Sidebar

Magazine menu

04
CN, 05

Tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc và tốc độ điều chỉnh: Nghiên cứu thực nghiệm của các công ty niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam

Bùi Hữu Phước[1]

Ngô Văn Toàn[2]

 

Tóm tắt

 Nghiên cứu này với mục đích là kiểm tra sự tồn tại tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn, bằng chứng thực nghiệm từ các công ty phi tài chính niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm tác giả đã kiểm định các lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng và sự thích hợp của các lý thuyết này với các công ty Việt Nam. Với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu chiếm 51,52% cấu trúc vốn của các công tỷ, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn nợ dài hạn. Kết quả hồi quy cho thấy khả năng sinh lời, quy mô công ty, tính hữu hình tài sản, các cơ hội tăng trưởng có tác động lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh, nhưng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ của thuế suất hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành kiểm thử biên mạnh với tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh của các công ty. Hầu hết các ước tính bằng kỹ thuật GMM được tiến hành kiểm định và thoả mãn yêu cầu về mặt thống kê. Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu khẳng định là có tồn tại tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh của công ty tại Việt Nam.

Từ khóa: Cấu trúc vốn động; Đòn bẩy mục tiêu; Tốc độ điều chỉnh; Điều chỉnh động.

 

Abstract

The purpose of studying the impact of profitability on capital structure and speed of capital structure adjustment, empirical evidence from Vietnam's listed non-financial companies. We tested the Trade-off theory and the pecking order theory and the relevance of these theories to VietNam firms is confirmed. With debt-to-equity ratio accounting for 51.52% of the capital structure of public companies, in which short-term debt accounts for a larger proportion than long-term debt. Regression results show that profitability, firm size, asset tangibility, growth opportunities have an impact on capital structure and speed of adjustment, but no evidence of relationship has been found of effective tax rates. In addition, the study also carried out robustness check with the impact of profitability on capital structure and speed of adjustment of companies. Most estimations show strong robustness checked by GMM techniques. Based on the findings, the study provides with the impact of profitability on capital structure and speed of adjustment of Vietnamese companies.

Keywords: Dynamic capital structure; Target leverage; Speed of adjustment; Dynamic adjustment.

 

 

 

  1. Giới thiệu

Các nghiên cứu về cấu trúc vốn những năm gần đây đã chuyển từ mô hình tĩnh sang mô hình động, từ các nghiên cứu vận dụng lý thuyết sang ước lượng mô hình trong điều kiện giả thuyết có thể bị vi phạm và tìm cách cải tiến để việc ước tính tốt hơn. Vấn đề nan giải cấu trúc vốn tiếp tục thu hút nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là liên quan đến các tổ chức tài chính. Cấu trúc vốn là sự phối hợp của vốn chủ sở hữu và nợ được sử dụng để suy ra chi phí sử dụng vốn (giá sử dụng vốn). Mục tiêu của công ty của ngành công nghiệp hoặc ngành nghề nào đó đều hướng đến việc giảm chi phí sử dụng vốn. Điều này là do chi phí sử dụng vốn có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận đầu tư (chủ yếu là đầu tư tài chính) hoặc dự án (chủ yếu là đầu tư thực) và hiệu quả hoạt động của toàn bộ công ty. Trong số rất nhiều học giả trên thế giới có thể kể đến như Graham & Harvey (2001) và Cotei, Farhat & Abugri (2011), ở Việt Nam, Trần Hùng Sơn (2012), Phạm Tiến Minh, Nguyễn Tiến Dũng (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Thị Hải Yến (2014), Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Văn Tuyến & Nguyễn Văn Điệp (2016), Đặng Văn Dân & Nguyễn Hoàng Chung (2017) đã tiến hành nghiên cứu của họ để kiểm tra các yếu tố quyết định cấu trúc vốn cũng như tốc độ điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc và tốc độ điều chỉnh thì chưa có nhiều nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này là cố gắng lấp đầy khoảng trống bằng cách không chỉ xem xét lại các yếu tố quyết định cấu trúc vốn ở Việt Nam mà xem xét yếu tố khả năng sinh lời tác động lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh.

Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu còn xuất phát từ sự mất cân đối giữa tài trợ vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng kinh doanh và thị trường vốn (chủ yếu là thị trường chứng khoán nơi mua bán vốn cổ phần, trong khi vai trò của thị trường mua bán các trái phiếu công ty đã phát hành gần như không có). Như vậy, xét về tài trợ công ty ở Việt Nam còn nhiều bất cập, sự mất cân đối giữa kênh cung ứng vốn ngân hàng và thị trường vốn. Nguồn tài trợ cho các công ty ở Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu dựa vào 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và vay ngân hàng. Nguồn vốn vay ngân hàng lại phụ thuộc khá nhiều vào chính sách tín dụng của nhà nước (lúc thắt chặt, lúc nới rộng), phụ thuộc vào nhu cầu vốn của công ty … vì vậy đòn bẩy tài chính ở các công ty luôn có sự thay đổi.

Hình 1. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với vốn hóa thị trường của Việt Nam

 

Nguồn: World Bank

Từ hình 1, cho chúng ta thấy là tỷ lệ của tín dụng ngân hàng so với vốn hoá thị trường của Việt Nam. Với ưu thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tỷ số của tín dụng ngân hàng và vốn hoá thị trường luôn lớn hơn 1 (nghĩa là tín dụng luôn lớn hơn vốn hoá thị trường). Nghiên cứu của Kythreotis, Nouri & Soltani (2018) cho biết tỷ lệ tín dụng trên vốn hoá thị trường của Iran luôn thấp hơn 4, thậm chí có những giai đoạn rất thấp (nhỏ hơn 1) vào năm 2013. So với Iran thì Việt Nam tỷ lệ này vẫn ở mức cao (trên 2). Tuy nhiên, vẫn cho thấy những thay đổi từ hình 1 này, bởi hình 1 cho chúng ta biết tỷ lệ này có sự điều chỉnh khá mạnh từ trên 6 (năm 2008) giảm gần về 2 (năm 2017). Trong đó, đáng chú ý nhất là sau năm 2018 và năm 2012 tỷ lệ này giảm rõ ràng nhất. Những mốc thời gian này gắn với các sự kiện kinh tế của thế giới cũng như của Việt Nam, như khủng hoảng kinh tế thế giới và quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Các yếu tố khách quan này, cũng là cơ sở cho biết phần nào về sự điều chỉnh vốn vay của doanh nghiệp trong nhu cầu tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Nội dung nghiên cứu, tập trung vào lược khảo các lý thuyết và phát triển giả thuyết nghiên cứu, hướng trọng tâm vào tác động của khả năng sinh lời cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh; sau đó tiến hành kiểm tra thực nghiệm bằng mô hình cấu trúc vốn động và các kiểm định cần thiết. Từ đó đi đến kết luận cho trường hợp tại Việt Nam.

  1. Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết

Được coi là sự khởi đầu của lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn, Modigliani & Miller (1958) minh họa rằng theo các giả định chính yếu, giá trị của công ty không bị ảnh hưởng bởi chính cấu trúc vốn của nó. Thị trường vốn được coi là hoàn hảo trong thế giới MM, nơi người trong cuộc và người ngoài cuộc có thông tin hoàn hảo; không có chi phí giao dịch, chi phí phá sản hoặc khoản thuế khoán tồn tại; lựa chọn vốn và nợ trở nên “không liên quan” và các quỹ (vốn) bên trong và bên ngoài có thể được thay thế hoàn hảo cho nhau. Nếu các giả định chính này được nới lỏng, cấu trúc vốn có thể trở nên “có liên quan” với giá trị của công ty. Vì vậy, những nỗ lực nghiên cứu dưới đây đã góp phần làm giảm bớt các giả định lý tưởng và mô tả các kết quả.

Cấu trúc vốn tối ưu có liên quan đến lý thuyết đánh đổi (TOT), vì cho ra rằng đòn bẩy mục tiêu của công ty được thúc đẩy bởi các lực lượng cạnh tranh tạo ra lợi ích và chi phí của nợ, chủ yếu là chi phí đại diện của khó khăn tài chính và khấu trừ thuế của tài trợ nợ (Myers, 1977). Dưới sự giải thích bao quát này, chi phí điều chỉnh tạo ra độ trễ giữa tỷ lệ nợ thực tế và mức tối ưu bằng cách làm chậm tốc độ mà các công ty điều chỉnh các sai lệch (Myers, 1984; Titman & Tsyplakov, 2007). Ví dụ, nếu có chi phí giao dịch cố định để phát hành hoặc rời bỏ nợ, công ty chỉ cân bằng lại khi tỷ lệ nợ của nó vượt qua ngưỡng trên hoặc dưới (Fischer,  Heinkel & Zechner, 1989). Đồng thuận với lý do đánh đổi, các yếu tố sau đã được tìm thấy rất quan trọng để xác định tốc độ điều chỉnh (Elsas & Florysiak, 2011): chi phí cơ hội cao khi đi chệch khỏi mục tiêu, ví dụ, trong các công ty có thâm hụt tài trợ cao hoặc các công ty nhỏ và rủi ro vỡ nợ là cao.

Tuy nhiên, đối với Shyam-Sunder & Myers (1999), sự tồn tại của tỷ lệ nợ mục tiêu không làm giảm hiệu lực của lý thuyết trật tự phân hạng (POT). Flannery & Rangan (2006) nhận ra rằng mặc dù hơn một nửa những quan sát được thay đổi trong tỷ lệ nợ là từ hành vi nhắm mục tiêu, nhưng việc cân nhắc trật tự chiếm một phần trong số đó (dưới 10%). Theo POT, các nhà quản lý không cố gắng duy trì mục tiêu cụ thể; thay vào đó, tỷ lệ đòn bẩy được định nghĩa là khoảng cách giữa dòng tiền hoạt động và yêu cầu đầu tư theo thời gian (Barclay & Smith, 1999). Theo đó, Byoun’s (2008) cho thấy nhiều điều chỉnh xảy ra khi các công ty có nợ trên mục tiêu với thặng dư tài chính hoặc khi họ có nợ dưới mục tiêu với thâm hụt tài chính. Hovakimian & Li (2009) tìm thấy chi phí điều chỉnh bất đối xứng tùy thuộc vào việc công ty ở trên hay dưới mức đòn bẩy mục tiêu. Họ thấy chi phí gia tăng đặc biệt thấp khi công ty trả hết nợ thừa bằng nguồn vốn nội bộ. Phù hợp với lý luận trật tự phân hạng, một số yếu tố xuất hiện rất quan trọng để xác định tốc độ điều chỉnh: mức độ bất cân xứng thông tin giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc (Öztekin & Flannery, 2012); biến liên quan đến khả năng nợ, quy mô (Drobetz, Pensa & Wanzenried, 2007; Aybar-Arias, Casino-Martínez & López-Gracia, 2012); các biến khác chỉ ra các khoản đầu tư bổ sung hiện tại hoặc tương lai, như tăng trưởng (Drobetz & Wanzenried, 2006; Drobetz, Pensa & Wanzenried, 2007) hoặc các cơ hội tăng trưởng (Aybar-Arias, Casino-Martínez & López-Gracia, 2012); và dòng tiền (Faulkender, Flannery, Hankins & Smith, 2012).

Chúng tôi lý luận rằng TOT và POT thay đổi ở mức độ phổ biến của chúng cùng với khả năng sinh lời, dẫn đến thay đổi mô hình của cả nợ mục tiêu và tốc độ điều chỉnh. Chi phí và lợi ích của việc điều chỉnh nợ, được viện dẫn bởi TOT, chẳng hạn như chi phí phá sản và lá chắn thuế, phụ thuộc vào các yếu tố đặc thù của công ty. Liên quan đến POT, các yếu tố đằng sau nhu cầu tài trợ của công ty, khả năng tạo ra dòng tiền, giải pháp thay thế tài trợ, khả năng nợ và bất cân xứng thông tin phát triển cùng với khả năng sinh lời.

2.1. Đòn bẩy mục tiêu và khả năng sinh lời

Như được khẳng định bởi lý thuyết trật tự phân hạng (POT), sự bất cân xứng thông tin giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc có xu hướng cao hơn trong giai đoạn đầu của vòng đời công ty, trong khi khả năng nợ thấp hơn (Teixeira & Santos, 2014; Pfaffermayr, Stöckl & Winner, 2013). Cùng với González & González (2012), chúng ta có thể hy vọng các dự đoán của POT sẽ có giá trị hơn khi tính bất cân xứng thông tin cao hơn.                          

Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu khi mới kinh doanh có thể xảy ra hơn là tài trợ nợ trong kịch bản bất cân xứng thông tin, khi Hirsch & Walz (2011) tìm thấy thời kỳ phát triển các nền kinh tế và công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng. Mặt khác, các yếu tố này gia tăng khi các công ty phát triển, chẳng hạn như quy mô, cho thấy khả năng nợ lớn hơn (do bí quyết công nghệ, danh tiếng và tài sản thế chấp). Một cách trực tiếp, cơ hội tăng trưởng và tăng trưởng cho thấy nhu cầu ngân quỹ nhiều hơn (yêu cầu đầu tư cao hơn). Mặt khác, các công ty nắm giữ tiền mặt để thực hiện các dự án đầu tư sinh lời của họ không được huy động vốn bên ngoài với chi phí giao dịch cao (Saddour, 2006). Tóm lại, theo POT, khả năng sinh lời cao hơn cho phép các công ty sử dụng ít nợ hơn; sự bất cân xứng thông tin thấp là một lý do của việc phát hành nợ ít tốn kém hơn thúc đẩy các công ty có tài sản hữu hình hơn hướng tới đòn bẩy lớn hơn; và bí quyết công nghệ, danh tiếng và tài sản thế chấp, hoạt động như một chỉ báo của các công ty có khả năng nợ với quy mô lớn hơn đối với tỷ lệ đòn bẩy cao hơn. Khi đó khả năng sinh lời của các công ty có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy mục tiêu.

Xem xét lý do đánh đổi, chi phí và lợi ích của việc vay nợ dự kiến sẽ thay đổi, do đó cho phép hoặc buộc các công ty sửa đổi chiến lược tài trợ của họ. Khi các công ty sau thời gian hoạt động ổn định, thường có nhiều lợi nhuận hơn và có nhiều tài sản hữu hình hơn có thể đóng vai trò là tài sản thế chấp (Titman & Wessels, 1988), trong khi quy mô của họ cho phép đa dạng hơn (González & González, 2008), và ba yếu tố này góp phần giảm chi phí phá sản. Đối với các cơ hội tăng trưởng, nghiên cứu cho rằng yếu tố này làm tăng chi phí phá sản, điều đó sẽ làm giảm đòn bẩy (Frank & Goyal, 2009), tuy nhiên, một số tác giả cho rằng các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng có lợi thế chi phí tương đối trong tài trợ tăng trưởng bên ngoài (Drobetz, Pensa & Wanzenried, 2007; Elsas & Florysiak, 2011).

Trong quá trình trưởng thành, niềm tin của các cổ đông và thị trường lớn hơn, giao dịch thuận lợi của các công ty làm giảm các chi phí liên quan. Về lợi ích của nợ, khả năng sử dụng lá chắn thuế thay đổi hiệu quả tùy thuộc vào thu nhập ròng hoặc lợi nhuận (Frielinghaus, Mostert & Firer, 2005; Pfaffermayr, Stöckl & Winner, 2013). Tóm lại, theo TOT, thuế và chi phí phá sản thúc đẩy các công ty có lợi nhuận cao hơn hướng tới đòn bẩy lớn hơn; chi phí phá sản khá thấp thông qua tài sản thế chấp thúc đẩy các công ty có tỷ lệ tài sản hữu hình cao theo tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu cao; và xác suất phá sản thấp hơn thông qua đa dạng hóa cao hơn thúc đẩy các công ty lớn hướng tới tỷ lệ đòn bẩy cao hơn. Do đó, khi chi phí giao dịch về tài trợ và chi phí phá sản giảm trong khi có thể sử dụng hiệu quả hơn lá chắn thuế, chúng ta có thể mong đợi giá trị TOT cao hơn ở các công ty lớn hơn, nghĩa là đòn bẩy mục tiêu cao hơn và mức nợ cao hơn cho các loại hình doanh nghiệp này, điều này phù hợp với nghiên cứu của Frielinghaus, Mostert & Firer (2005). Trong trường hợp này chúng tôi kỳ khả năng sinh lời, quy mô và tính hữu hình tài sản có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy mục tiêu.

Cuối cùng, từ Jalilvand & Harris (1984) một số nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn mục tiêu dài hạn, tìm thấy tỷ lệ hội tụ hàng năm đối với mục tiêu thấp hơn 40% đối với công ty điển hình (Flannery & Rangan, 2006; Huang; & Ritter, 2009) hoặc thấp hơn 20% một khi đã tránh được thiên lệch phương pháp luận (Hovakimian & Li, 2009). Hơn nữa, theo Leary & Roberts (2005) đặc tính của một số cú sóc lâu dài ảnh hưởng hoạt động tái cân bằng. Khi đó, mức độ đầu tư công ty lớn đã thay đổi. Đối với các công ty niêm yết, quá trình điều chỉnh cấu trúc vốn hiện tại cho mục tiêu trong tương lai có thể dài hơn một thời kỳ. Điều này phù hợp với các giao dịch tài trợ lớn liên quan đến các điều chỉnh từ mục tiêu hoặc các điều chỉnh vượt xa hơn mục tiêu, ngay cả trong trường hợp tốc độ điều chỉnh cao hơn về thực chất (Hovakimian & Li, 2009). Để phù hợp với khả năng sử dụng cấu trúc tài chính với dự kiến hiệu quả cao hơn trong tương lai tiếp theo (Ross, 1977), những thúc đẩy bởi tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng được cải thiện, chẳng hạn như khả năng sinh lời, quy mô hoặc tính hữu hình tài sản có thể thay đổi cường độ hoặc thậm chí là dấu hiệu về tác động của chúng đối với đòn bẩy hiện tại khi các giá trị trong tương lai được thực hiện thay vì các giá trị hiện tại. Cho rằng cấu trúc vốn là quyết định đầu tiên mà một công ty phải đưa ra trước khi bắt đầu một dự án đầu tư mới, chúng tôi giả thuyết rằng đòn bẩy của công ty không chỉ được giải thích bởi mục tiêu đương thời mà còn bởi đòn bẩy mục tiêu của giai đoạn tiếp theo, điều này dẫn đến giả thuyết thực nghiệm được nghiên cứu. Đòn bẩy mục tiêu tương lại được giải thích bởi các yếu của cấu trúc vốn hiện tại.

2.2. Tốc độ điều chỉnh và khả năng sinh lời

Vấn đề hạn chế tài chính xuất hiện do sự không có sẵn của dòng tiền tự do cho công ty làm tăng nhu cầu tài trợ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh vì nó làm giảm tính linh hoạt tài chính, do đó chúng tôi đưa ra giả thuyết về mối quan hệ thuận chiều giữa dòng tiền có sẵn công ty và tốc độ điều chỉnh cơ cấu vốn mục tiêu. Chúng tôi sử dụng dòng tiền được đo bằng khả năng sinh lời. Myers (1977) lưu ý rằng những thay đổi về khả năng sinh lời ảnh hưởng đến những hạn chế bên trong và cho rằng nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ điều chỉnh (Hovakimian, Opler & Titman, 2001). Khả năng sinh lời cung cấp quỹ (vốn) cho việc mua lại cổ phần cũng như sự ổn định tài chính để phát hành chứng khoán ở mức hấp dẫn.

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đo lường khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời có nghĩa là mối quan hệ giữa thu nhập kinh doanh từ tài sản vốn của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời được đo bằng thu nhập trước thuế trên tổng tài sản. Theo POT, một công ty có thể tăng khả năng sinh lời của mình bằng cách sử dụng các quỹ bên trong của nó. Có hai lý thuyết về khả năng sinh lời: TOT và POT. TOT cho rằng bằng cách sử dụng các khoản nợ, một công ty có thể tăng khả năng sinh lời của nó, vì TOT có mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy. Bằng cách tăng nợ, khả năng sinh lời cũng có thể tăng và ngược lại. POT cho rằng các nhà quản lý có thông tin tốt hơn về tương lai công ty của họ hơn người ngoài và họ bảo vệ lợi ích của các cổ đông hiện tại. Họ nên sử dụng thu nhập giữ lại và nếu không có sẵn thì họ nên ưu tiên nợ hơn vốn chủ sở hữu.

3.2. Đo lường đòn bẩy tài chính

Số nợ mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản của mình được gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính là một cách để tăng cường tỷ suất lợi nhuận ước tính trong một thực thể trong khi đồng thời nó cũng là mối đe dọa đối với lợi ích của cổ đông vì nó tạo ra vấn đề để trả nợ. Đòn bẩy tài chính có thể được đo lường bằng cách chia tổng nợ công ty cho tổng tài sản của nó.

Đòn bẩy tài chính có thể được sử dụng theo giá trị thị trường hay giá sổ sách. Thông thường, giá trị sổ sách được sử dụng rộng rãi vì một số lý do: Đầu tiên xuất phát từ vai trò của khả năng sinh lợi, xem xét tác động của khả năng sinh lợi trên giá trị thị trường của tài sản, có một số mối quan hệ được dự đoán về đòn bẩy số sách kế toán (accounting leverage) không rõ ràng khi sử dụng đòn bẩy thị trường, chẳng hạn như tác động của khả năng sinh lời theo lý thuyết đánh đổi (Fama & French, 2002). Thứ hai, giá trị thị trường luôn thay đổi vì vậy không đảm bảo tính ổn định, trong khi đó đòn bẩy tính theo giá sổ sách là một biện pháp đo lường ổn định hơn trong nhiều thập kỷ so với đòn bẩy thị trường (Frank & Goyal, 2008).

3.3. Mô hình động của cấu trúc vốn

Các nghiên cứu về tài trợ nợ đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về tài trợ nợ điều chỉnh của các công ty (Nivorozhkin, 2005; De Haas & Peeters, 2006). Nói cách khác, các công ty điều chỉnh tỷ lệ nợ theo tỷ lệ nợ mục tiêu là một quá trình động liên quan đến chi phí điều chỉnh. Quy mô (size) của chi phí điều chỉnh cho thấy tốc độ mà các công ty đạt được tỷ lệ nợ mục tiêu (De Miguel & Pindado, 2001).

Để xác định chi phí điều chỉnh và tốc độ điều chỉnh của các công ty, chúng tôi đề xuất tỷ lệ nợ mục tiêu là hàm số của khả năng sinh lời, quy mô công ty, tính hữu hình tài sản, cơ hội tăng trưởng và thuế suất hiệu dụng. Biểu thức cho tỷ lệ nợ mục tiêu là:

Trong đó,  là tỷ lệ nợ mục tiêu,  là các hệ số được ước lượng và là phần sai số.

Theo mô hình của De Miguel & Pindado (2001) và dựa trên bằng chứng thực nghiệm cho thấy các công ty trong mẫu nghiên cứu sử dụng chi phí điều chỉnh, xác định mô hình điều chỉnh theo tỷ lệ nợ mục tiêu như sau:

Trong đó,  và  cho thấy tỷ lệ nợ hiện tại và thời kỳ trước đó, trong khi đó  là tỷ lệ nợ mục tiêu. Hệ số  cho biết chi phí điều chỉnh và có ba tình huống có thể xảy ra tùy thuộc vào giá trị của : (i) , điều chỉnh hoàn toàn mà không cần chi phí điều chỉnh (chi phí điều chỉnh là 0) và tỷ lệ nợ của công ty bằng tỷ lệ nợ mục tiêu; (ii) , theo đó , điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ hiện tại vẫn ở mức của giai đoạn trước bởi vì chi phí điều chỉnh quá cao (hoặc do chi phí điều chỉnh không phù hợp); (iii)  nhận các giá trị từ 0 đến 1, theo đó các công ty điều chỉnh mức nợ tỷ lệ nghịch với mức chi phí điều chỉnh.

Dựa trên phương trình (2) tỷ lệ nợ thực có thể xác định như sau:

Thế phương trình (1) vào phương trình (3), và vấn đến gặp phải là với mô hình dữ liệu bảng, mô hình động cuối cùng chúng ta có thể tính đến như sau:

Trong đó,  là tác động đặc trưng công ty,  tác động đặc trưng thời gian và  là phần sai số.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc ước tính các mô hình dữ liệu bảng động có thể gây ra một số vấn đề. Nickell (1981) chỉ ra rằng biến phụ thuộc bị trễ có tương quan với các hiệu ứng cố định của công ty, điều này tạo ra sự sai lệch trong ước tính các hệ số của mô hình. Giải pháp cho vấn đề này là áp dụng phép biến đổi sai phân bậc một để loại bỏ cả các hiệu ứng không gian và các hiệu ứng cố định. Tuy nhiên, vấn đề không được giải quyết hoàn toàn trong trường hợp này vì vẫn còn tương quan giữa biến phụ thuộc bị trễ và các sai số khác nhau. Kết quả là, ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) sẽ dẫn đến các ước lượng không đồng nhất cho các hệ số mô hình. Một vấn đề khác phải giải quyết tiếp là một số biến giải thích, khả năng sinh lời và quy mô công ty, có thể là nội sinh liên quan đến tỷ lệ nợ (Drobetz & Wanzenried, 2006).

Giải quyết vấn đề này, nên sử dụng phương pháp ước tính các biến công cụ giả định rằng tất cả các biến nội sinh đều được sử dụng. Công cụ ước tính dữ liệu bảng động do Arellano & Bond (1991) đề xuất, tức là công cụ ước tính GMM hệ thống, đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Công cụ ước tính Arellano và Bond ban đầu thiết lập phương pháp tổng quát cho vấn đề mô men (moments) trong đó các biến công cụ được lấy từ các điều kiện mô men tồn tại giữa các giá trị trễ của các biến độc lập và các sai số. Công cụ ước tính này được gọi là công cụ ước tính GMM sai phân, trong khi phần mở rộng của nó được gọi là công cụ ước tính GMM hệ thống. GMM hệ thống giả định rằng khi chuỗi thời gian là liên tục, mức độ trễ của các biến độc lập là công cụ yếu cho các biến độc lập sai phân bậc một (Blundell & Bond, 1998). Do thực tế là tỷ lệ nợ nói chung là các biến có mức độ liên tục cao, phương trình (4) được ước tính bằng cách sử dụng công cụ ước tính GMM hệ thống. Công cụ ước tính GMM hệ thống sử dụng phương trình các cấp độ (phương trình (4)) để có được một hệ gồm hai phương trình, phương trình các cấp độ (4) và sai phân bậc một của phương trình (4).

   Công cụ cho phương trình (4) là các sai bậc trễ ( ) và công cụ cho phương trình (5) là các sai phân ( ).

Trên thực tế làm việc với số liệu thì có khá nhiều cách để xử lý vấn đề nội sinh, việc quyết định lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào: (i) Mẫu nghiên cứu có T (chiều thời gian) lớn hơn N (số đơn vị quan sát); hay N lớn hơn T; (ii) Phụ thuộc vào vấn đề nội sinh xuất hiện ở dạng nào như đã nêu ở mục 1; (iii) Vào bản  chất, quy luật kinh tế của mô hình nghiên cứu. Và từ đó có một số cách cơ bản để xử lý vấn đề nội sinh như sau: Chấp nhận sai lệch tiềm ẩn mà không làm gì cả và cũng có thể sử dụng thêm lệnh ước lượng vững (thủ tục robust); Sử dụng dữ liệu bảng (panel data) với một mô hình có thể giải quyết vấn đề nội sinh (tức là chọn phương pháp xử lý dữ liệu phù hợp với vấn đề). Tìm một biến đại diện khác phù hợp để giải quyết mô hình (tức là bỏ biến có vấn đề đi, tuy nhiên đôi khi mô hình kinh tế của chúng ta vẫn cần biến đó nghiên cứu). Sử dụng mô hình với biến công cụ chẳng hạn như:  Hồi quy IV OLS, Hồi quy 2 giai đoạn 2SLS, Hồi quy 3 giai đoạn 3SLS, Hồi quy GMM, System GMM, Difference GMM.

Việc lựa chọn cách nào để giải quyết vấn đề là tùy thuộc vào bộ dữ liệu thu thập được và bản chất của mô hình kinh tế mà chúng ta cần xử lý. Vì thế việc xem xét cẩn trọng các lý thuyết về mô hình chúng ta định xử lý là rất quan trọng, nó giúp xác định rõ bản chất kinh tế các biến, các mối quan hệ, biến nào là biến công cụ, biến nào là kiểm soát, biến nào là ngoại sinh, biến nào là nội sinh từ đó sẽ giúp kỹ thuật viên xử lý mô hình một cách tin cậy nhất.

Để kiểm tra tính nội sinh của các biến giải thích, chúng ta sử dụng kiểm định DurbinWu-Hausman. Theo Durbin (1954) và thống kê Wu-Hausman, nếu kiểm định có ý nghĩa thống kê, các biến phải được coi là nội sinh. Kết quả (bảng 1) của kiểm định này chỉ ra rằng khả năng sinh lời (Prof), tính hữu hình tài sản (Tang), cơ hội tăng trưởng (Growth) và quy mô công ty (Size) là các biến nội sinh, trong khi thuế suất hiệu dụng (Etr) biến ngoại sinh với tỷ lệ nợ ở kỳ t. Khác với nghiên cứu của Phan Thanh Hiệp (2016) cho rằng biến nội sinh trong mô hình cấu trúc vốn gồm các biến như khả năng sinh lời và các cơ hội tăng trưởng. Bởi thực tế, một quyết định gia tăng vay nợ hoặc tăng vốn chủ sở hữu nhằm tăng năng lực sản xuất thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp, do đó các nhân tố này là một biến nội sinh của mô hình. Trong khi đó, với nghiên cứu của Brendea (2014), thì lại cho rằng khả năng sinh lời và tính hữu hình của tài sản là các biến nội sinh, trong khi quy mô công ty và cơ hội tăng trưởng là các biến ngoại sinh.

Bảng 1. Kết quả kiểm định nội sinh

Kiểm định/Biến

Prof

Size

Growth

Tang

Etr

Durbin

0.0000

0.0047

0.0015

0.0000

0.9722

Wu-Hausman

0.0001

0.0068

0.0020

0.0000

0.9722

Ho: variables are exogenous

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả của ước tính mô hình động cũng chỉ ra rằng hệ số hồi quy của tỷ lệ nợ bị trễ thu được bằng cách sử dụng công cụ ước tính GMM hệ thống nằm giữa OLS và các công cụ ước tính hiệu ứng cố định (FEM) được cho là bị đánh giá thấp (giảm) và sai lệch hướng lên (ước tính quá mức). Bảng 3 báo cáo kết quả ước tính thu được bằng cách sử dụng công cụ ước tính GMM hệ thống.

3.4. Mẫu dữ liệu và thống kê mô tả

3.4.1. Mẫu dữ liệu

Để thu thập được những dữ liệu thứ cấp cần thiết cho cuộc nghiên cứu ta tiến hành như sau: Xác định những thông tin cần thiết cho nghiên cứu; Tìm nguồn dữ liệu; Tiến hành thu thập các thông tin; Trên cơ sở thông tin tìm kiếm được ta đánh giá và lọc lấy những thông tin cần thiết để đưa vào bài viết. Dữ liệu nghiên cứu là dữ liêu bảng với 1.062 quan sát bao gồm 118 công ty phi tài chính thuộc tất cả các ngành nghề công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX, không bị hủy niêm yết từ năm 2009 – 2017. Nguồn số liệu mà chúng tôi sử dụng từ Datastream của Thomson Reuters.

3.4.2. Thống kê mô tả các biến

Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả

Biến

Quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Lev

1.062

0,5152

0,2067

0,0421

1,6071

Levst

1.062

0,4151

0,1910

0,0206

1,1582

Levlt

1.062

0,1001

0,1332

0,0000

0,7990

Size

1.062

5,9104

0,6791

4,2406

7,8635

Prof

1.062

0,0793

0,0945

-0,6473

0,9937

Tang

1.062

-0,2188

0,2233

-1,6308

-0,0012

Growth

1.062

0,1578

0,3016

-0,6742

3,4541

Etr

1.062

0,1841

0,4016

-4,5733

10,4108

Nguồn: Tính toán của tác giả

Nghiên cứu này sử dụng thước đo là tỷ lệ nợ (gồm cả ngắn hạn và dài hạn) được áp dụng cho phương trình hồi quy, về mặt thực nghiệm với TOT và POT cho cả mô hình tĩnh và động. Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Nợ của công ty bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu.

Các biến độc lập bao gồm: Khả năng sinh lời (Prof) là lợi nhuận trước lãi trước thuế (EBIT hoặc EBITDA) trên tổng tài sản (Flannery & Rangan, 2006; Delcoure, 2007); Tính hữu hình của tài sản (Tang) là tài sản cố định thuần khấu hao lũy kế trên tổng tài sản (Fixed assets net of accumulated depreciation to total assets) hay Tài sản cố định trên tổng tài sản (fixed asset to total asset) (Delcoure, 2007; Wanzenried, 2006); Các cơ hội tăng trưởng (Growth) là cơ hội tăng trưởng được đo lường dưới dạng thay đổi phần trăm của tổng tài sản (Growth opportunities measured as percentage change of total assets); Chi phí vốn cho tổng tài sản (Capital expenditures to total assets) (Flannery & Rangan, 2006; Ivashkovskaya & Solntseva, 2009); Quy mô công ty (Size) là Logarit tự nhiên của tổng tài sản hoặc doanh thu (natural logarithm of total asset or sales) (Rajan & Zingales, 1995; Wald, 1999; Flannery & Rangan, 2006; Solntseva, 2007, 2009); Thuế suất hiệu quả (Etr) là Thuế suất hiệu dụng được tính bằng tổng số thuế được trả theo tỷ lệ lợi nhuận trước thuế (effective tax rate measured as total tax paid as a proportion of profit before taxation) (Oino & Ukaegbu, 2015).

  1. Kết quả và kết luận

Bảng 3. Kết quả chạy mô hình bằng GMM

 Biến

LEV

LEVST

LEVLT

 

0.950***

 

              

 

[82.86]

 

              

 

 

0.946***

              

 

 

[58.23]

              

 

 

 

0.854***

 

 

 

[61.69]  

Prof

-0.271***

-0.305***

-0.016

 

[-7.12]

[-6.47]

[-0.83]  

Size

-0.0115***

-0.0117***

0.0175***

 

[-2.94]

[-3.26]

[7.03]  

Tang

-0.0179

-0.0293**

0.0120***

 

[-1.46]

[-2.00]

[2.71]  

Growth

0.160***

0.102***

0.0346***

 

[12.69]

[6.59]

[5.16]  

Etr

0.00125

0.00462

0.00231

 

[0.21]

[0.66]

[0.52]  

Cons

0.104***

0.107***

-0.0809***

 

[4.36]

[4.04]

[-5.89]  

Number of obs

944

944

944

AR(2)

0.712

0.401

0.815

Sargan test

0.358

0.715

0.241

Hansen test

0.307

0.204

0.156

t statistics in brackets

* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả hồi quy cho biết kết quả kiểm định sẽ có xu hướng chấp nhận AR(1) trong phương trình sai phân, nhưng điều mong đợi là bác bỏ AR(2). Bởi khi đó, các giá trị độ trễ bậc 2 hoặc lớn hơn mới có khả năng là các biến công cụ phù hợp khi áp dụng kỹ thuật GMM hệ thống. Ngược lại, nếu không thể bác bỏ AR(2) trong phương trình sai phân, chúng ta buộc phải kiểm đưa vào các bậc trễ cao hơn 2.

Sử dụng GMM hệ thống đòi hỏi phải xây dựng được một tập hợp các biến công cụ phù hợp; các biến này là độc lập với sai số của mô hình. Một mô hình được gọi là định dạng kém (under-identified), định dạng đúng (Just identified) hay định dạng quá cao (over-identified) nếu có số biến công cụ ít hơn, bằng/hoặc lớn hơn số hệ số cần ước lượng. Kiểm định Sargan/Hansen sẽ cho biết tổng quát sự phù hợp của tập hợp các biến được sử dụng làm biến công cụ, bao gồm các độ trễ và biến công cụ bên ngoài mô hình (nếu có). Theo Roodman (2006), chúng tôi sử dụng quy tắc ngón tay cái (rule of thumb) rằng số lượng biến công cụ không vượt quá số nhóm quan sát, cụ thể là số biến công cụ sẽ không vượt quá 60. Giả thuyết H0 trong kiểm định Sargan/Hansen là: Định dạng quá cao trong mô hình là phù hợp (có căn cứ). Vì vậy, giá trị p-value trong kiểm định này càng cao càng tốt.

Như vậy từ bảng 3 cho thấy với kết quả kiểm định AR(2) và các kiểm định Sargan/Hansen là đáp ứng yêu cầu về mặt thực nghiệm. Với phương pháp ước lượng cho dữ liệu ngắn về thời gian (t = 7 năm), nghiên cứu này chọn mô hình ước lượng động GMM hệ thống là mô hình có thể là tốt để phân tích kết quả thực nghiệm. Kết quả được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Flannery & Hankins (2013) khi so sánh các phương pháp ước lượng động về cấu trúc vốn.

Bảng 4. Tốc độ điều chỉnh

Các mô hình động

Half-life

b

Log(0.5)

Log(1-b)

Log(0.5)/

Log(1-b)

Mô hình GMM cho LEV

0.050

-0.3

-0.022

14 năm

Mô hình GMM cho LEVST

0.054

-0.3

-0.024

12 năm

Mô hình GMM cho LEVLT

0.146

-0.3

-0.069

4 năm

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả (dựa vào phương pháp GMM) cũng cho thấy hệ số ước lượng q = 0,950 tương ứng với hệ số điều chỉnh đến tỉ suất nợ ( ) mục tiêu b là 5,0% (q = 1 - b). Giá trị này ở dưới mức trung bình thể hiện tốc độc điều chỉnh đến cấu trúc vốn mục tiêu là khá chậm (do chi phí điều chỉnh cao, làm chậm quá trình điều chỉnh), các công ty hoạt động khá xa cấu trúc vốn tối ưu. So sánh với hệ số điều chỉnh của các doanh nghiệp Thái Lan (Tonkong, 2012) có b = 0,63, thì tốc độc điều chỉnh của các công ty chậm hơn, cho thấy việc điều chỉnh để đạt cấu trúc vốn tối ưu của các công ty là khó khăn hơn và tốn kém hơn. Ngoài ra, từ kết quả phân tích mô hình GMM, hệ số ước lượng biến trễ tỷ lệ nợ trong ngắn hạn ( ) là 0,946 tương ứng với tốc độ điều chỉnh là 5,4%. Trong khi đó, với hệ số ước lượng biến trễ tỷ lệ nợ trong dài hạn ( ) là 0,854 tương ứng với tốc độ điều chỉnh là 14,6%.

Bảng 4 cho biết tốc độ điều chỉnh được cho bởi l và tỷ lệ nợ chu kỳ phân nửa được xác định như là thời gian (trong nhiều năm) cần để công ty điều chỉnh trở lại tỷ lệ nợ mục tiêu sau một đơn vị thời gian sóc (e), ln(0,5)/ln(1 - b) (chu kỳ phân nửa, thời gian cần thiết để độ lệch so với tỷ lệ nợ mục tiêu được giảm một nửa, được tính là ln(0,5) chia cho ln(1 - b), trong đó b là tốc độ điều chỉnh ước tính theo tỷ lệ nợ mục tiêu). Tốc độ điều chỉnh cho thấy thời gian hội tụ, làm thế nào công ty nhanh chóng hội tụ cấu trúc nợ mục tiêu của họ (Clark, Francis & Hasan, 2009; Mukherjee & Mahakud, 2010). Như vậy, từ bảng 4 cho biết các công ty trong mẫu nghiên cứu mất từ 4 năm (tỷ lệ nợ dài hạn) và 12 năm (tỷ lệ nợ ngắn hạn) để điều chỉnh tỷ lệ nợ mục tiêu. Nói cách khác, trung bình phải mất gần 4 năm (và 12 năm) để một công ty thu hẹp một nửa khoảng cách giữa mục tiêu và tỷ lệ đòn bẩy thực tế của nó (xem cách tính của Oztekin & Flannery (2012)).

Tốc độ điều chỉnh được ước tính với sự trợ giúp của mô hình dữ liệu bảng động nằm trong khoảng thời gian được xác định trong các nghiên cứu trước đó. Cho thấy các công ty niêm yết, nằm trong mức từ 5,40% - 14,6% khoảng cách giữa đòn bẩy hiện tại và mục tiêu trong vòng một năm. Cho thấy là có sự khác biệt với nghiên cứu của Nivorozhkin (2003) về các nền kinh tế thị trường mới nổi, các công ty được ước tính tốc độ điều chỉnh dao động từ 18% đến hơn 40%. Các nghiên cứu ở các nước phát triển cho thấy kết quả tương tự, như Flannery & Rangan (2006) cho rằng tốc độ khá nhạy cảm với những thay đổi đặc điểm kỹ thuật và nằm trong khoảng từ 13,3% đến hơn 30%. Các ước tính về tốc độ điều chỉnh cho thấy rằng các công ty được quan sát điều chỉnh để hướng về mục tiêu bởi tỷ lệ nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tỷ lệ nợ dài hạn. Điều này cho thấy chi phí điều chỉnh khá lớn khi phải đối mặt khi điều chỉnh theo tỷ lệ nợ mục tiêu ngắn hạn. Với tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn nợ dài hạn trong cơ cấu nợ, điều này không đáng ngạc nhiên và có thể giải thích tốc độ điều chỉnh chậm đối với nợ ngắn hạn. Các công ty điều chỉnh cũng tương đối nhanh hơn của tỷ lệ nợ dài hạn (so với nợ ngắn hạn), vì thế chi phí điều chỉnh của nợ dài hạn cũng thấp hơn so với nợ ngắn hạn. Như vậy, có sự phù hợp với Flannery & Rangan (2006) và Mukherjee & Mahakud (2010), quá trình điều chỉnh nhanh chóng đối với tỷ lệ tối ưu cho thấy hàm ý của TOT động. Ngoài ra, Clark, Francis & Hasan (2009) đã kết luận rằng cơ chế hội tụ nhanh hơn sẽ mở rộng lợi ích của việc thu hẹp khoảng cách với nợ mục tiêu. Nhìn chung, phân tích độ nhạy đã kết luận rằng tốc độ điều chỉnh đối với nợ mục tiêu có sự khác nhau giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Điều này có thể phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như lạm phát, thuế, chính sách pháp luật nhà nước và đặc biệt là thị trường nợ Việt Nam chưa phát triển (mua bán trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường).

Bảng 5. Tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh

Biến

LEV

LEVST

LEVLT

 

0.916***

 

              

 

[28.15]

 

              

 

 

0.918***

              

 

 

[20.89]

              

 

 

 

0.892***

 

 

 

[13.90]  

 

-0.948***

 

 

 

[-3.84]

 

 

 

 

-0.670*

              

 

 

[-1.66]

              

 

 

 

-0.871* 

 

 

 

[-1.81]  

Cons

0.0735***

0.0474**

0.0228***

 

[3.86]

[1.99]

[3.30]  

Number of obs

944

944

944

AR(2)

0.973

0.51

0.856

Sargan test

0.263

0.163

0.318

Hansen test

0.186

0.328

0.418

t statistics in brackets

* p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Nguồn: Tính toán của tác giả

Như vậy, các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh, kết quả phù hợp với kỳ vọng lý thuyết. Như trong Bảng 3 và Bảng 5, khả năng sinh lời có tác động ngược chiều cấu trúc vốn của công ty và tốc độ điều chỉnh. Mối quan hệ ngược chiều này phù hợp với POT cho thấy rằng các công ty sinh lời có khuynh hướng dựa vào lợi nhuận giữ lại như là nguồn tài trợ trước khi sử dụng nợ, điều này được đánh giá là có tương đồng với các nghiên cứu của Titman & Wessels (1988), Rajan & Zingales (1995) và Gwatidzo & Ojah (2009). Tài sản hữu hình có tác động ngược chiều đối với 2 đại diện của tỷ lệ nợ (LEV và LEVST), thuận chiều có ý nghĩa thống kê với LEVLT. Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi của Jensen & Meckling (1976) cho rằng các công ty lớn có tài sản thế chấp nhiều hơn và do đó sẽ có khả năng vay thêm nợ. Tuy nhiên, tính hữu hình có tác động ngược chiều ở Việt Nam, cho thấy rằng chi phí giám sát cho các công ty có tỷ lệ cao dẫn đến các công ty hạn chế sử dụng nợ vay (Titman & Wessels, 1988). Tác động ngược chiều này có ý nghĩa cho rằng thị trường nợ ở Việt Nam ít phát triển dẫn đến chi phí giám sát cao hơn.

Trong thời gian dài, vay dài hạn ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu được thế chấp bằng chính dự án, thị trường bất động sản biến động. Ví dụ dự án nhà ở thương mại, với sự đa dạng của các loại tài sản và quyền tài sản, nên có nhiều hình thức tài sản dùng làm tài sản bảo đảm (các quyền tài sản như là đất, công trình trên đất đang hình thành, công trình đã hoàn thành, quyền tài sản khác). Như vậy, khi thị trường biến động dẫn đến rủi ro rất cao.

Quy mô có tác động hỗn hợp lên tỷ lệ nợ có ý nghĩa 5%, phù hợp với các dự đoán của Rajan & Zingales (1995). Đối với tác động theo hướng thuận chiều, cho biết các công ty lớn có khả năng nợ lớn hơn và tiếp cận thị trường nợ tốt hơn so với các công ty nhỏ. Theo chiều ngược lại, các công ty lớn phải đối mặt với mức độ bất cân xứng thông tin thấp hơn và do đó chi phí vốn cổ phần thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này là do các công ty lớn hơn dễ dàng tiếp cận hơn vào thị trường vốn chủ sở hữu (bổ sung từ lợi nhuận để lại và phát hành thêm cổ phiếu mới) và do đó ít phụ thuộc vào nợ.

Cuối cùng, tác động thuận chiều của tăng trưởng lên tỷ lệ nợ và tốc độ điều chỉnh, cho thấy rằng các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng thích phát hành nợ hơn là vốn chủ sở hữu trong trường hợp không đủ thu nhập, theo POT. Tác động thuận chiều giữa các cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ nợ của các được quan sát và có ý nghĩa thống kê, phù hợp với các các phát hiện của Titman & Wessels (1988) và Barclay, Smith & Watts (1995). Các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn tài sản mà công ty đã đầu tư sẽ phải đối mặt với nhiều bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư bên ngoài và quản lý về chất lượng của các dự án công ty.

  1. Kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.1. Kết luận

Tác động khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn chúng tôi đã kiểm định bằng mô hình với số liệu thực nghiệm để đánh giá tốc độ mà tại đó các doanh nghiệp điều chỉnh mức đòn bẩy của họ. Các kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các doanh nghiệp tìm kiếm một đòn bẩy mục tiêu. Sự phụ thuộc của mức độ đòn bẩy của công ty về đặc điểm cố định thường được hiểu là có lợi cho TOT hoặc POT. Đối với các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, khả năng sinh lời có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy phù hợp với dự đoán POT của Myers hơn là TOT. Tuy nhiên, khi có chi phí điều chỉnh, có thể sẽ thấp (chậm) hơn nếu các công ty không hoàn toàn điều chỉnh mức đòn bẩy của mình, ngay cả khi công ty nhận ra rằng mức đòn bẩy không phải là tối ưu. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các niêm yết ở thị trường chứng khoán Việt Nam bởi mô hình động cấu trúc vốn. Kết quả phân tích mô hình động cấu trúc vốn thu được nhiều thông tin khi xét đến tính động trong việc chọn lựa cấu trúc vốn. Đồng thời kết quả kiểm định cho thấy mô hình ước lượng động theo GMM hệ thống là tin cậy để phân tích kết quả thực nghiệm cho các công ty ở Việt Nam.

Theo đó, cấu trúc vốn bị tác động của các yếu tố như là cơ hội tăng trưởng (tác động thuận chiều) (Ivashkovskaya & Solntseva, 2007; Delcoure, 2007), khả năng sinh lợi (tác động ngược chiều) và tính hữu hình tài sản (tác động thuận chiều và ngược chiều) (Ivashkovskaya & Solntseva (2007, 2009). Trong khi các yếu tố như quy mô có tác động thuận chiều đến tỷ lệ nợ (Chen, 2004; Delcoure, 2007). Các tác động này chỉ ra POT chiếm ưu thế trong việc giải thích các quyết định về cấu trúc vốn của các doanh nghiệp so với TOT. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định tốc độ điều chỉnh đến cấu trúc vốn mục tiêu của công ty trong mẫu nghiên cứu, hàm ý chi phí điều chỉnh là tương đối lớn so với chi phí của sự mất cân bằng, dẫn đến các công ty hoạt động khá xa so với tỷ lệ nợ mục tiêu.

5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Về mặt thực nghiệm, một mô hình có thể dự báo tốt ngoài kỹ thuật kinh tế lượng, còn một vấn đề quan trọng đó là làm thế nào để không bỏ sót biến. Như vậy, với những giới hạn từ nghiên cứu này (chủ yếu là tác động của khả năng sinh lời lên cấu trúc vốn và tốc độ điều chỉnh), chúng ta có thể mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu ở cấp vĩ mô vào mô hình ví dụ như lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hoặc có thể xem xét yếu tố thương mại. Để từ đó có thể cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về những yếu tố còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty hay tốc độ điều chỉnh của chúng.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Aybar-Arias, C., Casino-Martínez, A., and López-Gracia, J. (2012), ‘On the adjustment speed of SMEs to their optimal capital structure’, Small business economics, No. 39(4), pp. 977-996.
  2. Byoun, S. (2008), ‘How and when do firms adjust their capital structures toward targets?’, The Journal of Finance, No. 63(6), pp. 3069-3096.
  3. Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), ‘Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của DN niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM (HOSE)’, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 18 (28).
  4. Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017), ‘Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 91.
  5. Drobetz, W., and Wanzenried, G. (2006), ‘What determines the speed of adjustment to the target capital structure?’, Applied Financial Economics, No. 16(13), pp. 941-958.
  6. Elsas, R., and Florysiak, D. (2011), ‘Heterogeneity in the speed of adjustment toward target leverage’, International Review of Finance, No. 11(2), pp. 181-211.
  7. Flannery, M. J., and Rangan, K. P. (2006), ‘Partial adjustment toward target capital structures’, Journal of financial economics, No. 79(3), pp. 469-506.
  8. Frank, M. Z., and Goyal, V. K. (2008), ‘Trade-off and pecking order theories of debt’, In Handbook of empirical corporate finance (pp. 135-202). Elsevier.
  9. Hiệp, T., và Phan, T. (2016), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp công nghiệp: Nghiên cứu từ mô hình GMM’,Tạp chí Tài chính, số (634), tr.
  10. Kythreotis, A., Nouri, B. A., and Soltani, M. (2018), ‘Determinants of Capital Structure and Speed of Adjustment: Evidence from Iran and Australia’,International Journal of Business Administration, No. 9(1), pp, 88-113.
  11. Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Văn Tuyến và Nguyễn Văn Điệp (2016), ‘Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 225, tr. 63-72.
  12. Oino, I., and Ukaegbu, B. (2015), ‘The impact of profitability on capital structure and speed of adjustment: An empirical examination of selected firms in Nigerian Stock Exchange’, Research in International Business and Finance, No. 35, pp. 111-121.
  13. Öztekin, Ö., and Flannery, M. J. (2012), ‘Institutional determinants of capital structure adjustment speeds’, Journal of financial economics, No. 103(1), pp. 88-112.
  14. Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến Dũng (2015), Các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn từ mô hình tĩnh đến mô hình động: Nghiên cứu trong ngành bất động sản Việt Nam’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 6(26).
  15. Trần Hùng Sơn (2012), Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, số

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Tài chính – Marketing – email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Tài chính – Marketing – email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

KHÔNG CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – NHÌN NHẬN TỪ MỘT VỤ VIỆC THỰC TIỄN

Phạm Thị Hồng Mỵ[1]

 

 

Tóm tắt: Bài viết phân tích, bình luận một vụ việc thực tiễn trong đó tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, làm rõ về các căn cứ tòa án không công nhận và đưa ra một số khuyến nghị.

Từ khóa: Không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài; Công ước New York 1958; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Abstract: The article analyzes and comments on a practical case in which Vietnam's competent court does not recognize and enforce a foreign arbitrary award, clarifying on unjust court grounds receive and make some recommendations.

Keywords: non-recognition and non-enforcement of foreign arbitration awards; New York Convention 1958; Civil Procedure Code 2015

  1. Nội dung vụ việc

Công ty Coral  PTE LTD (Công ty C), Địa chỉ: S Street # 04-305 N B Center, S 050336, Singapore và Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh P, Địa chỉ: khu vực Th B, phường P, quận O, thành phố Cần Thơ (Công ty P) ký hợp đồng số CE-PTT/190914 ngày 19/9/2014, theo đó Công ty P đã đồng ý mua một số mặt hàng dầu nhớt của Công ty C. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty C đã giao hàng nhưng Công ty P từ chối nhận một phần đáng kể đơn hàng, từ đó hai bên phát sinh tranh chấp. Theo thỏa thuận hợp đồng, Công ty C đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bởi Hội đồng trọng tài một thành viên tại Phòng Thương mại và công nghiệp G, Thụy Sĩ. Ngày 08/12/2016, trọng tài D A. Kuitkowski đã ra phán quyết buộc Công ty P phải trả cho Công ty C các khoản tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt vi phạm hợp đồng, thù lao luật sư, án phí với tổng số tiền 203.133,80 USD và 30.199,65 CHF. Công ty C đề nghị Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ xem xét và ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ vụ việc số 300367-2016 ngày 08/12/2016.

Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã thụ lý giải quyết. Ngày 29/12/2017, Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã tiến hành mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết. Tại Quyết định giải quyết việc kinh doanh thương mại số 01/2017/QĐKDTM-ST ngày 29 tháng 12 năm 2017. Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ căn cứ Điều 6, Điều 458, điểm a, c, d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án để tuyên: Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 08/12/2016 của Tổ chức Trọng tài Thụy Sĩ .

Sau đó, công ty C kháng cáo. Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Trong Quyết định số 25/2018/QĐKDTM-PT ngày 28 tháng 6 năm 2018, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh dựa vào các căn cứ điểm a, c, d Khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: Quyết định giữ nguyên Quyết định sơ thẩm, không công nhận và cho thi hành phán quyết của Tổ chức trọng tài Thụy Sĩ dựa trên những nhận định sau đây:

  • Bà Trương Hồng Thanh Ph không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH P, mà người đại diện là bà Nguyễn Thị Th. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 28 ngày 12/7/2014 thì bà Ph không phải là giám đốc Công ty TNHH P. Do đó, bà Ph ký thỏa thuận trọng tài là không đúng...
  • Công ty TNHH P không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài nước ngoài...
  • Về nơi giải quyết tranh chấp, theo hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 thì nếu có tranh chấp thì vụ việc được giải quyết tại Phòng thương 5 mại công nghiệp và dịch vụ G nhưng Công ty C lại khởi kiện tại Tổ chức trọng tài Thụy Sĩ giải quyết là không phù hợp với thỏa thuận trọng tài.
  • Vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 8/12/2016 của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ, theo Luật sư bảo vệ cho Công ty P trình bày là không có tài liệu nào xác định tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài này, cũng không có xác nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ xác nhận phán quyết này. Trình bày này của Luật sư là có cơ sở chấp nhận.
  • Vấn đề người đại diện của Công ty C nêu rằng, thỏa thuận trọng tài tại hợp đồng thương mại ký ngày 19/9/2014 về thực hiện hợp đồng phía Công ty C đã giao hàng lần thứ hai nên phía phải thi hành biết mà không phản đối nên phải công nhận thỏa thuận trọng tài như trọng tài nước ngoài đã phán quyết. Hội đồng xét đơn thấy rằng: Tại Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có nêu “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”, do đó thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 và người ký thỏa thuận trọng tài là không đủ thẩm quyền như đã nêu trên.
  1. Một số phân tích và bàn luận

Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án xem xét tuyên không công nhận giá trị hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài và không thực hiện các biện pháp cưỡng chế cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) đã quy định rất cụ thể về chế định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài từ nguyên tắc áp dụng, thủ tục công nhận và cho thi hành, những trường hợp không công nhận và cho thi hành... Những nội dung này là việc nội luật hóa quy định Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Công ước New York ).

Khi xem xét và giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, Tòa án sẽ phải tuân theo nguyên tắc theo Khoản 4 Điều 458 BLTTDS: Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó.

BLTTDS đã liệt kê các trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Điều 459 BLTTDS và được chia ra làm 02 nhóm căn cứ: (nhóm 01 –Khoản 1) Các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo yêu cầu của bên phải thi hành chứng minh và (nhóm 02 –Khoản 2) Các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài do tòa án xem xét. Quy định này sẽ được thể hiện ở các nhận định sau đây:

Về nhận định đầu tiên của Tòa: Chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận. Một trong những việc để công nhận hay không công nhận là xem xét thỏa thuận trọng tài có hiệu lực hay không? Muốn xác nhận thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì một trong những yếu tố là người có thẩm quyền có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài. Không có đủ năng lực như thiểu năng trí tuệ, không có đủ năng lực thể chất, không có đủ thẩm quyền hành động nhân danh công ty hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng hoặc một bên ký kết hợp đồng chưa đủ tuổi ký kết. Để giải quyết trường hợp luật nước nào được áp dụng để xem xét người ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực ký kết hay không sẽ được xác định bằng cách áp dụng quy tắc xung đột pháp luật của tòa án nơi việc công nhận và cho thi hành được yêu cầu, thông thường là luật của nơi cư trú đối với cá nhân và luật của nước nơi thành lập đối với tổ chức. Điểm a Khoản 1 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định căn cứ vào pháp luật của mỗi bên để xem xét tiêu chí người có thẩm quyền có năng lực ký kết. Ở trong Quyết định của Tòa, Tòa cho rằng: “Bà Trương Hồng Thanh Ph không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH P, mà người đại diện là bà Nguyễn Thị Th. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 28 ngày 12/7/2014 thì bà Ph không phải là giám đốc Công ty TNHH P. Do đó, bà Ph ký thỏa thuận trọng tài là không đúng”. Mặt khác, tòa cho rằng: “Vấn đề người đại diện, Công ty C nêu rằng, thỏa thuận trọng tài tại hợp đồng thương mại ký ngày 19/9/2014 về thực hiện hợp đồng phía Công ty C đã giao hàng lần thứ hai nên phía phải thi hành biết mà không phản đối nên phải công nhận thỏa thuận trọng tài như trọng tài nước ngoài đã phán quyết. Hội đồng xét đơn thấy rằng: Tại Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có nêu “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”, do đó thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 và người ký thỏa thuận trọng tài là không đủ thẩm quyền như đã nêu trên”.

Như vậy ở nhận định đầu tiên này, Tòa đã giải quyết hợp lý khi xem xét chủ thể không có thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài độc lập so với hợp đồng. Một điều lưu ý được rút ra từ việc này là: Khi xác lập hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận trọng tài thì bài học kinh nghiệm đặt ra là cần phải quan tâm tới việc người của pháp nhân ký kết đó có là người đại diện theo pháp luật hoặc là người được ủy quyền hợp pháp hay không? Đây là điều tưởng cũ nhưng trong thực tiễn vẫn luôn gặp rất nhiều trường hợp như trên.

Về nhận định của tòa khi xem xét: Bên phải thi hành không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài nước ngoài. Trong Quyết định của mình, tòa án lập luận rằng, “lý do hồ sơ vụ kiện cũng như tại phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm không thể hiện Công ty TNHH P nhận được thông báo, triệu tập, tống đạt các giấy tờ liên quan đến việc giải quyết của trọng tài nước ngoài”. “Trường hợp thông báo qua fax, điện báo… nếu bên phải thi hành không thừa nhận đã được thông báo, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành cung cấp tài liệu chứng cứ về việc không nhận được thông báo và Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên không có bằng chứng nào xác định Công ty TNHH P được thông báo hợp lệ về việc trên”.

Về vấn đề chủ thể chứng minh không nhận được văn bản của trọng tài nước ngoài khi giải quyết vụ án,chúng ta nhận thấy, một trong những lập luận được Tòa án đồng tình với thực tiễn khi nêu rõ là: “Tại phiên họp phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía Công ty P cho rằng về thực tiễn bên phải thi hành chứng minh cho việc không nhận được thông báo là rất ít xảy ra mà bên được thi hành phải chứng minh việc tống đạt hợp lệ các giấy tờ, tài liệu thể hiện mình đã thông báo cho bên phải thi hành. Như vậy căn cứ điểm c khoản 1 Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng không được chấp nhận và cho thi hành tại Việt Nam”. Lập luận này có thể hợp lý với thực tiễn, thế nhưng, lại không hợp lý với quy định của BLTTDS và Công ước New York khi đã quy định bên phải thi hành phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để yêu cầu Tòa án phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp. Nghĩa là, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên phải thi hành chứ không phải là bên được thi hành. Và tòa cũng không được buộc bên được thi hành phải chứng minh rằng là trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài đã thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cho bên phải thi hành. Cho nên, với quy định tại Khoản 1 Điều 459 BLTTDS “Tòa án không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp...” đôi khi sẽ gây khó cho bên phải thi hành khi họ không nhận được văn bản. Tuy nhiên, xét về phương diện quy định của luật đã phần nào hợp lý khi cho rằng căn cứ để tòa không công nhận và cho thi hành dựa vào nghĩa vụ chứng minh được đưa ra bởi bên phải thi hành tức là xác định rõ chủ thể chứng minh. Và giải pháp cho bên phải thi hành khi không thể chứng minh là có thể yêu cầu tòa xem xét thu thập chứng cứ để đánh giá theo Điều 97 BLTTDS. Bên cạnh đó, thêm lưu ý là, về chứng cứ trong trường hợp có nhận được thông báo hay không, thông thường ở các cơ quan trọng tài quốc tế thường sẽ có một người quản lý vụ kiện chịu trách nhiệm tống đạt các văn bản trọng tài. Nếu bên phải thi hành cho rằng mình không nhận được tống đạt văn bản giấy tờ thì người quản lý vụ kiện có chứng cứ chứng minh rằng tài liệu đã được gửi hay chưa để làm cơ sở cho lập luận mà bên phải thi hành đưa ra. Như vậy đây sẽ là chứng cứ hữu hiệu giúp cho bên phải thi hành chứng minh dựa vào điểm c Khoản 1 Điều 459 BLTTDS.

Về nhận định: Phán quyết trọng tài về vụ việc không được các bên thỏa thuận yêu cầu giải quyết. Trọng tài giải quyết tranh chấp không phải là trọng tài được các bên thống nhất trong thỏa thuận trọng tài thì cũng rơi vào tiêu chí không thể xem xét công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. Cụ thể, trong Quyết định không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, tòa lập luận rằng, Theo hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 thì nếu có tranh chấp thì vụ việc được giải quyết tại Phòng thương mại công nghiệp và dịch vụ G nhưng Công ty Coral lại khởi kiện tại Viện trọng tài Thụy Sỹ giải quyết là không phù hợp với thỏa thuận trọng tài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tác giả cho rằng, cơ sở pháp lý cho nhận định này của Tòa phải là điểm d khoản 1 Điều 459 “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết..”. Còn điểm đ mà tòa căn cứ quy định rằng: “Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó”. Ở đây, Tòa đã có sự nhầm lẫn về cơ sở pháp lý vì cơ sở pháp lý ở điểm đ không phù hợp với nội dung nhận định của tòa.

 Về nhận định: Hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài. Trong lập luận của tòa, tòa xét rằng, “Vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 8/12/2016 của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ, theo Luật sư bảo vệ cho Công ty P trình bày là không có tài liệu nào xác định tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài này, cũng không có xác nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ xác nhận phán quyết này. Trình bày này của Luật sư là có cơ sở chấp nhận”.

Để xác định hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài, thông thường một số quốc gia sẽ dựa vào chính luật pháp của quốc gia nơi phán quyết được tuyên. Thụy Sĩ (là quốc gia có Trọng tài ban hành phán quyết đang được xem xét), Tòa án quyết định vấn đề này độc lập với luật áp dụng cho phán quyết và cho rằng phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực ràng buộc đối với các bên khi không có hoặc không còn biện pháp khiếu nại thông thường đối với phán quyết. Điều này nghĩa là không còn được phép kháng cáo phán quyết về nội dung tại trọng tài phúc thẩm hoặc tại tòa án. Trong bối cảnh này, đôi khi tòa án sẽ dựa trên thỏa thuận của các bên (Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế 2011). Nếu các bên đã lựa chọn thực hiện trọng tài theo quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế, Quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa trọng tài ICC nói rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay khi được các trọng tài viên ký tên vào phán quyết. Ở Việt Nam, Điều 61 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Như vậy, bên phải thi hành đã trình bày rằng, phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và tòa đồng tình với lời trình bày của người bảo vệ quyền lợi của công ty P theo hướng: không có tài liệu nào xác định và không có xác nhận nào của cơ quan có thẩm quyền về hiệu lực của phán quyết. Trong khi đó, khi xem xét hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài thì lẽ ra, tòa sẽ phải yêu cầu bên phải thi hành dựa vào chính luật pháp của quốc gia Thụy Sĩ nơi ban hành phán quyết trọng tài hoặc có thể dựa vào chính quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó để chứng minh cho lập luận của mình. Cũng trong nhận định của mình, tòa đã đồng tình với yêu cầu của bên phải thi hành nhưng không xem xét cơ sở pháp lý tại điểm e Khoản 1 Điều 459 BLTTDS để làm cơ sở cho việc không công nhận và cho thi hành. Cho nên, nhận định trên của tòa chưa xem xét đánh giá triệt để.

Về việc áp dụng căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS: Tòa đã áp dụng căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS để giải quyết “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, trong các nhận định của Tòa án đưa ra đều không có luận điểm nào diễn giải trực tiếp về căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS. Trong khi đó, tại mục quyết định thì lại có căn cứ vào điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS. Để đảm bảo không áp dụng căn cứ một cách tùy tiện, nếu được, có nên chăng, Tòa nên nói rõ lý do áp dụng điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS và giải thích tại sao lại vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo một số trường hợp tòa án nước ngoài từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vì lý do trái với trật tự công của nước mình và nêu rất rõ lý do. Ví dụ, Tòa Thương mại Liên bang của Khu vực Tomsk, thuộc Liên bang Nga, từ chối việc thi hành một phán quyết ICC được ban hành ở Pháp, vì phát hiện ra rằng các hợp đồng vay liên quan đến phán quyết là sự dàn xếp bất hợp pháp giữa các công ty thuộc cùng tập đoàn và tranh chấp đó chỉ là giả tạo (Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế 2011).

Một điểm khác biệt về mặt từ ngữ giữa Công ước New York và BLTTDS của Việt Nam là: Công ước New York quy định: “Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó”. Trong khi đó, điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS của Việt Nam lại quy định: “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hai thuật ngữ này là nội dung thu hút được nhiều quan điểm của các học giả nghiên cứu. Bởi (1) Công ước không đưa ra khái niệm trật tự công và điều này đã được Hiệp hội luật sư quốc tế công bố báo cáo về ngoại lệ chính sách công trong Công ước New York vào tháng 10 năm 2015 rằng: chính sách công vẫn là một khái niệm mơ hồ và phát triển bất chấp định nghĩa chính xác (Paul Stothard và Alexa Biscaro 2018).Thuật ngữ này được đa số các quốc gia giữ nguyên và thể hiện trong văn bản pháp luật của mình như Thụy Sĩ, Hungary, Vương quốc Anh, Áo, Đức, Trung Quốc. Chẳng hạn, Tòa án tối cao Áo trong 3Ob221/04b và Tòa án phúc thẩm Bavaria của Đức trong 4Z Sch 17/03 đều tuyên phán quyết trọng tài trên cơ sở chính sách công vì phán quyết là không phù hợp/không tương thích/không hòa giải được (irreconcilable) với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của họ. Trong trường hợp trước, lãi suất theo hợp đồng là quá mức và do đó bất hợp pháp; trong trường hợp sau, phán quyết của trọng tài không thể được thi hành bởi vì nó đã được thực hiện sau khi các bên đã đạt được một giải quyết đã được che giấu từ các trọng tài; Hoặc một vụ việc khác đã được Tòa án tối cao của Ấn Độ trong vụ Renusagar v General Electric đã nói rõ rằng: “Áp dụng các tiêu chí này phải cho rằng việc thực thi một phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ bị từ chối vì nó trái với chính sách công nếu việc thi hành như vậy sẽ trái với (i) chính sách cơ bản của pháp luật Ấn Độ; hoặc (ii) lợi ích của Ấn Độ; hoặc (iii) công lý hoặc đạo đức. Quyết định này đã khẳng định vị trí rằng, chỉ trong những trường hợp đặc biệt, các tòa án quốc gia mới can thiệp vào phán quyết trọng tài trên cơ sở chính sách công (Sameer Sattar 2011). Đặc biệt, thuật ngữ “public  policy” được giải thích theo nghĩa hẹp, minh chứng là, Trong vụ Parsons and Whittemore Overseas Inc. v. RAKTA, Toà Phúc thẩm của Mỹ cũng cho rằng, “khái niệm trật tự công cộng trong Công ước New York cần phải được hiểu một cách rất hẹp. Việc thi hành quyết định trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối chỉ khi việc thi hành đó sẽ vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất của quốc gia về đạo đức và công lý” (Đặng Hoàng Oanh 2009).  (2) Không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác, đều có một sự diễn giải, cách tiếp cận khác nhau. Minh chứng là, có một số quốc gia lại không sử dụng thuật ngữ trật tự công cộng như Công ước New York như: Thụy Điển tuyên bố rằng việc thi hành có thể bị từ chối nếu phán quyết trọng tài nước ngoài là không rõ ràng tương thích với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Thụy Điển; Ba Lan quy định rằng một phán quyết sẽ không được thi hành nếu nó xúc phạm đến tính hợp pháp hoặc các nguyên tắc xã hội cùng tồn tại ở Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Nivedita Chandrakanth Shenoy 2018).

Đặc biệt trong Bản Khuyến nghị ILA ghi rõ (theo Khoản 1(d)) rằng trật tự công quốc tế của bất kỳ Quốc gia nào bao gồm: (i) các nguyên tắc cơ bản, gắn liền với công lý hoặc đạo đức, mà Quốc gia mong muốn bảo vệ thậm chí khi quốc gia đó không trực tiếp liên quan; (ii) quy tắc được thiết kế để phục vụ lợi ích thiết yếu về chính trị, xã hội, hoặc kinh tế của Quốc gia, được gọi là “lois de police” hay “quy tắc trật tự công”; và (iii) Quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng nghĩa vụ của mình đối với các Quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế.

Hiện nay với việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại đã có một hướng giải pháp hiện hành là đã quy định rất rõ thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là, các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam (hiểu theo nghĩa nguyên tắc cơ bản trong phạm vi quốc gia và giải thích với nghĩa hiểu như thế này là rất rộng). Và như vậy, thuật ngữ “public policy” trong Công ước New York thì ở Việt Nam được diễn giải, tiếp cận theo hướng là “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Tác giả cho rằng, đã là thành viên của Công ước New York thì chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “trật tự công cộng/chính sách công” vào văn bản pháp luật trong nước để thể hiện đúng tinh thần nội hàm của thuật ngữ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà làm luật sẽ phải sửa hàng loạt một số văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo sự đồng nhất cũng như giải thích rõ thuật ngữ “trật tự công cộng”. Tuy nhiên, kiến nghị này trên thực tế là chưa được nhà làm luật đồng ý sửa đổi mà vẫn giữ nguyên một lần nữa tại BLTTDS hiện hành khi thay thế Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Cho nên, với thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, tác giả kiến nghị rằng, cần có một hướng dẫn giải thích khái niệm “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” theo hướng sát với nội hàm tinh thần của “trật tự công cộng” trong Công ước New York và để không còn là một thuật ngữ được áp dụng một cách tùy tiện trong quá trình xét xử của Tòa, thiết nghĩ trong thời gian tới, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên tổng hợp và ban hành các án lệ trong đó diễn giải những trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vì lý do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam để làm cơ sở cho việc áp dụng một cách thống nhất.

  1. Kết luận và một số khuyến nghị

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện này thì các hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài được xác lập ngày càng nhiều giữa các cá nhân, pháp nhân ở các nước với nhau. Và như vậy, họ cũng đều mong muốn rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình, khi phát sinh tranh chấp thì sẽ được tòa án của nước khác công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài mà các bên đã thỏa thuận yêu cầu giải quyết.

Qua việc phân tích một trường hợp tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài, có thể thấy một số căn cứ tòa án đưa ra là hợp lý, nhưng một số căn cứ khác là chưa thuyết phục. Cho nên, khi giải quyết vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, về phía tòa án cần phải có sự rà soát, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản Nghị quyết hướng dẫn cụ thể chi tiết hướng dẫn quy định của BLTTDS về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đặc biệt là hướng dẫn áp dụng Điều 459 BLTTDS để đảm bảo nâng cao số lượng quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài nhằm tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, khi tham gia xác lập thỏa thuận trọng tài thì nên lưu ý về thẩm quyền của người ký kết hay khởi kiện đúng tổ chức trọng tài mà các bên đã thỏa thuận và cần cung cấp đầy đủ thêm nhiều chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình đặc biệt khi mà nghĩa vụ chứng minh lại thuộc về phía bên phải thi hành.

Tài liệu tham khảo

  1. Hội đồng trọng tài quốc tế (2011), Hướng dẫn của ICCA về diễn giải Công ước New York 1958: Sổ tay hướng dẫn cho thẩm phán, truy cập ngày 20.4.2019, từ https://www.arbitration-icca.org.
  2. Nivedita Chandrakanth Shenoy (2018), Public policy under article V(2)(b) of the New York Convention: Is there a transnational standard?, từ https://cardozojcr.com/wp-content, truy cập ngày 4.2019.
  3. Đặng, Hoàng Oanh (2009), Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ việc TYCO, từ http://vibonline.com.vn, truy cập ngày 20.4.2019.
  4. Paul Stothard, Alexa Biscaro (2018), Public policy as a bar to enforcement – Where are we now?, từ https://www.nortonrosefulbright.com, truy cập ngày 20.4.2019.
  5. Quyết định số 25/2018/QĐKDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  6. Sameer Sattar (2011), Enforcement of arbitral awards and public policy: same concept, different approach?, từ https://www.ela.law, truy cập ngày 20.4.2019.

 

[1] Trường Đại học Sài Gòn, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TẠI VIỆT NAM

Đào Minh Anh[1]

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể là tác động cộng hưởng khi thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tới kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu tố quản trị cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả tiến hành điều tra khảo sát tại 62 doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam, sử dụng bảng câu hỏi thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả sử dụng thống kê mô tả và kiểm định T để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy 62 doanh nghiệp cơ khí được chia thành hai nhóm thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất ở mức độ cao và thấp, trong đó nhóm thực hiện ở mức độ cao sẽ cho kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Đồng thời, tác động cộng hưởng của các yếu tố quản trị sản xuất lên kết quả hoạt động kinh doanh được chứng minh là có ý nghĩa thống kê qua các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng. Cuối cùng, tác giả kết luận và đưa ra một số hàm ý của bài nghiên cứu.

 

Từ khóa: các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi, kết quả hoạt động kinh doanh, mối liên hệ, doanh nghiệp cơ khí, Việt Nam.

 

 

 

Abstract

This paper discovers the linkages of critical manufacturing practices and firm performances, in particular, resonance effect of applying critical manufacturing practices simultaneously on firm performances at mechanical enterprises in Vietnam. After reviewing literature, the author has done a survey over 62 mechanical enterprises using 5-point Likert scale questionnaire. After that, the author has used descriptive statistics and T-test for data analysis. The research results indicate that 62 enterprises have been divided into two groups based on low and high levels of implementing manufacturing practices, and high-level group has had higher performances. Moreover, the resonance effect of manufacturing practices on firm performaces has been proven statistically significant with the following criteria: profit growth, product quality, cost of production, on-time delivery, flexibility in volume changed, and customer satisfaction. Finally, there is conlusion and implication of the research.

Keywords: critical operations management practices, firm performance, linkages, mechanical enterprises, Vietnam.

  1. Giới thiệu chung

Kể từ những năm 80 của thế kỉ trước trở lại đây, việc sử dụng kết hợp các yếu tố quản trị sản xuất của các phương thức quản trị tiên tiến trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp trên thế giới nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao. Việc tổ chức sản xuất theo phương thức quản trị Đúng thời điểm (Just-in-time – JIT) và quản trị chất lượng theo phương thức Quản trị chất lượng toàn diện (Total quality management – TQM) được các học giả rất quan tâm và nhiều doanh nghiệp áp dụng. Triết lý của JIT là làm đơn giản hóa các quy trình sản xuất nhằm loại bỏ lỗi và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp một các hiệu quả. Trong khi đó, TQM hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách cải tiến liên tục và tập trung vào khách hàng nhằm thỏa mãn sự hài lòng của họ để đạt được kết quả kinh doanh cao. Bên cạnh đó, các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp được xem như các yếu tố hỗ trợ, tạo môi trường để thực hiện tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng tốt hơn, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự liên kết giữa các yếu tố tổ chức sản xuất theo JIT, quản trị chất lượng toàn diện và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp được nghiên cứu và chứng minh tác động của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Cua và cộng sự (2001), Ahmad và cộng sự (2003), Kannan and Tan (2005), Cua và cộng sự (2006), Matsui (2007), Phan (2014).

Cơ khí là ngành công nghiệp mũi nhọn tại Việt Nam, được chính phủ ưu tiên đầu tư và phát triển. Trong chiến lược phát triển đến năm 2030, ngành Cơ khí ưu tiên phát triển bền vững, kết hợp và tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, cho tới nay, toàn ngành mới chỉ đáp ứng được một phần ba (khoảng 32,31%) nhu cầu về sản phẩm cơ khí trên cả nước. Các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ quản lý thấp, thiếu sự hợp tác và đầu tư giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong nước đối mặt với việc thiếu hụt các nguồn lực sản xuất, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm còn thấp và cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Để vượt qua được tình trạng này và phát triển, cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp cơ khí đã và đang áp dụng các phương thức quản trị hiện đại trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị sản xuất nói riêng. Các yếu tố tổ chức sản xuất theo JIT, quản trị chất lượng toàn diện được triển khai, tuy nhiên chưa đồng bộ. Doanh nghiệp thường sử dụng các yếu tố quản trị sản xuất này mà không chắc chắn liệu khi áp dụng đồng thời các yếu tố này có nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh hay không. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu tác động cộng hưởng khi thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi lên kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

  1. Các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh

2.1. Các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi

Quản trị sản xuất là tổng hòa các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm đầu ra. Mục đích của quản trị sản xuất là tìm ra các phương thức quản trị hiệu quả nhất các yếu tố quản trị sản xuất để tạo ra được sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Theo Davies và Kochhar (2002), các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi là các yếu tố hay cách thức hoạt động tốt nhất cho hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, giúp đem lại kết quả hoạt động kinh doanh cao, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Arshida và Agil (2013) nhìn nhận các yếu tố quản trị cốt lõi là một số các yếu tố nhất định phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đảm bảo giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh cạnh tranh và tăng trưởng tốt.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phấn đấu vượt qua đối thủ cạnh tranh không chỉ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn về chi phí sản xuất, thời gian sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi. Trước áp lực cạnh tranh hiệu quả, mô hình quản trị sản xuất tinh gọn đã trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất (Phan Chí Anh, 2015). Mô hình này được biết tới với hai trụ cột là tổ chức sản xuất theo JIT và hệ thống tự loại bỏ lỗi với các công cụ quản trị chất lượng. Tổ chức sản xuất theo JIT với mục đích giảm thiểu chi phí sản xuất nhờ vào việc giảm hàng tồn kho; rút ngắn thời gian sản xuất và tăng tính linh hoạt trong sản xuất; nâng cao chất lượng và giảm hàng lỗi, phế phẩm; tiết kiệm mặt bằng sản xuất; khuyến khích người lao động tham gia giải quyết vấn đề. Trong khi đó, quản trị chất lượng được thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, giúp loại bỏ bảy lãng phí cơ bản (lãng phí trong vận chuyển, thời gian chờ đợi, gia công thừa, sản phẩm lỗi và hỏng hóc, tồn kho, thao tác thừa, và sản xuất dư thừa) nhằm mang lại giá trị cho khách hàng, cho xã hội và nền kinh tế (Ohno và Bodek, 1988). Nhóm yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp được coi là chất xúc tác nhằm giúp cho hai nhóm yếu tố trên hoạt động thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Chính vì vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả đề cập tới ba nhóm yếu tố của quản trị sản xuất: Tổ chức sản xuất, Quản trị chất lượng và Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp. Các yếu tố tổ chức sản xuất gồm có: Lịch trình sản xuất hàng ngày; Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị; Mức độ gắn kết của nhà cung cấp; Thẻ Kanban; Giảm thời gian cài đặt/ sản xuất. Các yếu tố quản trị chất lượng gồm có: Sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng; Kiểm soát quá trình; Quản lý chất lượng nhà cung cấp; Tập trung khách hàng; Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị. Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp bao gồm: Sự cam kết tham gia của lãnh đạo; Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng; Sự tham gia của người lao động; Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường sản xuất. Đây là các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi đã được kiểm chứng có tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước (xem hình 1).

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Selvam và cộng sự (2016) cho rằng, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là hiệu quả của tổ chức xét trên hai phương diện kết quả hoạt động tác nghiệp và kết quả tài chính. Theo đó, kết quả hoạt động tác nghiệp chính là tiền đề cho kết quả tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận dưới góc độ định lượng (bằng các chỉ tiêu tài chính) và định tính (bằng các chỉ tiêu chất lượng, hình ảnh công ty, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm, hài lòng khách hàng.) (Achim và Borlea, 2012). Seedee (2012) cũng khẳng định rằng kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo đa chiều. Nó được đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính (lợi nhuận, ROA, ROE, ROS, ROI) và các chỉ tiêu phi tài chính (chất lượng sản phẩm, sự hài lòng khách hàng, nguồn nhân lực, v.v…).

2.3. Mối liên hệ giữa các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh

Trong các nghiên cứu về mối liên hệ giữa các yếu tố quản trị sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh, các tác giả đã khẳng định sự kết hợp các yếu tố quản trị sản xuất sẽ giúp cho việc thực hiện chương trình sản xuất của doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Cua và cộng sự (2001) đã nghiên cứu các yếu tố tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, duy trì năng suất tổng thể, các yếu tố quản trị liên quan đến nhân sự và chiến lược và tác động của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh (chi phí, chất lượng, giao hàng và tính linh hoạt). Ahmad và cộng sự (2003) đã nhấn mạnh tới việc kết hợp các yếu tố quản trị sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình.

Cua và cộng sự (2006) đã giải thích ý nghĩa của việc thực hiện chương trình quản trị sản xuất tích hợp, gồm có tổ chức sản xuất theo JIT, quản trị chất lượng toàn diện (TQM) và duy trì năng suất tổng thể (TPM), là nhằm làm cho hệ thống sản xuất hiệu quả hơn thông qua việc cải tiến liên tục và loại bỏ lãng phí, từ đó nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thông qua việc áp dụng chương trình tích hợp, doanh nghiệp có thể đào tạo đội ngũ nhân sự tốt, là tiền đề cho sự linh hoạt, học hỏi và cải tiến liên tục trong doanh nghiệp.

Rahman và cộng sự (2010) đã sử dụng 13 thang đo phổ biến trong quản trị sản xuất để nghiên cứu tác động của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nhấn mạnh tới việc sử dụng kết hợp các yếu tố quản trị sản xuất sẽ làm tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phan Chí Anh (2015) cũng chỉ ra tác động cộng hưởng từ việc kết hợp các yếu tố tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng tới kết quả hoạt động kinh doanh ở 163 nhà máy tại năm nước, gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Ý và Hàn Quốc.

Có thể thấy, cho tới nay đã có rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa các yếu tố quản trị sản xuất và tác động của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng dưới đây trình bày các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu và đã được kiểm chứng độ tin cậy. Trong đó, các nghiên cứu thực chứng của Cua và cộng sự (2001), Ahmad và cộng sự (2003), Arumugam và cộng sự (2008) và Phan Chí Anh (2015) đã bàn về việc áp dụng đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất, tác động cộng hưởng của chúng tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng 1. Nghiên cứu thực chứng về các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh

Các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi

Các nghiên cứu thực chứng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Các yếu tố tổ chức sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lịch trình sản xuất hàng ngày

 

x

 

x

x

x

 

x

 

x

Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị

 

x

X

x

x

x

 

x

 

x

Mức độ gắn kết của nhà cung cấp

 

x

X

x

x

x

 

x

 

x

Thẻ Kanban

 

 

X

 

x

x

 

x

 

 

Giảm thời gian cài đặt/ sản xuất

 

x

X

x

x

x

 

x

 

x

Các yếu tố quản trị chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng

x

 

 

 

 

x

 

 

x

x

Kiểm soát quá trình

x

x

X

x

x

 

X

 

x

x

Quản lý chất lượng nhà cung cấp

 

 

X

x

x

 

X

 

x

x

Tập trung vào khách hàng

x

 

 

x

x

 

X

 

x

x

Duy trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị

 

x

 

 

 

 

 

 

x

x

Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự cam kết tham gia của lãnh đạo

 

x

X

x

x

x

X

 

x

 

Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng

 

x

X

x

x

x

X

 

x

 

Sự tham gia của người lao động

 

 

X

x

x

x

X

 

x

 

Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường sản xuất

 

 

X

x

x

x

X

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Từ 1-10: Flynn và cộng sự, 1995; Forza, 1996; Sakakibara và cộng sự, 1997; Cua và cộng sự, 2001; Ahmad và cộng sự, 2003, Matsui, 2007; Arumugam và cộng sự (2008), Battistoni và Bonacelli, 2013; Phan, 2014 và Phan Chí Anh, 2015)

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Khung phân tích

Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích tác động cộng hưởng từ việc kết hợp các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi (các yếu tố tổ chức sản xuất, yếu tố quản trị chất lượng và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp) tới kết quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam. Tác giả sử dụng các thang đo quản trị sản xuất cốt lõi được sử dụng trong các nghiên cứu ở phần 2. Kết quả hoạt động kinh doanh gồm kết quả tài chính và kết quả phi tài chính. Kết quả tài chính bao gồm tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận (Yusuff, 2004; Kannan và Tan, 2005; Seedee và cộng sự, 2009; Duarte và cộng sự, 2011). Kết quả phi tài chính bao gồm chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm (Cua và cộng sự, 2001; Ahmad và cộng sự, 2003; Ketokivi và Schroeder, 2004a; Matsui, 2007; Phan, 2014), và sự hài lòng khách hàng (Yusuff, 2004; Arumugam và cộng sự, 2008).

Các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi

 

Kết quả hoạt động kinh doanh

-          Kết quả tài chính

·         Tăng trưởng doanh thu

·         Tăng trưởng lợi nhuận

-          Kết quả phi tài chính

·         Chất lượng sản phẩm

·         Chi phí sản xuất sản phẩm

·         Giao hàng đúng hạn

·         Tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm

·         Sự hài lòng của khách hàng

Tổ chức sản xuất

-Lịch trình sản xuất hàng ngày

- Bố trí mặt bằng dây chuyền máy móc, thiết bị

-Mức độ gắn kết của nhà cung cấp

- Thẻ Kanban

- Giảm thời gian cài đặt/ sản xuất

Quản trị chất lượng

-Sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng

-Kiểm soát quá trình

-Quản lý chất lượng nhà cung cấp

-Tập trung khách hàng

- Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

-Sự cam kết tham gia của lãnh đạo

- Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng

- Sự tham gia của người lao động

- Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường sản xuất

Hình 1. Khung nghiên cứu

Các nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra rằng việc triển khai thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất (tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp) sẽ đóng góp vào việc nâng cao được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hơn là chỉ thực hiện các hoạt động quản trị sản xuất riêng lẻ (Cua và cộng sự, 2001; Ahmad, 2003; Phan Chí Anh, 2015). Chính vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

  • Việc tích hợp đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi sẽ làm tăng đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam, hơn là chỉ áp dụng các yếu tố tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng và nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp riêng lẻ.

3.2 Thu thập và phân tích thông tin

Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thông tin. Cuộc điều tra được thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018. Tác giả liên hệ tới 140 doanh nghiệp cơ khí sử dụng danh sách của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản, trong đó có 62 doanh nghiệp đồng ý tham gia khảo sát. Đối tượng điều tra khảo sát là người lao động trong doanh nghiệp (từ quản lý cấp trung trở lên) tại các vị trí giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng bộ phận sản xuất, chất lượng, nhân sự và tài chính về mức độ thực hiện các yếu tố cũng như đánh giá của họ đối với hoạt động quản trị sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp tác giả phát 03 phiếu điều tra, trong đó giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp sẽ trả lời hết toàn bộ phiếu; 01 phiếu còn lại tác giả sẽ hỏi các đối tượng quản lý cấp trung trở lên về mảng hoạt động mà mình phụ trách (Matsui, 2007).

Bảng câu hỏi được kế thừa từ các nghiên cứu của Ahmad và cộng sự, 2003; Cua và cộng sự, 2006; Matsui, 2007 và Phan, 2014, vì thế độ tin cậy của các thang đo đã được kiểm chứng. Bảng câu hỏi khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất với điểm 1 là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5 là hoàn toàn đồng ý. Trong phần kết quả hoạt động kinh doanh tài chính, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường sự đồng ý của doanh nghiệp, cụ thể điểm 1 là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5 là hoàn toàn đồng ý. Phần kết quả hoạt động kinh doanh phi tài chính sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành, cụ thể điểm 1- doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, tới mức điểm 5 – doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với trung bình ngành.

Để phân tích dữ liệu, trước tiên, tác giả tính giá trị trung bình của các yếu tố từ ba phiếu khảo sát để tạo thành một phiếu khảo sát chung đại diện cho mỗi doanh nghiệp. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Cụ thể, tác giả tính giá trị trung bình của biến tổng tổ chức sản xuất, biến tổng quản trị chất lượng và biến tổng nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp. Sau đó, tác giả phân loại doanh nghiệp khảo sát thành hai nhóm dựa trên so sánh mức độ thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất (mức độ thực hiện cao và thấp) tại mỗi doanh nghiệp với biến tổng nêu trên. Cuối cùng, tác giả sử dụng kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể (kiểm định T) nhằm phân tích tác động cộng hưởng của hai nhóm thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất ở mức độ cao và thấp đối với kết quả hoạt động kinh doanh.

  1. Kết quả nghiên cứu

Phần này trình bày việc kiểm định giả thuyết thông qua đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên mức độ thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi, nhằm tìm câu trả lời về tác động cộng hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh khi thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả phân loại doanh nghiệp khảo sát thành hai nhóm nhỏ dựa trên mức độ thực hiện các yếu tố sản xuất tại các doanh nghiệp đó. Bảng 2, 3 và 4 dưới đây cho biết mức độ thực hiện cao và thấp của ba nhóm yếu tố Tổ chức sản xuất, Quản trị chất lượng và Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp tại 62 doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

Bảng 2. Tổ chức sản xuất –

Phân loại theo nhóm thực hiện ở

 mức độ cao và thấp

Bảng 3. Quản trị chất lượng –

Phân loại theo nhóm thực hiện ở mức độ cao và thấp

Tổ chức sản xuất

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Quản trị chất lượng

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Lịch trình

Thấp

27

3,4944

0,66839

Sạch sẽ

Thấp

30

3,8144

0,65012

Cao

35

4,1479

0,32536

Cao

32

4,5646

0,37445

Tổng lịch trình

62

3,8633

0,59674

Tổng sạch sẽ

62

4,2016

0,64422

Mặt bằng

Thấp

27

3,8081

0,44387

Quá trình

Thấp

30

3,0123

0,89383

Cao

35

4,2526

0,40497

Cao

32

4,1525

0,42587

Tổng mặt bằng

62

4,059

0,47407

Tổng quá trình

62

3,6008

0,89553

Nhà CC

Thấp

27

3,8802

0,37098

Chất lượng NCC

Thấp

30

3,9353

0,52632

Cao

35

4,2257

0,47925

Cao

32

4,4675

0,39753

Tổng Nhà CC

62

4,0753

0,4653

Tổng chất lượng Ncc

62

4,21

0,53281

Kanban

Thấp

27

2,2046

0,86191

Khách hàng

Thấp

30

3,8297

0,40813

Cao

35

3,3193

0,74075

Cao

32

4,4195

0,43518

Tổng Kanban

62

2,8339

0,96588

Tổng khách hàng

62

4,1341

0,51355

Cài đặt

Thấp

27

3,1185

0,87493

Bảo dưỡng

Thấp

30

3,4822

0,63859

Cao

35

4,2421

0,43702

Cao

32

4,399

0,46083

Tổng cài đặt

62

3,7528

0,86498

Tổng bảo dưỡng

62

3,9554

0,71772

Tổ chức sản xuất

Thấp

27

3,3012

0,26283

Quản trị chất lượng

Thấp

30

3,6148

0,41457

Cao

35

4,0375

0,237

Cao

32

4,4006

0,30239

Tổng tổ chức sản xuất

62

3,7169

0,44297

Tổng Quản trị CL

62

4,0204

0,53378

 

Các doanh nghiệp này được phân chia thành hai nhóm dựa trên giá trị trung bình của các biến tổng, bao gồm: biến tổng Tổ chức sản xuất với giá trị trung bình là 3,7169; biến tổng của Quản trị chất lượng với giá trị trung bình là 4,0204; và biến tổng của Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp với giá trị trung bình là 3,9682. Đối với nhóm yếu tố Tổ chức sản xuất, có 27 doanh nghiệp có giá trị biến thấp hơn giá trị trung bình của tổng thể mẫu 62 doanh nghiệp. Nhóm này được gọi là Nhóm thực hiện Tổ chức sản xuất mức độ thấp (Nhóm 1). 35 doanh nghiệp có giá trị các biến tổ chức sản xuất cao hơn giá trị trung bình của tổng thể mẫu được gọi là Nhóm thực hiện Tổ chức sản xuất mức độ cao (Nhóm 2).

 

Bảng 4. Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

– Phân loại theo nhóm thực hiện ở mức độ cao và thấp

Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

N

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Lãnh đạo

Thấp

26

3,8523

0,48422

Cao

36

4,3922

0,36483

Tổng lãnh đạo

62

4,1658

0,49458

Đào tạo

Thấp

26

3,6346

0,58988 

Cao

36

4,2222

0,44036

Tổng đào tạo

62

3,9758

0,58251

Nhân viên

Thấp

26

3,4474

0,88444

Cao

36

4,2565

0,35526

Tổng nhân viên

62

3,9172

0,74498

Hệ thống thông tin

Thấp

26

3,3692

0,67429

Cao

36

4,135

0,48925

Tổng hệ thống TT

62

3,8139

0,6847

Nền tảng chung

Thấp

26

3,5759

0,41556

Cao

36

4,2515

0,29236

Tổng nền tảng

62

3,9682

0,48247

 

Hướng tiếp cận này cũng dùng để phân loại Quản trị chất lượng và Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp. Qua đó, so với giá trị trung bình của tổng thể mẫu, có 30 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện Quản trị chất lượng thấp và 32 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện Quản trị chất lượng cao. Tương tự, có 26 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện các yếu tố Nền tảng chung thấp và 36 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện các yếu tố Nền tảng chung cao.

Kết quả phân tích ở bảng 2, 3 và 4 cho thấy mức độ thực hiện Tổ chức sản xuất, Quản trị chất lượng và Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở nhóm 2 chắc chắn cao hơn nhóm 1. Tiếp theo, tác giả tiếp tục kiểm chứng sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh doanh ở hai nhóm này.

Bảng 5. Kết quả hoạt động kinh doanh – Sự khác biệt giữa hai nhóm thực hiện tổ chức sản xuất ở mức độ cao và thấp

Tổ chức sản xuất

NHÓM

Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng lợi nhuận

Chất lượng SP

Chi phí sản xuất

Giao hàng

Linh hoạt

Hài lòng khách hàng

1.THẤP

N

27

27

27

27

27

27

27

Trung bình

3,837

3,752

3,437

3,181

3,722

3,619

3,556

Độ lệch chuẩn

,8545

,8345

,6221

,6475

,5886

,6427

,7978

2.CAO

N

35

35

35

35

35

35

35

Trung bình

4,143

4,109

4,177

3,629

3,991

3,863

4,003

Độ lệch chuẩn

,5797

,6550

,5917

,6529

,6336

,5951

,4956

 

Bảng 6. Kết quả hoạt động kinh doanh – Sự khác biệt giữa hai nhóm thực hiện quản trị chất lượng ở mức độ cao và thấp

Quản trị chất lượng

NHÓM

Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng lợi nhuận

Chất lượng SP

Chi phí sản xuất

Giao hàng

Linh hoạt

Hài lòng khách hàng

1.THẤP

N

30

30

30

30

30

30

30

Trung bình

3,813

3,750

3,430

3,187

3,593

3,540

3,517

Độ lệch chuẩn

,8012

,7533

,6109

,6307

,5489

,5893

,7571

2.CAO

N

32

32

32

32

32

32

32

Trung bình

4,194

4,144

4,253

3,666

4,138

3,959

4,081

Độ lệch chuẩn

,5951

,7134

,5388

,6563

,5802

,5929

,4540

 

Bảng 7. Kết quả hoạt động kinh doanh – Sự khác biệt giữa hai nhóm nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở mức độ thực hiện cao và thấp

Nền tảng chung

NHÓM

Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng lợi nhuận

Chất lượng SP

Chi phí sản xuất

Giao hàng

Linh hoạt

Hài lòng khách hàng

1.THẤP

N

26

26

26

26

26

26

26

Trung bình

3,931

3,881

3,665

3,388

3,700

3,581

3,642

Độ lệch chuẩn

,7325

,6312

,6829

,6605

,6066

,6723

,8547

2.CAO

N

36

36

36

36

36

36

36

Trung bình

4,067

4,006

3,992

3,467

4,000

3,883

3,928

Độ lệch chuẩn

,7199

,8356

,6979

,7059

,6141

,5609

,4914

 

Bảng 5, 6 và 7 cho biết giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đối với từng nhóm thực hiện tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp bao gồm chỉ tiêu cụ thể là tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm và sự hài lòng khách hàng. Ta thấy rằng các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của nhóm cao (Nhóm 2) đều cao hơn nhóm thấp (Nhóm 1) qua các giá trị trung bình.

Để khẳng định chắc chắn về mặt thống kê, tác giả sử dụng kiểm định T với mức ý nghĩa 5%. Kết quả được trình bày trong bảng 8, 9 và 10.

Bảng 8. Kiểm định sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai nhóm thực hiện tổ chức sản xuất ở mức độ cao và thấp

Tổ chức sản xuất

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

 

F

Sig.

t

df

Sig. (2-tailed)

 
 

Tăng trưởng doanh thu

Equal variances assumed

2,455

,122

-1,677

60

,099

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,598

43,543

,117

 

Tăng trưởng lợi nhuận

Equal variances assumed

1,987

,164

-1,887

60

,064

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,829

48,251

,074

 

Chất lượng sản phẩm

Equal variances assumed

,788

,378

-4,776

60

,000

 

Equal variances not assumed

 

 

-4,744

54,609

,000

 

Chi phí sản xuất sản phẩm

Equal variances assumed

,262

,611

-2,683

60

,009

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,686

56,295

,009

 

Giao hàng

Equal variances assumed

,125

,725

-1,710

60

,092

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,727

57,887

,089

 

Linh hoạt

Equal variances assumed

1,533

,220

-1,548

60

,127

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,533

53,776

,131

 

Hài lòng khách hàng

Equal variances assumed

10,922

,002

-2,711

60

,009

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,558

41,005

,014

 

Bảng 8 cho thấy kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm đối với kết quả hoạt động kinh doanh phi tài chính, cụ thể ở các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (sig. = 0.000< 0.05); chi phí sản xuất sản phẩm (sig. = 0.009 <0.05); sự hài lòng khách hàng (sig. = 0.014 < 0.05). Điều này cho thấy ở các doanh nghiệp cơ khí thực hiện tổ chức sản xuất ở mức cao sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn về chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và sự hài lòng của khách hàng so với các doanh nghiệp ở mức thấp. Bên cạnh đó, không có sự khác biệt giữa hai nhóm thực hiện tổ chức sản xuất ở mức độ cao và thấp trong các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, giao hàng đúng hạn, và tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm.

Bảng 9. Kiểm định sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai nhóm thực hiện quản trị chất lượng ở mức độ cao và thấp

Quản trị chất lượng

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

 

F

Sig.

t

df

Sig. (2-tailed)

 
 

Tăng trưởng doanh thu

Equal variances assumed

1,022

,316

-2,131

60

,037

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,111

53,395

,039

 

Tăng trưởng lợi nhuận

Equal variances assumed

,080

,778

-2,114

60

,039

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,110

59,151

,039

 

Chất lượng sản phẩm

Equal variances assumed

1,345

,251

-5,635

60

,000

 

Equal variances not assumed

 

 

-5,612

57,910

,000

 

Chi phí sản xuất sản phẩm

Equal variances assumed

,335

,565

-2,926

60

,005

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,930

59,960

,005

 

Giao hàng

Equal variances assumed

,238

,627

-3,788

60

,000

 

Equal variances not assumed

 

 

-3,795

59,994

,000

 

Linh hoạt

Equal variances assumed

2,835

,097

-2,791

60

,007

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,792

59,788

,007

 

Hài lòng khách hàng

Equal variances assumed

10,919

,002

-3,587

60

,001

 

Equal variances not assumed

 

 

-3,532

46,865

,001

 

 

Tương tự, tác giả thực hiện kiểm chứng sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai nhóm thực hiện quản trị chất lượng ở mức độ cao và thấp. Bảng 9 cho biết có sự khác biệt về mặt thống kê trong kết quả kiểm định kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai nhóm thực hiện quản trị chất lượng ở mức độ cao và thấp. Với giá trị sig. của kiểm định T đều nhỏ hơn 5%, có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp thực hiện quản trị chất lượng ở mức độ cao luôn có kết quả hoạt động kinh doanh tài chính và phi tài chính tốt hơn, cụ thể ở các chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng

Bảng 10. Kiểm định sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai nhóm thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở mức độ cao và thấp

Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

 

F

Sig.

t

df

Sig. (2-tailed)

 
 

Tăng trưởng doanh thu

Equal variances assumed

,100

,753

-,728

60

,469

 

Equal variances not assumed

 

 

-,726

53,461

,471

 

Tăng trưởng lợi nhuận

Equal variances assumed

,806

,373

-,640

60

,524

 

Equal variances not assumed

 

 

-,670

59,850

,506

 

Chất lượng sản phẩm

Equal variances assumed

,202

,655

-1,833

60

,072

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,839

54,706

,071

 

Chi phí sản xuất sản phẩm

Equal variances assumed

,882

,351

-,442

60

,660

 

Equal variances not assumed

 

 

-,447

56,026

,657

 

Giao hàng

Equal variances assumed

,698

,407

-1,908

60

,061

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,912

54,412

,061

 

Linh hoạt

Equal variances assumed

2,189

,144

-1,928

60

,059

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,872

47,818

,067

 

Hài lòng khách hàng

Equal variances assumed

11,094

,001

-1,662

60

,102

 

Equal variances not assumed

 

 

-1,530

36,861

,135

 

 

Tuy nhiên, khi tác giả sử dụng kiểm định T với mức ý nghĩa 5% để kiểm chứng sự khác biệt chắc chắn về mặt thống kê, kết quả kiểm định với sig. (2 đuôi) > 0.05 cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp trong các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh tài chính và phi tài chính (bảng 10).

Tiếp theo, tác giả tìm hiểu tác động cộng hưởng của các yếu tố quả trị sản xuất cốt lõi đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam. Bảng 11 đã chỉ ra giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đối với việc kết hợp áp dụng cả ba nhóm yếu tố quản trị sản xuất. Ta thấy rằng các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của nhóm cao (Nhóm 2) đều cao hơn nhóm thấp (Nhóm 1) qua các giá trị trung bình. Kết quả kinh doanh khi thực hiện đồng thời các nhóm yếu tố cũng cao hơn so với các nhóm yếu tố được thực hiện riêng lẻ (so sánh các chỉ tiêu của bảng 11 với các bảng 5, 6 và 7).

Bảng 11. Kết quả hoạt động kinh doanh – Sự khác biệt trong việc áp dụng kết hợp các yếu tố quản trị sản xuất ở mức độ thực hiện cao và thấp

Kết hợp 3 nhóm yếu tố

NHÓM

Tổng tài chính

Tăng trưởng doanh thu

Tăng trưởng lợi nhuận

Tổng phi tài chính

Chất lượng SP

Chi phí sản xuất

Giao hàng

Linh hoạt

Hài lòng khách hàng

1.THẤP

N

38

38

38

38

38

38

38

38

38

Trung bình

3,8368

3,871

3,803

3,5495

3,574

3,276

3,684

3,595

3,618

Độ lệch chuẩn

,73307

,7767

,7228

,49277

,6737

,6594

,6052

,6551

,7461

2.CAO

N

24

24

24

24

24

24

24

24

24

Trung bình

4,2104

4,229

4,192

4,0558

4,300

3,683

4,175

4,013

4,108

Độ lệch chuẩn

,62762

,5760

,7541

,38951

,5004

,6565

,5383

,4776

,4074

 

Để khẳng định về mặt ý nghĩa thống kê, tác giả sử dụng kiểm định T ở mức ý nghĩa 5% với ba nhân tố là “Thực hiện tổ chức sản xuất ở mức độ cao và thấp”, “Thực hiện quản trị chất lượng ở mức độ cao và thấp” và “Thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở mức độ cao và thấp”. Kết quả trong bảng 12 cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm này đối với các chỉ tiêu kết quả tài chính và phi tài chính.

Bảng 12. Kiểm định sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh doanh khi thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất ở mức độ cao và thấp

Kết hợp 3 nhóm yếu tố

Levene's Test for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

 

F

Sig.

t

df

Sig. (2-tailed)

 
 

Tổng tài chính

Equal variances assumed

,032

,860

-2,063

60

,043

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,137

54,540

,037

 

Tổng phi tài chính

Equal variances assumed

1,081

,303

-4,259

60

,000

 

Equal variances not assumed

 

 

-4,491

56,875

,000

 

Tăng trưởng doanh thu

Equal variances assumed

,532

,469

-1,944

60

,057

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,078

58,336

,042

 

Tăng trưởng lợi nhuận

Equal variances assumed

,208

,650

-2,030

60

,047

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,011

47,495

,050

 

Chất lượng sản phẩm

Equal variances assumed

3,344

,072

-4,544

60

,000

 

Equal variances not assumed

 

 

-4,855

58,303

,000

 

Chi phí sản xuất sản phẩm

Equal variances assumed

,031

,861

-2,371

60

,021

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,374

49,225

,022

 

Giao hàng

Equal variances assumed

1,273

,264

-3,243

60

,002

 

Equal variances not assumed

 

 

-3,331

53,272

,002

 

Linh hoạt

Equal variances assumed

7,187

,009

-2,700

60

,009

 

Equal variances not assumed

 

 

-2,897

58,654

,005

 

Hài lòng khách hàng

Equal variances assumed

11,001

,002

-2,946

60

,005

 

Equal variances not assumed

 

 

-3,336

59,022

,001

 

 

Kết quả phân tích cho thấy, với mức ý nghĩa sig. (2 đuôi) < 0.05 khẳng định có sự khác biệt về mặt thống kê trong kết quả hoạt động kinh doanh giữa hai nhóm thực hiện quản trị sản xuất ở mức độ cao và thấp. Các doanh nghiệp tiến hành thực hiện đồng thời tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở mức độ cao sẽ có thể nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của mình ở các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm, và sự hài lòng khách hàng khi so sánh với các doanh nghiệp chỉ thực hiện các nhóm yếu tố riêng lẻ.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất ở mức độ cao sẽ có thể đem lại kết quả hoạt động kinh doanh cao cho doanh nghiệp. Hệ thống tổ chức sản xuất tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm dần và loại bỏ triệt để các loại lãng phí, bao gồm tồn kho trong công đoạn sản xuất và các chậm trễ không cần thiết trong quá trình sản xuất; tăng tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm và giao hàng đúng hạn nhờ vào việc lập và tuân thủ lịch trình sản xuất hàng ngày; bố trí máy móc thiết bị hợp lý hơn để giảm thiểu khoảng cách vận chuyển trong sản xuất; tăng cường mức độ gắn kết với nhà cung cấp để nhằm giao hàng đúng hạn với chất lượng tốt; sử dụng triết lý “kéo” và thẻ Kanban trong sản xuất; cũng như giảm thời gian cài đặt/ sản xuất. Trong khi đó, quản trị chất lượng tốt, bao gồm luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng; kiểm soát quá trình sản xuất bằng thống kê; duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên; quản lý chất lượng nhà cung cấp và tập trung vào khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm có chất lượng cao, tập trung vào duy trì cải tiến liên tục, giảm tỷ lệ khuyết tật, nâng cao được năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường, từ đó giúp thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng (Cua và cộng sự, 2001; Ahmad và cộng sự, 2003; Phan Chí Anh, 2015). Thêm vào đó, Flynn và cộng sự (1995) cũng nhận xét rằng các yếu tố tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng có mối quan hệ với nhau trong môi trường có các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp, trong đó, lãnh đạo doanh nghiệp cam kết thực hiện các hoạt động chất lượng; có sự tham gia của người lao động trong việc giải quyết vấn đề; đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng để họ có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau; cũng như xây dựng hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường nhằm phối hợp giải quyết kịp thời các phát sinh trong quá trình sản xuất.

Những kết quả và phân tích trên đây đã khẳng định giả thuyết nghiên cứu trên là tin cậy và được chấp nhận. Các doanh nghiệp áp dụng đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất sẽ làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh một cách rõ rệt so với việc áp dụng riêng rẽ các nhóm yếu tố.

  1. Kết luận và hàm ý

Nghiên cứu này đã giúp chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh, cụ thể là việc áp dụng đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi sẽ làm tăng kết quả hoạt động kinh doanh, bao gồm tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm, giao hàng đúng hạn và sự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu này cũng góp phần củng cố kết quả của các nghiên cứu trước trong bối cảnh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam. Qua đây, các doanh nghiệp cơ khí đang áp dụng các yếu tố quản trị sản xuất riêng lẻ, cụ thể là thực hiện tổ chức sản xuất theo JIT hoặc quản trị chất lượng, có thể thực hiện đồng thời các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi ở trên để đạt được được kết quả hoạt động kinh doanh cạnh tranh hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp thực hiện đồng thời các nhóm yếu tố quản trị sản xuất một cách triệt để (ở mức cao) sẽ còn gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh thêm nữa. Nghiên cứu này sẽ tốt hơn nếu mở rộng mẫu nghiên cứu, và có thể thực hiện nghiên cứu theo thời gian để khẳng định thêm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

  1. Phan Chí Anh (2015), Quản trị sản xuất tinh gọn – Một số kinh nghiệm thế giới, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  1. Ahmad, S., Schroeder, R. G., Sinha, K. K (2003), “The role of infrastructure practices in the effectiveness of JIT practices: implications for plant competitiveness”, Journal of Engineering and Technology Management, 20(2003), 161-191.
  1. Arshida, M., Agil, S (2013), “Critical success factors for total quality management implementation within the Libyan iron and steel company”, ISS & MLB.
  2. Arumugam, V., Ooi., K., Fong, T (2008), “TQM practices and quality management performance: An investigation of their relationship using data from ISO 9001:2000 firms in Malaysia”, The TQM Magazine, 20, No. 6, pp. 636-650.
  1. Cua, K. O., McKone, K. E., Schroeder, R., G (2001), “Relationships between implementation of TQM, JIT, and TPM and manufacturing performance”, Journal of Operations Management, 19(2001), 675-694.
  2. Cua, K. O., McKone-Sweet, K. E., Schroeder, R. G (2006), “Improving performance through an integrated manufacturing program”, The Quality Management Journal, Vol. 13, No. 3, pg.45.
  1. Davies, A. J., Kochhar, A. K (2002), “Manufacturing best practice and performance studies: a critique”, International Journal of Operations & Production Management, 22, No. 3, pp. 289-305.
  2. Duarte, A., Brito, L., Serio, L., Martins, G (2011), “Operational practices and financial performance: an Empirical analysis of Brazilian manufacturing companies”, Brazilian Administration Review, Vol. 8, No. 4, pp. 395-411.
  3. Flynn, B. B (1994), “The relationship between quality management practices, infrastructure and fast production innovation”, Benhmarking for Quality Management & Techonology, 1, No.1, pp.48-64.
  4. Flynn, B. B., Sakakibara, S., Schroeder, R. G (1995), “Relationship between JIT and TQM: practices and performance”, Academy of Management Journal, Vol. 38, No. 5, pp. 1325-1360.
  5. Kannan, V. R., Tan, K. C (2005), “Just in time, total quality management and supply chain management: understanding their linkages and impact on business performance”, Omega, Vol. 33, pp. 153-162.
  6. Ketokivi, M., Schroeder, R. G (2004a), “Strategic, structural contingency and institutional explanations in the adoption of innovative manufacturing practices”, Journal of Operations Management, 22 (2004), pp. 63-89.
  7. Matsui, Y (2007), “An empirical analysis of just-in-time production in Japaneses manufacturing companies”, International Journal of Production Economics, 108(2007), 153-164.
  8. Ohno, T. and Bodek, N (1988), Toyota Product System: Beyond Large Scale Production, Tokyo: Kinde Edition.
  9. Phan, C. A (2014), Impacts of quality management practices on competitive performance in manufacturing companies: Experiences from the United States, Japan, Germany, Italy and Korea, Hanoi: Vietnam National University Publisher.
  10. Rahman, S., Laosirihongthong, T., Sohal, A. S (2010), “Impact of lean strategy on operational performance: a study of Thai manufacturing companies”, Journal of Manufacturing Technology Management, Vol. 21, No. 7, pp. 839-852.
  11. Seedee, R., Sulaiman, M., Ismail, I (2009), Best business practices and performance in ceramics industry in Thailand, 9th Global Conference on Business & Economics, UK: Cambridge University.
  12. Selvam, M., Jayapal, G., Vinayagamoorthi, V., Kasilingam, L (2016), “Determinants of Firm Performance: A Subjective Model”, International Journal of Social Science Studies, Vol. 4, No. 7, pp. 90-100.
  13. Yusuff, R. M (2004), “Manufacturing best practices of the electric and electronic firms in Malaysia”, Benchmarking: An International Journal, Vol. 11, No. 4, pp. 361-369.

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

DỊCH VỤ HÓA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU VÀ “PHƯƠNG THỨC 5” TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Đinh Khương Duy[1]

Lê Ngọc Khương[2]

 

Tóm tắt

Dịch vụ hóa là khái niệm phản ánh hiện tượng dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch vụ không chỉ kết nối các công đoạn mà còn là đầu vào để sản xuất hàng hóa và được cung ứng cùng hàng hóa. Góc nhìn mới này chỉ ra rằng nhiều dịch vụ không được cung ứng theo bốn phương thức truyền thống mà được trao đổi như một phần không tách rời của hàng hóa. Từ đó, khái niệm “phương thức 5” được đưa ra để mô tả phương thức cung ứng dịch vụ gián tiếp – dịch vụ được bao hàm trong hàng hóa xuất khẩu. Bài viết chỉ ra rằng các dịch vụ được cung ứng theo phương thức 5 đang chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại hàng hóa. Đồng thời, các quy tắc thương mại quốc tế cần được hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng dịch vụ hóa.

Từ khóa: thương mại dịch vụ, dịch vụ hóa, phương thức 5, GATS, trị giá hải quan


 

Abstract

The notion of servicification refelects the phenomenon of services playing an increasingly important role in the economy, particularly in the manufacturing sector. Services contribute to global value chains not only as the connector, but also as inputs for manufacturing and they are even sold bundled with goods. This new perspective indicates that a number of services are not delivered under one of the four traditional modes of supply, but traded as an inseparable part of goods. Thus, the concept “mode 5” is adopted to describe an indirect mode of supplying services, in which services are “embodied” in exported goods. The paper indicates that mode 5 services are currently subject to rules governing merchandise trade. At the same time, international trade regulations need improving to become more compatible with the practice in the context of an increasingly servicified world economy.

Key words: trade in services, servicification, mode 5, GATS, customs valuation


 

  1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, vai trò của dịch vụ trong đối với những chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain – GVC) ngày càng trở nên quan trọng. Việc các doanh nghiệp sản xuất tăng cường sử dụng và trao đổi dịch vụ là đặc trưng cơ bản của một xu hướng mới trong thương mại quốc tế – “dịch vụ hóa” (servicification).  Không chỉ là yếu tố giúp kết nối các khâu trong một GVC, dịch vụ còn trở thành đầu vào cho sản xuất, chuyển hóa thành hàng hóa và được bao hàm trong hàng hóa. Nhìn từ góc độ này, nhiều sản phẩm không đơn thuần là hàng hóa nữa mà cần được xem như sự kết hợp giữa hai yếu tố hàng hóa dịch vụ. Xu hướng này khiến nhiều học giả lập luận rằng một tỷ lệ dịch vụ đáng kể hiện đang được cung ứng gián tiếp thông qua kênh hàng hóa. Từ đó, một khái niệm mới – cung ứng dịch vụ theo “phương thức 5” – đã được đề xuất.

Nhận thấy đây là một khái niệm mang nhiều hàm ý chính sách và học thuật, nhóm tác giả mong muốn giới thiệu những kết quả nghiên cứu ban đầu về “phương thức 5”. Bài viết tóm lược một số công trình tiên phong về hiện tượng dịch vụ hóa và “phương thức 5”, đồng thời bổ sung thêm số liệu được trích xuất từ Cơ sở dữ liệu về Thương mại Giá trị gia tăng (Trade in Value Added - TiVA) do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xây dựng. Trước hết, các tác giả làm rõ nội hàm của khái niệm dịch vụ hóa và thực trạng dịch vụ hóa của nền sản xuất và thương mại toàn cầu. Tiếp theo, các tác giả đi vào giải thích khái niệm “phương thức 5”, đồng thời chỉ ra những điểm bất cập của hệ thống quy tắc thương mại quốc tế hiện hành khi chưa phản ánh được phương thức cung ứng dịch vụ này. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số đề xuất và dự báo trong phần kết luận.

  1. Dịch vụ hóa chuỗi giá trị toàn cầu và “phương thức 5” trong cung ứng dịch vụ

2.1. Chuỗi giá trị toàn cầu và vai trò của dịch vụ trong chuỗi giá trị toàn cầu

Theo một nghiên cứu năm 2011 của WTO và Viện Kinh tế Phát triển, Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (IDE-JETRO), các công đoạn khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng có thể được kết nối thông qua khái niệm “chuỗi giá trị”. Khái niệm này mô tả một chuỗi hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp, từ lên ý tưởng về sản phẩm cho tới sản xuất và đưa vào lưu thông.

Quá trình toàn cầu hóa cho phép một doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa chuỗi giá trị của mình bằng cách tiến hành một số công đoạn sản xuất tại các lãnh thổ địa lý khác nhau (thường thông qua phương thức thuê ngoài). Từ đó, một khái niệm rộng hơn – “chuỗi giá trị toàn cầu” (GVC) – đã ra đời. Sự hình thành của các GVC còn được gọi tên bằng những thuật ngữ khác, chẳng hạn thương mại về công đoạn, sản xuất phân mảnh hoặc chuyên môn hóa theo chiều dọc (SNBT, 2012). Theo OECD (2018), “sản xuất, thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng có xu hướng được tổ chức trong các chuỗi giá trị toàn cầu với các công đoạn sản xuất diễn ra tại các quốc gia khác nhau”.

Các học giả khi nghiên cứu về tầm quan trọng của dịch vụ đối với GVC đã nhận thấy dịch vụ có thể đảm nhận các vai trò sau đây trong một GVC:

Thứ nhất, dịch vụ là khớp nối trong GVC. Vì GVC dẫn tới phân công lao động quốc tế ở mức độ cao, để quản lý được các công đoạn sản xuất có tính phân tán về mặt địa lý, các doanh nghiệp cần sử dụng các dịch vụ như vận tải, truyền thông, tài chính, logistics,... Do đó, vai trò đầu tiên mà dịch vụ đảm nhận trong một GVC là kết nối các hoạt động sản xuất diễn ra tại các lãnh thổ địa lý khác nhau. Miroudot và Cadestin (2017) đã coi dịch vụ như chất “keo dính” mà thiếu nó các GVC.

Thứ hai, dịch vụ được thuê ngoài là đầu vào cho sản xuất. Heuser và Mattoo (2017) nhận định rằng “dịch vụ không chỉ đảm bảo cho sự vận hành của GVC mà còn là đầu vào quan trọng trong mọi công đoạn sản xuất.” Cụ thể, các hoạt động như R&D, phân phối và marketing không đơn thuần là “chất keo dính” trong GVC mà thực chất chính là các công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất. Khi các dịch vụ này được thuê ngoài, ta dễ nhận thấy chúng chính là các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tương tự như các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình.

Thứ ba, dịch vụ cung ứng nội bộ là đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh các dịch vụ được thuê ngoài, doanh nghiệp sản xuất còn thường tự thực hiện các hoạt động mang tính chất dịch vụ, chẳng hạn quản lý nhân sự hay bảo dưỡng cơ sở vật chất. Dù các hoạt động này vốn được xem là một phần trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, chúng thực chất là các dịch vụ do doanh nghiệp tự cung ứng nội bộ thay vì thuê ngoài. Các dịch vụ nội bộ có vai trò tương tự như các nguyên vật liệu đầu vào do doanh nghiệp tự sản xuất. Điều này còn cho thấy “dịch vụ không chỉ được cung ứng bởi các doanh nghiệp dịch vụ mà còn bởi chính các doanh nghiệp sản xuất” (Heuser và Mattoo, 2017). Theo Miroudot và Cadestin (2017), cần phải xem xét cả các dịch vụ được cung ứng nội bộ mới có thể đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của dịch vụ đối với việc tạo ra giá trị trong các GVC.

Thứ tư, dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất bán kèm với hàng hóa. Vai trò này của dịch vụ trong các GVC xuất phát từ việc các doanh nghiệp sản xuất đôi khi không bán riêng hàng hóa mà còn bán kèm với dịch vụ. Chẳng hạn, một chiếc máy có thể được xuất khẩu cùng với các dịch vụ lắp đặt và bảo hành. Các doanh nghiệp muốn bán các “gói” sản phẩm-dịch vụ như vậy bởi việc đó giúp tạo ra nhiều giá trị hơn từ hàng hóa cốt lõi và góp phần thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khách hàng cũng ưa thích các dịch vụ được bán cùng hàng hóa bởi các các “gói” như vậy thường giúp tiết kiệm chi phí, nhất là khi không sẵn có phương án thay thế. Trong trường hợp đặc biệt, dịch vụ đi kèm thậm chí là điều kiện cần để bán hàng, nghĩa là doanh nghiệp không thể bán được hàng nếu thiếu các dịch vụ này (Heuser và Mattoo, 2017). Cũng cần lưu ý rằng, theo Cusumano, Kahl và Suarez (2014), không phải mọi dịch vụ liên quan tới hàng hóa được các doanh nghiệp sản xuất cung ứng đều có tính bổ trợ cho việc bán hàng, mà chúng có thể có tính thay thế. Thí dụ, dịch vụ cho thuê xe có thể thay thế cho việc bán xe hơi.

Miroudot và Cadestin (2017) cho rằng dù dịch vụ có thể đóng một hoặc nhiều trong số các vai trò trên đây, điểm chung là chúng đều hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tạo ra giá trị. Rõ ràng sẽ không có GVC nếu thiếu các dịch vụ để kết nối các công đoạn sản xuất rời rạc trên toàn cầu. Đối với các dịch vụ thuê ngoài là đầu vào cho sản xuất, giá trị gia tăng hoặc đến từ chính bản thân dịch vụ đó, hoặc đến từ chi phí tiết kiệm được khi chúng được thuê ngoài. Chẳng hạn, một số dịch vụ thuê ngoài như pháp lý hay ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp sản xuất tạo ra giá trị nhờ cải tiến hoạt động và tăng năng suất. Trong khi đó, các dịch vụ thuê ngoài như vận tải hay logistics được có thể giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp. Các dịch vụ nội bộ cũng đem lại lợi ích tương tự bởi chúng cũng cần được xem là đầu vào cho sản xuất. Việc cung ứng nội bộ một dịch vụ nào một cách hiệu quả có thể giúp cắt giảm chi phí và duy trì tính cạnh tranh, nghĩa là góp phần tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Cuối cùng, việc cung ứng các dịch vụ đi kèm với hàng hóa không chỉ đem lại nguồn doanh thu bổ sung cho doanh nghiệp mà còn tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc giúp họ tiết kiệm chi phí.

2.2. Khái niệm dịch vụ hóa và “phương thức 5” trong cung ứng dịch vụ

2.2.1. Khái niệm dịch vụ hóa

Trước đây, sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ thường được xem là hai lĩnh vực độc lập, song sự xuất hiện của các GVC đã thay đổi quan điểm truyền thống này. Bởi về bản chất GVC là chuỗi giá trị gia tăng trong một ngành sản xuất, từ khâu lên ý tưởng đến khâu sản xuất và tiêu thụ, do đó GVC phần nào cho thấy lĩnh vực dịch vụ và sản xuất có liên hệ chặt chẽ với nhau (Miroudot, 2017). Trong nhiều nghiên cứu về GVC, những thuật ngữ “thượng nguồn” (upstream) và “hạ nguồn” (downstream) được sử dụng để phân loại các công đoạn hay hoạt động cấu thành nên một GVC. Các công đoạn đứng về phía cuối của chuỗi giá trị xét theo trình tự thời gian sẽ mang tính chất “hạ nguồn” và ngược lại. Ủy ban Thương mại Quốc gia Thụy Điển (Swedish National Board of Trade – SNBT) nhận định rằng một GVC thường bắt đầu bằng các dịch vụ “thượng nguồn” như nghiên cứu và phát triển (R&D) hoặc thiết kế, sau đó đến các dịch vụ sản xuất, lắp ráp và kết thúc bằng các dịch vụ “hạ nguồn” như marketing, quản trị thương hiệu và hậu mãi. Có thể thấy ở hai đầu của một GVC thường là những dịch vụ giàu hàm lượng trí tuệ và có giá trị cao, còn những dịch vụ có tính chất tiêu chuẩn hóa thường nằm ở giữa của GVC và thường tạo ra ít giá trị gia tăng hơn (SNBT, 2013a).

Điểm đáng chú ý là các doanh nghiệp sản xuất ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ làm yếu tố đầu vào, và có xu hướng cung ứng cả dịch vụ bên cạnh hàng hóa (Miroudot, 2017). Đây chính là nguồn gốc của hiện tượng “dịch vụ hóa”. Thực chất tầm quan trọng của dịch vụ trong nền kinh tế đã được thừa nhận từ lâu, song phải đến gần đây, vai trò của dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất mới được nghiên cứu sâu cùng sự hình thành và phát triển của các GVC (Gervais và Jensen, 2013). Về bản chất, hiện tượng dịch vụ hóa gắn liền với GVC vì GVC tồn tại thông qua sự thâm dụng dịch vụ. Có thể nói, “dịch vụ hóa cho thấy mối quan hệ bổ sung ngày càng rõ rệt giữa sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ” (SNBT, 2015). Khái niệm này mô tả “sự dịch chuyển sâu rộng sang mảng dịch vụ, không chỉ trong hoạt động bán hàng mà cả trong quá trình sản xuất” (Miroudot và Cadestin, 2017).

Trong bài viết này, dịch vụ hóa được hiểu là hiện tượng lĩnh vực sản xuất ngày càng phụ thuộc vào dịch vụ với vai trò là dịch vụ đầu vào, là các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và là đầu ra được bán cùng hàng hóa. Cụ thể hơn, dịch vụ hóa bao gồm: (i) việc sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ làm đầu vào cho sản xuất, dẫn tới tỷ trọng giá trị gia tăng có nguồn gốc dịch vụ ngày càng cao; (ii) sự chuyển dịch hướng tới các hoạt động dịch vụ trong các doanh nghiệp sản xuất; và (iii) sự hội tụ của hàng hóa và dịch vụ được cung ứng cùng nhau trong các “gói sản phẩm” (Miroudot và Cadestin, 2017).

2.2.2. Khái niệm “phương thức 5 trong cung ứng dịch vụ

Theo khái niệm được Hiệp định GATS của WTO đưa ra, dịch vụ có thể được cung ứng theo một trong bốn phương thức:

  • Phương thức 1: cung cấp qua biên giới (thí dụ bản thiết kế của một ngôi nhà mới được gửi qua mạng hay một phần mềm được tải từ nước ngoài);
  • Phương thức 2: tiêu dùng ngoài lãnh thổ (thí dụ một cá nhân di chuyển qua biên giới để du lịch hay học tâp);
  • Phương thức 3: hiện diện thương mại (thí dụ một công ty viễn thộng thiết lập hiện diện thương mại ở nước ngoài để cung ứng dịch vụ);
  • Phương thức 4: hiện diện thể nhân (thí dụ một người kỹ sư lắp đặt máy di chuyển qua biên giới để làm việc tạm thời cho một công ty ở nước ngoài).

Hiện tượng dịch vụ hóa đặt ra một vấn đề lý thuyết mới: bốn phương thức cung ứng dịch vụ mà GATS quy định không phản ánh được việc một tỷ lệ dịch vụ lớn và ngày càng tăng được cung ứng gián tiếp thông qua hàng hóa hữu hình. Cernat và Kutlina-Dimitrova (2014) ước lượng rằng các dịch vụ như vậy chiếm tới 34% giá trị xuất khẩu của các ngành công nghiệp sơ cấp và công nghiệp chế tạo của Liên minh Châu Âu (EU). Vì lý do đó, một số học giả đã đề xướng một phương thức cung ứng dịch vụ giả định – “phương thức 5”. Vậy nội hàm của khái niệm này là gì và nó liên quan đến hiện tượng dịch vụ hóa ra sao?

Như đã trình bày ở trên, dịch vụ hóa là hiện tượng các công ty sản xuất sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ ở tất cả mọi công đoạn trong GVC của mình. Do đó, dịch vụ hóa liên quan tới các dịch vụ đầu vào, dịch vụ sản xuất và dịch vụ hậu mãi, nghĩa là bao trùm toàn bộ vòng đời của một sản phẩm. Trong khi đó “phương thức 5” chỉ phản ánh hiện tượng các dịch vụ sản xuất được bao hàm trong quá trình tạo ra một sản phẩm hữu hình. Về bản chất, dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” là dịch vụ trung gian nội địa được bao hàm trong hàng hóa xuất khẩu. Thí dụ, để sản xuất một chiếc xe hơi sẽ cần các dịch vụ kỹ thuật cơ khí, tư vấn, thiết kế cùng với các dịch vụ hậu cần để mua nguyên vật liệu đầu vào và tổ chức chuỗi sản xuất.

Các dịch vụ được cung ứng theo phương thức 5 hay các dịch vụ “được bao hàm” bên trong hàng hóa có sự khác biệt so với các dịch vụ “đi kèm” với hàng hóa. Các dịch vụ gắn với hàng hóa được kết nối và liên hệ với bản thân việc bán hàng hay cung cấp một dịch vụ khác, chẳng hạn dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn sử dụng hoặc bảo trì. Trong khi đó, dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” được bao hàm trong chính hàng hóa. Trong thương mại quốc tế, các dịch vụ “đi kèm” với hàng hóa có thể được cung cấp thông một trong bốn phương thức truyền thống. Trái lai, đối với các dịch vụ “được bao hàm”, ta không hề nhìn thấy việc cung ứng dịch vụ diễn ra mà chỉ có thể hình dung rằng giá trị của chúng đã nằm trong giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng, tạo nên sự phân biệt giữa các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” và bốn phương thức cung ứng dịch vụ truyền thống.

Theo Cernat và Kutlina-Dimitrova (2014), điểm nổi bật của “phương thức 5” là “nó đồng thời liên quan tới cả hàng hóa và dịch vụ vì nó nằm ở trung tâm của mối liên hệ giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ”. Nhiều dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” như dịch vụ thiết kế, R&D hay kiến trúc có hàm lượng công nghệ cao, do đó cũng có giá trị cao. Các dịch vụ như vậy rất cần thiết để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong bối cảnh GVC phát triển mạnh. Nhìn từ góc độ này, rõ ràng hàng hóa không còn là một sản phẩm hữu hình theo cách gọi truyền thống nữa mà là khối phức hợp được hình thành từ sự tương tác giữa hàng hóa và dịch vụ.

2.3. Thực trạng dịch vụ hóa chuỗi giá trị toàn cầu và “phương thức 5” trong cung ứng dịch vụ

2.3.1. Thực trạng dịch vụ hóa chuỗi giá trị toàn cầu

Nhờ sự phát triển của xu hướng tiếp cận thương mại dựa trên giá trị gia tăng, mức độ dịch vụ hóa của một GVC có thể được đánh giá thông qua tỷ trọng của phần giá trị gia tăng có nguồn gốc từ các ngành dịch vụ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi xét theo giá trị gia tăng, tỷ trọng dịch vụ trong tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu lớn hơn đáng kể so với khi xét trên tổng kim ngạch (phương pháp thống kê truyền thống). Chưa kể, tỷ trọng này còn liên tục tăng lên. Theo Heuser và Mattoo (2017), nếu xét theo tổng kim ngạch, tỷ trọng dịch vụ trong tổng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu giai đoạn 1980-2009 duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 20%. Tuy nhiên nếu xét theo giá trị gia tăng, tỷ trọng này đã tăng từ 30% lên mức trên 40% sau ba thập kỷ. Miroudot và Cadestin (2017) cũng ước tính 49% giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu toàn cầu của năm 2011 có nguồn gốc từ lĩnh vực dịch vụ. Những con số này phần nào cho thấy việc các GVC đã trở nên dịch vụ hóa. Thực trạng này sẽ được phân tích cụ thể hơn qua các khía cạnh sau đây.

2.3.1.1. Gia tăng sử dụng dịch vụ làm đầu vào cho sản xuất

Để đo lường hiện tượng dịch vụ hóa, cách trực tiếp nhất là xem xét việc sử dụng các dịch vụ làm yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Miroudot và Cadestin (2017) đã tách các dịch vụ được các công ty dịch vụ xuất khẩu trực tiếp ra khỏi các dịch vụ được bao hàm trong hàng hóa dưới dạng dịch vụ đầu vào. Dựa trên tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa trực tiếp trong xuất khẩu, các tác giả đã nhận diện các kiểu chuyên môn hóa khác nhau. Một số nền kinh tế chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, trong khi một số nền kinh tế khác lại chuyên xuất khẩu dịch vụ. Song ở tất cả các nước được khảo sát, vai trò của dịch vụ được sử dụng làm đầu vào cho sản xuất đều rất đáng kể. Xét theo giá trị gia tăng, trung bình dịch vụ đóng góp trên 37% vào tổng xuất khẩu toàn cầu của riêng lĩnh vực sản xuất.

Việc nghiên cứu các dịch vụ mà các doanh nghiệp dùng làm đầu vào cho sản xuất còn cho thấy sự đa dạng của chúng. Thí dụ, SNBT (2010) chỉ ra rằng Sandvik Tooling, một doanh nghiệp Thụy Điển chuyên sản xuất dụng cụ lao động, cần tới hơn 40 dịch vụ khác nhau để vận hành GVC của hãng này, tức gần một nửa số ngành dịch vụ được Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) điều chỉnh. Theo một nghiên cứu khác, SNBT (2013b) nhận thấy Aromatic, một công ty cung cấp nguyên liệu làm bánh có quy mô tương đối nhỏ, dùng tới 50 loại dịch vụ khác nhau trong chuỗi cung ứng của mình. Những thí dụ này phần nào chứng minh quá trình dịch vụ hóa liên quan tới sự thâm dụng nhiều loại dịch vụ, không chỉ riêng một nhóm dịch vụ nào.

2.3.1.2. Gia tăng sử dụng dịch vụ được cung ứng nội bộ làm đầu vào cho sản xuất

Như đã nói ở trên, các dịch vụ được cung ứng nội bộ góp phần không nhỏ vào hiện tượng dịch vụ hóa các GVC. Sử dụng phương pháp phân tích nguồn nhân công liên quan đến các hoạt động có tính chất dịch vụ trong các ngành sản xuất, Miroudot và Cadestin (2017) nhận thấy tại tất cả các nước, khoảng 25% tới 60% nhân công trong ngành sản xuất thực tế đang làm các công việc thuộc về dịch vụ. Sự chênh lệch về tỷ trọng giữa các nước trước hết là do đặc trưng ngành. Ở các ngành sản xuất với hàm lượng công nghệ thấp như may mặc, tỷ lệ nhân công thực hiện các hoạt động thuần túy thuộc về sản xuất thường cao hơn. Trong khi đó các ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao như điện tử viễn thông thường cần nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn, vì vậy một tỷ lệ lớn nhân công trong các ngành này sẽ thực hiện các hoạt động có tính chất dịch vụ như R&D. Ngoài ra, sự phân bổ lao động ở một nước còn được quyết định bởi vai trò của nước đó trong GVC. Thí dụ, các quốc gia được chọn là nơi đặt trụ sở chính của các công ty quốc tế như Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức hay Hà Lan thường có tỷ lệ nhân công lớn thực hiện các hoạt động quản trị – về bản chất vốn là dịch vụ nội bộ.

Vẫn theo các tác giả này, nếu xét theo giá trị gia tăng thay vì số lượng nhân công,vai trò của các dịch vụ nội bộ thậm chí còn lớn hơn. Các hoạt động liên quan đến chức năng quản lý, hỗ trợ thường đòi hỏi lao động có trình độ cao, do đó sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí tiền lương. Trung bình trên 15% giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu toàn cầu của lĩnh vực sản xuất đến từ các dịch vụ được cung ứng nội bộ. Do đó, thực tế phần giá trị gia tăng có nguồn gốc từ dịch vụ trong tổng xuất khẩu của lĩnh vực sản xuất ở các nước được khảo là khoảng 53% chứ không phải 37%. Đồng thời, khi tính thêm giá trị của các dịch vụ nội bộ, tỷ trọng của dịch vụ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu xét theo giá trị gia tăng không chỉ còn là khoảng 49% mà lên đến khoảng 65%.

2.3.1.3. Các dịch vụ được bán kèm hàng hóa

Trong các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ không chỉ được dùng làm đầu vào cho sản xuất hay hỗ trợ quá trình sản xuất mà còn “đi kèm” với hàng hóa khi bán cho khách hàng. Về nguyên tắc, thống kê thương mại phân biệt rạch ròi giữa hàng hóa và dịch vụ do đó sự “đi kèm” như thế lẽ ra phải được ghi nhận như hai giao dịch riêng biệt. Song trên thực tế, điều đó là bất khả thi vì thường chỉ có một hợp đồng duy nhất trong đó không tách rời giá trị của phần hàng hóa và phần dịch vụ trong giao dịch.

Miroudot và Cadestin (2017) đã đưa ra dẫn chứng về các hoạt động sản xuất có liên hệ với cung ứng dịch vụ bằng cách xem xét tỷ lệ doanh nghiệp chỉ thực hiện hoạt động sản xuất, hoặc chỉ thực hiện cung ứng dịch vụ, hoặc thực hiện cả hai. Hai tác giả nhận thấy tại đa số các nước, nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và chỉ cung cấp dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nhóm này chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp nhỏ cung cấp dịch vụ bán lẻ, ăn uống, cư trú hay các dịch vụ quy mô nhỏ khác. Nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và chỉ cung cấp hàng hóa có số lượng ít hơn song quy mô thường lớn hơn. Trong khi đó ở rất nhiều nước, nhóm doanh nghiệp cung cấp cả hàng hóa và dịch vụ là nhóm lớn thứ hai. Điều đó chứng tỏ việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động trong cả hai lĩnh vực không phải là trường hợp thiểu số ngoại lệ.

Việc nhiều dịch vụ liên quan tới phân phối thường “đi kèm” với hàng hóa cho thấy cách thức tổ chức của các GVC không có sự tách biệt giữa hàng hóa và dịch vụ như trong thống kê thương mại. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp thực hiện cả hoạt động sản xuất và hoạt động phân phối. Ví dụ, một số doanh nghiệp sản xuất cung cấp cả dịch vụ vận tải, nhất là khi việc vận tải hàng hóa đòi hỏi công nghệ hay kỹ năng đặc biệt như truyền dẫn nhiên liệu bằng hệ thống ống dẫn trong ngành xăng dầu.

Ngoài các dịch vụ liên quan tới phân phối đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của GVC, một số dịch vụ khác “đi kèm” với hàng hóa bởi chúng có tính thiết yếu đối với việc bán các hàng hóa đó. Thí dụ, dịch vụ xây dựng thường gắn với ngành sản xuất gỗ vì trong nhiều trường hợp khách hàng mua gỗ vì chúng là một phần của hợp đồng xây dựng. Trong ngành chế tạo máy, các dịch vụ bảo trì, sửa chữa và lắp đặt thường có tính thiết yếu vì nếu thiếu chúng, doanh nghiệp sẽ khó bán được máy móc, thiết bị.

Cuối cùng, dù không “đi kèm” với hàng hóa, các dịch vụ thay thế cho việc bán hàng cũng phản ánh xu hướng dịch vụ hóa. Bằng chứng là một số doanh nghiệp đã chuyển sang mô hình kinh doanh mới – cho thuê sản phẩm thay vì bán chúng. Một số khác lại tập trung vào cung ứng dịch vụ thay vì sản xuất hàng hóa bởi lĩnh vực dịch vụ mang lại lợi nhuận cao hơn. Ahamed, Inohara và Kamoshida (2013) đã đưa ra thí dụ về IBM để chứng tỏ điều này. Từ một hãng chuyên sản xuất phần cứng, IBM đã dịch chuyển dần lên phía trên trong GVC, tái định vị thành một hãng chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ và kinh doanh.

2.3.2. Thực trạng “phương thức 5” trong cung ứng dịch vụ

Do các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” là các dịch vụ được bao hàm trong hàng hóa, việc xác định giá trị của chúng không hề dễ dàng. Cách đo lường thương mại dịch vụ truyền thống thông qua cán cân thanh toán chỉ xét tới giá trị của dịch vụ được trao đổi trực tiếp giữa thường trú nhân và phi thường trú nhân. Nó bỏ qua hai “kênh” cung ứng dịch vụ quan trọng – thông qua các cơ sở thương mại tại nước ngoài (tức phương thức 3 của GATS) và thông qua các hàng hóa bao hàm chúng (tức “phương thức 5”). Nhờ có cơ sở dữ liệu TiVA do OECD và WTO xây dựng, chúng ta bước đầu có được số liệu đáng tin cậy về yếu tố dịch vụ trong hàng hóa xuất, nhập khẩu. TiVA xem xét giá trị tăng thêm tại mỗi quốc gia trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ trên toàn cầu. Nói cách khác, TiVA cho biết bao nhiêu dịch vụ đã “đi vào” quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu trước khi được bán tới nước nhập khẩu. Theo TiVA, tỷ lệ dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” làm đầu vào trung gian cho sản xuất xuất khẩu đều rất đáng kể trong tất cả các ngành, dao động từ 20 đến 47% (Antimiani và Cernat, 2017).

Cernat và Kutlina-Dimitrova (2014) đã ước tính quy mô của các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” bằng cách khảo sát tỷ trọng của các dịch vụ này trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhận thấy tỷ trọng này dao động trong khoảng từ 20% đối với Trung Quốc đến 34% đối với EU. Năm 2009, giá trị của các dịch vụ được xuất khẩu gián tiếp (tức cung ứng theo “phương thức 5”) của EU đã lên tới hơn 300 tỷ euro. Con số này lên đến khoảng 414 tỷ euro vào năm 2011. Áp dụng phương pháp tương tự, Borchert và Tamberi (2018) ước tính các dịch vụ nội địa là đầu vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Vương quốc Anh có giá trị lên đến khoảng 70 tỷ bảng Anh.

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế đã có thêm hướng tiếp cận đột phá để đo lường quy mô của các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5”, đó là thông qua lượng việc làm. Số liệu cho thấy việc làm trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu của EU ngày càng liên quan tới dịch vụ nhiều hơn. Một báo cáo của Ban Chính sách phục vụ Quan hệ đối ngoại của Quốc hội Châu Âu cho thấy, xét riêng xuất khẩu ra ngoài EU vào năm 2011, số việc làm gắn với “phương thức 5” chiếm khoảng 40% lực lượng lao động làm việc trong khu vực xuất khẩu của các ngành công nghiệp sơ cấp và sản xuất của khối này. Điều đó đồng nghĩa 26% làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu của EU có liên quan tới các hoạt động dịch vụ cung ứng đầu vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu (tức 8 triệu việc làm).

Xu hướng tăng trưởng của “phương thức 5” cũng rất đáng chú ý. Vẫn theo Cernat và Kutlina-Dimitrova (2014), tỷ lệ dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” trong tổng giá trị xuất khẩu của EU năm 2009 đã tăng 23% so với năm 1995. Mức tăng nhiều nhất thuộc về Hoa Kỳ (37% trong cùng giai đoạn). Giá trị của các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” đối với các ngành sản xuất khác nhau cũng chênh lệch đáng kể. Với EU, những ngành có tỷ trọng giá trị dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” cao nhất là thiết bị vận tải (40%), dệt may (37%) và thực phẩm (36%). Trong khi đó, tỷ trọng này chỉ là 24% trong ngành nông nghiệp và 16% trong ngành khai khoáng.

  1. Một số vấn đề đặt ra đối với hệ thống quy tắc thương mại quốc tế hiện hành nhìn từ góc độ hiện tượng dịch vụ hóa và cung ứng dịch vụ theo “phương thức 5”

3.1. Dịch vụ chịu sự điều chỉnh của các quy tắc đối với thương mại hàng hóa

Theo quan điểm truyền thống, cơ chế điều chỉnh thương mại dịch vụ khác với thương mại hàng hóa. Nhưng như đã phân tích ở trên, một lượng dịch vụ đáng kể đã và đang được cung ứng gián tiếp thông qua kênh thương mại hàng hóa. Khái niệm “phương thức 5” cho thấy, các quy tắc thương mại quốc tế hiện hành chưa phản ánh đầy đủ việc dịch vụ có thể được cung ứng như một phần hàng hóa vì các quy tắc này điều chỉnh thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ một cách tách biệt. Hạn chế đó dẫn tới khả năng dịch vụ được cung ứng bởi “phương thức 5” sẽ phải chịu sự điều chỉnh của các quy tắc thương mại hàng hóa, thậm chí phải nộp thuế nhập khẩu (vốn không áp dụng với dịch vụ).

Thật vậy, theo Điều 1:1 của Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO “trị giá hải quan của hàng nhập khẩu là trị giá giao dịch, tức là giá thực tế đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa khi được bán để xuất khẩu tới nước nhập khẩu...” Điều này có nghĩa trị giá tính thuế nhập khẩu của hàng hóa nhìn chung sẽ bao gồm tất cả những khoản tiền liên quan tới việc nhập khẩu hàng hóa mà người mua đã trả hoặc sẽ trả, trong đó có một số dịch vụ bao hàm trong hàng hóa. Điều 8 của Hiệp định này quy định về các khoản điều chỉnh khi xác định trị giá hải quan, theo đó một số chi phí sau đây phải được cộng vào trị giá của hàng hóa khi tính thuế nhập khẩu:

 (b) giá trị, đã phân bổ hợp lý, của các hàng hóa và dịch vụ sau đây mà đã được người mua trực tiếp hoặc gián cung cấp miễn phí hoặc với giá thấp để sử dụng trong sản xuất và bán để xuất khẩu các hàng hóa nhập khẩu đó, trong chừng mực mà giá trị đó chưa được gộp trong giá đã thanh toán hoặc phải thanh toán.

(…) (iv) việc lao vụ kỹ thuật, phát triển, mỹ thuật ứng dụng, thiết kế, sơ đồ và phác thảo được làm bên ngoài nước nhập khẩu và cần thiết cho việc sản xuất của hàng hóa nhập khẩu;

 (c) tiền bản quyền và phí giấy phép liên quan tới hàng hóa đang được xác định trị giá mà người mua phải trả, trực tiếp hoặc gián tiếp, như một điều kiện mua bán của hàng hóa đang được xác định trị giá, trong chừng mực mà các khoản tiền bản quyền và phí giấy phép đó chưa nằm trong giá đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.

Điều 8(b) quy định rằng các dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để sản xuất ra hàng hóa phải được được cộng vào trị giá tính thuế. Ngoài ra, Điều 8(c) tạo cơ sở cho việc cộng chi phí trả cho các dịch vụ gắn với quyền sở hữu trí tuệ vào trị giá hải quan. Theo các quy định trên, rõ ràng một dịch vụ có thể trở thành đối tượng chịu thuế nhập khẩu khi nó liên quan trực tiếp tới hàng hóa nhập khẩu.

Một vấn đề tương tự cũng được ghi nhận liên quan tới việc tính thuế phần mềm. Bản thân phần mềm không chịu thuế nhập khẩu vì nó có tính chất của dịch vụ hơn là hàng hóa và cũng không có mã số thuế quan (mã HS). Song vấn đề tính thuế nảy sinh khi phần mềm được nhập khẩu trên một phương tiện trung gian (thí dụ đĩa CD, ổ cứng). Câu hỏi đặt ra là trị giá tính thuế nhập khẩu của phương tiện trung gian có bao gồm cả giá trị của phần mềm hay không. Theo Khoản 4 Điều 6, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trị giá hải quan bao gồm cả giá trị của phần mềm nếu nó được tích hợp vào phương tiện trung gian (chẳng hạn hệ điều hành cài đặt sẵn trên một máy tính, hệ thống định vị trong ô tô,...).

Như vậy, tuy thuộc về lĩnh vực thương mại hàng hóa song các quy định hiện hành về xác định trị giá hải quan ở cấp độ quốc tế và quốc gia đều ảnh hưởng trực tiếp tới các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5”. Điểm đáng chú ý là theo quy định hiện hành, nếu một phần mềm được tải về sau khi nhập khẩu máy tính (tức được cung ứng theo phương thức 1) thì nó sẽ không phải chịu thuế. Ngược lại, nếu phần mềm đó được cài đặt sẵn trước khi nhập khẩu, nó sẽ bị tính thuế cùng với máy tính. Đây là một điểm mâu thuẫn khi cùng một dịch vụ được nhập khẩu lại chịu sự đối xử khác biệt tùy theo nó được cung ứng trực tiếp hay gián tiếp. Nói cách khác, tùy vào phương thức cung ứng – phương thức 1 hay 5 – một dịch vụ sẽ được điều chỉnh bởi GATS hay GATT.

Cũng cần lưu ý rằng, vì các dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5” cấu thành nên hàng hóa và không thể tách rời khỏi hàng hóa, do đó không chỉ có thuế nhập khẩu mà các biện pháp phi thuế quan trong thương mại hàng hóa cũng có thể trở thành rào cản đối với cung ứng dịch vụ (WTO, 2013). Đây là một vấn đề nan giải đối với các dịch vụ bao hàm trong hàng hóa đặc biệt là các dịch vụ liên quan tới công nghệ thông tin, vốn là ưu tiên trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp 4.0. Nói cách khác, việc áp thuế lên các dịch vụ được cung ứng theo phương thức 5 có thể trở thành một sắc thuế đánh lên tiến bộ công nghệ (Antimiani và Cernat, 2017).

3.2. Yếu tố dịch vụ trong sản xuất, thương mại hàng hóa chưa được xem xét đầy đủ

Ở chiều ngược lại, việc không xét tới các dịch vụ bao hàm trong hàng hóa cũng cho thấy hạn chế của hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế. Điều này được thể hiện rõ trong các quy tắc để xác định xuất xứ của hàng hóa. Nhìn chung, khi tính toán hàm lượng giá trị khu vực (RVC) như một tiêu chí xuất xứ, các quy tắc xuất xứ chủ yếu xét đến các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình, trong khi các yếu tố đầu vào là dịch vụ chưa được xem xét tới.

Thí dụ, Điều 6.2(1) thuộc chương 6 của Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, khi tính RVC, công thức chỉ xét tới “giá trị của tất cả nguyên vật liệu có xuất xứ, ngoại trừ các nguyên vật liệu gián tiếp, được thu mua hay tự sản xuất bởi nhà sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm”[3]. Như vậy, công thức này chỉ xem xét các yếu tố đầu vào hữu hình mà không xem xét các đầu vào vô hình (các dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất, hay dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5”). Dù ở một số FTA khác (chẳng hạn các FTA của ASEAN), công thức tính RVC đã được xây dựng theo hướng bao hàm các chi phí dịch vụ tham gia vào quá trình sản xuất, song đây vẫn chưa trở thành một hướng tiếp cận được áp dụng rộng rãi. Chưa kể, khi xuất xứ hàng hóa được xác định theo tiêu chí chuyển đổi mã số thuế quan (mã HS), nguyên vật liệu đầu vào không xuất xứ phải trải qua quá trình gia công sao cho sản phẩm được tạo ra sẽ có mã HS khác với các nguyên vật liệu đầu vào không xuất xứ. Rõ ràng theo tiêu chí này, chỉ các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình mới được xét đến, còn các yếu tố dịch vụ đầu vào cần thiết cho việc sản xuất ra hàng hóa như R&D sẽ bị hoàn toàn bị bỏ qua (Geraets, Carroll và Willems, 2015).

Khi các yếu tố dịch vụ có trong hàng hóa xuất khẩu không được xem xét để xác định xuất xứ hàng hóa khiến cho các quy tắc xuất xứ trở nên sai lệch, không phản ánh bản chất của quá trình sản xuất hàng hóa. Việc điện thoại Iphone được sản xuất tại Trung Quốc và mang xuất xứ Trung Quốc trong khi giá trị gia tăng mà nước này đóng góp không đáng kể chính là một ví dụ điển hình (Kraemer, Linden và Decrick, 2011). Rõ ràng hiện tượng dịch vụ hóa và khái niệm “phương thức 5” cho thấy thế hệ quy tắc xuất xứ mới cần nhấn mạnh vào sự đóng góp của mỗi quốc gia trong quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ dọc theo các GVC. Nếu không quy tắc xuất xứ sẽ khiến cho thống kê thương mại bị sai lệch và đem lại cái nhìn thiếu khách quan về cán cân thương mại. Việc áp dụng các biện pháp thương mại như cách Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu áp lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại có thể gây tổn hại cho chính nước này vì những yếu tố dịch vụ có xuất xứ Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ lớn trong hàng hóa xuất khẩu mang xuất xứ Trung Quốc.

Một hàm ý quan trọng khác liên quan tới trường hợp hàng hóa và dịch vụ được bán cùng nhau như một “gói sản phẩm”. Thông thường việc cung ứng các “gói sản phẩm” như vậy sẽ được xem như giao dịch mua bán hàng hóa, nhưng cũng sẽ xuất hiện một giao dịch dịch vụ riêng biệt nếu các dịch vụ đi kèm được cung ứng độc lập. Như ví dụ về phần mềm ở trên đã chỉ ra, các dịch vụ đi kèm hàng hóa có thể sẽ phải chịu các biện pháp thương mại hàng hóa phức tạp vì chúng nằm ở ranh giới của các quy tắc điều chỉnh việc cung ứng dịch vụ trực tiếp và các quy tắc điều chỉnh thương mại hàng hóa. Nếu xét về mặt xuất xứ, điều này đồng nghĩa nhiều dịch vụ đi kèm với các hàng hóa hữu hình sẽ không được xem xét về mặt xuất xứ mà sẽ bị áp theo xuất xứ của hàng hóa (SNBT, 2015). Do đó cần đặt ra câu hỏi khi các dịch vụ này được cung ứng độc lập, xuất xứ của chúng sẽ được xác định ra sao? Câu hỏi này hết sức quan trọng vì khi xuất xứ của dịch vụ gắn liền với hàng hóa được quy định dựa trên hàng hóa, những biện pháp thương mại truyền thống áp dụng dựa theo xuất xứ sẽ tác động tới các dịch vụ này. Chẳng hạn nếu Hoa Kỳ cấm “nhập khẩu” dịch vụ của Trung Quốc được cung ứng trực tiếp, nhưng các dịch vụ này đi kèm với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, nhiều khả năng biện pháp cấm của Hoa Kỳ sẽ không áp dụng được.

Như vậy, việc một tỷ lệ dịch vụ đáng kể và ngày càng gia tăng được bao hàm trong hàng hóa xuất khẩu và cung ứng theo “phương thức 5” đặt ra vấn đề phải xem xét lại hệ thống quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế hiện hành. Có thể nhận thấy rằng các quy tắc về thương mại quốc tế không thống nhất về cách điều chỉnh dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5”. Trong đa số trường hợp, dịch vụ bao hàm trong hàng hóa sẽ được đồng nhất với hàng hóa, nhưng trong một số trường hợp khác dịch vụ lại không được xem xét tới. Một mặt, dịch vụ có thể phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống quy tắc đối với thương mại hàng hóa, mặt khác vai trò của dịch vụ đối với lĩnh vực sản xuất lại chưa được ghi nhận đúng mức để từ đó có các quy tắc phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất và kinh doanh. Hạn chế này có thể trở thành rào cản đối với sự phát triển của thương mại dịch vụ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trở nên dịch vụ hóa sâu sắc.

  1. Kết luận

Xuất phát từ việc thừa nhận dịch vụ hóa là một xu hướng lớn của thương mại quốc tế, bài viết đi sâu vào một bộ phận của xu hướng này – các dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu được bao hàm trong các hàng hóa đó. Bài viết chỉ ra rằng dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, nhất là khi xét trên giá trị gia tăng. Hơn nữa, một tỷ lệ dịch vụ đáng kể hiện được cung ứng gián tiếp thông qua hàng hóa xuất khẩu và bốn phương thức cung ứng dịch vụ theo định nghĩa của GATS không phản ánh được hình thái cung ứng dịch vụ đặc biệt này. Đây là lý do thúc đẩy các học giả đề xướng ra một phương thức cung ứng dịch vụ mới – “phương thức 5”.

Việc nghiên cứu về hiện tượng dịch vụ hóa và “phương thức 5” trong cung ứng dịch vụ cho thấy hệ thống quy tắc hiện hành đang dần trở nên lạc hậu, không phản ánh kịp thời các xu hướng mới hình thành trong thương mại quốc tế. Nguyên nhân của điều này là do nền tảng của các quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế được đặt ra từ nhiều thập kỷ trước, khi mà công nghệ, nhất là công nghệ thông tin còn chưa phát triển. Hướng tiếp cận cơ bản của hệ thống quy tắc hiện hành là tách biệt thương mại hàng hóa và dịch vụ. Trong khi đó xu hướng dịch vụ hóa, nhất là khái niệm “phương thức 5” cho thấy ranh giới giữa thương mại hàng hóa và dịch vụ đã không còn rõ rệt. Trong tương lai, tiến bộ công nghệ sẽ khiến cho ranh giới này càng trở nên mờ nhạt hơn. Sự lạc hậu của hệ thống quy tắc có thể sẽ trở thành rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.

Xu hướng dịch vụ hóa và “phương thức 5” có những hàm ý quan trọng đối với tương lai của chính sách và pháp luật thương mại quốc tế. Nhận thức được điều này, bài viết đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Thứ nhất, với vai trò là diễn đàn lớn nhất về thương mại quốc tế, WTO cần thúc đẩy các thành viên đàm phán, hoàn thiện các hiệp định hiện có như GATT và GATS để hướng tới xây dựng các quy tắc thương mại phù hợp hơn, phản ánh đầy đủ xu hướng dịch vụ hóa và phương thức cung ứng dịch vụ gián tiếp thông qua thương mại hàng hóa. Trong những năm gần đây WTO đã thúc đẩy các thảo luận ban đầu về thương mại giá trị gia tăng, đây là cơ sở rất quan trọng để hiểu về hiện tượng dịch vụ hóa. Do đó WTO cần tiếp tục giữ vị trí tiên phong trong việc nghiên cứu, thảo luận về dịch vụ hóa và “phương thức 5”.

Xu hướng dịch vụ hóa và khái niệm “phương thức 5” cũng mở ra hướng đi cho WTO trong nỗ lực hỗ trợ tạo thuận lợi thương mại. Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO hiện nay mới chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa. Ý định đàm phán một hiệp định tương tự đối với thương mại dịch vụ chưa có dấu hiệu khả thi trong tương lai gần. Song vì dịch vụ tham gia sâu rộng vào thương mại hàng hóa nên trước khi có một hiệp định dành riêng cho lĩnh vực dịch vụ thì việc đẩy mạnh thực hiện TFA là hết sức cần thiết. Một khi TFA được thực thi thành công, các dịch vụ tham gia vào quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa cũng gián tiếp được hưởng lợi.

Thứ hai, với các cơ quan ban hành và thực thi chính sách thương mại ở cấp quốc gia, xu hướng dịch vụ hóa và sự ra đời của “phương thức 5” đặt ra nhu cầu xây dựng các chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ phát triển. Thay vì xem dịch vụ và sản xuất như hai lĩnh vực tách biệt, các chính phủ cần nhận thức rằng chúng có sự liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất, các nước cần chú trọng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự hiện diện thương mại và thể nhân nước ngoài (vốn là những cam kết thuộc lĩnh vực dịch vụ) để thu hút công nghệ và chất xám. Tương tự, để mở của thị trường cho một ngành dịch vụ, chính phủ không chỉ cần đàm phán trong lĩnh vực dịch vụ mà cần nhìn thấy dịch vụ đó có thể được xuất khẩu gián tiếp thông qua hàng hóa, từ đó tính trước được các rào cản thuế quan và phu thuế quan nào có thể ảnh hưởng tới ngành dịch vụ đó.

Điểm thuận lợi so với việc đàm phán trong khuôn khổ WTO, vốn tiến triển rất chậm, là các quốc gia có thể chủ động hơn khi ký kết các FTA, cũng như khi xây dựng hệ thống chính sách thương mại riêng. Chẳng hạn, quy tắc xuất xứ trong các FTA cần được cải tiến theo hướng xem xét cả phần giá trị của những dịch vụ bao hàm trong hàng hóa. Đối với vấn đề xác định trị giá tính thuế, các khoản điều chỉnh (có liên quan tới dịch vụ) vốn được Hiệp định Trị giá hải quan WTO để ngỏ cho các nước thành viên quy định cụ thể, nên các nước có thể vận dụng theo hướng đơn giản, rõ ràng, tránh thất thu thuế, song cũng không cản trở thương mại.

Cuối cùng, giới học thuật đóng vai trò rất quan trọng vì đây là những vấn đề lý thuyết mới. Tuy nghiên cứu về dịch vụ hóa và “phương thức 5” của một số học giả tiên phong đã gây được tiếng vang lớn, còn một chặng đường dài để chúng trở thành các chủ đề phổ cập trong thương mại quốc tế. Giới nghiên cứu có nhiệm vụ giới thiệu các xu hướng và khái niệm mới này tại những diễn đàn chính thức và tiếp tục nghiên cứu thấu đáo các khía cạnh kinh tế và pháp lý của vấn đề. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề rất cần sự tham gia của giới học thuật, chẳng hạn việc xem xét yếu tố dịch vụ trong hàng hóa là điều tất yếu, nhưng về mặt kỹ thuật xây dựng chính sách thương mại thì việc đó cần phải tiến hành ra sao? Đâu là lợi ích và bất lợi nào khi hệ thống các quy tắc thương mại hiện hành được hoàn thiện theo hướng phản ánh được xu hướng dịch vụ hóa? Những câu hỏi đó đều đòi hỏi sự dẫn đường và dự báo của giới học thuật thông qua các công trình nghiên cứu.

Tóm lại, bài viết đã giới thiệu tầm quan trọng của xu hướng dịch vụ hóa và khái niệm cung ứng dịch vụ theo “phương thức 5”. Việc hiện tượng dịch vụ hóa và “phương thức 5” diễn ra ở rộng khắp cho thấy mọi quốc gia và mọi ngành sản xuất đều sẽ hưởng lợi từ việc tạo thuận lợi cho thương mại dịch vụ, nhất là dịch vụ được cung ứng theo “phương thức 5”. Do đó, có thể nói việc cải tiến, điều chỉnh chính sách thương mại ở cấp độ quốc gia và quốc tế để cập nhật những xu hướng mới này sẽ quyết định tương lai của thương mại. Về cốt lõi, hiện tượng dịch vụ hóa và khái niệm “phương thức 5” cho các quy tắc thương mại cần được xây dựng theo hướng xem xét đồng thời “hàng hóa và dịch vụ” chứ không phải “hàng hóa hoặc dịch vụ”. Sau cùng, chủ đề này vẫn còn rất mới mẻ trên thế giới và ở Việt Nam vì thế cần có thêm các cuộc tranh luận chính sách và học thuật để mở ra các hướng nghiên cứu mới trong tương lai.

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Zahir Ahamed, Takehiro Inohara & Akira Kamoshida (2013), “The Servitization of Manufacturing: An Empirical Case Study of IBM Corporation”, International Journal of Business Administration 4(2), 18-26.
  2. Alessandro Antimiani & Lucian Cernat (2017), “Liberalizing Global Trade In ‘Mode 5’ Services: How Much Is It Worth?”, European Commission Chief Economist Note Issue 4, ISSN 2034-9815.
  3. Borchert & Tamberi (2018), “The Engagement of UK Regions in ‘Mode 5’ Services Exports”, Briefing Paper 22 (UK: Trade Policy Observatory).
  4. Lucian Cernat & Zornitsa Kutlina-Dimitrova (2014), “Thinking in a Box: A ‘Mode 5’ Approach to Service Trade”, Journal of World Trade Volume 48(6), 1109‑1126.
  5. Michael Cusumano, Steven Kahl & Fernando Suarez (2014), “Services, Industry Evolution and the Competitive Strategies of Product Firms”, Strategic Management Journal 36(4), 559-575.
  6. Duy Dinh (2017), “Mode 5’ Services and Some Implications for Rules of Origin”, Global Trade and Customs Journal 12(7/8), 299-304.
  7. Marina Foltea (2018), “How to Include ‘Mode 5’ Services Commitments in Bilateral Free Trade Agreements and at Multilateral Stage?”, Report of European Parliament’s Policy Department for External Relations, ISBN: 978-92-846-3245-9.
  8. Antoine Gervais & Bradford Jensen (2013), “The Tradability of Services: Geographic Concentration and Trade Costs”, National Bureau of Economic Research Working Paper Series 1975.
  9. Dylan Geraets, Colleen Carroll & R. Arnould Willems (2015), “Reconciling Rules of Origin and Global Value Chains: The Case for Reform”, Journal of International Economic Law 18(2), 287-305.
  10. Gary Gereffi & Karina Fernandez-Stark (2010), “The Offshore Services Value Chain: Developing Countries and the Crisis”, World Bank Policy Research Working Paper Series 5262.
  11. Cecilia Heuser & Aaditya Mattoo (2017), “Services Trade and Global Value Chains”, in David Dollar, Jose Reis & Zhi Wang (eds), Measuring and Analyzing the Impact of GVC on Economic Development, Washington, DC: World Bank Publications, 141-159.
  12. Kenneth Kraemer, Greg Linden & Jason Decrick (2011), “Capturing Value in Global Networks: Apple’s iPad and iPhone”, Personal Computing Industry Center Working Paper, University of California Irvine

      http://pcic.merage.uci.edu/papers/2011/Value_iPad_iPhone.pdf (truy cập ngày 10/8/2019).

  1. Sébastien Miroudot (2017), “The Servicification of Global Value Chains: Evidence and Policy Implications”, UNCTAD Multi-year Expert Meeting on Trade, Services And Development (Geneva, 18-20/ 07/2017).
  2. Sébastien Miroudot & Charles Cadestin (2017), “Services in Global Value Chains: From Inputs to Value Creating Activities”, OECD Trade Policy Papers 197.
  3. M. Stephenson (2012), “Services and Global Value Chains”, in WEF (ed.) The Shifting Geography of Global Value Chains: Implications for Developing Countries and Trade Policy, World Economic Forum.
  4. SNBT (2010), At Your Service – The Importance of Services for Manufacturing Companies and Possible Trade Policy Implications, Stockholm: National Board of Trade Publications.
  5. SNBT (2012), Everybody is in Services – The Impact of Servicification in Manufacturing on Trade and Trade Policy, Stockholm: National Board of Trade Publications.
  6. SNBT (2013a), Global Value Chains and Services – An Introduction, Stockholm: National Board of Trade Publications.
  7. SNBT (2013b), Just Add Services: A Case Study on Servicification and the Agri-Food Sector, Stockholm: National Board of Trade Publications.
  8. SNBT (2015), Servicification on the Internal Market – A Regulatory Perspective, Stockholm: National Board of Trade Publications.
  9. World Trade Report (2013), Factors Shaping the Future of World Trade, Geneva: WTO Publications
  10. WTO & IDE-JETRO (2011), Trade Patterns and Global Value Chains in East Asia: From Trade in Goods to Trade in Tasks, Geneva: WTO Publications.
  11. WTO (2017), “Chapter II - Trends in World Trade: Looking back over the Past 10 Years”, in World Trade Statistical Review, Geneva: WTO Publications.
  12. http://www.oecd.org/sti/ind/global-value-chains.htm (truy cập ngày 10/8/2019)
  13. http://www.oecd.org/sti/ind/measuringtradeinvalue-addedanoecd-wtojointinitiative.htm, truy cập ngày 10/ 8/2019.
  14. https://ustr.gov/sites/default/files/KORUS%20CHAPTER%20SIX%20RULES%20OF%20ORIGIN%20AND%20ORIGIN%20PROCEDURES.pdf , truy cập ngày 10/8/2019.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trung Tâm Thương mại quốc tế (ITC), Geneva, Thụy Sĩ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR): KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Phùng Mạnh Hùng[1]

 Phùng Thị Lan Hương[2]

Tóm tắt

          Tại Nhật Bản, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được sử dụng từ những năm 1970. Tuy vậy, phải từ thập kỷ 1990, thuật ngữ, nội hàm và cách thức thực hiện CSR mới được các doanh nghiệp và các bên có lợi ích liên quan tiếp cận đầy đủ và có hệ thống. CSR trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Nhật Bản, là một phần hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp quy mô lớn và là nội dung bắt buộc trong các báo cáo đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Sau hơn 20 năm, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia hàng đầu về thực hiện CSR với số lượng đông đảo các doanh nghiệp có bộ phận CSR chuyên trách và công bố báo cáo hàng năm về CSR và phát triển bền vững.

        Ở Việt Nam, CSR đã được biết đến từ lâu với hoạt động tương đối bài bản của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, FPT, Honda Việt Nam,…Tuy nhiên, vẫn còn số đông các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động CSR. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp còn cho rằng CSR là những ràng buộc về trách nhiệm của họ với môi trường, với xã hội mà lâu nay họ đang tìm cách “lờ đi”. Chiến lược phát triển của họ luôn đặt ra tốc độ tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận), tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nguồn lực, lành mạnh hóa tài chính,…mà hoàn toàn không nhắc đến CSR, không có kế hoạch cụ thể, thậm chí là không đề cập đến.

        Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản đã rất thành công trong kinh doanh và thực hiện CSR, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

        Từ khóa: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Abstract    

In Japan, the term corporate social responsibility (CSR) has been used since the 1970s. However, it is only since the 1990s, the terms, the implications and methods of CSR have got the attention from companies and related interest parties.

        The whole Japanese society paid sincere attention to corporate social responsibility; this has become part to evaluate the activities of big corporates and is one mandatory part in corporate activity analysis report.

After more than 20 years, Japan is considered to be the top country in doing CSR, huge number of companies hold CSR department and released annual reports on sustainability and CSR.

        In Vietnam, CSR has been known for a long time through the professional activities of big companies like Vinamilk, FPT, Honda Vietnam, etc. However there are many other companies have not paid enough attention to CSR. What is worse, there are some companies try to neglect social responsibilities.

        In their development strategies, they focus on gaining strong revenue, cost cutting, making best uses of resources but never mention CSR, they do not have any plans for CSR.

        This research paper aims to analyze the CSR of some Japanese companies which can considered to be the success lessons then going further to make some recommendations for Vietnamese companies.

Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), Japanese companies, Vietnamese small and medium enterprises.

  1. Nội hàm của CSR và khung khổ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

        Nhìn chung, những gì các doanh nghiệp Nhật Bản mong đợi từ CSR là sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động từ thiện nhằm cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và đóng góp xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng mục tiêu chính của CSR là hiện thực hóa lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt hoạt động CSR trong các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ. Trong những năm gần đây, CSR thường được nói đến trong bối cảnh các vụ bê bối của doanh nghiệp và việc thực hiện quản trị doanh nghiệp và các vấn đề tuân thủ pháp luật, và tình trạng này là phổ biến với tình hình của các công ty ở các nước Đông Âu, thậm chí ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, các hoạt động CSR đã bao gồm các sản phẩm và môi trường, lợi nhuận trả lại cho xã hội, việc tuân thủ luật pháp và các quy định. Các vấn đề liên quan đến nhân viên cũng được đưa vào (phẩm chất, kỹ năng và khả năng), và một số công ty đang thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng của chính nhân viên. Điều này dựa trên ý tưởng rằng, vấn đề do nhân viên gây ra là trách nhiệm của công ty, và ngoài ra, có một lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và các bên liên quan khác.

  • CSR là gì?

        Theo Florian Beranek (nguyên Cố vấn trưởng Dự án VCCI-UNIDO CSR, dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu),  CSR cũng được coi là việc đảm bảo tác động từ quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã hội và môi trường phù hợp với sự phát triển bền vững và phúc lợi xã hội, phù hợp với sự mong đợi của các bên liên quan, phù hợp với pháp luật hiện hành và các chuẩn quốc tế. CSR phải được tích hợp trong hệ thống tổ chức và các mối quan hệ thông qua tính minh bạch và hành vi đạo đức.

        Không những thế, đứng trên quan điểm của Rick Howarth (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam), CSR chính là việc gắn kết tầm nhìn của doanh nghiệp với chiến lược đầu tư lâu dài của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị bền vững cho doanh nghiệp, cho xã hội và các nhà đầu tư. Trước hết, giá trị mang lại dễ nhận thấy nhất đó là đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, tăng cường phúc lợi và giáo dục, qua đó doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động đó như là một giấy thông hành bảo chứng cho các sản phẩm được làm ra từ một doanh nghiệp làm ăn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, giúp tìm kiếm tài năng và ổn định nguồn nhân lực của mình tốt hơn vì họ yên tâm đóng góp vào các giá trị phát triển bền vững mà họ tin tưởng và tôn trọng sự khác biệt đó. Các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp cũng thấy yên tâm khi uy tín, thương hiệu được nâng cao, đảm bảo giá trị lợi nhuận khi doanh nghiệp làm ăn có lãi và phát triển lớn mạnh, hai giá trị quan trọng này sẽ là định hướng chiến lược và là thước đo sự thành công của chính doanh nghiệp đó.

        Ở Nhật Bản vẫn còn những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về CSR, song về cơ bản đã có sự tương đồng với quan niệm và nhận thức chung về CSR theo thông lệ quốc tế. Bản thân nền kinh tế Nhật Bản cũng như doanh nghiệp Nhật đều nhận thức được rằng việc thực hiện CSR vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập thành công. Theo đó, CSR được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động của mình. Để thực hiện những trách nhiệm này, trước hết phải tôn trọng pháp luật và các cam kết với các bên có lợi ích liên quan; có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội; xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Khung khổ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

        Khung khổ cho thực hiện CSR của doanh nghiệp Nhật cơ bản bao gồm hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; định hướng chuẩn mực hành vi từ các tổ chức dân sự, tổ chức hiệp hội và một phần nào đó từ một số cơ quan nhà nước.

        Các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước

  • Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia: Bản hướng dẫn đầu tiên vào năm 1976, đến năm 2011 đã 5 lần được cập nhật, bổ sung; có mục tiêu tăng cường cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và xã hội, giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển bền vững. Nhật Bản là thành viên tích cực của OECD nên có trách nhiệm thực hiện Bản hướng dẫn này.
  • Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC): Là một bộ quy tắc ứng xử gồm 10 nguyên tắc mà các bên cam kết tôn trọng, yêu cầu các doanh nghiệp phải nhận thức, hỗ trợ và thực hiện các nguyên tắc ứng xử cốt lõi về bảo vệ quyền con người, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng. Đến năm 2013, đã có trên 10.000 đối tác ký vào Thỏa ước, trong đó có khoảng 7000 doanh nghiệp (192 doanh nghiệp của Nhật Bản).
  • ISO 26000: là tiêu chuẩn CSR của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa từtháng 11 năm 2010. Theo bộ tiêu chuẩn này, CSR bao gồm các trách nhiệm đối với những ảnh hưởng từ hoạt động của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường; được thực hiện qua các hành vi minh bạch và có đạo đức nhằm đóng góp cho sự pháttriển bền vững (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội); quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan; tuân thủ luật pháp và phù hợp với các nguyên tắc ứng xử quốc tế; được tích hợp và thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp. Năm 2004, một ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn ISO đã được thành lập trong Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản. Từ tháng 3 năm 2012, ISO 26000 là một tiêu chuẩn chính thức trong bộ tiêu chuẩn Nhật Bản gồm 7 nội dung chính: quản trị công ty, quyền con người, lao động, môi trường, kinh doanh lành mạnh, quan hệ với người tiêu dùng, phục vụ cộng đồng
  • GRI G4: Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) do Liên minh và Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc thành lập năm 1997 ở Boston (Hoa Kỳ), cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn xây dựng báo cáo phát triển bền vững của các quốc gia. Từ tháng 5 năm 2013, Hướng dẫn GRI G4 của Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chí sau đểđánh giá về CSR:

        (1) Các tiêu chí về kinh tế, gồm:  Hiệu quả hoạt động kinh tế, sự hiện diện trên thị trường, ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế, phương thức mua sắm;

        (2) Các tiêu chí về môi trường, gồm: Vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, phát thải, nước thải và chất thải, thông tin và nhãn sản phẩm/dịch vụ, tính tuân thủ, vận chuyển, tổng thể, đánh giá của nhà cung cấp về vấn đề môi trường, cơ chế khiếu nại về môi trường;

        (3) Các tiêu chí về xã hội, gồm các tiêu chí thành phần sau đây:

        - Tiêu chí về cách đối xử với người lao động và việc làm bền vững: Mối quan hệ quản lý/lao động, an toàn và sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề, đa dạng hóa và cơ hội bình đẳng, thù lao công bằng cho nam và nữ, đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động.

        - Tiêu chí về bảo đảm quyền con người: Đầu tư, không phân biệt đối xử, quyền tự do lập hội và thỏa ước tập thể, vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, các phương thức bảo vệ quyền tài sản, quyền của người bản địa, đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người, cơ chế khiếu nại về quyền con người.

        - Tiêu chí xã hội: (1) Cộng đồng địa phương, chống tham nhũng, chính sách công, hành vi hạn chế cạnh tranh, tính tuân thủ, đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội, cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội; (2) Trách nhiệm đối với sản phẩm: sự an toàn và sức khỏe của khách hàng, thông tin và nhãn sản phẩm và dịch vụ, truyền thông tiếp thị, bảo đảm quyền riêng tư của khách hàng, tính tuân thủ.

  • EU CSR: Năm 2002, Ủy ban Châu Âu đưa ra khái niệm CSR, yêu cầu các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm của xã hội và môi trường vào hoạt động. kinh doanh của mình; có sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện. Năm 2011, Chiến lược đổi mới CSR 2011-14 đã đưa ra khung khổ mới, mở rộng phạm vi và các khía cạnh của CSR, ít nhất bao gồm các vấn đề: Nhân quyền, lao động và việc làm (đào tạo, đa dạng hóa cơ hội, bình đẳng giới và sức khỏe người lao động, phúc lợi doanh nghiệp), vấn đề môi trường (chẳng hạn nhưđa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng. Sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm khả năng hội nhập của người tàn tật, bảo về lợi ích của người tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu của CSR. EU coi việc thúc đẩy CSR và bảo vệ môi trường thông qua các chuỗi cung ứng, trách nhiệm công bố thông tin phi tài chính, đổi mới công tác quản trị về thuế (nâng cao tính minh bạch, trao đổi thông tin và cạnh tranh công bằng thuế) là những cách thức quan trọng để thực hiện Chiến lược CSR.
  • Các chuẩn mực hoặc cam kết quốc tế khác về các lĩnh vực chuyên biệt có liên quan đến CSR mà Nhật Bản tham gia như: Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp quốc, Bảo đảm điều kiện lao động của ILO, Tiêu chuẩn của IFC về môi trường và xã hội,…v.v.
  • Bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế, Nhật Bản cũng có hệ thống các tiêu chuẩn theo ngành, lĩnh vực do các hiệp hội, tổ chức đại diện ngành hàng, tổ chức dân sự trong nước, các định chế phi chính phủ khác đề ra, điển hình là trong Hiến chương Hành vi Doanh nghiệp của Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (cập nhật tháng 9 năm 2010) có nội dung: Công ty có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách tạo ra giá trị gia tăng, việc làm thông qua cạnh tranh công bằng; nên làm cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội nói chung. Bất kể vịtrí của mình thế nào, công ty cần tôn trọng nhân quyền, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, thực hiện các thông lệ quốc tế, có trách nhiệm xã hội với một ý thức mạnh mẽ về các giá trịđạo đức và đóng góp vào phát triển xã hội bền vững bằng cách hành động phù hợp với mười nguyên tắc có tích hợp ISO 26000.
  1. Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp Nhật Bản

2.1. Tập đoàn Khí đốt TokyoTokyo Gas Group

        Là một công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, tập trung vào kinh doanh khí đốt tự nhiên, Tokyo Gas Group đóng góp tích cực để tạo ra một phong cách sống thoải mái và thân thiện môi trường xã hội, duy trì và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng, các cổ đông và xã hội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện tăng trưởng bền vững của xã hội.

        Hệ thống xúc tiến và thực hiện CSR của Tokyo Gas Group dựa trên nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội và đạt được sứ mệnh công khai của tập đoàn thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày, nhằm thực hiện triết lý kinh doanh của Tập đoàn. Ba hoạt động CSR chính và các sáng kiến của Tokyo Gas Group bao gồm:

        (1) Tăng cường an ninh năng lượng: Cung cấp năng lượng an toàn và ổn định; tăng cường công tác an toàn và phòng ngừa thảm họa;

        (2) Đóng góp cho môi trường: Có các biện pháp chống hiện tượng trái đất nóng lên, đóng góp đối với việc bảo tồn năng lượng; mở rộng và phổ biến của hệ thống phân phối năng lượng và xây dựng mạng lưới năng lượng thông minh; 

        (3) Đóng góp cho xã hội ở khu vực: Đóng góp hướng tới việc xây dựng cộng đồng thông qua ngành nghề kinh doanh chủ yếu; tăng cường các chương trình hoạt động xã hội.

        Chính sách cơ bản CRS của Tokyo Gas Group

        - Tokyo Gas Group tin rằng nền tảng của CSR nằm ở việc đạt được sứ mệnh vì cộng đồng và hoàn thành các trách nhiệm xã hội bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày theo Triết lý quản lý và Triết lý hành động doanh nghiệp của mình.

        - Tokyo Gas Group cam kết trở thành một tập đoàn đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, tiếp tục phát triển và được khách hàng, cổ đông và xã hội tin tưởng khi Tokyo Gas Group đáp ứng nhu cầu và mong đợi của xã hội ở Nhật Bản và nước ngoài, kiên quyết giải quyết những thách thức mà xã hội phải đối mặt thông qua các hoạt động kinh doanh của Tokyo Gas Group.

          - Tokyo Gas Group sẽ tích cực đóng góp để tạo ra một lối sống dễ chịu và cộng đồng thân thiện với môi trường, duy trì và nâng cao niềm tin từ khách hàng, cổ đông và xã hội.

Hình 2.1. Kim tự tháp CSR của Tokyo Gas Group

Nguồn: Báo cáo CSR 2018 của Tokyo Gas

Thứ nhất, Tokyo Gas Group sẽ tiếp tục phát triển song song với duy trì nhận thức về sứ mệnh vì cộng đồng và trách nhiệm xã hội của Tokyo Gas Group.

Thứ hai, Tokyo Gas Group sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, luôn nỗ lực để cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Thứ ba, Tokyo Gas Group sẽ giữ cho mình các tiêu chuẩn đạo đức cao, thực hiện công bằng và minh bạch các hoạt động của tập đoàn trong khi tuân thủ cả mặt pháp lý và tinh thần của các luật lệ và pháp lệnh liên quan.

Thứ tư, Tokyo Gas Group sẽ góp phần giảm bớt các vấn đề môi trường toàn cầu với tư cách là nhà lãnh đạo trong quản lý môi trường.

Thứ năm, Tokyo Gas Group sẽ vẫn nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ của mình là một công dân tốt và làm việc vì sự tốt đẹp của xã hội bằng cách đóng góp cho các hoạt động cộng đồng.

Thứ sáu, Tokyo Gas Group sẽ theo đuổi sự đổi mới liên tục để thúc đẩy một phương pháp kinh doanh hiệu quả về chi phí, vừa mềm dẻo vừa linh hoạt.

Thứ bảy, Tokyo Gas Group khao khát xây dựng tổ chức dựa trên việc thực hiện đầy đủ và tôn trọng tài năng, mong muốn và sự sáng tạo của mỗi nhân viên.

        Tầm nhìn của Tokyo Gas Group về quản lý CSR

        Tokyo Gas Group cố gắng đạt được sứ mệnh cộng đồng và hoàn thành các trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình như là nền tảng của CSR. Tokyo Gas Group cũng tìm cách duy trì an ninh và an toàn cho cuộc sống của mọi người bằng cách cung cấp nguồn năng lượng ổn định là nền tảng của cuộc sống hàng ngày và cho ngành công nghiệp, và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững bằng cách cung cấp năng lượng vượt trội liên quan đến sự cân nhắc và chi phí môi trường.

        Riêng với CSR, Tokyo Gas Group  đã xác định các vấn đề chính của CSR hay còn gọi là tính trọng yếu, theo các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000 về trách nhiệm xã hội và theo hướng dẫn quốc tế về công bố thông tin như Nguyên tắc GRI. Tokyo Gas Group đã ký UN Global Compact (Cơ cấu toàn cầu để đạt được sự tăng trưởng bền vững bao gồm 10 nguyên tắc trong bốn lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng) vào tháng 3 năm 2016 để tạo ra một viễn cảnh toàn cầu cho các hoạt động CSR của Tokyo Gas Group với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế và chúng tôi sẽ nỗ lực để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) khi Tokyo Gas Group nâng cao các tiêu chuẩn về Quản lý CSR.

        Tokyo Gas Group tin rằng việc thúc đẩy CSR đồng nghĩa với việc thực hành Triết lý quản lý, triết lý hành động của doanh nghiệp và dự định đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày, từ đó đạt được sứ mệnh cộng đồng và hoàn thành trách nhiệm xã hội của một tập đoàn năng lượng.

        Hệ thống thúc đẩy CSR

        Tokyo Gas Group đã thiết lập một hệ thống thúc đẩy CSR vào tháng 10 năm 2004 bằng cách thành lập Ủy ban thúc đẩy CSR do một giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về CSR.Vào tháng 12 cùng năm, ủy ban đã được tổ chức lại thành Ủy ban thúc đẩy truyền thông doanh nghiệp thuộc Bộ phận CSR của Phòng truyền thông doanh nghiệp. Ủy ban chịu trách nhiệm thúc đẩy quản lý CSR, bao gồm một chủ tịch và 18 tổng giám đốc được rút ra từ các bộ phận liên quan. Ủy ban thảo luận và chia sẻ thông tin về các vấn đề CSR quan trọng trong toàn tập đoàn, bao gồm sửa đổi các hoạt động quan trọng của CSR, xác định tính trọng yếu trước những thay đổi bên trong và bên ngoài, tình trạng của CSR.

        Chu trình PDCA (Plan-do-check-action) để quản lý CSR

       

Hình 2.2. Chu trình PDCA (Plan-do-check-action) của Tokyo Gas Group

Nguồn: Báo cáo CSR 2018 của Tokyo Gas Group

        Tokyo Gas Group duy trì nhận thức sâu sắc về các nhu cầu và mong đợi đang phát triển của xã hội để phân biệt tính trọng yếu cho các hoạt động của CSR. Theo định hướng của chiến lược kinh doanh, Tokyo Gas Group đặt KPIs CSR và theo đuổi chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Báo cáo tiến độ về các sáng kiến và phản hồi CSR của Tokyo Gas Group được thu thập từ các bên liên quan sau đó được đưa vào các hoạt động kinh doanh để tiếp tục chu kỳ đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động CSR của Tokyo Gas Group

STT

Hoạt động chính

Tiêu chí đánh giá

Chỉ số KPIs của CSR

Kết quả thực hiện năm 2017

1

Tăng cường an ninh năng lượng

Cung cấp sản phẩm ổn định

- Đa dạng hóa và mở rộng kinh doanh ở nước ngoài

-Tokyo Gas America Ltd. bắt đầu tham gia vào các dự án phát triển khí đốt ở Hoa Kỳ

- LNG mua sắm để đảm bảo cung cấp ổn định và giá cả phải chăng

- Kết thúc một liên minh chiến lược trong việc mua sắm LNG giữa Kyushu Electric Power Co., Inc.

- Phát triển cơ sở hạ tầng để sử dụng rộng rãi hơn khí đốt tự nhiên

- Lắp đặt thêm thiết bị bốc hơi và xe tải thùng tại Nhà ga LNG của Hitachi.

-Tăng cường năng lực sản xuất năng lượng cạnh tranh và bán điện

- Thành lập Prominet Power Co., Ltd. dựa trên quan hệ đối tác vốn và kinh doanh với Shizen Energy Inc.

Theo đuổi sự an toàn

• Thúc đẩy các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần và các biện pháp phòng chống thiên tai khác

• Chia mạng lưới dịch vụ áp suất thấp của khu vực trụ sở chính, từ 252 khối thành 261, để tắt nguồn cung cấp khí từ xa chính xác hơn để ngăn chặn thảm họa.

Các biện pháp phòng chống thiên tai động đất measures Các biện pháp an toàn tại địa điểm của khách hàng

• Thúc đẩy các biện pháp bảo trì cho đường ống cũ và cơ sở hạ tầng khác

• Khuyên người dùng thay thế các đường ống đã cũ, các đường ống đã được thay thế trong năm 2015 và thực hiện nâng cấp theo yêu cầu.

 

• Cải thiện khả năng phục hồi sau thảm họa

• Mở rộng việc áp dụng bếp nấu được trang bị cảm biến an toàn để tự động tắt, để tránh quá nhiệt và hỏng bếp, với 1,75 triệu chiếc được bán cho đến nay.

 

• Khuyến khích chuyển đổi sang các thiết bị an toàn hơn

• 3,931 triệu lượt kiểm tra để kiểm tra an toàn định kỳ các thiết bị gas và hoàn thành 3,555 triệu lượt kiểm tra, trừ khi khách hàng không ở nhà.

Mở rộng công suất phát điện cạnh tranh và bán điện

• Cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin liên quan

• Phản hồi của khách hàng và sáng kiến để cải thiện tình hình kinh doanh: Tổng số ý kiến góp ý của khách hàng là 16.460 ý kiến.

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn

• Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng qua phương tiện truyền thông trực tuyến liên quan đến động đất, sóng thần, cháy rừng.

2

Đóng góp cho môi trường

Các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu

• Giảm phát thải CO2 tại địa điểm của khách hàng 8 triệu tấn vào năm 2020 (từ mức trong năm 2011)

• Giảm lượng khí thải CO2 tại các địa điểm của khách hàng: 4,04 triệu tấn (so với mục tiêu năm 2017 là 3,9 triệu tấn)

• Cường độ sử dụng năng lượng tại các thiết bị đầu cuối LNG * 1: 250 GJ / triệu m3 vào năm 2020

• Cường độ sử dụng năng lượng tại các thiết bị đầu cuối LNG: 209 GJ / triệu m3 (so với mục tiêu năm 2017 là 220 GJ / triệu m3)

• Cường độ bán năng lượng cho các trung tâm làm ấm và làm mát của quận: 1.19 GJ / GJ vào năm 2020

• Cường độ bán năng lượng cho các trung tâm làm ấm và làm mát của quận: 1,22 GJ / GJ (so với mục tiêu năm 2017 là 1,33 GJ / GJ)

• Sử dụng năng lượng tại các văn phòng Tokyo Gas: 910 nghìn GJ trong năm 2020

• Sử dụng năng lượng tại các văn phòng Tokyo Gas: 902 nghìn GJ (so với mục tiêu năm 2017 là 920 nghìn GJ)

• Giảm hệ số phát thải CO2 ở cấp độ bán lẻ điện

• Thúc đẩy việc mua sắm điện được tạo ra bởi năng lượng nhiệt hiệu quả cao và các nguồn năng lượng tái tạo.

• Khuyến khích sử dụng nhiều năng lượng tái tạo

• Tiếp tục sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng để cung cấp năng lượng cho các dự án Năng lượng thông minh khác nhau.

 

• 485 nghìn m3 khí sinh học có nguồn gốc từ chất thải thực phẩm được cung cấp cho đường ống phân phối khí thành phố.

Tăng cường dự trữ tài nguyên

• Duy trì lượng khí thải bằng 0 tại các nhà máy sản xuất (tỷ lệ xử lý cuối cùng dưới 0,1%)

• Tỷ lệ xử lý chất thải cuối cùng tại các nhà máy sản xuất: 0,6%

• Duy trì tỷ lệ tái chế chất thải xây dựng ở mức 98% hoặc cao hơn cho đến năm 2020

• Tỷ lệ tái chế chất thải xây dựng: 97,7%

• Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phát sinh tại các văn phòng: ít nhất 90% vào năm 2020

• Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phát sinh tại văn phòng: 86,5% (so với mục tiêu năm 2017 là 88%)

• Đất được đào trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí: duy trì ở mức 16% hoặc thấp hơn cho đến năm 2020

• Đất đào trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí: giới hạn dưới 21%

Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học

• Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dọc theo chuỗi giá trị LNG

• Đã khảo sát tình trạng xem xét đa dạng sinh học tại các mỏ khí nguồn và xác nhận rằng không có vấn đề gì.

• Nước được quản lý thải ra trong quá trình vận chuyển LNG, thực hiện khảo sát môi trường sống tại các khu vực xanh bên trong ba nhà ga LNG và thực hiện quá trình chuyển đổi.

• Thực hành 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trên đất thải ra khi đặt ống dẫn khí để giảm tác động do đào cát hố trên hệ sinh thái.

• Thực hiện các hoạt động bảo tồn rừng và khảo sát môi trường sống tại Rừng khí Nagano Tokyo.

Thúc đẩy phát triển công nghệ môi trường

• Thúc đẩy phát triển công nghệ carbon thấp

Vận hành ba trạm hydro

• Ứng dụng đổi mới công nghệ cho các hệ thống nhiệt và điện (CHP) kết hợp để đạt được hiệu suất phát điện cao nhất là 42,5% trong các hệ thống 1.000 kW và tổng hiệu suất là 80,1%.

• Bắt đầu đầu tư vào các công ty đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp mạo hiểm chuyên về công nghệ năng lượng để kết hợp các công nghệ tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới.

3

Đóng góp cho cộng đồng

Xây dựng cộng đồng và lối sống an toàn và bảo mật

• Tăng cường các sáng kiến để làm giàu cho xã hội

• Xây dựng Mạng năng lượng thông minh ở quận phía bắc gần lối ra phía đông của ga Tamachi.

• Thúc đẩy các mạng thông minh bằng cách cung cấp năng lượng trong các khu vực Nihonbashi Muromachi, bao gồm các khối thị trấn.

Nâng cao đời sống và văn hoá

• Cung cấp thông tin về các biện pháp phòng chống thiên tai

• Tổ chức các chương trình khu vực để chuẩn bị phòng chống thiên tai.

• Thúc đẩy các hoạt động truyền thông với cộng đồng địa phương để làm phong phú thêm chất lượng cuộc sống

• Chương trình hoạt động tương tác (HIIKU, giáo dục, thực phẩm, nấu ăn sinh thái, lớp học nấu ăn, v.v.), hỗ trợ giáo dục thanh thiếu niên thông qua các môn thể thao (bóng đá trẻ và hội thảo bóng chày, v.v.)

Xây dựng xã hội thân thiện với môi trường

• Thúc đẩy các hoạt động để nâng cao nhận thức về năng lượng và môi trường

• Giáo dục môi trường tương tác thông qua Dự án Donguri (Acorn) và các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong trường học: 1.263 chương trình

• Các lớp học đặc biệt do nhân viên giảng dạy: 727 với 22.687 người tham gia (tổng cộng: 36.562 với 1.102.087 người tham gia cho đến nay)

4

Tôn trọng quyền con người

Nhân quyền

• Thúc đẩy quản lý tuân thủ quyền con người

• Đào tạo chung với đào tạo cụ thể theo cấp độ cốt lõi: 17.070 người tham gia

• Đào tạo ban đầu cho các nhà lãnh đạo thúc đẩy nhân quyền và đào tạo tăng cường cho các nhà lãnh đạo: 353 người tham gia

• Bàn tư vấn nội bộ và bên ngoài cung cấp hỗ trợ liên lạc: 104 trường hợp

• Hội thảo cho người khuyết tật để giải quyết các vấn đề nhân quyền quan trọng: 350 người tham gia

• Thành lập Chính sách Nhân quyền của Tập đoàn Tokyo Gas để xác định sự tôn trọng quyền con người cần có của một công ty toàn cầu.

5

Tăng cường sự tuân thủ

Hiểu và thực hành nghiêm túc sự tuân thủ

• Thúc đẩy sự tuân thủ

• Tổ chức các buổi học và các hội thảo khác nhau để thẩm thấu vào Quy tắc ứng xử của Tập đoàn Tokyo Gas.

• Tổng số người tham gia các buổi học tập tại nơi làm việc: 28.726

• Đào tạo và huấn luyện theo cấp độ cụ thể được cung cấp bởi các giảng viên được cử đi để đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận và tập đoàn: 27 buổi với 614 người tham gia

• Cung cấp kịp thời thông tin về tuân thủ: 6 trường hợp

• Các trường hợp được xử lý bởi bàn tư vấn: 104

• Thực hiện ổn định chu trình PDCA

 

Phòng chống hối lộ và tham những

• Thúc đẩy các hoạt động chân thành và công bằng theo Tập đoàn Tokyo Gas Quy tắc ứng xử của chúng tôi

• Đào tạo cung cấp cho 344 nhân viên tham gia kinh doanh quốc tế

• Sửa đổi Chính sách cơ bản về Thúc đẩy kinh doanh ở nước ngoài sau khi thành lập Chính sách nhân quyền của Tập đoàn Tokyo Gas.

Bảo vệ thông tin cá nhân

• Thực hành quản lý an toàn theo chính sách của chúng tôi về bảo vệ thông tin cá nhân

• Nâng cao nhận thức kết hợp với đào tạo cụ thể theo cấp độ được cung cấp khi gia nhập tập đoàn, vào năm thứ ba và trong các chương trình khuyến mãi đủ điều kiện (hai cấp độ): 1.527 người tham gia

• Nâng cao nhận thức bao gồm trong đào tạo được cung cấp bởi các giảng viên được gửi đến từng bộ phận: 614 người tham gia

• Số lượng người tham gia học tập để nâng cao nhận thức của nhân viên về Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân sửa đổi, bao gồm làm rõ thông tin cá nhân và tuân thủ các yêu cầu đối với thông tin ẩn danh: 21.342

Nguồn: Key CSR activities and Major results 2018

  • Công ty Tohoku Electric Power Co., Inc (Japan)
  • Chính sách môi trường của Tohoku Electric Power Co., Inc

        Thông qua cung cấp dịch vụ năng lượng thân thiện với môi trường, Công ty Tohoku Electric Power phối hợp cùng với cộng đồng địa phương và khách hàng của Công ty Tohoku Electric Power, hướng tới một xã hội bền vững nơi thế hệ tương lai có thể sống an toàn và hòa bình. Công ty Tohoku Electric Power cố gắng đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định, tương thích với bảo tồn môi trường và hiệu quả kinh tế, với tiền đề đảm bảo an toàn như một nhóm công ty phù hợp với cộng đồng địa phương. Đây là nhiệm vụ của họ và nó sẽ không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào trong tương lai.

        Công ty Tohoku Electric Power luôn ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những lợi ích của nó mang lại, và Công ty Tohoku Electric Power cũng tôn trọng các giá trị truyền thống cũng như luôn hướng đến sự tăng trưởng bền vững cùng với cộng đồng địa phương và khách hàng của họ. Công ty Tohoku Electric Power tuân thủ các cam kết của họ đối với các vấn đề môi trường và thực hiện các hành động để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường.

Bốn nguyên tắc ứng xử của Công ty Tohoku Electric Power: 

        - Đánh giá cao giá trị tài nguyên thiên nhiên và cẩn trọng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì biết nó có hạn;

        - Giảm thiểu tác động môi trường;

        - Bảo vệ và cùng chung sống với môi trường tự nhiên;

        - Chung suy nghĩ và hành động với cộng đồng địa phương và khách hàng của mình.

Kiểm soát khí thải nhà kính để phát triển một xã hội với lượng các bon thấp

        Công ty Tohoku Electric Power  ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu và tin rằng việc đạt được ba mục tiêu sau đây cùng một lúc là nhiệm vụ của Công ty Tohoku Electric Power đó là:

        (1) Kinh doanh năng lượng (S + 3E),

        (2) An ninh năng lượng;

        (3) Bảo tồn môi trường một cách hiệu quả.

        Cụ thể, Công ty Tohoku Electric Power  tiếp tục duy trì hoạt động nhà máy điện hạt nhân của họ như là một phần trong nỗ lực để giúp phát triển xã hội với carbon thấp, với sự an toàn là ưu tiên hàng đầu. Công ty Tohoku Electric Power cũng cam kết khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất nhiệt điện, và duy trì mức hiệu suất nhiệt phù hợp. Hơn nữa, Công ty Tohoku Electric Power hỗ trợ khách hàng của mình các khóa học thực hành để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2, nhằm tối đa hóa các nỗ lực của Công ty Tohoku Electric Power để cắt giảm lượng khí thải CO2 trên các bộ phận của nhà cung cấp và người tiêu dùng. Hơn nữa, họ cũng là thành viên của Hội đồng Điện lực vì một xã hội Carbon thấp, họ luôn hành động để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch hành động cho xã hội carbon thấp, chẳng hạn như: Đạt được hệ số phát thải CO2 khoảng 0,37kg CO2/kWh cho đến năm 2030. Năm 2017 khí thải CO2 giảm 4,6% xuống còn 37.550.000 tấn CO2 từ năm trước và hệ số phát thải CO2 của Công ty Tohoku Electric Power đã giảm 2,0% đến 0,523 kg CO2 / kWh so với năm trước.

        Công ty Tohoku Electric Power tận dụng môi trường tự nhiên phong phú của khu vực Tohoku để mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và xử lý đúng cách các yêu cầu của khách hàng để kết nối với các đường truyền của họ. Công ty Tohoku Electric Power  đã bắt đầu xây dựng một hệ thống năng lượng hydro được gọi là hydro Fukushima, tại thị trấn Namie Fukushima. Hệ thống này sẽ có một cơ sở sản xuất hydro loại 10.000 kW với điện phân lớn nhất thế giới. Công ty Tohoku Electric Power  dự định bắt đầu vận hành nó và vận chuyển hydro vào tháng 7 năm 2020. Công ty Tohoku Electric Power  mong muốn giúp phát triển một xã hội không có CO2 thông qua dự án này.

  1. Một số khuyến nghị với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

3.1. Tăng cường phổ biến để nâng cao nhận thức về CSR cho các bên có liên quan

        Ngày nay, CSR không phải chủ đề mới ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên sang các thị trường lớn EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ,…thường xuyên phải đối mặt với những yêu cầu báo cáo liên quan đến CSR. Nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn, khóa học về CSR đã được tổ chức. Bên cạnh đó có cả những dự án lớn về CSR được phối hợp với đơn vị quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức tiến đến các hoạt động thực hành CSR (Năm 2008, UNDP đã có dự án khuyến khích thực hiện CSR theo thông lệ kinh doanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI có giải thưởng CSR (2012). Gần đây nhất là vào ngày 15/1/2019, ILO và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khởi động dự án Chuỗi Cung ứng có Trách nhiệm tại Châu Á (RSCA) kéo dài ba năm do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ trong khuôn khổ Văn kiện Quan hệ đối tác. Dự án do ILO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng thực hiện, được triển khai tại sáu quốc gia Châu Á – Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy vậy, dường như CSR vẫn chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng ở Việt Nam, cả về quan điểm, nội dung và cách thức thực hiện. Phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa có nhận thức đầy đủ về CSR cũng như vai trò của nó đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình, thậm chí một số còn coi CSR là gánh nặng chi phí. Đặc biệt, người dân, các cộng đồng dân cư, người lao động, người tiêu dùng càng khó khăn hơn trong tiếp cận về vấn đề này, trong khi đây là những bên lợi ích liên quan có khả năng thúc đẩy CSR. Vì vậy, trước hết phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về CSR một cách mạnh mẽ hơn, phạm vi và đối tượng rộng hơn, không nên bó hẹp trong giới doanh nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức mà phải đi tới các cộng đồng dân cư và địa phương, kể cả đưa vào trong lĩnh vực giáo dục. Các doanh nghiệp và các bên liên quan cần nhận thức một cách tích cực về CSR, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng rộng và sâu hơn.

 3.2. Sớm hình thành các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử ở tầm ngành và quốc gia về CSR

        Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, CSR phụ thuộc nhiều vào bản thân ý chí và lợi ích của doanh nghiệp. Tuy vậy, rõ ràng CSR đã trở nên phổ biến hơn, thực chất hơn và khuyến doanh nghiệp thực hiện mạnh mẽ hơn sau khi có những tiêu chuẩn và chuẩn mực chung về CSR chính thức được áp dụng. Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy tắc ứng xử CSR nào. Một số ít doanh nghiệp, nếu muốn thực hiện, cũng rất khó khăn trong việc triển khai áp dụng một cách có hệ thống. Vì vậy cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá CSR của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế, có tính toán điều kiện thực tế trong nước. Cùng với đó là hệ thống đánh giá CSR độc lập, có trách nhiệm.

3.3. Nghiên cứu xây dựng chế độ báo cáo về CSR Báo cáo thường niên hoặc định kỳ về CSR

        Đây không chỉ là công cụ quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp mà còn là phương tiện thông tin để chủ sở hữu, nhà nước, cộng đồng và các bên có liên quan xem xét, tương tác thông tin với hoạt động của doanh nghiệp. Việc áp dụng chế độ báo cáo CSR ở Việt Nam là một quá trình hoàn thiện thể chế từng bước cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp và các tổ chức khác và có lẽ chưa có điều kiện để áp dụng trong thời gian ngắn hạn đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, từ kinh nghiệm của Nhật Bản nên áp dụng chế độ báo cáo này đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp có nhiều ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường Việt Nam hiện nay, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt quan trọng và công ty niêm yết, sau đó là đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau.

3.4. Xây dựng hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá về CSR

        Kinh nghiệm triển khai CSR của tập đoàn Tokyo Gas cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu và chỉ số về CSR (KPIs về CSR) phù hợp với các qui định hiện hành của luật về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình và đồng thời kiểm tra việc thực hiện hàng năm của doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá được việc thực hiện các cam kết này với chính phủ và xã hội. Có thể chia hệ thống chỉ tiêu đánh giá CSR đó thành các nội dung (1) Đóng góp cho môi trường, (2) Đóng góp cho cộng đồng, (3) Tôn trọng quyền con người, (4) Tăng cường sự tuân thủ các qui định, (5) Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động chính của doanh nghiệp. Việc công bố các chỉ tiêu đánh giá, những cam kết của doanh nghiệp về việc thực hiện các chỉ tiêu này và kết quả doanh nghiệp đạt được sẽ giúp doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng nhiều hơn nữa, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.  

3.5. Đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học, tiến tới khuyến khích các trường đại học thực hiện CSR một cách bài bản và chuyên nghiệp trong nhà trường

             Việc đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học cũng được Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam kiến nghị đưa vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trường học vào 12/2011. Có thể thấy, chức năng của các trường đại học đó là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho quốc gia, do vậy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các trường đại học là rất lớn, nó gắn với trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách chính trực và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và sử dụng nguồn lực. Mục đích của việc bảo đảm trách nhiệm xã hội là (1) sự công bằng trong tiếp cận GDĐH, (2) chất lượng đào tạo và nghiên cứu, (3) sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, iv) sự đóng góp của TĐH cho phát triển kinh tế,(4) sự phổ biến các giá trị, vi) sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công, và (5) sự ổn định (khả năng tài chính để duy trì các tiêu chuẩn cao) ( Salmi, 2009). Việc đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học bước đầu sẽ giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về CSR. Có được những nhận thức tốt về CSR, qua thời gian được đào tạo, bồi dưỡng, với trí tuệ sẵn có những thế hệ tương lai trẻ này sẽ là thành phần tích cực thúc đẩy CSR trong các doanh nghiệp sau khi ra trường và làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội khác. Mặt khác, các trường đại học cũng phải tính đến việc thực hiện CSR một cách bài bản, chuyên nghiệp như là những tuyên bố với xã hội về chất lượng nguồn lực và những cam kết về trách nhiệm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng của mình cho quốc gia.

Tài liệu tham khảo

  1. Hitosi Takehara, Megusi Suto (2018), Corporate Social Responsibility and Corporate Finance in Japan, Spinger.
  2. Tohoku Electronic Power Co., Inc. (Japan), Annual report 2018.
  3. Tokyo Gas Group, Annual report 2018.
  4. Trịnh Thị Thùy Linh (2017), Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của các doanh nghiệp Nhật Bản và một số gợi mở đối với doanh nghiệp Việt Nam.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

XU HƯỚNG CỦA NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Lý Hoàng Phú[1]

 

Tóm tắt

Theo dự báo của Liên hiệp Quốc, đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Điều này vượt ngoài khả năng cung ứng của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà rất nhiều đã rơi vào tình trạng cạn kiệt hoặc có nguy cơ cạn kiệt. Nhận thức được nguy cơ rõ ràng này, nhân loại đã có những điều chỉnh về phương thức khai thác, sử dụng và tái tạo để phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên mà một trong những lý thuyết được công nhận rộng rãi hiện nay đó là lý thuyết về nền kinh tế tuần hoàn. Bài viết này xuất phát từ việc phân tích các đặc trưng, vai trò, triển vọng của nền kinh tế tuần hoàn, sẽ tập trung vào vấn đề thực hiện mô hình kinh tế này trên thế giới, từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai và ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Từ khóa: nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, tái chế, Việt Nam

Abstract

According to the forecast of Nations Unies, the demand for natural resources in 2030 will increase 3 times compared to the current value. This is beyond the supply of natural resources, many of which have been depleted or at risk of depletion. Recognizing this obvious risk, mankind has made a lot of modifications in the way of exploitation, use and regeneration to restore natural resources. One of the widely recognized theories today is the theory of circulatory economy. This article starts from the analysis of characteristics, roles as well as the prospects of the circular economy, will focus on the current implementation of this economic model over the world, thereby propose some recommendations to improve the feasibility of implementation the circular economy in Vietnam

Keywords: circular economy, sustainable development, recycle, Vietnam

  1. Mở đầu

Báo cáo của Hội đồng tài nguyên quốc tế của Liên hợp quốc cho biết việc sử dụng tài nguyên vật liệu dự kiến đạt 90 tỷ tấn trong năm 2017 và có thể tăng hơn gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2050 (IRPR, 2017). Nếu không có cách sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, các Mục tiêu Phát triển Bền vững sẽ không thành công, do vậy, để giảm thiểu tổn hại đến chất lượng cuộc sống, cần có giải pháp tái chế chất thải, sử dụng nguyên liệu tái chế làm nguyên liệu đầu vào để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trường hợp phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì phải tiết kiệm và hợp lý hơn thay vì chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. Nhân loại giờ đây phải chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ hoặc cho thuê. Đó chính là những nguyên lí đơn giản trong một cơ chế của nền kinh tế tuần hoàn. Mô hình nền kinh tế tuần hoàn hiện nay không còn chỉ mang ý nghĩa lý luận mà sớm trở thành thực tiễn, được công nhận trên thế giới.

  1. Từ nền kinh tế tuyến tính đến nền kinh tế tuần hoàn

Khái niệm nền kinh tế tuyến tính được đưa ra để so sánh với khái niệm nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, nền kinh tế tuyến tính hay linear economy là mô hình kinh tế truyền thống dựa trên cách tiếp cận “take-make-consume-throw away”, có nghĩa là khai thác các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng và sau đó vứt bỏ dưới dạng rác thải. Nói cách khác, hãy lấy các tài nguyên cần thiết để làm ra các hàng hóa để bán và kiếm lợi nhuận và loại bỏ mọi thứ không cần thiết - bao gồm cả một sản phẩm ở cuối vòng đời của nó. Đa số nhân loại vẫn cuốn theo guồng quay “sản xuất, sử dụng, loại bỏ” đầy lãng phí và thiếu bền vững – hiện có tới 1/3 lượng nhựa phế thải trên toàn cầu đang không được thu gom hoặc quản lý (Ellen MacArthur Foundation, 2016).

Trong nền kinh tế tuyến tính, tài nguyên thiên nhiên có vai trò đầu vào cho quá trình sản xuất, được khai thác triệt để trở thành các nguyên liệu (raw materials), được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sau quá trình tiêu dùng, những gì còn lại là rác thải, không tái chế được. Nền kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt, dẫn tới sự hoang phí khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong các thị trường thường đã bão hòa. Trước khi bước vào nền kinh tế tuần hoàn, một trạng thái quá độ mà hiện nay hầu hết các quốc gia đang trải qua đó là nền kinh tế tái sử dụng hay còn gọi là “reuse economy”, theo đó, khác với nền kinh tế tuyến tính, sau quá trình tiêu dùng, một bộ phận rác thải sẽ được đưa vào tái chế để trở thành nguyên liệu của quá trình tái sản xuất ra sản phẩm của giai đoạn tiếp theo.

Sơ đồ 1. Từ nền kinh tế tuyến tính đến nền kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn biến những sản phẩm đang ở cuối vòng đời phục vụ thành nguồn lực cho người khác, lấp đầy những khoảng trống trong các hệ sinh thái công nghiệp và giảm thiểu lượng rác thải (cộng sinh công nghiệp) . Điều này, sẽ làm thay đổi logic kinh tế truyền thống của nền kinh tế tuyến tính: triệt để tái sử dụng những gì có thể, hầu như không có rác thải theo nghĩa đen mà tất cả sẽ được tận dụng để tái chế và sử dụng cho quá trình tái sản xuất.

Mặc dù nền kinh tế tuyến tính đã rất thành công trong việc tạo ra của cải vật chất ở các quốc gia công nghiệp cho đến thế kỷ 20, nhưng nó đã chứng minh những điểm yếu trong thiên niên kỷ mới và sự sụp đổ cuối cùng trong tương lai gần được dự báo. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tái chế và tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn là một tất yếu hiện nay. Nhân loại trước kia luôn trong tình trạng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, hay tình trạng vô tận nên chi phí rất rẻ cho các nguyên liệu thô, song ngày nay các tài nguyên đã đi vào tình trạng cạn kiệt, cộng với mối lo ngại về an ninh nguồn lực, đạo đức và an toàn cũng như vấn đề cắt giảm khí nhà kính đang làm thay đổi cách tiếp cận của con người từ từ tư duy cho đến thực tiễn các nguyên tắc kế toán, sản xuất, tiêu dùng và chính sách đưa ra đều phải tính tới một nguyên tắc tiết kiệm, tránh lãng phí.

Hình 1. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế tuần hoàn

SỬ DỤNG

ĐỔI MỚI

KHAI THÁC

SẢN XUẤT

PHÂN PHỐI

TÁI SỬ DỤNG, TÁI SỬA CHỮA, TÁI SẢN XUẤT

Tài nguyên mất đi được tái phục hồi một phần nhờ vào mô hình cộng sinh công nghiệp

THU HỒI VÀ LÀM MỚI HÀNG HÓA CŨ

TÁI CHẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Walter R. Stahel, The circular economy, Tạp chí the Nature, 23/3/2016

  1. Khởi nguồn và các ích lợi của nền kinh tế tuần hoàn

Quan điểm về kinh tế tuần hoàn được xem là bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Mỹ Kenneth Boulding. Năm 1966, Boulding kêu gọi chuyển hướng khỏi nền kinh tế cao bồi nơi có biên giới vô tận, ngụ ý không có giới hạn về tiêu thụ tài nguyên hoặc xử lý chất thải, đến một nền kinh tế tàu vũ trụ, nơi mọi thứ được thiết kế để được tái chế liên tục: “Thế giới “khép kín” của tương lai đòi hỏi các nguyên tắc kinh tế hơi khác so với thế giới “mở” của quá khứ…  Tôi muốn gọi nền kinh tế mở là nền kinh tế cao bồi, một chàng cao bồi là biểu tượng của đồng bằng không thể tưởng tượng được và cũng gắn liền với hành vi liều lĩnh, bóc lột, lãng mạn và bạo lực, đó là đặc trưng của xã hội mở” (Boulding, 1966). Boulding mô tả một mô hình thay thế khả dĩ, mô hình một nền kinh tế tuần hoàn cũng có thể được gọi là nền kinh tế tàu vũ trụ. Theo cách tiếp cận này, trái đất được coi là một tàu vũ trụ duy nhất không có tài nguyên vô hạn, trong đó con người không có sự thay thế nào ngoài việc kết nối lại với hệ sinh thái theo chu kỳ chỉ có thể cung cấp vật liệu để được tái sử dụng liên tục. Mười lăm năm sau, khái niệm kinh tế tuần hoàn bắt đầu được sử dụng. Đầu những năm 80, Stahel và Reday (1981) được Ủy ban Cộng đồng Châu Âu (ngày nay là Ủy ban Châu Âu) chỉ định để nghiên cứu lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Báo cáo của nhóm nghiên cứu được xuất bản năm 1981 kết luận rằng, một nền kinh tế tuần hoàn, trái ngược với nền kinh tế truyền thống, sẽ tạo ra việc làm tại địa phương và giảm tiêu thụ tài nguyên, khí thải nhà kính và chất thải. Stahel (1982) đã đưa ra khái niệm về cấu trúc kinh tế tự phục hồi xoắn ốc (hay vòng khép kín. Bản chất của nền kinh tế hiệu suất là xác định lại chủ đề sản xuất, bán hàng và bảo trì: thay vì hàng hóa, các công ty nên thực hiện thị trường, ví dụ như trong các mô hình kinh doanh dựa trên sự chia sẻ đang gia tăng gần đây. Khái niệm của Stahel được kết hợp trong ý tưởng của Braungart và McDonough (2008), coi tất cả các nguyên liệu liên quan đến các quá trình công nghiệp và thương mại là chất dinh dưỡng, trong đó có hai loại chính: kỹ thuật và sinh học (Ellen Quỹ MacArthur, 2015b).

Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là tạo ra việc làm tại địa phương và giảm tiêu thụ tài nguyên, khí thải nhà kính và chất thải (Stahel và Reday, 1981) mà còn tạo ra những cơ hội rõ ràng cho các khu vực sản xuất phụ trợ. Tại diễn đàn kinh tế thế giới 2012 ở Davos, Quỹ Ellen MacArthur (EMF) và Công ty McKinsey đánh giá lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn thông qua khả năng tạo ra cơ hội 630 tỷ USD/năm chỉ riêng cho các ngành công nghiệp phụ trợ tại Châu Âu (Ellen MacArthur Foundation, 2012 tr 5). Nhiều cơ hội kinh doanh mới sẽ phát triển khi thiết kế sản phẩm tốt hơn bởi sự tập trung vào các công nghệ và vật liệu sản xuất mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm thấy cơ hội để tạo sự khác biệt thông qua các quy trình sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, điều này cũng sẽ giúp tiết kiệm tài chính. Việc loại bỏ chất thải từ chuỗi giá trị có thể định lượng ra ích lợi thông qua giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và có hệ thống và giảm sự phụ thuộc tài nguyên. Người tiêu dùng được hưởng lợi nhờ việc cải thiện các quy tắc quản lý chất thải và tạo ra giá trị từ chất thải sẽ giảm chi phí quản lý sản phẩm ở giai đoạn cuối và thiết kế sản phẩm tốt hơn sẽ giúp sản phẩm bền hơn và hiệu quả hơn. Việc thiết kế sản phẩm với việc tái sử dụng vật liệu kết hợp làm giảm độ phức tạp và kéo dài vòng đời sản phẩm làm cho sản phẩm lấy lợi ích của người tiêu dùng làm trung tâm, áp dụng các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất hàng hóa được xây dựng để cuối cùng, giúp giảm tổng chi phí sở hữu và thị trường nhận được các cách tiếp cận hàng hóa mới (ví dụ như thông qua chia sẻ), làm phong phú tập hợp các lựa chọn và tăng sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời việc sử dụng tài nguyên thông minh hơn cũng sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi tôn trọng ba nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc cốt lõi là một nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích giải quyết chất thải. Trong nền kinh tế tuần hoàn, chất thải không tồn tại. Các sản phẩm được thiết kế và tối ưu hóa cho một chu kỳ sử dụng và tái sử dụng.

Thứ hai, tính tuần hoàn tôn trọng nghiêm ngặt các tính chất tiêu hao và lâu bền của sản phẩm. Hàng tiêu dùng trong nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học ít nhất là không độc hại và thậm chí có thể có lợi, và có thể được đưa trở lại sinh quyển một cách an toàn, trực tiếp hoặc trong một loạt các lần sử dụng liên tiếp. Mặt khác, các vật liệu bền như động cơ hoặc máy tính được làm từ các chất được thiết kế từ đầu để có thể tái sử dụng.

Thứ ba, năng lượng cần thiết để thúc đẩy chu trình này phải được tái tạo tự nhiên, một lần nữa để giảm sự phụ thuộc tài nguyên và tăng khả năng phục hồi của hệ thống.

  1. Thực tế triển khai nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới

4.1. Khái quát về một số mô hình kinh doanh theo xu hướng kinh tế tuần hoàn

OECD trong một báo cáo về các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế tuần hoàn có đề cập đến 5 mô hình kinh doanh phù hợp trong một nền kinh tế tuần hoàn hơn, gồm (i) mô hình cung ứng tuần hoàn, (ii) mô hình phục hồi tài nguyên, (iii) mô hình kéo dài tuổi thọ sản phẩm, (iv) mô hình chia sẻ và (v) mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm, với nhấn mạnh rằng không phải tất cả các mô hình nêu trên đều là mới lạ và trong một số trường hợp, các công ty áp dụng kết hợp các mô hình kinh doanh thay vì một mô hình riêng lẻ. Ví dụ, việc áp dụng mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm - và việc duy trì quyền sở hữu sản phẩm đi kèm với nó - có thể phục vụ để khuyến khích việc áp dụng song song mô hình kéo dài tuổi thọ sản phẩm. (OECD, 2019). Mô hình cung ứng tuần hoàn (i) với triết lí đơn giản là sản phẩm đi đến cuối vòng đời lại trở thành nguyên liệu để tái tạo sản phẩm khác. Nhà sản xuất thảm trải sàn toàn cầu Tarkett là ví dụ điển hình về cung ứng tuần hoàn. Ngoài ra có thể kể đến Advance Nonwoven, một nhà sản xuất vật liệu cách nhiệt của Đan Mạch và Green Packaging, một nhà sản xuất bao bì thực phẩm của Mỹ.

Mô hình kinh doanh phục hồi tài nguyên (ii), hoặc tái chế như được biết đến nhiều hơn, có một số biến thể như: phục hồi giảm cấp (downcycling), phục hồi nâng cấp (upcycling), cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis). Theo đó trong mô hình phục hồi giảm cấp, các vật liệu được phục hồi có chất lượng kém hơn ví dụ, trong bối cảnh tái chế giấy và bìa cứng, mỗi vòng lặp bổ sung dẫn đến việc giảm độ dài của sợi cellulose và đương nhiên chất lượng của sản phẩm vòng tiếp sau sẽ không cao bằng vòng trước. Trong mô hình phục hồi nâng cấp, chất thải được chuyển đổi thành nguyên liệu thứ cấp và sử dụng tiếp theo trong các ứng dụng có giá trị tương đối cao, ví dụ như Freitag, một nhà sản xuất hàng may mặc của Đức, sản xuất túi làm từ vải bạt xe tải, dây an toàn xe hơi và ống bên trong xe đạp. Mô hình cộng sinh công nghiệp, đôi khi được gọi là mô hình tái chế vòng kín, liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm phụ sản xuất từ một công ty làm đầu vào sản xuất của một công ty khác. Mô hình này phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất dòng nguyên liệu rất tinh khiết và đồng nhất, như ngành công nghiệp hóa học, thường được quy hoạch cẩn thận trong khu công nghiệp với sự kết nối chặt chẽ trong việc vận chuyển nguyên liệu từ nơi này sang nơi khác bằng hệ thống đường ống hoặc hệ thống xe tải. Ví dụ điển hình liên quan đến các công ty sản xuất hóa chất, các công ty sản xuất các sản phẩm từ dầu thô…

Trong quá khứ, việc luân chuyển sản phẩm, dây chuyền công nghệ từ khu vực địa lí này sang khu vực địa lý khác trong quốc gia hoặc quốc tế để kéo dài vòng đời sản phẩm (second hand, third hand…) đã được thực hiện khá phổ biến cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (mô hình –iii-  kéo dài tuổi thọ sản phẩm của OECD). Việc các dây chuyền công nghệ hay sản phẩm có thể là cũ, lỗi thời tại các nước phát triển được chuyển tới các nước đang phát triển để tiếp tục vòng khai thác, sử dụng mới, về bản chất chưa được xem là kinh tế tuần hoàn mà chỉ có thể gọi là có xu hướng tuần hoàn hơn.

Mô hình chia sẻ (iv) hay kinh tế chia sẻ liên quan đến việc sử dụng tài sản tiêu dùng chưa được sử dụng hết công suất thông qua cho mược hoặc dùng chung, ví dụ như các sản phẩm nhà ở, xe cộ, quần áo và công cụ sinh hoạt, lao động… Hầu hết các hoạt động chia sẻ ngày nay được tạo điều kiện bởi các nền tảng công nghệ trực tuyến, một số trong đó - ví dụ Airbnb - đã trở thành các tác nhân thị trường mạnh mẽ.

Các mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm (v) kết hợp một sản phẩm vật lý với một thành phần dịch vụ. Có một số biến thể, một số trong đó nhấn mạnh hơn vào sản phẩm vật lý và một số khác tập trung nhiều hơn vào khía cạnh dịch vụ. Nếu nhấn mạnh hơn đến sản phẩm, các công ty sản xuất tiếp tục sản xuất và bán sản phẩm theo cách thông thường, nhưng bao gồm dịch vụ hậu mãi bổ sung. Ví dụ, công ty quần áo ngoài trời cao cấp Patagonia đảm bảo sửa chữa quần áo bị hỏng và vận hành một nền tảng cho khách hàng bán sản phẩm của họ dưới dạng sản phẩm cũ. Còn với mô hình hệ thống dịch vụ hướng đến người dùng, các sản phẩm và dịch vụ được đặt vào vị trí cân bằng hơn. Khách hàng trả tiền để truy cập tạm thời vào một sản phẩm cụ thể, thường thông qua hợp đồng thuê ngắn hạn hoặc dài hạn, trong khi nhà cung cấp dịch vụ vẫn giữ quyền sở hữu toàn bộ sản phẩm ví dụ chương trình chia sẻ xe đô thị, cho thuê thiết bị văn phòng và dịch vụ cho thuê hàng may mặc. Một ví dụ khác khá phổ biển liên quan đến việc số hóa các hình thức truyền thông truyền thống khác nhau: các nền tảng trực tuyến như Amazon, Netflix, Spotify và Coursera cho phép văn học, phim ảnh, âm nhạc và giáo dục được sử dụng mà không cần quyền sở hữu các sách, CD, DVD, v.v.

  • Triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại một số nước trên thế giới

Trên thế giới hiện nay, nhiều chương trình liên quan đến vòng tuần hoàn kín để đạt được “cộng sinh công nghiệp” - trong đó các sản phẩm thải của một công ty trở thành nguyên liệu thô của một công ty khác - đang được áp dụng tại Yokohama, Nhật Bản; ở Ulsan, Hàn Quốc; và ở Kwinana, Úc. Đức và Nhật Bản có kế hoạch tái chế toàn diện (thông qua Đạo luật quản lý chất thải và chu trình chất thải khép kín năm 1996 và Luật cơ bản năm 2000 của Nhật Bản để thành lập một Hiệp hội chu trình vật liệu âm thanh). Ủy ban châu Âu đã công bố Gói kinh tế tuần hoàn vào tháng 12 năm 2015. Tuy nhiên, nhận định chung là chưa có một quốc gia nào có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng cho một nền kinh tế tuần hoàn như Trung Quốc.

Tại Trung Quốc

Là một nền kinh tế đang phát triển, với quy mô dân số chiếm hơn ¼ dân số thế giới, sẽ không ngạc nhiên nếu biết rằng tiêu thụ tài nguyên của thế giới của Trung Quốc đang đạt đến mức khủng hoảng. Để sản xuất 46% nhôm toàn cầu, 50% thép và 60% xi măng của thế giới vào năm 2011, Trung quốc đã tiêu thụ nhiều nguyên liệu hơn 34 quốc gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cộng lại: 25,2 tỷ tấn (John A. Mathews& Hao Tan, 2016). Trong khi đó, việc sử dụng tài nguyên của của Trung Quốc lại không hiệu quả. Trung Quốc cần tới 2,5 kg nguyên liệu để tạo ra 1 đô la Mỹ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với 0,54 kg ở các nước OECD (tính theo năm 2005, được điều chỉnh theo ngang giá sức mua). Năm 2014, Trung Quốc đã tạo ra 3,2 tỷ tấn chất thải rắn công nghiệp, chỉ có 2 tỷ tấn được thu hồi bằng cách tái chế, ủ, đốt hoặc tái sử dụng. So với các công ty và hộ gia đình ở 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã tạo ra 2,5 tỷ tấn chất thải vào năm 2012, trong đó 1 tỷ được tái chế hoặc sử dụng làm năng lượng. Năm 2025, Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất gần một phần tư chất thải rắn đô thị của thế giới (John A. Mathews& Hao Tan, 2016).

Trung Quốc đã sớm nhận thức được tình hình khai thác tài nguyên không hiệu quả cũng như các hậu quả nhãn tiền của nền kinh tế tuyến tính. Vào những năm 1990, các học giả Trung Quốc đã đề xuất một nền kinh tế tuần hoàn như một mô hình mới để giúp Trung Quốc sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên và năng lượng. Kể từ đó, mô hình này đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh tế quốc gia và được xây dựng trong suốt nhiều Kế hoạch 5 năm vừa qua của Trung Quốc: cả một chương trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của đất nước (2006-2010) được dành cho nền kinh tế tuần hoàn; nền kinh tế tuần hoàn được nâng cấp thành chiến lược phát triển quốc gia trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015).Việc thông qua Luật Xúc tiến Kinh tế tuần hoàn ngày 29 tháng 8 năm 2008, chính thức có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2009 đã đánh dấu Trung Quốc là nước đi đầu trong cơ sở pháp lí về nền kinh tế tuần hoàn. Kết quả là thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc thúc đẩy tái tuần hoàn các chất thải thông qua việc đặt ra các mục tiêu và áp dụng các chính sách, biện pháp tài chính và pháp luật. Mục tiêu cuối cùng là "nền kinh tế tuần hoàn" - đóng các vòng công nghiệp để biến đầu ra từ nhà sản xuất này thành đầu vào cho nhà sản xuất khác. Cách tiếp cận này làm giảm tiêu thụ nguyên liệu thô và giảm phát sinh chất thải. Một ví dụ điển hình là việc sản xuất bảng mạch điện tử tại quận Tô Châu. Các nhà sản xuất bảng mạch điện tử sử dụng đồng được thu hồi từ chất thải từ nơi khác trong khu công nghiệp, thay vì sử dụng đồng nguyên chất được sản xuất bởi các công ty khai thác. Những ví dụ khác về kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc được thấy trong việc sản xuất cao lanh, theo đó biến dư lượng từ khai thác thành đầu vào để sản xuất axit sunfuric và vật liệu xây dựng; việc sản xuất giấy lấy amoniac thải từ một công ty hóa chất để sử dụng cho quá trình khử lưu huỳnh trong quy trình của mình; và tái chế nước công nghiệp được thực hiện tại chỗ.

Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có hàng trăm sáng kiến liên quan đến sử dụng nguyên liệu tái chế của các công ty. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang trong giai đoạn đầu để hiểu nền kinh tế tuần hoàn có nghĩa là gì và làm thế nào họ có thể vận hành trong đó, những nhận thức của các CEO thường liên quan đến việc giảm chất thải hoặc đảm bảo rằng các sản phẩm được tái chế, sản phẩm và vật liệu được sử dụng lâu hơn, điều đó cũng có nghĩa là khai thác ít tài nguyên hơn và ít hơn rủi ro trong chuỗi cung ứng, và cắt giảm ô nhiễm khí hậu. Hầu hết các công ty nhận ra rằng họ có thể tiết kiệm tiền nếu họ tái sử dụng vật liệu phế liệu trong nhà máy thay vì vứt chúng đi (Gina Lee, 2018). Một số ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của kinh tế tuần hoàn tại Mỹ có thể kể đến như Công nghệ EcoVolt của công ty Mỹ Cambrian Innovation không chỉ xử lý nước thải ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp thành nước sạch mà còn tạo ra khí sinh học (như Metan) để sản xuất năng lượng sạch. Công ty hiện có 9 nhà máy tại Mỹ, và đã xử lý khoảng 300 triệu lít nước thải.

Hình 2. Công nghệ Ecovotl của công ty Cambrian Innovation

Công ty Lehigh Technologies biến lốp xe cũ và các chất thải cao su thành bột cao su vi hạt (MRP), có nhiều ứng dụng từ làm lốp xe cho đến sản xuất đồ plastic, nhựa đường, vật liệu xây dựng. Bột MRP giúp giảm chi phí tới 50% so với sản xuất cao su thông thường, mỗi pound (~0.453kg) bột giúp tiết kiệm 10kWh năng lượng và giảm 40% lượng khí thải CO2. Công ty HYLA Mobile hợp tác với nhiều nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới để chuyển đổi mục đích hoặc tái sử dụng những thiết bị và linh kiện bị loại bỏ của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ước tính sơ bộ có hơn 50 triệu thiết bị đã được công ty tái sử dụng, tạo ra 4 tỷ đô la cho chủ sở hữu và ngăn 6.500 tấn chất thải điện tử tập kết tại bãi rác. Urban Mining, một công ty có trụ sở tại Texas, đã phát triển một quy trình tái chế nam châm Neodymium Iron Boron (NdFeB), một loại nam châm được sử dụng rộng rãi với các ứng dụng trong các sản phẩm như máy khoan không dây, ổ cứng và động cơ điện. Sản phẩm của công ty được chế biến từ các nguyên liệu tái chế từ các sản phẩm hết hạn sử dụng.

Ví dụ ấn tượng nhất về kinh tế tuần hoàn được thấy ở Mỹ liên quan đến nguyên liệu sản xuất thảm. Hãng Niaga (từ Again đánh vần ngược) đã phát triển một vật liệu thảm có thể được khôi phục hoàn toàn về dạng ban đầu của nó một cách hiệu quả và kinh tế. Ở giai đoạn sau khi sử dụng, thảm được thu thập và tất cả các vật liệu có thể được phục hồi để nhập vào một tấm thảm mới. Các thảm được tạo ra từ polyester nguyên chất hoặc kết hợp kép của polyester và polyamide, polypropylen hoặc len. Trong trường hợp này, hai lớp được kết hợp với nhau bằng một chất kết dính có thể đảo ngược, nói cách khác, chúng có thể dễ dàng tách ra sau khi sử dụng. Thiết kế tổng thể giúp có thể nắm bắt giá trị vật liệu sau khi được sử dụng, trong giai đoạn sử dụng tiếp theo cho phép giảm chi phí sản xuất. Đầu năm 2017, Niaga hợp tác với Mohawk, nhà sản xuất ván sàn lớn thứ hai ở Mỹ và là công ty đầu tiên sát nhập hệ thống Niaga thành của riêng mình. Vì tất cả các loại thảm chần có thể được sản xuất bằng Công nghệ Niaga®, Niaga hy vọng các công ty khác sẽ nắm lấy bước tiến tới việc sử dụng thảm hoàn toàn có thể tái chế.

Hình 3. Vòng kinh tế tuần hoàn của hãng Niaga

Nguồn: www.ellenmacarthurfoundation.org

Tại Châu Âu

Nguồn trích dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu bền vững châu Âu (SERI) tuyên bố rằng 21 tỷ tấn vật liệu được sử dụng trong sản xuất không được đưa vào sản phẩm cuối cùng (nghĩa là chúng bị mất trong quá trình chuyển đổi giữa các dạng vật liệu, trong sản xuất, như các sản phẩm phụ không được sử dụng, do không hiệu quả, do vấn đề lưu trữ, v.v.). Quỹ Ellen MacArthur (2013) đề cập đến dữ liệu của Eurostat (2011) chỉ ra rằng khối lượng nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế châu Âu đã tăng lên 65 tỷ tấn trong năm 2010, trong đó 2,7 tỷ tấn đã bị thải bỏ, chỉ 40% trong số đó là được sử dụng lại dưới mọi hình thức (ví dụ như thông qua tái chế, tái sử dụng hoặc ủ phân). Chất thải không được quản lý đã mất không chỉ chức năng ban đầu của nó, mà còn bị lãng phí như một nguồn năng lượng.

Năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Kế hoạch Hành động Kinh tế tuần hoàn đầy tham vọng, bao gồm các biện pháp giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Châu Âu sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng sức cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm mới. Kế hoạch hành động của EU cho nền kinh tế tuần hoàn thiết lập một chương trình hành động cụ thể và đầy tham vọng, với các biện pháp bao trùm toàn bộ chu trình: từ sản xuất và tiêu thụ đến quản lý chất thải và thị trường nguyên liệu thứ cấp và đề xuất lập pháp sửa đổi về chất thải. Phụ lục của kế hoạch hành động đưa ra mốc thời gian khi các hành động sẽ được hoàn thành. Các hành động được đề xuất sẽ góp phần "đóng vòng lặp" của vòng đời sản phẩm thông qua việc tái chế và tái sử dụng nhiều hơn, và mang lại lợi ích cho cả môi trường và nền kinh tế. Khung pháp lý sửa đổi về chất thải đã có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018, đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm chất thải và thiết lập một lộ trình dài hạn đầy tham vọng và đáng tin cậy để quản lý và tái chế chất thải. Các yếu tố chính của đề xuất chất thải sửa đổi bao gồm: mục tiêu chung của EU để tái chế 65% chất thải đô thị vào năm 2035; tái chế 70% chất thải bao bì vào năm 2030. Ngoài ra còn có các mục tiêu tái chế cho các vật liệu đóng gói cụ thể: Giấy và bìa cứng: 85%, Kim loại màu: 80%, Nhôm: 60%, Kính: 75%, Nhựa: 55%, Gỗ: 30%. Mục tiêu chôn lấp ràng buộc nhằm giảm lượng rác thải xuống mức tối đa 10% chất thải đô thị vào năm 2035.

Các minh chứng cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại châu Âu là khá đa dạng. Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin đã ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thành công với chiến lược 4R: cắt giảm (reduce), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) và tái tạo (renewable). Họ đã cắt giảm khí thải CO2 ra môi trường nhờ áp dụng những thiết kế “xanh” (eco-design), thu gom toàn bộ lốp xe cũ cho mục đích tái chế, tái sử dụng nguồn năng lượng cùng phế phẩm từ quá trình sản xuất và lốp xe hết hạn sử dụng, kết hợp vật liệu tái tạo vào sản xuất lốp xe mới. Từ năm 2007, Michelin đã bán quyền sử dụng lốp xe “tính theo dặm” cho nhà điều hành của các đội xe. Công ty này đã phát triển hệ thống các xưởng di động để sửa chữa và tân trang lốp xe tại địa điểm của khách hàng và đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm có tuổi thọ cao hơn. Lốp xe cũ được gửi tới các nhà máy của Michelin để đúc lại và tái sử dụng. Công ty Elite của Thụy Sĩ cũng áp dụng chiến lược tương tự với các tấm thảm ở khách sạn. Một số công ty cho thuê đồ dệt cung cấp đồng phục, vải dệt sử dụng trong khách sạn và bệnh viện và máy làm sạch công nghiệp như một loại dịch vụ. Schneider Electric là một tập đoàn có 142.000 nhân viên tại hơn 100 quốc gia, với trụ sở tại Pháp, chuyên về quản lý năng lượng và tự động hóa. Công ty sử dụng các vật liệu có thể tái chế trong các sản phẩm của mình; kéo dài tuổi thọ của sản phẩm bằng cách cho thuê và trả tiền mỗi lần sử dụng; đồng thời có kế hoạch thu mua lại sản phẩm sau khi dùng vào chuỗi cung ứng của mình. Công ty DyeCoo của Hà Lan đã phát triển một quy trình nhuộm vải hoàn toàn không sử dụng nước, hóa chất nào khác ngoài thuốc nhuộm và CO2. Carbon Dioxit ở trạng thái siêu tới hạn (áp suất cao, tồn tại giữa dạng khí và lỏng) dùng để hòa tan thuốc nhuộm và khiến màu hấp thụ vào vải tới 98%. Sau đó CO2 được bay hơn, tái chế và tái sử dụng. Do vải nhuộm không cần làm khô nên quy trình giảm một nửa thời gian, sử dụng ít năng lượng hơn và thậm chí ít chi phí hơn. DyeCoo đang hợp tác với một số thương hiệu lớn như Nike và IKEA. Tại Anh, công ty khởi nghiệp Winnow đã phát triển một loại đồng hồ thông minh mới đo lượng thực phẩm bị vứt đi trong các bếp ăn công nghiệp và tìm cách cắt giảm chúng. Ở các bếp ăn, có tới 1/5 lượng thực phẩm mua về thường bị lãng phí. Winnow đã quản lý và cắt giảm được 50% lượng lãng phí trên hàng trăm bếp ăn ở 40 quốc gia, tiết kiệm cho khách hàng hơn 25 triệu đô la mỗi năm. Điều này tương đương với việc ngăn một suất ăn bị lãng phí sau mỗi 7 giây.

  1. Ứng dụng và triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững mà Chính phủ Việt Nam rất coi trọng trong chiến lược phát triển bền vững dài hạn. Tuy vậy, nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Để  đẩy mạnh việc ứng dụng, triển khai kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi một số điều kiện cơ bản sau.

Điều kiện quan trọng nhất là cần có sự đồng thuận của Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc ứng dụng và triển khai các mô hình này. Nhà nước cần tạo ra khuôn khổ pháp lý, đảm bảo vận hành các cơ chế, chính sách pháp luật tạo điều kiện triển khai kinh tế tuần hoàn. Người dân cần thấu hiểu, phối kết hợp với các doanh nghiệp, thay đổi tư duy từ kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn; xem rác thải là nguồn nguyên liệu mới để sản xuất; học hỏi khả năng tái tạo và tuần hoàn của thiên nhiên; nhận thức mọi tài nguyên đều giới hạn để sản xuất dựa trên giới hạn đó; ý thức về cộng sinh công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn...

Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tập trung hướng tới các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn không thể nằm ngoài xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. với sự xuất hiện của các dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật.

Thứ ba, tiếp tục tôn trọng và thực hiện các bước hội nhập quốc tế. Triển khai nền kinh tế tuần hoàn cũng không nằm ngoài xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện đang diễn ra trên thế giới. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế đối ngoại, môi trường, phát triển bền vững… phải được đặt ra với các tiêu chuẩn cao hơn, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, ở cấp độ vĩ mô, Việt Nam đã có những chính sách để tạo điều kiện cho nền kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (SCP). Năm 2017, Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm hình thành nên ngành Công nghiệp môi trường, có thể đáp ứng được các nội dung của nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Chương trình hành động Quốc gia về SCP với các giải pháp, quan điểm của kinh tế tuần hoàn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. Ở cấp độ địa phương, TP Hồ Chí Minh đã đặt ra hàng loạt mục tiêu như đến 2020 giảm 60% lượng túi nilon khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại và 50% tại chợ truyền thống; năng lượng tái tại và năng lượng mới sẽ đạt 1,7% tổng công suất năng lượng. Cùng với đó, việc di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm trong khu dân cư vẫn đang diễn ra.

Các chương trình triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn bởi các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện không nhiều, chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp lớn. Unilever với chương trình thu gom tái chế bao bì nhựa và phân loại rác tại nguồn; Coca Cola với chương trình thu gom, phân loại chai nhựa. Đây cũng là hai đơn vị nòng cốt trong sáng kiến "Zero Waste to Nature" trong khuôn khổ dự án Trung tâm Kinh tế tuần hoàn (VCCE) chủ trì bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. Hay như Heineken Việt Nam, đơn vị công bố đã có gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, 4 trên 6 nhà máy bia sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Một số dự án tiêu biểu về tái chế chất thải của Nestlé là sản xuất gạch không nung từ rác thải lò hơi, chế biến phân bón từ bùn thải không nguy hại và sử dụng vỏ hộp sữa làm tấm lợp sinh thái. Ngoài ra, Nestlé đã công bố kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025.

Tương tự, Công ty NS BlueScope Việt Nam, thành viên của tập đoàn thép hàng đầu thế giới BlueScope, cũng giới thiệu thực tiễn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của mình, bao gồm: tiết giảm, tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế. Trong đó ý tưởng tái sản xuất sản phẩm tua-bin gió bằng thép của Công ty đã thực sự gặt hái được nhiều thành công: tỷ suất hoàn vốn tăng đáng kể, giá thành sản phẩm đến tay khách hàng rẻ hơn 25-50%, tiết kiệm 80% năng lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.

Thực tế cho thấy nền kinh tế tuần hoàn vẫn đòi hỏi sự hợp nhất của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ cung cấp nguyên liệu thô đến công đoạn hủy diệt. Do vậy, về cơ bản không đơn giản để tìm thấy một chu trình khép kín hoàn toàn. Và điều này càng khó khăn đối với những quốc gia đang phát triển với nền tảng công nghệ còn lạc hậu so với thế giới như Việt Nam. Quá trình biến nhận thức về 3R (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế) thành hành vi và hành động sẽ cần nhiều thời gian. Hơn nữa, quá trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cần có công nghệ và khả năng đổi mới nhằm tái sử dụng các nguồn lực hiệu quả mà nó không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hơn 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ rất thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực và khả năng đổi mới để áp dụng nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn.

  1. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Xét trên cả bình diện lý luận lẫn thực tế, nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam vẫn còn đang rất mới mẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, với các mục tiêu và yêu cầu hướng tới phát triển bền vững. Nhận thức rõ về ích lợi của việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn một cách rộng khắp là một tất yếu đối với nước ta hiện nay. Để cho việc ứng dụng và triển khai nền kinh tế tuần hoàn được diễn ra thuận lợi, một số khuyến nghị sau đây nên được xem xét một cách nghiêm túc trong thời gian tới.

Thứ nhất, tập trung khuyến khích lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo. Nghiên cứu và sáng tạo là yếu tố đầu tiên được Stahel (2010) khuyến nghị đối với mọi cấp độ và lĩnh vực từ xã hội, công nghệ tới thương mại. Các nhà kinh tế học, nhà khoa học vật liệu và môi trường cần phải đánh giá được tác động về sinh thái cũng như các chi phí và lợi ích của các sản phẩm. Việc thiết kế sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tái sử dụng cần phải trở thành một yêu cầu bắt buộc, theo đó các sản phẩm kể từ khâu thiết kế đã thấy được vai trò, vị trí của nó trong vòng tuần hoàn.

Thứ hai, cần xây dựng các chương trình truyền thông và thông tin rộng khắp, có quy mô quốc gia và quốc tế để nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và người tiêu dùng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Ví dụ, thay vì các tạp chí khoa học, các tạp chí thời trang cần kêu gọi thúc đẩy trào lưu chia sẻ đồ trang sức, cho thuê quần jeans và túi xách; chính phủ và các nhà sản xuất điện tử, ô tô… phải đưa ra các chương trình khuyến khích các xe đã qua sử dụng hoặc đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới.

Thứ ba, cần khuyến khích nội hóa các chi phí ngoại sinh như ô nhiễm, xả thải vào chi phí trực tiếp của sản phẩm thông qua các cơ chế thuế chặt chẽ. Các chính sách cần khuyến khích hoạt động có lợi cho xã hội và trừng phạt các hoạt động có hại. Chính phủ cũng cần nâng thuế đối với việc tiêu thụ các nguồn lực không thể tái chế. Thuế giá trị gia tăng chỉ nên áp dụng đối với các hoạt động tạo giá trị gia tăng, chẳng hạn như đào mỏ, xây dựng và sản xuất và không nên áp dụng với các hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn giá trị chẳng hạn như việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất. Đồng thời cũng cần tăng điểm carbon cho các hành động ngăn chặn việc phát thải khí tương tự như với việc giảm lượng phát thải khí…

Thứ tư, các chính sách, chương trình đặt ra hướng tới nền kinh tế tuần hoàn đều phải đặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó có các đặc trưng cơ bản như việc kết nối mạng của tất cả các vật dụng hằng ngày, công nghệ điện toán đám mây và hệ thống tự động hóa với trí thông minh nhân tạo. Bởi lẽ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, cần xây dựng các thước đo phù hợp hơn cho phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế, theo đó cần tính tới sự thành công của vòng tuần hoàn cũng như sự góp mặt của sản phẩm trong vòng tuần hoàn khép kín đó. Một trong các điểm khác biệt lớn chính là thay vì xác định giá trị các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, các nhà nghiên cứu nên xem xét lợi ích ròng của mỗi vòng tuần hoàn khép kín của từng nhóm sản phẩm.

Tài liệu tham khảo

  1. Ellen MacArthur Foundation (2015), Report on Circular economy.
  2. Ellen MacArthur Foundation (2016), New Plastics Economy: Rethinking the Future of Plastics.
  3. Gina Lee (2018), The state of the circular economy in America – Trends, Opportunities, And Challenges, Circular Colab.
  4. John A. Mathews& Hao Tan (2016), Circular economy: Lessons from China, Nature, 531(7595), 440-442.
  5. Kenneth E. Boulding (1966), the economics of the coming spaceship earth. In H. Jarret (ed), Environmental quality in a growing economy, Baltimore, MD, John Hopkins University Press.
  6. OECD (2019), Business Models for the Circular Economy: Opportunities and Challenges for Policy.
  7. Stahel, W (2010), The Performance Economy, Palgrave Macmillan UK.
  8. Stahel, Walter R. and Reday-Mulvey, Geneviève (1981), Jobs for Tomorrow, the potential for substituting manpower for energy, Vantage Press, New York, N.Y
  9. UNenvirontment (IRPR, 2017), International Resource Panel Report 2017.
  10. https://www.weforum.org/agenda/2019/02/companies-leading-way-to-circular-economy/.
  11. https://www.ellenmacarthurfoundation.org/case-studies/production-and-material-reclaim-of-carpets.
  12. https://medium.com/circulatenews/circular-economy-in-china-six-examples-2709982763f2.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

CẤU TRÚC PHỤ THUỘC GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÓ HIỆU LỰC THỰC VÀ VNINDEX[1]

Nguyễn Thu Thủy[2]

Phùng Duy Quang[3]

Trần Thị Minh Nguyệt[4]

Tóm tắt

 Bài viết này nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa chuỗi lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam và lợi suất tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực REER (lấy cơ sở là chỉ số gia tiêu dùng). Bài viết ước lượng copula Student-t với dữ liệutheo tháng trong giai đoạn từ tháng 01/2007 đến tháng 10/2015. Các kết quả cho thấy có cấu trúc phụ thuộc đuôi đối xứng giữa lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán và lợi suất tỷ giá, tức là mức độ phụ thuộc đuôi trên và đuôi dưới bằng nhau. Kết quả thực nghiệm này giúp làm giàu thông tin về nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam.

Từ khóa: Cấu trúc phụ thuộc, Chứng khoán, Copula, Tỷ giá.

Abstract

This paper investigates the dependence structure between the return of Vietnamese stock index and the return of Real Effective Exchange Rate (CPI-based). We estimate the Student-t copula with monthly data over the period January 2007 to October2015. Our results show symmetric tail dependence between the stock index return and the exchange rate return, such that the two returns are dependent the same as in the left and in the right tail of their joint distribution. This empirical results enrich the information of dependence structure between financial markets and applilcations in risk measurement on Vietnamese financial markets.

Key words: Copula, Dependence structure, Exchange rate, Stock.

  1. Đặt vấn đề

Thị trường tài chính (TTTC) được xem như là nhân tố khởi đầu của mỗi nền kinh tế thị trường. Các hoạt động của thị trường tài chính có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân, đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp và đến hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Các thành viên của thị trường tài chính bao gồm các cá nhân, các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ. Trong nền kinh tế mỗi quốc gia, các thị trường tài chính cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự biến động trên mỗi thị trường (hoặc một nhóm các thị trường) này có thể tác động mạnh mẽ đến sự biến động của các thị trường khác. Bởi vậy, việc nghiên cứu để nhận biết rồi đo lường và từ đó phòng ngừa rủi ro nhằm giúp giảm tổn thất, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả của các tổ chức tài chính nói chung và của các nhà đầu tư nói riêng ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và bức thiết, đặc biệt là thời kỳ kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để làm tốt điều đó, nhất thiết phải nắm bắt và đo lường được mức độ và cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính. Căn cứ theo thời hạn luân chuyên vốn, thị trường tài chính được phân thành: thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài chính được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.Căn cứ vào cách thức huy động vốn, thị trường tài chính được phân thành thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ vốn.Trong các cấu phần của thị trường tài chính, có thị trường ngoại hối (TTNH) và thị trường chứng khoán (TTCK) thường được đề cập trong các nghiên cứu do tầm quan trọng của các thị trường này trong nền kinh tế, cũng như do những thuận tiện nhất định về số liệu nghiên cứu.

Vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá và chứng khoán đã được thực hiện cho số liệu của nhiều quốc gia sử dụng những kỹ thuật khác nhau, và cũng đưa đến nhiều kết quả khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu cả về mặt lí thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ và sự vận động cùng nhau giữa TTCK và thị trường ngoại tệ. Nguyễn Thị Liên Hoa và Lương Thị Thúy Hường (2014, tr 31) đã khẳng định Về mặt lý thuyết: Các lý thuyết kinh tế học có 2 cách tiếp cận khác nhau về sự phụ thuộc giữa giá chứng khoán và tỷ giá, gọi là hướng tiếp cận “hướng đến dòng chảy tiền tệ” (flow-oriented) và hướng tiếp cận “hướng đến chứng khoán” (stock oriented). Tất cả những cách tiếp cận này chỉ rõ rằng TTCK tác động đến tỷ giá và ngược lại. Đầu tiên, theo hướng tiếp cận “hướng đến dòng chảy tiền tệ” cho rằng sự thay đổi của tỷ giá ảnh hưởng đến cán cân thương mại và mức độ cạnh tranh quốc tế. Về mặt lý thuyết, sự thay đổi của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra và cuối cùng là vị thế cạnh tranh của các công ty. Nếu một công ty có vị thế canh tranh tốt hơn sẽ có tác động tích cực trực tiếp lên giá chứng khoán, bởi vì giá chứng khoán thể hiện dòng tiền mặt tương lai của công ty. Việc đồng nội tệ giảm giá sẽ giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của các công ty trong nước do hàng hóa xuất khẩu của họ sẽ rẻ hơn trong giao thương quốc tế. Kết quả là, sẽ có một mối tương quan dương giữa giá chứng khoán và tỷ giá. Còn cách tiếp cận “hướng đến chứng khoán” thì thường xem xét đến các mô hình cân bằng danh mục, trong đó sẽ xem xét một danh mục đã được đa dạng hóa ở mức độ quốc tế. Những mô hình này cho rằng sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến cân bằng cung cầu của các tài sản tài chính nội địa và quốc tế. Do đó, theo cách tiếp cận này thì một sự gia tăng trong giá cả chứng khoán nội địa sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá bởi vì nhu cầu của các nhà đầu tư đối với nội tệ gia tăng để mua chứng khoán nội địa. Khi giá chứng khoán giảm sẽ làm giảm sự giàu có của các nhà đầu tư địa phương, dẫn đến làm giảm nhu cầu của họ về tiền tệ. Các ngân hàng sẽ phản ứng bằng cách giảm lãi suất, mà việc lãi suất giảm sẽ không có sức hấp dẫn đối với các dòng vốn, kết quả là nhu cầu đồng nội tệ giảm và vì vậy đồng nội tệ giảm giá. Bởi vì tài sản trong nước và tài sản nước ngoài không có sự thay thế hoàn hảo trong danh mục đầu tư hiệu quả cân bằng, khi các nhà đầu tư điều chỉnh tỷ lệ giữa tài sản nội địa và nước ngoài trong danh mục của họ để đối phó với sự thay đổi điều kiện kinh tế, tỷ giá cũng sẽ phải thay đổi theo. Vì vậy, cách tiếp cận “hướng đến chứng khoán” này sẽ cho thấy mối quan hệ ngược chiều nhau giữa giá chứng khoán và tỷ giá. Về mặt thực nghiệm: Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ tương tác và nhân quả giữa giá chứng khoán và tỷ giá đã đưa ra nhiều kết quả khác nhau (tương quan dương, tương quan âm, tồn tại quan hệ nhân quả và không tồn tại quan hệ nhân quả, quan hệ nhân quả một chiều, ...). Từ quan điểm vi mô, đồng nội tệ tăng giá có thể làm cho các công ty xuất khẩu gặp bất lợi trong cạnh tranh, dẫn đến giá chứng khoán của các công ty này giảm, cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và tỷ giá. Mặt khác, các công ty nhập khẩu có thể hưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá, cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa hai thị trường này. Từ quan điểm vĩ mô, nếu lãi suất nội tệ cao tương đối so với phần còn lại của thế giới, nhu cầu nội tệ sẽ cao hơn làm cho đồng nội tệ tăng giá. Trong khi đó, lãi suất cao hơn cũng sẽ làm gia tăng chi phí vay mượn của các công ty nội địa, làm cho giá chứng khoán giảm. Điều này cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hai thị trường này.

Vấn đề nghiên cứu mối quan hệ nói chung và cấu trúc phụ thuộc nói riêng giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số thị trường chứng khoán đã được nghiên cứu cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm như được trình bày ở trên. Có một số cách lựa chọn số liệu đại diện cho tỷ giá hối đoái liên quan đến đồng Việt Nam như tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực, hay tỷ giá của đồng Việt Nam trên thị trường tự do,… Trong khi đó, chỉ số VNINDEX theo “truyền thống”, trong nhiều nghiên cứu, vẫn được chọn làm đại diện cho chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong lĩnh vực thực nghiệm, vấn đề nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa tỷ giá hối đoái và chỉ số thị trường chứng khoán sử dụng các biến đại diện là tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực và VNINDEX, một cách tương ứng, còn là khoảng trống. Do đó, các tác giả thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu khi lựa chọn các thành phần tỷ giá khác nhau có làm thay đổi mối tương quan kỳ vọng giữa hai biến này hay không, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan.

  1. Tổng quan lý thuyết, tóm tắt tình hình nghiên cứu

Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa TTCK và thị trường ngoại tệ có thể được nhắc đến trong Nguyễn Thu Thủy (2019) như Solnik (l987), Neih và Lee (2001), Aloui (2007), Ning (2010). Chẳng hạn, sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS), Solnik (l987) đã tìm thấy mối quan hệ dương ở mức yếu giữa tỷ giá và chứng khoán khi sử dụng dữ liệu theo tháng nhưng mối quan hệ lại ngược chiều khi sử dụng dữ liệu theo quý cho 8 quốc gia phương Tây: Canada,  Pháp,  Đức,  Nhật Bản,  Hà Lan,  Thụy Sĩ,  Anh,  và Mỹ; tỷ giá theo euro của các đồng tiền trong 1 tháng và 3 tháng. Giai đoạn nghiên cứu từ tháng 7/1973 đến tháng 12/1983. Tác giả tìm thấy kết quả là sau tháng 10/1979, tỷ giá hối đoái thực bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lãi suất. Có mối tương quan dương giữa lợi suất chứng khoán và tỷ giá đặc biệt là giai đoạn sau năm 1979. Neih và Lee (2001) đã kiểm tra mối quan hệ động giữa giá chứng khoán và tỷ giá của các quốc gia G7 từ 1/10/1993 đến 15/2/1996 trên số liệu về giá đóng cửa hàng ngày của chỉ số TTCK và tỷ giá hối đoái theo USD của nhóm các nước G7. Nhờ kiểm định đồng tích hợp và mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vectơ, các tác giả chỉ ra rằng không có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa chỉ số TTCK và ngoại hối tại các nước này. Còn mối quan hệ cân bằng trong ngắn hạn chỉ tìm thấy tại một số nước trong nhóm, chẳng hạn tỷ giá giảm thường kéo TTCK Đức đi xuống, nhưng lại đẩy TTCK ngày hôm sau của Canada và Anh đi lên. Tuy nhiên, khi giá chứng khoán tăng lại thường làm giảm giá ngoại hối ngày hôm sau ở Ý và Nhật Bản. Còn tại Mỹ, không tìm thấy mối quan hệ cân bằng giữa giá chứng khoán và giá trị đồng đô la cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Aloui (2007) nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa và nhân quả giữa TTCK và TTNH của Mỹ và một vài quốc gia khu vực châu Âu trong giai đoạn trước khi đồng Euro ra đời và sau khi đồng Euro ra đời, bằng cách sử dụng mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy tổng quát dạng mũ (Exponential Generalized Autoregressive Conditionally Heteroskedastic - EGARCH) đa biến. Dữ liệu được nghiên cứu là giá đóng cửa cuối ngày của tỷ giá theo đô là Mỹ và chỉ số TTCK 5 nước (Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Mỹ) giai đoạn từ 28/12/1990 đến 10/02/2005. Kết quả là có hiệu ứng lan tỏa và quan hệ nhân quả của tỷ giá đến giá chứng khoán khi có sự ra đời của đồng Euro. Tuy nhiên giá chứng khoán không có tác động đến tỷ giá trong cả hai thời kỳ trước và sau khi có đồng Euro. Trong khi có nhiều nghiên cứu về cấu trúc phụ thuộc giữa các TTCK quốc tế và một số nghiên cứu về cấu trúc phụ thuộc giữa các tỷ giá bằng hàm copula, thì vẫn có rất ít nghiên cứu sử dụng copula để nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa TTCK và TTNH. Cấu trúc phụ thuộc trong bài viết được hiểu theo nghĩa là sự biến động của một thị trường (hay một nhóm thị trường) này ở một mức độ nào đó có tác động làm cho một thị trường (hay một nhóm thị trường) khác cũng biến động ở một mức độ nhất định. Nguồn gốc, khái niệm về cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính được trình bày chi tiết ở trang 9, 10 trong Nguyễn Thu Thủy (2019). Gần đây, Ning (2010), đã nghiên cứu sự biến động cùng nhau giữa TTCK và TTNH của các quốc gia châu Âu bằng cách mô hình hóa cấu trúc phụ thuộc sử dụng phương pháp copula. Tác giả sử dụng dữ liệu theo tháng của lợi suất chứng khoán Canada và lợi suất tỷ giá USD/CAD giai đoạn từ tháng 1/1995 đến tháng 12/2006. Tác giả đã tìm thấy rằng có sự phụ thuộc đuôi đối xứng giữa các cặp tỷ giá và chứng khoán ở cả hai giai đoạn và sau khi đồng EUR ra đời, và phát hiện thấy cấu trúc phụ thuộc đuôi trên và đuôi dưới giữa hai lớp tài sản này. Các nghiên cứu về cấu trúc phụ thuộc giữa các TTTC nội địa đã được nghiên cứu cho một số nước trên thế giới, chủ yếu tại các nước phát triển, vấn đề này tại các thị trường đang phát triển, các thị trường mới nổi còn nhiều khoảng trống có thể thực hiện. Các nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu mối quan hệ giữa các TTTC trong nước bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết hoặc sử dụng hệ số tương quan tuyến tính, hoặc mới bắt đầu áp dụng nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc bằng phương pháp copula nhưng chưa có hệ thống. Có thể nhắc đến một số nghiên cứu như Nguyễn Thu Thủy (2019) đã đề cập, điển hình như Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hường (2014), Đỗ Thị Tuyết Nga (2014). Nguyễn Thị Liên Hoa và Nguyễn Thị Thúy Hường (2014) nghiên cứu chỉ số đóng cửa hàng tháng của TTCK định danh bằng đồng tiền địa phương và tỷ giá hối đoái cho năm quốc gia mới nổi là Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia và Mexico trong giai đoạn từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2013 bằng mô hình EGARCH chuyển đổi Markov. Kết quả nhận được là hệ số ước lượng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê với tất cả các thị trường, điều đó đưa đến kết luận rằng những biến động trên thị trường ngoại hối sẽ làm giảm lợi nhuận trên TTCK. Một cú sốc dương trong thị trường ngoại hối gần như dẫn lợi nhuận chứng khoán đến trạng thái bất ổn với giá trị thấp. Đó là xu hướng chung của tất cả các thị trường, tuy nhiên ở mỗi thị trường có tốc độ chuyển đổi trạng thái khác nhau. Xác suất chuyển đổi trạng thái của TTCK phụ thuộc vào mức độ thay đổi của tỷ giá hối đoái nhanh hay chậm. Cung cấp bằng chứng về hiệu ứng lan tỏa biến động giữa TTNH và TTCK cho tất cả các thị trường trừ Malaysia. Các kết luận trên đã phần nào khẳng định thêm rằng mối liên kết động giữa tỷ giá hối đoái và biến động TTCK có khác nhau giữa các quốc gia khác nhau về về vị trí địa lý, đặc điểm khu vực, đặc điểm quốc gia, đặc điểm chính trị và các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các thị trường. Nghiên cứu của Đỗ Thị Tuyết Nga (2014) đã nghiên cứu sự biến đổi cùng nhau giữa TTCK và TTNH của các quốc gia gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và chỉ số của thị trường Châu Âu bằng cách mô hình hóa trực tiếp cấu trúc phụ thuộc sử dụng các hàm copula. Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là dữ liệu theo ngày của TTCK và TTNH từ 28/7/2000 đến 30/09/2014. Dữ liệu nghiên cứu trong luận văn được chia thành hai thời kỳ: thời kỳ trước khủng hoảng từ 28/7/2000 đến 27/2/2007 và thời kỳ sau khủng hoảng từ 27/2/2007 đến 30/9/2014. Kết quả cho thấy rằng Copula SJC thay đổi theo thời gian (Time varying Symmetrized Joe-Clayton) là mô hình tốt để mô tả sự biến động cùng lúc giữa TTCK và TTNH đối với cặp chỉ số chứng khoán SHANGHAI và tỷ giá CNY-USD giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, điều này có nghĩa là cặp chỉ số chứng khoán và tỷ giá này cho thấy có sự phụ thuộc đuôi bên phải trong những tình huống thị trường biến động cực mạnh. Đối với cặp chỉ số VNINDEX và tỷ giá VND-USD giai đoạn sau khủng hoảng thì copula Gumbel là mẫu hình thể hiện sự phụ thuộc tốt nhất, tức là có bằng chứng về sự phụ thuộc đuôi bên phải cao hơn, hay hai TTCK và ngoại tệ của Việt Nam sẽ có khả năng bùng nổ cùng nhau nhiều hơn so với khả năng cùng suy giảm. Tất cả những cặp chỉ số chứng khoán và tỷ giá còn lại phù hợp nhất với mẫu hình copula Gaussian thay đổi theo thời gian (Time varying Gaussian copula), có nghĩa là các cặp chứng khoán, tỷ giá này có xác suất cùng bùng nổ bằng xác suất cùng suy giảm theo mẫu hình đối xứng. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường ngoại hối, đại diện bởi tỷ giá,và thị trường chứng khoán Việt Nam, đại diện bởi chỉ số VNindex, đã được nghiên cứu trong Nguyễn Thu Thủy (2019). Tuy nhiên vẫn còn một khoảng trống nghiên cứu, cũng là hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là sử dụng tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực, chứ không phải tỷ giá danh nghĩa song phương như trong Nguyễn Thu Thủy (2019). Ngoài ra, dữ liệu theo tháng được sử dụng thay vì dữ liệu theo ngày như trong hai nghiên cứu trên. Bài viết này thực hiện khoảng trống nghiên cứu nêu trên, với dữ liệu trong giai đoạn tương tự nghiên cứu trước đó để so sánh kết quả thực nghiệm nhận được.

  1. Phương pháp nghiên cứu
    • Các hàm copula

Copula được sử dụng để phân tích cấu trúc phụ thuộc giữa các biến ngẫu nhiên. Điều này được thể hiện trong định lý Sklar (xem Nelsen, 2006). Để đơn giản, ở đây chúng ta xét trường hợp hai biến.

Định lý Sklar: Cho FXY(·) là hàm phân phối xác suất đồng thời với các phân phối biên FX(·) và FY(·). Khi đó tồn tại một copula C(·) sao cho với mọi

                              (1)

Nếu FX(·) và FY(·) liên tục, thì C(·) là duy nhất; ngoài ra, C(·) xác định duy nhất trên RangFX RangFY. Ngược lại, nếu C(·) là một hàm copula và FX(·) và FY(·) là các hàm phân phối biên, thì hàm FXY(·) được xác định bởi (1) là hàm phân phối xác suất đồng thời với các hàm phân phối xác suất biên FX(·) và FY(·).

Nhờ Định lý Sklar, một hàm phân phối xác suất đồng thời có thể được phân rã thành các phân phối xác suất biên một biến, và một copula, giúp mô tả cấu trúc phụ thuộc giữa hai biến XY. Kết quả là, các copula giúp chúng ta mô hình hóa từng phân phối biên và cấu trúc phụ thuộc của một biến ngẫu nhiên hai chiều (X, Y).

Các copula khác nhau mô tả các cấu trúc phụ thuộc khác nhau, trong đó các tham số liên kết  thể hiện mức độ phụ thuộc mạnh hay yếu.

Các copula có một số tính chất ưu việt. Một trong số những tính chất căn bản đó là chúng bất biến qua các phép biến đổi tăng và liên tục. Tính chất này rất hữu ích, vì các phép biến đổi đó thường được sử dụng trong kinh tế và tài chính. Ví dụ, copula bất biến với phép biến đổi logarit hóa các biến. Hệ số tương quan không có tính chất này, vì nó chỉ bất biến qua phép biến đổi tuyến tính. Một tính chất ưu việt khác của copula là chúng cung cấp các độ đo sự phụ thuộc ở phần đuôi của phân phối đồng thời của các biến ngẫu nhiên.

Một số copula thông dụng được sử dụng trong kinh tế và tài chính bao gồm copula Gauss, Clayton, Rotated-Clayton, Plackett, Frank, Gumbel, Rotated-Gumbel, Student-t, Symmetrised-Joe-Clayton (SJC). Copula Student-t được sử dụng trong bài sẽ được trình bày chi tiết ngay sau đây còn các mô tả chi tiết của các copula khác có thể tìm thấy trong Nelsen (2006).

Cho là hàm phân phối Student với bậc tự do

                                            (2)

trong đó  là hàm Euler. Cho hệ số tương quan  và  là hàm phân phối đồng thời của hai biến ngẫu nhiên cùng có phân phối Student:

                              (3)

Một Copula  Student- t là hàm sau:

                       (4)

trong đó là hàm ngược của phân phối Student 1-chiều và  là  số bậc tự do.

Nếu các phân phối biên F­1, F2 là hai phân phối Student-t có cùng số bậc tự do  và C là một Copula Student-t với các tham số  và khi đó một hàm phân phối hai biến F được định nghĩa như phương trình (4) là phân phối Student-t2-chiều chuẩn hóa, với , hệ số tương quan tuyến tính và số bậc tự do .

  • Phương pháp ước lượng các tham số của copula

Phương trình (1) đưa đến phương pháp ước lượng hợp lý tối đa một cách rất tự nhiên. Để thấy điều đó, chúng ta lấy vi phân hai vế phương trình (1) sau đó thực hiện logarit hóa hai vế phương trình, chúng ta nhận được:

                                  (5)

trong đó,  Các ước lượng hợp lý tối đa (Maximum Likelihood - ML) một bước của các tham số trong LXY nhận được đơn giản bằng cách tối đa hóa LXY với các tham số này. Với các điều kiện chính quy chuẩn hóa, các ước lượng ML là ước lượng vững, tiệm cận đủ và tiệm cận chuẩn.

Joe and Xu (1996) đã đề xuất một phương pháp hai bước thay thế (gọi là phương pháp hàm suy rộng cho các phân phối biên biên – Inference Function for the Margin - IFM) để ước lượng các tham số  Bước đầu tiên, chúng ta ước lượng các tham số  và  bằng cách tối đa hóa LXLY. Bước thứ hai, chúng ta ước lượng các tham số copula  bằng cách tối đa hóa hàm LC, khi đã ước lượng được các tham số cho các mô hình biên ước lượng ở bước 1. Joe (1997) đã chứng minh rằng, với các điều kiện chính quy, ước lượng hai bước là vững và tiệm cận chuẩn. Thủ tục này mang tính hiệu quả cao, dễ thực hiện và thuận tiện khi cần ước lượng nhiều tham số. Các tác giả lựa chọn thủ tục ước lượng hai bước theo phương pháp IFM nói trên để ước lượng các tham số phụ thuộc của copula Student-t.

Cụ thể, các bước nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán VNIndex và lợi suất tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực REER được tiến hành như sau:

  • Lựa chọn các phân phối biên cho các chuỗi lợi suất VNIndex và REER sử dụng ước lượng phi tham số là các hàm phân phối xác suất thực nghiệm.
  • Với các phân phối biên là các phân phối xác suất thực nghiệm của hai chuỗi lợi suất, thực hiện ước lượng các tham số của copula sử dụng phương pháp hợp lý tối đa.
  • Với các copula đã dựng được, các tiêu chuẩn giá trị của hàm hợp lý LL (Log-Likelihood), tiêu chuẩn thông tin Akaike AIC (Akaike Info Criterion) và tiêu chuẩn thông tin Schwarz SIC (Schwarz Info Criterion) được sử dụng để lựa chọn copula tốt nhất cho nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa hai chuỗi lợi suất thị trường chứng khoán và tỷ giá.
  • Tính các hệ số phụ thuộc đuôi thể hiện sự phụ thuộc giữa hai thị trường trong các tình huống cực đoan.
  • Các thủ tục được thực hiện nhờ sự trợ giúp của phần mềm Eviews và Matlab.
    • Các độ đo sự phụ thuộc được sử dụng trong bài viết

Một độ đo sự phụ thuộc hữu ích khác dựa trên các copula là hệ số phụ thuộc đuôi, được sử dụng trong việc đo lường sự biến động cùng lúc của các biến trong các tình huống cực đoan. Các độ đo sự phụ thuộc đuôi là xác suất để hai biến cùng ở đuôi trên hoặc cùng ở đuôi dưới của phân phối xác suất đồng thời của chúng. Hệ số phụ thuộc đuôi dưới (đuôi trái) và đuôi trên (đuôi phải) được định nghĩa bởi:

                              (6)

                (7)

trong đó  và  Nếu  hoặc  dương, thì XY được gọi là có sự phụ thuộc đuôi trái (đuôi dưới) hoặc đuôi phải (đuôi trên) (xem Joe, 1997).

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Số liệu nghiên cứu

Để phục vụ phân tích thực nghiệm, các tác giả thu thập các chuỗi số liệu theo tháng, từ tháng 01/2007 đến tháng 10/2015 của chỉ số VNIndex và REER. Chỉ số VNIndex, đại diện cho những diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam được lấy từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (xem [12]). REER được lấy từ các nghiên cứu của Darvas, Zsolt (2012), được tính theo đồng tiền của 41 đối tác thương mại: Argentina, Úc, Áo, Bỉ, Bolivia, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Đức, Ghana, Hi Lạp, Hungary, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na-uy, Philippines, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kì, Anh, Mỹ, Uruguay, Venezuela. Bộ số liệu về tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực được Darvas, Zsolt thường xuyên cập nhật theo phương pháp đã trình bày trong nghiên cứu năm 2012. Và các tác giả bài báo này sử dụng bộ số liệu đã được Darvas, Zsolt cập nhật đến tháng 1 năm 2017, tính từ tháng 12/1986. Tuy nhiên, các tác giả chỉ sử dụng một phần của bộ số liệu trong giai đoạn từ tháng 01/2017 đến tháng 10/2015. Các tác giả lựa chọn thời kỳ nghiên cứu này giống như trong Nguyễn Thu Thủy (2019) để thực hiện hướng nghiên cứu tiếp theo trong nghiên cứu đó và so sánh kết quả thực nghiệm nhận được. Chuỗi lợi suất của các biến được tính theo công thức:

4.2. Mô tả thống kê

Bảng 1 sau đây trình bày những thông tin tóm tắt về thống kê mô tả của hai chuỗi lợi suất VNIndex và REER.

Bảng 1. Mô tả thống kê chuỗi lợi suất chỉ số chứng khoán và tỷ giá theo tháng

 

Trung bình

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Độ lệch chuẩn

Hệ số bất đối xứng

Hệ số nhọn

Jarque-Bera

Giá trị xác suất JB

Số quan sát

RVNINDEX

0,004

0,064

–0,0486

0,0175

0,0887

4,2952

7,5481

0,023

106

RREER

–0,004

0,2024

–0,2546

0,0826

–0,0423

3,8338

3,1023

0,212

106

Nguồn: Tác giả

Hình 1 thể hiện biểu đồ đường của từng chuỗi chỉ số, từng chuỗi lợi suất, biểu đồ phân vị của chuỗi lợi suất so với phân vị của phân phối chuẩn.

Hình 1. Biểu đồ mô tả các chuỗi số liệu

   
   
   

Nguồn: Tác giả

Hình 1 cho thấy, có thể cho rằng các chuỗi VNIndex và REER là không dừng, nhưng các chuỗi lợi suất của chúng lại dừng. Điều này được kiểm chứng từ kết quả trong Bảng 2. Biểu đồ Q-Q thể hiện các chuỗi lợi suất không có phân phối chuẩn, thể hiện ở đồ thị của các chuỗi lợi suất theo phân vị không bám sát đường phân vị của phân phối chuẩn. Điều này cũng thể hiện trong Bảng 1, khi các giá trị thông kê Jarque-Bera là khá lớn. Những chuỗi lợi suất không có phân phối chuẩn được xử lý rất hiệu quả khi sử dụng phương pháp copula.

Hình 2 là biểu đồ Scatter mô tả cấu trúc phụ thuộc giữa lợi suất chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam và lợi suất tỷ giá REER.


Hình 2. Biểu đồ scatter của hai chuỗi lợi suất

Nguồn: Tác giả

Dựa vào biểu đồ trong Hình 2, chúng ta có thể dự đoán cấu trúc phụ thuộc giữa hai chuỗi lợi suất là cấu trúc phụ thuộc đối xứng và có thể có cấu trúc phụ thuộc đuôi. Hoặc dựa vào biểu đồ phụ thuộc theo phân vị giữa hai chuỗi lợi suất trong Hình 3 cũng giúp chúng ta đưa ra nhận xét tương tự.

Hình 3. Biểu đồ cấu trúc phụ thuộc theo phân vị của hai chuỗi lợi suất

Nguồn: Tác giả

Bảng 2. Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu

Chuỗi

Kiểm định ADF

Kiểm định Phillips-Perron

Intercept

Trend and intercept

None

Intercept

Trend and intercept

None

REER

–0,244389

–2,349409

2,106086

–0,491434

–1,952297

2,047869

VNIndex

 

–2,817585

 

–2,452804

 

–1,490403

 

–1,863579

 

–1,755413

 

–0,805756

rREER

–7,396719*

–7,574848*

–7,402475*

–7,396719*

–7,514905*

–7,402475

rVNIndex

–7,946115*

–7,914802*

–7,466229*

–7,502122*

–7,470821*

–7,356838*

*: có ý nghĩa thống kê ở mức 1%                                                                  

Nguồn: Tác giả

Các copula được trình bày tóm lược ở trên được áp dụng cho các chuỗi thời gian dừng. Do đó chúng ta nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc trên các chuỗi lợi suất của các chỉ số.

4.3. Kết quả nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực và VNIndex

Sau khi lựa chọn các phân phối thực nghiệm làm phân phối biên cho hai chuỗi lợi suất, các tác giả sử dụng phần mềm Matlab, với code được lấy từ nguồn mở từ trang thông tin lập bởi giáo sư Andrew J. Patton, Đại học Duke, Hoa Kỳ (xem [13]) và có sự điều chỉnh để phù hợp với dữ liệu đã thu thập, để tính các tiêu chuẩn LL, AIC, BIC, nhằm đưa ra lựa chọn hàm copula phù hợp nhất. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Kết quả về tiêu chuẩn lựa chọn copula tốt nhất để mô tả cấu trúc phụ thuộc giữa hai chuỗi lợi suất VNIndex và REER

Copula

LL

AIC

BIC

Xếp hạng

Student-t

–2.7472

–5.4566

–5.4064

1

Time-varying normal

–0.8565

–1.6563

–1.5809

2

Normal

–0.4634

–0.908

–0.8829

3

Time-varying rotated Gumbel

–0.5073

–0.9580

–0.8826

4

Plackett

–0.1927

–0.3666

–0.3415

5

Frank

9,7.10-5

0.0191

0.0442

6

Clayton

0.0002

0.0192

0.0444

7

Rotated Clayton

0.0008

0.0205

0.0456

8

Symmetrised Joe-Clayton

0.3254

0.6886

0.7389

9

Time-varying SJC

0.7266

1.5664

1.7172

10

Rotated Gumbel

1.5660

3.1509

3.1761

11

Gumbel

1.7403

3.4995

3.5246

12

Nguồn: Tác giả

Kết quả trong Bảng 3 cho thấy copula phù hợp nhất là copula Student-t. Từ đây, các tác giả tiếp tục tính các tham số của copula Student-t, bao gồm hệ số tương quan ρ và số bậc tự do ν. Kết quả tìm được ρ = – 0,0678 và ν = 3. Với các tham số này cho copula Student-t, chúng ta có thể mô tả hàm mật độ copula Student-t cho phân phối đồng thời của 2 chuỗi lợi suất như trong Hình 4.

Hình 4. Hàm mật độ copula Student-t cho phân phối đồng thời của 2 chuỗi lợi suất

Nguồn: Tác giả

Cuối cùng, hệ số phụ thuộc đuôi giữa hai chuỗi lợi suất được tính toán dựa vào các công thức (6), (7) đều là 0,0829, tức là hệ số phụ thuộc đuôi tương đối yếu. Hai thị trường có thể cùng bùng nổ hoặc cùng khủng hoảng nhưng với xác suất không cao.

  1. Kết luận

Các kết quả trong bài viết này vẫn thống nhất với kết quả trong Nguyễn Thu Thủy (2019), mặc dù việc lựa chọn tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực được sử dụng thay vì tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương. Vấn đề mấu chốtlà hàm copula mô tả cấu trúc phụ thuộc giữa hai chỉ số thị trường chứng khoán (đại diện bởi chỉ số VNindex) và chỉ số thị trường ngoại hối (đại diện bởi tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực). Mặc dù về mặt định lượng, các tham số của copula ước lượng được có sự khác biệt, nhưng sự khác biệt đó không nhiều.

Có thể so sánh kết quả thực nghiệm đó như trong Bảng 4 sau:

Bảng 4. So sánh kết quả trong bài viết với nghiên cứu trước

 

Kết quả trong Nguyễn Thu Thủy (2019)

Kết quả trong bài viết này

Số liệu

Chỉ số VNindex

 

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương

Tỷ giá hối đoái có hiệu lực thực

Chu kỳ của số liệu

Theo ngày

Theo tháng

Hàm copula mô tả cấu trúc phụ thuộc

Student

Tham số của copula mô tả cấu trúc phụ thuộc

Hệ số tương quan: – 0,0437

Số bậc tự do: 5

Hệ số tương quan: – 0,0678

Số bậc tự do: 3

Hệ số phụ thuộc đuôi

0,0443

0,0829

Nguồn: Tác giả

Như vậy có thể nói, mặc dù có sự khác biệt về chu kỳ nghiên cứu và loại tỷ giá hối đoái nhưng hai nghiên cứu cho kết quả khá thống nhất. Tuy nhiên về mặt lý thuyết và thực nghiệm, cách tiếp cận như trong bài viết này được xem như sát thực hơn. Kết quả này giúp cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ số của mình trên hai thị trường. Các nhà đầu tư trên một hoặc cả hai thị trường không chỉ cần quan tâm tới diễn biến trên mỗi thị trường, mà phải quan tâm tới diễn biến trên cả hai thị trường và tác động qua lại giữa chúng. Thông tin trên mỗi thị trường có thể được sử dụng như các chỉ báo để tìm hiểu và dự báo cho hiệu quả đầu tư trên thị trường còn lại. Trong nghiên cứu này, cấu trúc phụ thuộc giữa chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường ngoại hối là cấu trúc phụ thuộc đối xứng, mô tả tốt nhất bởi copula Student, có hệ số phụ thuộc đuôi trên và dưới bằng nhau, tuy nhiên các hệ số phụ thuộc này đều khá nhỏ. Điều này chứng tỏ khả năng chỉ số thị trường ngoại hối và chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam cùng đi lên hoặc cùng đi xuống là như nhau, nhưng khả năng này không cao. Nên cần xem xét thêm các yếu tố khác để đưa ra quyết định có đưa các đồng tiền các nước này vào cùng giỏ với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hay không.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Aloui, C., (2007), ‘Price and volatility spillovers between exchange rates and stock indexes for the pre- and post-euro period’, Quantitative Finance, Số 7, tr. 1-17.
  1. Darvas, Zsolt (2012),‘Real effective exchange rates for 178 countries: A new database’, Working Paper 2012/06, Bruegel, 15 March 2012.
  2. Đỗ Thị Tuyết Nga (2014), Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối bằng phương pháp copula, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Joe, H.; Xu J. J. (1996), ‘The estimation method of inference functions for margins for multivariate models’, Technical Report No. 166, Department of Statistics, University of British Columbia.
  4. Joe, H. (1997), Multivariate Models and Dependence Concepts. Monographs on Statistics and Applied Probability, Nhà xuất bản Chapman and Hall, Luân Đôn, Anh Quốc.
  5. Neih, C. C.; Lee, C. F. (2001), ‘Dynamic relationship between stock prices and exchange rates  for  G-7  countries’, The Quarterly Review of Economics and Finance, số 41, trang 477–490.
  6. Nelsen, R. B. (2006), An Introduction to Copulas, Nhà xuất bản Springer Verlag, New York, Hoa Kỳ.
  7. Nguyễn Thị Liên Hoa và Lương Thị Thúy Hường (2014), ‘Mối liên kết động giữa tỷ giá hối đoái và biến động thị trường chứng khoán các quốc gia mới nổi ASEAN’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 17 (27), tr. 31-35.
  8. Nguyễn Thu Thủy (2019), Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
  9. Ning, C. (2010), ‘Dependence structure between the equity market and the foreign exchange market - a copula approach’, Journal of International Money and Finance,  Số 5, Tập 29, tr. 743-759.
  10. Solnik, B. (1987), ‘Using Financial Prices to Test Exchange Rate Models: A Note’, The Journal of Finance, Số 1, Tập 42, tr. 141-149.
  1. Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (2019), ‘Thống kê thị trường chứng khoán’, tại https://www.vndirect.com.vn/portal/thong-ke-thi-truong-chung-khoan/lich-su-gia.shtml, truy cập ngày 6/8/2019.
  2. Trang thông tin khoa Kinh tế, đại học Duke, Hoa Kỳ, ‘Computer Code’, tại http://public.econ.duke.edu/~ap172/, truy cập ngày 18/11/2016.

 

[1] Bài viết này là một kết quả của nhóm nghiên cứu “Mô hình Toán ứng dụng trong một số vấn đề kinh tế -xã hội” thuộc trường Đại học Ngoại thương do TS Phùng Duy Quang làm Trưởng nhóm nghiên cứu.

[2] Học viện Tài chính, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] Học viện Tài chính, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

Các bài khác...

hacklink al hack forum organik hit kayseri escort sisli eskortbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025makrobet girişperabet girişonwin girişonwinonwin girişdeneme bonusu veren sitelercasinolevant girişmarsbahis girişGrandpashabetnorabahis girişstarzbet girişStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinogamdom girişfull film sitesiultrabetTubidytiktok downloaderrulet tahmin programı tubidydeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerijojobetSteroid Sipariştipobet girişperabetbetlike giriştaraftarium24casinolevantgrandpashabetonwinhttps://terea.gen.tr/https://www.vozolika.com/https://www.puffyparrot.com/antep escortonwinonwinholiganbettwitter video downloaderjustin tvtaraftarium24selçuksportsbody to body massage alanyacasibomonwin güncel girişSakarya escortSakarya escortonwincanlı casino siteleriklinik kecantikan tangerangdeneme bonusuzenci pornosoundcloudaudsportsbet girişsportsbet giriş mostbetsportsbet.io girişcasinolevant girişendüstriyel nem almabmw yedek parçahttps://www.alternatifsigaratr.com/iqos-ilumahttps://www.ebuharsigara.com/tereahttps://www.vozolesigaram.com/elektronik-sigaramacrobetramadabethd film izledeneme bonusu veren sitelermersin escortvozol puffsweet bonanza demo oyna토토사이트Çorlu Escortdizipalhttps://www.vozolal.com/iqos 3 duo fiyatlarışans casinocasino şans먹튀검증 사이트onwinhttps://www.esigaraplus.com/ankara evden evegrandpashabetgrandpashabetjojobetcasinolevantultrabetsolana sniper botcasibomşanscasino girişcasino şans girişşans casino kayıtcasinolevantjojobetEsenyurt EscortTubidyyoutube to mp3tiktok downloaderjojobetjojobetjojobetkralbetaviator oynajojobetesenyurt escortATAŞEHİR ESCORTbomlidodeneme bonusu veren siteler solana sniper botz librarydeneme bonusu veren1xbet güncel1xbet girişBetkanyon1xbetdeneme bonusu veren sitelerartemisbetfixbet girişkralbet girişpalacebetsüratbetsüratbetsüratbetsüratbetsüratbetsüratbetgrandpashabetholiganbetholiganbet güncel adreshttps://www.tereacim.tr/urun-kategori/terea/betcupAtaşehir Escortbetwooncasibom girişweb tasarımevden eve nakliyathostingjojobetzbahis girişjojobet girişjojobet giriş1xbet yeni1xbet güncel1winyeni deneme bonusu veren siteler jojobetgrandpashabetkralbetvaycasino툰코 웹툰asyabahismobilbahissahabetbets10betewinmegabahiszbahis girişcasino sitelerigrandbettingMp3JuiceBerita Acehdeneme bonusu veren siteleriptv satın aliptviptviptvimajbetjasminbetDeprem İstanbulmostbetmanavgat escortmanavgat escortdeneme bonusuxslot güncel girişyoutube to mp3Mp3 JuiceYouTube DownloaderTubidyTubidyxslot girişdeneme bonusuCasibomMp3Juice1xbetGanobet Girişsekabetkartal web tasarımpendik web tasarımtuzla web tasarımterea ambersahabet girişonwin girişselçuksportstaraftarium24AV배우betparkiptvjojobetfake audemars piguetmadridbetbetpark twitterbycasinobetwoonizmir escortEsenyurt EscortcasibomkavbetAsyabahis GirişDeneme bonusu veren sitelerextrabetBetcio girişjojobetPalacebetdeneme bonusu veren sitelersekabetbetriyaltarafbetmilanobetpusulabetmarsbahisjojobetkingbettingholiganbetjojobetsahabetkralbetnerobetklasbahisjojobetmarsbahisholiganbetonwinsahabetcs2 cheatfortnite cheatDelta Executorstarzbetstarzbetstarzbet twitterkopazar1xbetextrabetimajbet girişimajbet güncelmavibetimajbet girişMAVİBETjojobetsahabetcasibommarsbahissahabetporno izlewww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftkralbetbetkanyonkulisbetmatbet,matbet giriş,matbet güncel girişmarsbahisturk ifsa vipbahiscomfixbetpusulabetgrandbettingsavoybettingjojobetimajbetmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisholiganbetmeritbetmobilbahisbetturkeyotobetmadridbetholiganbetmeritkingvevobahisimajbetmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisholiganbetbets10mavibetmeritbetmadridbetbetturkeyotobetpusulabetmobilbahisddos korumabahiscombetkanyonddos korumalı sunucufixbettipobetbycasinobetciooslobetbatman escortmatbettipobet girişbycasino girişbetcio twittermatbetinatboxpusulabetpusulabetextrabettipobetbetkanyonbahiscomcasibom girişultrabetbetebetbetebetfixbetultrabetmavibetmavibetpolobetcasibomtipobettipobet giriştipobet giristipobet yeni girisTürk ifşa porno hacklink agresif seo casibom1xbetİzmir escorttipobettipobettipobet giriş paycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişbetconstruct alt yapılı sitelermeritbetgirisyap.comcasinogrambetnoel girişespor bahisdeneme bonusu 2025güvenilir casino sitelerigobahiskareasbetbitcoin ile çekim yapılan bahis siteleribetingo güncel girişasper casino güncel girişcasintro girişspinco güncel girişbetportal güncel girişbetsilvabetmabet güncel girişistekbet girişganobet girişbetilton güncel girişkolaybet girişbetlesenebetsalvador girişbetwildjewel betting giriştakvimbet girişfocusbet-giris.comgetir bet girişbalinabet girişvippark güncel girişbethand girişwiocasino girişbetjollybetsin girişladesbet güncel girişbetingo güncel giriştaksimbet girişbibubetrönesansbetcasimontanazbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiesbetesbetteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetbatumslotbatumslotbeymenslot girişbeymenslotqueenbetpumabettelegram gruplarıortakbetreslotאתרי קזינוorisbettrendbettrendbettrendbetparobetparobetbatum escortbahixbahixjustintvparobetparobetpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişBetgit girişcasibom giriştimebettimebet giriştimebet giriştimebetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibom güncel girişcasibom linkcasibom twittertimebet twittertimebet linkcasibomcasibom güncel girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtimebettimebet girişmatadorbetmatadorbet girişjojobet girişTrendbet GirişBetturkey girişmatadorbet güncel girişmatadorbet girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet linkpadişahbet girişpadişahbet güncel girişpadişahbet güncel sitepadisahbet girisimajbet girişimajbet güncel girişpadisahbet girişpadisah girişpadişahbet güncel girişPadişahbet GirişPadişahbet Güncel GirişbetturkeyGanobetPadişahbet Güncel GirişPadişahbet GirişPadişahbet Güncel LinkGanobet GirişGanobet güncel Girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet güncel linkBetturkey GirişBetturkey Güncel GirişBetturkey Güncel LinkBetturkey GirişBetturkey Güncel GirişBetturkey Girişibetturkey güncel linktipobet giriştipobet güncel giriştipobet giriş linkTipobet güncel girişbetturkeybetturkey güncel girişbetturkeybetturkeybetturkey girişTipobet GirişTipobet Güncel GirişTipobet Giriş LinkTipobet GirişiBetturkey girişBetturkey Güncel GirişBetturkey Resmi Girişbetturkey girişbetturkey güncel girişbetturkey giriş linkBetturkeybetturkey girişbetturkey güncel girişMatbet Girişmatbet güncel girişMatbet Güncel LinkMatbet GirişMatbet Güncel GirişMatbet GirişMatbet GirişMatbet Güncel Girişbets10 girişBets10 Güncel GirişBets10 Günceljojobet güncel girişjojobet girişjojobet giriş linkjojobet güncelBetturkey Güncel GirişBetturkey GirişBetturkey Güncel LinkBets10 girişBets10 güncel girişBets10 güncelBets10 güncel linkBets10 güncel girişbetson güncelbets10 girişBets10 güncelBets10 güncel linkBets10 güncel linkiBets10 linkBets10 Güncel LinkBetson Güncel GirişBets10 GüncelBets10 GüncelBets10 Güncel GirişBets10 LinkKaravanVizyon KaravanVip Araç TasarımKaravan YapımıKaravan Satın AlBets10 GirişBets10 Güncel GirişBets10Bets10 LinkBets10 Güncel LinkBahsegel güncel girişBahsegel GüncelBahsegel Güncel LinkBets10 Güncel GirişBets10 GüncelBets10 Güncel LinkBets10 MobilBets10 GüncelBets10 GüncelBets10 Güncel GirişBets10 LinkBets10 Mobil GirişBets10 Güncel GirişBets10 GirişBets10 LinkBets10 Güncel LinkBets10 Mobil LinkBets10 güncel girişimajbet güncel girişimajbet girişimajbet güncel linkimajbet mobil girişBets10 Güncel GirişBets10 GüncelBets10 GirişBets10 LinkBetgit GirişBetgit Güncel GirişBetgit Mobil GirişBetgit LinkPerabet GirişPerabet GirişPerabet Güncel GirişPerabet LinkPerabet girişPerabet güncel girişPerabet linkPerabet girişPerabet güncel girişPerabet güncel linkPerabettempobet giriştempobet güncel girişTempobet girişTempobet güncelTempobet linktempobet girişTempobet güncel girişCasibom güncelCasibom güncel girişCasibom mobil girişcasibom mobil girişCasibom linkcasibom twitterTempobet mobil giriştempobet twitterPerabet girişPerabet güncel girişPerabet girişPerabet mobil girişPerabet twitterstrazbet girişstrazbet güncel girişstrazbet twitterstrazbet mobilPerabet girişPerabet güncel girişPerabet güncelPerabet girişPerabet Güncel GirişPerabet girişOnwin girişonwin güncel girişonwin giriş güncelonwin twitterPerabetPerabetPerabet girişPerabet güncel girişPerabet mobil girişPerabet twitterPerabet güncelzbahis girişzbahis güncel girişzbahis twitterzbahis telegramzbahis güncelz bahisz bahis güncel girişz bahis girişPerabet girişPerabet Güncel GirişPerabet girişPerabet TelegramPerabet mobil girişPerabet twitterPerabet güncel linkPerabet girişPerabet güncel girişperabet yeni girişperabet mobil girişperabet twitterperabet telegramz bahis girişz bahiszbahis güncel girişzbahis güncel girişzbahis girisz bahis girişzbahis güncel girişzbahis güncelzbahis girişzbahis girişzbahis güncel girişzbahis girişz bahisperabet girişperaber girisperabet girişperabet girişRestbet girişrestbet güncel girişRestbet girisPerabet girişperabet güncelperabet güncel girişPerabet girişPerabet güncel girişperabet güncel girişperabet girisZbahis girişzbahis güncel girişzbahis giriş güncelMariobet girişmariobet güncel girişmariobet girişPerabet güncel girişperabet girişperabet linkrestbet girişrestbet güncel girişrestbet güncelPerabet girişPerabet güncel girişPerabet günceltipobetip stresserip stresser