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận là ba yếu tố quyết định khái niệm độc lập về ý định hành vi (Ajzen, 1991). Lý thuyết TPB (Ajzen,1991) là một trong những mô hình áp dụng rộng rãi để giải thích hành vi tiêu dùng xanh, thể hiện thông qua nghiên cứu của Đỗ Phương Linh (2018), Lê Chí Công (2017), Ari và Yilmaz (2015), Maichum và cộng sự (2016). Dưới đây là một số khái niệm có liên quan trong mô hình nghiên cứu.

Hành vi tiêu dùng được hiểu là việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ (Ajzen, 1991). Ý định hành vi là đại diện của mặt nhận thức về sự sẵn sàng để cá nhân thực hiện một hành vi nhất định (Ajzen, 1991). Thái độ đối với hành vi là tập hợp những niềm tin, ảnh hưởng và ý định về hành vi của một người đối với các hoạt động liên quan (Ajzen, 1991; Schultz và cộng sự, 2004). Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng của những người quan trọng (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) đến việc thực hiện ý định hành vi cụ thể (Ajzen, 1991; Ari & Yilmaz, 2015; Brasava & Asnate Kirse, 2017). Kiểm soát hành vi cảm nhận  là nhận thức của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1991; Ari & Yilmaz, 2015; Brasava & Asnate Kirse, 2017).

Ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường là nỗ lực của các cá nhân trong việc thực hiện hành vi gia tăng sử dụng túi/sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer là nỗ lực của cá nhân trong việc thực hiện hành vi giảm thiểu sử dụng túi polymer. Trên cơ sở đối tượng của nghiên cứu là ý định gia tăng sử dụng túi thân thiện với môi trường và giảm thiểu ý định sử dụng túi polymer, nghiên cứu lựa chọn lý thuyết hành vi có dự định (Ajzen, 1991) là lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu.

 

 

 

 

 

 

2.2. Ý định sử dụng túi polymer và các nhân tố ảnh hưởng

Hành vi tiêu dùng xanh là thuật ngữ để chỉ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường (Schultz và cộng sự, 2004). Tiêu dùng xanh còn là việc xem xét, cân nhắc các vấn đề môi trường đồng thời đánh giá những tiêu chí về giá cả và hiệu quả sử dụng khi quyết định mua sắm, sao cho giảm thiểu nhiều nhất tác động tới sức khỏe và môi trường. Vòng đời của một sản phẩm bao gồm sản xuất, vẩn chuyển, sử dụng và tái sinh hoặc thải bỏ. Do đó nếu chúng ta muốn tiêu dùng xanh có hiệu quả thì cần chú trọng vào một hay tất cả tác động môi trường bất lợi trong toàn bộ vòng đời của chúng (Kirse, 2017).

2.2.1. Thái độ đối với việc sử dụng túi thân thiện với môi trường

Theo Ajzen (1991), thái độ là trạng thái tâm lý được hình thành qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh và ảnh hưởng tới phản ứng của cá nhân. Ngoài ra, thái độ còn được định nghĩa là đánh giá của cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện hành vi. Thái độ đối với việc sử dụng túi thân thiện với môi trường có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi (Kast & Tanner, 2003; Verbeke, 2004). Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là:

         H1: Thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường của họ.

2.2.2. Chuẩn chủ quan và ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường

Chuẩn chủ quan được xem là một yếu tố quyết định thứ hai về ý định hành vi Ajzen (1991). Chuẩn chủ quan hay còn gọi là ảnh hưởng xã hội là nhận thức của những người quan trọng (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, phương tiện truyền thông) tác động đến cá nhân thực hiện/không thực hiện hành vi. Mức độ thân thiết của những người quan trọng càng cao thì sẽ càng tác động mạnh mẽ đến hành vi của cá nhân đó (Ari và Yilmaz, 2015). Vì vậy, giả thuyết H2 được đề xuất như sau:

H2: Chuẩn chủ quan liên quan đến việc hạn chế sử dụng túi polymer có ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng túi thân thiện môi trường của du khách.

2.2.3. Kiểm soát hành vi và ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường

Kiểm soát hành vi cảm nhận là một yếu tố dự báo chính về hành vi và ý định hành vi trong lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991). Kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi. Kiểm soát hành vi cảm nhận cũng có thể được xem như nhận thức của cá nhân về tầm kiểm soát của họ đối với hành vi (Ajzen, 1991). Kiểm soát hành vi cảm nhận của một cá nhân dễ dàng hơn khi họ có các cơ hội và những nguồn tài nguyên quan trọng (thời gian, tiền bạc, trí tuệ) (Madden và cộng sự, 1992). Straughan và Roberts (1999) trong nghiên cứu của mình lập luận rằng những người quan tâm đến môi trường sẽ thể hiện hành vi đối với môi trường tích cực nếu họ nhận thức được hành vi đó góp phần giải quyết vấn đề môi trường và có ý nghĩa thực tế. Vì vậy, giả thuyết về kiểm soát hành vi được đề xuất như sau:

H3: Khả năng kiểm soát hành vi trong sử dụng túi polymer có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường của du khách.

2.2.4. Ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm sử dụng túi polymer

Trong thực tế, du khách sử dụng túi polymer vì được các siêu thị và cửa hàng cung cấp miễn phí và dễ dàng tìm kiếm hay lấy chúng ở bất cứ đâu. Điều này hình thành nên thói quen sử dụng với tuần suất nhiều hơn. Vì vậy, muốn hạn chế ý định sử dụng túi polymer của du khách thì việc khuyến khích sử dụng nhiều loại túi thân thiên với môi trường như túi vải, túi giấy, túi đan bằng tre là hết sức cần thiết. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền nên ban hành các quy định cấm sử dụng túi polymer. Khi mỗi cá nhân gia tăng nhiều hơn ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường thì đồng thời cũng dần hạn chế được ý định sử dụng túi polymer (Air và Yilmaz, 2015). Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và hạn chế ý định sử dụng túi polymer. Maichum & cộng sự (2016) nghiên cứu ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Thái Lan. Trong nghiên cứu Ajzen (1991) đã kiểm định mối quan hệ giữa ý định và hành vi thực tế. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường tác động tích cực và mạnh mẽ lên ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer. Vì thế, giả thuyết H4 được tác giả đề xuất như sau:

H4: Ý định sử dụng túi thân thiện môi trường sẽ có tác động tích cực đến ý định giảm sử dụng túi polymer.

2.2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đo lường các khái niệm

Thang đo lường sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ nghiên cứu của Ajzen (1991) và Ari & Yilmaz (2015). Cụ thể hơn, thang đo thái độ đối với hành vi gồm bốn mục hỏi, thang đo chuẩn chủ quan gồm hai mục hỏi và thang đo kiểm soát hành vi cảm nhận cũng gồm hai mục hỏi. Ba thang đo thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận được kế thừa từ nghiên cứu của Ajzen (1991) và Ari & Yilmaz (2015). Thang đo ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer gồm hai mục hỏi cho mỗi thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Ari & Yilmaz (2015). Thang đo Likert năm điểm với (1) là rất không đồng ý và (5) là rất đồng ý đã được sử dụng cho tất cả các mục hỏi nhằm đem đến sự dễ hiểu và đơn giản cho du khách trong quá trình thực hiện bảng khảo sát. 

3.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi để thu thâp dữ liệu chi tiết với 250 khách du lịch quốc tế tại Nha Trang. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp hạn ngạch với 250 phiếu phát ra. Tỷ lệ phiếu đạt yêu cầu để đưa vào phân tích là 250/260 (83,3%) đã được đưa vào xử lý bằng phần mềm Smart PLS 3.2.7 dùng để phân tích dữ liệu bao gồm: kiểm định độ tin cậy, độ giá trị và hội tụ của thang đo cũng như biến quan sát; kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu và SPSS 25.0 dùng để thu thập dữ liệu và xử lý số liệu trong thống kê mô tả.

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Smart PLS và mô hình PLS-SEM giúp cho việc xử lý số liệu được hiệu quả và nhanh hơn với kỹ thuật phân tích độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo. Ngoài ưu điểm xử lý dữ liệu nhanh và hiệu quả thì phương pháp này cũng giúp tác giả đơn giản hóa các bảng trong bài nghiên cứu nhưng vẩn đẩy đủ các chỉ số để phân tích.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019. Đối tượng thu thập mẫu là khách du lịch quốc tế đến Nha Trang.

Về giới tính: kết quả khảo sát cho thấy trong 250 mẫu hợp lệ thu được có 156 nam chiếm tỉ lệ 62,4% và 94 nữ chiếm tỷ lệ 37,6%.

Về độ tuổi: độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong 250 mẫu là từ 30 tuổi đến 40 tuổi, có 135 người và chiếm 54%, từ 15 tuổi đến 29 tuổi có 100 người và chiếm 40%. Còn 2 nhóm tuổi từ 45 tuổi đến 59 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt với 4,4% và 1,6%. Điều đó cho thấy khách du lịch quốc tế đến Nha Trang du lịch chủ yếu là những người còn trẻ và trung niên còn người lớn tuổi thì chiếm tỉ lệ thấp.

Về tình trạng hôn nhân: trong tổng số 250 người được khảo sát thì có 155 đã kết hôn, chiếm 62%. Có 89 người độc thân và chiếm 35,6%, có 6 người có tình trạng khác như ly hôn, mẹ đơn thân chiếm 2,4%. Ta có thể thấy rằng những người đã kết hôn có xu hướng đi du lịch nhiều hơn, họ có thể đi hưởng tuần trăng mật, đi chơi cùng con cái của họ hoặc chỉ đơn giản là đi nghĩ dưởng cùng gia đình.

Về trình độ học vấn: chiếm tỉ lệ cao nhất với 78,8% trong tổng số 100% người trả lời có bằng cử nhân trở xuống, số lượng 197 người. Trình độ thạc sĩ có 51 người và chiếm 20,4%, trình độ tiến sĩ có 2 người và chiếm 0,8%. Dù tỉ lệ bằng dưới cử nhân cao nhất thế nhưng với con số 51/250 người trả lời có bằng thạc sĩ cho ta thấy những người có bằng cấp và tài năng trên thế giới cũng đang đến Nha Trang rất nhiều. Dự đoán được một sự phát triển cho nơi đây rất lớn.

Bảng 1. Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ

Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ

Nam

156

62,4

Từ 15 đến 29

100

40,0

Nữ

94

37,6

Từ 30 đến 44

135

54,0

Tổng

250

100,0

Từ 45 đến 59

11

4,4

Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ

Trên 60

4

1,6

Cử nhân trở xuống

197

78,8

Tổng

250

100,0

Thạc sĩ

51

20,4

Tình trạng hôn nhân

Số lượng

Tỷ lệ

Tiến sĩ

2

0,8

Độc thân

89

35,6

Tổng

250

100,0

Đã kết hôn

155

62,0

Khác

6

2,4

Tổng

250

100,0

 

   Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

 

4.2. Kiểm định thang đo: Độ tin cậy và độ giá trị

Các bước kiểm định độ tin cậy và độ giá trị thang đo trong nghiên cứu này dựa vào gợi ý của Hair & cộng sự (2016) và Hair & cộng sự (2017) gồm kiểm định độ nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt.

Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các thang đo đều đạt độ nhất quán nội tại (Cronbach’s Alpha đều > 0,6 và độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều > 0,7). Đồng thời, các hệ số tải nhân số đều > 0,5 và phương sai trích đều lớn hơn 0,5. Do đó, các thang đo đề xuất đạt được độ giá trị hội tụ.

Bảng 2. Thang đo, độ tin cậy và độ giá trị

Cấu trúc khái niệm và mục hỏi

Hệ số tải nhân tố

Cronbach’s Alpha

CR

AVE

Thái độ

 

0.74

0.83

0.55

Túi nhựa hủy hoại môi trường.

0.55

 

 

 

Túi nhựa gây hại cho sinh vật sống trên cạn.

0.74

 

 

 

Túi nhựa gây ra chất thải độc hại.

0.84

 

 

 

Túi nhựa tăng nguy cơ ung thư.

0.80

 

 

 

Chuẩn chủ quan

 

0.71

0.87

0.77

Nếu hàng xóm của tôi sử dụng túi thân thiện với môi trường thay vì túi nhựa, tôi chắc chắn sử dụng túi thân thiện với môi trường.

0.84

 

 

 

Nếu những người quan trọng khác sử dụng túi thân thiện với môi trường thay vì túi nhựa, tôi chắc chắn sử dụng túi thân thiện với môi trường.

0.91

 

 

 

Kiểm soát hành vi cảm nhận

 

0.62

0.79

0.67

Các cửa hàng tạp hóa nên cấm bán trai cây và rau quả đựng trong túi nhựa cho khách hàng của họ.

0.61

 

 

 

Chính phủ nên cấm sử dụng túi nhựa.

0.98

 

 

 

Ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường (túi vải, túi giấy, …)

 

0.75

0.89

0.80

Tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa hơn trong tương lai gần.

0.89

 

 

 

Tôi thích sử dụng túi thân thiện với môi trường thay vì túi nhựa.

0.90

 

 

 

Ý định giảm sử dụng túi nhựa

 

0.71

0.87

0.78

Nếu túi nhựa được cung cấp tại thu ngân nhưng phải trả phí, tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa.

0.87

 

 

 

Nếu siêu thị giảm giá cho người mua hàng – người mà tự mua túi thân thiện với môi trường cho riêng mình, tôi sẽ sử dụng ít túi nhựa.

0.89

 

 

 

   Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Kết quả phân tích cho thấy giá trị nhỏ nhất của căn bậc hai của AVE (0.74) lớn hơn giá trị lớn nhất của tương quan giữa các cặp khái niệm (0.35). Do đó, các cấu trúc khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt.

Bảng 3. Tương quan giữa các cấu trúc khái niệm

 

Trung bình

1

2

3

4

5

1.TĐ

4.42

0.74

 

 

 

 

2.CCQ

4.32

0.11

0.88

 

 

 

3.KSHV

4.56

-0.06

0.01

0.82

 

 

4.YĐX

4.43

0.23

0.22

0.18

0.89

 

5.YĐPOLYMER

4.27

0.17

0.19

0.03

0.35

0.88

   Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả, 2019

Ghi chú: Căn bậc hai của AVE nằm trên đường chéo chính

4.4. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Hệ số VIF của các cấu trúc khái niệm đều < 3 cho thấy đa cộng tuyến giữa các biến giải thích (độc lập) không ảnh hưởng đến việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2019

 

 

Hình 2. Kết quả nghiên cứu

 

 

0,19

 

0,35

 

0,19

 

0,22

 

 

 

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hệ số đường dẫn liên quan đến ý định sử dụng đều có ý nghĩa với mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Bootstrap cũng cho thấy các hệ số này đều khác 0. Như vậy, nghiên cứu này kết luận các giả thuyết từ H1 đến H4 đều được ủng hộ về mặt dữ liệu. Thái độ có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường của du khách với (ß = 0,22; p < 0,001). Bên cạnh đó, hai yếu tố chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận của du khách cũng có tác động tích cực tới ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường với hệ số ß đều bằng ß = 0,19 với mức ý nghĩa lần lượt là p < 0,001 và p < 0,01.

Bảng 3 cũng cho thấy được ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường có hệ số đường dẫn tác động mạnh đến ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer (ß = 0,35, p < 0,001).

Kết quả phân tích cũng cho thấy ba biến số thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận giải thích được 13% giá trị biến thiên của ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường, trong khi ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường giải thích được 12% giá trị biến thiên của ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer.

 

Bảng 4. Kết quả kiểm định mô hình

Giả thuyết

Mô hình nghiên cứu

VIF

Kết luận

Std. ß

t–value

Khoảng giá trị (Bootstrap)

TĐ → YĐX

H1

0,22

4,07***

[0,12 – 0,29]

1,02

Ủng hộ

CCQ → YĐX

H2

0,19

3,22***

[0,09 – 0,29]

1,01

Ủng hộ

KSHV → YĐX

H3

0,19

2,56**

[0,04 – 0,27]

1,00

 

Ủng hộ

YĐX → YĐPOLYMER

H4

0,35

6,16***

[0,25 – 0,43]

1,00

 

Ủng hộ

Độ biến thiên (R2) 

 

R2YĐX = 0,13; R2YĐPOLYMER = 0,12

Độ lớn tác động (f2)

f2"YĐX = 0,05; f2KSHV " YĐX = 0,04;

f2CCQ " YĐX = 0,04; f2 YĐX " YĐPOLYMER = 0,14

 

 

 

Mức độ thích hợp của dự báo (Q2)

Q2 YĐX = 0,09; Q2YĐPOLYMER = 0,09

Ghi chú: *** p < 0.001; ** p < 0.01        Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2019

  1. Kết luận và kiến nghị chính sách

5.1. Kết luận

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm sử dụng túi polymer của du khách quốc tế đến Nha Trang. Nghiên cứu hướng đến giải quyết các mục tiêu cụ thể: tổng quan các tài liệu và cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình và các giả thuyết về ảnh hưởng của khách du lịch đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của họ; sau đó xây dựng bảng câu hỏi, điều tra và thu thâp dữ liệu thông qua bảng câu hỏi để xác định yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của du khách quốc tế; tiếp đến dựa vào kết quả có được phân tích, kiểm định, đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu; từ đó đề xuất một số chính sách, biện pháp tạo ra hiệu quả thực tiễn cho nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện với 250 mẫu khảo sát. Tác giả đã xây dựng thang đo dựa vào lý thuyết hành vi dự định. Theo đó, có ba thang đo tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và sau đó ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường đã tác động đến ý định giảm sử dụng túi polymer của khách du lịch. Ba thang đo tác động đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận được chứng minh là có tác động tích cực đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường.

Như kì vọng, việc gia tăng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường đã có tác động tích cực cũng như giảm thiểu được ý định sử dụng túi polymer. Nghiên cứu chứng minh và khẳng định mối quan hệ giữa thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận điều mà các nghiên cứu trước đây đã thực hiện. Đồng thời, nghiên cứu cho thấy ý định hành vi tích cực này còn có thể tác động tích cực đến ý định giảm thiểu hành vi tiêu cực. Gia tăng ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường sẽ tác động tích cực đến giảm thiểu ý định sử dụng túi polymer. Do đó, nghiên cứu này có những đóng góp nhất định về cả mặt học thuật và thực tiễn.

5.2. Kiến nghị

Nghiên cứu đã phát triển cơ sở lý thuyết và tìm thấy chứng cứ tác động của các nhân tố thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận đến ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường và cuối cùng là ý định sử dụng túi thân thiện với môi trường tác động tích cực đến ý định giảm thiểu sử dụng túi polymer của khách du lịch quốc tế tại Nha Trang. Với những kết quả có được ở trên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hàm ý ứng dụng phục vụ cho việc thay đổi nhận thức thực tế của khách du lịch trong thời gian tới như sau:

Trước tiên, khách du lịch có xu hướng chấp hành tốt những quy định của nước sở tại nơi đến du lịch. Do đó, cơ quan nhà nước, nhà quản lý du lịch nên ban hành các quy định về việc hạn chế sử dụng túi polymer và có những quy tắc xử lý, xử phạt nghiêm minh cho những người có hành vi vi phạm. Chẳng hạn các cơ quan nhà nước nên lập ra những ban thanh tra môi trường cơ động có thể kiểm tra và xử lý nếu gặp phải các trường hợp vi phạm, đồng thời mỗi địa phương cũng xây dựng một trạm kiểm soát và xử lý giúp cho những người phát hiện trình báo. Từ những vụ việc và trường hợp được báo cáo và bắt gặp được, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử lý phù hợp tùy vào mức độ vi phạm (nếu vi phạm lần đầu thì sẽ cảnh cáo hoặc xử phạt bằng tiền, kể từ lần hai trở đi sẽ bị cấm hoặc hạn chế quyền sang Việt Nam).

Thứ hai, khách du lịch khi đến một đất nước thường có nhu cầu mua sắm cao, kể cả mua sắm tiêu dùng và mua sắm hàng hóa làm quà. Nếu như những nơi cung cấp sản phẩm du lịch (các siêu thị, cửa hàng, các trung tâm mua sắm hay chợ) không cung cấp túi polymer hoặc bắt trả thêm tiền cho việc sử dụng túi polymer thì cũng hạn chế được một phần lớn lượng túi polymer được đưa ra môi trường. Vì vậy, biện pháp tiếp theo là các cơ quan ban ngành, quản lý du lịch có thẩm quyền cần đưa ra quyết định thực hiện và ban hành về việc sử dụng túi polymer tại nơi cung cấp sản phẩm du lịch và nơi có nhiều khác du lịch.

Cuối cùng, nhằm gia tăng việc sử dụng túi thân thiện với môi trường, các nhà quản lý du lịch có chính sách khuyến khích du khách sử dụng túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, giai đoạn đầu các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn vì túi thân thiện với môi trường có thể tăng cao chi phí tiêu dùng của du khách nhưng trong một thời gian dài có thể thay đổi ý định. Một biện pháp giúp cho khách vẫn có thể sử dụng được túi thân thiện với môi trường mà trả mức phí vừa phải là: sử dụng túi giấy làm từ vỏ tôm, cua, bã mía; sử dụng lá chuối bọc thực phẩm tươi sống thay cho túi polymer; sử dụng túi vải, túi giấy để đựng những hàng hóa khô; sử dụng tre làm thành những cái túi đựng thực phẩm đã chế biến hay túi đựng trà sữa, chè, nước mía, nước ngọt, ….

5.3 Hạn chế và định hướng nghiên cứu tương lai

Nghiên cứu này tiếp cận dữ liệu từ du khách quốc tế đến Nha Trang, nghiên cứu tương lai nên mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu với địa phương có du lịch biển bao gồm nhiều đối tượng khách khác nhau. Đồng thời, mô hình nghiên cứu nên tích hợp thêm nhiều khái niệm trong lý thuyết điểm mạnh thái độ như: kiến thức về môi trường, sự quan tâm tác hại của túi polymer đối với môi trường, kiến thức về sức khỏe khi tiêu dùng thực phẩm, cũng như xem xét tác động của chúng dưới góc độ (trực tiếp, trung gian, tiết thế) trong mô hình TPB mở rộng.


Tài liệu tham khảo

  1. Ajzen, I. (1991), “The Theory of planned behaviour”, Organizational behaviour and human decision processes, 50(2), 179-211.
  2. Ari & Yilmaz (2015), “Consumer attitudes on the use of plastic and cloth bags”, Environment, Development and Sustainability, (4), 1219–1234.
  3. Lê Chí Công (2017), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh: trường hợp khách quốc tế đến Nha Trang”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (241), 96-104.
  4. Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Hồ Huy Tựu (2013), “Sự sẳn lòng chi trả thêm đối với sản phẩm cá basa nuôi sinh thái của người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (27), 94-103.
  5. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
  6. Hair, J., Anderson, R., Tatham, R., & Black, W. (1998), Multivariate Data Analysis (5th edition), Prentice Hall: Upper Saddle River.
  7. Nguyễn Vũ Hùng, Nguyễn Hùng Cường và Hoàng Lương Vinh (2015), “Phong cách sống và tiêu dùng xanh dưới góc nhìn của lý thuyết hành vi có kế hoạch”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (216), 57-65.
  8. Kast, K., & Tanner. M (2003), “Promoting sustainable consumption : Determinants of green purchases by swiss consumer”, Psychology & Marketing, 20(10), 883-902.
  9. Đỗ Phương Linh (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Nha Trang.
  10. Trần Thị Thùy Linh (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh trong du lịch – Trường hợp khách du lịch quốc tế đến thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn Thạc Sĩ, Trường đại học Nha Trang.
  11. Maichum, P., & Ke-Chung, P. (2016), “Application of the extended theory of planned behavior model to investigate purchase intention of green products among Thai consumers”, National pingtung University of Science and Technology, (1).
  12. Madden, T.J., Ellen, P.S., & Ajzen, I. (1992), “A comparison of the theory of planned behaviour and the theory of reasoned action”, Personality and social
    psychology Bulletin, (18), 3-9.
  13. Schultz, P., Shriver, C. (2004), “Implicit connections with nature”, Journal of Environment Psychology, 31-42.
  14. Schultz, Zelezny, L. C. & P. W. (2000), “Promoting environmentalis”, Journal of Social Issues, (56), 365-578.
  15. Verbeke, W., & Viaene J. (1999), “Beliefs, attitude and behavior towards fresh meat consumption in Belgium: empirical evidence from a consumer survey”, Food Quality and Preference, 10, 437-445.

 

[1] Trường Đại học Nha Trang, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.; Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Nha Trang, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.