Sidebar

Magazine menu

04
T7, 05

Tạp chí KTĐN số 113

 

THAO TÚNG LỢI NHUẬN NHẰM ĐẠT NGƯỠNG LỢI NHUẬN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thu Hằng[1]

Nguyễn Thị Mai Anh[2]

Nguyễn Thị Thanh Loan[3]

Tóm tắt

Bài nghiên cứu tìm hiểu hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ và tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với dữ liệu báo cáo tài chính của 716 công ty phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2009-2016, kết quả chỉ ra có “quá nhiều” quan sát ngay sau ngưỡng lợi nhuận 0, hàm ý rằng các công ty có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Kết quả cũng cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn (Big 4), hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh sụt giảm lợi nhuận so với năm trước.

Từ khóa: EPS; biểu đồ tần suất; ngưỡng lợi nhuận; thao túng lợi nhuận.

Abstract: This paper examines earnings management to exceed thresholds in Vietnamese listed firms. Employing data of 716 non-financial firms listed on the Hanoi and Hochiminh Stock Exchange for the period from 2009 to 2016, we find that there are “too many” observation of earnings directly above the threshold 0, meaning that firms tend to manage earnings to avoid reporting losses. Further evidence indicates that large-sized firms, high-growth firms, firms which are audited by non-Big4 audit companies or firms without state-ownership are more likely to manupulate earnings to avoid losses. However, we do not find any evidence on the earnings management to avoid reporting negative earnings growth.

Keywords: EPS, earnings manament, earnings threshold, histogram

  1. Đặt vấn đề

Lợi nhuận báo cáo là chỉ số quan trọng của báo cáo tài chính và nhận được sự quan tâm của nhiều người như cổ đông, nhà đầu tư, nhà quản trị và nhà phân tích. Lợi nhuận báo cáo đóng vai trò quan trọng đối với tương lai nghề nghiệp của nhà quản trị cũng như mức thưởng mà anh ta sẽ nhận được. Vì vậy, nhà quản trị có thể có những quyết định điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được những mục tiêu của mình (Degeorge và ctg., 1999). Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra ba ngưỡng lợi nhuận mục tiêu mà nhà quản trị thường nhắm tới: ngưỡng lợi nhuận 0, ngưỡng lợi nhuận của năm trước và ngưỡng lợi nhuận dự báo do các nhà phân tích đưa ra. Điều này dẫn tới nguy cơ nhà quản trị có thể sử dụng các ước tính kế toán, thay đổi các giao dịch nhằm đạt được hoặc vượt qua các ngưỡng lợi nhuận này. Các nghiên cứu tiếp theo cố gắng tìm bằng chứng về luận điểm này của Degeorge và ctg. (1999) tại một số quốc gia khác như Charoenwong và Jiraporn (2009), Amar và Abaoub (2010), Halaoua và ctg. (2017).

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều phép ước tính liên quan đến khấu hao, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng có thể có các quyết định làm tăng doanh thu, trì hoãn ghi nhận chi phí, cắt giảm các chi phí thông thường hoặc sản xuất quá mức. Các phép ước tính hoặc các quyết định này có thể giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu lợi nhuận. Trong thời gian qua, nhiều trường hợp doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận đã bị phát hiện. Điển hình là việc Công ty CP Gỗ Trường Thành (TTF) phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau khi bị Công ty kiểm toán Ernst &Young phát hiện gần 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho trên báo cáo tài chính vào đầu năm 2016. Mới đây, vào đầu năm 2018, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) phải điều chỉnh giảm đáng kể lợi nhuận năm 2017 sau khi được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán Ernst &Young. Đặc biệt, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Những vụ việc này khẳng định tính cần thiết của việc nghiên cứu hành vi thao túng lợi nhuận tại Việt Nam, qua đó giúp thị trường nhìn nhận về lợi nhuận báo cáo một cách đúng đắn hơn.

Tại Việt Nam có một số nghiên cứu về hành vi thao túng lợi nhuận như Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp (2016); Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017); Hoàng Cẩm Trang và ctg. (2017), Lê Thị Hoài Anh và ctg. (2016) và Essa và ctg. (2016). Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp (2016) tập trung vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận thấp- mức lợi nhuận khiến doanh nghiệp có thể bị nghi ngờ về hành vi thao túng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thao túng lợi nhuận bằng các giao dịch thực tại nhóm doanh nghiệp bị nghi ngờ lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại. Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017); Hoàng Cẩm Trang và ctg. (2017), Lê Thị Hoài Anh và ctg. (2016) và Essa và ctg. (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hành vi thao túng lợi nhuận dựa trên các khoản dồn tích. Khác với các nghiên cứu trên, bài viết này tập trung quan sát tính không liên tục của phân phối thu nhập quanh một số ngưỡng quan trọng. Tính không tiên tục là bằng chứng cho thấy hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt được hoặc vượt qua một ngưỡng lợi nhuận quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Bài nghiên cứu cũng tìm ra được các kết quả tương tự với doanh nghiệp của một số ngành có xu hướng sử dụng nhiều các khoản dồn tích, của doanh nghiệp với quy mô khác nhau, doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng khác nhau, doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 (Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và KPMG), doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, không có sở hữu nhà nước. Kết quả còn cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước.

  1. Cơ sở lý thuyết

Healy và Wahlen (1999) định nghĩa thao túng lợi nhuận là việc thay đổi báo cáo tài chính một cách có chủ đích, nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, khiến thị trường có cái nhìn sai lệch về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc quan sát tính không liên tục của lợi nhuận quanh các ngưỡng quan trọng, Burgstahler và Dichev (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt được hoặc vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0 hoặc ngưỡng lợi nhuận của năm trước. Burgstahler và Dichev (1997) phân tích một số vấn đề về kế toán làm thay đổi dòng tiền hoặc thay đổi vốn lưu động, qua đó giúp nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận âm thành lợi nhuận dương. Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra ba ngưỡng lợi nhuận quan trọng mà nhà quản trị thường nhắm tới nhằm tránh các phản ứng tiêu cực của thị trường lên giá cổ phiếu. Ngưỡng thứ nhất là lợi nhuận 0, xuất phát từ sự cảm nhận tiêu cực của nhà đầu tư hoặc cổ đông trước báo cáo lỗ của doanh nghiệp. Ngưỡng thứ hai là lợi nhuận của năm trước. Nhà quản trị muốn đạt được mức lợi nhuận này nhằm tránh báo cáo suy giảm lợi nhuận so với năm trước. Và ngưỡng thứ ba là lợi nhuận dự báo của các nhà phân tích. Đạt được mức lợi nhuận này nghĩa là đạt mức kỳ vọng của thị trường. Mong muốn đạt được các ngưỡng lợi nhuận nêu trên dẫn đến nguy cơ nhà quản trị có thể sử dụng các quyết định nhằm làm tăng lợi nhuận, đặc biệt khi lợi nhuận thực tế gần đạt tới một trong các ngưỡng. Bằng việc phân tích tính liên tục của lợi nhuận, Degeorge và ctg. (1999) đã chỉ ra rằng tại thị trường Mỹ các nhà quản trị có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt ba ngưỡng lợi nhuận nêu trên. Ngoài ra, Degeorge và ctg. (1999) còn chỉ ra rằng hành vi thao túng lợi nhuận nhằm chủ yếu giúp doanh nghiệp tránh thông báo lỗ (tức là vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0). Các nghiên cứu tiếp theo cố gắng tìm bằng chứng nhằm củng cố luận điểm này của Degeorge và ctg. (1999) ở các thị trường khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ và tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước, như Charoenwong và Jiraporn (2009) tại Thái Lan và Singapore, Amar và Abaoub (2010) tại Tunisia, Amar và Chabchoub (2016) tại Pháp, Halaoua và ctg. (2017) tại Pháp và Anh. Ngoài ra, Halaoua và ctg. (2017) còn cho thấy thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng dự báo của nhà phân tích chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp Anh.

Bên cạnh việc tìm ra bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt qua các ngưỡng, các nghiên cứu còn chỉ ra các nhân tố góp phần làm tăng hoặc giảm các hành vi này. Halaoua và ctg. (2017) chỉ ra rằng doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng nhiều hơn. Halaoua và ctg. (2017) đưa ra một số giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, doanh nghiệp lớn chịu nhiều áp lực so hơn doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai, các doanh nghiệp lớn ở vị thế dễ dàng hơn trong việc thuyết phục, giải thích với kiểm toán về các hành vi thao túng lợi nhuận. Thứ ba, doanh nghiệp lớn với lượng tài sản ngắn hạn lớn dễ sử dụng các phương pháp kế toán nhằm thao túng lợi nhuận. Cuối cùng, việc quản trị cứng nhắc tại các công ty lớn dẫn đến việc quản trị nội bộ phức tạp và điều này là một nguyên nhân của thao túng lợi nhuận. Ngoài ra, Halaoua và ctg. (2017) còn chỉ ra rằng tăng trưởng cũng ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng tại các doanh nghiệp Anh. Các doanh nghiệp tăng trưởng có động cơ thao túng lợi nhuận cao vì các nhà quản trị muốn truyền tải thông tin đến thị trường về khả năng duy trì tăng trưởng của doanh nghiệp.

Các hành vi thao túng lợi nhuận ở trên xuất phát từ vấn đề đại diện giữa nhà quản trị và cổ đông. Kiểm toán chính là một cách hiệu quả được cổ đông sử dụng nhằm hạn chế vấn đề đại diện này (Jensen và Meckling, 1976). Kiểm toán sẽ giúp hạn chế sai lệch của thông tin báo cáo tài chính. Kinney Jr và Martin (1994) cho thấy bằng chứng rằng kiểm toán giúp hạn chế việc công bố quá mức lợi nhuận và tài sản ròng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn góp phần hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận (Becker và ctg., 1998; Alzoubi,2016; Nguyen và ctg., 2017). Halaoua và ctg. (2017) tìm ra bằng chứng rằng kiểm toán bởi một công kiểm toán lớn sẽ góp phần hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng tại các doanh nghiệp Anh. Tuy vậy, Amar và Chabchoub (2016) lại chỉ ra rằng chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng của doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh kiểm toán, cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cơ chế giám sát của hội đồng quản trị, góp phần làm hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận (Morck và ctg., 1988; Shleifer và Vishny, 1986). Trong cấu trúc sở hữu, sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng tại các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam và Trung Quốc. Wang và Yung (2011), Nguyễn và ctg. (2017) đã tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của sở hữu nhà nước đến hành vi thao túng lợi nhuận. Charoenwong và Jiraporn (2009) chỉ ra rằng mối quan hệ trực tiếp với chính phủ góp phần hạn chế thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ của các doanh nghiệp Singapore.

  1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
    • Phương pháp nghiên cứu

Do không thu thập được dữ liệu về lợi nhuận dự báo của nhà phân tích, nghiên cứu này chỉ tập trung vào hai ngưỡng lợi nhuận đầu tiên là lợi nhuận 0 và lợi nhuận của năm trước. Hai giả thuyết của bài viết là:

Giả thuyết 1: Các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ.

Giả thuyết 2: Các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước.

Hành vi thao túng lợi nhuận để tránh lỗ hoặc tránh suy giảm lợi nhuận sẽ dẫn tới tính không liên tục trong phân phối lợi nhuận quanh ngưỡng 0 hoặc ngưỡng lợi nhuận của năm trước (Burgstahler và Dichev, 1997). Điều này thể hiện số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận vừa vượt qua ngưỡng 0 (hoặc tăng nhẹ so với lợi nhuận năm trước) sẽ nhiều hơn một cách đáng kể so với số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận ngay dưới ngưỡng 0 (hoặc giảm nhẹ so với lợi nhuận năm trước). Vì vậy, tương tự các nghiên cứu trước đây như Degeorge và ctg. (1999), Charoenwong và Jiraporn (2009), bài viết sử dụng biểu đồ tần suất để quan sát số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận quanh các ngưỡng quan tâm, qua đó kiểm định hiện tượng thao túng lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để tránh ảnh hưởng từ hoạt động khác, thước đo lợi nhuận được sử dụng là mức lợi nhuận trước thu nhập khác và các chi phí khác tính bình quân trên một cổ phiếu ( EPS), như sau:

 EPS= Lợi nhuận trước thu nhập khác và chi phí khác/ số lượng cổ phiếu lưu hành vào cuối năm.

Để đo lường sự thay đổi lợi nhuận so với năm trước, bài viết sử dụng sự thay đổi EPS giữa năm t và năm t-1 như sau:

      Dựa trên đề xuất của Degeorge và ctg. (1999), độ rộng tối ưu của mỗi khoảng (hay còn gọi là bin) của biểu đồ tần suất được tính như sau:

BIN width = 2.(IQR).n-1/3

Trong đó:

     n: số quan sát trong mẫu  

      IQR: là khoảng cách giữa các tứ phân vị, IQR= Q3- Q1, với Q1 là tứ phân vị thứ nhất và Q3 là tứ phân vị thứ ba của EPS.          

      Với mẫu các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, độ rộng của bin sau khi được tính và được làm tròn là 500 đồng. Bài viết tập trung quan sát các bin -1, 0 và 1. Trong đó, bin -1 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ -500 đồng đến nhỏ hơn 0 đồng, bin 0 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ 0 đồng đến nhỏ hơn 500 đồng, và bin 1 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ 500 đồng đến nhỏ hơn 1000 đồng. Nếu doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng 0 (hoặc vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước), thì số quan sát EPS (hoặc ) nằm ở bin 0 hoặc bin 1 sẽ nhiều hơn một cách đáng kể so với số quan sát nằm trong bin -1. Ngược lại, số quan sát nằm ở bin -1 ít hơn một cách đáng kể so với số quan sát nằm ở bin 0 hoặc bin 1.

  • Chỉ số thống kê

      Các chỉ số thống kê truyền thống không kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu của bài viết khi phân phối của lợi nhuận báo cáo không liên tục quanh một giá trị nhất định (Degeorge và ctg., 1999). Vì vậy, Degeorge và ctg. (1999) đã đề xuất chỉ số thống kê  – cho thấy mật độ kỳ vọng tại bin ngưỡng, được tính dựa trên mật độ các quan sát nằm ở xung quanh bin ngưỡng, cụ thể như sau:

      Trong đó xT là biến như EPS,  tại bin ngưỡng được quan tâm T (bin 0), p(x) là số quan sát nằm trong các bin. là sự thay đổi tần suất xuất hiện của EPS hoặc  tại bin quan tâm và bin phía trước, tức là . Mean và s.d. là trung bình và độ lệch chuẩn của sự thay đổi tần suất trong các bin, ngoại trừ bin được quan tâm. Trong nghiên cứu này, 5 bin bên trái bin ngưỡng (bin -1 đến bin -5, tức là từ 0 đồng đến -2500 đồng) và 5 bin bên phải bin ngưỡng (bin 1 đến bin 5, tức là từ 500 đồng đến 3000 đồng) được sử dụng để tính trung bình và độ lệch chuẩn.

Nếu hành vi thao túng lợi nhuận tồn tại, chúng ta kỳ vọng có “quá ít” số quan sát nằm dưới bin ngưỡng (bin -1) và có “quá nhiều” quan sát nằm tại bin ngưỡng (bin 0) hoặc ngay sau bin ngưỡng (bin 1). Điều này cho thấy tính không liên tục của hàm mật độ xác suất của lợi nhuận.

Phân phối gần giống phân phối t nếu được giả định có phân phối xấp xỉ chuẩn. Trong mô phỏng dữ liệu, Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra rằng xác suất chỉ số lớn hơn 2 là ít hơn 5%. Vì vậy, Degeorge và ctg. (1999) đề xuất so sánh  với ngưỡng 2 để kiểm định tính liên tục của hàm mật độ xác suất. Nếu  lớn hơn 2, có nghĩa là hàm mật độ xác suất không liên tục một cách có ý nghĩa thống kê.

3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu sử dụng trong bài viết này gồm các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2009-2016, không bao gồm các định chế tài chính (như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán…) vì bảng cân đối kế toán của nhóm công ty này cũng như những đặc thù trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của chúng khác với các doanh nghiệp thông thường. Dữ liệu của nghiên cứu được cung cấp bởi Stoxplus.

Nghiên cứu chủ yếu phân tích phân phối của lợi nhuận (đo lường bởi EPS) quanh các ngưỡng. Vì thế, nếu một quan sát không có thông tin về EPS sẽ bị loại khỏi mẫu. Mẫu cuối cùng là bộ dữ liệu bảng không cân, bao gồm 3.735 quan sát từ năm 2009 đến năm 2016 của 716 doanh nghiệp phi tài chính, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.

Bảng 1 trình bày thống kê mô tả của EPS của cả mẫu, theo từng năm và theo từng ngành. EPS bình quân của mẫu là 3.161 đồng. Năm 2009 có EPS bình quân cao nhất, kế đến là năm 2010. Năm 2013 có EPS bình quân thấp nhất. Ngành hóa chất dược phẩm có EPS bình quân cao nhất, kế đến là ngành sản xuất nông nghiệp. Ngành dịch vụ tài chính có EPS bình quân nhỏ nhất. Trung bình của EPS cao hơn trung vị trong cả mẫu, và trong tất cả các năm và trong phần lớn các ngành trừ ngành dịch vụ hỗ trợ, viễn thông, xuất bản và công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan. Điều này cho thấy phân phối của EPS có xu hướng lệch phải.

Bảng 1: Thống kê mô tả của EPS của tổng mẫu, theo năm và theo ngành (đơn vị: đồng)

 

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Số quan sát

Tổng mẫu

3.161

2.181

4.023

-10.736

47.988

3.735

Năm

2009

4.989

3.878

5.029

-3.986

43.882

389

2010

4.929

3.897

4.637

-2.407

47.988

389

2011

3.342

2.392

4.506

-10.736

27.000

388

2012

2.429

1.806

3.817

-10.455

24.075

373

2013

2.419

1.585

3.581

-7.991

19.809

373

2014

2.457

1.718

3.011

-7.596

19.640

561

2015

2.919

1.908

3.317

1,319

32.460

607

2016

2.584

1.711

3.713

-9.244

33.392

655

Ngành

Dịch vụ hỗ trợ

2.734

2.847

2.189

-2.003

7.270

17

Sản xuất nông nghiệp

5.181

4.536

4.403

-537

20.116

68

Hóa chất-Dược phẩm

5.183

4.625

4.003

-7.866

20.407

158

Xây dựng

2.503

1.825

3.289

-7.596

22.118

626

Dịch vụ tài chính và
các hoạt động liên quan

381

789

2.724

-7.195

3.657

13

Dịch vụ lưu trú

1.254

514

2.336

-3.986

7.042

30

Viễn thông. xuất bản
công nghệ thông tin

2.050

2.103

1.802

-5.670

11.645

190

Sản xuất

3.272

2.387

3.823

-10.736

32.460

1.216

Khai khoáng

3.784

2.114

4.840

-4.343

27.000

174

Dịch vụ chuyên môn.
khoa học và công nghệ

3.987

3.415

4.013

-2.379

24.365

58

Bất động sản

2.853

1.227

5.363

-4.037

47.988

285

Bán lẻ

3.143

2.241

3.586

-4.008

15.422

117

Dịch vụ vận tải

4.075

2.570

5.088

-5.363

27.042

251

Dịch vụ tiện ích
 (điện. nước. gas)

2.982

2.339

3.018

-523

25.333

165

Bán buôn

2.702

1.761

3.643

-6.731

18.660

250

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

  1. Kết quả nghiên cứu
    • Thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ

Hình 1 mô tả phân phối của EPS trong 11 bin, trong đó các bin cần quan tâm là bin 0 (từ 0 đồng đến 500 đồng), bin -1 (từ -500 đồng đến 0 đồng) và bin 1 (từ 500 đồng đến 1.000 đồng). Các giá trị phần trăm trên mỗi cột cho thấy, số quan sát nằm ở bin -1 (4,97%) quá ít so với số quan sát nằm ở bin 0 (21,27%). Đỉnh của phân phối này nằm tại bin 0. Chỉ số =6,345 tại bin 0, lớn hơn 2 cho thấy tính không liên tục của lợi nhuận tại bin 0. Hay nói cách khác, số quan sát ở bin 0 quá nhiều so với bin -1, một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ, hay giả thuyết 1 được chấp nhận. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại các thị trường khác như Degeorge và ctg. (1999), Charoenwong và Jiraporn (2009).

Hình 1: Biểu đồ tần suất của EPS, =6,345 tại bin 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Hình 2A, 2B, 2C và 2C cho thấy tần suất EPS của một số ngành sử dụng nhiều khoản dồn tích (tồn kho, phải thu và phải trả) đó là ngành sản xuất, xây dựng, bất động sản và bán buôn. Các biểu đồ tần suất này đều cho thấy, số lượng quan sát nằm trong bin -1 quá ít so với số quan sát nằm trong bin 0. Các chỉ số  tại bin 0 đều lớn hơn 2, cho thấy tính không liên tục của lợi nhuận tại ngưỡng này, hay số lượng quan sát ở bin này đều “quá nhiều” một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy rằng, các doanh nghiệp tại các ngành này có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. So sánh chỉ số , ta thấy hành vi này diễn ra mạnh nhất ở các doanh nghiệp ngành sản xuất, kế đến là các doanh nghiệp ngành bất động sản. Kết quả này phù hợp với đặc thù có nhiều các khoản phải thu, hàng tồn kho của hai ngành này.

Để phân tích ảnh hưởng của quy mô đến hành vi thao túng lợi nhuận, tại mỗi năm các doanh nghiệp được chia đều thành 3 nhóm có quy mô nhỏ, trung bình và lớn dựa trên vốn hóa (tích của số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu) của mỗi doanh nghiệp vào cuối năm. Biểu đồ tần suất EPS của các nhóm này (không được trình bày trong bài viết) cho thấy số quan sát tại bin 0 đều nhiều hơn bất thường so với bin -1. Chỉ số tại bin 0 của các biểu đồ tần suất này đều lớn hơn 2 (nhóm quy mô nhỏ: =5,14; nhóm quy mô trung bình: =5,30; nhóm quy mô lớn: =6,40) cho thấy ý nghĩa thống kê của tính không liên tục của lợi nhuận quanh ngưỡng 0 của cả ba nhóm doanh nghiệp. Chỉ số  của nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn có giá trị lớn nhất so với hai nhóm doanh nghiệp còn lại.

 Tương tự, tại mỗi năm các doanh nghiệp được chia đều thành ba nhóm có tốc độ tăng trưởng thấp, trung bình và cao. Giống như Halaoua và ctg. (2017), các tác giả sử dụng chỉ số MTB (market-to-book ratio, được đo lường bằng tỷ lệ giá trị thị trường với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại cuối năm) làm thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. MTB cao (thấp) hàm ý doanh nghiệp tăng trưởng cao (thấp). Biểu đồ tần suất EPS của các nhóm này (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy số quan sát tại bin 0 nhiều hơn bất thường so với bin -1. Chỉ số tại bin 0 của các biểu đồ tần suất này đều lớn hơn 2 (nhóm tăng trưởng thấp: =5,11; nhóm tăng trưởng trung bình: =4,71; nhóm tăng trưởng cao: =6,17) cho thấy mức ý nghĩa thống kê của tính không liên tục của lợi nhuận quanh ngưỡng 0 ở cả ba nhóm doanh nghiệp. Chỉ số  của nhóm doanh nghiệp tăng trưởng cao có giá trị lớn nhất so với hai nhóm doanh nghiệp còn lại.

Kết quả trên củng cố bằng chứng rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Điều này đúng với cả nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình và lớn, nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, trung bình và cao. So sánh chỉ số  giữa các nhóm, ta thấy hành vi thao túng lợi nhuận có xu hướng diễn ra mạnh hơn tại nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Halaoua và ctg. (2017).

Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của kiểm toán và sở hữu nhà nước đến hành vi thao túng lợi nhuận. Vì thế, bài viết chia mẫu thành hai nhóm: nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 (Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và KPMG), và nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty không phải là Big 4. Tương tự, các tác giả chia mẫu thành hai nhóm: các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Biểu đồ tần suất EPS của bốn nhóm doanh nghiệp này (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy tính không liên tục của EPS ở bin 0. Chỉ số  tại bin 0 của cả bốn nhóm đều lớn hơn 2 (nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4: =3,71; nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4: =5,84; nhóm doanh nghiệp có sở hữu nhà nước: =3,66; nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước: =7,33) cho thấy số lượng quan sát tập trung tại bin 0 “quá nhiều” một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ diễn ra ở cả bốn nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, so sánh chỉ số chúng ta nhận thấy, nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, hành vi lợi nhuận có xu hướng mạnh hơn so với nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Halaoua và ctg. (2017) tại Anh và Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017) tại Việt Nam. Tương tự, nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước có xu hướng thao túng lợi nhuận mạnh hơn so với nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wang và Yung (2011) tại Trung Quốc và Nguyễn Thu Hằng và ctg (2017) tại Việt Nam. Như vậy, kết quả cho thấy chất lượng kiểm toán và sở hữu nhà nước có vai trò hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận. Những công ty kiểm toán Big 4 với số lượng khách hàng lớn ở khắp các nơi trên toàn cầu sẽ e ngại đến việc danh tiếng của họ có thể bị hủy hoại nếu như họ cung cấp chất lượng kiểm toán kém đối với bất kỳ một trường hợp doanh nghiệp nào (Becker và ctg., 1998). Kết quả liên quan đến sở hữu nhà nước có thể được lý giải bởi sự bảo hộ của nhà nước khiến công ty có vốn nhà nước không chịu nhiều áp lực về các chỉ tiêu tăng trưởng (Wang và Yung, 2011).

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2A: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành sản xuất =6,41 tại bin 0

Hình 2B: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành xây dựng =4,78 tại bin 0

 

Hình 2C: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành bất động sản, =5,14 tại bin 0

Hình 2D: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành bán buôn =4,54 tại bin 0

 

  • Thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng lợi nhuận năm trước

Hình 3: Biểu đồ tần suất  EPS, =0,81 tại bin 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Hình 3 mô tả phân phối của  EPS trong 11 bin, trong đó các bin cần quan tâm là bin 0 (từ 0 đồng đến 500 đồng), bin -1 (từ -500 đồng đến 0 đồng) và bin 1 (từ 500 đồng đến 1000 đồng). Các giá trị phần trăm trên mỗi cột cho thấy, số quan sát nằm ở bin -1 (18,94%) ít hơn không nhiều so với số quan sát nằm ở bin 0 (22,36%). Bin 0 cao nhất, nhưng chỉ số =0,81 tại bin này nhỏ hơn 2, cho thấy sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với bin -1 không đáng kể. Như vậy, chúng ta không tim thấy bằng chứng cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt được mức lợi nhuận của năm trước.

Tương tự như phần kiểm định hành vi thao túng lợi nhuận nhằm, các tác giả lần lượt vẽ biểu đồ tần suất của  EPS của bốn ngành sản xuất, xây dựng, bất động sản và bán buôn. Hình 4A, 4B, 4C và 4D mô tả biểu đồ tần suất của bốn ngành này. Quan sát các biểu đồ tần suất này, chúng ta thấy số quan sát tại bin 0 không nhiều hơn một cách đáng kể so với số quan sát tại bin -1 tại các ngành sản xuất, bất động sản và bán buôn. Đối với ngành xây dựng, số quan sát ở bin 0 ít hơn so với số quan sát ở bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của cả bốn ngành có giá trị tuyệt đối đều nhỏ hơn 2, cho thấy sự khác biệt số quan sát ở bin 0 so với bin -1 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chúng ta không tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp trong bốn ngành này thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước.

Biểu đồ tần suất  EPS của nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình, lớn, nhóm doanh nghiệp tăng trưởng thấp, trung bình và cao (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy số quan sát ở bin 0 không quá nhiều so với bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 0,30; 1,36; 0,78; 0,05; 1,34 và 1,31 đều nhỏ hơn 2. Như vậy, sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với số quan sát nằm ở bin -1 không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, chúng ta không tìm thấy được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng của năm trước tại các nhóm doanh nghiệp được phân chia theo quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Tương tự, biểu đồ tần suất  EPS của nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4, nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, nhóm doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy không có sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với số quan sát nằm ở bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 0,841; 1,012; 1,074 và 0,924, đều nhỏ hơn 2. Hay nói cách khác, chúng ta không tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp ở cả bốn nhóm này có hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước.

Như vậy, giả thuyết 2 bị bác bỏ với tổng mẫu, với từng nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ, trung bình, tốc độ tăng trưởng cao, thấp, trung bình, doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big hoặc không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước hoặc không có sở hữu nhà nước.

 

Hình 6A: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành sản xuất =0,874

Hình 6B: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành xây dựng =-0,387

Hình 6C: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành bất động sản, =0,759

Hình 6D: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành bán buôn, =-0,219

 

  1. Kết luận

Bài nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Kết quả còn cho thấy bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong một số ngành có xu hướng sử dụng nhiều các khoản phải thu, hàng tồn kho, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau, doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, không có sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4, hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Hạn chế lớn nhất của bài viết là chỉ kiểm định được hành vi thao túng lợi nhuận quanh ngưỡng của từng nhóm doanh nghiệp được phân loại dựa trên quy mô, tăng trưởng, đơn vị kiểm toán, sở hữu nhà nước, nhưng không kiểm định được tác động của các nhân tố này đến hành vi thao túng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc không xem xét được hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng dự báo của nhà phân tích cũng là một hạn chế của nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan hữu quan, các nhà đầu tư trong quá trình đánh giá, phân tích lợi nhuận báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết. Từ góc độ nhà đầu tư, khi phân tích lựa chọn cổ phiếu, thay vì chỉ tập trung vào EPS, nhà đầu tư cần chú ý về các khoản mục dồn tích, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0. Ngoài ra, nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín như Big 4. Từ góc độ của các cơ quan hữu quan, kết quả nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng các biện pháp quản lý nhằm minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các cơ quan quản lý cần có các chế tài mạnh mẽ hơn, đủ tính răn đe đối với các doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty Big 4 ít có xu hướng thao túng lợi nhuận hơn cũng đồng thời phản ánh hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán còn lại chưa đủ chặt chẽ để giảm thiểu hành vi thao túng lợi nhuận, do vậy, cần có những quy định chặt hơn nữa liên quan đến hoạt động của các công ty kiểm toán.

 

 

Tài liệu tham khảo

ALZOUBI, E. S. S. 2016. Audit quality and earnings management: evidence from Jordan. Journal of Applied Accounting Research, 17, 170-189.

AMAR, A. B. & ABAOUB, E. 2010. EARNINGS MANAGEMENT THRESHOLDS: THE CASE IN TUNISIA. Asian Academy of Management Journal of Accounting & Finance, 6.

AMAR, A. B. & CHABCHOUB, M. 2016. Audit Quality and Earnings Management to Avoid Losses and Earnings Decreases: The French Case. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 6, 20-27.

BECKER, C. L., DEFOND, M. L., JIAMBALVO, J. & SUBRAMANYAM, K. 1998. The effect of audit quality on earnings management. Contemporary accounting research, 15, 1-24.

BURGSTAHLER, D. & DICHEV, I. 1997. Earnings management to avoid earnings decreases and losses. Journal of accounting and economics, 24, 99-126.

CHAROENWONG, C. & JIRAPORN, P. 2009. Earnings management to exceed thresholds: Evidence from Singapore and Thailand. Journal of Multinational Financial Management, 19, 221-236.

DEGEORGE, F., PATEL, J. & ZECKHAUSER, R. 1999. Earnings management to exceed thresholds*. The Journal of Business, 72, 1-33.

ESSA, S., KABIR, R. & NGUYEN, H. T. Does Corporate Governance Affect Earnings Management? Evidence from Vietnam. 2016 Vietnam symposium in Banking and Finance (VSBF), 2016.

HALAOUA, S., HAMDI, B. & MEJRI, T. 2017. Earnings management to exceed thresholds in continental and Anglo-Saxon accounting models: The British and French cases. Research in International Business and Finance, 39, 513-529.

HEALY, P. M. & WAHLEN, J. M. 1999. A review of the earnings management literature and its implications for standard setting. Accounting horizons, 13, 365-383.

HOÀNG CẨM TRANG, ABEYSEKERA, I. & MA, S. 2017. The Effect of Board Diversity on Earnings Quality: An Empirical Study of Listed Firms in Vietnam. Australian Accounting Review, 27, 146-163.

LÊ THỊ HOÀI ANH, LÊ THỊ NHẬT LINH & VŨ THÀNH HUY. 2016. The Effect of Corporate Governance on Earnings Management of Enterprises Listed on Hochiminh Stock Exchange, Vietnam. Hue University Journal of Science (HU JOS), 113, 5-15.

JENSEN, M. C. & MECKLING, W. H. 1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3, 305-360.

KINNEY JR, W. R. & MARTIN, R. D. 1994. Does auditing reduce bias in financial reporting? A review of audit-related adjustment studies. Auditing, 13, 149.

MORCK, R., SHLEIFER, A. & VISHNY, R. W. 1988. Management ownership and market valuation: An empirical analysis. Journal of financial economics, 20, 293-315.

NGUYỄN THU HẰNG. & NGUYỄN MẠNH HIỆP. 2016. Real Earnings Management: Evidence from Vietnam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 89.

NGUYỄN THU HẰNG, TRẦN NGUYỄN MINH TRẦN, PHẠM THỊ ÁNH THÙY & PHAN HOÀI THƯƠNG. 2017. The impact of Audit Quality and State Ownership on accrual- based earnings management: Evidence from Vietnam. VICIF 2017

SHLEIFER, A. & VISHNY, R. W. 1986. Large shareholders and corporate control. Journal of political economy, 94, 461-488.

WANG, L. & YUNG, K. 2011. Do state enterprises manage earnings more than privately owned firms? The case of China. Journal of Business Finance & Accounting, 38, 794-812.

 

1Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: nguyenthuhang.cs2@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email:

[3] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email:

 

THAO TÚNG LỢI NHUẬN NHẰM ĐẠT NGƯỠNG LỢI NHUẬN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thu Hằng[1]

Nguyễn Thị Mai Anh[2]

Nguyễn Thị Thanh Loan[3]

Tóm tắt

Bài nghiên cứu tìm hiểu hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ và tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với dữ liệu báo cáo tài chính của 716 công ty phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2009-2016, kết quả chỉ ra có “quá nhiều” quan sát ngay sau ngưỡng lợi nhuận 0, hàm ý rằng các công ty có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Kết quả cũng cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn (Big 4), hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh sụt giảm lợi nhuận so với năm trước.

Từ khóa: EPS; biểu đồ tần suất; ngưỡng lợi nhuận; thao túng lợi nhuận.

Abstract: This paper examines earnings management to exceed thresholds in Vietnamese listed firms. Employing data of 716 non-financial firms listed on the Hanoi and Hochiminh Stock Exchange for the period from 2009 to 2016, we find that there are “too many” observation of earnings directly above the threshold 0, meaning that firms tend to manage earnings to avoid reporting losses. Further evidence indicates that large-sized firms, high-growth firms, firms which are audited by non-Big4 audit companies or firms without state-ownership are more likely to manupulate earnings to avoid losses. However, we do not find any evidence on the earnings management to avoid reporting negative earnings growth.

Keywords: EPS, earnings manament, earnings threshold, histogram

  1. Đặt vấn đề

Lợi nhuận báo cáo là chỉ số quan trọng của báo cáo tài chính và nhận được sự quan tâm của nhiều người như cổ đông, nhà đầu tư, nhà quản trị và nhà phân tích. Lợi nhuận báo cáo đóng vai trò quan trọng đối với tương lai nghề nghiệp của nhà quản trị cũng như mức thưởng mà anh ta sẽ nhận được. Vì vậy, nhà quản trị có thể có những quyết định điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được những mục tiêu của mình (Degeorge và ctg., 1999). Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra ba ngưỡng lợi nhuận mục tiêu mà nhà quản trị thường nhắm tới: ngưỡng lợi nhuận 0, ngưỡng lợi nhuận của năm trước và ngưỡng lợi nhuận dự báo do các nhà phân tích đưa ra. Điều này dẫn tới nguy cơ nhà quản trị có thể sử dụng các ước tính kế toán, thay đổi các giao dịch nhằm đạt được hoặc vượt qua các ngưỡng lợi nhuận này. Các nghiên cứu tiếp theo cố gắng tìm bằng chứng về luận điểm này của Degeorge và ctg. (1999) tại một số quốc gia khác như Charoenwong và Jiraporn (2009), Amar và Abaoub (2010), Halaoua và ctg. (2017).

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều phép ước tính liên quan đến khấu hao, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng có thể có các quyết định làm tăng doanh thu, trì hoãn ghi nhận chi phí, cắt giảm các chi phí thông thường hoặc sản xuất quá mức. Các phép ước tính hoặc các quyết định này có thể giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu lợi nhuận. Trong thời gian qua, nhiều trường hợp doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận đã bị phát hiện. Điển hình là việc Công ty CP Gỗ Trường Thành (TTF) phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau khi bị Công ty kiểm toán Ernst &Young phát hiện gần 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho trên báo cáo tài chính vào đầu năm 2016. Mới đây, vào đầu năm 2018, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) phải điều chỉnh giảm đáng kể lợi nhuận năm 2017 sau khi được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán Ernst &Young. Đặc biệt, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Những vụ việc này khẳng định tính cần thiết của việc nghiên cứu hành vi thao túng lợi nhuận tại Việt Nam, qua đó giúp thị trường nhìn nhận về lợi nhuận báo cáo một cách đúng đắn hơn.

Tại Việt Nam có một số nghiên cứu về hành vi thao túng lợi nhuận như Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp (2016); Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017); Hoàng Cẩm Trang và ctg. (2017), Lê Thị Hoài Anh và ctg. (2016) và Essa và ctg. (2016). Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp (2016) tập trung vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận thấp- mức lợi nhuận khiến doanh nghiệp có thể bị nghi ngờ về hành vi thao túng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thao túng lợi nhuận bằng các giao dịch thực tại nhóm doanh nghiệp bị nghi ngờ lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại. Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017); Hoàng Cẩm Trang và ctg. (2017), Lê Thị Hoài Anh và ctg. (2016) và Essa và ctg. (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hành vi thao túng lợi nhuận dựa trên các khoản dồn tích. Khác với các nghiên cứu trên, bài viết này tập trung quan sát tính không liên tục của phân phối thu nhập quanh một số ngưỡng quan trọng. Tính không tiên tục là bằng chứng cho thấy hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt được hoặc vượt qua một ngưỡng lợi nhuận quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Bài nghiên cứu cũng tìm ra được các kết quả tương tự với doanh nghiệp của một số ngành có xu hướng sử dụng nhiều các khoản dồn tích, của doanh nghiệp với quy mô khác nhau, doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng khác nhau, doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 (Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và KPMG), doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, không có sở hữu nhà nước. Kết quả còn cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước.

  1. Cơ sở lý thuyết

Healy và Wahlen (1999) định nghĩa thao túng lợi nhuận là việc thay đổi báo cáo tài chính một cách có chủ đích, nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, khiến thị trường có cái nhìn sai lệch về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc quan sát tính không liên tục của lợi nhuận quanh các ngưỡng quan trọng, Burgstahler và Dichev (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt được hoặc vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0 hoặc ngưỡng lợi nhuận của năm trước. Burgstahler và Dichev (1997) phân tích một số vấn đề về kế toán làm thay đổi dòng tiền hoặc thay đổi vốn lưu động, qua đó giúp nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận âm thành lợi nhuận dương. Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra ba ngưỡng lợi nhuận quan trọng mà nhà quản trị thường nhắm tới nhằm tránh các phản ứng tiêu cực của thị trường lên giá cổ phiếu. Ngưỡng thứ nhất là lợi nhuận 0, xuất phát từ sự cảm nhận tiêu cực của nhà đầu tư hoặc cổ đông trước báo cáo lỗ của doanh nghiệp. Ngưỡng thứ hai là lợi nhuận của năm trước. Nhà quản trị muốn đạt được mức lợi nhuận này nhằm tránh báo cáo suy giảm lợi nhuận so với năm trước. Và ngưỡng thứ ba là lợi nhuận dự báo của các nhà phân tích. Đạt được mức lợi nhuận này nghĩa là đạt mức kỳ vọng của thị trường. Mong muốn đạt được các ngưỡng lợi nhuận nêu trên dẫn đến nguy cơ nhà quản trị có thể sử dụng các quyết định nhằm làm tăng lợi nhuận, đặc biệt khi lợi nhuận thực tế gần đạt tới một trong các ngưỡng. Bằng việc phân tích tính liên tục của lợi nhuận, Degeorge và ctg. (1999) đã chỉ ra rằng tại thị trường Mỹ các nhà quản trị có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt ba ngưỡng lợi nhuận nêu trên. Ngoài ra, Degeorge và ctg. (1999) còn chỉ ra rằng hành vi thao túng lợi nhuận nhằm chủ yếu giúp doanh nghiệp tránh thông báo lỗ (tức là vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0). Các nghiên cứu tiếp theo cố gắng tìm bằng chứng nhằm củng cố luận điểm này của Degeorge và ctg. (1999) ở các thị trường khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ và tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước, như Charoenwong và Jiraporn (2009) tại Thái Lan và Singapore, Amar và Abaoub (2010) tại Tunisia, Amar và Chabchoub (2016) tại Pháp, Halaoua và ctg. (2017) tại Pháp và Anh. Ngoài ra, Halaoua và ctg. (2017) còn cho thấy thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng dự báo của nhà phân tích chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp Anh.

Bên cạnh việc tìm ra bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt qua các ngưỡng, các nghiên cứu còn chỉ ra các nhân tố góp phần làm tăng hoặc giảm các hành vi này. Halaoua và ctg. (2017) chỉ ra rằng doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng nhiều hơn. Halaoua và ctg. (2017) đưa ra một số giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, doanh nghiệp lớn chịu nhiều áp lực so hơn doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai, các doanh nghiệp lớn ở vị thế dễ dàng hơn trong việc thuyết phục, giải thích với kiểm toán về các hành vi thao túng lợi nhuận. Thứ ba, doanh nghiệp lớn với lượng tài sản ngắn hạn lớn dễ sử dụng các phương pháp kế toán nhằm thao túng lợi nhuận. Cuối cùng, việc quản trị cứng nhắc tại các công ty lớn dẫn đến việc quản trị nội bộ phức tạp và điều này là một nguyên nhân của thao túng lợi nhuận. Ngoài ra, Halaoua và ctg. (2017) còn chỉ ra rằng tăng trưởng cũng ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng tại các doanh nghiệp Anh. Các doanh nghiệp tăng trưởng có động cơ thao túng lợi nhuận cao vì các nhà quản trị muốn truyền tải thông tin đến thị trường về khả năng duy trì tăng trưởng của doanh nghiệp.

Các hành vi thao túng lợi nhuận ở trên xuất phát từ vấn đề đại diện giữa nhà quản trị và cổ đông. Kiểm toán chính là một cách hiệu quả được cổ đông sử dụng nhằm hạn chế vấn đề đại diện này (Jensen và Meckling, 1976). Kiểm toán sẽ giúp hạn chế sai lệch của thông tin báo cáo tài chính. Kinney Jr và Martin (1994) cho thấy bằng chứng rằng kiểm toán giúp hạn chế việc công bố quá mức lợi nhuận và tài sản ròng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn góp phần hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận (Becker và ctg., 1998; Alzoubi,2016; Nguyen và ctg., 2017). Halaoua và ctg. (2017) tìm ra bằng chứng rằng kiểm toán bởi một công kiểm toán lớn sẽ góp phần hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng tại các doanh nghiệp Anh. Tuy vậy, Amar và Chabchoub (2016) lại chỉ ra rằng chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng của doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh kiểm toán, cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cơ chế giám sát của hội đồng quản trị, góp phần làm hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận (Morck và ctg., 1988; Shleifer và Vishny, 1986). Trong cấu trúc sở hữu, sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng tại các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam và Trung Quốc. Wang và Yung (2011), Nguyễn và ctg. (2017) đã tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của sở hữu nhà nước đến hành vi thao túng lợi nhuận. Charoenwong và Jiraporn (2009) chỉ ra rằng mối quan hệ trực tiếp với chính phủ góp phần hạn chế thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ của các doanh nghiệp Singapore.

  1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
    • Phương pháp nghiên cứu

Do không thu thập được dữ liệu về lợi nhuận dự báo của nhà phân tích, nghiên cứu này chỉ tập trung vào hai ngưỡng lợi nhuận đầu tiên là lợi nhuận 0 và lợi nhuận của năm trước. Hai giả thuyết của bài viết là:

Giả thuyết 1: Các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ.

Giả thuyết 2: Các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước.

Hành vi thao túng lợi nhuận để tránh lỗ hoặc tránh suy giảm lợi nhuận sẽ dẫn tới tính không liên tục trong phân phối lợi nhuận quanh ngưỡng 0 hoặc ngưỡng lợi nhuận của năm trước (Burgstahler và Dichev, 1997). Điều này thể hiện số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận vừa vượt qua ngưỡng 0 (hoặc tăng nhẹ so với lợi nhuận năm trước) sẽ nhiều hơn một cách đáng kể so với số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận ngay dưới ngưỡng 0 (hoặc giảm nhẹ so với lợi nhuận năm trước). Vì vậy, tương tự các nghiên cứu trước đây như Degeorge và ctg. (1999), Charoenwong và Jiraporn (2009), bài viết sử dụng biểu đồ tần suất để quan sát số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận quanh các ngưỡng quan tâm, qua đó kiểm định hiện tượng thao túng lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để tránh ảnh hưởng từ hoạt động khác, thước đo lợi nhuận được sử dụng là mức lợi nhuận trước thu nhập khác và các chi phí khác tính bình quân trên một cổ phiếu ( EPS), như sau:

 EPS= Lợi nhuận trước thu nhập khác và chi phí khác/ số lượng cổ phiếu lưu hành vào cuối năm.

Để đo lường sự thay đổi lợi nhuận so với năm trước, bài viết sử dụng sự thay đổi EPS giữa năm t và năm t-1 như sau:

      Dựa trên đề xuất của Degeorge và ctg. (1999), độ rộng tối ưu của mỗi khoảng (hay còn gọi là bin) của biểu đồ tần suất được tính như sau:

BIN width = 2.(IQR).n-1/3

Trong đó:

     n: số quan sát trong mẫu  

      IQR: là khoảng cách giữa các tứ phân vị, IQR= Q3- Q1, với Q1 là tứ phân vị thứ nhất và Q3 là tứ phân vị thứ ba của EPS.          

      Với mẫu các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, độ rộng của bin sau khi được tính và được làm tròn là 500 đồng. Bài viết tập trung quan sát các bin -1, 0 và 1. Trong đó, bin -1 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ -500 đồng đến nhỏ hơn 0 đồng, bin 0 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ 0 đồng đến nhỏ hơn 500 đồng, và bin 1 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ 500 đồng đến nhỏ hơn 1000 đồng. Nếu doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng 0 (hoặc vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước), thì số quan sát EPS (hoặc ) nằm ở bin 0 hoặc bin 1 sẽ nhiều hơn một cách đáng kể so với số quan sát nằm trong bin -1. Ngược lại, số quan sát nằm ở bin -1 ít hơn một cách đáng kể so với số quan sát nằm ở bin 0 hoặc bin 1.

  • Chỉ số thống kê

      Các chỉ số thống kê truyền thống không kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu của bài viết khi phân phối của lợi nhuận báo cáo không liên tục quanh một giá trị nhất định (Degeorge và ctg., 1999). Vì vậy, Degeorge và ctg. (1999) đã đề xuất chỉ số thống kê  – cho thấy mật độ kỳ vọng tại bin ngưỡng, được tính dựa trên mật độ các quan sát nằm ở xung quanh bin ngưỡng, cụ thể như sau:

      Trong đó xT là biến như EPS,  tại bin ngưỡng được quan tâm T (bin 0), p(x) là số quan sát nằm trong các bin. là sự thay đổi tần suất xuất hiện của EPS hoặc  tại bin quan tâm và bin phía trước, tức là . Mean và s.d. là trung bình và độ lệch chuẩn của sự thay đổi tần suất trong các bin, ngoại trừ bin được quan tâm. Trong nghiên cứu này, 5 bin bên trái bin ngưỡng (bin -1 đến bin -5, tức là từ 0 đồng đến -2500 đồng) và 5 bin bên phải bin ngưỡng (bin 1 đến bin 5, tức là từ 500 đồng đến 3000 đồng) được sử dụng để tính trung bình và độ lệch chuẩn.

Nếu hành vi thao túng lợi nhuận tồn tại, chúng ta kỳ vọng có “quá ít” số quan sát nằm dưới bin ngưỡng (bin -1) và có “quá nhiều” quan sát nằm tại bin ngưỡng (bin 0) hoặc ngay sau bin ngưỡng (bin 1). Điều này cho thấy tính không liên tục của hàm mật độ xác suất của lợi nhuận.

Phân phối gần giống phân phối t nếu được giả định có phân phối xấp xỉ chuẩn. Trong mô phỏng dữ liệu, Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra rằng xác suất chỉ số lớn hơn 2 là ít hơn 5%. Vì vậy, Degeorge và ctg. (1999) đề xuất so sánh  với ngưỡng 2 để kiểm định tính liên tục của hàm mật độ xác suất. Nếu  lớn hơn 2, có nghĩa là hàm mật độ xác suất không liên tục một cách có ý nghĩa thống kê.

3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu sử dụng trong bài viết này gồm các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2009-2016, không bao gồm các định chế tài chính (như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán…) vì bảng cân đối kế toán của nhóm công ty này cũng như những đặc thù trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của chúng khác với các doanh nghiệp thông thường. Dữ liệu của nghiên cứu được cung cấp bởi Stoxplus.

Nghiên cứu chủ yếu phân tích phân phối của lợi nhuận (đo lường bởi EPS) quanh các ngưỡng. Vì thế, nếu một quan sát không có thông tin về EPS sẽ bị loại khỏi mẫu. Mẫu cuối cùng là bộ dữ liệu bảng không cân, bao gồm 3.735 quan sát từ năm 2009 đến năm 2016 của 716 doanh nghiệp phi tài chính, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.

Bảng 1 trình bày thống kê mô tả của EPS của cả mẫu, theo từng năm và theo từng ngành. EPS bình quân của mẫu là 3.161 đồng. Năm 2009 có EPS bình quân cao nhất, kế đến là năm 2010. Năm 2013 có EPS bình quân thấp nhất. Ngành hóa chất dược phẩm có EPS bình quân cao nhất, kế đến là ngành sản xuất nông nghiệp. Ngành dịch vụ tài chính có EPS bình quân nhỏ nhất. Trung bình của EPS cao hơn trung vị trong cả mẫu, và trong tất cả các năm và trong phần lớn các ngành trừ ngành dịch vụ hỗ trợ, viễn thông, xuất bản và công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan. Điều này cho thấy phân phối của EPS có xu hướng lệch phải.

Bảng 1: Thống kê mô tả của EPS của tổng mẫu, theo năm và theo ngành (đơn vị: đồng)

 

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Số quan sát

Tổng mẫu

3.161

2.181

4.023

-10.736

47.988

3.735

Năm

2009

4.989

3.878

5.029

-3.986

43.882

389

2010

4.929

3.897

4.637

-2.407

47.988

389

2011

3.342

2.392

4.506

-10.736

27.000

388

2012

2.429

1.806

3.817

-10.455

24.075

373

2013

2.419

1.585

3.581

-7.991

19.809

373

2014

2.457

1.718

3.011

-7.596

19.640

561

2015

2.919

1.908

3.317

1,319

32.460

607

2016

2.584

1.711

3.713

-9.244

33.392

655

Ngành

Dịch vụ hỗ trợ

2.734

2.847

2.189

-2.003

7.270

17

Sản xuất nông nghiệp

5.181

4.536

4.403

-537

20.116

68

Hóa chất-Dược phẩm

5.183

4.625

4.003

-7.866

20.407

158

Xây dựng

2.503

1.825

3.289

-7.596

22.118

626

Dịch vụ tài chính và
các hoạt động liên quan

381

789

2.724

-7.195

3.657

13

Dịch vụ lưu trú

1.254

514

2.336

-3.986

7.042

30

Viễn thông. xuất bản
công nghệ thông tin

2.050

2.103

1.802

-5.670

11.645

190

Sản xuất

3.272

2.387

3.823

-10.736

32.460

1.216

Khai khoáng

3.784

2.114

4.840

-4.343

27.000

174

Dịch vụ chuyên môn.
khoa học và công nghệ

3.987

3.415

4.013

-2.379

24.365

58

Bất động sản

2.853

1.227

5.363

-4.037

47.988

285

Bán lẻ

3.143

2.241

3.586

-4.008

15.422

117

Dịch vụ vận tải

4.075

2.570

5.088

-5.363

27.042

251

Dịch vụ tiện ích
 (điện. nước. gas)

2.982

2.339

3.018

-523

25.333

165

Bán buôn

2.702

1.761

3.643

-6.731

18.660

250

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

  1. Kết quả nghiên cứu
    • Thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ

Hình 1 mô tả phân phối của EPS trong 11 bin, trong đó các bin cần quan tâm là bin 0 (từ 0 đồng đến 500 đồng), bin -1 (từ -500 đồng đến 0 đồng) và bin 1 (từ 500 đồng đến 1.000 đồng). Các giá trị phần trăm trên mỗi cột cho thấy, số quan sát nằm ở bin -1 (4,97%) quá ít so với số quan sát nằm ở bin 0 (21,27%). Đỉnh của phân phối này nằm tại bin 0. Chỉ số =6,345 tại bin 0, lớn hơn 2 cho thấy tính không liên tục của lợi nhuận tại bin 0. Hay nói cách khác, số quan sát ở bin 0 quá nhiều so với bin -1, một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ, hay giả thuyết 1 được chấp nhận. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại các thị trường khác như Degeorge và ctg. (1999), Charoenwong và Jiraporn (2009).

Hình 1: Biểu đồ tần suất của EPS, =6,345 tại bin 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Hình 2A, 2B, 2C và 2C cho thấy tần suất EPS của một số ngành sử dụng nhiều khoản dồn tích (tồn kho, phải thu và phải trả) đó là ngành sản xuất, xây dựng, bất động sản và bán buôn. Các biểu đồ tần suất này đều cho thấy, số lượng quan sát nằm trong bin -1 quá ít so với số quan sát nằm trong bin 0. Các chỉ số  tại bin 0 đều lớn hơn 2, cho thấy tính không liên tục của lợi nhuận tại ngưỡng này, hay số lượng quan sát ở bin này đều “quá nhiều” một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy rằng, các doanh nghiệp tại các ngành này có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. So sánh chỉ số , ta thấy hành vi này diễn ra mạnh nhất ở các doanh nghiệp ngành sản xuất, kế đến là các doanh nghiệp ngành bất động sản. Kết quả này phù hợp với đặc thù có nhiều các khoản phải thu, hàng tồn kho của hai ngành này.

Để phân tích ảnh hưởng của quy mô đến hành vi thao túng lợi nhuận, tại mỗi năm các doanh nghiệp được chia đều thành 3 nhóm có quy mô nhỏ, trung bình và lớn dựa trên vốn hóa (tích của số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu) của mỗi doanh nghiệp vào cuối năm. Biểu đồ tần suất EPS của các nhóm này (không được trình bày trong bài viết) cho thấy số quan sát tại bin 0 đều nhiều hơn bất thường so với bin -1. Chỉ số tại bin 0 của các biểu đồ tần suất này đều lớn hơn 2 (nhóm quy mô nhỏ: =5,14; nhóm quy mô trung bình: =5,30; nhóm quy mô lớn: =6,40) cho thấy ý nghĩa thống kê của tính không liên tục của lợi nhuận quanh ngưỡng 0 của cả ba nhóm doanh nghiệp. Chỉ số  của nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn có giá trị lớn nhất so với hai nhóm doanh nghiệp còn lại.

 Tương tự, tại mỗi năm các doanh nghiệp được chia đều thành ba nhóm có tốc độ tăng trưởng thấp, trung bình và cao. Giống như Halaoua và ctg. (2017), các tác giả sử dụng chỉ số MTB (market-to-book ratio, được đo lường bằng tỷ lệ giá trị thị trường với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại cuối năm) làm thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. MTB cao (thấp) hàm ý doanh nghiệp tăng trưởng cao (thấp). Biểu đồ tần suất EPS của các nhóm này (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy số quan sát tại bin 0 nhiều hơn bất thường so với bin -1. Chỉ số tại bin 0 của các biểu đồ tần suất này đều lớn hơn 2 (nhóm tăng trưởng thấp: =5,11; nhóm tăng trưởng trung bình: =4,71; nhóm tăng trưởng cao: =6,17) cho thấy mức ý nghĩa thống kê của tính không liên tục của lợi nhuận quanh ngưỡng 0 ở cả ba nhóm doanh nghiệp. Chỉ số  của nhóm doanh nghiệp tăng trưởng cao có giá trị lớn nhất so với hai nhóm doanh nghiệp còn lại.

Kết quả trên củng cố bằng chứng rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Điều này đúng với cả nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình và lớn, nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, trung bình và cao. So sánh chỉ số  giữa các nhóm, ta thấy hành vi thao túng lợi nhuận có xu hướng diễn ra mạnh hơn tại nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Halaoua và ctg. (2017).

Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của kiểm toán và sở hữu nhà nước đến hành vi thao túng lợi nhuận. Vì thế, bài viết chia mẫu thành hai nhóm: nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 (Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và KPMG), và nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty không phải là Big 4. Tương tự, các tác giả chia mẫu thành hai nhóm: các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Biểu đồ tần suất EPS của bốn nhóm doanh nghiệp này (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy tính không liên tục của EPS ở bin 0. Chỉ số  tại bin 0 của cả bốn nhóm đều lớn hơn 2 (nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4: =3,71; nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4: =5,84; nhóm doanh nghiệp có sở hữu nhà nước: =3,66; nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước: =7,33) cho thấy số lượng quan sát tập trung tại bin 0 “quá nhiều” một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ diễn ra ở cả bốn nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, so sánh chỉ số chúng ta nhận thấy, nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, hành vi lợi nhuận có xu hướng mạnh hơn so với nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Halaoua và ctg. (2017) tại Anh và Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017) tại Việt Nam. Tương tự, nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước có xu hướng thao túng lợi nhuận mạnh hơn so với nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wang và Yung (2011) tại Trung Quốc và Nguyễn Thu Hằng và ctg (2017) tại Việt Nam. Như vậy, kết quả cho thấy chất lượng kiểm toán và sở hữu nhà nước có vai trò hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận. Những công ty kiểm toán Big 4 với số lượng khách hàng lớn ở khắp các nơi trên toàn cầu sẽ e ngại đến việc danh tiếng của họ có thể bị hủy hoại nếu như họ cung cấp chất lượng kiểm toán kém đối với bất kỳ một trường hợp doanh nghiệp nào (Becker và ctg., 1998). Kết quả liên quan đến sở hữu nhà nước có thể được lý giải bởi sự bảo hộ của nhà nước khiến công ty có vốn nhà nước không chịu nhiều áp lực về các chỉ tiêu tăng trưởng (Wang và Yung, 2011).

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2A: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành sản xuất =6,41 tại bin 0

Hình 2B: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành xây dựng =4,78 tại bin 0

 

Hình 2C: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành bất động sản, =5,14 tại bin 0

Hình 2D: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành bán buôn =4,54 tại bin 0

 

  • Thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng lợi nhuận năm trước

Hình 3: Biểu đồ tần suất  EPS, =0,81 tại bin 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Hình 3 mô tả phân phối của  EPS trong 11 bin, trong đó các bin cần quan tâm là bin 0 (từ 0 đồng đến 500 đồng), bin -1 (từ -500 đồng đến 0 đồng) và bin 1 (từ 500 đồng đến 1000 đồng). Các giá trị phần trăm trên mỗi cột cho thấy, số quan sát nằm ở bin -1 (18,94%) ít hơn không nhiều so với số quan sát nằm ở bin 0 (22,36%). Bin 0 cao nhất, nhưng chỉ số =0,81 tại bin này nhỏ hơn 2, cho thấy sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với bin -1 không đáng kể. Như vậy, chúng ta không tim thấy bằng chứng cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt được mức lợi nhuận của năm trước.

Tương tự như phần kiểm định hành vi thao túng lợi nhuận nhằm, các tác giả lần lượt vẽ biểu đồ tần suất của  EPS của bốn ngành sản xuất, xây dựng, bất động sản và bán buôn. Hình 4A, 4B, 4C và 4D mô tả biểu đồ tần suất của bốn ngành này. Quan sát các biểu đồ tần suất này, chúng ta thấy số quan sát tại bin 0 không nhiều hơn một cách đáng kể so với số quan sát tại bin -1 tại các ngành sản xuất, bất động sản và bán buôn. Đối với ngành xây dựng, số quan sát ở bin 0 ít hơn so với số quan sát ở bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của cả bốn ngành có giá trị tuyệt đối đều nhỏ hơn 2, cho thấy sự khác biệt số quan sát ở bin 0 so với bin -1 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chúng ta không tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp trong bốn ngành này thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước.

Biểu đồ tần suất  EPS của nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình, lớn, nhóm doanh nghiệp tăng trưởng thấp, trung bình và cao (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy số quan sát ở bin 0 không quá nhiều so với bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 0,30; 1,36; 0,78; 0,05; 1,34 và 1,31 đều nhỏ hơn 2. Như vậy, sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với số quan sát nằm ở bin -1 không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, chúng ta không tìm thấy được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng của năm trước tại các nhóm doanh nghiệp được phân chia theo quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Tương tự, biểu đồ tần suất  EPS của nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4, nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, nhóm doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy không có sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với số quan sát nằm ở bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 0,841; 1,012; 1,074 và 0,924, đều nhỏ hơn 2. Hay nói cách khác, chúng ta không tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp ở cả bốn nhóm này có hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước.

Như vậy, giả thuyết 2 bị bác bỏ với tổng mẫu, với từng nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ, trung bình, tốc độ tăng trưởng cao, thấp, trung bình, doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big hoặc không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước hoặc không có sở hữu nhà nước.

 

Hình 6A: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành sản xuất =0,874

Hình 6B: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành xây dựng =-0,387

Hình 6C: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành bất động sản, =0,759

Hình 6D: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành bán buôn, =-0,219

 

  1. Kết luận

Bài nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Kết quả còn cho thấy bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong một số ngành có xu hướng sử dụng nhiều các khoản phải thu, hàng tồn kho, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau, doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, không có sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4, hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Hạn chế lớn nhất của bài viết là chỉ kiểm định được hành vi thao túng lợi nhuận quanh ngưỡng của từng nhóm doanh nghiệp được phân loại dựa trên quy mô, tăng trưởng, đơn vị kiểm toán, sở hữu nhà nước, nhưng không kiểm định được tác động của các nhân tố này đến hành vi thao túng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc không xem xét được hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng dự báo của nhà phân tích cũng là một hạn chế của nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan hữu quan, các nhà đầu tư trong quá trình đánh giá, phân tích lợi nhuận báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết. Từ góc độ nhà đầu tư, khi phân tích lựa chọn cổ phiếu, thay vì chỉ tập trung vào EPS, nhà đầu tư cần chú ý về các khoản mục dồn tích, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0. Ngoài ra, nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín như Big 4. Từ góc độ của các cơ quan hữu quan, kết quả nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng các biện pháp quản lý nhằm minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các cơ quan quản lý cần có các chế tài mạnh mẽ hơn, đủ tính răn đe đối với các doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty Big 4 ít có xu hướng thao túng lợi nhuận hơn cũng đồng thời phản ánh hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán còn lại chưa đủ chặt chẽ để giảm thiểu hành vi thao túng lợi nhuận, do vậy, cần có những quy định chặt hơn nữa liên quan đến hoạt động của các công ty kiểm toán.

 

 

Tài liệu tham khảo

ALZOUBI, E. S. S. 2016. Audit quality and earnings management: evidence from Jordan. Journal of Applied Accounting Research, 17, 170-189.

AMAR, A. B. & ABAOUB, E. 2010. EARNINGS MANAGEMENT THRESHOLDS: THE CASE IN TUNISIA. Asian Academy of Management Journal of Accounting & Finance, 6.

AMAR, A. B. & CHABCHOUB, M. 2016. Audit Quality and Earnings Management to Avoid Losses and Earnings Decreases: The French Case. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 6, 20-27.

BECKER, C. L., DEFOND, M. L., JIAMBALVO, J. & SUBRAMANYAM, K. 1998. The effect of audit quality on earnings management. Contemporary accounting research, 15, 1-24.

BURGSTAHLER, D. & DICHEV, I. 1997. Earnings management to avoid earnings decreases and losses. Journal of accounting and economics, 24, 99-126.

CHAROENWONG, C. & JIRAPORN, P. 2009. Earnings management to exceed thresholds: Evidence from Singapore and Thailand. Journal of Multinational Financial Management, 19, 221-236.

DEGEORGE, F., PATEL, J. & ZECKHAUSER, R. 1999. Earnings management to exceed thresholds*. The Journal of Business, 72, 1-33.

ESSA, S., KABIR, R. & NGUYEN, H. T. Does Corporate Governance Affect Earnings Management? Evidence from Vietnam. 2016 Vietnam symposium in Banking and Finance (VSBF), 2016.

HALAOUA, S., HAMDI, B. & MEJRI, T. 2017. Earnings management to exceed thresholds in continental and Anglo-Saxon accounting models: The British and French cases. Research in International Business and Finance, 39, 513-529.

HEALY, P. M. & WAHLEN, J. M. 1999. A review of the earnings management literature and its implications for standard setting. Accounting horizons, 13, 365-383.

HOÀNG CẨM TRANG, ABEYSEKERA, I. & MA, S. 2017. The Effect of Board Diversity on Earnings Quality: An Empirical Study of Listed Firms in Vietnam. Australian Accounting Review, 27, 146-163.

LÊ THỊ HOÀI ANH, LÊ THỊ NHẬT LINH & VŨ THÀNH HUY. 2016. The Effect of Corporate Governance on Earnings Management of Enterprises Listed on Hochiminh Stock Exchange, Vietnam. Hue University Journal of Science (HU JOS), 113, 5-15.

JENSEN, M. C. & MECKLING, W. H. 1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3, 305-360.

KINNEY JR, W. R. & MARTIN, R. D. 1994. Does auditing reduce bias in financial reporting? A review of audit-related adjustment studies. Auditing, 13, 149.

MORCK, R., SHLEIFER, A. & VISHNY, R. W. 1988. Management ownership and market valuation: An empirical analysis. Journal of financial economics, 20, 293-315.

NGUYỄN THU HẰNG. & NGUYỄN MẠNH HIỆP. 2016. Real Earnings Management: Evidence from Vietnam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 89.

NGUYỄN THU HẰNG, TRẦN NGUYỄN MINH TRẦN, PHẠM THỊ ÁNH THÙY & PHAN HOÀI THƯƠNG. 2017. The impact of Audit Quality and State Ownership on accrual- based earnings management: Evidence from Vietnam. VICIF 2017

SHLEIFER, A. & VISHNY, R. W. 1986. Large shareholders and corporate control. Journal of political economy, 94, 461-488.

WANG, L. & YUNG, K. 2011. Do state enterprises manage earnings more than privately owned firms? The case of China. Journal of Business Finance & Accounting, 38, 794-812.

 

1Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email:

[3] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: