Sidebar

Magazine menu

21
T7, 12

Tạp chí KTĐN số 121

KHÔNG CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – NHÌN NHẬN TỪ MỘT VỤ VIỆC THỰC TIỄN

Phạm Thị Hồng Mỵ[1]

 

 

Tóm tắt: Bài viết phân tích, bình luận một vụ việc thực tiễn trong đó tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, làm rõ về các căn cứ tòa án không công nhận và đưa ra một số khuyến nghị.

Từ khóa: Không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài; Công ước New York 1958; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Abstract: The article analyzes and comments on a practical case in which Vietnam's competent court does not recognize and enforce a foreign arbitrary award, clarifying on unjust court grounds receive and make some recommendations.

Keywords: non-recognition and non-enforcement of foreign arbitration awards; New York Convention 1958; Civil Procedure Code 2015

  1. Nội dung vụ việc

Công ty Coral  PTE LTD (Công ty C), Địa chỉ: S Street # 04-305 N B Center, S 050336, Singapore và Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh P, Địa chỉ: khu vực Th B, phường P, quận O, thành phố Cần Thơ (Công ty P) ký hợp đồng số CE-PTT/190914 ngày 19/9/2014, theo đó Công ty P đã đồng ý mua một số mặt hàng dầu nhớt của Công ty C. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty C đã giao hàng nhưng Công ty P từ chối nhận một phần đáng kể đơn hàng, từ đó hai bên phát sinh tranh chấp. Theo thỏa thuận hợp đồng, Công ty C đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bởi Hội đồng trọng tài một thành viên tại Phòng Thương mại và công nghiệp G, Thụy Sĩ. Ngày 08/12/2016, trọng tài D A. Kuitkowski đã ra phán quyết buộc Công ty P phải trả cho Công ty C các khoản tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt vi phạm hợp đồng, thù lao luật sư, án phí với tổng số tiền 203.133,80 USD và 30.199,65 CHF. Công ty C đề nghị Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ xem xét và ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ vụ việc số 300367-2016 ngày 08/12/2016.

Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã thụ lý giải quyết. Ngày 29/12/2017, Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã tiến hành mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết. Tại Quyết định giải quyết việc kinh doanh thương mại số 01/2017/QĐKDTM-ST ngày 29 tháng 12 năm 2017. Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ căn cứ Điều 6, Điều 458, điểm a, c, d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án để tuyên: Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 08/12/2016 của Tổ chức Trọng tài Thụy Sĩ .

Sau đó, công ty C kháng cáo. Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Trong Quyết định số 25/2018/QĐKDTM-PT ngày 28 tháng 6 năm 2018, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh dựa vào các căn cứ điểm a, c, d Khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: Quyết định giữ nguyên Quyết định sơ thẩm, không công nhận và cho thi hành phán quyết của Tổ chức trọng tài Thụy Sĩ dựa trên những nhận định sau đây:

  • Bà Trương Hồng Thanh Ph không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH P, mà người đại diện là bà Nguyễn Thị Th. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 28 ngày 12/7/2014 thì bà Ph không phải là giám đốc Công ty TNHH P. Do đó, bà Ph ký thỏa thuận trọng tài là không đúng...
  • Công ty TNHH P không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài nước ngoài...
  • Về nơi giải quyết tranh chấp, theo hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 thì nếu có tranh chấp thì vụ việc được giải quyết tại Phòng thương 5 mại công nghiệp và dịch vụ G nhưng Công ty C lại khởi kiện tại Tổ chức trọng tài Thụy Sĩ giải quyết là không phù hợp với thỏa thuận trọng tài.
  • Vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 8/12/2016 của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ, theo Luật sư bảo vệ cho Công ty P trình bày là không có tài liệu nào xác định tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài này, cũng không có xác nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ xác nhận phán quyết này. Trình bày này của Luật sư là có cơ sở chấp nhận.
  • Vấn đề người đại diện của Công ty C nêu rằng, thỏa thuận trọng tài tại hợp đồng thương mại ký ngày 19/9/2014 về thực hiện hợp đồng phía Công ty C đã giao hàng lần thứ hai nên phía phải thi hành biết mà không phản đối nên phải công nhận thỏa thuận trọng tài như trọng tài nước ngoài đã phán quyết. Hội đồng xét đơn thấy rằng: Tại Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có nêu “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”, do đó thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 và người ký thỏa thuận trọng tài là không đủ thẩm quyền như đã nêu trên.
  1. Một số phân tích và bàn luận

Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án xem xét tuyên không công nhận giá trị hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài và không thực hiện các biện pháp cưỡng chế cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) đã quy định rất cụ thể về chế định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài từ nguyên tắc áp dụng, thủ tục công nhận và cho thi hành, những trường hợp không công nhận và cho thi hành... Những nội dung này là việc nội luật hóa quy định Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Công ước New York ).

Khi xem xét và giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, Tòa án sẽ phải tuân theo nguyên tắc theo Khoản 4 Điều 458 BLTTDS: Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó.

BLTTDS đã liệt kê các trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Điều 459 BLTTDS và được chia ra làm 02 nhóm căn cứ: (nhóm 01 –Khoản 1) Các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo yêu cầu của bên phải thi hành chứng minh và (nhóm 02 –Khoản 2) Các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài do tòa án xem xét. Quy định này sẽ được thể hiện ở các nhận định sau đây:

Về nhận định đầu tiên của Tòa: Chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận. Một trong những việc để công nhận hay không công nhận là xem xét thỏa thuận trọng tài có hiệu lực hay không? Muốn xác nhận thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì một trong những yếu tố là người có thẩm quyền có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài. Không có đủ năng lực như thiểu năng trí tuệ, không có đủ năng lực thể chất, không có đủ thẩm quyền hành động nhân danh công ty hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng hoặc một bên ký kết hợp đồng chưa đủ tuổi ký kết. Để giải quyết trường hợp luật nước nào được áp dụng để xem xét người ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực ký kết hay không sẽ được xác định bằng cách áp dụng quy tắc xung đột pháp luật của tòa án nơi việc công nhận và cho thi hành được yêu cầu, thông thường là luật của nơi cư trú đối với cá nhân và luật của nước nơi thành lập đối với tổ chức. Điểm a Khoản 1 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định căn cứ vào pháp luật của mỗi bên để xem xét tiêu chí người có thẩm quyền có năng lực ký kết. Ở trong Quyết định của Tòa, Tòa cho rằng: “Bà Trương Hồng Thanh Ph không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH P, mà người đại diện là bà Nguyễn Thị Th. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 28 ngày 12/7/2014 thì bà Ph không phải là giám đốc Công ty TNHH P. Do đó, bà Ph ký thỏa thuận trọng tài là không đúng”. Mặt khác, tòa cho rằng: “Vấn đề người đại diện, Công ty C nêu rằng, thỏa thuận trọng tài tại hợp đồng thương mại ký ngày 19/9/2014 về thực hiện hợp đồng phía Công ty C đã giao hàng lần thứ hai nên phía phải thi hành biết mà không phản đối nên phải công nhận thỏa thuận trọng tài như trọng tài nước ngoài đã phán quyết. Hội đồng xét đơn thấy rằng: Tại Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có nêu “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”, do đó thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 và người ký thỏa thuận trọng tài là không đủ thẩm quyền như đã nêu trên”.

Như vậy ở nhận định đầu tiên này, Tòa đã giải quyết hợp lý khi xem xét chủ thể không có thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài độc lập so với hợp đồng. Một điều lưu ý được rút ra từ việc này là: Khi xác lập hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận trọng tài thì bài học kinh nghiệm đặt ra là cần phải quan tâm tới việc người của pháp nhân ký kết đó có là người đại diện theo pháp luật hoặc là người được ủy quyền hợp pháp hay không? Đây là điều tưởng cũ nhưng trong thực tiễn vẫn luôn gặp rất nhiều trường hợp như trên.

Về nhận định của tòa khi xem xét: Bên phải thi hành không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài nước ngoài. Trong Quyết định của mình, tòa án lập luận rằng, “lý do hồ sơ vụ kiện cũng như tại phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm không thể hiện Công ty TNHH P nhận được thông báo, triệu tập, tống đạt các giấy tờ liên quan đến việc giải quyết của trọng tài nước ngoài”. “Trường hợp thông báo qua fax, điện báo… nếu bên phải thi hành không thừa nhận đã được thông báo, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành cung cấp tài liệu chứng cứ về việc không nhận được thông báo và Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên không có bằng chứng nào xác định Công ty TNHH P được thông báo hợp lệ về việc trên”.

Về vấn đề chủ thể chứng minh không nhận được văn bản của trọng tài nước ngoài khi giải quyết vụ án,chúng ta nhận thấy, một trong những lập luận được Tòa án đồng tình với thực tiễn khi nêu rõ là: “Tại phiên họp phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía Công ty P cho rằng về thực tiễn bên phải thi hành chứng minh cho việc không nhận được thông báo là rất ít xảy ra mà bên được thi hành phải chứng minh việc tống đạt hợp lệ các giấy tờ, tài liệu thể hiện mình đã thông báo cho bên phải thi hành. Như vậy căn cứ điểm c khoản 1 Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng không được chấp nhận và cho thi hành tại Việt Nam”. Lập luận này có thể hợp lý với thực tiễn, thế nhưng, lại không hợp lý với quy định của BLTTDS và Công ước New York khi đã quy định bên phải thi hành phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để yêu cầu Tòa án phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp. Nghĩa là, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên phải thi hành chứ không phải là bên được thi hành. Và tòa cũng không được buộc bên được thi hành phải chứng minh rằng là trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài đã thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cho bên phải thi hành. Cho nên, với quy định tại Khoản 1 Điều 459 BLTTDS “Tòa án không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp...” đôi khi sẽ gây khó cho bên phải thi hành khi họ không nhận được văn bản. Tuy nhiên, xét về phương diện quy định của luật đã phần nào hợp lý khi cho rằng căn cứ để tòa không công nhận và cho thi hành dựa vào nghĩa vụ chứng minh được đưa ra bởi bên phải thi hành tức là xác định rõ chủ thể chứng minh. Và giải pháp cho bên phải thi hành khi không thể chứng minh là có thể yêu cầu tòa xem xét thu thập chứng cứ để đánh giá theo Điều 97 BLTTDS. Bên cạnh đó, thêm lưu ý là, về chứng cứ trong trường hợp có nhận được thông báo hay không, thông thường ở các cơ quan trọng tài quốc tế thường sẽ có một người quản lý vụ kiện chịu trách nhiệm tống đạt các văn bản trọng tài. Nếu bên phải thi hành cho rằng mình không nhận được tống đạt văn bản giấy tờ thì người quản lý vụ kiện có chứng cứ chứng minh rằng tài liệu đã được gửi hay chưa để làm cơ sở cho lập luận mà bên phải thi hành đưa ra. Như vậy đây sẽ là chứng cứ hữu hiệu giúp cho bên phải thi hành chứng minh dựa vào điểm c Khoản 1 Điều 459 BLTTDS.

Về nhận định: Phán quyết trọng tài về vụ việc không được các bên thỏa thuận yêu cầu giải quyết. Trọng tài giải quyết tranh chấp không phải là trọng tài được các bên thống nhất trong thỏa thuận trọng tài thì cũng rơi vào tiêu chí không thể xem xét công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. Cụ thể, trong Quyết định không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, tòa lập luận rằng, Theo hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 thì nếu có tranh chấp thì vụ việc được giải quyết tại Phòng thương mại công nghiệp và dịch vụ G nhưng Công ty Coral lại khởi kiện tại Viện trọng tài Thụy Sỹ giải quyết là không phù hợp với thỏa thuận trọng tài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tác giả cho rằng, cơ sở pháp lý cho nhận định này của Tòa phải là điểm d khoản 1 Điều 459 “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết..”. Còn điểm đ mà tòa căn cứ quy định rằng: “Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó”. Ở đây, Tòa đã có sự nhầm lẫn về cơ sở pháp lý vì cơ sở pháp lý ở điểm đ không phù hợp với nội dung nhận định của tòa.

 Về nhận định: Hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài. Trong lập luận của tòa, tòa xét rằng, “Vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 8/12/2016 của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ, theo Luật sư bảo vệ cho Công ty P trình bày là không có tài liệu nào xác định tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài này, cũng không có xác nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ xác nhận phán quyết này. Trình bày này của Luật sư là có cơ sở chấp nhận”.

Để xác định hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài, thông thường một số quốc gia sẽ dựa vào chính luật pháp của quốc gia nơi phán quyết được tuyên. Thụy Sĩ (là quốc gia có Trọng tài ban hành phán quyết đang được xem xét), Tòa án quyết định vấn đề này độc lập với luật áp dụng cho phán quyết và cho rằng phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực ràng buộc đối với các bên khi không có hoặc không còn biện pháp khiếu nại thông thường đối với phán quyết. Điều này nghĩa là không còn được phép kháng cáo phán quyết về nội dung tại trọng tài phúc thẩm hoặc tại tòa án. Trong bối cảnh này, đôi khi tòa án sẽ dựa trên thỏa thuận của các bên (Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế 2011). Nếu các bên đã lựa chọn thực hiện trọng tài theo quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế, Quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa trọng tài ICC nói rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay khi được các trọng tài viên ký tên vào phán quyết. Ở Việt Nam, Điều 61 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Như vậy, bên phải thi hành đã trình bày rằng, phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và tòa đồng tình với lời trình bày của người bảo vệ quyền lợi của công ty P theo hướng: không có tài liệu nào xác định và không có xác nhận nào của cơ quan có thẩm quyền về hiệu lực của phán quyết. Trong khi đó, khi xem xét hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài thì lẽ ra, tòa sẽ phải yêu cầu bên phải thi hành dựa vào chính luật pháp của quốc gia Thụy Sĩ nơi ban hành phán quyết trọng tài hoặc có thể dựa vào chính quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó để chứng minh cho lập luận của mình. Cũng trong nhận định của mình, tòa đã đồng tình với yêu cầu của bên phải thi hành nhưng không xem xét cơ sở pháp lý tại điểm e Khoản 1 Điều 459 BLTTDS để làm cơ sở cho việc không công nhận và cho thi hành. Cho nên, nhận định trên của tòa chưa xem xét đánh giá triệt để.

Về việc áp dụng căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS: Tòa đã áp dụng căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS để giải quyết “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, trong các nhận định của Tòa án đưa ra đều không có luận điểm nào diễn giải trực tiếp về căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS. Trong khi đó, tại mục quyết định thì lại có căn cứ vào điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS. Để đảm bảo không áp dụng căn cứ một cách tùy tiện, nếu được, có nên chăng, Tòa nên nói rõ lý do áp dụng điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS và giải thích tại sao lại vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo một số trường hợp tòa án nước ngoài từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vì lý do trái với trật tự công của nước mình và nêu rất rõ lý do. Ví dụ, Tòa Thương mại Liên bang của Khu vực Tomsk, thuộc Liên bang Nga, từ chối việc thi hành một phán quyết ICC được ban hành ở Pháp, vì phát hiện ra rằng các hợp đồng vay liên quan đến phán quyết là sự dàn xếp bất hợp pháp giữa các công ty thuộc cùng tập đoàn và tranh chấp đó chỉ là giả tạo (Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế 2011).

Một điểm khác biệt về mặt từ ngữ giữa Công ước New York và BLTTDS của Việt Nam là: Công ước New York quy định: “Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó”. Trong khi đó, điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS của Việt Nam lại quy định: “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hai thuật ngữ này là nội dung thu hút được nhiều quan điểm của các học giả nghiên cứu. Bởi (1) Công ước không đưa ra khái niệm trật tự công và điều này đã được Hiệp hội luật sư quốc tế công bố báo cáo về ngoại lệ chính sách công trong Công ước New York vào tháng 10 năm 2015 rằng: chính sách công vẫn là một khái niệm mơ hồ và phát triển bất chấp định nghĩa chính xác (Paul Stothard và Alexa Biscaro 2018).Thuật ngữ này được đa số các quốc gia giữ nguyên và thể hiện trong văn bản pháp luật của mình như Thụy Sĩ, Hungary, Vương quốc Anh, Áo, Đức, Trung Quốc. Chẳng hạn, Tòa án tối cao Áo trong 3Ob221/04b và Tòa án phúc thẩm Bavaria của Đức trong 4Z Sch 17/03 đều tuyên phán quyết trọng tài trên cơ sở chính sách công vì phán quyết là không phù hợp/không tương thích/không hòa giải được (irreconcilable) với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của họ. Trong trường hợp trước, lãi suất theo hợp đồng là quá mức và do đó bất hợp pháp; trong trường hợp sau, phán quyết của trọng tài không thể được thi hành bởi vì nó đã được thực hiện sau khi các bên đã đạt được một giải quyết đã được che giấu từ các trọng tài; Hoặc một vụ việc khác đã được Tòa án tối cao của Ấn Độ trong vụ Renusagar v General Electric đã nói rõ rằng: “Áp dụng các tiêu chí này phải cho rằng việc thực thi một phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ bị từ chối vì nó trái với chính sách công nếu việc thi hành như vậy sẽ trái với (i) chính sách cơ bản của pháp luật Ấn Độ; hoặc (ii) lợi ích của Ấn Độ; hoặc (iii) công lý hoặc đạo đức. Quyết định này đã khẳng định vị trí rằng, chỉ trong những trường hợp đặc biệt, các tòa án quốc gia mới can thiệp vào phán quyết trọng tài trên cơ sở chính sách công (Sameer Sattar 2011). Đặc biệt, thuật ngữ “public  policy” được giải thích theo nghĩa hẹp, minh chứng là, Trong vụ Parsons and Whittemore Overseas Inc. v. RAKTA, Toà Phúc thẩm của Mỹ cũng cho rằng, “khái niệm trật tự công cộng trong Công ước New York cần phải được hiểu một cách rất hẹp. Việc thi hành quyết định trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối chỉ khi việc thi hành đó sẽ vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất của quốc gia về đạo đức và công lý” (Đặng Hoàng Oanh 2009).  (2) Không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác, đều có một sự diễn giải, cách tiếp cận khác nhau. Minh chứng là, có một số quốc gia lại không sử dụng thuật ngữ trật tự công cộng như Công ước New York như: Thụy Điển tuyên bố rằng việc thi hành có thể bị từ chối nếu phán quyết trọng tài nước ngoài là không rõ ràng tương thích với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Thụy Điển; Ba Lan quy định rằng một phán quyết sẽ không được thi hành nếu nó xúc phạm đến tính hợp pháp hoặc các nguyên tắc xã hội cùng tồn tại ở Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Nivedita Chandrakanth Shenoy 2018).

Đặc biệt trong Bản Khuyến nghị ILA ghi rõ (theo Khoản 1(d)) rằng trật tự công quốc tế của bất kỳ Quốc gia nào bao gồm: (i) các nguyên tắc cơ bản, gắn liền với công lý hoặc đạo đức, mà Quốc gia mong muốn bảo vệ thậm chí khi quốc gia đó không trực tiếp liên quan; (ii) quy tắc được thiết kế để phục vụ lợi ích thiết yếu về chính trị, xã hội, hoặc kinh tế của Quốc gia, được gọi là “lois de police” hay “quy tắc trật tự công”; và (iii) Quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng nghĩa vụ của mình đối với các Quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế.

Hiện nay với việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại đã có một hướng giải pháp hiện hành là đã quy định rất rõ thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là, các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam (hiểu theo nghĩa nguyên tắc cơ bản trong phạm vi quốc gia và giải thích với nghĩa hiểu như thế này là rất rộng). Và như vậy, thuật ngữ “public policy” trong Công ước New York thì ở Việt Nam được diễn giải, tiếp cận theo hướng là “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Tác giả cho rằng, đã là thành viên của Công ước New York thì chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “trật tự công cộng/chính sách công” vào văn bản pháp luật trong nước để thể hiện đúng tinh thần nội hàm của thuật ngữ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà làm luật sẽ phải sửa hàng loạt một số văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo sự đồng nhất cũng như giải thích rõ thuật ngữ “trật tự công cộng”. Tuy nhiên, kiến nghị này trên thực tế là chưa được nhà làm luật đồng ý sửa đổi mà vẫn giữ nguyên một lần nữa tại BLTTDS hiện hành khi thay thế Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Cho nên, với thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, tác giả kiến nghị rằng, cần có một hướng dẫn giải thích khái niệm “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” theo hướng sát với nội hàm tinh thần của “trật tự công cộng” trong Công ước New York và để không còn là một thuật ngữ được áp dụng một cách tùy tiện trong quá trình xét xử của Tòa, thiết nghĩ trong thời gian tới, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên tổng hợp và ban hành các án lệ trong đó diễn giải những trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vì lý do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam để làm cơ sở cho việc áp dụng một cách thống nhất.

  1. Kết luận và một số khuyến nghị

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện này thì các hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài được xác lập ngày càng nhiều giữa các cá nhân, pháp nhân ở các nước với nhau. Và như vậy, họ cũng đều mong muốn rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình, khi phát sinh tranh chấp thì sẽ được tòa án của nước khác công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài mà các bên đã thỏa thuận yêu cầu giải quyết.

Qua việc phân tích một trường hợp tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài, có thể thấy một số căn cứ tòa án đưa ra là hợp lý, nhưng một số căn cứ khác là chưa thuyết phục. Cho nên, khi giải quyết vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, về phía tòa án cần phải có sự rà soát, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản Nghị quyết hướng dẫn cụ thể chi tiết hướng dẫn quy định của BLTTDS về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đặc biệt là hướng dẫn áp dụng Điều 459 BLTTDS để đảm bảo nâng cao số lượng quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài nhằm tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, khi tham gia xác lập thỏa thuận trọng tài thì nên lưu ý về thẩm quyền của người ký kết hay khởi kiện đúng tổ chức trọng tài mà các bên đã thỏa thuận và cần cung cấp đầy đủ thêm nhiều chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình đặc biệt khi mà nghĩa vụ chứng minh lại thuộc về phía bên phải thi hành.

Tài liệu tham khảo

  1. Hội đồng trọng tài quốc tế (2011), Hướng dẫn của ICCA về diễn giải Công ước New York 1958: Sổ tay hướng dẫn cho thẩm phán, truy cập ngày 20.4.2019, từ https://www.arbitration-icca.org.
  2. Nivedita Chandrakanth Shenoy (2018), Public policy under article V(2)(b) of the New York Convention: Is there a transnational standard?, từ https://cardozojcr.com/wp-content, truy cập ngày 4.2019.
  3. Đặng, Hoàng Oanh (2009), Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ việc TYCO, từ http://vibonline.com.vn, truy cập ngày 20.4.2019.
  4. Paul Stothard, Alexa Biscaro (2018), Public policy as a bar to enforcement – Where are we now?, từ https://www.nortonrosefulbright.com, truy cập ngày 20.4.2019.
  5. Quyết định số 25/2018/QĐKDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  6. Sameer Sattar (2011), Enforcement of arbitral awards and public policy: same concept, different approach?, từ https://www.ela.law, truy cập ngày 20.4.2019.

 

[1] Trường Đại học Sài Gòn, Email: phammydl@gmail.com

KHÔNG CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM – NHÌN NHẬN TỪ MỘT VỤ VIỆC THỰC TIỄN

Phạm Thị Hồng Mỵ[1]

 

 

Tóm tắt: Bài viết phân tích, bình luận một vụ việc thực tiễn trong đó tòa án có thẩm quyền của Việt Nam không công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, làm rõ về các căn cứ tòa án không công nhận và đưa ra một số khuyến nghị.

Từ khóa: Không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài; Công ước New York 1958; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Abstract: The article analyzes and comments on a practical case in which Vietnam's competent court does not recognize and enforce a foreign arbitrary award, clarifying on unjust court grounds receive and make some recommendations.

Keywords: non-recognition and non-enforcement of foreign arbitration awards; New York Convention 1958; Civil Procedure Code 2015

  1. Nội dung vụ việc

Công ty Coral  PTE LTD (Công ty C), Địa chỉ: S Street # 04-305 N B Center, S 050336, Singapore và Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh P, Địa chỉ: khu vực Th B, phường P, quận O, thành phố Cần Thơ (Công ty P) ký hợp đồng số CE-PTT/190914 ngày 19/9/2014, theo đó Công ty P đã đồng ý mua một số mặt hàng dầu nhớt của Công ty C. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty C đã giao hàng nhưng Công ty P từ chối nhận một phần đáng kể đơn hàng, từ đó hai bên phát sinh tranh chấp. Theo thỏa thuận hợp đồng, Công ty C đã đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bởi Hội đồng trọng tài một thành viên tại Phòng Thương mại và công nghiệp G, Thụy Sĩ. Ngày 08/12/2016, trọng tài D A. Kuitkowski đã ra phán quyết buộc Công ty P phải trả cho Công ty C các khoản tiền bồi thường thiệt hại, tiền phạt vi phạm hợp đồng, thù lao luật sư, án phí với tổng số tiền 203.133,80 USD và 30.199,65 CHF. Công ty C đề nghị Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ xem xét và ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ vụ việc số 300367-2016 ngày 08/12/2016.

Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã thụ lý giải quyết. Ngày 29/12/2017, Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ đã tiến hành mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết. Tại Quyết định giải quyết việc kinh doanh thương mại số 01/2017/QĐKDTM-ST ngày 29 tháng 12 năm 2017. Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ căn cứ Điều 6, Điều 458, điểm a, c, d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về án phí, lệ phí Tòa án để tuyên: Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 08/12/2016 của Tổ chức Trọng tài Thụy Sĩ .

Sau đó, công ty C kháng cáo. Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Trong Quyết định số 25/2018/QĐKDTM-PT ngày 28 tháng 6 năm 2018, Tòa án Nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh dựa vào các căn cứ điểm a, c, d Khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: Quyết định giữ nguyên Quyết định sơ thẩm, không công nhận và cho thi hành phán quyết của Tổ chức trọng tài Thụy Sĩ dựa trên những nhận định sau đây:

  • Bà Trương Hồng Thanh Ph không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH P, mà người đại diện là bà Nguyễn Thị Th. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 28 ngày 12/7/2014 thì bà Ph không phải là giám đốc Công ty TNHH P. Do đó, bà Ph ký thỏa thuận trọng tài là không đúng...
  • Công ty TNHH P không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài nước ngoài...
  • Về nơi giải quyết tranh chấp, theo hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 thì nếu có tranh chấp thì vụ việc được giải quyết tại Phòng thương 5 mại công nghiệp và dịch vụ G nhưng Công ty C lại khởi kiện tại Tổ chức trọng tài Thụy Sĩ giải quyết là không phù hợp với thỏa thuận trọng tài.
  • Vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 8/12/2016 của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ, theo Luật sư bảo vệ cho Công ty P trình bày là không có tài liệu nào xác định tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài này, cũng không có xác nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ xác nhận phán quyết này. Trình bày này của Luật sư là có cơ sở chấp nhận.
  • Vấn đề người đại diện của Công ty C nêu rằng, thỏa thuận trọng tài tại hợp đồng thương mại ký ngày 19/9/2014 về thực hiện hợp đồng phía Công ty C đã giao hàng lần thứ hai nên phía phải thi hành biết mà không phản đối nên phải công nhận thỏa thuận trọng tài như trọng tài nước ngoài đã phán quyết. Hội đồng xét đơn thấy rằng: Tại Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có nêu “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”, do đó thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 và người ký thỏa thuận trọng tài là không đủ thẩm quyền như đã nêu trên.
  1. Một số phân tích và bàn luận

Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do Tòa án xem xét tuyên không công nhận giá trị hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài và không thực hiện các biện pháp cưỡng chế cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam. Hiện nay, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) đã quy định rất cụ thể về chế định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài từ nguyên tắc áp dụng, thủ tục công nhận và cho thi hành, những trường hợp không công nhận và cho thi hành... Những nội dung này là việc nội luật hóa quy định Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Công ước New York ).

Khi xem xét và giải quyết đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, Tòa án sẽ phải tuân theo nguyên tắc theo Khoản 4 Điều 458 BLTTDS: Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó.

BLTTDS đã liệt kê các trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Điều 459 BLTTDS và được chia ra làm 02 nhóm căn cứ: (nhóm 01 –Khoản 1) Các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài theo yêu cầu của bên phải thi hành chứng minh và (nhóm 02 –Khoản 2) Các căn cứ từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài do tòa án xem xét. Quy định này sẽ được thể hiện ở các nhận định sau đây:

Về nhận định đầu tiên của Tòa: Chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận. Một trong những việc để công nhận hay không công nhận là xem xét thỏa thuận trọng tài có hiệu lực hay không? Muốn xác nhận thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì một trong những yếu tố là người có thẩm quyền có năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài. Không có đủ năng lực như thiểu năng trí tuệ, không có đủ năng lực thể chất, không có đủ thẩm quyền hành động nhân danh công ty hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng hoặc một bên ký kết hợp đồng chưa đủ tuổi ký kết. Để giải quyết trường hợp luật nước nào được áp dụng để xem xét người ký kết thỏa thuận trọng tài có năng lực ký kết hay không sẽ được xác định bằng cách áp dụng quy tắc xung đột pháp luật của tòa án nơi việc công nhận và cho thi hành được yêu cầu, thông thường là luật của nơi cư trú đối với cá nhân và luật của nước nơi thành lập đối với tổ chức. Điểm a Khoản 1 Điều 459 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định căn cứ vào pháp luật của mỗi bên để xem xét tiêu chí người có thẩm quyền có năng lực ký kết. Ở trong Quyết định của Tòa, Tòa cho rằng: “Bà Trương Hồng Thanh Ph không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH P, mà người đại diện là bà Nguyễn Thị Th. Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 28 ngày 12/7/2014 thì bà Ph không phải là giám đốc Công ty TNHH P. Do đó, bà Ph ký thỏa thuận trọng tài là không đúng”. Mặt khác, tòa cho rằng: “Vấn đề người đại diện, Công ty C nêu rằng, thỏa thuận trọng tài tại hợp đồng thương mại ký ngày 19/9/2014 về thực hiện hợp đồng phía Công ty C đã giao hàng lần thứ hai nên phía phải thi hành biết mà không phản đối nên phải công nhận thỏa thuận trọng tài như trọng tài nước ngoài đã phán quyết. Hội đồng xét đơn thấy rằng: Tại Điều 19 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có nêu “Thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài”, do đó thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 và người ký thỏa thuận trọng tài là không đủ thẩm quyền như đã nêu trên”.

Như vậy ở nhận định đầu tiên này, Tòa đã giải quyết hợp lý khi xem xét chủ thể không có thẩm quyền ký thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài độc lập so với hợp đồng. Một điều lưu ý được rút ra từ việc này là: Khi xác lập hợp đồng, nếu các bên có thỏa thuận trọng tài thì bài học kinh nghiệm đặt ra là cần phải quan tâm tới việc người của pháp nhân ký kết đó có là người đại diện theo pháp luật hoặc là người được ủy quyền hợp pháp hay không? Đây là điều tưởng cũ nhưng trong thực tiễn vẫn luôn gặp rất nhiều trường hợp như trên.

Về nhận định của tòa khi xem xét: Bên phải thi hành không nhận được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên và thủ tục giải quyết tranh chấp trọng tài nước ngoài. Trong Quyết định của mình, tòa án lập luận rằng, “lý do hồ sơ vụ kiện cũng như tại phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm không thể hiện Công ty TNHH P nhận được thông báo, triệu tập, tống đạt các giấy tờ liên quan đến việc giải quyết của trọng tài nước ngoài”. “Trường hợp thông báo qua fax, điện báo… nếu bên phải thi hành không thừa nhận đã được thông báo, thì Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành cung cấp tài liệu chứng cứ về việc không nhận được thông báo và Hội đồng xét đơn yêu cầu bên phải thi hành cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ. Tuy nhiên không có bằng chứng nào xác định Công ty TNHH P được thông báo hợp lệ về việc trên”.

Về vấn đề chủ thể chứng minh không nhận được văn bản của trọng tài nước ngoài khi giải quyết vụ án,chúng ta nhận thấy, một trong những lập luận được Tòa án đồng tình với thực tiễn khi nêu rõ là: “Tại phiên họp phúc thẩm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía Công ty P cho rằng về thực tiễn bên phải thi hành chứng minh cho việc không nhận được thông báo là rất ít xảy ra mà bên được thi hành phải chứng minh việc tống đạt hợp lệ các giấy tờ, tài liệu thể hiện mình đã thông báo cho bên phải thi hành. Như vậy căn cứ điểm c khoản 1 Điều 459 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì phán quyết của Trọng tài nước ngoài cũng không được chấp nhận và cho thi hành tại Việt Nam”. Lập luận này có thể hợp lý với thực tiễn, thế nhưng, lại không hợp lý với quy định của BLTTDS và Công ước New York khi đã quy định bên phải thi hành phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để yêu cầu Tòa án phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp. Nghĩa là, nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về bên phải thi hành chứ không phải là bên được thi hành. Và tòa cũng không được buộc bên được thi hành phải chứng minh rằng là trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài đã thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, thủ tục giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài cho bên phải thi hành. Cho nên, với quy định tại Khoản 1 Điều 459 BLTTDS “Tòa án không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp...” đôi khi sẽ gây khó cho bên phải thi hành khi họ không nhận được văn bản. Tuy nhiên, xét về phương diện quy định của luật đã phần nào hợp lý khi cho rằng căn cứ để tòa không công nhận và cho thi hành dựa vào nghĩa vụ chứng minh được đưa ra bởi bên phải thi hành tức là xác định rõ chủ thể chứng minh. Và giải pháp cho bên phải thi hành khi không thể chứng minh là có thể yêu cầu tòa xem xét thu thập chứng cứ để đánh giá theo Điều 97 BLTTDS. Bên cạnh đó, thêm lưu ý là, về chứng cứ trong trường hợp có nhận được thông báo hay không, thông thường ở các cơ quan trọng tài quốc tế thường sẽ có một người quản lý vụ kiện chịu trách nhiệm tống đạt các văn bản trọng tài. Nếu bên phải thi hành cho rằng mình không nhận được tống đạt văn bản giấy tờ thì người quản lý vụ kiện có chứng cứ chứng minh rằng tài liệu đã được gửi hay chưa để làm cơ sở cho lập luận mà bên phải thi hành đưa ra. Như vậy đây sẽ là chứng cứ hữu hiệu giúp cho bên phải thi hành chứng minh dựa vào điểm c Khoản 1 Điều 459 BLTTDS.

Về nhận định: Phán quyết trọng tài về vụ việc không được các bên thỏa thuận yêu cầu giải quyết. Trọng tài giải quyết tranh chấp không phải là trọng tài được các bên thống nhất trong thỏa thuận trọng tài thì cũng rơi vào tiêu chí không thể xem xét công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. Cụ thể, trong Quyết định không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, tòa lập luận rằng, Theo hợp đồng thương mại ngày 19/9/2014 thì nếu có tranh chấp thì vụ việc được giải quyết tại Phòng thương mại công nghiệp và dịch vụ G nhưng Công ty Coral lại khởi kiện tại Viện trọng tài Thụy Sỹ giải quyết là không phù hợp với thỏa thuận trọng tài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 459 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Tác giả cho rằng, cơ sở pháp lý cho nhận định này của Tòa phải là điểm d khoản 1 Điều 459 “Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết..”. Còn điểm đ mà tòa căn cứ quy định rằng: “Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó”. Ở đây, Tòa đã có sự nhầm lẫn về cơ sở pháp lý vì cơ sở pháp lý ở điểm đ không phù hợp với nội dung nhận định của tòa.

 Về nhận định: Hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài. Trong lập luận của tòa, tòa xét rằng, “Vấn đề hiệu lực của phán quyết trọng tài số 300367-2016 ngày 8/12/2016 của tổ chức trọng tài Thụy Sĩ, theo Luật sư bảo vệ cho Công ty P trình bày là không có tài liệu nào xác định tính hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài này, cũng không có xác nhận nào của các cơ quan có thẩm quyền của Thụy Sĩ xác nhận phán quyết này. Trình bày này của Luật sư là có cơ sở chấp nhận”.

Để xác định hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài, thông thường một số quốc gia sẽ dựa vào chính luật pháp của quốc gia nơi phán quyết được tuyên. Thụy Sĩ (là quốc gia có Trọng tài ban hành phán quyết đang được xem xét), Tòa án quyết định vấn đề này độc lập với luật áp dụng cho phán quyết và cho rằng phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực ràng buộc đối với các bên khi không có hoặc không còn biện pháp khiếu nại thông thường đối với phán quyết. Điều này nghĩa là không còn được phép kháng cáo phán quyết về nội dung tại trọng tài phúc thẩm hoặc tại tòa án. Trong bối cảnh này, đôi khi tòa án sẽ dựa trên thỏa thuận của các bên (Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế 2011). Nếu các bên đã lựa chọn thực hiện trọng tài theo quy tắc của Phòng Thương mại Quốc tế, Quy tắc tố tụng trọng tài của Tòa trọng tài ICC nói rằng phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay khi được các trọng tài viên ký tên vào phán quyết. Ở Việt Nam, Điều 61 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định: Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Như vậy, bên phải thi hành đã trình bày rằng, phán quyết trọng tài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và tòa đồng tình với lời trình bày của người bảo vệ quyền lợi của công ty P theo hướng: không có tài liệu nào xác định và không có xác nhận nào của cơ quan có thẩm quyền về hiệu lực của phán quyết. Trong khi đó, khi xem xét hiệu lực của phán quyết trọng tài nước ngoài thì lẽ ra, tòa sẽ phải yêu cầu bên phải thi hành dựa vào chính luật pháp của quốc gia Thụy Sĩ nơi ban hành phán quyết trọng tài hoặc có thể dựa vào chính quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó để chứng minh cho lập luận của mình. Cũng trong nhận định của mình, tòa đã đồng tình với yêu cầu của bên phải thi hành nhưng không xem xét cơ sở pháp lý tại điểm e Khoản 1 Điều 459 BLTTDS để làm cơ sở cho việc không công nhận và cho thi hành. Cho nên, nhận định trên của tòa chưa xem xét đánh giá triệt để.

Về việc áp dụng căn cứ tại điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS: Tòa đã áp dụng căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS để giải quyết “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tuy nhiên, trong các nhận định của Tòa án đưa ra đều không có luận điểm nào diễn giải trực tiếp về căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS. Trong khi đó, tại mục quyết định thì lại có căn cứ vào điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS. Để đảm bảo không áp dụng căn cứ một cách tùy tiện, nếu được, có nên chăng, Tòa nên nói rõ lý do áp dụng điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS và giải thích tại sao lại vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo một số trường hợp tòa án nước ngoài từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vì lý do trái với trật tự công của nước mình và nêu rất rõ lý do. Ví dụ, Tòa Thương mại Liên bang của Khu vực Tomsk, thuộc Liên bang Nga, từ chối việc thi hành một phán quyết ICC được ban hành ở Pháp, vì phát hiện ra rằng các hợp đồng vay liên quan đến phán quyết là sự dàn xếp bất hợp pháp giữa các công ty thuộc cùng tập đoàn và tranh chấp đó chỉ là giả tạo (Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế 2011).

Một điểm khác biệt về mặt từ ngữ giữa Công ước New York và BLTTDS của Việt Nam là: Công ước New York quy định: “Việc công nhận và thi hành quyết định sẽ trái với trật tự công cộng của nước đó”. Trong khi đó, điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS của Việt Nam lại quy định: “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hai thuật ngữ này là nội dung thu hút được nhiều quan điểm của các học giả nghiên cứu. Bởi (1) Công ước không đưa ra khái niệm trật tự công và điều này đã được Hiệp hội luật sư quốc tế công bố báo cáo về ngoại lệ chính sách công trong Công ước New York vào tháng 10 năm 2015 rằng: chính sách công vẫn là một khái niệm mơ hồ và phát triển bất chấp định nghĩa chính xác (Paul Stothard và Alexa Biscaro 2018).Thuật ngữ này được đa số các quốc gia giữ nguyên và thể hiện trong văn bản pháp luật của mình như Thụy Sĩ, Hungary, Vương quốc Anh, Áo, Đức, Trung Quốc. Chẳng hạn, Tòa án tối cao Áo trong 3Ob221/04b và Tòa án phúc thẩm Bavaria của Đức trong 4Z Sch 17/03 đều tuyên phán quyết trọng tài trên cơ sở chính sách công vì phán quyết là không phù hợp/không tương thích/không hòa giải được (irreconcilable) với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật của họ. Trong trường hợp trước, lãi suất theo hợp đồng là quá mức và do đó bất hợp pháp; trong trường hợp sau, phán quyết của trọng tài không thể được thi hành bởi vì nó đã được thực hiện sau khi các bên đã đạt được một giải quyết đã được che giấu từ các trọng tài; Hoặc một vụ việc khác đã được Tòa án tối cao của Ấn Độ trong vụ Renusagar v General Electric đã nói rõ rằng: “Áp dụng các tiêu chí này phải cho rằng việc thực thi một phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ bị từ chối vì nó trái với chính sách công nếu việc thi hành như vậy sẽ trái với (i) chính sách cơ bản của pháp luật Ấn Độ; hoặc (ii) lợi ích của Ấn Độ; hoặc (iii) công lý hoặc đạo đức. Quyết định này đã khẳng định vị trí rằng, chỉ trong những trường hợp đặc biệt, các tòa án quốc gia mới can thiệp vào phán quyết trọng tài trên cơ sở chính sách công (Sameer Sattar 2011). Đặc biệt, thuật ngữ “public  policy” được giải thích theo nghĩa hẹp, minh chứng là, Trong vụ Parsons and Whittemore Overseas Inc. v. RAKTA, Toà Phúc thẩm của Mỹ cũng cho rằng, “khái niệm trật tự công cộng trong Công ước New York cần phải được hiểu một cách rất hẹp. Việc thi hành quyết định trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối chỉ khi việc thi hành đó sẽ vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất của quốc gia về đạo đức và công lý” (Đặng Hoàng Oanh 2009).  (2) Không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác, đều có một sự diễn giải, cách tiếp cận khác nhau. Minh chứng là, có một số quốc gia lại không sử dụng thuật ngữ trật tự công cộng như Công ước New York như: Thụy Điển tuyên bố rằng việc thi hành có thể bị từ chối nếu phán quyết trọng tài nước ngoài là không rõ ràng tương thích với các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Thụy Điển; Ba Lan quy định rằng một phán quyết sẽ không được thi hành nếu nó xúc phạm đến tính hợp pháp hoặc các nguyên tắc xã hội cùng tồn tại ở Cộng hòa Nhân dân Ba Lan (Nivedita Chandrakanth Shenoy 2018).

Đặc biệt trong Bản Khuyến nghị ILA ghi rõ (theo Khoản 1(d)) rằng trật tự công quốc tế của bất kỳ Quốc gia nào bao gồm: (i) các nguyên tắc cơ bản, gắn liền với công lý hoặc đạo đức, mà Quốc gia mong muốn bảo vệ thậm chí khi quốc gia đó không trực tiếp liên quan; (ii) quy tắc được thiết kế để phục vụ lợi ích thiết yếu về chính trị, xã hội, hoặc kinh tế của Quốc gia, được gọi là “lois de police” hay “quy tắc trật tự công”; và (iii) Quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng nghĩa vụ của mình đối với các Quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế.

Hiện nay với việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định Luật trọng tài thương mại đã có một hướng giải pháp hiện hành là đã quy định rất rõ thế nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là, các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam (hiểu theo nghĩa nguyên tắc cơ bản trong phạm vi quốc gia và giải thích với nghĩa hiểu như thế này là rất rộng). Và như vậy, thuật ngữ “public policy” trong Công ước New York thì ở Việt Nam được diễn giải, tiếp cận theo hướng là “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Tác giả cho rằng, đã là thành viên của Công ước New York thì chúng ta nên sử dụng thuật ngữ “trật tự công cộng/chính sách công” vào văn bản pháp luật trong nước để thể hiện đúng tinh thần nội hàm của thuật ngữ. Điều này đồng nghĩa với việc nhà làm luật sẽ phải sửa hàng loạt một số văn bản pháp luật có liên quan để đảm bảo sự đồng nhất cũng như giải thích rõ thuật ngữ “trật tự công cộng”. Tuy nhiên, kiến nghị này trên thực tế là chưa được nhà làm luật đồng ý sửa đổi mà vẫn giữ nguyên một lần nữa tại BLTTDS hiện hành khi thay thế Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011. Cho nên, với thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, tác giả kiến nghị rằng, cần có một hướng dẫn giải thích khái niệm “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” theo hướng sát với nội hàm tinh thần của “trật tự công cộng” trong Công ước New York và để không còn là một thuật ngữ được áp dụng một cách tùy tiện trong quá trình xét xử của Tòa, thiết nghĩ trong thời gian tới, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên tổng hợp và ban hành các án lệ trong đó diễn giải những trường hợp không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài vì lý do trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam để làm cơ sở cho việc áp dụng một cách thống nhất.

  1. Kết luận và một số khuyến nghị

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện này thì các hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài được xác lập ngày càng nhiều giữa các cá nhân, pháp nhân ở các nước với nhau. Và như vậy, họ cũng đều mong muốn rằng, để đảm bảo quyền lợi của mình, khi phát sinh tranh chấp thì sẽ được tòa án của nước khác công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài mà các bên đã thỏa thuận yêu cầu giải quyết.

Qua việc phân tích một trường hợp tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết trọng tài nước ngoài, có thể thấy một số căn cứ tòa án đưa ra là hợp lý, nhưng một số căn cứ khác là chưa thuyết phục. Cho nên, khi giải quyết vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, về phía tòa án cần phải có sự rà soát, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết không công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần sớm ban hành văn bản Nghị quyết hướng dẫn cụ thể chi tiết hướng dẫn quy định của BLTTDS về việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài đặc biệt là hướng dẫn áp dụng Điều 459 BLTTDS để đảm bảo nâng cao số lượng quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài nhằm tăng cường thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, khi tham gia xác lập thỏa thuận trọng tài thì nên lưu ý về thẩm quyền của người ký kết hay khởi kiện đúng tổ chức trọng tài mà các bên đã thỏa thuận và cần cung cấp đầy đủ thêm nhiều chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình đặc biệt khi mà nghĩa vụ chứng minh lại thuộc về phía bên phải thi hành.

Tài liệu tham khảo

  1. Hội đồng trọng tài quốc tế (2011), Hướng dẫn của ICCA về diễn giải Công ước New York 1958: Sổ tay hướng dẫn cho thẩm phán, truy cập ngày 20.4.2019, từ https://www.arbitration-icca.org.
  2. Nivedita Chandrakanth Shenoy (2018), Public policy under article V(2)(b) of the New York Convention: Is there a transnational standard?, từ https://cardozojcr.com/wp-content, truy cập ngày 4.2019.
  3. Đặng, Hoàng Oanh (2009), Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ việc TYCO, từ http://vibonline.com.vn, truy cập ngày 20.4.2019.
  4. Paul Stothard, Alexa Biscaro (2018), Public policy as a bar to enforcement – Where are we now?, từ https://www.nortonrosefulbright.com, truy cập ngày 20.4.2019.
  5. Quyết định số 25/2018/QĐKDTM-PT của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh ngày 28 tháng 6 năm 2018.
  6. Sameer Sattar (2011), Enforcement of arbitral awards and public policy: same concept, different approach?, từ https://www.ela.law, truy cập ngày 20.4.2019.

 

[1] Trường Đại học Sài Gòn, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriMostbet KZbeylikdüzü escortPomeranian Boo beyazgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025cast ajans esenyurt escortyabancı dizi izleseri filmlercasino levantcasinolevantJet film izleBC.GamePusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetmarsbahis girişBets10jojobetcasibomCasibommakrobet girişperabet giriştürk film izlefilmjokerbet girişdeneme bonusu veren siteler1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmleribeste casino på nett30 tl bonus veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノonwinオンラインカジノ 違法rulet siteleripoker siteleriyabancı dizi izlemariobet girişbahis siteleriatomsportvmilanobet girişcasinolevantmarsbahis girişhttps://thebritishinvapetion.com/celtabetGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanolive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinodamabet girişcasibombettiltotobetotobetotobetaltyazılı film izlebetgarvaycasinogamdom girişklasbahisbigbrogtümbetdeneme bonusu veren bahis siteleribets10buy twitter followers redditGrandpashabetİMAJBETCASİBOMkumar siteleriGrandpashabetGrandpashabet girişpusulabet twittercasibom güncel girişbetkolikcasibomjokerbet girişonion sitesPornoankara evden eve nakliyatbetofficebetoffice girişdijital pazarlama ajansıcasibomholeyy girişbetofficebetoffice girişbetoffice güncel girişcasibombetoffice güncel girişjojobetparibahisARORA YEDEK PARÇAjojobetcasinolevantjojobetultrabetbetexperbetmarinomilanobetbetkanyonjojobet girişjojobet girişmavibetbetmarinobetsmovebetmarinogoldenbahisbetnanobetparkpiabetpiabetbetparktürk ifşatürk ifşacasibom güncel girişcasibomcasibom girişbethousemeritkingfacebook video indirçocuk pornosuçocuk pornosuçocuk pornosuçocuk pornosuçocuk pornosuçocuk pornosuçocuk pornosuçocuk pornosutaraftarium24canli casinojustin tvbeylikdüzü escortistanbul escortavcılar escortmillibahismillibahismillibahismeritking güncel girişdumanbetdumanbet girişdumanbethd film izlelayarkaca21Escort çeşmeÇeşme escortganobetportobetcasibom giriş levantcasinovbet girişRulobetDeneme bonusu veren sitelervbetsolana sniper botultrabethttps://www.pagina-aede.org/bahis siteleriDeneme Bonusu Veren Siteler 2024bankobetinstagram takipçi satın alsincan evden eve nakliyatcasibomtaraftarium24ultrabetultrabetimajbetcasibom girişcasibom girişcasibom girişextrabettubidy mp3 downloadsnaptikcasino sitelerisnapinstaeditor bet giriscasinoper girişsnaptikaerodrome financecasino siteleritubidy mp3 downloadcasino güncel giriş1tubidysohbet hattıbettilt giriş1Win Aviator: A Comprehensive Guide for Indian Playerscasibom girişaustralian casino gamestaraftarium24selcuksportshdjojobetlunabetjojobetcasibomdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren adult porn sitelersweet bonanzadeneme bonusu veren sitelerbetgittubidy mp3 downloadsweet bonanzayoutube to mp3dumanbetdeneme bonusu veren sitelerGrace Charishitbetzbahisslot siteleritambettambet girişselcuksportsAlev Casinotekirdağ escort bayanultrabetmatbetdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerijustin tvgrandpashabet2212 comcasibom 747 com449 marsbahis commeritking 1612cratosroyalbet765yabancı dizi izlejustin tvcasibom747449 marsbahismeritking1612448marsbahis comgrandpashabet 2212jojobetbetkanyon girişgrandpashabetBetgoPeptid Fiyatlarıholiganbetcasibom girişultrabetultrabetultrabetlimanbetİstanbul Vip transferkağıthane escortistanbul escortdeneme bonusu veren siteleressbahistubidywave executorığdır boşanma avukatıslot sitelericasino siteleriekrem abicasibomcasinolevantbetbigojojobet güncel girişBahissenin girişBahissenin dumanbetnakitbahisbetebetkralbetdinamobetbetkanyonmeritkingvaycasinoultrabettipobetotobetfixbetbetturkeytrendbetbahiscomkulisbetmadridbetmeritkingcasibomxeno executorxeno executordeneme bonusu veren sitelerholeyybahiscasinobahsegelbetebetbetgarantibetgrambetnanocandycasinokulisbetbetvakticeltabetcratosslotcratossportingexxenbetfenomenbetlordbahisprimebahismeritkingmadridbetkingroyalvaycasinorenbetslotbarcenabetgettobetbahisbeymeritbetbenimbahisbetrupiligobetbetorderesbetcasiwowefesbetromabetkralbetbetgarsetrabetoyuncaklaronwindeniz taşımacılığıbetparkwinxbetjojobetTipobetsivas travestipusulabetmeritbetkingroyalklasbahisbetcioTimebetTimebetimajbetgrandpashabetsahabetsekabetonwinsekabetmatbetcasibomcasibom girişcasibom güncel girişjokerbetjojobetperabetperabetotobetcasibomdumanbetgrandpashabetcasinometropolselçuksportsamexgiftcard/balancemarsbahis girişmarsbahis güncelamex gift card balancebetosferimajbetpiabetonwin güncel girişmarsbahisimajbetmatbetholeyyzbahiscasibomzbahisholeyyholeyy girişholeyy twitterextrabet girişextrabetFixbetLimanbetKolaybetBetgarzbahiszbahis girişholiganbetjojobetpusulabetbetmoonhiltonbetsafirbetvbetbahigobets10Mostbetcasibom girişcasibom1xbetmeritkingmatadorbetgrandpashabetcasibomcasibom girişcasibom girişcasibom güncel girişxslotxslotankara escortportobetistanbul escortpusulabetjojobetcasibommatbetimajbetradissonbetsahabetonwinsekabetholiganbetjojobetmatbetimajbetmarsbahisbets10 girişmarsbahissuperbetinvirabetgoldenbahisbets10betsmovemavibetaresbetcasibombetexpersultanbetyouwinwinxbetbetpasAnkara Escortcratosslotpusulabet girişpusulabetcratosslotcratosslotultrabetultrabetcasibom girişultrabetlesphinxmali.comcasibomcasibomgiftcardmall/mygiftbetgarextrabetCasibom girişcasibom girişimajbetmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisholiganbetmatadorbetgrandpashabetartemisbetrestbetpinbahismeritbetbetciokingroyalmostbetcasibomjojobetlimanbet. Casibom.vbetbets10 girişultrabetotobet bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerideneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuİstanbul TravestiGrandpashabetBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortweneme wonusu weren sitelarweneme bonuwu weren sitelewweneme bonusu weren witelerweneme bonusu weren witelerweneme bonwusu werin sitelerweneme wonucu weren sitelerweneme porn siteleri bonusporndonomo bonoso voron sotolordanama banasa varan porn siteleriporn siteleri weneme wonusuchild porn7dak.com bonusu veren siteler pornosudomlepen.com bahis siteleri7dak.com bonusu veren sitelerporndinimi binisi varan sitilir 2024 pornveneme vonusu weren sotolordinimi binisi varan sitilir porn porn veneme vonusu weren sotolorbonus veren sitelerchild porn bonusdinimi binisi virin sitilirDanama bonusa weren satalerWeneve vonusu veren child porn siteleriWeneve vonusu veren child porn siteleriDunumu bunudu veran ditelradinimi child porn siteleribihis sitiliriDunumu bunudu veran ditelreGinimi vonusu veren sitolerdinimi child porn sitelerideneme porn bonusu sex tumblrtumblr porn siteschild porn sextumblr porn bonusGinimi vonusu veren sit0lersex deneme bonusu child porn sitelericasino site porndeneme bonusu sex porn veren siteler child pornchild porn deneme bonusu veren siteler sexdeneme sex bonusu veren siteler pornosucasino sex sitelericasino porn siteleri sexchild porncasino porn sex siteleri childcasino siteleri milf pornsex siteleri casino milfdonomi bonisi voron jasino sitelerichild porn deneme bonusu veren siteler sex sex deneme bonusu child porn siteleridinimi bonusi child porn siteleri2000 porn deneme siteleri HD sexbedava deneme pornosu child porn 3500 HD linkhemen deneme child pornxnxxdeneme sex bonusu veren porn siteleri HDdanimi bonusa viran sitolardeneme sex bonusu veren porn child siteleri HDsex deneme bonusu child porn siteleriDunumu bunudu veran ditelra hd pornChild porn deneme sexdoeda.net anal siteleri pornmilf sex child porn bonuschild porn denemesex bonusu siteleriporn deneme sexybahis siteleri sexchild porn bonus deneme HDchild porn github deneme pornchild porn bonusu deneme sexerotic deneme bonusu veren porn siteleri milfsex bedava denemeerotic deneme bonusu veren porn siteleri milf sexbedava deneme bonusu veren porno siteleri HD links 3200milf casino porn sitelerideneme child porn bonusu veren pornolarmilf bonusu veren deneme sex sitelerDeneme bonusu child porn forummilf casino porn sitelerideneme bonusu veren child porn siteler HDdeneme bonusu porno siteleri child sexchild casino porn siteleri sexporn bonusu veren milf sitelerierotic deneme bonusu veren porn siteleri milf sexDeneme bonusu child porn sitelerichild casino porn siteleri sexdeneme bonusu veren child porn siteler HDporno veren milf siteleri bonusu deneme sexychild porn siteleri casino sexdinimi bonusi child porn siteleridinimi child porn siteleridinimi child porn siteleri dinimi child porn siteleridinimi bonusi child porn sitelerisex bonusu veren milf siteleri denemesi bedava pornoDeneme bonusu child porn sitelericocuk deneme pornosu veren sex sitelerideneme bonusu child porn sitelerigotten veren deneme bonusu siteleribaklava sex veren dinamit pornusu sitelerisex bahis porn veren sitelerKüvette gotten veren dinamit pornusu siteleriDeneme porn veren sex siteler20 porno videosu bonus veren sex denemesi sitelerien guvenilir porn veren bahis sex sitelerideneme pornosu veren sex siteleri 5000 linkporn bahis sex siteleriKokoretsi sex veren dinamit pornusu sitelerianinda sex veren bonus porno siteleri denemesiporn bonusu veren sex siteleri HDaninda google porno bonusu veren siteleriporn deneme incest sex sitelerideneme sex bonusu veren siteler pornosutelegram porn veren sex deneme sitelersex bonusu veren deneme siteleri HD PORNhttp://livinglavida.com/betsof/porncasino porn siteleri HD sextravesti gotten veren sitelerideneme sex bonusu porno veren siteler listesi HDNew Image Anti-Aging and Cosmetic Laser Center, LLC the flawless skin of your dreamsdeneme pornosu veren sex siteleri HDdeneme pornosu veren sex bonusu sitelerichild porn bonusu veren sex siteleri denemesichild pornvinemi bonasi veran sitolar denemo bonusaHD casino sex siteleri listesifuck casino russian siteleri HD pornchild porn terrorist siteleri casinochild porn russian casino siteleri HD live sexrussian bitches fuck in turkish casinorussian pornrussian bitches fuck in turkey casinorussian 1xbet sex child pornrussian casino porn sites for children sexhd child pornchild porn russian casinorussian escortsrussian casino pornlarrussian uçak pornosurussian 7 pornsdeneme pornosu veren sex sitelerithe porn bonus sitelerifree porn bonusu veren sex sitelerihemen 2500 porno bonusu al denechild festival bonus porndenimo bonisa veran sitolarфæлварæн порно бонус скачать сайтыsex bonusu veren porno siteleri denemesi bedava HD liveporno bonusi veran denima bonusi sitohd free sex denimi bonusa virin sitilir 2034anal sex at deneme bonusi sakso veren sitolarburs pornosu veren denimo bonusa veren sitiar 3045free hd sex deneme bonusu veran sitolarfree porn izle ayni anda denimo bonusi veran sitelar incelehd porn bihis sitolariDeneme porn siteleri sex childdeneme pornosu veren child porn sex sitelerbonusta gotten veren sex sitelerirussian casino porn siteleri child sexdeneme escort veren sex sitelerivay porno casinosu veren sex sitelerivay yusuf yusuf porn siteleri sex bonusudeneme dildo veren porno sitelerisex porno dergisi veren sitelerdenemeli porno veren escort siteleri listesideneme pornosudinmedi nefret bedava sex veren sitelerivay sex casinosu veren sex sitelericasino porn siteleri sexhipbetesenyurt escortistanbul escortflorya escortizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortdenizli escortmersin escortesenyurt escort bayanizmit escortizmit escortizmit escortesenyurt escortbeylikdüzü escortavcılar escortavrupa yakası escortbeşiktaş escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escort