Sidebar

Magazine menu

21
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 121

XU HƯỚNG CỦA NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Lý Hoàng Phú[1]

 

Tóm tắt

Theo dự báo của Liên hiệp Quốc, đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Điều này vượt ngoài khả năng cung ứng của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà rất nhiều đã rơi vào tình trạng cạn kiệt hoặc có nguy cơ cạn kiệt. Nhận thức được nguy cơ rõ ràng này, nhân loại đã có những điều chỉnh về phương thức khai thác, sử dụng và tái tạo để phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên mà một trong những lý thuyết được công nhận rộng rãi hiện nay đó là lý thuyết về nền kinh tế tuần hoàn. Bài viết này xuất phát từ việc phân tích các đặc trưng, vai trò, triển vọng của nền kinh tế tuần hoàn, sẽ tập trung vào vấn đề thực hiện mô hình kinh tế này trên thế giới, từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai và ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Từ khóa: nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, tái chế, Việt Nam

Abstract

According to the forecast of Nations Unies, the demand for natural resources in 2030 will increase 3 times compared to the current value. This is beyond the supply of natural resources, many of which have been depleted or at risk of depletion. Recognizing this obvious risk, mankind has made a lot of modifications in the way of exploitation, use and regeneration to restore natural resources. One of the widely recognized theories today is the theory of circulatory economy. This article starts from the analysis of characteristics, roles as well as the prospects of the circular economy, will focus on the current implementation of this economic model over the world, thereby propose some recommendations to improve the feasibility of implementation the circular economy in Vietnam

Keywords: circular economy, sustainable development, recycle, Vietnam

  1. Mở đầu

Báo cáo của Hội đồng tài nguyên quốc tế của Liên hợp quốc cho biết việc sử dụng tài nguyên vật liệu dự kiến đạt 90 tỷ tấn trong năm 2017 và có thể tăng hơn gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2050 (IRPR, 2017). Nếu không có cách sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, các Mục tiêu Phát triển Bền vững sẽ không thành công, do vậy, để giảm thiểu tổn hại đến chất lượng cuộc sống, cần có giải pháp tái chế chất thải, sử dụng nguyên liệu tái chế làm nguyên liệu đầu vào để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trường hợp phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì phải tiết kiệm và hợp lý hơn thay vì chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. Nhân loại giờ đây phải chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ hoặc cho thuê. Đó chính là những nguyên lí đơn giản trong một cơ chế của nền kinh tế tuần hoàn. Mô hình nền kinh tế tuần hoàn hiện nay không còn chỉ mang ý nghĩa lý luận mà sớm trở thành thực tiễn, được công nhận trên thế giới.

  1. Từ nền kinh tế tuyến tính đến nền kinh tế tuần hoàn

Khái niệm nền kinh tế tuyến tính được đưa ra để so sánh với khái niệm nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, nền kinh tế tuyến tính hay linear economy là mô hình kinh tế truyền thống dựa trên cách tiếp cận “take-make-consume-throw away”, có nghĩa là khai thác các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng và sau đó vứt bỏ dưới dạng rác thải. Nói cách khác, hãy lấy các tài nguyên cần thiết để làm ra các hàng hóa để bán và kiếm lợi nhuận và loại bỏ mọi thứ không cần thiết - bao gồm cả một sản phẩm ở cuối vòng đời của nó. Đa số nhân loại vẫn cuốn theo guồng quay “sản xuất, sử dụng, loại bỏ” đầy lãng phí và thiếu bền vững – hiện có tới 1/3 lượng nhựa phế thải trên toàn cầu đang không được thu gom hoặc quản lý (Ellen MacArthur Foundation, 2016).

Trong nền kinh tế tuyến tính, tài nguyên thiên nhiên có vai trò đầu vào cho quá trình sản xuất, được khai thác triệt để trở thành các nguyên liệu (raw materials), được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sau quá trình tiêu dùng, những gì còn lại là rác thải, không tái chế được. Nền kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt, dẫn tới sự hoang phí khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong các thị trường thường đã bão hòa. Trước khi bước vào nền kinh tế tuần hoàn, một trạng thái quá độ mà hiện nay hầu hết các quốc gia đang trải qua đó là nền kinh tế tái sử dụng hay còn gọi là “reuse economy”, theo đó, khác với nền kinh tế tuyến tính, sau quá trình tiêu dùng, một bộ phận rác thải sẽ được đưa vào tái chế để trở thành nguyên liệu của quá trình tái sản xuất ra sản phẩm của giai đoạn tiếp theo.

Sơ đồ 1. Từ nền kinh tế tuyến tính đến nền kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn biến những sản phẩm đang ở cuối vòng đời phục vụ thành nguồn lực cho người khác, lấp đầy những khoảng trống trong các hệ sinh thái công nghiệp và giảm thiểu lượng rác thải (cộng sinh công nghiệp) . Điều này, sẽ làm thay đổi logic kinh tế truyền thống của nền kinh tế tuyến tính: triệt để tái sử dụng những gì có thể, hầu như không có rác thải theo nghĩa đen mà tất cả sẽ được tận dụng để tái chế và sử dụng cho quá trình tái sản xuất.

Mặc dù nền kinh tế tuyến tính đã rất thành công trong việc tạo ra của cải vật chất ở các quốc gia công nghiệp cho đến thế kỷ 20, nhưng nó đã chứng minh những điểm yếu trong thiên niên kỷ mới và sự sụp đổ cuối cùng trong tương lai gần được dự báo. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tái chế và tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn là một tất yếu hiện nay. Nhân loại trước kia luôn trong tình trạng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, hay tình trạng vô tận nên chi phí rất rẻ cho các nguyên liệu thô, song ngày nay các tài nguyên đã đi vào tình trạng cạn kiệt, cộng với mối lo ngại về an ninh nguồn lực, đạo đức và an toàn cũng như vấn đề cắt giảm khí nhà kính đang làm thay đổi cách tiếp cận của con người từ từ tư duy cho đến thực tiễn các nguyên tắc kế toán, sản xuất, tiêu dùng và chính sách đưa ra đều phải tính tới một nguyên tắc tiết kiệm, tránh lãng phí.

Hình 1. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế tuần hoàn

SỬ DỤNG

ĐỔI MỚI

KHAI THÁC

SẢN XUẤT

PHÂN PHỐI

TÁI SỬ DỤNG, TÁI SỬA CHỮA, TÁI SẢN XUẤT

Tài nguyên mất đi được tái phục hồi một phần nhờ vào mô hình cộng sinh công nghiệp

THU HỒI VÀ LÀM MỚI HÀNG HÓA CŨ

TÁI CHẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Walter R. Stahel, The circular economy, Tạp chí the Nature, 23/3/2016

  1. Khởi nguồn và các ích lợi của nền kinh tế tuần hoàn

Quan điểm về kinh tế tuần hoàn được xem là bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Mỹ Kenneth Boulding. Năm 1966, Boulding kêu gọi chuyển hướng khỏi nền kinh tế cao bồi nơi có biên giới vô tận, ngụ ý không có giới hạn về tiêu thụ tài nguyên hoặc xử lý chất thải, đến một nền kinh tế tàu vũ trụ, nơi mọi thứ được thiết kế để được tái chế liên tục: “Thế giới “khép kín” của tương lai đòi hỏi các nguyên tắc kinh tế hơi khác so với thế giới “mở” của quá khứ…  Tôi muốn gọi nền kinh tế mở là nền kinh tế cao bồi, một chàng cao bồi là biểu tượng của đồng bằng không thể tưởng tượng được và cũng gắn liền với hành vi liều lĩnh, bóc lột, lãng mạn và bạo lực, đó là đặc trưng của xã hội mở” (Boulding, 1966). Boulding mô tả một mô hình thay thế khả dĩ, mô hình một nền kinh tế tuần hoàn cũng có thể được gọi là nền kinh tế tàu vũ trụ. Theo cách tiếp cận này, trái đất được coi là một tàu vũ trụ duy nhất không có tài nguyên vô hạn, trong đó con người không có sự thay thế nào ngoài việc kết nối lại với hệ sinh thái theo chu kỳ chỉ có thể cung cấp vật liệu để được tái sử dụng liên tục. Mười lăm năm sau, khái niệm kinh tế tuần hoàn bắt đầu được sử dụng. Đầu những năm 80, Stahel và Reday (1981) được Ủy ban Cộng đồng Châu Âu (ngày nay là Ủy ban Châu Âu) chỉ định để nghiên cứu lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Báo cáo của nhóm nghiên cứu được xuất bản năm 1981 kết luận rằng, một nền kinh tế tuần hoàn, trái ngược với nền kinh tế truyền thống, sẽ tạo ra việc làm tại địa phương và giảm tiêu thụ tài nguyên, khí thải nhà kính và chất thải. Stahel (1982) đã đưa ra khái niệm về cấu trúc kinh tế tự phục hồi xoắn ốc (hay vòng khép kín. Bản chất của nền kinh tế hiệu suất là xác định lại chủ đề sản xuất, bán hàng và bảo trì: thay vì hàng hóa, các công ty nên thực hiện thị trường, ví dụ như trong các mô hình kinh doanh dựa trên sự chia sẻ đang gia tăng gần đây. Khái niệm của Stahel được kết hợp trong ý tưởng của Braungart và McDonough (2008), coi tất cả các nguyên liệu liên quan đến các quá trình công nghiệp và thương mại là chất dinh dưỡng, trong đó có hai loại chính: kỹ thuật và sinh học (Ellen Quỹ MacArthur, 2015b).

Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là tạo ra việc làm tại địa phương và giảm tiêu thụ tài nguyên, khí thải nhà kính và chất thải (Stahel và Reday, 1981) mà còn tạo ra những cơ hội rõ ràng cho các khu vực sản xuất phụ trợ. Tại diễn đàn kinh tế thế giới 2012 ở Davos, Quỹ Ellen MacArthur (EMF) và Công ty McKinsey đánh giá lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn thông qua khả năng tạo ra cơ hội 630 tỷ USD/năm chỉ riêng cho các ngành công nghiệp phụ trợ tại Châu Âu (Ellen MacArthur Foundation, 2012 tr 5). Nhiều cơ hội kinh doanh mới sẽ phát triển khi thiết kế sản phẩm tốt hơn bởi sự tập trung vào các công nghệ và vật liệu sản xuất mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm thấy cơ hội để tạo sự khác biệt thông qua các quy trình sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, điều này cũng sẽ giúp tiết kiệm tài chính. Việc loại bỏ chất thải từ chuỗi giá trị có thể định lượng ra ích lợi thông qua giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và có hệ thống và giảm sự phụ thuộc tài nguyên. Người tiêu dùng được hưởng lợi nhờ việc cải thiện các quy tắc quản lý chất thải và tạo ra giá trị từ chất thải sẽ giảm chi phí quản lý sản phẩm ở giai đoạn cuối và thiết kế sản phẩm tốt hơn sẽ giúp sản phẩm bền hơn và hiệu quả hơn. Việc thiết kế sản phẩm với việc tái sử dụng vật liệu kết hợp làm giảm độ phức tạp và kéo dài vòng đời sản phẩm làm cho sản phẩm lấy lợi ích của người tiêu dùng làm trung tâm, áp dụng các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất hàng hóa được xây dựng để cuối cùng, giúp giảm tổng chi phí sở hữu và thị trường nhận được các cách tiếp cận hàng hóa mới (ví dụ như thông qua chia sẻ), làm phong phú tập hợp các lựa chọn và tăng sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời việc sử dụng tài nguyên thông minh hơn cũng sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi tôn trọng ba nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc cốt lõi là một nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích giải quyết chất thải. Trong nền kinh tế tuần hoàn, chất thải không tồn tại. Các sản phẩm được thiết kế và tối ưu hóa cho một chu kỳ sử dụng và tái sử dụng.

Thứ hai, tính tuần hoàn tôn trọng nghiêm ngặt các tính chất tiêu hao và lâu bền của sản phẩm. Hàng tiêu dùng trong nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học ít nhất là không độc hại và thậm chí có thể có lợi, và có thể được đưa trở lại sinh quyển một cách an toàn, trực tiếp hoặc trong một loạt các lần sử dụng liên tiếp. Mặt khác, các vật liệu bền như động cơ hoặc máy tính được làm từ các chất được thiết kế từ đầu để có thể tái sử dụng.

Thứ ba, năng lượng cần thiết để thúc đẩy chu trình này phải được tái tạo tự nhiên, một lần nữa để giảm sự phụ thuộc tài nguyên và tăng khả năng phục hồi của hệ thống.

  1. Thực tế triển khai nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới

4.1. Khái quát về một số mô hình kinh doanh theo xu hướng kinh tế tuần hoàn

OECD trong một báo cáo về các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế tuần hoàn có đề cập đến 5 mô hình kinh doanh phù hợp trong một nền kinh tế tuần hoàn hơn, gồm (i) mô hình cung ứng tuần hoàn, (ii) mô hình phục hồi tài nguyên, (iii) mô hình kéo dài tuổi thọ sản phẩm, (iv) mô hình chia sẻ và (v) mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm, với nhấn mạnh rằng không phải tất cả các mô hình nêu trên đều là mới lạ và trong một số trường hợp, các công ty áp dụng kết hợp các mô hình kinh doanh thay vì một mô hình riêng lẻ. Ví dụ, việc áp dụng mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm - và việc duy trì quyền sở hữu sản phẩm đi kèm với nó - có thể phục vụ để khuyến khích việc áp dụng song song mô hình kéo dài tuổi thọ sản phẩm. (OECD, 2019). Mô hình cung ứng tuần hoàn (i) với triết lí đơn giản là sản phẩm đi đến cuối vòng đời lại trở thành nguyên liệu để tái tạo sản phẩm khác. Nhà sản xuất thảm trải sàn toàn cầu Tarkett là ví dụ điển hình về cung ứng tuần hoàn. Ngoài ra có thể kể đến Advance Nonwoven, một nhà sản xuất vật liệu cách nhiệt của Đan Mạch và Green Packaging, một nhà sản xuất bao bì thực phẩm của Mỹ.

Mô hình kinh doanh phục hồi tài nguyên (ii), hoặc tái chế như được biết đến nhiều hơn, có một số biến thể như: phục hồi giảm cấp (downcycling), phục hồi nâng cấp (upcycling), cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis). Theo đó trong mô hình phục hồi giảm cấp, các vật liệu được phục hồi có chất lượng kém hơn ví dụ, trong bối cảnh tái chế giấy và bìa cứng, mỗi vòng lặp bổ sung dẫn đến việc giảm độ dài của sợi cellulose và đương nhiên chất lượng của sản phẩm vòng tiếp sau sẽ không cao bằng vòng trước. Trong mô hình phục hồi nâng cấp, chất thải được chuyển đổi thành nguyên liệu thứ cấp và sử dụng tiếp theo trong các ứng dụng có giá trị tương đối cao, ví dụ như Freitag, một nhà sản xuất hàng may mặc của Đức, sản xuất túi làm từ vải bạt xe tải, dây an toàn xe hơi và ống bên trong xe đạp. Mô hình cộng sinh công nghiệp, đôi khi được gọi là mô hình tái chế vòng kín, liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm phụ sản xuất từ một công ty làm đầu vào sản xuất của một công ty khác. Mô hình này phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất dòng nguyên liệu rất tinh khiết và đồng nhất, như ngành công nghiệp hóa học, thường được quy hoạch cẩn thận trong khu công nghiệp với sự kết nối chặt chẽ trong việc vận chuyển nguyên liệu từ nơi này sang nơi khác bằng hệ thống đường ống hoặc hệ thống xe tải. Ví dụ điển hình liên quan đến các công ty sản xuất hóa chất, các công ty sản xuất các sản phẩm từ dầu thô…

Trong quá khứ, việc luân chuyển sản phẩm, dây chuyền công nghệ từ khu vực địa lí này sang khu vực địa lý khác trong quốc gia hoặc quốc tế để kéo dài vòng đời sản phẩm (second hand, third hand…) đã được thực hiện khá phổ biến cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (mô hình –iii-  kéo dài tuổi thọ sản phẩm của OECD). Việc các dây chuyền công nghệ hay sản phẩm có thể là cũ, lỗi thời tại các nước phát triển được chuyển tới các nước đang phát triển để tiếp tục vòng khai thác, sử dụng mới, về bản chất chưa được xem là kinh tế tuần hoàn mà chỉ có thể gọi là có xu hướng tuần hoàn hơn.

Mô hình chia sẻ (iv) hay kinh tế chia sẻ liên quan đến việc sử dụng tài sản tiêu dùng chưa được sử dụng hết công suất thông qua cho mược hoặc dùng chung, ví dụ như các sản phẩm nhà ở, xe cộ, quần áo và công cụ sinh hoạt, lao động… Hầu hết các hoạt động chia sẻ ngày nay được tạo điều kiện bởi các nền tảng công nghệ trực tuyến, một số trong đó - ví dụ Airbnb - đã trở thành các tác nhân thị trường mạnh mẽ.

Các mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm (v) kết hợp một sản phẩm vật lý với một thành phần dịch vụ. Có một số biến thể, một số trong đó nhấn mạnh hơn vào sản phẩm vật lý và một số khác tập trung nhiều hơn vào khía cạnh dịch vụ. Nếu nhấn mạnh hơn đến sản phẩm, các công ty sản xuất tiếp tục sản xuất và bán sản phẩm theo cách thông thường, nhưng bao gồm dịch vụ hậu mãi bổ sung. Ví dụ, công ty quần áo ngoài trời cao cấp Patagonia đảm bảo sửa chữa quần áo bị hỏng và vận hành một nền tảng cho khách hàng bán sản phẩm của họ dưới dạng sản phẩm cũ. Còn với mô hình hệ thống dịch vụ hướng đến người dùng, các sản phẩm và dịch vụ được đặt vào vị trí cân bằng hơn. Khách hàng trả tiền để truy cập tạm thời vào một sản phẩm cụ thể, thường thông qua hợp đồng thuê ngắn hạn hoặc dài hạn, trong khi nhà cung cấp dịch vụ vẫn giữ quyền sở hữu toàn bộ sản phẩm ví dụ chương trình chia sẻ xe đô thị, cho thuê thiết bị văn phòng và dịch vụ cho thuê hàng may mặc. Một ví dụ khác khá phổ biển liên quan đến việc số hóa các hình thức truyền thông truyền thống khác nhau: các nền tảng trực tuyến như Amazon, Netflix, Spotify và Coursera cho phép văn học, phim ảnh, âm nhạc và giáo dục được sử dụng mà không cần quyền sở hữu các sách, CD, DVD, v.v.

  • Triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại một số nước trên thế giới

Trên thế giới hiện nay, nhiều chương trình liên quan đến vòng tuần hoàn kín để đạt được “cộng sinh công nghiệp” - trong đó các sản phẩm thải của một công ty trở thành nguyên liệu thô của một công ty khác - đang được áp dụng tại Yokohama, Nhật Bản; ở Ulsan, Hàn Quốc; và ở Kwinana, Úc. Đức và Nhật Bản có kế hoạch tái chế toàn diện (thông qua Đạo luật quản lý chất thải và chu trình chất thải khép kín năm 1996 và Luật cơ bản năm 2000 của Nhật Bản để thành lập một Hiệp hội chu trình vật liệu âm thanh). Ủy ban châu Âu đã công bố Gói kinh tế tuần hoàn vào tháng 12 năm 2015. Tuy nhiên, nhận định chung là chưa có một quốc gia nào có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng cho một nền kinh tế tuần hoàn như Trung Quốc.

Tại Trung Quốc

Là một nền kinh tế đang phát triển, với quy mô dân số chiếm hơn ¼ dân số thế giới, sẽ không ngạc nhiên nếu biết rằng tiêu thụ tài nguyên của thế giới của Trung Quốc đang đạt đến mức khủng hoảng. Để sản xuất 46% nhôm toàn cầu, 50% thép và 60% xi măng của thế giới vào năm 2011, Trung quốc đã tiêu thụ nhiều nguyên liệu hơn 34 quốc gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cộng lại: 25,2 tỷ tấn (John A. Mathews& Hao Tan, 2016). Trong khi đó, việc sử dụng tài nguyên của của Trung Quốc lại không hiệu quả. Trung Quốc cần tới 2,5 kg nguyên liệu để tạo ra 1 đô la Mỹ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với 0,54 kg ở các nước OECD (tính theo năm 2005, được điều chỉnh theo ngang giá sức mua). Năm 2014, Trung Quốc đã tạo ra 3,2 tỷ tấn chất thải rắn công nghiệp, chỉ có 2 tỷ tấn được thu hồi bằng cách tái chế, ủ, đốt hoặc tái sử dụng. So với các công ty và hộ gia đình ở 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã tạo ra 2,5 tỷ tấn chất thải vào năm 2012, trong đó 1 tỷ được tái chế hoặc sử dụng làm năng lượng. Năm 2025, Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất gần một phần tư chất thải rắn đô thị của thế giới (John A. Mathews& Hao Tan, 2016).

Trung Quốc đã sớm nhận thức được tình hình khai thác tài nguyên không hiệu quả cũng như các hậu quả nhãn tiền của nền kinh tế tuyến tính. Vào những năm 1990, các học giả Trung Quốc đã đề xuất một nền kinh tế tuần hoàn như một mô hình mới để giúp Trung Quốc sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên và năng lượng. Kể từ đó, mô hình này đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh tế quốc gia và được xây dựng trong suốt nhiều Kế hoạch 5 năm vừa qua của Trung Quốc: cả một chương trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của đất nước (2006-2010) được dành cho nền kinh tế tuần hoàn; nền kinh tế tuần hoàn được nâng cấp thành chiến lược phát triển quốc gia trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015).Việc thông qua Luật Xúc tiến Kinh tế tuần hoàn ngày 29 tháng 8 năm 2008, chính thức có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2009 đã đánh dấu Trung Quốc là nước đi đầu trong cơ sở pháp lí về nền kinh tế tuần hoàn. Kết quả là thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc thúc đẩy tái tuần hoàn các chất thải thông qua việc đặt ra các mục tiêu và áp dụng các chính sách, biện pháp tài chính và pháp luật. Mục tiêu cuối cùng là "nền kinh tế tuần hoàn" - đóng các vòng công nghiệp để biến đầu ra từ nhà sản xuất này thành đầu vào cho nhà sản xuất khác. Cách tiếp cận này làm giảm tiêu thụ nguyên liệu thô và giảm phát sinh chất thải. Một ví dụ điển hình là việc sản xuất bảng mạch điện tử tại quận Tô Châu. Các nhà sản xuất bảng mạch điện tử sử dụng đồng được thu hồi từ chất thải từ nơi khác trong khu công nghiệp, thay vì sử dụng đồng nguyên chất được sản xuất bởi các công ty khai thác. Những ví dụ khác về kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc được thấy trong việc sản xuất cao lanh, theo đó biến dư lượng từ khai thác thành đầu vào để sản xuất axit sunfuric và vật liệu xây dựng; việc sản xuất giấy lấy amoniac thải từ một công ty hóa chất để sử dụng cho quá trình khử lưu huỳnh trong quy trình của mình; và tái chế nước công nghiệp được thực hiện tại chỗ.

Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có hàng trăm sáng kiến liên quan đến sử dụng nguyên liệu tái chế của các công ty. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang trong giai đoạn đầu để hiểu nền kinh tế tuần hoàn có nghĩa là gì và làm thế nào họ có thể vận hành trong đó, những nhận thức của các CEO thường liên quan đến việc giảm chất thải hoặc đảm bảo rằng các sản phẩm được tái chế, sản phẩm và vật liệu được sử dụng lâu hơn, điều đó cũng có nghĩa là khai thác ít tài nguyên hơn và ít hơn rủi ro trong chuỗi cung ứng, và cắt giảm ô nhiễm khí hậu. Hầu hết các công ty nhận ra rằng họ có thể tiết kiệm tiền nếu họ tái sử dụng vật liệu phế liệu trong nhà máy thay vì vứt chúng đi (Gina Lee, 2018). Một số ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của kinh tế tuần hoàn tại Mỹ có thể kể đến như Công nghệ EcoVolt của công ty Mỹ Cambrian Innovation không chỉ xử lý nước thải ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp thành nước sạch mà còn tạo ra khí sinh học (như Metan) để sản xuất năng lượng sạch. Công ty hiện có 9 nhà máy tại Mỹ, và đã xử lý khoảng 300 triệu lít nước thải.

Hình 2. Công nghệ Ecovotl của công ty Cambrian Innovation

Công ty Lehigh Technologies biến lốp xe cũ và các chất thải cao su thành bột cao su vi hạt (MRP), có nhiều ứng dụng từ làm lốp xe cho đến sản xuất đồ plastic, nhựa đường, vật liệu xây dựng. Bột MRP giúp giảm chi phí tới 50% so với sản xuất cao su thông thường, mỗi pound (~0.453kg) bột giúp tiết kiệm 10kWh năng lượng và giảm 40% lượng khí thải CO2. Công ty HYLA Mobile hợp tác với nhiều nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới để chuyển đổi mục đích hoặc tái sử dụng những thiết bị và linh kiện bị loại bỏ của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ước tính sơ bộ có hơn 50 triệu thiết bị đã được công ty tái sử dụng, tạo ra 4 tỷ đô la cho chủ sở hữu và ngăn 6.500 tấn chất thải điện tử tập kết tại bãi rác. Urban Mining, một công ty có trụ sở tại Texas, đã phát triển một quy trình tái chế nam châm Neodymium Iron Boron (NdFeB), một loại nam châm được sử dụng rộng rãi với các ứng dụng trong các sản phẩm như máy khoan không dây, ổ cứng và động cơ điện. Sản phẩm của công ty được chế biến từ các nguyên liệu tái chế từ các sản phẩm hết hạn sử dụng.

Ví dụ ấn tượng nhất về kinh tế tuần hoàn được thấy ở Mỹ liên quan đến nguyên liệu sản xuất thảm. Hãng Niaga (từ Again đánh vần ngược) đã phát triển một vật liệu thảm có thể được khôi phục hoàn toàn về dạng ban đầu của nó một cách hiệu quả và kinh tế. Ở giai đoạn sau khi sử dụng, thảm được thu thập và tất cả các vật liệu có thể được phục hồi để nhập vào một tấm thảm mới. Các thảm được tạo ra từ polyester nguyên chất hoặc kết hợp kép của polyester và polyamide, polypropylen hoặc len. Trong trường hợp này, hai lớp được kết hợp với nhau bằng một chất kết dính có thể đảo ngược, nói cách khác, chúng có thể dễ dàng tách ra sau khi sử dụng. Thiết kế tổng thể giúp có thể nắm bắt giá trị vật liệu sau khi được sử dụng, trong giai đoạn sử dụng tiếp theo cho phép giảm chi phí sản xuất. Đầu năm 2017, Niaga hợp tác với Mohawk, nhà sản xuất ván sàn lớn thứ hai ở Mỹ và là công ty đầu tiên sát nhập hệ thống Niaga thành của riêng mình. Vì tất cả các loại thảm chần có thể được sản xuất bằng Công nghệ Niaga®, Niaga hy vọng các công ty khác sẽ nắm lấy bước tiến tới việc sử dụng thảm hoàn toàn có thể tái chế.

Hình 3. Vòng kinh tế tuần hoàn của hãng Niaga

Nguồn: www.ellenmacarthurfoundation.org

Tại Châu Âu

Nguồn trích dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu bền vững châu Âu (SERI) tuyên bố rằng 21 tỷ tấn vật liệu được sử dụng trong sản xuất không được đưa vào sản phẩm cuối cùng (nghĩa là chúng bị mất trong quá trình chuyển đổi giữa các dạng vật liệu, trong sản xuất, như các sản phẩm phụ không được sử dụng, do không hiệu quả, do vấn đề lưu trữ, v.v.). Quỹ Ellen MacArthur (2013) đề cập đến dữ liệu của Eurostat (2011) chỉ ra rằng khối lượng nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế châu Âu đã tăng lên 65 tỷ tấn trong năm 2010, trong đó 2,7 tỷ tấn đã bị thải bỏ, chỉ 40% trong số đó là được sử dụng lại dưới mọi hình thức (ví dụ như thông qua tái chế, tái sử dụng hoặc ủ phân). Chất thải không được quản lý đã mất không chỉ chức năng ban đầu của nó, mà còn bị lãng phí như một nguồn năng lượng.

Năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Kế hoạch Hành động Kinh tế tuần hoàn đầy tham vọng, bao gồm các biện pháp giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Châu Âu sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng sức cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm mới. Kế hoạch hành động của EU cho nền kinh tế tuần hoàn thiết lập một chương trình hành động cụ thể và đầy tham vọng, với các biện pháp bao trùm toàn bộ chu trình: từ sản xuất và tiêu thụ đến quản lý chất thải và thị trường nguyên liệu thứ cấp và đề xuất lập pháp sửa đổi về chất thải. Phụ lục của kế hoạch hành động đưa ra mốc thời gian khi các hành động sẽ được hoàn thành. Các hành động được đề xuất sẽ góp phần "đóng vòng lặp" của vòng đời sản phẩm thông qua việc tái chế và tái sử dụng nhiều hơn, và mang lại lợi ích cho cả môi trường và nền kinh tế. Khung pháp lý sửa đổi về chất thải đã có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018, đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm chất thải và thiết lập một lộ trình dài hạn đầy tham vọng và đáng tin cậy để quản lý và tái chế chất thải. Các yếu tố chính của đề xuất chất thải sửa đổi bao gồm: mục tiêu chung của EU để tái chế 65% chất thải đô thị vào năm 2035; tái chế 70% chất thải bao bì vào năm 2030. Ngoài ra còn có các mục tiêu tái chế cho các vật liệu đóng gói cụ thể: Giấy và bìa cứng: 85%, Kim loại màu: 80%, Nhôm: 60%, Kính: 75%, Nhựa: 55%, Gỗ: 30%. Mục tiêu chôn lấp ràng buộc nhằm giảm lượng rác thải xuống mức tối đa 10% chất thải đô thị vào năm 2035.

Các minh chứng cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại châu Âu là khá đa dạng. Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin đã ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thành công với chiến lược 4R: cắt giảm (reduce), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) và tái tạo (renewable). Họ đã cắt giảm khí thải CO2 ra môi trường nhờ áp dụng những thiết kế “xanh” (eco-design), thu gom toàn bộ lốp xe cũ cho mục đích tái chế, tái sử dụng nguồn năng lượng cùng phế phẩm từ quá trình sản xuất và lốp xe hết hạn sử dụng, kết hợp vật liệu tái tạo vào sản xuất lốp xe mới. Từ năm 2007, Michelin đã bán quyền sử dụng lốp xe “tính theo dặm” cho nhà điều hành của các đội xe. Công ty này đã phát triển hệ thống các xưởng di động để sửa chữa và tân trang lốp xe tại địa điểm của khách hàng và đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm có tuổi thọ cao hơn. Lốp xe cũ được gửi tới các nhà máy của Michelin để đúc lại và tái sử dụng. Công ty Elite của Thụy Sĩ cũng áp dụng chiến lược tương tự với các tấm thảm ở khách sạn. Một số công ty cho thuê đồ dệt cung cấp đồng phục, vải dệt sử dụng trong khách sạn và bệnh viện và máy làm sạch công nghiệp như một loại dịch vụ. Schneider Electric là một tập đoàn có 142.000 nhân viên tại hơn 100 quốc gia, với trụ sở tại Pháp, chuyên về quản lý năng lượng và tự động hóa. Công ty sử dụng các vật liệu có thể tái chế trong các sản phẩm của mình; kéo dài tuổi thọ của sản phẩm bằng cách cho thuê và trả tiền mỗi lần sử dụng; đồng thời có kế hoạch thu mua lại sản phẩm sau khi dùng vào chuỗi cung ứng của mình. Công ty DyeCoo của Hà Lan đã phát triển một quy trình nhuộm vải hoàn toàn không sử dụng nước, hóa chất nào khác ngoài thuốc nhuộm và CO2. Carbon Dioxit ở trạng thái siêu tới hạn (áp suất cao, tồn tại giữa dạng khí và lỏng) dùng để hòa tan thuốc nhuộm và khiến màu hấp thụ vào vải tới 98%. Sau đó CO2 được bay hơn, tái chế và tái sử dụng. Do vải nhuộm không cần làm khô nên quy trình giảm một nửa thời gian, sử dụng ít năng lượng hơn và thậm chí ít chi phí hơn. DyeCoo đang hợp tác với một số thương hiệu lớn như Nike và IKEA. Tại Anh, công ty khởi nghiệp Winnow đã phát triển một loại đồng hồ thông minh mới đo lượng thực phẩm bị vứt đi trong các bếp ăn công nghiệp và tìm cách cắt giảm chúng. Ở các bếp ăn, có tới 1/5 lượng thực phẩm mua về thường bị lãng phí. Winnow đã quản lý và cắt giảm được 50% lượng lãng phí trên hàng trăm bếp ăn ở 40 quốc gia, tiết kiệm cho khách hàng hơn 25 triệu đô la mỗi năm. Điều này tương đương với việc ngăn một suất ăn bị lãng phí sau mỗi 7 giây.

  1. Ứng dụng và triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững mà Chính phủ Việt Nam rất coi trọng trong chiến lược phát triển bền vững dài hạn. Tuy vậy, nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Để  đẩy mạnh việc ứng dụng, triển khai kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi một số điều kiện cơ bản sau.

Điều kiện quan trọng nhất là cần có sự đồng thuận của Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc ứng dụng và triển khai các mô hình này. Nhà nước cần tạo ra khuôn khổ pháp lý, đảm bảo vận hành các cơ chế, chính sách pháp luật tạo điều kiện triển khai kinh tế tuần hoàn. Người dân cần thấu hiểu, phối kết hợp với các doanh nghiệp, thay đổi tư duy từ kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn; xem rác thải là nguồn nguyên liệu mới để sản xuất; học hỏi khả năng tái tạo và tuần hoàn của thiên nhiên; nhận thức mọi tài nguyên đều giới hạn để sản xuất dựa trên giới hạn đó; ý thức về cộng sinh công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn...

Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tập trung hướng tới các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn không thể nằm ngoài xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. với sự xuất hiện của các dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật.

Thứ ba, tiếp tục tôn trọng và thực hiện các bước hội nhập quốc tế. Triển khai nền kinh tế tuần hoàn cũng không nằm ngoài xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện đang diễn ra trên thế giới. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế đối ngoại, môi trường, phát triển bền vững… phải được đặt ra với các tiêu chuẩn cao hơn, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, ở cấp độ vĩ mô, Việt Nam đã có những chính sách để tạo điều kiện cho nền kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (SCP). Năm 2017, Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm hình thành nên ngành Công nghiệp môi trường, có thể đáp ứng được các nội dung của nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Chương trình hành động Quốc gia về SCP với các giải pháp, quan điểm của kinh tế tuần hoàn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. Ở cấp độ địa phương, TP Hồ Chí Minh đã đặt ra hàng loạt mục tiêu như đến 2020 giảm 60% lượng túi nilon khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại và 50% tại chợ truyền thống; năng lượng tái tại và năng lượng mới sẽ đạt 1,7% tổng công suất năng lượng. Cùng với đó, việc di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm trong khu dân cư vẫn đang diễn ra.

Các chương trình triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn bởi các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện không nhiều, chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp lớn. Unilever với chương trình thu gom tái chế bao bì nhựa và phân loại rác tại nguồn; Coca Cola với chương trình thu gom, phân loại chai nhựa. Đây cũng là hai đơn vị nòng cốt trong sáng kiến "Zero Waste to Nature" trong khuôn khổ dự án Trung tâm Kinh tế tuần hoàn (VCCE) chủ trì bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. Hay như Heineken Việt Nam, đơn vị công bố đã có gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, 4 trên 6 nhà máy bia sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Một số dự án tiêu biểu về tái chế chất thải của Nestlé là sản xuất gạch không nung từ rác thải lò hơi, chế biến phân bón từ bùn thải không nguy hại và sử dụng vỏ hộp sữa làm tấm lợp sinh thái. Ngoài ra, Nestlé đã công bố kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025.

Tương tự, Công ty NS BlueScope Việt Nam, thành viên của tập đoàn thép hàng đầu thế giới BlueScope, cũng giới thiệu thực tiễn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của mình, bao gồm: tiết giảm, tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế. Trong đó ý tưởng tái sản xuất sản phẩm tua-bin gió bằng thép của Công ty đã thực sự gặt hái được nhiều thành công: tỷ suất hoàn vốn tăng đáng kể, giá thành sản phẩm đến tay khách hàng rẻ hơn 25-50%, tiết kiệm 80% năng lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.

Thực tế cho thấy nền kinh tế tuần hoàn vẫn đòi hỏi sự hợp nhất của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ cung cấp nguyên liệu thô đến công đoạn hủy diệt. Do vậy, về cơ bản không đơn giản để tìm thấy một chu trình khép kín hoàn toàn. Và điều này càng khó khăn đối với những quốc gia đang phát triển với nền tảng công nghệ còn lạc hậu so với thế giới như Việt Nam. Quá trình biến nhận thức về 3R (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế) thành hành vi và hành động sẽ cần nhiều thời gian. Hơn nữa, quá trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cần có công nghệ và khả năng đổi mới nhằm tái sử dụng các nguồn lực hiệu quả mà nó không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hơn 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ rất thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực và khả năng đổi mới để áp dụng nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn.

  1. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Xét trên cả bình diện lý luận lẫn thực tế, nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam vẫn còn đang rất mới mẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, với các mục tiêu và yêu cầu hướng tới phát triển bền vững. Nhận thức rõ về ích lợi của việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn một cách rộng khắp là một tất yếu đối với nước ta hiện nay. Để cho việc ứng dụng và triển khai nền kinh tế tuần hoàn được diễn ra thuận lợi, một số khuyến nghị sau đây nên được xem xét một cách nghiêm túc trong thời gian tới.

Thứ nhất, tập trung khuyến khích lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo. Nghiên cứu và sáng tạo là yếu tố đầu tiên được Stahel (2010) khuyến nghị đối với mọi cấp độ và lĩnh vực từ xã hội, công nghệ tới thương mại. Các nhà kinh tế học, nhà khoa học vật liệu và môi trường cần phải đánh giá được tác động về sinh thái cũng như các chi phí và lợi ích của các sản phẩm. Việc thiết kế sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tái sử dụng cần phải trở thành một yêu cầu bắt buộc, theo đó các sản phẩm kể từ khâu thiết kế đã thấy được vai trò, vị trí của nó trong vòng tuần hoàn.

Thứ hai, cần xây dựng các chương trình truyền thông và thông tin rộng khắp, có quy mô quốc gia và quốc tế để nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và người tiêu dùng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Ví dụ, thay vì các tạp chí khoa học, các tạp chí thời trang cần kêu gọi thúc đẩy trào lưu chia sẻ đồ trang sức, cho thuê quần jeans và túi xách; chính phủ và các nhà sản xuất điện tử, ô tô… phải đưa ra các chương trình khuyến khích các xe đã qua sử dụng hoặc đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới.

Thứ ba, cần khuyến khích nội hóa các chi phí ngoại sinh như ô nhiễm, xả thải vào chi phí trực tiếp của sản phẩm thông qua các cơ chế thuế chặt chẽ. Các chính sách cần khuyến khích hoạt động có lợi cho xã hội và trừng phạt các hoạt động có hại. Chính phủ cũng cần nâng thuế đối với việc tiêu thụ các nguồn lực không thể tái chế. Thuế giá trị gia tăng chỉ nên áp dụng đối với các hoạt động tạo giá trị gia tăng, chẳng hạn như đào mỏ, xây dựng và sản xuất và không nên áp dụng với các hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn giá trị chẳng hạn như việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất. Đồng thời cũng cần tăng điểm carbon cho các hành động ngăn chặn việc phát thải khí tương tự như với việc giảm lượng phát thải khí…

Thứ tư, các chính sách, chương trình đặt ra hướng tới nền kinh tế tuần hoàn đều phải đặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó có các đặc trưng cơ bản như việc kết nối mạng của tất cả các vật dụng hằng ngày, công nghệ điện toán đám mây và hệ thống tự động hóa với trí thông minh nhân tạo. Bởi lẽ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, cần xây dựng các thước đo phù hợp hơn cho phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế, theo đó cần tính tới sự thành công của vòng tuần hoàn cũng như sự góp mặt của sản phẩm trong vòng tuần hoàn khép kín đó. Một trong các điểm khác biệt lớn chính là thay vì xác định giá trị các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, các nhà nghiên cứu nên xem xét lợi ích ròng của mỗi vòng tuần hoàn khép kín của từng nhóm sản phẩm.

Tài liệu tham khảo

  1. Ellen MacArthur Foundation (2015), Report on Circular economy.
  2. Ellen MacArthur Foundation (2016), New Plastics Economy: Rethinking the Future of Plastics.
  3. Gina Lee (2018), The state of the circular economy in America – Trends, Opportunities, And Challenges, Circular Colab.
  4. John A. Mathews& Hao Tan (2016), Circular economy: Lessons from China, Nature, 531(7595), 440-442.
  5. Kenneth E. Boulding (1966), the economics of the coming spaceship earth. In H. Jarret (ed), Environmental quality in a growing economy, Baltimore, MD, John Hopkins University Press.
  6. OECD (2019), Business Models for the Circular Economy: Opportunities and Challenges for Policy.
  7. Stahel, W (2010), The Performance Economy, Palgrave Macmillan UK.
  8. Stahel, Walter R. and Reday-Mulvey, Geneviève (1981), Jobs for Tomorrow, the potential for substituting manpower for energy, Vantage Press, New York, N.Y
  9. UNenvirontment (IRPR, 2017), International Resource Panel Report 2017.
  10. https://www.weforum.org/agenda/2019/02/companies-leading-way-to-circular-economy/.
  11. https://www.ellenmacarthurfoundation.org/case-studies/production-and-material-reclaim-of-carpets.
  12. https://medium.com/circulatenews/circular-economy-in-china-six-examples-2709982763f2.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: lyhoangphu@ftu.edu.vn

XU HƯỚNG CỦA NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Lý Hoàng Phú[1]

 

Tóm tắt

Theo dự báo của Liên hiệp Quốc, đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Điều này vượt ngoài khả năng cung ứng của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà rất nhiều đã rơi vào tình trạng cạn kiệt hoặc có nguy cơ cạn kiệt. Nhận thức được nguy cơ rõ ràng này, nhân loại đã có những điều chỉnh về phương thức khai thác, sử dụng và tái tạo để phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên mà một trong những lý thuyết được công nhận rộng rãi hiện nay đó là lý thuyết về nền kinh tế tuần hoàn. Bài viết này xuất phát từ việc phân tích các đặc trưng, vai trò, triển vọng của nền kinh tế tuần hoàn, sẽ tập trung vào vấn đề thực hiện mô hình kinh tế này trên thế giới, từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính khả thi cho việc triển khai và ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Từ khóa: nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, tái chế, Việt Nam

Abstract

According to the forecast of Nations Unies, the demand for natural resources in 2030 will increase 3 times compared to the current value. This is beyond the supply of natural resources, many of which have been depleted or at risk of depletion. Recognizing this obvious risk, mankind has made a lot of modifications in the way of exploitation, use and regeneration to restore natural resources. One of the widely recognized theories today is the theory of circulatory economy. This article starts from the analysis of characteristics, roles as well as the prospects of the circular economy, will focus on the current implementation of this economic model over the world, thereby propose some recommendations to improve the feasibility of implementation the circular economy in Vietnam

Keywords: circular economy, sustainable development, recycle, Vietnam

  1. Mở đầu

Báo cáo của Hội đồng tài nguyên quốc tế của Liên hợp quốc cho biết việc sử dụng tài nguyên vật liệu dự kiến đạt 90 tỷ tấn trong năm 2017 và có thể tăng hơn gấp đôi từ năm 2015 đến năm 2050 (IRPR, 2017). Nếu không có cách sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên, các Mục tiêu Phát triển Bền vững sẽ không thành công, do vậy, để giảm thiểu tổn hại đến chất lượng cuộc sống, cần có giải pháp tái chế chất thải, sử dụng nguyên liệu tái chế làm nguyên liệu đầu vào để tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trường hợp phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì phải tiết kiệm và hợp lý hơn thay vì chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ. Nhân loại giờ đây phải chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Việc tận dụng tài nguyên được thực hiện bằng nhiều hình thức như sửa chữa, tái sử dụng, tái chế và thay vì sở hữu vật chất thì hướng đến chia sẻ hoặc cho thuê. Đó chính là những nguyên lí đơn giản trong một cơ chế của nền kinh tế tuần hoàn. Mô hình nền kinh tế tuần hoàn hiện nay không còn chỉ mang ý nghĩa lý luận mà sớm trở thành thực tiễn, được công nhận trên thế giới.

  1. Từ nền kinh tế tuyến tính đến nền kinh tế tuần hoàn

Khái niệm nền kinh tế tuyến tính được đưa ra để so sánh với khái niệm nền kinh tế tuần hoàn. Theo đó, nền kinh tế tuyến tính hay linear economy là mô hình kinh tế truyền thống dựa trên cách tiếp cận “take-make-consume-throw away”, có nghĩa là khai thác các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng và sau đó vứt bỏ dưới dạng rác thải. Nói cách khác, hãy lấy các tài nguyên cần thiết để làm ra các hàng hóa để bán và kiếm lợi nhuận và loại bỏ mọi thứ không cần thiết - bao gồm cả một sản phẩm ở cuối vòng đời của nó. Đa số nhân loại vẫn cuốn theo guồng quay “sản xuất, sử dụng, loại bỏ” đầy lãng phí và thiếu bền vững – hiện có tới 1/3 lượng nhựa phế thải trên toàn cầu đang không được thu gom hoặc quản lý (Ellen MacArthur Foundation, 2016).

Trong nền kinh tế tuyến tính, tài nguyên thiên nhiên có vai trò đầu vào cho quá trình sản xuất, được khai thác triệt để trở thành các nguyên liệu (raw materials), được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sau quá trình tiêu dùng, những gì còn lại là rác thải, không tái chế được. Nền kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt, dẫn tới sự hoang phí khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong các thị trường thường đã bão hòa. Trước khi bước vào nền kinh tế tuần hoàn, một trạng thái quá độ mà hiện nay hầu hết các quốc gia đang trải qua đó là nền kinh tế tái sử dụng hay còn gọi là “reuse economy”, theo đó, khác với nền kinh tế tuyến tính, sau quá trình tiêu dùng, một bộ phận rác thải sẽ được đưa vào tái chế để trở thành nguyên liệu của quá trình tái sản xuất ra sản phẩm của giai đoạn tiếp theo.

Sơ đồ 1. Từ nền kinh tế tuyến tính đến nền kinh tế tuần hoàn

Kinh tế tuần hoàn biến những sản phẩm đang ở cuối vòng đời phục vụ thành nguồn lực cho người khác, lấp đầy những khoảng trống trong các hệ sinh thái công nghiệp và giảm thiểu lượng rác thải (cộng sinh công nghiệp) . Điều này, sẽ làm thay đổi logic kinh tế truyền thống của nền kinh tế tuyến tính: triệt để tái sử dụng những gì có thể, hầu như không có rác thải theo nghĩa đen mà tất cả sẽ được tận dụng để tái chế và sử dụng cho quá trình tái sản xuất.

Mặc dù nền kinh tế tuyến tính đã rất thành công trong việc tạo ra của cải vật chất ở các quốc gia công nghiệp cho đến thế kỷ 20, nhưng nó đã chứng minh những điểm yếu trong thiên niên kỷ mới và sự sụp đổ cuối cùng trong tương lai gần được dự báo. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tái chế và tiếp cận với nền kinh tế tuần hoàn là một tất yếu hiện nay. Nhân loại trước kia luôn trong tình trạng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, hay tình trạng vô tận nên chi phí rất rẻ cho các nguyên liệu thô, song ngày nay các tài nguyên đã đi vào tình trạng cạn kiệt, cộng với mối lo ngại về an ninh nguồn lực, đạo đức và an toàn cũng như vấn đề cắt giảm khí nhà kính đang làm thay đổi cách tiếp cận của con người từ từ tư duy cho đến thực tiễn các nguyên tắc kế toán, sản xuất, tiêu dùng và chính sách đưa ra đều phải tính tới một nguyên tắc tiết kiệm, tránh lãng phí.

Hình 1. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế tuần hoàn

SỬ DỤNG

ĐỔI MỚI

KHAI THÁC

SẢN XUẤT

PHÂN PHỐI

TÁI SỬ DỤNG, TÁI SỬA CHỮA, TÁI SẢN XUẤT

Tài nguyên mất đi được tái phục hồi một phần nhờ vào mô hình cộng sinh công nghiệp

THU HỒI VÀ LÀM MỚI HÀNG HÓA CŨ

TÁI CHẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Walter R. Stahel, The circular economy, Tạp chí the Nature, 23/3/2016

  1. Khởi nguồn và các ích lợi của nền kinh tế tuần hoàn

Quan điểm về kinh tế tuần hoàn được xem là bắt nguồn từ nhà kinh tế học người Mỹ Kenneth Boulding. Năm 1966, Boulding kêu gọi chuyển hướng khỏi nền kinh tế cao bồi nơi có biên giới vô tận, ngụ ý không có giới hạn về tiêu thụ tài nguyên hoặc xử lý chất thải, đến một nền kinh tế tàu vũ trụ, nơi mọi thứ được thiết kế để được tái chế liên tục: “Thế giới “khép kín” của tương lai đòi hỏi các nguyên tắc kinh tế hơi khác so với thế giới “mở” của quá khứ…  Tôi muốn gọi nền kinh tế mở là nền kinh tế cao bồi, một chàng cao bồi là biểu tượng của đồng bằng không thể tưởng tượng được và cũng gắn liền với hành vi liều lĩnh, bóc lột, lãng mạn và bạo lực, đó là đặc trưng của xã hội mở” (Boulding, 1966). Boulding mô tả một mô hình thay thế khả dĩ, mô hình một nền kinh tế tuần hoàn cũng có thể được gọi là nền kinh tế tàu vũ trụ. Theo cách tiếp cận này, trái đất được coi là một tàu vũ trụ duy nhất không có tài nguyên vô hạn, trong đó con người không có sự thay thế nào ngoài việc kết nối lại với hệ sinh thái theo chu kỳ chỉ có thể cung cấp vật liệu để được tái sử dụng liên tục. Mười lăm năm sau, khái niệm kinh tế tuần hoàn bắt đầu được sử dụng. Đầu những năm 80, Stahel và Reday (1981) được Ủy ban Cộng đồng Châu Âu (ngày nay là Ủy ban Châu Âu) chỉ định để nghiên cứu lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Báo cáo của nhóm nghiên cứu được xuất bản năm 1981 kết luận rằng, một nền kinh tế tuần hoàn, trái ngược với nền kinh tế truyền thống, sẽ tạo ra việc làm tại địa phương và giảm tiêu thụ tài nguyên, khí thải nhà kính và chất thải. Stahel (1982) đã đưa ra khái niệm về cấu trúc kinh tế tự phục hồi xoắn ốc (hay vòng khép kín. Bản chất của nền kinh tế hiệu suất là xác định lại chủ đề sản xuất, bán hàng và bảo trì: thay vì hàng hóa, các công ty nên thực hiện thị trường, ví dụ như trong các mô hình kinh doanh dựa trên sự chia sẻ đang gia tăng gần đây. Khái niệm của Stahel được kết hợp trong ý tưởng của Braungart và McDonough (2008), coi tất cả các nguyên liệu liên quan đến các quá trình công nghiệp và thương mại là chất dinh dưỡng, trong đó có hai loại chính: kỹ thuật và sinh học (Ellen Quỹ MacArthur, 2015b).

Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là tạo ra việc làm tại địa phương và giảm tiêu thụ tài nguyên, khí thải nhà kính và chất thải (Stahel và Reday, 1981) mà còn tạo ra những cơ hội rõ ràng cho các khu vực sản xuất phụ trợ. Tại diễn đàn kinh tế thế giới 2012 ở Davos, Quỹ Ellen MacArthur (EMF) và Công ty McKinsey đánh giá lợi ích tiềm năng của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn thông qua khả năng tạo ra cơ hội 630 tỷ USD/năm chỉ riêng cho các ngành công nghiệp phụ trợ tại Châu Âu (Ellen MacArthur Foundation, 2012 tr 5). Nhiều cơ hội kinh doanh mới sẽ phát triển khi thiết kế sản phẩm tốt hơn bởi sự tập trung vào các công nghệ và vật liệu sản xuất mới. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tìm thấy cơ hội để tạo sự khác biệt thông qua các quy trình sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, điều này cũng sẽ giúp tiết kiệm tài chính. Việc loại bỏ chất thải từ chuỗi giá trị có thể định lượng ra ích lợi thông qua giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và có hệ thống và giảm sự phụ thuộc tài nguyên. Người tiêu dùng được hưởng lợi nhờ việc cải thiện các quy tắc quản lý chất thải và tạo ra giá trị từ chất thải sẽ giảm chi phí quản lý sản phẩm ở giai đoạn cuối và thiết kế sản phẩm tốt hơn sẽ giúp sản phẩm bền hơn và hiệu quả hơn. Việc thiết kế sản phẩm với việc tái sử dụng vật liệu kết hợp làm giảm độ phức tạp và kéo dài vòng đời sản phẩm làm cho sản phẩm lấy lợi ích của người tiêu dùng làm trung tâm, áp dụng các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn thúc đẩy sản xuất hàng hóa được xây dựng để cuối cùng, giúp giảm tổng chi phí sở hữu và thị trường nhận được các cách tiếp cận hàng hóa mới (ví dụ như thông qua chia sẻ), làm phong phú tập hợp các lựa chọn và tăng sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời việc sử dụng tài nguyên thông minh hơn cũng sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi tôn trọng ba nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, nguyên tắc cốt lõi là một nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích giải quyết chất thải. Trong nền kinh tế tuần hoàn, chất thải không tồn tại. Các sản phẩm được thiết kế và tối ưu hóa cho một chu kỳ sử dụng và tái sử dụng.

Thứ hai, tính tuần hoàn tôn trọng nghiêm ngặt các tính chất tiêu hao và lâu bền của sản phẩm. Hàng tiêu dùng trong nền kinh tế tuần hoàn phần lớn được làm từ các thành phần sinh học ít nhất là không độc hại và thậm chí có thể có lợi, và có thể được đưa trở lại sinh quyển một cách an toàn, trực tiếp hoặc trong một loạt các lần sử dụng liên tiếp. Mặt khác, các vật liệu bền như động cơ hoặc máy tính được làm từ các chất được thiết kế từ đầu để có thể tái sử dụng.

Thứ ba, năng lượng cần thiết để thúc đẩy chu trình này phải được tái tạo tự nhiên, một lần nữa để giảm sự phụ thuộc tài nguyên và tăng khả năng phục hồi của hệ thống.

  1. Thực tế triển khai nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới

4.1. Khái quát về một số mô hình kinh doanh theo xu hướng kinh tế tuần hoàn

OECD trong một báo cáo về các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế tuần hoàn có đề cập đến 5 mô hình kinh doanh phù hợp trong một nền kinh tế tuần hoàn hơn, gồm (i) mô hình cung ứng tuần hoàn, (ii) mô hình phục hồi tài nguyên, (iii) mô hình kéo dài tuổi thọ sản phẩm, (iv) mô hình chia sẻ và (v) mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm, với nhấn mạnh rằng không phải tất cả các mô hình nêu trên đều là mới lạ và trong một số trường hợp, các công ty áp dụng kết hợp các mô hình kinh doanh thay vì một mô hình riêng lẻ. Ví dụ, việc áp dụng mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm - và việc duy trì quyền sở hữu sản phẩm đi kèm với nó - có thể phục vụ để khuyến khích việc áp dụng song song mô hình kéo dài tuổi thọ sản phẩm. (OECD, 2019). Mô hình cung ứng tuần hoàn (i) với triết lí đơn giản là sản phẩm đi đến cuối vòng đời lại trở thành nguyên liệu để tái tạo sản phẩm khác. Nhà sản xuất thảm trải sàn toàn cầu Tarkett là ví dụ điển hình về cung ứng tuần hoàn. Ngoài ra có thể kể đến Advance Nonwoven, một nhà sản xuất vật liệu cách nhiệt của Đan Mạch và Green Packaging, một nhà sản xuất bao bì thực phẩm của Mỹ.

Mô hình kinh doanh phục hồi tài nguyên (ii), hoặc tái chế như được biết đến nhiều hơn, có một số biến thể như: phục hồi giảm cấp (downcycling), phục hồi nâng cấp (upcycling), cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis). Theo đó trong mô hình phục hồi giảm cấp, các vật liệu được phục hồi có chất lượng kém hơn ví dụ, trong bối cảnh tái chế giấy và bìa cứng, mỗi vòng lặp bổ sung dẫn đến việc giảm độ dài của sợi cellulose và đương nhiên chất lượng của sản phẩm vòng tiếp sau sẽ không cao bằng vòng trước. Trong mô hình phục hồi nâng cấp, chất thải được chuyển đổi thành nguyên liệu thứ cấp và sử dụng tiếp theo trong các ứng dụng có giá trị tương đối cao, ví dụ như Freitag, một nhà sản xuất hàng may mặc của Đức, sản xuất túi làm từ vải bạt xe tải, dây an toàn xe hơi và ống bên trong xe đạp. Mô hình cộng sinh công nghiệp, đôi khi được gọi là mô hình tái chế vòng kín, liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm phụ sản xuất từ một công ty làm đầu vào sản xuất của một công ty khác. Mô hình này phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp sản xuất dòng nguyên liệu rất tinh khiết và đồng nhất, như ngành công nghiệp hóa học, thường được quy hoạch cẩn thận trong khu công nghiệp với sự kết nối chặt chẽ trong việc vận chuyển nguyên liệu từ nơi này sang nơi khác bằng hệ thống đường ống hoặc hệ thống xe tải. Ví dụ điển hình liên quan đến các công ty sản xuất hóa chất, các công ty sản xuất các sản phẩm từ dầu thô…

Trong quá khứ, việc luân chuyển sản phẩm, dây chuyền công nghệ từ khu vực địa lí này sang khu vực địa lý khác trong quốc gia hoặc quốc tế để kéo dài vòng đời sản phẩm (second hand, third hand…) đã được thực hiện khá phổ biến cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (mô hình –iii-  kéo dài tuổi thọ sản phẩm của OECD). Việc các dây chuyền công nghệ hay sản phẩm có thể là cũ, lỗi thời tại các nước phát triển được chuyển tới các nước đang phát triển để tiếp tục vòng khai thác, sử dụng mới, về bản chất chưa được xem là kinh tế tuần hoàn mà chỉ có thể gọi là có xu hướng tuần hoàn hơn.

Mô hình chia sẻ (iv) hay kinh tế chia sẻ liên quan đến việc sử dụng tài sản tiêu dùng chưa được sử dụng hết công suất thông qua cho mược hoặc dùng chung, ví dụ như các sản phẩm nhà ở, xe cộ, quần áo và công cụ sinh hoạt, lao động… Hầu hết các hoạt động chia sẻ ngày nay được tạo điều kiện bởi các nền tảng công nghệ trực tuyến, một số trong đó - ví dụ Airbnb - đã trở thành các tác nhân thị trường mạnh mẽ.

Các mô hình hệ thống dịch vụ sản phẩm (v) kết hợp một sản phẩm vật lý với một thành phần dịch vụ. Có một số biến thể, một số trong đó nhấn mạnh hơn vào sản phẩm vật lý và một số khác tập trung nhiều hơn vào khía cạnh dịch vụ. Nếu nhấn mạnh hơn đến sản phẩm, các công ty sản xuất tiếp tục sản xuất và bán sản phẩm theo cách thông thường, nhưng bao gồm dịch vụ hậu mãi bổ sung. Ví dụ, công ty quần áo ngoài trời cao cấp Patagonia đảm bảo sửa chữa quần áo bị hỏng và vận hành một nền tảng cho khách hàng bán sản phẩm của họ dưới dạng sản phẩm cũ. Còn với mô hình hệ thống dịch vụ hướng đến người dùng, các sản phẩm và dịch vụ được đặt vào vị trí cân bằng hơn. Khách hàng trả tiền để truy cập tạm thời vào một sản phẩm cụ thể, thường thông qua hợp đồng thuê ngắn hạn hoặc dài hạn, trong khi nhà cung cấp dịch vụ vẫn giữ quyền sở hữu toàn bộ sản phẩm ví dụ chương trình chia sẻ xe đô thị, cho thuê thiết bị văn phòng và dịch vụ cho thuê hàng may mặc. Một ví dụ khác khá phổ biển liên quan đến việc số hóa các hình thức truyền thông truyền thống khác nhau: các nền tảng trực tuyến như Amazon, Netflix, Spotify và Coursera cho phép văn học, phim ảnh, âm nhạc và giáo dục được sử dụng mà không cần quyền sở hữu các sách, CD, DVD, v.v.

  • Triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại một số nước trên thế giới

Trên thế giới hiện nay, nhiều chương trình liên quan đến vòng tuần hoàn kín để đạt được “cộng sinh công nghiệp” - trong đó các sản phẩm thải của một công ty trở thành nguyên liệu thô của một công ty khác - đang được áp dụng tại Yokohama, Nhật Bản; ở Ulsan, Hàn Quốc; và ở Kwinana, Úc. Đức và Nhật Bản có kế hoạch tái chế toàn diện (thông qua Đạo luật quản lý chất thải và chu trình chất thải khép kín năm 1996 và Luật cơ bản năm 2000 của Nhật Bản để thành lập một Hiệp hội chu trình vật liệu âm thanh). Ủy ban châu Âu đã công bố Gói kinh tế tuần hoàn vào tháng 12 năm 2015. Tuy nhiên, nhận định chung là chưa có một quốc gia nào có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng cho một nền kinh tế tuần hoàn như Trung Quốc.

Tại Trung Quốc

Là một nền kinh tế đang phát triển, với quy mô dân số chiếm hơn ¼ dân số thế giới, sẽ không ngạc nhiên nếu biết rằng tiêu thụ tài nguyên của thế giới của Trung Quốc đang đạt đến mức khủng hoảng. Để sản xuất 46% nhôm toàn cầu, 50% thép và 60% xi măng của thế giới vào năm 2011, Trung quốc đã tiêu thụ nhiều nguyên liệu hơn 34 quốc gia của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cộng lại: 25,2 tỷ tấn (John A. Mathews& Hao Tan, 2016). Trong khi đó, việc sử dụng tài nguyên của của Trung Quốc lại không hiệu quả. Trung Quốc cần tới 2,5 kg nguyên liệu để tạo ra 1 đô la Mỹ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với 0,54 kg ở các nước OECD (tính theo năm 2005, được điều chỉnh theo ngang giá sức mua). Năm 2014, Trung Quốc đã tạo ra 3,2 tỷ tấn chất thải rắn công nghiệp, chỉ có 2 tỷ tấn được thu hồi bằng cách tái chế, ủ, đốt hoặc tái sử dụng. So với các công ty và hộ gia đình ở 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã tạo ra 2,5 tỷ tấn chất thải vào năm 2012, trong đó 1 tỷ được tái chế hoặc sử dụng làm năng lượng. Năm 2025, Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất gần một phần tư chất thải rắn đô thị của thế giới (John A. Mathews& Hao Tan, 2016).

Trung Quốc đã sớm nhận thức được tình hình khai thác tài nguyên không hiệu quả cũng như các hậu quả nhãn tiền của nền kinh tế tuyến tính. Vào những năm 1990, các học giả Trung Quốc đã đề xuất một nền kinh tế tuần hoàn như một mô hình mới để giúp Trung Quốc sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên và năng lượng. Kể từ đó, mô hình này đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh tế quốc gia và được xây dựng trong suốt nhiều Kế hoạch 5 năm vừa qua của Trung Quốc: cả một chương trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của đất nước (2006-2010) được dành cho nền kinh tế tuần hoàn; nền kinh tế tuần hoàn được nâng cấp thành chiến lược phát triển quốc gia trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015).Việc thông qua Luật Xúc tiến Kinh tế tuần hoàn ngày 29 tháng 8 năm 2008, chính thức có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2009 đã đánh dấu Trung Quốc là nước đi đầu trong cơ sở pháp lí về nền kinh tế tuần hoàn. Kết quả là thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới trong việc thúc đẩy tái tuần hoàn các chất thải thông qua việc đặt ra các mục tiêu và áp dụng các chính sách, biện pháp tài chính và pháp luật. Mục tiêu cuối cùng là "nền kinh tế tuần hoàn" - đóng các vòng công nghiệp để biến đầu ra từ nhà sản xuất này thành đầu vào cho nhà sản xuất khác. Cách tiếp cận này làm giảm tiêu thụ nguyên liệu thô và giảm phát sinh chất thải. Một ví dụ điển hình là việc sản xuất bảng mạch điện tử tại quận Tô Châu. Các nhà sản xuất bảng mạch điện tử sử dụng đồng được thu hồi từ chất thải từ nơi khác trong khu công nghiệp, thay vì sử dụng đồng nguyên chất được sản xuất bởi các công ty khai thác. Những ví dụ khác về kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc được thấy trong việc sản xuất cao lanh, theo đó biến dư lượng từ khai thác thành đầu vào để sản xuất axit sunfuric và vật liệu xây dựng; việc sản xuất giấy lấy amoniac thải từ một công ty hóa chất để sử dụng cho quá trình khử lưu huỳnh trong quy trình của mình; và tái chế nước công nghiệp được thực hiện tại chỗ.

Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có hàng trăm sáng kiến liên quan đến sử dụng nguyên liệu tái chế của các công ty. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đang trong giai đoạn đầu để hiểu nền kinh tế tuần hoàn có nghĩa là gì và làm thế nào họ có thể vận hành trong đó, những nhận thức của các CEO thường liên quan đến việc giảm chất thải hoặc đảm bảo rằng các sản phẩm được tái chế, sản phẩm và vật liệu được sử dụng lâu hơn, điều đó cũng có nghĩa là khai thác ít tài nguyên hơn và ít hơn rủi ro trong chuỗi cung ứng, và cắt giảm ô nhiễm khí hậu. Hầu hết các công ty nhận ra rằng họ có thể tiết kiệm tiền nếu họ tái sử dụng vật liệu phế liệu trong nhà máy thay vì vứt chúng đi (Gina Lee, 2018). Một số ví dụ tiêu biểu về ứng dụng của kinh tế tuần hoàn tại Mỹ có thể kể đến như Công nghệ EcoVolt của công ty Mỹ Cambrian Innovation không chỉ xử lý nước thải ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp thành nước sạch mà còn tạo ra khí sinh học (như Metan) để sản xuất năng lượng sạch. Công ty hiện có 9 nhà máy tại Mỹ, và đã xử lý khoảng 300 triệu lít nước thải.

Hình 2. Công nghệ Ecovotl của công ty Cambrian Innovation

Công ty Lehigh Technologies biến lốp xe cũ và các chất thải cao su thành bột cao su vi hạt (MRP), có nhiều ứng dụng từ làm lốp xe cho đến sản xuất đồ plastic, nhựa đường, vật liệu xây dựng. Bột MRP giúp giảm chi phí tới 50% so với sản xuất cao su thông thường, mỗi pound (~0.453kg) bột giúp tiết kiệm 10kWh năng lượng và giảm 40% lượng khí thải CO2. Công ty HYLA Mobile hợp tác với nhiều nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới để chuyển đổi mục đích hoặc tái sử dụng những thiết bị và linh kiện bị loại bỏ của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ước tính sơ bộ có hơn 50 triệu thiết bị đã được công ty tái sử dụng, tạo ra 4 tỷ đô la cho chủ sở hữu và ngăn 6.500 tấn chất thải điện tử tập kết tại bãi rác. Urban Mining, một công ty có trụ sở tại Texas, đã phát triển một quy trình tái chế nam châm Neodymium Iron Boron (NdFeB), một loại nam châm được sử dụng rộng rãi với các ứng dụng trong các sản phẩm như máy khoan không dây, ổ cứng và động cơ điện. Sản phẩm của công ty được chế biến từ các nguyên liệu tái chế từ các sản phẩm hết hạn sử dụng.

Ví dụ ấn tượng nhất về kinh tế tuần hoàn được thấy ở Mỹ liên quan đến nguyên liệu sản xuất thảm. Hãng Niaga (từ Again đánh vần ngược) đã phát triển một vật liệu thảm có thể được khôi phục hoàn toàn về dạng ban đầu của nó một cách hiệu quả và kinh tế. Ở giai đoạn sau khi sử dụng, thảm được thu thập và tất cả các vật liệu có thể được phục hồi để nhập vào một tấm thảm mới. Các thảm được tạo ra từ polyester nguyên chất hoặc kết hợp kép của polyester và polyamide, polypropylen hoặc len. Trong trường hợp này, hai lớp được kết hợp với nhau bằng một chất kết dính có thể đảo ngược, nói cách khác, chúng có thể dễ dàng tách ra sau khi sử dụng. Thiết kế tổng thể giúp có thể nắm bắt giá trị vật liệu sau khi được sử dụng, trong giai đoạn sử dụng tiếp theo cho phép giảm chi phí sản xuất. Đầu năm 2017, Niaga hợp tác với Mohawk, nhà sản xuất ván sàn lớn thứ hai ở Mỹ và là công ty đầu tiên sát nhập hệ thống Niaga thành của riêng mình. Vì tất cả các loại thảm chần có thể được sản xuất bằng Công nghệ Niaga®, Niaga hy vọng các công ty khác sẽ nắm lấy bước tiến tới việc sử dụng thảm hoàn toàn có thể tái chế.

Hình 3. Vòng kinh tế tuần hoàn của hãng Niaga

Nguồn: www.ellenmacarthurfoundation.org

Tại Châu Âu

Nguồn trích dẫn báo cáo của Viện nghiên cứu bền vững châu Âu (SERI) tuyên bố rằng 21 tỷ tấn vật liệu được sử dụng trong sản xuất không được đưa vào sản phẩm cuối cùng (nghĩa là chúng bị mất trong quá trình chuyển đổi giữa các dạng vật liệu, trong sản xuất, như các sản phẩm phụ không được sử dụng, do không hiệu quả, do vấn đề lưu trữ, v.v.). Quỹ Ellen MacArthur (2013) đề cập đến dữ liệu của Eurostat (2011) chỉ ra rằng khối lượng nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế châu Âu đã tăng lên 65 tỷ tấn trong năm 2010, trong đó 2,7 tỷ tấn đã bị thải bỏ, chỉ 40% trong số đó là được sử dụng lại dưới mọi hình thức (ví dụ như thông qua tái chế, tái sử dụng hoặc ủ phân). Chất thải không được quản lý đã mất không chỉ chức năng ban đầu của nó, mà còn bị lãng phí như một nguồn năng lượng.

Năm 2015, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Kế hoạch Hành động Kinh tế tuần hoàn đầy tham vọng, bao gồm các biện pháp giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi của Châu Âu sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng sức cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tạo việc làm mới. Kế hoạch hành động của EU cho nền kinh tế tuần hoàn thiết lập một chương trình hành động cụ thể và đầy tham vọng, với các biện pháp bao trùm toàn bộ chu trình: từ sản xuất và tiêu thụ đến quản lý chất thải và thị trường nguyên liệu thứ cấp và đề xuất lập pháp sửa đổi về chất thải. Phụ lục của kế hoạch hành động đưa ra mốc thời gian khi các hành động sẽ được hoàn thành. Các hành động được đề xuất sẽ góp phần "đóng vòng lặp" của vòng đời sản phẩm thông qua việc tái chế và tái sử dụng nhiều hơn, và mang lại lợi ích cho cả môi trường và nền kinh tế. Khung pháp lý sửa đổi về chất thải đã có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018, đặt ra các mục tiêu rõ ràng để giảm chất thải và thiết lập một lộ trình dài hạn đầy tham vọng và đáng tin cậy để quản lý và tái chế chất thải. Các yếu tố chính của đề xuất chất thải sửa đổi bao gồm: mục tiêu chung của EU để tái chế 65% chất thải đô thị vào năm 2035; tái chế 70% chất thải bao bì vào năm 2030. Ngoài ra còn có các mục tiêu tái chế cho các vật liệu đóng gói cụ thể: Giấy và bìa cứng: 85%, Kim loại màu: 80%, Nhôm: 60%, Kính: 75%, Nhựa: 55%, Gỗ: 30%. Mục tiêu chôn lấp ràng buộc nhằm giảm lượng rác thải xuống mức tối đa 10% chất thải đô thị vào năm 2035.

Các minh chứng cho việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại châu Âu là khá đa dạng. Tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin đã ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thành công với chiến lược 4R: cắt giảm (reduce), tái sử dụng (reuse), tái chế (recycle) và tái tạo (renewable). Họ đã cắt giảm khí thải CO2 ra môi trường nhờ áp dụng những thiết kế “xanh” (eco-design), thu gom toàn bộ lốp xe cũ cho mục đích tái chế, tái sử dụng nguồn năng lượng cùng phế phẩm từ quá trình sản xuất và lốp xe hết hạn sử dụng, kết hợp vật liệu tái tạo vào sản xuất lốp xe mới. Từ năm 2007, Michelin đã bán quyền sử dụng lốp xe “tính theo dặm” cho nhà điều hành của các đội xe. Công ty này đã phát triển hệ thống các xưởng di động để sửa chữa và tân trang lốp xe tại địa điểm của khách hàng và đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm có tuổi thọ cao hơn. Lốp xe cũ được gửi tới các nhà máy của Michelin để đúc lại và tái sử dụng. Công ty Elite của Thụy Sĩ cũng áp dụng chiến lược tương tự với các tấm thảm ở khách sạn. Một số công ty cho thuê đồ dệt cung cấp đồng phục, vải dệt sử dụng trong khách sạn và bệnh viện và máy làm sạch công nghiệp như một loại dịch vụ. Schneider Electric là một tập đoàn có 142.000 nhân viên tại hơn 100 quốc gia, với trụ sở tại Pháp, chuyên về quản lý năng lượng và tự động hóa. Công ty sử dụng các vật liệu có thể tái chế trong các sản phẩm của mình; kéo dài tuổi thọ của sản phẩm bằng cách cho thuê và trả tiền mỗi lần sử dụng; đồng thời có kế hoạch thu mua lại sản phẩm sau khi dùng vào chuỗi cung ứng của mình. Công ty DyeCoo của Hà Lan đã phát triển một quy trình nhuộm vải hoàn toàn không sử dụng nước, hóa chất nào khác ngoài thuốc nhuộm và CO2. Carbon Dioxit ở trạng thái siêu tới hạn (áp suất cao, tồn tại giữa dạng khí và lỏng) dùng để hòa tan thuốc nhuộm và khiến màu hấp thụ vào vải tới 98%. Sau đó CO2 được bay hơn, tái chế và tái sử dụng. Do vải nhuộm không cần làm khô nên quy trình giảm một nửa thời gian, sử dụng ít năng lượng hơn và thậm chí ít chi phí hơn. DyeCoo đang hợp tác với một số thương hiệu lớn như Nike và IKEA. Tại Anh, công ty khởi nghiệp Winnow đã phát triển một loại đồng hồ thông minh mới đo lượng thực phẩm bị vứt đi trong các bếp ăn công nghiệp và tìm cách cắt giảm chúng. Ở các bếp ăn, có tới 1/5 lượng thực phẩm mua về thường bị lãng phí. Winnow đã quản lý và cắt giảm được 50% lượng lãng phí trên hàng trăm bếp ăn ở 40 quốc gia, tiết kiệm cho khách hàng hơn 25 triệu đô la mỗi năm. Điều này tương đương với việc ngăn một suất ăn bị lãng phí sau mỗi 7 giây.

  1. Ứng dụng và triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững mà Chính phủ Việt Nam rất coi trọng trong chiến lược phát triển bền vững dài hạn. Tuy vậy, nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Để  đẩy mạnh việc ứng dụng, triển khai kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay, đòi hỏi một số điều kiện cơ bản sau.

Điều kiện quan trọng nhất là cần có sự đồng thuận của Nhà nước, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc ứng dụng và triển khai các mô hình này. Nhà nước cần tạo ra khuôn khổ pháp lý, đảm bảo vận hành các cơ chế, chính sách pháp luật tạo điều kiện triển khai kinh tế tuần hoàn. Người dân cần thấu hiểu, phối kết hợp với các doanh nghiệp, thay đổi tư duy từ kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn; xem rác thải là nguồn nguyên liệu mới để sản xuất; học hỏi khả năng tái tạo và tuần hoàn của thiên nhiên; nhận thức mọi tài nguyên đều giới hạn để sản xuất dựa trên giới hạn đó; ý thức về cộng sinh công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn...

Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần tập trung hướng tới các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0. Việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn không thể nằm ngoài xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0. với sự xuất hiện của các dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật.

Thứ ba, tiếp tục tôn trọng và thực hiện các bước hội nhập quốc tế. Triển khai nền kinh tế tuần hoàn cũng không nằm ngoài xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện đang diễn ra trên thế giới. Tuy nhiên, các chính sách kinh tế đối ngoại, môi trường, phát triển bền vững… phải được đặt ra với các tiêu chuẩn cao hơn, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, ở cấp độ vĩ mô, Việt Nam đã có những chính sách để tạo điều kiện cho nền kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (SCP). Năm 2017, Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm hình thành nên ngành Công nghiệp môi trường, có thể đáp ứng được các nội dung của nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Chương trình hành động Quốc gia về SCP với các giải pháp, quan điểm của kinh tế tuần hoàn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030. Ở cấp độ địa phương, TP Hồ Chí Minh đã đặt ra hàng loạt mục tiêu như đến 2020 giảm 60% lượng túi nilon khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại và 50% tại chợ truyền thống; năng lượng tái tại và năng lượng mới sẽ đạt 1,7% tổng công suất năng lượng. Cùng với đó, việc di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm trong khu dân cư vẫn đang diễn ra.

Các chương trình triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn bởi các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện không nhiều, chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp lớn. Unilever với chương trình thu gom tái chế bao bì nhựa và phân loại rác tại nguồn; Coca Cola với chương trình thu gom, phân loại chai nhựa. Đây cũng là hai đơn vị nòng cốt trong sáng kiến "Zero Waste to Nature" trong khuôn khổ dự án Trung tâm Kinh tế tuần hoàn (VCCE) chủ trì bởi Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam. Hay như Heineken Việt Nam, đơn vị công bố đã có gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, 4 trên 6 nhà máy bia sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Một số dự án tiêu biểu về tái chế chất thải của Nestlé là sản xuất gạch không nung từ rác thải lò hơi, chế biến phân bón từ bùn thải không nguy hại và sử dụng vỏ hộp sữa làm tấm lợp sinh thái. Ngoài ra, Nestlé đã công bố kế hoạch tái chế và tái sử dụng 100% bao bì sản phẩm tới năm 2025.

Tương tự, Công ty NS BlueScope Việt Nam, thành viên của tập đoàn thép hàng đầu thế giới BlueScope, cũng giới thiệu thực tiễn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn của mình, bao gồm: tiết giảm, tái sử dụng, tái sản xuất, tái chế. Trong đó ý tưởng tái sản xuất sản phẩm tua-bin gió bằng thép của Công ty đã thực sự gặt hái được nhiều thành công: tỷ suất hoàn vốn tăng đáng kể, giá thành sản phẩm đến tay khách hàng rẻ hơn 25-50%, tiết kiệm 80% năng lượng và rút ngắn thời gian sản xuất.

Thực tế cho thấy nền kinh tế tuần hoàn vẫn đòi hỏi sự hợp nhất của toàn bộ vòng đời sản phẩm từ cung cấp nguyên liệu thô đến công đoạn hủy diệt. Do vậy, về cơ bản không đơn giản để tìm thấy một chu trình khép kín hoàn toàn. Và điều này càng khó khăn đối với những quốc gia đang phát triển với nền tảng công nghệ còn lạc hậu so với thế giới như Việt Nam. Quá trình biến nhận thức về 3R (giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế) thành hành vi và hành động sẽ cần nhiều thời gian. Hơn nữa, quá trình xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cần có công nghệ và khả năng đổi mới nhằm tái sử dụng các nguồn lực hiệu quả mà nó không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hơn 95% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ rất thiếu nguồn vốn, nguồn nhân lực và khả năng đổi mới để áp dụng nguyên lý của nền kinh tế tuần hoàn.

  1. Một số khuyến nghị cho Việt Nam

Xét trên cả bình diện lý luận lẫn thực tế, nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam vẫn còn đang rất mới mẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, với các mục tiêu và yêu cầu hướng tới phát triển bền vững. Nhận thức rõ về ích lợi của việc triển khai nền kinh tế tuần hoàn một cách rộng khắp là một tất yếu đối với nước ta hiện nay. Để cho việc ứng dụng và triển khai nền kinh tế tuần hoàn được diễn ra thuận lợi, một số khuyến nghị sau đây nên được xem xét một cách nghiêm túc trong thời gian tới.

Thứ nhất, tập trung khuyến khích lĩnh vực nghiên cứu và sáng tạo. Nghiên cứu và sáng tạo là yếu tố đầu tiên được Stahel (2010) khuyến nghị đối với mọi cấp độ và lĩnh vực từ xã hội, công nghệ tới thương mại. Các nhà kinh tế học, nhà khoa học vật liệu và môi trường cần phải đánh giá được tác động về sinh thái cũng như các chi phí và lợi ích của các sản phẩm. Việc thiết kế sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu tái sử dụng cần phải trở thành một yêu cầu bắt buộc, theo đó các sản phẩm kể từ khâu thiết kế đã thấy được vai trò, vị trí của nó trong vòng tuần hoàn.

Thứ hai, cần xây dựng các chương trình truyền thông và thông tin rộng khắp, có quy mô quốc gia và quốc tế để nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và người tiêu dùng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng. Ví dụ, thay vì các tạp chí khoa học, các tạp chí thời trang cần kêu gọi thúc đẩy trào lưu chia sẻ đồ trang sức, cho thuê quần jeans và túi xách; chính phủ và các nhà sản xuất điện tử, ô tô… phải đưa ra các chương trình khuyến khích các xe đã qua sử dụng hoặc đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới.

Thứ ba, cần khuyến khích nội hóa các chi phí ngoại sinh như ô nhiễm, xả thải vào chi phí trực tiếp của sản phẩm thông qua các cơ chế thuế chặt chẽ. Các chính sách cần khuyến khích hoạt động có lợi cho xã hội và trừng phạt các hoạt động có hại. Chính phủ cũng cần nâng thuế đối với việc tiêu thụ các nguồn lực không thể tái chế. Thuế giá trị gia tăng chỉ nên áp dụng đối với các hoạt động tạo giá trị gia tăng, chẳng hạn như đào mỏ, xây dựng và sản xuất và không nên áp dụng với các hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn giá trị chẳng hạn như việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất. Đồng thời cũng cần tăng điểm carbon cho các hành động ngăn chặn việc phát thải khí tương tự như với việc giảm lượng phát thải khí…

Thứ tư, các chính sách, chương trình đặt ra hướng tới nền kinh tế tuần hoàn đều phải đặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó có các đặc trưng cơ bản như việc kết nối mạng của tất cả các vật dụng hằng ngày, công nghệ điện toán đám mây và hệ thống tự động hóa với trí thông minh nhân tạo. Bởi lẽ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển biến từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, cần xây dựng các thước đo phù hợp hơn cho phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế, theo đó cần tính tới sự thành công của vòng tuần hoàn cũng như sự góp mặt của sản phẩm trong vòng tuần hoàn khép kín đó. Một trong các điểm khác biệt lớn chính là thay vì xác định giá trị các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, các nhà nghiên cứu nên xem xét lợi ích ròng của mỗi vòng tuần hoàn khép kín của từng nhóm sản phẩm.

Tài liệu tham khảo

  1. Ellen MacArthur Foundation (2015), Report on Circular economy.
  2. Ellen MacArthur Foundation (2016), New Plastics Economy: Rethinking the Future of Plastics.
  3. Gina Lee (2018), The state of the circular economy in America – Trends, Opportunities, And Challenges, Circular Colab.
  4. John A. Mathews& Hao Tan (2016), Circular economy: Lessons from China, Nature, 531(7595), 440-442.
  5. Kenneth E. Boulding (1966), the economics of the coming spaceship earth. In H. Jarret (ed), Environmental quality in a growing economy, Baltimore, MD, John Hopkins University Press.
  6. OECD (2019), Business Models for the Circular Economy: Opportunities and Challenges for Policy.
  7. Stahel, W (2010), The Performance Economy, Palgrave Macmillan UK.
  8. Stahel, Walter R. and Reday-Mulvey, Geneviève (1981), Jobs for Tomorrow, the potential for substituting manpower for energy, Vantage Press, New York, N.Y
  9. UNenvirontment (IRPR, 2017), International Resource Panel Report 2017.
  10. https://www.weforum.org/agenda/2019/02/companies-leading-way-to-circular-economy/.
  11. https://www.ellenmacarthurfoundation.org/case-studies/production-and-material-reclaim-of-carpets.
  12. https://medium.com/circulatenews/circular-economy-in-china-six-examples-2709982763f2.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortjojobet girişJOJOBETjackbethttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinonwin giriş güncelMostbet KZbeylikdüzü escortbetgitcasibom715betkom otobetbetlike girişbuy x followersbuy x followersgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escortMadridbetbettilt casinoyabancı dizi izlejojobetjojobet girişcasibom girişhdfilmcehennemi, film izle, hd film izle, full hd film izle, hd film cehennemicasinolevantcasinolevantdomainextrabetJet film izlecasibom715casibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet giriştürk film izlecasibom 756casibom güncel girişcasibom güncel girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followershd film izlejojobetjojobetimajbetmatbetjojobetjojobetholiganbetsekabetonwinsahabetfilmMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişpusulabetcasinojackbethosgeldin bonusu veren siteler Romabet Girişcasibomvirabetbetturkeygrandpashabetdeneme bonusu veren sitelercasibom1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahispusulabetcasinolevantmariobetCASİBOM GİRİŞselçuksportsGeri Getirme büyüsüjojobetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltmavibetbetsmoveceltabetonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetjojobetextrabetgalabetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetmarsbahis girişdeneme bonusu veren sitelerjojobetdeneme bonusu veren sitelercasino siteleriCanlı bahis sitelerihd porno izle1longlegs izleonwin giriş güncelonwin giriş günceldeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerifilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom giriş güncelbetörspincasino siteleribetebetMarsbahis güncel girişsekabet twitterWindows LisansPusulabet güncel girişreynabetmarsbahis güncelzbahiscasibomcasinolevantmarsbahis girişmeritkingdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/celtabetbetgaranticasibombettilt girişBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetMadridbet GirişMadridbet Girişgrandpashabet2199.comcasibom762.comcasibom715.commatadorbetiqos heetsmarsbahisbetturkeyotobetjojobetzbahiszbahiszbahiszbahiscasibomonwin girişdeneme bonusu veren sitelerBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelerBornova EscortonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpasextrabet girişmatadorbetMadridbet Girişİstanbul escortcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnakitbahisbetebetbahsegelvaycasinodumanbetcasino siteleridinamobetbetkanyonultrabettipobetotobetcasibomcasibombetturkeyotobetotobetzbahiszbahismeritkingonwin girişnorabahis girişmeritking cumaGoogle Hit Botuno deposit bonus casinonew online casinos ontarioselçuksportstaraftarium24canlı maç izleonline casino ontariokralbetcrypto casinomeritkingbycasinokralbetbetparkligobetGrandpashabetGrandpashabetotobetbetnanoextrabetsekabetsmm panelprotein tozucasinoplus girişbekabetbetpipocasilothipercasinocasinoslotBeinnowsantosbettingmercurecasinofavorislotrcasinoCasinowinistekbetbetyaphiperwindiyarbetcasipolhanedanbetlotobetakulabetbetnisnisbarruyabetcrosbetnisbarvaycasinobahiscentpalacebetkazandrabetbets10betchipmaximcasinocasinopluspradabetfestwinvdcasinoilelebetdiscountcasinobetmuzecasiverabahislionmaslakcasinobetzmarkbetmoonpumabetcratossportingbetitalyavitrinbetbetexenrinosbetbahislifezagabetgencobahiswbahisfashionbetbetbeyloyalbahisbetmoneyatlantisbetyorkbetlimrabetbetmatikbetturkeyjojobet973ultrabetbetloto7slotsbahiscomonwinstarzbet girişmatadorbet girişdeneme Bonusu Veren sitelerlive casinobetting sitesmatadorbetonline bettingonline casinolunabetFixbetOtobetStarzbetjackbetcasibom girişvbethttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://lesabahisegiris.comhttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişcratosslotkavbetfixbetbetewinextrabet girişextrabetradissonbetotobetbetkomonwincasibomcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetmatadorbetholiganbetmarsbahisonwinsahabetsekabetRoyalbetmatbetimajbetbetwoonmatadorbetjojobetRoyalbet girişsophie rain leakBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinocasinofastpornrizgs bcmbocasibom güncel girişCasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişjackbetotobetextrabet girişBetturkeycasibomCASİBOMcasibom girişbankobetzbahismarsbahismarsbahismatadorbetbetkommaxibetbetciotümbetcorinna kopf leakotobetmariobethit botucasibom girişjackbetTarafbetrüyabetbetwoongalabetbetparkmavibetlunabetmavibetpiabetgoldenbahislunabetsuperbetin girişbetsmovepiabellacasinoaresbetvevobahisbetexperbetmarino girişyouwintürk işfa betciofixbet mobil girişbahsegelAntalya escortücretsiz biolinkmeritking girişextrabet girişmeritking girişzbahismeritkingfixbetpusulabetbetturkeybahiscomkulisbetcasibom 762, casibom 762 giriş, casibom.bahiscomtipobetstarzbetbycasinofixbetcasibom girişRusya Çalışma Vizesimeritkingcasinomeritking güncel girişanahtaronwin girişizmit escortkralbetonwinaltyazılı pornvirabet girişPerabetMeritkingBetrupiRoketbetjojobet girişmeritking girişbetparkmeritkingmarsbahismatadorbet girişzbahisfixbetbetlotoradissonbetotobetBetkomBetkomforex borsaimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetgrandpashabethiltonbetjojobetcasibommarsbahisbetmooncasibomartemisbetrestbetjojobetsafirbetvbetMeritkingdumanbet girişTarafbetbetcupxslotbahigongsbahisTarafbetasyabahisbettineMatadorbetbetboobetsatpusulabetcasibom güncel girişcoinbarprensbetperabetmaltcasinodumanbetklasbahis