Sidebar

Magazine menu

25
T5, 04

Tạp chí KTĐN số 123

 

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Hoàng Thị Hòa[1]

 

Tóm tắt

       Trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ mạnh mẽ và toàn diện hơn bao giờ hết. Trong đó, phải kể đến việc nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt đối với các giảng viên dạy Tiếng Anh. Để hỗ trợ công cuộc đào tạo đó, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy ngoại ngữ. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn giới thiệu và đề xuất sử dụng bộ tiêu chí đánh giá năng lực các giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành.  Từ khóa: Tự đánh giá, năng lực, giảng dạy ngoại ngữ

Abstract

       In recent years, the Ministry of Education and Training has renovated the teaching and learning of foreign languages more strongly than ever before. In particular, it is necessary to improve the teaching capacity of foreign language lecturers, especially English teachers. To support that training, many domestic and foreign researchers in education developed sets of criteria to assess the competency of foreign language teachers in general. In this study, the author wishes to introduce some of the criteria used to survey and self-assess teachers in ESP Faculty and offer some suggestions afterwards.

  

Keywords: Self-assessment, competence, foreign language teaching

 

  1. Đặt vấn đề

Ngày nay, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt trong đào tạo đại học là một trong những mục tiêu chiến lược của Nhà nước và của các trường đại học. Một trong những điều kiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà các trường đại học đang sử dụng là kiểm định, đánh giá tất cả các khâu của quá trình giáo dục như đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá phương pháp giảng dạy,... Trong đó, đánh giá đội ngũ giảng viên, hay cụ thể là năng lực giảng viên cũng được đặt lên hàng đầu. 

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực giảng viên. Năm 2006, trường Đại học Quốc gia đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm mang tên “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội” do Nguyễn Đức Chính làm chủ nhiệm đề tài.

Cùng năm đó, trường Đại học Alberta (Canada) đã công bố các tiêu chí đánh giá để khen thưởng cũng như bổ nhiệm cán bộ giảng viên “Criteria for Merit Increments, Tenure and Promotion”. Tiến sĩ Holland cùng nhiều nhà khoa học khác đã xuất bản cuốn “The competency casebook” gồm 12 bài nghiên cứu về việc sử dụng các tiêu chí về năng lực cá nhân để đánh giá, giao việc, bổ nhiệm, khen thưởng và đào tạo.

 Korthagen (2004) đã phân chia năng lực giảng viên thành 4 nhóm tiêu chí, đó là: năng lực giảng dạy (methodological competency), năng lực chuyên môn (subject-oriented competency), năng lực truyền đạt (communicative/reflective thinking competency) và năng lực tổ chức (organizational competency) [2004: 77-97].

  Casey (1999) đã phân chia năng lực giảng viên thành 7 nhóm tiêu chí, đó là: năng lực phân tích và tổng hợp thông tin (ability to collect analyses and organize information), năng lực truyền đạt ý tưởng và thông tin (ability to communicate ideas and information), năng lực tổ chức và lập kế hoạch cho các hoạt động giảng dạy (ability to plan and organize activities), năng lực làm việc nhóm và hợp tác (ability to work with others and in teams), năng lực sử dụng ý tưởng và kỹ thuật toán học (ability to use mathematical ideas and techniques), năng lực giải quyết vấn đề (ability to solve problems), và năng lực sử dụng công nghệ thông tin (ability to use technologies). [1999: 79].

          Hong, Hornga, Lin and ChanLin (2008) đã phân chia năng lực giảng viên thành 5 nhóm tiêu chí, đó là: năng lực tư duy (mental capability), kỹ năng liên nhân (interpersonal skills), năng lực quản lý (management ability), năng lực chuyên môn (professional capability), và  tính cách cá nhân (personality traits). [2008: 4-20].

  1. Các bước tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên

Để xây dựng Bộ tiêu chí áp dụng để tự đánh giá và đánh giá giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, chúng tôi đã tiến hành các bước sau:

Một là, nghiên cứu và tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các chuyên gia trong giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành về các Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên, đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy ngoại ngữ hiện hành, các thông tư văn bản quy định về chức năng và nhiệm vụ của giảng viên, giảng viên ngoại ngữ,…

Hai là, dựa trên định nghĩa “năng lực là tổ hợp những phẩm chất về thể chất và trí lực giúp ích cho việc hoàn thành một công việc với mức độ chính xác nào đấy” (Quesbec-Ministere de l’Education, dẫn theo Nguyễn Thu Hà [2014: 57], chúng tôi tiến hành nghiên cứu các yêu cầu cụ thể về năng lực để đáp ứng các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành. Việc nghiên cứu này chúng tôi tiến hành theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thông qua các cơ sở lý thuyết về giảng viên dạy Tiếng Anh Chuyên ngành; Thông qua các bảng hỏi đánh giá năng lực giảng viên được chúng tôi thiết kế dựa trên các lý luận và lý thuyết đã được xây dựng trước đó; Thông qua phỏng vấn chuyên sâu các giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành có thâm niên cao và được đánh giá tốt trong giảng dạy và nghiên cứu,…

Ba là, trên cơ sở khung lý thuyết và lý luận đã có, chúng tôi tiến hành xây dựng dự thảo các tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành. Trong đó, chúng tôi chia năng lực giảng viên thành ba nhóm năng lực cụ thể để tiện cho việc mô tả tiêu chí.

Bốn là, chúng tôi đã tổ chức tọa đàm trao đổi chuyên sâu về dự thảo Bộ tiêu chí để lấy ý kiến của các chuyên gia. Đồng thời, chúng tôi cũng thiết kế bảng hỏi để đánh giá về nội dung các tiêu chí.

Cuối cùng, chúng tôi tiến hành hoàn thiện Bộ tiêu chí và tiến hành khảo sát, tự đánh giá.

  1. Nội dung Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành

NĂNG LỰC

NGÔN NGỮ VÀ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Chúng tôi xác định năng lực giảng viên Khoa tiếng Anh Chuyên ngành cần phải được nhận diện ở ba phẩm chất riêng biệt: một là, năng lực giảng dạy; hai là, năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành; ba là, năng lực nghiên cứu khoa học.

NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN KHOA TACN

NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂNG LỰC

GIẢNG DẠY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Năng lực giảng dạy

Tiêu chí 1: Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học.

Tiêu chí 2: Sử dụng phương pháp dạy học sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên; và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị thực hành phù hợp với thực tế để tập trung sự chú ý của sinh viên đối với bài giảng.

Tiêu chí 3: Cung cấp cho sinh viên kiến thức theo yêu cầu của môn học, bổ sung và cập nhật kiến thức mới.

Tiêu chí 4: Khuyến khích và tạo điều kiện giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

Tiêu chí 5: Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học trong lĩnh vực chuyên môn ở các mức độ khác nhau.

Tiêu chí 6: Giảng viên có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích các minh chứng đánh giá, biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá để đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khách quan, công bằng và chuẩn xác.

Tiêu chí 7: Giảng viên biết thu thập thông tin để lập các kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cho hoạt động dạy học; biết huy động, phân phối, tổ chức các nguồn lực, quản lý lớp học để thực hiện tốt các hoạt động dạy học; hướng dẫn, điều hành công việc học tập trong lớp, nhóm, đảm bảo tiến trình và thời gian dạy học để việc dạy học đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Tiêu chí 8: Tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng được mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.

Tiêu chí 9: Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mền phục vụ cho giảng dạy.

Tiêu chí 10: Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo: đánh giá các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.

Tiêu chí 11: Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy.

  • Năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành

Tiêu chí 1: Năng lực sử dụng ngoại ngữ của giảng viên

- Giảng viên có năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo cho việc giảng dạy.

- Giảng viên có thể tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực ngôn ngữ.

Tiêu chí 2: Kiến thức về Khung năng lực ngoại ngữ

- Giảng viên hiểu về Khung năng lực ngoại ngữ CEFR ở mức độ vừa đủ cho việc giảng dạy.

- Giảng viên có thể ứng dụng linh hoạt Khung CEFR trong quá trình giảng dạy.

Tiêu chí 3: Kiến thức về ngôn ngữ như một hệ thống

- Giảng viên có kiến thức tốt về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh.

- Giảng viên có thể giảng dạy các kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cho sinh viên.

Tiêu chí 4: Kiến thức về cách học ngoại ngữ - tiếng Anh

- Giảng viên nắm vững các bước giảng dạy môn tiếng Anh.

- Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ vào quá trình tự trau dồi kiến thứcTiếng Anh

- Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh.

Tiêu chí 5: Văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh

- Giảng viên có kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

- Giảng viên có thể lồng ghép các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.

- Giảng viên có thể vận dụng các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh để nâng cao giá trị các bài giảng.

Tiêu chí 6: Nội dung học thuật và kiến thức về chuyên ngành bằng tiếng Anh

- Giảng viên có kiến thức tốt về các chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Giảng viên có năng lực hướng dẫn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong giảng dạy các môn tiếng Anh chuyên ngành.

- Giảng viên có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

Tiêu chí 7: Khung chương trình ngôn ngữ

- Giảng viên hiểu về khung chương trình đang giảng dạy.

- Giảng viên có thể vận dụng và thể hiện những mục tiêu giảng dạy của khung chương trình.

3.3. Năng lực nghiên cứu

Tiêu chí 1: Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, phù hợp với trình độ của sinh viên.

Tiêu chí 2: Có khả năng giảng dạy hệ sau đại học, hướng dẫn viết báo cáo thực tập, viết khóa luận, viết luận văn,...

Tiêu chí 3: Có khả năng chủ trì các buổi tọa đàm, thảo luận và khóa học đào tạo về lĩnh vực chuyên môn.

Tiêu chí 4: Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục, trình bày báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế.

Tiêu chí 5: Có khả năng phản biện các bài báo của đồng nghiệp, viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.

Tiêu chí 6: Đạt được các giải thưởng về giáo dục trong và ngoài nước.

Tiêu chí 7: Có các ấn phẩm chất lượng được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt các tạp chí danh tiếng) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.

Tiêu chí 8: Thực hiện các đề tài, dự án, và các công trình nghiên cứu khoa học.

  1. Khảo sát sơ bộ năng lực giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành: Kết quả và Đề xuất

          Sau khi tiến hành khảo sát việc tự đánh giá năng lực của các giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành với bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

 

I.  Năng lực giảng dạy

1

(%)

2

(%)

3

(%)

4

(%)

5

(%)

 

 

1.1

Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học.

0

0

4,3

30,4

65,2

 

 

1.2

Sử dụng phương pháp dạy học sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên; và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị thực hành phù hợp với thực tế để tập trung sự chú ý của sinh viên đối với bài giảng.

0

4,3

4,3

30,4

60,9

 

 

1.3

Cung cấp cho sinh viên kiến thức theo yêu cầu của môn học, bổ sung và cập nhật kiến thức mới.

0

0

0

8,7

91,3

 

 

1.4

Khuyến khích và tạo điều kiện giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

0

4,3

4,3

30,4

39,1

 

 

1.5

Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học trong lĩnh vực chuyên môn ở các mức độ khác nhau.

0

13

26,1

43,5

17,4

 

 

1.6

Giảng viên có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích các minh chứng đánh giá, biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá để đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khách quan, công bằng và chuẩn xác.

0

0

26,1

43,5

30,4

 

 

1.7

Giảng viên biết thu thập thông tin để lập các kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cho hoạt động dạy học; biết huy động, phân phối, tổ chức các nguồn lực, quản lý lớp học để thực hiện tốt các hoạt động dạy học; hướng dẫn, điều hành công việc học tập trong lớp, nhóm, đảm bảo tiến trình và thời gian dạy học để việc dạy học đạt được mục tiêu đã đề ra. 

0

 

 

8,7

13

39,1

39,1

 

 

1. 8

Tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng được mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.

21,7

13

43,5

13

8,713

 

 

1.9

Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ cho giảng dạy.

0

0

13

34,8

47,8

 

 

1.10

Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo: đánh giá các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.

0

4,3

39,1

39,1

17,4

 

 

1.11

Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, và sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy.

4,3

 

8,7

34,8

26,1

26,1

 

 

II. Năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành

1

2

3

4

5

 

 

2.1

Năng lực sử dụng ngoại ngữ của giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Giảng viên có năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo cho việc giảng dạy.

0

0

8,7

26,1

65,2

 

 

2.1.2

Giảng viên có thể tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực ngôn ngữ. 

0

4,3

21,7

26,1

47,8

 

 

2.2

Kiến thức về Khung năng lực ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Giảng viên hiểu về Khung năng lực ngoại ngữ CEFR ở mức độ vừa đủ cho việc giảng dạy.

0

4,3

13

13

69,6

 

 

2.2.2

Giảng viên có thể ứng dụng linh hoạt Khung CEFR trong quá trình giảng dạy.

0

0

21,7

17,4

60,9

 

 

2.3

Kiến thức về ngôn ngữ như một hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Giảng viên có kiến thức tốt về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh.

0

0

17,4

8,7

73,9

 

 

2.3.2

Giảng viên có thể giảng dạy các kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cho sinh viên.

0

4,3

26,1

21,7

47,8

 

 

2.4

Kiến thức về cách học ngoại ngữ - tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Giảng viên nắm vững các bước giảng dạy môn tiếng Anh.

0

0

17,4

21,7

60,9

 

 

2.4.2

Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ vào quá trình tự trau dồi kiến thức Tiếng Anh.

0

0

30,4

26,1

43,5

 

 

2.4.3

Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh.

0

0

17,4

34,8

47,8

 

 

2.5

Văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

2.5.1

Giảng viên có kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

0

8,7

39,1

17,4

34,8

 

 

2.5.2

Giảng viên có thể lồng ghép các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.

4,3

0

34,8

26,1

34,8

 

 

2.5.3

Giảng viên có thể vận dụng các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh để nâng cao giá trị các bài giảng.

4,3

0

43,5

17,4

34,8

 

 

2.6

Nội dung học thuật và kiến thức về chuyên ngành bằng tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

2.6.1

Giảng viên có kiến thức tốt về các chuyên ngành bằng tiếng Anh.

0

4,3

43,5

30,4

21,7

 

 

2.6.2

Giảng viên có năng lực hướng dẫn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong giảng dạy các môn tiếng Anh chuyên ngành.

0

0

34,8

34,8

30,4

 

 

2.6.3

Giảng viên có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

0

0

34,8

39,1

26,1

 

 

2.7

Khung chương trình ngôn ngữ

 

 

 

 

 

 

 

2.7.1

Giảng viên hiểu về khung chương trình đang giảng dạy.

0

0

13

13

73,9

 

 

2.7.2

Giảng viên có thể vận dụng và thể hiện những mục tiêu giảng dạy của khung chương trình.

0

0

4,3

30,4

65,2

 

 

III. Năng lực nghiên cứu

1

2

3

4

5

 

 

3.1

Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, phù hợp với trình độ của sinh viên.

0

 

0

26,1

30,4

43,5

 

 

3.2

Có khả năng giảng dạy hệ sau đại học, hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, và nghiên cứu sinh.

0

13

17,4

34,8

34,8

 

 

3.3

Có khả năng đánh giá sinh viên, cụ thể tại các hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.

13

13

30,4

17,4

26,1

 

 

3.4

Có khả năng chủ trì các buổi tòa đàm, thảo luận và khóa học đào tạo về lĩnh vực chuyên môn.

13

 

4,3

26,1

21,7

34,8

 

 

3.5

Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục, trình bày báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế.

0

13

34,8

26,1

26,1

 

 

3.6

Có khả năng phản biện các bài báo của đồng nghiệp, viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.

30,4

 

17,4

30,4

13

8,7

 

 

3.7

Đạt được các giải thưởng về giáo dục trong và ngoài nước.

13

8,7

30,4

26,1

21,7

 

 

3.8

Có các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt các tạp chí danh tiếng) hoặc các hội nghị khoa học trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.

13

8,7

30,4

26,1

21,7

 

 

3.9

Thực hiện các đề tài, dự án, và các công trình nghiên cứu khoa học.

8,7

8,7

26,1

26,1

30,4

 

 

 
   
   
                   

          Nguồn: Tác giả

Trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, chúng tôi có nhận xét và đề xuất như sau:

          Một là, các giảng viên ngoại ngữ nói chung và các giảng viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành có điểm thành tích về Nghiên cứu khoa học có mức điểm ở mức trung bình khá đến thấp hoặc rất thấp. Phổ điểm chủ yếu có được ở các tiêu chí ban đầu. Điều này cho thấy, cần phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành tham gia nhiều hơn các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, để họ có thể phấn đấu đáp ứng yêu cầu đặt ra về nghiên cứu khoa học đối với các giảng viên nói chung.

Hai là, yêu cầu về lĩnh vực chuyên ngành giáo viên ngoại ngữ cần phải được trau dồi các kiến thức chuyên ngành, các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn trong chuyên ngành mình giảng dạy. Có như vậy, giảng viên mới có thể khai thác được hết nội dung cần giảng dạy, cũng như truyền đạt được một cách trọn vẹn, đầy đủ các mục tiêu của môn học.

Ba là, để không đánh giá năng lực giảng viên ngoại ngữ nói chung cũng như năng lực giảng viên ngữ chuyên ngành, cần phải xác định những tiêu chí nòng cốt cần hoàn thiện mức tốt trở lên và những tiêu chí bổ trợ ở mức trung bình trở lên,… Theo đó, việc giảng viên tự đánh giá sẽ có hiệu quả hơn. Bởi lẽ, sau khi tự đánh giá năng lực của bản thân, mỗi giảng viên sẽ tự xây dựng cho mình kế hoạch nâng cao năng lực, tự bồi dưỡng và học tập ngắn hạn và dài hạn, cấp thiết hoặc lâu dài,… dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực theo yêu cầu đã được xếp theo thứ tự ưu tiên. Do đó, bộ tiêu chí chúng tôi đưa ra đã chủ động sắp xếp theo một trật tự như thế. Do đó, giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành có thể soi vào và tích lũy dần dần các năng lực cần có. Tuy nhiên, cũng có thể có nhiều tiêu chí được xếp sau song giảng viên đã đạt được. Điều này cũng thể hiện sự đa dạng trong năng lực và sở trường của các giảng viên.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Đức Chính (2006), Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội”, Mã số: QGTĐ.02.06, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Nguyễn Thu Hà (2014), “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục, Tập 30, số 2, tr.56-64.
  3. Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974, tr. 497.
  4. Nguyễn Thị Tuyết (2008), “Tiêu chí đánh giá giảng viên”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 24, tr.131-135.
  5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, tại www.moet.gov.vn, truy cập ngày 8/10/2019.
  6. Casey, D (1999), Method and procedure for developing competency standards. Regency Institute of TAFE, Sydney.
  7. Honga, J., Hornga, J., Lin, C., & ChanLin, L (2008), Competency disparity between pre-service teacher education and in-service teaching requirements in Taiwan, International Journal of Educational Development, 28, pp. 4-20.
  8. Korthagen, F (2004), “In search of the essence of a good teacher: toward a more holistic approach in teacher education”, Teaching and Teacher Education, 20 (1), pp. 77-97.
  9. The faculty of Science (2006), Criteria for Merit Increments, Tenure and Promotion, University of Alberta, Canada.

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hoaht@ftu.edu.vn

 

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN KHOA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Hoàng Thị Hòa[1]

 

Tóm tắt

       Trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ mạnh mẽ và toàn diện hơn bao giờ hết. Trong đó, phải kể đến việc nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt đối với các giảng viên dạy Tiếng Anh. Để hỗ trợ công cuộc đào tạo đó, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy ngoại ngữ. Trong nghiên cứu này, tác giả mong muốn giới thiệu và đề xuất sử dụng bộ tiêu chí đánh giá năng lực các giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành.  Từ khóa: Tự đánh giá, năng lực, giảng dạy ngoại ngữ

Abstract

       In recent years, the Ministry of Education and Training has renovated the teaching and learning of foreign languages more strongly than ever before. In particular, it is necessary to improve the teaching capacity of foreign language lecturers, especially English teachers. To support that training, many domestic and foreign researchers in education developed sets of criteria to assess the competency of foreign language teachers in general. In this study, the author wishes to introduce some of the criteria used to survey and self-assess teachers in ESP Faculty and offer some suggestions afterwards.

  

Keywords: Self-assessment, competence, foreign language teaching

 

  1. Đặt vấn đề

Ngày nay, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt trong đào tạo đại học là một trong những mục tiêu chiến lược của Nhà nước và của các trường đại học. Một trong những điều kiện để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà các trường đại học đang sử dụng là kiểm định, đánh giá tất cả các khâu của quá trình giáo dục như đánh giá chương trình đào tạo, đánh giá phương pháp giảng dạy,... Trong đó, đánh giá đội ngũ giảng viên, hay cụ thể là năng lực giảng viên cũng được đặt lên hàng đầu. 

Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực giảng viên. Năm 2006, trường Đại học Quốc gia đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm mang tên “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội” do Nguyễn Đức Chính làm chủ nhiệm đề tài.

Cùng năm đó, trường Đại học Alberta (Canada) đã công bố các tiêu chí đánh giá để khen thưởng cũng như bổ nhiệm cán bộ giảng viên “Criteria for Merit Increments, Tenure and Promotion”. Tiến sĩ Holland cùng nhiều nhà khoa học khác đã xuất bản cuốn “The competency casebook” gồm 12 bài nghiên cứu về việc sử dụng các tiêu chí về năng lực cá nhân để đánh giá, giao việc, bổ nhiệm, khen thưởng và đào tạo.

 Korthagen (2004) đã phân chia năng lực giảng viên thành 4 nhóm tiêu chí, đó là: năng lực giảng dạy (methodological competency), năng lực chuyên môn (subject-oriented competency), năng lực truyền đạt (communicative/reflective thinking competency) và năng lực tổ chức (organizational competency) [2004: 77-97].

  Casey (1999) đã phân chia năng lực giảng viên thành 7 nhóm tiêu chí, đó là: năng lực phân tích và tổng hợp thông tin (ability to collect analyses and organize information), năng lực truyền đạt ý tưởng và thông tin (ability to communicate ideas and information), năng lực tổ chức và lập kế hoạch cho các hoạt động giảng dạy (ability to plan and organize activities), năng lực làm việc nhóm và hợp tác (ability to work with others and in teams), năng lực sử dụng ý tưởng và kỹ thuật toán học (ability to use mathematical ideas and techniques), năng lực giải quyết vấn đề (ability to solve problems), và năng lực sử dụng công nghệ thông tin (ability to use technologies). [1999: 79].

          Hong, Hornga, Lin and ChanLin (2008) đã phân chia năng lực giảng viên thành 5 nhóm tiêu chí, đó là: năng lực tư duy (mental capability), kỹ năng liên nhân (interpersonal skills), năng lực quản lý (management ability), năng lực chuyên môn (professional capability), và  tính cách cá nhân (personality traits). [2008: 4-20].

  1. Các bước tiến hành xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên

Để xây dựng Bộ tiêu chí áp dụng để tự đánh giá và đánh giá giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, chúng tôi đã tiến hành các bước sau:

Một là, nghiên cứu và tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của các chuyên gia trong giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành về các Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên, đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy ngoại ngữ hiện hành, các thông tư văn bản quy định về chức năng và nhiệm vụ của giảng viên, giảng viên ngoại ngữ,…

Hai là, dựa trên định nghĩa “năng lực là tổ hợp những phẩm chất về thể chất và trí lực giúp ích cho việc hoàn thành một công việc với mức độ chính xác nào đấy” (Quesbec-Ministere de l’Education, dẫn theo Nguyễn Thu Hà [2014: 57], chúng tôi tiến hành nghiên cứu các yêu cầu cụ thể về năng lực để đáp ứng các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành. Việc nghiên cứu này chúng tôi tiến hành theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Thông qua các cơ sở lý thuyết về giảng viên dạy Tiếng Anh Chuyên ngành; Thông qua các bảng hỏi đánh giá năng lực giảng viên được chúng tôi thiết kế dựa trên các lý luận và lý thuyết đã được xây dựng trước đó; Thông qua phỏng vấn chuyên sâu các giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành có thâm niên cao và được đánh giá tốt trong giảng dạy và nghiên cứu,…

Ba là, trên cơ sở khung lý thuyết và lý luận đã có, chúng tôi tiến hành xây dựng dự thảo các tiêu chuẩn đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành. Trong đó, chúng tôi chia năng lực giảng viên thành ba nhóm năng lực cụ thể để tiện cho việc mô tả tiêu chí.

Bốn là, chúng tôi đã tổ chức tọa đàm trao đổi chuyên sâu về dự thảo Bộ tiêu chí để lấy ý kiến của các chuyên gia. Đồng thời, chúng tôi cũng thiết kế bảng hỏi để đánh giá về nội dung các tiêu chí.

Cuối cùng, chúng tôi tiến hành hoàn thiện Bộ tiêu chí và tiến hành khảo sát, tự đánh giá.

  1. Nội dung Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành

NĂNG LỰC

NGÔN NGỮ VÀ KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Chúng tôi xác định năng lực giảng viên Khoa tiếng Anh Chuyên ngành cần phải được nhận diện ở ba phẩm chất riêng biệt: một là, năng lực giảng dạy; hai là, năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành; ba là, năng lực nghiên cứu khoa học.

NĂNG LỰC GIẢNG VIÊN KHOA TACN

NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NĂNG LỰC

GIẢNG DẠY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Năng lực giảng dạy

Tiêu chí 1: Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học.

Tiêu chí 2: Sử dụng phương pháp dạy học sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên; và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị thực hành phù hợp với thực tế để tập trung sự chú ý của sinh viên đối với bài giảng.

Tiêu chí 3: Cung cấp cho sinh viên kiến thức theo yêu cầu của môn học, bổ sung và cập nhật kiến thức mới.

Tiêu chí 4: Khuyến khích và tạo điều kiện giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

Tiêu chí 5: Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học trong lĩnh vực chuyên môn ở các mức độ khác nhau.

Tiêu chí 6: Giảng viên có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích các minh chứng đánh giá, biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá để đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khách quan, công bằng và chuẩn xác.

Tiêu chí 7: Giảng viên biết thu thập thông tin để lập các kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cho hoạt động dạy học; biết huy động, phân phối, tổ chức các nguồn lực, quản lý lớp học để thực hiện tốt các hoạt động dạy học; hướng dẫn, điều hành công việc học tập trong lớp, nhóm, đảm bảo tiến trình và thời gian dạy học để việc dạy học đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Tiêu chí 8: Tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng được mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.

Tiêu chí 9: Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mền phục vụ cho giảng dạy.

Tiêu chí 10: Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo: đánh giá các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.

Tiêu chí 11: Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy.

  • Năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành

Tiêu chí 1: Năng lực sử dụng ngoại ngữ của giảng viên

- Giảng viên có năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo cho việc giảng dạy.

- Giảng viên có thể tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực ngôn ngữ.

Tiêu chí 2: Kiến thức về Khung năng lực ngoại ngữ

- Giảng viên hiểu về Khung năng lực ngoại ngữ CEFR ở mức độ vừa đủ cho việc giảng dạy.

- Giảng viên có thể ứng dụng linh hoạt Khung CEFR trong quá trình giảng dạy.

Tiêu chí 3: Kiến thức về ngôn ngữ như một hệ thống

- Giảng viên có kiến thức tốt về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh.

- Giảng viên có thể giảng dạy các kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cho sinh viên.

Tiêu chí 4: Kiến thức về cách học ngoại ngữ - tiếng Anh

- Giảng viên nắm vững các bước giảng dạy môn tiếng Anh.

- Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ vào quá trình tự trau dồi kiến thứcTiếng Anh

- Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh.

Tiêu chí 5: Văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh

- Giảng viên có kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

- Giảng viên có thể lồng ghép các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.

- Giảng viên có thể vận dụng các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh để nâng cao giá trị các bài giảng.

Tiêu chí 6: Nội dung học thuật và kiến thức về chuyên ngành bằng tiếng Anh

- Giảng viên có kiến thức tốt về các chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Giảng viên có năng lực hướng dẫn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong giảng dạy các môn tiếng Anh chuyên ngành.

- Giảng viên có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

Tiêu chí 7: Khung chương trình ngôn ngữ

- Giảng viên hiểu về khung chương trình đang giảng dạy.

- Giảng viên có thể vận dụng và thể hiện những mục tiêu giảng dạy của khung chương trình.

3.3. Năng lực nghiên cứu

Tiêu chí 1: Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, phù hợp với trình độ của sinh viên.

Tiêu chí 2: Có khả năng giảng dạy hệ sau đại học, hướng dẫn viết báo cáo thực tập, viết khóa luận, viết luận văn,...

Tiêu chí 3: Có khả năng chủ trì các buổi tọa đàm, thảo luận và khóa học đào tạo về lĩnh vực chuyên môn.

Tiêu chí 4: Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục, trình bày báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế.

Tiêu chí 5: Có khả năng phản biện các bài báo của đồng nghiệp, viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.

Tiêu chí 6: Đạt được các giải thưởng về giáo dục trong và ngoài nước.

Tiêu chí 7: Có các ấn phẩm chất lượng được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt các tạp chí danh tiếng) hoặc các hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.

Tiêu chí 8: Thực hiện các đề tài, dự án, và các công trình nghiên cứu khoa học.

  1. Khảo sát sơ bộ năng lực giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành: Kết quả và Đề xuất

          Sau khi tiến hành khảo sát việc tự đánh giá năng lực của các giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành với bộ tiêu chí đánh giá năng lực giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

 

I.  Năng lực giảng dạy

1

(%)

2

(%)

3

(%)

4

(%)

5

(%)

 

 

1.1

Thiết kế và trình bày bài giảng phù hợp với trình độ kiến thức của của sinh viên cho mỗi môn học.

0

0

4,3

30,4

65,2

 

 

1.2

Sử dụng phương pháp dạy học sáng tạo nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên; và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị thực hành phù hợp với thực tế để tập trung sự chú ý của sinh viên đối với bài giảng.

0

4,3

4,3

30,4

60,9

 

 

1.3

Cung cấp cho sinh viên kiến thức theo yêu cầu của môn học, bổ sung và cập nhật kiến thức mới.

0

0

0

8,7

91,3

 

 

1.4

Khuyến khích và tạo điều kiện giúp sinh viên phát triển tính sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng độc lập nghiên cứu và giải quyết vấn đề.

0

4,3

4,3

30,4

39,1

 

 

1.5

Có khả năng giảng dạy được nhiều môn học trong lĩnh vực chuyên môn ở các mức độ khác nhau.

0

13

26,1

43,5

17,4

 

 

1.6

Giảng viên có năng lực biên soạn công cụ đánh giá, sử dụng các công cụ đánh giá, phân tích các minh chứng đánh giá, biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra đánh giá để đánh giá kết quả học tập của sinh viên được khách quan, công bằng và chuẩn xác.

0

0

26,1

43,5

30,4

 

 

1.7

Giảng viên biết thu thập thông tin để lập các kế hoạch, lịch trình, thời gian biểu cho hoạt động dạy học; biết huy động, phân phối, tổ chức các nguồn lực, quản lý lớp học để thực hiện tốt các hoạt động dạy học; hướng dẫn, điều hành công việc học tập trong lớp, nhóm, đảm bảo tiến trình và thời gian dạy học để việc dạy học đạt được mục tiêu đã đề ra. 

0

 

 

8,7

13

39,1

39,1

 

 

1. 8

Tư vấn cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học phù hợp, giúp sinh viên xây dựng được mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp.

21,7

13

43,5

13

8,713

 

 

1.9

Tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, như kỹ năng trình bày, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ cho giảng dạy.

0

0

13

34,8

47,8

 

 

1.10

Đánh giá và phát triển chương trình đào tạo: đánh giá các môn học, phát triển và đổi mới nội dung các bài thực tập, thực hành bao gồm điều chỉnh nội dung môn học cho cập nhật.

0

4,3

39,1

39,1

17,4

 

 

1.11

Đánh giá và phát triển học liệu phục vụ cho giảng dạy, như các công cụ dùng cho giảng dạy, tài liệu hướng dẫn học tập, hướng dẫn làm việc theo nhóm, đào tạo từ xa, và sử dụng các công cụ hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy.

4,3

 

8,7

34,8

26,1

26,1

 

 

II. Năng lực ngôn ngữ và kiến thức chuyên ngành

1

2

3

4

5

 

 

2.1

Năng lực sử dụng ngoại ngữ của giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Giảng viên có năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo cho việc giảng dạy.

0

0

8,7

26,1

65,2

 

 

2.1.2

Giảng viên có thể tìm kiếm cơ hội để nâng cao năng lực ngôn ngữ. 

0

4,3

21,7

26,1

47,8

 

 

2.2

Kiến thức về Khung năng lực ngoại ngữ

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Giảng viên hiểu về Khung năng lực ngoại ngữ CEFR ở mức độ vừa đủ cho việc giảng dạy.

0

4,3

13

13

69,6

 

 

2.2.2

Giảng viên có thể ứng dụng linh hoạt Khung CEFR trong quá trình giảng dạy.

0

0

21,7

17,4

60,9

 

 

2.3

Kiến thức về ngôn ngữ như một hệ thống

 

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Giảng viên có kiến thức tốt về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh.

0

0

17,4

8,7

73,9

 

 

2.3.2

Giảng viên có thể giảng dạy các kiến thức về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh cho sinh viên.

0

4,3

26,1

21,7

47,8

 

 

2.4

Kiến thức về cách học ngoại ngữ - tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

2.4.1

Giảng viên nắm vững các bước giảng dạy môn tiếng Anh.

0

0

17,4

21,7

60,9

 

 

2.4.2

Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ vào quá trình tự trau dồi kiến thức Tiếng Anh.

0

0

30,4

26,1

43,5

 

 

2.4.3

Giảng viên biết ứng dụng cách học ngoại ngữ trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh.

0

0

17,4

34,8

47,8

 

 

2.5

Văn hóa của các quốc gia nói tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

2.5.1

Giảng viên có kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

0

8,7

39,1

17,4

34,8

 

 

2.5.2

Giảng viên có thể lồng ghép các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh trong bài giảng trên lớp.

4,3

0

34,8

26,1

34,8

 

 

2.5.3

Giảng viên có thể vận dụng các kiến thức về văn hóa của các nước nói tiếng Anh để nâng cao giá trị các bài giảng.

4,3

0

43,5

17,4

34,8

 

 

2.6

Nội dung học thuật và kiến thức về chuyên ngành bằng tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

2.6.1

Giảng viên có kiến thức tốt về các chuyên ngành bằng tiếng Anh.

0

4,3

43,5

30,4

21,7

 

 

2.6.2

Giảng viên có năng lực hướng dẫn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong giảng dạy các môn tiếng Anh chuyên ngành.

0

0

34,8

34,8

30,4

 

 

2.6.3

Giảng viên có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

0

0

34,8

39,1

26,1

 

 

2.7

Khung chương trình ngôn ngữ

 

 

 

 

 

 

 

2.7.1

Giảng viên hiểu về khung chương trình đang giảng dạy.

0

0

13

13

73,9

 

 

2.7.2

Giảng viên có thể vận dụng và thể hiện những mục tiêu giảng dạy của khung chương trình.

0

0

4,3

30,4

65,2

 

 

III. Năng lực nghiên cứu

1

2

3

4

5

 

 

3.1

Luôn có những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy thể hiện ở việc áp dụng các kỹ năng giảng dạy mới, sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá mới, phù hợp với trình độ của sinh viên.

0

 

0

26,1

30,4

43,5

 

 

3.2

Có khả năng giảng dạy hệ sau đại học, hướng dẫn luận văn, luận án cho học viên cao học, và nghiên cứu sinh.

0

13

17,4

34,8

34,8

 

 

3.3

Có khả năng đánh giá sinh viên, cụ thể tại các hội đồng chấm khóa luận, luận văn hoặc luận án.

13

13

30,4

17,4

26,1

 

 

3.4

Có khả năng chủ trì các buổi tòa đàm, thảo luận và khóa học đào tạo về lĩnh vực chuyên môn.

13

 

4,3

26,1

21,7

34,8

 

 

3.5

Trình bày báo cáo về lĩnh vực giáo dục, trình bày báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế.

0

13

34,8

26,1

26,1

 

 

3.6

Có khả năng phản biện các bài báo của đồng nghiệp, viết sách, xây dựng bài giảng qua các băng Video, đĩa CD.

30,4

 

17,4

30,4

13

8,7

 

 

3.7

Đạt được các giải thưởng về giáo dục trong và ngoài nước.

13

8,7

30,4

26,1

21,7

 

 

3.8

Có các ấn phẩm được xuất bản trong các tạp chí khoa học (đặc biệt các tạp chí danh tiếng) hoặc các hội nghị khoa học trong và ngoài nước liên quan đến các công trình nghiên cứu.

13

8,7

30,4

26,1

21,7

 

 

3.9

Thực hiện các đề tài, dự án, và các công trình nghiên cứu khoa học.

8,7

8,7

26,1

26,1

30,4

 

 

 
   
   
                   

          Nguồn: Tác giả

Trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành, chúng tôi có nhận xét và đề xuất như sau:

          Một là, các giảng viên ngoại ngữ nói chung và các giảng viên dạy ngoại ngữ chuyên ngành có điểm thành tích về Nghiên cứu khoa học có mức điểm ở mức trung bình khá đến thấp hoặc rất thấp. Phổ điểm chủ yếu có được ở các tiêu chí ban đầu. Điều này cho thấy, cần phải có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích giảng viên Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành tham gia nhiều hơn các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, để họ có thể phấn đấu đáp ứng yêu cầu đặt ra về nghiên cứu khoa học đối với các giảng viên nói chung.

Hai là, yêu cầu về lĩnh vực chuyên ngành giáo viên ngoại ngữ cần phải được trau dồi các kiến thức chuyên ngành, các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn trong chuyên ngành mình giảng dạy. Có như vậy, giảng viên mới có thể khai thác được hết nội dung cần giảng dạy, cũng như truyền đạt được một cách trọn vẹn, đầy đủ các mục tiêu của môn học.

Ba là, để không đánh giá năng lực giảng viên ngoại ngữ nói chung cũng như năng lực giảng viên ngữ chuyên ngành, cần phải xác định những tiêu chí nòng cốt cần hoàn thiện mức tốt trở lên và những tiêu chí bổ trợ ở mức trung bình trở lên,… Theo đó, việc giảng viên tự đánh giá sẽ có hiệu quả hơn. Bởi lẽ, sau khi tự đánh giá năng lực của bản thân, mỗi giảng viên sẽ tự xây dựng cho mình kế hoạch nâng cao năng lực, tự bồi dưỡng và học tập ngắn hạn và dài hạn, cấp thiết hoặc lâu dài,… dựa trên những tiêu chí đánh giá năng lực theo yêu cầu đã được xếp theo thứ tự ưu tiên. Do đó, bộ tiêu chí chúng tôi đưa ra đã chủ động sắp xếp theo một trật tự như thế. Do đó, giảng viên giảng dạy Tiếng Anh Chuyên ngành có thể soi vào và tích lũy dần dần các năng lực cần có. Tuy nhiên, cũng có thể có nhiều tiêu chí được xếp sau song giảng viên đã đạt được. Điều này cũng thể hiện sự đa dạng trong năng lực và sở trường của các giảng viên.

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Đức Chính (2006), Báo cáo nghiệm thu đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội”, Mã số: QGTĐ.02.06, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Nguyễn Thu Hà (2014), “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục: Một số vấn đề lí luận cơ bản”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục, Tập 30, số 2, tr.56-64.
  3. Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1974, tr. 497.
  4. Nguyễn Thị Tuyết (2008), “Tiêu chí đánh giá giảng viên”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 24, tr.131-135.
  5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm, tại www.moet.gov.vn, truy cập ngày 8/10/2019.
  6. Casey, D (1999), Method and procedure for developing competency standards. Regency Institute of TAFE, Sydney.
  7. Honga, J., Hornga, J., Lin, C., & ChanLin, L (2008), Competency disparity between pre-service teacher education and in-service teaching requirements in Taiwan, International Journal of Educational Development, 28, pp. 4-20.
  8. Korthagen, F (2004), “In search of the essence of a good teacher: toward a more holistic approach in teacher education”, Teaching and Teacher Education, 20 (1), pp. 77-97.
  9. The faculty of Science (2006), Criteria for Merit Increments, Tenure and Promotion, University of Alberta, Canada.

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.