Sidebar

Magazine menu

28
T3, 01

 

TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG: KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Đức Chính[1]

Ngô Thị Dung[2]

 

 

            Tóm tắt

Sự phát triển của Internet đã tạo ra những cách thức mới cho người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động tiếp thị và chia sẻ kinh nghiệm của mình. Truyền miệng điện tử (eWOM) trở thành yếu tố quan trọng làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu xem xét ảnh hưởng của truyền miệng điện tử đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Mô hình cấu trúc (SEM) được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ thông qua dữ liệu thu thập từ 320 người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy eWOM có liên hệ với sự chấp nhận eWOM và ý định mua hàng. Đồng thời kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm để kiểm tra vai trò điều tiết của giới tính và độ tuổi, cho thấy không có sự khác biệt giữa sự tác động của eWOM đối với giới tính nhưng có sự khác biệt theo độ tuổi.

Từ khóa: Truyền miệng điện tử, ý định mua hàng, eWOM, sự chấp nhận eWOM.

Abstract

As the Internet keeps developing, it also creates new ways for the consumers to participate in the marketing activities, and share their experiences. Electronic word of mouth (eWOM) has become an important factor changing consumer’s behavior. The purpose of this study is to examine the effect of electronic word of mouth on purchasing intention. A sample of 320 customers was surveyed to test the model. Using structural equation modeling (SEM), the study confirms the effects of eWOM on eWOM adoption and purchase intention. In addition, the study examines the effects of two moderator variables, gender and age, on purchase intention and while the effect of age on purchase intention is confirmed but the impact of gender is not confirmed. 

Keywords: E-wouth of mouth, purchase intention, eWOM, eWOM adoption.

  1. Giới thiệu

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã cung cấp một phương tiện tốt hơn cho người tiêu dùng để thu thập các thông tin và tư vấn liên quan đến hành vi tiêu dùng từ người tiêu dùng khác bằng truyền miệng điện tử (eWOM) (Hennig-Thurau & Walsh, 2003; Moran & cộng sự, 2014). Truyền miệng điện tử cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua những trở ngại cả về không gian và thời gian (Cheung, 2014). Có thể nói, truyền miệng điện tử giúp người tiêu dùng có sức mạnh để ảnh hưởng đến những người mua khác thông qua ý kiến về các sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng (Chu, 2009; Chu & Kim, 2011; Kozinets & cộng sự, 2010). Ngoài ra, truyền thông xã hội nói chung và truyền miệng điện tử nói riêng còn tác động đến các truyền thông tiếp thị. Trước tình trạng người tiêu dùng ngày càng tiếp xúc với một số lượng của các thông điệp tiếp thị, và ngân sách marketing thu nhỏ, thì các nhà tiếp thị không thể bỏ qua lợi thế của sức mạnh ảnh hưởng của truyền thông xã hội nói chung và eWOM nói riêng (Hennig-Thurau & cộng sự, 2004).

Tại Việt Nam, truyền miệng vẫn đóng vai trò là nguồn thông tin quan trọng đối với người tiêu dùng khi có đến 89% người tiêu dùng cho rằng nguồn thông tin, các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè là đáng tin cậy nhất. Và 75% người dùng chỉ ra rằng họ tin tưởng vào các ý kiến của người tiêu dùng được đăng trực tuyến (Nielsen, 2017). Ở một nghiên cứu khác, có 57% người dùng đọc bình luận trực tuyến của người dùng khác về sản phẩm điện tử trước khi mua; 40% đọc bình luận về sản phẩm may mặc; 42% không chỉ xem thông tin của người khác mà còn tích cực đăng tải bài bình luận; 29% đăng tải bài bình luận, phim ảnh bình luận về sản phẩm (Nielsen, 2015). Đây là minh chứng cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của truyền miệng điện tử đến hành vi của người tiêu dùng Việt.

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của truyền thông eWOM đối với ý định mua hàng người tiêu dùng như Katz & cộng sự (19Cheung & cộng sự (2008); Fan & Miao (2012); Lin & cộng sự (2013) nhưng khó có thể sử dụng kết quả của những nghiên cứu này áp dụng vào thị trường Việt Nam do môi trường văn hóa khác nhau, hành vi người tiêu dùng ở mỗi quốc gia khác nhau có thể khác nhau. Hơn nữa, tại Việt Nam ảnh hưởng của eWOM đến sự chấp nhận eWOM và ý định mua hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mực, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, việc có thêm các nghiên cứu trong lĩnh vực này là thật sự cần thiết nhằm hiểu rõ hơn những tác động của eWOM đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Nhận thấy điều này, nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của eWOM, mức độ tác động của các yếu tố của eWOM đến sự chấp nhận của eWOM và ý định mua hàng, cũng như mở rộng xem xét những ảnh hưởng của khác biệt giới tính và độ tuổi lên tác động của eWOM đến ý định mua hàng. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp phát triển truyền miệng điện tử như là một công cụ tiếp thị hiệu quả nhằm tạo dựng khả năng thành công hơn cho các doanh nghiệp nói chung và các thương hiệu Việt nói riêng.

  1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Truyền miệng điện tử (eWOM)

Trước thời đại Internet, người tiêu dùng chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm với nhau thông qua truyền miệng (WOM) truyền thống như: thảo luận với bạn bè và gia đình (Sundaram & cộng sự, 1998). Trong lịch sử, WOM đã được công nhận là một trong những nguồn lực có ảnh hưởng nhất của truyền tải thông tin (Breazeale, 2009; Godes & Mayzlin, 2004). Sự ảnh hưởng WOM vào việc ra quyết định của người tiêu dùng cũng được hình thành trong các lý luận học thuật (Steffes & Burgee, 2009). Các đặc điểm chính của WOM là nguồn độc lập - nguồn cung cấp WOM không có lợi ích thương mại, và do đó quá trình truyền thông này là đáng tin cậy hơn các thông tin công ty tạo ra (Arndt, 1967).

Sự tiến bộ của công nghệ đã cho phép người tiêu dùng chia sẻ thông tin liên quan đến sản phẩm qua mạng Internet, do đó làm tăng khả năng tác động của WOM (Cheung & Thadani, 2012; Chevalier & Mayzlin, 2006). Thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, người tiêu dùng có thể tạo ra, trao đổi và chia sẻ các nội dung, ý kiến của mình thông qua hoạt động truyền miệng điện tử (eWOM). Theo Hennig–Thurau & cộng sự (2004: 39), thì “eWOM là bất kỳ lời phát biểu tích cực hay tiêu cực của những khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại hay khách hàng cũ về một sản phẩm hoặc công ty, được cung cấp cho mọi người và tổ chức thông qua Internet”. Khái niệm này được sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về eWOM hiện nay. Như vậy, truyền miệng điện tử có thể được xem như phần mở rộng của truyền miệng truyền thống giữa các cá nhân trong thời đại mới (Yolanda & cộng sự, 2011) và có thể khắc phục những hạn chế của truyền miệng truyền thống (Godes & Mayzlin, 2004). Nó làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, ý kiến của người tiêu dùng khác trên môi trường trực tuyến ngày càng trở thành cơ sở, ảnh hưởng đến cộng đồng người tiêu dùng khi đưa ra các quyết định (Chu, 2009).

Ý định mua hàng của người tiêu dùng

Trong cơ sở lý luận về eWOM thì ý định mua hàng là một trong những biến kết quả phổ biến nhất của truyền thông eWOM (Sher & Lee, 2009; Lee & Lee, 2009). Theo Ajzen (1991) thì ý định mua được xem là yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân, các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực của mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi. Khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi cao hơn.

Ngoài ra, ý định mua là đại diện của mặt nhận thức về sự sẵn sàng thực hiện một hành vi mua và là công cụ chính xác nhất để dự báo về hành vi mua thực tế (Kalwani & Silk, 1982). Nó là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai (Blackwell & cộng sự, 2001). Chính vì vậy, nghiên cứu về ý định mua hàng sẽ có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tế đến hành vi mua hàng thật sự.

Sự chấp nhận truyền miệng điện tử

Sự chấp nhận truyền miệng điện tử là một hành động tâm lý tác động đến người tiêu dùng trực tuyến thông qua các quy phạm xã hội hoặc các đánh giá/bình luận trong môi trường trực tuyến (Fan & Miao, 2012). Hành vi chấp nhận thông tin là một trong những hoạt động chính mà người dùng tìm cách thực hiện trong cộng đồng ảo (Cheung & cộng sự, 2008). Người tiêu dùng tham khảo các ý kiến, bình luận của người tiêu dùng khác trước khi họ đưa ra quyết định mua hàng. Tương tự, người tiêu dùng sẽ thu hút được một cộng đồng ảo giúp đỡ bằng cách gửi câu hỏi khi họ có thắc mắc. Nếu người tiêu dùng nhận thức một đánh giá/bình luận là đáng tin cậy, hữu ích họ sẽ chấp nhận thông tin và có thêm tự tin để sử dụng eWOM trước khi đưa ra quyết định mua hàng (Sussman & Siegel, (2003). Các nhà nghiên cứu cho thấy sự chấp nhận eWOM có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua hàng (Fan & Miao, 2012; Cheung & cộng sự., 2008, Erkan & Evans, 2016). Vì vậy, giả thuyết thứ nhất được đề xuất:

H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự chấp nhận eWOM và ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Thông điệp của truyền miệng điện tử

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông điệp eWOM là một phương tiện quan trọng, nhờ đó người tiêu dùng có thể có được thông tin về sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ (Chevalier & Mayzlin, 2006). Cụ thể, hai yếu tố được đề cập của thông điệp eWOM trong nghiên cứu này chính là chất lượng và số lượng truyền miệng điện tử.

Chất lượng eWOM là sức mạnh thuyết phục của những bình luận được gắn trong một thông điệp (Ratchford & cộng sự, 2001). Từ người mua trước đó là vô danh trên Internet, người tiêu dùng thường sẽ không dễ dàng chấp nhận hoặc tin đánh giá được đăng trên một trang web nếu nó không cung cấp đủ thông tin (Ratchford & cộng sự, 2001; Chevalier & Mayzlin, 2006). Khi nghĩ rằng một bình luận, đánh giá trong cộng đồng trực tuyến là hữu ích, thì người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào bình luận, đánh giá từ đó chấp nhận thông tin eWOM (Davis & cộng sự, 1989; Sussman & Siegal, 2003, Cheung & Thadani, 2012) và có ý định mua hàng cao hơn (Lee & Koo, 2015). Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy được rằng nếu người tiêu dùng cảm nhận được chất lượng eWOM cao, thì sự chấp nhận áp dụng thông tin eWOM sẽ cao hơn (Fan & cộng sự, 2013; Cheung & cộng sự, 2009, Lin & Lu, 2000; Lin, 2007). Vì vậy, giả thuyết tiếp theo được đề xuất:

H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng eWOM và sự chấp nhận eWOM của người tiêu dùng.

Trong môi trường internet, khách hàng sẽ phải đối mặt với một lượng lớn thông tin truyền miệng (Chu & Kim, 2011), do đó khả năng họ chấp nhận và áp dụng khi tìm thấy một thông tin hữu ích là rất cao. Mặt khác, nếu đánh giá/bình luận được coi là không đáng tin cậy, hiệu quả của nó sẽ giảm xuống, và người đọc để tránh nguy cơ tiềm ẩn, sẽ rất khó làm theo bình luận/đánh giá này (Cheung & cộng sự, 2009). Với những thứ khác là như nhau, đánh giá, bình luận có tính thuyết phục hơn sẽ có một tác động tích cực hơn vào ý định mua của người tiêu dùng (Park & cộng sự, 2007). Trên thực tế, các nhà nghiên cứu trước đây nhận thấy rằng chất lượng eWOM có tác động tích cực đến ý định mua của người tiêu dùng (Lee & Shin, 2014; Park & cộng sự, 2007; Cheung & Thadani, 2009). Từ cơ sở đó, giả thuyết tiếp theo được đề xuất:

H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa chất lượng eWOM và ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, người dùng Internet có thể tìm thấy một số lượng lớn các bài đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử (Chevalier và Mayzlin, 2006). Số lượng eWOM đề cập đến số lượng các ý kiến được công bố thông qua một trang web (Cheung & cộng sự, 2008; Sicilia và Ruiz, 2010). Người tiêu dùng cần tham khảo số lượng eWOM để củng cố lòng tin của họ, giúp tránh được những quyết định sai lầm hoặc rủi ro trong khi mua sắm (Bataineh, 2015 ), bởi số lượng bình luận trực tuyến thể hiện cho sự nổi tiếng và quan trọng của sản phẩm (Lee & Lee, 2009; Chatterjee, 2001). Các nghiên cứu của Park & cộng sự (2007); Sher & Lee (2009); Sicilia & Ruiz (2010) đã cung cấp bằng chứng rằng số lượng của eWOM có ảnh hưởng tích cực đến là sự chấp nhận eWOM, cũng như ý định mua của người tiêu dùng (Park & cộng sự, 2007; Lee & cộng sự, 2008). Từ đó, các giả thuyết tiếp theo được đề xuất:

H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng eWOM và sự chấp nhận eWOM của người tiêu dùng.

H5: Có mối mối quan hệ cùng chiều giữa số lượng eWOM và ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Chuyên môn của người gửi thông tin

Theo Cheung & cộng sự (2008) thì trong môi trường trực tuyến, mọi người gần như có quyền tự do không giới hạn để trao đổi và bày tỏ cảm xúc của mình đối với sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định mà không cần phải tiết lộ danh tính thực sự của mình. Do đó, vấn đề đặt ra cho người tiêu dùng cần xác định là khả năng chuyên môn và sự tin cậy của những người đóng góp để có thể chấp nhận hoặc từ chối các thông tin được đăng (Cheung & cộng sự, 2008). Nếu người tiêu dùng nghĩ rằng các ý kiến được đăng bởi những cá nhân có chuyên môn và độ tin cậy cao, thì họ sẽ có một nhận thức cao hơn về tính hữu ích của các ý kiến, bình luận (Gilly & cộng sự, 1998; Bansal & Voyer, 2000; Gefen & cộng sự, 2004; Cheung & cộng sự, 2008) . Vì lý do đó, giải thuyết được đề xuất:

            H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa chuyên môn người đánh giá và sự chấp nhận eWOM của người tiêu dùng.

Sự tham gia

Sự tham gia có thể được định nghĩa là sự liên quan của một sản phẩm dựa trên lợi ích, nhu cầu và giá trị, cũng như cảm nhận của người tiêu dùng (Zaichkowsky, 1985). Khi sự tham gia cao, cá nhân có động lực lớn hơn để hiểu những thông tin nổi bật, chất lượng của thông điệp sẽ có tác động lớn hơn vào sự thuyết phục (Petty & Cacioppo, 1984). Họ có nhiều khả năng sẽ tập trung mạnh mẽ vào các nội dung tin nhắn, xem xét kỹ hơn, chú ý đến các lý lẽ thuyết phục, và sau đó tạo ra những suy nghĩ của riêng mình trong mối quan hệ với các lập luận. Ngược lại, những cá nhân thiếu động cơ hay thiếu khả năng, tức là sự tham gia thấp chủ yếu tập trung vào các yếu tố không mang tính nội dung, chẳng hạn như số lượng các lập luận (Park & cộng sự, 2007), họ có xu hướng chú ý đến các đặc tính bề nổi của thông điệp hoặc những lợi ích ẩn tàng kèm theo hơn là nội dung bên trong của thông điệp đó (Fan & Miao, 2012). Những người tiêu dùng có sự tham gia cao hơn với một sản phẩm sẽ chấp nhận và sử dụng những đánh giá/bình luận của người dùng khác tích cực hơn (Fan & Miao, 2012). Chính vì vậy, sự tham gia sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận eWOM của người tiêu dùng (Petty & Cacioppo, 1984, Park & Lee, 2008, Fan & Miao, 2012). Do đó, giả thuyết được đề xuất:

            H7: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sự tham gia và sự chấp nhận eWOM của người tiêu dùng.

Giới tính và độ tuổi

Cheung và cộng sự (2012) đã chỉ ra yếu tố nhân khẩu học của người nhận (trong đó có giới tính và độ tuổi) có ảnh hưởng đến tác động eWOM.

Lý thuyết xã hội học giải thích rằng, nam và nữ có mục tiêu xã hội, mục tiêu truyền thông cơ bản khác nhau khi giao tiếp (Kilbourne & Weeks, 1997). Các mục tiêu khác nhau trong giao tiếp có thể ảnh hưởng đến nhận thức của thông điệp trong trường hợp nghiên cứu này, eWOM. Cụ thể, giới tính đã được chứng minh có thể ảnh hưởng đến nhận thức hoặc sự tin tưởng của eWOM, ảnh hưởng của eWOM lên nữ giới mạnh hơn nam giới, và hai giới sẽ coi trọng những yếu tố eWOM khác nhau khi tham khảo thông tin trực tuyến (Awad & Ragowsky (2008). Những khách hàng nữ thường tin vào những đánh giá, ý kiến trực tuyến khi đưa ra quyết định mua hàng hơn các khách hàng nam. Nam giới thường thực dụng hơn trong quá trình mua hàng, trong khi đó nữ giới thường cảm xúc hơn trong suốt quá trình mua hàng (Fan & Maio, 2012).

Các tác động của tuổi tác lên hành vi của người tiêu dùng được chấp nhận rộng rãi (Yoon & Cole, 2008). Độ tuổi có một tác động sâu sắc đến cách người tiêu dùng diễn giải những trải nghiệm và hình thành thái độ đối với truyền thông tiếp thị (Patterson & cộng sự, 1997). Trong việc áp dụng công nghệ, khách hàng lớn tuổi nhiều khả năng chống lại các sản phẩm công nghệ theo định hướng chủ yếu là do những thách thức trong việc tìm hiểu và sử dụng các thiết bị này. Yoon & Cole (2008) mô tả điều này là kiến thức thuyết phục, trong đó đề cập đến xu hướng và chiến thuật để chống lại những nỗ lực thuyết phục. Thông qua kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được nhiều hơn, khách hàng lớn tuổi có nhiều khả năng chống lại những nỗ lực thuyết phục.

Từ các giả thuyết trên, mô hình nghiên cứu được đề xuất.

Sự tham gia

Sự chấp nhận thông tin eWOM

Chất lượng eWOM

Số lượng eWOM

Chuyên môn người gửi thông tin

Giới tính, độ tuổi

 

Ý định mua hàng

H2

H7

H6

 

H4

H1

H5

 

H3

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phương pháp nghiên cứu

Bộ thang đo

Các thang đo trong nghiên cứu này được kế thừa từ các thang đo dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu về truyền miệng điện tử (eWOM). Cụ thể, thang đo chất lượng eWOM (QL) được đo bằng 7 biến dựa trên nghiên cứu của Park & cộng sự (2007). Thang đo số lượng eWOM (QN) gồm 3 biến quan sát trên cơ sở thang đo của Lin & cộng sự (2013). Thang đo chuyên môn của người gửi (SD) với 5 biến quan sát cũng được tham khảo từ nghiên cứu của Lin & cộng sự (2013). Thang đo sự tham gia (IV) gồm 7 biến quan sát dựa trên nghiên cứu của Kapferer & Laurent  (1985). Thang đo sự chấp nhận eWOM (AD) gồm 4 biến quan sát được xây dựng dựa trên cơ sở thang đo của Cheung & cộng sự (2009) cùng kết quả nghiên cứu sơ bộ sau khi loại một biến quan sát ra khỏi thang đo, bởi theo các hỏi đáp viên thì phát biểu này gây khó hiểu, và khi loại thang đo này không ảnh hưởng nhiều về mặt nội dung của thang đo. Cuối cùng, thang đó ý định mua hàng (IT) gồm 5 biến quan sát được xây dựng dựa trên sự tham khảo nghiên cứu của Lin & cộng sự (2013). Xem Phụ lục.

Thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với bối cảnh tiêu dùng tại thị trường Việt Nam bằng kết quả của nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thuật phỏng vấn chuyên gia nhằm phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát nghĩa dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiên cứu, cho phù hợp với thị trường Việt Nam. Sau đó, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng để kiểm tra và đánh giá lại cách sử dụng từ ngữ trong từng câu hỏi của từng quan sát nhằm đảm bảo các đối tượng khi được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi hiểu đúng và rõ.

Nguồn số liệu khảo sát

Nghiên cứu định lượng chính thức được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua phát phiếu khảo sát cùng phỏng vấn trực tiếp và khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Docs. Đối tượng khảo sát là những người tiêu dùng đã có kinh nghiệm tham khảo các thông tin truyền miệng điện tử (những bình luận, đánh giá..) của người tiêu dùng khác trước khi đưa ra quyết định mua hàng trong vòng 3 tháng gần nhất khi được khảo sát. Tổng số lượng phiếu điều tra thu được là 350 phiếu trong đó có 240 phản hồi là phát phiếu khảo sát, 110 phiếu phản hồi thu được từ khảo sát trực tuyến. Tuy nhiên, sau khi sàng lọc và loại bỏ các phiếu không hợp lệ, số lượng phiếu hợp lệ cuối cùng là 320 phiếu, được dùng trong phân tích chính thức. Những phiếu hợp lệ này được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Trong đó, công cụ Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy các thang đo, giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo được kiểm tra qua các bước phân tích nhân tố EFA và CFA. Sau đó các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kiểm định thang đo

Phân tích Crobach anpha cho thấy các thành phần của các khái niệm đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Cronbach Alpha (từ 0,737 đến 0,9) >0,6 (Nunnally & Bernstein, 1994). Hơn nữa, tất cả hệ số tương quan biến – tổng đều đạt yêu cầu (lớn hơn 0,3) (Nunnally và Bernstein, 1994).

Kết quả phân tích EFA các biến quan sát SD5 (thang đo chuyên môn của người gửi, IT2 (thang đo ý định mua) có hệ số tải nhân tố không đạt yêu cầu (< 0.4) cùng các biến quan sát SD4 (thang đo chuyên môn người gửi), AD2 (thang đo sự chấp nhận eWOM) có hiện tượng Cross – Loading, chênh lệch trọng số <0,3 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Ngoài ra, xem xét giá trị nội dung của các biến quan sát này thì khi loại ra không ảnh hưởng nhiều đến giá trị thang đo. Vì vậy các biến này lần lượt bị loại ra. Sau khi loại các biến SD4, SD5, AD2, IT2 kết quả kiểm định KMO trong phân tích nhân tố EFA cho thấy hệ số KMO = 0,895 (> 0,5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0,000) cho thấy các yếu tố thích hợp để tích nhân tố EFA. Sáu yếu tố được trích tại mức Eigenvalues 1,032 (>1) và phương sai cải thiện sau khi loại biến ra là 59,097 % đạt yêu cầu (> 50%)  (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).  Mức tải nhân tố biến thiên từ 0,477 đến 0.813 đều > 0,4 và chênh lệch trọng số đều > 0,3. Điều này cho thấy các biến quan sát đều đạt yêu cầu và kết quả còn cho thấy các thang đo đạt độ hội tụ, không bị chia tách và thích hợp để tiến hành phân tích tiếp theo.

Kết quả CFA cho thấy mô hình đo lường đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ2320 = 491,135 (p =0.000), CMIN/df=1,600 <2. Các chỉ số: GFI, TLI, CFI lần lượt là: 0,902; 0.932 và 0.940 đều > 0.9, RSMEA = 0.043 < 0.08 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Đồng thời, trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (thấp nhất là λIT1 = 0,515) và có ý nghĩa thống kê (p=0,000) (Hair & cộng sự, 2010). Khẳng định giá trị hội tụ của thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, hệ số tương quan của các khái niệm trong mô hình đều nhỏ hơn khác với 1 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Như vậy, các khái niệm đạt giá trị phân biệt. Ngoài ra, kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích đều phù hợp cho thấy các thang đo của các khái niệm đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy.

Hình 2. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)

Kiểm định mô hình

Mô hình lý thuyết được kiểm định bằng mô hình SEM.. Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình có 315 bậc tự do, Chi-square = 742,905, CMIN/df  =  2,358 < 3; TLI = 0,846, CFI = 0,862 > 0,8 và RMSEA = 0,065 <0,08 (Hu & Bentler,1999). Do đó, có thể kết luận mô hình đề xuất thích hợp với dữ liệu thị trường (Hình 3).

Hình 3. Kết quả kiểm định cấu trúc (SEM) cho mô hình lý thuyết (chuẩn hóa)

Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy tất cả các mối quan hệ các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), nghĩa là các giả thuyết (H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7) về mối quan hệ của các khái niệm đề ra trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận trên Bảng 1.

Bảng 1. Hệ số hồi quy của các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa)

Giả

thuyết

Mối quan hệ của các khái niệm

Ước lượng

Sai số chuẩn

Giá trị tới hạn

Mức ý nghĩa

Kiểm

định

H1

Sự chấp nhận eWOMà Ý định mua

0,215

0,081

2,651

0,008

Chấp nhận

H2

Chất lượng eWOMà Sự chấp nhận eWOM

0,169

0,056

3,014

0,003

Chấp nhận

H3

Chất lượng eWOMà Ý định mua

0,246

0,063

3,893

0,000

Chấp nhận

H4

Số lượng eWOMà Sự chấp nhận eWOM

0,142

0,051

2,756

0,006

Chấp nhận

H5

Số lượng eWOMà Ý định mua

0,218

0,058

3,771

0,000

Chấp nhận

H6

Chuyên môn của người gửi à Sự chấp nhận eWOM

0,238

0,069

3,431

0,000

Chấp nhận

H7

Sự tham gia à Sự chấp nhận eWOM

0,562

0,097

5,822

0,000

Chấp nhận

Một cách tổng quát, chất lượng eWOM, số lượng eWOM, chuyên môn của người gửi, sự tham gia giải thích 44,3% phương sai của sự chấp nhận eWOM. Còn sự chấp nhận eWOM, chất lượng eWOM, số lượng eWOM giải thích gần 33% ý định mua của người tiêu dùng. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận eWOM thì sự tham gia tác động mạnh nhất vào sự chấp nhận eWOM (β =0,503), tiếp theo là chuyên môn của người gửi (β =0,280), còn chất  lượng eWOM và số lượng eWOM có tác động gần như nhau đến sự chấp nhận (β lần lượt là 0,206 và 0,203). Về tác động của chất lượng eWOM, số lượng eWOM và sự chấp nhận eWOM tới ý định mua thì số lượng eWOM có tác động mạnh nhất (β = 0,335), sau đó là chất lượng eWOM (β = 0,321), cuối cùng là sự chấp nhận eWOM (β = 0,229).

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng kiểm định Bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 1000 nhằm đánh giá tính bền vững của mô hình lý thuyết, đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình. Kết quả cho thấy độ lệch tuy xuất hiện nhưng rất nhỏ nên có thể kết luận các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố eWOM tới ý định mua của người tiêu dùng, phân tích tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp được chúng tôi sử dụng.

Bảng 2. Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc

Tác động

 Chất lượng eWOM

Số lượng eWOM

Chuyên môn người gửi

Sự tham gia

Sự chấp nhận eWOM

Sự chấp nhận eWOM

Trực tiếp

0,206

0,203

0,280

0,503

0,000

Gián tiếp

0,000

0,000

0,000

0,000

0,000

Tổng hợp

0,206

0,203

0,280

0,503

0,000

Ý định mua

Trực tiếp

0,321

0,335

0,000

0,000

0,229

Gián tiếp

0,047

0,047

0,064

0,122

0,000

Tổng hợp

0,368

0,382

0,064

0,122

0,229

Kết quả từ bảng 2 cho thấy, trong các nhân tố của eWOM ảnh hưởng đến ý định mua thì số lượng eWOM có mức tác động mạnh nhất (β = 0,382), kế đến là chất lượng eWOM (với β = 0,368), thứ ba là là sự chấp nhận eWOM (β = 0,229). Nhân tố ảnh hưởng thấp nhất đến ý định mua là chuyên môn của người gửi (β = 0,064). Riêng nhân tố sự tham gia, mặc dù tác động đến ý định mua không cao (với β =0,122) nhưng lại là nhân tố quan trọng, có tác động mạnh nhất đến sự chấp nhận eWOM trong các nhân tố eWOM tác động đến sự chấp nhận (β' = 0,503). Điều này cho thấy một cách rõ nét tác động của các nhân tố eWOM đến ý định mua hàng và tầm quan trọng đặc biệt của thông điệp eWOM trong ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng

Ngoài ra, nghiên cứu này còn tiến hành phân tích đa nhóm để kiểm tra vai trò điều tiết của giới tính (nam và nữ) và độ tuổi (<25 tuổi và >=25 tuổi) trong mối quan hệ giữa eWOM đến sự chấp nhận và ý định mua hàng của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy các mối quan hệ giữa (1) Sự chấp nhận eWOM đến ý định mua hàng, (2) Chất lượng eWOM đến sự chấp nhận, (3) Chất lượng eWOM đến ý định mua, (4) Số lượng eWOM đến sự chấp nhận eWOM, (5) Số lượng eWOM đến ý định mua, (6) Chuyên môn của người gửi đến sự chấp nhận eWOM, (7) Sự tham gia đến sự chấp nhận eWOM, không thay đổi theo giới tính, nhưng khác biệt theo độ tuổi. (Bảng 3).

 

 

 

Bảng 3. Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (bất biến và khả biến từng phần)

Biến kiểm định

Mô hình so sánh

Chi-square

Df

p

Giới tính
(Nam – Nữ)

Bất biến từng phần

1164,070

637

0,000

Khả biến

1154,094

630

0,000

Giá trị khác biệt

9,976

7

0,190

Độ tuổi
(<25 tuổi – >=25 tuổi)

Bất biến từng phần

1212,181

637

0,000

Khả biến

1161,268

630

0,000

Giá trị khác biệt

50,913

7

0,000

 

Thảo luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương thích của mô hình nghiên cứu với thông tin thị trường và tất cả bảy giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm trong mô hình lý thuyết được chấp nhận. Khẳng định chất lượng eWOM, số lượng eWOM, chuyên môn của người gửi, sự tham gia, có ảnh hưởng đến sự chấp nhận của eWOM và từ đó ảnh hưởng đến ý định mua hàng. Ngoài ra, chất lượng eWOM, số lượng eWOM ngoài ảnh hưởng đến ý định mua hàng qua sự chấp nhận eWOM, còn có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước đây. (Park

 

 

 

  1. Hàm ý quản trị

Trước hết,

 

 

 

  1. Hạn chế nghiên cứu

Thứ nhất, việc khảo sát trực tuyến dựa trên sự tiếp cận ngẫu nhiên của đối tượng khảo sát với đường link chia sẻ bảng câu hỏi nên số lượng mẫu thu nhập không đồng đều giữa các khu vực được khảo sát. Thứ hai, phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất làm cho khả năng khái quát hóa vấn đề còn hạn chế. Thứ ba, nghiên cứu chưa đề cập vai trò điều tiết của yếu tố sản phẩm trong tác động của eWOM đến ý định mua hàng. Thứ tư, ảnh hưởng của eWOM đến hành vi tiêu dùng có tác động không nhỏ bởi thương hiệu (Godfrey & cộng sự, 2013), nhưng chưa được đề cập trong nghiên cứu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajzen, I. (1991).

Arndt. (1967). Role of product-related conversations in the diffusion of a new product. Journal of Marketing Research, 4(3), 291–295.

Awad, N. F., Ragowsky, A. (2008). Establishing trust in electronic commerce though online word of mouth: An examination across genders. Journal of Management Information Systems, 24(2), 101-121.

Bansal, H.S., & Voyer, P.A. (2000). Word-of-mouth process within a service purchase decision context. Journal of Service Research, 3(2), 166-177.

Bataineh, A.Q. (2015). The Impact of Perceived e-WOM on Purchase Intention: The Mediating Role of Corporate Image. International Journal of Marketing Studies; 7(1), 126-137.

Blackwell, R. D., Miniard, P. W. & Engel, J. F. (2001). Consumer Behavior, 9th edition, Dryden, New York.

Breazeale, M., (2009). Word of mouse: An assessment of electronic word-of-mouth research. International Journal of Market Research, 51(3), p. 297

Chatterjee, P. (2001). Online reviews: do consumers use them? Advances in consumer research, 28, 129-133.

Cheung, R. (2014). The Influence of Electronic Word-of-Mouth on Information Adoption in Online Customer Communities’, Global Economic Review, 43(1), 42-57.

Cheung, C.M.K.; Lee, M.K.O. & Rabjohn, N. (2008). The impact of electronic word of-mouth. Internet Research, 18(3), 229-247.

Cheung, C.M.K & Thadani, D.R. (2012). The impact of electronic word-of-mouth communication: A literature analysis and integrative model. Decision Support Systems, 54, 461-470.

Cheung, M.; Luo, C., Sia, C.; & Chen, H. (2009). Credibility of electronic word-of-mouth: Informational and normative determinants of on-line consumer recommendations. International Journal of Electronic Commerce, 13(4), 9-38.

Chevalier, J. A. & Mayzlin, D. (2006). The Effect of Word of Mouth on Sales: Online Book Reviews. Journal of Marketing Research, 43(3), 9-21.

Chu, K.M. (2009). A study of members’ helping behaviors in online community. Internet

Research, 19(3), 279-292.

Chu, S. C., & Kim,  Y. (2011). Determinants of  consumer engagement in electronic word-of-mouth  (eWOM) in social networking  sites. International Journal of Advertising, 30(1),

Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User acceptance of computer technology:  A  comparison  of  two  theoretical  models.  Management  Science35(8), 982-1003.

Erkan, I. & Evans, C. (2016). The influence of eWOM in social media on consumers’ purchase intentions: An extended approach to information adoption. Computers in Human Behavior, 61, 47-55.

Erin, M. S. & Lawrenc, E. B., (2009). Social ties and online word of mouth. Internet Research, 19(1), 42 – 59

Fan, Y.W & Miao, Y.F. (2012). Effect of electronic word of mouth on customer purchuse intention: The perspective of gender differences. International Journal of Electronic Business Management, 10(3), 175-181.

Fan, Y.W, Miao, Y.F, Fang, Y.H & Lin, R.Y. (2013). Establishing the Adoption of Electronic Word-of-Mouth through Consumers’ Perceived Credibility. International Business Research, 6(3), 58-65.

Gefen, D., Karahanna, E. & Straub, D.W. (2003). Inexperience  and experience with online stores: the importance of TAM and Trust. IEEE Transactions on Engineering Management, 3, 307-321.

Gilly. M.C., Graham J.L., Wolfinbarger M.F., & Yale L.J. (1998). A dyadic study  of  interpersonal  information  search.  Journal   of  Academic Marketing  Science, 26(2), 83–100.

Godes, D. & Mayzlin D. (2004). Using Online Conversations to Study Word of Mouth Communication. Marketing Science, 23(4), 545-560.

Godfrey, T., & Monica, M., (2013). Brand-Related eWOM and Its Effects on Purchase Decisions. International Journal of Business and Management, 8(8), 31-40.

Hair, J., Black, W., Babin, B., & Anderson, R. (2010). Multivariate data analysis (7th ed.). Prentice-Hall, Inc. Upper Saddle River, NJ, USA.

Hennig-Thurau.T & Walsh .G. (2003). Electronic word-of-mouth: motives for and consequences for reading customer articulations on the Internet. International Journal of Electronic Commerce, 8(2), 51-74.

Hennig-Thurau T., Gwinner K.P., Walsh G. & Gremler D.D. (2004). Electronic word-of-mouth via consumer-option platforms: what motives consumers to articulate themselves on the Internet?. Journal Interact Market, 18(1), 38-52.

Hu, L. T. & Bentler, P. M. (1999). Cutoff Criteria for Fit Indexes in Covariance Structure Analysis: Conventional Criteria Versus New Alternatives. Structural Equation Modeling, 6(1), 1-55.

Kalwani, M.U. & Alvin J. S. (1982). On the Reliability and Predictive Validity of Purchase Intention Measures. Marketing Science, 1(Summer), 243-286.

Kapferer, J-N. & Laurent, G. (1985). Consumers’ involvement profiles: new empirical results. Advances in Consumer Research, 12, 290-295.

Katz, E., Lazarsfeld, P.F., & Roper, E. (1995). Personal influence. New York: Free Press.

Kilbourne, W. & Weeks, S. (1997). A socio-economic perspective on gender bias in technology. Journal of Socio-Economics, 26(3), 243-260.

Kozinets,  R. V., de Valck, K., Wojnicki, A. C., & Wilner,  S. J. (2010). Networked narratives:  understanding  word-of-mouth  marketing  in  online  communities. Journal of Marketing, 74(2).

Lee,  K.T.,  & Koo,  D.M. (2015). Evaluating right versus just evaluating online con- sumer reviews’. Computers in  Human  Behavior, 45.

Lee. J, & Lee J.N. (2009). Understanding the product information inference process in electronic word-of-mouth: An objectivity– subjectivity dichotomy perspective. Journal of Information & Management, 46(1), 302-311.

Lee,  E.J.,  & Shin, S. Y. (2014). When do consumers buy online product reviews? Effects of  review quality,  product  type, and  reviewer's  photo.  Computers in Human Behavior, 31(1),

Lin, J.C. C., & Lu, H. (2000). Towards an understanding of the behavioural intention to use a web site. International Journal of Information Management, 20 (3), 197-208.

Lin, H. F. (2007). The role of online and offline features in sustaining virtual communities: an empirical study. Internet Research, 17(2), 119-138.

Lin, C., Wu, Y. S., & Chen, J. C. V. (2013). Electronic Word-of-Mouth: The Moderating Roles of Product Involvement and Brand Image. In Diversity, Technology, and Innovation for Operational Competitiveness: Proceedings of the 2013 International Conference on Technology Innovation and Industrial Management (3, 29-47). ToKnowPress.

Mohammad, R. J. & Neda S. (2012). The effect of electronic word of mouth on brand image and purchase intention. Marketing Intelligence & Planning, 30(4), 460-476.

Moran, G., Muzellec, L. & Nolan, E. (2014). Consumer Moments of Truth in the Digital Context’. Journal of Advertising Research, 54 (2), 200 – 204.

Nielsen. (2013). ‘What do Vietnamese grocery shoppers want?’. Nielsen.

Nielsen. (2017). Global trust in advertising: Winning strategies for an evolving media landscape?. Nielsen.

Nunnally & Burnstein. (1994). Pschychometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill.

Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2011). Nghiên cứu khoa học marketing: ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. NXB Lao động.

Park, D. H., & Lee, J. (2008). eWOM overload and its effect on customer behavioral intention depending on customer involvement. Electronic Commerce Research and Applications, 7(4), 386.

Park. D.H; Lee. J; & Han. I. (2007). The effects of on-line consumer reviews on consumer purchasing intention: the moderating role of involvement. International Journal of Electronic Commerce, 11(4), 125-148.

Patterson, M., West, M., Lawthom, R., & Nickell, S. (1997). Impact of people management practices on business performance. London: Institute of Personnel and Development.

Petty, R.E., & Cacioppo, J.T. (1984). The effects of involvement on response to argument quantity and quality: Central and peripheral routes to persuasion. Journal of Personality and Social Psychology, 46(1), 69-81.

Ratchford, B. T., Talukdar, D. & Lee M.S. (2001). A Model of Consumer Choice of the Internet as an Information Source. International Journal of Electronic Commerce, 5(3), 7-22

Shabnam K. Z., Mohammadkazemi R. & Mehran R. (2014). Investigating the effect of Electronic Word Of Mouth on customer’s purchase intention of digital products. Management Science Letters, 4, 2433–2440.

Sher, P. J., & Lee, S. H. (2009). Customer skepticism and online reviews: An elaboration likelihood model perspective. Social Behavior and Personality, 37(1), 137-144.

Sicilia,  M. and Ruiz,  S. (2010), The  effects  of the amount  of information  on cognitive  responses  in online purchasing tasks, Electronic Commerce Research and Applications, 9, 183-191.

Sundaram D.S, Kaushik M., & Cynthia W. (1998). Word-Of-Mouth Communications: a Motivational Analysis. Advances in Consumer Research Volume, 25, 527-531.

Sussman, S.W., & Siegal, W.S. (2003). Informational Influence in Organizations: An Integrated Approach to Knowledge Adoption. Information Systems Research, 14 (1), 2003, 47-65.

Yolanda Y.Y., Chan. E.W. & Ngai, T.(2011). Conceptualising electronic word of mouth activity. Marketing Intelligence & Planning, 29(5), 488-516.

Yoon, Carolyn & Catherine, C. (2008). Aging and Consumer Behavior. In H. a. eds. Haugtvedt, & H. a. eds. Haugtvedt (Ed.), Handbook of Consumer Psychology (247-270). Lawrence Erlbaum Associates.

Zaichkowsky, J. L. (1985). Measuring the Involvement Construct. Journal of Consumer Research, 12(3), 341–352

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC: Bộ thang đo và nguồn kế thừa.

 

Ký hiệu

Thang đo

Nguồn tham khảo

Chất lượng eWom

QL1

Thông tin đánh giá sản phẩm rõ ràng

Park, Lee, Han (2007

QL2

Thông tin bình luận về sản phẩm dễ hiểu

QL3

Thông tin bình luận về sản phẩm hữu ích

QL4

Thông tin đánh giá về sản phẩm khách quan

QL5

Thông tin đánh giá sản phẩm đáng tin cậy

QL6

Thông tin có lập luận chặt chẽ, căn cứ thuyết phục

QL7

Nhìn chung, chất lượng của thông tin là cao.

Số lượng eWom

QN1

Số lượng thông tin đánh giá sản phẩm có nhiều người biết đến.

Lin và cộng sự (2013)

QN2

Số lượng thông tin sản phẩm có chất lượng.

QN3

Xếp hạng cao

Chuyên môn người gửi

SD1

Kinh nghiệm sử dụng sản phẩm.

Lin và cộng sự (2013)

SD2

Kiến thức phong phú về sản phẩm.

SD3

Khả năng phán đoán về sản phẩm.

SD4

Cung cấp ý tưởng, thông tin về sản phẩm khác hơn các nguồn khác.

SD5

Đề cập đến một số điều về sản phẩm chưa được xem xét.

Sự tham gia

IV1

Cảm thấy sản phẩm quan trọng với cuộc sống.

Laurent và Kapferer (1981)

IV2

Khi mua sản phẩm, không thể chắc chắn được đó là quyết định đúng.

IV3

Cảm nhận khó chịu nếu khi mua sản phẩm, phát hiện đã ra một quyết định sai.

IV4

Có thể biết nhiều về một người thông qua thương hiệu sản phẩm mà người này sử dụng.

IV5

Sản phẩm bạn mua sẽ nói lên bạn là người như thế nào.

IV6

Cảm thấy rất thích thú sau khi mua sản phẩm cho bản thân.

IV7

Sở hữu ích là một sự vui thích.

Sự chấp nhận eWom

AD1

Thông tin giúp nâng cao kiến thức về sản phẩm.

Cheung và cộng sự (2009)

AD2

Thông tin thúc đẩy ý định mua sản phẩm.

AD3

Giúp dễ dàng hơn trong quyết định.

AD4

Thật sự giúp ích trong việc ra quyết định mua.

Ý định mua hàng

IT1

Thông tin đánh giá làm cho khách hàng muốn mua sản phẩm.

Lin và cộng sự (2013)

IT2

Sẽ xem xét việc mua sản phẩm sau khi đọc thông tin.

IT3

Có ý định thử sản phẩm thảo luận trong thông tin.

IT4

Trong tương lai, có ý định tìm kiếm những sản phẩm được thảo luận.

IT5

Trong tương lai, có ý định mua các sản phẩm thảo luận.

       

 

 

[1] Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM, Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG-HCM, Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO CHI BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM THEO ẢNH HƯỞNG KINH TẾ VĨ MÔ

MACROECONOMIC MODEL AND EXPENDITURE FORECASTING METHOD IN UNEMPLOYMENT INSURANCE FUND OF VIETNAM

Lê Thành Công[1]

Nguyễn Ái Đoàn[2]

Đặng Anh Tuấn[3]

Tóm tắt

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ở Việt Nam được đưa vào thực hiện từ năm 2009, nhằm hỗ trợ tài chính kịp thời cho người lao động (trong độ tuổi lao động) khi rơi vào tình trạng thất nghiệp. Đặc trưng quan trọng của cơ chế hoạt động quỹ BHTN ở Việt Nam là nguyên tắc chia sẻ tài chính giữa những đối tượng tham gia, giữa những thế hệ[3] (thời kỳ) và đảm bảo sự cân đối dài hạn tài chính quỹ. Trong gần 10 năm thực hiện ở Việt Nam, chi trả BHTN đã góp phần không nhỏ trong công tác an sinh xã hội đối với người thất nghiệp và gia đình của họ. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động lâu dài của quỹ BHTN thì công tác dự báo biến động chi là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô đã làm giảm thiểu những sai số trong công tác dự báo biến động chi của quỹ BHTN. Bài nghiên cứu này sử dụng 3 chỉ số kinh tế vĩ mô gồm: GDP, CPI và tỷ giá USD/VNĐ trong kiểm định sự ảnh hưởng và dự báo sự biến động chi của quỹ BHTN.

Từ khóa: chi BHTN, GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái

Abstract

Since the Social Insurance Law’s provisions on unemployment insurance took effect in 2009, it plays an important role in maintaining economic stability and the necessary finance supports for unemployed laborers. The features of Vietnam unemployment insurance fund (UIF) include the risks sharing among laborers, in generations and balance financial fund. After ten years of implementing, unemployment insurance fund achieved several positive results. However, one of the important tasks of  unemployment insurance fund is forecasting the long-run balanced model. Several studies in the world have shown that microeconomic models are able to solve the errors of forecasting method. In this research, we suggest three macroeconomic indicators for evaluating and forecasting the total expenditure of unemployment insurance fund in Vietnam, which are GDP, CPI and the exchange rate between USD and VND.

Keywords: total expenditure of UIF, GDP, CPI and exchange rate, unemployment rate

 

       1. Đặt vấn đề

Người lao động luôn là chủ thể quan trọng trong duy trì sự phát triển và phát triển bền vững của xã hội. Người lao động cống hiến sức lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời cũng là người hưởng thụ phần lớn thành quả của quá trình sản xuất đó. Việc mất khả năng lao động (hoặc không có việc làm) khiến người lao động chuyển đổi từ trạng thái đóng góp của cải xã hội sang trạng thái tiêu tốn của cải xã hội. Sự thay đổi đó sẽ khiến sự ổn định và cân bằng xã hội bị lung lay. Lường trước những rủi ro thất nghiệp có thể xảy ra đối với người lao động và hỗ trợ tài chính kịp thời cho người thất nghiệp là một chính sách xã hội quan trọng của quốc gia. Nền tảng của việc xây dựng chính sách BHTN ban đầu được dựa trên sự tính toán dài hạn về thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và quy mô lực lượng lao động, nhằm đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa phần đóng góp và hưởng thụ của người lao động. Ngoài ra, một đặc trưng quan trọng của quỹ BHTN là mục đích bảo vệ thu nhập chung của tất cả người lao động trong xã hội và liên tục qua nhiều thế hệ (Harold Averkamp, 2018). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 2 vấn đề trong hoạt động của quỹ BHTN ở Việt Nam là: (1) Xu hướng tốc độ chi trả BHTN cao hơn tốc độ thu BHTN (Tuấn Anh, 2016; Nhật Minh, 2015); (2) Một số hoạt động của quỹ BHTN chưa thực sự hiệu quả như: dạy nghề, môi giới việc làm... (Quang Trường, 2015; Mai Phương, 2015; Cẩm Châu, 2013; Đình Viên, 2017). Sự chệch hướng khỏi quỹ đạo hoạt động dự kiến ban đầu khiến nguyên tắc "cân bằng" dài hạn tài chính quỹ BHTN bị lung lay. Để lường trước những biến cố đó có thể xảy ra vào thời điểm nào, thì công tác dự báo tài chính quỹ BHTN là rất cần thiết. Trong đó dự báo chi trả BHTN cũng là một mục tiêu quan trọng trong chính sách BHTN.

  1. Tổng quan lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Lý thuyết hành vi chủ quan

Lý thuyết kinh tế học cổ điển (John Maynard Keynes) cho rằng việc thất nghiệp là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Nó xảy ra khi công nhân không chấp nhận tiền lương cân bằng (tại đó đường cung và đường cầu lao động cắt nhau) hoặc thấp hơn mức mà họ đã quen nhận. Lý thuyết kinh tế học cổ điển này dựa trên giả định rằng không có sự can thiệp của các tổ chức lao động (như: công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nghề nghiệp…) hoặc tổ chức nhà nước (thông qua chính sách thuế, chính sách tiền lương tối thiểu, chính sách an toàn lao động…).

Nhà nghiên cứu Shavell và Weiss (1979) đã chỉ ra nguyên nhân thất nghiệp xuất phát từ ý chí lựa chọn của người lao động. Theo đó, ý chí "chấm dứt lao động" này được lựa chọn khi so sánh về ích lợi của người thất nghiệp trong chi trả của quỹ BHTN và lợi ích cơ hội hiện hành (mức lợi ích còn lại của khoản hỗ trợ chi trả BHTN sau khi được loại bỏ các chi phí lao động)[4].Ở quy mô tổng thể nền kinh tế, nhóm nghiên cứu Shavell và Weiss khái quát mô hình lợi ích cá nhân người lao động thành mô hình có tính vĩ mô hơn[5]: …"lợi ích của chính sách bảo hiểm thất nghiệp được khái quát thành lợi ích tổng thểSt) và chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp (uSt) và năng suất lao động (zSt)…".

Nhà nghiên cứu Daron Acemoglu và Robert Shimer (2003) lại chứng minh rằng quyết định cắt giảm lao động gắn với hành vi chủ quan của người thuê lao động. Theo đó, lợi ích của chủ doanh nghiệp thay đổi theo thời gian và chịu sự ảnh hưởng của vốn đầu tư cho sản xuất và vốn đầu tư cho người lao động[6]. …"khi các khoản đóng góp quỹ bảo hiểm cho người lao động tăng lên, sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên. Đây là một nguyên nhân khiến chủ doanh nghiệp lựa chọn giải pháp thay thế lao động thủ công sang lao động bằng máy móc…". Đồng ý với quan điểm này còn có nhà nghiên cứu Marcus Hagedorn[7] và cộng sự (2010); Philip Jung[8] và cộng sự (2017).

Lý thuyết hành vi chủ quan đã chứng minh được nguyên nhân hiện tượng thất nghiệp và mối quan hệ với chính sách BHTN. Mặc dù nguyên nhân hiện tượng thất nghiệp này còn gây tranh cãi ở nhiều quốc gia [đúng trong một số nghiên cứu như: Narendranathan và cộng sự (1985); Feldstein và Poterba (1984); và không đúng trong các nghiên cứu của Moffitt (1985); Ham và Rea (1987); Meyer (1990) và Katz và Meyer (1990); Pedersen và Westergard Nielsen (1993); Carling et al (1996)], tuy nhiên lý thuyết hành vi hiện nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi để nhằm hướng tới việc hoàn thiện chính sách quản lý lao động.

Lý thuyết ảnh hưởng khách quan

Nhà nghiên cứu Dale T.Mortensen và cộng sự đưa ra gợi ý khi nghiên cứu vấn đề đánh giá ảnh hưởng khách quan tới chi trả BHTN là "thay thế biến năng suất zSt bằng một vector (biến ngoại sinh) biến động thị trường (zCt)". Đây chính là cơ sở nền móng cho hướng nghiên cứu ảnh hưởng khách quan của yếu tố kinh tế vĩ mô tới thất nghiệp nói chung và chi trả BHTN nói riêng[9]. Các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau cho thấy "yếu tố biến động thị trường" thay đổi khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở quốc gia nghiên cứu đó. Chẳng hạn giống nhau về chỉ số kinh tế vĩ mô như: giá dầu (oil price), chỉ số công nghiệp (IPI) trong nghiên cứu của Ronald Lee và cộng sự (2003), GS Dek Terrell và cộng sự (2015); Anwar và cộng sự (2015)… khác nhau về chỉ số kinh tế vĩ mô: lãi suất trái phiếu (GS Dek Terrell và cộng sự, 2015), cung tiền M2 (Anwar và cộng sự, 2015)…

Bảng 1. Tóm tắt các phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa yếu tố kinh tế vĩ mô và chi trả BHTN

Chi trả Ut= ∑

(chi trả Ut-1; chỉ số sản xuất công nghiệpt; chỉ số giá dầut; chỉ số quy mô lao độngt; chỉ số thất nghiệp tự nhiênt; chỉ số mùa vụ)

GS Dek Terrell và cộng sự[10] 1998, 2015

Chi trả UTF= ∑

(GDP; kim ngạch xuất khẩu; lực lượng lao động; lãi vay; chỉ số tham nhũng)

Annette và Stephan[11] 2005

Chi trả TFt= ∑

(TFt-1, CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp IPI, Lãi suất kho bạc, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá dầu, cung tiền M2, chỉ số thất thoát)

Anwar và cộng sự[12] 2015

Nghiên cứu ở Việt Nam của TS Phạm Đình Thành và cộng sự (2015) sử dụng chỉ số CPI làm yếu tố xác định mức chi và dự báo chi của các quỹ bảo hiểm ở Việt Nam giai đoạn 2010 đến năm 2030. Trong khi đó, nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự  (2017) lại chứng minh rằng sự tăng trưởng kinh tế (GDP) ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016 lại có tác dụng tích cực trong giải quyết vấn đề thất nghiệp và có mối quan ngược chiều tới chi BHTN. Nói cách khác là tăng trưởng kinh tế làm giảm chi BHTN. Ngoài hai biến số GDP và CPI, để mở rộng biến số nghiên cứu "biến động thị trường (zCt)" ở mô hình nghiên cứu ảnh hưởng tới chi của quỹ BHTN, nhóm tác giả bổ sung biến số mới là: Tỷ giá hối đoái (USD/VNĐ). Biến số này cũng phù hợp với gợi ý về chỉ số kinh tế vĩ mô (zCt) phản ánh đặc trưng cho biến động thị trường ở Việt nam mà các chuyên gia khuyến nghị sử dụng (Ngân hàng thế giới: Anja Baum và cộng sự, 2018; Chuyên gia ngân hàng phát triển châu Á Nguyễn Minh Cường và Eric Sidgwick, 2018; Bộ kế hoạch và đầu tư: Ngô Chí Long, TS. Đặng Đức Anh, 2019). Biến số tỷ giá hối đoái USD/VNĐ chỉ ra một biến động thị trường mở. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam [bao gồm cả sản xuất (GDP) và tiêu dùng (CPI) trong nước], còn phản ánh xu hướng mở cửa, hội nhập và liên kết quốc tế [bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam]. Trên cơ sở tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, nhóm tác giả xây dựng phương trình giả định về mối quan hệ ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô (gồm: GDP, CPI và tỷ giá hối đoái[13]) tới biến động chi của quỹ BHTN của Việt Nam như sau[14]:

Log(Yt/Q4-2009) = α0 + α1*Log(GDP t/Q4-2009) + α2*Log(CPI t/Q4-2009) + α3Log(EXR t/Q4-2009) + ε         (*)

Trong đó: Y biến động chi của quỹ BHTN so với quý cơ sở (đơn vị tính: %)

GDP: Biến động tổng sản phẩm quốc nội so với quý cơ sở (đơn vị tính: %)

CPI: Biến động chỉ số giá tiêu dùng so với quý cơ sở (đơn vị tính: %)

EXR: Biến động tỷ giá hối đoái USD/VND so với quý cơ sở (đơn vị tính: %)

Quý cơ sở là quý 4 năm 2009.

Các nghiên cứu ở trên thế giới về mô hình ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô tới chi BHTN [GS Dek Terrell (2015) và Anwar và cộng sự (2015)] cho thấy có 2 nhóm giả định về mối quan hệ giữa các yếu tố: (1) Giả định về sự biến động chu kỳ; (2) Giả định về sự tương tác chéo giữa các biến số. Phương trình giả định về sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô tới chi BHTN được biểu diễn thành:

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp ước lượng kinh tế VAR (mô hình vecto tự hồi quy) được các nhà nghiên cứu ở Mỹ (Ronald Lee và cộng sự, GS Dek Terrell, GS. Stephen và cộng sự), ở Malaysia (Anwar và cộng sự) áp dụng nhằm chứng minh 2 vấn đề: (1) Yếu tố kinh tế vĩ mô nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tới chi trả BHT; (2) Dự báo xu hướng biến động chi trả BHTN và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô không phải lúc nào cũng chỉ mang tính chiều hướng nhất định. Điều này cũng phù hợp với quy luật tự nhiên của sự thích ứng. Theo đó, sự can thiệp vào trật tự (kết cấu lưới nhện) của nền kinh tế thị trường sẽ khiến không chỉ một chủ thể biến động, mà còn kéo theo sự biến động của các đối tượng nhiễu loạn xung quanh. Mức độ tác động (cường độ) và thời gian tác động sẽ quyết định sự biến động của chủ thể. Tuy nhiên, cơ chế tự cân đối sẽ khiến hướng tác động (mục tiêu của tác động) sẽ bị chệch đi, thậm chí là phản tác dụng (chệch hoàn toàn so với mục tiêu đặt ra ban đầu). Các nghiên cứu (GS Dek Terrell, 2015; Annette, 2015; Anwar, 2015) đã chỉ ra rằng phương pháp ước lượng kinh tế VAR là phù hợp trong nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô tới chi trả BHTN là bởi: Thứ nhất, khắc phục được những khiếm khuyết trong xử lý chuỗi số liệu về hiện tượng tự tương quan và chuỗi thời gian; Thứ hai, việc biểu diễn mối quan hệ nhân quả trong hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước phân tích chính sách, hoạch định chính sách vĩ mô và dự báo.

  1. Kết quả nghiên cứu và dự báo

3.1. Thực trạng chi trả BHTN và biến động kinh tế vĩ mô

Trong 10 năm thực hiện chính sách chi trả trợ cấp thất nghiệp từ quỹ BHTN, số lượng người được hưởng chính sách trợ cấp đã tăng 26,31 lần (từ 36.696 người năm 2010 lên con số 965.573 người vào năm 2018). Tốc độ tăng bình quân số lượng người được hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1,14 lần / năm. Trong khi đó, tổng chi trả BHTN năm 2018 tăng gấp 25,69 lần so với năm 2010 và tốc độ tăng bình quân vào khoảng 1,57 lần/năm.

Biểu đồ 1. Tình hình chi BHTN và số lượng lao động hưởng trợ cấp từ quỹ BHTN giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp lại số liệu của Cục việc làm, Bộ LĐTB&XH

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2018 luôn trên mức 5% mỗi năm. Việt Nam được nhiều chuyên gia kinh tế (Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới - Quỹ tiền tệ quốc tế) đánh giá tốt về tăng trưởng GDP. Bên cạnh tăng trưởng GDP dẫn đầu khu vực ASEAN, một thành tích nổi bật của chính phủ Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô là kiểm soát lạm phát trong ngưỡng 1 con số. Chỉ số giá tiêu dùng trong 10 năm qua luôn ở dưới 10%/năm. Một thành tựu nữa của chính phủ Việt nam trong hơn 10 năm qua là duy trì chính sách kích thích sản xuất và xuất khẩu. Chính sách điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước ổn định (giao động tăng không quá 3%/năm) góp phần không nhỏ thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo động lực tài chính cho hoạt động xuất khẩu.

Biểu đồ 2. Biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô (GDP, CPI và tỷ giá USD/VND) trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu của Tổng cục thống kê

3.2. Kiểm định các điều kiện cho thực hiện ước lượng VAR

* Kiểm định Augmented Dickey – Fuller

Để sử dụng phương pháp ước lượng kinh tế VAR, thì chuỗi dữ liệu nghiên cứu phải đảm bảo tính dừng. Khi dịch chuyển chuỗi Y ban đầu từ Yt đến Yt+m, và nếu Yt là dừng, thì trung bình, phương sai và các tự đồng phương sai của Yt+m phải đúng bằng trung bình, phương sai và các tự đồng phương sai của Yt. Nói cách khác thì nếu một chuỗi thời gian là dừng, thì trung bình, phương sai và tự đồng phương sai (tại các độ trễ khác nhau) sẽ giữ nguyên không đổi dù cho chúng được xác định vào bất cứ thời điểm nào. Kết quả thực nghiệm trên dữ liệu cho thấy các biến số ở mức cơ sở chưa thỏa mãn điều kiện thực hiện phương pháp ước lượng kinh tế VAR. Tuy nhiên, ở các mức sai phân bậc 1 thì biến số thỏa mãn điều kiện đối với biến số Log(EXR); và sai phân bậc 2 với biến số Log(Y); Log(GDP); Log(CPI) (xem bảng 3).

Bảng 2. Kiểm định tính dừng cho các biến số Y, GDP, CPI và EXR

Biến

Correlogram

Prob.*

T quan sát

T – tới hạn

 

t-Statistic

1% level

5% level

10% level

Nhận xét

LNY

Level

0.9977

2.70

-2.63

-1.95

-1.61

Chưa đạt

1st difference

0.0128

-2.54

-2.64

-1.95

-1.61

Chưa đạt

2nd difference

0.0000

-7.71

-2.64

-1.95

-1.61

Đạt yêu cầu

LNGDP

Level

0.8799

0.80

-2.66

-1.96

-1.61

Chưa đạt

1st difference

0.2047

-1.20

-2.66

-1.96

-1.61

Chưa đạt

2nd difference

0.0000

-7.50

-2.66

-1.95

-1.61

Đạt yêu cầu

LNCPI

Level

0.9687

1.58

-2.65

-1.95

-1.61

Chưa đạt

1st difference

0.0832

-1.70

-2.66

-1.96

-1.61

Chưa đạt

2nd difference

0.000

-7.40

-2.66

-1.95

-1.61

Đạt yêu cầu

LNEXR

Level

0.9605

1.45

-2.63

-1.95

-1.61

Chưa đạt

1st difference

0.000

-7.01

-2.63

-1.95

-1.61

Đạt yêu cầu

* Kiểm định độ trễ theo tiêu chuẩn AIC, HQ, SIC và LR

Để có được độ trễ tối ưu cho phương pháp ước lượng kinh tế VAR, các nhà nghiên cứu đưa ra năm tiêu chí khác nhau, gồm: thống kê kiểm tra tỷ lệ khả năng được điều chỉnh tuần tự (LR), tiêu chuẩn lỗi dự đoán cuối cùng (FPE), tiêu chí thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SIC), và tiêu chí thông tin của Hannan-Quinn (HQ). Với chuỗi dữ liệu thu thập ban đầu và đảm bảo tính dừng của phương pháp ước lượng kinh tế VAR, hệ phương trình (*) cho độ trễ là 3 sẽ giúp cho việc ước lượng đạt kết quả AIC, SC và HQ tối ưu.

Kiểm định nghiệm đơn vị (kiểm định Dickey và Fuller) là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng. Kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy tất cả các nghiệm của phương trình đặc trưng đều thực sự nằm trong đường tròn đơn vị, như vậy mô hình VAR là ổn định.

Hình vẽ 1. Kiểm định Dickey và Fuller bằng phương pháp vòng tròn đơn vị

3.3. Đánh giá mối quan hệ ảnh hưởng bằng phương pháp ước lượng VAR

* Kiểm định Granger về mối quan hệ nhân quả

Kiểm định Granger được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số. Kiểm định VAR Granger Causality/Block Exogeneity Wald Tests cho thấy các biến DNLEXR và DLNCPI cho giá trị p-value tổng thể cũng như p-value riêng phần đều lớn hơn 0,1. Do vậy, cả hai biến DNLEXR và DLNCPI được chuyển thành biến ngoại sinh. Sau khi kiểm định Granger, mô hình được điều chỉnh với biến nội sinh là DLNY và DLNGDP; các biến còn lại (DNLEXR và DLNCPI) là ngoại sinh. Y có chịu sự ảnh hưởng bởi GDP, CPI và EXR [với p (tổng thể) = 0,0114 và t-statistic = 21,28439] – Tuy nhiên, chỉ có biến số GDP là rõ ràng nhất (P-value = 0,0023 < α = 1%). Ở chiều hướng ngược lại giữa GDP và các biến còn lại dường như chưa hoàn toàn tin cậy [với p(tổng thể)= 0,3232và t-statistic = 10.34568].

Hình vẽ 2. Mối quan hệ giữa các biến số

Y

 

GDP

 

 

 

 

EXR

 

CPI

 

Ký hiệu:  <- Ảnh hưởng 1 chiều; Đường nét rời phản ánh mối quan hệ chưa rõ ràng

* Kiểm định Cholesky và hàm phản ứng

Để đánh giá sự tác động của các biến số, phép thử "hàm phản ứng đẩy" sẽ giúp cho việc đánh giá cảm quan (độ nhạy cảm) của các yếu tố trong khoảng thời gian 8 quí liên tiếp nhau. Hàm phản ứng sẽ chỉ ra quan hệ phản ứng khi thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP (DLNGDP) thì Chi trả BHTN thay đổi ra sao (DLNY) và ngược lại. Kết quả cho thấy “phản ứng của sự thay đổi của GDP đến chi trả BHTN gần như là tức thì".

Hình vẽ 3. Kết quả biểu diễn hàm phản ứng trong kiểm định Cholesky

* Phân rã phương sai

Trong khi các hàm đáp ứng xung theo dõi tác động của một cú sốc đối với một biến nội sinh đối với các biến khác trong VAR thì phân rã phương sai phân tách biến thể của một biến nội sinh thành các cú sốc thành phần đối với VAR. Do đó, phân rã phương sai cung cấp thông tin về tầm quan trọng tương đối của mỗi đổi mới ngẫu nhiên trong việc ảnh hưởng đến các biến trong VAR.

Bảng 3. Kết quả phân rã phương sai

 Variance Decomposition of DLNY:

Period

ĐỘ LỆCH CHUẨN

DLNY

DLNGDP

 

 

 

 

 

 

 

 

 1

 0,108274

 100,0000

 0,000000

 

 

 (0,00000)

 (0,00000)

 2

 0,130070

 99,93791

 0,062090

 

 

 (2,55995)

 (2,55995)

 3

 0,133441

 98,33089

 1,669113

 

 

 (3,55612)

 (3,55612)

 4

 0,133932

 97,76486

 2,235143

 

 

 (3,90187)

 (3,90187)

 5

 0,135321

 96,42371

 3,576294

 

 

 (3,84317)

 (3,84317)

 6

 0,136514

 95,56845

 4,431546

 

 

 (4,44832)

 (4,44832)

 7

 0,137141

 95,15427

 4,845726

 

 

 (4,72367)

 (4,72367)

 8

 0,137258

 95,01037

 4,989628

 

 

 (4,86015)

 (4,86015)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả phân rã phương sai cho thấy: Ở quí thứ 1, chi BHTN được xác định hoàn toàn (100%) dựa trên chi BHTN (DLNYQ1) của những kỳ báo cáo trước đó (DLNYQ/t-1). Sang quí thứ 2, sự xuất hiện của tốc độ tăng trưởng GDP đã có thể giải thích tỷ lệ rất nhỏ (0,062%) giá trị dự báo chi trả BHTN. Xét về dài hạn, biến động chi trả BHTN giai đoạn trước luôn là trụ cột trong dự báo chi BHTN (trên 95%) phần còn lại sẽ do tốc độ tăng trưởng kinh tế quyết định (khoảng 4,98% vào quí thứ 8). Nói cách khác thì giả định về biến động có tính chu kỳ của chi BHTN tương tự như sự biến động có tính chu kỳ của tỷ lệ thất nghiệp (GS Dek Terrell và cộng sự  1998, 2015) có sự ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng chi BHTN. Còn sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô khách quan (GDP) có làm thay đổi chi BHTN với chi BHTN với mức độ nhỏ hơn.

3.4. Dự báo chi trả BHTN ở Việt Nam

* Kết quả dự báo bằng phương pháp ước lượng VAR

Khi so sánh biểu diễn chi trả BHTN trong giai đoạn Q1/2010 đến Q4/2018 (giữa mô hình VAR và thực tế) cho thấy vẫn có sự chênh lệch giữa giá trị mô hình (model VAR) và giá trị thực tế về chi trả BHTN (xem hình vẽ phía dưới). Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về phạm vi giải thích của mô hình chỉ là 60,2%. Phương sai giữa mô hình VAR và giá trị thực tế chi trả BHTN là 0,028644 (độ lệch chuẩn là 0,169246).

Biểu đồ 3. So sánh kết quả phương pháp dự báo theo mô hình VAR và thực tế chi BHTN giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018

* Dự báo xu hướng biến động chi trả BHTN với giả định biến động kinh tế vĩ mô của chuyên gia

Để thực hiện dự báo chi trả BHTN ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, cần 2 điều kiện: (1) Điều kiện giả định về thay đổi CPI và tỷ giá VNĐ/USD[15]. (2) Giả định tăng trưởng GDP[16]. Trên cơ sở những giả định này, nhóm tác giả thực hiện dự báo chi trả BHTN bằng phương pháp ước lượng kinh tế VAR và cho kết quả sau:

Bảng 4. Dự báo chi trả BHTN theo các giả định biến động tăng trưởng kinh tế (GDP) trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Xu hướng GDP giảm

GDP không thay đổi

Xu hướng GDP tăng

Giả định 1

Giả định 2

Giả định 3

2019

16497,60

16399,73

16404,49

2020

18866,31

18541,47

18551,36

2021

21920,75

21190,50

21204,83

 

  1. Kết luận và đề xuất giải pháp

Kết quả nghiên cứu cho thấy (trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018) yếu tố tăng trưởng GDP là yếu tố tác động lên chi trả quỹ BHTN của Việt Nam. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô này có độ trễ nhất định. Ngoài ra, biến động chi trả BHTN cũng ảnh hưởng bởi chính yếu tố nội tại của nó. Điều này cũng phù hợp với công trình nghiên cứu của TS Phạm Đình Thành và cộng sự, TS Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự. Kết quả ước lượng kinh tế bằng phương pháp Vectơ tự hồi quy (VAR) đối với mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô tới chi trả từ quỹ BHTN cho thấy có cơ sở để khẳng định thị trường lao động – việc làm nói chung và quản lý tài chính quỹ BHTN nói riêng có mối liên hệ với yếu tố kinh tế vĩ mô. Không chỉ tăng trưởng GDP, mà còn biến động chi trả BHTN cũng cho thấy sự ảnh hưởng lan truyền giữa các thời kỳ kinh tế tới biến động chi trả BHTN trong tương lai.

Kinh tế và chính trị - xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ổn định xã hội là nền móng cho phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế lại tạo ra nhiều của cải cho xã hội và giúp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu xã hội. Để giảm áp lực chi trả BHTN thì biện pháp tạo thêm việc làm thông qua chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: giảm thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp ... là một giải pháp được một số quốc gia lựa chọn (Mỹ, Anh, Ai len...). Bên cạnh giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng / sản xuất (điều chỉnh cầu việc làm), thì giải pháp tạo cung việc làm thông qua xuất khẩu lao động, môi giới việc làm... cũng là giải pháp phù hợp với đặc thù nền kinh tế Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

  1. An Khánh (2013), "Bảo hiểm thất nghiệp: Còn nhiều bất cập", Tạp chí Người lao động điện tử.
  2. Annette Kyobe và Stephan Danninger (2005), IMF, Revenue Forecasting—How is it done? Results from a Survey of Low-Income Countries, Đề tài nghiên cứu của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF working paper, WP/05/24).
  3. Anwar Hasan Abdullah Othman và cộng sự (2015), "Causal Relationship between Macro-Economic Indicators and Funds Unit Prices Behavior: Evidence from Malaysian Islamic Equity Unit Trust Funds Industry", World Academy of Science, Engineering and Technology International Journal of Mechanical and Industrial Engineering, Vol:9, No:1, 2015.
  4. Daron Acemoglu (Massachusetts Institute of technology) và Robert Shimer (Priceton University) (2007) "Efficient unemployment insurance", The Journal of Political Economy, Vol.107, No. 5, pp 893-928.
  5. Dek Terrell, Stephen R. Barnes và Ben Vincent (2015), Forecast of Louisiana Unemployment Insurance Claims, Louisiana State University, Project of Louisiana Workforce Commission.
  6. Đình Viên (2017), "Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm thất nghiệp", Tạp chí Người lao động điện tử.
  7. Harold Averkamp (2018), Chương Kế toán khoản đóng góp an sinh; accountingcoach.com/payroll-accounting/outline, Bài giảng kế toán tài chính.
  8. Kenneth G. Buffin (2007), Stochastic Projection Methods for Social Security Systems, International Social Security Association, Fifteenth International Conference of Social Security Actuaries and Statisticians.
  9. Lee, Ronald D, Michael W. Anderson, and Shripad Tuljapurkar (2003), Stochastic Forecasts of the Social Security Trust Fund, WP 2003-043, University of Michigan Retirement Research Center.
  10. Lee, Ronald và Shripad Tuljapurkar (1998), Stochastic Forecasts for Social Security, University of Chicago Press. ISBN: 0226903044, p. 393 – 428.
  11. Martin Mühleisen, Stephan Danninger, David Hauner, Kornélia Krajnyák and Bennett Sutton (2005), "How Do Canadian Budget Forecasts Compare with Those of Other Industrial Countries?", IMF working paper, No.05/66, ISBN/ISSN: 9781 451 860 856 /1018-5941.
  12. Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2016), "Ứng dụng phương pháp dự báo theo ảnh hưởng kinh tế vĩ mô vào dự báo thu chi Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam", Tạp chí kinh tế và dự báo, 09/2016, số 23.
  13. Nguyễn Ái Đoàn và cộng sự (2017), "Các yếu tố ảnh hưởng tới chi trả trợ cấp thất nghiệp của Bảo hiểm thất nghiệp quận Long Biên", Tạp chí kinh tế và dự báo, 09/2017, số 27.
  14. Nguyễn Mai Phương (2014), Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung quốc, Luận án Tiến sĩ, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  15. Nguyễn Quang Trường (2015), Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Viện Kinh tế và Quản lý Trung ương.
  16. Nhật Minh (2015), "Bất cập trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp", Báo Hải quan điện tử.
  17. Phạm Đình Thành và cộng sự (2012), Nghiên cứu xây dựng mô hình cân đối quỹ BHXH, BHYT, BHTN ở Việt Nam, Đề án nghiên cứu, Viện khoa học BHXH.
  18. Phạm Đình Thành và cộng sự (2015), "Nghiên cứu xây dựng mô hình cân đối các quỹ BHXH, BHYT, BHTN", Đề án nghiên cứu – Viện khoa học BHXH.
  19. Phùng Thị Cẩm Châu (2013), Hoàn thiện quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ, Đại học Southern Luzon State, Philippines, Đại học Thái Nguyên,.
  20. Tuấn Anh (2016), "Thực hiện BHTN cần giải pháp có tính đồng bộ để đạt hiệu quả cao", Báo Lao động điện tử.

 

[1] Đại học Ngoại Thương – Hà nội. Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Đại học Bách Khoa – Hà nội. Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Harold Averkamp, 2018, Bài giảng kế toán tài chính, chương Kế toán khoản đóng góp an sinh – Payroll accounting

[4] Phương trình Shavell biểu diễn so sánh lợi ích của người lao động:  

Trong đó: U phản ánh ích lợi của người thất nghiệp.

E0 là khoảng thời gian nghỉ giữa các lần chuyển việc (nhận được khoản chi trả BHTN);

u: là mức thu nhập được nhận khi thất nghiệp (phần chi trả của quỹ BHTN);

c: là mức thu nhập nhận được khi lao động (phần chi phí lao động của người sử dụng lao động)

Đối với hệ số β, hai nhà nghiên cứu Shavell và Weiss cho rằng nó phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người thuê lao động (doanh nghiệp). Đối với doanh nghiệp yếu tố lợi nhuận sẽ quyết định có thực hiện hợp đồng lao động nữa không. Để phản ánh lựa chọn của người thuê lao động (chi phí lao động), Shavell và Weiss sử dụng thước đo sản lượng sản xuất. Nt = St (1 – Lt-1). Trong đó: St được xác định bằng năng suất lao động bình quân và 1 – Lt-1 phản ánh tỷ lệ số lao động được chấp nhận (Lt-1 phản ánh tỷ lệ người thất nghiệp)

[5] Phương trình biểu diễn lợi ích tổng thể của người lao động: cSt = ( zSt , uSt )

[6] Log(πt) = γz Log(zt) – γb Log(bt); Trong đó: (zt) năng suất lao động ; (bt) khoản chi cho người lao động.

[7] u(xt) = [w; l; k]; Trong đó: Vốn đầu tư (k) và nguồn nhân lực (l), tiền lương bình quân (w)

[8] Xit = α[Lit]α-1[cit]ϛ;

Trong đó: X là mức lương chấp nhận của người sử dụng lao động

L là sản lượng mà người lao động có thể tạo ra khi được thuê

C là chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.

[9] Mô hình ảnh hưởng kinh tế vĩ mô có cơ sở là hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau:  Y = ALαKβ

[10] Mô hình: Log(TF)t = a0 + a1Log(TF)t-1 + a2Log(IPI) + a3Log(OP) +a4Log(POP) + a5Log(U) + a6D  +u

[11] Mô hình: Y =   a0 + a1Log(GDP) + a2Log(POP) + a3EXP + a4Corruption + ε1

Trong đó: Y: Chi trả cho người thất nghiệp; [log(population)]: tốc độ tăng trưởng dân số; [log(gdp)] tốc độ tăng trưởng GDP; ảnh hưởng của tình trạng tham nhũng (corruption); Kim ngạch xuất khẩu (export value)

[12] Mô hình: Log(TF) = b0 + b1* Log(CPI) + b2* Log(IPI) + b3* Log(TBR) + b4* Log(M3) + b5* Log (FER) + b6* Log(OP) + b7* Log(CI) + u

Trong đó: TF: Trust fund – Quỹ BHTN; CPI: Consumption price index – Chỉ số giá tiêu dùng (%); IPI: Industrial production index – Chỉ số sản xuất công nghiệp (%); TBR: Treasury bond rate – Lãi suất kho bạc ngắn hạn (3 tháng) (%); M3: Money supply – Cung tiền; FER: Foreign exchange rate – Tỷ giá hối đoái (%); OP: Oil price – Giá dầu (%); CI: Corruption index – Chỉ số thất thoát

[13] Lý luận của Okun chỉ ra rằng tăng trưởng GDP ở ngưỡng nhất định sẽ giải quyết tình trạng thất nghiệp (giảm trợ cấp chi trả BHTN) và ngược lại. Lý luận của Kennes lại chỉ ra rằng chỉ số CPI ở mức chấp nhận được sẽ kích thích sản xuất, tạo việc làm và ngược lại. Còn nền kinh tế hướng vào xuất khẩu hay phụ thuộc vào nhập khẩu thì biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng khác nhau.

[14] Mô hình dự báo quỹ xã hội ở các quốc gia thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) được xây dựng dựa trên 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng:

- Nhóm 1 : Chỉ số tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vốn

- Nhóm 2 : Chỉ số biến động thị trường

Log(Yt) = α10 + β11*Log(Yt-1) + γ12*Log(Xt-1) + δ13*Log(Et-1) + ε1

Log(Xt) = α20 + β21*Log(Yt-1) + γ22*Log(Xt-1) + δ23*Log(Et-1) + ε2

Log(Et) = α30 + β31*Log(Yt-1) + γ32*Log(Xt-1) + δ33*Log(Et-1) + ε3

Trong đó:

- Y là biến phụ thuộc (gồm: dự báo thu / chi quỹ xã hội, dự báo cân bằng quỹ xã hội)

- X là chỉ số kinh tế (như GDP, chỉ số S&P500, chỉ số công nghiệp, lãi suất danh nghĩa, tỷ giá hối đoái)

- E là biến số tác động của thị trường và thiên nhiên (như : tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, CPI, vụ mùa).

[15] Giả định tác giả đưa ra dựa trên ý kiến chuyên gia đến từ Ngân hàng phát triển châu Á và Bộ kế hoạch và đầu tư: "… giao động trong phạm vi 4% (đối với CPI) và 3% (đối với tỷ giá VNĐ/USD) trong giai đoạn 2019 – 2021"…

[16] Có nhiều quan điểm khác nhau về giả định tăng trưởng GDP. Nổi bật là 3 nhóm ý kiến của các chuyên gia kinh tế về kịch bản thay đổi GDP (%) trong giai đoạn 2019 – 2021:

Năm

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

Tổng cục thống kê (năm 2018)

Bộ kế hoạch và đầu tư (NCIF)

Giả định 1

Giả định 2

Giả định 3

2019

6,8

7,08

6,9

2020

6,7

7,08

7,0

2021

6,6

7,08

7,1

 

 

Hiện tượng định khoản trí óc: Tổng hợp nghiên cứu và kết quả thực nghiệm đối với sai lầm chi phí chìm và giá trị tương đối

Phan Trần Trung Dũng[1]

 

Tóm tắt: Trong số các thiên lệch hành vi được nhiều người quan tâm tìm kiếm, thiên lệch định khoản trí óc thuộc nhóm được chú ý hàng đầu. Nằm trong phạm vi của thiên lệch định khoản trí óc, các thiên lệch do sai lầm chi phí chìm dẫn người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư tới các quyết định sai lầm do bị ảnh hưởng bởi các chi phí đã bỏ ra và không thể thu hồi, cũng như sai lầm do hiện tượng phụ thuộc vào giá trị tương đối dẫn con người tới quyết định không tối ưu. Bài viết này mô tả những vấn đề chính thường gặp phải do sai lầm chi phí chìm và hiện tượng giá trị tương đối, đồng thời thực hiện thực nghiệm để kiểm chứng sự tồn tại của hiện tượng này ở Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy trong số 3 giả thuyết nghiên cứu thì cả 3 đều có kết quả khẳng định giả thuyết, củng cố nhận định thực sự có hiện tượng tác động của định khoản trí óc lên hành vi của người tham gia thực nghiệm.

Từ khóa: tài chính hành vi, định khoản trí óc, chi phí chìm, giá trị tương đối

 

Abstract: Mental Accounting is a type of behavioral bias that draws attention of researchers. Within the scope of mental accounting, sunk cost fallacies and relative value biases may lead investors and consumers to incorrect decision, being affected by the paid expenses that are not recoverable and by relative values of items. This paper focuses on these two biases, running experiments to test the existence of these two phenomena in Vietnam. Experimental findings shows that all of the 3 hypotheses have evidences to support them, meaning that there are indeed effects of mental accounting to Vietnamese investors.

 

Keywords: Behavioral Finance, Mental Accounting, Sunk cost, Sunk cost fallacy, Relative Value

 

  1. Giới thiệu

Thaler (1980) là người đầu tiên sử dụng khái niệm định khoản trí óc (Mental Accounting), và sau đó nó được tiếp tục mở rộng nghiên cứu về sau. Định khoản trí óc gắn chặt với các quyết định của người tiêu dùng nằm trong khuôn khổ của lý thuyết triển vọng (Prospect Theory). Về cơ bản, đây là hiện tượng người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định chưa tối ưu (suboptimal decision) vì trong trí óc của họ, những quyết định dựa trên các “tài khoản” khác nhau sẽ có độ ưu tiên khác nhau.

Để làm rõ hơn về hiện tượng này, có thể xem xét một số ví dụ sau đây về định khoản trí óc:

  • Khi cổ phiếu tăng giá bất ngờ ngoài dự kiến , nhà đầu tư có thể dùng khoản tiền này để đi ăn ở một nhà hàng sang trọng, và trước đó anh ta chưa bao giờ lựa chọn ăn ở nhà hàng này. Đây là một trường hợp của định khoản trí óc, vì với tư cách là một hàng hóa có thể thay thế (fungible commodity), tiền dù đến từ nguồn nào cũng có giá trị như nhau, nên nếu khoản lãi có đến bất ngờ thì nó cũng cần được đối xử như là một khoản thu nhập bình thường trước đó, nghĩa là đáng lẽ nhà đầu tư đã phải đến nhà hàng này trước đây, hoặc hiện giờ không nên đến địa điểm đó ngay cả khi mình có khoản thu nhập bất ngờ. Và một biến thể rất phổ biến ở Việt Nam trong thời gian chuyển đổi đô thị hóa mạnh là tiền thu được do bán đất, rất nhiều người sử dụng số tiền thu được do bán đất “từ làng lên phố” một cách hào phóng quá mức, dẫn tới sự kiệt quệ về đất đai, phương thức sản xuất cũng như nguồn lực tài chính để tiếp tục cuộc sống sau đô thị hóa.
  • Hiện tượng phổ biến khác trong định khoản trí óc là những “khoản tiền có thể mất” (money you can afford to loose), nghĩa là những khoản tiền mà nhà đầu tư chứng khoán cho phép mình được phép đầu cơ một cách mạnh tay, chấp nhận mức rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao. Loại tồn tại phổ biến nhất của “khoản tiền có thể mất” là những khoản tiền lãi vốn (capital gain) sau khi đã trừ đi khoản đầu tư ban đầu. Nhà đầu tư có xu hướng sử dụng những khoản tiền này một cách hào phóng với tâm lý “những gì mình bỏ ra đã được bảo vệ, và chỗ tiền này đằng nào cũng là lợi nhuận được sinh ra thêm nên mất đi cũng không phải vấn đề quá lớn”. Ngược với những “khoản tiền có thể mất” là những “khoản tiền cần bảo vệ”, đó thông thường là số vốn ban đầu mà nhà đầu tư đổ vào một hoạt động, và với khoản tiền này nhà đầu tư thường bảo vệ và cẩn trọng tối đa trong quyết định đầu tư. Rõ ràng, việc này là sai, vì nếu đã là tiền thì dù có thể mất hay không thể mất thì vẫn chỉ là tiền như nhau.
  • Nếu quyết định chi tiêu của một người bị tác động bởi những khoản tiền đã sử dụng, người đó cũng có thể rơi vào vấn đề định khoản trí óc. Đây là hiện tượng sai lầm chi phí chìm (Sunk-cost fallacy) mà nhà đầu tư hay mắc phải. Ví dụ của trường hợp này có thể là nhà đầu tư đã bỏ rất nhiều tiền để mua báo cáo phân tích một thương vụ M&A cũng như các hoạt động xúc tiến M&A, tuy nhiên đến những ngày cuối có một thương vụ khác có tiềm năng lớn hơn, nhưng xung đột với thương vụ hiện tại. Nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn thương vụ mình đã bỏ nhiều công sức hơn mặc dù nếu như vậy thì phải từ bỏ một thương vụ khác tiềm năng hơn.
  • Ví dụ cuối cùng cho định khoản trí óc ở đây là hiện tượng “Rối loạn chi phí tương đương” (Confusing identical purchases), hay còn được gọi là “Tập hợp chi phí theo chủ đề”, hiểu đơn giản là một người sẵn sàng từ bỏ một buổi dạ hội nếu như đã làm mất vé của buổi dạ hội đó thay vì phải mua vé mới để có thể vào dạ hội, nhưng nếu như đã làm mất một số tiền tương đương và chưa mua vé, thì người đó sẽ sẵn sàng bỏ thêm tiền mua vé để tiếp tục tham dự dạ hội.

Những ví dụ trên cho thấy một hiện tượng nổi bật trong tài chính hành vi, và đặc biệt là trong nhóm các thiên lệch xuất phát từ định khoản trí óc, nhóm định khoản có liên quan tới việc con người tiếc nuối những khoản chi phí đã bỏ ra, dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm chiếm tỷ trọng tương đối phổ biến. Điều này dẫn tới nhu cầu nghiên cứu về hiện tượng này trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay.

  1. Tổng quan nghiên cứu về định khoản trí óc

“Định khoản trí óc là một thiên lệch cụ thể trong nhóm thiên lệch bó khung (Framing), trong đó các cá nhân hình thành các tài khoản trong trí óc của họ về những chi phí và lợi ích liên quan đến các lựa chọn của họ” (Thaler, 1980), O'Curry (1999) mô tả định khoản trí óc là việc con người sử dụng những khoản tiền đến từ nguồn thu nhập khác nhau theo những cách khác nhau.

Định khoản trí óc có ba thành phần chính. Thành phần đầu tiên thể hiện cách con người nhận thức các kết quả cuối cùng, và cách sau đó con người ra quyết định và đánh giá, ví dụ như khi có 3 sản phẩm đồng giá được bày bán, mặc dù sản phẩm thứ nhất có thể phù hợp hơn với nhu cầu mua sắm nhưng có thể người mua hàng sẽ chọn sản phẩm thứ ba chỉ đơn giản vì nó là sản phẩm có giá gốc cao nhất. Thành phần thứ hai là cách phân bổ hoạt động vào các tài khoản khác nhau, ví dụ như tiền dành cho đi ăn nhà hàng và tiền dành cho bữa ăn hàng ngày là trong các tài khoản khác nhau (Heath và Soll, 1996), các tài khoản này có thể tồn tại một cách hữu hình hoặc chỉ là trong trí óc, nhưng nếu là tiền dành cho đi ăn nhà hàng thì nó sẽ được tiêu dùng rộng rãi hơn, chẳng hạn một lon nước ngọt ở nhà hàng có thể có giá 50,000 nhưng sẽ không thể có chuyện một lon nước ngọt tương tự ở nhà có chi phí cao bằng 1/3 như vậy. Thành phần thứ ba thể hiện tần suất con người đánh giá lại các tài khoản trí óc, hoặc nói cách khác là tần suất con người thực hiện việc tái định khoản trí óc, thường được biết tới với tên tập hợp các lựa chọn (choice bracketing) (Read và cộng sự, 1999). Việc tập hợp các lựa chọn đi kèm với khung thời gian có thể dẫn tới khái niệm né tránh lỗ ngắn hạn (Myopic loss aversion), trong đó nhà đầu tư sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm có mức sinh lợi thấp và độ rủi ro thấp nếu khoảng thời gian đầu tư là ngắn, và cũng vẫn là trong tập hợp lựa chọn đó họ lại sẵn sàng lựa chọn những sản phẩm có mức độ sinh lợi cao và rủi ro cao trong thời gian dài hơn, diễn giải thành “Tôi cảm thấy khoản lỗ 100 USD có ý nghĩa hơn so với khoản lãi 200 USD”, (Tversky và Kahneman, 1981), trích dẫn trong (Benartzi và Thaler, 1995).

Những tài khoản trí óc một khi đã hình thành sẽ được giữ nguyên cho đến khi người tiêu dùng hoàn thành giao dịch và nhận được lợi ích tiêu dùng (Thaler, 1985). Định khoản trí óc giúp mọi người theo dõi hoạt động tài chính và điều tiết mức tiêu dùng của họ, và trên cơ sở đó giúp cho các quyết định đầu tư và tiêu dùng được thực hiện nhanh hơn. Prelec và Loewenstein (1998) nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa niềm vui do tiêu dùng mang lại và nỗi đau do thanh toán tạo ra. Tùy thuộc vào việc độ thỏa dụng tích cực của tiêu dùng vượt quá độ thỏa dụng tiêu cực do thanh toán gây ra, về tổng thể người tiêu dùng có đánh giá cuối cùng là vui vẻ hay không vui vẻ. Khi người tiêu dùng thanh toán, họ cảm thấy nỗi đau của chi phí phát sinh có thể làm giảm những cảm xúc tích cực có liên quan tới những khoản tiêu dùng trong tương lai, tương tự như vậy niềm vui do tiêu dùng mang tới có thể bị giảm xuống khi tính tới những tác động tiêu cực của việc thanh toán (the pain of paying) trong tương lai  (Gourville và Soman, 1998), (Siemens, 2007). Như đã được đề cập tới trong phần các ví dụ ở trên, “Hiệu ứng chi phí chìm” được định nghĩa là sự nỗ lực của cá nhân để quyết tâm thực hiện một hành động nào đó theo kế hoạch khi họ đã phải bỏ ra nguồn lực đáng kể để đạt được nó (Thaler, 1985). Khi việc thanh toán được tách ra khỏi lợi ích tiêu dùng, hiệu ứng chi phí chìm của chi trả sẽ giảm (Soman và Gourville, 2001). Có hai cách để chia tách một cách tạm thời chi phí giao dịch và lợi ích. Thứ nhất, có thể cho phép một cá nhân thanh toán cho một hàng hóa nào đó tạm thời trước khi tiêu thụ. Gourville và Soman (1998) đề xuất rằng khi một khoản thanh toán đi trước lợi ích trong một giao dịch, cá nhân chú ý nhiều hơn đến chi phí chìm. Tuy nhiên, hiệu ứng chìm này giảm dần theo thời gian. Nghiên cứu của Gourville và Soman (1998) cho thấy rằng những người trả phí thành viên hàng năm cho một phòng tập gym có xu hướng giảm dần tần suất sử dụng các cơ sở phòng tập theo thời gian, trong khi đó điều này không thấy rõ ràng ở những người trả phí thành viên theo tháng, hiện tượng này được gọi là “khấu hao chi phí”. Nghiên cứu của Shafir và Thaler (2006) cũng đưa ra một vấn đề tương tự trong trường hợp mua thẻ thành viên của câu lạc bộ rượu vang, đây được coi là một khoản chi phí dắt đỏ và do đó nó gây ra một nỗi đau của việc chi trả khá lớn vào lúc đó. Tuy nhiên, vì đây là khoản chi phí hàng năm nên sự suy giảm do “khấu hao chi phí” xuất hiện, cộng với cảm giác thành tựu khi đã có được một vị thế xã hội (thành viên câu lạc bộ rượu được coi là những người thành đạt), thì trong trường hợp này tác động tiêu cực của chi phí bị điều chỉnh đáng kể bởi cảm giác thành đạt và việc được “uống rượu miễn phí” trong suốt thời gian sau đó.

Nếu người tiêu dùng thực hiện một quy trình ngược lại, tức là thay vì trả tiền trước tiêu dùng sau, bây giờ người tiêu dùng lại tiêu dùng trước trả tiền sau, khi đó những khoản thanh toán sau chỉ được đơn thuần coi như một khoản chi phí, và nó được tách rời (Decoupled) khỏi tiêu dùng. Ví dụ như trong trường hợp sử dụng thẻ tín dụng, đa số người dùng có nhiều thẻ tín dụng sẽ trả những khoản thanh toán có lãi suất thấp nhất trước thay vì trả những khoản thanh toán có lãi suất cao nhất trước, mặc dù về mặt tính hợp lý thì thanh toán những khoản tiền lãi suất cao càng sớm thì tiết kiệm được càng nhiều do với những khoản tiền này thì chi phí phải chi trả trong tương lai càng cao. Soman và Gourville (2001) gọi quá trình này là “khấu hao lợi ích.”

Shefrin và Thaler (1992) đề xuất mô hình nghiên cứu về định khoản trí óc, theo đó đề xuất phần lớn các cá nhân và hộ gia đình sử dụng một hệ thống của các định khoản trí óc, vi phạm nguyên tắc có thể chuyển đổi của tiền, trong đó có một số tài khoản như là “sự giàu có” có độ hấp dẫn thấp hơn so với tài khoản “thu nhập”. Với những tài khoản dành riêng cho chi tiêu gia đình, giá trị của Xu hướng Tiêu dùng Cận biên (Marginal Propensities of Consumption – MPC) là rất thấp trong khi đó MPC của các khoản tiền thưởng bất ngờ là rất cao.

Các hướng nghiên cứu nổi bật trong phạm vi định khoản trí óc:

Tập hợp các chi phí theo chủ đề (Topical Organization): Nghiên cứu của Kahneman và Tversky (1984) đưa ra một ví dụ về hiện tượng phân bổ các chi phí theo chủ đề:

Người thực nghiệm được đặt vào 2 mẫu nghiên cứu khác nhau. Tình huống thứ nhất: bạn đã quyết định đi xem một vở kịch và trả giá vé vào cửa là 10 USD một vé. Khi bước vào nhà hát, bạn phát hiện ra rằng bạn đã bị mất vé, và vé không thể được phục hồi. Bạn có mong muốn trả thêm 10 USD cho một vé khác? Số lượng trả lời trong trường hợp này là Có (46%) và Không (54%). Tình huống số 2: Bạn đã quyết định xem một vở kịch với giá vào cửa là 10 USD cho mỗi vé. Khi bước vào nhà hát, bạn phát hiện ra rằng bạn đã mất một số tiền là 10 USD. Bạn có quyết định sẽ tiếp tục mua vé cho vở kịch đó? Số lượng trả lời trong trường hợp này là Có (88%) và Không (12%). Sự khác biệt giữa các câu trả lời cho hai tình huống nghiên cứu này là rõ ràng trong lựa chọn Có/Không. Giải thích của Kahneman và Tversky trong trường hợp này là cho việc các chi phí đã được tập hợp thành các chủ đề riêng biệt. Việc đi xem kịch được coi là một trải nghiệm, trong đó chi phí mua vé là cái giá phải trả cho trải nghiệm khi xem vở kịch, việc làm mất vé và mua lại khiến cho mỗi người sẽ có cảm giác là khoản chi phí này đã nhân đôi, làm cho nó trở nên đắt một cách vô lý, và vì vậy người tham gia thực nghiệm sẵn sàng từ bỏ việc xem kịch hơn. Ngược lại, việc mất tiền mặt không được tính vào tài khoản (trong trí óc) của việc xem kịch, và tác động của việc vẫn mua vé chỉ là làm cho cá nhân cảm thấy tài sản của mình ít đi, còn chi phí của việc xem kịch thì vẫn như vậy.

Tác động của giá trị tương đối (Relative value):

Nghiên cứu của (Tversky và Kahneman, 1981) đề cập tới hiện tượng tác động của giá trị tương đối lên lựa chọn của người tham gia. Thiết kế của thực nghiệm này cho phép người tham gia lựa chọn giữa việc mua một chiếc áo khoác với giá 125 USD tại chỗ, hoặc có thể lái xe 20 phút để sang cửa hàng khác của cùng hệ thống, hiện đang bán nó với giá 120 USD (tình huống 1), hoặc lựa chọn giữa mua một chiếc máy tính bỏ túi với giá 15 USD tại chỗ, hoặc lái xe sang cửa hàng khác cùng hệ thống để mua nó với giá 10 USD. Kết quả thực nghiệm cho thấy trong tình huống 1 chỉ có 29% người tham gia lựa chọn sẽ di chuyển sang cửa hàng khác, còn trong tình huống 2 có tới 68% số người lựa chọn di chuyển. Nghiên cứu này cho thấy sự xuất hiện của yếu tố tương đối, mặc dù số tiền tiết kiệm được đều là 5 USD trong cả hai trường hợp, nhưng trong trường hợp nghiên cứu thứ nhất số tiền tiết kiệm là không đáng kể so với tổng chi phí, và trong trường hợp thứ 2 5 USD là một phần ba toàn bộ chi phí. Nếu nhìn nhận 5 USD như là một phần lớn trong chi phí, người tham gia thực nghiệm sẵn sàng lái xe đi vì như vậy là “Tiết kiệm được 1/3 chi phí”, trong khi ở phân nhóm kia thì việc tiết kiệm là “Không đáng gì” so với tổng chi phí phải bỏ ra.

  1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về định khoản trí óc
    • . Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Dựa trên hai nghiên cứu nổi bật đã được nhắc tới ở trên, bài viết này mong muốn kiểm chứng sự tồn tại của sai lầm Tập hợp chi phí theo chủ đề và hiện tượng Giá trị tương đối trong cách phản hồi của người tham gia thực nghiệm.

Các giả thuyết nghiên cứu của bài báo này bao gồm: quyết định đi xa hơn để mua một món hàng được giảm giá sẽ giảm xuống

H1: Khi tỷ lệ giảm giá của một món hàng càng lớn so với giá trị gốc của nó thì số người tham gia thực nghiệm chấp nhận đi xa hơn để mua món hàng đó càng cao. (Dựa trên hiện tượng giá trị tương đối)

H2: Số người tham gia thực nghiệm quyết tâm theo đuổi mục tiêu cũ khi phải bỏ chi phí thay thế là ít hơn so với số người tham gia thực nghiệm quyết tâm theo đuổi mục tiêu cũ khi chi phí phát sinh không liên quan tới hoạt động đang theo đuổi. (Dựa trên hiện tượng tập hợp chi phí theo chủ đề)

Trong nghiên cứu gốc của Kahneman và Tversky (1984), quyết tâm theo đuổi mục tiêu cũ sẽ mạnh hơn nếu như không phải bỏ chi phí thay thế (không đánh mất vé mà là đánh mất tiền), tuy nhiên, bài viết này bổ sung thêm giả thuyết mới, đó là nếu chi phí thay thế càng thấp thì quyết tâm theo đuổi mục tiêu cũ càng mạnh.

H3: Người tham gia thực nghiệm có động cơ để quyết tâm theo đuổi mục tiêu cũ hơn nếu như chi phí thay thế là rẻ hơn.

Bài viết này sử dụng phương pháp thực nghiệm (experimental method) để kiểm chứng sự tồn tại của hiệu ứng định khoản trí óc ở Việt Nam. Với các nghiên cứu về tài chính hành vi nói chung và định khoản trí óc nói riêng, nghiên cứu thực nghiệm có ưu thế rõ rệt so với nghiên cứu thực chứng sử dụng dữ liệu thứ cấp (empirical method) vì nghiên cứu thực chứng chỉ giúp quan sát thông tin quá khứ, còn nghiên cứu thực nghiệm giúp quan sát phản ứng tức thời. Khoa học tâm lý và khoa học hành vi đòi hỏi ghi chép và điều chỉnh tức thời trong quá trình phản ứng của đối tượng nghiên cứu, vì vậy phương pháp thực nghiệm là phương pháp phù hợp nhất cho bài báo này.

  • . Mẫu và dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện dựa trên mẫu gồm 270 sinh viên hiện đang học hệ đại học chính quy tại trường Đại học Ngoại thương, các sinh viên thuộc 3 hệ đào tạo khác nhau là: Tài chính Ngân hàng, Chất lượng cao Kinh tế Quốc tế và Chương trình Tiên tiến Kinh tế Đối ngoại, kích cỡ mẫu được xác định sau khi đã lọc các kết quả trả lời thực nghiệm không đúng hướng dẫn từ kích cỡ mẫu ban đầu là 295 quan sát.

Các sinh viên được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm thực nghiệm (treatment từ 1 đến 3) với 6 câu hỏi được bố trí để trả lời, trong đó có 4 câu hỏi giống nhau với mục tiêu gây nhiễu tránh việc sinh viên phát hiện được mục đích của thực nghiệm, cả 3 thực nghiệm chỉ khác nhau ở 2 câu hỏi số 4 và số 5. Hai câu hỏi này được thiết kế để hướng vào Sai lầm tập hợp chi phí theo chủ đề (câu hỏi số 4) và Rối loạn chi phí tương đương (Câu hỏi số 5). Việc chia thành 3 nhóm thực nghiệm khác nhau phục vụ mục tiêu xác định mức độ phản ứng của người thực nghiệm trước những giả định khác nhau và để phục vụ xác định giả thuyết nghiên cứu H3 (được mô tả kỹ hơn ở phần dưới).

Các câu hỏi nhiễu (từ 1 đến 3 và câu 6) được thiết kế một cách chi tiết và chạy thử trong nhóm nhỏ để đảm bảo tính phân tán khiến người tham gia thực nghiệm không nhận thức được mục tiêu thực sự của nghiên cứu, câu hỏi số 1 liên quan đến lựa chọn tiêu dùng (bỏ tiền để chọn ngành học), câu hỏi số 2 liên quan đến đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai (mua xe trả ngay hay mua xe trả góp), câu hỏi số 3 liên quan tới khẩu vị rủi ro (lựa chọn giữa đầu tư phi rủi ro và đầu tư rủi ro) và câu hỏi số 6 liên quan đến hành vi chấp nhận hậu quả rủi ro (rút tiền tiết kiệm trước hạn và bị phạt).

Câu hỏi số 4 và 5 được chia lần lượt cho 3 nhóm thực nghiệm với thứ tự các câu hỏi như sau:

Nhóm 1 (84 người):

Câu 4: Nếu bạn phải mua một quyển vở hiện đang bán giá 20,000đ tại nhà sách của trường ở ngay dưới sảnh tòa nhà (1), và bạn biết là nhà sách bên ngoài cách trường 500m đang bán với giá 10,000đ (2), bạn sẽ mua ở đâu?

Câu 5: Bạn đang trên đường đi xem phim ở rạp CGV, sau khi gửi xe bạn phát hiện ra mình đã đánh mất vé xem phim đã mua, bạn có quyết định (1) Bỏ ra 80 nghìn mua lại vé để xem không hay (2) quay xe đi, làm việc khác?

Nhóm 2 (99 người) có câu hỏi 4 và 5 được thiết kế như sau:

Câu 4: Nếu bạn phải mua một series sách hiện đang bán giá 200,000đ tại nhà sách của trường ở ngay dưới sảnh tòa nhà (1), và bạn biết là nhà sách bên ngoài cách trường 500m đang bán với giá 190,000đ (2), bạn sẽ mua ở đâu?

Câu 5: Bạn đã mua vé và đang tới rạp CGV để xem phim, sau khi gửi xe bạn phát hiện ra mình đã làm mất vé xem phim, bạn có quyết định (1) Bỏ ra 200 nghìn mua lại vé để xem không hay (2) quay xe đi, làm việc khác?

Nhóm 3 (97 người) có câu hỏi 4 và 5 được thiết kế như sau:

Câu 4: Nếu bạn phải mua một series sách hiện đang bán giá 1,200,000đ tại nhà sách của trường ở ngay dưới sảnh tòa nhà (1), và bạn biết là nhà sách bên ngoài cách trường 500m đang bán với giá 1,190,000đ (2), bạn sẽ mua ở đâu?

Câu 5: Bạn đang trên đường đi xem phim ở rạp CGV, gần tới nơi bạn phát hiện ra mình đã đánh rơi một số tiền trị giá 200 nghìn, vừa bằng tiền vé xem phim, bạn có quyết định (1) vẫn tiếp tục mua vé để xem không hay (2) quay xe đi, làm việc khác?

Ở đây có sự chênh lệch về kích cỡ các nhóm do số người điền sai thông tin so với hướng dẫn trong nhóm 1 là lớn hơn các nhóm khác dẫn đến kết quả cuối cùng bị loại nhiều hơn, tuy nhiên kích cỡ nhóm cuối cùng không chênh lệch quá nhiều, không ảnh hưởng đáng kể tới kết quả cuối cùng của thực nghiệm. Nhận thức của đối tượng tham gia thực nghiệm ở các phân mẫu có thể được coi là đồng nhất do các nhóm thực nghiệm được thiết kế trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên trong tập hợp quan sát tương đồng.

  • . Kết quả thực nghiệm

Đối với câu hỏi số 4:

 Kết quả trả lời câu hỏi số 4 của người tham gia hoàn toàn phù hợp với giả định H1, số người tham gia thực nghiệm quyết định ra ngoài để tiết kiệm 10 nghìn từ số tiền bỏ ra 20 nghìn lên tới 79%, trong khi đó nếu như số tiền tiết kiệm vẫn là 10 nghìn nhưng từ 200 nghìn thì số người quyết định ra bên ngoài chỉ còn 48%, và nếu giá gốc của món hàng lên tới 1,200,000 thì số người lựa chọn mua bên ngoài giảm xuống chỉ còn 44%.

Tác giả bài viết thực hiện kiểm định ANOVA cho câu 4, kết quả cho thấy có sự khác biệt trong giá trị trung bình của 3 nhóm thực nghiệm, nghĩa là có sự khác nhau trong lựa chọn ở 3 nhóm thực nghiệm ở mức ý nghĩa 95%. Giá trị của F value lớn hơn giá trị F-Crit nên bác bỏ giả thuyết gốc, chấp nhận giả thuyết thay thế là 3 nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình khác nhau.

 

Bảng 1. Kết quả ANOVA đối với 3 nhóm thực nghiệm

Anova: Single Factor

             

SUMMARY

           

Groups

Count

Sum

Average

Variance

   

Câu 4-T1

84

150

1.785714286

0.170395869

   

Câu 4-T2

99

147

1.484848485

0.252319109

   

Câu 4-T3

97

140

1.443298969

0.24935567

   
             
             

ANOVA

           

Source of Variation

SS

df

MS

F

P-value

F crit

Between Groups

6.159583

2

3.079791471

13.58264096

2.36E-06

3.028366

Within Groups

62.80827

277

0.226744672

     
             

Total

68.96786

279

 

 

 

 

Nguồn: tính toán của tác giả

Vì giá trị lựa chọn theo tỷ lệ % của nhóm 2 và nhóm 1 tương đối gần nhau nên bài viết sử dụng t-test để kiểm định theo cặp đối với 2 nhóm này.

Do kết quả F- Test cho thấy phương sai của 2 nhóm thực nghiệm là khác nhau nên bài viết sử dụng t-test với phương sai không đồng nhất

Bảng 2. Kết quả F- test với mẫu 1 và 2

F-Test Two-Sample for Variances

     

 

Câu 4-T2

Câu 4-T1

Mean

1.484848

1.785714

Variance

0.252319

0.170396

Observations

99

84

df

98

83

F

1.480782

 

P(F<=f) one-tail

0.033316

 

F Critical one-tail

1.421585

 

Nguồn: tính toán của tác giả

Bảng 3. Kết quả t-test với mẫu 1 và 2

t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances

     

 

Câu 4-T1

Câu 4-T2

Mean

1.78571429

1.484848

Variance

0.17039587

0.252319

Observations

84

99

Hypothesized Mean Difference

0

 

Df

181

 

t Stat

4.44705882

 

P(T<=t) one-tail

7.5797E-06

 

t Critical one-tail

1.65331576

 

P(T<=t) two-tail

1.5159E-05

 

t Critical two-tail

1.97315704

 

Nguồn: tính toán của tác giả

Vì giá trị t-Stat lớn hơn giá trị critical của t nên hai mẫu thực nghiệm có kết luận là giá trị trung bình giữa thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2 là khác nhau.

Hình 1a,b,c. Kêt quả thực nghiệm câu 4 với 3 nhóm

Đối với câu hỏi số 5:

Kết quả thực nghiệm của câu hỏi số 5 rõ ràng hơn câu hỏi số 4, sự lựa chọn của người tham gia là tương đối khác biệt giữa việc đánh mất số tiền 200 nghìn và đánh mất chiếc vé có giá trị tương tự. Tỷ lệ 78% số người từ chối không mua lại vé xem phim nữa nếu đã đánh mất vé thể hiện yếu tố định khoản trí óc rõ ràng, trong khi đó nếu đánh mất số tiền tương tự thì tỷ lệ người chọn vẫn bỏ tiền ra mua vé đi xem là lớn hơn 50% (chiếm 52%), kết quả này khẳng định giả thuyết nghiên cứu H2.

Tương tự như vậy, giả thuyết nghiên cứu H3 được ủng hộ khi cùng làm mất vé thì tỷ lệ người tham gia thực nghiệm quyết định từ bỏ là 49% nếu giá vé là 80 nghìn nhưng lên tới 78% khi giá vé là 200 nghìn.

 

Hình 2a,b,c. Kết quả thực nghiệm câu 5 với 3 nhóm

 

  1. Thảo luận kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm cho thấy sự tồn tại rõ ràng của cả 3 giả thuyết nghiên cứu, ủng hộ lập luận là có tồn tại hiện tượng định khoản trí óc khi thực hiện thực nghiệm trong môi trường Việt Nam, tuy nhiên có một số kết quả và hướng phát triển sau đáng chú ý:

  • Thứ nhất, tỷ lệ người chọn tiếp tục xem phim nếu đánh rơi 200 nghìn là chưa cao, nếu so với các nghiên cứu khác thì đây là tỷ lệ thấp. Giải thích hợp lý cho kết quả này là 200 nghìn được coi là một con số tương đối lớn để mất, và tác động tiêu cực của việc làm mất tiền có thể tác động tiêu cực tới quyết định của người tham gia thực nghiệm.
  • Thứ hai, do sự hạn chế về kích cỡ mẫu nên thực nghiệm mới đưa ra được 3 kịch bản cho 3 nhóm đối tượng, việc xây dựng một kịch bản thứ 4 có thể sẽ làm cho vấn đề rõ ràng hơn, đó là xây dựng việc người thực nghiệm đánh mất một số tiền tương đương với vé xem phim trị giá 80 nghìn, kịch bản thực nghiệm này có thể giúp giải quyết được vấn đề thứ nhất nêu trên, đồng thời giúp so sánh với kịch bản mất một chiếc vé trị giá 80 nghìn.
  • Thứ ba, vẫn trong nhóm thiên lệch định khoản trí óc, còn nhiều giả thuyết thực nghiệm có thể gợi mở hướng nghiên cứu tương lai, như việc đánh đổi giữa lãi – lỗ theo thời gian, mức độ tiêu dùng hoang phí khi nhận được những thu nhập bất ngờ, ...
  1. Kết luận

Bài viết đã nêu ra một số điểm chính trong lý thuyết về định khoản trí óc, đồng thời cũng tập hợp một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và các hướng nghiên cứu chính trong lĩnh vực này. Bằng thực nghiệm, bài viết đã chỉ ra thực sự có tồn tại hiện tượng định khoản trí óc trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể hơn là dấu hiệu tồn tại của hai loại thiên lệch định khoản trí óc tiêu biểu: Tập hợp chi phí theo chủ đề và Rối loạn chi phí tương đương. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, thuộc vào nhóm thị trường mới nổi, và có nhiều dấu hiệu cho thấy có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hành vi lên quyết định của nhà đầu tư, nghiên cứu này góp thêm một bằng chứng luận giải sự tồn tại của thiên lệch hành vi ở Việt Nam, đồng thời cũng gợi mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo về thiên lệch hành vi, đặc biệt là thiên lệch định khoản trí óc.

 

Tài liệu tham khảo

Amos Tversky và Daniel Kahneman (1981), "The framing of decisions and the psychology of choice", Science, số 211(4481), tr. 453-458.

Chip Heath và Jack B Soll (1996), "Mental budgeting and consumer decisions", Journal of consumer research, số 23(1), tr. 40-52.

Daniel Kahneman và Amos Tversky (1984), "Choices, values, and frames", American Psychologist, số 39(4), tr. 341-350.

Daniel Read, George Loewenstein, Matthew Rabin, Gideon Keren, và David Laibson (1999), Choice bracketing, in Elicitation of PreferencesSpringer, Tr. 171-202.

Dilip Soman và John T Gourville (2001), "Transaction decoupling: How price bundling affects the decision to consume", Journal of Marketing Research, số 38(1), Tr. 30-44.

Drazen Prelec và George Loewenstein (1998), "The red and the black: Mental accounting of savings and debt", Marketing science, số 17(1), tr. 4-28.

Eldar Shafir và Richard H Thaler (2006), "Invest now, drink later, spend never: On the mental accounting of delayed consumption", Journal of economic psychology, số 27(5), Tr. 694-712.

Jennifer Christie Siemens (2007), "When consumption benefits precede costs: towards an understanding of ‘buy now, pay later’transactions", Journal of Behavioral Decision Making, số 20(5), Tr. 521-531.

John T Gourville và Dilip Soman (1998), "Payment depreciation: The behavioral effects of temporally separating payments from consumption", Journal of Consumer Research, số 25(2), tr. 160-174.

Hersh M Shefrin và Richard H Thaler (1992), Mental accounting, saving, and self-control.

Richard Thaler (1980), "Toward a positive theory of consumer choice", Journal of Economic Behavior & Organization, số 1(1), tr. 39-60.

Richard Thaler (1985), "Mental accounting and consumer choice", Marketing science, số 4(3), tr. 199-214.

Shlomo Benartzi và Richard H Thaler (1995), "Myopic loss aversion and the equity premium puzzle", The quarterly journal of Economics, số 110(1), tr. 73-92.

Suzanne O'Curry (1999), "Consumer budgeting and mental accounting", The Elgar companion to consumer research and economic psychology (pp. XX-XX), Northhampton, MA: Cheltenham.

           

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ: NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TIÊN PHONG[1]

                                                                       

Nguyễn Hồng Quân[2]

Tóm tắt:

            Nghiên cứu tập trung xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử trên cơ sở dữ liệu khảo sát với 225 khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại Tiên Phong. Kết quả nghiên cứu đã chỉ có 6 yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại, bao gồm: độ tin cậy của dịch vụ e-banking, khả năng đáp ứng dịch vụ e-banking, phương tiện điện tử, năng lực phục vụ e-banking, sự đồng cảm khách hàng e-banking, giá cả, chi phí dịch vụ e-banking. Nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam.

Từ khóa: chất lượng dịch vụ, ngân hàng điện tử, mô hình Servqual điện tử, sự hài lòng khách hàng, Ngân hàng Tiên Phong

Abstract

            The paper focused on identifying factors affecting e-banking service satisfaction based on survey data with 225 customers who regularly use e-banking services of Tienphong Bank. Research results have only 6 factors affecting customer satisfaction with the use of e-banking services of Tienphong Bank, including: reliability of e-banking services, ability to meet e-banking services, electronic equipments, e-banking service capacity, e-banking customer empathy, prices, e-service costs of banking. The study also proposed some solutions to improve the quality of e-banking services for Vietnam Trade Banks.

Keywords: Quality service, e-banking, e-servqual, customer satisfaction, Tienphong Bank

  1. Đặt vấn đề

            Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư là quan điểm được đề cập tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2017 nhằm chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa thành tựu của công nghệ thông tin và thương mại điện tử (Báo cáo Thương mại điện tử, 2018). Lĩnh vực ngân hàng là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế, nó là huyết mạch của nền kinh tế (Tô Kim Ngọc, 2017). Với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã đem nhiều ứng dụng tiện ích đến cho cuộc sống. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật (Đỗ Văn Hữu, 2005). Khi công nghệ thông tin được ứng dụng vào ngân hàng, khái niệm ngân hàng điện tử (e-banking) ra đời để tạo ra một nền tảng dịch vụ mới phục vụ yêu cầu đối với tập khách hàng đã có sự tham gia và chuyển đổi trên môi trường số (Nguyễn Thùy Trang, 2018). Do vậy, một yêu cầu lớn đặt ra đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay là tích cực phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

            Ngân hàng Tiên Phong là Ngân hàng thương mại cổ phần, được thành lập từ năm 2008 và triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử từ năm 2013 với các giải pháp eCounter, eGold và thẻ tiêu dùng đa tiện ích – các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2014, Ngân hàng Tiên Phong là ngân hàng đầu tiên ra mắt phiên bản eBank trên nền tảng công nghệ HTML5 có tính tích hợp cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking (Báo cáo thường niên TPBank, 2017), đây là hệ thống ngân hàng số cho phép khách hàng có thể tự động giao dịch từ xa; tích hợp cả internet banking và mobile banking; chuyển tiền, rút tiền, giao dịch xác thực bằng vân tay, mã QR. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với Ngân hàng Tiên Phong là vấn đề cần đặc biệt quan tâm và cần được đo lường và đánh giá thường xuyên mới có thể cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua hệ thống ngân hàng điện tử. Khi triển khai dịch vụ e-banking tại các ngân hàng ở Việt Nam về bản chất môi trường dịch vụ đã có sự thay đổi đáng kể, đó là sự chuyển đổi từ môi trường truyền thống sang môi trường trực tuyến với nền tảng công nghệ mới tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ cũng như cảm nhận khác biệt của khách hàng. Do đó, mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng sẽ không còn phù hợp với những thang đo truyền thống như trước đây nữa, mà với dịch vụ e-banking triển khai sẽ đòi hỏi những thang đo mới để phù hợp với dịch vụ mới triển khai trên các nền tảng e-banking của ngân hàng.      

  1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Ngân hàng điện tử

            Để hoạt động có hiệu quả và tồn tại, các tổ chức cần đổi mới (Damanpour, 2016), một trong những phát triển quan trọng nhất trong lĩnh vực ngân hàng gần đây là sự phát triển của hệ thống kênh phân phối mới được thực hiện bởi công nghệ đổi mới. Các dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) đã được thiết lập bởi các tổ chức ngân hàng quốc tế hàng đầu như là các hoạt động độc lập và là một phần không thể thiếu của một dịch vụ ngân hàng khi thành lập (Hughes, 2003 & Hilal, 2015). Sự ra đời của ngân hàng điện tử đã thay đổi và định nghĩa lại cả cách thức hoạt động và nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kinh doanh (Berz & cộng sự, 2009). Ngân hàng thông qua internet đã chấp nhận một cách rộng rãi như một kênh phân phối mới của dịch vụ ngân hàng, đã đưa ra điều kiện cạnh tranh toàn cầu gia tăng, thị trường thay đổi liên tục và đòi hỏi thay đổi chất lượng dịch vụ liên tục từ phía khách hàng (Tushman & cộng sự, 2002). Công nghệ ngày nay được coi là một yếu tố quyết định thành công và khả năng quyết định thành công và khả năng cạnh tranh của các tổ chức (Kombe & Wafula, 2015). Sự tích hợp của đổi mới công nghệ và liên hệ ảo trong ngành ngân hàng được thúc đẩy bởi sự lan rộng mạnh mẽ của internet và thông qua đổi mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã cho ra đời một số ứng dụng như ATM, ngân hàng qua điện thoại (M-Banking) và ngân hàng điện tử (e-banking) (Sankari & cộng sự, 2015; Toufaily & cộng sự, 2009).

            Về bản chất, ngân hàng điện tử hay ngân hàng internet đề cập đến việc sử dụng Internet và các mạng mở cho các dịch vụ ngân hàng từ xa, chẳng hạn như chuyển tiền hoặc tạo và đóng tài khoản tiền gửi. Để các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tồn tại, có hai yêu cầu chính phải được đáp ứng, đầu tiên là quyền truy cập vào các dịch vụ này, có nghĩa là cơ sở hạ tầng, phần cứng và ứng dụng mà ngân hàng phải tạo, duy trì và cung cấp cho các công ty và cá nhân. Ngân hàng điện tử tập trung vào vấn đề bảo mật và sự tin tưởng mà người dùng có thể trao cho kênh này cũng như hiệu suất của hệ thống (Patriche & Bajenaru, 2010; Lee, 2008). Có nhiều định nghĩa về ngân hàng điện tử, Stamoulis (1999) đã cho rằng, ngân hàng điện tử là kênh phân phối/phân phối đa phương tiện, giá rẻ, toàn cầu. Còn theo Toufaily & cộng sự (2009) lại cho rằng ngân hàng điện tử là một thuật ngữ bao gồm quá trình người tiêu dùng có thể quản lý các giao dịch điện tử của ngân hàng mà không cần truy cập vật lý tới ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau thông qua các ứng dụng điện tử đơn giản, cho phép khách hàng truy cập các dịch vụ ngân hàng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Thulani & Chitura (2009) đã định nghĩa, ngân hàng điện tử là dịch vụ phục vụ cho phép khách hàng của ngân hàng truy cập vào tài khoản của họ tiếp nhận thông tin mới nhất về ngân hàng, sản phẩm và dịch vụ, thực hiện tất cả các giao dịch tài chính bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu thông qua việc sử dụng trang web của ngân hàng. Nhờ dịch vụ này, khách hàng có thể truy cập tài khoản mỗi ngày ở bất cứ nơi đâu, chuyển tiền, nhận thanh toán hóa đơn trực tuyến và trực tiếp tải xuống sao kê và báo cáo giao dịch (Lioyd, 2007). Ngoài ra, ngân hàng điện tử cho phép khách hàng quản lý các hoạt động tài chính của họ một cách linh hoạt 24/7 thay vì hạn chế bởi thời gian vật lý. Do đó, ngân hàng điện tử là dịch vụ tự phục vụ giúp loại bỏ các hạn chế về thời gian và không gian trong việc thực hiện các hoạt động ngân hàng và đảm bảo sự thoải mái và sẵn có cho khách hàng (Hu & Liao, 2011; Aderonke, 2010). Nói chung, ngân hàng điện tử gồm một loạt các giao dịch ngân hàng mà khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua các phương tiện điện tử mà không phải đến các chi nhánh. Một lợi thế của ngân hàng điện tử so với truyền thống là khả năng ghi lại giao dịch tự động. Theo Angelakopoulos & Mihiotis (2011) cho rằng, các dịch vụ và công nghệ ngân hàng điện tử cung cấp cho ngành ngân hàng một số cơ hội để đáp ứng nhu cầu hiện hữu của khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng mới; như một thực tế, các ngân hàng và khách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) được hưởng lợi từ việc sử dụng các kênh thay thế và dịch vụ ngân hàng điện tử. Thêm vào đó, Onay & cộng sự (2008) đã khẳng định dịch vụ ngân hàng internet giảm chi phí hoạt động và gia tăng sự hài lòng và duy trì khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Simpson (2002) đưa ra nhận định, ngân hàng điện tử chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố giảm thiểu chi phí hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận. Đối với khách hàng, ngân hàng điện tử đồng nghĩa với thời gian và không gian không còn quan trọng nữa, vì khách hàng có thể truy cập dịch vụ cả ngày lẫn đêm từ bất cứ nơi nào có internet. Do sự tắc nghẽn ở các thành phố lớn bởi vấn đề giao thông, ngân hàng điện tử là một giải pháp quan trọng để tiết kiệm thời gian do khách hàng không phải tới ngân hàng mà có thể giao dịch trực tiếp từ máy tính cá nhân của mình (Angelakopoulos, 2011). Đối với ngân hàng, nhờ hoạt động qua kênh trực tuyến nên các ngân hàng sẽ giảm đi số nhân viên giao dịch và giảm đi các hoạt động truyền thống, điều này giúp ngân hàng giảm chi phí và tăng nhân sự tập trung nhiều hơn cho các dịch vụ giá trị gia tăng cao hơn. Thêm vào đó, ngân hàng cũng có thể tiết kiệm được chi phí vật tư cho văn phòng truyền thống (Lee, 2008).

Sự hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử

            Khái niệm về khách hàng hoặc sự hài lòng của người dùng là một chỉ số hoạt động chính trong các doanh nghiệp đã được được sử dụng từ đầu những năm 1980 (Bailey & Pearson, 1983; Ives & cộng sự, 1983). Tương tự, người dùng cuối sự thỏa mãn điện toán đã được nghiên cứu từ năm 1980 (Bailey & Pearson, 1983; Ives & cộng sự, 1983; Rivard & Huff, 1988). Sự hài lòng của người dùng có thể được xem là tổng của cảm giác người dùng và thái độ đối với một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng (Bailey & cộng sự, 1983). Bên cạnh đó, Quan & cộng sự (2020) cũng đã chỉ ra sự hài lòng điện tử sẽ tạo nên lòng trung thành điện tử đối với các khách hàng tham gia vào mua sắm trực tuyến.

            Trải nghiệm người dùng cuối đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các doanh nghiệp dựa trên internet vì người dùng cuối thường trả tiền cho phần lớn các sản phẩm và dịch vụ mới; trải nghiệm giúp gia tăng giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng (Trần Thị Hiền & cộng sự, 2019). Do đó, các đặc tính sản phẩm mới như nhận thức dễ sử dụng, chất lượng, thẩm mỹ, hấp dẫn và giá trị đồng tiền phải được khớp hoặc vượt quá với khách hàng kỳ vọng vào sản phẩm (Wilson & Sasse, 2004). Do đó, đánh giá sự hài lòng của khách hàng đã trở thành rất quan trọng, đặc biệt đối với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao. Các nghiên cứu khác nhau về thái độ của người tiêu dùng và việc áp dụng ngân hàng internet đã chỉ ra rằng có một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng đối với ngân hàng trực tuyến, chẳng hạn như nhân khẩu học của người, động lực và hành vi đối với các công nghệ ngân hàng khác nhau và cá nhân chấp nhận công nghệ mới. Nó đã được tìm thấy rằng thái độ của người tiêu dùng đối với ngân hàng trực tuyến bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm trước đó của máy tính và công nghệ mới (Laforet & Li, 2005). Theo như áp dụng ngân hàng trực tuyến, bảo mật, mối quan tâm về niềm tin và quyền riêng tư đã được vạch ra là những vấn đề cực kỳ quan trọng từ quan điểm của người tiêu dùng (Benamati & Serva, 2007). Ngân hàng trực tuyến có lẽ cần sự tham gia của người tiêu dùng nhiều nhất, vì nó đòi hỏi người tiêu dùng duy trì và thường xuyên tương tác với công nghệ bổ sung (máy tính và kết nối Internet) (Jane & cộng sự, 2004). Người tiêu dùng sử dụng ngân hàng điện tử sử dụng nó trên cơ sở liên tục và cần phải có được một số mức độ thoải mái với công nghệ để tiếp tục sử dụng nó (Servon & Kaestner, 2008). Các thuộc tính chất lượng dịch vụ mà các ngân hàng phải cung cấp để khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang ngân hàng trực tuyến là nhận thấy sự hữu ích, dễ sử dụng, độ tin cậy, bảo mật và cải tiến liên tục (Liao & Cheung, 2008). Trong một nghiên cứu khác (2002), họ cũng nhận thấy rằng những kỳ vọng cá nhân về độ chính xác, bảo mật, người dùng sự tham gia và thuận tiện là các thuộc tính chất lượng quan trọng nhất trong tính hữu ích của ngân hàng bán lẻ điện tử dựa trên Internet. Một nghiên cứu của (Ibrahim & cộng sự, 2006), đã tiết lộ sáu khía cạnh tổng hợp của chất lượng dịch vụ điện tử, bao gồm cung cấp các hoạt động ngân hàng điện tử thuận tiện/ chính xác; khả năng tiếp cận và độ tin cậy của dịch vụ điều khoản; quản lý hàng đợi tốt; cá nhân hóa dịch vụ; cung cấp của khách hàng thân thiện và đáp ứng dịch vụ; và việc cung cấp dịch vụ khách hàng mục tiêu. Nhận thức hữu ích, bảo mật và quyền riêng tư là nhiều nhất các yếu tố ảnh hưởng để chấp nhận ngân hàng trực tuyến (Qureshi & cộng sự, 2008).

            Sự hài lòng của khách hàng trong khi sử dụng ngân hàng điện tử phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ, nhận thức thương hiệu và giá trị cảm nhận. Sự hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử phụ thuộc vào giá trị cảm nhận, nhận thức thương hiệu, hiệu quả chi phí, dễ sử dụng, thuận tiện, giải quyết vấn đề, bảm mật/đảm bảo và phản hồi (Vijay, 2011). Ahmad & Zubi (2011) đã chỉ ra rằng, sự hài lòng của khách hàng, lòng trung thành và truyền miệng tích cực trong ngân hàng điện tử phục thuộc vào khả năng tiếp cận, thuậ tiện, bảo mật, riêng tư, nội dung, thiết kế, tốc độ và lệ phí. Tiếp nối nghiên cứu đó Amit & Charles (2019) đã khẳng định độ tin cậy cùng với quyền riêng tư và bảo mật đã nâng cao lòng trung thành của khách hàng điện tử, sự tin tưởng ban đầu vào ngân hàng điện tử là biến trung gian tác động đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. Francisco & cộng sự (2013) cho rằng mối quan hệ của khả năng tiếp cận, sự tin cậy, tính dễ sử dụng và hữu ích tác động đến sự hài lòng của ngân hàng điện tử. Sự hài lòng với dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ phụ thuộc vào nhu cầu dịch vụ nhân hàng, dịch vụ ngân hàng lõi, giải quyết vấn đề của ngân hàng, tiết kiệm chi phí cho khách hàng, sự thuận tiện, rủi ro và bảo vệ dữ liệu cá nhân, sự sẵn sàng (Shah, 2011). Thêm vào đó Alaeddin (2011) cũng đã nghiên cứu về chức năng của ngân hàng điện tử và kết quả của sự hài lòng đã khẳng định sự hài lòng, lòng trung thành và truyền miệng sẽ phụ thuộc vào khả năng tiếp cận, tiện lợi, bảo mật, riêng tư, nội dung, thiết kế, tốc độ, phí và lệ phí.

Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử (e-SERVQUAL)

            Trên tất cả các ngành dịch vụ, chất lượng dịch vụ là chìa khóa trình điều khiển hiệu suất lợi nhuận (Schoeffler, Buzzell, và Heany 1974) và một vấn đề quan trọng khi các doanh nghiệp đấu tranh để duy trì lợi thế so sánh trên thị trường (Kandampully và Duddy 1999). Vì tài chính dịch vụ, đặc biệt là ngân hàng, cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm thường không phân biệt, chất lượng dịch vụ thường trở thành vũ khí cạnh tranh chính (Stafford 1996) và yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công của dịch vụ tài chính mới (Easingwood và Storey 1993). Bennett (2003) khẳng định rằng cạnh tranh cạnh trong ngân hàng bắt nguồn gần như độc quyền từ chất lượng dịch vụ và rất cần thiết cho sự thành công và sự sống còn trong môi trường ngân hàng cạnh tranh ngày hôm nay (Trappey và Hwang 1996). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng vượt trội trong chất lượng dịch vụ có lợi thế tiếp thị riêng biệt và mức độ chất lượng dịch vụ được cải thiện liên quan đến doanh thu cao hơn, tỷ lệ bán chéo tăng và khách hàng cao hơn duy trì (Bennett 2003). Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng đã được chứng minh là nâng cao uy tín của ngân hàng, cải thiện việc giữ chân khách hàng, thu hút khách hàng mới, tăng hiệu quả tài chính và lợi nhuận (Julian và Balasubramanian 1994; Zeithaml, Berry, và Parasuraman 1996) và mở rộng thị phần (Bowen và hàng rào năm 1993). Mặc dù tầm quan trọng của nó đối với ngân hàng ngành công nghiệp, nghiên cứu hạn chế đã được thực hiện xem xét các yêu cầu của khách hàng (nhu cầu và nhu cầu) và các yếu tố dịch vụ cùng nhau mặc dù đáng kể nghiên cứu đã được thực hiện riêng về chất lượng dịch vụ (Bolton 1998; Parasuraman, Zeithaml và Berry 1985; 1991) và chất lượng sản phẩm (Garvin, 1988). Mở rộng khái niệm này, (Zeithaml & cộng sự, 2000, 2001, 2002a, 200b) đã đưa ra khái niệm về chất lượng dịch vụ điện tử và gọi mô hình thông qua internet là e-SERVQUAL. Vấn đề này cũng được các nhà khoa học khác mở rộng nghiên cứu (Jun & Cai, 2001; Yang & Yun, 2002; Trocchia & Janda, 2003).

            Trocchia & Janda (2003) tiếp cận dưới góc độ tổng quát đối với chất lượng dịch vụ internet đã chỉ ra 5 nhân tố tác động, bao gồm: hiệu suất, kết nối, an toàn, cảm giác và thông tin. Trước đó, Yang & Jun (2002) cũng đã khẳng định có 6 nhân tố, đó là: độ tin cậy, khả năng tiếp cận, dễ dàng sử dụng, cá nhân hóa, bảo mật và uy tín tác động đến chất lượng dịch vụ trên internet. Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ sự hài lòng của khách hàng trên internet, Zeithaml & cộng sự (2000, 2002) đã đưa ra mô hình e- SERVQUAL bao gồm 7 nhân tố tác động: hiệu quả, đồng bộ, tin cậy, bảo vệ dữ liệu cá nhân, sự đáp ứng, bồi hoàn và liên hệ. Trên nền tảng đó, Gerrard & Cunningham (2015) đã nghiên cứu cụ thể hơn với sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng trên internet bao gồm: sự hiện diện, dễ sử dụng, tin cậy, đáp ứng, an toàn, tình hình dịch vụ, chất lượng nhân viên. Kết quả này củng cố thêm nghiên cứu của Chu & cộng sự (2012) về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ của internet, chất lượng mối quan hệ và sự trung thành khách hàng đã cho thấy tương đối cụ thể các yếu tố tác động đến dịch vụ ngân hàng trên internet. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ tiếp cận ở góc độ dịch vụ được ngân hàng cung cấp qua website mà chưa đi vào phân vùng ứng dụng cụ thể. Trên cơ sở các nghiên cứu phân tích trên và dựa trên tình hình thực tiễn về việc triển khai các ứng dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam, các ứng dụng này đang tập trung tới khía cạnh: đảm bảo sự tin cậy, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng khách hàng, trang bị phương tiện hiện đại, nâng cao năng lực phục vụ khi triển khai ngân hàng điện tử, lợi ích cho khách hàng và sự quan tâm, hỗ trợ của nhân viên. Do vậy, nghiên cứu này xem xét một số giả thuyết cụ thể sau:

            Giả thuyết nghiên cứu

Các mối quan hệ tới sự hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử được nghiên cứu dưới 6 giả thuyết sau:

H1: Độ tin cậy của dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng: Khả năng thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử đã cam kết tin cậy và chính xác (Parasuraman & cộng sự, 1988), (Pikkarainen & cộng sự, 2004), (Nupur, 2010), (Sakhaei & cộng sự, 2013), (Ayo & cộng sự, 2016), (Gerrard & Cunningham, 2015),

H2: Khả năng đáp ứng dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng: sẵn sàng trợ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử và cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng (Parasuraman & cộng sự, 1988), (Nupur, 2010), (Sakhaei & cộng sự, 2013), (Gerrard & Cunningham, 2015).

H3: Phương tiện điện tử của ngân hàng điện tử sẽ tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng: thể hiện thông qua phương tiện điện tử phục vụ cho hệ thống e-banking (Parasuraman & cộng sự, 1988), (Nupur, 2010), (Gerrard & Cunningham, 2015).

H4: Năng lực phục vụ dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng (Nupur, 2010), (Sakhaei & cộng sự, 2013).

H5: Sự đồng cảm của nhân viên ngân hàng điện tử sẽ tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng: quan tâm, giải đáp và phản ứng trước yêu cẩu của khách hàng giao dịch trên hệ thống e-banking (Parasuraman & cộng sự, 1988), (Nupur, 2010).

H6: Giá cả, phí dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ tác tác động cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng (Rothwell & Gardiner, 1984), (Ankit, 2011).

Mô hình nghiên cứu

Hình 1. Mô hình các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử

Mức độ hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking Satisfaction)

TC: Tin cậy dịch vụ e-banking

 

DU: Đáp ứng dịch vụ e-banking

 

PT:  Phương tiện điện tử

DC:  Đồng cảm khách hàng e-banking

 

GC: Giá cả, chi phí dịch vụ e-banking

 

NL: Năng lực phục vụ (e-banking)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Đề xuất của tác giả, năm 2019

  1. Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi

      Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường biến phụ thuộc “mức độ hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử”, thông qua các mục hỏi trên thang đo likert 5 mức độ (1 - rất không hài lòng, 2 - không hài lòng, 3 - trung lập, 4 – Hài lòng, 5 - rất hài lòng).

- Phương pháp nghiên cứu

      Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở dữ liệu thu thập và sử lý sơ bộ, tác giả sẽ tiến hành kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha để loại các biến có hệ số tin cậy thấp, đảm bảo các câu hỏi phản ánh cùng một nội dung. Từ đó, làm cơ sở kiểm định qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá và đi đến loại bỏ những câu hỏi không phù hợp hoặc những câu hỏi có yếu tố trùng lặp trong mỗi mục hỏi. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Đây là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến phụ thuộc với một số biến độc lập (các biến giải thích hay các nhân tố gây ảnh hưởng). Mục đích của phân tích hồi quy là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của các biến độc lập đã cho và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.  

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Tổng số người được điều tra là 250 người thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu giản đơn, có 25 phiếu bị loại do thiếu dữ liệu, còn 225 phiếu hợp lệ, điền đầy đủ các thông tin. Thông tin ở Bảng 1 cho thấy phân phối về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập có độ chênh lệch nhất định. Tuổi của những người được điều tra từ tất cả các độ tuổi, nhưng tỷ lệ cao nhất là nhóm tuổi 25-40 (47,6%). Tỷ lệ của các nhóm khác như sau: 4,4% là nhóm dưới 18 tuổi, 28,4% là từ 18-25 tuổi; 19,6% trên 40 tuổi. Đa số người được hỏi có trình độ đại học (47,6%).

Bảng 1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1. Giới tính

 

 

3. Trình độ học vấn

 

 

Nam

119

52,9

Trên đại học

43

19,1

Nữ

106

47,1

Đại học

107

47,6

2. Tuổi

 

 

Cao đẳng –Trung cấp

49

21,8

Dưới 18

10

4,4

PTTH trở xuống

26

11,6

18-25

64

28,4

 

 

 

25-40

107

47,6

4. Thu nhập

 

 

Trên 40

44

19,6

Dưới 5 triệu

25

11,1

 

 

 

5-10 triệu

85

37, 8

 

 

 

Trên 10 triệu

115

51,1

Nguồn: Tác giả tổng hợp trong quá trình nghiên cứu.

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Để kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát và loại bỏ các thang đo không phù hợp, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả đo lường đã xác định 02 quan sát bao gồm: DU2 (xác nhận tài khoản đã hoàn tất) và PT1 (nơi mở tài khoản e-banking thuận tiện) có hệ số tương quan biến tổng lần lượt là 0.169 và 0.212 (nhỏ hơn 0.6) nên 2 biến quan sát này sẽ được loại bỏ. Sau khi loại bỏ biến quan sát DU2 và PT1, hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo biến tổng DU là 0.903 > 0.6 và PT là 0.848 > 0.6 là đạt yêu cầu.

Bảng 2. Kết quả phân đo lường biến quan sát tương quan biến tổng (Cronbach’s Alpha)

Nhân tố

Ký hiệu

Đo lường

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Alpha nếu loại biến

Hệ số Cronbach’ Alpha

Độ tin cậy (TC)

TC1

TC2

TC3

TC4

- Chính xác và nhanh chóng

- Dịch vụ ngân hàng điện tử đúng thời điểm cam kết

- Bảo mật thông tin của khách hàng trực tuyến

- Chặn tài khoản và cảnh báo nghi ngờ tấn công

7.4578

7.2622

7.2622

7.1778

7.383

7.650

8.471

7.334

.831

.814

.635

.837

.851

.858

.920

.849

 

 

0.900

Khả năng đáp ứng (DU)

DU1

DU2

DU3

DU4

- Xác nhận, chấp nhận và thông điệp hướng dẫn

- Xác nhận tác nghiệp đã hoàn tất

- Cho biết khi nào giao dịch hoàn thành

- Phục vụ qua đường dây nóng 24/7

7.6044

7.7200

7.8489

7.7333

5.615

8.327

5.459

5.491

.699

.169

.768

.761

.654

.903

.615

.620

 

 

0.775

Phương tiện (PT)

PT1

PT2

PT3

PT4

PT5

 

- Nơi mở tài khoản e-banking thuận tiện

- Hệ thống ATM hiện đại, dễ sử dụng

- Sản phẩm, dịch vụ e-banking đa dạng phong phú

- Thiết bị và phương tiện hiện đại, đầy đủ

- Website giao dịch dễ thao tác

9.3422

9.4311

9.4578

9.2978

9.3689

11.485

9.139

8.660

8.969

8.823

.212

.761

.873

.781

.801

.938

.790

.760

.784

.778

 

 

0.848

Năng lực phục vụ (NL)

NL1

NL2

NL3

NL4

NL5

- Biểu mẫu ngân hàng điện tử rõ ràng, dễ hiểu

- Thủ tục giao dịch đơn giản

- Thời gian giao dịch nhanh chóng

- Khả năng chuyển đổi tài khoản ngân hàng bất kỳ

- Đa dạng dịch vụ mới cung cấp trên website

11.1111

11.2311

11.2356

11.1822

11.3467

14.447

14.446

13.851

14.846

13.835

.677

.663

.762

.636

.799

.857

.861

.836

.867

.828

 

 

0.876

Đồng cảm (DC)

DC1

DC2

DC3

DC4

- Chủ động liên hệ với khách hàng khi gặp sự cố  

- Quan tâm tới khách hàng sau khi giao dịch

- Khảo sát trực tuyến nhu cầu khách hàng

- Hướng dẫn đầy đủ thủ tục đăng ký, giao dịch online

8.3911

8.5911

8.6000

8.5644

10.302

10.716

10.259

10.497

.871

.771

.886

.814

.896

.929

.891

.915

 

 

0.929

Giá cả (GC)

GC1

GC2

GC3

- Phí dịch vụ e-banking luôn ổn định 

- Phí dịch vụ ngân hàng rất cạnh tranh

- Tích điểm và liên kết khuyến mại tiêu dùng online

 

5.5867

5.6311

5.5467

3.324

4.100

3.445

.632

.388

.604

.504

.799

.542

 

 

0.716

Mức độ hài lòng (HL)

HL1

HL2

HL3

- Hạnh phúc với quyết định chọn dịch vụ e-banking

- Hài lòng về dịch vụ e-banking đã chọn

-Giới thiệu cho người quen sử dụng dịch vụ e-banking

8.1644

8.1067

8.0844

1.701

1.506

1.390

.430

.741

.559

.803

.471

.665

 

 

0.738

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát.

4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích các nhân tố khảo sát (EFA) được tiến hành với 23 biến quan sát của 6 nhân tố độc lập ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại cổ phần được giữ lại (do 2 biến DU2 và PT1 bị loại bỏ do không thỏa mãn điều kiện). EFA sẽ đánh giá hai giá trị quan trọng là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Điều kiện cho EFA được thỏa mãn là: hệ số tải > 0,4; 0,5 ≤ KMO ≤ 1; Sig. < 0,05; phần trăm biến thiên > 50%.

Kết quả phân tích dữ liệu ở Bảng 3 cho thấy: hệ số KMO là 0.575 > 0.5 nên đạt yêu cầu; giá trị Sig trong kiểm định Bartlett(Sig)= 0,000 < 0.05 cũng thỏa mãn yêu cầu; tổng phương sai dùng để giải thích nhân tố (%cumulative) là 79,203% ≥ 50% thỏa mãn điều kiện; Giá trị Eigenvalue= 1,628>1 cũng đạt yêu cầu.

Bảng 3. Bảng phân tích EFA

KMO and Bartlett's Test

KMO Measure of Sampling Adequacy                                                        0.575

 

 

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

df

                                                            Sig

4844.831

        

253

0.000

Rotated Component Matrix

Biến

1

2

3

4

5

6

DC3

.915

 

 

 

 

 

DC1

.908

 

 

 

 

 

DC4

.892

 

 

 

 

 

DC2

.841

 

 

 

 

 

NL5

 

.856

 

 

 

 

NL1

 

.831

 

 

 

 

NL3

 

.822

 

 

 

 

NL4

 

.767

 

 

 

 

NL2

 

.737

 

 

 

 

PT3

 

 

.932

 

 

 

PT5

 

 

.922

 

 

 

PT4

 

 

.895

 

 

 

PT2

 

 

.870

 

 

 

TC4

 

 

 

.897

 

 

TC1

 

 

 

.884

 

 

TC2

 

 

 

.877

 

 

TC3

 

 

 

.790

 

 

DU4

 

 

 

 

.922

 

DU3

 

 

 

 

.912

 

DU1

 

 

 

 

.854

 

GC1

 

 

 

 

 

.836

GC3

 

 

 

 

 

.807

GC2

 

 

 

 

 

.720

Qua kết quả phân tích trên cho thấy cả 6 biến độc lập bao gồm độ tin cậy dịch vụ e-banking, khả năng đáp ứng dịch vụ e-banking, phương tiện điện tử, năng lực phục vụ e-banking, đồng cảm khách hàng e-banking và giá cả, chi phí dịch vụ e-banking đều tác động đến mức độ hài lòng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng. Bảng ma trận xoay cho thấy các yếu tố đều hội tụ.

            Sau quá trình phân tích yếu tố, nhóm tác giả thu được 06 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

4.4. Phân tích hồi quy

            Phân tích hồi quy là một bước quan trọng để xác định các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến yếu tố phụ thuộc. Mô hình hồi quy được sử dụng để mô tả mối quan hệ này bằng cách sử dụng phương pháp Enter.

Bảng 4. Phân tích hồi quy

Tóm tắt mô hình

Phân tích phương sai

Hệ số hồi quy

Hệ số xác định

Hệ số xác định điểu chỉnh

Mức ý nghĩa

Kiểm định F

Mô hình

Hệ số hồi quy

Tham số tương quan chuẩn hóa

Mức ý nghĩa

0,972

0,943

0,000

62,136

Tham số tự do

 

0,063

 

 

0,345

 

 

 

 

TC

0,011

0,535

0,342

 

 

 

 

DU

0,010

0,425

0,257

 

 

 

 

PT

0,012

0,305

0,210

 

 

 

 

NL

0,011

0,396

0,248

 

 

 

 

DC

0,009

0,395

0,216

 

 

 

 

GC

0,011

0,233

0,152

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát.

            Khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến chỉ có 6 nhân tố: tin cậy dịch vụ e-banking (TC), đáp ứng dịch vụ e-banking (DU), Phươn tiện điện tử (PT), Năng lực phục vụ e-banking (NL), Sự đồng cảm khách hàng e-banking (DC), Giá cả, chi phí dịch vụ e-banking (GC). Kết quả hồi quy cho thấy cho thấy cả 6 yếu tố có giá trị sig < 0,05, nên tất cả 06 yếu tố này đều có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Vì vậy, các yếu tố này đều thật sự ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ NHĐT của ngân hàng Tiên Phong. Theo kết quả hồi quy thì trong các yếu tố thì yếu tố sự tin cậy ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ NHĐT của ngân hàng Tiên Phong, lần lượt là các yếu tố khả năng đáp ứng, năng lực phục vụ, sự đồng cảm, phương tiện hữu hình và cuối cùng là giá cả cảm nhận.

Phương trình hồi quy được viết lại như sau:

HL = 0.063 + 0.011*TC + 0.010*DU + 0.012*PT +0.011*NL + 0.009* DC +0.011* GC

            Từ kết quả mô hình hồi quy có thể đánh giá mức độ tác động của 6 biến độc lập tới sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử gồm có: độ tin cậy của dịch vụ e-banking, khả năng đáp ứng dịch vụ e-banking, phương tiện điện tử, năng lực phục vụ e-banking, sự đồng cảm khách hàng e-banking, giá cả, chi phí dịch vụ e-banking. Sáu nhân tố có mức độ tác động tương đối đồng đều, tuy nhiên, phương tiện điện tử hỗ trợ cho dịch vụ ngân hàng điện tử là nhân tố được khách hàng coi trọng và đánh giá cao, tiếp đến là độ tin cậy của dịch vụ e-banking, năng lực phục vụ của nhân viên đối với e-banking và các khoản chi phí mà khách hàng phải trả. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế dịch vụ e-banking của Ngân hàng Tiên Phong và các ngân hàng thương mại khác khi mà các phương tiện điện tử như: máy ATM, POS, hệ thống ngân hàng tự động và các phần mềm được các ngân hàng triển khai đầu tư mạnh mẽ và việc cân nhắc trước các khoản phí dịch vụ tăng thu từ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử luôn được các ngân hàng xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. 

  1. Kết luận

            Qua mô hình và kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ lõi của các ngân hàng TMCP trong kỷ nguyên 4.0, bởi lẽ đây là vừa là phương tiện và cũng vừa là mục tiêu mang tính chiến lược của các ngân hàng nhằm cải tiến, đổi mới, nâng cao và gia tăng chất lượng dịch vụ cho khách hàng thông qua tương tác và giao dịch trực tuyến. Để nâng cao chất lượng của dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng TMCP, các ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: độ tin cậy của dịch vụ e-banking, khả năng đáp ứng dịch vụ e-banking, phương tiện điện tử, năng lực phục vụ e-banking, sự đồng cảm khách hàng e-banking, giá cả, chi phí dịch vụ e-banking. Chính vì vậy, các ngân hàng TMCP cần phải đảm bảo sự tin cậy trong giao dịch ngân hàng điện tử, nâng cao khả năng đáp ứng dịch vụ ngân hàng điện tử, hiện đại hóa các phương tiện điện tử phục vụ cho hệ thống e-banking, nâng cao khả năng và năng lực phục vụ của nhân viên đối với dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng, chia sẻ và tương tác tốt, đảm bảo chi phí hiệu quả trong giao dịch của ngân hàng điện tử để nâng cao hiệu quả cung ứng của dịch vụ này trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo

  1. Amit Shankar & Charles Jebarajakirthy (2019), “The influence of e-banking service quality on customer loyalty: A moderated mediation approach”, International Journal of Bank Marketing, https:// doi.org/10.1108/IJBM-03-2018-0063.
  2. Ayo, K. A, Oni, A. A, Adewoye, O. J, Eweoya, L. O (2016), “E-banking users’ behaviour: e-service quality, attitude, and customer satisfaction", International Journal of Bank Marketing, 34(3), 347-367.
  3. Bailey, J., & Pearson, S. (1983), “Development of a Tool for Measuring and Analyzing Computer User Satisfaction”, Management Science, 29(5), 530-
  4. Benamati S. and Serva K. (2007), “Innovation characteristics and innovation adoption implementation: a metaanalysis of findings”, IEEE Transaction of Engineering Management, 29, 34-
  5. Berz, K., Chin, V., Maguire A. (2009), Come Out a Winner in Retail Banking, The Boston Consulting Group BCG.
  6. Trần Thị Hiền, Ngô Thị Thủy, Nguyễn Hồng Quân (2019), Trải nghiệm, giá trị cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 266/2019, 53-62.
  7. Ives, B., Olson, M., & Baroudi, J. (1983), “The Measurement of User Information Satisfaction”, Communications of the ACM, 26, 785-793.
  8. Ibrahim, E.E. (2006), “Customers’ perception of electronic service delivery in the UK retail banking sector”, International Journal of Bank Marketing, 24(7), 475-
  9. Lee, M.C. (2008), Factors influencing the adoption of internet banking: an integration of TAM and TPB with perceived risk and perceived benefit, Electron. Commer. Res. Appl. 8(3), 130–141, https://doi.org/10.1016/j.elerap.2008.11.006.
  10. Laforet, S., Li, X. (2005), “Consumers’ attitudes towards online and mobile banking in China”, International Journal of Banking Marketing, 23 (5), 362-380.
  11. Liao, Z. and Cheung, M.T. (2002), “Internet-based E-Banking and Consumer Attitudes: An Empirical Study”, Information and Management, 39, 283–
  12. Patriche, D., Bajenaru, A. (2010), “The take-up importance of ICT enabled services in crisis time, an evaluation of e-banking, internet conferencing and e-public services”, Bull Transylvania Univ. Braşov 3(52), Ser V: Econ Sci.
  13. Quan, N., Chi, N., Nhung, D., Ngan, N., & Phong, L. (2020). The influence of website brand equity, e-brand experience on e-loyalty: The mediating role of e-satisfaction. Management Science Letters, 10(1), 63-76.
  14. Qureshi, T.M., Zafar, M.K and Khan, M.B. (2008), “Customer Acceptance of Online Banking in Developing Economies”, Journal of Internet Banking and Commerce, 13(1), 12-37.
  15. Tushman, M., O’Reilly, C. (2002), Winning through innovation: a practical guide to leading organizational change and renewal, Harvard University Press, Boston.
  16. Vijay M. K (2011), “Factors affecting the customer satisfaction in e-banking: some evidences form India banks”, Management research and Practice, 3(4), 1-14.
  17. Zeithaml, V.A., Parasuraman, A. and Malhorta, A. (2002a), “An empirical examination of the service quality-value-loyalty chain in an electronic channel”, Working Paper, University of North Carolina.

 

 

 

[1] Bài nghiên cứu là một sản phẩm thuộc Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số B2018-NTH-21

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

Phạm Thị Cẩm Anh[1]

Tăng Văn Nghĩa[2]

                                                                       

Tóm tắt

Hình ảnh và các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang có những tác động lớn tới tâm lý của lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng hiện nay. Người tiêu dùng có xu hướng coi việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội như một tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Những động thái thể hiện các khía cạnh trách nhiệm xã hội khác nhau của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thúc đẩy hành vi mua của họ khác nhau. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam thường gắn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với trách nhiệm bảo vệ môi trường, là một trong bốn khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thời gian vừa qua từ những hoạt động kinh doanh thiếu trách nhiệm đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường. Ý thức về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp đang có xu hướng tác động mạnh lên ý định lựa chọng hàng hóa/dịch vụ của người tiêu dùng hiện nay. Bài viết này phân tích mối quan hệ giữa thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng qua đó đưa ra một số khuyến nghị giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thông qua việc tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường.

Từ khoá: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, hành vi tiêu dùng

Abstract

Corporate social responsibility (CSR) activities are of a great impact on consumer behavior. Consumers tend to be interested to consume products from companies those are more socially responsible. Different components of CSR have different impacts of consumers’ purchasing decisions. Across emerging markets like Vietnam, consumers often associate CSR with responsibility to protect environment, a component of CSR and have propensity to buy environmentally responsible brands. One of main reasons is that consumers are facing various negative impacts of natural and environment pollution due to corporate irresponsibility. There are managerial and empirical evidences that companies with poor environmentally responsible initiatives face significant disadvantages when their negative impacts on environment become public. The more environmentally responsible the company, the more supportive the community and consumers become. Proposed recommendations can be considered as practical strategies for enterprises in an effort to gain more customers.

Keywords: corporate social responsibility, environment protection, customer behavior

 

1. Giới thiệu chung

Khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility - CSR) đã được manh nha từ những năm 1917, tuy nhiên chỉ được đề cập đến nhiều từ những năm 1950 trở lại đây. Tuy nhiên, sự quan tâm đến những hậu quả nảy sinh từ các hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng và các hoạt động kinh tế nói chung đã có từ rất lâu trên thế giới.

Trách nhiệm xã hội đồng thời là một phần quan trọng trong hệ thống tuân thủ của doanh nghiệp (Corporate Compliance), theo đó, doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật, đạo lý kinh doanh, những quy tắc kinh doanh của chính doanh nghiệp… vì những yêu cầu chung của sự tồn tại và phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội. Ngoài việc cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và cho cộng đồng, doanh nghiệp còn phải có ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một khía cạnh quan trọng của CSR, đặc biệt là những yêu cầu bảo vệ môi trường trước những nguy cơ tiêu cực phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phản ánh ý thức của doanh nghiệp trước những hoạt động kinh doanh chứa đựng nguy cơ tổn hại đến cộng đồng và môi trường sinh thái.

Các công trình nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng đã cho thấy quyết định lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng hay loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ nào đó của người tiêu dùng chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài nhất định, trong đó tâm lý của người tiêu dùng tác động rất lớn đến hành vi của họ. Theo lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984), người tiêu dùng là một trong những đối tượng liên quan chủ yếu mà các doanh nghiệp cần chú ý tới. Họ là những người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Hành vi mua sắm, tiêu dùng của họ sẽ tác động trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Smith (2008) trong nghiên cứu về người tiêu dùng và CSR đã khẳng định người tiêu dùng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy các công ty thực hiện CSR. Trong khi đó, Pomering (2005) chỉ ra rằng việc doanh nghiệp thực hiện các khía cạnh trách nhiệm xã hội khác nhau sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thúc đẩy hành vi mua của họ khác nhau. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là việc doanh nghiệp thực hiện tốt CSR có được người tiêu dùng xem xét như tiêu chí khi lựa chọn hàng hoá dịch vụ không? Khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái của CSR có tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng?

2. Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Trước những năm 1950, không có định nghĩa chính thức nào về CSR. Sau những năm 1950, các tài liệu về CSR được bổ sung thêm từ các nghiên cứu trong cả lý thuyết và ứng dụng. Carroll (1999) phân loại định nghĩa về CSR theo từng thập niên, từ những năm 1950 đến những năm 1990 và những năm 2000 (Xuân và Teal, 2011).

Khái niệm CSR lần đầu tiên được Bowen đưa ra trong cuốn sách “Social Responsibilities of the businessman” năm 1953, trong đó CSR được định nghĩa là nghĩa vụ của người làm kinh doanh trong việc đề xuất và thực thi các chính sách không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác. Trong thập niên tiếp theo 1960 đến 1970, định nghĩa về CSR được phát triển mạnh hơn, bao gồm những lợi ích dài hạn, tuân thủ pháp luật, tình nguyện, và vượt ra khỏi sự trông đợi của xã hội. Trong giai đoạn 1970 đến 1980, quan niệm về CSR về cơ bản không thay đổi so với thập niên trước. Ở giai đoạn này nổi bật nhất là định nghĩa của Caroll (1979) khi phân chia CSR thành 4 loại, bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và tự nguyện. Trong thập niên từ 1980 đến 1990, một số khái niệm mới liên quan đến CSR đã xuất hiện như chính sách cộng đồng, đạo đức kinh doanh, thành tích về mặt xã hội của doanh nghiệp. Giai đoạn 1990 đến 2000 không có gì mới. Từ năm 2000 đến nay, phần lớn các vấn đề liên quan đến CSR được đề cập tới đều tương tự như thập niên trước. Tuy nhiên, vấn đề xã hội được quan tâm nhất từ giai đoạn này trở đi là môi trường. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quan tâm là trách nhiệm với môi trường.

Theo mô hình kim tự tháp CSR của Carroll (1991), bốn loại trách nhiệm xã hội hay bốn thành phần tạo nên CSR bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện (thực chất, đây là yêu cầu tuân thủ của doanh nghiệp). Bốn thành phần này được miêu tả như một kim tự tháp. Trách nhiệm kinh tế nằm ở tầng dưới cùng trong kim tự tháp, thể hiện mục tiêu lợi nhuận là động cơ căn bản nhất của doanh nghiệp. Tất cả các trách nhiệm khác của doanh nghiệp đều được xây dựng dựa vào trách nhiệm kinh tế. Trách nhiệm pháp lý nằm trên đáy tháp trách nhiệm kinh tế, thể hiện việc doanh nghiệp được xã hội trông đợi sẽ tuân thủ pháp luật khi theo đuổi mục tiêu kinh tế. Trách nhiệm đạo đức bao gồm những hoạt động của doanh nghiệp được xã hội trông mong hoặc bị xã hội cấm cản, liên quan đến người tiêu dùng, nhân viên, cổ đông, toàn xã hội. Trách nhiệm từ thiện nằm ở tầng trên cùng của kim tự tháp, bao gồm những cam kết của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của toàn xã hội.

Liên minh Châu Âu (2010) nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm bốn khía cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường, với thị trường và người tiêu dùng, với người lao động, và với cộng đồng. Tùy theo các cấp độ khác nhau, những khía cạnh này cũng gắn với yêu cầu tuân thủ của doanh nghiệp. Trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường bao gồm việc công ty trong quá trình sản xuất có cố gắng giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải, nỗ lực tránh gây ô nhiễm môi trường, tính đến các ảnh hưởng đối với môi trường khi thiết kế và sản xuất sản phẩm mới,... Trách nhiệm đối với thị trường và người tiêu dùng bao gồm việc công ty có chính sách đảm bảo sự trung thực và công bằng trong các hợp đồng với đối tác, không có khuyết tật và không gây nguy hại cho người sử dụng,… Chính sách đối với người lao động bao gồm việc công ty có khuyến khích công nhân viên phát triển các kỹ năng và cơ hội nghề nghiệp, có chính sách giảm thiểu sự phân biệt đối xử với và giữa những người lao động, có chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi khác của người lao động tại nơi làm việc,… Trách nhiệm đối với cộng đồng bao gồm việc công ty tạo cơ hội đào tạo cho người dân địa phương trong khu vực hoạt động của công ty, khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động cộng đồng, thường xuyên tài trợ cho các hoạt động và dự án của cộng đồng (về y tế, giáo dục, giao thông công cộng).

3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường

Kinh tế xã hội phát triển một mặt nào đó đang gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường, dẫn đến vấn đề bảo vệ môi trường dần trở nên ngày càng cấp bách. Môi trường được đề cập ở đây là môi trường tự nhiên, được hiểu chung là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và vật chất do con người tạo ra và bao quanh con người. Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường định nghĩa môi trường bao gồm “các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong lành, các biện pháp cải thiện môi trường, khắc phục những hậu quả do con người gây ra cho môi trường, đồng thời khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Đối với doanh nghiệp, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ nền tảng của sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Môi trường có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải dựa vào môi trường bởi doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất, tồn tại và phát triển nếu không có nguyên vật liệu, nhiên liệu làm thành đối tượng lao động sản xuất và hình thành các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất.

Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến môi trường. Trước áp lực cạnh tranh và nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường gây tác động xấu, phá vỡ các yếu tố cần bằng của môi trường. Một chức năng của môi trường là cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu. Trong số các nguồn tài nguyên này một số có thể tái tạo được, một số khác không thể tái tạo được. Doanh nghiệp vì lợi ích của mình có thể bỏ qua những tiêu chuẩn về môi trường, lạm dụng nguồn tài nguyên, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái tạo được hoặc khai thác quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, từ đó hủy hoại môi trường. Bên cạnh đó, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không được doanh nghiệp xử lý trước khi xả thải cũng dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng có thể làm phát sinh các vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hoá không thân thiện với môi trường.

Bảo vệ môi trường là một trong các khía cạnh của CSR. Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có xu hướng được gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp là yếu tố vừa ràng buộc, vừa là tự ý thức thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường tồn tại với các yếu cân bằng là điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Dưới áp lực của cạnh tranh, nhu cầu mở rộng quy mô, tăng năng suất, giảm chi phí hoạt động, doanh nghiệp đứng trước thách thức lớn trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Nếu không chú ý đến việc duy trì các điều kiện cân bằng, sự tồn tại bền vững của môi trường, doanh nghiệp có thể có những hoạt động thuần tuý vì lợi nhuận mà bỏ qua những tác hại đối với môi trường. Tuy nhiên, từ một mặt khác, việc nhận thức rõ trách nhiệm của mình và cam kết bảo vệ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp có được chiến lược kinh doanh đúng đắn, lâu dài và mang tính bền vững, đồng thời qua đó cải thiện được lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Việc thực hiện các dự án bảo vệ môi trường như trồng rừng, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sản xuất sạch, các giải pháp kỹ thuật nhằm xây dựng mô hình thân thiện môi trường như mô hình khu công nghệ cao, tiết kiệm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách khôn ngoan để có thể đảm bảo mức tiêu thụ thấp, mức tái chế cao, quản lý hiệu quả sản phẩm phụ và chất thải từ sản xuất, đầu tư vào các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng nhãn sinh thái,… là những hoạt động bảo vệ môi trường thiết thực mà doanh nghiệp nên cân nhắc và đầu tư.

4. Hành vi của người tiêu dùng

Thuật ngữ “Hành vi của người tiêu dùng” được hiểu như là hành vi mà những người tiêu dùng tiến hành trong việc tìm kiếm, đánh giá, mua và tùy nghi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà họ kỳ vọng rằng chúng sẽ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ. Theo Odabasi và Baris (2002), hành vi của người tiêu dùng là “những quyết định mua hoặc sử dụng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị kinh tế bất kỳ và những hành động có liên quan đến quyết định đó”.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi của người tiêu dùng. Theo Lamb, Hair và McDaniel (2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ. Theo Kotler (2001), doanh nghiệp cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng để nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen, quan điểm của họ, từ đó xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình. Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên. Doanh nghiệp tìm hiểu xem người tiêu dùng đánh giá thế nào với các sản phẩm và dịch vụ sau khi sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng, tính năng của sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

5. Mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng đối với CSR là mức độ đánh giá của người tiêu dùng đối với những hành động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Người tiêu dùng đang dần coi CSR như một tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Sau hơn 20 năm của chiến dịch “Người tiêu dùng xanh” trên thế giới, người tiêu dùng đã cân nhắc đến các yếu tố như an toàn vệ sinh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức trong kinh doanh trước khi quyết định mua hàng. Năm 1999, cuộc khảo sát toàn cầu đầu tiên về những mong đợi của công chúng đối với doanh nghiệp được tiến hành với chủ đề “Một thiên niên kỷ thăm dò ý kiến về CSR” với sự tham gia của 1,000 công dân từ hơn 23 quốc gia trên toàn thế giới. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hơn 2/3 trong số người tham gia khảo sát cho biết họ mong đợi doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của xã hội, thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh. Cũng trong nghiên cứu này, 80% số người được hỏi cho biết họ không muốn sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp vi phạm CSR (Boulstridge và cộng sự, 2000).

Nhận thức tích cực với CSR không phải lúc nào cũng thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Trước hết, người tiêu dùng có nhận thức tích cực với việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Mohr (2001) chỉ ra rằng hầu hết những người tiêu dùng khi được hỏi đều có thái độ tích cực với các doanh nghiệp có thực hiện CSR. Người tiêu dùng tin rằng động cơ mà doanh nghiệp thực hiện CSR là muốn giúp đỡ cộng đồng, đồng thời doanh nghiệp cũng coi CSR là một chiến lược phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, phần lớn những người được hỏi lại không cho rằng việc doanh nghiệp thực hiện CSR sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng của họ. Tương tự như vậy, nghiên cứu của nhóm tác giả Zhilong Tian và cộng sự (2011) chỉ ra rằng nhận thức về CSR có tầm ảnh hưởng quan trọng lên phản ứng của người tiêu dùng Trung Quốc. Điều này, tuy có tác động tới khách hàng khi đánh giá một doanh nghiệp, nhưng không tác động nhiều đến ý định mua hàng.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại chứng minh CSR có ảnh hưởng tới tâm lý và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Smissen (2012) thống kê được 96% người tiêu dùng toàn cầu phản hồi tích cực đối với hình ảnh của công ty mà có liên quan đến CSR, 94% người tiêu dùng sẽ tin tưởng công ty ấy, 93% người tiêu dùng sẽ trung thành với công ty ấy. Những điều trên đã cho thấy CSR có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Ví dụ, các sáng kiến về CSR ảnh hưởng đến ý định mua hàng của khách hàng trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng bán lẻ tại Ấn Độ với điều kiện khách hàng phải nhận thức được các hoạt động CSR đó (Mobin Fatma, 2016).

6. Mối quan hệ giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường và hành vi của người tiêu dùng

Các nghiên cứu cho thấy quan niệm về CSR được người tiêu dùng hiểu rất khác nhau (Mittal, 2008; Onlaor và Rotchanakitumnuai, 2010; Smissen, 2012). Tuy nhiên, một phần ba (31%) người tiêu dùng toàn cầu cho rằng các hoạt động của doanh nghiệp nên gắn với vấn đề xã hội và môi trường (The Cone Communications/ Echo Global CSR Study, 2013). Nghiên cứu của Smissen (2012) chỉ ra rằng phần lớn những người tiêu dùng “đánh đồng” trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Những biểu hiện phản ánh các khía cạnh trách nhiệm xã hội khác nhau của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thúc đẩy hành vi mua của họ khác nhau (Pomering, 2005). Đồng thời, các nhóm người tiêu dùng khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau cũng như hành vi mua khác nhau với các động thái thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carrigan & Attalla, 2001; Ellis, J. L và cộng sự, 2012; Zhilong Tian, 2011). Về thái độ của người tiêu dùng với khía cạnh thực hiện trách nhiệm môi trường của doanh nghiệp, các nghiên cứu cũng đưa ra những kết luận trái chiều về thái độ của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Jamaliah Mohd Yusof và cộng sự (2014) cho thấy bốn khía cạnh CSR đều có ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng, trong đó nhận thức về môi trường xanh có ảnh hưởng thấp nhất. Ngược lại, Kavisha Jegethesan (2012) nhận định người tiêu dùng trẻ tại Úc có mối quan tâm về môi trường lớn hơn các khía cạnh khác của CSR khi đưa ra quyết định mua hàng.

Bảo vệ môi trường là vấn đề tuy không mới nhưng luôn được đặt lên hàng đầu ở bất kỳ quốc gia nào. Ở Việt Nam, trước năm 1986, các chính sách về bảo vệ môi trường chưa được đề cập cụ thể. Luật bảo vệ môi trường lần đầu được ban hành ở Quốc hội khóa IX 1993, sau đó là Luật bảo vệ môi trường mới 2005 thay thế cho Luật bảo vệ môi trường 1993 và mới nhất là Luật bảo vệ môi trường 2014. Luật bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc đưa ra cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam, giúp nâng cao ý thức của người dân và có những biện pháp xử lý những hành vi vi phạm.

Có thể thấy, nhận thức về hành động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp có tác động tích cực lên ý định mua của người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu của Bùi Thị Lan Hương (2010) tiếp cận từ góc độ người tiêu dùng, theo đó người tiêu dùng xác định ba yếu tố cấu thành CSR gồm trách nhiệm kinh tế (59%), trách nhiệm môi trường (54%) và trách nhiệm xã hội (32%). Nghiên cứu của Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh (2016) chỉ ra rằng có năm yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, đó là: (1) Sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, (2) Nhân thức các vấn đề môi trường, (3) Lòng vị tha, (4) Ảnh hưởng xã hội và (5) Cảm nhận tính hiệu quả. Trong đó, yếu tố (1) Sự quan tâm đối với các vấn đề môi trường, (2) Nhận thức các vấn đề môi trường có tác động mạnh mẽ lên ý định mua của người tiêu dùng. Nghiên cứu còn chỉ ra sự khác biệt trong ý định tiêu dùng xanh của nhóm người phân loại theo học vấn, thu nhập cá nhân: Người có thu nhập cao hoặc có trình độ học vấn cao thì có ý định tiêu dùng xanh nhiều hơn, từ đó thấy được trình độ học vấn và thu nhập là một trong những rào cản hình thành ý định tiêu dùng xanh. Nghiên cứu của Bùi Thị Lan Hương (2010) từ góc độ người tiêu dùng cũng chỉ ra rằng, có đến hơn 50% người tiêu dùng được phỏng vấn cho biết họ tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện CSR khi nào họ bắt buộc phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

7. Một số kết luận mang tính khuyến nghị đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, bảo vệ môi trường vừa là yêu cầu tuân thủ pháp luật cũng vừa là bổn phận, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải tự ý thức về nghĩa vụ, bổn phận của mình trong việc bảo vệ môi trường vì chính hoạt động của doanh nghiệp là nguồn, nguy cơ gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trường lớn nhất. Chỉ khi doanh nghiệp tự ý thức về trách nhiệm đó, hoạt động của doanh nghiệp mới có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường. Vì lý do lợi nhuận, phần lớn các doanh nghiệp còn chưa nhận thức đúng trách nhiệm bảo vệ môi trường, một số doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu có ý thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường khi phải thực trách nhiệm pháp lý do hoạt động của doanh nghiệp gây tổn hại đến môi trường. Bởi vậy, tự ý thức, nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường hiện nay.

Thứ hai, nhận thức về CSR có tác động tích cực lên tâm lý mua hàng của người tiêu dùng khi doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề này. Nhận thức về CSR càng cao, người tiêu dùng càng cảm thấy mức giá công bằng và tự cảm thấy hài lòng về bản thân mình hơn, từ đó thúc đẩy hành vi mua sản phẩm của doanh nghiệp thực hiện CSR. Người tiêu dùng có cảm giác rằng họ được đóng góp vào việc bảo vệ môi trường thông qua quyết định mua hàng hóa/dịch vụ từ những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cần tích cực trong việc đưa thông tin sản phẩm xanh đến với người tiêu dùng cũng như thúc đẩy động lực tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 

Thứ ba, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp cần gắn với việc sử dụng các yếu tố đầu vào và công nghệ thân thiện với môi trường. Để sản xuất các sản phẩm có chất lượng và không gây hại đến môi trường thì việc lựa chọn các yếu tố đầu vào cũng như công nghệ là nền tảng. Việc doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua việc đầu tư cho các sản phẩm thân thiện môi trường có thể đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, nhưng lợi ích mang lại cho doanh nghiệp lại vô cùng lớn. Lợi ích này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất trong dài hạn mà còn góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ tư, doanh nghiệp cần hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho mình làm quy tắc, chuẩn mực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện trách nhiệm xã hội trong Bộ quy tắc ứng xử phải được xác định là tiến trình chuẩn hóa quản trị và hoạt động của doanh nghiệp trong xã hội hiện đại hướng tới phát triển bền vững.

Thứ năm, Nhà nước cần có biện pháp ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp đối với sản phẩm và quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. Đây chính là sự khuyến khích đối với doanh nghiệp để thúc đẩy việc doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới, tìm ra những giải pháp phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc có trách nhiệm đầy đủ đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung của xã hội.

 

 

Tài liệu tham khảo

Boulstridge, Emma and Carrigan, Marylyn (2000). Do consumers really care about corporate responsibility? Highlighting the attitude-behavior gap. Journal of Communication Management, 4(4), 355–368.

Bui Thi Lan Huong (2010). The Vietnamese Cosumer Perception on Corporate Social Responsibility. Journal of International Business Research, 9 (1), 1-22.

Carrigan, M. and Attalla, A., (2001). The myth of the ethical consumer–do ethics matter in purchase behaviour?. Journal of consumer marketing. 18(7), 560–578.

Carroll A. B. (1979). A Three-dimensional Conceptual Model of Corporate Performance. The Academy of Management Review, 4 (4), 497-505.

Carroll, A.B. (1991). The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders. Business horizons, 34(4), 39-48.

Carroll, A. B. (1999). Corporate social responsibility: Evolution of a definitional construct.  Business & society, 38(3), 268-295.

Charles W. Lamb, Joseph F. Hair and Carl McDaniel (2000). Marketing, Fith Edition, South-Wersten College Publising

Cone Releases the 2013 Cone Communications/Echo Global CSR Study. Available at: http://www.conecomm.com/news-blog/2013-global-csr-study-release [Accessed 8 August 2019].

Ellis, J.L., McCracken, V.A. and Skuza, N. (2012). Insights into willingness to pay for organic cotton apparel. Journal of Fashion Marketing and Management: An International Journal. 16(3), 290-305.

Fatma, M. and Rahman, Z., (2016). The CSR's influence on customer responses in Indian banking sector. Journal of Retailing and Consumer Services29, 49-57.

Freeman R.E. (1984). Strategic Management: A Stakeholder Approach. Boston: Pitman/Ballinger.

Jegethesan, K., Sneddon, J.N. and Soutar, G.N., (2012). Young Australian consumers’ preferences for fashion apparel attributes. Journal of Fashion Marketing and Management: An International Journal.

Lê Thị Thanh Xuân, Gregory Teal (2011). A review of the development of the definition in defining corporate social responsibility. Tạp chí Phát triển Khoa học công nghệ, 14, 106-111.

Mittal R. (2008). Corporate Social Responsibility – Consumers’ Perspective, MA. Thesis, University of Nottingham, Nottingham.

Mohr, L.A., Webb, D.J. and Harris, K.E., (2001). Do consumers expect companies to be socially responsible? The impact of corporate social responsibility on buying behavior. Journal of Consumer affairs35(1), 45-72.

Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh (2016). Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường ĐH Sư phạm TPHCM, số 2.

Odabasi Y., Baris G. (2002). Internet Marketing and Social Media Strategies. Istanbul: Cinius Publications.

Onlaor W., Rotchanakitumnuai S. (2010). Enhancing Customer Loyalty towards Corporate Social Responsibility of Thai Mobile Service Providers. World Academy of Science, Engineering and Technology, 66, 1574-1578.

Philip Kotler (2001). Quản trị Marketing. NXB Thống kê.

Pomering A. (2005). Corporate Social Responsibility: An Examination of Consumers Awareness, Evaluation and Purchase Action. Conference Paper presented at ANZMAC 2005 Conference: Corporate Responsibility.

Smissen L.V.D. (2012). The Value of Corporate Social Responsibility for Consumers, Master Thesis, Hogeschool University Brussel, Brussel.

Smith, N.C. (2008). Consumers as drivers of CSR. The Oxford Handbook of Corporate Social Responsibility, 281-302.

 

Tian, Z., Wang, R. and Yang, W., (2011). Consumer responses to corporate social responsibility (CSR) in China. Journal of business ethics, 101(2), 197-212.

Yusof, J.M., Manan, H.A., Karim, N.A. and Kassim, N.A.M., (2015). Customer's Loyalty effects of CSR Initiatives. Procedia-Social and Behavioral Sciences170, 109-119

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Nguyễn Tiến Hoàng[1]

Phạm Văn Phúc Tân[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động về mặt định lượng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của 9 nhóm hàng thủy sản (mã HS 6 chữ số) và các thông số cần thiết, kết quả phân tích cho thấy có sự gia tăng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

Từ khóa: tác động, EVFTA, thủy sản, Việt Nam, EU.

Abstract

This research aims to evaluate the quantitative impacts of the EVFTA on the growth of Vietnam seafood exportation to the EU market. Quantitative analysis method is conducted through SMART model with data of export values and a scenario in which tariffs are reduced to 0% once the EVFTA comes into force. With the export values of 9 seafoods groups (six-digit HS code) and necessary parameters, the result shows that Vietnam seafood exportation to the EU shall grow upon the EVFTA is legally effective. Then some implications are suggested to promote exporting Vietnam seafood to the EU market in the coming time.

Keywords: impacts, EVFTA, seafood, Vietnam, EU.

  1. Giới thiệu

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thuỷ sản vẫn cho thấy sự tăng trưởng khá ấn tượng khi kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 8,8 tỷ USD trong 243,48 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 5,8% so với năm 2017. Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của thuỷ sản Việt Nam, thị trường EU đạt kim ngạch 1,44 tỷ USD vào năm 2018, tăng 1% so với năm 2017 và chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đây là mức tăng trưởng không cao như các năm trước. Nguyên nhân là do các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, từ khi Quy định 1005/2008 về khai thác hải sản bất hợp pháp có hiệu lực từ ngày 20/01/2010, việc không khai báo và không theo quy định của Uỷ ban Châu Âu được ban hành, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc đưa được sản phẩm vào thị trường EU.

Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019 và đã có hiệu lực sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào ngày 12/02/2020, chính thức hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với xuất khẩu nói chung cũng như xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể ở Việt Nam và nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA nói chung và về tác động của hiệp định này đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng hiện khá hạn chế và chưa cho thấy được tác động đầy đủ về mặt định lượng.

Mục tiêu của nghiên cứu này là chỉ ra tác động mang tính định lượng của EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích về tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Bên cạnh đó, một số hàm ý quản trị liên quan đến hành động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để tận dụng ưu thế từ EVFTA và hàm ý chính sách về một số phương hướng hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước liên quan cũng được rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

  1. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của FTA

Lý thuyết cân bằng cục bộ

Marshall (1890) cho rằng giá cân bằng được xác định thông qua sự giao nhau của đường cầu và đường cung với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus). Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi mức giá cân bằng trên thị trường. Lý thuyết của Marshall về sau được Viner (1950), Francois (1997), Cheong (2010), Bacchetta và cộng sự (2010)... bổ sung thông qua việc mở rộng thêm một số lý thuyết liên quan như lý thuyết tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế của chính phủ và phúc lợi xã hội.

Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại

Viner (1950) cho rằng trong các liên minh thuế quan, dựa trên sự ưu đãi về mặt thuế quan các thành viên dành cho nhau, sự dịch chuyển thương mại sẽ diễn ra theo hai hiệu ứng gồm hiệu ứng chuyển hướng thương mại và hiệu ứng tạo lập thương mại. Hiệu ứng tạo lập thương mại là hiệu ứng thúc đẩy xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) do hàng hóa từ nước đó vào thị trường nhập khẩu có giá cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa nước nhập khẩu. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại xảy ra làm tăng xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) và giảm nhập khẩu tương ứng với các nước khác cũng xuất khẩu mặt hàng tương tự vào một nước. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại làm tăng xuất khẩu trên cơ sở hàng hóa từ nước xuất khẩu cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác dựa trên lợi thế về thuế quan ưu đãi.

Lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển

Theo các lý thuyết kinh tế học Tân cổ điển (Neoclassical Economics), đặc biệt là lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất nội địa. Việc cắt giảm thuế quan sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại, từ đó hình thành khái niệm tự do hóa thương mại. Về sau, Marshall phát triển các lý thuyết về tác động của thuế quan như thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, doanh thu thuế của Chính phủ và tổn thất chung của toàn xã hội.

Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại

Mô hình lực hấp dẫn cho rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng. Mô hình được đề xuất bởi Jan Tinbergen vào năm 1962. Mô hình lực hấp dẫn thường xem xét đến một số biến khác như GDP bình quân đầu người, chỉ số giá, thuế quan, tỉ giá hối đoái và một số biến giả như có phải là thành viên của FTA hay ngôn ngữ… Thông thường, mô hình này được sử dụng để đánh giá tác động của các hiệp định đến dòng chảy thương mại, giải thích cầu nhập khẩu của các bên. Nhược điểm của mô hình là sự phụ thuộc về mặt dữ liệu để cho ra các ước tính chính xác. Dữ liệu cần phải đầy đủ - đặc trưng của phân tích ex-post đánh giá tác động thực tế.

Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras

Lý thuyết cân bằng tổng thể tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với đặc điểm có sự tương tác qua lại giữa rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng. Lý thuyết này chứng minh rằng giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tổng thể, theo Leontief Walras (1870). Dựa trên lý thuyết cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng để phân tích giá cả và thương mại giữa hai thị trường quốc tế trong mối quan hệ mắt xích nhiều thị trường và nhiều mặt hàng. Mô hình cân bằng tổng thế được giải thích thông qua các biến nội sinh trong mô hình như giá cả, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình… và một số biến ngoại sinh như các chỉ số co giãn, các tỷ trọng tham số… Mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là cung cấp cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của chính sách thương mại (chẳng hạn thông qua FTAs). Tuy nhiên, mô hình có một số nhược điểm như vẫn chưa nhận định được tác động của các rào cản phi thuế quan (SPS, TBT…), các vấn đề liên quan đến hải quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật…

Lý thuyết về độ co giãn

Marshall (1890) chỉ ra rằng độ co dãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) thể hiện sự thay đổi của lượng cầu hàng hoá khi giá cả biến động với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus). Hệ số co dãn của cầu theo giá được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá. Armington về sau kế thừa nghiên cứu của Marshall xây dựng mở rộng các hệ số co dãn của cầu nhập khẩu và co giãn thay thế nhập khẩu.

Lý thuyết về mô hình SMART

Thông qua các lý thuyết kinh tế, mô hình cân bằng cục bộ SMART được xây dựng bởi Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới (WITS). SMART được xây dựng trên các lý thuyết nền tảng gồm có lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn. SMART sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau liên quan đến thuế quan, thương mại để mô phỏng tác động của cắt giảm thuế quan lên thương mại. Kết quả mô phỏng của SMART cho thấy tác động định lượng của một FTA hoặc một ưu đãi, sự thay đổi về mặt thuế quan đến xuất nhập khẩu một ngành hàng. Mô hình SMART thể hiện được ưu điểm trong việc đánh giá tác động của FTA, đặc biệt là tác động lên một nhóm/ ngành hàng cụ thể (tức phân tích ở mức độ đơn ngành - disaggregated analysis). Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là phân tích đối tượng một cách độc lập, chưa đặt trong mối quan hệ với các ngành liên quan cũng như trong bối cảnh tổng thể nền kinh tế.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của FTA

Viner (1950), Cline (1978) và Krueger (1995) cho rằng tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại trong các liên minh thuế quan có thể mở rộng để đánh giá tác động của các FTA. Wylie (1995), Bachetta và cộng sự (2012), Francois và Hall (1997) áp dụng lý thuyết cân bằng cục bộ chỉ ra rằng mô hình cân bằng cục bộ là mô hình phù hợp để đánh giá tác động tiềm tàng của các FTA.

Katsoloudes và Hadjidakis (2007), Negasi (2009), Plummer và cộng sự (2010), Chỉnh và cộng sự (2005), Negasi (2009) thông qua lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại cho thấy tác động gia tăng xuất khẩu từ FTA xuất phát từ sự tương quan giữa giá cả hàng hóa nội địa nước nhập khẩu với hàng hóa từ nước xuất khẩu hoặc từ các nước xuất khẩu khác.

Frankel và Wei (1993), Deardoff (1998) và Kalirajan (2000), Urata và Okabe (2007), Moinuddin (2013), Dũng (2011) và Dương (2016) sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại xây dựng được mô hình toán với các biến độc lập mới như ngôn ngữ, chung biên giới… nhằm đánh giá tốt hơn tác động của FTA đối với thương mại. Tuy nhiên, các tác động đó là tác động sau khi FTA đã có hiệu lực một thời gian, nhằm đánh giá xem việc tham gia FTA có đạt được những kỳ vọng đề ra hay không.

Thắng (2018) áp dụng mô hình WITS-SMART phân tích tác động của Hiệp định EVFTA đối với mặt hàng giày, dép Việt Nam. Với giả thiết khi hiệp định EVFTA có hiệu lực và thoả mãn nguyên tắc xuất xứ (thuế xuất giảm về 0%), xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,96% từ khoảng 3,98 tỷ USD lên đến 4,17 tỷ USD. Với giả thiết thứ hai, EVFTA có hiệu lực và thoả mãn nguyên tắc xuất xứ (thuế xuất giảm về 0%) tuy nhiên chính sách chống bán phá giá vẫn được tiếp tục áp dụng (thuế chống bán phá giá 10%), dự kiến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng giày, dép khoảng 4,18%.

Bảo (2016) áp dụng mô hình WITS-SMART phân tích cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Kết quả cho thấy trong trường hợp các dòng thuế đang áp dụng đối với nhóm hàng mã HS 44 và 99 được đưa về 0%, giá trị tăng trưởng thương mại đối với hai nhóm hàng vào khoảng 307.371 USD.

Khi phân tích ex-ante đối với tác động của thuế quan trong liên minh thuế quan Đông Phi đến thương mại của Uganda thông qua mô hình SMART-WITS, Othieno và Shinyekwa (2011) chỉ ra sự lấn át của tác động tạo lập thương mại và sự gia tăng trong phúc lợi xã hội. Tương tự, nghiên cứu của Karingi và cộng sự (2005) cũng áp dụng mô hình SMART-WITS phân tích tác động của Hiệp định đối tác kinh tế EU - Châu Phi đối với các nước châu Phi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Hiệp định đối tác kinh tế EU - Châu Phi sẽ gây cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia bởi lẽ tác động chuyển hướng thương mại sẽ lấn át tác động tạo lập thương mại.

Khi nghiên cứu tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ thị trường EU sử dụng mô hình SMART, Hương và Tuyết (2017) chỉ ra hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ làm gia tăng lượng ô tô nhập khẩu từ EU. Hiệu ứng tạo lập thương mại có tác động lấn át hiệu ứng chuyển hướng thương mại nên chung quy EVFTA có tác động tích cực đối với hoạt động nhập khẩu ô tô từ EU.

Anh và Ngọc (2015) sử dụng mô hình SMART-WITS để phân tích tác động của RCEP đến một số ngành kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, phân tích chỉ đánh giá tác động đến tăng/ giảm kim ngạch thương mại, chưa phân tích tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, phúc lợi xã hội hay doanh thu thuế của chính phủ.

Mô hình SMART-WITS được ứng dụng để phân tích tác động dự báo của các FTA trong các nghiên cứu của Othieno và Shinyekwa (2011), Karingi và cộng sự (2005), Martin (2017). Các nghiên cứu này chỉ ra được tác động của FTA đối với gia tăng xuất nhập khẩu thông qua tác động tạo lập hoặc chuyển hướng thương mại cũng như đánh giá tác động của doanh thu thuế của chính phủ cũng như phúc lợi xã hội.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều mô hình được sử dụng để phân tích tác động của FTA đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế hoặc từng nhóm ngành hàng khác nhau. Các mô hình được sử dụng khá phổ biến gồm mô hình lực hấp dẫn, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng cục bộ.

Đối với mô hình lực hấp dẫn, việc đánh giá tác động của việc tham gia FTA trong mô hình dừng lại ở việc cho thấy FTA tác động như thế nào đến dòng chảy thương mại và giải thích cầu nhập khẩu của các bên. Mô hình lực hấp dẫn chưa giải thích được tác động cụ thể lên một ngành hoặc nhóm mặt hàng thông qua việc thay đổi mức thuế quan được áp dụng.

Mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng nhằm phân tích sự cân bằng về mặt giá cả cũng như thương mại giữa hai nền kinh tế trong mối tương quan nhiều mặt hàng khác nhau. Đối với nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, phạm vi nghiên cứu thuộc phạm vi ngành hàng đơn lẻ. Do đó, mô hình cân bằng tổng thể không phù hợp để áp dụng phân tích.

Theo Bachetta (2010), mô hình cân bằng cục bộ (SMART) là mô hình phù hợp nhất để phân tích tác động của FTA đối với xuất khẩu một nhóm hoặc ngành hàng (disaggregated analysis). Dựa trên nền tảng các lý thuyết kinh tế gồm lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn, mô hình SMART được xây dựng nhằm đánh giá tác động của việc tham gia vào các FTA đối với sự tăng trưởng xuất nhập khẩu của các mặt hàng.

SMART có nhiều ưu điểm khi áp dụng phân tích cân bằng cục bộ. Thứ nhất, theo Vergano (2009), SMART yêu cầu dữ liệu đầu vào đơn giản và có khả năng phân tích tác động của chính sách thuế đến tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội. Thứ hai, mô hình SMART có thể phân tích tác động của FTA trên cơ sở cắt giảm thuế quan đến thương mại chi tiết đến 6 chữ số trong hệ thống phân loại hàng hoá HS. Điều đó cho phép các nhà làm chính sách thấy được tác động của FTA lên các mặt hàng cụ thể, từ đó có cơ sở để đề ra các chủ trương, chính sách, chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nhằm đạt được lợi ích kinh tế lớn nhất. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng mô hình SMART để phân tích tác động định lượng của EVFTA đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.

Để thực hiện chạy mô phỏng mô hình SMART, các tác giả sử dụng dữ liệu liên quan đến trị giá thương mại của các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU (thu thập từ UN’s COMTRADE và Trade Map), thuế quan MFN áp dụng bởi EU (thu thập từ UNCTAD’s TRAINS và WTO’s IDB). Các dữ liệu đã nêu được SMART hỗ trợ tự động trích xuất hoặc thu thập thủ công. Ngoài ra, các dữ liệu để phân tích định tính (thống kê, mô tả) liên quan đến ngành thủy sản, sản lượng khai thác, đánh bắt, kim ngạch xuất nhập khẩu được thu thập từ các báo cáo, trang web của các cơ quan ban ngành Việt Nam. Dữ liệu sử dụng được thu thập trong khoảng thời gian đầu năm 2018 đến cuối năm 2018 và giá trị sử dụng phân tích là giá trị tổng kết vào cuối năm 2018 trích xuất từ các cơ sở dữ liệu nêu trên.

Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SMART nhằm đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU thông qua phân tích tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của cắt giảm thuế quan. Kịch bản thuế quan (Scenario) là các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU thỏa mãn quy tắc xuất xứ và thuế quan nhập khẩu được đưa về 0% đối với tất cả mặt hàng (trừ một số hàng sẽ bị quản lý bởi hình thức hạn ngạch thuế quan).

Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn ý kiến của một số chuyên gia nhằm đề xuất một số hàm ý để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU.

  1. Kết quả nghiên cứu

Tác động tạo lập thương mại

Từ kết quả mô phỏng SMART, tổng giá trị tạo lập thương mại (gia tăng xuất khẩu) ước tính vào khoảng 190 triệu USD ngay khi thuế quan được cắt giảm về 0%. Trong số các nhóm hàng tăng trưởng xuất khẩu, nhóm HS 0303 (Cá đông lạnh (trừ phile và thịt cá thuộc nhóm HS 0304)) tăng trưởng mạnh nhất mặc dù kim ngạch thương mại không lớn so với một số nhóm khác.

Với kịch bản thuế quan được cắt giảm về 0%, giá trị tạo lập thương mại của các nhóm hàng thủy sản ước tính như sau:


 

Bảng 1. Giá trị tạo lập thương mại tính theo từng nhóm hàng

Nước NK

Mã HS

Nước XK

Kim ngạch (1.000 USD)

Tạo lập thương mại (1.000 USD)

% trong tổng tác động

918

0301

704

2.333,26

0,104

0,00%

918

0303

704

41.348,855

96.100,527

50,48%

918

0304

704

322.958,115

20.916,943

10,99%

918

0305

704

6.629,275

4.730,687

2,48%

918

0306

704

445.477,241

24.851,141

13,05%

918

0307

704

793,777

32,887

0,02%

918

0308

704

986,77

56,366

0,03%

918

1604

704

63.393,699

12.587,982

6,61%

918

1605

704

402.620,798

31.110,395

16,34%

TỔNG

1.286.541,79

190.387,032

100%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART

Trong số các mặt hàng thuộc nhóm HS 0303, mặt hàng HS 030343 (Cá ngừ vây vàng) chiếm 98,93% tổng giá trị tạo lập với giá trị tăng trưởng xuất khẩu ước tính đạt khoảng 95 triệu USD. Theo thống kê của VASEP, tại ba tỉnh trọng điểm đánh bắt cá ngừ vây vàng (khối lượng lớn hơn 30kg/ con) sản lượng trong năm 2018 ước đạt 15,893 tấn (Bình Định - 9,640 tấn, Phú Yên - 3,440 tấn và Khánh Hòa - 2,813 tấn), giảm 6% so với sản lượng đánh bắt năm 2017. Tuy nhiên, đối với cá ngừ vây vàng nói riêng và cá ngừ nói chung, chất lượng sản phẩm đánh bắt của Việt Nam chưa cao do quy trình đánh bắt chưa đạt chuẩn và công cụ sử dụng làm giảm chất lượng của cá đánh bắt được.

Mặc dù là nhóm hàng có kim ngạch thương mại lớn nhất trong số các nhóm hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU (hơn 402 triệu USD), giá trị tạo lập thương mại sau khi thuế quan cắt giảm về 0% của nhóm hàng 1605 (Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản) khá thấp khi so sánh với các nhóm hàng khác như HS 0303. Ba mặt hàng chủ lực của nhóm HS 1605 gồm có HS 160521 (Tôm shrimp và tôm prawn không đóng bao bì kín khí, 17,780 triệu USD); HS 160529 (Các sản phẩm tôm chế biến khác, 8,168 triệu USD); HS 160556 (Nghêu, sò, 3,234 triệu USD).

Các sản phẩm tôm thuộc nhóm HS 1605 để được xuất khẩu vào thị trường EU cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đặc biệt là nguyên tắc xuất xứ và các biện pháp kiểm dịch động thực vật vì các sản phẩm thuộc nhóm này là các sản phẩm đã qua chế biến. Thứ nhất là các tiêu chuẩn về sức khỏe của tôm, tôm muốn xuất khẩu được vào thị trường EU phải được đánh bắt bởi các tàu được cấp phép hay từ các quốc gia được cấp phép và vượt qua được bộ phận kiểm tra biên giới của EU. Kể từ khi chịu thẻ vàng từ EU, 100% các mặt hàng thủy sản nói chung và tôm nói riêng sẽ bị kiểm tra trước khi đưa vào thị trường EU thay vì kiểm tra xác suất như trước kia. Thứ hai, tôm nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các điều kiện về dư lượng thuốc khác sinh hay các kim loại nặng (chì, thủy ngân…). Thứ ba, tôm xuất khẩu sang EU phải đáp ứng quy định về đánh bắt hải sản hợp pháp, khai báo và theo quy định. Thứ tư, các quy định về dán nhãn hàng hóa và quy định về xuất xứ cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU.

Tác động chuyển hướng thương mại

Thông qua kết quả mô phỏng SMART, giá trị chuyển hướng thương mại được tạo ra bởi việc cắt giảm thuế quan về 0% của các mặt hàng thủy sản Việt Nam được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2. Giá trị chuyển hướng thương mại của các nhóm hàng thủy sản Việt Nam

xuất khẩu sang EU khi thuế quan được cắt giảm về 0% 

Mã HS

Kim ngạch (1.000 USD)

Tạo lập thương mại (1.000 USD)

Chuyển hướng thương mại (1.000 USD)

0301

2.333,26

0,104

0,029

0303

41.348,855

96.100,527

3.258,725

0304

322.958,115

20.916,943

12.362,890

0305

6.629,275

4.730,687

676,787

0306

445.477,241

24.851,141

26.950,676

0307

793,777

32,887

25,874

0308

986,77

53,366

47,652

1604

63.393,699

12.587,982

14.963,257

1605

402.620,798

31.110,395

25.813,642

TỔNG

1.286.541,790

190.387,032

84.099,532

Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên kết quả mô phỏng SMART

Số liệu từ mô phỏng cho thấy tác động chuyển hướng thương mại chỉ bằng khoảng 50% tác động tạo lập thương mại. Điều này cho thấy EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu chủ yếu do hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan và trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa EU. Điều này cũng chứng tỏ áp lực cạnh tranh từ các đối thủ vẫn còn rất lớn. Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu nhưng chưa thực sự tạo ra đột phá để có thể bứt phán và chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.  

Theo kết quả mô phỏng từ SMART, 10 nước có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản thuộc chương số 03 trong hệ thống phân loại HS sang thị trường EU giảm khi EVFTA có hiệu lực và thuế quan 0% được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam gồm có: 

Bảng 3. 10 nước giảm xuất khẩu các mặt hàng thuộc HS 03 sang EU

Nước

Kim ngạch trước EVFTA (1.000 USD)

Kim ngạch sau EVFTA (1.000 USD)

Thay đổi (1.000 USD)

Ecuador

772.299,554

765.470,879

-6.828,666

Argentina

696.387,122

691.238,099

-5.149,012

Ấn Độ

560.372,859

555.788,036

-4.584,830

Hàn Quốc

120.350,854

116.408,496

-3.942,355

Trung Quốc

1.531.045,998

1.527.968,225

-3.077,763

Bangladesh

294.070,415

291.715,663

-2.354,738

Mexico

118.954,753

116.711,099

-2.243,651

Iceland

1.322.820,219

1.321.866,386

-953,829

Madagascar

109.053,383

108.205,510

-847,875

Nicaragua

103.775,670

103.068,381

-707,286

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART

Trong số các đối thủ kể trên, Ecuador đã có FTA với EU và đã có hiệu lực từ 01/01/2017 sau khi Peru và Colombia ký quyết định cho phép Ecuador gia nhập FTA giữa EU và khối Andean vào ngày 11/11/2016. Argentina vẫn chưa có FTA song phương với EU, tuy nhiên khối MECORSUR đang đàm phán FTA với EU. Ấn Độ và EU đã khởi động đàm phán về FTA từ năm 2007 nhưng tiến trình đã bị hoãn vào năm 2013. Tuy nhiên, hậu Brexit, Ấn Độ đang đẩy mạnh khởi động lại quá trình đàm phán với EU nhưng vẫn chưa có lộ trình cụ thể. Hàn Quốc đã có FTA với EU, đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ năm 2015. Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn với EU, tuy Trung Quốc đang nỗ lực trong việc thúc đẩy đàm phán FTA với EU nhưng EU vẫn muốn Trung Quốc trao đổi thương mại một cách minh bạch, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đạt được các yêu cầu với tư cách một thành viên của WTO. Bangladesh tuy chưa có FTA với EU nhưng lại đang được EU cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Mặc dù gần 90% hàng hóa xuất khẩu vào EU của Bangladesh là hàng may mặc nhưng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Bangladesh cũng khá cao (gần 300 triệu USD).

Hình 1. 5 nước giảm xuất khẩu nhóm HS 1604 sang EU nhiều nhất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART 

Đối với nhóm HS 1604, Ecuador vẫn là nước có kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm nhiều nhất với 3,44 triệu USD. Điều này cho thấy Ecuador là nước chịu tác động lớn từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực và Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi 0% giống như mức thuế suất mà Ecuador đang được hưởng từ EU thông qua hệ thống GSP. Việc xuất khẩu của Ecuador giảm còn cho thấy hàng hóa Việt Nam đang có giá cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại từ Ecuador vì bản chất tác động chuyển hướng thương mại cho biết việc xuất khẩu gia tăng do sự rẻ hơn một cách tương đối so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu. Cũng cần phải lưu ý rằng hiện nay EU đang có ý định nối lại đàm phán FTA với Thái Lan kể từ sau khi Thái Lan trải qua cuộc chính biến năm 2014. Philippines cũng đang đàm phán FTA với EU. Seychelles và Mauritus đã có FTA với EU với tư cách là thành viên của khối các nước Đông-Nam Phi (ESA). 

Bảng 4. 10 nước giảm xuất khẩu nhóm HS 1605 sang EU nhiều nhất

Nước

Kim ngạch trước EVFTA (1.000 USD)

Kim ngạch sau EVFTA (1.000 USD)

Thay đổi (1.000 USD)

Morocco

174.786,270

170.370,856

-4.415,413

Canada

154.677,011

150.397,916

-4.279,091

Greenland

133.567,566

130.636,508

-2.931,054

Na Uy

92.554,427

90.169,607

-2.384,819

Indonesia

81.524,650

79.475,654

-2.048,996

Iceland

57.939,523

56.214,637

-1.724,887

Thái Lan

41.697,943

40.358,718

-1.339,226

Ấn Độ

38.913,177

37.911,286

-1.001,892

Honduras

33.607,901

32.612,784

-995,118

Albania

29.845,176

29.021,352

-823,824

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART 

Trong các đối thủ cạnh tranh chính mặt hàng thủy sản đã qua chế biến (chủ yếu là tôm) của Việt Nam sang EU, khu vực Đông Nam Á có hai nước là Indonesia và Thái Lan. Đáng kể nhất là Indonesia, hiện nay nước này đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tôm của Indonesia sang EU đang tăng với tốc độ khá nhanh (khoảng 9%). Điều này cho thấy cạnh tranh đang xảy ra ngay tại khu vực Đông Nam Á và vấn đề đặt ra là làm sao để hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến đạt hiệu quả hơn các đối thủ có điều kiện khí hậu khá tương đồng trong khu vực.  

  1. Kết luận và hàm ý

Bảng 5. Tổng tác động từ EVFTA

Tác động

Giá trị (1.000 USD)

Tỷ lệ

Tạo lập thương mại

190.387,032

69,36%

Chuyển hướng thương mại

84.099,532

31,64%

TỔNG

274.486,564

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Có thể thấy, tác động tạo lập thương mại lấn át tác động chuyển hướng thương mại khi chiếm khoảng 69% tổng tác động. Điều này cho thấy khi EVFTA có hiệu lực sau khi được phê chuẩn nội bộ giữa các bên và khi thuế xuất được cắt giảm về 0%, gia tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU phần lớn đến từ việc giá hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn hàng từ nội địa EU.

Bên cạnh đó, tác động chuyển hướng thương mại chiếm khoảng 31% tổng tác động cho thấy dưới tác động của EVFTA, hàng thủy sản Việt Nam cũng trở nên cạnh tranh hơn hàng từ các đối thủ cạnh tranh khác xuất khẩu mặt hàng tương tự vào thị trường EU. Tuy nhiên lợi thế này cần được xem xét kĩ khi các đối thủ này đang thúc đẩy quá trình đàm phán để ký kết các FTA nhằm cắt giảm áp lực thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của họ sang EU.

Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp cần đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng sử dụng tối đa công suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí nhân công trong quá trình sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên lợi thế về giá; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường các nước châu Âu trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam; tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của châu Âu.

Hàm ý chính sách đối với Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP)

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra, cần có các chương trình hỗ trợ ngay từ khâu con giống; đối với sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào EU, tuy là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng giá trị gia tăng lại không cao do phần lớn tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam chỉ gia công sau đó xuất khẩu, do đó cần có các phương án phù hợp để tăng hàm lượng nội địa hóa của sản phẩm; áp dụng mọi biện pháp để gỡ thẻ vàng IUU từ EU; cần có các chương trình nghiên cứu diễn biến thị trường thủy sản EU và cập nhật thông tin cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản; tích cực nâng cao nhận thức của các hộ nuôi trồng, khai thác và các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tuyên truyền và quản lý chặt các hoạt động đánh bắt hải sản để không vi phạm quy định đánh bắt hải sản không hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho thủy sản Việt Nam; theo dõi các diễn biến về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, biến động của tỷ giá, biến động của tình hình khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của các đối thủ cạnh tranh nhằm thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước; tập trung triển khai Luật thủy sản 2017 trong các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến thủy hải sản, đồng thời tiếp tục chỉ đạo hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030./.

 


 

Tài liệu tham khảo

Adam, S., 1776, The Wealth of Nations.

Anh , T. T., & Ngọc, L. M. (2011),  An assessment of the potential economic impacts of RCEP on Vietnam automobile sector.

Bộ Công Thương (2018), Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu.

Bảo, H. (2016), The Panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and Challenges.

Bachetta, M., Beverelli, C., Cardot, O., Fugazza, M., Grether, J., Helble, M., Nicita, A., Piermartini, R. (2012), A practice guide to trade policy analysis, World Trade Organization.

Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2005), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 386.

Cassing, J., Trewin, R., Vanzetti, D., Truong, D. T., Nguyen, A. D., Le, Q. L., & Le, T. D.
(2010), Impact assessment of free trade agreement on Vietnam’s economy, Hanoi, Vietnam: MUTRAP.

Cheong, D. (2010), Methods for Ex-ante economic evaluation of free trade agreements,  Asian Development Bank.

Cline, R. (1978), Benefits and Costs of Economic Integration in Central America, Economic Integration in Central America, 59-121.

Nguyễn Tiến Dũng (2011), Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam, VNU Journal of Science: Economics and Business, 27(4).

David, R. (1817), On the principles of political economy and taxation.

Deardorff, A. (1998), Determinants of bilateral trade: does gravity work in a neoclassical world, The regionalization of the world economy (pp. 7-32), University of Chicago Press.

Dương, B. (2016), Vietnam-EU free trade agreement: Impact and policy implications for Vietnam, SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper Series, 7.

Francois, F., Hall, K. (1997),  Partial Equilibirum Modeling. Applied method for trade policy analysis: A handbook, 122-155.

Frankel, A., Wei,  J. (1993), Trade blocs and currency blocs.

Ha, B. (2016), The Panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and Challenges.

Hương, V. (2017), An application of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2).

Karingi, S., Lang, R., Oulmane, N., Perez, R., Jallab, M. S., & Hammouda, H. B. (2005), Economic and welfare impacts of the EU-Africa Economic Partnership Agreements.

Kalirajan, K. P. (2000), Indian ocean rim association for regional cooperation (IOR-ARC): Impact on Australia's trade,  Journal of Economic Integration, 533-547.

Katsioloudes, M. Hadjidakis, S. (2007), International business: a global perspective.

Krueger, A. (1997), Free trade agreements versus custom unions, Journal of Development Economics, 169-187.

Marshall, A. (1890), Principles of Economics.

Moinuddin, M. (2013), Fulfilling the promises of South Asian integration: A gravity estimation.

Negasi, Y. (2009), Trade effecs of regional economic integration in Africa: the case of SADC (Evidence from Gravity Modeling using disaggregated data), Services Sector Development and Impact on Poverty Thematic Working Group.

Oanh, N. (2017), How free trade agreements affect exports and imports in Vietnam.

Othieno, L., & Shinyekwa, I. (2011), Trade, revenue and welfare effects of the East African Community Customs Union Principle of Asymmetry on Uganda: an application of Wits-Smart simulation model.

Thắng, V. (2018), European-Vietnam Free Trade Agreement and Vietnam’s footwear.

Urata, S., Okabe, M. (2007), The impacts of free trade agreements on trade flows: An application of the gravity model approach (RIETI Discussion Paper Series 07-E-052), Tokyo: Research Institute of Economy, Trade & Industry.

Viner, J . (1950), Full employment at whatever cost, The quarterly journal of Economics, 385-407.

Viner, J. (1950) B, The customs union issue, London: Stevens.

Vu, H. (2017), An application of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2).

Walras, L. (1874), Elements of Pure Economics.

Wylie, J. (1995), Partial Equilibirum estimates of manufacturing trade creation and diversion due to NAFTA, The North American Journal of Economics and Finance, 65-84.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit kayseri escort istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian spitzbetlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escort bayancasinolevantmakrobet girişperabet girişhititbet giriştipobet girişselçuksportsbeste casino på nettbelugabahis girişlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法belugabahis girişrulet siteleriligobet girişcasinolevantmarsbahis girişhttps://asd.com/Deneme Bonusu Veren SitelerGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcasibomfilm izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbankobetsincan evden eve nakliyattubidysnaptiksnapinstacasibomsnaptiktubidy mp3 downloadtubidysweet bonanzatambetAlev Casinodeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis sitelericasibom745 comcasibom745 comcasibom745 comcasibom745 comcasibom745 comcasibom745onwinessbahismatadorbet girişxeno executorxeno executorholeyyperabetperabetmarsbahis girişmarsbahis girişmatbetGrandpashabetGrandpashabettoplu smscasibommarsbahisdeneme bonusu veren sitelerRoyalbetaresbetdumanbetsekabetcasinomaxi girişotobet girişholiganbetdeneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelerjojobetdizipaltel örgüVodafone Mobil Ödeme Bozdurmahttps://bahisforumcu.com/betvinootobetcenabetbetpuanbets10 girişmobilbahis girişbetpuanbasaribetjojobetdizipalCinsel Sohbetxslot7slotsmarsbahisikimislipinupcasibom girişbetvinocasibom günceljustintvGaziantep escortKayseri escortAnkara escorthttps://restauranttome.com/Matadorbetonwinetorobethd pornotobetgalabetdumanbetotobetbetebetmarsbahisimajbetmarsbahismarsbahisgalabetsekabethttps://www.flowerwyz.com/deneme bonusu 2025nakitbahishttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.elektroniksigarakeyfi.com/nakitbahis카지노사이트film seyretcasibompincoAltın Fiyatları Forexcasibom girişantep escortsınırsız pornocasibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerbettiltpusulabet girişbetturkeyxslotzbahisonwinonwinonwinonwinsekabetsahabetmobilbahiscasinomaximersobahismarsbahiskulisbetbetkanyonsahabettrendbetmavibet1winsekabetpadişahbetkingbetting girişonwinmatbetgrandpashabettipobetkingroyalimajbetbets10sahabetmobilbahisarceus x executorhwid spooferblox fruits scriptroblox fisch scriptdeneme bonusu veren sitelerronix hub scripttipobetvaycasino girişaviatoronwinonwintempobetmarsbahiskingbettingcasibomjojobetTanıtım Yazısıgrandpashabetmarsbahisimajbet güncelcasino sitelericasibomcasibomcoinbarcasibom girişbetsatbetboobetbetcupbahigoelexbetngsbahismadridbetkingroyaltempobetmeritbetonwinvbetsafirbetultrabetmatbetmostbetjojobetcasibom twitterjojobetmarsbahisjojobetbetturkeyextrabet girişmarsbahisjojobetjojobetcasibomperabetsahabetonwinsekabetfixbetfixbetbiabetcasibom güncelcasibom girişjojobetdizipal3dizipaldizipalSweet BonanzaParibahissekabetkralbet giriştwitter video downloadermarsbahistaraftarium24justin tvselçuksportskralbetbettiltbettiltbettiltredz hub scriptbloxstrapsteamunlockedkrnl executorpubg mobile uc hilesilevel 2 electrician sydneymatadorbetonwin güncel girişmavibetmavibet girişbetmatikbetkompashagaming1xbetcasibombetturkeymegabahislivebahisKazancın adresibody to body massage istanbulngsbahismeritking1616imajbet1474 com453marsbahiselizabet girişmeritking güncel girişdizipalbetparkcasibom745livebahislivebahislivebahislivebahismavibetcasibom girişjojobet girişultrabetruntobetcasibom twitterbetgarantibetpark giriş453marsbahis comgrandpashabet2220 comcratosroyalbet770 comimajbet1474 comcasibom745bettiltMarsbahisNakitbahisdeneme pornosu veren sex siteleriwww.giftcardmall.com/mygiftpopüler bahis siteleriterea sigarapaslanmaz çelikcasibomcasibomBelugabahisbahis sitelerionwin güncel girişMeritking Girişcasibombetturkeyvaycasinojojobetbetturkeyvaycasino girişbethandextrabetSakarya escortSakarya escortlordcasinoSekabetbetsatjojobet güncel girişcasinomhubbettiltcanlı casino siteleriMadridbetultrabetMadridbetMadridbetfree instagram followersinstagram takipçi hilesiinstagram takipçi hilesiSakarya escortbosBahis Siteleripin upmatadorbet girişVaporesso sigaraforum bahisdeneme bonusu, bonus kodu veren sitelerdeneme bonusu, bedava deneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelercasino siteleriVovan Casinoasyabahis güncel girişcasino siteleri 2025runtobetUluslararası Evden Eve NakliyatAnkara Evden Eve NakliyatAnkara şehir içi nakliyatEsenyurt EscortotobetAnkara Kanal AçmapinupEXTRABETviagra fiyatpadişahbetprimebahisdeneme pornosu veren sex sitelerigamdom girişBetkanyonsportazabig bass bonanza slotporno indirbettiltprimebahisMAVİBETmavibet girişcasibom güncel girişAnkara Asfalt Firmasıvaycasinobetebetdeneme bonusuradissonbetatlasbetcasibomcasibombahiscasinobahiscasino girişkingroyalBoşCasino sitelerideneme pornosu veren sex sitesiblox fruits scriptbetturkey güncel giriş카지노사이트korediziizletrfilmizledeselcuksports girişprime bahiscasibomcasibomcasibomcasibomradissonbetmarsbahisbetturkey güncel girişkaçak maç izlecanlı maç izlecasibomcasibomcasibom girişwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftmatadorbetbetbigosetrabettimebettimebettimebetbetpasgüvenilir casino sitelerien güvenilir casino siteleriolabahis girişpusulabet girişprimebahiscasibomcasibom güncel girişzbahistürk ifşaları vib zikişler porn telegramda pinup girişbluebahis matbetrestbetbetproton casinometropolmegabahiscasibomportobetbetciobetcio girişKlasbahis Güncel Girişbetturkey güncel girişcasibompinuppin upbetturkeyfixbetsüperbetistanbul escortmarsbahisjojobetholiganbetcasibomimajbetbetpasmadridbetbetexperbetnanobetmariomavibetlunabetsultanbetbetsmovepiabetgalabetwinxmilanobetgoldenbahisvevobahisbetwoonkralbetkulisbetbetparkbetparkbetgarantisuperbetnbetturkeyGanobetcasibomgamdom girişgamdom türkiye girişgamdom tr girişbettilt girişcasibommp3 juicemp3juiceklinik kecantikan tangerangtubidy mp3 downloadimajbetmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisholiganbetmatadorbetjojobetjojobetkingroyalvaycasinootobetmavibetultrabetbets10 twitterGrandpashabet Twittermarsbahis twitterjojobet twittertempobettempobetcasibom twitterholiganbet twittercasibomcasibom girişcasibom güncel girişmatbetonwinsekabetsahabetpusulabetgrandpashabettipobetultrabetotobetfixbetjojobetmarsbahis girişşişli escortbaşakşehir escortvbet girişjojobetistanbul escortbetturkey girişgoogless bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişbetconstruct alt yapılı sitelermeritbetgirisyap.comcasinogrambetnoel girişespor bahisdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişistanbul oto çekicizbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanbeymenslot girişbeymenslotqueenbetpumabetpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişBetgit girişcasibom giriştimebettimebet giriştimebet giriştimebetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibom güncel girişcasibom linkcasibom twittertimebet twittertimebet linkcasibomcasibom güncel girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtimebettimebet girişmatadorbetmatadorbet girişjojobet girişTrendbet GirişBetturkey girişmatadorbet güncel girişmatadorbet girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet linkpadişahbet girişpadişahbet güncel girişpadişahbet güncel sitepadisahbet girisbethousetradingview downloadseattle tattooistanbul travesti sitesigüzel sözlerip stressersekabetGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestiankara travestigaziantep travestiantalya escortantalya escortgaziantep travestiantalya escortbihis milf sitleriporn cinsel sirkleribedava cinsellik sirklerideneme free porn virten sitlerdimanit sex virten sitlerdinime erotik sitmezleridene meme seks sitmezleribedava sex seks izlesexy bahis porn sitelerichild porn casinokazino pornosuchild porn casinobihis milf porno sitleriporn seksi izlebiiihis cinsellik sirklerideneme bonus veren sitlerbedava milf sitmezlerimilf sex erotizm sitleridimanit bonus amcik sitlerdeneme pornosu veren sex siteleridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirbedava sex sikis sirkleribihis sürtük sitleriporn sex sirkleribihis sikis sitmezlerideneme bedava sex amcik bedava sitlerporn seksi sitleriporn sikis sitmezleridinimi binisi virin sitilircazini porn seks sitmezleribedava erotik izlemilf sex seks sitmezleribedava sikis izlemilf sex sex izledinime erotizm sirkleridinime seksi sirkleriporn sex sitmezlericisino seks sitlerideneme bonis veren izledinime sex sitmezleridinimi binisi virin sitilircasino seks izlecazini porn cinsel izledeneme sex amcik bedava izledeneme binis amcik bedava izledeneme bonus virten izlebedava sex seksi sitmezlerididimot milf porno sitmezlerideneme bonus amcik bedava sitilerideneme sex amcik bedava sitlerdimanit milf porn amcik bedava izledeneme binis virtmeyen sirkleribiiihis sikis izledinimit sürtük sitmezleribedava cinsellik sirklerimilf dinimit seksi sirklerideneme porn amcik izledeneme binis veren sirkleridimanit porn virtmeyen sitmezlerdimanit milf porn virten sitmezlerdeneme porn veren sirklerimilf sex cinsellik sirkleribihis cinsellik sitmezleridinime erotizm sitmezlerideneme bonus amcik sirkleribedava sex milf izlebiiihis milf porno sirkleribomba cinsel izledinimi binisi virin sitilircisino erotizm izledimanit bedava sex virtmeyen sitlerbiiihis seks sirklerimilf sex cinsel sitmezlericisino cinsel sitlericasino seksi sitmezleridinimi binisi virin sitilirdimanit milf porn virtmeyen sitmezlerdene meme milf sitmezleridimanit bedava sex virten sitlerdinime cinsellik sitlerimilf sex seks izledimanit porn amcik bedava sirkleribiiihis seks izlebihis seks sitleribedava milf porno izlemilf sex milf porno sirklerimilf sex cinsel sitlerimilf sex cinsellik sirklerimilf sex milf izledeneme free porn veren sirkleribihis sürtük sirkleridimanit porn virtmeyen sitmezlerdeneme pornosu veren sex sitesidinimit sürtük izledimanit bonis virtmeyen izledeneme pornosu veren sex siteleridimanit bedava sex virtmeyen sirkleriporn seks sitleribomba erotik sitleriporn seks izledinime milf izledeneme bedava sex veren izledene meme seks izledimanit bedava sex amcik bedava sitmezlerdimanit free porn amcik sitilerideneme bonis veren sitmezlerporn cinsellik sitleriporn milf porno sitmezlerideneme milf porn amcik sitilerideneme milf porn veren sitlerdeneme porn amcik bedava sitmezlerdimanit porn amcik bedava sirkleridimanit porn amcik bedava sitmezlermilf sex cinsel sitleridimanit porn amcik bedava sirkleribedava sex seksi sirkleridimanit binis virten sirkleribedava milf sitlerideneme pornosu veren sex sitelerimilf sex erotik sirkleriporn erotizm sitmezlerideneme pornosu veren sex sitelerideneme free porn amcik sitlerporn sex sirklerideneme sex virten sitlerdidimot seks sirkleridimanit bonus amcik bedava sitlerdene meme cinsellik sitleridinime seksi sitleridimanit bonis veren sitlerdinime cinsel sitleribedava sex seks sirklerichild bahis porn sitesdeneme pornosudeneme bonus amcik bedava sitmezlersex dinimet erotizm sitmezleribiiihis milf porno sitmezleriporn cinsel izlecasino sürtük sirklerideneme bonis virten sitileridimanit bonus veren izledinimi binisi virin sitilirporn seks sitmezleribedava cinsellik sirklerideneme bonis virtmeyen izledimanit bonis virten sitmezlerporn cinsel sirklerimilf sex erotizm sitmezlerideneme porn virten sirkleridinime seks izledeneme sex virten sitmezlersex seksi sirklericasino sürtük sitmezlerideneme free porn amcik sirklerideneme bedava sex virten izledeneme bonis virtmeyen sitileridimanit milf porn amcik sitilerideneme bedava sex veren sitmezlerdeneme porn amcik bedava sirklerideneme sex veren sitilerihipbethipbet girişhipbet yeni girişizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayantekirdağ escort bayanİstanbul Escortesenyurt escortistanbul escortistanbul escortNovibet Girişbetcas