Nguyễn Văn
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, Việt Nam
Vũ Tuấn Anh
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, Việt Nam
Ngày nhận: 03/09/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 18/12/2024; Ngày duyệt đăng: 31/12/2024
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.092024.1179
Tóm tắt: Bài viết nhằm phân tích hiệu quả môi trường và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp xanh của ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Bằng việc áp dụng cách tiếp cận hàm khoảng cách định hướng với các đầu ra không mong muốn trên mẫu dữ liệu được thu thập bởi Tổng cục Thống kê, nghiên cứu đã ước lượng điểm hiệu quả môi trường và chỉ số năng suất Malmquist-Luenberger của ngành trong giai đoạn 2015-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm hiệu quả trung bình hàng năm của ngành đạt 58,52% khi không tính đến các đầu ra không mong muốn và giảm mạnh xuống chỉ còn 17,04% khi tính đến phát thải CO2. Bên cạnh đó, chỉ số năng suất Malmquist-Luenberger trung bình chỉ đạt 0,56% khi tính đến phát thải CO2, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1,46% theo chỉ số năng suất Malmquist truyền thống. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm hiệu quả môi trường và tăng trưởng năng suất theo cường độ công nghệ của các phân ngành, theo quy mô doanh nghiệp và theo loại hình sở hữu. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các chính sách thúc đẩy sự phát triển bền vững, đặc biệt trong việc giảm thiểu phát thải CO2 và nâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành chế biến, chế tạo.
Từ khóa: Chỉ số năng suất Malmquist-Luenberger, Đầu ra không mong muốn, Hàm khoảng cách định hướng, Hiệu quả môi trường
ENVIRONMENTAL EFFICIENCY AND GREEN PRODUCTIVITY: INSIGHTS FROM THE VIETNAMESE MANUFACTURING INDUSTRY
Abstract: This study aims to analyze the environmental efficiency and green total factor productivity growth in Vietnam's manufacturing industry. By applying a directional distance function approach with undesirable outputs on a dataset collected by the General Statistics Office, the paper estimated the industry's environmental efficiency scores and the Malmquist-Luenberger productivity index from 2015 to 2020. The results indicate that the average efficiency score of the industry reached 58.52% without accounting for undesirable outputs but sharply decreased to only 17.04% when CO2 emissions were considered. Additionally, the average Malmquist-Luenberger productivity index was just 0.56% when considering CO2 emissions, significantly lower than the 1.46% growth rate observed with the traditional Malmquist productivity index. Moreover, there were statistically significant differences in environmental efficiency scores and productivity growth across sub-sectors by technology intensity, firm size, and firm ownership. Hence, the findings provide a scientific basis for formulating policies to promote sustainable development, particularly in reducing CO2 emissions and improving production efficiency in the manufacturing industry.
Keywords: Directional Distance Function, Environmental Efficiency, Malmquist-Luenberger Productivity Index, Undesirable Outputs