Bùi Hoàng Ngọc
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Bùi Hồng Đăng
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Trần Quang Bình
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Vũ Quang Vinh
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận: 06/01/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 11/02/2022; Ngày duyệt đăng: 28/02/2022
Tóm tắt: Tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa đến dấu chân sinh thái ít được quan tâm ở các nước đang phát triển. Do vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá tác động lan tỏa theo không gian cho 10 nước Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2016. Bằng việc áp dụng ba mô hình hồi quy không gian, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu khẳng định được ba điểm mới. Thứ nhất, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến dấu chân sinh thái là không rõ ràng. Thứ hai, tồn tại tác động lan tỏa dương từ tăng trưởng kinh tế đến dấu chân sinh thái ở cả nước sở tại và các quốc gia láng giềng. Thứ ba, toàn cầu hóa có lan tỏa âm đến dấu chân sinh thái. Kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng trong hoạch định các chính sách kinh tế chung của cả khu vực và củng cố niềm tin cho các chính phủ trong việc thúc đẩy các giải pháp duy trì sự cân bằng sinh thái.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Dấu chân sinh thái, Tăng trưởng kinh tế, Toàn cầu hóa, Các nước ASEAN
THE IMPACT OF ECONOMIC INDICATORS ON ECOLOGICAL FOOTPRINT IN ASEAN COUNTRIES:
A SPATIAL ECONOMETRIC ANALYSIS
Abstract: The spillover effect of foreign direct investment, economic growth, globalization on ecological footprint has not been given much attention in emerging countries. This study aims to explore these effects in 10 Southeast Asian countries from 1995 to 2016. By applying three spatial regression models, the obtained empirical results provide some findings. Firstly, the effect of FDI on the ecological footprint is ambiguous. Secondly, there is a positive spillover effect running from economic growth to ecological footprints in both the host country and the neighboring countries. Thirdly, globalization has a negative spillover effect on the ecological footprint. The results provide helpful evidence for planning common regional policies and strengthening the governments' confidence in promoting ecological balance maintenance solutions.
Keywords: Foreign Direct Investment, Ecological Footprint, Economic Growth, Globalization, ASEAN Countries
Đọc bản full PDF tại: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN SỐ VĨ MÔ ĐẾN DẤU CHÂN SINH THÁI Ở CÁC NƯỚC ASEAN: THỰC NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY KHÔNG GIAN