Sidebar

Magazine menu

21
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 121

Incoterms mới (2020) có gì mới?

Hoàng Văn Châu[1]

Hoàng Tuấn Dũng[2]

      Tóm tắt

      Ngày 10 tháng 9 năm 2019, Incoterms® 2020, phiên bản Incoterms thứ 9 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã được chính thức phát hành nhân kỷ niệm 100 năm thành lập ICC. Sau lần phát hành đầu tiên vào năm 1936, Incoterms đã được sửa đổi, bổ sung và phát hành vào các năm 1957, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 để đáp ứng sự thay đổi và phát triển của thương mại toàn cầu. Incoterms® 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Vậy, Incoterms là gì và Incoterms® 2020 có gì mới, là nội dung của bài viết dưới đây.

Từ khóa: incoterms, điều kiện thương mại quốc tế, ICC, xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán, Incoterms® 2020.

Abstract

The ICC which is celebrating its centenary year, officially released the 9th version of Incoterms rules on September 10, 2019. Incoterms were first introduced in 1936 and were revised in 1957, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 and 2010 to accommodate changes as global trade developed and evolved. Incoterms® 2020 will come into effect on 1 January 2020. Thus, what Incoterms is and what it is new in Incoterms® 2020, you will find the answer in the following.

Keywords: incoterms, international commercial terms, ICC, export, import, sale contract, Incoterms® 2020.

  1. Incoterms là gì?

      Incoterms là chữ viết tắt của International commercial terms, tiếng Việt là “điều kiện thương mại quốc tế”, là điều kiện được người bán và người mua lựa chọn để đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Incoterms, mặc dù được soạn thảo để sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng cũng có thể sử dụng trong mua bán hàng hóa nội địa nếu các bên dẫn chiếu đến nó. Điều kiện thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Việc lựa chọn một điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms Rule) nào đó là một điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán quốc tế (trừ khi mua bán theo hợp đồng mẫu đối với một số mặt hàng).

Điều kiện thương mại quốc tế quy định 03 nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán, gồm:

- Nghĩa vụ: giữa người bán và người mua, ai làm việc gì? Ai tổ chức vận chuyển; ai mua bảo hiểm cho hàng hóa; ai phải lấy chứng từ vận tải hay lo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, an ninh cho hàng hóa;

- Rủi ro: ở đâu và khi nào hàng hóa được coi là đã giao? rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua ở đâu?;

- Chi phí: giữa người bán và người mua, ai phải chịu chi phí gì? ví dụ như cước phí vận tải, đóng gói, chi phí xếp, dỡ hàng, kiểm tra, an ninh …

 Incoterms có nhiều điều kiện khác nhau, được xây dựng trên nguyên tắc tăng dần nghĩa vụ của người bán trong quá trình giao hàng, vận chuyển, chi phí, rủi ro … để các bên lựa chọn.

Incoterms không quy định các vấn đề như: chuyển quyền sở hữu về hàng hóa; quy cách, phẩm chất của hàng hóa; thời gian, địa điểm, phương thức và đồng tiền thanh toán; bồi thường do vi phạm hợp đồng mua bán; giảm nghĩa vụ hoặc miễn trách nhiệm khi xẩy ra những sự cố không mong muốn hoặc không nhìn thấy trước; hậu quả của chậm trễ hoặc vi phạm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng; tăng thuế; cấm xuất nhập khẩu; cấm vận; quyền sở hữu trí tuệ; nơi và phương pháp giải quyết tranh chấp … Tất cả những nội dung trên các bên cần phải thỏa thuận, quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán. Về bản chất, các điều kiện Incoterms® 2020 không phải là hợp đồng mua bán mà chúng chỉ trở thành một bộ phận của hợp đồng mua bán khi và chỉ khi các bên thỏa thuận đưa vào một hợp đồng khi ký kết. Nói cách khác, Incoterms chỉ là những quy tắc giải thích điều kiện giao hàng, chứ không phải là quy tắc giải thích các điều kiện khác của hợp đồng.

Từ năm 1936, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) là cơ quan duy nhất tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, phát hành Incoterms, qua đó có thể thống nhất cách giải thích các điều kiện Incoterms trên toàn thế giới, giúp giảm thiểu những hiểu sai, hiểu lầm không đáng có. Cứ khoảng 10 năm một lần, ICC lại tổ chức sửa đổi, bổ sung các điều kiện Incoterms để phù hợp với thực tiễn phát triển của thương mại quốc tế.

  1. Lịch sử phát triển của Incoterms

- Năm 1923: ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial trade terms)

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ICC, sau khi ra đời vào năm 1919, là thúc đẩy thương mại quốc tế, muốn vậy phải hiểu được các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng. Việc này đã được thực hiên thông qua một nghiên cứu 6 điều kiên thương mại thông dụng nhất ở 13 nước. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại.

- Năm 1928: rõ ràng, trong sáng hơn

Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước, ICC đã triển khai một nghiên cứu thứ hai. Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước.

- Năm 1936: hướng dẫn cho doanh nhân toàn cầu

Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành (có ký hiệu R trong vòng tròn - ®) đã ra đời. Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay.

- Năm 1953: vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950. Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms mới được phát hành lại. Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.

- Năm 1967: chỉnh sửa việc giải thích sai

ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên bản trước đó. Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP.

- Năm 1976: tiến bộ trong vận tải hàng không

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport.

- Năm 1980: sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container

Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms. Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải là lan can tàu.

- Năm 1990: sửa đổi hoàn chỉnh

Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT, FOB Air Port. Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định).

- Năm 2000: sửa đổi nghĩa vụ thông quan

Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.

- Năm 2010: phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế

Incoterms® 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT và DAP. Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (string sales).

  1. Tại sao phải có Incoterms phiên bản mới?

       Với phiên bản lần thứ 8 (Incoterms® 2010), Incoterms của ICC đã trở thành một quy tắc chuẩn mực được thừa nhận và chấp nhận trên toàn cầu. Incoterms cũng được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế và nội địa trên toàn thế giới và trở thành “sách gối đầu giường” của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế và nội địa.

Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ICC và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ số, ICC đã tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và phát hành phiên bản mới Incoterms® 2020. Incoterms® 2020 được soạn thảo bởi một Nhóm chuyên gia, chủ yếu đến từ Châu Âu, trong đó lần đầu tiên có đại diện của Trung Quốc và Úc. Nhóm đã họp định kỳ để thảo luận các vấn đề được nêu ra từ 150 nước là thành viên của ICC. Trong quá trình soạn thảo, nhóm đã đề xuất một số sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích đưa ra một bộ quy tắc Incoterms đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, đúng đắn và chính xác, phản ánh thực tiễn sinh động của thương mại quốc tế.

  1. Những điểm mới của Incoterms® 2020

         Khác với những đồn đại trên mạng xã hội về việc bỏ một số điều kiện …, Incoterms® 2020 vẫn gồm 11 điều kiện, trong đó vẫn giữ nguyên hai nhóm lớn với sự khác biệt trong sử dụng, là:

1) “Sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải” (vận tải đa phương thức) gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP;

2)  “Dùng cho vận tải biển và nội địa, gồm 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF.

Incoterms® 2020 vẫn gồm 4 nhóm nhỏ, nếu căn cứ vào chữ cái đầu tiên của các điều kiện: nhóm C (4 điều kiện), nhóm D (3 điều kiện), nhóm E (1 điều kiện), nhóm F (3 điều kiện).

Về tổng thể, Incoterms® 2020 có một số sửa đổi, bổ sung, cải tiến về hình thức và nội dung, cụ thể:

     - Nâng cấp điều kiện FCA liên quan đến vận đơn;

     - Thay đổi mức độ bảo hiểm trong điều kiện CIF và CIP;

     - Cho phép người bán, người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAP, DPU và DDP;

   - Đổi tên điều kiện DAT thành điều kiện DPU;

   - Bổ sung nghĩa vụ liên quan đến anh ninh, an toàn;

    - Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng điều kiện;

    - Nâng cao chất lượng hình thức thể hiện để người dùng có thể chọn ngay được điều kiện thích hợp nhất cho hợp đồng mua bán của mình, cụ thể:

+ Trong phần giới thiệu, nhấn mạnh hơn về hướng dẫn lựa chọn các điều kiện;

+ Giải thích rõ hơn về ranh giới, mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán và các hợp đồng liên quan khác;

+ Nâng cấp “Ghi chú hướng dẫn” (Guidance Notes) lên “Ghi chú giải thích” (Explanatory Notes) cho người dùng ở mỗi điều kiện thương mại;

+ Sắp xếp lại hợp lý hơn các nội dung trong từng điều kiện, đặc biệt về giao hàng và rủi ro.

Thay đổi trong từng điều kiện so với Incoterms® 2010:

- Vận đơn có ghi chú “on-board” (đã xếp lên tàu) và điều kiện FCA (Giao hàng cho người chuyên chở)

Khi hàng hóa được mua bán theo điều kiện FCA - vận chuyển bằng đường biển, người bán hoặc người mua (hoặc các ngân hàng tham gia thanh toán bằng Thư tín dụng) có thể yêu cầu một vận đơn đường biển với ghi chú “đã xếp hàng lên tàu”. Tuy vậy, việc giao hàng theo điều kiện FCA lại hoàn thành trước khi xếp hàng lên tàu (có thể tại CY hoặc CFS), do đó, điều chắc chắn là người bán khó có thể lấy được một vận đơn “on-board” từ người chuyên chở, bởi vì người chuyên chở, theo hợp đồng vận tải, chỉ có nghĩa vụ phát hành vận đơn “đã xếp” khi hàng hóa thực sự đã xếp lên tàu. Để giải quyết vấn đề này, mục A6/B6 điều kiện FCA Incoterms® 2020 quy định một lựa chọn bổ sung: người mua và người bán có thể thỏa thuận rằng người mua sẽ chỉ dẫn người chuyên chở phát hành một vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán sau khi xếp hàng lên tàu. Người bán, sau đó, phải xuất trình vận đơn đó cho người mua (thường là thông qua ngân hàng). ICC thừa nhận rằng mặc dù có sự không phù hợp giữa vận đơn đã xếp và giao hàng theo FCA nhưng nó phục vụ cho nhu cầu giải thích vận đơn đã xếp và điều kiện FCA. Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng khi lựa chọn trên được áp dụng, người bán cũng không có nghĩa vụ gì đối với người mua theo các điều khoản của hợp đồng vận tải.

Vậy, có câu hỏi đặt ra là trong trường hợp hàng đóng container được người bán giao cho người mua bằng cách chuyển giao cho người chuyên chở trước khi hàng thực sự xếp lên tàu, thì có nên khuyên người bán là bán theo điều kiện FCA thay vì điều kiện FOB không? Câu trả lời là Có (Yes). Tuy vậy, Incoterms® 2020 đã có quy định bổ sung trong điều kiện FCA (A6/B6) là khi người bán muốn hoặc cần một vận đơn có ghi chữ on-board thì vẫn có thể cấp một vận đơn như vậy.

- Chi phí, nơi thể hiện chi phí

Trong Incoterms® 2020, chi phí (Costs) xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều kiện, chứ không phải tại mục A6/B6 như trong Incoterms® 2010. Ngoài ra, chi phí cũng được quy định tập trung tại một điều khoản chứ không rải rác ở nhiều điều khoản như trước. Trong Incoterms® 2010, chi phí được đề cập tại nhiều điều khoản và xuất hiện ở các phần khác nhau của các điều kiện Incoterms. Ví dụ, chi phí liên quan đến việc lấy bộ chứng từ giao hàng trong điều kiện FOB Incoterms® 2010 được đề cập ở mục A8, điều khoản có tên là “Chứng từ giao hàng” chứ không phải ở mục A6, điều khoản có tên là “Phân chia chi phí”. Trong Incoterms® 2020, mục tương đương với A6/B6 là A9/B9 (Allocation of Costs) liệt kê tất cả các chi phí mà các bên phải chịu, do đó dài hơn A6/B6 trong Incoterms® 2010. Mục đích của việc này là để người dùng dễ dàng tìm thấy, tại một chỗ, tất cả các chi phí mà mình có thể phải chịu trong từng điều kiện. Ngoài ra, chi phí cụ thể gì cũng được thể hiện ở mục liên quan, ví dụ chi phí lấy chứng từ theo điều kiện FOB ở mục A6/B6 (Delivery/transport document), với ý nghĩ là người dùng quan tâm đến việc phân chia chi phí có thể thích tìm hiểu điều khoản cụ thể về chi phí đó hơn là xem điều khoản chung về chi phí.

- Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP

Trong Incoterms® 2010, mục A3 của hai điều kiện CIF và CIP quy định một nghĩa vụ của người bán “mua bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình, theo mức thấp nhất là điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo hiểm Lloyd’s (LMA) hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện bảo hiểm tương tự khác”. Institute Cargo Clauses (C) bảo hiểm một số rủi ro đã được liệt kê, nhưng với nhiều nhóm rủi ro loại trừ. Institute Cargo Clauses A, ngược lại, bảo hiểm “mọi rủi ro”, cũng với nhiều rủi ro loại trừ. Trong quá trình thảo luận, hiệp thương, để thông qua các điều kiện Incoterms® 2020, đã đi đến quyết định chuyển bảo hiểm từ điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) sang điều kiện A (Institute Cargo Clauses A), như vậy tăng mức bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của người bán, có lợi cho người mua. Điều này, tất nhiên, làm cho phí bảo hiểm tăng lên. Trường hợp ngược lại, tức là vẫn giữ nguyên “Institute Cargo Clauses C” thì vẫn có thể phù hợp với việc mua bán hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn (commodities). Sau khi thảo luận kỹ lưỡng trong và ngoài nhóm soạn thảo, đã đi đến quyết định: quy định mức bảo hiểm tối thiểu khác nhau cho hai điều kiện CIF và CIP. Đối với điều kiện CIF, giữ nguyên điều kiện bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C (thường áp dụng cho việc mua bán bằng đường biển đối với hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn), tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận bảo hiểm ở mức cao hơn. Đối với điều kiện CIP, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A, tất nhiên vẫn để ngỏ để các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.

- Sắp xếp để người bán hay người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAF, DPU và DDP

Trong Incoterms® 2010, có sự ngầm hiểu rằng khi hàng hóa phải vận chuyển từ người bán sang người mua (dù nghĩa vụ thuộc bên nào) thì việc vận chuyển hàng hóa đó phải do người thứ ba thực hiện. Trong quá trình thảo luận để ban hành Incoterms® 2020, cho thấy rằng những trường hợp vận chuyển như vậy có thể không cần người vận chuyển thứ ba tham gia. Ví dụ, người bán hàng theo các điều kiện thuộc nhóm D có thể tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình mà không cần phải thuê người thứ ba, hoặc với người mua theo điều kiện FCA, cũng không có gì ngăn cản họ dùng phương tiện vận tải của mình để nhận hàng và vận chuyển về kho riêng. Incoterms® 2010 đã không tính đến những trường hợp này thì nay Incoterms® 2020 đã cho phép một cách rõ ràng, không những ký kết hợp đồng vận tải mà còn sắp xếp việc vận chuyển cần thiết.

- Thay đổi 3 chữ đầu của DAT thành DPU

Sự khác nhau giữa điều kiện DAT và điều kiện DAP trong Incoterms® 2010 là ở chỗ: theo điều kiện DAT, người bán giao hàng khi hàng được dỡ từ phương tiện vận tải tại “terminal”, trong khi đó theo DAP, người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải để dỡ hàng. Có thể nhớ lại rằng Ghi chú hướng dẫn của điều kiện DAT trong Incoterms® 2010 đã định nghĩa từ “terminal” rất rộng, bao gồm “bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không, như: cầu tàu, kho, bãi container (CY), bến tàu, ga đường sắt, ga hàng không …”. ICC đã quyết định hai thay đổi đối với điều kiện DAT và DAP: 1) đảo trật tự hai điều kiện trong Incoterms® 2020, điều kiện DAP (việc giao hàng diễn ra trước khi dỡ), sẽ xuất hiện trước DAT; 2) tên của điều kiện DAT nay đổi thành DPU (Delivered at Place Unloaded), nhấn mạnh thực tế là nơi đến có thể là bất kỳ nơi nào, không chỉ là “terminal”. Tuy vây, nếu nơi đến không phải là “terminal” thì người bán phải đảm bảo chắc chắn rằng nơi mà người bán định giao hàng là nơi có thể dỡ hàng được.

- Đưa yêu cầu liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phí

Trong Incoterms® 2010, yêu cầu liên quan đến an ninh được đưa vào rất nhẹ nhàng, mờ nhạt, ở mục A2/B2 và A10/B10 của mỗi điều kiện. Trong thời gian qua, những vấn đề về an ninh trong vận tải và hàng hải ngày càng phổ biến và hiện thực nên Incoterms® 2020 đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo đảm an ninh, an toàn về vận tải tại mục A4 và A7 của mỗi điều kiện. Chi phí phát sinh do đảm bảo yêu cầu an ninh, an toàn cũng đã được quy định rõ ở mục A9/B9.

- Ghi chú giải thích cho người dùng

“Ghi chú Hướng dẫn” trong Incoterms® 2010 nay đã đổi thành “Ghi chú Giải thích cho người” dùng trong Incoterms® 2020. Ghi chú này giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện, như: khi nào thì sử dụng; khi nào thì coi là đã giao hàng; rủi ro chuyển giao khi nào; phương thức vận tải; phân chia chi phí giữa hai bên; thủ tục thông quan, nhập khẩu … Ghi chú này giúp người dùng định hướng chính xác và nhanh chóng điều kiện thương mại thích hợp cho giao dịch của mình và hiểu rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán.

- Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong mỗi điều kiện

Incoterms® 2020 vẫn giữ nguyên tên mục A1, A2 … B1, B2 để chỉ nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng điều kiện nhưng trật tự đã được thay đổi, theo hướng những nghĩa vụ quan trọng đưa lên trước. Cụ thể như sau:

A1/B1: Nghĩa vụ chung

A2/B2: Giao hàng/Nhận hàng (ở Incoterms® 2010 là Giấy phép, kiểm tra an ninh…)

A3/B3: Chuyển rủi ro (ở Incoterms® 2010 là Hợp đồng vận tải và bảo hiểm)

A4/B4: Vận tải (ở Incoterms® 2010 là Giao hàng)

A5/B5: Bảo hiểm (ở Incoterms® 2010 là Chuyển rủi ro)

A6/B6: Giao hàng/chứng từ vận tải (ở Incoterms® 2010 là Phân chia chi phí)

A7/B7: Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu (ở Incoterms® 2010 là Thông báo)

A8/B8: Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu (ở Incoterms® 2010 là Chứng từ giao hàng)

A9/B9: Phân chia chi phí (ở Incoterms® 2010 là Kiểm tra, đóng gói …)

A10/B10: Thông báo (ở Incoterms® 2010 là Hỗ trợ thông tin …).

          Ngoài những điểm mới, thay đổi nêu trên, Nhóm Soạn thảo cũng đã thảo luận, cân nhắc một vài nội dung khác nhưng chưa đưa vào sửa đổi lần này, như việc “Xác nhận trọng lượng container” (VGM). Từ ngày 1 tháng 7 năm 2016, quy định số 2 của “Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng ngoài biển” (SOLAS) buộc chủ hàng có nghĩa vụ, trong trường hợp giao hàng container, phải cân container đã đóng hàng hoặc cân khối lượng hàng rồi cộng thêm trọng lượng container rỗng để cung cấp cho người chuyên chở. Nếu chủ hàng không thực hiện quy định trên thì sẽ bị phạt theo Công ước SOLAS là “container sẽ không được xếp lên tàu”. Việc cân container hiển nhiên là tốn kém chi phí và có thể dẫn đến chậm giao hàng. Do việc này xảy ra sau năm 2010, nên đã từng có tranh luận gay gắt trong quá trình tham vấn để thông qua Incoterms® 2020 về việc ai phải chịu nghĩa vụ này, giữa người bán và người mua. Cuối cùng, Ban Soạn thảo cho rằng nghĩa vụ và chi phí liên quan đến VGA (Verified Gross Mass) là quá cụ thể và phức tạp, khó có thể đảm bảo thể hiện một cách đầy đủ và chính xác trong Incoterms® 2020, nên đã không đưa vào.

  1. Lời khuyên đối với doanh nghiệp, các nhà xuất, nhập khẩu

- Các điều kiện thương mại chỉ quy định, giải thích một số nội dung như đã nói ở trên, các nội dung khác của hợp đồng mua bán, các bên phải thỏa thuận đưa vào hợp đồng để tránh tranh chấp sau này;

- Việc lựa chọn điều kiện nào của Incoterms để đưa vào hợp đồng, trước tiên là phải biết hàng hóa sẽ được vận chuyển theo phương thức vận tải nào; kế đến phải biết mình có thế mạnh gì về vận tải, bảo hiểm (có thể tự vận chuyển hay có thể thuê vận tải, bảo hiểm dễ dàng); phải biết rõ hành trình của hàng hóa, tập quán, thủ tục về xếp dỡ, giao nhận, hải quan của các cảng và nơi đến có liên quan …;

- Khi các bên đồng ý sử dụng điều kiện nào đó của Incoterms® 2020 vào hợp đồng thì phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung sau: “điều kiện …, tên cảng, nơi hoặc địa điểm giao hàng, Incoterms® 2020”, ví dụ: FOB Haiphong port, Incoterms® 2020; FCA Noibai Airport, Incoterms® 2020 hay DAP số 123, B street, Importland, Incoterms® 2020 (nếu các bên muốn dùng Incoterms® 2010 thì vẫn có thể được nhưng cần ghi rõ Incoterms® 2010);

- Tên của địa điểm ghi sau điều kiện Incoterms rất quan trọng, đó chính là địa điểm giao hàng, là nơi chuyển rủi ro từ người bán sang người mua. Trong tất cả các điều kiện (trừ các điều kiện thuộc nhóm C), địa điểm được ghi chính là địa điểm giao hàng, là nơi chuyển rủi ro. Trong các điều kiện thuộc nhóm D, địa điểm được ghi chính là nơi giao hàng và là nơi đến mà người bán phải tổ chức vận tải đưa hàng đến đó. Trong các điều kiện thuộc nhóm C, địa điểm được ghi là nơi đến mà người bán phải tổ chức và chịu chi phí về vận tải đến đó, nhưng đây không phải là nơi hay cảng giao hàng. Những địa điểm này phải ghi càng cụ thể và chính xác càng tốt (về mặt địa lý) mới dễ dàng thực hiện trong thực tế;

- Khi xuất, nhập khẩu hàng đóng trong container thì không nên dùng các điều kiện FOB, CFR hay CIF mà thay bằng FCA, CPT hay CIP tương ứng, vì theo các điều kiện FOB, CFR hay CIF thì điểm giao hàng và di chuyển rủi ro là ở trên tàu (người bán giao hàng cho người mua bằng cách đặt hàng hóa ở trên tàu; rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng ở trên tàu) nhưng hàng container (dù hàng nguyên hay hàng lẻ) trong thực tế, thường được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được xếp lên tàu, tại “container terminal” (CY hoặc CFS). Như vậy, giữa quy định của hợp đồng và thực tế không phù hợp với nhau liên quan đến địa điểm giao hàng và di chuyển rủi ro;

- Các bên có thể thỏa thuận thay đổi một số nghĩa vụ và chi phí đã quy định trong các điều kiện thương mại do Incoterms® 2020 không cấm điều này. Tuy nhiên, ICC không khuyết khích việc này và các bên cần cân nhắc kỹ hậu quả của việc thay đổi và cần giải thích rõ ràng trong hợp đồng.

Incoterms® 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Sau ngày đó, các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam cũng nên sử dụng bản Incoterms mới nhất của ICC trong hoạt động kinh doanh, mua bán của mình.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Incoterms® 2020, ICC rules for the use of domestic and international trade terms, ICC Publication @723E, 2019.
  2. Incoterms® 2010 (song ngữ Việt-Anh), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2010.
  3. ICC Guide to Incoterms® 2010, by Jan Ramberg, ICC Publication No 720E, 2011.
  4. Trang web: iccwbo.org.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: chauhv.bgh@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: dunght@ftu.edu.vn

Incoterms mới (2020) có gì mới?

Hoàng Văn Châu[1]

Hoàng Tuấn Dũng[2]

      Tóm tắt

      Ngày 10 tháng 9 năm 2019, Incoterms® 2020, phiên bản Incoterms thứ 9 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã được chính thức phát hành nhân kỷ niệm 100 năm thành lập ICC. Sau lần phát hành đầu tiên vào năm 1936, Incoterms đã được sửa đổi, bổ sung và phát hành vào các năm 1957, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 để đáp ứng sự thay đổi và phát triển của thương mại toàn cầu. Incoterms® 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Vậy, Incoterms là gì và Incoterms® 2020 có gì mới, là nội dung của bài viết dưới đây.

Từ khóa: incoterms, điều kiện thương mại quốc tế, ICC, xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán, Incoterms® 2020.

Abstract

The ICC which is celebrating its centenary year, officially released the 9th version of Incoterms rules on September 10, 2019. Incoterms were first introduced in 1936 and were revised in 1957, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 and 2010 to accommodate changes as global trade developed and evolved. Incoterms® 2020 will come into effect on 1 January 2020. Thus, what Incoterms is and what it is new in Incoterms® 2020, you will find the answer in the following.

Keywords: incoterms, international commercial terms, ICC, export, import, sale contract, Incoterms® 2020.

  1. Incoterms là gì?

      Incoterms là chữ viết tắt của International commercial terms, tiếng Việt là “điều kiện thương mại quốc tế”, là điều kiện được người bán và người mua lựa chọn để đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Incoterms, mặc dù được soạn thảo để sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng cũng có thể sử dụng trong mua bán hàng hóa nội địa nếu các bên dẫn chiếu đến nó. Điều kiện thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Việc lựa chọn một điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms Rule) nào đó là một điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán quốc tế (trừ khi mua bán theo hợp đồng mẫu đối với một số mặt hàng).

Điều kiện thương mại quốc tế quy định 03 nội dung quan trọng trong hợp đồng mua bán, gồm:

- Nghĩa vụ: giữa người bán và người mua, ai làm việc gì? Ai tổ chức vận chuyển; ai mua bảo hiểm cho hàng hóa; ai phải lấy chứng từ vận tải hay lo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, an ninh cho hàng hóa;

- Rủi ro: ở đâu và khi nào hàng hóa được coi là đã giao? rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua ở đâu?;

- Chi phí: giữa người bán và người mua, ai phải chịu chi phí gì? ví dụ như cước phí vận tải, đóng gói, chi phí xếp, dỡ hàng, kiểm tra, an ninh …

 Incoterms có nhiều điều kiện khác nhau, được xây dựng trên nguyên tắc tăng dần nghĩa vụ của người bán trong quá trình giao hàng, vận chuyển, chi phí, rủi ro … để các bên lựa chọn.

Incoterms không quy định các vấn đề như: chuyển quyền sở hữu về hàng hóa; quy cách, phẩm chất của hàng hóa; thời gian, địa điểm, phương thức và đồng tiền thanh toán; bồi thường do vi phạm hợp đồng mua bán; giảm nghĩa vụ hoặc miễn trách nhiệm khi xẩy ra những sự cố không mong muốn hoặc không nhìn thấy trước; hậu quả của chậm trễ hoặc vi phạm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng; tăng thuế; cấm xuất nhập khẩu; cấm vận; quyền sở hữu trí tuệ; nơi và phương pháp giải quyết tranh chấp … Tất cả những nội dung trên các bên cần phải thỏa thuận, quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán. Về bản chất, các điều kiện Incoterms® 2020 không phải là hợp đồng mua bán mà chúng chỉ trở thành một bộ phận của hợp đồng mua bán khi và chỉ khi các bên thỏa thuận đưa vào một hợp đồng khi ký kết. Nói cách khác, Incoterms chỉ là những quy tắc giải thích điều kiện giao hàng, chứ không phải là quy tắc giải thích các điều kiện khác của hợp đồng.

Từ năm 1936, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) là cơ quan duy nhất tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, phát hành Incoterms, qua đó có thể thống nhất cách giải thích các điều kiện Incoterms trên toàn thế giới, giúp giảm thiểu những hiểu sai, hiểu lầm không đáng có. Cứ khoảng 10 năm một lần, ICC lại tổ chức sửa đổi, bổ sung các điều kiện Incoterms để phù hợp với thực tiễn phát triển của thương mại quốc tế.

  1. Lịch sử phát triển của Incoterms

- Năm 1923: ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial trade terms)

Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ICC, sau khi ra đời vào năm 1919, là thúc đẩy thương mại quốc tế, muốn vậy phải hiểu được các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng. Việc này đã được thực hiên thông qua một nghiên cứu 6 điều kiên thương mại thông dụng nhất ở 13 nước. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại.

- Năm 1928: rõ ràng, trong sáng hơn

Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước, ICC đã triển khai một nghiên cứu thứ hai. Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước.

- Năm 1936: hướng dẫn cho doanh nhân toàn cầu

Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành (có ký hiệu R trong vòng tròn - ®) đã ra đời. Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay.

- Năm 1953: vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950. Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms mới được phát hành lại. Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.

- Năm 1967: chỉnh sửa việc giải thích sai

ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên bản trước đó. Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP.

- Năm 1976: tiến bộ trong vận tải hàng không

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport.

- Năm 1980: sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container

Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms. Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải là lan can tàu.

- Năm 1990: sửa đổi hoàn chỉnh

Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT, FOB Air Port. Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định).

- Năm 2000: sửa đổi nghĩa vụ thông quan

Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.

- Năm 2010: phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế

Incoterms® 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT và DAP. Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (string sales).

  1. Tại sao phải có Incoterms phiên bản mới?

       Với phiên bản lần thứ 8 (Incoterms® 2010), Incoterms của ICC đã trở thành một quy tắc chuẩn mực được thừa nhận và chấp nhận trên toàn cầu. Incoterms cũng được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế và nội địa trên toàn thế giới và trở thành “sách gối đầu giường” của thương nhân trong giao dịch thương mại quốc tế và nội địa.

Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ICC và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế trong thời đại công nghệ số, ICC đã tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và phát hành phiên bản mới Incoterms® 2020. Incoterms® 2020 được soạn thảo bởi một Nhóm chuyên gia, chủ yếu đến từ Châu Âu, trong đó lần đầu tiên có đại diện của Trung Quốc và Úc. Nhóm đã họp định kỳ để thảo luận các vấn đề được nêu ra từ 150 nước là thành viên của ICC. Trong quá trình soạn thảo, nhóm đã đề xuất một số sửa đổi, bổ sung nhằm mục đích đưa ra một bộ quy tắc Incoterms đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, đúng đắn và chính xác, phản ánh thực tiễn sinh động của thương mại quốc tế.

  1. Những điểm mới của Incoterms® 2020

         Khác với những đồn đại trên mạng xã hội về việc bỏ một số điều kiện …, Incoterms® 2020 vẫn gồm 11 điều kiện, trong đó vẫn giữ nguyên hai nhóm lớn với sự khác biệt trong sử dụng, là:

1) “Sử dụng cho bất kỳ phương thức vận tải nào, hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải” (vận tải đa phương thức) gồm 7 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP;

2)  “Dùng cho vận tải biển và nội địa, gồm 4 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF.

Incoterms® 2020 vẫn gồm 4 nhóm nhỏ, nếu căn cứ vào chữ cái đầu tiên của các điều kiện: nhóm C (4 điều kiện), nhóm D (3 điều kiện), nhóm E (1 điều kiện), nhóm F (3 điều kiện).

Về tổng thể, Incoterms® 2020 có một số sửa đổi, bổ sung, cải tiến về hình thức và nội dung, cụ thể:

     - Nâng cấp điều kiện FCA liên quan đến vận đơn;

     - Thay đổi mức độ bảo hiểm trong điều kiện CIF và CIP;

     - Cho phép người bán, người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAP, DPU và DDP;

   - Đổi tên điều kiện DAT thành điều kiện DPU;

   - Bổ sung nghĩa vụ liên quan đến anh ninh, an toàn;

    - Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng điều kiện;

    - Nâng cao chất lượng hình thức thể hiện để người dùng có thể chọn ngay được điều kiện thích hợp nhất cho hợp đồng mua bán của mình, cụ thể:

+ Trong phần giới thiệu, nhấn mạnh hơn về hướng dẫn lựa chọn các điều kiện;

+ Giải thích rõ hơn về ranh giới, mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán và các hợp đồng liên quan khác;

+ Nâng cấp “Ghi chú hướng dẫn” (Guidance Notes) lên “Ghi chú giải thích” (Explanatory Notes) cho người dùng ở mỗi điều kiện thương mại;

+ Sắp xếp lại hợp lý hơn các nội dung trong từng điều kiện, đặc biệt về giao hàng và rủi ro.

Thay đổi trong từng điều kiện so với Incoterms® 2010:

- Vận đơn có ghi chú “on-board” (đã xếp lên tàu) và điều kiện FCA (Giao hàng cho người chuyên chở)

Khi hàng hóa được mua bán theo điều kiện FCA - vận chuyển bằng đường biển, người bán hoặc người mua (hoặc các ngân hàng tham gia thanh toán bằng Thư tín dụng) có thể yêu cầu một vận đơn đường biển với ghi chú “đã xếp hàng lên tàu”. Tuy vậy, việc giao hàng theo điều kiện FCA lại hoàn thành trước khi xếp hàng lên tàu (có thể tại CY hoặc CFS), do đó, điều chắc chắn là người bán khó có thể lấy được một vận đơn “on-board” từ người chuyên chở, bởi vì người chuyên chở, theo hợp đồng vận tải, chỉ có nghĩa vụ phát hành vận đơn “đã xếp” khi hàng hóa thực sự đã xếp lên tàu. Để giải quyết vấn đề này, mục A6/B6 điều kiện FCA Incoterms® 2020 quy định một lựa chọn bổ sung: người mua và người bán có thể thỏa thuận rằng người mua sẽ chỉ dẫn người chuyên chở phát hành một vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán sau khi xếp hàng lên tàu. Người bán, sau đó, phải xuất trình vận đơn đó cho người mua (thường là thông qua ngân hàng). ICC thừa nhận rằng mặc dù có sự không phù hợp giữa vận đơn đã xếp và giao hàng theo FCA nhưng nó phục vụ cho nhu cầu giải thích vận đơn đã xếp và điều kiện FCA. Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng khi lựa chọn trên được áp dụng, người bán cũng không có nghĩa vụ gì đối với người mua theo các điều khoản của hợp đồng vận tải.

Vậy, có câu hỏi đặt ra là trong trường hợp hàng đóng container được người bán giao cho người mua bằng cách chuyển giao cho người chuyên chở trước khi hàng thực sự xếp lên tàu, thì có nên khuyên người bán là bán theo điều kiện FCA thay vì điều kiện FOB không? Câu trả lời là Có (Yes). Tuy vậy, Incoterms® 2020 đã có quy định bổ sung trong điều kiện FCA (A6/B6) là khi người bán muốn hoặc cần một vận đơn có ghi chữ on-board thì vẫn có thể cấp một vận đơn như vậy.

- Chi phí, nơi thể hiện chi phí

Trong Incoterms® 2020, chi phí (Costs) xuất hiện ở mục A9/B9 của mỗi điều kiện, chứ không phải tại mục A6/B6 như trong Incoterms® 2010. Ngoài ra, chi phí cũng được quy định tập trung tại một điều khoản chứ không rải rác ở nhiều điều khoản như trước. Trong Incoterms® 2010, chi phí được đề cập tại nhiều điều khoản và xuất hiện ở các phần khác nhau của các điều kiện Incoterms. Ví dụ, chi phí liên quan đến việc lấy bộ chứng từ giao hàng trong điều kiện FOB Incoterms® 2010 được đề cập ở mục A8, điều khoản có tên là “Chứng từ giao hàng” chứ không phải ở mục A6, điều khoản có tên là “Phân chia chi phí”. Trong Incoterms® 2020, mục tương đương với A6/B6 là A9/B9 (Allocation of Costs) liệt kê tất cả các chi phí mà các bên phải chịu, do đó dài hơn A6/B6 trong Incoterms® 2010. Mục đích của việc này là để người dùng dễ dàng tìm thấy, tại một chỗ, tất cả các chi phí mà mình có thể phải chịu trong từng điều kiện. Ngoài ra, chi phí cụ thể gì cũng được thể hiện ở mục liên quan, ví dụ chi phí lấy chứng từ theo điều kiện FOB ở mục A6/B6 (Delivery/transport document), với ý nghĩ là người dùng quan tâm đến việc phân chia chi phí có thể thích tìm hiểu điều khoản cụ thể về chi phí đó hơn là xem điều khoản chung về chi phí.

- Mức bảo hiểm khác nhau trong điều kiện CIF và CIP

Trong Incoterms® 2010, mục A3 của hai điều kiện CIF và CIP quy định một nghĩa vụ của người bán “mua bảo hiểm cho hàng hóa, bằng chi phí của mình, theo mức thấp nhất là điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) của Hiệp hội Bảo hiểm Lloyd’s (LMA) hoặc Hiệp hội Bảo hiểm quốc tế (IUA) hoặc các điều kiện bảo hiểm tương tự khác”. Institute Cargo Clauses (C) bảo hiểm một số rủi ro đã được liệt kê, nhưng với nhiều nhóm rủi ro loại trừ. Institute Cargo Clauses A, ngược lại, bảo hiểm “mọi rủi ro”, cũng với nhiều rủi ro loại trừ. Trong quá trình thảo luận, hiệp thương, để thông qua các điều kiện Incoterms® 2020, đã đi đến quyết định chuyển bảo hiểm từ điều kiện C (Institute Cargo Clauses C) sang điều kiện A (Institute Cargo Clauses A), như vậy tăng mức bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của người bán, có lợi cho người mua. Điều này, tất nhiên, làm cho phí bảo hiểm tăng lên. Trường hợp ngược lại, tức là vẫn giữ nguyên “Institute Cargo Clauses C” thì vẫn có thể phù hợp với việc mua bán hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn (commodities). Sau khi thảo luận kỹ lưỡng trong và ngoài nhóm soạn thảo, đã đi đến quyết định: quy định mức bảo hiểm tối thiểu khác nhau cho hai điều kiện CIF và CIP. Đối với điều kiện CIF, giữ nguyên điều kiện bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C (thường áp dụng cho việc mua bán bằng đường biển đối với hàng nguyên liệu đồng nhất, khối lượng lớn), tuy nhiên, các bên vẫn có thể thỏa thuận bảo hiểm ở mức cao hơn. Đối với điều kiện CIP, người bán phải mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A, tất nhiên vẫn để ngỏ để các bên có thể thỏa thuận mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.

- Sắp xếp để người bán hay người mua tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình trong các điều kiện FCA, DAF, DPU và DDP

Trong Incoterms® 2010, có sự ngầm hiểu rằng khi hàng hóa phải vận chuyển từ người bán sang người mua (dù nghĩa vụ thuộc bên nào) thì việc vận chuyển hàng hóa đó phải do người thứ ba thực hiện. Trong quá trình thảo luận để ban hành Incoterms® 2020, cho thấy rằng những trường hợp vận chuyển như vậy có thể không cần người vận chuyển thứ ba tham gia. Ví dụ, người bán hàng theo các điều kiện thuộc nhóm D có thể tự vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của mình mà không cần phải thuê người thứ ba, hoặc với người mua theo điều kiện FCA, cũng không có gì ngăn cản họ dùng phương tiện vận tải của mình để nhận hàng và vận chuyển về kho riêng. Incoterms® 2010 đã không tính đến những trường hợp này thì nay Incoterms® 2020 đã cho phép một cách rõ ràng, không những ký kết hợp đồng vận tải mà còn sắp xếp việc vận chuyển cần thiết.

- Thay đổi 3 chữ đầu của DAT thành DPU

Sự khác nhau giữa điều kiện DAT và điều kiện DAP trong Incoterms® 2010 là ở chỗ: theo điều kiện DAT, người bán giao hàng khi hàng được dỡ từ phương tiện vận tải tại “terminal”, trong khi đó theo DAP, người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải để dỡ hàng. Có thể nhớ lại rằng Ghi chú hướng dẫn của điều kiện DAT trong Incoterms® 2010 đã định nghĩa từ “terminal” rất rộng, bao gồm “bất kỳ nơi nào, dù có mái che hay không, như: cầu tàu, kho, bãi container (CY), bến tàu, ga đường sắt, ga hàng không …”. ICC đã quyết định hai thay đổi đối với điều kiện DAT và DAP: 1) đảo trật tự hai điều kiện trong Incoterms® 2020, điều kiện DAP (việc giao hàng diễn ra trước khi dỡ), sẽ xuất hiện trước DAT; 2) tên của điều kiện DAT nay đổi thành DPU (Delivered at Place Unloaded), nhấn mạnh thực tế là nơi đến có thể là bất kỳ nơi nào, không chỉ là “terminal”. Tuy vây, nếu nơi đến không phải là “terminal” thì người bán phải đảm bảo chắc chắn rằng nơi mà người bán định giao hàng là nơi có thể dỡ hàng được.

- Đưa yêu cầu liên quan đến an ninh vào nghĩa vụ vận tải và chi phí

Trong Incoterms® 2010, yêu cầu liên quan đến an ninh được đưa vào rất nhẹ nhàng, mờ nhạt, ở mục A2/B2 và A10/B10 của mỗi điều kiện. Trong thời gian qua, những vấn đề về an ninh trong vận tải và hàng hải ngày càng phổ biến và hiện thực nên Incoterms® 2020 đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ bảo đảm an ninh, an toàn về vận tải tại mục A4 và A7 của mỗi điều kiện. Chi phí phát sinh do đảm bảo yêu cầu an ninh, an toàn cũng đã được quy định rõ ở mục A9/B9.

- Ghi chú giải thích cho người dùng

“Ghi chú Hướng dẫn” trong Incoterms® 2010 nay đã đổi thành “Ghi chú Giải thích cho người” dùng trong Incoterms® 2020. Ghi chú này giải thích những vấn đề cơ bản của mỗi điều kiện, như: khi nào thì sử dụng; khi nào thì coi là đã giao hàng; rủi ro chuyển giao khi nào; phương thức vận tải; phân chia chi phí giữa hai bên; thủ tục thông quan, nhập khẩu … Ghi chú này giúp người dùng định hướng chính xác và nhanh chóng điều kiện thương mại thích hợp cho giao dịch của mình và hiểu rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán.

- Thay đổi trật tự các mục về nghĩa vụ của người bán và người mua trong mỗi điều kiện

Incoterms® 2020 vẫn giữ nguyên tên mục A1, A2 … B1, B2 để chỉ nghĩa vụ của người bán và người mua trong từng điều kiện nhưng trật tự đã được thay đổi, theo hướng những nghĩa vụ quan trọng đưa lên trước. Cụ thể như sau:

A1/B1: Nghĩa vụ chung

A2/B2: Giao hàng/Nhận hàng (ở Incoterms® 2010 là Giấy phép, kiểm tra an ninh…)

A3/B3: Chuyển rủi ro (ở Incoterms® 2010 là Hợp đồng vận tải và bảo hiểm)

A4/B4: Vận tải (ở Incoterms® 2010 là Giao hàng)

A5/B5: Bảo hiểm (ở Incoterms® 2010 là Chuyển rủi ro)

A6/B6: Giao hàng/chứng từ vận tải (ở Incoterms® 2010 là Phân chia chi phí)

A7/B7: Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu (ở Incoterms® 2010 là Thông báo)

A8/B8: Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu (ở Incoterms® 2010 là Chứng từ giao hàng)

A9/B9: Phân chia chi phí (ở Incoterms® 2010 là Kiểm tra, đóng gói …)

A10/B10: Thông báo (ở Incoterms® 2010 là Hỗ trợ thông tin …).

          Ngoài những điểm mới, thay đổi nêu trên, Nhóm Soạn thảo cũng đã thảo luận, cân nhắc một vài nội dung khác nhưng chưa đưa vào sửa đổi lần này, như việc “Xác nhận trọng lượng container” (VGM). Từ ngày 1 tháng 7 năm 2016, quy định số 2 của “Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng ngoài biển” (SOLAS) buộc chủ hàng có nghĩa vụ, trong trường hợp giao hàng container, phải cân container đã đóng hàng hoặc cân khối lượng hàng rồi cộng thêm trọng lượng container rỗng để cung cấp cho người chuyên chở. Nếu chủ hàng không thực hiện quy định trên thì sẽ bị phạt theo Công ước SOLAS là “container sẽ không được xếp lên tàu”. Việc cân container hiển nhiên là tốn kém chi phí và có thể dẫn đến chậm giao hàng. Do việc này xảy ra sau năm 2010, nên đã từng có tranh luận gay gắt trong quá trình tham vấn để thông qua Incoterms® 2020 về việc ai phải chịu nghĩa vụ này, giữa người bán và người mua. Cuối cùng, Ban Soạn thảo cho rằng nghĩa vụ và chi phí liên quan đến VGA (Verified Gross Mass) là quá cụ thể và phức tạp, khó có thể đảm bảo thể hiện một cách đầy đủ và chính xác trong Incoterms® 2020, nên đã không đưa vào.

  1. Lời khuyên đối với doanh nghiệp, các nhà xuất, nhập khẩu

- Các điều kiện thương mại chỉ quy định, giải thích một số nội dung như đã nói ở trên, các nội dung khác của hợp đồng mua bán, các bên phải thỏa thuận đưa vào hợp đồng để tránh tranh chấp sau này;

- Việc lựa chọn điều kiện nào của Incoterms để đưa vào hợp đồng, trước tiên là phải biết hàng hóa sẽ được vận chuyển theo phương thức vận tải nào; kế đến phải biết mình có thế mạnh gì về vận tải, bảo hiểm (có thể tự vận chuyển hay có thể thuê vận tải, bảo hiểm dễ dàng); phải biết rõ hành trình của hàng hóa, tập quán, thủ tục về xếp dỡ, giao nhận, hải quan của các cảng và nơi đến có liên quan …;

- Khi các bên đồng ý sử dụng điều kiện nào đó của Incoterms® 2020 vào hợp đồng thì phải ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung sau: “điều kiện …, tên cảng, nơi hoặc địa điểm giao hàng, Incoterms® 2020”, ví dụ: FOB Haiphong port, Incoterms® 2020; FCA Noibai Airport, Incoterms® 2020 hay DAP số 123, B street, Importland, Incoterms® 2020 (nếu các bên muốn dùng Incoterms® 2010 thì vẫn có thể được nhưng cần ghi rõ Incoterms® 2010);

- Tên của địa điểm ghi sau điều kiện Incoterms rất quan trọng, đó chính là địa điểm giao hàng, là nơi chuyển rủi ro từ người bán sang người mua. Trong tất cả các điều kiện (trừ các điều kiện thuộc nhóm C), địa điểm được ghi chính là địa điểm giao hàng, là nơi chuyển rủi ro. Trong các điều kiện thuộc nhóm D, địa điểm được ghi chính là nơi giao hàng và là nơi đến mà người bán phải tổ chức vận tải đưa hàng đến đó. Trong các điều kiện thuộc nhóm C, địa điểm được ghi là nơi đến mà người bán phải tổ chức và chịu chi phí về vận tải đến đó, nhưng đây không phải là nơi hay cảng giao hàng. Những địa điểm này phải ghi càng cụ thể và chính xác càng tốt (về mặt địa lý) mới dễ dàng thực hiện trong thực tế;

- Khi xuất, nhập khẩu hàng đóng trong container thì không nên dùng các điều kiện FOB, CFR hay CIF mà thay bằng FCA, CPT hay CIP tương ứng, vì theo các điều kiện FOB, CFR hay CIF thì điểm giao hàng và di chuyển rủi ro là ở trên tàu (người bán giao hàng cho người mua bằng cách đặt hàng hóa ở trên tàu; rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua khi hàng ở trên tàu) nhưng hàng container (dù hàng nguyên hay hàng lẻ) trong thực tế, thường được giao cho người chuyên chở trước khi hàng được xếp lên tàu, tại “container terminal” (CY hoặc CFS). Như vậy, giữa quy định của hợp đồng và thực tế không phù hợp với nhau liên quan đến địa điểm giao hàng và di chuyển rủi ro;

- Các bên có thể thỏa thuận thay đổi một số nghĩa vụ và chi phí đã quy định trong các điều kiện thương mại do Incoterms® 2020 không cấm điều này. Tuy nhiên, ICC không khuyết khích việc này và các bên cần cân nhắc kỹ hậu quả của việc thay đổi và cần giải thích rõ ràng trong hợp đồng.

Incoterms® 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Sau ngày đó, các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam cũng nên sử dụng bản Incoterms mới nhất của ICC trong hoạt động kinh doanh, mua bán của mình.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Incoterms® 2020, ICC rules for the use of domestic and international trade terms, ICC Publication @723E, 2019.
  2. Incoterms® 2010 (song ngữ Việt-Anh), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2010.
  3. ICC Guide to Incoterms® 2010, by Jan Ramberg, ICC Publication No 720E, 2011.
  4. Trang web: iccwbo.org.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortjojobet girişJOJOBETjackbethttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinonwin giriş güncelMostbet KZbeylikdüzü escortbetgitcasibom753betkom otobetbetlike girişbuy x followersbuy x followersgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escortMadridbetbettilt casinoyabancı dizi izlejojobetjojobet girişcasibom girişhdfilmcehennemi, film izle, hd film izle, full hd film izle, hd film cehennemicasinolevantcasinolevantdomainextrabetJet film izlecasibom753casibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet giriştürk film izlecasibom 756casibom girişcasibom girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followersadult sexjojobetjojobetimajbetmatbetjojobetjojobetholiganbetsekabetonwinsahabetfilmMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişpusulabetcasinojackbethosgeldin bonusu veren siteler Romabet Girişcasibomvirabetbetturkeygrandpashabetdeneme bonusu veren sitelercasibom1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahispusulabetcasinolevantmariobetCASİBOM GİRİŞselçuksportsGeri Getirme büyüsüjojobetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltmavibetbetturkeyceltabetonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetjojobetextrabetgalabetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetbeeteknodeneme bonusu veren sitelerjojobetdeneme bonusu veren sitelercasino siteleriCanlı bahis siteleritürkçe porno1longlegs izleonwin giriş güncelonwin giriş günceldeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerifilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom giriş güncelbetörspincasino siteleribetebetMarsbahis güncel girişsekabet twitterWindows LisansPusulabet güncel girişreynabetmarsbahis güncelzbahiscasibomcasinolevantmarsbahis girişmeritkingdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/celtabetbetgaranticasibombettilt girişBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetMadridbet GirişMadridbet Girişgrandpashabet2199.comcasibom762.comcasibom753.commatadorbetiqos heetsmarsbahisbetturkeyotobetjojobetzbahiszbahiszbahiszbahiscasibomonwin girişdeneme bonusu veren sitelerBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelerBornova EscortonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpasextrabet girişmatadorbetMadridbet Girişİstanbul escortcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnakitbahisbetebetbahsegelvaycasinodumanbetcasino siteleridinamobetbetkanyonultrabettipobetotobetcasibomcasibombetturkeyotobetotobetzbahiszbahismeritkingcasibom güncelnorabahis girişmeritking cumaGoogle Hit Botuno deposit bonus casinonew online casinos ontarioselçuksportstaraftarium24canlı maç izleonline casino ontariokralbetcrypto casinomeritkingbycasinokralbetbetparkligobetGrandpashabetGrandpashabetotobetbetnanoextrabetsekabetsmm panelprotein tozucasinoplus girişbekabetbetpipocasilothipercasinocasinoslotBeinnowsantosbettingmercurecasinofavorislotrcasinoCasinowinistekbetbetyaphiperwindiyarbetcasipolhanedanbetlotobetakulabetbetnisnisbarruyabetcrosbetnisbarvaycasinobahiscentpalacebetkazandrabetbets10betchipmaximcasinocasinopluspradabetfestwinvdcasinoilelebetdiscountcasinobetmuzecasiverabahislionmaslakcasinobetzmarkbetmoonpumabetcratossportingbetitalyavitrinbetbetexenrinosbetbahislifezagabetgencobahiswbahisfashionbetbetbeyloyalbahisbetmoneyatlantisbetyorkbetlimrabetbetmatikbetturkeyjojobet973ultrabetbetloto7slotsbahiscomonwinstarzbet girişmatadorbet girişdeneme Bonusu Veren sitelerlive casinobetting sitesmatadorbetonline bettingonline casinolunabetFixbetOtobetStarzbetjackbetcasibom girişvbethttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://lesabahisegiris.comhttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişcratosslotkavbetfixbetbetewinextrabet girişextrabetradissonbetotobetbetkomonwincasibomsekabet girişsekabetsekabet güncel girişcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetmatadorbetholiganbetmarsbahisonwinsahabetsekabetRoyalbetmatbetimajbetbetwoonmatadorbetjojobetRoyalbet girişsophie rain leakBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinocasinofastpornuudsi wcabxOnwincasibom güncel girişCasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişjackbetotobetextrabet girişBetturkeycasibomCASİBOMcasibom girişbankobetzbahismarsbahismarsbahismatadorbetbetkommaxibetbetciotümbetOnwincorinna kopf leakotobetmariobethit botucasibom girişjackbetTarafbetrüyabetbetwoongalabetbetparkmavibetlunabetmavibetpiabetgoldenbahislunabetsuperbetin girişlunabetpiabellacasinoaresbetvevobahisbetexperbetmarino girişyouwintürk işfa betciofixbet mobil girişbahsegelAntalya escortücretsiz biolinkmeritking girişextrabet girişmeritking girişsetrabetmeritkingfixbetotobetbetturkeybahiscomkulisbetcasibom 762, casibom 762 giriş, casibom.bahiscomtipobetstarzbetbycasinofixbetcasibom girişRusya Çalışma Vizesimeritkingcasinomeritking güncel girişanahtarcasibom güncelizmit escortkralbetonwinaltyazılı pornvirabet girişPerabetmeritkingBetrupiRoketbetjojobet girişmeritking girişbetparkmeritkingmarsbahismatadorbet girişzbahisfixbetbetlotoradissonbetotobetBetkomBetkomforex borsaimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetgrandpashabethiltonbetjojobetcasibommarsbahiscasibombetmooncasibomartemisbetrestbetjojobetsafirbetvbetMeritkingdumanbet giriş