Sidebar

Magazine menu

25
T5, 04

MỨC ĐỘ LIÊN KẾT GIỮA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐÔNG NAM Á VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ

Nguyễn Thị Hoàng Anh[1]

Tóm tắt

Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán mới nổi Đông Nam Á và các thị trường toàn cầu và khu vực lớn, sử dụng phương pháp phân rã phương sai của Diebold và Yilmaz (2014). Chúng tôi đã đo lường các chỉ số liên kết thông qua việc tính toán mức độ đóng góp của sai số dự báo h-bước trong dự báo rủi ro của một thị trường do những cú sốc tại các thị trường khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thị trường có mức độ liên kết cao trong toàn bộ mẫu tĩnh nghiên cứu. Nghiên cứu mức độ liên kết động qua thời gian cho thấy mức độ kết nối phản ứng với các sự kiện kinh tế và, nói chung, tăng đáng kể trong thời gian khủng hoảng. Ngoài ra, những cú sốc từ các thị trường khu vực (Hồng Kông và Nhật Bản) có tác động lan tỏa lớn hơn đối với thị trường Đông Nam Á so với các cú sốc từ thị trường Mỹ hoặc Châu Âu.

Từ khóa: lợi suất; rủi ro, mức độ liên kết, tự hồi qui vector, phân rã phương sai

Abstract

In this paper, we measure the connectedness among Southeast Asian emerging equity markets and major global and regional markets, using the variance decomposition approach of Diebold and Yilmaz (2014). In so doing, we construct connectedness measures that capture the contribution of an h-step-ahead forecast error variances in forecasting stock volatilities of a market due to shocks in other markets. We report two three findings. First, a high level of total connectedness is identified throughout our sample period, suggesting high linkages among developed and emerging countries. Second, dynamic connectedness levels respond to economic events and, in general, increase significantly in crisis time. Third, innovations to volatilities of the regional markets (Hong Kong and Japan) have larger spillover effects to Southeast Asian markets than those of the US or European markets.

Key words: stock returns, volatility, connectedness, vector autoregression, variance decomposition.

 

  1. Giới thiệu

Cải cách tài chính, tự do hóa các dòng vốn và cách mạng công nghệ thông tin đã giúp các nền kinh tế hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã có các tác động tích cực đến nhiều quốc gia, giúp các quốc gia này tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ bên ngoài, xúc tiến phát triển thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập cũng khiến các nền kinh tế, cả phát triển và đang phát triển, dễ bị tổn thương hơn từ các cú sốc từ bên ngoài. Mức độ hội nhập, liên kết giữa các thị trường càng cao thì tác động lan tỏa của các cú sốc bên ngoài càng lớn.

Trên thế giới, nhiều công trình đã được thực hiện nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán. Bekaert và Harvey (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường chứng khoán thế giới (thị trường Mỹ) đến các thị trường mới nổi Châu Á và nhận thấy, ở những thị trường hội nhập sâu, độ biến động lợi suất của thị trường chịu ảnh hưởng mạnh bởi các cú sốc trên thế giới, còn ở những thị trường có mức độ hội nhập thấp, ảnh hưởng từ bên ngoài là không đáng kể. Các nghiên cứu tiếp theo bổ sung nhân tố khu vực và cho thấy, cú sốc từ khu vực (Châu Á – Nhật, Hồng Kông) cũng có tác động đáng kể đến các nền kinh tế mới nổi Châu Á (xem các nghiên cứu của Ng, 2000; Miyakoshi, 2003; Awokuse, 2009…). Các nghiên cứu trên đều thống nhất rằng mức độ hội nhập của các thị trường càng cao thì tác động của các cú sốc từ bên ngoài càng lớn, và mức độ liên kết giữa các thị trường thường tăng vào các giai đoạn khủng hoảng.

Thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới đã chứng kiến hai cuộc khủng hoảng kinh tế có sức tàn phá mạnh mẽ – Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 và khủng hoảng nợ Châu Âu 2011-2012. Các cuộc khủng hoảng này khởi nguồn từ các quốc gia phát triển nhất như Mỹ, EU… và từ đó lan rộng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Mức độ liên kết giữa các thị trường tăng đã khiến sức lan tỏa của khủng hoảng càng mạnh.

Trong những thập kỷ qua, các nền kinh tế và thị trường chứng khoán Đông Nam Á ngày càng có liên kết chặt chẽ hơn với thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu. Mức độ hội nhập cao một mặt giúp các trị trường chứng khoán trong khu vực thu hút được dòng vốn lớn từ bên ngoài nhưng mặt khác cũng khiến các thị trường khu vực dễ tổn thương hơn từ tác động lan tỏa của các cú sốc bên ngoài. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán Đông Nam Á với thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó đặc biệt quan tâm đến mức độ tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đến thị trường chứng khoán Đông Nam Á. Bài viết sử dụng cách tiếp cận của Diebold và Yilmaz (2014) để đo lường mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán Đông Nam Á với thị trường chứng khoán toàn cầu và khu vực. Bộ dữ liệu của chúng tôi bao gồm năm thị trường phát triển (Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Hồng Kông) và năm thị trường Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines) và bao gồm khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017. Bộ dữ liệu này cho phép chúng tôi nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường trong hơn 25 năm, với nhiều mốc thời gian quan trọng từ cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998, sự sụp đổ bong bóng dotcom năm 2000, cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008, cuộc Khủng hoảng nợ Châu Âu, hay sự kiện Brexit. Tương tự như Ng (2000), chúng tôi xem những cú sốc từ thị trường Mỹ làm đại diện cho những cú sốc từ thị trường thế giới, và các cú sốc từ Nhật Bản và Hồng Kông đại diện cho cú sốc đến từ Châu Á. Chúng tôi cũng xem xét những cú sốc từ các thị trường Châu Âu trong cuộc Khủng hoảng nợ công Châu Âu và sử dụng Vương quốc Anh và Đức làm đại diện.

Theo phương pháp Diebold và Yilmaz (2014), các chỉ số liên kết được xây dựng dựa trên phân rã phương sai sai số dự báo trong mô hình tự hồi quy vectơ (Vector Autogression – VAR). Chỉ số liên kết được tính cho cả toàn bộ mẫu tĩnh và mẫu động theo thời gian. Chúng tôi cũng quan tâm đến mức độ liên kết định hướng từ các thị trường phát triển lớn đến các thị trường Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự liên kết cao giữa các thị trường chứng khoán phát triển và thị trường Đông Nam Bộ trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Mức độ liên kết phản ứng với các sự kiện kinh tế và, nói chung, tăng đáng kể trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Thị trường các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ biến động của thị trường khu vực Châu Á (Hồng Kông và Nhật Bản) hơn là từ thị trường Mỹ hoặc Châu Âu.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một mặt giúp các quốc gia phát triển thương mại quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nhưng mặt khác cũng khiến các nền kinh tế, cả phát triển và đang phát triển, dễ bị tổn thương hơn từ các cú sốc từ bên ngoài. Vậy, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới khiến các thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng như thế nào từ các cú sốc bên ngoài? Câu hỏi này đã nhận được sự quan tâm không chỉ từ các nhà nghiên cứu mà còn từ các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách. Nghiên cứu về mức độ liên kết giữa các thị trường, đặc biệt về ảnh hưởng lan truyền của các cú sốc có ý nghĩa đặc biệt trong đầu tư quốc tế. Ở các thị trường đang phát triển, ảnh hưởng lan truyền này có thể khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các cú sốc bên ngoài, làm giảm lợi ích phân tán rủi ro của các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng.

Hội nhập tài chính quốc tế khiến mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán trở nên chặt chẽ hơn. Và do vậy, cú sốc ở một thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro ở các thị trường khác. Mức độ lan truyền của các cú sốc phụ thuộc vào mức độ liên kết của các thị trường. Mức độ liên kết càng cao thì tác động lan truyền càng lớn. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã đưa ra nhiều phương pháp tiếp cận để nghiên cứu mức độ liên kết và tác động lan truyền của các cú sốc. Bekaert và Harvey (1997) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của thị trường chứng khoán thế giới đến các thị trường mới nổi Châu Á và nhận thấy, ở những thị trường hội nhập sâu, độ biến động lợi suất của thị trường chịu ảnh hưởng mạnh bởi các cú sốc trên thế giới, còn ở những thị trường có mức độ hội nhập thấp, ảnh hưởng từ bên ngoài là không đáng kể. Trên cơ sở nghiên cứu này, Ng (2000) bổ sung yếu tố khu vực và nghiên cứu mức độ lan truyền của các cú sốc thế giới và khu vực đến sáu thị trường chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thị trường này chịu ảnh hưởng lớn hơn từ các cú sốc thế giới. Tuy nhiên, khi xem xét cú sốc thế giới là nhân tố ngoại sinh trong mô hình lan truyền rủi ro có điều kiện hai biến giữa cú sốc khu vực và các thị trường Châu Á, Miyakoshi (2003) lại cho thấy các thị trường Châu Á chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ các cú sốc trong khu vực. Trong một nghiên cứu khác, Bekaert và cộng sự (2005) sử dụng phương pháp định giá tài sản, đưa ra mô hình hai nhân tố để nghiên cứu mức độ tương quan giữa các thị trường và các cú sốc thế giới và khu vực qua thời gian và không gian. Nghiên cứu này đo lường rủi ro lợi suất theo mô hình GARCH đơn biến bất đối xứng (asymmetric GARCH) và nhận thấy rằng các cú sốc tiêu cực làm tăng rủi ro thị trường nhiều và tăng mức độ tương quan giữa các thị trường hơn các cú sốc tích cực.

Một số nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu mức độ đồng liên kết (cointegration) giữa các thị trường. Masih và Masih (1999) nghiên cứu mức độ liên kết động ngắn hạn và dài hạn ở các thị trường chịu ảnh hưởng của Khủng hoảng Châu Á sử dụng phương pháp đồng liên kết và mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Kết quả nghiên cứu cho thấy bên cạnh thị trường Nhật Bản, thị trường Hồng Kông cũng đóng vai trò quan trọng như một thị trường chính trong khu vực. Bổ sung yếu tố biến động lợi suất theo thời gian trong liên kết, Awokuse (2009) nghiên cứu dòng thông tin giữa các thị trường mới nổi và các thị trường phát triển chính sử dụng các phân tích đồng liên kết. Tương tự, Favero và Giavazzi (2002) sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu mức độ phụ thuộc tài chính với các kỳ vọng phá giá tiền tệ đối với các đồng tiền trong Cơ chế tỷ giá Châu Âu. Ewing (2002) sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai dự báo trong mô hình VAR để phân tích mối tương quan giữa năm ngành công nghiệp chính ở Mỹ. Ông thấy rằng các 'tin tức' bất ngờ hoặc cú sốc trong một lĩnh vực có tác động đáng kể đến lợi nhuận ngành khác. Trên cơ sở mô hình VAR truyền thống, nhiều bài viết nghiên cứu về biến động lợi suất có điều kiện qua thời gian. Karolyi (1995) nghiên cứu mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán Mỹ và Canada sử dụng mô hình GARCH hai biến và nhận thấy các cú sốc từ Mỹ sang Canada có tác động ít hơn trong mô hình này so với các mô hình VAR truyền thống. Tương tự, Hammoudeh và cộng sự (2009) sử dụng mô hình VAR(1)-GARCH(1,1) và xác định tác động lan tỏa của các cú sốc và rủi ro ở các thị trường cổ phiếu khu vực vùng Vịnh. Worthington và Higgs (2004) nghiên cứu tác động lan tỏa về lợi suất và rủi ro giữa các thị trường chứng khoán phát triển và mới nổi Châu Á. Sử dụng mô hình GARCH đa biến, họ chứng minh rằng các tác động lan truyền trung bình từ các thị trường phát triển đến thị trường mới nổi là không đồng nhất, các thị trường, đặc biệt là các thị trường mới nổi, thường chịu ảnh hưởng lớn hơn từ các cú sốc của chính mình so với các cú sốc bên ngoài.

Gần đây, Diebold và Yilmaz (2009) đã xây dựng một mô hình nghiên cứu mức độ lan tỏa mới. Dựa vào phân tích về phân rã phương sai của mô hình VAR, họ xây dựng một chỉ số lan tỏa để đo lường mức độ liên kết chung giữa các thị trường. Sử dụng phương pháp này, Yilmaz (2010) nghiên cứu mức độ liên kết và phụ thuộc giữa các thị trường chứng khoán Đông Á từ 1992 đến 2009 và cho thấy mức độ hội nhập giữa các thị trường gia tăng mạnh trong thời gian này. Diebold và Yilmaz (2014) phát triển mô hình Diebold và Yilmaz (2009) để đo lường các mức độ liên kết từ đa phương đến song phương. Sử dụng mô hình này, Diebold và Yilmaz (2014) đã đo lường mức độ liên kết giữa các tổ chức tài chính tại Mỹ trong Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng mô hình đo lường mức độ liên kết (connectedness measures) của Diebold và Yilmaz (2014) để đo lường mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán Đông Nam Á và thị trường chứng khoán toàn cầu và khu vực. Mô hình của Diebold và Yilmaz cho phép đo lường mức độ liên kết ở các mức độ khác nhau, từ liên kết song phương đến liên kết đa phương, dựa trên nghiên cứu phân rã phương sai của mô hình VAR tổng quát.

Xem xét hệ vector n-chiều các biến chuỗi thời gian  được biểu diễn theo mô hình VAR với độ trễ p:

                                                                                                                        

 trong đó  là ma trận hệ số  và  là vector các biến ngẫu nhiên độc lập và có cùng một thống kê xác suất (i.i.d) với  và . Với tính dừng của hiệp phương sai, hệ VAR có thể được biểu diễn như một mô hình trung bình trượt vô hạn:

                                                                             

                                                                                                                                

Với  là ma trận hệ số trượt trung bình và được tính bằng   với   Hệ số trung bình trượt (hoặc các phép biến đổi của chúng như hàm phản ứng xung hoặc phân rã phương sai) là chìa khóa của mô hình Diebold và Yilmaz. Phân rã phương sai cho phép chúng ta xem xét tỷ lệ biến động của một biến do cú sốc của chính nó so với các cú sốc bên ngoài của các biến khác.

Trong mô hình VAR truyền thống, phân rã phương sai được tính toán dễ dàng dựa trên các giả định trực giao (orthogonal), tuy nhiên kết quả tính toán có thể nhạy cảm với thứ tự sắp xếp các biến. Phân rã Cholesky trực giao tiêu chuẩn ngụ ý rằng biến đầu tiên trong thứ tự sắp xếp chỉ chịu ảnh hưởng từ các cú sốc của chính nó, biến thứ hai chịu ảnh hưởng đồng thời bởi các cú sốc của biến thứ nhất và thứ hai nhưng không có tác động lên biến thứ nhất... Trên thực tế, các cú sốc hiếm khi trực giao. Diebold và Yilmaz, do đó, áp dụng mô hình VAR tổng quát (Generalised VAR - GVAR) của Pesaran và Shin (1998) và Koop và cộng sự (1996). Mô hình VAR tổng quát cho phép các cú sốc có tương quan với nhau và không chịu ảnh hưởng bởi thứ tự sắp xếp các biến.

Trong mô hình GVAR, ma trận phân rã phương sai tổng quát cho H-bước  có các phần tử:

                                                                                                              

trong đó  là ma trận phương sai – hiệp phương sai của sai số trong mô hình VAR không trực giao (a non-orthogonal VAR), là ma trận hệ số trung bình trượt của vector các cú sốc với độ trễ H,  là vector nhận giá trị 1 tại phân tử thứ i và 0 ở các phần tử khác và  là căn của phân tử thứ j nằm trên đường chéo của ma trận . Do các cú sốc không trực giao nên hiệp phương sai của các cú sốc không nhất thiết phải bằng 0, và do vậy tổng theo hàng của ma trận   không nhất thiết phải bằng 1. Vì vậy, chúng tôi chuẩn hóa các phân tử của ma trận phân rã phương sai theo tổng theo hàng của ma trận,   để . Diebold and Yilmaz (2014) xây dựng mô hình nghiên cứu của minh dựa vào  based on ma trận phân rã phương sai điều chỉnh  chứ không phải ma trận .

Phân rã phương sai trong mô hình VAR giúp chúng ta tách phương sai sai số dự báo của mỗi biến thành các phần do các cú sốc hệ thống khác nhau. Trong ma trận phân rã phương sai , các phân tử nằm trên đường chéo giải thích phần trong phương sai sai số dự báo biến  cho H bước phụ thuộc vào cú sốc của chính nó, trong khi các phần tử nằm ngoài đường chéo đo lường phần trong phương sai sai số dự báo đến từ các cú sốc bên ngoài (do liên kết).

Khung GVAR cho phép Diebold và Yilmaz (2014) đo lường mức độ liên kết có hướng hướng từ một thị trường này sang thị trường khác (pairwise directional connectedness). Đây là điểm khác biệt của mô hình Diebold và Yilmaz (2014) so với mô hình Diebold và Yilmaz (2009).

Mức độ liên kết có hướng từ thị trường i đến thị trường j được xác định bởi

                                                                                                                                      

Lưu ý, nhìn chung   vì một cú sốc từ thị trường i đến thị trường j không nhất thiết phải giống như cú sốc từ thị trường j đến thị trường i, và vì vậy sẽ có  cặp liên kết có hướng. Liên kết có hướng ròng từ thị trường i đến thị trường j có thể được tính bằng .

Tổng liên kết có hướng (total directional connectedness) từ thị trường i đến các thị trường khác có thể xác định bởi:

                                                                                                                                  

và từ các thị trường khác đến thị trường j có thể dễ dàng xác định một cách tương ứng:

                                                                   .                                                             

Như vậy, có N liên kết “từ các thị trường khác” và N liên kết “đến các thị trường khác”. Tổng liên kết có hướng ròng của thị trường i có thể được xác định bằng cách so sánh liên kết truyền đến thị trường khác và liên kết nhận được từ các thị trường khác .

Cuối cùng, Diebold và Yilmaz xây dựng chỉ số liên kết bằng cách tính tổng tất cả các phần tử không nằm trên đường chéo của ma . Chỉ số liên kết đo lường tổng mức độ liên kết giữa tất cả các thị trường:

                                                                                                                                  

  1. Dữ liệu nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu mức độ liên kết giữa năm thị trường chứng khoán toàn cầu và khu vực lớn (Mỹ (US), Anh (UK), Đức (GER), Nhật Bản (JPN) và Hồng Kông (HKG) và năm nước Đông Nam Á (Singapore (SGP), Malaysia (MYS), Thái Lan (THA), Indonesia (IDN) và Philippines (PHL). Chỉ số thị trường chứng khoán danh nghĩa hàng ngày được thu thập từ Datastream và bao gồm khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017. Chúng tôi tính lợi suất hàng tuần theo chênh lệch logarit của giá chỉ số đóng cửa vào các thứ Tư hàng tuần để tránh vấn đề giao dịch không đồng bộ giữa các thị trường. Khi một thịt trường nào đó đóng cửa vào thứ Tư do kỳ nghỉ, chúng tôi sử dụng dữ liệu của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Mẫu nghiên cứu bao gồm 15 năm lợi suất tuần với tổng số 1300 quan sát. Để đo lường sự biến động rủi ro, chúng tôi sử dụng mô hình GARCH (1,1) của Bollerslev (1986) để nắm bắt được hành vi biến động lợi suất theo thời gian. Chúng tôi sử dụng 100 quan sát đầu tiên để bắt đầu ước lượng biến động rủi ro, và do đó có được 1201 quan sát biến động rủi ro từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 12 năm 2017.

Bảng 1 giới thiệu số liệu thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng kiểm định Jarque-Bera (JB) để kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu. Nhìn chung, lợi suất của các thị trường không tuân theo phân phối chuẩn, nhọn và lệch âm. Có sự khác biệt đáng kể về lợi suất của hai quốc gia lớn nhất trên thế giới. Trong khi thị trường Mỹ hoạt động tốt nhất với lợi suất cao (7,28%) và rủi ro thấp nhất (15,96%), thì thị trường Nhật Bản hoạt động xấu hơn hơn nhiều với mức lợi nhuận thấp nhất (1,25%) kèm theo rủi ro tương đối cao (21,6%). Trái ngược với quan niệm chung, rủi ro vô điều kiện của các thị trường phát triển như Nhật Bản và Đức thậm chí còn cao hơn rủi ro ở một số thị trường Đông Nam Á như Singapore và Malaysia. Ngoài ra, rủi ro cao không hàm ý lợi nhuận cao hơn. Các thị trường mới nổi Đông Nam Á nói chung tạo ra lợi nhuận thấp với rủi ro cao (ngoại trừ Philippines). Mười thị trường chứng khoán có tương quan nhẹ với hệ số tương quan trung bình là 0,45. Tương quan giữa các thị trường phát triển (0,59) cao hơn so với các thị trường mới nổi (0,49). Mối tương quan giữa các thị trường phát triển và thị trường mới nổi khá thấp (0.38).

Bảng 1. Thống kê của 10 thị trường chứng khoán quốc tế

Bảng 1 mô tả số liệu thống kê của 10 thị trường chứng khoán quốc tế. Lợi suất được tính theo tuần và bằng chênh lệch logarit giữa các chỉ số đóng cửa thứ Tư hàng tuần. Lợi suất trung bình và độ lệch chuẩn (rủi ro) được tính theo năm. Mẫu Nghiên cứu từ 01/01/1993 đến 31/12/2017.

Thị trường

Lợi suất trung bình (%)

Độ lệch chuẩn (%)

Độ lệch

Độ nhọn

Min

(%)

Max

(%)

JB test

 
 

US

7,28

15,96

-0,69

8,07

-16,45

10,18

1493,02

 

JPN

1,25

21,60

-0,39

6,17

-21,13

14,79

578,89

 

UK

3,97

16,61

-0,32

6,32

-12,73

13,59

619,58

 

GER

8,53

22,26

-0,67

6,72

-16,80

17,15

846,27

 

HKG

6,67

24,27

-0,40

5,34

-15,48

15,56

330,88

 

SGP

3,11

20,45

-0,06

7,43

-14,84

16,39

1062,50

 

THA

2,63

25,91

-0,09

6,18

-19,15

17,82

548,07

 

MYS

4,11

21,14

0,39

15,69

-20,93

27,97

8758,85

 

IND

7,53

23,78

-0,16

5,40

-16,16

13,80

317,74

 

PHL

12,51

24,31

-0,53

8,93

-23,30

20,45

1968,02

 
  1. Kết quả nghiên cứu

5.1 Mức độ liên kết giữa các thị trường – Nghiên cứu tĩnh cho toàn bộ mẫu

Mức độ liên kết giữa các thị trường được xác định cho toàn bộ mẫu từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 12 năm 2017. Chúng tôi sử dụng độ trễ là 1 cho mô hình VAR dựa theo tiêu chuẩn thông tin Akaike và Bayesian và khoảng thời gian dự báo là 10 tuần như trong Diebold và Yilmaz (2009). Bảng 2 cho thấy mức độ liên kết giữa 10 thị trường chứng khoán trong toàn bộ thời kỳ, đây chính là ma trận phân rã phương sai  . Các phần tử nằm trên đường chéo của ma trận phân rã phương sai thể hiện phần đóng góp trong sai số dự báo của một quốc gia i từ các cú sốc của chính nó, trong khi các phần tử ngoài đường chéo đo lường sự lan truyền của một cú sốc ở một quốc gia i sang một quốc gia khác j. Ví dụ, một cú sốc từ Mỹ giải thích 34,82% sai số dự báo của thị trường Mỹ, và khoảng 13,96% sai số dự báo của thị trường Anh. Chỉ số liên kết bằng 53,23% có nghĩa khoảng 53% phương sai sai số dự báo trên mười thị trường có thể được giải thích bằng các hiệu ứng liên kết.

Bảng 2. Mức độ liên kết – Nghiên cứu toàn bộ mẫu

Bảng 2 đo lường mức độ liên kết giữa 10 thị trường chứng khoán quốc tế. Mẫu nghiên cứu từ 1/1/1993 đến 31/12/2017 và khoảng thời gian dự báo là 10 tuần. Phân rã phương sai được tính sử dụng mô hình VAR tổng quát GVAR(1). Phần tử (i, j) của bảng đo lường mức độ liên kết có hướng từ thị trường i sang thị trường j.  Cột FROM ALL cho thấy tổng liên kết có hướng từ tất cả các nước đến nước i, trong khi dòng TO ALL cho biết tổng liên kết có hướng từ nước i đến các nước khác.

 

Từ

FROM

ALL

Đến

US

JPN

UK

GER

HKG

SGP

THA

MYS

IND

PHL

US

34,82

13,23

17,17

14,61

3,17

5,86

7,28

0,02

0,43

3,42

65,18

JPN

8,50

44,57

7,41

8,83

3,24

9,84

10,20

0,13

1,27

6,02

55,43

UK

13,96

8,05

45,48

13,18

6,96

7,05

2,40

0,04

0,81

2,07

54,52

GER

13,58

10,94

19,52

39,12

3,60

7,13

4,08

0,21

0,20

1,62

60,88

HKG

5,11

5,98

7,18

1,90

44,19

15,36

8,58

4,41

2,11

5,17

55,81

SGP

4,62

7,11

4,51

2,86

11,21

38,84

9,01

8,67

4,94

8,21

61,16

THA

3,46

8,92

0,98

2,47

1,52

11,70

48,85

4,79

4,08

13,24

51,15

MAL

0,25

0,05

0,07

0,07

4,33

8,56

5,34

72,47

6,52

2,36

27,53

IND

0,08

1,89

0,49

0,28

2,14

8,67

8,88

14,98

53,25

9,34

46,75

PHL

3,21

8,67

2,35

2,06

2,50

9,27

16,74

4,33

4,73

46,14

53,86

TO ALL

52,78

64,85

59,68

46,26

38,69

83,44

72,51

37,57

25,09

51,44

Chỉ số liên kết = 53,23%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Minh họa đồ họa sẽ tốt hơn để hiểu cấu trúc của bảng phân tách phương sai trong Bảng 2. Hình 1 cho thấy các hiệu ứng liên kết theo hướng hai chiều giữa mười quốc gia. Mỗi quốc gia được biểu diễn là một nút trong biểu độ mạng. Độ lớn của nút cho biết kích thước của tổng mức liên kết định hướng của quốc gia nút đến các nước khác. Độ dày cạnh cho biết kích thước của các liên kết trung bình có hướng hai chiều. Kích thước mũi tên cạnh cũng cho thấy mức độ liên kết. Vị trí nút cũng cho thấy mức độ liên kết - các nút gần hơn có liên kết cao hơn. Hình 1 cho thấy 10 quốc gia tách thành hai nhóm thị trường phát triển và mới nổi. Các thị trường phát triển có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Các cú sốc biến động trong một thị trường phát triển giải thích trung bình khoảng 9,3% các sai sót trong dự báo rủi ro 10 tuần của một thị trường phát triển khác. Thị trường Anh có mức độ liên kết có hướng lớn nhất với thị trường Đức ( ). Thị trường Anh và Đức cũng tương quan chặt chẽ với thị trường Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản và Hồng Kông.

Năm thị trường Đông Nam Á cũng có mối liên kết chặt với nhau, với Singapore là quốc gia truyền đi các của cú sốc chính trong khu vực. Singapore cũng có tổng mức liên kết định hướng mạnh nhất tới các quốc gia khác vì ngoài các thị trường mới nổi, Singapore cũng còn có liên kết chặt chẽ với các nước phát triển và có liên kết theo chiều hướng tương đối cao với các quốc gia này. Nhìn vào vị trí nút, thật thú vị khi thấy rằng thị trường Đông Nam Á nói chung có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi cú sốc khu vực (Nhật Bản (26,64%) và Hồng Kông (21,71%) hơn so với cú sốc từ Mỹ (11,62) %) hoặc thị trường Châu Âu (Anh (8,4%) và Đức (7,74%)). Hồng Kông, mặc dù là một thị trường phát triển, có liên quan nhiều hơn đến các thị trường mới nổi hơn so với các thị trường phát triển. Một cú sốc ở Hồng Kông có tác động lan truyền lớn hơn đến năm thị trường Đông Nam Á so với bốn thị trường phát triển còn lại.

Hình 1. Liên kết có hướng giữa 10 thị trường chứng khoán quốc tế - Nghiên cứu toàn bộ mẫu từ tháng 12/1994 đến tháng 12/2017

 

5.2 Mức độ liên kết giữa các thị trường – Nghiên cứu động qua thời gian

Bảng 2 và Hình 1 ở trên khá trực quan để đo lường mức độ liên kết trung bình giữa mười thị trường chứng khoán trong toàn bộ thời kỳ. Tuy nhiên, phân tích tĩnh với toàn bộ mẫu không thể giúp ta nắm bắt được hành vi biến động theo thời gian của rủi ro biến động chứng khoán, và do đó có khả năng bỏ lỡ các chuyển động quan trọng trong liên kết. Thị trường tài chính toàn cầu ngày càng trở nên liên kết hơn. Giai đoạn này cũng chứng kiến một số cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất từ trước đến nay (ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu 2010 - 2011). Do đó, trong phần này, bài viết nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường qua thời gian. Bài viết sử dụng cửa sổ trượt qua thời gian với 100 quan sát. Cụ thể, 100 quan sát đầu tiên (hai năm của dữ liệu tuần) được sử dụng để tính mức độ liên kết có điều kiện cho quan sát thứ 100. Tiếp theo đó, cửa sổ trượt bỏ quan sát đầu tiên và lấy quan sát thứ 101 để tính mức độ liên kết có điều kiện cho quan sát thứ 101... Cứ tiếp tục như vậy đến hết mẫu dữ liệu.

Hình 2 trình bày chỉ số liên kết động giữa 10 thị trường, ước tính sử dụng các cửa sổ trượt với 100 tuần. Chỉ số liên kết đo lường tổng hiệu ứng liên kết giữa 10 quốc gia quan sát. Có thể thấy, mức độ liên kết phản ứng với các sự kiện kinh tế và, nói chung, tăng đáng kể trong thời gian khủng hoảng, gấp đôi mức độ trước khủng hoảng. Chỉ số liên kết biến động mạnh với các mức tăng đột biến. Trung bình, hơn 60%, và đôi khi lên đến 90%, sai số trong dự báo biến động 10 tuần của một quốc gia có thể được giải thích bởi những cú sốc biến động từ các nước khác khi khủng hoảng. Chỉ số liên kết chỉ ở khoảng 45% vào đầu những năm 1990 trước khi tăng đáng kể lên 75% vào tháng 7 năm 1997 – mốc khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Chỉ số liên kết biến động tăng trở lại vào tuần cuối tháng 7 năm 2002 (gần 90%) để đánh dấu sự suy thoái của thị trường chứng khoán năm 2002. Trận động đất ở Java Indonesia vào ngày 27 tháng 5 năm 2005 cũng làm tăng đáng kể mức độ liên kết giữa các thị trường trong khu vực. Chỉ số tiếp tục duy trì ở mức khá cao trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Sau đó, chỉ số giảm khi các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trước khi tăng lên trở lại khi cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu trở nên trâm trọng. Khi cuộc khủng hoảng nợ được kiểm soát, chỉ số liên kết giảm và duy trì quanh mức 55%, cao hơn mức khủng hoảng trước năm 1997 hoặc đầu những năm 2000. Điều này cho thấy sự liên kết cao hơn giữa các thị trường Đông Nam Á với các nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự suy thoái của thị trường mới nổi trong tháng 8 năm 2015 cũng làm cho độ lớn của chỉ số biến động biến động trở lại mức 2008.

Khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn

Mỹ giảm lãi suất Fed Fund để giảm nguy cơ đổ vỡ

Lehman Brothers đệ đơn phá sản

Bán tháo chứng khoán 2015-2016

Thị trường đi xuống năm 2002

Khủng hoảng Nga

 

Khủng hoảng Châu Á

Khủng hoảng nợ công Châu Ấu

Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009

Động đất ở Indonesis

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2. Chỉ số liên kết - Nghiên cứu động với mô hình trượt 100 tuần

 

Chỉ số liên kết trong Hình 2 cho thấy tổng hiệu ứng liên kết giữa 10 quốc gia qua thời gian. Chúng ta có thể quan tâm đến sự liên kết theo hướng theo hướng theo thời gian. Hình 3 cho thấy mức độ liên kết định hướng trung bình từ các thị trường phát triển khác nhau đến các thị trường chứng khoán Đông Nam Á. Chúng tôi cũng xem xét mức độ liên kết định hướng từ thị trường Singapore đến các thị trường chứng khoán Đông Nam Á vì thị trường chứng khoán Singapore khá phát triển và có mức độ liên kết cao trong phân tích toàn bộ mẫu. Nhìn chung, tác động tràn từ thị trường Mỹ sang các thị trường mới nổi khác là khá thấp. Trung bình, ít hơn 10% sai số trong dự báo biến động 10 tuần của một thị trường Đông Nam Á có thể được giải thích bởi những cú sốc biến động ở Mỹ. Tuy nhiên, chỉ số này đã tăng lên đến 70% khi bắt đầu cuộc khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn vào tháng 8 năm 2007. Đây là mức độ liên kết cao nhất từ một thị trường phát triển đến các thị trường Đông Nam Á. Nghiên cứu cho thị trường Anh và Đức cũng cho thấy các kết quả tương tự. Nhìn chung, thị trường Mỹ, Anh và Đức có mức độ liên kết định hướng cao ở các cấp độ khác nhau vào cuộc suy thoái thị trường năm 2002, khủng hoảng dưới chuẩn, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 và khủng hoảng nợ Châu Âu 2011. Trong khi các tác động từ thị trường Mỹ là cao nhất vào tại thời điểm xảy ra khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn, các hiệu ứng liên kết thị trường Anh đạt đỉnh điểm vào cuộc khủng hoảng thị trường năm 2002 và cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu 2011.

Hình 3. Mức độ liên kết có hướng từ các thị trường đến thị trường Đông Nam Á

Kết quả nghiên cứu từ hai thị trường khu vực là Nhật Bản và Hồng Kông lại cho các kết quả khác biệt. Nhìn chung, các cú sốc từ hai thị trường khu vực có ảnh hưởng cao hơn đến các nước Đông Nam Á so với các thị trường Mỹ, Anh và Đức. Nhật Bản đã truyền mức độ biến động cao nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và vào giữa năm 2013 khi chỉ số Nikkei sụp đổ do lo ngại về dữ liệu kinh tế của Trung Quốc. Thị trường Hồng Kông có tác động lan tỏa cao trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và đặc biệt là vào mùa hè năm 2015 khi những đợt điều chỉnh lớn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã kích hoạt đợt bán tháo toàn cầu 2015-2016. Biến động lan tỏa từ Hồng Kông cũng cao trong năm 2011 khi thị trường Hồng Kông mất gần 28% giá trị của nó trong 6 tháng. Tác động lan toản từ thị trường Hồng Kông là không đáng kể trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Bảng F của Hình 3 cho thấy tác động liên kết từ Singapore đến các thị trường Đông Nam Á khác. Nhìn chung, cú sốc từ thị trường Singapore, có ảnh hưởng cao đến các thị trường trong khu vực hơn so với các thị trường phát triển. Mức độ liên kết này cũng ít có biến động mạnh như các thị trường phát triển.

5.3 Mức độ liên kết theo hướng vào một số ngày quan trọng

Phân tích của chúng tôi cho đến nay tập trung vào tổng mức độ liên kết theo thời gian. Tuy nhiên, khuôn khổ của chúng tôi có thể được sử dụng để hiểu mức độ liên kết tại một số ngày quan trọng của thời gian khủng hoảng. Trong phần này, chúng tôi xem xét các mức độ liên kết vào một số ngày được lựa chọn trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 và cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu 2010-2011.

 

Hình 4. Mức độ liên kết – Tuần 27/10/1997

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 bắt đầu ở Thái Lan và nhanh chóng lan rộng ra các nước Đông Á. Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipines nằm trong số những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng đạt đỉnh điểm vào ngày 27 tháng 10 năm 1997. Hình 4 cho thấy mức độ liên kết theo hướng trong tuần cuối cùng của tháng 10 năm 1997. Tương tự như trên, độ lớn của nút cho biết quy mô của tổng liên kết theo hướng của quốc gia nút đến các quốc gia khác. Độ dày cạnh cho biết kích thước của các lan truyền theo hướng trung bình, trong khi kích thước mũi tên cho biết quy mô chiều dịch chuyển của liên kết. Vị trí nút cũng cho thấy mức độ liên kết giữa các thị trường – các nút gần nhau hơn có mức độ liên kết cao hơn. Có thể thấy các nước Châu Á được kết nối với nhau ở trung tâm trong khi Mỹ, Anh và Đức nằm trên mép của biểu đồ. Điều này thể hiện mức độ liên kết cao giữa các nước Châu Á tại thời điểm này. Trong tuần này, đồng đô la Hồng Kông bị tấn công đầu cơ dẫn đến sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, tạo ra những tác động lan tỏa cao nhất trong khu vực. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng khiến thị trường Mỹ chịu áp lực. Ngày 27 tháng 10 năm 1997, công nghiệp Dow Jones giảm 554 điểm hay 7,2%, trong bối cảnh lo ngại liên tục về các nền kinh tế Châu Á.

Hình 5 cho thấy mức độ liên kết trong tuần cuối cùng của tháng 8/2007. Tháng 8 năm 2007 đánh dấu sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn, từ đó phát triển thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong tuần đầu của tháng 8 năm 2007, cuộc khủng hoảng nợ thế chấp của Mỹ đã trở thành một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Nhiều tổ chức cho vay thế chấp đã đệ đơn xin phá sản. Vào ngày 9 và 10 tháng 8, Cục dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã can thiệp bằng cách bơm hàng tỷ đô la thanh khoản vào thị trường. Trong Hình 5 này, Mỹ di chuyển đến trung tâm, tạo ra sự lan truyền biến động cao cho các nước khác.

Hình 5. Mức độ liên kết – Tuần 27/8/2007

Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu bắt đầu vào đầu năm 2010 khi Hy Lạp không thể vay được từ thị trường. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp đã trở thành cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu khi một số nước khác trong Liên minh Châu Âu (Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha) không thể hoàn trả hoặc tái cấp vốn các khoản nợ của chính phủ hoặc bảo lãnh cho hệ thống ngân hàng mà không có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính của bên thứ ba như Ngân hàng trung ương Châu Âu hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh về giá cổ phiếu trong tháng 8 năm 2011 trên thị trường chứng khoán trên từ Châu Âu đến Hoa Kỳ, Trung Đông, và Châu Á. Panel C của Hình 4 cho thấy mức độ liên kết trong tuần cuối cùng của tháng 8 năm 2011. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường Anh và Đức giờ đây trở thành trung tâm truyền đi những cú sốc (Hình 6). Rủi ro tăng lên do lo ngại về sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đến Tây Ban Nha và Ý, cũng như những lo ngại về mức độ xếp hạng AAA hiện tại của Pháp. Thị trường Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề do lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp và nguy cơ xếp hạng tín dụng bị hạ cấp.

 

Hình 6. Mức độ liên kết – Tuần 17/08/2011

  1. Hàm ý và kết luận

Hội nhập tài chính quốc tế khiến mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán trở nên chặt chẽ hơn. Và do vậy, cú sốc ở một thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi và rủi ro ở các thị trường khác. Mức độ lan truyền của các cú sốc phụ thuộc vào mức độ liên kết của các thị trường. Mức độ liên kết càng cao thì tác động lan truyền càng lớn. Bài viết nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường chứng khoán Đông Nam Á với các thị trường toàn cầu và khu vực lớn (Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Hồng Kông), sử dụng phương pháp phân tích dựa trên phân rã phương sai của Diebold và Yilmaz (2014). Chúng tôi đã ước tính các chỉ số liên kết, được xác định là tổng đóng góp cho sai số h-bước trong dự báo biến động của thị trường do những cú sốc từ các quốc gia khác. Chúng tôi kiểm tra mức độ liên kết giữa các thị trường trong toàn bộ mẫu tĩnh và qua thời gian với việc phân tích cửa sổ trượt. Các kết quả thực nghiệm cho thấy các thị trường có mức độ liên kết tương đối cao trong toàn bộ mẫu, với sự gia tăng liên kết mạnh trong các cuộc khủng hoảng tài chính. Thị trường Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn từ  những cú sốc trong khu vực (Hồng Kông và Nhật Bản) so với cú sốc toàn cầu (Mỹ). Cú sốc gây ra bởi những biến động của thị trường Châu Âu nói chung có tác động nhỏ đến các thị trường Đông Nam Á. Thị trường Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi những cú sốc ở các nước lớn, tuy nhiên, những cú sốc từ các thị trường Đông Nam Á chỉ lan tỏa trong khối. Bài viết cũng đã nghiên cứu mức độ liên kết giữa các thị trường tại một số ngày quan trọng trong thời gian khủng hoảng để theo dõi nguồn lan truyền biến động. Nghiên cứu về mức độ liên kết thị trường có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như các nhà quản lý thị trường. Một trong những lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài là các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro do mức độ tương quan thấp giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ liên kết giữa các thị trường tăng đáng kể trong các cuộc khủng hoảng tài chính, làm giảm hiệu ứng phân tán rủi ro khi các nhà đầu tư cần giảm thiểu rủi ro nhất. Việc các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng góp phần làm tăng hiệu ứng lan tỏa khi cú sốc xảy ra trên một thị trường có thể khiến các nhà đầu tư rút vốn trên các thị trường khác, và dẫn đến khủng hoảng tại các thị trường này. Đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển thị trường, trong bối cảnh mức độ liên kết tăng giữa các thị trường, các nhà hoạch định phát triển thị trường một mặt cần phải đưa ra được các chính sách giúp tận dụng thu hút được nguồn vốn bên ngoài nhưng mặt khác cũng phải giảm ảnh hưởng tiêu cực của các cú sốc bên ngoài với thị trường trong nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Awokuse, T. O., Chopra, A., & Bessler, D. A. (2009). Structural change and international stock market interdependence: Evidence from Asian emerging markets. Economic Modelling, 26(3), 549-559. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.econmod.2008.12.001.
  2. Bekaert, G., & Harvey, C. R. (1997). Emerging equity market volatility. Journal of Financial Economics, 43(1), 29-77. doi: http://dx.doi.org/10.1016/S0304-405X(96)00889-6.
  3. Bekaert, G., Harvey, C. R., & Ng, A. (2005). Market Integration and Contagion. Journal of business, 78(1), 39-69.
  4. Bollerslev, T. (1986). Generalised autoregressive conditional heteroskedasticity. Journal of Econometrics, 31, 307--327.
  5. Diebold, F. X., & Yilmaz, K. (2009). Measuring financial asset return and volatility spillovers, with application to global equity markets*. The Economic Journal, 119(534), 158-171.
  6. Diebold, F. X., & Yilmaz, K. (2012). Better to give than to receive: Predictive directional measurement of volatility spillovers. International Journal of Forecasting, 28(1), 57-66.
  7. Diebold, F.X. and Yilmaz, K. (2014), "On the Network Topology of Variance Decompositions: Measuring the Connectedness of Financial Firms," Journal of Econometrics, 182, 119-134.
  8. Ewing, B. (2002). The transmission of shocks among S&P indexes. Applied Financial Economics, 12(4), 285-290.
  9. Favero, C. A., & Giavazzi, F. (2002). Is the international propagation of financial shocks non-linear?: Evidence from the ERM. Journal of International Economics, 57(1), 231-246. doi: http://dx.doi.org/10.1016/S0022-1996(01)00139-8.
  10. Hammoudeh, S. M., Yuan, Y., & McAleer, M. (2009). Shock and volatility spillovers among equity sectors of the Gulf Arab stock markets. The Quarterly Review of Economics and Finance, 49(3), 829-842. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.qref.2009.04.004.
  11. Karolyi, G. A. (1995). A Multivariate GARCH Model of International Transmissions of Stock Returns and Volatility: The Case of the United States and Canada. Journal of Business & Economic Statistics, 13(1), 11-25. doi: 10.2307/1392517.
  12. Koop, G., Pesaran, M. H., & Potter, S. M. (1996). Impulse response analysis in nonlinear multivariate models. Journal of Econometrics, 74(1), 119-147. doi: https://doi.org/10.1016/0304-4076(95)01753-4.
  13. Masih, A. M. M., & Masih, R. (1999). Are Asian stock market fluctuations due mainly to intra-regional contagion effects? Evidence based on Asian emerging stock markets. Pacific-Basin Finance Journal, 7(3–4), 251-282. doi: http://dx.doi.org/10.1016/S0927-538X(99)00013-X.
  14. Miyakoshi, T. (2003). Spillovers of stock return volatility to Asian equity markets from Japan and the US. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 13(4), 383-399.
  15. Ng, A. (2000). Volatility spillover effects from Japan and the US to the Pacific–Basin. Journal of International Money and Finance, 19(2), 207-233. doi: http://dx.doi.org/10.1016/S0261-5606(00)00006-1.
  16. Pesaran, H. H., & Shin, Y. (1998). Generalized impulse response analysis in linear multivariate models. Economics Letters, 58(1), 17-29. doi: https://doi.org/10.1016/S0165-1765(97)00214-0.
  17. Worthington, A., & Higgs, H. (2004). Transmission of equity returns and volatility in Asian developed and emerging markets: a multivariate GARCH analysis. International Journal of Finance & Economics, 9(1), 71-80. doi: 10.1002/ijfe.222.
  18. Yilmaz, K. (2010). Return and volatility spillovers among the East Asian equity markets. Journal of Asian Economics, 21(3), 304-313.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

VAI TRÒ CỦA VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG TÂM SÁNG TẠO VÀ ƯƠM TẠO FTU (FIIS)

Nguyễn Thị Thu Trang[1]

Lưu Thúy Hạnh

 

Tóm tắt:  Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã tạo ra một cú hích quan trọng trong việc hình thành và kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam. Trước thực tế hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp được triển khai, hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập mỗi năm thì việc xuất hiện các vườn ươm khởi nghiệp – một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp – là điều rất kịp thời và cần thiết. Tháng 04/2017, trường Đại học Ngoại Thương đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (Trung tâm FIIS) với mong muốn xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững trong môi trường sư phạm, nhằm tạo dựng mạng lưới chia sẻ và kết nối giữa các trường đại học với nhau. Trên cơ sở nhận diện, phân tích vai trò những thành phần khác nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) trong trường đại học, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong HSTKN.

Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vườn ươm doanh nghiệp, vườn ươm trường đại học.

Abstract: In recent years, startup ecosytem in Vietnam has had many changes and development. Decision No. 844/QĐ-TTg dated 2016 of the Prime Minister approving the project "Supporting the Innovative National Innovation System to 2025" has created an important impulse for the formation and connection of different components in the Vietnamese startup ecosystem. In fact, thousands of start-up ideas have been launched, and hundreds of start-ups have been established each year. The emergence of startup incubation - an important part of the startup ecosystem - is very timely and necessary. In April 2017, the Foreign Trade University (FTU) established the FTU Innovation and Incubation Space (FIIS Center), which aims to build a sustainable entrepreneurial ecosystem in the pedagogical environment, to create a strong network among universities. On the basis of identifying the different components of Vietnamese startup ecosystem and their roles to the university business incubator, the paper proposes some solutions and recommendations to further promote the role of FIIS Center in the Vietnamese startup ecosystem.

Key words: Startup, Startup Ecosystem, Entreprenuership, Incubator, Innovation, University incubator

  1. Hệ sinh thái và Các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

            Hệ sinh thái khởi nghiệp (entrepreneurial ecosystem) là thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể hữu hĩnh và vô hình cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và trưởng thành. Đúng như tên gọi của nó, hệ sinh thái khởi nghiệp không có giới hạn về mặt địa lý, mặc dù hoạt động của một hệ sinh thái chỉ tập trung ở một khu vực địa lý cụ thể, và không có cấu trúc thứ bậc.

            Dựa trên các mô hình đã phân tích, đặc biệt là dựa trên công bố của Isenberg (2011) và các thành phần được công nhận chung trong HSTKN, tác giả đã xác định sáu thành phần chính cấu thành nên HSTKN phù hợp với mục đích của nghiên cứu này, bao gồm:

  • Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Chính phủ
  • Trường đại học
  • Nhà đầu tư
  • Doanh nghiệp lớn
  • Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, gồm: Vườn ươm doanh nghiệp, Tổ chức thúc đẩy kinh doanh, Không gian làm việc chung và Các công ty cung cấp dịch vụ

(1) Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup)

            Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, hay còn gọi là Đề án 844 (Bộ KH&CN, 2016) đã đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (DNKNĐMST): “DNKNĐMST là doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”. Khác với Đề án 844, các văn bản pháp luật liên quan tới startup hiện nay đều phần lớn không phải là văn bản riêng về startup mà là về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và startup được đề cập tới với tính chất là một nhóm DNVVN đặc thù. Khoản 2 Điều 3 Luật DNVVN định nghĩa “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Nếu bỏ qua yếu tố “nhỏ và vừa” thì doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên được xác định trên cơ sở 03 tiêu chí: Tư cách pháp lý: Phải là doanh nghiệp; Hoạt động: Phải dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới; Triển vọng: Có khả năng tăng trưởng nhanh.

            Khác với một số nước, Việt Nam không coi các ý tưởng hoặc dự án ban đầu là startup – tuy nhiên trong bối cảnh các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, cho phép thực hiện việc gia nhập thị trường một cách đơn giản, ít tốn kém – tiêu chí “doanh nghiệp” có lẽ không phải tiêu chí quá khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, việc sử dụng hai cụm từ: “doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và “startup” có ý nghĩa tương tương đương nhau, đều là nhắc tới đối tượng thỏa mãn ba tiêu chí vừa được đề cập.

(2) Chính phủ

            Các tổ chức công đóng vai trò quan trọng trong HSTKN. Chính phủ không chỉ tạo nên khung chính sách mà còn cung cấp cơ sở hạ tầng, nguồn vốn hỗ trợ các cồng động khởi nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hình thành và tạo lập doanh nghiệp (Isenberg, 2011). Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đòi hỏi thời gian và điều này cần có sự hỗ trợ rõ ràng từ các cá nhân, tổ chức hoạch định chính sách. Các tuyên bố và chiến lược của chính phủ giúp xây dựng tầm nhìn chung và tính chính thống về mặt xã hội cũng như khuyến khích mọi thành phần ủng hộ cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, chính phủ không nên là người xây dựng mà nên là một thành phần tích cực hỗ trợ sự phát triển của HSTKN (Hồng Trường, 2016)

(3) Trường đại học

            Trường đại học là một phần quan trọng trong HSTKN. Theo nghiên cứu của Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (2017), vai trò của đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thể được giới hạn ở các nhiệm vụ chính sau: Đào tạo và phát triển nhân tài (talent); Cung cấp công nghệ; Cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp. 

            Trường đại học cung cấp một yếu tố đầu vào chủ chốt cho HSTKN, đó là dòng chảy liên tục của nguồn nhân lực chất lượng cao (OECD, 2014). Một số sinh viên quan tâm trở thành doanh nhân khởi nghiệp; một số khác muốn làm việc cho các công ty khởi nghiệp. Dù theo hướng nào, nếu cộng đồng khởi nghiệp có thể kết nối với các sinh viên này, thì sẽ tạo được tình huống thắng lợi cho cả ba bên: trường đại học, cộng đồng khởi nghiệp và bản thân sinh viên.

(4) Nhà đầu tư

Có 2 nhóm nhà đầu tư chính trong HSTKN đổi mới sáng tạo:

            Nhà đầu tư thiên thần: Nhà đầu tư thiên thần là thuât ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, đã thành công nhiều năm trên thương trường, có khả năng cấp vốn cho một startup trong khoảng thời gian đầu, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty.

            Nhà đầu tư mạo hiểm: Đầu tư vốn mạo hiểm (Venture Capital) là một loại vốn đầu tư vào những công ty khởi nghiệp ở giai đoạn ban đầu, có tiềm năng tăng trưởng cao, có mô hình kinh doanh hấp dẫn. Thông thường nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư thông qua các các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, và các công ty này lập nên các quỹ đầu tư mạo hiểm để đi đầu tư (Brad và Jason, 2013).

(5) Doanh nghiệp lớn

Các công ty lớn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp mới mở nguồn lực và cơ sở vật chất. Họ thường có các văn phòng lớn để phục vụ cho hoạt động công ty mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào không gian đó cũng được tận dụng hết, vì vậy các công ty có thể tổ chức các sự kiện ở các không gian này, kêu gọi các doanh nhân khởi nghiệp đến tụ họp và trao đổi ý tưởng vào những thời điểm văn phòng không có người, mà không cần thu lại bất kỳ một khoản phí nào (OECD, 2014).

Bên cạnh đó, các công ty lớn có thể tạo điều kiện cho các startup phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ, hỗ trợ cho ngành kinh doanh, sản phẩm của mình, xây dựng nên một hệ sinh thái cho sản phẩm của công ty.

(6) Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

          Vườn ươm doanh nghiệp (VUDN)

          Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển và hội nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và trang thiết bị để các doanh nghiệp phát triển. Vườn ươm về cơ bản đã tạo ra ba loại giá trị gia tăng: hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh trong thị trường; đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và vùng; bản thân vườn ươm cũng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh.

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator)

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) là hệ thống các doanh nghiệp đặc biệt, có khả năng sinh lời cao thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) có ý tưởng kinh doanh tốt. Với mục tiêu “hướng tới lợi nhuận và thị trường”, BA đã được chứng minh là thành công lớn trong việc tạo ra các doanh nghiệp phát triển mới với tốc độ tăng trưởng không ngừng. Mục tiêu cơ bản của Accelerator là kêu gọi được đầu tư cho start up cũng như bán được một phần dự án start up. Đổi lại, họ sẽ hưởng một phần lợi nhuận từ thương vụ.

Không gian làm việc chung (Co-working space)

Được hình thành từ giữa những năm 2000, không gian làm việc chung (co-working space) là một hình thức văn phòng kiểu mới đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới. Một trong những ưu điểm của mô hình này là người thuê có thể lựa chọn những hợp đồng rất linh hoạt, có khi chỉ là 1-2 chỗ ngồi cho thời gian từ vài tháng cho đến vài ngày. Với ưu thế về giá cả, sự linh hoạt và khả năng kích thích sáng tạo, không gian khởi nghiệp chung thường được những công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ hay sáng tạo lựa chọn làm nơi làm việc đầu tiên hay thậm chí là văn phòng lâu dài của họ. Chính vì vậy, mô hình này đang phát triển và nhân rộng mạnh mẽ khắp mọi nơi trên thế giới.

Các công ty cung cấp các dịch vụ

Phần lớn các nhóm khởi nghiệp đều chỉ có kiến thức tập trung vào chuyên môn sản phẩm của mình, và mở rộng sang một số lĩnh vực khác khi tìm kiếm thêm những cộng sự khác. Tuy nhiên hầu hết họ là những người trẻ có hoài bão và tinh thần khởi nghiệp mà chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, vì vậy các startup cần đến sự hỗ trợ từ các công ty chuyên ngành khác. Các dịch vụ cung cấp đa dạng từ tư vấn luật, kế toán, tuyển dụng, marketing, nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu.

                Vườn ươm doanh nghiệp trường đại học (VUĐH)

VUĐH là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được trường đại học tài trợ, được thiết kế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các nhóm khởi nghiệp sinh viên, doanh nghiệp khởi sự mới thành lập, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đổi mới sáng tạo trong trường đại học, thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và hỗ trợ kêu gọi đầu tư. Về cơ bản, VUĐH mang đầy đủ đặc điểm của VUDN, cùng với một số điểm sửa đổi bổ sung nhằm thích nghi với môi trường đặc thù trường đại học, ví dụ chức năng đào tạo kiến thức cơ bản về kinh doanh - quản trị sẽ được chú trọng hơn.

  1. Vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong Hệ sinh thái khởi nghiệp

2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm FIIS

        Nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của trường đại học Ngoại Thương và xu thế phát triển của các trung tâm ươm tạo của các trường đại học, tháng 4 năm 2017 Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FTU Innovation and Incubation Space) ra đời, đây là một vườn ươm đại học với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện cho sáng tạo và khởi nghiệp.

(1) Tầm nhìn và sứ mệnh

       Tầm nhìn của Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) là kiến tạo một không gian truyền cảm hứng, hỗ trợ, kết nối, đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp.

        Sứ mệnh FIIS hướng tới trở thành một không gian ươm tạo kiểu mẫu, thúc đẩy mô hình khởi nghiệp trong các trường đại học của Việt Nam.

(2) Các mục tiêu cụ thể

      Thu hút các sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp phát triển các ý tưởng và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm/dịch vụ có khả năng thương mại hoá; Phổ biến kiến thức và tăng cường kỹ năng về sáng tạo và khởi nghiệp; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp mới được thành lập vượt qua những khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp nhưu thiếu vốn, khó tiếp cận thông tin, thiếu kinh nghiệm…;Hỗ trợ tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp quốc gia và quốc tế hàng năm dành cho sinh viên trường đại học Ngoại Thương; Hợp tác quốc tế trong hoạt động ươm tạo và thúc đẩy sáng tạo;

(3) Lĩnh vực hoạt động

       Trung tâm FIIS hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: ươm tạo doanh nghiệp và thức đẩy sáng tạo, bao gồm các hoạt động chính như:

Tổ chức các sự kiện, truyền thông khởi nghiệp, tư vấn và đào tạo về khởi nghiệp; Tìm kiếm, phát triển những ý tưởng kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển để Trung tâm hỗ trợ, ươm tạo và đầu tư; Thực hiện việc ươm tạo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hỗ trợ kinh doanh có liên quan;

(4) Cơ cấu tổ chức

       - Ban giám đốc Trung tâm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc

       - Ban Đào tạo: 01 Trưởng ban và 8 cộng tác viên, thực tập sinh

       - Ban Ươm tạo: 01 Trưởng ban và 5 cộng tác viên, thực tập sinh

        - Ban Truyền thông và Đối ngoại: 01 cán bộ phụ trách cơ hữu và 25 cộng tác viên, thực tập sinh.

        - Ban Hành chính- văn phòng : 01 cán bộ phụ trách cơ hữu và 01 thực tập sinh

       Sau hơn 1 năm thành lập Trung tâm FIIS đã nỗ lực thực hiện các chức năng của một vườn ươm đại học thông qua nhiều chương trình và hoạt động thiết thực về đào tạo, tư vấn, ươm tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu triển khai…

2.2. Vai trò của Trung tâm FIIS đối với từng thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

(1) Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng của vườn ươm bao gồm: văn phòng làm việc, máy móc thiết bị, phần cứng; cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; Phòng họp. Việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng nhằm góp phần cho mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí vận hành doanh nghiệp và cung cấp môi trường làm việc tốt cho các startup tham gia ươm tạo.

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của vườn ươm bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện. Hoạt động đào tạo bao gồm các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm giúp giải quyết những khó khăn ban đầu của doanh nghiệp trẻ còn thiếu kiến thức và nền tảng kinh nghiệm thực tế. Tư vấn là một trong những hoạt động được đánh giá cao của VUDH, và cũng là một trong số những thế mạnh của Trung tâm FIIS. Đa số các thành viên trong bộ máy tổ chức của vườn ươm là các giảng viên kiêm nhiệm (04 thành viên trên tổng số 06 thành viên), có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trên giảng đường. Huấn luyện là chương trình hỗ trợ cá nhân phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc quản lý, vận hành và phát triển.

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ mạng lưới kết nối: các doanh nghiệp tham gia vườn ươm có cơ hội được hưởng lợi từ mạng lưới liên kết sâu rộng bên trong và bên ngoài vườn ươm. Các dịch vụ thuộc nhóm mạng lưới kết nối bên ngoài Trung tâm FIIS hỗ trợ bao gồm: các dịch vụ pháp luật; các dịch vụ tài chính, kế toán; các dịch vụ phân phối; các dịch vụ quản lý, vv

 (2) Đối với Chính phủ

Trung tâm FIIS là nơi hiện thực hóa các chính sách của Chính phủ. Là những đơn vị có vai trò ảnh hưởng đến hoạt động của cộng đồng khởi nghiệp ở tầm vĩ mô, Chính phủ cần những vườn ươm như Trung tâm FIIS như là một trong các nhân tố vi mô thực thi các chính sách liên quan đến HSTKN. Trung tâm FIIS đã rất nỗ lực trong việc hiện thực hóa các chính sách, đưa các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đến gần hơn với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trung tâm FIIS là nơi phản hồi & định hướng các chính sách tới chính phủ. Thông qua việc thực thi, áp dụng các chính sách, vườn ươm có thể đánh giá tính hiệu quả của các chính sách đó, chỉ ra được điểm tích cực cũng như điểm cần cải thiện, sửa đổi trong chính sách; từ đó có những phản hồi tới những người làm chính sách để việc hoạch định đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

 (3) Đối với Trường đại học

Trung tâm FIIS giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, ĐMST của sinh viên trong trường. Thông qua việc tổ chức các chuỗi sự kiện chia sẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp, các cuộc thi ý tưởng khởi dành cho sinh viên, các buổi workshop đào tạo về đổi mới sáng tạo, tạo lập mô hình kinh doanh,…vườn ươm đã đưa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến gần hơn với các bạn sinh viên.

Trung tâm FIIS thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ chuyển giao tri thức, sở hữu trí tuệ. Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của trường đại học là chức năng nghiên cứu. Hằng năm, có hàng chục, thậm chí hàng trăm các công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các sinh viên, giảng viên trong trường; rất nhiều trong số đó là các công trình có khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các công trình nghiên cứu này đều chưa phát huy được vai trò và giá trị thực sự. Do đó, với đặc trung là cầu nối giữa các nguồn lực trong và ngoài trường, Trung tâm FIIS còn đóng vai trò như một trung tâm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trong trường đại học.

Trung tâm FIIS góp phần phát triển cộng đồng Cựu sinh viên tài năng (Alumni), từ đó tăng danh tiếng và tầm ảnh hưởng cho trường. Một số lượng những sinh viên, startup tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS sẽ trở thành những nhà lãnh đạo nền kinh tế, những doanh nghiệp khởi nghiệp tăng tưởng bứt phá trên thị trường. Việc trường đại học có mạng lưới cựu sinh viên tài năng, được xã hội đánh giá cao là một trong những lợi thế quan trọng giúp trường Đại học Ngoại thương khẳng định danh tiếng và vị thế nổi bật hơn so với các trường đại học khác

(4) Đối với Nhà đầu tư

Trung tâm FIIS giúp kết nối nhà đầu tư tới các startup tiềm năng. Startup non trẻ là đối tượng rất cần vốn đầu tư để có thể hoàn thiện mô hình và tạo ra tăng trưởng đột phá; nhà đầu tư là những người có tiền, sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận cũng như mong muốn được đồng hành với thế hệ doanh nhân sáng tạo; từ thực tế đó, Trung tâm FIIS là nơi kết nối hai đối tượng trên, từ đó tạo nên những chuyển động tích cực mới cho HSTKN.

(5) Đối với Doanh nghiệp lớn

Trung tâm FIIS giúp doanh nghiệp lớn tiếp cận nguồn nhân lực trẻ, tài năng, có hoài bão. Không phải tất cả các sinh viên, các nhóm khởi nghiệp tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp sinh viên hoặc tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS đều sẽ trở thành doanh nhân khởi nghiệp hay nằm trong đội ngũ sáng lập của các startup thành công; một bộ phận các sinh viên đó, sau khi tốt nghiệp, sẽ vào làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Tuy họ không trực tiếp tham gia vào quá trình khởi nghiệp, nhưng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có được từ quá trình tiếp xúc với môi trường startup sẽ giúp họ rất nhiều trong việc hình thành nên những ý tưởng mới, tư tưởng dám nghĩ dám làm và chủ động, có trách nhiệm trong công việc. Chính họ sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo – nhân tố cốt yếu tạo nên sự phát triển đột phá trong doanh nghiệp.

Trung tâm FIIS giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào các startup tiềm năng, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường. Thông qua các startup tài năng tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo, những doanh nghiệp lớn có thể đầu tư hoặc trực tiếp mua lại các doanh nghiệp khởi nghiệp để sở hữu giải pháp của startup đó. So với việc tự bản thân doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm tương tự, thì việc đầu tư hay mua lại này được đánh giá hiệu quả hơn rất nhiều do rút ngắn được thời gian và giải pháp đem về đã được kiểm chứng thành công qua vườn ươm cũng như kiểm chứng trên thị trường.

(6) Đối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Trung tâm FIIS tạo nguồn startup đầu vào có chất lượng cho các chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Startup sau khi tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS cần tham gia vào các chương trình tăng tốc khởi nghiệp nhằm tiếp tục cải tiến MVP, thử nghiệm sản phẩm trên thị trường và kêu gọi đầu tư với mức giá trị lớn hơn. Do đó, có thể nói, Trung tâm FIIS là nguồn cung cấp startup đầu vào chất lượng cho các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, giúp họ rút ngắn đáng kể thời gian tuyển chọn và đào tạo cho startup.

Trung tâm FIIS giúp các công ty cung cấp dịch vụ có thêm khách hàng tiềm năng. Một lượng startup không nhỏ tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS chính là nguồn khách hàng tiềm năng của các công ty cung cấp dịch vụ. Việc hợp tác này có ý nghĩa cộng sinh lớn: không chỉ giúp cho các startup tối ưu hóa bộ máy tổ chức, nhân sự mà còn giúp tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho xã hội.

3. Đánh giá về vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

3.1. Một số kết quả đạt được

Thứ nhất, vườn ươm đã hỗ trợ hiệu quả cho trường đại học trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm FIIS đã bảo trợ chuyên môn cho Cuộc thi Thử thách Sáng tạo xã hội VSIC của Câu lạc bộ Enactus và gameshow IPChallenge của Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ; hỗ trợ kết nối đầu tư cho cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai, Khởi nghiệp Pháp ngữ. Vườn ươm cũng tổ chức thành công nhiều buổi tọa đàm chia sẻ Ftalk, các khóa học đào tạo về tinh thần đổi mới sáng tạo TOI và 02 khóa đào tạo TOT.

Bảng 3.1 Tổng kết hoạt động của Trung tâm FIIS 8/2017-10/2018

 

Hoạt động

Thời gian

Số lượng học viên

Nội dung

F-TALK

F-talk

9/2017

70

Khởi nghiệp trong lĩnh vực R&B

F-talk

11/2017

190

Quản trị cảm xúc trong khởi nghiệp

F-talk

1/2018

200

Hành trình khởi nghiệp - CHO & NHẬN

F-talk

2/2018

60

Truyền thông ĐMST và SHTT: vai trò của các CLB

F-talk

3/2018

40

Chiến lược định vị DN và đổi mới tư duy lãnh đạo

F-talk

8/2018

250

Xây dựng thương hiệu dẫn đầu dựa trên ĐMST trong mô hình kinh doanh của Nhật Bản

F-talk

8/2018

45

Lean Starup & Angel Investment

TOI

TOI 1

16-19/10/2017

54

Khai phá năng lực sáng tạo trong bạn

TOI 1

17,18/3/2018

30

Thanh niên VN sáng tạo đổi mới

TOI2

4,5/2018

30

Khoá học về khởi nghiệp chuyên sâu (level 2)

TOI2

16/7-24/7/2018

25

Khoá học về khởi nghiệp chuyên sâu (level 2)

TOT

TOT

20/10-28/10/2017

31

Đào tạo giảng viên nguồn về ĐMST

 

TOT

23/10 – 25/10/2018

25

Nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu về khởi nghiệp

Nguồn: Trung tâm FIIS, 2018

Thứ hai, Trung tâm FIIS đã thực hiện kết nối các thành phần trong HSTKN. Thông qua các buổi đào tạo, workshop, kết nối cố vấn và kết nối đầu tư, vườn ươm đã góp phần tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với các thành phần trong HSTKN. Trong 03 tháng ươm tạo của chương trình ươm tạo khởi nghiệp SIP100, vườn ươm đã tổ chức 02 buổi kết nối đầu tư, 14 buổi cố vấn 1:1 giữa cố vấn, người điều phối và các startup.

Thứ ba, vườn ươm đã hỗ trợ startup bước đầu tạo ra được những sản phẩm tiềm năng. Có thể kể đến dịch vụ thiết kế slide thuyết trình chuyên nghiệp của startup Slide Factory; các sản phẩm ăn liền được chế biến từ rong biển Lý Sơn của startup Vinarong biển hay Ứng dụng thu rác tích điểm đổi quà nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trong phân loại rác ở khu chung cư của nhóm mGreen. Đó đều là những sản phẩm có tiềm năng mở rộng quy mô và trở thành một doanh nghiệp đột phá trong tương lai.

3.2. Một số hạn chế

*Đối với các startup được ươm tạo:

Hoạt động huấn luyện của Trung tâm FIIS chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Do đặc thù của hoạt động huấn luyện là phải theo sát, đồng hành với các nhóm khởi nghiệp hàng ngày hàng giờ; cùng đội ngũ khởi nghiệp nhận định và tìm ra giải pháp với tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đề án nên rất khó để đội ngũ nhận sự tại Trung tâm FIIS có thể đảm đương trọn vẹn công việc. Hiện nay, hoạt động huấn luyện tại vườn ươm mới chỉ dừng lại ở mức cố vấn: đưa ra một số góp ý; xử lý các mẫu thuẫn mang tính nội bộ (nếu có) phát sinh giữa các đội ngũ sáng lập nhóm trong quá trình tham gia ươm tạo, vv

Vườn ươm chưa có tiêu chí cụ thể trong việc xét tốt nghiệp các nhóm ươm tạo. Hiện nay, các nhóm khởi nghiệp chỉ cần hoàn thành xong 03 tháng của chương trình ươm tạo là sẽ được vườn ươm xét tốt nghiệp thông qua buổi thuyết trình trước hội đồng FIIS và các nhà đầu tư. Có thể nói, việc các startup dễ dàng được tách khỏi vườn ươm khiến họ mất cơ hội được hỗ trợ, cùng với chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu dẫn đến khả năng tồn tại của sản phẩm sau khi tốt nghiệp không cao.

Vườn ươm thiếu cơ chế để theo dõi và điều chỉnh mức độ tham gia của startup vào các hoạt động ươm tạo. Theo kết quả thu được từ đợt ươm tạo mùa xuân 2018, chỉ có 01 nhóm trên tổng số 08 nhóm được ươm tạo tham gia đầy đủ 100% các buổi đào tạo, tư vấn: 02 nhóm tham gia 70% số buổi; 05 nhóm còn lại chỉ tham gia bằng hoặc ít hơn 50% chương trình đào tạo. Việc các nhóm không tham dự đầy đủ, hoặc xác nhận tham dự nhưng không đến thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của vườn ươm: lãng phí nguồn lực thuê chuyên gia, lãng phí thành quả của nhân sự vườn ươm, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xét tốt nghiệp của các nhóm ươm tạo.

*Đối với trường Đại học Ngoại thương

Hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Đây là nhiệm vụ mang tính thách thức không chỉ với Trung tâm FIIS mà còn với hầu hết các cơ sở chuyển giao công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Theo kết quả báo cáo công khai của Trường Đại học Ngoại thương, tỷ lệ đóng góp từ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào tổng nguồn thu của nhà trường năm học 2017 - 2018 chiếm xấp xỉ 1,0% (3,4 tỷ đồng trên 315,1 tỷ đồng), giảm mạnh khi so với tỷ lệ 2,9% vào năm học 2016-2017 (8,6 tỷ đồng trên 292, 7 tỷ đồng). Điều này cho thấy Trung tâm FIIS chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc thúc đẩy chuyển giao tri thức từ trường đại học tới doanh nghiệp nói riêng và tới thị trường nói chung.

Các chương trình về khởi nghiệp chưa thực sự thu hút và tạo chuyển biến tích cực trong sinh viên. Tổng số sinh viên tham gia vào các chương trình hoạt động của FIIS chưa nhiều, so sánh với hơn 13.000 sinh viên đang theo học hệ chính quy tại trường Đại học Ngoại thương thì có thể thấy khoảng chênh lệch là vô cùng lớn. Sau khi thu hút được sinh viên tham gia, thì điều quan trọng là làm thế nào để sinh viên đó thực sự bắt tay vào hành động, sử dụng các tri thức, công cụ được dạy để sáng tạo, đổi mới và thực sự khởi nghiệp? Với số lượng sinh viên tham gia như hiện tại thì vườn ươm vẫn chưa tạo nên đủ sức hấp dẫn với sinh viên.

*Đối với Nhà đầu tư và các Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Mạng lưới liên kết của vườn ươm chưa thực sự sâu rộng. Hiện nay, Trung tâm FIIS mới chỉ hợp tác thường xuyên với các trường đại học là trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Kinh tế quốc dân và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại học Quốc gia Hà Nội trong tổng số 76 trường tại Hà Nội và 235 trường đại học trên cả nước (Bộ GD&ĐT, 2017); 03 quỹ đầu tư là VSVA, VIISA và SVF; 04 nhà cung cấp dịch vụ về luật pháp, truyền thông marketing và tư vấn chiến lược; và kết nối với hơn 20 cố vấn khởi nghiệp.

3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

            Thứ nhất, Trung tâm FIIS là vườn ươm doanh nghiệp non trẻ mới được thành lập hơn 1 năm, nhiều hoạt động vẫn còn đang trong giai đoạn chạy thử nhằm tiếp tục có những điều chỉnh về sau. Về bản chất cũng có thể coi Trung tâm FIIS như một startup đang từng bước định hình giá trị và khẳng định vị trí của mình trong bản đồ khởi nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của vườn ươm còn hạn chế. Hiện nay không gian làm việc chung của vườn ươm được đặt tại phòng F101 của trường Đại học Ngoại thương. Các thiết bị văn phòng ở đây đủ để hỗ trợ cho hoạt động của các startup; tuy nhiên do diện tích văn phòng tương đối hẹp nên không thể cung cấp không gian cho tất cả các nhóm cùng sử dụng. Việc này tạo ra một số khó khăn trong việc đào tạo, tư vấn hay huấn luyện cho các nhóm.

Thứ ba, nhân lực vận hành vườn ươm chưa được đào tạo bài bản về khởi nghiệp và ươm tạo. Đội ngũ nhân viên của Trung tâm FIIS đa phần là giảng viên kiêm nhiệm, ngoài các công việc hỗ trợ startup tại vườn ươm vẫn phải đảm bảo việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn. Bên cạnh đó, đội ngũ thực tập sinh, cộng tác viên tại vườn ươm đều là sinh viên nên còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, chủ yếu vừa học vừa làm.

Thứ tư, thời lượng của chương trình ươm tạo đang quá ngắn. Hiện nay một chương trình ươm tạo của Trung tâm kéo dài 03 tháng, trong khi thời gian ươm tạo trung bình của một VUDN thông thường là từ 06 tháng đến 01 năm, thậm chí lên tới 03 – 05 năm đối với các VUDN công nghệ. Với khoảng thời gian ngắn như vậy cũng rất khó để yêu cầu các startup tạo nên sự đột phá trong mô hình và sản phẩm.

            Thứ năm, vườn ươm chưa tự chủ được nguồn tài chính cho hoạt động. Ngoài nguồn tiền do trường Đại học Ngoại thương cấp, do mạng lưới liên kết với các nhà đầu tư chưa nhiều, cùng với việc Trung tâm FIIS chưa có hoạt động đem lại lợi nhuận nên vấn đề tài chính là một trong số trở ngại lớn trong việc phát triển và mở rộng vườn ươm.

  1. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của vườn ươm đại học (FIIS) đối với các thành phần trong HSTKN

4.1 Thực hiện chiến lược xây dựng mạng lưới liên kết với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

            Trung tâm FIIS cần mở rộng liên kết với các vườn ươm doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các vườn ươm trường đại học nói riêng, vừa để học hỏi kinh nghiệm vừa để nhân rộng tác động tới các thành phần trong HSTKN. Các doanh nghiệp chú trọng tới đổi mới sáng tạo nói chung cũng là một đối tượng rất tiềm năng Trung tâm FIIS cần tăng cường hợp tác, nhằm tìm nguồn đầu ra cho các kết quả nghiên cứu trong trường đại học. Việc liên kết này cũng đồng thời tạo ra nhiều giá trị cho các nhóm ươm tạo trong SIP100 khi họ có thể làm quen với môi trường doanh nghiệp thực tế, học hỏi các phương pháp quản trị và điều hành, cũng như bán các sản phẩm, dịch vụ tới các doanh nghiệp có nhu cầu.

4.2 Đổi mới chương trình ươm tạo khởi nghiệp nhằm thu hút, hỗ trợ hiệu quả các nhóm khởi nghiệp sáng tạo

            Thứ nhất, vườn ươm nên kéo dài thời gian ươm tạo lên thành 06 tháng thay vì chỉ gói gọn trong 03 tháng như hiện nay. Lí do chính là trong khoảng thời gian ngắn như vậy, rất khó để đòi hỏi sự tiến bộ vượt bậc của các nhóm trong việc phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm khả thi tối thiểu MVP. Đặc biệt là với các nhóm thiên về phát triển sản phẩm như Ứng dụng điện thoại (app) hay các sản phẩm nông sản (ví dụ như rong biển), công việc tạo lập MVP cần rất nhiều thời gian và công sức.

            Thứ hai, vườn ươm cần xây dựng bộ quy chế rõ ràng dành cho các nhóm ươm tham gia ươm tạo. Bộ quy chế này nên làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của vườn ươm cũng như của các nhóm khởi nghiệp khi tham gia vào SIP100. Việc cam kết giữa hai bên cần thể hiện qua văn bản, có xác nhận của hai đại diện và có giá trị thực thi trong thời gian ươm tạo tại vườn ươm. Khi startup vi phạm quy chế, vườn ươm có quyền xử lý theo nội dung đã cam kết.

            Thứ ba, vườn ươm cần xây dựng bộ tiêu chí xét tốt nghiệp chi tiết và cụ thể hơn. Hoạt động tạo lập này cần bám sát mô hình hoạt động thực tế của trung tâm, kết hợp tham khảo quá trình đánh giá xét tốt nghiệp của các VUDN, VUĐH khác. Việc xét tốt nghiệp không chỉ căn cứ vào mức độ tham gia vào chương trình ươm tạo của nhóm khởi nghiệp mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố định tính và định lượng: sự trưởng thành trong nhận thức của đội ngũ sáng lập, mức độ hoàn thiện của MVP, khả năng tăng trưởng của đề án, phản hồi của khách hàng với MVP…

4.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại vườn ươm

            Đội ngũ nhân sự làm việc tại vườn ươm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ thành công của chương trình ươm tạo. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại vườn ươm là một chiến lược dài hạn Trung tâm FIIS cần chú trọng xây dựng và triển khai. Trong tầm trung và dài hạn, Trung tâm nên tiến cử và khuyến khích các nhân sự hiện có đăng ký các chương trình học chuyên sâu về ươm tạo khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, ví dụ như chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quốc tế chuyên ngành Quản trị Đổi mới sáng tạo và Công nghệ thông tin của trường Đại học kinh tế quốc dân liên kết với trường Koplen Đan Mạch. Ngoài đội ngũ nhân sự cơ hữu làm việc tại vườn ươm, tiếp tục tuyển sinh đội ngũ cộng tác viên, thực tập sinh chất lượng từ các trường đại học.

4.4 Đa dạng hoá các hoạt động hướng tới doanh nghiệp, nhà đầu tư

         Thứ nhất, ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo dành cho sinh viên trường đại học Ngoại Thương và các trường đại học tại Hà Nội, Trung tâm nên đa dạng lĩnh vực đào tạo từ khởi nghiệp ĐMST đến Kỹ năng lãnh đạo, hoạch định và quản trị chiến lược, Sở hữu trí tuệ, Tài chính đầu tư, Làm việc nhóm hiệu quả…và hướng tới các hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp

Thứ hai, phát triển dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Với thế mạnh từ đội ngũ nhân sự là giảng viên nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, vườn ươm có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các công ty tư vấn khác trên thị trường. Đối tượng doanh nghiệp có thể là chính các startup sau khi tốt nghiệp từ vườn ươm, các startup đang trong giai đoạn đầu phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vườn ươm trường đại học khác cần tư vấn và chuyển giao mô hình, vv

Thứ ba, chủ động kết nối giữa doanh nghiệp đang cần kết quả nghiên cứu mới và các nhóm nhà nghiên cứu trong trường đại học. Cụ thể hơn, vườn ươm đóng vai trò trung gian tiếp nhận các yêu cầu từ phía doanh nghiệp, sau đó chuyển tiếp yêu cầu tới nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu phù hợp; khi có kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh, vườn ươm đóng vai trò là đối tượng hỗ trợ giúp chuyển giao và ứng dụng kết quả đó vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

 Thứ tư, tổ chức chương trình tham quan trải nghiệm thực tế Field trip. Với các doanh nhân khởi nghiệp, những nhà quản lý, đặc biệt ở cấp trung và cấp cao, việc đi tới các nước phát triển để quan sát, học hỏi mô hình là rất cần thiết và hữu ích, vì điều đó có thể giúp họ rút ngắn thời gian phát triển, rút gọn quy trình và tìm ra một quy trình tinh gọn nhất cho doanh nghiệp của mình.

            Thứ năm, tham gia thực hiện các Đề án của các Bộ ngành, chính phủ. Đề án 844, hay mới đây nhất là Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 03/2018 đều là các hoạt động liên quan trực tiếp tới hoạt động của Trung tâm FIIS và đem về nguồn thu hiệu quả cho vườn ươm. Việc tham gia thực hiện tích cực các Đề án, Chương trình của Chính phủ không chỉ tạo ra nguồn thu ổn định cho vườn ươm mà còn giúp tăng cường vai trò của trung tâm FIIS trong HSTKN tại Việt Nam.

            Thứ sáu, hoàn thiện kế hoạch mở rộng không gian làm việc, nâng cao cơ sở vật chất vườn ươm để kết nối nhà đầu tư. Hiện nay, Trung tâm FIIS đã được BGH nhà trường chấp thuận cho phép cải tạo và xây dựng tầng 13 toà nhà A trở thành một không gian làm việc chung (co-working space), nhằm phục vụ hiệu quả hơn các hoạt động của vườn ươm. Việc xây dựng sẽ được tiến hành hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa, do Trung tâm FIIS chịu trách nghiệm kêu gọi các bên tham gia. Để hoạt động của vườn ươm sớm đi vào ổn định và phát triển, Trung tâm cần nhanh chóng hoàn thiện các phương án xây dựng, thiết kế để tiến hành mời thầu và chính thức triển khai xây dựng.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

  1. Hồ Sỹ Hùng, 2009, Vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam – Xây dựng và phát triển, NXB Chính trị - Hành chính.
  2. Lê Nguyễn Đăng Khôi, 2015, Phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu tham gia vườn ươm doanh nghiệp công nghệ đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học, kinh tế chính trị và pháp luật, số 38, tr.83-90.
  3. Ngân hàng thế giới, 2012, Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Báo cáo phát triển Việt Nam 2012.
  4. Tổng cục thống kê, 2012, Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

  1. Barrow, C., 2001, Incubator: A Realist’s Guide to the World’s New Business Accelerators, West Sussex, UK: John Wiley & Sons Ltd 2001.
  2. Brad Feld & Jason Medelson, Venture Investment, New York Publisher, 2012.
  3. Brad Feld, 2014, Startup Communities: building an entrepreneurial ecosystem in your city, Hoboken: NJ,
  4. Colin Mason, Ross Brown. Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented Entrepreneurship. OECD LEED Programme and the Dutch Ministry of Economic Affairs,
  5. EvaStal, TalesAndreass, Asa Fujino, 2016, The role of university incubators in stimulating academic entrepreneurship, FEAUSP.
  6. EC, 2002, Benchmarking of Business Incubators, Final Report, Centre for Strategy & Evaluation Services, The United Kingdom.
  7. Farhan Jamil, 2015, University Incubators: A Gateway to an Entrepreneurial Society, journal of Economics and Sustainable Development, ISSN 2222-2855 (Online), 6.
  8. Florida, R, 2002, The Rise of the Creative Class: And How it’s transforming work, leisure, community and everyday life, New York: Perseus Book Group
  9. Isenberg, J., 2010, How to start an Entrepreneurial Revolution, Harvard Business Review 88(6).
  10. Lazarowich Micheal, M. John Wojciechowski, 2002, Russian Business Incubator Program – The Functioning of Business Incubator Organizations: Legal Framework, Finances, Governance Structure and Tenant Relations. Ontario: School of Planning – University of Waterloo

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG[*]

Trần Huy Quang[†]

 

Tóm tắt: Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, trong đó có các môn lý luận chính trị, đang là một xu thế chung mang tính tất yếu ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Tại Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội), việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cũng đã được tiến hành nhiều năm qua và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại đang đặt ra cần phải giải quyết. Để làm rõ điều đó, bài viết tập trung đánh giá hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội) thời gian vừa qua thông qua các tiêu chí cụ thể, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học này, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Từ khóa: phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, các môn lý luận chính trị, hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Abstract: The renewal of teaching methods in general, including the department political theory courses is a common trend foregone in schools universities and colleges today. At the Foreign Trade University (Hanoi Campus), the new methods of teaching political theory courses have also been conducted many years and achieved certain results. But besides, the existing problems still are posing need to solve. To clarify that, it focuses evaluate the effectiveness of the innovation of teaching methods of physicsPolitical at Foreign Trade University (Hanoi Campus) recentlythrough specific criteria, and on that basis proposed some solutions to contributefurther, improve the efficiency of the innovative methods of teaching subjects this study, thereby improving the education quality of the school.

Keywords: teaching methods, innovative teaching methods, thepolitical theory courses, effective teaching methods innovation theoretical subjects politic.

  1. Đặt vấn đề

Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc tích hợp các môn lý luận chính trị bằng cách cộng gộp và thay đổi kết cấu các môn học để giảm số lượng môn học và giảm thời lượng. Thực chất là dồn ép lại, khối lượng kiến thức hầu như không giảm, trong khi thời lượng lại giảm quá nhiều. Tình hình trên làm cho việc dạy và học các môn lý luận chính trị gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, từ năm học 2008 - 2009, Trường Đại học Ngoại thương cũng bắt đầu triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Có thể khẳng định rằng, với việc đổi mới kết cấu, nội dung chương trình các môn lý luận chính trị, đặc biệt trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ, rõ ràng việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học này là một tất yếu. Ý thức rõ điều đó, trong thời gian vừa qua, các giảng viên của Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội) đã chú trọng tới việc áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp giảng dạy tích cực trong quá trình lên lớp. Các phương pháp giảng dạy thụ động, một chiều trước đây đã dần được thay thế bằng các phương pháp giảng dạy chủ động, tích cực, theo hướng lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên, quá trình này cần có những đánh giá cụ thể và toàn diện từ nhiều phía, qua đó có thể phát huy những thành tựu, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói riêng, chất lượng dạy và học với các môn lý luận chính trị nói chung.

  1. Nội dung

2.1. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị

2.1.1. Khái niệm phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy

* Phương pháp và phương pháp giảng dạy

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.

Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được). Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.

Phương pháp giảng dạy là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của người dạy và của người học nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác phương pháp giảng dạy là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của người dạy nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của người học nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và trên cơ sở đó mà đạt được mục đích dạy học.

* Đổi mới phương pháp giảng dạy và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy truyền thống còn được gọi là phương pháp thuyết trình. Phương pháp này là mô hình giảng dạy trong đó giảng viên là trung tâm, thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng dựa vào các giáo trình, sách giáo khoa… Mục đích của phương pháp thuyết trình là giúp sinh viên tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ thông tin, kiến thức… thông qua khả năng nghe và nhìn. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp thuyết trình cũng có những hạn chế như: không khuyến khích vai trò chủ động của người học, không khuyến khích trao đổi thông tin đa chiều, không khuyến khích người học phát triển kỹ năng tổ chức và tổng hợp nội dung, giảng viên không kiểm soát được thời gian mà người học dành ra để tìm hiểu bài và ghi nhớ sâu các nội dung được trình bày... Vấn đề này một mặt cho thấy sự hạn chế của phương pháp giảng dạy truyền thống; mặt khác đặt ra nhu cầu cần phải có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, lôi cuốn sinh viên tham gia nhiều hơn trong quá trình dạy - học. Trên cơ sở đó, nhiều phương pháp giảng dạy mới đã được ra đời như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tạo tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp chuyên gia… Những phương pháp mới đó thường được gọi là các phương pháp giảng dạy tích cực.

Thực ra, xét đến cùng thì tất cả các phương pháp giảng dạy đều có thể ẩn chứa những hoạt động mang tính tích cực của nó. Bên cạnh đó, các chuyên gia về giáo dục học cũng như thực tiễn giảng dạy của các giảng viên đã khẳng định rằng không có một phương pháp giảng dạy nào là hoàn toàn chiếm vị trí ưu việt hơn hẳn so với các phương pháp khác, mà mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là sự thay thế phương pháp giảng dạy cũ bằng một loạt các phương pháp giảng dạy mới. Về bản chất, đổi mới phương pháp giảng dạy là sự cải tiến và hoàn thiện các phương pháp giảng dạy đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học; là việc bổ sung phối hợp nhiều phương pháp để khắc phục mặt hạn chế của các phương pháp dạy học đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị giảng dạy hiện đại từ đó hình thành nên các ‘‘kiểu” dạy - học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.

Như vậy, dù đổi mới phương pháp giảng dạy ở mức độ nào thì việc dạy học cũng phải hướng đến mục tiêu “lấy người học làm trung tâm”; tạo sự hứng thú và lôi cuốn người học tích cực, chủ động trong học tập; nâng cao hiệu quả học tập nhờ vào việc giảm thời lượng thuyết giảng, tăng cường sự tương tác và đa dạng hóa các loại hình hoạt động của cả giảng viên và sinh viên; thực hiện có hiệu quả phương châm ‘‘học đi đôi với hành”, ‘‘lý luận gắn với thực tiễn” và khai thác tối đa kinh nghiệm của người học, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, Nxb Phương Đông, năm 2013 có định nghĩa: “Hiệu quả” là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Do đó, hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy chính là những kết quả đạt được từ quá trình giảng dạy của các giảng viên đặt trong mối quan hệ so sánh với những mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời, đánh giá hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy chính là việc xem xét, đưa ra những nhận định, đánh giá về mức độ đạt được của quá trình giảng dạy (dựa trên việc đổi mới phương pháp giảng dạy) với những mục tiêu của việc đổi mới đó. Nếu những kết quả đạt được càng gần với những mục tiêu thì hiệu quả của nó càng cao và ngược lại.

2.1.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị

Trên cơ sở khái niệm đổi mới phương pháp giảng dạy và hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy đã được đề cập ở trên, nhóm tác giả quyết định lựa chọn những tiêu chí sau đây để đánh giá mức độ hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị:

* Thứ nhất, sự hứng thú học tập, tìm tòi của sinh viên. Đây được xem là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá được một phương pháp giảng dạy nào đó có hiệu quả hay không. Sự hứng thú học tập, tìm tòi của sinh viên được thể hiện qua:

- Mức độ chuyên cần của sinh viên;

Mức độ chuyên cần của sinh viên là số lượng các tiết học mà sinh viên tham gia các buổi học các môn lý luận chính trị. Trước hết, sinh viên đến lớp là để tiếp thu kiến thức cũng như kinh nghiệm từ giảng viên thông qua cách dạy, truyền đạt. Vì thế, cách giảng viên truyền tải kiến thức cho sinh viên cũng là một trong những tác động chính khiến sinh viên đi học chăm chỉ; tức là, khi sinh viên cảm thấy khối lượng và chất lượng thông tin giảng viên cung cấp cho mình trong giờ lên lớp cao hơn so với khi tự học ở nhà thì sinh viên sẽ đến lớp đều đặn và ngược lại. Hơn nữa, mức độ đi học chuyên cần cũng phần nào thể hiện được sự hứng thú học tập của sinh viên, vì một khi phương pháp giảng dạy khơi được sự ham học, ham tìm hiểu trong sinh viên thì phương pháp ấy mới được cho là hiệu quả.

- Mức độ phát biểu của sinh viên trong giờ học các môn lý luận chính trị;

Đây chính là đặc điểm thể hiện sự tích cực tham gia xây dựng bài cũng như mong muốn đào sâu, mở rộng kiến thức của sinh viên. Nói cách khác, một khi sinh viên có ý muốn trau dồi thêm lượng kiến thức chi tiết hơn, sâu hơn so với nội dung trong sách và lời truyền đạt của giảng viên, sinh viên sẽ phát biểu để đóng góp ý kiến, hỏi sâu nhằm mở mang kiến thức và thu thập kinh nghiệm. Song song đó, nhiệm vụ của một phương pháp giảng dạy suy cho cùng cũng chính là giúp sinh viên có thêm càng nhiều kiến thức càng tốt. Do đó, việc sinh viên tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hoặc đặt câu hỏi cho giảng viên đã hoàn thành được nhiệm vụ cốt lõi của phương pháp dạy học.

- Vấn đề tự học của sinh viên, bao gồm thời gian tự học ngoài các giờ học chính quy tại trường, việc xem trước bài ở nhà và tìm hiểu thêm các tài liệu chuyên sâu của các môn lý luận chính trị.

Quá trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học đã cho thấy, nếu không chịu tác động bắt buộc từ yếu tố bên ngoài thì người học chỉ tự tìm hiểu thêm về một vấn đề nào đó khi họ thật sự yêu thích nó. Đối với sinh viên cũng thế, chỉ khi có đam mê, mong muốn được hiểu sâu và rộng hơn về các môn lý luận chính trị thì các bạn mới xem trước nội dung của giáo trình môn học này, cũng như các tài liệu chuyên sâu có nội dung liên quan đến môn học. Điều này chịu tác động chủ yếu bởi cách thức truyền đạt, tạo cảm hứng từ giảng viên. Do đó, phương pháp giảng dạy được đánh giá là hiệu quả khi phương thức ấy có thể khuyến khích sinh viên dành một khoảng thời gian đủ dài cho việc chuẩn bị bài và tìm hiểu các tài liệu chuyên sâu.

* Thứ hai, mức độ hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn thể hiện thông qua khả năng am hiểu, vận dụng kiến thức của sinh viên.

Trước hết, mục tiêu cuối cùng của một phương pháp dạy học không chỉ là truyền đạt thành công kiến thức đến cho người học, mà còn phải là hỗ trợ sinh viên trong việc vận dụng những tri thức đã tích luỹ vào thực tiễn cuộc sống. Nói cách khác, một phương pháp dạy được đánh giá là thành công chỉ khi thông qua cách truyền đạt ấy mà người thầy có thể khiến người học nhận ra giá trị thực tiễn của bài học, vì nhiệm vụ của các môn học khác nói chung và các môn lý luận chính trị nói riêng chính là cung cấp cho sinh viên một nền tảng tri thức phong phú và khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt, chính xác. Bên cạnh đó, một cách thức dạy tốt không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức trên sách vở mà quan trọng hơn hết là phải giúp người học hiểu sâu, hiểu “tận gốc” vấn đề để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Do đó, cách thức dạy học được đánh giá là phù hợp và hiệu quả nhất chỉ khi phương pháp ấy hoàn thành được hai mục tiêu nói trên.

* Thứ ba, mức độ hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn thể hiện thông qua điểm số của sinh viên khi học các môn lý luận chính trị.

 Điểm số thể hiện trình độ hiểu bài và vận dụng kiến thức của người học, mà trình độ ấy lại phụ thuộc vào sự truyền đạt thông tin, kinh nghiệm từ người giảng dạy. Nói cách khác, học tập có thể được coi là một quá trình sản xuất mà nguyên liệu chính là lượng kiến thức, kinh nghiệm mà người thầy truyền đạt, cung cấp cho trò và thành phẩm cuối cùng chính là kiến thức, sự hiểu biết mà sinh viên có được với giá trị được biểu hiện ra bên ngoài chính là điểm số của sinh viên. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm làm ra tốt hay không một phần là do chất lượng của nguyên liệu đầu vào, tức là kết quả học tập của sinh viên cũng phụ thuộc vào cách giảng dạy của giảng viên.

2.2. Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy và mức độ hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2008 - 2018

Trong phần này, để có thể có được những nhận định mang tính khách quan về thực trạng việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn đối với các giảng viên Khoa Lý luận chính trị, đồng thời tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 458 sinh viên bao gồm cả năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư; hệ đào tạo chính quy thuộc các ngành: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế, Luật, Kế toán kiểm toán và các ngành Ngoại ngữ thương mại.

Số lượng mẫu khảo sát được phân bổ theo các Khoa và theo năm học cụ thể như sau:

 

 

Số lượng

Tỉ lệ

Tổng

Ngành

Kinh tế và kinh doanh quốc tế

120

26,2%

458

Tài chính - Ngân hàng

90

19,7%

Quản trị kinh doanh

80

17,5%

Kinh tế quốc tế

45

9,8%

Luật

45

9,8%

Kế toán kiểm toán

40

8,7%

Các ngành Ngoại ngữ thương mại

38

8,3%

Năm học

Năm thứ nhất (K56)

177

38,6%

458

Năm thứ hai (K55)

148

32,3%

Năm thứ ba (K54)

92

20,1%

Năm thứ tư (K53)

41

9,0%

 

Từ những kết quả mà chúng tôi thu được, có thể đánh giá về thực trạng việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương thời gian qua như sau:

2.2.1. Khái quát về tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2008 - 2018

Trên cơ sở kết quả phỏng vấn đối với các giảng viên và kết quả khảo sát từ phía sinh viên, có thể khái quát tình hình đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị thời gian qua như sau:

Một là, phương pháp thuyết trình vẫn được sử dụng phổ biến, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này được nâng cao rõ rệt bằng cách kết hợp giữa thuyết trình với nêu vấn đề, tạo tình huống; thuyết trình kết hợp với việc sử dụng phương pháp trực quan sinh động thông qua mô hình, bảng biểu, sơ đồ. Đã có 92,4% sinh viên thừa nhận rằng đây là phương pháp đã được các giảng viên sử dụng trong quá trình giảng dạy đã cho thấy mức độ phổ biến của nó. Đồng thời hiệu quả mà nó đem lại cũng rất tích cực, thể hiện qua việc có tới 27,9% sinh viên cho rằng phương pháp này rất hiệu quả, 50,8% cho rằng nó hiệu quả và 19,4% cho rằng nó khá hiệu quả.

Hai là, các giảng viên đã chú ý và có sự tìm tòi trong việc sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại trong việc thiết kế nội dung bài giảng, do đó đã đem lại những kết quả nhất định. Đã có 69,9% sinh viên được khảo sát cho rằng phương pháp này đã được sử dụng; trong đó 15% cho rằng nó rất hiệu quả, 39,4% cho rằng hiệu quả và 30,6% cho rằng khá hiệu quả.

Ba là, các giảng viên đã có ý thức trong việc tăng cường thời gian thảo luận trên lớp với nhiều hình thức: cho sinh viên thảo luận, thuyết trình về một vấn đề trong bài học, gắn lý luận với những vấn đề thực tế liên quan; cho các bài tập vận dụng kiến thức, lý thuyết để phân tích tình huống gắn liền với đời sống hoặc chuyên ngành học... Đây là 2 nhóm phương pháp đã được sử dụng nhiều (lần lượt là 100% và 76%) và được đánh giá khá cao về mức độ hiệu quả.

Hiện nay, hình thức thảo luận được các giảng viên thực hiện theo hai cách: có thể được bố trí riêng một tiết học, đưa sẵn chủ đề cho sinh viên chuẩn bị trước; hoặc có thể lồng ghép trong quá trình thuyết giảng. Thực tế cho thấy, các giờ thảo luận ngày càng có được sự đầu tư nghiên cứu, chuẩn bị tốt hơn của cả giảng viên và sinh viên. Sinh viên có cảm nhận mình tự khám phá tri thức nên đã kích thích niềm đam mê học tập và nghiên cứu của họ (19,9% sinh viên cho rằng phương pháp này là rất hiệu quả, 50% cho rằng hiệu quả và 16,4% cho rằng khá hiệu quả).

Bên cạnh đó, việc cho sinh viên làm các bài tập vận dụng kiến thức, lý thuyết để phân tích tình huống gắn liền với đời sống hoặc chuyên ngành học cũng được sinh viên đánh giá cao. Ưu điểm của phương pháp này là nó vừa giúp sinh viên củng cố nội dung lý luận, nhớ và hiểu các kiến thức, vừa gắn được lý luận với thực tiễn, dùng lý luận để xem xét và soi rọi những vấn đề của cuộc sống cũng như của lĩnh vực mà mình được học, từ đó thấy được vai trò của lý luận và mối quan hệ không tách rời giữa lý luận với thực tiễn. Có 10,3% sinh viên đã đánh giá phương pháp này rất hiệu quả, 59,8% cho rằng hiệu quả và 10,1% cho rằng khá hiệu quả.

Bốn là, một số giảng viên đã tìm tòi, thiết kế và áp dụng các hình thức giảng dạy sinh động như hình thức trò chơi gắn liền với những nội dung và kiến thức cần truyền đạt để sinh viên có thể chủ động tiếp thu kiến thức và tham gia vào bài giảng, phát huy được tính sáng tạo của sinh viên. Đáng chú ý là phương pháp này được sinh viên đánh giá khá cao về tính hiệu quả: 18,1% cho rằng nó rất hiệu quả, 37,3% cho rằng hiệu quả và 35% cho rằng nó khá hiệu quả. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên phương pháp này chưa được sử dụng phổ biến (chỉ có 18,1% sinh viên thừa nhận phương pháp này đã được các giảng viên sử dụng).

Như vậy có thể thấy, trong điều kiện giảng dạy theo tín chỉ, việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các giảng viên thời gian qua đã đạt được 2 mục tiêu: thứ nhất, giảm giờ giảng trên lớp nhưng vẫn đảm bảo sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản của môn học; thứ hai, đã phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu

2.2.2. Đánh giá mức độ hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2008 - 2018

  1. a) Những hiệu quả tích cực

- Một là, việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói riêng và quá trình giảng dạy nói chung của các giảng viên đã giúp sinh viên có được nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, sự cần thiết của các môn lý luận chính trị. Đại đa số sinh viên tham gia đầy đủ và nghiêm túc những buổi học trên lớp. Số đông sinh viên có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập.

Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú khi học các môn lý luận chính trị cho thấy số đông sinh viên có thái độ tích cực đối với các môn lý luận chính trị, thể hiện ở việc có 38% cảm thấy hứng thú, 30,1% cho rằng bình thường và 21,9% cho rằng, tùy từng môn học và tùy từng người dạy sẽ có thái độ khác nhau.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu giúp sinh viên thích học các môn lý luận chính trị là do người học nhận thức đây là các môn học cần thiết, trang bị cho sinh viên cách nhìn nhận vấn đề đúng đắn và phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả. Đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất với 32,1%. Bên cạnh đó, hai lí do về cách giảng viên dạy nhiệt tình, gây hứng thú cho sinh viên tìm hiểu và đào sâu kiến thức và môn học là cơ sở để hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam và thế giới cũng được nhiều sinh viên đồng ý, với tỉ lệ lần lượt là 29,6% và 21,5%.

Về mức độ chuyên cần, 64,8% sinh viên tự đánh giá mình tham gia đầy đủ tất cả các tiết học của các môn lý luận chính trị. Trong khi đó, gần 1/3 tổng số sinh viên tham gia khảo sát (chiếm 31,2%) cho rằng mình đến lớp học các môn này trong khoảng từ 75 đến dưới 100% tổng thời lượng môn học. Số liệu thống kê cũng cho thấy, chỉ 4% sinh viên cho rằng mình đi học dưới 75%.

Để thấy rõ hơn về động cơ và mục đích tham gia các tiết học của sinh viên, chúng tôi đã đặt câu hỏi: “Lý do bạn tham gia các tiết học của các môn lý luận chính trị?”. Kết quả khảo sát cho thấy cách giảng bài của giảng viên rất quan trọng và nó trở thành nguyên nhân chủ yếu thu hút sinh viên đến trường (chiếm 43,9%). Ngoài ra, 29,9% cho rằng đây là các môn học cần thiết đối với sinh viên, cho nên tham gia các buổi học để thu nhận kiến thức cho bản thân.

- Hai là, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp sinh viên có sự tham gia khá tích cực vào quá trình dạy và học; sinh viên có ý thức khá tốt trong việc chuẩn bị, tự học ở nhà cũng như tham gia xây dựng bài trong các buổi học trên lớp.

Với yêu cầu sinh viên tự nhận xét “Mức độ thường xuyên tham gia xây dựng bài trong các buổi học của các môn lý luận chính trị của bạn?” chúng tôi đã thu được kết quả: 16,6% số sinh viên cho rằng họ tích cực tham gia xây dựng bài, 42,6% thỉnh thoảng tham gia, 25,8% tham gia khi được giảng viên yêu cầu. Các con số này một mặt phản ánh tính đặc thù của các môn lý luận chính trị là tính trừu tượng cao, do đó các giảng viên phải mất nhiều thời gian để phân tích, giảng giải cho sinh viên nắm vững các khái niệm, phạm trù, nguyên lý. Mặt khác, nó cũng cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm cũng như kích thích được tính tích cực, chủ động của sinh viên trong học tập.

Vấn đề tự học cũng đã được sinh viên chú trọng và theo xu hướng càng gần ngày thi/kiểm tra thì số giờ tự học càng tăng lên. Thống kê nhóm tác giả thu thập được thì khoảng thời gian được phần đông sinh viên dành ra cho việc tự học các môn lý luận chính trị ở nhà là từ 2 - 5 giờ trong 1 tuần (giai đoạn trước khi thi/kiểm tra 1 tháng trở lên có 63,1% ý kiến của sinh viên lựa chọn phương án này, giai đoạn trước ngày thi/kiểm tra khoảng 2 tuần tỉ lệ là 59%, giai đoạn trước ngày thi/kiểm tra 1 tuần tỉ lệ là 16,1%). Số sinh viên tự học trên 5 giờ/tuần cũng có sự tăng dần, cụ thể giai đoạn trước khi thi/kiểm tra 1 tháng có 12% số sinh viên lựa chọn, giai đoạn trước ngày thi/kiểm tra khoảng 2 tuần tỉ lệ là 22,9% và giai đoạn trước ngày thi/kiểm tra 1 tuần tăng lên đến 80,8%. Số liệu trên cho thấy, cho dù còn một số bất cập nhất định, nhưng nhìn chung sinh viên đã có ý thức hơn cho việc học ở nhà.

Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cũng đã làm cho sinh viên có ý thức hơn trong việc nghiên cứu bài học trước khi đến lớp và tìm hiểu thêm các tài liệu chuyên sâu có liên quan. 19,9% số sinh viên được hỏi đã cho rằng mình luôn xem bài mới trước khi đến lớp, 64,9% số sinh viên cho rằng họ đã xem bài nhưng mức độ chưa thường xuyên. Tương tự, có 8,1% trong tổng sinh viên cho rằng họ “luôn tìm hiểu tài liệu chuyên sâu”, 73,8% số sinh viên cho rằng đã có sự tìm hiểu thêm các tài liệu chuyên sâu với các mức độ khác nhau.

- Ba là, nhìn chung việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị đã giúp sinh viên dễ tiếp thu bài giảng; sinh viên quan tâm và có hiểu biết nhất định về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, sinh viên đã biết gắn lý luận với thực tiễn, vận dụng các kiến thức được học để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội.

Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên hiểu trên 80% kiến thức môn học khá cao, chiếm 30,1% trong tổng số 458 sinh viên tham gia khảo sát. Hơn một nửa số sinh viên được hỏi (chiếm 57,7%) đã tự đánh giá bản thân có thể hiểu được từ 60% đến 80% khối lượng kiến thức. Tổng cộng lại, số sinh viên hiểu được trên 60% kiến thức chiếm tới 87,8%. Đây thực sự là những con số khá ấn tượng, tạo cơ sở, nền tảng để sinh viên có thể tiếp thu những kiến thức chuyên ngành, cũng như vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế. Có 6,3% sinh viên được hỏi cho rằng “đã vận dụng nội dung bài học để phân tích, làm rõ bản chất các vấn đề kinh tế, xã hội, cũng như cơ sở lý luận của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”; 51,6% cho rằng “đã vận dụng một số nội dung căn bản để nhìn nhận các vấn đề kinh tế, xã hội”.

- Bốn là, nhìn chung, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương có kiến thức lý luận chính trị khá tốt, thể hiện qua điểm số của các môn lý luận chính trị mà sinh viên đạt được là tương đối cao.

Để thấy kết quả học tập của sinh viên thông qua điểm số đạt được của họ, chúng tôi đã xem xét bảng điểm lưu của Khoa trong hai năm học vừa qua (năm học 2016 - 2017 và năm học 2017 - 2018). Ở đây, mỗi một năm học, chúng tôi đã lấy ra một cách ngẫu nhiên 2 lớp môn Nguyên lý Mác - Lênin 1; 2 lớp môn Nguyên lý Mác - Lênin 2; 2 lớp môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và 2 lớp môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (một lớp lấy từ học kì I và một lớp lấy từ học kì II).

Kết quả cụ thể như sau:

- Năm học 2016 - 2017

Môn học

Lớp tín chỉ                       

Số SV

Điểm A

Điểm B

Điểm C

Điểm D

Điểm F

Nguyên lý Mác - Lênin 1

TRI102(K55-1/1617).4_LT

136

26

71

25

11

3

TRI102(2-1617).7_LT

111

21

62

20

6

2

Nguyên lý Mác - Lênin 2

TRI103(K55-1/1617).4_LT

102

39

45

10

5

3

TRI103(2-1617).8_LT

129

40

57

12

16

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TRI104(1-1617).11_LT

143

58

50

23

10

2

TRI104(55CTTTQT).1_LT

91

13

52

19

4

3

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

TRI106(1-1617).5_LT

136

15

65

42

9

5

TRI106(2-1617).7_LT

121

12

79

20

6

4

Tổng số

969

224

481

171

67

26

- Năm học 2017 - 2018

Môn học

Lớp tín chỉ                       

Số SV

Điểm A

Điểm B

Điểm C

Điểm D

Điểm F

Nguyên lý Mác - Lênin 1

TRI102(K56-1/1718).11_LT

151

38

64

31

15

3

TRI102(2-1718).3_LT

147

35

76

21

12

3

Nguyên lý Mác - Lênin 2

TRI103(K56-1/1718).9_LT

139

36

73

17

11

2

TRI103(2-1718).2_LT

128

45

57

14

8

4

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TRI104(1-1718).2_LT

127

40

54

19

11

3

TRI104(2-1718).6_LT

84

21

40

13

8

2

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

TRI106(1-1718).1_LT

131

22

71

28

7

3

TRI106(2-1718).7_LT

88

10

48

24

4

2

Tổng số

995

247

483

167

76

22

 

Có thể thấy rằng, chất lượng học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên nhìn chung tương đối tốt. Đa số sinh viên đạt điểm A và điểm B (từ điểm 7.0 trở lên), chiếm khoảng trên 70% (con số cụ thể là 72,7% của năm học 2016 - 2017 và 73,4% của năm học 2017 - 2018); số còn lại là điểm C (lần lượt chiếm 17,7% trong năm học 2016 - 2017 và 16,8% trong năm học 2017 - 2018). Điểm D và điểm F rất ít (tổng cả điểm D và điểm F của năm học 2016 - 2017 là 9,6% và của năm học 2017 - 2018 là 9,8%). Kết quả học tập này cũng đồng thời cho thấy số đông sinh viên đã có hiểu biết về kiến thức lý luận chính trị.

  1. b) Những hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những hiệu quả mang tính tích cực như đã phân tích ở trên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị thời gian qua cũng vẫn còn một số hạn chế, hiệu quả chưa cao. Thể hiện:

Một là, thái độ hứng thú của sinh viên đối với môn học chưa thực sự cao; không ít sinh viên đến lớp còn mang tính bắt buộc, đối phó, chủ yếu xuất phát từ lý do như điểm số, sự điểm danh gắt gao của giảng viên, đi học đầy đủ để được thi hết môn.

Cũng trong câu hỏi về mức độ hứng thú của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị, có 10% số sinh viên được khảo sát cho rằng “không hứng thú”; 30,1% cho rằng “bình thường” (mà ở góc độ nào đó cũng còn có thể được hiểu là “không hứng thú”). Về nguyên nhân của tình trạng này, phần lớn sinh viên (41,8%) cho rằng đây là các môn học khó hiểu, trừu tượng, khó áp dụng vào thực tế nên dẫn đến tình trạng khó tiếp thu và nắm bắt kiến thức. Đây chính là nguyên nhân được nhiều sinh viên đồng tình nhất. Ngoài ra, những lí do khác như cách dạy của giảng viên chưa hấp dẫn, không gây được sự hứng thú học tập cho sinh viên (chiếm 26%); cũng như đây chỉ là các môn đại cương, không cần thiết phải đầu tư nhiều như những môn chuyên ngành (chiếm 17,8%) là hai nguyên nhân khác đem lại cảm giác không hứng thú đối với các môn lý luận chính trị. Bên cạnh đó, 14,4% số sinh viên đồng ý với nguyên nhân thời lượng học quá ngắn, sinh viên không có đủ thời gian tìm hiểu sâu kiến thức để vận dụng và thực hành.

Mức độ chuyên cần của sinh viên như chúng tôi đã đề cập ở trên là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số lượng tương đối cao sinh viên (chiếm 26,2%) cho rằng việc tham gia các buổi học trên lớp là do các vấn đề liên quan đến sự điểm danh gắt gao của giảng viên và điều kiện để được thi kết thúc học phần. Điều này cũng phần nào dễ hiểu khi mà trong quy chế đào tạo theo tín chỉ của Đại học Ngoại thương hiện nay có quy định sinh viên phải tham gia từ 75% thời lượng ở trên lớp trở lên thì mới được thi kết thúc học phần.

Hai là, tính tích cực trong học tập của sinh viên còn một số hạn chế. Vẫn còn số lượng khá đông sinh viên còn thụ động trong học tập. Việc phân bổ thời gian cho việc học còn thiếu hợp lý, chưa thường xuyên, liên tục. Quá trình chuẩn bị, soạn bài ở nhà; đọc thêm các tài liệu chuyên sâu; tham gia xây dựng bài trên lớp... còn mang tính chất đối phó.

Kết quả khảo sát chúng tôi nhận được cho thấy, số sinh viên tích cực tham gia xây dựng bài còn khiêm tốn khi chỉ chiếm 16,6% tổng số sinh viên được khảo sát. Đa số sinh viên thỉnh thoảng mới tham gia (chiếm tới 42,6%), và có tới 25,8% cho rằng hầu như không tham gia, trừ những trường hợp bị giáo viên gọi đột xuất.  Điều này cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên còn hạn chế, khi mà chưa thu hút được nhiều sự quan tâm cũng như chưa kích thích được tính tích cực, chủ động của sinh viên.

Vấn đề tự học ở nhà của sinh viên cũng chưa thật sự hợp lý khi mà sinh viên có khuynh hướng học dồn vào những ngày cận kề ngày thi. Có thể thấy rõ, lượng thời gian trên 5 giờ/tuần qua ba giai đoạn có sự tăng lên đột biến vào giai đoạn trước ngày thi 1 tuần, trong khi vào các giai đoạn trước đó lại chiếm 1 phần tỉ lệ khá thấp. Cách học dồn này, một mặt, không đáp ứng đòi hỏi của đào tạo tín chỉ, mặt khác, không tạo hiệu quả tiếp thu các kiến thức từ môn học tốt, vì giai đoạn trước ngày thi 1 tuần là giai đoạn nước rút, sinh viên chịu nhiều áp lực về thời gian, bài vở hơn các giai đoạn khác.

Việc chuẩn bị và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp của sinh viên cũng còn có những hạn chế. Số sinh viên trả lời rằng họ không bao giờ xem bài trước khi đến lớp còn khá cao (chiếm 14,2%). Phần lớn sinh viên thỉnh thoảng mới xem (22,1%) hoặc chỉ xem khi nào giáo viên yêu cầu (42,8%). Những con số này một phần phản ánh phương pháp học tập của sinh viên còn thụ động, chưa đáp ứng được những yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ; mặt khác cho thấy các giảng viên cũng chưa thực sự sát sao cũng như có những cách thức cần thiết để kiểm soát chặt chẽ việc chuẩn bị và tự học ở nhà của sinh viên.

Cũng giống như việc đóng góp ý kiến xây dựng bài và việc nghiên cứu bài học trước khi đến lớp, vấn đề tìm hiểu thêm những nội dung chuyên sâu để tìm tòi, mở rộng thêm vấn đề của bài học còn nhiều hạn chế. Hơn một nửa số sinh viên được khảo sát (53,1%) cho rằng chỉ tìm hiểu các nội dung chuyên sâu khi giảng viên có yêu cầu. Số sinh viên thỉnh thoảng mới tìm hiểu và không bao giờ tìm hiểu gần bằng nhau, chiếm tỉ lệ lần lượt là 20,7% và 18,1%. Chỉ có 8,1% trong tổng sinh viên cho rằng “luôn tìm hiểu tài liệu chuyên sâu”. Điều này cho thấy ý thức mong muốn được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mở rộng trong sinh viên còn chưa cao. Nhu cầu sinh viên đòi hỏi từ các môn lý luận chính trị chỉ dừng ở mức độ “hiểu” nhưng chưa phải là “hiểu sâu”, với mục đích chủ yếu là vì điểm số hơn là nhu cầu tự nâng cao kiến thức cho bản thân.

Ba là, vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thật sự hiểu rõ những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị; lúng túng trong việc liên hệ, vận dụng lý luận vào thực tiễn.

Mặc dù đại đa số sinh viên có nhận thức khá tốt về các kiến thức lý luận chính trị, tuy nhiên vẫn còn 2% số sinh viên được khảo sát cho rằng họ chỉ hiểu được dưới 30% kiến thức môn học. Số sinh viên khẳng định họ có thể hiểu được từ 30 - 60% kiến thức là 10,2%. Bên cạnh đó, khả năng liên hệ, vận dụng lý luận vào thực tiễn của sinh viên còn yếu. Có rất ít sinh viên (chỉ có 6,3%) cho rằng “Đã vận dụng nội dung bài học để phân tích, làm rõ bản chất các vấn đề kinh tế, xã hội, cũng như cơ sở lý luận của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”; trong khi đó, 42,1% cho rằng “Chưa biết nên vận dụng như thế nào vì chưa được học các môn chuyên ngành” hoặc “Chưa biết nên vận dụng như thế nào vì vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với các vấn đề liên quan đến nội dung bài học” hoặc là “Còn mơ hồ, hiểu nhưng không vận dụng được” (với các tỉ lệ lần lượt là 22,2%, 15,9% và 4%).

Các số liệu trên cho chúng ta thấy một thực tế rằng giữa việc hiểu và nắm được kiến thức của môn học, với việc có thể vận dụng những tri thức đó để xem xét, luận giản, vận dụng nó trong thực tiễn là một khoảng cách rất xa. Ở đây, đa số sinh viên mới chỉ dừng lại ở mức độ vận dụng một số nội dung căn bản của môn học để nhìn nhận các vấn đề kinh tế - xã hội, chứ chưa thể phân tích, làm rõ bản chất của các vấn đề thực tiễn. Thực ra, điều này cũng hoàn toàn có thể hiểu được vì đối tượng sinh viên được khảo sát đại đa số mới là sinh viên năm nhất và năm hai, trình độ tư duy lý luận cũng như hiểu biết và trải nghiệm thực tiễn của các em còn rất hạn chế.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, như: việc nhận thức, quán triệt đổi mới phương pháp dạy học ở một số ít giảng viên chưa được thường xuyên, liên tục, còn có tính chất phong trào; việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cũng như sự kết hợp các phương pháp trong giảng bài ở một số giảng viên còn yếu, chưa linh hoạt, có chỗ chưa phù hợp; nhiều sinh viên còn chưa chủ động trong học tập, chưa có phương pháp học tập phù hợp ở bậc đại học, đặc biệt trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ; công tác tổ chức giảng dạy còn có những điểm bất cập, chưa hợp lý…

Từ thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như mức độ hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Đại học Ngoại thương thời gian vừa qua, cũng như từ những yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ và yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, chúng tôi cũng đã nêu lên một số vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới, đó là: thứ nhất, phải nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị; thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hơn nữa hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tích cực; thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với đổi mới phương pháp học tập, nâng cao ý thức, tinh thần, thái độ học tập của sinh viên đối với các môn lý luận chính trị, thích ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ; thứ tư, đảm bảo tính khoa học và hợp lý trong công tác tổ chức giảng dạy các môn lý luận chính trị; đồng thời tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy và học.

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị tại Đại học Ngoại thương thời gian tới

2.3.1. Về phía đội ngũ giảng viên lý luận chính trị

Một là, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, qua đó nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy và chất lượng bài giảng.

Chất lượng bài giảng thể hiện ở nội dung học thuật, tính cập nhật của kiến thức chuyên môn và thực tiễn cũng như cách thức chuyển tải nội dung bài giảng đến người học một cách hiệu quả nhất. Để đạt được điều này, giảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn (cả lý luận và thực tiễn), phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, tin học. Điều này đòi hỏi giảng viên phải tích cực, chủ động tham gia các khóa đào tạo (thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp,...) và tự đào tạo; thường xuyên cập nhật kiến thức thực tiễn; tích cực nghiên cứu khoa học. Cùng với đó, giảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thầy; thực hiện nghiêm túc qui chế giảng dạy về nội dung chương trình, thời lượng, đánh giá kết quả học tập của sinh viên,v.v..

Hai là, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương pháp giảng dạy, áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với đặc thù môn học và đối tượng giảng dạy, khai thác có hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại.

Các phương pháp giảng dạy, cả truyền thống và hiện đại, đều có những ưu và nhược điểm riêng. Đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có các môn lý luận chính trị, để đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề, đối thoại, phát vấn, tạo tình huống,...Việc lựa chọn, sử dụng những phương pháp giảng dạy nào và mức độ sử dụng ra sao phải căn cứ vào nội dung và đặc điểm môn học, thậm chí từ nội dung của từng bài trong môn học; căn cứ vào mục tiêu mà chủ thể giảng dạy đặt ra (xuất phát từ mục tiêu đào tạo); căn cứ vào đối tượng người học và điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết của quá trình dạy và học.

Thực tiễn giảng dạy cho thấy, đối với các ngành khoa học xã hội (nhất là những môn học có tính lý luận cao), để giờ giảng đạt được hiệu quả, phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề, đối thoại, phát vấn, đóng vai xử lý tình huống,… Trong các phương pháp đó, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, nhưng phải là thuyết trình có đổi mới, cách tân theo hướng kích thích tính tích cực của người học, nghĩa là trong thuyết trình có nêu vấn đề, phát vấn, tạo tình huống để lôi cuốn người học cùng tham gia.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng, các phương tiện giảng dạy hiện đại, công nghệ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, vì vậy cần phải quan tâm đầu tư và khai thác chúng có hiệu quả. Tuy nhiên, phương tiện giảng dạy hiện đại không thể thay cho vai trò của người thầy, vì thế không được lạm dụng chúng; đặc biệt, không được đồng nhất việc sử dụng phương tiện giảng dạy hiện đại với phương pháp giảng dạy hiện đại.

Ba là, chú trọng việc tổ chức cho sinh viên thảo luận, nâng cao chất lượng thảo luận, đảm bảo đủ thời lượng theo qui định.

Thảo luận là một hình thức dạy và học rất được coi trọng trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ, khi số tiết được dành cho thảo luận được tăng lên đáng kể. Sở dĩ như vậy bởi đây là hình thức dạy và học tích cực, thông qua trao đổi, chất vấn, đối thoại giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, qua đó giúp sinh viên nắm kiến thức lý luận và thực tiễn của môn học tốt hơn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của cả người dạy và người học. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả các buổi thảo luận, phải quan tâm thực hiện tốt các công việc như: lựa chọn hình thức thảo luận cũng như vấn đề thảo luận phù hợp, đảm bảo không quá dễ hoặc quá khó; làm tốt công tác chuẩn bị cho thảo luận; trong điều hành thảo luận, giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên, kích thích tính tích cực, tư duy sáng tạo của họ. Đồng thời, giảng viên phải có những nhận xét, đánh giá về tinh thần làm việc, sự hợp tác, chất lượng bài thảo luận,… của các cá nhân và nhóm sinh viên (nếu là thảo luận nhóm); khích lệ, động viên đúng mức, tạo động lực (cộng điểm cho sinh viên chẳng hạn) để gia tăng tính tích cực thảo luận của sinh viên.

Bốn là, tăng cường gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy, coi đây là một yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên.

Các môn lý luận chính trị là những môn lý luận cơ bản, nên việc gắn lý luận với thực tiễn là một yêu cầu cơ bản và quan trọng. Các môn lý luận có đặc điểm là đem lại cho người học những hiểu biết về bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng, nhưng lại có tính trừu tượng và khái quát cao. Vì thế để người học dễ hiểu, dễ tiếp thu các tri thức khoa học, khi giảng dạy, giảng viên không thể chỉ dừng lại ở việc phân tích, giải thích, cắt nghĩa, chiết tự những thuộc tính cơ bản của các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý,… mà nhất thiết phải dùng các cứ liệu sinh động từ thực tiễn cũng như từ cuộc sống hàng ngày để minh họa, làm sáng tỏ các lý luận, lý thuyết đó. Làm được như vậy, bài giảng sẽ không khô khan mà tạo được sức hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục người học.

Mặt khác, việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy giúp người học thấy được mối liên hệ, cơ sở khách quan của sự hình thành các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý,… qua đó làm cho họ thấy được mối quan hệ không thể tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy còn giúp cho người học thấy rõ ý nghĩa, giá trị của lý luận đối với thực tiễn, thấy được cơ sở khoa học, cơ sở lý luận của việc hình thành các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Không những thế, người học còn cảm nhận được sự gần gũi của lý luận với cuộc sống hàng ngày, từ đó ý thức được vai trò, vị trí và sự cần thiết của lý luận; đồng thời hình thành năng lực gắn lý luận với thực tiễn.

Năm là, thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên cần làm cho sinh viên có nhận thức đúng về vai trò to lớn của hoạt động tự học, tự nghiên cứu và truyền hứng thú, đam mê cho họ.

2.3.2. Về phía sinh viên

Thứ nhất, cần chú trọng rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tự học, tự nghiên cứu, hình thành thói quen học tập tích cực, qua đó nâng cao khả năng tiếp thu bài giảng.

Việc hình thành thói quen học tập tích cực là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình học tập, đặc biệt là tự học diễn ra liên tục và lâu dài. Vì thế, hình thành thói quen học tập tích cực là điều hết sức cần thiết đối với sinh viên đại học ngay từ năm thứ nhất. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng hình thành được một thói quen học tập tích cực; hơn thế nữa, thói quen này không chỉ dừng lại ở việc ngồi học trong vài tiếng đồng hồ mỗi ngày mà còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Để có được một thói quen tự học tốt, sinh viên cần phải học có chọn lọc, học có đam mê và học có quá trình.

Thứ hai, biết lựa chọn phương pháp học tập thích hợp, đạt hiệu quả cao; có kỹ năng đọc sách, nghe giảng và ghi chép tốt. Rèn luyện cách học hiểu bản chất vấn đề, không dừng lại ở hiện tượng, từ đó biết rút ra phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cũng như trong cuộc sống nói chung.

Thứ ba, phải nắm được nội dung chương trình của chuyên ngành đào tạo, nắm vững mục tiêu môn học cũng như mục tiêu của từng bài; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. Ngoài ra, sinh viên phải chủ động, tích cực đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị cho thảo luận, làm bài tập đầy đủ,… trước khi lên lớp, tránh tình trạng học thụ động; chú trọng rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, biết hoài nghi khoa học; biết xác định động cơ học tập đúng đắn, tự giác, chăm chỉ, có quyết tâm cao trong học tập…  

2.3.3. Về phía Nhà trường, các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

  1. Về phía Nhà trường

Trước hết, Nhà trường cần nâng cao nhận thức cũng như quán triệt tới toàn thể các giảng viên nói chung, giảng viên lý luận chính trị nói riêng trong việc tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình này, đặc biệt trong điều kiện áp dụng đào tạo theo tín chỉ hiện nay.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các giảng viên.

Thứ ba, tiếp tục lấy ý kiến phản hồi từ phía sinh viên với hình thức thích hợp về việc giảng dạy của giảng viên, coi đây là một kênh thông tin quan trọng để giảng viên tham khảo, rút kinh nghiệm, từ đó giảng viên có những điều chỉnh thích hợp về nội dung cũng như đặc biệt là về phương pháp giảng dạy cho phù hợp, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện phương thức đào tạo theo tín chỉ; tổ chức những hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm, trao đổi xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, qua đó giúp các giảng viên có thể học hỏi được những phương pháp và kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình giảng dạy.

Thứ năm, đảm bảo tính khoa học và hợp lý trong công tác tổ chức giảng dạy các môn lý luận chính trị; đồng thời tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy và học.

  1. Về phía Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên

Thứ nhất, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cần hướng các hoạt động của mình vào việc thúc đẩy tinh thần học tập của sinh viên, trong đó có hoạt động tự học; Đoàn và Hội cần tạo ra sân chơi, môi trường để sinh viên học tập, rèn luyện, góp phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu.

Thứ hai, tăng cường tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm học tập các môn lý luận chính trị giữa các thế hệ sinh viên với nhau. Với tính chất là buổi chia sẻ, bàn luận về giá trị của môn học, những buổi nói chuyện giữa các thế hệ sinh viên với nhau sẽ giúp tân sinh viên tự nhận thức được mục tiêu học tập, nghĩa là xác lập được sự hài hoà giữa nhu cầu của bản thân với mục đích, yêu cầu của xã hội. Ngoài ra, thông qua những buổi nói chuyện như vậy, khả năng học tập của sinh viên được nâng cao, đồng thời có được tinh thần, thái độ học tập đúng đắn.

  1. Kết luận

Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là việc làm cần thiết và thường xuyên trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ. Với các môn lý luận chính trị, do tính đặc thù của nó, việc đổi mới này càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Tại Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội), việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị đã được triển khai mạnh mẽ nhiều năm qua và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của đào tạo theo tín chỉ và những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay thì quá trình này cần được đánh giá một cách toàn diện và liên tục, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung của Nhà trường.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2015), Lý luận dạy học hiện đại: Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học sư phạm, HN.
  2. Trần Đình Châu (Chủ biên) (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam, HN.
  3. Lê Nho Minh (2013), “Mấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học bộ môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, Tạp chí Văn hóa du lịch, số 3, trang 10-14.
  4. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock - Nguyễn Hồng Vân dịch (2016), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN.
  5. Trần Thị Mai Hương, Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/2017/47728/Doi-moi-phuong-phap-giang-day-cac-mon-ly-luan-chinh-tri.aspx, truy cập ngày 02/11/2017.

 

[*] Bài viết thuộc khuôn khổ đề tài NCKH cấp Cơ sở “Đánh giá hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ tại Trường Đại học Ngoại thương”, Mã số: NT2017-15.

[†] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

THAO TÚNG LỢI NHUẬN NHẰM ĐẠT NGƯỠNG LỢI NHUẬN: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thu Hằng[1]

Nguyễn Thị Mai Anh[2]

Nguyễn Thị Thanh Loan[3]

Tóm tắt

Bài nghiên cứu tìm hiểu hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ và tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với dữ liệu báo cáo tài chính của 716 công ty phi tài chính niêm yết trong giai đoạn 2009-2016, kết quả chỉ ra có “quá nhiều” quan sát ngay sau ngưỡng lợi nhuận 0, hàm ý rằng các công ty có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Kết quả cũng cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn (Big 4), hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh sụt giảm lợi nhuận so với năm trước.

Từ khóa: EPS; biểu đồ tần suất; ngưỡng lợi nhuận; thao túng lợi nhuận.

Abstract: This paper examines earnings management to exceed thresholds in Vietnamese listed firms. Employing data of 716 non-financial firms listed on the Hanoi and Hochiminh Stock Exchange for the period from 2009 to 2016, we find that there are “too many” observation of earnings directly above the threshold 0, meaning that firms tend to manage earnings to avoid reporting losses. Further evidence indicates that large-sized firms, high-growth firms, firms which are audited by non-Big4 audit companies or firms without state-ownership are more likely to manupulate earnings to avoid losses. However, we do not find any evidence on the earnings management to avoid reporting negative earnings growth.

Keywords: EPS, earnings manament, earnings threshold, histogram

  1. Đặt vấn đề

Lợi nhuận báo cáo là chỉ số quan trọng của báo cáo tài chính và nhận được sự quan tâm của nhiều người như cổ đông, nhà đầu tư, nhà quản trị và nhà phân tích. Lợi nhuận báo cáo đóng vai trò quan trọng đối với tương lai nghề nghiệp của nhà quản trị cũng như mức thưởng mà anh ta sẽ nhận được. Vì vậy, nhà quản trị có thể có những quyết định điều chỉnh lợi nhuận nhằm đạt được những mục tiêu của mình (Degeorge và ctg., 1999). Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra ba ngưỡng lợi nhuận mục tiêu mà nhà quản trị thường nhắm tới: ngưỡng lợi nhuận 0, ngưỡng lợi nhuận của năm trước và ngưỡng lợi nhuận dự báo do các nhà phân tích đưa ra. Điều này dẫn tới nguy cơ nhà quản trị có thể sử dụng các ước tính kế toán, thay đổi các giao dịch nhằm đạt được hoặc vượt qua các ngưỡng lợi nhuận này. Các nghiên cứu tiếp theo cố gắng tìm bằng chứng về luận điểm này của Degeorge và ctg. (1999) tại một số quốc gia khác như Charoenwong và Jiraporn (2009), Amar và Abaoub (2010), Halaoua và ctg. (2017).

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều phép ước tính liên quan đến khấu hao, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng có thể có các quyết định làm tăng doanh thu, trì hoãn ghi nhận chi phí, cắt giảm các chi phí thông thường hoặc sản xuất quá mức. Các phép ước tính hoặc các quyết định này có thể giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu lợi nhuận. Trong thời gian qua, nhiều trường hợp doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận đã bị phát hiện. Điển hình là việc Công ty CP Gỗ Trường Thành (TTF) phải điều chỉnh giảm lợi nhuận sau khi bị Công ty kiểm toán Ernst &Young phát hiện gần 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho trên báo cáo tài chính vào đầu năm 2016. Mới đây, vào đầu năm 2018, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) phải điều chỉnh giảm đáng kể lợi nhuận năm 2017 sau khi được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán Ernst &Young. Đặc biệt, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với việc đánh giá khả năng thu hồi của tổng các khoản phải thu từ các bên liên quan với số tiền hơn 4.000 tỷ đồng. Những vụ việc này khẳng định tính cần thiết của việc nghiên cứu hành vi thao túng lợi nhuận tại Việt Nam, qua đó giúp thị trường nhìn nhận về lợi nhuận báo cáo một cách đúng đắn hơn.

Tại Việt Nam có một số nghiên cứu về hành vi thao túng lợi nhuận như Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp (2016); Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017); Hoàng Cẩm Trang và ctg. (2017), Lê Thị Hoài Anh và ctg. (2016) và Essa và ctg. (2016). Nguyễn Thu Hằng & Nguyễn Mạnh Hiệp (2016) tập trung vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận thấp- mức lợi nhuận khiến doanh nghiệp có thể bị nghi ngờ về hành vi thao túng lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ thao túng lợi nhuận bằng các giao dịch thực tại nhóm doanh nghiệp bị nghi ngờ lớn hơn so với nhóm doanh nghiệp còn lại. Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017); Hoàng Cẩm Trang và ctg. (2017), Lê Thị Hoài Anh và ctg. (2016) và Essa và ctg. (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng hành vi thao túng lợi nhuận dựa trên các khoản dồn tích. Khác với các nghiên cứu trên, bài viết này tập trung quan sát tính không liên tục của phân phối thu nhập quanh một số ngưỡng quan trọng. Tính không tiên tục là bằng chứng cho thấy hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt được hoặc vượt qua một ngưỡng lợi nhuận quan trọng của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Bài nghiên cứu cũng tìm ra được các kết quả tương tự với doanh nghiệp của một số ngành có xu hướng sử dụng nhiều các khoản dồn tích, của doanh nghiệp với quy mô khác nhau, doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng khác nhau, doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 (Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và KPMG), doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, không có sở hữu nhà nước. Kết quả còn cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước.

  1. Cơ sở lý thuyết

Healy và Wahlen (1999) định nghĩa thao túng lợi nhuận là việc thay đổi báo cáo tài chính một cách có chủ đích, nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu, khiến thị trường có cái nhìn sai lệch về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc quan sát tính không liên tục của lợi nhuận quanh các ngưỡng quan trọng, Burgstahler và Dichev (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt được hoặc vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0 hoặc ngưỡng lợi nhuận của năm trước. Burgstahler và Dichev (1997) phân tích một số vấn đề về kế toán làm thay đổi dòng tiền hoặc thay đổi vốn lưu động, qua đó giúp nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận âm thành lợi nhuận dương. Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra ba ngưỡng lợi nhuận quan trọng mà nhà quản trị thường nhắm tới nhằm tránh các phản ứng tiêu cực của thị trường lên giá cổ phiếu. Ngưỡng thứ nhất là lợi nhuận 0, xuất phát từ sự cảm nhận tiêu cực của nhà đầu tư hoặc cổ đông trước báo cáo lỗ của doanh nghiệp. Ngưỡng thứ hai là lợi nhuận của năm trước. Nhà quản trị muốn đạt được mức lợi nhuận này nhằm tránh báo cáo suy giảm lợi nhuận so với năm trước. Và ngưỡng thứ ba là lợi nhuận dự báo của các nhà phân tích. Đạt được mức lợi nhuận này nghĩa là đạt mức kỳ vọng của thị trường. Mong muốn đạt được các ngưỡng lợi nhuận nêu trên dẫn đến nguy cơ nhà quản trị có thể sử dụng các quyết định nhằm làm tăng lợi nhuận, đặc biệt khi lợi nhuận thực tế gần đạt tới một trong các ngưỡng. Bằng việc phân tích tính liên tục của lợi nhuận, Degeorge và ctg. (1999) đã chỉ ra rằng tại thị trường Mỹ các nhà quản trị có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt ba ngưỡng lợi nhuận nêu trên. Ngoài ra, Degeorge và ctg. (1999) còn chỉ ra rằng hành vi thao túng lợi nhuận nhằm chủ yếu giúp doanh nghiệp tránh thông báo lỗ (tức là vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0). Các nghiên cứu tiếp theo cố gắng tìm bằng chứng nhằm củng cố luận điểm này của Degeorge và ctg. (1999) ở các thị trường khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ và tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước, như Charoenwong và Jiraporn (2009) tại Thái Lan và Singapore, Amar và Abaoub (2010) tại Tunisia, Amar và Chabchoub (2016) tại Pháp, Halaoua và ctg. (2017) tại Pháp và Anh. Ngoài ra, Halaoua và ctg. (2017) còn cho thấy thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng dự báo của nhà phân tích chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp Anh.

Bên cạnh việc tìm ra bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt qua các ngưỡng, các nghiên cứu còn chỉ ra các nhân tố góp phần làm tăng hoặc giảm các hành vi này. Halaoua và ctg. (2017) chỉ ra rằng doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng nhiều hơn. Halaoua và ctg. (2017) đưa ra một số giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất, doanh nghiệp lớn chịu nhiều áp lực so hơn doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai, các doanh nghiệp lớn ở vị thế dễ dàng hơn trong việc thuyết phục, giải thích với kiểm toán về các hành vi thao túng lợi nhuận. Thứ ba, doanh nghiệp lớn với lượng tài sản ngắn hạn lớn dễ sử dụng các phương pháp kế toán nhằm thao túng lợi nhuận. Cuối cùng, việc quản trị cứng nhắc tại các công ty lớn dẫn đến việc quản trị nội bộ phức tạp và điều này là một nguyên nhân của thao túng lợi nhuận. Ngoài ra, Halaoua và ctg. (2017) còn chỉ ra rằng tăng trưởng cũng ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng tại các doanh nghiệp Anh. Các doanh nghiệp tăng trưởng có động cơ thao túng lợi nhuận cao vì các nhà quản trị muốn truyền tải thông tin đến thị trường về khả năng duy trì tăng trưởng của doanh nghiệp.

Các hành vi thao túng lợi nhuận ở trên xuất phát từ vấn đề đại diện giữa nhà quản trị và cổ đông. Kiểm toán chính là một cách hiệu quả được cổ đông sử dụng nhằm hạn chế vấn đề đại diện này (Jensen và Meckling, 1976). Kiểm toán sẽ giúp hạn chế sai lệch của thông tin báo cáo tài chính. Kinney Jr và Martin (1994) cho thấy bằng chứng rằng kiểm toán giúp hạn chế việc công bố quá mức lợi nhuận và tài sản ròng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn góp phần hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận (Becker và ctg., 1998; Alzoubi,2016; Nguyen và ctg., 2017). Halaoua và ctg. (2017) tìm ra bằng chứng rằng kiểm toán bởi một công kiểm toán lớn sẽ góp phần hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng tại các doanh nghiệp Anh. Tuy vậy, Amar và Chabchoub (2016) lại chỉ ra rằng chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng đến hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng của doanh nghiệp Pháp. Bên cạnh kiểm toán, cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến cơ chế giám sát của hội đồng quản trị, góp phần làm hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận (Morck và ctg., 1988; Shleifer và Vishny, 1986). Trong cấu trúc sở hữu, sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng tại các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam và Trung Quốc. Wang và Yung (2011), Nguyễn và ctg. (2017) đã tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của sở hữu nhà nước đến hành vi thao túng lợi nhuận. Charoenwong và Jiraporn (2009) chỉ ra rằng mối quan hệ trực tiếp với chính phủ góp phần hạn chế thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ của các doanh nghiệp Singapore.

  1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
    • Phương pháp nghiên cứu

Do không thu thập được dữ liệu về lợi nhuận dự báo của nhà phân tích, nghiên cứu này chỉ tập trung vào hai ngưỡng lợi nhuận đầu tiên là lợi nhuận 0 và lợi nhuận của năm trước. Hai giả thuyết của bài viết là:

Giả thuyết 1: Các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ.

Giả thuyết 2: Các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh suy giảm lợi nhuận so với năm trước.

Hành vi thao túng lợi nhuận để tránh lỗ hoặc tránh suy giảm lợi nhuận sẽ dẫn tới tính không liên tục trong phân phối lợi nhuận quanh ngưỡng 0 hoặc ngưỡng lợi nhuận của năm trước (Burgstahler và Dichev, 1997). Điều này thể hiện số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận vừa vượt qua ngưỡng 0 (hoặc tăng nhẹ so với lợi nhuận năm trước) sẽ nhiều hơn một cách đáng kể so với số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận ngay dưới ngưỡng 0 (hoặc giảm nhẹ so với lợi nhuận năm trước). Vì vậy, tương tự các nghiên cứu trước đây như Degeorge và ctg. (1999), Charoenwong và Jiraporn (2009), bài viết sử dụng biểu đồ tần suất để quan sát số lượng doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận quanh các ngưỡng quan tâm, qua đó kiểm định hiện tượng thao túng lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để tránh ảnh hưởng từ hoạt động khác, thước đo lợi nhuận được sử dụng là mức lợi nhuận trước thu nhập khác và các chi phí khác tính bình quân trên một cổ phiếu ( EPS), như sau:

 EPS= Lợi nhuận trước thu nhập khác và chi phí khác/ số lượng cổ phiếu lưu hành vào cuối năm.

Để đo lường sự thay đổi lợi nhuận so với năm trước, bài viết sử dụng sự thay đổi EPS giữa năm t và năm t-1 như sau:

      Dựa trên đề xuất của Degeorge và ctg. (1999), độ rộng tối ưu của mỗi khoảng (hay còn gọi là bin) của biểu đồ tần suất được tính như sau:

BIN width = 2.(IQR).n-1/3

Trong đó:

     n: số quan sát trong mẫu  

      IQR: là khoảng cách giữa các tứ phân vị, IQR= Q3- Q1, với Q1 là tứ phân vị thứ nhất và Q3 là tứ phân vị thứ ba của EPS.          

      Với mẫu các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, độ rộng của bin sau khi được tính và được làm tròn là 500 đồng. Bài viết tập trung quan sát các bin -1, 0 và 1. Trong đó, bin -1 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ -500 đồng đến nhỏ hơn 0 đồng, bin 0 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ 0 đồng đến nhỏ hơn 500 đồng, và bin 1 bao gồm các quan sát có EPS (hoặc ) nằm trong khoảng từ 500 đồng đến nhỏ hơn 1000 đồng. Nếu doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng 0 (hoặc vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước), thì số quan sát EPS (hoặc ) nằm ở bin 0 hoặc bin 1 sẽ nhiều hơn một cách đáng kể so với số quan sát nằm trong bin -1. Ngược lại, số quan sát nằm ở bin -1 ít hơn một cách đáng kể so với số quan sát nằm ở bin 0 hoặc bin 1.

  • Chỉ số thống kê

      Các chỉ số thống kê truyền thống không kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu của bài viết khi phân phối của lợi nhuận báo cáo không liên tục quanh một giá trị nhất định (Degeorge và ctg., 1999). Vì vậy, Degeorge và ctg. (1999) đã đề xuất chỉ số thống kê  – cho thấy mật độ kỳ vọng tại bin ngưỡng, được tính dựa trên mật độ các quan sát nằm ở xung quanh bin ngưỡng, cụ thể như sau:

      Trong đó xT là biến như EPS,  tại bin ngưỡng được quan tâm T (bin 0), p(x) là số quan sát nằm trong các bin. là sự thay đổi tần suất xuất hiện của EPS hoặc  tại bin quan tâm và bin phía trước, tức là . Mean và s.d. là trung bình và độ lệch chuẩn của sự thay đổi tần suất trong các bin, ngoại trừ bin được quan tâm. Trong nghiên cứu này, 5 bin bên trái bin ngưỡng (bin -1 đến bin -5, tức là từ 0 đồng đến -2500 đồng) và 5 bin bên phải bin ngưỡng (bin 1 đến bin 5, tức là từ 500 đồng đến 3000 đồng) được sử dụng để tính trung bình và độ lệch chuẩn.

Nếu hành vi thao túng lợi nhuận tồn tại, chúng ta kỳ vọng có “quá ít” số quan sát nằm dưới bin ngưỡng (bin -1) và có “quá nhiều” quan sát nằm tại bin ngưỡng (bin 0) hoặc ngay sau bin ngưỡng (bin 1). Điều này cho thấy tính không liên tục của hàm mật độ xác suất của lợi nhuận.

Phân phối gần giống phân phối t nếu được giả định có phân phối xấp xỉ chuẩn. Trong mô phỏng dữ liệu, Degeorge và ctg. (1999) chỉ ra rằng xác suất chỉ số lớn hơn 2 là ít hơn 5%. Vì vậy, Degeorge và ctg. (1999) đề xuất so sánh  với ngưỡng 2 để kiểm định tính liên tục của hàm mật độ xác suất. Nếu  lớn hơn 2, có nghĩa là hàm mật độ xác suất không liên tục một cách có ý nghĩa thống kê.

3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu sử dụng trong bài viết này gồm các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2009-2016, không bao gồm các định chế tài chính (như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán…) vì bảng cân đối kế toán của nhóm công ty này cũng như những đặc thù trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của chúng khác với các doanh nghiệp thông thường. Dữ liệu của nghiên cứu được cung cấp bởi Stoxplus.

Nghiên cứu chủ yếu phân tích phân phối của lợi nhuận (đo lường bởi EPS) quanh các ngưỡng. Vì thế, nếu một quan sát không có thông tin về EPS sẽ bị loại khỏi mẫu. Mẫu cuối cùng là bộ dữ liệu bảng không cân, bao gồm 3.735 quan sát từ năm 2009 đến năm 2016 của 716 doanh nghiệp phi tài chính, niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.

Bảng 1 trình bày thống kê mô tả của EPS của cả mẫu, theo từng năm và theo từng ngành. EPS bình quân của mẫu là 3.161 đồng. Năm 2009 có EPS bình quân cao nhất, kế đến là năm 2010. Năm 2013 có EPS bình quân thấp nhất. Ngành hóa chất dược phẩm có EPS bình quân cao nhất, kế đến là ngành sản xuất nông nghiệp. Ngành dịch vụ tài chính có EPS bình quân nhỏ nhất. Trung bình của EPS cao hơn trung vị trong cả mẫu, và trong tất cả các năm và trong phần lớn các ngành trừ ngành dịch vụ hỗ trợ, viễn thông, xuất bản và công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính và các hoạt động liên quan. Điều này cho thấy phân phối của EPS có xu hướng lệch phải.

Bảng 1: Thống kê mô tả của EPS của tổng mẫu, theo năm và theo ngành (đơn vị: đồng)

 

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Số quan sát

Tổng mẫu

3.161

2.181

4.023

-10.736

47.988

3.735

Năm

2009

4.989

3.878

5.029

-3.986

43.882

389

2010

4.929

3.897

4.637

-2.407

47.988

389

2011

3.342

2.392

4.506

-10.736

27.000

388

2012

2.429

1.806

3.817

-10.455

24.075

373

2013

2.419

1.585

3.581

-7.991

19.809

373

2014

2.457

1.718

3.011

-7.596

19.640

561

2015

2.919

1.908

3.317

1,319

32.460

607

2016

2.584

1.711

3.713

-9.244

33.392

655

Ngành

Dịch vụ hỗ trợ

2.734

2.847

2.189

-2.003

7.270

17

Sản xuất nông nghiệp

5.181

4.536

4.403

-537

20.116

68

Hóa chất-Dược phẩm

5.183

4.625

4.003

-7.866

20.407

158

Xây dựng

2.503

1.825

3.289

-7.596

22.118

626

Dịch vụ tài chính và
các hoạt động liên quan

381

789

2.724

-7.195

3.657

13

Dịch vụ lưu trú

1.254

514

2.336

-3.986

7.042

30

Viễn thông. xuất bản
công nghệ thông tin

2.050

2.103

1.802

-5.670

11.645

190

Sản xuất

3.272

2.387

3.823

-10.736

32.460

1.216

Khai khoáng

3.784

2.114

4.840

-4.343

27.000

174

Dịch vụ chuyên môn.
khoa học và công nghệ

3.987

3.415

4.013

-2.379

24.365

58

Bất động sản

2.853

1.227

5.363

-4.037

47.988

285

Bán lẻ

3.143

2.241

3.586

-4.008

15.422

117

Dịch vụ vận tải

4.075

2.570

5.088

-5.363

27.042

251

Dịch vụ tiện ích
 (điện. nước. gas)

2.982

2.339

3.018

-523

25.333

165

Bán buôn

2.702

1.761

3.643

-6.731

18.660

250

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

  1. Kết quả nghiên cứu
    • Thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ

Hình 1 mô tả phân phối của EPS trong 11 bin, trong đó các bin cần quan tâm là bin 0 (từ 0 đồng đến 500 đồng), bin -1 (từ -500 đồng đến 0 đồng) và bin 1 (từ 500 đồng đến 1.000 đồng). Các giá trị phần trăm trên mỗi cột cho thấy, số quan sát nằm ở bin -1 (4,97%) quá ít so với số quan sát nằm ở bin 0 (21,27%). Đỉnh của phân phối này nằm tại bin 0. Chỉ số =6,345 tại bin 0, lớn hơn 2 cho thấy tính không liên tục của lợi nhuận tại bin 0. Hay nói cách khác, số quan sát ở bin 0 quá nhiều so với bin -1, một cách có ý nghĩa thống kê. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ, hay giả thuyết 1 được chấp nhận. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu tại các thị trường khác như Degeorge và ctg. (1999), Charoenwong và Jiraporn (2009).

Hình 1: Biểu đồ tần suất của EPS, =6,345 tại bin 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Hình 2A, 2B, 2C và 2C cho thấy tần suất EPS của một số ngành sử dụng nhiều khoản dồn tích (tồn kho, phải thu và phải trả) đó là ngành sản xuất, xây dựng, bất động sản và bán buôn. Các biểu đồ tần suất này đều cho thấy, số lượng quan sát nằm trong bin -1 quá ít so với số quan sát nằm trong bin 0. Các chỉ số  tại bin 0 đều lớn hơn 2, cho thấy tính không liên tục của lợi nhuận tại ngưỡng này, hay số lượng quan sát ở bin này đều “quá nhiều” một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy rằng, các doanh nghiệp tại các ngành này có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. So sánh chỉ số , ta thấy hành vi này diễn ra mạnh nhất ở các doanh nghiệp ngành sản xuất, kế đến là các doanh nghiệp ngành bất động sản. Kết quả này phù hợp với đặc thù có nhiều các khoản phải thu, hàng tồn kho của hai ngành này.

Để phân tích ảnh hưởng của quy mô đến hành vi thao túng lợi nhuận, tại mỗi năm các doanh nghiệp được chia đều thành 3 nhóm có quy mô nhỏ, trung bình và lớn dựa trên vốn hóa (tích của số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu) của mỗi doanh nghiệp vào cuối năm. Biểu đồ tần suất EPS của các nhóm này (không được trình bày trong bài viết) cho thấy số quan sát tại bin 0 đều nhiều hơn bất thường so với bin -1. Chỉ số tại bin 0 của các biểu đồ tần suất này đều lớn hơn 2 (nhóm quy mô nhỏ: =5,14; nhóm quy mô trung bình: =5,30; nhóm quy mô lớn: =6,40) cho thấy ý nghĩa thống kê của tính không liên tục của lợi nhuận quanh ngưỡng 0 của cả ba nhóm doanh nghiệp. Chỉ số  của nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn có giá trị lớn nhất so với hai nhóm doanh nghiệp còn lại.

 Tương tự, tại mỗi năm các doanh nghiệp được chia đều thành ba nhóm có tốc độ tăng trưởng thấp, trung bình và cao. Giống như Halaoua và ctg. (2017), các tác giả sử dụng chỉ số MTB (market-to-book ratio, được đo lường bằng tỷ lệ giá trị thị trường với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu tại cuối năm) làm thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. MTB cao (thấp) hàm ý doanh nghiệp tăng trưởng cao (thấp). Biểu đồ tần suất EPS của các nhóm này (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy số quan sát tại bin 0 nhiều hơn bất thường so với bin -1. Chỉ số tại bin 0 của các biểu đồ tần suất này đều lớn hơn 2 (nhóm tăng trưởng thấp: =5,11; nhóm tăng trưởng trung bình: =4,71; nhóm tăng trưởng cao: =6,17) cho thấy mức ý nghĩa thống kê của tính không liên tục của lợi nhuận quanh ngưỡng 0 ở cả ba nhóm doanh nghiệp. Chỉ số  của nhóm doanh nghiệp tăng trưởng cao có giá trị lớn nhất so với hai nhóm doanh nghiệp còn lại.

Kết quả trên củng cố bằng chứng rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ. Điều này đúng với cả nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình và lớn, nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, trung bình và cao. So sánh chỉ số  giữa các nhóm, ta thấy hành vi thao túng lợi nhuận có xu hướng diễn ra mạnh hơn tại nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và nhóm doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Halaoua và ctg. (2017).

Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của kiểm toán và sở hữu nhà nước đến hành vi thao túng lợi nhuận. Vì thế, bài viết chia mẫu thành hai nhóm: nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4 (Deloitte, PricewaterhouseCoopers, Ernst & Young và KPMG), và nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty không phải là Big 4. Tương tự, các tác giả chia mẫu thành hai nhóm: các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Biểu đồ tần suất EPS của bốn nhóm doanh nghiệp này (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy tính không liên tục của EPS ở bin 0. Chỉ số  tại bin 0 của cả bốn nhóm đều lớn hơn 2 (nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4: =3,71; nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4: =5,84; nhóm doanh nghiệp có sở hữu nhà nước: =3,66; nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước: =7,33) cho thấy số lượng quan sát tập trung tại bin 0 “quá nhiều” một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ diễn ra ở cả bốn nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, so sánh chỉ số chúng ta nhận thấy, nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, hành vi lợi nhuận có xu hướng mạnh hơn so với nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Halaoua và ctg. (2017) tại Anh và Nguyễn Thu Hằng và ctg. (2017) tại Việt Nam. Tương tự, nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước có xu hướng thao túng lợi nhuận mạnh hơn so với nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wang và Yung (2011) tại Trung Quốc và Nguyễn Thu Hằng và ctg (2017) tại Việt Nam. Như vậy, kết quả cho thấy chất lượng kiểm toán và sở hữu nhà nước có vai trò hạn chế hành vi thao túng lợi nhuận. Những công ty kiểm toán Big 4 với số lượng khách hàng lớn ở khắp các nơi trên toàn cầu sẽ e ngại đến việc danh tiếng của họ có thể bị hủy hoại nếu như họ cung cấp chất lượng kiểm toán kém đối với bất kỳ một trường hợp doanh nghiệp nào (Becker và ctg., 1998). Kết quả liên quan đến sở hữu nhà nước có thể được lý giải bởi sự bảo hộ của nhà nước khiến công ty có vốn nhà nước không chịu nhiều áp lực về các chỉ tiêu tăng trưởng (Wang và Yung, 2011).

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2A: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành sản xuất =6,41 tại bin 0

Hình 2B: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành xây dựng =4,78 tại bin 0

 

Hình 2C: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành bất động sản, =5,14 tại bin 0

Hình 2D: Biểu đồ tần suất của EPS, ngành bán buôn =4,54 tại bin 0

 

  • Thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng lợi nhuận năm trước

Hình 3: Biểu đồ tần suất  EPS, =0,81 tại bin 0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu

Hình 3 mô tả phân phối của  EPS trong 11 bin, trong đó các bin cần quan tâm là bin 0 (từ 0 đồng đến 500 đồng), bin -1 (từ -500 đồng đến 0 đồng) và bin 1 (từ 500 đồng đến 1000 đồng). Các giá trị phần trăm trên mỗi cột cho thấy, số quan sát nằm ở bin -1 (18,94%) ít hơn không nhiều so với số quan sát nằm ở bin 0 (22,36%). Bin 0 cao nhất, nhưng chỉ số =0,81 tại bin này nhỏ hơn 2, cho thấy sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với bin -1 không đáng kể. Như vậy, chúng ta không tim thấy bằng chứng cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm đạt được mức lợi nhuận của năm trước.

Tương tự như phần kiểm định hành vi thao túng lợi nhuận nhằm, các tác giả lần lượt vẽ biểu đồ tần suất của  EPS của bốn ngành sản xuất, xây dựng, bất động sản và bán buôn. Hình 4A, 4B, 4C và 4D mô tả biểu đồ tần suất của bốn ngành này. Quan sát các biểu đồ tần suất này, chúng ta thấy số quan sát tại bin 0 không nhiều hơn một cách đáng kể so với số quan sát tại bin -1 tại các ngành sản xuất, bất động sản và bán buôn. Đối với ngành xây dựng, số quan sát ở bin 0 ít hơn so với số quan sát ở bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của cả bốn ngành có giá trị tuyệt đối đều nhỏ hơn 2, cho thấy sự khác biệt số quan sát ở bin 0 so với bin -1 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chúng ta không tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp trong bốn ngành này thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước.

Biểu đồ tần suất  EPS của nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trung bình, lớn, nhóm doanh nghiệp tăng trưởng thấp, trung bình và cao (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy số quan sát ở bin 0 không quá nhiều so với bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 0,30; 1,36; 0,78; 0,05; 1,34 và 1,31 đều nhỏ hơn 2. Như vậy, sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với số quan sát nằm ở bin -1 không có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, chúng ta không tìm thấy được bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm đạt ngưỡng của năm trước tại các nhóm doanh nghiệp được phân chia theo quy mô và tốc độ tăng trưởng.

Tương tự, biểu đồ tần suất  EPS của nhóm doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4, nhóm doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, nhóm doanh nghiệp có sở hữu nhà nước và nhóm doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước (không được trình bày trong bài viết) đều cho thấy không có sự khác biệt về số quan sát nằm ở bin 0 so với số quan sát nằm ở bin -1. Chỉ số  tại bin 0 của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là 0,841; 1,012; 1,074 và 0,924, đều nhỏ hơn 2. Hay nói cách khác, chúng ta không tìm thấy bằng chứng rằng các doanh nghiệp ở cả bốn nhóm này có hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng lợi nhuận của năm trước.

Như vậy, giả thuyết 2 bị bác bỏ với tổng mẫu, với từng nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ, trung bình, tốc độ tăng trưởng cao, thấp, trung bình, doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big hoặc không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước hoặc không có sở hữu nhà nước.

 

Hình 6A: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành sản xuất =0,874

Hình 6B: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành xây dựng =-0,387

Hình 6C: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành bất động sản, =0,759

Hình 6D: Biểu đồ tần suất  EPS, ngành bán buôn, =-0,219

 

  1. Kết luận

Bài nghiên cứu đã chỉ ra các bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Kết quả còn cho thấy bằng chứng về hành vi thao túng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong một số ngành có xu hướng sử dụng nhiều các khoản phải thu, hàng tồn kho, các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau, doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi Big 4, doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, không có sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp tăng trưởng cao, doanh nghiệp không được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán Big 4, hoặc doanh nghiệp không có sở hữu nhà nước là những doanh nghiệp có xu hướng thao túng lợi nhuận nhằm tránh lỗ nhiều. Hạn chế lớn nhất của bài viết là chỉ kiểm định được hành vi thao túng lợi nhuận quanh ngưỡng của từng nhóm doanh nghiệp được phân loại dựa trên quy mô, tăng trưởng, đơn vị kiểm toán, sở hữu nhà nước, nhưng không kiểm định được tác động của các nhân tố này đến hành vi thao túng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc không xem xét được hành vi thao túng lợi nhuận nhằm vượt ngưỡng dự báo của nhà phân tích cũng là một hạn chế của nghiên cứu này.

Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan hữu quan, các nhà đầu tư trong quá trình đánh giá, phân tích lợi nhuận báo cáo của các doanh nghiệp niêm yết. Từ góc độ nhà đầu tư, khi phân tích lựa chọn cổ phiếu, thay vì chỉ tập trung vào EPS, nhà đầu tư cần chú ý về các khoản mục dồn tích, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa vượt qua ngưỡng lợi nhuận 0. Ngoài ra, nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi các công ty kiểm toán uy tín như Big 4. Từ góc độ của các cơ quan hữu quan, kết quả nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng các biện pháp quản lý nhằm minh bạch hóa thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các cơ quan quản lý cần có các chế tài mạnh mẽ hơn, đủ tính răn đe đối với các doanh nghiệp có hành vi thao túng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty Big 4 ít có xu hướng thao túng lợi nhuận hơn cũng đồng thời phản ánh hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán còn lại chưa đủ chặt chẽ để giảm thiểu hành vi thao túng lợi nhuận, do vậy, cần có những quy định chặt hơn nữa liên quan đến hoạt động của các công ty kiểm toán.

 

 

Tài liệu tham khảo

ALZOUBI, E. S. S. 2016. Audit quality and earnings management: evidence from Jordan. Journal of Applied Accounting Research, 17, 170-189.

AMAR, A. B. & ABAOUB, E. 2010. EARNINGS MANAGEMENT THRESHOLDS: THE CASE IN TUNISIA. Asian Academy of Management Journal of Accounting & Finance, 6.

AMAR, A. B. & CHABCHOUB, M. 2016. Audit Quality and Earnings Management to Avoid Losses and Earnings Decreases: The French Case. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 6, 20-27.

BECKER, C. L., DEFOND, M. L., JIAMBALVO, J. & SUBRAMANYAM, K. 1998. The effect of audit quality on earnings management. Contemporary accounting research, 15, 1-24.

BURGSTAHLER, D. & DICHEV, I. 1997. Earnings management to avoid earnings decreases and losses. Journal of accounting and economics, 24, 99-126.

CHAROENWONG, C. & JIRAPORN, P. 2009. Earnings management to exceed thresholds: Evidence from Singapore and Thailand. Journal of Multinational Financial Management, 19, 221-236.

DEGEORGE, F., PATEL, J. & ZECKHAUSER, R. 1999. Earnings management to exceed thresholds*. The Journal of Business, 72, 1-33.

ESSA, S., KABIR, R. & NGUYEN, H. T. Does Corporate Governance Affect Earnings Management? Evidence from Vietnam. 2016 Vietnam symposium in Banking and Finance (VSBF), 2016.

HALAOUA, S., HAMDI, B. & MEJRI, T. 2017. Earnings management to exceed thresholds in continental and Anglo-Saxon accounting models: The British and French cases. Research in International Business and Finance, 39, 513-529.

HEALY, P. M. & WAHLEN, J. M. 1999. A review of the earnings management literature and its implications for standard setting. Accounting horizons, 13, 365-383.

HOÀNG CẨM TRANG, ABEYSEKERA, I. & MA, S. 2017. The Effect of Board Diversity on Earnings Quality: An Empirical Study of Listed Firms in Vietnam. Australian Accounting Review, 27, 146-163.

LÊ THỊ HOÀI ANH, LÊ THỊ NHẬT LINH & VŨ THÀNH HUY. 2016. The Effect of Corporate Governance on Earnings Management of Enterprises Listed on Hochiminh Stock Exchange, Vietnam. Hue University Journal of Science (HU JOS), 113, 5-15.

JENSEN, M. C. & MECKLING, W. H. 1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of financial economics, 3, 305-360.

KINNEY JR, W. R. & MARTIN, R. D. 1994. Does auditing reduce bias in financial reporting? A review of audit-related adjustment studies. Auditing, 13, 149.

MORCK, R., SHLEIFER, A. & VISHNY, R. W. 1988. Management ownership and market valuation: An empirical analysis. Journal of financial economics, 20, 293-315.

NGUYỄN THU HẰNG. & NGUYỄN MẠNH HIỆP. 2016. Real Earnings Management: Evidence from Vietnam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 89.

NGUYỄN THU HẰNG, TRẦN NGUYỄN MINH TRẦN, PHẠM THỊ ÁNH THÙY & PHAN HOÀI THƯƠNG. 2017. The impact of Audit Quality and State Ownership on accrual- based earnings management: Evidence from Vietnam. VICIF 2017

SHLEIFER, A. & VISHNY, R. W. 1986. Large shareholders and corporate control. Journal of political economy, 94, 461-488.

WANG, L. & YUNG, K. 2011. Do state enterprises manage earnings more than privately owned firms? The case of China. Journal of Business Finance & Accounting, 38, 794-812.

 

1Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email:

[3] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email:

M&A TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Hồng Quân[1]

Tóm tắt

Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam, hoạt động M&A đang diễn ra một cách sôi động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Gần đây, các thương hiệu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đang lần lượt rơi vào tay các đại gia trong làng TMĐT với các tên tuổi lớn như Alibaba, MOL hay Trancent thông qua các thương vụ M&A (Sáp nhập & Mua lại) điều này vừa tạo ra cơ hội và thách thức cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới. Bài nghiên cứu sẽ tổng hợp lý thuyết về hệ sinh thái TMĐT, thống kê, phân tích tình hình M&A trong lĩnh vực TMĐT của các thương hiệu Việt Nam sở hữu (trong khoảng 5 năm gần đây) đặt trong bối cảnh M&A xuyên biên giới (thương vụ M&A nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài) để thấy rõ những cơ hội và thách thức đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới nhằm đưa ra một số kiến nghị để thiết lập hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam và tạo dựng một nền tảng vững chắc cho TMĐT của Việt Nam trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Từ khóa: Thương vụ M&A, Sáp nhập & Mua lại, Hệ sinh thái thương mại điện tử, Thương hiệu thương mại điện tử, Việt Nam

Abstract:

Mergers & Acquisitions (M & A) activity has been happening in Vietnam in recent years in many fields and business sectors. Recently, Vietnam's e-commerce brands are acquired by big company such as Alibaba, MOL or Trancent through M & A deals. This has created opportunities and challenges for e-commerce ecosystem of Vietnam in the coming time. The research will synthesize the theory of e-commerce ecosystem, statistics, analysis of M & A situation in e-commerce sector of Vietnam’s enterprises (in recent 5 years) in the context  of cross-border M&A to clearly see the opportunities and challenges posed to the e-commerce ecosystem of Vietnam some recommendations to build e-commerce ecosystem of Vietnam to create a solid foundation for e-commerce of Vietnam in the context of the 4.0 Industrial Revolution.

Keywords: M & A deals, e-commerce ecosystem, e-commerce brand, Vietnam’s e-commerce Brands Vietnam

  1. Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm kể từ khi Internnet được sử dụng ở Việt Nam, hoạt động TMĐT của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn tiền đề và đang chuyển sang giai đoạn mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đang diễn ra đó chính là các thương hiệu TMĐT của Việt Nam đang dần rơi vào tay các doanh nghiệp TMĐT lớn đến từ nước ngoài thông qua nhiều phương thức M&A khác nhau. Điều này đã tạo những cơ hội và thách thức vô cùng lớn đối với hoạt động TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới. Một mặt các thương hiệu của Việt Nam có cơ hội để tiếp tục phát triển nhờ sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm quản lý của các thương hiệu lớn và có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu, tuy nhiên, một lượng tài sản lớn đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài[2]. Thêm vào đó, sau M&A nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tái đầu tư một cách có hiệu quả thì thị trường TMĐT Việt Nam là sân chơi của các doanh nghiệp lớn đến từ nước ngoài và chịu sự tri phối của họ. Bài nghiên cứu sẽ làm rõ hơn những cơ hội và thách thức của hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trên cơ sở phân tích hiện trạng M&A thông qua các thương vụ M&A trong TMĐT tiêu biểu ở Việt Nam từ đó đưa ra được một số đề xuất nhằm thiết lập hệ sinh thái TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.

  1. Hệ sinh thái thương mại điện tử

Xuất phát từ lĩnh vực sinh học, thuật ngữ “hệ sinh thái” đang được sử dụng sang cả lĩnh vực kinh doanh và thương mại như một khái niệm thể hiện sự thống nhất và toàn diện có ý nghĩa nền tảng của hệ thống (Mirva Peltoniemi, 2004). “Hệ sinh thái kinh doanh’’ đã được (James Moore, 1993) đề cập trong tác phẩm (Predators and Prey: A new Ecology of competition), tiếp cận dưới góc độ khởi nghiệp, bao gồm 4 giai đoạn phát triển: ra đời (birth), mở rộng (Expansion), dẫn dắt (Leadership) và tự đổi mới (Self-Renewal). Khái niệm này được (Gajen Kandiah Sanjiv Gossain, 1998) phát triển thêm và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin, hàng hóa và dịch vụ, sử dụng Internet và công nghệ thông tin. Tạo ra giá trị giúp doanh nghiệp có thể phân biệt so với đối thủ cạnh tranh và là phương tiện để kết nối với khách hàng, công nghệ thông tin cung cấp sự liên kết, hỗ trợ việc tạo ra các hệ sinh thái kinh doanh mới. Từ những quan điểm này, hệ sinh thái TMĐT cũng được tạo lập và hình thành như một hệ sinh thái kinh doanh mới. Hệ sinh thái TMĐT được tiếp cận ở hai góc độ là doanh nghiệp TMĐT và ngành TMĐT, (Qiang Zhang, 2018) đã đề cập tới vấn đề hệ sinh thái của Taobao một thương hiệu của Alibaba thông qua việc nghiên cứu tình huống xem xét liên kết đạo đức khi chính thức hóa hệ sinh thái kinh doanh cơ bản. Hệ sinh thái tiếp cận dưới góc độ ngành TMĐT sẽ rộng hơn bao gồm cả hệ sinh thái của doanh nghiệp thương mại điện tử đặt trong một hệ thống tổng thể. Trong nghiên cứu này, hệ sinh thái TMĐT được tiếp cận dưới góc độ ngành TMĐT.

Hệ sinh thái thương mại điện tử có thể được hiểu là không gian tương tác và kết hợp giữa các tác nhân, chủ thể, mô hình, được thiết lập thông qua các cơ chế vận hành, chính sách hoạt động, trật tự nhằm đảm bảo cung ứng giá trị một cách hiệu quả giữa các thành phần trong hệ sinh thái dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và các trao đổi dữ liệu điện tử được thiết lập. (Nguyễn Văn Hồng, 2013) hệ sinh thái thương mại điện tử gồm có bốn cấu phần chính: (1) Yếu tố con người bao gồm: Nhận thức, văn hóa, tập quán đây là những yếu tố quan trọng nhất tri phối toàn bộ những yếu tố khác và quyết định sự thành công của hệ sinh thái thương mại điện tử. (2) Xã hội: quy định pháp luật, thuế, các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,...đây là những quy định, cơ chế, chính sách có ý nghĩa điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử và đưa ra “luật chơi chung’’ cho hệ sinh thái; (3) Nền tảng công nghệ thông tin (ICT): các phương tiện điện tử, internet, thiết bị điện tử, giá cả và chi phí sử dụng, vận hành. Đây là yếu tố quy định tính chất của hệ sinh thái và giúp cho hệ sinh thái vận hành một cách hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin sẽ quyết định cơ chế kết nối và chia sẻ thông tin và các hoạt động giữa các tác nhân trong hệ sinh thái; (4) Các ứng dụng và dịch vụ: mua bán, đấu thầu, sàn giao dịch, quảng cáo, hợp đồng và thanh toán trực tuyến. Trên cơ sở ba yếu tố nền tảng, các dịch vụ và ứng dụng trong hệ sinh thái được xây dựng và hình thành nhằm tạo ra giá trị thực sự của hệ sinh thái. Các dịch vụ và ứng dụng này cung cấp giá trị cho khách hàng và tương tác với nhau để tạo ra giá trị gia tăng cho hệ sinh thái thương mại điện tử.

Hình 1: Ngôi nhà Thương mại điện tử

Nguồn: Giáo trình TMĐT căn bản, năm 2013

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ trên thì hệ sinh thái thương mại điện tử còn nhiều tác nhân chưa được đề cập đến. Cần nhìn nhận hệ sinh thái thương mại điện tử dưới góc độ giá trị, thông tin, tính liên kết và sự hợp nhất đặt trong mối quan hệ hữu cơ với liên kết ngành. Dưới góc độ này, hệ sinh thái thương mại thương mại điện tử được thể hiện ở Hình 2 gồm hai phần chính:

Hình 2: Hệ sinh thái thương mại điện tử

Chính phủ điện tử

Hạ tầng trong TMĐT

Ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ

Ứng dụng trong TMĐT

Ngân hàng, tài chính và logistisc

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, năm 2018

- Cấu phần tương tác, bao gồm: cổng mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, logistics điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến, truyền thông điện tử, mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến. Đây là những nhân tố thực hiện hoạt động cung ứng giá trị định hướng tới khách hàng và có sự tương tác, liên kết, hợp nhất với nhau trong cùng hệ sinh thái.

- Cấu phần nền tảng, bao gồm: Chính phủ điện tử, hạ tầng trong thương mại điện tử, ứng dụng trong thương mại điện tử, ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ và ngân hàng, tài chính và logistics. Mặc dù đây là những yếu tố tác động gián tiếp tới việc cung ứng giá trị cho khách hàng nhưng lại là những yếu tố nền tảng quan trọng để hình thành nên các yếu tố khác.

Góc độ tiếp cận của bài viết dựa trên những phân tích về hệ sinh thái thương mại điện tử ở Hình 2. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, dữ liệu tiếp cận và khả năng nghiên cứu nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào cấu phần tương tác của hệ sinh thái TMĐT tương ứng với các thương vụ M&A của các thương hiệu TMĐT thuộc các lĩnh vực khác nhau.

  1. Đặc điểm M&A trong thương mại điện tử

Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions – M&A) là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam và đang thu hút sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu.

Theo Ðiều 29 Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 06 năm 2018 của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiêp[3]. Nguyên tắc cơ bản của M&A đó là tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu, thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi và tạo ra giá trị mới cho cổ đông.

Hầu hết, tất cả các thương vụ M&A trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều được nhận định là tạo ra giá trị cộng hưởng (synergy) và lợi ích đa chiều, nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao.

Lĩnh vực TMĐT là một lĩnh vực có nhiều yếu tố đặc thù nên hoạt động M&A trong lĩnh vực này cũng mang nhiều nét đặt trưng riêng và phụ thuộc vào các thương hiệu TMĐT trong quá trình M&A. Đặc điểm của các thương vụ M&A trong TMĐT thể hiện ở một só khía cạnh như: (1) gắn với yếu tố công nghệ và internet; (2) Đòi hỏi đầu tư lớn, cần đến sự tham gia của các quỹ đầu tư; (3) Sức lan tỏa nhanh, rộng trên phạm vi toàn cầu; (4) Khả năng liên kết thương hiệu trong M&A rất thấp; (5) Hình ảnh thương hiệu thường gắn nhiều với dịch vụ

  1. Tình hình M&A trong hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua

Hoạt động M&A ở Việt Nam thực sự sôi động trong khoảng 10 năm gần đây khi hành lang pháp lý có liên quan đến hoạt động này được hoàn thiện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây (2007-2017) có khoảng 4.000 thương vụ M&A lớn nhỏ đã được thực hiện với tổng giá trị khoảng 48,8 tỷ USD (điển hình năm 2017 đã đạt con số 10,2 tỷ USD). Điều đáng chú ý là hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, quy mô mà đây thực sự là kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam[4].

* Lĩnh vực M&A chủ yếu trong TMĐT

Không nằm ngoài xu thế đó, trong khoảng 5 năm gần đây, các thương vụ M&A trong TMĐT đang có chiều hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Có thể thấy rằng, trong lĩnh vực TMĐT hoạt động M&A chủ yếu bị tri phối bởi các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài như Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore, điển hình cho những tên tuổi đó là Alibaba (Trung Quốc), JC.com (Tancent – Đài Loan), MOL (Malaysia). Điều này cũng không quá bất ngờ khi chiến lược phát triển của các thương hiệu này đều nhắm tới Việt Nam vốn là một quốc gia có dân số cao và “dân số vàng trong mua sắm trực tuyến’’. Các thương vụ M&A trong TMĐT ở Việt Nam tập trung vào các cấu phần quan trọng trong hệ sinh thái TMĐT.

- Thương vụ M&A tập trung vào thanh toán điện tử

Các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT chủ yếu tập trung vào các dịch vụ như thanh toán trực tuyến, việc làm trực tuyến và một số dịch vụ khác ít nhận được sự quan tâm. Thanh toán trực tuyến vẫn là những ưu tiên M&A của các thương hiệu TMĐT đến từ nước ngoài để các thương hiệu này có thể kiểm soát được người dùng cũng như nhanh chóng tiếp cận với các phương tiện thanh toán vốn đã được thiết lập sẵn từ các chủ đầu tư của Việt Nam, số thương vụ này chiếm tới 41% trong tổng số các thương vụ M&A trong TMĐT trong vòng năm năm qua. Chính những thương vụ M&A này đã tiếp thêm cho sự phát triển của mảng dịch vụ Fintech[5] ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Các thương hiệu lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử của Việt Nam lần lượt rơi vào tay của các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài điển hình như: Nganluong.vn đã bị thâu tóm bởi MOL[6] hay Bảo Kim (của Vật giá) cũng bị thâu tóm bởi  Credit Saison, Golden Gate Ventures và GMO Global Payment Fund bên cạnh đó các ví điện tử Momo hay 1Pay cũng bị thâu tóm ngay khi các thương hiệu này đạt được số lượng khách hàng sử dụng khả quan. Điều này đã đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam một thách thức rất lớn khi các mô hình TMĐT của Việt Nam lại phải “sống cộng sinh’’ cùng với các thương hiệu “ngoại lai’’ một cách đầy may rủi.

Bảng 1: Số liệu thống kê các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT điển hình tại Việt Nam từ 2013-2017

Năm

Thương hiệu thâu tóm

Thương hiệu bị thâu tóm

Lĩnh vực

Phương thức M&A

Giá trị

2017

Telenor đến từ Na Uy

Chotot.com

Rao Vặt

M[7]

110 triệu USD

2017

FPT

Intellinet

Internet (Mỹ)

M

100%

2017

JD.com (TQ)

Tiki

Bán hàng trực tuyến

M

100%

2017

True Money

1Pay

Thanh toán điện tử

A[8]

40%

2016

UTC Investment của Hàn Quốc

VNPT Epay

Thanh toán điện tử

A

62,25% (542 tỷ đồng)

2016

 Softpay Mobile (Singapore)

Vietnam MPOS Technology (Peosoft)

Thanh toán điện tử

A

n/a

2016

En-Japan

Vietnamworks

 

Việc làm trực tuyến

M

100%

2016

Alibaba (Temasek)

Lazada

Bán hàng trực tuyến

M

100% (1 tỷ USD)

2016

Central Group

Zalora (Robins)

Bán hàng trực tuyến

M

100% (10 triệu USD)

2016

JD.com

Shopee(40% của Tancent)

Bán hàng trực tuyến

A

n/a

2016

SCPE và Goldman Sachs

Momo

Thanh toán điện tử

A

PE

2016

Credit China FinTech Holdings Limited

Amigo Technologies

Tài chính điện tử

A

51%

2014

FPT

123mua

Bán hàng trực tuyến

M

100%

2013

Sumitomo

Kusto (MobiVi)

Thanh toán điện tử

A

n/a

2013

MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL)

Nganluong.vn

Thanh toán điện tử

A

50%

2013

Nhommua

Cungmua

Groupon

M

100%

2013

Credit Saison, Golden Gate Ventures và GMO Global Payment Fund

Bảo Kim

Thanh toán điện tử

A

25%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn MAF[9], năm 2018

- M&A đối với cổng mua bán trung gian trực tuyến

Các thương vụ M&A trong mảng bán hàng trực tuyến chiếm tới 30% và các công ty thực hiện hoạt động thâu tóm này đến từ các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ truyền thống hoặc trực tuyến điển hình là Alibaba (Trung Quốc) và Central Group (Thái Lan) nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam thông qua việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc tiếp tục thúc đẩy thương hiệu mục tiêu thông qua kế hoạch hội nhập với thương hiệu thâu tóm. Các thương hiệu mục tiêu lần lượt là các thương hiệu hàng đầu trong hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam như Lazada, Zalora, Tiki, Shopee, Chợ Tốt và nhiều thương hiệu khác cũng đang là mục tiêu của các thương vụ thâu tóm đến từ các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn của nước ngoài. Lazada là thương hiệu điển hình nhất khi Alibaba đã chi ra 2 tỷ USD để thực hiện thành công thương vụ M&A, tiếp theo đó, Alibaba tiếp tục đầu tư 2 tỷ USD vào năm 2018 để tiếp tục bù lỗ và phát triển hoạt động của Lazada tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.

  • Quy mô M&A trong lĩnh vực TMĐT

Các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam thưc hiện trong thời gian vừa qua đều là những thương vụ có giá trị rất khác nhau, thấp nhất được công bố là 10 triệu USD (Central Group thâu tóm Zalora) và cao nhất có thương hiệu được thâu tóm lên tới 1 tỷ USD (Alibaba thâu tóm Lazada). Sự khác biệt về giá trị này đều dựa vào nhiều yếu tố của cả 2 bên tham gia trong các thương vụ M&A, chủ yếu dựa vào mục tiêu thâu tóm, thị phần chiếm lĩnh, lượng khách hàng, tiềm năng phát triển (dung lượng thị trường), lĩnh vực kinh doanh, mức độ nổi tiếng của thương hiệu,...Ngoại trừ một số thương hiệu thâu tóm lớn trong làng TMĐT như Alibaba, JC.com, Central Group, FPT thường tiến hành thâu tóm ở quy mô toàn bộ doanh nghiệp, còn lại các thương hiệu khác đều ở mức tỷ lệ cổ phần từ 25% đến 65%. Bên cạnh đó, quá trình thâu tóm của các doanh nghiệp này cũng được thực hiện thâu tóm từng bước và với tỷ lệ cổ phần từ nhỏ đến lớn.

Biểu đồ 1: Các thương vụ M&A trong TMĐT phân bổ theo lĩnh vực năm 2013-2017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn MAF, năm 2018

* Hình thức thâu tóm trong M&A TMĐT

Trong các thương vụ M&A ở Việt Nam dựa trên hình thức sở hữu cổ phần và phương thức chuyển nhượng có thể phân loại thành: A (mua lại), M (sáp nhập), PE (Phát hành riêng lẻ), IPO (Chào bán lần đầu ra công chúng), T (chuyển nhượng). Hầu hết các thương vụ M&A trong TMĐT đều được tiến hành theo hai phương thức là Sáp nhập (47%) và Mua lại (53%). Các hình thức khác không được các doanh nghiệp thâu tóm thực hiện bởi lẽ sự tham gia của các doanh nghiệp TMĐT của Việt Nam trên thị trường chứng khoán là rất hạn chế (do quy mô hoạt động còn nhỏ). Thêm vào đó, các thương hiệu thương mại điện tử của Việt Nam đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các dự án trải qua giai đoạn đầu khởi nghiệp. Việc tiến hành thâu tóm dưới hai hình thức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường TMĐT Việt Nam dần tiếp cận với thói quen và phong cách tiêu dùng mới thông qua các phương tiện điện tử.

* Các thương hiệu sau M&A đều không có sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu

Hầu hết các thương hiệu TMĐT mục tiêu sau M&A đều không có sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu do mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thâu tóm, đặc trưng của thị trường và đặc điểm của thương hiệu trực tuyến. Trong số 15 thương vụ của các doanh nghiệp nước ngoài tại Bảng 1 thì có tới 14 thương vụ vẫn giữ nguyên mô hình thương hiệu như ban đầu, chỉ có thương hiệu Zalora được thâu tóm bởi Central Group là biến mất khỏi thị trường và thay thế vào đó là thương hiệu Robins.com. Việc loại bỏ thương hiệu này sau M&A cũng là kế hoạch chiến lược của Central Group do hai thương hiệu này đều có chung định vị trong cùng mặt hàng và phân khúc thị trường. Sự thay đổi lớn nhất của các thương hiệu mục tiêu sau M&A là gia tăng dịch vụ và phát triển người dùng bằng sự đầu tư tài chính mạnh từ các thương hiệu thâu tóm, hầu hết hình ảnh nhận diện thương hiệu của các thương hiệu sau M&A không có sự thay đổi từ nhãn hiệu, logo, tên miền, giao diện website và các yếu tố khác.

  • Không có nhiều khả quan về lợi nhuận sau M&A

Mặc dù các thương hiệu mục tiêu có nhiều sự thay đổi trong phong cách quản lý, phát triển dịch vụ và sự tăng trưởng về doanh thu nhưng hiệu qua thực tế thông qua chỉ số về lợi nhuận đều không có gì khả quan. Hầu hết các thương hiệu đều ghi nhận các khoản lỗ lũy kế ở mức cao và luôn được sự đầu tư tài chính từ các doanh nghiệp thâu tóm. Kết quả cụ thể thông qua Biều đồ 2 dưới đây đối với một số thương hiệu TMĐT hàng đầu ở Việt Nam đã khẳng định rõ điều này.

Biểu đồ 2: Số lỗ lũy kế qua các năm của một số thương hiệu TMĐT lớn tại Việt Nam sau M&A

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Tác giả tổng hợp tử báo cáo tài chính của các thương hiệu trên, năm 2018

Theo đó, đối với thương hiệu Lazada, đến cuối năm 2016 lỗ lũy kế của trang thương mại điện tử này đạt gần 2.743 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty chỉ có 15 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn hoạt động chủ yếu đến từ nợ vay. Theo báo cáo tài chính, pháp nhân của Lazada đang ghi nhận gần 1.500 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 1.400 tỷ nợ vay dài hạn tính tới cuối năm 2016. Trong khi đó, đầu năm 2018, Alibaba đã đầu tư 2 tỷ USD bên cạnh số vốn 2 tỷ USD để sở hữu 83% cổ phần của Lazada vào năm 2017. Tiếp đó là thương hiệu Shopee là thương hiệu do Ganera – Nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu Singapore đầu tư (nay là SEA). Năm 2016 khi mới tham gia thị trường, Shopee chỉ lỗ hơn 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2017, khoản lỗ gia tăng lên hơn 600 tỷ đồng. Thêm vào đó, sau 7 năm hoạt động, Tiki lỗ lũy kế gần 600 tỷ đồng. Doanh thu của Tiki trong năm 2016 đạt gần 62,4 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2015. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử này chịu lỗ gần 179 tỷ đồng trong năm này do chi phí bán hàng quá lớn, cũng giống như các thương hiệu lớn khác, Tiki được hậu thuẫn lớn từ VNG và tiếp tục được đầu tư góp vốn của JD.com (thuộc Tencent Đài Loan). Sendo đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng. Trang thương mại điện tử này đã huy động hơn 400 tỷ đồng trong hai năm 2015-2016. Tuy vậy, kế hoạch chi tiêu của Sendo có phần khiêm tốn hơn so với những đối thủ khi chỉ báo lỗ 60 tỷ đồng trong năm 2015 và 136 tỷ trong năm 2016. Đến cuối năm này, Sendo lỗ lũy kế gần 230 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu của công ty này vẫn còn hơn 227 tỷ nhờ khoản thặng dư do phát hành cổ phần năm 2016.

  1. Cơ hội và thách thức cho hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam

* Cơ hội cho hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam

Thứ nhất, cuộc Cách mạng 4.0 đang được định hình và tạo ra cơ hội cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam và hệ sinh thái TMĐT chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên nền tảng của cơ sở dữ liệu lớn (BigData), chuỗi khối liên kết (Blockchain), tự động hóa và Internet kết nối vạn vật (IoT). Trong khi Chính phủ đang có định hướng chiến lược cho sự tiếp cận và sẵn sàng thích ứng với Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì hệ sinh thái TMĐT là một cấu phần không thể tách rời khỏi định hướng chiến lược này.

Thứ hai, môi trường và chính sách khởi nghiệp của Việt Nam đang được chú trọng, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đang dần được hình thành với nhiều cấu phần như: quỹ đầu tư, vườn ươm doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư,...tỷ lệ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT là rất cao chiếm khoảng 35%[10]so với các ngành còn lại. Đây là một cơ hội rất tốt cho hệ sinh thái TMĐT Việt Nam được hình thành và phát triển.

Thứ ba, công nghệ và dịch vụ được mở rộng phát triển sau M&A: Sau M&A, các thương hiệu thâu tóm sẽ tiến hành hội tụ công nghệ và các ứng dụng nền tảng với thương hiệu mục tiêu và thông qua đó thực hiện mục tiêu chiến lược của mình tại thị trường nước sở tại và các thị trường mà thương hiệu mục tiêu đang hoạt động. Các dịch vụ mới và dịch vụ gia tăng đã được triển khai rất đa dạng tại các mô hình thanh toán trực tuyến của Nganluong.vn, Baokim.vn hay ví điện tử Momo. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái TMĐT Việt Nam có cơ hội để hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và các mô hình thương mại điện tử.

Thứ tư, thị trường và khách hàng được mở rộng và tăng cường: Sau khi M&A, các thương hiệu thâu tóm luôn có sự đầu tư cả về tài chính, công nghệ quản lý và công nghệ thông tin cho thương hiệu mục tiêu nhằm tiếp tục mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách hàng. Có được kinh nghiệm, công nghệ và thị trường có sẵn của thương hiệu thâu tóm sẽ là điều kiện thuận lợi để cho các thương hiệu mục tiêu tiếp tục phát triển sau M&A.

Thứ năm, thu hồi được vốn đầu tư và tiếp tục đầu tư cho các mô hình mới. Trên thực tế, phần lớn các thương hiệu TMĐT của Việt Nam tiến hành M&A trong giai đoạn gặp khó khăn về tài chính hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm không tiếp tục đầu tư nữa. Lúc này, M&A được coi là giải pháp hợp lý để các nhà đầu tư Việt Nam thoái vốn một phần hoặc toàn bộ và tiếp tục triển khai đầu tư các dự án mới.

* Thách thức cho hệ sinh thái thương thương mại điện tử Việt Nam

Thứ nhất, hoạt động của các startup trong lĩnh vực TMĐT có tỷ lệ thất bại rất cao (chiếm tới 90%[11]), điều này dẫn tới sự lãng phí trong đầu tư và có thể khiến cho hệ sinh thái TMĐT và tạo tâm lý không tốt cho các nhà khởi nghiệp cùng ngành và khác ngành. Nguyên nhân của những thất bại này một mặt do tầm nhìn và định hướng cho dự án kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó, hạn chế về tài chính cũng là một nguyên nhân dẫn đến những thất bại này.

Thứ hai, hoạt động M&A chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các thương vụ M&A ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và đều hoạt động trong lĩnh vực TMĐT hoặc phân phối bán lẻ. Trong năm 2017, doanh thu bán lẻ TMĐT của Việt Nam đạt con số 5 tỷ USD nhưng chủ yếu tập trung vào các thương hiệu lớn đã bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước ngoài như Lazada, Shopee, Tiki, Zalora hay kể cả Sendo vốn là công ty thuộc sở hữu của FPT nhưng cũng chịu sự đầu tư gián tiếp từ JD.com thông qua VNG. Các thương hiệu còn lại như Vatgia.com, Chodientu.vn, Enbac.vn,...đều có doanh thu rất thấp. Điều ngày cho thấy sự tri phối của các doanh nghiệp thương mại điện tử của nước ngoài là rất lớn và gần như những doanh nghiệp này quyết định cuộc chơi trong hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam.

Thứ ba, một số hệ lụy sẽ xảy ra khi vận hành hệ sinh thái TMĐT. Khi các cấu phần quan trọng nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, các quy định về luật pháp của Việt Nam sẽ không phải là cơ sở luật pháp duy nhất điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Những vấn đề như chuyển giá, thuế trong thương mại điện tử xuyên biến giới, rửa tiền trong TMĐT hay kiểm soát ngoại tệ, tài chính và tỷ giá hối đoái sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Việc khó kiểm soát được dòng hàng hóa, dòng tiền, dòng thông tin và dòng công nghệ sẽ khiến Việt Nam khó có thể đưa ra các quy định, cơ chế, chính sách và chiến lược sát với tình hình thực tế của thị trường. Hay nói một cách khác là Việt Nam sẽ khó có thể kiểm soát được hệ sinh thái TMĐT.

Thứ tư, hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi đa dạng hơn theo hướng ưu tiên theo chiến lược của công ty thâu tóm. Các cổng mua bán trung gian TMĐT vốn là kênh phân phối trực tuyến quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, các kênh phân phối trực tuyến này đã và đang rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài nên việc chào bán và quyết định chính sách bán hàng là do các công ty này quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại của Việt Nam sẽ gặp trở ngại trong tương lai khi không còn là sự lựa chọn ưu tiên để trưng bày hàng hóa như trước đây, chính họ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu ngoại và có thể bị loại bỏ khỏi cuộc chơi khi không tuân thủ luật chơi mà các doanh nghiệp nước ngoài đề ra.

Thứ năm, hệ sinh thái TMĐT có thể bị phá vỡ và bị thâu tóm hoàn toàn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là nguy cơ lớn nhất mà hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang đối mặt. Cũng giống như hệ thống phân phối truyền thống, một khi điểm bán đã rơi vào tay các thương hiệu TMĐT lớn, hệ thống thanh toán điện tử cũng do họ thiết lập và duy trì, vận tải và giao nhận do họ kiểm soát và hệ thống thông tin trực tuyến của khách hàng đều nằm trong tay các doanh nghiệp TMĐT từ nước ngoài thì hệ sinh thái TMĐT vận hành ở Việt Nam lại chịu sự tri phối và điều khiển của các Tập đoàn TMĐT của nước ngoài. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm trực tuyến đang có chiều hướng tăng lên điều đó đồng nghĩa với cơ hội bán hàng tăng lên, tuy nhiên, những hàng hóa nào được bày bán lại do các Tập đoàn này quyết định.

  1. Một số kiến nghị cho hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian tới

- Chính phủ cần xây dựng một chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái TMĐT trong thời gian tới bên cạnh kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, kế hoạch này đang chỉ tập trung vào các vấn đề rất riêng lẻ mà chưa có sự liên kết giữa các cấu phần trong hệ sinh thái TMĐT. Cần phải xây dựng một hệ sinh thái riêng cho TMĐT Việt Nam bao gồm chợ thương mại điện tử, thanh toán điện tử, hậu cần điện tử (e-logistics), tài chính điện tử, …một cách bài bản.

- Nhà nước cần tạo cơ chế cho các doanh nghiệp TMĐT lớn tiếp tục đầu tư và phát triển thông qua việc thiết lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT cùng với các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các mảng xây dựng hạ tầng cho TMĐT.

-  Phát động phong trào doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên chào bán trên các trang TMĐT của Việt Nam để tạo lập kênh TMĐT với các nhà cung cấp sản phẩm mang thương hiệu của người Việt với nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đảm bảo. Các cơ quan xúc tiến thương mại cần mở rộng hơn công tác xúc tiến lên môi trường trực tuyến để khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng những thương hiệu TMĐT của Việt Nam để giao dịch, đẩy mạnh và hiệu quả hóa các chiến dịch “ngày hội mua sắm trực tuyến – online Friday’’ gắn với các sản phẩm và thương hiệu của Việt Nam.

- Hiệp hội TMĐT và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình, ban hành chính sách nhằm kết nối hội viên, liên kết hội viên và trung gian để tạo lập hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam.

  1. Kết luận

Thứ nhất, M&A là cách thức ngắn nhất để các công ty TMĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhằm triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng bằng việc tận dụng lợi thế của mô hình đã được xây dựng bởi các thương hiệu tại nước sở tại.

Thứ hai, không có nhiều sự thay đổi về mô hình thương hiệu của các thương hiệu trước và sau M&A do yếu tố thích nghi địa phương là một đòi hỏi tương đối cao trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam.

Thứ ba, các thương hiệu thâu tóm sử dụng đa dạng kênh tài chính để đầu tư (thông qua quỹ đầu tư, quỹ ủy thác), đầu tư trực tiếp, trực tiếp thâu tóm đối với các thương hiệu thương mại điện tử của Việt Nam.

Thứ tư, các thương hiệu sau M&A không có nhiều khởi sắc về lợi nhuận thu được mặc dù có sự đầu tư và hậu thuẫn lớn từ các thương hiệu thâu tóm. Điều này cho thấy, không phải cứ tiến hành M&A là có thể cải thiện được tình trạng hoạt động của các thương hiệu TMĐT ở Việt Nam.

Thứ năm, các thương vụ M&A là một phần chiến lược quan trọng để các thương hiệu thương mại điện tử lớn dần dần thâu tóm thị trường kinh doanh trực tuyến của Việt Nam.

Thứ sáu, các thương hiệu TMĐT của Việt Nam đang rơi vào tay các công ty TMĐT lớn của nước ngoài, hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang dần bị phá vỡ qua các thương vụ M&A của doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ bảy, hệ thống bản lẻ trực tuyến của Việt Nam cũng đang bị các doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát thông qua thương vụ M&A và là kênh điều dẫn cho dòng hàng hóa của nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Thứ tám, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào mảng thanh toán trực tuyến nhằm tạo lập hạ tầng cho TMĐT sau M&A.

Thứ chín, các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít và giá trị thương vụ cũng rất nhỏ (điển hình là FPT và Viettel).

Tài liệu tham khảo

  1. Khánh An (2018), Diễn đàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A Việt Nam 2018): Điểm danh một loạt cơ hội đầu tư hấp dẫn, Báo đầu tư;
  2. Thế Hải (2017), Doanh thu thương mại điện tử đã cán mốc 5 tỷ USD, https://baodautu.vn/doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-da-can-moc-5-ty-usd-d57264.html;
  3. James Mooretion (1993), Predators and Prey: A new Ecology of competition, Harvard Business Review;
  4. James Mooretion (1996), The Death of Competition: Leadership and Strategy in the Age of Business Ecosystems, Harvard Business Review;
  5. Gajen Kandiah Sanjiv Gossain (1998), Reinventing value: The new business ecosystem, Strategy & Leadership, Vol.26, Emerald Insight;
  6. Đinh Hiệp (2017), Startup Việt trước làn sáng Startup ngoại, Thời báo Kinh tế Sài gòn; https://www.thesaigontimes.vn/155416/Startup-Viet-truoc-lan-song-startup-ngoai.html;
  7. Nguyễn Văn Hồng (2013), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Hồng Đức;
  8. Mirva Peltoniemi (2004), Business ecosystem as the new approach to complex adaptive business environments, eBusiness research forum;
  9. Luật cạnh tranh (2018), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-canh-tranh-345182.aspx;
  10. Hiếu Minh (2017), Nhiều ngành nóng chờ sóng lớn M&A 2018, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán;
  11. Kumar, S. and Blomqvist, K.H. (2004), “Merger and acquisitions: making brand equity a key factor in M&A decision making”, Strategy & leadership, Vol. 32 No. 2, pp. 20-7;
  12. Kunal Basu (2006), Merging Brands after Mergers, California Management Review, Vol 48, No.4;
  13. Vũ Minh (2014), 15 thương vụ M&A tài chính và công nghệ đình đám nhất năm 2013 – 2014, https://bizlive.vn/ngan-hang/15-thuong-vu-ma-tai-chinh-va-cong-nghe-dinh-dam-nhat-nam-2013-2014-590716.html;
  14. Nguyen, H. and Kleiner, B.H. (2003), “The effective management of mergers”, Leadership & Organization Development Journal, Vol. 24 Nos 7/8, pp. 447-54.
  15. Trần Thị Thu Nhung (2016), M&A có tính chất thâu tóm ở Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí Tài chính;
  16. Anh Phương (2018), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế, https://vov.vn/kinh-te/mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-doanh-nghiep-noi-lep-ve-793163.vov, truy cập ngày 4/10/2018
  17. Mai Phương (2018), Diễn đàn M&A Việt Nam 2018: “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” , http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=40395;
  18. Qiang Zhang  & Yan Wang (2018), Struggling towards virtuous coevolution: institutional and strategic works of Alibaba in building the Taobao e‑commerce ecosystem, Asian Business and Management;
  19. U.N. Qiao (2018), Digital empowerment in a WEEE collection business ecosystem: A comparative study of two typical cases in China, Journal of Cleaner Production, doi: 10.1016/j.jclepro.2018.02.114
  20. M&A từ góc nhìn Marketing, http://www.brandsvietnam.com/273-MA-tu-goc-nhin-marketing
  21. Nguyễn Thu Thủy & Cao Đinh Kiên (2017), Mua lại và Sáp nhập & Tái cấu trúc doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Lao động;
  22. Thanh thủy (2017), Những thương vụ M&A đình đám trong năm 2017, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nhung-thuong-vu-ma-dinh-dam-trong-nam-2017-132333.html, truy cập 02/04/2018 ;
  23. Stoxplus (2017), Thị trường M&A Việt Nam : Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, https://www.stoxplus.com/news/detail/671512?lang=vi-vn, truy cập 02/04/2018
  24. Diễn đàn M&A Việt Nam, maf.com.vn;
  25. Các website nhommua.com, www.cungmua.com, www.tiki.vn

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Nguồn: Sự thâm nhập thị trường Việt Nam của những “gã khổng lồ” nước ngoài, http://www.brandsvietnam.com/14092-Su-tham-nhap-thi-truong-Viet-Nam-cua-nhung-ga-khong-lo-nuoc-ngoai, truy cập ngày 04/10/2018

[3] .“sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

[4] Nguồn: Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2018: Bước ngoặt mới – Kỷ nguyên mới, Báo Đầu tư

[5] Fintech (Finance Technology): Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế, https://vov.vn/kinh-te/mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-doanh-nghiep-noi-lep-ve-793163.vov, truy cập ngày 4/10/2018

[6] MOL: MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL), thương hiệu TMĐT của Malaysia

[7] M: Sáp nhập, hợp nhất

 

[8] A: Mua lại

[9] MAF: Diễn đàn M&A Việt Nam, www.maf.com.vn

[10] Nguồn: Đinh Hiệp (2017), Startup Việt trước làn sáng Startup ngoại, Thời báo Kinh tế Sài gòn

[11] Nguồn: ICTNew (2016), Những lý do khiến 90% Startup trong lĩnh vực CNTT thất bại

 

KINH NGHIỆM CỦA ĐÀI LOAN TRONG VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CỔ PHIẾU RA NƯỚC NGOÀI[1]

Nguyễn Thu Thủy[2]

Bùi Thu Hiền[3]

Nguyễn Phương Chi[4]

Nguyễn Thị Sofia[5]

Tóm tắt

Niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài (còn gọi là niêm yết chéo) là một xu hướng trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, mang lại các lợi ích tiềm tàng cho doanh nghiệp. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhìn thấy các lợi ích đó đối với doanh nghiệp của họ, nên đã có những chính sách và khung khổ pháp lý cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tiến hành niêm yết ở nước ngoài, trong đó có Đài Loan. Bài viết này phân tích các điều kiện pháp lý và chính sách của Đài Loan trong việc tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp của họ có thể niêm yết ở nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết nghiên cứu một trường hợp doanh nghiệp điển hình của Đài Loan đã niêm yết chéo thành công ở thị trường chứng khoán Hoa Kỳ; từ đó chỉ ra một số bài học cho Việt Nam nhằm chuẩn bị cho sự gia nhập của các doanh nghiệp của mình vào các thị trường vốn tiềm năng rộng mở trên thế giới.

Từ khóa: niêm yết chéo, thị trường chứng khoán nước ngoài, Đài Loan

 

Abstract

Cross-listing is a tendancy in the process of integration and globalization, bringing about potential benefits for firms. Many countries and territories around the globe, including Taiwan, have seen those benefits for their firms, thus creating specific policies and regulations to facilitate and encourage their domestic firms to cross list in foreign securities markets. This paper analyzes Taiwan’s policies and legal framework in supporting and encouraging their firm to cross list.  In addition, the paper also studies the case of Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, a Taiwanese firm that has succeeded in cross-listing in New York Stock Exchange, so that drawing relevant lessons for Vietnam in order to prepare for the domestic firms’ joining into the opening and promising world’s securities market.

Keywords: cross-listing, foreign securities markets, Taiwan, lessons.

 

  1. Đặt vấn đề

Các công ty có nhiều động cơ và lợi ích khác nhau khi mong muốn niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài (còn gọi là niêm yết chéo). Theo Nguyễn Thu Thủy và Hoàng Hồng Vân (2018), các động cơ và lợi ích tiềm tàng mà niêm yết chéo mang lại cho doanh nghiệp bao gồm nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, dễ dàng hơn trong việc huy động vốn và tiết kiệm chi phí phát hành, đặc biệt là với nguồn vốn bằng ngoại tệ, đồng thời góp phần khuếch trương uy tín, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Còn theo Durnev và Kim (2005) việc niêm yết chéo tại nước ngoài còn giúp cải thiện hoạt động quản trị của công ty thông qua việc đáp ứng các điều kiện niêm yết và duy trì niêm yết (thường là cao hơn) so với các điều kiện trên TTCK nội địa; đồng thời, niêm yết chéo cũng giúp thu hút các nhà đầu tư chiến lược, giúp doanh nghiệp được bảo vệ trước các hành vi thâu tóm.

Chính vì vậy, các quốc gia đều rất nỗ lực để tạo các tiền đề pháp lý và các chính sách cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp nội địa có thể vươn ra thị trường nước ngoài, và/hoặc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới niêm yết tại thị trường của họ. Bài viết này xem xét kinh nghiệm của Đài Loan trong việc tạo ra môi trường pháp lý khuyến khích doanh nghiệp nội địa niêm yết chéo, đồng thời nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã thành công trong việc niêm yết chéo tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Với tham vọng là Thung lũng Silicon Châu Á, Đài Loan tập trung đầu tư và phát triển ngành công nghệ cao. Đây cũng là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty Đài Loan nói chung và các công ty ngành công nghệ cao nói riêng sẽ mang lại nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam.

  1. Khái quát về nền kinh tế và thị trường chứng khoán của Đài Loan

Đài Loan là hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.

            Trong những năm đầu tiên thành lập, Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp và công nghiệp đều rất lạc hậu, thất nghiệp phổ biến, mức sống thấp. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn khó khăn này, Đài Loan đã rất chú trọng tập trung đầu tư cho giáo dục, cụ thể đã đạt mức phổ cấp giáo dục từ rất sớm. Với chiến lược hiện đại hóa công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và đặc biệt là coi trọng phát triển giáo dục ở tất cả các cấp bậc nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đến giữa thập niên 1960 và thập niên 1990, từ một nền kinh tế lạc hậu, Đài Loan đã vươn mình trở thành một khu công nghiệp mới và được coi là một trong bốn con rồng của Châu Á bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc. Điều này cũng là bài học thường thấy ở các nước và các lãnh thổ thành công như Hàn Quốc, Singapore, Hồng kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỷ 1970 và 1980, thường đạt mức độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.

Bảng 1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Đài Loan

Năm

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

GDP bình quân đầu người (NT$)

94,580

98,179

99,687

105,893

115,356

119,606

132,019

146,111

154,783

Mức tăng trưởng (%)

5,1

3,8

1,5

6,2

8,9

3,7

10,4

10,7

5,9

Nguồn: Thu nhập quốc gia tại Đài Loan, theo R.O.C năm 1988

Bảng 2. Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Dân số

23,4

23,4

23,5

23,5

23,6

GDP bình quân đầu người (USD)

21,894

22,716

22,559

22,629

24,402

GDP (tỷ USD)

512

532

530

533

575

Chỉ số tăng trưởng kinh tế (%)

2,2

4,0

0,8

1,4

2,9

Nguồn: FOCUSECONOMICS.com

Đến nay, nền kinh tế Đài Loan xếp thứ 15 toàn cầu và thứ 4 châu Á, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), và vẫn còn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tham vọng trở thành “Thung lũng Silicon Châu Á”.

Đài Loan là một nền kinh tế nhỏ song đã đạt được những bước đi và thành tựu xuất sắc trong việc phát triển nền kinh tế dựa vào trí thức. Trong suốt thời gian dài thực hiện công nghiệp hóa từ năm 1950, Đài Loan luôn đạt được sự phát triển cao ổn định nhờ có chiến lược và những chính sách quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Một trong những điều chỉnh lớn đặc biệt quan trọng trong thập niên 1980 đến nay là sự điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Thị trường chứng khoán Đài Loan được tổ chức theo mô hình 3 Sở là Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan, Sở Giao dịch chứng khoán Taipei, Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh, cùng một Trung tâm lưu ký chứng khoán. Toàn thị trường chứng khoán Đài Loan có mức vốn hóa trên 1.000 tỉ USD, tổng giá trị giao dịch khoảng 6 tỉ USD/ngày, với sự hoạt động của 73 công ty chứng khoán. Thị trường lớn nhất có 935 doanh nghiệp niêm yết, thị trường tiếp theo có 756 doanh nghiệp niêm yết, đồng thời có cả thị trường dành cho các doanh nghiệp chưa niêm yết và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên các sở giao dịch là Ủy ban Giám sát tài chính (FSC), và cơ quan này đồng thời quản lý bốn bộ phận: giám sát, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm. Nhờ có sự thống nhất quản lý như vậy nên những vấn đề pháp lý thúc đẩy cho dòng chảy vốn thông suốt và hiệu quả đã được Đài Loan thực hiện từ lâu. (Tường Vi, 2018)

Tại Đài Loan, chỉ hai ngành nghề là ngân hàng và công nghệ cao còn bị hạn chế tỉ lệ đầu tư tối đa với người nước ngoài, còn lại các ngành nghề khác là hoàn toàn tự do, rộng mở với nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những công ty chứng khoán có lịch sử lâu đời nhất Đài Loan là Tập đoàn Chứng khoán Yuanta, ra đời từ năm 1961 và đang giữ vị trí số 1 về thị phần; Công ty này đang phục vụ trên 4.000.000 khách hàng, trong đó có trên 3.000 khách hàng có tài khoản giá trị từ 1 triệu USD trở lên. Tại TTCK Đài Loan, 65% số lệnh giao dịch được thực hiện online và quầy môi giới tại đây luôn có các phiếu lệnh bằng giấy, phiếu lệnh mua, bán, hoặc tham gia đấu giá IPO… để phục vụ cho những nhà đầu tư không thể dùng Internet. (Tường Vi, 2018)

  1. Điều kiện, thủ tục phát hành và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của Đài Loan

3.1. Điều kiện, thủ tục để doanh nghiệp Đài Loan chào bán và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài

Theo Quy chế quản lý việc chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài của tổ chức phát hành tại Đài Loan (sửa đổi ngày 30/7/2008) thì công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC tại Đài Loan có thể đăng ký chào bán và phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty ra nước ngoài, bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài và giao dịch cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán nước ngoài. Tổ chức phát hành muốn chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài phải nhận được thư phê duyệt của Ngân hàng Trung ương và nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo yêu cầu lên Ủy ban Giám sát Tài chính (FSC). Nếu bản đăng ký có bất kỳ sự thay đổi nào phải báo cáo ngay lên FSC. Bản đăng ký sẽ tự động có hiệu lực sau 12 ngày giao dịch kể từ ngày đăng ký, tuy nhiên, FSC có quyền đình chỉ hiệu lực của bản đăng ký khi các tài liệu đăng ký không đầy đủ hoặc thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của công chúng. Nếu nhận được thông báo đình chỉ bản đăng ký, tổ chức phát hành phải trình lên FSC những nguyên nhân dẫn tới sự đình chỉ đó. Nếu FSC không bác bỏ bản đăng ký hoặc thông báo cho người đăng ký về ảnh hưởng của những sửa đổi đó, bản đăng ký sẽ có hiệu lực sau 12 ngày giao dịch kể từ ngày FSC nhận được bản sửa đổi. Sau khi FSC đình chỉ bản đăng ký, nếu tổ chức phát hành sai, trong vòng 12 ngày giao dịch kể từ ngày nhận được thư thông báo đình chỉ không khắc phục những nguyên nhân gây ra thì FSC sẽ bác bỏ đơn đăng ký.

Một tổ chức phát hành đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài phải nộp một bản kế hoạch phát hành nêu rõ những vấn đề sau: (i) Mục đích chào bán; (ii) Ngày dự kiến phát hành, tổng số cổ phiếu được phát hành, phương pháp xác định giá mỗi cổ phiếu phát hành, và tổng giá trị phát hành tính bằng đồng USD; (iii) Nơi phát hành và giao dịch; (iv) Bản tuyên bố phương án phát hành: Bản tuyên bố phải chỉ rõ tổng số cổ phiếu phát hành ra công chúng, hoặc tỷ lệ được mua từ một người xác định thông qua thỏa thuận; nếu phần đó phải được mua từ một người xác định, thì bản tuyên bố thủ tục bảo lãnh phải nêu rõ lý do, số lượng cổ phiếu được mua, tổng giá trị tính bằng USD và mối quan hệ giữa người mua và tổ chức phát hành; (v) Cách thức lưu ký cổ phiếu.

Khi một bản đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài có hiệu lực, thì tổ chức phát hành phải nộp một trong những tài liệu sau đây lên FSC trong vòng 10 ngày sau khi thực hiện phát hành hoặc niêm yết: (i) Bản cáo bạch được chuẩn bị phù hợp với Luật Chứng khoán của nước sở tại; (ii) Bản sao về thỏa thuận với dịch vụ phát hành chứng khoán ra nước ngoài; (iii) Bản sao hợp đồng lưu ký; (iv) Thư có ý kiến của Quốc vụ viện Trung Quốc xác nhận không có sự mâu thuẫn nào nghiêm trọng giữa điều lệ phát hành đối với việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp phát hành dự kiến sau này trong bản đăng ký mà FSC đã phê duyệt, hoặc trong đơn xin đã được FSC phê duyệt; (v) Tài liệu cung cấp bằng chứng về việc số tiền lưu ký đã thu đủ; (vi) Danh sách các tài khoản tiền nộp mua chiếm 10% hoặc hơn trên tổng giá trị cổ phiếu phát hành cũng như giá và khối lượng mua; (vii) Các tài liệu khác mà FSC yêu cầu.

Một công ty cổ phần đăng ký chào bán và phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài hoặc trái phiếu công ty ra nước ngoài phải nộp một bản báo cáo hạn mức tín dụng đã có sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng được FSC phê duyệt hoặc thông qua.

FSC có quyền bác bỏ kế hoạch chào bán và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài với bất kỳ trường hợp nào xảy ra đối với tổ chức phát hành được liệt kê dưới đây:

- Kế hoạch hiện tại về chào bán và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài là không thể thực hiện được, không cần thiết hoặc vô lý.

- Thực hiện bất kỳ kế hoạch nào trước khi chào bán và phát hành, hoặc đã từng gặp phải những vấn đề sau và vẫn chưa được khắc phục: (1) Gây ra hậu quả nghiêm trọng mà không có lý do chính đáng và không khắc phục được hậu quả. (2) Kế hoạch đã được thay đổi cơ bản mà không có lý do chính đáng. (3) Kế hoạch chào bán và phát hành chứng khoán đã thay đổi cơ bản mà không báo cáo và được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. (4) Tổ chức phát hành không tuân thủ những điều khoản của luật pháp trong một năm gần đây. (5) Không thực hiện công bố thông tin chính xác theo quy định. (6) Không đạt được doanh thu dự kiến mà không có lý do chính đáng.

- Một phần quan trọng của kế hoạch chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài (chẳng hạn như điều lệ phát hành, nguồn tiền, dự án đặc biệt, kế hoạch thực hiện, doanh thu dự kiến) chưa được đề xuất và trình lên đại hội đồng cổ đông để thảo luận và phê chuẩn theo Luật Công ty.

- Công ty vay một lượng vốn lớn vượt quá nguồn tài chính cần từ giao dịch của công ty với các công ty khác và không cải thiện được tình hình kể từ khi đăng ký.

- Công ty tham gia giao dịch bất hợp pháp.

- Công ty nắm giữ tài sản tài chính liệt kê sau: tài sản tiền gửi, tài sản nhàn rỗi hoặc tài sản hữu hình nhàn rỗi mà không có kế hoạch sử dụng tích cực để phát triển và tổng giá trị tương đương với: 40% hoặc hơn tổng số cổ phần trong báo cáo kiểm toán gần nhất và báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hoặc 60% trên tổng lượng vốn tăng lên thông qua phát hành cổ phiếu ra nước ngoài mà công ty đăng ký phát hành. Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với tiền tăng lên được sử dụng để mua sắm tài sản cố định và có một kế hoạch cụ thể cho thấy việc tăng vốn là cần thiết.

- Công ty cho một bên khác vay chứng khoán, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với chứng khoán dùng để kinh doanh như là một khoản vay trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty và được hơn 50% cổ đông biểu quyết.

- Chứng khoán được chào bán và phát hành ra nước ngoài được mua bởi một người liên quan đến tổ chức phát hành, hoặc nguồn vốn cuối cùng được sử dụng bởi một bên liên quan đến tổ chức phát hành.

- Tổng số lượng đô la đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Trung Quốc vượt quá giới hạn cho phép được Ủy ban Đầu tư, Bộ Kinh tế quy định.

- Bản tuyên bố tài chính của công ty trong hai năm gần nhất chưa được chuẩn bị đúng theo luật và quy định liên quan, nhìn chung chưa tuân theo các nguyên tắc kế toán và những vi phạm là nghiêm trọng.

- Trong 3 năm trước, tổ chức phát hành đã bị toà tuyên án về một trong những vi phạm liên quan đến quản trị công ty như tham nhũng, hoạt động phi pháp, lừa đảo, vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng hoặc tham ô.

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về thâu tóm hoặc chuyển nhượng tài sản công ty đại chúng.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ không đạt tiêu chuẩn.

- Giá cổ phiếu của công ty biến động bất thường trong vòng một tháng trước ngày đăng ký chào bán và phát hành.

- Vi phạm luật và các quy định khác hoặc FSC cho rằng cần thiết không phê duyệt để bảo vệ cho lợi ích của công chúng hoặc quốc gia.

Sau khi đăng ký có hiệu lực hoặc đơn xin phép được phê duyệt, FSC có thể thu hồi hoặc bãi bỏ đăng ký hoặc phê duyệt nếu phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào sau đây: (i) Chứng khoán phát hành ra nước ngoài chưa thu được đầy đủ tiền trong vòng 03 tháng kể từ ngày FSC thông báo bản đăng ký có hiệu lực hoặc phê duyệt đơn, tuy nhiên FSC có thể gia hạn thêm 3 tháng đối với những trường hợp có lý do chính đáng (chỉ được gia hạn một lần); (ii) Phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài được bảo lãnh, hoặc cổ phiếu đã được phát hành và chào bán ra nước ngoài, đang sử dụng một phương pháp mà có sự mâu thuẫn với bản đăng ký và điều lệ phát hành mà không tuân thủ về sự thay đổi theo quy định và báo cáo với FSC trước ngày thực hiện hợp đồng lưu ký hoặc ngày định giá cổ phiếu phát hành, tuy nhiên điều khoản này không áp dụng nếu tổ chức phát hành sử dụng cổ phiếu đang lưu hành để bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài, hoặc sử dụng cổ phiếu đang lưu hành để cam kết giao dịch ngoài sở giao dịch; (iii) Không thực hiện đúng kế hoạch phát hành.

3.2. Quy định về công bố thông tin

Nếu tổ chức phát hành nộp bản đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài và đến ngày đăng ký có hiệu lực mà xảy ra sự việc ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông hoặc giá cổ phiếu thì ngay sau đó phải công bố thông tin ra công chúng và nộp báo cáo giải trình cho FSC trong vòng 2 ngày kể từ khi diễn ra sự việc. Ngoài ra, tổ chức phát hành phải có ý kiến của chuyên gia liên quan về sự việc và ý kiến sơ lược của kế toán viên về mức độ ảnh hưởng của sự việc đến báo cáo tài chính.

Kể từ ngày FSC nhận được các tài liệu liên quan cho đến ngày bản đăng ký có hiệu lực, ngoại trừ các thông tin được phép công bố theo các quy định pháp luật, tổ chức phát hành không được tuyên bố hoặc thông báo bất kỳ thông tin nào về tình hình kinh doanh và tài chính dự kiến cho bất kỳ một đối tượng nào. Nếu tổ chức phát hành công bố bất kỳ thông tin nào ra bên ngoài không phù hợp với các tài liệu đăng ký thì phải sửa đổi các thông tin liên quan và báo cáo cho FSC.

Tổ chức phát hành phải tuân thủ những quy định sau đây về công bố thông tin:

- Phải lập bản cáo bạch theo luật chứng khoán và các quy định của nước sở tại và đăng thông tin trên trang web của FSC, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với việc phát hành chứng chỉ lưu ký hoặc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty.

- Nếu kế hoạch sử dụng vốn chưa được thực hiện đầy đủ, tổ chức phát hành phải công bố tiến độ thực hiện kế hoạch trong báo cáo hàng năm, nơi tổ chức phát hành trái phiếu công ty ra nước ngoài. Thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu công ty phải đăng tải lên trang web của FSC trong vòng 02 ngày kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn và vào ngày mồng 10 của mỗi tháng về thời gian đáo hạn trong suốt thời kỳ trái phiếu được phát hành ra nước ngoài.

- Tổ chức phát hành trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc quý và theo quy định của FSC, phải đăng tải kế hoạch sử dụng vốn và báo cáo quý lên trang web của FSC.

- Hàng quý, công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán hoặc kế toán viên lập một bản đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch sử dụng vốn, tính hợp pháp của các khoản vốn đã huy động nhưng chưa sử dụng, và bản giải trình về việc kế hoạch phát hành có bị thay đổi hay không. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tổ chức phát hành phải đăng các thông tin này trên trang web của FSC.

- Tổ chức phát hành được bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài để tăng vốn hoặc với mục đích thâu tóm một công ty nước ngoài, mua cổ phiếu của một công ty nước ngoài, hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới cho mục đích sáp nhập hoặc chia tách với một công ty nước ngoài theo luật, thì tổ chức phát hành phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh chuẩn bị một bản đánh giá tác động của vấn đề này về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và quyền lợi cổ đông của tổ chức phát hành ngay năm đầu tiên sau khi hoàn thiện bản đăng ký. Tổ chức phát hành phải đăng bản ý kiến này lên trang web của FSC.

- Nếu có sự thay đổi một khoản mục hoặc giá trị tiền trong kế hoạch sử dụng vốn dẫn đến tổng khối lượng vốn cần huy động tăng hoặc giảm 20% trở lên, sau khi báo cáo sự thay đổi này cho Ngân hàng trung ương để được chấp thuận, tổ chức phát hành phải đăng ký sửa đổi kế hoạch phát hành và trong vòng 2 ngày kể từ ngày Hội đồng quản trị thông qua việc sửa đổi đó, tổ chức phát hành phải có công bố thông tin trên trang web của FSC.

- Trong trường hợp xảy ra một sự kiện quan trọng mà theo quy định của pháp luật nước sở tại cần phải công bố thông tin theo thời gian thực, tổ chức phát hành phải đồng thời đăng tải thông tin đó trên trang web của FSC.

- Nếu chứng khoán chào bán ra nước ngoài cho một số cá nhân hoặc nhà đầu tư chiến lược, thì tổ chức phát hành phải công bố danh sách những người này, giá, khối lượng mua trong bản cáo bạch, và đăng thông tin lên trang web của FSC.

- Khi tổ chức phát hành chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý chứng khoán của nước sở tại thì phải báo cáo với FSC trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu đó và cùng thời gian cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Khi một tổ chức phát hành đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, sau khi việc đăng ký có hiệu lực hoặc đơn xin phê duyệt được chấp thuận, tổ chức phát hành phải đăng những thông tin nhất định lên trang web của FSC.

Trong trường hợp chào bán để tăng vốn thì phải công bố các thông tin sau trong vòng 2 ngày sau khi phát hành: (1) Số lượng cổ phiếu phát hành, mệnh giá, tổng quy mô phát hành và ngày phát hành dự kiến; (2) Nơi phát hành và giao dịch; (3) Nếu bản tuyên bố phương án phát hành cung cấp một phần chứng chỉ lưu ký phải mua bởi một đối tượng xác định, thì thông báo phải chỉ rõ mục đích của người này, tổng khối lượng cổ phiếu được mua, tổng khối lượng $ và mối quan hệ giữa người này và tổ chức phát hành; (4) Kế hoạch sử dụng vốn và lợi nhuận dự kiến (trong trường hợp phát hành tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới); (5) Tác động chính đến quyền lợi cổ đông (chẳng hạn như chi phí phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, hoặc tác động đến cơ cấu cổ đông).

Trong trường hợp chào bán không phải với mục đích tăng vốn, một bản thông báo ra công chúng bao gồm những vấn đề sau đây phải được thực hiện trong vòng 2 ngày sau khi niêm yết: (1) Số cổ phiếu niêm yết, mệnh giá niêm yết, và tổng quy mô niêm yết; (2) Nơi niêm yết; và (3) Tác động chính đến quyền lợi cổ đông (như phí phát hành, thay đổi cơ cấu cổ đông).

Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thông báo hoặc báo cáo như trên thì phải thông báo ra công chúng về sự thay đổi đó và báo cáo với FSC trong vòng 02 ngày sau khi kết thúc chào bán. Bất kỳ thông tin nào mà theo quy định pháp luật của nước sở tại yêu cầu tổ chức phát hành công bố thông tin thì phải báo cáo với FSC trong vòng 3 ngày. Sau khi phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, tổ chức phát hành phải đăng thông tin trong vòng năm ngày cuối mỗi tháng và vào ngày 20 hàng tháng đồng thời báo cáo lên FSC và ngân hàng trung ương.

  1. Nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty TNHH chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) niêm yết chéo trên TTCK Hoa Kỳ

Công ty TNHH chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (tiếng AnhTaiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd., viết tắt TSMC, còn được gọi là Taiwan Semiconductor), là tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, với trụ sở chính và các hoạt động chính nằm trong Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc tại thành phố Tân TrúcĐài Loan.

Công ty được thành lập tại Đài Loan vào năm 1987, là công ty sản xuất bán dẫn đầu tiên và từ lâu đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Ngoài các chất bán dẫn, công ty cũng đã bắt đầu đầu tư trong các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng và năng lượng mặt trời.  Mặc dù TSMC cung cấp một loạt các dòng sản phẩm vi mạch (bao gồm cả cao áp, tín hiệu hỗn hợptương tự), hãng được biết đến với dòng sản phẩm chip logic của nó với thế mạnh đặc biệt trong quá trình thụ điện năng thấp tiên tiến cho các ứng dụng điện thoại di động và hiệu suất cao.

Hầu hết các tập đoàn hàng đầu về bán dẫn như QualcommNVIDIAAdvanced Micro DevicesMediaTekMarvell và Broadcom là khách hàng của TSMC, cũng như các công ty mới nổi như SpreadtrumAppliedMicroAllwinner Technology và HiSilicon, và nhiều công ty nhỏ hơn. Các công ty thiết bị logic lập trình hàng đầu Xilinx và Altera cũng sử dụng các dịch vụ đúc của TSMC.

Công ty được niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan và Sở giao dịch chứng khoán New York. Tháng 10 năm 1997, TSMC chính thức được niêm yết trên TTCK New York (NYSE), mở ra một làn sóng các công ty kỹ thuật cao của Đài Loan niêm yết ra thị trường nước ngoài.

               Để được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York vào thời điểm năm 1997, công ty phải được xác định đủ điều kiện để niêm yết, đặc biệt chú ý đến các yêu cầu như: 1) mức độ lợi ích quốc gia trong công ty; 2) vị trí tương đối và ổn định của công ty trong ngành; và 3) liệu công ty có tham gia vào một ngành công nghiệp đang mở rộng hay không.

               Trong giai đoạn này, NYSE thường yêu cầu tối thiểu như sau: ·        Doanh thu 2,5 triệu USD trước thuế thu nhập liên bang trong năm gần nhất và 2 triệu USD trước thuế cho mỗi hai năm trước đó, tổng hợp trong ba năm tài chính gần nhất là 6,5 triệu USD cùng với tối thiểu là 6,5 triệu USD năm tài chính gần đây nhất là 4,5 triệu USD (cả ba năm phải có lãi). Tiêu chuẩn thu nhập ròng được điều chỉnh để cung cấp cơ hội đáng kể cho các công ty, được định giá nhiều hơn trên cơ sở "dòng tiền" so với thu nhập được báo cáo trên sàn giao dịch. NYSE sẽ xem xét từng công ty trong từng trường hợp. ·        Tài sản hữu hình ròng trị giá 40 triệu USD, tập trung nhiều hơn vào giá trị thị trường tích lũy của cổ phiếu phổ thông.·        Giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thị trường, trong các giới hạn sau: Tối đa 40.000.000 USD; Tối thiểu 9.000.000 USD.               (Yêu cầu giá trị thị trường có thể được điều chỉnh, dựa trên Chỉ số tổng hợp của NYSE về giá cổ phiếu phổ thông. Cơ sở có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1991 là Chỉ số vào ngày 15 tháng 7 năm 1971 [55,06]. Chỉ số vào ngày 15 tháng 1 và Ngày 15 tháng 7 mỗi năm [nếu thấp hơn cơ sở] được chia cho cơ sở và tỷ lệ phần trăm kết quả được nhân với 40 triệu USD để tạo ra tiêu chuẩn giá trị thị trường được điều chỉnh. Công thức điều chỉnh chỉ được sử dụng khi chỉ số hiện tại nằm dưới mức cơ sở).

  • Tổng cộng có 1.100.000 cổ phiếu phổ thông được phát hành ra công chúng. (Nếu đơn vị giao dịch dưới 100 cổ phiếu, yêu cầu liên quan đến số lượng cổ phiếu nắm giữ công khai sẽ được giảm tương ứng).
  • 000 000 người nắm giữ từ 100 cổ phiếu trở lên hoặc của một đơn vị giao dịch nếu ít hơn 100 cổ phiếu hoặc 2.200 tổng số cổ đông cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng (trong sáu tháng gần đây nhất) của 100.000 cổ phiếu hoặc 500 tổng số cổ đông cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng của một triệu cổ phiếu (trong mười hai tháng gần đây nhất).  

NYSE có thể bất cứ lúc nào đình chỉ hoặc hủy bỏ việc niêm yết cổ phiếu của công ty . Ví dụ, NYSE thường sẽ xem xét đình chỉ hoặc xóa khỏi danh sách niêm yết của một công ty khi có:

1. Ít hơn 400 tổng số người nắm giữ.2. Số lượng người nắm giữ ít hơn 1.200 khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng ít hơn 100.000 cổ phiếu (trong 12 tháng gần đây nhất).3. 600.000 cổ phiếu hoặc ít hơn trong tay công chúng.4. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thị trường, trong các giới hạn sau: Tối đa 8.000.000 USD; Tối thiểu 2.500.000 USD.5. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành - chưa đến 12.000.000 USD và thu nhập ròng trung bình sau thuế trong ba năm qua là dưới 600.000 USD.6. Tài sản hữu hình ròng có sẵn cho cổ phiếu phổ thông dưới 12.000.000 USD và thu nhập ròng trung bình sau thuế trong ba năm qua là dưới 600.000 USD.               (Các tiêu chuẩn giá trị thị trường cho việc niêm yết tiếp tục tuân theo một công thức điều chỉnh tương tự như đối với một danh sách mới. Sự khác biệt chính là ở đây tỷ lệ phần trăm được nhân với 5 triệu USD).

            TSMC khi tiến hành niêm yết chéo trên NYSE đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định niêm yết lúc bấy giờ của TTCK Hoa Kỳ và đã niêm yết thành công vào cuối năm 1997. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải nhận được thư phê duyệt của Ngân hàng Trung ương và nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo yêu cầu lên Ủy ban Giám sát Tài chính (FSC) của Đài Loan. FSC đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ, định hướng và giám sát việc niêm yết chéo của TSMC trên TTCK Hoa Kỳ.

Cho đến thời điểm hiện nay, TSMC đã có thâm niên trên 20 năm niêm yết trên NYSE và được công nhận là một trong những công ty hàng đầu trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương về quan hệ nhà đầu tư. Vốn hóa thị trường của TSMC đạt giá trị 1900 tỷ Đài tệ (tương đương 63,4 tỷ USD) vào tháng 12 năm 2010. Công ty đã được xếp hạng thứ 70 trong FT Global 500 năm 2013 danh sách các công ty có giá trị cao nhất thế giới với số vốn là 86,7 tỷ USD, trong khi đạt mức vốn hóa thị trường 110 tỷ USD vào tháng năm 2014. Trong bài phỏng vấn Bà Elizabeth Sun, Giám đốc điều hành  quan hệ doanh nghiệp và công chúng của TSMC, bà cho biết sự thành công trong việc niêm yết chéo của công ty đến từ hai yếu tố.  Ở cấp độ cá nhân, TSMC có một hệ thống giá trị lớn - một hệ thống nhấn mạnh đến tính toàn vẹn và cam kết, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tự tin rằng công ty hoạt động với sự minh bạch và trung thực. Công ty cũng có một hồ sơ dài chứng minh rằng công ty chân thành quan tâm đến các cổ đông và làm hết sức mình để tạo ra giá trị cho họ. Ở cấp độ chiến thuật, điều quan trọng là xử lý hiệu quả thông tin liên lạc giữa công ty và cộng đồng đầu tư rộng lớn. Vì TSMC là một công ty có vốn hóa lớn, có hàng ngàn nhà đầu tư tổ chức theo dõi công ty. Một cách để truyền đạt thông điệp của công ty hiệu quả là sử dụng thông tin thu nhập hàng quý làm phương tiện cơ sở. Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ rất am hiểu do đó công ty cần cung cấp cho các nhà đầu tư những phân tích sâu sắc và có ý nghĩa để họ có thể hiểu hơn về tiền năng của công ty.

Việc niêm yết chéo của TSMC trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã giúp công ty không ngừng gia tăng và nâng cao năng lực sản xuất của mình trong suốt thời gian hoạt động của mình, mặc dù chịu ảnh hưởng của chu kỳ nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong năm 2011, Công ty có kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển tới gần 39% lên 50 tỷ Đài tệ trong một nỗ lực đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng công suất 30% trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ. Vào tháng 5 năm 2014, ban giám đốc của TSMC đã phê duyệt phân bổ vốn của 568 triệu USD để thiết lập, chuyển đổi, và nâng cao năng lực công nghệ tiên tiến sau khi công ty dự báo cao hơn so với nhu cầu dự kiến. Vào tháng 8 năm 2014, hội đồng quản trị của TSMC giám đốc phê duyệt phân bổ vốn bổ sung 3,05 tỷ USD.

Sau khi niêm yết chéo và được bổ sung nguồn vốn dồi dào, doanh số của TSMC tăng từ 44 tỷ Đài tệ năm 1997 lên 763 Đài tệ (khoảng 25 tỷ USD) năm 2014, còn thu nhập thuần 264 tỷ Đài tệ (9 tỷ USD) năm 2014 với biên lãi gộp 50%. Trong năm 2014, TSMC đã đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn cho các công ty điện thoại thông minh lớn hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp như Qualcomm, MediaTek và Apple đặt ngày càng nhiều đơn hàng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp vi mạch (chủ yếu là GlobalFoundries và United Microelectronics Corporation) đã gặp phải những khó khăn. Đây là lợi ích có thể thấy được một cách rõ ràng do việc niêm yết chéo mang lại cho Công ty.

Bảng 3. Doanh số hàng năm của TSMC trong giai đoạn 1997- 2014

Đơn vị: triệu Đài tệ

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

43.927

50.422

73.067

166.189

125.881

162.301

202.997

257.213

266.565

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

317.407

322.631

333.158

295.742

419.538

427.081

506.754

597.024

762.806

Nguồn: https://www.tsmc.com/english/default.htm

  1. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kết luận

Trên thế giới có nhiều thị trường chứng khoán phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Có thị trường phát triển lâu đời và quy mô vào hàng số một thế giới như NYSE, thị trường chứng khoán điện tử cho những ngành công nghệ cao như NASDAQ, hay thị trường tại những trung tâm tài chính phát triển nổi trội của châu lục như Singapore… Doanh nghiệp muốn niêm yết ở sàn giao dịch nào còn tuỳ thuộc vào mục đích, năng lực doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng thị trường. Để lên được những sàn giao dịch có tầm cỡ, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt như cải thiện hệ thống quản trị công ty, điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn quốc tế. Thị trường đem lại lợi ích càng lớn thì chi phí niêm yết càng cao. Tuy nhiên, chi phí niêm yết sẽ không phải là mối bận tâm đối với hầu hết các công ty lớn. Trước khi đưa cổ phiếu của mình xuất ngoại, doanh nghiệp cũng nên phân tích sâu các vấn đề như: (i) Sự am hiểu của mình về các tiêu chuẩn niêm yết trên sàn mà mình hướng tới; (ii) Mục đích của doanh nghiệp khi niêm yết ngoại; (iii) Cân nhắc các vấn đề về quản trị công ty; (vi) Vấn đề minh bạch trong công bố thông tin; (v) Chi phí sẽ phải bỏ ra khi niêm yết ngoại; (vi) Những quy định trong nước nhằm hướng dẫn phục vụ cho hoạt động niêm yết ngoại. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn thị trường phù hợp khả năng của mình và đem lại lợi ích vượt trội so với chi phí bỏ ra.

Một vấn đề rất dễ khiến các doanh nghiệp Việt Nam lầm tưởng và đặt kế hoạch khá tham vọng để gia nhập sàn ngoại khi chưa đủ sức, đó là điều kiện niêm yết cổ phiếu tại các sàn giao dịch đó. Trong khi điều kiện niêm yết cổ phiếu ở Việt Nam đang khá đơn giản: vốn điều lệ là 30 tỷ (đối với HNX) hoặc 120 tỷ (đối với HOSE), doanh nghiệp phải có từ 1 đến 2 năm hoạt động là công ty cổ phần… và do vậy các doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng đưa cổ phiếu của mình lên giao dịch tại các sàn trong nước, thì ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là SGX và NYSE, đòi hỏi điều kiện cao hơn rất nhiều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đáp ứng được.

Việc đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận trước thuế hay cơ cấu quản trị của doanh nghiệp khi đưa cổ phiếu ra nước ngoài niêm yết đã là một bài toán khó với doanh nghiệp trong nước nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chi trả những khoản phí đăng ký niêm yết và phí thường niên khá đắt đỏ. Riêng về phí niêm yết sẽ có hai loại phí: phí ban đầu và phí hàng năm. Đối với các công ty có giá trị thị trường ít hơn 500 triệu đôla Singapore và hơn 2 tỷ đôla Singapore thì sẽ phải trả một khoản phí tối thiểu (50 nghìn đôla Singapore) và tối đa (200 nghìn đôla Singapore) cố định tương ứng. Phí hàng năm từ 25 nghìn đôla Singapore đến 100 nghìn đôla Singapore.

Đài Loan đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của mình đi ra thị trường nước ngoài nhằm huy động vốn và tăng cường hình ảnh các doanh nghiệp Đài Loan. Họ đã tạo điều kiện không nhỏ và định hướng cho các doanh nghiệp nội địa hướng tới các thị trường phù hợp. Việc giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính của Đài Loan cũng mang tính chất hỗ trợ, định hướng là chủ yếu. Do vậy, các doanh nghiệp Đài Loan đã không gặp khó khăn gì nhiều khi gia nhập vào các thị trường khó khăn như NYSE, đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra và đã có chỗ đứng rất thuận lợi. Đây cũng là bài học quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam khi biết chọn đúng điểm đến vừa sức, mà vẫn khai thác được các lợi ích do niêm yết chéo mang lại.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về quy phạm pháp luật liên quan giữa hai thị trường sẽ dẫn đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị cho việc niêm yết chéo. Các quy định về chuẩn mực kế toán khác biệt sẽ dẫn đến sự tốn kém về nguồn lực để duy trì hai hệ thống báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu pháp luật ở cả hai thị trường. Do vậy, xu hướng là các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng đang ngày càng phải hoàn thiện và tiệm cận với chuẩn mực thế giới. Tương tự như vậy, các quy định pháp lý về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp của Việt Nam cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp nội địa khi niêm yết chéo. Các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc xác định các con số chính xác về dư địa còn lại đối với tỉ lệ sở hữu ngoại khi niêm yết chéo nói chung.

Tóm lại, việc các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quy định, định hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để khai thác hiệu quả không chỉ thị trường vốn trong nước mà cả các thị trường nước ngoài cũng là một điều Việt Nam có thể học hỏi từ Đài Loan. Các cơ quan quản lý tài chính và vốn của Việt Nam cần gia tăng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về pháp luật, về thủ tục hành chính, về minh bạch hóa thông tin và các giải pháp bảo vệ nhà đầu tư… để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký niêm yết ở các sàn chứng khoán nước ngoài.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Tài chính (06/20/2015), Thông tư số 115/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
  2. Bộ Tài chính (13/03/2007), Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán.
  3. Bộ Tài chính (26/10/2015), Thông tư số 162/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.
  4. Donowitz, I., Glen, J., and Madhavan, N. (1997), “Market Segmentation and Stock. Prices: Evidence from an Emerging Market”, Journal of Finance 52, 1059-1085.
  5. Durnev, A., & Kim, H. (2005), “To steal or not to steal: firm attributes, legal environment, and valuation”, Journal of Finance 60(3), 1461-1493.
  6. Karolyi, G.A. (1998), “Why Do Companies List Shares Abroad? A Survey of the Evidence and Its Managerial Implications”, Financial Markets, Institutions, and Instruments 7(1), 1-60.
  7. King, R.M. and Mittoo, R.U. (2007), “What Companies Need to Know About International Cross-Listing?”, Journal of Applied Corporate Finance 19(4), 60-74.
  8. New York Stock Exchange (NYSE): NYSE Listing Requirements and Historical Records http://www.cftech.com/index.php/the-brainbank-archive/finance/113-new-york-stock-exchange-nyse-nyse-listing-requirements-and-historical-records [Accessed on 28/12/2018].
  9. Nguyễn Thu Thủy & Hoàng Hồng Vân (2018), “Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài – một kênh huy động vốn quan trọng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại 104 (5/2018), 49-62.
  10. The exchange, 2017, Taiwan Semiconductor: Trust is the key, https://www.nyse.com/nyse-tsmc [Accessed on 28/12/2018].
  11. TSMC website https://www.tsmc.com/english/default.htm [Accessed on 28/12/2018].
  12. Tường Vi (2018), Cận cảnh sàn chứng khoán 1.000 tỉ USD, từ https://thitruong.nld.com.vn/vnmoney/can-canh-san-chung-khoan-1000-ti-usd-20180925110125841.htm, truy cập ngày 25/9/2018.

 

[1] Bài viết là sản phẩm của nhóm nghiên cứu “Quản trị tài chính” của Trường Đại học Ngoại thương, trong quá trình thực hiện Đề tài KHCN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu khả năng niêm yết chứng khoán tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam”, mã số B2018-NTH-17.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[5] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI E-CRM TRONG NGÀNH HÀNG[1] KHÔNG

Nguyễn Thị Khánh Chi[2]

Tóm tắt

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử (e-CRM) là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Đặc biệt trong ngành hàng không là ngành cung cấp dịch vụ bay đặc biệt so với các dịch vụ vận tải khác, thì quản trị quan hệ khách hàng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với sự trợ giúp của công nghệ, giải pháp e-CRM giúp các hãng hàng không đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, triển khai giải pháp e-CRM trong ngành hàng không khá phức tạp và phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng. Bài viết tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong ngành Hàng không dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết và nghiên cứu tình huống của ba Hãng hàng không trên Thế giới (Mỹ, Pháp và Thái Lan).

Từ khóa: e-CRM, Quản trị quan hệ khách hàng, Hãng hàng không

Abstract

In the context of increasingly developed technology, e-CRM is one of the solutions that help businesses to affirm their position in the market. Especially in the aviation industry, which is a special service provider compared to other transportation services, customer relationship management is becoming more important than ever. With the help of technology, e-CRM solutions help airlines meet the needs of customers and increase profits. However, deploying e-CRM solutions in other aviation industries is complex and requires attention to the influencing factors. For this reason, the paper focuses on studying factors influencing aviation based on theoretical and case studies of three airlines worldwide.

Keywords: e-CRM, determinants, airlines

1. Khái niệm về e-CRM

Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) phổ biến vào giữa thập niên 90 cho đến đầu thế kỷ 21.CRM là hệ thống tổng hợp các phương pháp giúp các công ty tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống để đạt được hiệu quả cao nhất. Các hoạt động này nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau như tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng hiên tại, đồng thời lôi kéo khách hàng cũ quay trở lại. Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, việc giao tiếp, kết nối và duy trì mối quan hệ khách hàng ngày càng được chú trọng. Công nghệ thông tin ngày nay đã phát triển CRM thành e-CRM bởi các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ Internet để thu hút khách hàng mới, tìm hiểu nhu cầu cũng như hành vi mua hàng của khách hàng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng (Chan & Lam, 2009). Quản trị quan hệ khách hàng điện tử (electronic customer relationship management – e-CRM) là quản trị quan hệ khách hàng trên nền tảng công nghệ thông tin nhằm tối ưu hóa giá trị thông tin khách hàng hướng đến mục tiêu duy trì, phát triển và quan hệ mật thiết với khách hàng. Phát triển khách hàng trung thành sẽ giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống e-CRM gồm hai thành phần chủ yếu là kho chứa dữ liệu cho phép công ty thu thập thông tin từ khách hàng qua các công cụ phân tích, và các ứng dụng hỗ trợ tương tác gia tăng giá trị cho khách hàng qua các kênh khác nhau. Bằng việc sử dụng công nghệ thông tin để lắng nghe và học hỏi từ khách hàng, doanh nghiệp tạo ra cơ hội nhằm có được lợi ích và thị phần lớn hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận e-CRM theo nhiều quan điểm khác nhau:

Một là công cụ. E-CRM là một công cụ nhằm duy trì mối quan hệ khách hàng bằng việc sử dụng Internet vào hoạt động kinh doanh và đạt được những lợi ích và thành công khi ứng dụng công cụ này (Ab Hamid, 2005). Còn theo Dimitriades, e-CRM là một công cụ và quy trình cho phép doanh nghiệp xác định, thấu hiểu và phục vụ khách hàng nhằm cải tiến dịch vụ khách hàng, giữ chân khách hàng tiềm năng (Dimitriades, 2006).

Hai là chiến lược. E-CRM được xem như là một chiến lược công nghệ tập trung vào hoạt động marketing trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Kennedy, 2006). Còn theo Adebanjo (2003) thì việc lựa chọn e-CRM cho một doanh nghiệp cụ thể cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố mới có thể triển khai thành công. Việc triển khai e-CRM giúp giảm chi phí liên lạc với khách hàng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Bởi mục tiêu của eCRM là nhằm cung cấp cho khách hàng theo cách tốt nhất, giữ chân khách hàng và nâng cao khả năng thống kê của doanh nghiệp (Fjermestad & Romano, 2003).

Ba là công nghệ. E-CRM là giải pháp CRM trên nền tảng công nghệ (Ortega và cộng sự, 2008). Shan và Lee (2003) thì chỉ ra rằng e-CRM mở rộng CRM truyền thống bằng cách tích hợp các công nghệ mới, chẳng hạn như Web, mạng không dây, công nghệ truyền thông và kết hợp các công nghệ này với các giải pháp kinh doanh điện tử vào thành chiến lược CRM doanh nghiệp toàn diện. Ngoài ra, hai nhà nghiên cứu này còn đề cập đến khả năng nắm bắt, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thu được từ website của doanh nghiệp trong toàn bộ doanh nghiệp. E-CRM là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm, ứng dụng và cam kết quản lý (Dyche, 2001). Nhìn nhận dưới góc độ công nghệ thì giải pháp e-CRM có thể chia làm hai loại: e-CRM hoạt động và e-CRM phân tích (Dyche, 2001). E-CRM hoạt động cung các điểm tương tác với khách hàng, nhờ đó, doanh nghiệp có thể liên lạc trực tiếp với khách hàng qua điện thoại hay thư điện tử (e-mail). E-CRM phân tích là hệ thống cơ sở dữ liệu và được xem là một quy trình liên tục khép kín, được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin với mục đích chính là xác định và tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm của từng khách hàng cá nhân khi mua hàng.

Trong khi đó, Suresh (2002) xem e-CRM là một hệ thống giải pháp bao gồm các kênh giao dịch điện tử (electronic channels), doanh nghiệp (Enterprise), nâng cao năng lực (Empowermen), kinh tế (Economics), đánh giá (Evaluation), và thông tin bên ngoài (External information). Các kênh giao dịch điện tử: các kênh giao dịch như web, thư điện tử, di động, mạng xã hội trở thành các phương tiện giao tiếp có tính tương tác cao, nhanh chóng và kinh tế, thách thức các doanh nghiệp bắt kịp tốc độ tăng trưởng.

Căn cứ vào các lý thuyết trên, bài viết tiếp cận giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử (giải pháp e-CRM) là một hệ thống kết hợp giữa nhân lực, công nghệ và quy trình nhằm phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng, gia tăng khách hàng trung thành và đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong đó, quy trình là quản trị mọi khía cạnh tương tác doanh nghiệp với khách hàng, bao gồm các hoạt động tìm kiếm khách hàng, phát triển mối quan hệ với khách hàng, bán hàng và cung ứng dịch vụ. Doanh nghiệp sử dụng những thông tin về khách hàng một cách hiệu quả để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng mục tiêu. Công nghệ được thể hiện qua việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ nghiệp vụ quản trị quan hệ khách hàng như tìm kiếm khách hàng mới, duy trì và phát triển khách hàng trung thành. Nhân lực bao gồm lãnh đạo tổ chức, đội thực thi dự án và người dùng

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai e-CRM trong doanh nghiệp

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai giải pháp e-CRM trên các góc độ, quan điểm và phạm vi khác nhau. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bên cạnh các doanh nghiệp triển khai thành công thì cũng có các doanh nghiệp triển khai chưa thành công, mà tỉ lệ chưa thành công lại khá cao (Xu, M., & Walton, J, 2005). Tuy nhiên, cũng chưa có một khung lý thuyết ứng dụng giải pháp e-CRM cụ thể nào nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp triển khai giải pháp e-CRM thành công. Do e-CRM là một hệ thống kết hợp giữa nhân lực, công nghệ và quy trình; nên các nhân tố ảnh hưởng được chia thành ba nhóm dưới đây:

2.1 Nhóm nhân tố con người

            Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong triển khai giải pháp e-CRM thành công (Croteau và Li, 2003; Gebert, Geib, Kolbe và Brenner, 2003) cùng với các nhân tố khác như công nghệ và quy trình kinh doanh. Hơn nữa, rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cao các doanh nghiệp triển khai giải pháp e-CRM không thành công do không chú trọng nhân lực (Rigby, Reichheld và Schefter, 2002; Rowley, 2002; Xu và Walton, 2005). Nghiên cứu của Romano và Fjermestad (2003) cũng nhấn mạnh yếu tố con người có ảnh hưởng đến triển khai giải pháp e-CRM. Yếu tố con người trong nghiên cứu bao gồm người lãnh đạo tổ chức, đội thực thi dự án và người dùng. Với ba góc độ này, nhiều học giả đã khẳng định trong những kết quả nghiên cứu về tầm quan trọng của nhân tố con người đến việc triển khai giải pháp e-CRM. Theo các nghiên cứu của Chen và cộng sự (2004), Zaman và cộng sự (2015), Bavarsad và Hosseinipour (2013), nhân tố lãnh đạo cấp cao là một trong sáu nhân tố có ảnh hưởng đến việc triển khai giải pháp. Ahmad và cộng sự (2012) chỉ ra tầm quan trọng của nhóm triển khai dự án ảnh hưởng đến sự thành công của triển khai giải pháp e-CRM. Đặc biệt là trong kết quả nghiên cứu của Garrido-Moreno và Padilla-Meléndez (2011), thì nhân tố con người (bao gồm lãnh đạo, người dùng) cùng nhân tố quản trị tri thức có ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất đến sự thành công của giải pháp e-CRM, còn nhân tố khách hàng chỉ có ảnh hưởng gián tiếp. Như vậy, nhân tố con người có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến triển khai giải pháp e-CRM đó là nhân tố lãnh đạo, nhân viên, đội dự án, khách hàng.

2.2 Nhóm nhân tố công nghệ

      Khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng khi ứng dụng giải pháp e-CRM nói riêng, Jegham và Sahut (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khi triển khai giải pháp e-CRM tại một ngân hàng của Pháp dựa trên mô hình TAM của Davis (1986) và xác định các yếu tố như sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, đào tạo nhân viên và kênh giao tiếp với người sử dụng là các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng giải pháp e-CRM. Ngoài ra, nhóm tác giả Delone và McLean (1992) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống e-CRM đó là tính phù hợp của hệ thống, chất lượng thông tin khách hàng và công nghệ hệ thống. Cũng dựa vào ba nhân tố của Delone và McLean, Ahmad và cộng sự (2012) cũng đưa ra mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai giải pháp e-CRM.

2.3 Nhóm nhân tố quy trình kinh doanh

Trong nghiên cứu của King và Burgess (2004) về những thành công và thất bại khi triển khai giải pháp CRM, hai tác giả đã chỉ ra các nhân tố quyết định sự thành công khi triển khai giải pháp e- CRM trong doanh nghiệp đó là yếu tố lãnh đạo, yếu tố liên kết, quản trị tri thức, yếu tố sẵn sàng chia sẻ dữ liệu và thay đổi quy trình, yếu tố công nghệ, yếu tố thay đổi văn hóa, yếu tố thay đổi quy trình và tích hợp hệ thống thông tin. Ngoài ra, King và Burgess (2004) cũng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng của các tác giả khác theo Bảng 1 dưới đây

Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng khi triển khai e-CRM

Quy trình triển khai

Wilson et al. (2002)

Goodhue et al. (2002)

Croteau và Li (2003)

Siebel (2004)

Chen và Chen (2004)

 

 

Xác định mục tiêu

Nhà đầu tư

Lãnh đạo

Lãnh đạo

Chiến lược

Lãnh đạo và Marketing

Thị trường

 

 

 

 

Quy trình rõ ràng

 

 

 

 

Công nghệ

 

Công nghệ

 

Tích hợp công nghệ-kinh doanh

 

 

Đánh giá hệ thống

Tích hợp hệ thống kinh doanh

 

 

Tích hợp hệ thống

Tích hợp hệ thống

Tổ chức

Sẵn sàng thay đổi quy trình

Khả năng lãnh đạo tri thức

 

Lãnh đạo tri thức

Thay đổi văn hóa

Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu

 

 

 

 

Mô tả hệ thống

Liên kết nguồn nhân lực

 

Công nghệ

 

Tích hợp hệ thống

Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ

 

 

 

 

 

Vận hành

Chu trình vận hành liên tục

 

 

 

 

Kiểm soát quy trình

 

 

 

 

Kiểm soát và bảo hành

Quản lý quy trình hoạt động

 

 

 

 

            Nguồn: King và Burgess (2004)        

Mặt khác, khi đề cập đến các yếu tố thuộc về quy trình, thì nghiên cứu của Alt và Puschman (2004) lại tiếp cận theo quan điểm khác. Nghiên cứu này được thực hiện khi phân tích 120 công ty tại Mỹ, Đức và Phần Lan đã triển khai thành công giải pháp e-CRM và nhóm tác giả đã đúc kết sáu nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai giải pháp e-CRM thành công đó là yếu tố cải tiến, yếu tố dự án, cơ cấu tổ chức, tích hợp hệ thống, quản lý thay đổi và yếu tố lãnh đạo. Trong nghiên cứu thực nghiệm 1445 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ai Len, Paul và cộng sự (2009) đã xác định tám nhân tố ảnh hưởng khi áp dụng giải pháp e-CRM đó là yếu tố lợi ích của e-CRM, yếu tố quản trị thông tin khách hàng, chiến lược công nghệ, lợi ích của CRM truyền thống, giá trị khách hàng, vấn đề xung đột kênh phân phối, kênh giao tiếp khách hàng truyền thống, yếu tố tác động của kênh giao tiếp điện tử. Trên cơ sở tám yếu tố ảnh hưởng trên, nhóm tác giả Paul và cộng sự (2009) cũng đề cập đến mười quy tắc khi ứng dụng giải pháp e-CRM trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là (1) Sử dụng ba công nghệ chính: email, website và cơ sở dữ liệu; (2) Sử dụng email trong liên lạc đơn thuần với khách hàng; (3) Sử dụng kênh giao tiếp trực tiếp nhằm đạt được hiệu quả cao hơn; (4) Thiết kế website và công nghệ tìm kiếm hợp lý; (5) Sử dụng website như là một công cụ để thu thập thông tin khách hàng; (6) Lưu trữ thông tin khách hàng; (7) Sử dụng thông tin nhằm quản trị khách hàng thông qua các kênh giao tiếp; (8) Sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu để dự đoánh doanh số và lập kế hoạch hàng năm; (9) Sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm xác định xu hướng khách hàng và bán hàng; (10) Sử dụng e-CRM giao nhiệm vụ quản lý mối quan hệ với nhân viên.

2.4 Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố con người, quy trình và công nghệ thì cũng có nhiều nhân tố khác tác động đến triển khai e-CRM trong doanh nghiệp. Trong phần này, bài viết tổng hợp các nhân tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến triển khai giải pháp e-CRM. Điểu hình là nghiên cứu của Chen và cộng sự (2004)  đã đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng khi tiến hành nghiên cứu thực tế 180 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ từ 12 ngành nghề khác nhau và phỏng vấn sâu 36 chuyên gia. Các nhân tố đó là Lãnh đạo cấp cao, Nhận thức của tổ chức, Quản lý tri thức, Định hướng công nghệ thông tin, Hệ thống tích hợp, và sự thay đổi cơ cấu/văn hóa.         

Đồng quan điểm với các tác giả trên, nghiên cứu của Garrido-Moreno và Padilla-Meléndez (2011) nhấn mạnh 7 nhân tố ảnh hưởng đến triển khai giải pháp e-CRM thành công là định hướng khách hàng, quản trị tri thức, công nghệ, kinh nghiệm triển khai, cơ cấu doanh nghiệp, lãnh đạo và nhân viên. Trong đó, quản trị tri thức, cơ cấu doanh nghiệp, lãnh đạo và nhân viên có tác động trực tiếp và mạnh nhất đến triển khai giải pháp e-CRM thành công. Các yếu tố còn lại như công nghệ, khách hàng có tác động gián tiếp đến sự thành công của giải pháp e-CRM.

Như vậy, tổng hợp từ các nghiên cứu ở trên thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến triển khai giải pháp e-CRM trong tổ chức liên quan đến quy trình kinh doanh, công nghệ và con người, đó là các yếu tố về Chiến lược e-CRM, Quy trình kinh doanh, Nhà tư vấn triển khai, Đội dự án, Cơ cấu tổ chức, Vai trò của lãnh đạo cấp cao, Người sử dụng, Chất lượng dữ liệu, Hạ tầng công nghệ, Tích hợp hệ thống, Kiểm soát triển khai, Tính hiệu quả, Sự phù hợp của giải pháp, Văn hóa doanh nghiệp, Sự hài lòng của nhân viên, Marketing nội bộ và Kinh nghiệm triển khai.

3. Triển khai e-CRM tại một số hãng Hàng không trên Thế giới

Ngành hàng không đang đóng vai trò hết sức quan trọng vì là một mắt xích không thể tách rời trong vận tải thế giới. Các chuyến bay thương mại đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa không ngừng gia tăng, giúp đẩy mạnh giao lưu văn hóa hội nhập kinh tế giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành Hàng không bắt đầu từ nước Mỹ, Pháp tuy là nước phát triển sau nhưng lại đạt nhiều thành công trong ứng dụng CNTT. Do đó, nghiên cứu Hãng hàng không của Mỹ và Pháp trong việc triển khai e-CRM sẽ cho thấy các nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Bên cạnh đó, bài viết cũng nghiên cứu trường hợp Hãng hàng không của Thái Lan do có nhiều sự tương đồng với Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung và về ngành Hàng không nói riêng.

3.1 Hãng hàng không American Airlines

Hãng hàng không Mỹ American Airlines (AA) là hãng hàng không lớn nhất thế giới về lượng khách hàng vận chuyển và quy mô đội tàu, và lớn thứ hai thế giới sau Hãng hàng không Pháp Air France về doanh số hoạt động (Jackson, 2015). American Airlines là một sáng lập viên của liên minh hàng không OneWorld. Việc triển khai e-CRM của AA đang ở giai đoạn phát triển thứ 4 (e-CRM phối hợp- quản trị quan hệ khách hàng điện tử phối hợp giữa các bên liên quan từ bên trong hãng cho đến ngoài hãng với các mối quan hệ với khách hàng và doanh nghiệp). Kết quả triển khai được thể hiện ở các kết quả về mặt tài chính (lợi nhuận tăng cao, doanh số hoạt động), kết quả về Marketing (gia tăng khách hàng trung thành). Triển khai e-CRM mang lại cho hãng hàng không American Airlines nhiều thành tựu lớn do nhiều yếu tố tạo thành.

Một là chú trọng đến con người từ lãnh đạo cấp cao, đội ngũ tư vấn triển khai đến đội ngũ nhân viên và khách hàng. Lãnh đạo cấp cao của AA vạch rõ tầm nhìn và phương hướng triển khai giải pháp e-CRM, hỗ trợ tối đa quá trình triển khai giải pháp và giải quyết bất đồng cũng như tranh chấp giữa các bộ phận phát sinh trong quá trình triển khai và vận hành giải pháp e-CRM. AA có đội ngũ tư vấn triển khai giải pháp e-CRM chuyên nghiệp, có năng lực và kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên trong tổ chức của AA được đào tạo bài bản, có kỹ năng, hiểu biết và tuân thủ quy trình thực hiện giải pháp e-CRM

Hai là chú trọng đến công nghệ như là các phần mềm tích hợp, các ứng dụng di động. Hệ thống giải pháp e-CRM được American Airlines ứng dụng cụ thể như sau: trong chương trình bay thường xuyên – Frequent-flyer program sử dụng phần mềm AAdvantage, tại quầy sân bay thì có Admirals Club, chương trình liên minh liên kết với Oneworld. Phần mềm được American Airline áp dụng khi triển khai giải pháp e-CRM gồm Infusionsoft của Salesforce, team support của act-on, Microsoft dynamic CRM, sugar CRM, freshdesk, Zen desk, Spice works, and oracle (Jackson, 2015). Giải pháp e-CRM giúp thu thập và sàng lọc thông tin khách hàng và nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của khác hàng thông qua các hành động của khách hàng khi đăng nhập vào hệ thống thông tin của hãng hàng không. Sắp xếp danh sách khách hàng dựa trên tần số mua vé, tần số đặt vé và hành vi mua hàng. American Airlines tích hợp hệ thống thông tin để tạo nên giải pháp e-CRM toàn diện bao gồm cả việc sử dụng hàng loạt các thiết bị di động nhằm nắm bắt được nhu cầu của khách hàng dựa trên các mạng không dây. Các ứng dụng di động có thể kể đến là thông tin về trình điều khiển tuyến bay, thông tin chuyến bay, máy quét, hệ thống cân tải, theo dõi hàng hóa ký gửi, hỗ trợ khách hàng một cách linh hoạt nhất. Giải pháp SOTI MobiControl của American Airlines đáp ứng cho việc quản lý ứng dụng và điều khiển từ xa nâng cao khả năng khắc phục sự cố từ xa (Jackson, 2015). Đây là giải pháp dành cho các hãng hàng không thuộc Hiệp hội Hàng không thế giới nhằm quản lý thiết bị di động cho các dịch vụ sân bay.

Ba là chú trọng đến quy trình kinh doanh, mà cụ thế là có chiến lược kinh doanh gắn kết với giải pháp e-CRM rõ ràng. Việc triển khai e-CRM chú trọng vào chiến lược di động không dây và chiến lược Marketing. Chiến lược Marketing giúp AA không những củng cố được thương hiệu của mình trên thế giới mà còn củng cố được lòng tin của khách hàng và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn. Năm 2011 AA đạt giải thưởng Hàng không Thế giới về dịch vụ khách hàng (Jackson, 2015). Ngoài ra, chiến lược của e-CRM cũng tập trung vào 7P: sản phầm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place), xúc tiến (Promotion), nhân lực (People), quy trình (Process), và các yếu tố hữu hình (Physical evidence). American Airline tạo cho khách hàng cảm giác an toàn và cảm nhận được chất lượng cũng như lợi ích của dịch vụ, chứ không chỉ bản thân dịch vụ và các yếu tố cấu thành nên dịch vụ bay. AA kết hợp các chiến lược giá như giá cao cấp, giá trị định giá, giả rẻ, giá siêu rẻ. Đối với chiến lược phân phối thì American Airline có hệ thống đặt chỗ trực tuyến, có các đại lý cung cấp các gói du lịch, liên kết với các đối tác khác. AA cung cấp dịch vụ bay theo một quy trình từ việc đặt chỗ, đến thông tin chuyến bay, các phương tiện tại sân bay, ký gửi hành lý, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí trong khi bay và cuối cùng là đặt chất lượng của dịch vụ lên hàng đầu.

3.2 Hãng hàng không Air France

Hãng hàng không Pháp Air France (AF) là hãng hàng không Quốc gia của Pháp, đặt trụ sở tại Tremblay-en-France, phía bắc Paris. Air France là một công ty thành viên của Air France- KML và là đồng sang lập của liên minh hàng không SkyTeam. Trong giai đoạn 2002-2003, Air France chuyên chở khoảng 130.000 hành khách mỗi ngày. Đến năm 2004, Air France đã mua lại công ty KLM của Hà Lan tạo ra hãng mới Air France-KML. Hiện nay, Air France-KLM là công ty hàng không lớn nhất thế giới về mặt doanh thu hoạt động, lớn thứ 3 thế giới và lớn nhất châu Âu về lượng hành khách vận chuyển. Như vậy, kết quả triển khai giải pháp của AF được đo lường mặt tài chính và Marketing. Triển khai e-CRM mang lại cho hãng hàng không AF nhiều thành tựu lớn do nhiều yếu tố tạo thành, và các yếu tố dẫn đến những thành công của AF là

      Về con người: AF chú trọng đến quản lý của lãnh đạo cấp cao, nhóm triển khai dự án, nhân viên và khách hàng. Một là quản lý của lãnh đạo cấp cao, AF đã tiến hành định vị tổ chức, phân bổ các chức năng quản lý cho từng bộ phận để triển khai hiệu quả. Việc thực hiện e-CRM sẽ được báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành vì lãnh đạo cấp cao cần biết rõ cam kết thực hiện e-CRM trong toàn bộ tổ chức và việc thực thi phải nghiêm túc. Người đứng đầu thực hiện dự án e-CRM có trách nhiệm thúc đẩy việc triển khai thành công khi áp dụng hệ thống đo lường hiệu suất hoạt động mới xuyên xuốt mạng lưới của tổ chức. Hai là nhóm triển khai dự án. Để triển khai hệ thống e-CRM toàn cầu, cấp quản trị cấp cao của Air France đã thành lập nhóm triển khai dự án e-CRM. Nhóm này có trách nhiệm lựa chọn công nghệ ứng dụng e-CRM, xử lý luồng thông tin thông qua hệ thống kế thừa hiện tại, tích hợp giải pháp e-CRM với các liên minh SkyTeam nhằm thay đổi quản lý toàn diện trong tổ chức và đảm bảo việc triển khai giải pháp e-CRM thành công. Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nữa quyết định đến sự thành công của dự án e-CRM bên trong AF là sự tham gia của nguồn nhân lực tại các bộ phận như Call Center, các địa lý sân bay (cheking, hành lý…), tiếp viên hàng không, phi công, đại diện bán hàng, đại lý sau khi bán…Thách thức của Air France là nhằm tạo ra văn hóa truyền thống, phân khúc khách hàng và các công cụ phổ biến xuyên suốt các phòng ban chức năng của tổ chức.

            Về công nghệ: AF chú trọng xây dựng hạ tầng công nghệ và xử lý thông tin. AF trang bị hệ thống công nghệ thông tin đầy đủ và toàn diện nhằm tích hợp trong hoạt động kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm khi triển khai dự án e-CRM. AF tương tác với khách hang thông qua nhiều điểm giao dịch từ các đại lý du lịch đến tổng đài và cổng trang mạng điện tử đến sảnh chờ check in và khi lên máy bay. Yếu tố thứ hai tác động đến sự thành công của việc triển khai giải pháp e-CRM là cải thiện vấn đề thu thập và xử lý thông tin giữa các điểm tương tác khác nhau trong tổ chức. Mặc dù, khối lượng thông tin quá nhiều, nhưng mỗi điểm tiếp xúc có phần mềm tương tác và xử lý thông tin nhằm xử lý mối quan hệ với khách hàng. Các hệ thống Back-end hỗ trợ mỗi điểm tiếp xúc được triển khai độc lập và hoàn toàn tích hợp với hệ thống e-CRM. Do đó, thông tin phân bổ theo chiều dọc, và kết hợp với việc phân loại khách hàng cho mỗi điểm tiếp xúc.

Về quy trình kinh doanh: AF xác định rõ mục tiêu và chiến lược triển khai giải pháp e-CRM, triển khai văn hóa kinh doanh đồng nhất trong tổ chức, tích hợp và chia sẻ tất cả thông tin cơ sở dữ liệu xuyên suốt các hoạt động và phòng ban trong tổ chức. Xử lý thông tin và lưu trưc thông tin khách hàng, và duy trì kiểm soát hoạt động e-CRM. Mục tiêu triển khai e-CRM của Air France là tiếp tục duy trì văn hóa kinh doanh xuyên suốt tổ chức, chuẩn mức hóa thông tin khách hàng và các tiêu chí phân đoạn thị trường xuyên suốt các hệ thống và các điểm giao tiếp, đơn giản hóa phân khúc khách hàng và cho phép điều chỉnh các dịch vụ trên cơ sở nhu cầu khách hàng, tạo ra các khoản tiết kiệm thông qua việc đơn giản hóa dịch vụ và tối ưu hóa việc triển khai tài sản. Chiến lược e-CRM của AF tập trung vào thành phần dịch vụ còn marketing và bán hàng chỉ là thứ yếu. Ngoài ra, chiến lược của AF là lấy khách hàng làm trung tâm, vì thế việc phân đoạn khách hàng là một trong những yêu cầu thiết yếu mà AF tiến hành bởi việc xác định làm thế nào để ước tính giá trị của khách hàng để thúc đẩy việc phân khúc khách hàng cũng là một thách thức đối với nhiều hãng hàng không (Vincent, C., Wendeline, H., Tom, L., Will, P. and Viktor, S., 2003).

3.3 Hãng hàng không Thai Airways

Ngành công nghiệp hàng không của Thái Lan cạnh tranh hơn kể từ khi có chính sách mở cửa ngành Hàng không, đặc biệt đối với mô hình kinh doanh với chi phí thấp, và thay đổi toàn diện. Hiện nay TA không chỉ cạnh tranh trong thị trường nội đại mà còn cạnh tranh gay gắt với các hãng hàng không nước ngoài. Để có được các lợi thế cạnh tranh và thu hút ngày càng nhiều khách hàng, TA đã triển khai giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử nhằm xây dựng lòng trung thành với khách hàng và giữ chân khách hàng. Mức độ cạnh tranh gay gắt hiện nay làm giảm lợi nhuận của các hãng hàng không Thái Lan, vì vậy giữ chân khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của nhiều hãng hàng không. Khi triển khai giải pháp e-CRM, TA đã giảm tối đa được chi phí marketing, duy trì lợi nhuận và duy trì thị phần (Airways, 2008). Như vậy, kết quả triển khai giải pháp của TA được đo lường bởi kết quả về mặt Marketing và tài chính.

Hãng hàng không TA của Thái Lan  triển khai e-CRM đạt được những thành công nhất định nhờ vào các yếu tố: con người (Khách hàng và người sử dụng hệ thống), công nghệ (CNTT tích hợp với quy trình kinh doanh), quy trình (Chiến lược triển khai, Tương tác với khách hàng, Marketing, Văn hóa hàng không). Chương trình xây dựng lòng trung thành khách hàng thường được biết đến với chương trình bay thường xuyên (frequent-flier programs) với mục tiêu là giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Đây là một trong những chiến lược của các hãng hàng không nhằm giữ chân khách hàng bằng cách có các chương trình khuyến mãi khi tích điểm bay thường xuyên hoặc nhận giảm giá vé đặc biệt. Đối với các kênh phân phối, thì hiện nay TA xây dựng website bán vé trực tuyến qua mạng. Đối với các dịch vụ khách hàng được thực hiện qua trung tâm Call Center, tại sân bay và trên máy bay.

4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai e-CRM trong ngành Hàng không

Ba hãng hàng không trên Thế giới triển khai e-CRM thành công là nhờ vào các nhân tố con người, công nghệ và quy trình kinh doanh. Từ cở sở lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai giải pháp e-CRM bên trong doanh nghiệp, cùng với việc phân tích các Hãng hàng không trên thế giới, người viết đúc kết chín nhân tố ảnh hưởng đến triển khai e-CRM trong ngành Hàng không, đó là chiến lược e-CRM, cam kết của lãnh đạo cấp cao, quy trình kinh doanh, nhà tư vấn triển khai, đội dự án, văn hóa Hàng không, người sử dụng, hạ tầng công nghệ, kiểm tra giám sát và đo lường.

Một là chiến lược e-CRM. Chiến lược e-CRM là các định hướng và mục tiêu của e-CRM bên trong tổ chức, bao gồm có chiến lược lựa chọn nhà cung cấp giải pháp e-CRM, chiến lược kiểm soát sự thay đổi quy trình kinh doanh, chiến lược quản lý về kiểm soát hệ thống e-CRM, chiến lược con người trong vận hành hệ thống. Chiến lược đảm bảo cho việc vận hành của giải pháp đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra của hãng hàng không về quản trị quan hệ khách hàng.

Hai là lãnh đạo. Yếu tố về lãnh đạo đề cập đến tầm nhìn, sự quyết tâm và các hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao trong quá trình triển khai và vận hành giải pháp e-CRM. Quá trình triển khai giải pháp e-CRM là quá trình phức tạp, thời gian kéo dài và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động và các bên liên quan. Tầm nhìn, sự quyết tâm và các hỗ trợ của lãnh đạo sẽ định hướng cho các giải pháp được triển khai, và ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của việc triển khai này. Lãnh đạo cấp cao giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình triển khai giữa các bên liên quan, các cam kết hỗ trợ tối đa nguồn lực.

Ba là quy trình kinh doanh. Yếu tố thuộc về quy trình kinh doanh đề cập đến khả năng tương thích, tái cấu trúc, quản trị thay đổi quy trình kinh doanh của hãng hàng không với quy trình thực hiện trong e-CRM. Quy trình triẻn khai là nền tảng cốt lõi cho sự thành công của giải pháp e-CRM, từ việc phân tích thiết kế, triển khai, tái cấu trúc các quy trình kinh doanh của hãng hàng không vào trong hệ thống e-CRM, cho đến việc thu thập và lưu trữ dữ liệu, phân tích và xử lý thông tin từ các hoạt động kinh doanh của hãng hàng không. Quy trình này cần được phù hợp với nhu cầu sử lỹ thông tin của các bộ phận, và các quy trình kinh doanh thực tế của hãng hàng không đang thực hiện cũng cần tái cấu trúc cho phù hợp với hoạt động của hệ thống e-CRM. Yếu tố quy trình kinh doanh có liên quan đến các yếu tố thuộc về lãnh đạo, yếu tố người sử dụng, đội ngũ tư vẫn triển khai, văn hóa hàng không.

Bốn là đội ngũ tư vấn triển khai. Yếu tố nhà tư vấn triển khai bao gồm năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của đội ngũ các nhà tư vấn và triển khai giải pháp e-CRM. Đội ngũ tư vấn triển khai đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của giải pháp e-CRM vì đội ngũ tư vấn triển khai cung cấp các ý kiến chuyên môn về quy trình nghiệp vụ, các giải pháp công nghệ, kỹ thuật thực hiện và huấn luyện sử dụng, hướng dẫn và hỗ trợ các bộ phận tác nghiệp của hãng hàng không sử dụng giải pháp e-CRM. Năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của đội ngũ tư vấn triển khai sẽ ảnh hưởng đến thành công của giải pháp e-CRM.

Năm là đội dự án. Yếu tố đội dự án là năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của đội dự án tham gia triển khai giải pháp e-CRM trong tổ chức hàng không để có thể đưa ra các mô tả hoạt động của hàng không với quy trình nghiệp vụ, các yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin, yêu cầu kiểm soát và yêu cầu xử lý thông tin, yêu cầu tích hợp với các hệ thống khác. Ngoài ra, đội dự án cần có kỹ năng làm việc nhóm, năng lực hợp tác với các nhà tư vấn triển khai giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Sáu là hạ tầng công nghệ. Yếu tố hạ tầng công nghệ là sự phù hợp và ổn định của hệ thống thiết bị, mạng của hãng hàng không trong quá trình triển khai và vận hành giải pháp e-CRM, sự đồng bộ và tương thích của hệ thống quản lý các kênh giao dịch của tổ chức. Yếu tố này tác động đến việc triển khai giải pháp e-CRM trong ngành hàng không. Yếu tố này thể hiện thông qua sự ổn định của thiết bị, mạng truyền thông, sự bảo dưỡng thường xuyên, nâng cấp, cập nhật hạ tầng công nghệ và các phương thức bảo vệ cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin khách hàng trong ngành hàng không.

Bảy là kiểm tra, giám sát và đo lường. Yếu tố kiểm tra, giám sát và đo lường đề cập đến các công cụ giám sát, kiểm soát và đo lường trong quá trình triển khai và vận hành e-CRM. Trong quá trình triển khai e-CRM, việc kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện của các bên liên quan cũng ảnh hưởng lớn đến thành công của dự án. Các công cụ giám sát, kiểm soát, đo lường, đồng thời thiết lập các kênh phản hồi để cải tiến quá trình triển khai e-CRM sẽ đảm bảo thành phần công việc trong quá trình triển khai đúng theo chiến lược đặt ra. Việc kiểm tra, giám sát và đo lường đảm bảo tất cả các khâu trong quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin được đảm bảo chính xác, hạn chế được rủi ro.

Tám là dữ liệu. Yếu tố dữ liệu đề cập đến chất lượng dữ liệu trong quá trình chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống ứng dụng giải pháp e-CRM và thu thập trong quá trình thực hiện các quy trình kinh doanh của hãng hàng không. Yếu tố dữ liệu liên quan đến dữ liệu thu thập trong quá trình kinh doanh của hãng hàng không như cơ sở dữ liệu khách hàng, dữ liệu phân tích hành vi khách hàng, dữ liệu về các giao dịch khách hàng từ các kênh giao dịch điện tử như đặt vé trực tuyến trên website, thanh toán điện tử (thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán POS tại các quầy giao dịch). Chất lượng nguồn dữ liệu ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của hệ thống và ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của hệ thống. Chất lượng dữ liệu thu thập và lưu trữ thể hiện qua sự chính xác, kịp thời và đầy đủ, phù hợp nhu cầu thông tin của người sử dụng và an toàn trong lữu trữ dữ liệu.

Chín là khách hàng. Yếu tố khách hàng đề cập đến người sử dụng dịch vụ bay của hãng hàng không, là người nhận và sử dụng thông tin do e-CRM cung cấp. Yếu tố khách hàng sẽ đánh giá được mức độ đáp ứng và tính hiệu quả của việc triển khai giải pháp e-CRM trong ngành hàng không.

5. Kết luận

Trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành hàng không mạnh mẽ hiện nay khi mà toàn cầu hóa càng sâu rộng, cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, đòi hỏi các hãng hàng không phải ứng dụng công nghệ nhằm tối đa hóa nhu cầu khách hàng. Chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành chiến lược quan trọng hàng đầu của các hãng hàng không hiện nay. Giải pháp e-CRM là giải pháp quản lý được rất nhiều các hãng hàng không trên thế giới quan tâm và triển khai với kỳ vọng gia tăng được mức thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ của các hãng hàng không, đồng thời tăng sức cạnh tranh của các hãng hàng không trên thị trường. Tuy nhiên, để triển khai e-CRM các hãng hàng không sẽ gặp nhiều khó khăn và không đạt được thành công như kỳ vọng. Với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố tác động đến triển khai giải pháp e-CRM trong tổ chức, nghiên cứu các trường hợp triển khai e-CRM của ba hãng hàng không trên Thế giới để từ đó đúc kết ra chín nhân tố tác động đến triển khai giải pháp e-CRM trong ngành hàng không.

 

Tài liệu tham khảo

1.      Ahmad, A.Y. và Hossein, G., 2012. Detecting success factors of electronic customer relationship management (e_CRM) system to. Management Science Letters , Volume 2, pp. 339-350.

  1. Airways, T., 2008. History, Thai Airways International, l.: http://www.thaiairways.com/aboutthai/company-profile/en/history.htm.
  2. Dafoulas G. and Essawi N., 2006. Measuring Customer Relationship Management Readiness in Developing Countries. l., 16 th International conference on computer theory and applications (ICCTA).
  3. Goldschlager, A., 2001. Managing the ROI on e-CRM.
  4. Jackson, K. L., 2015. American Airlines: Mobility strategy soars to new heights with SOTI MobiControl!, l.: s.n.
  5. Law, C., 2017. The Study of Customer Relationship Management in Thai Airline Industry: A Case of Thai Travelers in Thailand. Journal of Airline and Airport Management, 7(1), pp. 13-42.
  6. E, E., 2000. Current issues in managing customer relationships, s.l.: National research foundation.
  7. Vincent, C., Wendeline, H., Tom, L., Will, P. and Viktor, S., 2003. Analysing CRM At Air France, France: CRM Group Project.
  8. Xu, M., & Walton, J, 2005. Gaining customer knowledge through analytical CRM. Industrial Management t & Data Systems, 105(7), p. 955–972.
  9. Zaman, A., Ishaku, I., Haslinda, H., 2015. The Critical Success Factors of e-CRM Implementation. Kuching, Sarawak, Malaysia, International Conference on E-commerce.

 

 

 

[1] Sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở của trường Đại học Ngoại thương:"Ứng dụng Quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)", "Mã số NTCS2018-12"

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

Các bài khác...