Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 123

 

Quản trị tuân thủ: những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam

Tăng Văn Nghĩa[1]

Nguyễn Phước Tài[2]

 

Tóm tắt

Vụ việc nước sinh hoạt của công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà cung cấp cho người dân Hà Nội bị nhiễm độc đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro của an ninh nguồn nước sinh hoạt. Sự thiệt hại và chi phí khắc phục hậu quả ở các khía cạnh vật chất, sức khỏe và tinh thần của người dân (người sử dụng nguồn nước) là to lớn và chưa thể đánh giá hết được. Vấn đề đặt ra cũng đồng thời là nguyên nhân của sự cố chính là công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà thiếu ý thức tuân thủ, không có chương trình tuân thủ, hay nói một cách khác: công ty không có quản trị tuân thủ - nhân tố có thể nhận diện, đánh giá, đo lường và khắc phục rủi ro trong hoạt động của mình. Không có hệ thống tuân thủ, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những thách thức to lớn về khắc phục hậu quả và bồi thường tổn thất phát sinh. Bài viết giới thiệu và phân tích những nội dung chính của quản trị tuân thủ, trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý cho nhà quản trị nhận diện và có thể áp dụng quản trị tuân thủ cho doanh nghiệp của mình.

Từ khóa: Quản trị doanh nghiệp, Tuân thủ, Quản trị tuân thủ.

Abstract

The incident of contaminated water of Song Da Water Investment Joint Stock Company (JSC) provided to Hanoi citizens has raised the alarm about the risk of drinking water security. In terms of financial, physical and mental health, the damage and the cost of remedying damage from which water users have been suffered are enormous and difficult to be fully assessed. The main underlying reason is that the Company lacks awareness of compliance, or it has no compliance program, or in other words, it does not apply the compliance management to recognize, assess, measure and overcome risks. Without such a compliance system, businesses might face enormous difficulties in settling the problems as well as compensating for incurred damage. The article analyzes the main content of the compliance management, which helps managers to identify and apply to their enterprises.

Key words: Comporate Govement, Corporate Compliance, Compliance Management

1. Khái niệm

Trong kinh doanh, tuân thủ là một yếu tố mang tính bắt buộc của doanh nghiệp. Các công ty, tập đoàn lớn tại các nước phát triển luôn quan tâm chú ý tuân thủ từ nhiều từ nhiều thập kỷ nay nhằm phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật hay các quy định có liên quan khác trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuân thủ của doanh nghiệp ngày nay đã trở thành một yếu tố của quản trị (Compliance Management). Quản trị tuân thủ khá gần gũi với khái niệm quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) và là đặc thù trong quản trị doanh nghiệp tại các nước có nền kinh tế phát triển ở cấp độ cao – nơi mà hoạt động quản trị mang tính hiện đại và chuyên nghiệp.

Quản trị tuân thủ dựa trên nền tảng của tuân thủ của doanh nghiệp. Về cơ bản, tuân thủ là sự đòi hỏi các hoạt động của chủ thể không trái pháp luật hay các quy định có tính ràng buộc khác đối với mọi chủ thể trong xã hội. Đối với doanh nghiệp, tuân thủ được yêu cầu cao hơn so với với các chủ thể khác vì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thu lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường có yếu tố quốc tế hay yêu cầu của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuân thủ của doanh nghiệp được hiểu là ý thức tôn trọng và tuân thủ nhằm đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật, bao gồm cả việc phù hợp với các quy tắc khác của đời sống xã hội có liên quan cũng như các quy tắc thực hành kinh doanh do chính doanh nghiệp đưa ra một cách tự nguyện dựa trên nhận thức và niềm tin của doanh nghiệp (Tăng Văn Nghĩa 2019).

Tuân thủ thể hiện từ yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp (phải tuân thủ pháp luật và các quy tắc liên quan khác trong quá trình kinh doanh) cho đến một chương trình tuân thủ (nâng cao) được xây dựng mang tính hệ thống nhằm tăng cường năng lực phát hiện, ngăn ngừa và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không trái pháp luật (Donna/Bob, 2005). Trong thời đại ngày nay, quản trị tuân thủ ở những công ty, tập đoàn lớn được nâng lên ở cấp độ cao hơn do tính chất sản xuất hàng loạt, tiêu chuẩn chất lượng cao, công nghệ hiện đại và yêu cầu về trách nhiệm sản phẩm cao.

Triển khai quản trị tuân thủ sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát hiện, ngăn ngừa, đánh giá rủi ro cũng như đưa các biện pháp khắc phục rủi ro không tuân thủ. Rủi ro không tuân thủ không chỉ làm sói mòn uy tín mà còn có thể dẫn tổn thất rất lớn về chi phí đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và thương hiệu mạnh.

Với chức năng phát hiện và ngăn rủi ro, quản trị tuân thủ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh an toàn, nâng cao giá trị thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp bằng cách giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro vi phạm kèm theo là chi phí phát sinh, trách nhiệm bồi thường và thiệt hại do không tuân thủ. Chẳng hạn vụ bê bối khí thải tại Volkswagen (VW) năm 2015 làm cho hãng phải chịu những thiệt hại khổng lồ (Nazanin, 2016). Quản trị tuân thủ còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, đạo lý kinh doanh, có trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm đối với môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững. Thông qua quản trị tuân thủ, nhiều công ty, tập đoàn lớn ở các nước đã tạo dựng được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng; xây niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Ngược lại, nếu thiếu chương trình tuân thủ và quản trị tuân thủ phù hợp, doanh nghiệp vì lợi nhuận có thể bất chấp pháp luật, đạo lý kinh doanh, vi phạm quy trình sản xuất dẫn đến đưa ra những sản phẩm không phù hợp, không thân thiện với môi trường.

2. Vai trò của quản trị tuân thủ đối với doanh nghiệp

Quản trị tuân thủ đã được thực hiện khá phổ biến tại doanh nghiệp ở các nước phát triển, tuy nhiên, đối với đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam, đây vẫn còn là một chủ đề mới và chưa được triển khai. Mặc dù vậy, vai trò của quản trị tuân thủ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là không thể phủ nhận, nó góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp của quản trị doanh nghiệp.

Thứ nhất, đảm bảo an toàn của hoạt động kinh doanh. Việt Nam đã và đang tham gia sâu rộng hội nhập quốc tế với việc gia nhập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở phạm vi khu vực hay toàn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách bình đẳng với các công ty nước ngoài cũng như tham gia thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải có quản trị tuân thủ tốt nhằm bảo đảm sự an toàn trong mọi hoạt động kinh doanh thông qua tuân thủ. Điều đó sẽ tránh được những rủi ro về bồi thường thiệt hại, tránh được những nguy cơ phải tham gia vào những thủ tục tố tụng không mong muốn… gây tổn thất về mặt tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Thứ hai, ngày nay, hệ thống quản trị ở những công ty, tập đoàn lớn được nâng lên ở cấp độ cao hơn, theo đó, quản trị tuân thủ trở thành bộ phận cấu thành nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp định hướng, kiểm soát, ngăn ngừa và đánh giá được những rủi ro không tuân thủ. Quản trị tuân thủ góp phần làm cho doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng đối với chính bản thân doanh nghiệp. Quản trị tuân thủ cũng sẽ làm cho doanh nghiệp tránh được những tác động tiêu cực tới thương hiệu do những rủi ro không đáng có từ các hoạt động kinh doanh vi phạm.

- Thứ ba, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quản trị tuân thủ, nhìn chung, mang lại một hệ thống vận hành một cách an toàn, chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cá nhân chuyên trách. Do quản trị tuân thủ làm nâng cao tính hiện đại của quản trị công ty nên, theo kết quả điều tra của VCCI, các doanh nghiệp có mô hình quản trị tiên tiến đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn rất nhiều doanh nghiệp có mô hình quản trị đơn giản (VCCI, 2017). Việc giảm được những chi phí phát sinh do không tuân thủ sẽ góp phần cho quá trình kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn. Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp với quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp sớm phát hiện các nguy cơ vi phạm trước khi chúng xảy ra. Việc áp dụng những phương pháp giám sát tuân thủ hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi doanh nghiệp kinh doanh tuân thủ pháp luật, điều này sẽ gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, thu hút vốn đầu tư cho công ty. Theo Shleifer và Vishny (1997), rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt nhằm đảm bảo khoản đầu tư của mình không bị trưng dụng hoặc sử dụng vào những dự án lãng phí với giá trị giảm dần xuất hiện từ nguy cơ không tuân thủ của doanh nghiệp.

- Thứ tư, nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu: Quản trị tuân thủ nếu được triển khai sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp; doanh nghiệp sẽ được đánh giá tốt hơn về hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện tại. Sự cam kết của doanh nghiệp cũng sự minh bạch hóa và an toàn trong các giao dịch đối với các đối tác của doanh nghiệp luôn luôn góp phần củng cố uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chương trình tuân thủ được công bố công khai thì đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp do nó đưa ra được những thông điệp tốt về tính tuân thủ của doanh nghiệp. Những chính sách và hoạt động quản trị tuân thủ của doanh nghiệp sẽ luôn được sự theo dõi và quan tâm của khách hàng hay người tiêu dùng. Quản trị tuân thủ hiệu quả cũng sẽ làm cho các cơ quan có thẩm quyền tin tưởng hơn và qua đó có cách đối xử tốt hơn đối với công ty trong việc giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan.

3. Các yêu cầu cơ bản về quản trị tuân thủ

Để triển khai quản trị tuân thủ, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như sau[3]:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tuân thủ. Định hướng và chính sách của công ty về tuân thủ có ý nghĩa quyết định đến quản trị tuân thủ và hệ thống tuân thủ trong doanh nghiệp. Không có chính sách tuân thủ, doanh nghiệp sẽ không thể triển khai quản trị tuân thủ. Tuân thủ phải được xác định và đề ra thông qua chính sách của doanh nghiệp và được đảm bảo thực hiện trước hết từ phía những nhà quản trị cấp cao, bộ máy quản trị, điều hành trong một doanh nghiệp. Chính sách tuân thủ nếu được cụ thể hóa và quán triệt đến tất cả mọi bộ phận, mọi thành viên doanh nghiệp, đặc biệt khi chính sách tuân thủ thẩm thấu trở thành văn hóa trong công ty sẽ có sức mạnh to lớn tác động đến tuân thủ trong hoạt động của doanh nghiệp.

Chính sách tuân thủ sẽ quyết định hướng hoạt động của doanh nghiệp, theo đó tất cả các hoạt động kinh doanh đều được kiểm soát; các nguy cơ dẫn đến vi phạm sẽ được phát hiện, báo cáo, ngăn ngừa và tìm các khắc phục. Chính sách tuân thủ thủ pháp luật và các quy định có liên quan thường phải được công khai, thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng, người tiêu dùng và xã hội.

Thứ hai, xây dựng chương trình tuân thủ. Để quản trị tuân thủ được thực hiện có tính hệ thống, doanh nghiệp phải xây dựng và vận hành chương trình tuân thủ phù hợp (Corporate Compliance Program) và có hiệu lực để thực hiện chức năng tuân thủ tốt nhất (Tăng Văn Nghĩa/Lê Phương Hà, 2014). Chương trình tuân thủ thể hiện tính tự ý thức và nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp (trước hết là của nhà quản trị) trong việc tuân thủ pháp luật, xây dựng kế hoạch và công khai việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đảm bảo chất lượng sản phẩm… Chương trình tuân thủ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chính sách, nội dung, quy trình, các biện pháp tiến hành và kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các yêu cầu liên quan khác đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (Oded, 2014). Đây cũng là sự cam kết của doanh nghiệp về tôn trọng lợi ích của khách hàng/người tiêu dùng dưới giác độ của chất lượng và trách nhiệm sản phẩm.

Chương trình tuân thủ - công cụ giúp doanh nghiệp triển khai thành công chương trình tuân thủ, không chỉ được quan tâm từ phía doanh nghiệp, mà chính các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đưa ra các hướng dẫn, gợi ý để các doanh nghiệp có thể tham khảo và xây dựng chương trình tuân thủ phù hợp với đặc thù của riêng mình. Những yêu cầu hoặc những khuyến nghị (luật mềm – softlaw) về chương trình tuân thủ được các tổ chức có liên quan đưa ra đối với doanh nghiệp như: Hướng dẫn của OECD (The OECD Good Practice Guidance for Company Compliance and Ethics Programs), hay các quy tắc về tuân thủ đối với ngân hàng thương mại trong Hiệp ước vốn Basel II nhằm tạo ra sự an toàn về vốn và quản lý rủi ro cho các ngân hàng thương mại (Tăng Văn Nghĩa, 2014).

Thứ ba, xây dựng bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct)

Bộ quy tắc ứng xử cũng là một trong những công cụ của quản trị tuân thủ, nó giúp cho nhà quản trị, mọi bộ phận và thành viên của hệ thống (doanh nghiệp) tiến hành các hành vi theo những quy tắc và những chuẩn mực thống nhất. Hầu hết những doanh nghiệp lớn, gắn với thương hiệu mạnh đều xây dựng bộ quy tắc ứng xử kinh doanh cho riêng mình. Những quy tắc ứng xử, hệ thống tiêu chuẩn (phải tuân thủ) của doanh nghiệp có thể trở thành nội dung ứng xử quan trọng có thể lấp những lỗ hổng của pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành khi những tiêu chuẩn chất lượng không được quy định đầy đủ. Bộ quy tắc ứng xử kinh doanh tùy theo mỗi doanh nghiệp có thể nội hàm nhiều vấn đề từ đảm bảo quy trình quản lý chất lượng cho đến chống hối lộ, chống tham nhũng, kiểm toán… và đảm bảo những nội dung đó được tuân thủ nghiêm ngặt. Những quy định này không chỉ tác động trực tiếp tới hành vi của các chủ thể có liên quan mà còn có ý nghĩa tác động trước, có nghĩa là mọi thành viên có thể hiểu được chính sách tuân thủ của doanh nghiệp để thực hiện (Tom, 2012).

Cũng như chương trình tuân thủ, bộ quy tắc ứng xử đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và hành vi ứng xử của các thành viên doanh nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế đã nghiên cứu đưa ra hướng dẫn giúp các doanh nghiệp dựa vào đó xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho mình như Bộ quy tắc đạo đức (Code of Ethics) của OECD - công cụ tham khảo giúp cho hành động gắn với liêm chính bằng cách tự đặt câu hỏi về những tình huống kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải, hay Hướng dẫn thực hành quản trị doanh nghiệp Châu Âu – A Guide to Corporate Governance Practices in the European Union - ECGG, (IFC, 2015), yêu cầu doanh nghiệp cần phải có những thủ tục, tiêu chuẩn nhằm ngăn ngừa và phát hiện vi phạm.

Thứ tư, về nguồn nhân lực chuyên trách về tuân thủ

Nguồn nhân lực – con người là một trong những yếu tố trung tâm để thực hiện thành công chính sách và quản trị tuân thủ của công ty. Nguồn nhân lực bao gồm nhân sự quản lý, nhân viên, bao gồm cả bộ phận chuyên trách về tuân thủ, những chủ thể này cần phải có đủ trình độ và năng lực (Comnpetency) để thực hiện các chức năng phát hiện, đánh giá, ngăn ngừa các nguy cơ và hậu quả của hành vi vi phạm.

Nguồn nhân lực chuyên trách về tuân thủ (bao gồm cả quản trị cấp cao) phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp, nắm vững và hiểu về nội dung, yêu cầu của tuân thủ; nắm và hiểu được xu thế thời đại là kinh doanh phải tuân thủ pháp luật, đạo lý kinh doanh và trách nhiệm xã hội để phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, nhân sự chuyên trách phải đủ năng lực thực thi và giám sát trong tuân thủ điều kiện sử dụng công nghệ mới, đặc biệt công nghệ số. Khi sử dụng được cơ chế cảnh báo tự động về nguy cơ vi phạm trong hoạt động, doanh nghiệp có thể thực hiện được chức năng quản trị tuân thủ hiệu quả hơn.

Thứ năm, giám sát, kiểm toán và phản hồi

Quản trị tuân thủ phải được vận hành dựa trên một cơ chế kiểm soát phù hợp. Cơ chế giám sát, kiểm toán và phản hồi giúp các nhà quản trị phát hiện nguy cơ sai sót, đánh giá rủi ro liệu doanh nghiệp có thực sự duy trì được tuân thủ trong hệ thống của mình hay không.

Khi quản trị tuân thủ được triển khai, hệ thống chức năng phải thực hiện tốt việc giám sát, nhận diện, đánh giá quá trình tuân thủ đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xác định tầm quan trọng của cơ chế này tại EU, ECGG đã yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm toán và phản hồi nhanh chóng đối với những hành vi vi phạm.

Nhiều doanh nghiệp chưa đạt được mục tiêu trong việc giám sát đảm bảo thực hiện tuân thủ. Giám sát là quá trình xem xét và xác định những vấn đề về tuân thủ theo thời gian và hành động để đánh giá kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra. Mục tiêu chính đó là phát hiện và xác định khoảng trống giữa thực tiễn quản trị tuân thủ và yêu cầu cơ bản của pháp luật cũng như các quy định có liên quan. Kiểm toán ở đây chính là kiểm tra, đánh giá một số yếu tố kinh doanh cụ thể, đặc biệt là những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán cũng có thể được thực hiện nhằm đánh giá những yêu cầu đặt ra về tuân thủ đã thực hiện tại doanh nghiệp.

Tại EU, doanh nghiệp được yêu cầu giám sát và kiểm toán hệ thống quản trị tuân thủ của mình và duy trì cơ chế báo cáo đầy đủ. Doanh nghiệp theo đó phải phản ứng nhanh đối với những vi phạm và điều chỉnh chương trình tuân thủ của mình trong trường hợp cần thiết.

  1. Thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp khi triển khai quản trị tuân thủ

Như đã đề cập, quản trị tuân thủ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, để triển khai hệ thống quản trị tuân thủ, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức phải vượt qua, chẳng hạn đổi mới tư duy quản trị, văn hóa tuân thủ; đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn lực hạn chế, văn hóa kinh doanh không tuân thủ, cạnh tranh thiếu lành mạnh… Nhìn chung, những thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp dưới giác độ của quản trị tuân thủ như sau:

Thứ nhất, về nhận thức và văn hóa tuân thủ

Trong thời đại ngày nay, nhận thức và văn hóa tuân thủ bao gồm cả hiểu biết pháp luật và các quy định đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về nội dung cũng như vai trò của tuân thủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình trạng doanh nghiệp không chú ý tìm hiểu và thực hiện pháp luật chuyên ngành là khá phổ biến. Các điều cấm của pháp luật đôi khi bị bỏ qua. Không chỉ thiếu nhận thức tuân thủ, thiếu quản trị về tuân thủ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách lách luật, tuân thủ ở mức thấp các quy định về thuế, về bảo vệ môi trường hay về trách nhiệm sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp còn trốn tránh các nghĩa vụ đối với người lao động, vi phạm nghĩa vụ nộp bảo hiểm bắt buộc cho người lao động nhằm giảm chi phí đối với doanh nghiệp.

   Nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng kẽ hở của pháp luật và những yếu kém trong thực thi pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh trục lợi, trốn thuế, quá trình sản xuất không thân thiện với môi trường… chẳng hạn, vụ xả chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, vụ Vinapco lạm dụng vị trí độc quyền để đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng, vụ EU đã rút thẻ vàng (23/10/2017) đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam... Nguyên nhân chính của tình trạng này là ý thức pháp luật, văn hoá tuân thủ của đại bộ phận nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp còn thấp. Từ giác độ vĩ mô, tổ chức thực thi pháp luật còn thiếu cơ chế, biện pháp để các cơ quan Nhà nước giám sát để doanh nghiệp tuân thủ triệt để, thiếu biện pháp chế tài phù hợp. Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn lực để xây dựng và vận hành hệ thống tuân thủ.

Một vấn đề khác nữa là doanh nghiệp muốn triển khai hệ thống tuân thủ thì doanh nghiệp phải có hiểu biết, nhận thức đầy đủ về pháp luật. Điều này cũng trở nên thách thức đối với nhiều doanh nghiệp khi số lượng các văn bản pháp luật, quy định chuyên ngành quá nhiều khiến doanh nghiệp không thể nắm bắt đầy đủ. Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý, do đó có thể gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu tuân thủ nếu có. Chính những điều này đã cản trở doanh nghiệp triển khai quản trị tuân thủ tại Việt Nam.

Thứ hai, nguồn lực tài chính cho quản trị tuân thủ

Quản trị tuân thủ là một hoạt động cần có sự đầu tư nguồn lực từ xây dựng chính sách, chương trình tuân thủ cho đến các chi phí vận hành hệ thống, bởi vậy doanh nghiệp còn phải có một nguồn kinh phí đủ để thực hiện mục tiêu này. Áp dụng quản trị tuân thủ không chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định mà còn làm cho doanh nghiệp mất đi những “lợi ích” có thể có, nếu doanh nghiệp không tuân thủ (chẳng hạn trốn thuế, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường…). Nếu doanh nghiệp lớn, với nguồn lực dồi dào có thể tự xây dựng cho mình những bộ quy tắc ứng xử trong quản trị doanh nghiệp và hệ thống quản trị tuân thủ phù hợp hoặc thuê tư vấn chuyên nghiệp, thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế khó có thể xây dựng và triển khải chính sách và quản trị tuân thủ.

Ngoài doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp khu vực tư nhân về cơ bản những doanh nghiệp vừa và nhỏ xét dưới giác độ nguồn lực như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu và quản trị doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp này thường không có khả năng tài chính cho việc thực hiện được đầy đủ các chi phí liên quan đến hoạt động quản trị tuân thủ.

Thứ ba, doanh nghiệp quá chú trọng mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt. Việc cân bằng giữa lợi nhuận và tuân thủ cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội luôn luôn vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể bất chấp các quy định của pháp luật, đạo lý kinh doanh, gây tổn hại cho môi trường, thậm chí gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của khách hàng. Tình trạng hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng cộng là minh chứng cho việc thiếu ý thức tuân thủ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đã xuất hiện nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm do mặt hàng này có dư lượng một số chất vượt quá tiêu chuẩn hoặc bị cấm. Năm 2018, Hàn Quốc liên tục có những cảnh báo về việc phát hiện kháng sinh cấm trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Thậm chí, mặt hàng tôm Việt Nam cũng bị cảnh báo về an toàn thực phẩm ở những thị trường nhập khẩu khác. Chỉ riêng trong tháng 1/2018, có 4 lô tôm xuất khẩu sang Australia bị Bộ Nông nghiệp nước này cảnh báo vì phát hiện vi khuẩn hiếu khí. Trong tháng 2/2018, có thêm 2 lô tôm cũng bị cảnh báo vi khuẩn hiếu khí bởi Bộ Nông nghiệp Australia (Tăng Văn Nghĩa, 2019); Hay  hải sản khai thác từ biển đánh bắt của Việt Nam xuất sang EU hiện nay rất thấp, chỉ chiếm 5,1% nhưng do có cáo buộc liên quan đến một số doanh nghiệp khai thác ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, EU đã rút thẻ vàng có hiệu lực từ ngày 23/10/2017 áp dụng đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam (Diệu Hoa, 2017). Khi bị cảnh báo thẻ vàng, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã và đang bị kiểm tra chặt chẽ đối với toàn bộ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất không theo đúng tiêu chuẩn, thành phần nguyên liệu như đã đăng ký với cơ quan quản lý chất lượng. Tình trạng làm hàng nhái, hàng giả, nhãn hàng vi phạm và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra tràn lan. Chẳng hạn, nhãn mỳ Omachi quảng cáo sợi mì của hãng có thành phần 100% là khoai tây tự nhiên, nhưng bên trong bao bì của gói mì, lượng bột khoai tây chỉ có 5%. Thông tin này được phổ biến trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng giữa năm 2012; hay gian lận trong việc bán xăng dầu bằng cách gắn chip điện tử nhằm lừa gạt thu lợi bất chính từ người tiêu dùng của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng đã nhiều lần bị xử lý.

Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng đối với một số nhãn hàng cụ thể mà dán nhãn mác sản phẩm của mình gần giống như nhãn mác của những sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường. Điều này không chỉ vi phạm luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật cạnh tranh mà còn đánh lừa người tiêu dùng, gây nhầm lẫn khi họ mua sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã bị một bộ phận lớn, làn sóng người tiêu dùng tại Việt Nam tẩy chay, không chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ kém chất lượng hoặc vi phạm quyền lợi của họ. Những thiệt hại về kinh tế doanh nghiệp có thể được bù đắp trong thời gian ngắn, nhưng những tổn hại về mặt hình ảnh, thương hiệu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn và trong thời gian dài hơn.

Thứ tư, thiếu bộ phận chuyên trách

Ngoài vấn đề về nhận thức về tuân thủ, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tại Việt Nam không có biên chế bộ phận (phòng hoặc ban) chuyên trách về tuân thủ. Thiếu đơn vị chức năng, doanh nghiệp không thể thực hiện tốt yêu cầu về tuân thủ khi không có quản trị tuân thủ cũng như không có đơn vị chịu trách nhiệm về quá trình này. Do nguồn lực hạn chế cũng như nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, về cơ bản, các doanh nghiệp không thành lâp bộ phận tuân thủ (nếu có chỉ là bộ phận pháp chế và chủ yếu là để kiểm tra văn bản hợp đồng). Trách nhiệm tuân thủ của các chủ thể chỉ nêu mang tính khẩu hiệu hoặc đôi khi xem nhẹ vấn đề này do không có cơ chế kiểm soát và chế tài phù hợp. Chỉ đến khi phải đối mặt với hậu quả tiêu cực hay bồi thường thiệt hại, hay buộc phải tham gia vào các thủ tục pháp lý do vi phạm thì doanh nghiệp mới quan tâm tới tuân thủ. Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hay chứng khoán được cho là chú trọng nhiều nhất đến việc thành lập bộ phận quản trị rủi ro gắn với tuân thủ (chẳng hạn theo Basel II) hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên việc thành lập này chủ nhằm đáp ứng quy định của pháp luật liên quan đến quản trị rủi ro.

Các doanh nghiệp lớn tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, về cơ bản, đều thành lập bộ phận riêng về chương trình tuân thủ (Compliance Office) nhằm đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ sao cho không trái với các quy định của pháp luật, không trái với đạo lý kinh doanh, cũng như các chuẩn mực khác có liên quan (chẳng hạn tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa). Tại Mỹ - các công ty niệm yết trên thị trường chứng khoán phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ và báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty theo quy định của Luật Sarbenes-Oxley năm 2002 (Menzies, 2014).

Tại Việt Nam hiện nay, ngoài các công ty cổ phần, chỉ số ít các công ty đại chúng hoặc các ngân hàng thương mại mới thành lập được bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm thúc đẩy việc thực hiện tuân thủ. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập bộ phận chuyên trách vẫn là một thách thức lớn trong quá trình triển khai quản trị tuân thủ tại Việt Nam.

Thứ năm, thiếu quản trị tuân thủ

Quản trị tuân thủ vẫn là một vấn đề khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay, doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới về tư duy quản trị doanh nghiệp nhưng ý thức về tuân thủ và ý tưởng về quản trị tuân thủ còn rất hạn chế. Chỉ một số doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới triển khai chương trình tuân thủ cũng như có hệ thống quản trị tuân thủ phù hợp. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu chính sách cũng như quản trị tuân thủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, điều này dẫn năng lực phát hiện, đánh giá và đo lường rủi ro tuân thủ luôn ở mức thấp.

Một vấn đề khác cần phải được nhấn mạnh đó là quản trị tuân thủ của doanh nghiệp chỉ có thể triển khai hiệu quả nếu doanh nghiệp có (xây dựng được) chương trình tuân thủ phù hợp (Corporate Compliance Program). Tức là tuân thủ không chỉ dừng ở chính sách mà còn phải được chương trình hóa, có hệ thống kiểm soát cũng như nguồn tài chính phù hợp của doanh nghiệp.

Trên thực tế, ý thức tôn trọng cũng như sự cam kết từ phía doanh nghiệp về tuân thủ còn thiếu vắng trong tư duy của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hiện tượng vi phạm các quy định của pháp luật, các chuẩn mực kinh doanh khác là hậu quả của việc nhận thức kém hay giảm chi phí bất hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận và nhằm đạt lợi thế cạnh tranh mang tính cố hữu của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường cho thấy còn nhiều những biểu hiện không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, ý thức tuân thủ chưa cao, quyền lợi của người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng còn khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm không đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, làm ô nhiễm môi trường… gây tổn thất về tài sản, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng nhất là trong lĩnh vực dược phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Một số đề xuất mang tính kết luận

- Nâng cao nhận thức tuân thủ của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và đòi hỏi tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan khác cao hơn bao giờ hết. Mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế cũng là áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật cũng như các quy định có liên quan trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro không mong muốn, như vụ việc EC rút thẻ vàng đối với hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam là một minh chứng rõ ràng. Bởi vậy, nâng cao nhận thức về tuân thủ là một đòi hỏi khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đạo lý, chuẩn mực, thực hành kinh doanh tốt ngày càng phải được quan tâm, chú ý để doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện. Uy tín và niềm tin của doanh nghiệp từ phía công chúng hay người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào tính đúng đúng đắn của hành vi kinh doanh, xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức và hướng tới vận dụng quản trị tuân thủ của doanh nghiệp là con đường để bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại. Bởi vậy, nhận thức tuân thủ phải trở thành nền tảng tư duy từ các cấp lãnh đạo, quản trị cho đến mọi thành viên của doanh nghiệp. Thông qua đó, thói quen văn hóa tuân thủ pháp luật, đạo lý trong kinh doanh được hình thành vững chắc trong doanh nghiệp. Điều này cần phải được gắn với việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, hình thành tri thức, tâm lý thực hiện hành vi kinh doanh không phạm vào điều cấm của pháp luật, đạo lý kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

- Bên cạnh chính sách tuân thủ, việc xây dựng chương trình tuân thủ trong một doanh nghiệp là cần thiết để thực hiện quản trị tuân thủ. Chương trình tuân thủ cần bao quát được toàn bộ lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh sao cho chức năng giám sát, phát hiện và phòng ngừa có hiệu lực đối mọi hoạt động của doanh nghiệp (phát hiện nguy cơ tiềm ẩn vi phạm). Sự phức tạp của hoạt động kinh doanh buộc doanh nghiệp phải dự liệu được các tình huống nhạy cảm để tránh được những vi phạm không đáng có. Điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua một chương trình tuân thủ hiệu quả. chương trình tuân thủ, bao gồm cả chính sách tuân thủ cũng cần được công khai trên phương tiện truyền thông của doanh nghiệp, theo đó khách hàng hay người tiêu dùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan có thể nhận biết dễ dàng chương trình đó.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức và nhân sự chuyên trách về tuân thủ để giúp cho doanh nghiệp thực thi hiệu quả hoạt động quản trị tuân thủ. Chỉ khi có nguồn nhân lực đủ trình độ và năng lực thực thi thì quản trị tuân thủ của doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu đề ra. Nhân sự về tuân thủ không chỉ là hạt nhân của quá trình tuân thủ mà còn là đội ngũ giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân sự chuyên trách về tuân thủ phải thực hiện cáo thường xuyên tới những người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả HĐQT/HĐTV. Báo cáo phải bao trùm những hoạt động kiểm soát, đánh giá nguy cơ vi phạm cũng như những thay đổi của pháp luật và các khó khăn khi thực thi tuân thủ mà doanh nghiệp có thể gặp phải, các biện pháp đang thực hiện để đối phó với những những thách thức đặt ra.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Cannon, Tom (2012), Corporate Responsibility: Govervance, compliance and ethics in a sustainable environment, Pearson, Harlow.
  2. Diệu Hoa (2017), EU "rút thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam tại địa chỉ: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2017-10-25/eu-rut-the-vang-voi-thuy-san-viet-nam-49557.aspx , truy cập 01/11/2019.
  3. IFC (2015) A Guide to Corporate Governance Practices in the European Union – ECGG, tại địa chỉ: https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/506d49a2-3763-4fe4-a783-5d58e37b8906/CG_Practices_in_EU_Guide.pdf?MOD=AJPERES&CVID=kNmxTtG, truy cập 01/11/2019.
  4. Kenndy-Glans, Donna/Schulz Bob (2005), Corporate Integrity: A Toolkit for Managing Beyond Compliance, Wiley Publisher.
  5. Menzies, Christof (2014), Sarbanes-Oxley und Corporate Compliance, Schaeffer.
  6. Oded, Sharon (2013), Corporate Compliance: New Approaches to Regulatory Enforement, Cheltenham/Northampton.
  7. Pape, Jonas (2011), Corporate Compliance – Rechtspflichten zur Verhaltungsstuerung von Unternehmensangehörigen in Deutschland und den USA, Verlag Berliner Wissenschafts, Berlin.
  8. Shleifer, Andrei, and Robert W. Vishny (1997), “A Survey of Corporate Governance”, Journal of Finance, 52 (2): 737-783.
  9. Mansouri, Nazanin (2019), A Case Study of Volkswagen Unethical Practice in Diesel Emission Test, International Journal of Science and Engineering Applications Volume 5 Issue 4, 2016, ISSN-2319-7560 (Online), Available from:https://www.researchgate.net/publication/303797234_A_Case_Study_of_Volkswagen_Unethical_Practice_in_Diesel_Emission_Test [accessed Nov 26 2019].
  10. Siedenbiedel (2014), Corporate Compliance, NWB Verlag.
  11. Tăng Văn Nghĩa (2019), “Tuân thủ của doanh nghiệp đối với trách nhiệm sản phẩm và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 119.
  12. Tăng Văn Nghĩa, Lê Phương Hà (2014), “Bàn về sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, Số 11.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: nghiatv@ftu.edu.vn

[2] Công ty TNHH Quan Phong, Email: tai_phuoc@yahoo.com

[3] Những yêu cầu này có thể khác nhau do có một số mô hình tuân thủ khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng.

 

Quản trị tuân thủ: những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam

Tăng Văn Nghĩa[1]

Nguyễn Phước Tài[2]

 

Tóm tắt

Vụ việc nước sinh hoạt của công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà cung cấp cho người dân Hà Nội bị nhiễm độc đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro của an ninh nguồn nước sinh hoạt. Sự thiệt hại và chi phí khắc phục hậu quả ở các khía cạnh vật chất, sức khỏe và tinh thần của người dân (người sử dụng nguồn nước) là to lớn và chưa thể đánh giá hết được. Vấn đề đặt ra cũng đồng thời là nguyên nhân của sự cố chính là công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà thiếu ý thức tuân thủ, không có chương trình tuân thủ, hay nói một cách khác: công ty không có quản trị tuân thủ - nhân tố có thể nhận diện, đánh giá, đo lường và khắc phục rủi ro trong hoạt động của mình. Không có hệ thống tuân thủ, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những thách thức to lớn về khắc phục hậu quả và bồi thường tổn thất phát sinh. Bài viết giới thiệu và phân tích những nội dung chính của quản trị tuân thủ, trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý cho nhà quản trị nhận diện và có thể áp dụng quản trị tuân thủ cho doanh nghiệp của mình.

Từ khóa: Quản trị doanh nghiệp, Tuân thủ, Quản trị tuân thủ.

Abstract

The incident of contaminated water of Song Da Water Investment Joint Stock Company (JSC) provided to Hanoi citizens has raised the alarm about the risk of drinking water security. In terms of financial, physical and mental health, the damage and the cost of remedying damage from which water users have been suffered are enormous and difficult to be fully assessed. The main underlying reason is that the Company lacks awareness of compliance, or it has no compliance program, or in other words, it does not apply the compliance management to recognize, assess, measure and overcome risks. Without such a compliance system, businesses might face enormous difficulties in settling the problems as well as compensating for incurred damage. The article analyzes the main content of the compliance management, which helps managers to identify and apply to their enterprises.

Key words: Comporate Govement, Corporate Compliance, Compliance Management

1. Khái niệm

Trong kinh doanh, tuân thủ là một yếu tố mang tính bắt buộc của doanh nghiệp. Các công ty, tập đoàn lớn tại các nước phát triển luôn quan tâm chú ý tuân thủ từ nhiều từ nhiều thập kỷ nay nhằm phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật hay các quy định có liên quan khác trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuân thủ của doanh nghiệp ngày nay đã trở thành một yếu tố của quản trị (Compliance Management). Quản trị tuân thủ khá gần gũi với khái niệm quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance) và là đặc thù trong quản trị doanh nghiệp tại các nước có nền kinh tế phát triển ở cấp độ cao – nơi mà hoạt động quản trị mang tính hiện đại và chuyên nghiệp.

Quản trị tuân thủ dựa trên nền tảng của tuân thủ của doanh nghiệp. Về cơ bản, tuân thủ là sự đòi hỏi các hoạt động của chủ thể không trái pháp luật hay các quy định có tính ràng buộc khác đối với mọi chủ thể trong xã hội. Đối với doanh nghiệp, tuân thủ được yêu cầu cao hơn so với với các chủ thể khác vì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thu lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp ngày càng được đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường có yếu tố quốc tế hay yêu cầu của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuân thủ của doanh nghiệp được hiểu là ý thức tôn trọng và tuân thủ nhằm đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với pháp luật, bao gồm cả việc phù hợp với các quy tắc khác của đời sống xã hội có liên quan cũng như các quy tắc thực hành kinh doanh do chính doanh nghiệp đưa ra một cách tự nguyện dựa trên nhận thức và niềm tin của doanh nghiệp (Tăng Văn Nghĩa 2019).

Tuân thủ thể hiện từ yêu cầu cơ bản của doanh nghiệp (phải tuân thủ pháp luật và các quy tắc liên quan khác trong quá trình kinh doanh) cho đến một chương trình tuân thủ (nâng cao) được xây dựng mang tính hệ thống nhằm tăng cường năng lực phát hiện, ngăn ngừa và kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không trái pháp luật (Donna/Bob, 2005). Trong thời đại ngày nay, quản trị tuân thủ ở những công ty, tập đoàn lớn được nâng lên ở cấp độ cao hơn do tính chất sản xuất hàng loạt, tiêu chuẩn chất lượng cao, công nghệ hiện đại và yêu cầu về trách nhiệm sản phẩm cao.

Triển khai quản trị tuân thủ sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát hiện, ngăn ngừa, đánh giá rủi ro cũng như đưa các biện pháp khắc phục rủi ro không tuân thủ. Rủi ro không tuân thủ không chỉ làm sói mòn uy tín mà còn có thể dẫn tổn thất rất lớn về chi phí đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và thương hiệu mạnh.

Với chức năng phát hiện và ngăn rủi ro, quản trị tuân thủ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh an toàn, nâng cao giá trị thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp bằng cách giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro vi phạm kèm theo là chi phí phát sinh, trách nhiệm bồi thường và thiệt hại do không tuân thủ. Chẳng hạn vụ bê bối khí thải tại Volkswagen (VW) năm 2015 làm cho hãng phải chịu những thiệt hại khổng lồ (Nazanin, 2016). Quản trị tuân thủ còn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động phù hợp với các yêu cầu của pháp luật, đạo lý kinh doanh, có trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm đối với môi trường sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp một cách bền vững. Thông qua quản trị tuân thủ, nhiều công ty, tập đoàn lớn ở các nước đã tạo dựng được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng; xây niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Ngược lại, nếu thiếu chương trình tuân thủ và quản trị tuân thủ phù hợp, doanh nghiệp vì lợi nhuận có thể bất chấp pháp luật, đạo lý kinh doanh, vi phạm quy trình sản xuất dẫn đến đưa ra những sản phẩm không phù hợp, không thân thiện với môi trường.

2. Vai trò của quản trị tuân thủ đối với doanh nghiệp

Quản trị tuân thủ đã được thực hiện khá phổ biến tại doanh nghiệp ở các nước phát triển, tuy nhiên, đối với đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam, đây vẫn còn là một chủ đề mới và chưa được triển khai. Mặc dù vậy, vai trò của quản trị tuân thủ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp là không thể phủ nhận, nó góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp cũng như tính chuyên nghiệp của quản trị doanh nghiệp.

Thứ nhất, đảm bảo an toàn của hoạt động kinh doanh. Việt Nam đã và đang tham gia sâu rộng hội nhập quốc tế với việc gia nhập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở phạm vi khu vực hay toàn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách bình đẳng với các công ty nước ngoài cũng như tham gia thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải có quản trị tuân thủ tốt nhằm bảo đảm sự an toàn trong mọi hoạt động kinh doanh thông qua tuân thủ. Điều đó sẽ tránh được những rủi ro về bồi thường thiệt hại, tránh được những nguy cơ phải tham gia vào những thủ tục tố tụng không mong muốn… gây tổn thất về mặt tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Thứ hai, ngày nay, hệ thống quản trị ở những công ty, tập đoàn lớn được nâng lên ở cấp độ cao hơn, theo đó, quản trị tuân thủ trở thành bộ phận cấu thành nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp định hướng, kiểm soát, ngăn ngừa và đánh giá được những rủi ro không tuân thủ. Quản trị tuân thủ góp phần làm cho doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng đối với chính bản thân doanh nghiệp. Quản trị tuân thủ cũng sẽ làm cho doanh nghiệp tránh được những tác động tiêu cực tới thương hiệu do những rủi ro không đáng có từ các hoạt động kinh doanh vi phạm.

- Thứ ba, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quản trị tuân thủ, nhìn chung, mang lại một hệ thống vận hành một cách an toàn, chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cá nhân chuyên trách. Do quản trị tuân thủ làm nâng cao tính hiện đại của quản trị công ty nên, theo kết quả điều tra của VCCI, các doanh nghiệp có mô hình quản trị tiên tiến đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn rất nhiều doanh nghiệp có mô hình quản trị đơn giản (VCCI, 2017). Việc giảm được những chi phí phát sinh do không tuân thủ sẽ góp phần cho quá trình kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn. Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp với quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp sớm phát hiện các nguy cơ vi phạm trước khi chúng xảy ra. Việc áp dụng những phương pháp giám sát tuân thủ hiệu quả cũng sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi doanh nghiệp kinh doanh tuân thủ pháp luật, điều này sẽ gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư qua đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn, thu hút vốn đầu tư cho công ty. Theo Shleifer và Vishny (1997), rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt nhằm đảm bảo khoản đầu tư của mình không bị trưng dụng hoặc sử dụng vào những dự án lãng phí với giá trị giảm dần xuất hiện từ nguy cơ không tuân thủ của doanh nghiệp.

- Thứ tư, nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu: Quản trị tuân thủ nếu được triển khai sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp; doanh nghiệp sẽ được đánh giá tốt hơn về hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện tại. Sự cam kết của doanh nghiệp cũng sự minh bạch hóa và an toàn trong các giao dịch đối với các đối tác của doanh nghiệp luôn luôn góp phần củng cố uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có chương trình tuân thủ được công bố công khai thì đây cũng là yếu tố góp phần làm tăng thêm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp do nó đưa ra được những thông điệp tốt về tính tuân thủ của doanh nghiệp. Những chính sách và hoạt động quản trị tuân thủ của doanh nghiệp sẽ luôn được sự theo dõi và quan tâm của khách hàng hay người tiêu dùng. Quản trị tuân thủ hiệu quả cũng sẽ làm cho các cơ quan có thẩm quyền tin tưởng hơn và qua đó có cách đối xử tốt hơn đối với công ty trong việc giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan.

3. Các yêu cầu cơ bản về quản trị tuân thủ

Để triển khai quản trị tuân thủ, doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như sau[3]:

Thứ nhất, xây dựng chính sách tuân thủ. Định hướng và chính sách của công ty về tuân thủ có ý nghĩa quyết định đến quản trị tuân thủ và hệ thống tuân thủ trong doanh nghiệp. Không có chính sách tuân thủ, doanh nghiệp sẽ không thể triển khai quản trị tuân thủ. Tuân thủ phải được xác định và đề ra thông qua chính sách của doanh nghiệp và được đảm bảo thực hiện trước hết từ phía những nhà quản trị cấp cao, bộ máy quản trị, điều hành trong một doanh nghiệp. Chính sách tuân thủ nếu được cụ thể hóa và quán triệt đến tất cả mọi bộ phận, mọi thành viên doanh nghiệp, đặc biệt khi chính sách tuân thủ thẩm thấu trở thành văn hóa trong công ty sẽ có sức mạnh to lớn tác động đến tuân thủ trong hoạt động của doanh nghiệp.

Chính sách tuân thủ sẽ quyết định hướng hoạt động của doanh nghiệp, theo đó tất cả các hoạt động kinh doanh đều được kiểm soát; các nguy cơ dẫn đến vi phạm sẽ được phát hiện, báo cáo, ngăn ngừa và tìm các khắc phục. Chính sách tuân thủ thủ pháp luật và các quy định có liên quan thường phải được công khai, thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng, người tiêu dùng và xã hội.

Thứ hai, xây dựng chương trình tuân thủ. Để quản trị tuân thủ được thực hiện có tính hệ thống, doanh nghiệp phải xây dựng và vận hành chương trình tuân thủ phù hợp (Corporate Compliance Program) và có hiệu lực để thực hiện chức năng tuân thủ tốt nhất (Tăng Văn Nghĩa/Lê Phương Hà, 2014). Chương trình tuân thủ thể hiện tính tự ý thức và nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp (trước hết là của nhà quản trị) trong việc tuân thủ pháp luật, xây dựng kế hoạch và công khai việc thực hiện trách nhiệm xã hội, đảm bảo chất lượng sản phẩm… Chương trình tuân thủ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chính sách, nội dung, quy trình, các biện pháp tiến hành và kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các yêu cầu liên quan khác đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (Oded, 2014). Đây cũng là sự cam kết của doanh nghiệp về tôn trọng lợi ích của khách hàng/người tiêu dùng dưới giác độ của chất lượng và trách nhiệm sản phẩm.

Chương trình tuân thủ - công cụ giúp doanh nghiệp triển khai thành công chương trình tuân thủ, không chỉ được quan tâm từ phía doanh nghiệp, mà chính các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng đưa ra các hướng dẫn, gợi ý để các doanh nghiệp có thể tham khảo và xây dựng chương trình tuân thủ phù hợp với đặc thù của riêng mình. Những yêu cầu hoặc những khuyến nghị (luật mềm – softlaw) về chương trình tuân thủ được các tổ chức có liên quan đưa ra đối với doanh nghiệp như: Hướng dẫn của OECD (The OECD Good Practice Guidance for Company Compliance and Ethics Programs), hay các quy tắc về tuân thủ đối với ngân hàng thương mại trong Hiệp ước vốn Basel II nhằm tạo ra sự an toàn về vốn và quản lý rủi ro cho các ngân hàng thương mại (Tăng Văn Nghĩa, 2014).

Thứ ba, xây dựng bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct)

Bộ quy tắc ứng xử cũng là một trong những công cụ của quản trị tuân thủ, nó giúp cho nhà quản trị, mọi bộ phận và thành viên của hệ thống (doanh nghiệp) tiến hành các hành vi theo những quy tắc và những chuẩn mực thống nhất. Hầu hết những doanh nghiệp lớn, gắn với thương hiệu mạnh đều xây dựng bộ quy tắc ứng xử kinh doanh cho riêng mình. Những quy tắc ứng xử, hệ thống tiêu chuẩn (phải tuân thủ) của doanh nghiệp có thể trở thành nội dung ứng xử quan trọng có thể lấp những lỗ hổng của pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành khi những tiêu chuẩn chất lượng không được quy định đầy đủ. Bộ quy tắc ứng xử kinh doanh tùy theo mỗi doanh nghiệp có thể nội hàm nhiều vấn đề từ đảm bảo quy trình quản lý chất lượng cho đến chống hối lộ, chống tham nhũng, kiểm toán… và đảm bảo những nội dung đó được tuân thủ nghiêm ngặt. Những quy định này không chỉ tác động trực tiếp tới hành vi của các chủ thể có liên quan mà còn có ý nghĩa tác động trước, có nghĩa là mọi thành viên có thể hiểu được chính sách tuân thủ của doanh nghiệp để thực hiện (Tom, 2012).

Cũng như chương trình tuân thủ, bộ quy tắc ứng xử đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và hành vi ứng xử của các thành viên doanh nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế đã nghiên cứu đưa ra hướng dẫn giúp các doanh nghiệp dựa vào đó xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho mình như Bộ quy tắc đạo đức (Code of Ethics) của OECD - công cụ tham khảo giúp cho hành động gắn với liêm chính bằng cách tự đặt câu hỏi về những tình huống kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải, hay Hướng dẫn thực hành quản trị doanh nghiệp Châu Âu – A Guide to Corporate Governance Practices in the European Union - ECGG, (IFC, 2015), yêu cầu doanh nghiệp cần phải có những thủ tục, tiêu chuẩn nhằm ngăn ngừa và phát hiện vi phạm.

Thứ tư, về nguồn nhân lực chuyên trách về tuân thủ

Nguồn nhân lực – con người là một trong những yếu tố trung tâm để thực hiện thành công chính sách và quản trị tuân thủ của công ty. Nguồn nhân lực bao gồm nhân sự quản lý, nhân viên, bao gồm cả bộ phận chuyên trách về tuân thủ, những chủ thể này cần phải có đủ trình độ và năng lực (Comnpetency) để thực hiện các chức năng phát hiện, đánh giá, ngăn ngừa các nguy cơ và hậu quả của hành vi vi phạm.

Nguồn nhân lực chuyên trách về tuân thủ (bao gồm cả quản trị cấp cao) phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp, nắm vững và hiểu về nội dung, yêu cầu của tuân thủ; nắm và hiểu được xu thế thời đại là kinh doanh phải tuân thủ pháp luật, đạo lý kinh doanh và trách nhiệm xã hội để phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, nhân sự chuyên trách phải đủ năng lực thực thi và giám sát trong tuân thủ điều kiện sử dụng công nghệ mới, đặc biệt công nghệ số. Khi sử dụng được cơ chế cảnh báo tự động về nguy cơ vi phạm trong hoạt động, doanh nghiệp có thể thực hiện được chức năng quản trị tuân thủ hiệu quả hơn.

Thứ năm, giám sát, kiểm toán và phản hồi

Quản trị tuân thủ phải được vận hành dựa trên một cơ chế kiểm soát phù hợp. Cơ chế giám sát, kiểm toán và phản hồi giúp các nhà quản trị phát hiện nguy cơ sai sót, đánh giá rủi ro liệu doanh nghiệp có thực sự duy trì được tuân thủ trong hệ thống của mình hay không.

Khi quản trị tuân thủ được triển khai, hệ thống chức năng phải thực hiện tốt việc giám sát, nhận diện, đánh giá quá trình tuân thủ đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xác định tầm quan trọng của cơ chế này tại EU, ECGG đã yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra, kiểm toán và phản hồi nhanh chóng đối với những hành vi vi phạm.

Nhiều doanh nghiệp chưa đạt được mục tiêu trong việc giám sát đảm bảo thực hiện tuân thủ. Giám sát là quá trình xem xét và xác định những vấn đề về tuân thủ theo thời gian và hành động để đánh giá kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra. Mục tiêu chính đó là phát hiện và xác định khoảng trống giữa thực tiễn quản trị tuân thủ và yêu cầu cơ bản của pháp luật cũng như các quy định có liên quan. Kiểm toán ở đây chính là kiểm tra, đánh giá một số yếu tố kinh doanh cụ thể, đặc biệt là những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán cũng có thể được thực hiện nhằm đánh giá những yêu cầu đặt ra về tuân thủ đã thực hiện tại doanh nghiệp.

Tại EU, doanh nghiệp được yêu cầu giám sát và kiểm toán hệ thống quản trị tuân thủ của mình và duy trì cơ chế báo cáo đầy đủ. Doanh nghiệp theo đó phải phản ứng nhanh đối với những vi phạm và điều chỉnh chương trình tuân thủ của mình trong trường hợp cần thiết.

  1. Thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp khi triển khai quản trị tuân thủ

Như đã đề cập, quản trị tuân thủ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tuy nhiên, để triển khai hệ thống quản trị tuân thủ, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thách thức phải vượt qua, chẳng hạn đổi mới tư duy quản trị, văn hóa tuân thủ; đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn hơn do nguồn lực hạn chế, văn hóa kinh doanh không tuân thủ, cạnh tranh thiếu lành mạnh… Nhìn chung, những thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp dưới giác độ của quản trị tuân thủ như sau:

Thứ nhất, về nhận thức và văn hóa tuân thủ

Trong thời đại ngày nay, nhận thức và văn hóa tuân thủ bao gồm cả hiểu biết pháp luật và các quy định đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về nội dung cũng như vai trò của tuân thủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Tình trạng doanh nghiệp không chú ý tìm hiểu và thực hiện pháp luật chuyên ngành là khá phổ biến. Các điều cấm của pháp luật đôi khi bị bỏ qua. Không chỉ thiếu nhận thức tuân thủ, thiếu quản trị về tuân thủ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách lách luật, tuân thủ ở mức thấp các quy định về thuế, về bảo vệ môi trường hay về trách nhiệm sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp còn trốn tránh các nghĩa vụ đối với người lao động, vi phạm nghĩa vụ nộp bảo hiểm bắt buộc cho người lao động nhằm giảm chi phí đối với doanh nghiệp.

   Nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng kẽ hở của pháp luật và những yếu kém trong thực thi pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh trục lợi, trốn thuế, quá trình sản xuất không thân thiện với môi trường… chẳng hạn, vụ xả chất thải gây ô nhiễm từ Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa, vụ Vinapco lạm dụng vị trí độc quyền để đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng, vụ EU đã rút thẻ vàng (23/10/2017) đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam... Nguyên nhân chính của tình trạng này là ý thức pháp luật, văn hoá tuân thủ của đại bộ phận nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp còn thấp. Từ giác độ vĩ mô, tổ chức thực thi pháp luật còn thiếu cơ chế, biện pháp để các cơ quan Nhà nước giám sát để doanh nghiệp tuân thủ triệt để, thiếu biện pháp chế tài phù hợp. Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về nguồn lực để xây dựng và vận hành hệ thống tuân thủ.

Một vấn đề khác nữa là doanh nghiệp muốn triển khai hệ thống tuân thủ thì doanh nghiệp phải có hiểu biết, nhận thức đầy đủ về pháp luật. Điều này cũng trở nên thách thức đối với nhiều doanh nghiệp khi số lượng các văn bản pháp luật, quy định chuyên ngành quá nhiều khiến doanh nghiệp không thể nắm bắt đầy đủ. Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý, do đó có thể gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu tuân thủ nếu có. Chính những điều này đã cản trở doanh nghiệp triển khai quản trị tuân thủ tại Việt Nam.

Thứ hai, nguồn lực tài chính cho quản trị tuân thủ

Quản trị tuân thủ là một hoạt động cần có sự đầu tư nguồn lực từ xây dựng chính sách, chương trình tuân thủ cho đến các chi phí vận hành hệ thống, bởi vậy doanh nghiệp còn phải có một nguồn kinh phí đủ để thực hiện mục tiêu này. Áp dụng quản trị tuân thủ không chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định mà còn làm cho doanh nghiệp mất đi những “lợi ích” có thể có, nếu doanh nghiệp không tuân thủ (chẳng hạn trốn thuế, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường…). Nếu doanh nghiệp lớn, với nguồn lực dồi dào có thể tự xây dựng cho mình những bộ quy tắc ứng xử trong quản trị doanh nghiệp và hệ thống quản trị tuân thủ phù hợp hoặc thuê tư vấn chuyên nghiệp, thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực hạn chế khó có thể xây dựng và triển khải chính sách và quản trị tuân thủ.

Ngoài doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp khu vực tư nhân về cơ bản những doanh nghiệp vừa và nhỏ xét dưới giác độ nguồn lực như tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu và quản trị doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp này thường không có khả năng tài chính cho việc thực hiện được đầy đủ các chi phí liên quan đến hoạt động quản trị tuân thủ.

Thứ ba, doanh nghiệp quá chú trọng mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt. Việc cân bằng giữa lợi nhuận và tuân thủ cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội luôn luôn vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận có thể bất chấp các quy định của pháp luật, đạo lý kinh doanh, gây tổn hại cho môi trường, thậm chí gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của khách hàng. Tình trạng hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, gây tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng cộng là minh chứng cho việc thiếu ý thức tuân thủ của doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đã xuất hiện nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm do mặt hàng này có dư lượng một số chất vượt quá tiêu chuẩn hoặc bị cấm. Năm 2018, Hàn Quốc liên tục có những cảnh báo về việc phát hiện kháng sinh cấm trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Thậm chí, mặt hàng tôm Việt Nam cũng bị cảnh báo về an toàn thực phẩm ở những thị trường nhập khẩu khác. Chỉ riêng trong tháng 1/2018, có 4 lô tôm xuất khẩu sang Australia bị Bộ Nông nghiệp nước này cảnh báo vì phát hiện vi khuẩn hiếu khí. Trong tháng 2/2018, có thêm 2 lô tôm cũng bị cảnh báo vi khuẩn hiếu khí bởi Bộ Nông nghiệp Australia (Tăng Văn Nghĩa, 2019); Hay  hải sản khai thác từ biển đánh bắt của Việt Nam xuất sang EU hiện nay rất thấp, chỉ chiếm 5,1% nhưng do có cáo buộc liên quan đến một số doanh nghiệp khai thác ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, EU đã rút thẻ vàng có hiệu lực từ ngày 23/10/2017 áp dụng đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam (Diệu Hoa, 2017). Khi bị cảnh báo thẻ vàng, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã và đang bị kiểm tra chặt chẽ đối với toàn bộ các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EU.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất không theo đúng tiêu chuẩn, thành phần nguyên liệu như đã đăng ký với cơ quan quản lý chất lượng. Tình trạng làm hàng nhái, hàng giả, nhãn hàng vi phạm và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra tràn lan. Chẳng hạn, nhãn mỳ Omachi quảng cáo sợi mì của hãng có thành phần 100% là khoai tây tự nhiên, nhưng bên trong bao bì của gói mì, lượng bột khoai tây chỉ có 5%. Thông tin này được phổ biến trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng giữa năm 2012; hay gian lận trong việc bán xăng dầu bằng cách gắn chip điện tử nhằm lừa gạt thu lợi bất chính từ người tiêu dùng của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng đã nhiều lần bị xử lý.

Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng đối với một số nhãn hàng cụ thể mà dán nhãn mác sản phẩm của mình gần giống như nhãn mác của những sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường. Điều này không chỉ vi phạm luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật cạnh tranh mà còn đánh lừa người tiêu dùng, gây nhầm lẫn khi họ mua sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã bị một bộ phận lớn, làn sóng người tiêu dùng tại Việt Nam tẩy chay, không chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ kém chất lượng hoặc vi phạm quyền lợi của họ. Những thiệt hại về kinh tế doanh nghiệp có thể được bù đắp trong thời gian ngắn, nhưng những tổn hại về mặt hình ảnh, thương hiệu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn và trong thời gian dài hơn.

Thứ tư, thiếu bộ phận chuyên trách

Ngoài vấn đề về nhận thức về tuân thủ, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tại Việt Nam không có biên chế bộ phận (phòng hoặc ban) chuyên trách về tuân thủ. Thiếu đơn vị chức năng, doanh nghiệp không thể thực hiện tốt yêu cầu về tuân thủ khi không có quản trị tuân thủ cũng như không có đơn vị chịu trách nhiệm về quá trình này. Do nguồn lực hạn chế cũng như nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, về cơ bản, các doanh nghiệp không thành lâp bộ phận tuân thủ (nếu có chỉ là bộ phận pháp chế và chủ yếu là để kiểm tra văn bản hợp đồng). Trách nhiệm tuân thủ của các chủ thể chỉ nêu mang tính khẩu hiệu hoặc đôi khi xem nhẹ vấn đề này do không có cơ chế kiểm soát và chế tài phù hợp. Chỉ đến khi phải đối mặt với hậu quả tiêu cực hay bồi thường thiệt hại, hay buộc phải tham gia vào các thủ tục pháp lý do vi phạm thì doanh nghiệp mới quan tâm tới tuân thủ. Nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hay chứng khoán được cho là chú trọng nhiều nhất đến việc thành lập bộ phận quản trị rủi ro gắn với tuân thủ (chẳng hạn theo Basel II) hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên việc thành lập này chủ nhằm đáp ứng quy định của pháp luật liên quan đến quản trị rủi ro.

Các doanh nghiệp lớn tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, về cơ bản, đều thành lập bộ phận riêng về chương trình tuân thủ (Compliance Office) nhằm đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được giám sát chặt chẽ sao cho không trái với các quy định của pháp luật, không trái với đạo lý kinh doanh, cũng như các chuẩn mực khác có liên quan (chẳng hạn tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa). Tại Mỹ - các công ty niệm yết trên thị trường chứng khoán phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ và báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty theo quy định của Luật Sarbenes-Oxley năm 2002 (Menzies, 2014).

Tại Việt Nam hiện nay, ngoài các công ty cổ phần, chỉ số ít các công ty đại chúng hoặc các ngân hàng thương mại mới thành lập được bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm thúc đẩy việc thực hiện tuân thủ. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập bộ phận chuyên trách vẫn là một thách thức lớn trong quá trình triển khai quản trị tuân thủ tại Việt Nam.

Thứ năm, thiếu quản trị tuân thủ

Quản trị tuân thủ vẫn là một vấn đề khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay, doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới về tư duy quản trị doanh nghiệp nhưng ý thức về tuân thủ và ý tưởng về quản trị tuân thủ còn rất hạn chế. Chỉ một số doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới triển khai chương trình tuân thủ cũng như có hệ thống quản trị tuân thủ phù hợp. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu chính sách cũng như quản trị tuân thủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, điều này dẫn năng lực phát hiện, đánh giá và đo lường rủi ro tuân thủ luôn ở mức thấp.

Một vấn đề khác cần phải được nhấn mạnh đó là quản trị tuân thủ của doanh nghiệp chỉ có thể triển khai hiệu quả nếu doanh nghiệp có (xây dựng được) chương trình tuân thủ phù hợp (Corporate Compliance Program). Tức là tuân thủ không chỉ dừng ở chính sách mà còn phải được chương trình hóa, có hệ thống kiểm soát cũng như nguồn tài chính phù hợp của doanh nghiệp.

Trên thực tế, ý thức tôn trọng cũng như sự cam kết từ phía doanh nghiệp về tuân thủ còn thiếu vắng trong tư duy của các nhà quản trị doanh nghiệp. Hiện tượng vi phạm các quy định của pháp luật, các chuẩn mực kinh doanh khác là hậu quả của việc nhận thức kém hay giảm chi phí bất hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận và nhằm đạt lợi thế cạnh tranh mang tính cố hữu của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường cho thấy còn nhiều những biểu hiện không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, ý thức tuân thủ chưa cao, quyền lợi của người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng còn khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm không đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, làm ô nhiễm môi trường… gây tổn thất về tài sản, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng nhất là trong lĩnh vực dược phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Một số đề xuất mang tính kết luận

- Nâng cao nhận thức tuân thủ của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp và đòi hỏi tính tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan khác cao hơn bao giờ hết. Mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế cũng là áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật cũng như các quy định có liên quan trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm tránh những rủi ro không mong muốn, như vụ việc EC rút thẻ vàng đối với hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam là một minh chứng rõ ràng. Bởi vậy, nâng cao nhận thức về tuân thủ là một đòi hỏi khách quan trong hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đạo lý, chuẩn mực, thực hành kinh doanh tốt ngày càng phải được quan tâm, chú ý để doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện. Uy tín và niềm tin của doanh nghiệp từ phía công chúng hay người tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào tính đúng đúng đắn của hành vi kinh doanh, xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức và hướng tới vận dụng quản trị tuân thủ của doanh nghiệp là con đường để bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại. Bởi vậy, nhận thức tuân thủ phải trở thành nền tảng tư duy từ các cấp lãnh đạo, quản trị cho đến mọi thành viên của doanh nghiệp. Thông qua đó, thói quen văn hóa tuân thủ pháp luật, đạo lý trong kinh doanh được hình thành vững chắc trong doanh nghiệp. Điều này cần phải được gắn với việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, hình thành tri thức, tâm lý thực hiện hành vi kinh doanh không phạm vào điều cấm của pháp luật, đạo lý kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

- Bên cạnh chính sách tuân thủ, việc xây dựng chương trình tuân thủ trong một doanh nghiệp là cần thiết để thực hiện quản trị tuân thủ. Chương trình tuân thủ cần bao quát được toàn bộ lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh sao cho chức năng giám sát, phát hiện và phòng ngừa có hiệu lực đối mọi hoạt động của doanh nghiệp (phát hiện nguy cơ tiềm ẩn vi phạm). Sự phức tạp của hoạt động kinh doanh buộc doanh nghiệp phải dự liệu được các tình huống nhạy cảm để tránh được những vi phạm không đáng có. Điều này chỉ có thể được thực hiện thông qua một chương trình tuân thủ hiệu quả. chương trình tuân thủ, bao gồm cả chính sách tuân thủ cũng cần được công khai trên phương tiện truyền thông của doanh nghiệp, theo đó khách hàng hay người tiêu dùng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan có thể nhận biết dễ dàng chương trình đó.

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức và nhân sự chuyên trách về tuân thủ để giúp cho doanh nghiệp thực thi hiệu quả hoạt động quản trị tuân thủ. Chỉ khi có nguồn nhân lực đủ trình độ và năng lực thực thi thì quản trị tuân thủ của doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu đề ra. Nhân sự về tuân thủ không chỉ là hạt nhân của quá trình tuân thủ mà còn là đội ngũ giám sát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân sự chuyên trách về tuân thủ phải thực hiện cáo thường xuyên tới những người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả HĐQT/HĐTV. Báo cáo phải bao trùm những hoạt động kiểm soát, đánh giá nguy cơ vi phạm cũng như những thay đổi của pháp luật và các khó khăn khi thực thi tuân thủ mà doanh nghiệp có thể gặp phải, các biện pháp đang thực hiện để đối phó với những những thách thức đặt ra.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Cannon, Tom (2012), Corporate Responsibility: Govervance, compliance and ethics in a sustainable environment, Pearson, Harlow.
  2. Diệu Hoa (2017), EU "rút thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam tại địa chỉ: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2017-10-25/eu-rut-the-vang-voi-thuy-san-viet-nam-49557.aspx , truy cập 01/11/2019.
  3. IFC (2015) A Guide to Corporate Governance Practices in the European Union – ECGG, tại địa chỉ: https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/506d49a2-3763-4fe4-a783-5d58e37b8906/CG_Practices_in_EU_Guide.pdf?MOD=AJPERES&CVID=kNmxTtG, truy cập 01/11/2019.
  4. Kenndy-Glans, Donna/Schulz Bob (2005), Corporate Integrity: A Toolkit for Managing Beyond Compliance, Wiley Publisher.
  5. Menzies, Christof (2014), Sarbanes-Oxley und Corporate Compliance, Schaeffer.
  6. Oded, Sharon (2013), Corporate Compliance: New Approaches to Regulatory Enforement, Cheltenham/Northampton.
  7. Pape, Jonas (2011), Corporate Compliance – Rechtspflichten zur Verhaltungsstuerung von Unternehmensangehörigen in Deutschland und den USA, Verlag Berliner Wissenschafts, Berlin.
  8. Shleifer, Andrei, and Robert W. Vishny (1997), “A Survey of Corporate Governance”, Journal of Finance, 52 (2): 737-783.
  9. Mansouri, Nazanin (2019), A Case Study of Volkswagen Unethical Practice in Diesel Emission Test, International Journal of Science and Engineering Applications Volume 5 Issue 4, 2016, ISSN-2319-7560 (Online), Available from:https://www.researchgate.net/publication/303797234_A_Case_Study_of_Volkswagen_Unethical_Practice_in_Diesel_Emission_Test [accessed Nov 26 2019].
  10. Siedenbiedel (2014), Corporate Compliance, NWB Verlag.
  11. Tăng Văn Nghĩa (2019), “Tuân thủ của doanh nghiệp đối với trách nhiệm sản phẩm và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 119.
  12. Tăng Văn Nghĩa, Lê Phương Hà (2014), “Bàn về sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, Số 11.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Công ty TNHH Quan Phong, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Những yêu cầu này có thể khác nhau do có một số mô hình tuân thủ khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để áp dụng.