Sidebar

Magazine menu

29
T2, 04

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 145

Nguyễn Đình Đạt

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Đức Thành

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Đức Trung

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Việt Hà

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 16/11/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 23/03/2022; Ngày duyệt đăng: 31/03/2022

Tóm tắt: Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ trong thanh toán điện tử. Việt Nam cũng đang trong xu hướng áp dụng các ứng dụng Fintech như một hình thức thanh toán mới. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra mối quan hệ giữa bảo mật cảm nhận, kiến thức, xác nhận, tiện ích được cảm nhận, sự hài lòng, thái độ và cuối cùng là hình ảnh của doanh nghiệp và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán Fintech của người dùng. Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu từng phần để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu với 352 phiếu khảo sát chỉ ra bảo mật cảm nhận (BSS) không có tác động trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên BSS có tác động tích cực đến xác nhận (CON); tương tự, BSS có tác động cùng chiều đến CON. Kiến thức về dịch vụ thanh toán Fintech di động cải thiện BSS. CON có tác động cùng chiều đến mức độ hữu ích được cảm nhận, nhưng nó có tác động tiêu cực đến sự hài lòng của người dùng trong thời gian chờ đợi. Theo khảo sát, cả thái độ người dùng và hình ảnh doanh nghiệp đều có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech trong tương lai.
Từ khóa: Fintech, Dịch vụ thanh toán, EPAM, Công nghệ, Dịch vụ bảo mật

AN EMPIRICAL STUDY OF THE IMPACTS OF PERCEIVED SECURITY AND KNOWLEDGE ON CONTINUOUS INTENTION TO USE MOBILE FINTECH PAYMENT SERVICES

Abstract: Technology continuously develops, especially those in electronic payments. Vietnam follows the trend of adapting Fintech applications as a new form of payments. This study aims to find out the relationship between the perceived security, knowledge, confirmation, usefulness, satisfaction, attitude, and the company's image and the consumer's intention to continue using Fintech payment services. The study uses the partial least squares structural equation modeling analysis to test the proposed hypotheses. The result shows that perceived security has no direct impact on the intention to continue use. Perceived security has a positive effect on confirmation; similarly, it positively impacts confirmation. Knowledge of mobile Fintech payment services improves perceived security. Confirmation has a positive effect on perceived usefulness, but it has a negative impact on the satisfaction of users in waiting time. According to the survey, both user attitude and corporate image positively impact intention to use Fintech services in the future.
Keywords: Fintech, Payment Services, EPAM, Technology, Security Services

Đọc bản full PDF tại: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN VỀ TÍNH BẢO MẬT VÀ NHẬN THỨC ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN FINTECH