Sidebar

Magazine menu

29
T2, 04

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 145

Lê Phương Thảo Quỳnh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 01/11/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 15/03/2022; Ngày duyệt đăng: 21/03/2022

Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả áp dụng mô hình ước lượng hồi quy gộp (POLS) để đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN. Mô hình xem xét tác động của các chỉ số phát triển tài chính đại diện: tỷ lệ nợ thanh khoản trên GDP, tỷ trọng tín dụng tư nhân trong nước và quy mô các ngân hàng thương mại trong khu vực tác động đến GDP bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát triển tài chính có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định phát triển và cải thiện các chỉ số tài chính để góp phần nâng cao và duy trì sự tăng trưởng trong dài hạn cho cả khu vực Đông Nam Á.
Từ khóa: Phát triển tài chính, Tăng trưởng kinh tế, Mô hình hồi quy POLS, Các nước ASEAN

IMPACT OF FINANCIAL DEVELOPMENTON ECONOMIC GROWTH OF ASEAN COUNTRIES

Abstract: In this paper, we apply the POLS regression model to assess the impact of financial development on the economic growth of ASEAN countries. The model considers the impact of representative financial development indicators: the ratio of liquid liabilities to GDP, the share of domestic private credit, and the size of commercial banks in the region on GDP per capita. The results show that financial development has a positive impact on economic growth, thereby can be used as the basis for policymakers to make development decisions and improve financial indicators to contribute to long-term growth for the whole Southeast Asian region.
Keywords: Financial Development, Economic Growth, The POLS Regression Model, ASEAN Countries

Đọc bản full PDF tại: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN