Sidebar

Magazine menu

05
CN, 05

Nguyễn Duy Thành

Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Đào Đức Trung

Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 20/12/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 30/05/2023; Ngày duyệt đăng: 06/07/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.122022.1038

 Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của động lực làm việc đến sự gắn kết của nhân viên tại 21 doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích dữ liệu khảo sát thu thập từ 457 người lao động. Kết quả ước lượng cho thấy động lực làm việc tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên. Bên cạnh đó, sự khác biệt về thâm niên làm việc cũng như quy mô doanh nghiệp (tính theo số lao động) có ảnh hưởng đến mức độ gắn kết của nhân viên. Dựa trên các kết quả thu được, một số hàm ý được rút ra để giúp nhà quản lý của các doanh nghiệp ICT nâng cao công tác tạo động lực làm việc nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên.

Từ khóa: Động lực làm việc, Sự gắn kết, Thông tin và truyền thông

 PDF tại: https://drive.google.com/file/d/18SmhFlG86zFrGXAbc1O7PqTEVC8edq0g/view

Nguyễn Danh Nam

Trường Đại học Công nghệ Đông Á, Hà Nội, Việt Nam

Uông Thị Ngọc Lan

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

 Ngày nhận: 28/08/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 07/02/2023; Ngày duyệt đăng: 21/02/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082022.1008

 

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là khám phá tác động của các yếu tố của sự hài lòng trong công việc đến sự hài lòng công việc tổng thể và lòng trung thành của nhân viên tại các doanh nghiệp nhà nước. Quan trọng hơn, điểm mới của nghiên cứu này đã chứng minh sự logic của mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) để kiểm định sự phù hợp của các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu thu thập được từ 508 nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của sự hài lòng trong công việc có tác động đến sự hài lòng công việc tổng thể và lòng trung thành, ngoại trừ hai yếu tố “đào tạo và thăng tiến” và “đồng nghiệp” không có tác động đến lòng trung thành. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng chứng minh được sự hài lòng công việc tổng thể có mối tương quan đáng kể đến lòng trung thành của nhân viên tại các doanh nghiệp nhà nước. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số hàm ý đã được gợi ý để nâng cao sự hài lòng trong công việc và lòng trung thành của nhân viên.

Từ khóa: Các yếu tố của sự hài lòng, Sự hài lòng công việc tổng thể, Lòng trung thành, Doanh nghiệp nhà nước

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1-3jDfMJUkmq-KMLXOVsJy8oJ7VAWDH5w/view

 

Vũ Hiển Lan

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Phùng Thị Duệ Nhi

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Tạ Thị Thanh Xuân

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Trần Ngọc Mai

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 06/03/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 06/06/2023; Ngày duyệt đăng: 06/07/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022023.1052

Tóm tắt

Bài viết tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng và tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài đến hiệu quả sử dụng năng lượng ở 10 quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong khoảng thời gian 16 năm (2000 -2015), sử dụng phân tích ranh giới ngẫu nhiên và hồi quy bình phương nhỏ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng năng lượng của các quốc gia CPTPP vẫn còn ở mức chưa tối ưu. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường được chỉ ra là có tác động đến hiệu quả sử dụng năng lượng của các quốc gia CPTPP bao gồm Cấu trúc công nghiệp, Mức độ đô thị hóa và Thương mại hàng hóa, Cấu trúc tiêu thụ năng lượng, Tỷ lệ GDP đầu người, Số lượng khách du lịch. Kết quả nghiên cứu sẽ hữu ích đối với các chính phủ trong việc đánh giá tác động của việc sử dụng năng lượng đối với các quốc gia CPTPP; qua đó hỗ trợ xây dựng các chiến lược và quy định phù hợp nhằm cải thiện vấn đề sử dụng năng lượng.

Từ khóa: CPTPP, SFA, năng lượng, hiệu quả, Việt Nam

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1AD_aWgmvMVSm0HuEGr06eFUCHGQblI7i/view

 

Nguyễn Văn Thích

Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 14/10/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 07/08/2023; Ngày duyệt đăng: 18/08/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.102022.1029

Tóm tắt 

Vốn xã hội được coi là tài sản có giá trị đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu này tập trung xem xét tầm quan trọng của các khía cạnh vốn xã hội trong mối quan hệ người mua - nhà cung cấp. Đồng thời cũng xem xét tác động của thay đổi công nghệ với mối quan hệ giữa các quy mô vốn xã hội và hiệu quả của các nhà cung cấp. Nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 92 nhà cung cấp. Phương pháp hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Kết quả phân tích cho thấy nhận thức vốn xã hội có tác động tích cực và đáng kể. Tuy nhiên, cấu trúc vốn xã hội không thể xác định được mức độ tác động. Bên cạnh đó, phân tích cũng cho thấy rằng sự thay đổi trong công nghệ có thể giúp các nhà cung cấp phát triển sản phẩm mới và thâm nhập vào những thị trường mới. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về vai trò của vốn xã hội trong mối quan hệ người mua - nhà cung cấp, và giúp các nhà quản trị xác định rõ tác động của sự thay đổi trong công nghệ trong xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khóa: Vốn xã hội, Người mua, Nhà cung ứng, Công nghệ, Hiệu quả chiến lược

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1tpAzULhPDKaSQB4bK5AqgwMCURmqp7Xj/view

 

Lê Hồng Vân

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tôn Nữ Trà My

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Thu Nga

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Ngân

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Thị Như Huyền

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 Ngày nhận: 19/05/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 28/08/2023; Ngày duyệt đăng: 13/09/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.052023.1064

Tóm tắt

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của các kỹ năng nghề nghiệp tới khả năng được tuyển dụng theo cảm nhận của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp định lượng được sửu dụng để phân tích dữ liệu thu thập từ 251 sinh viên đến từ Trường đại học Ngoại thương Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa các kỹ năng của sinh viên (bao gồm kỹ năng ứng dụng công nghệ, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng lãnh đạo) và khả năng tìm được việc làm theo cảm nhận của sinh viên. Kết quả của mối tương quan này hỗ trợ sinh viên hiểu rõ hơn, nỗ lực rèn luyện các kỹ năng và chuẩn bị tốt hơn trước khi bước vào thị trường lao động đầy biến động hiện nay.

Từ khoá: Cảm nhận, Kỹ năng nghề nghiệp, Khả năng được tuyển dụng của sinh viên

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1RmVLY5M9cqGIIBG3VxEnSiTuMVSgiJap/view

Trần Thị Phương Anh

Công ty Honda Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

Trịnh Thị Thu Hương

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 01/02/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 31/05/2023; Ngày duyệt đăng: 06/06/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022023.1044

Tóm tắt

Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của sinh viên tại Hà Nội đối với chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn dựa trên mô hình lý thuyết hành vi dự định với hai biến số mở rộng là sự tin cậy và đại dịch. Bằng phương pháp khảo sát với 276 mẫu và công cụ phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bao gồm thái độ, chuẩn mực chủ quan, sự tin cậy, đại dịch và nhận thức kiểm soát hành vi đều có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng của sinh viên tại Hà Nội đối với chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn tại Việt Nam. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về hành vi của người tiêu dùng đối với chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn.

Từ khóa: Hành vi tiêu dùng, Sinh viên, Chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ngắn, Lý thuyết hành vi dự định

PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1O_sqn1XSYY16RQ6kYiVzsWxkx_SUaXO3/view