Sidebar

Magazine menu

10
T6, 01

Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế số 125

 

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Nguyễn Tiến Hoàng[1]

Phạm Văn Phúc Tân[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động về mặt định lượng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của 9 nhóm hàng thủy sản (mã HS 6 chữ số) và các thông số cần thiết, kết quả phân tích cho thấy có sự gia tăng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

Từ khóa: tác động, EVFTA, thủy sản, Việt Nam, EU.

Abstract

This research aims to evaluate the quantitative impacts of the EVFTA on the growth of Vietnam seafood exportation to the EU market. Quantitative analysis method is conducted through SMART model with data of export values and a scenario in which tariffs are reduced to 0% once the EVFTA comes into force. With the export values of 9 seafoods groups (six-digit HS code) and necessary parameters, the result shows that Vietnam seafood exportation to the EU shall grow upon the EVFTA is legally effective. Then some implications are suggested to promote exporting Vietnam seafood to the EU market in the coming time.

Keywords: impacts, EVFTA, seafood, Vietnam, EU.

  1. Giới thiệu

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thuỷ sản vẫn cho thấy sự tăng trưởng khá ấn tượng khi kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 8,8 tỷ USD trong 243,48 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 5,8% so với năm 2017. Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của thuỷ sản Việt Nam, thị trường EU đạt kim ngạch 1,44 tỷ USD vào năm 2018, tăng 1% so với năm 2017 và chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đây là mức tăng trưởng không cao như các năm trước. Nguyên nhân là do các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, từ khi Quy định 1005/2008 về khai thác hải sản bất hợp pháp có hiệu lực từ ngày 20/01/2010, việc không khai báo và không theo quy định của Uỷ ban Châu Âu được ban hành, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc đưa được sản phẩm vào thị trường EU.

Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019 và đã có hiệu lực sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào ngày 12/02/2020, chính thức hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với xuất khẩu nói chung cũng như xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể ở Việt Nam và nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA nói chung và về tác động của hiệp định này đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng hiện khá hạn chế và chưa cho thấy được tác động đầy đủ về mặt định lượng.

Mục tiêu của nghiên cứu này là chỉ ra tác động mang tính định lượng của EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích về tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Bên cạnh đó, một số hàm ý quản trị liên quan đến hành động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để tận dụng ưu thế từ EVFTA và hàm ý chính sách về một số phương hướng hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước liên quan cũng được rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

  1. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của FTA

Lý thuyết cân bằng cục bộ

Marshall (1890) cho rằng giá cân bằng được xác định thông qua sự giao nhau của đường cầu và đường cung với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus). Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi mức giá cân bằng trên thị trường. Lý thuyết của Marshall về sau được Viner (1950), Francois (1997), Cheong (2010), Bacchetta và cộng sự (2010)... bổ sung thông qua việc mở rộng thêm một số lý thuyết liên quan như lý thuyết tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế của chính phủ và phúc lợi xã hội.

Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại

Viner (1950) cho rằng trong các liên minh thuế quan, dựa trên sự ưu đãi về mặt thuế quan các thành viên dành cho nhau, sự dịch chuyển thương mại sẽ diễn ra theo hai hiệu ứng gồm hiệu ứng chuyển hướng thương mại và hiệu ứng tạo lập thương mại. Hiệu ứng tạo lập thương mại là hiệu ứng thúc đẩy xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) do hàng hóa từ nước đó vào thị trường nhập khẩu có giá cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa nước nhập khẩu. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại xảy ra làm tăng xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) và giảm nhập khẩu tương ứng với các nước khác cũng xuất khẩu mặt hàng tương tự vào một nước. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại làm tăng xuất khẩu trên cơ sở hàng hóa từ nước xuất khẩu cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác dựa trên lợi thế về thuế quan ưu đãi.

Lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển

Theo các lý thuyết kinh tế học Tân cổ điển (Neoclassical Economics), đặc biệt là lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất nội địa. Việc cắt giảm thuế quan sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại, từ đó hình thành khái niệm tự do hóa thương mại. Về sau, Marshall phát triển các lý thuyết về tác động của thuế quan như thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, doanh thu thuế của Chính phủ và tổn thất chung của toàn xã hội.

Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại

Mô hình lực hấp dẫn cho rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng. Mô hình được đề xuất bởi Jan Tinbergen vào năm 1962. Mô hình lực hấp dẫn thường xem xét đến một số biến khác như GDP bình quân đầu người, chỉ số giá, thuế quan, tỉ giá hối đoái và một số biến giả như có phải là thành viên của FTA hay ngôn ngữ… Thông thường, mô hình này được sử dụng để đánh giá tác động của các hiệp định đến dòng chảy thương mại, giải thích cầu nhập khẩu của các bên. Nhược điểm của mô hình là sự phụ thuộc về mặt dữ liệu để cho ra các ước tính chính xác. Dữ liệu cần phải đầy đủ - đặc trưng của phân tích ex-post đánh giá tác động thực tế.

Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras

Lý thuyết cân bằng tổng thể tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với đặc điểm có sự tương tác qua lại giữa rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng. Lý thuyết này chứng minh rằng giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tổng thể, theo Leontief Walras (1870). Dựa trên lý thuyết cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng để phân tích giá cả và thương mại giữa hai thị trường quốc tế trong mối quan hệ mắt xích nhiều thị trường và nhiều mặt hàng. Mô hình cân bằng tổng thế được giải thích thông qua các biến nội sinh trong mô hình như giá cả, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình… và một số biến ngoại sinh như các chỉ số co giãn, các tỷ trọng tham số… Mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là cung cấp cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của chính sách thương mại (chẳng hạn thông qua FTAs). Tuy nhiên, mô hình có một số nhược điểm như vẫn chưa nhận định được tác động của các rào cản phi thuế quan (SPS, TBT…), các vấn đề liên quan đến hải quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật…

Lý thuyết về độ co giãn

Marshall (1890) chỉ ra rằng độ co dãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) thể hiện sự thay đổi của lượng cầu hàng hoá khi giá cả biến động với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus). Hệ số co dãn của cầu theo giá được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá. Armington về sau kế thừa nghiên cứu của Marshall xây dựng mở rộng các hệ số co dãn của cầu nhập khẩu và co giãn thay thế nhập khẩu.

Lý thuyết về mô hình SMART

Thông qua các lý thuyết kinh tế, mô hình cân bằng cục bộ SMART được xây dựng bởi Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới (WITS). SMART được xây dựng trên các lý thuyết nền tảng gồm có lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn. SMART sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau liên quan đến thuế quan, thương mại để mô phỏng tác động của cắt giảm thuế quan lên thương mại. Kết quả mô phỏng của SMART cho thấy tác động định lượng của một FTA hoặc một ưu đãi, sự thay đổi về mặt thuế quan đến xuất nhập khẩu một ngành hàng. Mô hình SMART thể hiện được ưu điểm trong việc đánh giá tác động của FTA, đặc biệt là tác động lên một nhóm/ ngành hàng cụ thể (tức phân tích ở mức độ đơn ngành - disaggregated analysis). Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là phân tích đối tượng một cách độc lập, chưa đặt trong mối quan hệ với các ngành liên quan cũng như trong bối cảnh tổng thể nền kinh tế.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của FTA

Viner (1950), Cline (1978) và Krueger (1995) cho rằng tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại trong các liên minh thuế quan có thể mở rộng để đánh giá tác động của các FTA. Wylie (1995), Bachetta và cộng sự (2012), Francois và Hall (1997) áp dụng lý thuyết cân bằng cục bộ chỉ ra rằng mô hình cân bằng cục bộ là mô hình phù hợp để đánh giá tác động tiềm tàng của các FTA.

Katsoloudes và Hadjidakis (2007), Negasi (2009), Plummer và cộng sự (2010), Chỉnh và cộng sự (2005), Negasi (2009) thông qua lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại cho thấy tác động gia tăng xuất khẩu từ FTA xuất phát từ sự tương quan giữa giá cả hàng hóa nội địa nước nhập khẩu với hàng hóa từ nước xuất khẩu hoặc từ các nước xuất khẩu khác.

Frankel và Wei (1993), Deardoff (1998) và Kalirajan (2000), Urata và Okabe (2007), Moinuddin (2013), Dũng (2011) và Dương (2016) sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại xây dựng được mô hình toán với các biến độc lập mới như ngôn ngữ, chung biên giới… nhằm đánh giá tốt hơn tác động của FTA đối với thương mại. Tuy nhiên, các tác động đó là tác động sau khi FTA đã có hiệu lực một thời gian, nhằm đánh giá xem việc tham gia FTA có đạt được những kỳ vọng đề ra hay không.

Thắng (2018) áp dụng mô hình WITS-SMART phân tích tác động của Hiệp định EVFTA đối với mặt hàng giày, dép Việt Nam. Với giả thiết khi hiệp định EVFTA có hiệu lực và thoả mãn nguyên tắc xuất xứ (thuế xuất giảm về 0%), xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,96% từ khoảng 3,98 tỷ USD lên đến 4,17 tỷ USD. Với giả thiết thứ hai, EVFTA có hiệu lực và thoả mãn nguyên tắc xuất xứ (thuế xuất giảm về 0%) tuy nhiên chính sách chống bán phá giá vẫn được tiếp tục áp dụng (thuế chống bán phá giá 10%), dự kiến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng giày, dép khoảng 4,18%.

Bảo (2016) áp dụng mô hình WITS-SMART phân tích cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Kết quả cho thấy trong trường hợp các dòng thuế đang áp dụng đối với nhóm hàng mã HS 44 và 99 được đưa về 0%, giá trị tăng trưởng thương mại đối với hai nhóm hàng vào khoảng 307.371 USD.

Khi phân tích ex-ante đối với tác động của thuế quan trong liên minh thuế quan Đông Phi đến thương mại của Uganda thông qua mô hình SMART-WITS, Othieno và Shinyekwa (2011) chỉ ra sự lấn át của tác động tạo lập thương mại và sự gia tăng trong phúc lợi xã hội. Tương tự, nghiên cứu của Karingi và cộng sự (2005) cũng áp dụng mô hình SMART-WITS phân tích tác động của Hiệp định đối tác kinh tế EU - Châu Phi đối với các nước châu Phi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Hiệp định đối tác kinh tế EU - Châu Phi sẽ gây cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia bởi lẽ tác động chuyển hướng thương mại sẽ lấn át tác động tạo lập thương mại.

Khi nghiên cứu tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ thị trường EU sử dụng mô hình SMART, Hương và Tuyết (2017) chỉ ra hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ làm gia tăng lượng ô tô nhập khẩu từ EU. Hiệu ứng tạo lập thương mại có tác động lấn át hiệu ứng chuyển hướng thương mại nên chung quy EVFTA có tác động tích cực đối với hoạt động nhập khẩu ô tô từ EU.

Anh và Ngọc (2015) sử dụng mô hình SMART-WITS để phân tích tác động của RCEP đến một số ngành kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, phân tích chỉ đánh giá tác động đến tăng/ giảm kim ngạch thương mại, chưa phân tích tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, phúc lợi xã hội hay doanh thu thuế của chính phủ.

Mô hình SMART-WITS được ứng dụng để phân tích tác động dự báo của các FTA trong các nghiên cứu của Othieno và Shinyekwa (2011), Karingi và cộng sự (2005), Martin (2017). Các nghiên cứu này chỉ ra được tác động của FTA đối với gia tăng xuất nhập khẩu thông qua tác động tạo lập hoặc chuyển hướng thương mại cũng như đánh giá tác động của doanh thu thuế của chính phủ cũng như phúc lợi xã hội.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều mô hình được sử dụng để phân tích tác động của FTA đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế hoặc từng nhóm ngành hàng khác nhau. Các mô hình được sử dụng khá phổ biến gồm mô hình lực hấp dẫn, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng cục bộ.

Đối với mô hình lực hấp dẫn, việc đánh giá tác động của việc tham gia FTA trong mô hình dừng lại ở việc cho thấy FTA tác động như thế nào đến dòng chảy thương mại và giải thích cầu nhập khẩu của các bên. Mô hình lực hấp dẫn chưa giải thích được tác động cụ thể lên một ngành hoặc nhóm mặt hàng thông qua việc thay đổi mức thuế quan được áp dụng.

Mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng nhằm phân tích sự cân bằng về mặt giá cả cũng như thương mại giữa hai nền kinh tế trong mối tương quan nhiều mặt hàng khác nhau. Đối với nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, phạm vi nghiên cứu thuộc phạm vi ngành hàng đơn lẻ. Do đó, mô hình cân bằng tổng thể không phù hợp để áp dụng phân tích.

Theo Bachetta (2010), mô hình cân bằng cục bộ (SMART) là mô hình phù hợp nhất để phân tích tác động của FTA đối với xuất khẩu một nhóm hoặc ngành hàng (disaggregated analysis). Dựa trên nền tảng các lý thuyết kinh tế gồm lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn, mô hình SMART được xây dựng nhằm đánh giá tác động của việc tham gia vào các FTA đối với sự tăng trưởng xuất nhập khẩu của các mặt hàng.

SMART có nhiều ưu điểm khi áp dụng phân tích cân bằng cục bộ. Thứ nhất, theo Vergano (2009), SMART yêu cầu dữ liệu đầu vào đơn giản và có khả năng phân tích tác động của chính sách thuế đến tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội. Thứ hai, mô hình SMART có thể phân tích tác động của FTA trên cơ sở cắt giảm thuế quan đến thương mại chi tiết đến 6 chữ số trong hệ thống phân loại hàng hoá HS. Điều đó cho phép các nhà làm chính sách thấy được tác động của FTA lên các mặt hàng cụ thể, từ đó có cơ sở để đề ra các chủ trương, chính sách, chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nhằm đạt được lợi ích kinh tế lớn nhất. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng mô hình SMART để phân tích tác động định lượng của EVFTA đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.

Để thực hiện chạy mô phỏng mô hình SMART, các tác giả sử dụng dữ liệu liên quan đến trị giá thương mại của các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU (thu thập từ UN’s COMTRADE và Trade Map), thuế quan MFN áp dụng bởi EU (thu thập từ UNCTAD’s TRAINS và WTO’s IDB). Các dữ liệu đã nêu được SMART hỗ trợ tự động trích xuất hoặc thu thập thủ công. Ngoài ra, các dữ liệu để phân tích định tính (thống kê, mô tả) liên quan đến ngành thủy sản, sản lượng khai thác, đánh bắt, kim ngạch xuất nhập khẩu được thu thập từ các báo cáo, trang web của các cơ quan ban ngành Việt Nam. Dữ liệu sử dụng được thu thập trong khoảng thời gian đầu năm 2018 đến cuối năm 2018 và giá trị sử dụng phân tích là giá trị tổng kết vào cuối năm 2018 trích xuất từ các cơ sở dữ liệu nêu trên.

Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SMART nhằm đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU thông qua phân tích tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của cắt giảm thuế quan. Kịch bản thuế quan (Scenario) là các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU thỏa mãn quy tắc xuất xứ và thuế quan nhập khẩu được đưa về 0% đối với tất cả mặt hàng (trừ một số hàng sẽ bị quản lý bởi hình thức hạn ngạch thuế quan).

Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn ý kiến của một số chuyên gia nhằm đề xuất một số hàm ý để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU.

  1. Kết quả nghiên cứu

Tác động tạo lập thương mại

Từ kết quả mô phỏng SMART, tổng giá trị tạo lập thương mại (gia tăng xuất khẩu) ước tính vào khoảng 190 triệu USD ngay khi thuế quan được cắt giảm về 0%. Trong số các nhóm hàng tăng trưởng xuất khẩu, nhóm HS 0303 (Cá đông lạnh (trừ phile và thịt cá thuộc nhóm HS 0304)) tăng trưởng mạnh nhất mặc dù kim ngạch thương mại không lớn so với một số nhóm khác.

Với kịch bản thuế quan được cắt giảm về 0%, giá trị tạo lập thương mại của các nhóm hàng thủy sản ước tính như sau:


 

Bảng 1. Giá trị tạo lập thương mại tính theo từng nhóm hàng

Nước NK

Mã HS

Nước XK

Kim ngạch (1.000 USD)

Tạo lập thương mại (1.000 USD)

% trong tổng tác động

918

0301

704

2.333,26

0,104

0,00%

918

0303

704

41.348,855

96.100,527

50,48%

918

0304

704

322.958,115

20.916,943

10,99%

918

0305

704

6.629,275

4.730,687

2,48%

918

0306

704

445.477,241

24.851,141

13,05%

918

0307

704

793,777

32,887

0,02%

918

0308

704

986,77

56,366

0,03%

918

1604

704

63.393,699

12.587,982

6,61%

918

1605

704

402.620,798

31.110,395

16,34%

TỔNG

1.286.541,79

190.387,032

100%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART

Trong số các mặt hàng thuộc nhóm HS 0303, mặt hàng HS 030343 (Cá ngừ vây vàng) chiếm 98,93% tổng giá trị tạo lập với giá trị tăng trưởng xuất khẩu ước tính đạt khoảng 95 triệu USD. Theo thống kê của VASEP, tại ba tỉnh trọng điểm đánh bắt cá ngừ vây vàng (khối lượng lớn hơn 30kg/ con) sản lượng trong năm 2018 ước đạt 15,893 tấn (Bình Định - 9,640 tấn, Phú Yên - 3,440 tấn và Khánh Hòa - 2,813 tấn), giảm 6% so với sản lượng đánh bắt năm 2017. Tuy nhiên, đối với cá ngừ vây vàng nói riêng và cá ngừ nói chung, chất lượng sản phẩm đánh bắt của Việt Nam chưa cao do quy trình đánh bắt chưa đạt chuẩn và công cụ sử dụng làm giảm chất lượng của cá đánh bắt được.

Mặc dù là nhóm hàng có kim ngạch thương mại lớn nhất trong số các nhóm hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU (hơn 402 triệu USD), giá trị tạo lập thương mại sau khi thuế quan cắt giảm về 0% của nhóm hàng 1605 (Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản) khá thấp khi so sánh với các nhóm hàng khác như HS 0303. Ba mặt hàng chủ lực của nhóm HS 1605 gồm có HS 160521 (Tôm shrimp và tôm prawn không đóng bao bì kín khí, 17,780 triệu USD); HS 160529 (Các sản phẩm tôm chế biến khác, 8,168 triệu USD); HS 160556 (Nghêu, sò, 3,234 triệu USD).

Các sản phẩm tôm thuộc nhóm HS 1605 để được xuất khẩu vào thị trường EU cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đặc biệt là nguyên tắc xuất xứ và các biện pháp kiểm dịch động thực vật vì các sản phẩm thuộc nhóm này là các sản phẩm đã qua chế biến. Thứ nhất là các tiêu chuẩn về sức khỏe của tôm, tôm muốn xuất khẩu được vào thị trường EU phải được đánh bắt bởi các tàu được cấp phép hay từ các quốc gia được cấp phép và vượt qua được bộ phận kiểm tra biên giới của EU. Kể từ khi chịu thẻ vàng từ EU, 100% các mặt hàng thủy sản nói chung và tôm nói riêng sẽ bị kiểm tra trước khi đưa vào thị trường EU thay vì kiểm tra xác suất như trước kia. Thứ hai, tôm nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các điều kiện về dư lượng thuốc khác sinh hay các kim loại nặng (chì, thủy ngân…). Thứ ba, tôm xuất khẩu sang EU phải đáp ứng quy định về đánh bắt hải sản hợp pháp, khai báo và theo quy định. Thứ tư, các quy định về dán nhãn hàng hóa và quy định về xuất xứ cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU.

Tác động chuyển hướng thương mại

Thông qua kết quả mô phỏng SMART, giá trị chuyển hướng thương mại được tạo ra bởi việc cắt giảm thuế quan về 0% của các mặt hàng thủy sản Việt Nam được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2. Giá trị chuyển hướng thương mại của các nhóm hàng thủy sản Việt Nam

xuất khẩu sang EU khi thuế quan được cắt giảm về 0% 

Mã HS

Kim ngạch (1.000 USD)

Tạo lập thương mại (1.000 USD)

Chuyển hướng thương mại (1.000 USD)

0301

2.333,26

0,104

0,029

0303

41.348,855

96.100,527

3.258,725

0304

322.958,115

20.916,943

12.362,890

0305

6.629,275

4.730,687

676,787

0306

445.477,241

24.851,141

26.950,676

0307

793,777

32,887

25,874

0308

986,77

53,366

47,652

1604

63.393,699

12.587,982

14.963,257

1605

402.620,798

31.110,395

25.813,642

TỔNG

1.286.541,790

190.387,032

84.099,532

Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên kết quả mô phỏng SMART

Số liệu từ mô phỏng cho thấy tác động chuyển hướng thương mại chỉ bằng khoảng 50% tác động tạo lập thương mại. Điều này cho thấy EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu chủ yếu do hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan và trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa EU. Điều này cũng chứng tỏ áp lực cạnh tranh từ các đối thủ vẫn còn rất lớn. Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu nhưng chưa thực sự tạo ra đột phá để có thể bứt phán và chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.  

Theo kết quả mô phỏng từ SMART, 10 nước có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản thuộc chương số 03 trong hệ thống phân loại HS sang thị trường EU giảm khi EVFTA có hiệu lực và thuế quan 0% được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam gồm có: 

Bảng 3. 10 nước giảm xuất khẩu các mặt hàng thuộc HS 03 sang EU

Nước

Kim ngạch trước EVFTA (1.000 USD)

Kim ngạch sau EVFTA (1.000 USD)

Thay đổi (1.000 USD)

Ecuador

772.299,554

765.470,879

-6.828,666

Argentina

696.387,122

691.238,099

-5.149,012

Ấn Độ

560.372,859

555.788,036

-4.584,830

Hàn Quốc

120.350,854

116.408,496

-3.942,355

Trung Quốc

1.531.045,998

1.527.968,225

-3.077,763

Bangladesh

294.070,415

291.715,663

-2.354,738

Mexico

118.954,753

116.711,099

-2.243,651

Iceland

1.322.820,219

1.321.866,386

-953,829

Madagascar

109.053,383

108.205,510

-847,875

Nicaragua

103.775,670

103.068,381

-707,286

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART

Trong số các đối thủ kể trên, Ecuador đã có FTA với EU và đã có hiệu lực từ 01/01/2017 sau khi Peru và Colombia ký quyết định cho phép Ecuador gia nhập FTA giữa EU và khối Andean vào ngày 11/11/2016. Argentina vẫn chưa có FTA song phương với EU, tuy nhiên khối MECORSUR đang đàm phán FTA với EU. Ấn Độ và EU đã khởi động đàm phán về FTA từ năm 2007 nhưng tiến trình đã bị hoãn vào năm 2013. Tuy nhiên, hậu Brexit, Ấn Độ đang đẩy mạnh khởi động lại quá trình đàm phán với EU nhưng vẫn chưa có lộ trình cụ thể. Hàn Quốc đã có FTA với EU, đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ năm 2015. Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn với EU, tuy Trung Quốc đang nỗ lực trong việc thúc đẩy đàm phán FTA với EU nhưng EU vẫn muốn Trung Quốc trao đổi thương mại một cách minh bạch, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đạt được các yêu cầu với tư cách một thành viên của WTO. Bangladesh tuy chưa có FTA với EU nhưng lại đang được EU cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Mặc dù gần 90% hàng hóa xuất khẩu vào EU của Bangladesh là hàng may mặc nhưng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Bangladesh cũng khá cao (gần 300 triệu USD).

Hình 1. 5 nước giảm xuất khẩu nhóm HS 1604 sang EU nhiều nhất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART 

Đối với nhóm HS 1604, Ecuador vẫn là nước có kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm nhiều nhất với 3,44 triệu USD. Điều này cho thấy Ecuador là nước chịu tác động lớn từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực và Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi 0% giống như mức thuế suất mà Ecuador đang được hưởng từ EU thông qua hệ thống GSP. Việc xuất khẩu của Ecuador giảm còn cho thấy hàng hóa Việt Nam đang có giá cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại từ Ecuador vì bản chất tác động chuyển hướng thương mại cho biết việc xuất khẩu gia tăng do sự rẻ hơn một cách tương đối so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu. Cũng cần phải lưu ý rằng hiện nay EU đang có ý định nối lại đàm phán FTA với Thái Lan kể từ sau khi Thái Lan trải qua cuộc chính biến năm 2014. Philippines cũng đang đàm phán FTA với EU. Seychelles và Mauritus đã có FTA với EU với tư cách là thành viên của khối các nước Đông-Nam Phi (ESA). 

Bảng 4. 10 nước giảm xuất khẩu nhóm HS 1605 sang EU nhiều nhất

Nước

Kim ngạch trước EVFTA (1.000 USD)

Kim ngạch sau EVFTA (1.000 USD)

Thay đổi (1.000 USD)

Morocco

174.786,270

170.370,856

-4.415,413

Canada

154.677,011

150.397,916

-4.279,091

Greenland

133.567,566

130.636,508

-2.931,054

Na Uy

92.554,427

90.169,607

-2.384,819

Indonesia

81.524,650

79.475,654

-2.048,996

Iceland

57.939,523

56.214,637

-1.724,887

Thái Lan

41.697,943

40.358,718

-1.339,226

Ấn Độ

38.913,177

37.911,286

-1.001,892

Honduras

33.607,901

32.612,784

-995,118

Albania

29.845,176

29.021,352

-823,824

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART 

Trong các đối thủ cạnh tranh chính mặt hàng thủy sản đã qua chế biến (chủ yếu là tôm) của Việt Nam sang EU, khu vực Đông Nam Á có hai nước là Indonesia và Thái Lan. Đáng kể nhất là Indonesia, hiện nay nước này đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tôm của Indonesia sang EU đang tăng với tốc độ khá nhanh (khoảng 9%). Điều này cho thấy cạnh tranh đang xảy ra ngay tại khu vực Đông Nam Á và vấn đề đặt ra là làm sao để hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến đạt hiệu quả hơn các đối thủ có điều kiện khí hậu khá tương đồng trong khu vực.  

  1. Kết luận và hàm ý

Bảng 5. Tổng tác động từ EVFTA

Tác động

Giá trị (1.000 USD)

Tỷ lệ

Tạo lập thương mại

190.387,032

69,36%

Chuyển hướng thương mại

84.099,532

31,64%

TỔNG

274.486,564

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Có thể thấy, tác động tạo lập thương mại lấn át tác động chuyển hướng thương mại khi chiếm khoảng 69% tổng tác động. Điều này cho thấy khi EVFTA có hiệu lực sau khi được phê chuẩn nội bộ giữa các bên và khi thuế xuất được cắt giảm về 0%, gia tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU phần lớn đến từ việc giá hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn hàng từ nội địa EU.

Bên cạnh đó, tác động chuyển hướng thương mại chiếm khoảng 31% tổng tác động cho thấy dưới tác động của EVFTA, hàng thủy sản Việt Nam cũng trở nên cạnh tranh hơn hàng từ các đối thủ cạnh tranh khác xuất khẩu mặt hàng tương tự vào thị trường EU. Tuy nhiên lợi thế này cần được xem xét kĩ khi các đối thủ này đang thúc đẩy quá trình đàm phán để ký kết các FTA nhằm cắt giảm áp lực thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của họ sang EU.

Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp cần đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng sử dụng tối đa công suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí nhân công trong quá trình sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên lợi thế về giá; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường các nước châu Âu trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam; tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của châu Âu.

Hàm ý chính sách đối với Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP)

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra, cần có các chương trình hỗ trợ ngay từ khâu con giống; đối với sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào EU, tuy là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng giá trị gia tăng lại không cao do phần lớn tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam chỉ gia công sau đó xuất khẩu, do đó cần có các phương án phù hợp để tăng hàm lượng nội địa hóa của sản phẩm; áp dụng mọi biện pháp để gỡ thẻ vàng IUU từ EU; cần có các chương trình nghiên cứu diễn biến thị trường thủy sản EU và cập nhật thông tin cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản; tích cực nâng cao nhận thức của các hộ nuôi trồng, khai thác và các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tuyên truyền và quản lý chặt các hoạt động đánh bắt hải sản để không vi phạm quy định đánh bắt hải sản không hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho thủy sản Việt Nam; theo dõi các diễn biến về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, biến động của tỷ giá, biến động của tình hình khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của các đối thủ cạnh tranh nhằm thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước; tập trung triển khai Luật thủy sản 2017 trong các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến thủy hải sản, đồng thời tiếp tục chỉ đạo hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030./.

 


 

Tài liệu tham khảo

Adam, S., 1776, The Wealth of Nations.

Anh , T. T., & Ngọc, L. M. (2011),  An assessment of the potential economic impacts of RCEP on Vietnam automobile sector.

Bộ Công Thương (2018), Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu.

Bảo, H. (2016), The Panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and Challenges.

Bachetta, M., Beverelli, C., Cardot, O., Fugazza, M., Grether, J., Helble, M., Nicita, A., Piermartini, R. (2012), A practice guide to trade policy analysis, World Trade Organization.

Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2005), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 386.

Cassing, J., Trewin, R., Vanzetti, D., Truong, D. T., Nguyen, A. D., Le, Q. L., & Le, T. D.
(2010), Impact assessment of free trade agreement on Vietnam’s economy, Hanoi, Vietnam: MUTRAP.

Cheong, D. (2010), Methods for Ex-ante economic evaluation of free trade agreements,  Asian Development Bank.

Cline, R. (1978), Benefits and Costs of Economic Integration in Central America, Economic Integration in Central America, 59-121.

Nguyễn Tiến Dũng (2011), Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam, VNU Journal of Science: Economics and Business, 27(4).

David, R. (1817), On the principles of political economy and taxation.

Deardorff, A. (1998), Determinants of bilateral trade: does gravity work in a neoclassical world, The regionalization of the world economy (pp. 7-32), University of Chicago Press.

Dương, B. (2016), Vietnam-EU free trade agreement: Impact and policy implications for Vietnam, SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper Series, 7.

Francois, F., Hall, K. (1997),  Partial Equilibirum Modeling. Applied method for trade policy analysis: A handbook, 122-155.

Frankel, A., Wei,  J. (1993), Trade blocs and currency blocs.

Ha, B. (2016), The Panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and Challenges.

Hương, V. (2017), An application of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2).

Karingi, S., Lang, R., Oulmane, N., Perez, R., Jallab, M. S., & Hammouda, H. B. (2005), Economic and welfare impacts of the EU-Africa Economic Partnership Agreements.

Kalirajan, K. P. (2000), Indian ocean rim association for regional cooperation (IOR-ARC): Impact on Australia's trade,  Journal of Economic Integration, 533-547.

Katsioloudes, M. Hadjidakis, S. (2007), International business: a global perspective.

Krueger, A. (1997), Free trade agreements versus custom unions, Journal of Development Economics, 169-187.

Marshall, A. (1890), Principles of Economics.

Moinuddin, M. (2013), Fulfilling the promises of South Asian integration: A gravity estimation.

Negasi, Y. (2009), Trade effecs of regional economic integration in Africa: the case of SADC (Evidence from Gravity Modeling using disaggregated data), Services Sector Development and Impact on Poverty Thematic Working Group.

Oanh, N. (2017), How free trade agreements affect exports and imports in Vietnam.

Othieno, L., & Shinyekwa, I. (2011), Trade, revenue and welfare effects of the East African Community Customs Union Principle of Asymmetry on Uganda: an application of Wits-Smart simulation model.

Thắng, V. (2018), European-Vietnam Free Trade Agreement and Vietnam’s footwear.

Urata, S., Okabe, M. (2007), The impacts of free trade agreements on trade flows: An application of the gravity model approach (RIETI Discussion Paper Series 07-E-052), Tokyo: Research Institute of Economy, Trade & Industry.

Viner, J . (1950), Full employment at whatever cost, The quarterly journal of Economics, 385-407.

Viner, J. (1950) B, The customs union issue, London: Stevens.

Vu, H. (2017), An application of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2).

Walras, L. (1874), Elements of Pure Economics.

Wylie, J. (1995), Partial Equilibirum estimates of manufacturing trade creation and diversion due to NAFTA, The North American Journal of Economics and Finance, 65-84.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II, Email: nguyentienhoang.cs2@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II, Email: phuctanftu@gmail.com

 

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU

Nguyễn Tiến Hoàng[1]

Phạm Văn Phúc Tân[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động về mặt định lượng của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Với dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của 9 nhóm hàng thủy sản (mã HS 6 chữ số) và các thông số cần thiết, kết quả phân tích cho thấy có sự gia tăng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

Từ khóa: tác động, EVFTA, thủy sản, Việt Nam, EU.

Abstract

This research aims to evaluate the quantitative impacts of the EVFTA on the growth of Vietnam seafood exportation to the EU market. Quantitative analysis method is conducted through SMART model with data of export values and a scenario in which tariffs are reduced to 0% once the EVFTA comes into force. With the export values of 9 seafoods groups (six-digit HS code) and necessary parameters, the result shows that Vietnam seafood exportation to the EU shall grow upon the EVFTA is legally effective. Then some implications are suggested to promote exporting Vietnam seafood to the EU market in the coming time.

Keywords: impacts, EVFTA, seafood, Vietnam, EU.

  1. Giới thiệu

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thuỷ sản vẫn cho thấy sự tăng trưởng khá ấn tượng khi kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 8,8 tỷ USD trong 243,48 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 5,8% so với năm 2017. Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của thuỷ sản Việt Nam, thị trường EU đạt kim ngạch 1,44 tỷ USD vào năm 2018, tăng 1% so với năm 2017 và chiếm trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đây là mức tăng trưởng không cao như các năm trước. Nguyên nhân là do các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, từ khi Quy định 1005/2008 về khai thác hải sản bất hợp pháp có hiệu lực từ ngày 20/01/2010, việc không khai báo và không theo quy định của Uỷ ban Châu Âu được ban hành, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc đưa được sản phẩm vào thị trường EU.

Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019 và đã có hiệu lực sau khi Nghị viện châu Âu thông qua vào ngày 12/02/2020, chính thức hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với xuất khẩu nói chung cũng như xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể ở Việt Nam và nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA nói chung và về tác động của hiệp định này đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói riêng hiện khá hạn chế và chưa cho thấy được tác động đầy đủ về mặt định lượng.

Mục tiêu của nghiên cứu này là chỉ ra tác động mang tính định lượng của EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích về tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. Bên cạnh đó, một số hàm ý quản trị liên quan đến hành động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để tận dụng ưu thế từ EVFTA và hàm ý chính sách về một số phương hướng hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước liên quan cũng được rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

  1. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của FTA

Lý thuyết cân bằng cục bộ

Marshall (1890) cho rằng giá cân bằng được xác định thông qua sự giao nhau của đường cầu và đường cung với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus). Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi mức giá cân bằng trên thị trường. Lý thuyết của Marshall về sau được Viner (1950), Francois (1997), Cheong (2010), Bacchetta và cộng sự (2010)... bổ sung thông qua việc mở rộng thêm một số lý thuyết liên quan như lý thuyết tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế của chính phủ và phúc lợi xã hội.

Lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại

Viner (1950) cho rằng trong các liên minh thuế quan, dựa trên sự ưu đãi về mặt thuế quan các thành viên dành cho nhau, sự dịch chuyển thương mại sẽ diễn ra theo hai hiệu ứng gồm hiệu ứng chuyển hướng thương mại và hiệu ứng tạo lập thương mại. Hiệu ứng tạo lập thương mại là hiệu ứng thúc đẩy xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) do hàng hóa từ nước đó vào thị trường nhập khẩu có giá cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa nước nhập khẩu. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại xảy ra làm tăng xuất khẩu (đối với nước xuất khẩu) và giảm nhập khẩu tương ứng với các nước khác cũng xuất khẩu mặt hàng tương tự vào một nước. Hiệu ứng chuyển hướng thương mại làm tăng xuất khẩu trên cơ sở hàng hóa từ nước xuất khẩu cạnh tranh hơn hàng hóa từ các nước xuất khẩu khác dựa trên lợi thế về thuế quan ưu đãi.

Lý thuyết về tác động của thuế quan theo trường phái kinh tế học Tân cổ điển

Theo các lý thuyết kinh tế học Tân cổ điển (Neoclassical Economics), đặc biệt là lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhập khẩu và bảo hộ sản xuất nội địa. Việc cắt giảm thuế quan sẽ thúc đẩy trao đổi thương mại, từ đó hình thành khái niệm tự do hóa thương mại. Về sau, Marshall phát triển các lý thuyết về tác động của thuế quan như thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, doanh thu thuế của Chính phủ và tổn thất chung của toàn xã hội.

Lý thuyết về mô hình lực hấp dẫn trong thương mại

Mô hình lực hấp dẫn cho rằng trao đổi thương mại song phương phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và khoảng cách giữa chúng. Mô hình được đề xuất bởi Jan Tinbergen vào năm 1962. Mô hình lực hấp dẫn thường xem xét đến một số biến khác như GDP bình quân đầu người, chỉ số giá, thuế quan, tỉ giá hối đoái và một số biến giả như có phải là thành viên của FTA hay ngôn ngữ… Thông thường, mô hình này được sử dụng để đánh giá tác động của các hiệp định đến dòng chảy thương mại, giải thích cầu nhập khẩu của các bên. Nhược điểm của mô hình là sự phụ thuộc về mặt dữ liệu để cho ra các ước tính chính xác. Dữ liệu cần phải đầy đủ - đặc trưng của phân tích ex-post đánh giá tác động thực tế.

Lý thuyết cân bằng tổng thể của Walras

Lý thuyết cân bằng tổng thể tìm cách giải thích cung, cầu và giá của tổng thể một nền kinh tế với đặc điểm có sự tương tác qua lại giữa rất nhiều thị trường của rất nhiều mặt hàng. Lý thuyết này chứng minh rằng giá cân bằng của các mặt hàng có tồn tại, và khi giá thị trường của tất cả các mặt hàng đạt tới trạng thái cân bằng thì nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tổng thể, theo Leontief Walras (1870). Dựa trên lý thuyết cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng để phân tích giá cả và thương mại giữa hai thị trường quốc tế trong mối quan hệ mắt xích nhiều thị trường và nhiều mặt hàng. Mô hình cân bằng tổng thế được giải thích thông qua các biến nội sinh trong mô hình như giá cả, sản lượng xuất khẩu, sản lượng nhập khẩu, thu nhập hộ gia đình… và một số biến ngoại sinh như các chỉ số co giãn, các tỷ trọng tham số… Mô hình cân bằng tổng thể có ưu điểm là cung cấp cơ sở thực nghiệm để đánh giá tác động của chính sách thương mại (chẳng hạn thông qua FTAs). Tuy nhiên, mô hình có một số nhược điểm như vẫn chưa nhận định được tác động của các rào cản phi thuế quan (SPS, TBT…), các vấn đề liên quan đến hải quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật…

Lý thuyết về độ co giãn

Marshall (1890) chỉ ra rằng độ co dãn của cầu theo giá (Price Elasticity of Demand) thể hiện sự thay đổi của lượng cầu hàng hoá khi giá cả biến động với điều kiện các yếu tố khác không đổi (ceteris paribus). Hệ số co dãn của cầu theo giá được đo bằng tỷ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu so với phần trăm thay đổi trong mức giá. Armington về sau kế thừa nghiên cứu của Marshall xây dựng mở rộng các hệ số co dãn của cầu nhập khẩu và co giãn thay thế nhập khẩu.

Lý thuyết về mô hình SMART

Thông qua các lý thuyết kinh tế, mô hình cân bằng cục bộ SMART được xây dựng bởi Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại của Ngân hàng Thế giới (WITS). SMART được xây dựng trên các lý thuyết nền tảng gồm có lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn. SMART sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau liên quan đến thuế quan, thương mại để mô phỏng tác động của cắt giảm thuế quan lên thương mại. Kết quả mô phỏng của SMART cho thấy tác động định lượng của một FTA hoặc một ưu đãi, sự thay đổi về mặt thuế quan đến xuất nhập khẩu một ngành hàng. Mô hình SMART thể hiện được ưu điểm trong việc đánh giá tác động của FTA, đặc biệt là tác động lên một nhóm/ ngành hàng cụ thể (tức phân tích ở mức độ đơn ngành - disaggregated analysis). Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là phân tích đối tượng một cách độc lập, chưa đặt trong mối quan hệ với các ngành liên quan cũng như trong bối cảnh tổng thể nền kinh tế.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của FTA

Viner (1950), Cline (1978) và Krueger (1995) cho rằng tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại trong các liên minh thuế quan có thể mở rộng để đánh giá tác động của các FTA. Wylie (1995), Bachetta và cộng sự (2012), Francois và Hall (1997) áp dụng lý thuyết cân bằng cục bộ chỉ ra rằng mô hình cân bằng cục bộ là mô hình phù hợp để đánh giá tác động tiềm tàng của các FTA.

Katsoloudes và Hadjidakis (2007), Negasi (2009), Plummer và cộng sự (2010), Chỉnh và cộng sự (2005), Negasi (2009) thông qua lý thuyết tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại cho thấy tác động gia tăng xuất khẩu từ FTA xuất phát từ sự tương quan giữa giá cả hàng hóa nội địa nước nhập khẩu với hàng hóa từ nước xuất khẩu hoặc từ các nước xuất khẩu khác.

Frankel và Wei (1993), Deardoff (1998) và Kalirajan (2000), Urata và Okabe (2007), Moinuddin (2013), Dũng (2011) và Dương (2016) sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại xây dựng được mô hình toán với các biến độc lập mới như ngôn ngữ, chung biên giới… nhằm đánh giá tốt hơn tác động của FTA đối với thương mại. Tuy nhiên, các tác động đó là tác động sau khi FTA đã có hiệu lực một thời gian, nhằm đánh giá xem việc tham gia FTA có đạt được những kỳ vọng đề ra hay không.

Thắng (2018) áp dụng mô hình WITS-SMART phân tích tác động của Hiệp định EVFTA đối với mặt hàng giày, dép Việt Nam. Với giả thiết khi hiệp định EVFTA có hiệu lực và thoả mãn nguyên tắc xuất xứ (thuế xuất giảm về 0%), xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 4,96% từ khoảng 3,98 tỷ USD lên đến 4,17 tỷ USD. Với giả thiết thứ hai, EVFTA có hiệu lực và thoả mãn nguyên tắc xuất xứ (thuế xuất giảm về 0%) tuy nhiên chính sách chống bán phá giá vẫn được tiếp tục áp dụng (thuế chống bán phá giá 10%), dự kiến tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng giày, dép khoảng 4,18%.

Bảo (2016) áp dụng mô hình WITS-SMART phân tích cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Kết quả cho thấy trong trường hợp các dòng thuế đang áp dụng đối với nhóm hàng mã HS 44 và 99 được đưa về 0%, giá trị tăng trưởng thương mại đối với hai nhóm hàng vào khoảng 307.371 USD.

Khi phân tích ex-ante đối với tác động của thuế quan trong liên minh thuế quan Đông Phi đến thương mại của Uganda thông qua mô hình SMART-WITS, Othieno và Shinyekwa (2011) chỉ ra sự lấn át của tác động tạo lập thương mại và sự gia tăng trong phúc lợi xã hội. Tương tự, nghiên cứu của Karingi và cộng sự (2005) cũng áp dụng mô hình SMART-WITS phân tích tác động của Hiệp định đối tác kinh tế EU - Châu Phi đối với các nước châu Phi. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Hiệp định đối tác kinh tế EU - Châu Phi sẽ gây cản trở quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia bởi lẽ tác động chuyển hướng thương mại sẽ lấn át tác động tạo lập thương mại.

Khi nghiên cứu tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ thị trường EU sử dụng mô hình SMART, Hương và Tuyết (2017) chỉ ra hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ làm gia tăng lượng ô tô nhập khẩu từ EU. Hiệu ứng tạo lập thương mại có tác động lấn át hiệu ứng chuyển hướng thương mại nên chung quy EVFTA có tác động tích cực đối với hoạt động nhập khẩu ô tô từ EU.

Anh và Ngọc (2015) sử dụng mô hình SMART-WITS để phân tích tác động của RCEP đến một số ngành kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, phân tích chỉ đánh giá tác động đến tăng/ giảm kim ngạch thương mại, chưa phân tích tác động tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, phúc lợi xã hội hay doanh thu thuế của chính phủ.

Mô hình SMART-WITS được ứng dụng để phân tích tác động dự báo của các FTA trong các nghiên cứu của Othieno và Shinyekwa (2011), Karingi và cộng sự (2005), Martin (2017). Các nghiên cứu này chỉ ra được tác động của FTA đối với gia tăng xuất nhập khẩu thông qua tác động tạo lập hoặc chuyển hướng thương mại cũng như đánh giá tác động của doanh thu thuế của chính phủ cũng như phúc lợi xã hội.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Có nhiều mô hình được sử dụng để phân tích tác động của FTA đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế hoặc từng nhóm ngành hàng khác nhau. Các mô hình được sử dụng khá phổ biến gồm mô hình lực hấp dẫn, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình cân bằng cục bộ.

Đối với mô hình lực hấp dẫn, việc đánh giá tác động của việc tham gia FTA trong mô hình dừng lại ở việc cho thấy FTA tác động như thế nào đến dòng chảy thương mại và giải thích cầu nhập khẩu của các bên. Mô hình lực hấp dẫn chưa giải thích được tác động cụ thể lên một ngành hoặc nhóm mặt hàng thông qua việc thay đổi mức thuế quan được áp dụng.

Mô hình cân bằng tổng thể được xây dựng nhằm phân tích sự cân bằng về mặt giá cả cũng như thương mại giữa hai nền kinh tế trong mối tương quan nhiều mặt hàng khác nhau. Đối với nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU, phạm vi nghiên cứu thuộc phạm vi ngành hàng đơn lẻ. Do đó, mô hình cân bằng tổng thể không phù hợp để áp dụng phân tích.

Theo Bachetta (2010), mô hình cân bằng cục bộ (SMART) là mô hình phù hợp nhất để phân tích tác động của FTA đối với xuất khẩu một nhóm hoặc ngành hàng (disaggregated analysis). Dựa trên nền tảng các lý thuyết kinh tế gồm lý thuyết cân bằng cục bộ, lý thuyết tạo lập, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội, lý thuyết cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu, các lý thuyết và các thông số về độ co dãn, mô hình SMART được xây dựng nhằm đánh giá tác động của việc tham gia vào các FTA đối với sự tăng trưởng xuất nhập khẩu của các mặt hàng.

SMART có nhiều ưu điểm khi áp dụng phân tích cân bằng cục bộ. Thứ nhất, theo Vergano (2009), SMART yêu cầu dữ liệu đầu vào đơn giản và có khả năng phân tích tác động của chính sách thuế đến tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại, doanh thu thuế và phúc lợi xã hội. Thứ hai, mô hình SMART có thể phân tích tác động của FTA trên cơ sở cắt giảm thuế quan đến thương mại chi tiết đến 6 chữ số trong hệ thống phân loại hàng hoá HS. Điều đó cho phép các nhà làm chính sách thấy được tác động của FTA lên các mặt hàng cụ thể, từ đó có cơ sở để đề ra các chủ trương, chính sách, chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nhằm đạt được lợi ích kinh tế lớn nhất. Do vậy, nghiên cứu này sử dụng mô hình SMART để phân tích tác động định lượng của EVFTA đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.

Để thực hiện chạy mô phỏng mô hình SMART, các tác giả sử dụng dữ liệu liên quan đến trị giá thương mại của các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU (thu thập từ UN’s COMTRADE và Trade Map), thuế quan MFN áp dụng bởi EU (thu thập từ UNCTAD’s TRAINS và WTO’s IDB). Các dữ liệu đã nêu được SMART hỗ trợ tự động trích xuất hoặc thu thập thủ công. Ngoài ra, các dữ liệu để phân tích định tính (thống kê, mô tả) liên quan đến ngành thủy sản, sản lượng khai thác, đánh bắt, kim ngạch xuất nhập khẩu được thu thập từ các báo cáo, trang web của các cơ quan ban ngành Việt Nam. Dữ liệu sử dụng được thu thập trong khoảng thời gian đầu năm 2018 đến cuối năm 2018 và giá trị sử dụng phân tích là giá trị tổng kết vào cuối năm 2018 trích xuất từ các cơ sở dữ liệu nêu trên.

Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SMART nhằm đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU thông qua phân tích tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của cắt giảm thuế quan. Kịch bản thuế quan (Scenario) là các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU thỏa mãn quy tắc xuất xứ và thuế quan nhập khẩu được đưa về 0% đối với tất cả mặt hàng (trừ một số hàng sẽ bị quản lý bởi hình thức hạn ngạch thuế quan).

Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện phỏng vấn ý kiến của một số chuyên gia nhằm đề xuất một số hàm ý để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản sang EU.

  1. Kết quả nghiên cứu

Tác động tạo lập thương mại

Từ kết quả mô phỏng SMART, tổng giá trị tạo lập thương mại (gia tăng xuất khẩu) ước tính vào khoảng 190 triệu USD ngay khi thuế quan được cắt giảm về 0%. Trong số các nhóm hàng tăng trưởng xuất khẩu, nhóm HS 0303 (Cá đông lạnh (trừ phile và thịt cá thuộc nhóm HS 0304)) tăng trưởng mạnh nhất mặc dù kim ngạch thương mại không lớn so với một số nhóm khác.

Với kịch bản thuế quan được cắt giảm về 0%, giá trị tạo lập thương mại của các nhóm hàng thủy sản ước tính như sau:


 

Bảng 1. Giá trị tạo lập thương mại tính theo từng nhóm hàng

Nước NK

Mã HS

Nước XK

Kim ngạch (1.000 USD)

Tạo lập thương mại (1.000 USD)

% trong tổng tác động

918

0301

704

2.333,26

0,104

0,00%

918

0303

704

41.348,855

96.100,527

50,48%

918

0304

704

322.958,115

20.916,943

10,99%

918

0305

704

6.629,275

4.730,687

2,48%

918

0306

704

445.477,241

24.851,141

13,05%

918

0307

704

793,777

32,887

0,02%

918

0308

704

986,77

56,366

0,03%

918

1604

704

63.393,699

12.587,982

6,61%

918

1605

704

402.620,798

31.110,395

16,34%

TỔNG

1.286.541,79

190.387,032

100%

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART

Trong số các mặt hàng thuộc nhóm HS 0303, mặt hàng HS 030343 (Cá ngừ vây vàng) chiếm 98,93% tổng giá trị tạo lập với giá trị tăng trưởng xuất khẩu ước tính đạt khoảng 95 triệu USD. Theo thống kê của VASEP, tại ba tỉnh trọng điểm đánh bắt cá ngừ vây vàng (khối lượng lớn hơn 30kg/ con) sản lượng trong năm 2018 ước đạt 15,893 tấn (Bình Định - 9,640 tấn, Phú Yên - 3,440 tấn và Khánh Hòa - 2,813 tấn), giảm 6% so với sản lượng đánh bắt năm 2017. Tuy nhiên, đối với cá ngừ vây vàng nói riêng và cá ngừ nói chung, chất lượng sản phẩm đánh bắt của Việt Nam chưa cao do quy trình đánh bắt chưa đạt chuẩn và công cụ sử dụng làm giảm chất lượng của cá đánh bắt được.

Mặc dù là nhóm hàng có kim ngạch thương mại lớn nhất trong số các nhóm hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU (hơn 402 triệu USD), giá trị tạo lập thương mại sau khi thuế quan cắt giảm về 0% của nhóm hàng 1605 (Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản) khá thấp khi so sánh với các nhóm hàng khác như HS 0303. Ba mặt hàng chủ lực của nhóm HS 1605 gồm có HS 160521 (Tôm shrimp và tôm prawn không đóng bao bì kín khí, 17,780 triệu USD); HS 160529 (Các sản phẩm tôm chế biến khác, 8,168 triệu USD); HS 160556 (Nghêu, sò, 3,234 triệu USD).

Các sản phẩm tôm thuộc nhóm HS 1605 để được xuất khẩu vào thị trường EU cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đặc biệt là nguyên tắc xuất xứ và các biện pháp kiểm dịch động thực vật vì các sản phẩm thuộc nhóm này là các sản phẩm đã qua chế biến. Thứ nhất là các tiêu chuẩn về sức khỏe của tôm, tôm muốn xuất khẩu được vào thị trường EU phải được đánh bắt bởi các tàu được cấp phép hay từ các quốc gia được cấp phép và vượt qua được bộ phận kiểm tra biên giới của EU. Kể từ khi chịu thẻ vàng từ EU, 100% các mặt hàng thủy sản nói chung và tôm nói riêng sẽ bị kiểm tra trước khi đưa vào thị trường EU thay vì kiểm tra xác suất như trước kia. Thứ hai, tôm nhập khẩu vào EU phải đáp ứng các điều kiện về dư lượng thuốc khác sinh hay các kim loại nặng (chì, thủy ngân…). Thứ ba, tôm xuất khẩu sang EU phải đáp ứng quy định về đánh bắt hải sản hợp pháp, khai báo và theo quy định. Thứ tư, các quy định về dán nhãn hàng hóa và quy định về xuất xứ cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU.

Tác động chuyển hướng thương mại

Thông qua kết quả mô phỏng SMART, giá trị chuyển hướng thương mại được tạo ra bởi việc cắt giảm thuế quan về 0% của các mặt hàng thủy sản Việt Nam được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2. Giá trị chuyển hướng thương mại của các nhóm hàng thủy sản Việt Nam

xuất khẩu sang EU khi thuế quan được cắt giảm về 0% 

Mã HS

Kim ngạch (1.000 USD)

Tạo lập thương mại (1.000 USD)

Chuyển hướng thương mại (1.000 USD)

0301

2.333,26

0,104

0,029

0303

41.348,855

96.100,527

3.258,725

0304

322.958,115

20.916,943

12.362,890

0305

6.629,275

4.730,687

676,787

0306

445.477,241

24.851,141

26.950,676

0307

793,777

32,887

25,874

0308

986,77

53,366

47,652

1604

63.393,699

12.587,982

14.963,257

1605

402.620,798

31.110,395

25.813,642

TỔNG

1.286.541,790

190.387,032

84.099,532

Nguồn: tác giả tổng hợp dựa trên kết quả mô phỏng SMART

Số liệu từ mô phỏng cho thấy tác động chuyển hướng thương mại chỉ bằng khoảng 50% tác động tạo lập thương mại. Điều này cho thấy EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu chủ yếu do hàng hóa của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan và trở nên cạnh tranh hơn hàng hóa từ nội địa EU. Điều này cũng chứng tỏ áp lực cạnh tranh từ các đối thủ vẫn còn rất lớn. Hiệp định EVFTA khi có hiệu lực sẽ làm tăng xuất khẩu nhưng chưa thực sự tạo ra đột phá để có thể bứt phán và chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.  

Theo kết quả mô phỏng từ SMART, 10 nước có kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản thuộc chương số 03 trong hệ thống phân loại HS sang thị trường EU giảm khi EVFTA có hiệu lực và thuế quan 0% được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam gồm có: 

Bảng 3. 10 nước giảm xuất khẩu các mặt hàng thuộc HS 03 sang EU

Nước

Kim ngạch trước EVFTA (1.000 USD)

Kim ngạch sau EVFTA (1.000 USD)

Thay đổi (1.000 USD)

Ecuador

772.299,554

765.470,879

-6.828,666

Argentina

696.387,122

691.238,099

-5.149,012

Ấn Độ

560.372,859

555.788,036

-4.584,830

Hàn Quốc

120.350,854

116.408,496

-3.942,355

Trung Quốc

1.531.045,998

1.527.968,225

-3.077,763

Bangladesh

294.070,415

291.715,663

-2.354,738

Mexico

118.954,753

116.711,099

-2.243,651

Iceland

1.322.820,219

1.321.866,386

-953,829

Madagascar

109.053,383

108.205,510

-847,875

Nicaragua

103.775,670

103.068,381

-707,286

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART

Trong số các đối thủ kể trên, Ecuador đã có FTA với EU và đã có hiệu lực từ 01/01/2017 sau khi Peru và Colombia ký quyết định cho phép Ecuador gia nhập FTA giữa EU và khối Andean vào ngày 11/11/2016. Argentina vẫn chưa có FTA song phương với EU, tuy nhiên khối MECORSUR đang đàm phán FTA với EU. Ấn Độ và EU đã khởi động đàm phán về FTA từ năm 2007 nhưng tiến trình đã bị hoãn vào năm 2013. Tuy nhiên, hậu Brexit, Ấn Độ đang đẩy mạnh khởi động lại quá trình đàm phán với EU nhưng vẫn chưa có lộ trình cụ thể. Hàn Quốc đã có FTA với EU, đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ năm 2015. Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn với EU, tuy Trung Quốc đang nỗ lực trong việc thúc đẩy đàm phán FTA với EU nhưng EU vẫn muốn Trung Quốc trao đổi thương mại một cách minh bạch, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đạt được các yêu cầu với tư cách một thành viên của WTO. Bangladesh tuy chưa có FTA với EU nhưng lại đang được EU cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Mặc dù gần 90% hàng hóa xuất khẩu vào EU của Bangladesh là hàng may mặc nhưng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Bangladesh cũng khá cao (gần 300 triệu USD).

Hình 1. 5 nước giảm xuất khẩu nhóm HS 1604 sang EU nhiều nhất

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART 

Đối với nhóm HS 1604, Ecuador vẫn là nước có kim ngạch xuất khẩu sang EU giảm nhiều nhất với 3,44 triệu USD. Điều này cho thấy Ecuador là nước chịu tác động lớn từ việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực và Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi 0% giống như mức thuế suất mà Ecuador đang được hưởng từ EU thông qua hệ thống GSP. Việc xuất khẩu của Ecuador giảm còn cho thấy hàng hóa Việt Nam đang có giá cạnh tranh hơn so với hàng hóa cùng loại từ Ecuador vì bản chất tác động chuyển hướng thương mại cho biết việc xuất khẩu gia tăng do sự rẻ hơn một cách tương đối so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu. Cũng cần phải lưu ý rằng hiện nay EU đang có ý định nối lại đàm phán FTA với Thái Lan kể từ sau khi Thái Lan trải qua cuộc chính biến năm 2014. Philippines cũng đang đàm phán FTA với EU. Seychelles và Mauritus đã có FTA với EU với tư cách là thành viên của khối các nước Đông-Nam Phi (ESA). 

Bảng 4. 10 nước giảm xuất khẩu nhóm HS 1605 sang EU nhiều nhất

Nước

Kim ngạch trước EVFTA (1.000 USD)

Kim ngạch sau EVFTA (1.000 USD)

Thay đổi (1.000 USD)

Morocco

174.786,270

170.370,856

-4.415,413

Canada

154.677,011

150.397,916

-4.279,091

Greenland

133.567,566

130.636,508

-2.931,054

Na Uy

92.554,427

90.169,607

-2.384,819

Indonesia

81.524,650

79.475,654

-2.048,996

Iceland

57.939,523

56.214,637

-1.724,887

Thái Lan

41.697,943

40.358,718

-1.339,226

Ấn Độ

38.913,177

37.911,286

-1.001,892

Honduras

33.607,901

32.612,784

-995,118

Albania

29.845,176

29.021,352

-823,824

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ mô hình SMART 

Trong các đối thủ cạnh tranh chính mặt hàng thủy sản đã qua chế biến (chủ yếu là tôm) của Việt Nam sang EU, khu vực Đông Nam Á có hai nước là Indonesia và Thái Lan. Đáng kể nhất là Indonesia, hiện nay nước này đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tôm của Indonesia sang EU đang tăng với tốc độ khá nhanh (khoảng 9%). Điều này cho thấy cạnh tranh đang xảy ra ngay tại khu vực Đông Nam Á và vấn đề đặt ra là làm sao để hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến đạt hiệu quả hơn các đối thủ có điều kiện khí hậu khá tương đồng trong khu vực.  

  1. Kết luận và hàm ý

Bảng 5. Tổng tác động từ EVFTA

Tác động

Giá trị (1.000 USD)

Tỷ lệ

Tạo lập thương mại

190.387,032

69,36%

Chuyển hướng thương mại

84.099,532

31,64%

TỔNG

274.486,564

100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

Có thể thấy, tác động tạo lập thương mại lấn át tác động chuyển hướng thương mại khi chiếm khoảng 69% tổng tác động. Điều này cho thấy khi EVFTA có hiệu lực sau khi được phê chuẩn nội bộ giữa các bên và khi thuế xuất được cắt giảm về 0%, gia tăng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU phần lớn đến từ việc giá hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh hơn hàng từ nội địa EU.

Bên cạnh đó, tác động chuyển hướng thương mại chiếm khoảng 31% tổng tác động cho thấy dưới tác động của EVFTA, hàng thủy sản Việt Nam cũng trở nên cạnh tranh hơn hàng từ các đối thủ cạnh tranh khác xuất khẩu mặt hàng tương tự vào thị trường EU. Tuy nhiên lợi thế này cần được xem xét kĩ khi các đối thủ này đang thúc đẩy quá trình đàm phán để ký kết các FTA nhằm cắt giảm áp lực thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của họ sang EU.

Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp cần đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng sử dụng tối đa công suất, tự động hóa nhằm giảm chi phí nhân công trong quá trình sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên lợi thế về giá; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường các nước châu Âu trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của thủy sản Việt Nam; tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống các quy định, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của châu Âu.

Hàm ý chính sách đối với Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP)

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra, cần có các chương trình hỗ trợ ngay từ khâu con giống; đối với sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào EU, tuy là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng giá trị gia tăng lại không cao do phần lớn tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam chỉ gia công sau đó xuất khẩu, do đó cần có các phương án phù hợp để tăng hàm lượng nội địa hóa của sản phẩm; áp dụng mọi biện pháp để gỡ thẻ vàng IUU từ EU; cần có các chương trình nghiên cứu diễn biến thị trường thủy sản EU và cập nhật thông tin cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản; tích cực nâng cao nhận thức của các hộ nuôi trồng, khai thác và các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tuyên truyền và quản lý chặt các hoạt động đánh bắt hải sản để không vi phạm quy định đánh bắt hải sản không hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho thủy sản Việt Nam; theo dõi các diễn biến về thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, biến động của tỷ giá, biến động của tình hình khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của các đối thủ cạnh tranh nhằm thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước; tập trung triển khai Luật thủy sản 2017 trong các hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến thủy hải sản, đồng thời tiếp tục chỉ đạo hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030./.

 


 

Tài liệu tham khảo

Adam, S., 1776, The Wealth of Nations.

Anh , T. T., & Ngọc, L. M. (2011),  An assessment of the potential economic impacts of RCEP on Vietnam automobile sector.

Bộ Công Thương (2018), Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu.

Bảo, H. (2016), The Panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and Challenges.

Bachetta, M., Beverelli, C., Cardot, O., Fugazza, M., Grether, J., Helble, M., Nicita, A., Piermartini, R. (2012), A practice guide to trade policy analysis, World Trade Organization.

Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hữu Lộc (2005), Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 386.

Cassing, J., Trewin, R., Vanzetti, D., Truong, D. T., Nguyen, A. D., Le, Q. L., & Le, T. D.
(2010), Impact assessment of free trade agreement on Vietnam’s economy, Hanoi, Vietnam: MUTRAP.

Cheong, D. (2010), Methods for Ex-ante economic evaluation of free trade agreements,  Asian Development Bank.

Cline, R. (1978), Benefits and Costs of Economic Integration in Central America, Economic Integration in Central America, 59-121.

Nguyễn Tiến Dũng (2011), Tác động của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam, VNU Journal of Science: Economics and Business, 27(4).

David, R. (1817), On the principles of political economy and taxation.

Deardorff, A. (1998), Determinants of bilateral trade: does gravity work in a neoclassical world, The regionalization of the world economy (pp. 7-32), University of Chicago Press.

Dương, B. (2016), Vietnam-EU free trade agreement: Impact and policy implications for Vietnam, SECO/WTI Academic Cooperation Project Working Paper Series, 7.

Francois, F., Hall, K. (1997),  Partial Equilibirum Modeling. Applied method for trade policy analysis: A handbook, 122-155.

Frankel, A., Wei,  J. (1993), Trade blocs and currency blocs.

Ha, B. (2016), The Panorama for Vietnam’s Timber Industry with Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA): Opportunities and Challenges.

Hương, V. (2017), An application of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2).

Karingi, S., Lang, R., Oulmane, N., Perez, R., Jallab, M. S., & Hammouda, H. B. (2005), Economic and welfare impacts of the EU-Africa Economic Partnership Agreements.

Kalirajan, K. P. (2000), Indian ocean rim association for regional cooperation (IOR-ARC): Impact on Australia's trade,  Journal of Economic Integration, 533-547.

Katsioloudes, M. Hadjidakis, S. (2007), International business: a global perspective.

Krueger, A. (1997), Free trade agreements versus custom unions, Journal of Development Economics, 169-187.

Marshall, A. (1890), Principles of Economics.

Moinuddin, M. (2013), Fulfilling the promises of South Asian integration: A gravity estimation.

Negasi, Y. (2009), Trade effecs of regional economic integration in Africa: the case of SADC (Evidence from Gravity Modeling using disaggregated data), Services Sector Development and Impact on Poverty Thematic Working Group.

Oanh, N. (2017), How free trade agreements affect exports and imports in Vietnam.

Othieno, L., & Shinyekwa, I. (2011), Trade, revenue and welfare effects of the East African Community Customs Union Principle of Asymmetry on Uganda: an application of Wits-Smart simulation model.

Thắng, V. (2018), European-Vietnam Free Trade Agreement and Vietnam’s footwear.

Urata, S., Okabe, M. (2007), The impacts of free trade agreements on trade flows: An application of the gravity model approach (RIETI Discussion Paper Series 07-E-052), Tokyo: Research Institute of Economy, Trade & Industry.

Viner, J . (1950), Full employment at whatever cost, The quarterly journal of Economics, 385-407.

Viner, J. (1950) B, The customs union issue, London: Stevens.

Vu, H. (2017), An application of the SMART model to assess impacts of the EVFTA on Vietnam's imports of automobiles from the EU, VNU Journal of Science: Economics and Business, 33(2).

Walras, L. (1874), Elements of Pure Economics.

Wylie, J. (1995), Partial Equilibirum estimates of manufacturing trade creation and diversion due to NAFTA, The North American Journal of Economics and Finance, 65-84.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian betlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025cast ajans esenyurt escort bayancasinolevantcasinolevantBC.GameMarsbahis TWİTTERCasibom TWİTTERJojobet TWİTTERJojobet TWİTTERbetebetmakrobet girişperabet girişvirabetdeneme bonusu veren sitelercasibom güncel girişbeste casino på nett30 tl bonus veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法rulet siteleripoker sitelerimariobet girişbahis siteleriatomsportvmilanobet girişcasinolevantmarsbahis girişhttps://thebritishinvapetion.com/casibom girişGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişjackbetGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcasibomfilm izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbankobetsincan evden eve nakliyattubidy mp3 downloadsnaptiksnapinstacasinobeyaz, casinobeyaz giriş, casinobeyaz 2025, casinobeyaz telegramsnaptiktubidy mp3 downloadtubidycasibom güncelaustralian casino gamestaraftarium24selçuksportscasibomsuperbetincasibomcasibom girişdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelersweet bonanzadeneme bonusu veren sitelerbetgartubidy mp3 downloadsahabetyoutube to mp3dumanbetdeneme bonusu veren sitelerhitbetmarsbahis girişcasibomtambettambet girişselcuksportsAlev Casinoistanbul eskorttaraftarium24deneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis siteleristreameastimajbet1472meritking1615 comgrandpashabet2218casibom731451marsbahisyabancı dizi izlekmar sitelerimeritking1615451marsbahis comcasibom731 comgrandpashabet2218imajbet1472 comcasibom güncel girişcasibom güncel girişgrandpashabetMatadorbet TwitterPeptid Fiyatlarısahabetcasibomultrabetultrabetultrabetcasibomedukağıthane escortistanbul escortdeneme bonusu veren siteleressbahistubidyanime defenders scriptmatadorbetslot sitelericasino siteleriekrem abimarsbahiscasinolevantmeritkingbetturkeyBahissenin girişCiprobet Girişsolara executorsolara executordeneme bonusu veren sitelerholeyybahiscasinobahsegelbetebetbetgarantibetgrambetnanocandycasinokulisbetbetvakticeltabetcratosslotcratossportingexxenbetfenomenbetlordbahisprimebahismeritkingmadridbetkingroyalvaycasinorenbetslotbarcenabetgettobetbahisbeymeritbetbenimbahisbetrupiligobetbetorderesbetcasiwowefesbetromabetkralbetbetgarsetrabetonwindeniz taşımacılığıMarsbahis GirişMarsbahis Girişcasibomperabetperabetnorabahispusulabetmeritbetekremabiextrabet girişextrabetAnkara Escortjackbetcasibom girişmarsbahis güncelotobetonwin7slotscasibombahis casinoinagamingcasibommarsbahis1xbetmarsbahis girişBetkanyondeneme bonusu veren sitelerextrabetistanbul escortbetmatik girişoleybet girişotobetcasibom1wincenabetonwincratosslotdeneme bonusu veren sitelerdeniz taşımacılığıcasinolevant girişmatadorbet2024 deneme bonusu veren sitelerjojobetMadridbetMadridbetcasino sitelerijackbetjackbetjustin tvcasibom güncel girişcasibom girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtipobet girişcasibom girişbakırköy escortdizipalcasinolevantcasinolevantligobetcasibom girişGrandpashabetDeneme Bonusu 2025Grandpashabetselçuksportscasibommarsbahisjojobetmariobetaresbetmeritbetmeritkingmatadorbetotobet girişsahabetdeneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelermeritking girişhdfilmcehennemitelMobil Ödeme BozdurmaBahis ForumcubetvinootobetcenabetbetpuansekabetgrandpashabetbetpuanbasaribetcasibomdizipalCinsel Sohbetxslot7slotsselçuksportstürk porno izlepinupcasibombetvinocasibomjustintvizleİzmir escortFethiye escortAylık araç kiralamahttps://restauranttome.com/Casibomonwinetorobethd pornBets10 TWİTTERMobilbahis TWİTTERSahabet TWİTTEROnwin TWİTTERMeritbet TWİTTERHoliganbet TWİTTERMatbet TWİTTEROtobet TWİTTERBetebet TWİTTERbetebetpulibetvirabetdumanbetbetturkeycasibomextrabetextrabet girişhttps://www.flowerwyz.com/CasibomJojobethttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.elektroniksigarakeyfi.com/nakitbahisdumanbettipobetdinamobetvaycasinoultrabetmadridbettrendbetbetebetbetkanyonjojobet카지노사이트meritbetkingroyal twittermadridbetmatadorbet twittermeritking girişkulisbetsahabetmatadorbetkingroyalmarsbahisotobetgrandpashabet twittersahabet twitterkralbeterotik film izlecasibom girişstarzbetcasibomcasibomcasibomdumanbetroyalbetpincojojobet girişPhilip Capitalextrabetmarsbahiscasibomjojobetantep escortcasibom girişCasibom girişsınırsız pornocasibomtempobetbihis sitiliri 2025bihis sitiliri 2025artemisbet,artemisbet girişholiganbet girişmaltcasinobetgarantideneme bonusu veren sitelerbettilt 1winmavibetgalabetparibahisbetnanosultanbetparibahisbetparkmeritbetbetsmovegoldenbahisaresbetTümbetlunabetmilanobetbetmarinobetmarinosultanbetgrandpashabetidata randevubetturkeycasibomgiftcardmall/mygiftbetsatbetciobetkolikbetnanoextrabetroyalbetekrem abipulibetfixbet1xbetsahabetmarsbahismobilbahisonwincasinomaxi1xbetmeritbetjojobetjojobetsahabetjojobetmarsbahisonwindumanbetjojobetmarsbahisjoker card balancecasibomsahabetonwinmeritbetbetmoonhiltonbetartemisbetsekabetvaycasino1xbetcasinomaximobilbahismarsbahissahabetcasibomcasibom twittercasibom twitterbets10bets10bets10sahabetmatadorbetmatadorbetmatadorbetmatadorbetmobilbahiscasinomaxiultrabetdumanbet güncel girişultrabetultrabetultrabetultrabetvbetgiftcardmall/mygiftvbetbetcupngsbahisvbetimajbetsekabettempobetmatbetsekabetSahabetTipobetcoinbarotobetjojobetjojobetotobet girişperabetcasibomcasibomCasibomcasibom girişbetturkey padişahbetbets10betgitsahabetjojobetizmir escortjojobet girişonwintarafbetcasibomganobetizmir escortedebiyatzamani.com.trcasibom girişcasibom girişonwinjojobetemeklisondakika.com.trjojobetcasibom girişcasibomcasibomcasibom güncel girişmersobahiscasibom güncelcasibom giriş adresicasibom resmi girişmarsbahisBizbet Twitterjojobetjojobet girişjojobetjojobet girişmarsbahismarsbahis girişmarsbahis güncel girişmarsbahismarsbahis girişmarsbahis güncel girişjojobet girişjojobetjojobet güncel girişonwinmatadorbetcasibom girişmatadorbet twittercasibommatadorbet twittercasibom güncelholiganbet bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişbetwoonzbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişbethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuordu masajordu masaj salonuordu saunaordu türk hamamıordu mutlu son masaj salonuİstanbul Travestigüzel sözlerip stresserbetcioGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestiankara travestigaziantep travestiantalya escortantalya escortdimanit porn virtmeyen sitilerideneme sex amcik bedava sitileridinime cinsel izlebedava seks izlebiiihis sürtük sitmezleriporn seks sitmezleribedava erotizm sirkleridimanit free porn veren sitmezlermilf sex sürtük sitleribihis milf sirklerideneme milf porn virtmeyen izlebihis erotizm sitmezleribedava sex cinsel izlebedava sex seksi izlemilf sex sikis sitmezleridimanit bonis amcik izledimanit free porn amcik bedava izledidimot erotik sitleribihis seksi izlemilf sex cinsellik sitleribedava sex sürtük sirkleribedava sikis sirklerideneme bonus virten sitlerdinime erotik izlesex dinimet seksi sitleribiiihis seks sitmezleribedava erotizm sirklericasino erotizm sirklericazini porn seksi sitlerisex sürtük sitmezlerideneme bonus veren sitmezlerdeneme bonis amcik sirkleridinimi binisicisini sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirkimir sitiliridinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilircisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirbihis sitiliricisini sitiliridinimi binisicisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisidinimi binisi virin sitilirkimir sitiliricisini sitilirikimir sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitiliribihis sitiliri 2025kimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisicisini sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitiliridinimi binisikimir sitiliricisini sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirhipbethipbet girişhipbet yeni girişistanbul escortizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayantekirdağ escort bayancasibomNovibet Giriş