Dương Thị Thanh Thuỷ
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 16/06/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 25/09/2023; Ngày duyệt đăng: 30/09/2023
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.062023.1068
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa số buổi đi học và kết quả học tập của sinh viên thuộc một học phần ngoại ngữ trong chương trình cử nhân. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp cho phần đánh giá định lượng mối quan hệ nói trên, sử dụng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường và dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn sâu cho phần đánh giá định tính ý nghĩa của việc đi học với kết quả học phần của sinh viên. Kết quả phân tích định lượng cho thấy việc đi học có ảnh hưởng tích cực đến các đầu điểm đánh giá thuộc học phần, đặc biệt là điểm giữa kỳ. Kết quả phân tích định tính khẳng định hiệu quả của thời gian học trên lớp đồng thời cho thấy vai trò của hai học phần điều kiện và góc nhìn mới mẻ của sinh viên về yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả học phần. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ các lý thuyết học tập hiện đại được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa kiến tạo, nhấn mạnh ý nghĩa của việc đi học chuyên cần với kết quả học phần của sinh viên trong đào tạo trình độ cao, kết hợp riêng có nghiên cứu định lượng và định tính.
Từ khoá: Đi học, OLS, Kết quả, Định tính, Sinh viên
THE MEANING OF CLASS ATTENDANCE TO STUDENT PERFORMANCE: THE COMBINATION OF QUANTITATIVE AND QUALITATIVE STUDY FOR A FOREIGN LANGUAGE COURSE
Abstract
This study is conducted to examine the relationship between the number of class attendance and student performance in a foreign language course of an undergraduate program. The study used secondary data for the quantitative analysis of the above relationship using ordinary least squares regression and primary data from in-depth interviews for the qualitative analysis of the meaning of class attendance to students’ course performance. The quantitative analysis results reveal the positive impact on all the assessment components of the course, especially for the midterm mark. The qualitative analysis confirms the efficiency of lecture attendance, showing the roles of two pre-requisite courses and new perspectives of students on factors most influencing course results. The study provides empirical evidence supporting current study theories built on the foundation of constructivism, emphasizing the meaning of class-attendance diligence to students’ course performance in higher education exclusively combining quantitative and qualitative research.
Keywords: Attendance, OLS, Performance, Qualitative, Students
PDF tại: https://drive.google.com/file/d/13JOJQCAcgYEzsfah11POli0MmmoRR6xL/view