Sidebar

Magazine menu

05
CN, 05

Tạp chí KTĐN số 113

 

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Ý ĐỊNH HÀNH VI CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TẠI DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG BỘ

Lê Chí Công[1]

Đoàn Nguyễn Khánh Trân[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp hai lý thuyết: phát triển bền vững và hành vi tham gia. Một mẫu nghiên cứu theo hạn ngạch từ cộng đồng địa phương với 444 phiếu câu hỏi tại Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Kết quả 5/5 giả thuyết được ủng hộ. Cụ thể, ý định của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Hơn nữa, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu sự ảnh hưởng của ý định và kiểm soát hành vi nhận thức của cộng đồng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Chuẩn chủ quan; Thái độ; Ý định; Hành vi; Cộng đồng; du lịch biển

Abstract

This paper is conducted based on integrating two theories: sustainable development; and behavior. A quato survey sample from the local community with 444 participants in Khanh Hoa, Binh Dinh and Quang Nam Provinces. The results showed that all hypotheses are supported. In particular, the participation of local communities in the sustainable development has been positively influenced by the attitude, subjective norms, and perceived behavioral control. Furthermore, the participation of local community’s in the sustainable development has been positively influenced by the intention to participant and perceived behavioral control. Based on the research findings, the paper suggested some of suitable policies that will allow tourism industry to promote the role of local communities in the sustainable development of beach tourism in the Central Coast.

Keywords: Subjective norms; Attitude; Intention; Community; Beach tourism

 

  1. Giới thiệu

Hầu hết nghiên cứu trước đề cập đến khái niệm “cộng đồng” như một đơn vị không gian nhỏ, cấu trúc xã hội đồng nhất với mức độ chia sẻ và lợi ích chung (Agrawal và Gibson, 1999). Scherl và Edwards (2007) mô tả các cộng đồng địa phương là nhóm người với một bản sắc chung và họ có thể được tham gia vào một loạt các khía cạnh liên quan của đời sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng cộng đồng địa phương thường có quyền liên quan đến khu vực và tài nguyên thiên nhiên, mối quan hệ mạnh mẽ về văn hóa, xã hội, kinh tế và tinh thần (Scherl và Edwards, 2007). Trong khi Aref và cộng sự (2010) cho rằng, cộng đồng dùng để chỉ một nhóm các cá nhân sinh sống hoặc làm việc trong khu vực địa lý cùng với một số chia sẻ về văn hóa hoặc lợi ích chung.

Nghiên cứu trong bối cảnh quốc gia đang phát triển của Eshliki và Kaboudi (2012) nhấn mạnh đến sự cần thiết trong việc chủ động tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình xây dựng kế hoạch và hành động cụ thể nhằm phát triển du lịch hướng đến tính bền vững. Nghiên cứu trước đó của Gursoy và cộng sự (2010) đã đề cập đến vai trò của cộng đồng như là nền tảng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch, quản lý du lịch tại các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, một số các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh rằng, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho chính họ mà còn góp phần phát triển du lịch hướng tới bền vững (Eshliki và Kaboudi, 2012; Gursoy và cộng sự, 2010).

Tại Việt Nam, du lịch dựa vào cộng đồng đã và đang kết nối chặt chẽ với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ven biển đang là một chính sách ưu tiên của Chính phủ hiện nay (Lê Chí Công, 2015). Duyên hải miền Trung với những địa danh có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú có khả năng hấp dẫn khách du lịch như Vịnh Nha Trang, Cù Lao Xanh - Quy Nhơn, Cù Lao Chàm - Quảng Nam…Năm 2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế thới; Cù Lao Chàm có tên trong danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận từ năm 2009; trong khi Cù Lao Xanh được ví như “Hòn Ngọc Viễn Đông”, tất cả những điều đó đã góp phần “đánh tiếng” thu hút du khách đến với du lịch duyên hải miền Trung ngày càng nhiều. Một số nghiên cứu gần đây đã bước đầu phân tích những ảnh hưởng của cộng đồng đến phát triển du lịch bền vững (Lê Thị Mỹ Bình (2012), Lê Chí Công (2015), Võ Hoàn Hải và Lê Chí Công (2015).

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển bởi Ajzen (1991). Sự khác biệt lớn giữa hai mô hình này là TPB kết hợp thêm khía cạnh về kiểm soát hành vi nhận thức như là yếu tố quyết định ý định hành vi. TPB mở rộng ranh giới của TRA, một sự kiểm soát hoàn toàn tự nguyện bằng cách bao gồm một yếu tố niềm tin liên quan đến sở hữu các nguồn lực và cơ hội cần thiết để thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen, 2011). Khả năng áp dụng của TPB đã được xem xét trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan hoạt động của con người (Ajzen, 1991), cũng như dự báo hành vi và thay đổi của họ (Ajzen, 2011).

Đến nay, đã có một số nghiên cứu trên thế giới tập trung vào các nhân tố ảnh hướng đến sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững, bao gồm: (i) thái độ của cộng đồng (Lepp, 2007); (ii) nhận thức chi phí (Dyer và cộng sự, 2007); (iii) sự gắn bó cộng đồng (Nicholas và cộng sự, 2009); và (iv) nhận thức lợi ích (Nunkoo và Ramkissoon, 2011). Một số ít các nghiên cứu đã tích hợp mối quan hệ giữa sự quan tâm của cộng đồng và gắn bó của họ đối với phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh các quốc gia phương tây. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả cho đến nay các nghiên cứu định lượng liên quan đến ứng dụng mô hình TPB để giải thích ý định hành vi của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại duyên hải miền Trung còn ít (Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công, 2015). Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét các ảnh hưởng của nhân tố trong mô hình TPB trong việc giải thích ý định và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần không nhỏ giúp các địa phương có tiềm năng và thế mạnh về du lịch biển xây dựng chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch biển đảo hướng đến tính bền vững.

  1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch

Ajzen (1991) cho rằng trong lý thuyết TPB, ý định thực hiện hành vi là tiền đề của hành vi nhất định. Ý định được đưa ra để nắm bắt các yếu tố dẫn đến hành vi (Ajzen, 1991). Ý định hành vi chịu ảnh hưởng của ba biến tiềm ẩn: kiểm soát hành vi nhận thức, chuẩn chủ quan và thái độ đối với thực hiện hành vi (Ajzen, 2011). Kiểm soát hành vi nhận thức xác định mức độ mà một cá nhân tin rằng họ có khả năng thực hiện một hành vi cụ thể. Chuẩn chủ quan bao gồm nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội để thực hiện một hành vi nhất định. Thái độ đối với một hành vi đề cập đến cảm giác chung của một cá nhân về sự thích hoặc không thích đối với một hành vi nhất định. TPB giả định hành vi của con người là hợp lý và được hướng dẫn bởi các quy trình suy nghĩ hợp lý (Ajzen, 1991).

2.2. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch theo hướng bền vững đã được thảo luận rộng rãi trong thời gian qua vì sự phát triển đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ tài nguyên du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương (Lee, 2013; Lepp, 2007).  Sebele (2010) cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã trở thành một công cụ quan trọng để quản lý bền vững. Sự tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển du lịch bền vững được tiếp cận trên hai góc độ: ý định và hành vi tham gia (Lepp, 2007). Theo đó, ý định tham gia là một dấu hiệu về mặt nhận thức của sự sẵn sàng thực hiện một hành vi, các biểu hiện cụ thể của nó là: dự định/kế hoạch/mong muốn/sẽ…(Ajzen, 1991). Trong khi hành vi là tập hợp các phản ứng có thể quan sát được trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định. Các quan sát đơn lẻ có thể được tổng hợp lại theo bối cảnh và thời gian để tạo ra một sự đo lường hành vi phổ quát hơn (Ajzen, 1991). Trong rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện, ý định là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi (Ajzen, 1991). Vì vậy, giả thuyết H1 được đề xuất:

H1: Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tăng, hành vi tham gia chương trình càng tăng.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững

Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một hành vi (Ajzen, 1991). Nếu người dân đánh giá rằng việc tham gia phát triển du lịch bền vững là hữu ích đối với họ, thì dự định/kế hoạch/mong muốn/sẽ…tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch sẽ mạnh hơn (Lee, 2013; Lepp, 2007). Từ kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu này tác giả cho rằng người dân có thái độ tích cực đối với chương trình phát triển du lịch bền vững, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng cao. Vì vậy, giả thuyết H2 được đề xuất:

H2: Thái độ tích cực đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững sẽ tăng.

Bạn bè, người thân có xu hướng du lịch những nơi người thân của họ sinh sống, và họ mong muốn một trong những nơi đó du lịch phát triển bền vững. Cộng đồng xã hội cũng vậy muốn có nhiều nơi để du lịch với nhiều đặc trưng địa phương khác nhau. Các nghiên cứu trước cũng cho thấy ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững là tích cực thì người dân địa phương càng có mong muốn/ý định/dự định tham gia các hoạt động bảo vệ du lịch bền vững (Kim và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này tác giả cho rằng một khi các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững có tác động là tích cực, ý định/khả năng tham gia các chương trình du lịch bền vững càng cao (Kim, Yun và Lee, 2014; Abas và Hanafiah, 2014). Vì vậy, giả thuyết H3 được đề xuất như sau:

H3: Các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia phát triên du lịch bền vững tác động tích cực, ý định tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch càng tăng.

Các rào cản đối với việc tham gia phát triển du lịch bền vững ngăn cản cộng đồng địa phương tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương (Kim, Yun và Lee, 2014; Abas và Hanafiah, 2014). Kiểm soát rào cản đối với việc tham gia phát triển du lịch bền vững sẽ loại bỏ những trở ngại người dân gặp phải khi tham gia phát triển du lịch bền vững. Một khi cộng đồng có khả năng kiểm soát hành vi nhận thức, họ càng có mong muốn/ý định/kế hoạch/dự định cũng như hành động cụ thể tham gia các hoạt động bảo vệ du lịch bền vững. Trong nghiên cứu này tác giả cho rằng một khi các rào cản được loại bỏ hoặc hạn chế, mong muốn/ý định/kế hoạch/dự định cũng như hành động tham gia các chương trình du lịch bền vững cao hơn (Kim, Yun và Lee, 2014; Abas và Hanafiah, 2014). Vì vậy, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:

H4: Rào cản đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững được kiểm soát tốt, ý định tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch càng tăng.

H5: Rào cản đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững được kiểm soát tốt, hành vi tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch càng tăng.

Hình 1. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

 

 

 

 

 
 

Các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với cộng đồng dân cư tại địa phương: Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 12/2016 đến tháng 4/2017. Một mẫu theo phương pháp hạn ngạch với kích thước được tiếp cận theo nghiên cứu Hair và cộng sự (1998), theo đó kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một tham số ước lượng. Nghiên cứu có 35 quan sát và khái niệm, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 35*5 = 175. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát tại 03 địa phương khác nhau với số lượng quan sát như sau: Nha Trang (260); Quy Nhơn (120); và Quảng Nam (120). Tỷ lệ phiếu đạt yêu cầu để đưa vào phân tích bằng phần mềm AMOS 23.0 là (88,8%). Bảng câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình tại các phường (Vĩnh Nguyên, Lộc Thọ-Nha Trang; xã Nhơn Châu; Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ngô Mây-Quy Nhơn; xã Tân Hiệp, phường Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng-Tam Kỳ). Kết quả thống kê mẫu cho thấy: Tỷ lệ nữ giới trong mẫu điều tra là 57,4%, đáp viên có tuổi đời từ 36-55 chiếm tỷ lệ cao 61,2%; Trên 70% đáp viên đã lập gia đình; Tỷ lệ đáp viên có thu nhập bình quân gia đình dưới 5 triệu/tháng là 45,5%; Gần 60% đáp viên có trình độ học vấn từ THPT trở xuống; 80% đáp viên tham gia trực tiếp/gián tiếp vào các hoạt động liên quan đến du lịch. Đặc biệt, đáp viên trong mẫu nghiên cứu có những biểu hiện tốt cho hành vi tham gia các hoạt động trong chương trình phát triển du lịch bền vững như: Tham gia vệ sinh môi trường; Tham gia bảo vệ di tích/nét văn hóa; Bán/cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng cho du khách.

Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu học

Đặc điểm

Tỷ lệ %

Đặc điểm

Tỷ lệ %

Đặc điểm

Tỷ lệ %

Giới tính

Tuổi

Trình độ học vấn

Nam

42,6

Từ 19-35

47,7

THPT

41,1

Nữ

57,4

Từ 36-55

43,8

Cao đẳng/Đại học

34,7

Tình trạng hôn nhân

Trên 55

8,5

Sau đại học

5,9

Độc thân

25,7

Thu nhập bình quân

Khác

18,2

Đã lập gia đình

74,3

 

 

Nơi sống

Dưới 5 triệu

45,6

 

 

Đảo

12,40

Từ 5-dưới 10 triệu

33,4

 

 

Cạnh biển

36,9

Từ 10-dưới 15 triệu

12,7

 

 

Đất liền

50,0

Trên 15 triệu

9,3

 

 

Xa biển

0,7

 

 

 

 

n=444

 

Bảng 2. Thống kê tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động trực tiếp du lịch trong năm năm qua

Kinh doanh nhà nghỉ/

khách sạn

Dịch vụ ăn uống/

bán hàng rong

Hướng dẫn viên

Bán quà lưu niệm

Vận chuyển du lịch

Khác

9,9%

24,1%

3,4%

4,7%

6,8%

51,1%

 

Bảng 3. Thống kê tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động gián tiếp du lịch trong năm năm qua

Làm thuê cho

công ty du lịch

Cung cấp (hàng hóa

tiêu dùng, xăng, dầu, ga…)

Cung cấp sản phẩm từ nuôi trồng/khai thác thủy sản

Xây dựng các cơ sở du lịch

Khác

17,8%

7,9%

8,6%

3,6%

62,2%

 

Bảng 4. Thống kê về số hoạt động từng gia gia liên quan đến Chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương (Thang điểm 7)

Vệ sinh

môi trường

du lịch

Tuyên truyền

bảo vệ

môi trường

Bảo vệ môi trường ven biển/đảo

Tuyên truyền hình ảnh

du lịch

Bảo vệ di tích phục vụ du lịch

Bảo vệ nét văn hóa truyền thống

Cung cấp thực phẩm an toàn cho khách

Bán sản phẩm đảm bảo chất lượng cho khách

Bán đúng giá vào mùa cao điểm

4,61

4,49

4,70

4,60

4,65

4,84

4,69

4,61

4,71

 

3.2. Đo lường các khái niệm

Nghiên cứu này được thực hiện lặp lại đối với một số thị trường ở các quốc gia phát triển, vì thế thang đo khái niệm trong mô hình được phát triển từ các nghiên cứu trước và thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ. Để đảm bảo giá trị nội dung các thang đo trong mô hình nghiên cứu tác giả đã tiến hành phỏng vấn: 05 chuyên gia trong ngành du lịch (quản lý ngành, quản lý doanh nghiệp, giảng viên) và 05 người dân đang sinh sống tại Nha Trang để hoàn chỉnh thang đo lần 1. Sau đó tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng cách điều tra trực tiếp 50 hộ dân sinh sống tại phường Vĩnh Nguyên, phường Lộc Thọ thành phố Nha Trang. Dữ liệu thu thập đã được xử lý bằng phần mềm SPSS18.0 nhằm kiểm định giá trị Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Cuối cùng, sau khi hiệu chỉnh, phiếu câu hỏi hoàn thành được sử dụng để nghiên cứu định lượng chính thức.

Bảng 5: Chỉ báo đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu

Khái niệm

Số quan sát

Nguồn*

Ảnh hưởng xã hội của việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

04

Kurz, Linden & Sheehy (2007)

Kim, Yun & Lee (2014)

Abas & Hanafiah (2014)

Khả năng kiểm soát hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

05

Ajzen (1991)

Kim, Yun & Lee (2014)

Thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

06

Ajzen (1991)

Kim, Yun & Lee (2014)

Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

04

Ajzen (1991)

Kim, Yun & Lee (2014)

Abas & Hanafiah (2014)

Hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

05

Choi & Murray (2010)

Choi & Sirakaya (2005)

Abas & Hanafiah (2014)

Chi tiết các chỉ báo sẽ được trình bày trong kết quả nghiên cứu

3.3. Thủ tục phân tích

Phân tích CFA để xác rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt. Tiếp đến phân tích SEM để kiểm định quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm. Độ phù hợp của mô hình chỉ ra bởi hai chỉ số TLI và CFI có giá trị lớn hơn 0,9 và chỉ số RMSEA dưới 0,08 (Browne và Cudeck, 1992).

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Độ tin cậy và giá trị của các thang đo

Kết quả cho thấy giá trị của thống kê χ2 là 604,49 với 253 bậc tự do, xác suất 0,000 chứng tỏ rằng thống kê này có ý nghĩa thống kê. Giá trị RMSEA là 0,056 < 0,08, đồng thời ba giá trị GFI, TLI và CFI lần lượt là 0,903; 0,956 và 0,968 > 0,9 rất nhiều. Mô hình đo lường phù hợp tốt với dữ liệu. Trọng số nhân tố của chỉ báo đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,001 (tất cả giá trị thống kê t đều lớn hơn 15,66) và trải dài từ 0,63 đến 0,95. Các thang đo còn lại đều có độ tin cậy tổng hợp cao, vượt xa mức đề nghị 0,80, bên cạnh các giá trị phương sai trích đều lớn 0,60. Chứng tỏ thang đo đơn nghĩa, có độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cao (Browne và Cudeck, 1992).

Bảng 6. Trọng số nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo

Khái niệm và các chỉ báo

FL

SE

Giá trị t

SFL

CR

VE

Ảnh hưởng xã hội đến việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (DN)

 

 

 

 

0,91

0,71

Những người quan trọng đối với tôi khuyên tôi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

0,977

0,056

17,381

0,865

 

 

Những người quan trọng đối với tôi đề nghị tôi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

0,993

0,063

15,663

0,785

 

 

Những người quan trọng đối với tôi khuyến khích tôi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

1,023

0,038

26,806

0,876

 

 

Những người quan trọng đối với tôi nghĩ rằng tôi nên tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

1,000

-

-

0,850

 

 

Khả năng kiểm soát hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (PBC)

 

 

 

 

0,88

0,60

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn chủ động

1,000

-

-

0,765

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn kiểm soát

0,983

0,057

17,262

0,702

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn dễ dàng

1,110

0,057

19,519

0,896

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn thuận lợi

1,080

0,058

18,623

0,855

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là đúng

0,747

0,057

13,078

0,631

 

 

Thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (ATT)

 

 

 

 

0,92

0,77

Không thỏa mãn/thỏa mãn

1,000

-

-

0,790

 

 

Không hài long/hài long

1,139

0,044

25,660

0,881

 

 

Không thích/thích

1,188

0,055

21,536

0,908

 

 

Tiêu cực/tích cực

1,241

0,056

22,140

0,925

 

 

Vô ích/hữu tích

1,081

0,054

20,088

0,833

 

 

Không có lợi/có lợi

0,985

0,055

17,987

0,767

 

 

Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (INTEN)

 

 

 

 

0,93

0,77

Tôi dự định tham gia

1,000

-

-

0,771

 

 

Tôi mong đợi được tham gia

1,155

0,044

26,072

0,907

 

 

Tôi mong muốn được tham gia

1,203

0,067

17,923

0,953

 

 

Tôi có kế hoach tham gia

1,151

0,071

16,274

0,861

 

 

Hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (BE)

 

 

 

 

0,91

0,76

Vệ sinh môi trường du lịch

1,000

-

-

0,788

 

 

Tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch

1,149

0,046

24,861

0,862

 

 

Bảo vệ môi trường ven biển, đảo

1,120

0,054

20,748

0,876

 

 

Tuyên truyền hình ảnh du lịch

1,094

0,054

20,135

0,856

 

 

Bảo vệ di tích lịch sử phục vụ du lịch

1,109

0,054

20,416

0,867

 

 

Bảo vệ nét văn hóa truyền thống địa phương

1,001

0,053

18,724

0,813

 

 

FL: Trọng số nhân tố; SE: Độ lệch chuẩn; SFL: Trọng số nhân tố chuẩn hóa; CR: Độ tin cậy tổng hợp; VE: Phương sai trích ***p<0,001

Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng đối với tất cả các cặp, mô hình CFA hai nhân tố đều tốt hơn mô hình CFA một nhân tố, và các thống kê sai biệt chi-bình phương đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,001 (Hair và cộng sự, 1998). Điều này đã chỉ ra đo lường đạt độ phân biệt cao. Thang đo lường sử dụng đều đạt độ tin cậy và độ giá trị cao, thích hợp cho phân tích xa hơn.

Bảng 7. Hệ số tương quan, trung bình và sai số chuẩn của các khái niệm

 

BE

INTEN

ATT

SN

PBC

BE

-

 

 

 

 

INTEN

0,48***

-

 

 

 

ATT

0,48***

0,50***

-

 

 

SN

0,43***

0,49***

0,50***

-

 

PBC

0,45***

0,49***

0,55***

0,58***

-

Mean

5,79

5,78

5,68

5,34

5,20

S.D

1,16

1,17

1,12

1,17

1,04

***p<0,000; **p<0,01; *p< 0,05; ns không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017

4.2. Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định các giả thuyết

Kết quả phân tích các tác động chính của các khái niệm trong mô hình lý thuyết được đề xuất trong hình 1 được trình bày trên bảng 7. Độ phù hợp của mô hình cấu trúc so với dữ liệu là chấp nhận được (χ2 (258) = 947,47; p = 0,000; RMSEA =0,078; GFI = 0,915; TLI = 0,930; CFI = 0,931). Kết quả ủng hệ tất cả các giả thuyết nghiên cứu.

Bảng 8. Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố

Hệ số đường dẫn

Giả thuyết

Ước tính

Giá trị t

Ủng hộ/Bác bỏ

INTEN è BE

H1

0,359

6,99***

Ủng hộ

ATT  è INTEN

H2

0,334

6,67***

Ủng hộ

SN è INTEN

H3

0,206

4,23***

Ủng hộ

PBC è INTEN

H4

0,243

4,91***

Ủng hộ

PBC è BE

H5

0,248

4,98***

Ủng hộ

***p<0,001; **p<0,05; *p<0,10; R2 (INTEN) = 0,21; R2 (BE) = 0,23

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017

Hình 2. Kết quả nghiên cứu từ mô hình đề xuất

Giả thuyết H1 đề xuất ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tăng, hành vi tham gia chương trình càng tăng. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết với (β1 = 0,359; t = 6,99, p< 0,001). Giả thuyết H2 gợi ý rằng cộng đồng càng có thái độ tích cực đối với chương trình phát triển du lịch bền vững, ý định tham gia chương trình của họ càng tăng lên. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H2 với (β2 = 0,334; t = 6,67; p< 0,001).

Giả thuyết H1 đề xuất ảnh hưởng nhóm xã hội càng cao, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng càng nhiều. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết (β1 = 0,206; t = 4,23; p< 0,001). Nghiên cứu cũng mong đợi rằng, khả năng kiểm soát hành vi của cá nhân đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tốt, ý định và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tăng lên. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H2 (β2 = 0,243; t = 4,91; p< 0,001) và H5 (β5 = 0,248; t = 4,98; p< 0,001). Cuối cùng, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tăng thì hành vi tham gia càng tăng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H4 (β4 = 0,359; t = 6,99; p< 0,001).

  1. Kết luận và kiến nghị chính sách

5.1 Kết luận

Dựa trên việc tích hợp hai lý thuyết phát triển bền vững; hành vi tham gia, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững tại Nam Trung Bộ. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy 5/5 giả thuyết được ủng hộ. Ý định và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch chịu ảnh hưởng của: thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi nhận thức. Kết quả này ủng hộ các nghiên cứu trước của Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công (2016); Lê Chí Công, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Trâm (2017) trong việc tích hợp lý thuyết TPB và lý thuyết phát triển du lịch bền vững vào khung phân tích hợp lý nhằm chứng minh vai trò của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững. Dựa trên kết quả nghiên cứu, dưới đây bài viết sẽ đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ.

5.2 Kiến nghị chính sách

Một là, nâng cao tinh thần thái độ của người dân đối với chương trình phát triển du lịch bền vững ở địa phương. Thái độ của người dân đối với phát triển du lịch bền vững trở nên tích cực hơn nếu họ nghĩ phát triển du lịch bền vững mang lại lợi ích nhất định nào đó cho bản thân và xã hội; họ cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc khi tham gia phát triển du lịch bền vững của địa phương; và tất nhiên họ phải được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia, đóng góp vào sự phát triển bền vững của du lịch địa phương…Một số biện pháp cụ thể để xây dựng thái độ, niềm tin tích cực trong phát triển bền vững du lịch trong mỗi cộng đồng địa phương như sau: (1) Tham gia xây dựng, đề xuất, góp ý các chương trình, định hướng phát triển bền vững du lịch của địa phương để thấy được vai trò cũng như sự hữu ích của hoạt động phát triển bền vững du lịch đến đời sống. Từ đó, có cái nhìn và thái độ đúng đắn trong phát triển du lịch; (2) Thúc đẩy, khuyến khích người thân, bạn bè, những mối quan hệ khác nhau cùng nhau tham gia hoạt động phát triển du lịch của địa phương, khu vực, quốc gia; (3) Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động, chương trình phát triển du lịch trong thời gian tới như các chương trình hợp tác phát triển du lịch; chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; chương trình giáo dục môi trường bảo vệ du lịch; chương trình bảo tồn tài nguyên du lịch…; (4) Luôn ủng hộ và sẵn sàng tham gia các chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, trao đổi văn hóa giữa người địa phương và du khách để có những thái độ đúng đắn và tích cực cho sự phát triển bền vững du lịch.

Hai là, kiểm soát tốt các rào cản đối việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. Theo nghiên cứu ở trên thì trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức về du lịch bền vững, điều kiện sống nghèo nàn và thiếu sự hỗ trợ tài chính; thói quen hàng ngày bận rộn và thiếu thời gian để tham gia du lịch; nhận thức còn hạn chế của người dân về phát triển du lịch địa phương; và cuối cùng sự chênh lệch về quyền lực, thể chế quan liêu và sự mất thiếu tự tin về quyền của họ là những nhân tố cản trở đối với việc việc tham gia phát triển du lịch bền vững. Do đó, để kiểm soát tốt rào cản trên thì cần có các chính sách cụ thể sau: (1) Nâng cao trình độ học vấn, phổ biến kiến thức cho người dân về phát triển du lịch bền vững; (2) Xây dựng các chính sách nâng cao mức sống chung của người dân, có chính sách hỗ trợ tài chính giúp người dân phát triển kinh tế; (3) Hỗ trợ người dân kỹ thuật kinh doanh sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian cho họ, khuyến khích họ tham gia du lịch, trước hết là các tour địa phương giúp họ được giá trị của du lịch cũng như lợi ích của nó; (4) Có chính sách tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về phát triển du lịch bền vững, đi kèm là những quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi người dân trong việc phát triển du lịch địa phương bền vững, cho họ thấy được du lịch bền vững mang lại những giá trị lâu dài về kinh tế, sức khỏe, môi trường địa phương,..(5) Có chính sách hạn chế triệt để quan liêu trong cơ quan quản lý, có chính sách quản lý thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện để người dân tự hào về quyền của họ trong xã hội.

Ba là, tăng khả năng các ảnh hưởng xã hội lên ý định, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của người dân bằng cách thông qua việc tăng cường tuyên truyền về phát triển du lịch bền vững đến các cơ quan, đoàn thể, các công ty, đến từng hộ gia đình, từng người dân.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Tất cả các khái niệm trong nghiên cứu này được phát triển từ các nghiên cứu ở phương tây nơi có những điều kiện khác biệt so với Việt Nam, hơn nữa việc thích ứng và tích hợp hai lý thuyết phát triển bền vững và lý thuyết TPB trong lĩnh vực hành vi tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển bền vững du lịch đã ít được thực hiện trước đây. Vì vậy, nghiên cứu tương lai nên kiểm định nhiều hơn các khái niệm này ở môi trường khác nhau để đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy thang đo trên nhiều địa bàn. Thêm nữa, nghiên cứu trước đã chứng minh việc mở rộng lý thuyết TPB với các khái niệm niềm tin, nhận thức lợi ích, chi phí, gắn kết cộng đồng…là rất có ý nghĩa trong việc giải thích ý định và hành vi. Vì thế, các nghiên cứu tiếp theo nên cải thiện vấn đề này. Cuối cùng, việc khảo sát trong nghiên cứu chỉ tập trung vào cộng đồng dân cư ven biển tại 03 địa phương (Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam), nghiên cứu tương lai nên mở rộng đối tượng khảo sát nhằm đánh giá toàn diện hơn ảnh hưởng các yếu tố đến ý định và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương.

Tài liệu tham khảo

  1. Abas, S. A. & Hanafiah, M. H. M. (2014), “Local Community Attitudes Towards: Tourism Development in Tioman Island”, Tourism, Leisure and Global Change(volume 1, 2014, p.TOC-135), 135 - 143.
  2. Ajzen, I., (1991), “The Theory of Planned Behaviour”, Organizational Behaviour and Human Decision Processes, 50 (2), 179-211.
  3. Ajzen, I., (2011), “Job satisfaction, Effort and Performance: A reasoned action perpective”, Contemporary, 5(4), 32 - 43.
  4. Agrawal, A., & Gibson, C. C. (1999), “Enchantment and disenchantment: The role of community in natural resource conservation”, World Development, 27, 629 - 649.
  5. Aref, F., Gill, S. S., & Farshid, A. (2010), “Tourism development in local communities: As a community development approach”, Journal of American Science, 6, 155 - 161.
  6. Browne, M. W., & Cudeck, R. (1992), “Alternative ways of assessing model fit”, Sociological Methods & Research, 21(2), 230-258.
  7. Choi, H. C., & Murray, I. (2010), “Resident attitudes toward sustainable community tourism”, Journal of Sustainable Tourism, 18(4), 575-594.
  8. Choi, C. & Sirakaya E. (2005), “Measuring Resident’s Attitude toward Sustainable tourism: Development of sustainable tourism attitude Scale”, Journal of Travel Research (Vol.43, 380-394), 380 - 394.
  9. Dyer, P., Gursoy, D., Sharma, B., & Carter, J. (2007) “Structural modeling of resident perceptions of tourism and associated development on the Sunshine Coast, Australia”, Tourism Management, 28, 409-422.
  10. Eshliki, S. A., & Kaboudi, M. (2012), Community Perception of Tourism Impacts and their Perception in Tourism Planning: A Case Study of Ramsar, Iran. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 36, 333-341.
  11. Gursoy, D., Chi, C. G., & Dyer, P. (2010), “Local’s attitudes toward mass and alternative tourism: the case of Sunshine Coast, Australia”, Journal of Travel Research, 49, 381-394.
  12. Kim, Y., Yun, S., & Lee, J. (2014), Can Companies Induce Sustainable Consumption? The Impact of Knowledge and Social Embeddedness on Airline Sustainability Programs in the U.S.
  13. Kurz, T., Linden, M., Sheehy, N. (2007), Attitudinal and community influences on participation in new curbside recycling initiatives in Northern Ireland. Environ. Behavior, 39, 367-391.
  14. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black W. C. (1998), Multivariate data analysis (5th Ed.) Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
  15. Lê Thị Mỹ Bình (2012), Du lịch, phát triển bền vững du lịch biển đảo Vịnh Nha Trang, Luận án tiến sĩ trường Universite de la Reunion, France.
  16. Lê Chí Công (2015), “Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 201, 56-64.
  17. Lê Chí Công, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Trâm (2017), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại duyên hải Miền Trung”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 99, 15-30.
  18. Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công (2015), “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng dân cư tại Nha Trang đối với phát triển bền vững du lịch biển đảo”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 8, 42-45.
  19. Lee, H. T., (2013), “Influence analysis of community resident support for sustainable tourism development”, Tourism Management, 34, 37-46.
  20. Lepp, A. (2007), “Residents’ attitudes towards tourism in Bigodi village, Uganda”, Tourism Management, 28, 876-885.
  21. Nicholas, L., Thapa, B., & Ko, Y. (2009), “Residents’ perspectives of a world heritage site e the Pitons Management Area, St. Lucia”, Annals of Tourism Research, 36(3), 390-412.
  22. Nunkoo, R., & Ramkissoon, H. (2011), “Developing a community support model for tourism”, Annals of Tourism Research, 38(3), 964-988.
  23. Scherl, L.M., & Edwards, S. (2007). Tourism, indigenous and local communities and protected areas in developing nations, In: R Bushell, PFJ Eagles (Eds): Tourism and Protected Areas: Benefits beyond Boundaries, Wallingford: CABI International.
  24. Sebele, L. S. (2010), “Community-based tourism ventures, benefits and challenges: Khama Rhino Sanctuary Trust, Central District, Botswana”, Tourism Management, 31, 136-146.

 

 

[1] Trường Đại học Nha Trang, Email: conglechi@ntu.edu.vn; hcong80@yahoo.com

[2] Trường Đại học Nha Trang, Email: trandnk@ntu.edu.vn

 

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Ý ĐỊNH HÀNH VI CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TẠI DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG BỘ

Lê Chí Công[1]

Đoàn Nguyễn Khánh Trân[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu này phát triển dựa trên tích hợp hai lý thuyết: phát triển bền vững và hành vi tham gia. Một mẫu nghiên cứu theo hạn ngạch từ cộng đồng địa phương với 444 phiếu câu hỏi tại Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Kết quả 5/5 giả thuyết được ủng hộ. Cụ thể, ý định của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức. Hơn nữa, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững chịu sự ảnh hưởng của ý định và kiểm soát hành vi nhận thức của cộng đồng. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ.

Từ khóa: Chuẩn chủ quan; Thái độ; Ý định; Hành vi; Cộng đồng; du lịch biển

Abstract

This paper is conducted based on integrating two theories: sustainable development; and behavior. A quato survey sample from the local community with 444 participants in Khanh Hoa, Binh Dinh and Quang Nam Provinces. The results showed that all hypotheses are supported. In particular, the participation of local communities in the sustainable development has been positively influenced by the attitude, subjective norms, and perceived behavioral control. Furthermore, the participation of local community’s in the sustainable development has been positively influenced by the intention to participant and perceived behavioral control. Based on the research findings, the paper suggested some of suitable policies that will allow tourism industry to promote the role of local communities in the sustainable development of beach tourism in the Central Coast.

Keywords: Subjective norms; Attitude; Intention; Community; Beach tourism

 

  1. Giới thiệu

Hầu hết nghiên cứu trước đề cập đến khái niệm “cộng đồng” như một đơn vị không gian nhỏ, cấu trúc xã hội đồng nhất với mức độ chia sẻ và lợi ích chung (Agrawal và Gibson, 1999). Scherl và Edwards (2007) mô tả các cộng đồng địa phương là nhóm người với một bản sắc chung và họ có thể được tham gia vào một loạt các khía cạnh liên quan của đời sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng cộng đồng địa phương thường có quyền liên quan đến khu vực và tài nguyên thiên nhiên, mối quan hệ mạnh mẽ về văn hóa, xã hội, kinh tế và tinh thần (Scherl và Edwards, 2007). Trong khi Aref và cộng sự (2010) cho rằng, cộng đồng dùng để chỉ một nhóm các cá nhân sinh sống hoặc làm việc trong khu vực địa lý cùng với một số chia sẻ về văn hóa hoặc lợi ích chung.

Nghiên cứu trong bối cảnh quốc gia đang phát triển của Eshliki và Kaboudi (2012) nhấn mạnh đến sự cần thiết trong việc chủ động tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình xây dựng kế hoạch và hành động cụ thể nhằm phát triển du lịch hướng đến tính bền vững. Nghiên cứu trước đó của Gursoy và cộng sự (2010) đã đề cập đến vai trò của cộng đồng như là nền tảng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc lập kế hoạch, quản lý du lịch tại các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, một số các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh rằng, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích cho chính họ mà còn góp phần phát triển du lịch hướng tới bền vững (Eshliki và Kaboudi, 2012; Gursoy và cộng sự, 2010).

Tại Việt Nam, du lịch dựa vào cộng đồng đã và đang kết nối chặt chẽ với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ven biển đang là một chính sách ưu tiên của Chính phủ hiện nay (Lê Chí Công, 2015). Duyên hải miền Trung với những địa danh có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú có khả năng hấp dẫn khách du lịch như Vịnh Nha Trang, Cù Lao Xanh - Quy Nhơn, Cù Lao Chàm - Quảng Nam…Năm 2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế thới; Cù Lao Chàm có tên trong danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới do UNESCO công nhận từ năm 2009; trong khi Cù Lao Xanh được ví như “Hòn Ngọc Viễn Đông”, tất cả những điều đó đã góp phần “đánh tiếng” thu hút du khách đến với du lịch duyên hải miền Trung ngày càng nhiều. Một số nghiên cứu gần đây đã bước đầu phân tích những ảnh hưởng của cộng đồng đến phát triển du lịch bền vững (Lê Thị Mỹ Bình (2012), Lê Chí Công (2015), Võ Hoàn Hải và Lê Chí Công (2015).

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển bởi Ajzen (1991). Sự khác biệt lớn giữa hai mô hình này là TPB kết hợp thêm khía cạnh về kiểm soát hành vi nhận thức như là yếu tố quyết định ý định hành vi. TPB mở rộng ranh giới của TRA, một sự kiểm soát hoàn toàn tự nguyện bằng cách bao gồm một yếu tố niềm tin liên quan đến sở hữu các nguồn lực và cơ hội cần thiết để thực hiện một hành vi cụ thể (Ajzen, 2011). Khả năng áp dụng của TPB đã được xem xét trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan hoạt động của con người (Ajzen, 1991), cũng như dự báo hành vi và thay đổi của họ (Ajzen, 2011).

Đến nay, đã có một số nghiên cứu trên thế giới tập trung vào các nhân tố ảnh hướng đến sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững, bao gồm: (i) thái độ của cộng đồng (Lepp, 2007); (ii) nhận thức chi phí (Dyer và cộng sự, 2007); (iii) sự gắn bó cộng đồng (Nicholas và cộng sự, 2009); và (iv) nhận thức lợi ích (Nunkoo và Ramkissoon, 2011). Một số ít các nghiên cứu đã tích hợp mối quan hệ giữa sự quan tâm của cộng đồng và gắn bó của họ đối với phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh các quốc gia phương tây. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả cho đến nay các nghiên cứu định lượng liên quan đến ứng dụng mô hình TPB để giải thích ý định hành vi của cộng đồng địa phương tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại duyên hải miền Trung còn ít (Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công, 2015). Vì vậy, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét các ảnh hưởng của nhân tố trong mô hình TPB trong việc giải thích ý định và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần không nhỏ giúp các địa phương có tiềm năng và thế mạnh về du lịch biển xây dựng chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch biển đảo hướng đến tính bền vững.

  1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch

Ajzen (1991) cho rằng trong lý thuyết TPB, ý định thực hiện hành vi là tiền đề của hành vi nhất định. Ý định được đưa ra để nắm bắt các yếu tố dẫn đến hành vi (Ajzen, 1991). Ý định hành vi chịu ảnh hưởng của ba biến tiềm ẩn: kiểm soát hành vi nhận thức, chuẩn chủ quan và thái độ đối với thực hiện hành vi (Ajzen, 2011). Kiểm soát hành vi nhận thức xác định mức độ mà một cá nhân tin rằng họ có khả năng thực hiện một hành vi cụ thể. Chuẩn chủ quan bao gồm nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội để thực hiện một hành vi nhất định. Thái độ đối với một hành vi đề cập đến cảm giác chung của một cá nhân về sự thích hoặc không thích đối với một hành vi nhất định. TPB giả định hành vi của con người là hợp lý và được hướng dẫn bởi các quy trình suy nghĩ hợp lý (Ajzen, 1991).

2.2. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch theo hướng bền vững đã được thảo luận rộng rãi trong thời gian qua vì sự phát triển đó có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ tài nguyên du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương (Lee, 2013; Lepp, 2007).  Sebele (2010) cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã trở thành một công cụ quan trọng để quản lý bền vững. Sự tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển du lịch bền vững được tiếp cận trên hai góc độ: ý định và hành vi tham gia (Lepp, 2007). Theo đó, ý định tham gia là một dấu hiệu về mặt nhận thức của sự sẵn sàng thực hiện một hành vi, các biểu hiện cụ thể của nó là: dự định/kế hoạch/mong muốn/sẽ…(Ajzen, 1991). Trong khi hành vi là tập hợp các phản ứng có thể quan sát được trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định. Các quan sát đơn lẻ có thể được tổng hợp lại theo bối cảnh và thời gian để tạo ra một sự đo lường hành vi phổ quát hơn (Ajzen, 1991). Trong rất nhiều các nghiên cứu đã được thực hiện, ý định là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hành vi (Ajzen, 1991). Vì vậy, giả thuyết H1 được đề xuất:

H1: Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tăng, hành vi tham gia chương trình càng tăng.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững

Thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình. Thái độ nói đến sự đánh giá của con người về kết quả của một hành vi (Ajzen, 1991). Nếu người dân đánh giá rằng việc tham gia phát triển du lịch bền vững là hữu ích đối với họ, thì dự định/kế hoạch/mong muốn/sẽ…tham gia chương trình phát triển bền vững du lịch sẽ mạnh hơn (Lee, 2013; Lepp, 2007). Từ kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu này tác giả cho rằng người dân có thái độ tích cực đối với chương trình phát triển du lịch bền vững, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng cao. Vì vậy, giả thuyết H2 được đề xuất:

H2: Thái độ tích cực đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững sẽ tăng.

Bạn bè, người thân có xu hướng du lịch những nơi người thân của họ sinh sống, và họ mong muốn một trong những nơi đó du lịch phát triển bền vững. Cộng đồng xã hội cũng vậy muốn có nhiều nơi để du lịch với nhiều đặc trưng địa phương khác nhau. Các nghiên cứu trước cũng cho thấy ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững là tích cực thì người dân địa phương càng có mong muốn/ý định/dự định tham gia các hoạt động bảo vệ du lịch bền vững (Kim và cộng sự, 2014). Trong nghiên cứu này tác giả cho rằng một khi các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững có tác động là tích cực, ý định/khả năng tham gia các chương trình du lịch bền vững càng cao (Kim, Yun và Lee, 2014; Abas và Hanafiah, 2014). Vì vậy, giả thuyết H3 được đề xuất như sau:

H3: Các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia phát triên du lịch bền vững tác động tích cực, ý định tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch càng tăng.

Các rào cản đối với việc tham gia phát triển du lịch bền vững ngăn cản cộng đồng địa phương tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương (Kim, Yun và Lee, 2014; Abas và Hanafiah, 2014). Kiểm soát rào cản đối với việc tham gia phát triển du lịch bền vững sẽ loại bỏ những trở ngại người dân gặp phải khi tham gia phát triển du lịch bền vững. Một khi cộng đồng có khả năng kiểm soát hành vi nhận thức, họ càng có mong muốn/ý định/kế hoạch/dự định cũng như hành động cụ thể tham gia các hoạt động bảo vệ du lịch bền vững. Trong nghiên cứu này tác giả cho rằng một khi các rào cản được loại bỏ hoặc hạn chế, mong muốn/ý định/kế hoạch/dự định cũng như hành động tham gia các chương trình du lịch bền vững cao hơn (Kim, Yun và Lee, 2014; Abas và Hanafiah, 2014). Vì vậy, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:

H4: Rào cản đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững được kiểm soát tốt, ý định tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch càng tăng.

H5: Rào cản đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững được kiểm soát tốt, hành vi tham gia các chương trình phát triển bền vững du lịch càng tăng.

Hình 1. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

 

 

 

 

 
 

Các ảnh hưởng xã hội đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với cộng đồng dân cư tại địa phương: Khánh Hòa, Bình Định và Quảng Nam. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 12/2016 đến tháng 4/2017. Một mẫu theo phương pháp hạn ngạch với kích thước được tiếp cận theo nghiên cứu Hair và cộng sự (1998), theo đó kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một tham số ước lượng. Nghiên cứu có 35 quan sát và khái niệm, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 35*5 = 175. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát tại 03 địa phương khác nhau với số lượng quan sát như sau: Nha Trang (260); Quy Nhơn (120); và Quảng Nam (120). Tỷ lệ phiếu đạt yêu cầu để đưa vào phân tích bằng phần mềm AMOS 23.0 là (88,8%). Bảng câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình tại các phường (Vĩnh Nguyên, Lộc Thọ-Nha Trang; xã Nhơn Châu; Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ngô Mây-Quy Nhơn; xã Tân Hiệp, phường Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng-Tam Kỳ). Kết quả thống kê mẫu cho thấy: Tỷ lệ nữ giới trong mẫu điều tra là 57,4%, đáp viên có tuổi đời từ 36-55 chiếm tỷ lệ cao 61,2%; Trên 70% đáp viên đã lập gia đình; Tỷ lệ đáp viên có thu nhập bình quân gia đình dưới 5 triệu/tháng là 45,5%; Gần 60% đáp viên có trình độ học vấn từ THPT trở xuống; 80% đáp viên tham gia trực tiếp/gián tiếp vào các hoạt động liên quan đến du lịch. Đặc biệt, đáp viên trong mẫu nghiên cứu có những biểu hiện tốt cho hành vi tham gia các hoạt động trong chương trình phát triển du lịch bền vững như: Tham gia vệ sinh môi trường; Tham gia bảo vệ di tích/nét văn hóa; Bán/cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng cho du khách.

Bảng 1. Mô tả mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu học

Đặc điểm

Tỷ lệ %

Đặc điểm

Tỷ lệ %

Đặc điểm

Tỷ lệ %

Giới tính

Tuổi

Trình độ học vấn

Nam

42,6

Từ 19-35

47,7

THPT

41,1

Nữ

57,4

Từ 36-55

43,8

Cao đẳng/Đại học

34,7

Tình trạng hôn nhân

Trên 55

8,5

Sau đại học

5,9

Độc thân

25,7

Thu nhập bình quân

Khác

18,2

Đã lập gia đình

74,3

 

 

Nơi sống

Dưới 5 triệu

45,6

 

 

Đảo

12,40

Từ 5-dưới 10 triệu

33,4

 

 

Cạnh biển

36,9

Từ 10-dưới 15 triệu

12,7

 

 

Đất liền

50,0

Trên 15 triệu

9,3

 

 

Xa biển

0,7

 

 

 

 

n=444

 

Bảng 2. Thống kê tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động trực tiếp du lịch trong năm năm qua

Kinh doanh nhà nghỉ/

khách sạn

Dịch vụ ăn uống/

bán hàng rong

Hướng dẫn viên

Bán quà lưu niệm

Vận chuyển du lịch

Khác

9,9%

24,1%

3,4%

4,7%

6,8%

51,1%

 

Bảng 3. Thống kê tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động gián tiếp du lịch trong năm năm qua

Làm thuê cho

công ty du lịch

Cung cấp (hàng hóa

tiêu dùng, xăng, dầu, ga…)

Cung cấp sản phẩm từ nuôi trồng/khai thác thủy sản

Xây dựng các cơ sở du lịch

Khác

17,8%

7,9%

8,6%

3,6%

62,2%

 

Bảng 4. Thống kê về số hoạt động từng gia gia liên quan đến Chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương (Thang điểm 7)

Vệ sinh

môi trường

du lịch

Tuyên truyền

bảo vệ

môi trường

Bảo vệ môi trường ven biển/đảo

Tuyên truyền hình ảnh

du lịch

Bảo vệ di tích phục vụ du lịch

Bảo vệ nét văn hóa truyền thống

Cung cấp thực phẩm an toàn cho khách

Bán sản phẩm đảm bảo chất lượng cho khách

Bán đúng giá vào mùa cao điểm

4,61

4,49

4,70

4,60

4,65

4,84

4,69

4,61

4,71

 

3.2. Đo lường các khái niệm

Nghiên cứu này được thực hiện lặp lại đối với một số thị trường ở các quốc gia phát triển, vì thế thang đo khái niệm trong mô hình được phát triển từ các nghiên cứu trước và thông qua nghiên cứu định tính sơ bộ. Để đảm bảo giá trị nội dung các thang đo trong mô hình nghiên cứu tác giả đã tiến hành phỏng vấn: 05 chuyên gia trong ngành du lịch (quản lý ngành, quản lý doanh nghiệp, giảng viên) và 05 người dân đang sinh sống tại Nha Trang để hoàn chỉnh thang đo lần 1. Sau đó tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng cách điều tra trực tiếp 50 hộ dân sinh sống tại phường Vĩnh Nguyên, phường Lộc Thọ thành phố Nha Trang. Dữ liệu thu thập đã được xử lý bằng phần mềm SPSS18.0 nhằm kiểm định giá trị Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Cuối cùng, sau khi hiệu chỉnh, phiếu câu hỏi hoàn thành được sử dụng để nghiên cứu định lượng chính thức.

Bảng 5: Chỉ báo đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu

Khái niệm

Số quan sát

Nguồn*

Ảnh hưởng xã hội của việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

04

Kurz, Linden & Sheehy (2007)

Kim, Yun & Lee (2014)

Abas & Hanafiah (2014)

Khả năng kiểm soát hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

05

Ajzen (1991)

Kim, Yun & Lee (2014)

Thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

06

Ajzen (1991)

Kim, Yun & Lee (2014)

Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

04

Ajzen (1991)

Kim, Yun & Lee (2014)

Abas & Hanafiah (2014)

Hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững

05

Choi & Murray (2010)

Choi & Sirakaya (2005)

Abas & Hanafiah (2014)

Chi tiết các chỉ báo sẽ được trình bày trong kết quả nghiên cứu

3.3. Thủ tục phân tích

Phân tích CFA để xác rằng các thang đo lường đảm bảo về độ tin cậy, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt. Tiếp đến phân tích SEM để kiểm định quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm. Độ phù hợp của mô hình chỉ ra bởi hai chỉ số TLI và CFI có giá trị lớn hơn 0,9 và chỉ số RMSEA dưới 0,08 (Browne và Cudeck, 1992).

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Độ tin cậy và giá trị của các thang đo

Kết quả cho thấy giá trị của thống kê χ2 là 604,49 với 253 bậc tự do, xác suất 0,000 chứng tỏ rằng thống kê này có ý nghĩa thống kê. Giá trị RMSEA là 0,056 < 0,08, đồng thời ba giá trị GFI, TLI và CFI lần lượt là 0,903; 0,956 và 0,968 > 0,9 rất nhiều. Mô hình đo lường phù hợp tốt với dữ liệu. Trọng số nhân tố của chỉ báo đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,001 (tất cả giá trị thống kê t đều lớn hơn 15,66) và trải dài từ 0,63 đến 0,95. Các thang đo còn lại đều có độ tin cậy tổng hợp cao, vượt xa mức đề nghị 0,80, bên cạnh các giá trị phương sai trích đều lớn 0,60. Chứng tỏ thang đo đơn nghĩa, có độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cao (Browne và Cudeck, 1992).

Bảng 6. Trọng số nhân tố, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo

Khái niệm và các chỉ báo

FL

SE

Giá trị t

SFL

CR

VE

Ảnh hưởng xã hội đến việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (DN)

 

 

 

 

0,91

0,71

Những người quan trọng đối với tôi khuyên tôi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

0,977

0,056

17,381

0,865

 

 

Những người quan trọng đối với tôi đề nghị tôi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

0,993

0,063

15,663

0,785

 

 

Những người quan trọng đối với tôi khuyến khích tôi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

1,023

0,038

26,806

0,876

 

 

Những người quan trọng đối với tôi nghĩ rằng tôi nên tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại địa phương

1,000

-

-

0,850

 

 

Khả năng kiểm soát hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (PBC)

 

 

 

 

0,88

0,60

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn chủ động

1,000

-

-

0,765

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn kiểm soát

0,983

0,057

17,262

0,702

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn dễ dàng

1,110

0,057

19,519

0,896

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là hoàn toàn thuận lợi

1,080

0,058

18,623

0,855

 

 

Việc tôi tham gia vào chương trình phát triển du lịch bền vững là đúng

0,747

0,057

13,078

0,631

 

 

Thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (ATT)

 

 

 

 

0,92

0,77

Không thỏa mãn/thỏa mãn

1,000

-

-

0,790

 

 

Không hài long/hài long

1,139

0,044

25,660

0,881

 

 

Không thích/thích

1,188

0,055

21,536

0,908

 

 

Tiêu cực/tích cực

1,241

0,056

22,140

0,925

 

 

Vô ích/hữu tích

1,081

0,054

20,088

0,833

 

 

Không có lợi/có lợi

0,985

0,055

17,987

0,767

 

 

Ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (INTEN)

 

 

 

 

0,93

0,77

Tôi dự định tham gia

1,000

-

-

0,771

 

 

Tôi mong đợi được tham gia

1,155

0,044

26,072

0,907

 

 

Tôi mong muốn được tham gia

1,203

0,067

17,923

0,953

 

 

Tôi có kế hoach tham gia

1,151

0,071

16,274

0,861

 

 

Hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững (BE)

 

 

 

 

0,91

0,76

Vệ sinh môi trường du lịch

1,000

-

-

0,788

 

 

Tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch

1,149

0,046

24,861

0,862

 

 

Bảo vệ môi trường ven biển, đảo

1,120

0,054

20,748

0,876

 

 

Tuyên truyền hình ảnh du lịch

1,094

0,054

20,135

0,856

 

 

Bảo vệ di tích lịch sử phục vụ du lịch

1,109

0,054

20,416

0,867

 

 

Bảo vệ nét văn hóa truyền thống địa phương

1,001

0,053

18,724

0,813

 

 

FL: Trọng số nhân tố; SE: Độ lệch chuẩn; SFL: Trọng số nhân tố chuẩn hóa; CR: Độ tin cậy tổng hợp; VE: Phương sai trích ***p<0,001

Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng đối với tất cả các cặp, mô hình CFA hai nhân tố đều tốt hơn mô hình CFA một nhân tố, và các thống kê sai biệt chi-bình phương đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,001 (Hair và cộng sự, 1998). Điều này đã chỉ ra đo lường đạt độ phân biệt cao. Thang đo lường sử dụng đều đạt độ tin cậy và độ giá trị cao, thích hợp cho phân tích xa hơn.

Bảng 7. Hệ số tương quan, trung bình và sai số chuẩn của các khái niệm

 

BE

INTEN

ATT

SN

PBC

BE

-

 

 

 

 

INTEN

0,48***

-

 

 

 

ATT

0,48***

0,50***

-

 

 

SN

0,43***

0,49***

0,50***

-

 

PBC

0,45***

0,49***

0,55***

0,58***

-

Mean

5,79

5,78

5,68

5,34

5,20

S.D

1,16

1,17

1,12

1,17

1,04

***p<0,000; **p<0,01; *p< 0,05; ns không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017

4.2. Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định các giả thuyết

Kết quả phân tích các tác động chính của các khái niệm trong mô hình lý thuyết được đề xuất trong hình 1 được trình bày trên bảng 7. Độ phù hợp của mô hình cấu trúc so với dữ liệu là chấp nhận được (χ2 (258) = 947,47; p = 0,000; RMSEA =0,078; GFI = 0,915; TLI = 0,930; CFI = 0,931). Kết quả ủng hệ tất cả các giả thuyết nghiên cứu.

Bảng 8. Kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố

Hệ số đường dẫn

Giả thuyết

Ước tính

Giá trị t

Ủng hộ/Bác bỏ

INTEN è BE

H1

0,359

6,99***

Ủng hộ

ATT  è INTEN

H2

0,334

6,67***

Ủng hộ

SN è INTEN

H3

0,206

4,23***

Ủng hộ

PBC è INTEN

H4

0,243

4,91***

Ủng hộ

PBC è BE

H5

0,248

4,98***

Ủng hộ

***p<0,001; **p<0,05; *p<0,10; R2 (INTEN) = 0,21; R2 (BE) = 0,23

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2017

Hình 2. Kết quả nghiên cứu từ mô hình đề xuất

Giả thuyết H1 đề xuất ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tăng, hành vi tham gia chương trình càng tăng. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết với (β1 = 0,359; t = 6,99, p< 0,001). Giả thuyết H2 gợi ý rằng cộng đồng càng có thái độ tích cực đối với chương trình phát triển du lịch bền vững, ý định tham gia chương trình của họ càng tăng lên. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H2 với (β2 = 0,334; t = 6,67; p< 0,001).

Giả thuyết H1 đề xuất ảnh hưởng nhóm xã hội càng cao, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng càng nhiều. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết (β1 = 0,206; t = 4,23; p< 0,001). Nghiên cứu cũng mong đợi rằng, khả năng kiểm soát hành vi của cá nhân đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tốt, ý định và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tăng lên. Kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H2 (β2 = 0,243; t = 4,91; p< 0,001) và H5 (β5 = 0,248; t = 4,98; p< 0,001). Cuối cùng, ý định tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững càng tăng thì hành vi tham gia càng tăng, kết quả nghiên cứu ủng hộ giả thuyết H4 (β4 = 0,359; t = 6,99; p< 0,001).

  1. Kết luận và kiến nghị chính sách

5.1 Kết luận

Dựa trên việc tích hợp hai lý thuyết phát triển bền vững; hành vi tham gia, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu là khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch bền vững tại Nam Trung Bộ. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy 5/5 giả thuyết được ủng hộ. Ý định và hành vi tham gia của cộng đồng địa phương vào chương trình phát triển du lịch chịu ảnh hưởng của: thái độ đối với việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi nhận thức. Kết quả này ủng hộ các nghiên cứu trước của Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công (2016); Lê Chí Công, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Trâm (2017) trong việc tích hợp lý thuyết TPB và lý thuyết phát triển du lịch bền vững vào khung phân tích hợp lý nhằm chứng minh vai trò của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững. Dựa trên kết quả nghiên cứu, dưới đây bài viết sẽ đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp cho phép ngành du lịch phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch biển duyên hải Nam Trung Bộ.

5.2 Kiến nghị chính sách

Một là, nâng cao tinh thần thái độ của người dân đối với chương trình phát triển du lịch bền vững ở địa phương. Thái độ của người dân đối với phát triển du lịch bền vững trở nên tích cực hơn nếu họ nghĩ phát triển du lịch bền vững mang lại lợi ích nhất định nào đó cho bản thân và xã hội; họ cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc khi tham gia phát triển du lịch bền vững của địa phương; và tất nhiên họ phải được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia, đóng góp vào sự phát triển bền vững của du lịch địa phương…Một số biện pháp cụ thể để xây dựng thái độ, niềm tin tích cực trong phát triển bền vững du lịch trong mỗi cộng đồng địa phương như sau: (1) Tham gia xây dựng, đề xuất, góp ý các chương trình, định hướng phát triển bền vững du lịch của địa phương để thấy được vai trò cũng như sự hữu ích của hoạt động phát triển bền vững du lịch đến đời sống. Từ đó, có cái nhìn và thái độ đúng đắn trong phát triển du lịch; (2) Thúc đẩy, khuyến khích người thân, bạn bè, những mối quan hệ khác nhau cùng nhau tham gia hoạt động phát triển du lịch của địa phương, khu vực, quốc gia; (3) Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động, chương trình phát triển du lịch trong thời gian tới như các chương trình hợp tác phát triển du lịch; chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; chương trình giáo dục môi trường bảo vệ du lịch; chương trình bảo tồn tài nguyên du lịch…; (4) Luôn ủng hộ và sẵn sàng tham gia các chương trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, trao đổi văn hóa giữa người địa phương và du khách để có những thái độ đúng đắn và tích cực cho sự phát triển bền vững du lịch.

Hai là, kiểm soát tốt các rào cản đối việc tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững. Theo nghiên cứu ở trên thì trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức về du lịch bền vững, điều kiện sống nghèo nàn và thiếu sự hỗ trợ tài chính; thói quen hàng ngày bận rộn và thiếu thời gian để tham gia du lịch; nhận thức còn hạn chế của người dân về phát triển du lịch địa phương; và cuối cùng sự chênh lệch về quyền lực, thể chế quan liêu và sự mất thiếu tự tin về quyền của họ là những nhân tố cản trở đối với việc việc tham gia phát triển du lịch bền vững. Do đó, để kiểm soát tốt rào cản trên thì cần có các chính sách cụ thể sau: (1) Nâng cao trình độ học vấn, phổ biến kiến thức cho người dân về phát triển du lịch bền vững; (2) Xây dựng các chính sách nâng cao mức sống chung của người dân, có chính sách hỗ trợ tài chính giúp người dân phát triển kinh tế; (3) Hỗ trợ người dân kỹ thuật kinh doanh sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian cho họ, khuyến khích họ tham gia du lịch, trước hết là các tour địa phương giúp họ được giá trị của du lịch cũng như lợi ích của nó; (4) Có chính sách tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân về phát triển du lịch bền vững, đi kèm là những quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi người dân trong việc phát triển du lịch địa phương bền vững, cho họ thấy được du lịch bền vững mang lại những giá trị lâu dài về kinh tế, sức khỏe, môi trường địa phương,..(5) Có chính sách hạn chế triệt để quan liêu trong cơ quan quản lý, có chính sách quản lý thông thoáng, rõ ràng tạo điều kiện để người dân tự hào về quyền của họ trong xã hội.

Ba là, tăng khả năng các ảnh hưởng xã hội lên ý định, hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của người dân bằng cách thông qua việc tăng cường tuyên truyền về phát triển du lịch bền vững đến các cơ quan, đoàn thể, các công ty, đến từng hộ gia đình, từng người dân.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Tất cả các khái niệm trong nghiên cứu này được phát triển từ các nghiên cứu ở phương tây nơi có những điều kiện khác biệt so với Việt Nam, hơn nữa việc thích ứng và tích hợp hai lý thuyết phát triển bền vững và lý thuyết TPB trong lĩnh vực hành vi tham gia của cộng đồng vào chương trình phát triển bền vững du lịch đã ít được thực hiện trước đây. Vì vậy, nghiên cứu tương lai nên kiểm định nhiều hơn các khái niệm này ở môi trường khác nhau để đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy thang đo trên nhiều địa bàn. Thêm nữa, nghiên cứu trước đã chứng minh việc mở rộng lý thuyết TPB với các khái niệm niềm tin, nhận thức lợi ích, chi phí, gắn kết cộng đồng…là rất có ý nghĩa trong việc giải thích ý định và hành vi. Vì thế, các nghiên cứu tiếp theo nên cải thiện vấn đề này. Cuối cùng, việc khảo sát trong nghiên cứu chỉ tập trung vào cộng đồng dân cư ven biển tại 03 địa phương (Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam), nghiên cứu tương lai nên mở rộng đối tượng khảo sát nhằm đánh giá toàn diện hơn ảnh hưởng các yếu tố đến ý định và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương.

Tài liệu tham khảo

  1. Abas, S. A. & Hanafiah, M. H. M. (2014), “Local Community Attitudes Towards: Tourism Development in Tioman Island”, Tourism, Leisure and Global Change(volume 1, 2014, p.TOC-135), 135 - 143.
  2. Ajzen, I., (1991), “The Theory of Planned Behaviour”, Organizational Behaviour and Human Decision Processes, 50 (2), 179-211.
  3. Ajzen, I., (2011), “Job satisfaction, Effort and Performance: A reasoned action perpective”, Contemporary, 5(4), 32 - 43.
  4. Agrawal, A., & Gibson, C. C. (1999), “Enchantment and disenchantment: The role of community in natural resource conservation”, World Development, 27, 629 - 649.
  5. Aref, F., Gill, S. S., & Farshid, A. (2010), “Tourism development in local communities: As a community development approach”, Journal of American Science, 6, 155 - 161.
  6. Browne, M. W., & Cudeck, R. (1992), “Alternative ways of assessing model fit”, Sociological Methods & Research, 21(2), 230-258.
  7. Choi, H. C., & Murray, I. (2010), “Resident attitudes toward sustainable community tourism”, Journal of Sustainable Tourism, 18(4), 575-594.
  8. Choi, C. & Sirakaya E. (2005), “Measuring Resident’s Attitude toward Sustainable tourism: Development of sustainable tourism attitude Scale”, Journal of Travel Research (Vol.43, 380-394), 380 - 394.
  9. Dyer, P., Gursoy, D., Sharma, B., & Carter, J. (2007) “Structural modeling of resident perceptions of tourism and associated development on the Sunshine Coast, Australia”, Tourism Management, 28, 409-422.
  10. Eshliki, S. A., & Kaboudi, M. (2012), Community Perception of Tourism Impacts and their Perception in Tourism Planning: A Case Study of Ramsar, Iran. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 36, 333-341.
  11. Gursoy, D., Chi, C. G., & Dyer, P. (2010), “Local’s attitudes toward mass and alternative tourism: the case of Sunshine Coast, Australia”, Journal of Travel Research, 49, 381-394.
  12. Kim, Y., Yun, S., & Lee, J. (2014), Can Companies Induce Sustainable Consumption? The Impact of Knowledge and Social Embeddedness on Airline Sustainability Programs in the U.S.
  13. Kurz, T., Linden, M., Sheehy, N. (2007), Attitudinal and community influences on participation in new curbside recycling initiatives in Northern Ireland. Environ. Behavior, 39, 367-391.
  14. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black W. C. (1998), Multivariate data analysis (5th Ed.) Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
  15. Lê Thị Mỹ Bình (2012), Du lịch, phát triển bền vững du lịch biển đảo Vịnh Nha Trang, Luận án tiến sĩ trường Universite de la Reunion, France.
  16. Lê Chí Công (2015), “Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 201, 56-64.
  17. Lê Chí Công, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Trâm (2017), “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức lợi ích, chất lượng cuộc sống đến thái độ và hành vi tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại duyên hải Miền Trung”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 99, 15-30.
  18. Võ Hoàn Hải, Lê Chí Công (2015), “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng dân cư tại Nha Trang đối với phát triển bền vững du lịch biển đảo”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 8, 42-45.
  19. Lee, H. T., (2013), “Influence analysis of community resident support for sustainable tourism development”, Tourism Management, 34, 37-46.
  20. Lepp, A. (2007), “Residents’ attitudes towards tourism in Bigodi village, Uganda”, Tourism Management, 28, 876-885.
  21. Nicholas, L., Thapa, B., & Ko, Y. (2009), “Residents’ perspectives of a world heritage site e the Pitons Management Area, St. Lucia”, Annals of Tourism Research, 36(3), 390-412.
  22. Nunkoo, R., & Ramkissoon, H. (2011), “Developing a community support model for tourism”, Annals of Tourism Research, 38(3), 964-988.
  23. Scherl, L.M., & Edwards, S. (2007). Tourism, indigenous and local communities and protected areas in developing nations, In: R Bushell, PFJ Eagles (Eds): Tourism and Protected Areas: Benefits beyond Boundaries, Wallingford: CABI International.
  24. Sebele, L. S. (2010), “Community-based tourism ventures, benefits and challenges: Khama Rhino Sanctuary Trust, Central District, Botswana”, Tourism Management, 31, 136-146.

 

 

[1] Trường Đại học Nha Trang, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.; Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Nha Trang, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.