Sidebar

Magazine menu

25
T5, 04

Tạp chí KTĐN số 123

 

Tăng cường liên kết để phát triển các cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam

Enhancing economic linkages for village-based industrial cluster development in Vietnam[1]

Bùi Anh Tuấn[2]

Nguyễn Thị Hạnh[3]

Vũ Hoàng Nam[4]

 

Tóm tắt

            Hiện nay trên cả nước có nhiều cụm công nghiệp làng nghề đang tồn tại nhưng sự phát triển nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Một trong những lý do là vì sự liên kết trong các cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng liên kết bên trong các cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam và nghiên cứu mô hình liên kết một số cụm công nghiệp trên thế giới. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong ngành của các trường đại học và viện nghiên cứu vào mạng lưới liên kết bên trong của các doanh nghiệp theo mô hình trục và nan hoa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các cụm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam.

Từ khoá: Liên kết; cụm công nghiệp làng nghề

Abstract

There is a great number of village-based industrial clusters in Vietnam. Nevertheless, many of them have not been well developed. One of important reasons is weak linkages within the clusters. This study provides insights into linkages within village-based industrial clusters in Vietnam and models of linkages in some industrial clusters in the world. Based on these findings, this study suggests that engagement of large firms, universities, and research institutes in the network of linkages by the model of hub and spokes is effective for development of village-based industrial clusters in Vietnam.

Key words: Linkages; village-based industrial clusters; Vietnam

 

  1. Đặt vấn đề

            Sự phát triển của các làng nghề ở Việt Nam giữ vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, sản phẩm từ các làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, nâng cao đời sống cho người dân, giúp bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền và dân tộc. Theo báo cáo của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2018), cả nước có 4.575 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Trong đó, Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, tạo việc làm cho hơn 800.000 lao động, với hơn 8.000 doanh nghiệp và hợp tác xã buôn bán sản phẩm của các làng nghề, đem lại doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng/năm, chiếm hơn 4% tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội.

            Chính phủ cũng đã hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề thông qua quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề với cơ sở hạ tầng tốt hơn. Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm, điểm công nghiệp của làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Trong những năm qua, việc xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp trong làng nghề được thực hiện ở nhiều nơi. Theo nghiên cứu của Vũ (2012), các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam thường là khu vực hạ tầng kỹ thuật được xây dựng nhằm tập trung các cơ sở sản xuất trước đây vốn nằm trong khu vực dân cư của các làng nghề để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất có mặt bằng rộng hơn và dễ xử lý vấn đề môi trường hơn. Có thể nói các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề hiện nay hoạt động chưa hiệu quả so với mục tiêu ban đầu của Chính phủ. Nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp không thể thu hút được các cơ sở sản xuất di chuyển vào và phải để hoang.

Trên thực tế, những khu vực hạ tầng kỹ thuật này thường chỉ là một phần rất nhỏ so với toàn bộ làng nghề xét cả về diện tích và số lượng các cơ sở sản xuất. Sự phát triển của làng nghề không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp này. Do vậy, Vũ (2012) đã đề xuất sử dụng khái niệm cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) để nói tới sự tập trung trong sản xuất của toàn bộ làng nghề.

Xét trên bình diện tổng thể, sự phát triển của các CCNLN nói chung cũng gặp nhiều khó khăn như sự phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp trong làng nghề nói riêng. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong các CCNLN được hình thành một cách tự nhiên với truyền thống lịch sử lâu dài. Mối liên kết bên trong của các CCNLN khá đa dạng, từ liên kết mạng lưới cho tới các liên kết thuận chiều và liên kết ngược chiều. Chính đặc trưng về sự liên kết này đã mang lại lợi thế cho sự phát triển của các CCNLN. Tuy vậy, sự liên kết này trong các CCNLN cũng như sự liên kết của CCNLN với các tổ chức bên ngoài còn yếu nên đã hạn chế sự phát triển.

Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các hình thức liên kết của một số cụm công nghiệp trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển các CCNLN ở Việt Nam. Nghiên cứu bao gồm năm phần. Sau phần đặt vấn đề, phần tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về liên kết kinh tế, liên kết ngành. Phần thứ ba sẽ trình bày các hình thức liên kết của một số cụm công nghiệp trên thế giới. Phần thứ tư và thứ năm phân tích thực trạng liên kết và rút ra một số bài học để phát triển các CCNLN ở Việt Nam.

  1. Cơ sở lý thuyết

2.1. Cụm công nghiệp làng nghề

Cụm công nghiệp

Mô hình cụm công nghiệp (CCN) được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới nhằm tận dụng các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng và địa phương. Có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN. Theo Marshall(1926), Weber (1978), Ohlin (1933) và Hoover (1948), các doanh nghiệp tập trung tại một khu vực địa lý nằm tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô. Krugman (1991) và Venables (1996) là những người theo trường phái địa kinh tế mới cho rằng cấu trúc không gian của các hoạt động kinh tế được hình thành là do sự tác động của hai lực đối lập là hướng tâm (những ngoại ứng tích cực của Marshall) và ly tâm (chi phí thuê đất tăng cao, tắc nghẽn giao thông, môi trường ô nhiễm khi các doanh nghiệp tập trung). Porter (1990) lại xem CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm một loại các ngành gắn kết với nhau.

Theo Porter (1990), CCN có bốn đặc điểm chính. Thứ nhất, CCN thường tập trung theo khu vực địa lý, nhằm tận dụng các cơ hội từ sự liên kết. Các công ty trong CCN chia sẻ các đơn hàng và các mối quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng. Thứ hai, sự cạnh tranh bên trong CCN là rất lớn buộc các doanh nghiệp phải đổi mới liên tục để tồn tại. Thứ ba, CCN hàm chứa sự tương hỗ cao giữa các chủ doanh nghiệp, các nhà cung cấp, khách hàng và người lao động. Thứ tư, các doanh nghiệp trong CCN không cần quy mô lớn, bộ máy cồng kềnh nên linh hoạt hơn. Các quan hệ trong CCN được phân thành ba loại: (1) quan hệ mua - bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá trình sản xuất chính với các đầu vào và phân phối hàng hoá và dịch vụ; (2) quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và qui trình, mở rộng sự cải tiến và các liên kết chiến lược; và (3) quan hệ giữa thị phần và nguồn tài nguyên bằng sự chia sẻ công nghệ, lực lượng lao động và thông tin.

Cũng theo Porter (1990), phần lớn lợi thế cạnh tranh nằm ngoài phạm vi một công ty và thậm chí là ngoài ngành của công ty gắn với lợi thế kinh tế quy tụ (agglomeration economies) dựa trên chuyên môn hoá và chi phí đầu vào giảm do lợi thế quy mô và gần thị trường. Lợi thế kinh tế quy tụ bao gồm lợi thế kinh tế đô thị hoá và lợi thế kinh tế địa phương hoá. Đối với lợi thế kinh tế đô thị hoá (urbanization economies), các công ty quy tụ tại các khu vực đô thị là do tốc độ tăng trưởng của đô thị kéo theo sự tăng trưởng của các công ty. Những công ty này có thể cùng ngành hoặc khác ngành bởi nguyên nhân của hội tụ kinh tế là do tốc độ tăng trưởng của cụm. Lợi thế kinh tế địa phương hoá (localization economies) có được là do các công ty có mô hình kinh doanh gần giống nhau (Gordon và McCann, 2000). Lợi thế này phổ biến hơn ở các vùng nông thôn, nơi không có nền kinh tế lớn và đa dạng nên các công ty phát triển được là nhờ lợi thế về quy mô và dần hình thành cụm công nghiệp ở các khu vực nông thôn. Có thể thấy cơ sở lý thuyết về hội tụ kinh tế là nền tảng của sự hình thành các cụm công nghiệp, trong đó cụm công nghiệp nông thôn là hình thức phổ biến của lý thuyết về lợi thế kinh tế địa phương hoá.

Một CCN được xem là có lợi thế so sánh nếu có năng suất và tốc độ tăng trưởng cao hơn các cụm khác. Trước đây, các doanh nghiệp thường cạnh tranh dựa trên khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào hay nguồn lực. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên hiệu năng và năng suất. Do có thể hỗ trợ tốt việc gia tăng năng suất, khả năng sáng tạo và cải tiến cũng như tiếp cận các cơ hội kinh doanh, CCN nuôi dưỡng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trên bình diện rộng hơn, sự hiệu quả của các CCN sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một vùng trên nhiều góc độ, từ thu hút đầu tư và lao động, đàm phán trên thị trường đến hiệu quả sử dụng các tài sản và dịch vụ công cộng.

Các cách hiểu về CCN hiện nay đều có điểm chung coi CCN là một thể chế tạo ra sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp chứ không đơn thuần chỉ coi CCN là một khu vực kỹ thuật có hạ tầng hiện đại. Sonobe và Otsuka (2006) coi CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan với nhau trong một khu vực nhỏ. Khái niệm cụm công nghiệp này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của các làng nghề ở Việt Nam.

Cụm công nghiệp làng nghề

Dù nhiều làng nghề đang tồn tại và được “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hóa, cho đến nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về làng nghề ở Việt Nam khi nó được coi là đối tượng trong nghiên cứu kinh tế. Ở Việt Nam, một làng hiện nay được coi là làng nghề khi hội tụ hai điều kiện: 1) có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; và 2) thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Theo Đinh (2010), làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như nhau qua nhiều năm. Ở làng nghề, có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Vũ (2008), CCNLN là sự tập trung về mặt địa lý, thường trong phạm vi một làng, của các cơ sở sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan với nhau. Đặc điểm của các CCNLN có nhiều nét tương đồng với CCN như vị trí địa lý, ngành nghề, và lao động nhưng CCNLN cũng có những đặc thù riêng biệt. Tính liên kết và các mối quan hệ thuộc dòng tộc là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của các CCNLN. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm CCNLN của Vũ (2008).

Trên thế giới, CCNLN cũng đã được nghiên cứu. Theo Murdoch (2000) các doanh nghiệp ở nông thôn cần liên kết theo chiều ngang với doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực để phát triển. Cohen (1995) đúc kết hai mô hình du lịch làng nghề ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công và chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp trung tâm du lịch. Suzuki (2007) cho rằng phát triển nghề thủ công thúc đẩy kinh tế vùng ở các nước đang phát triển. Ông cũng đề xuất cần có chính sách rõ ràng, thành lập các tổ chức hỗ trợ và quan tâm phát triển thị trường cho nghề thủ công.

2.2. Liên kết kinh tế tại cụm công nghiệp làng nghề

            Liên kết kinh tế

Nghiên cứu về liên kết kinh tế nằm trong trường phái nghiên cứu về các học thuyết dựa trên cơ sở nguồn lực ví dụ như học thuyết tính kinh tế về nguồn lực hạn chế, của Hotelling, học thuyết về chi phí lao động khi khai thác nguồn lực của Smith và Ricardo, học thuyết phân tích đầu ra và đầu vào của Leontief, học thuyết về mức độ sử dụng kim loại của Malenbaum và học thuyết về liên kết thuận chiều và liên kết ngược chiều của Hirschman.

Hirschman là nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập đến các mối liên kết kinh tế thông qua cách tiếp cận đầu vào và đầu ra (Hirschman, 1958). Ông đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập. Hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các ngành khác đi theo. Nói cách khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó. Mọi ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình.

Theo cách tiếp cận của Hirschman thì liên kết ngược là loại quan hệ được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình có nhu cầu được cung cấp đầu vào từ các doanh nghiệp/hộ gia đình khác. Liên kết xuôi được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình bán sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp/hộ gia đình khác. Các liên kết xuôi và ngược luôn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá trình sản xuất. Để xem xét đâu là liên kết ngược và đâu là liên kết xuôi thì phải xuất phát từ một chủ thể cụ thể (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành) vì bất kỳ một chủ thể nào cũng luôn tồn tại hai mối liên kết cùng lúc.

Lý thuyết về liên kết kinh tế liên quan đến khu vực địa lý nhấn mạnh sự liên kết của các doanh nghiệp tác động đến sự tăng trưởng của một khu vực hay một vùng địa lý. Cụ thể những doanh nghiệp trong cùng một khu vực thường có xu hướng sản xuất các sản phẩm giống nhau, kéo theo những liên kết thuận chiều và ngược chiều trong khu vực, tạo nên những khu vực có nhiều mối liên kết kinh tế hơn các khu vực địa lý khác. Theo Venables (1996) những mối liên kết kinh tế tại một khu vực là điểm mạnh giúp thu hút các doanh nghiệp, giảm chi phí giao thương trong khu vực, tăng lợi ích kinh tế theo quy mô dẫn đế sự hình thành các khu vực liên kết mạnh. Tambunan (2005) đã đúc kết khối kiên kết ngành gồm liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng và kiên kết giữa chúng với các tổ chức đào tạo, ngân hàng, doanh nghiệp lớn, tổ chức cung ứng nguyên liệu và dịch vụ hỗ trợ ở bên ngoài. Gibbs và Bernet (1997) cho rằng liên kết công nghiệp là chiến lược phổ biến để phát triển kinh tế nông thôn. Thu nhập của lao động trong khối kiên kết cao hơn bên ngoài khối 13%. Sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý. Những lý thuyết liên quan đến quan điểm này thường là lý thuyết về liên kết vùng, cụm liên kết.

Trường phái nghiên cứu về không gian kinh tế trừu tượng cho rằng không nhất thiết phải có mối quan hệ giữa liên kết kinh tế và khu vực địa lý. Liên kết kinh tế có thể mở rộng ra ngoài khu vực địa lý, không có giới hạn về không gian (Perroux, 1950). Khi các doanh nghiệp lớn mạnh sẽ trở thành các cực hút tạo nên các mạng lưới liên kết phi địa lý. Từ đó, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các chủ thể kinh tế tự nguyện tiến hành để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi và an toàn hơn.

Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp lớn, liên kết kinh tế giúp giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí lao động, gia tăng năng suất, chuyên môn hoá hơn và linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên kết mang lại những kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh, học hỏi từ doanh nghiệp lớn hơn, khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng hơn và cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn hơn. Đối với cộng đồng, liên kết kinh tế dẫn đến sự phát triển kinh tế của khu vực, kéo theo sự phát triển về dịch vụ và các bên cung cấp dịch vụ của khu vực, gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm và các lợi ích xã hội khác.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng không tốt đến liên kết kinh tế là sự mất cân bằng về quyền lực giữa hai bên, hay là khả năng tiếp cận với các cơ hội liên kết yếu. Ngoài ra các luật và quy định của nhà nước và chính quyền cũng có tác động tiêu cực đến khả năng liên kết kinh tế. Ngược lại các yếu tố có khả năng thúc đẩy liên kết kinh doanh là động lực bên trong doanh nghiệp, những yếu tố liên quan đến con người và môi trường chính trị.

Liên kết kinh tế trong cụm công nghiệp làng nghề

Sự liên kết trong các CCNLN chưa được nghiên cứu nhiều. Một trong những nguyên nhân là do sự hình thành của các CCNLN đã diễn ra hàng trăm năm trước. Sự liên kết này được hình thành một cách tự nhiên từ tình làng xóm, tình họ hàng và các quan hệ giao thương. Lý thuyết kinh tế theo quy mô chỉ ra rằng các liên kết trong CCNLN được hình thành từ nhóm lao động lành nghề, dần phát triển và hỗ trợ nhau trong kinh doanh (Marshall, 1926). Theo lý thuyết kinh tế nguồn lực, CCNLN có ưu thế chuyên môn hoá và tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào sự phân bố lao động có kinh nghiệm (Smith, 1776). Theo các nhà kinh tế địa lý thì với sự xuất hiện kinh tế hội tụ luôn tồn tại song song với các mạng lưới. Các mạng lưới có thể là hữu hình như mạng lưới liên kết vật chất hoặc vô hình như là các mạng lưới xã hội. Các yếu tố xã hội như bối cảnh chính trị, văn hoá là nhân tố quan trọng tác động tới mạng lưới.

Liên kết mạng lưới là yếu tố rất quan trọng đối với gia tăng năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển bền vững của CCNLN. Mạng lưới liên kết giá trị của CCNLN bao gồm: (i) liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng; (ii) liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần, (iii) liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và đảm bảo tính bền vững của chuỗi.

  1. Liên kết kinh tế ở một số cụm công nghiệp làng nghề trên thế giới

3.1. Liên kết kinh tế ở CCNLN Nanzhuang, Trung Quốc

            CCNLN Nanzhuang chuyên sản xuất thước cuộn bằng thép ở Trung Quốc. Ngoài lợi thế cạnh tranh giống như những CCNLN khác, Nanzhuang có những lợi thế cạnh tranh riêng. Theo Xiaojian (2007), ngoài những lợi thế về tính kinh tế của quy mô, về sự tập trung của lực lượng lao động và lợi thế từ liên kết mạng lưới thì những lợi thế về chi phí sản xuất thấp, tính sáng tạo, sự ảnh hưởng của những người chủ chốt cũng như hệ thống hỗ trợ của địa phương là các lợi thế cạnh tranh khác biệt của CCNLN Nanzhuang. Trong khi những lợi thế về tính kinh tế của quy mô và lao động tập trung là những yếu tố bên trong doanh nghiệp thì mạng lưới liên kết là yếu tố bên ngoài. Mạng lưới liên kết là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng trao đổi kiến thức và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

            Mô hình liên kết ở CCNLN Nanzhuang được phát triển mở rộng ra một số làng ở huyện Shaogang. Sơ đồ dưới đây thể hiện mô hình các mối liên kết của CCNLN Nanzhuang. Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất tạo ra thế mạnh của CCNLN. Tuy nhiên, sự liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp và khu vực dịch vụ rất kém. Các tổ chức công đoàn và phi chính phủ không thực sự phát triển ở CCNLN này. Dù vậy, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học được chú trọng. Ngoài các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng chính của làng nghề, còn có một số các doanh nghiệp phụ trợ, như vận chuyển, đóng gói, đại lý bán buôn, đại lý marketing, … Mạng lưới marketing ở Nanzhuang bao gồm hơn mười nghìn nhân viên bán hàng, hoạt động trên khắp mọi miền của Trung Quốc. Vì thế, hoạt động kinh doanh của CCNLN luôn được phát triển. Hầu hết chủ các doanh nghiệp ở Nanzhuang là người của làng, họ có những mối quan hệ mật thiết với nhau, điều này hình thành nên sự tin tưởng và cảm thông cho nhau rất tốt. Chính vì thế thời gian và chi phí giao dịch ở CCNLN rất thấp. Điều này tạo nên tính linh hoạt cao cho CCNLN Nanzhuang. Tính linh hoạt này còn thể hiện qua việc nhận đơn hàng. Nếu một doanh nghiệp nhận đơn hàng vượt quá khả năng sản xuất, doanh nghiệp sẽ chia nhỏ đơn hàng và thuê các doanh nghiệp bên ngoài làm giúp. Mỗi doanh nghiệp lớn thường có một số doanh nghiệp vệ tinh để đảm bảo sự linh hoạt trong kinh doanh.

Doanh  nghiệp SX

Đại lý bán hàng

Chính quyền Shaogang

Cung cấp NVL

CN phụ trợ

Công đoàn

Viện nghiên cứu

Khách hàng

Ranh giới làng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Mô hình liên kết CCNLN Nanzhuang

            Nguồn: Xiaojian (2007)

            Sự phát triển của CCNLN Nanzhuang phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp lớn đã sao chép có sáng tạo công nghệ của các doanh nghiệp bên ngoài làng nghề. Các doanh nghiệp nhỏ lại sao chép công nghệ của các doanh nghiệp lớn đó. Một yếu tố đặc thù trong các doanh nghiệp ở CCNLN Nanzhuang là sự tồn tại của các gia tộc doanh nhân truyền thống có quy mô lớn. Những gia tộc này thường là những ông tổ nghề và những người làm nghề này đầu tiên trong CCNLN. Số lượng các doanh nghiệp do những người trong gia tộc này nắm giữ ngày càng tăng lên do đó sự ảnh hưởng của những doanh nghiệp này trong làng nghề là rất lớn.

            Bên cạnh đó, chính quyền ở Nanzhuang đã hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp mới thành lập dưới ba năm được miễn thuế. Mức thuế thấp từ 10-15% được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và có thể đóng theo tháng và theo quý. Chính quyền huyện Shaogang cũng tạo điều kiện cho sự liên kết bên trong làng nghề thông qua việc thành lập hiệp hội doanh nghiệp làng nghề, trung tâm cung cấp dịch vụ vận chuyển... Bên cạnh đó, chính quyền Shaogang còn có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong làng nghề tiếp cận vốn.

3.2. Liên kết kinh tế ở CCNLN thủ công mỹ nghệ tại Barpeta, Ấn Độ

            Ấn Độ cũng khuyến khích phát triển các CCNLN như Việt Nam. Rinku và Ashim (2011) đã nghiên cứu sự phát triển của CCNLN sản xuất đồ nội thất và trang trí từ tre và bã mía ở Barpeta. Khu vực này được hình thành từ năm làng. Số lượng các doanh nghiệp trong CCNLN này là 1.655 bao gồm doanh nghiệp lớn và hộ kinh doanh. Lúc đầu, sự liên kết trong CCNLN Barpeta chưa được mạnh. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất độc lập, chưa có sự trao đổi về công nghệ và thông tin.

            Sau đó, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp trong CCNLN được chính phủ hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm cho công nhân, gia tăng giá trị cuộc sống cho người dân tại khu vực. Chính quyền tích cực giúp đỡ và hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp. Chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, thúc đẩy nghề tiểu thủ công để tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn được thực hiện. Các doanh nghiệp được vay vốn trung hạn và dài hạn từ 5-10 năm với lãi suất thấp để mua sắm máy móc thiết bị. Mặt khác, chương trình cũng chú trọng đến việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vật tư, nâng cao tay nghề, hỗ trợ dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, CCNLN đã ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của cả khu vực. Sự liên kết của cả năm làng nghề trong khu vực thành CCNLN đã khiến năng suất của doanh nghiệp tăng lên và doanh số bán hàng cũng tăng lên.

3.3. Liên kết kinh tế ở các CCNLN thủ công Indonesia

Indonesia là một nước có gần 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Nghề thủ công mỹ nghệ là nghề truyền thống ở Indonesia. Những nghệ nhân, hộ sản xuất và doanh nghiệp theo nghề truyền thống này từ rất lâu và chủ yếu ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nguồn nguyên liệu chính. Nghiên cứu của Hermine (1999) cho thấy sự phát triển vùng ở Indonesia gắn liền với sự phát triển của các CCNLN ở khu vực nông thôn.

Trên thực tế, chính phủ Indonesia đã tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các CCNLN ở khu vực nông thôn với mục tiêu tăng cường nguồn lực xã hội cho các khu vực này. Các nguồn lực xã hội được hình thành và khai thác hiệu quả trên cơ sở khuyến khích tăng cường liên kết trong mạng lưới giữa các doanh nghiệp trong các CCNLN và giữa các doanh nghiệp trong các CCNLN với các chủ thể bên ngoài, ở các ngành khác. Chính phủ Indonesia tập trung xây dựng các chính sách nhằm gắn các CCNLN thủ công chặt chẽ với các hoạt động du lịch. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do vậy có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường thông qua khách du lịch. Mạng lưới khách hàng do vậy được mở rộng.

            Dù mô hình liên kết mạng lưới có ưu điểm là mối liên kết được phát triển đa chiều nhưng song song với đó là sự khó khăn trong việc định hướng phát triển. Ví dụ như ở CCNLN Batik. Các doanh nghiệp kinh doanh thủ công ở CCNLN Batik chuyên về dệt. Trước đây, làng nghề bị mai một. Chính phủ khôi phục sự phát triển của làng nghề bằng cách gắn nó với du lịch. Nhờ đó, CCNLN được khôi phục đáng kể. Tuy nhiên, khi được khôi phục lại các doanh nghiệp lại chuyển hướng sang phát triển du lịch. Nhiều doanh nghiệp dừng hẳn việc sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tập trung vào kinh doanh du lịch, thương mại. Do đó, sự phát triển của CCNLN này chệch sang hướng khác.

 

  1. Thực tiễn liên kết kinh tế tại một số CCNLN ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê hiện nay ở Việt Nam có hơn 4.000 CCNLN, trong đó Miền Bắc chiếm khoảng 70% số CCNLN. Tổng số cơ sở sản xuất trong các CCNLN là khoảng 40.000, trong đó hơn 80% là các hộ kinh doanh cá thể. Nhiều CCNLN không những chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới mà còn áp dụng các công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài.

Tính đến năm 2017, riêng Hà Nội đã có 1.270 CCNLN, trong đó có nhiều CCNLN "trăm tỷ". Giá trị sản xuất của các CCNLN Hà Nội đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng năm 2017, chiếm 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Có 256 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống đạt giá trị sản xuất 4.791 tỷ đồng. Thành phố đã quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó sẽ thành lập thêm nhiều CCNLN mới và tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.

Các cơ sở sản xuất trong các CCNLN thường lấy nơi cư trú là nơi sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình với số lượng nhỏ các doanh nghiệp có quy mô. Sự gắn kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các cơ sở sản xuất chế biến ngành nghề chưa chặt chẽ. Sự liên kết giữa doanh nghiệp thương mại dịch vụ, du lịch với các cơ sở sản xuất còn hạn chế. Đặc biệt, sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong các CCNLN với các trường đại học, các viện nghiên cứu hầu như không có.

Trườn hợp CCNLN Trát Cầu sản xuất chăn, ga, gối, đệm

Trước đây tên gọi của làng là Làng bông Trát Cầu, là một làng cổ nằm ven sông Nhuệ, Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) chuyên làm chăn, gối bông từ mấy trăm năm nay. Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, từ chỗ sản xuất sản phẩm chăn bông truyền thống, các doanh nghiệp làng nghề Trát Cầu đã phát triển sang các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm với chất lượng tốt. Hiện nay, sản phẩm chăn, ga, gối, đệm của làng nghề Trát Cầu vẫn được tiêu thụ mạnh trên cả nước. Làng bông Trát Cầu được hình thành đầu tiên từ những nghệ nhân thuộc đội 6 và đội 7 xã Tiền Phong, sau đó với sự phát triển của công nghệ hoạt động sản xuất được lan toả ra đội 8, đội 2 và các đội xung quanh trung tâm. Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề xã Tiền Phong được thành lập ở khu vực gần làng nghề, thiết lập cơ sở hạ tầng bao gồm mặt bằng rộng, điện và nước thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phát triển hoạt động của mình.

Mô hình liên kết của làng nghề Trát Cầu bao gồm liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, chính quyền và các dịch vụ hỗ trợ. Sự liên kết theo chiều ngang là giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chăn, ga, gối và đệm. Trát Cầu là nơi hội tụ đa dạng các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm và chất lượng, liên kết này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối ưu hoá nguồn lực thông qua việc chuyên môn hoá sản xuất. Sự liên kết theo chiều dọc tồn tại giữa doanh nghiệp và các đại lý bán hàng giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù chưa có đại lý chuyên về xúc tiến sản phẩm của làng nghề, nhưng hình thức này tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệp thương mại, mang sản phẩm của làng Trát Cầu đi khắp các nước. Các mối liên ngang và dọc tồn tại ở mức yếu, ngắn hạn, thiếu chặt chẽ. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp chưa được phát huy tối đa. Lợi thế kinh tế tích tụ của cả CCNLN còn ở mức rất yếu. Lợi thế quy mô chưa được phát huy do mức độ chuyên môn hóa thấp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn chưa thể hiện được vai trò trong việc mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Sản phẩm của Trát Cầu đã vươn tới mọi miền của Việt Nam, trong đó chủ yếu là miền Bắc và miền Trung. Sự hỗ trợ của chính quyền trong việc kết nối các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp ngành cũng mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp làng nghề nhưng còn nhiều hạn chế. Về cơ bản, mạng lưới liên kết của các doanh nghiệp trong CCNLN còn đóng và hẹp.

Một đặc điểm nữa của làng nghề Trát Cầu đó là sự dịch chuyển nhân công giữa các doanh nghiệp trong làng nghề. Nhiều công nhân thành tạo về tay nghề có thể di chuyển công việc thường xuyên, điều này cũng gây áp lực lên việc liên tục thay đổi để thu hút công nhân. Nhìn chung các doanh nghiệp và hình thức liên kết trong làng nghề Trát Cầu vẫn chưa thực sự được chú tâm và đẩy mạnh liên kết, các doanh nghiệp vẫn đang cạnh tranh nhau mà chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau.

Hầu hết các doanh nghiệp trong CCNLN Trát Cầu chưa được tiếp cận với các kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại. Một số rất ít các chủ doanh nghiệp đã từng tham gia các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp do một số trường đại học mở. Những chủ doanh nghiệp này đánh giá rất cao những kiến thức quản trị mới. Tuy vậy, đa phần các chủ doanh nghiệp khác chưa nhận thức được tầm quan trọng của những kiến thức quản trị mới do không có điều kiện để tiếp cận, học hỏi. Mạng lưới liên kết của họ có tính đóng, chủ yếu tập trung vào một số nhà cung cấp nguyên vật liệu và khách hàng truyền thống.

Trường hợp CCNLN dệt kim La Phù

La Phù là làng nghề lớn nhất huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống, có giá trị sản xuất lớn như: Nấu nha, làm bánh kẹo, nấu rượu, làm bún, miến, chế biến tinh bột, in ấn bao bì… Nhưng nổi bật nhất vẫn là nghề dệt kim, dệt len. Nghề dệt kim, dệt bít tất ở La Phù có từ hàng trăm năm nay. Người dân La Phù rất năng động và sáng tạo, họ là những người vô cùng nhạy bén, chớp thời cơ rất nhanh để phát huy nghề dệt truyền thống của mình, phát triển thành nghề mũi nhọn của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài xã. Hiện tại La Phù có khoảng 95% hộ có nghề dệt len, hàng trăm doanh nghiệp và hàng nghìn tổ hợp sản xuất, trong đó nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như: Vĩnh Thịnh, Minh Phương, Đông Đô… Hàng năm các doanh nghiệp này đưa ra thị trường khá nhiều sản phẩm dệt may các loại, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và khách nước ngoài đến tham quan du lịch. Doanh thu nhiều tỷ đồng, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhiều hộ giàu lên từ nghề truyền thống này.

Làng nghề dệt kim La Phù hiện nay ngoài các doanh nghiệp trong làng, số lớn doanh nghiệp đã chuyển sang cụm công nghiệp An Khánh gần đó. Điểm nổi bật của làng nghề La Phù đó là chủ các doanh nghiệp hầu hết đều có mối quan hệ họ hàng, trong đó phổ biến nhất là gia tộc họ Tạ. Số doanh nghiệp có vợ hoặc chồng mang họ Tạ chiếm đến 80% tổng số các doanh nghiệp dệt kim trong làng, do đó so với làng nghề Trát Cầu, mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong làng La Phù gắn kết chặt chẽ hơn. La Phù có hiệp hội doanh nghiệp làng nghề La Phù thành lập với mục đích hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thêm vào đó, sự liên kết của làng nghề với chính quyền địa phương khá tốt, thông qua việc ãnh đạo địa phương rất quan tâm, đã dành cho Hiệp hội một phòng riêng trong UBND xã làm trụ sở để hội họp và tiếp đón khách đến giao dịch. Điều này cho thấy chính quyền khuyến khích việc đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, khiến kinh tế làng nghề tăng trưởng.

Một số doanh nghiệp lớn trong CCNLN La Phù đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tập trung mua đầu vào (nguyên liệu, phụ liệu dệt kim) và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sự chuyên môn hóa giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ tạo nên một mạng lưới chặt chẽ và hiệu quả hơn so với CCNLN Trát Cầu. Các đơn hàng được chia sẻ. Sự chia sẻ còn ở trong việc sử dụng lao động, máy móc, thiết bị. Một phần của sự gắn kết chặt chẽ này là do đặc thù riêng của làng La Phù nhưng một phần quan trọng là do sự chủ động của một số doanh nghiệp lớn dẫn đầu.

Nhiều chủ doanh nghiệp trong CCNLN La Phù có mối quan hệ tốt với các trường đại học. Do vậy, họ thường xuyên tham gia các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp nói chung và các khóa tập huấn chuyên sâu. Do vậy, dù phải kinh doanh trên những thị trường ở xa và xuất khẩu ra nước ngoài, nhiều chủ doanh nghiệp rất tự tin và thành công.

Trường hợp CCNLN cơ khí Rùa

Làng nghề cơ khí Làng Rùa trước là làng Đàn Giản thuộc xã Thanh Thuỳ, Huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí, từ cơ khí đột dập đến các chi tiết máy. Cũng như những làng nghề khác, nghề kim khí ở Thanh Thùy khởi thủy bằng nghề làm đinh trống, đinh thuyền. Những năm kháng chiến, người dân Thanh Thùy chuyển sang đúc vỏ gang cho lựu đạn, móng trâu, móng ngựa và tất cả những gì có liên quan đến kim loại, phục vụ chiến đấu và sản xuất của nhân dân.

Làng nghề phủ rộng ở sáu thôn thuộc xã Thanh Thuỳ, trong đó tập trung đông nhất là thôn Rùa Hạ, bên cạnh đó còn có khu công nghiệp Rùa Hạ khá nhộn nhịp các doanh nghiệp cơ khí. Mỗi làng nghề lại có một đặc điểm riêng, về hình thức liên kết bên trong làng nghề cơ khí Rùa vẫn có những điểm nổi bật. Thứ nhất, về đội ngũ lãnh đạo của uỷ ban Xã Thanh Thuỳ, là những người trẻ có học thức cao nên các chính sách đưa ra đều với mục đích thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Phỏng vấn ban lãnh đạo xã Thanh Thuỷ, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng các dự án, chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ làng nghề mà Thanh Thuỷ tiếp nhận lớn hơn nhiều so với các làng nghề khác. Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với tri thức hiện đại và từ đó nâng cao năng suất và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp trong làng, có một số doanh nghiệp điển hình tốt, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp tiếp thu kiến thức quản trị hiện đại, tổ chức sản xuất rất tốt. Tuy nhiên việc chia sẻ học hỏi từ những doanh nghiệp dẫn đầu này tới các doanh nghiệp nhỏ hơn chưa thực sự tốt. Thứ hai, có tổ chức hợp tác xã làng Rùa, giúp xúc tiến các sản phẩm của làng nghề, điều này là điểm nổi bật của làng, thông qua các mối liên kết như hợp tác xã, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong làng nghề được đẩy mạnh. Thứ ba, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trong làng khá hơn so với mặt bằng chung của các làng nghề phía Bắc, đây cũng là yếu tố thúc đẩy sự liên kết bên trong và bên ngoài làng nghề.

  1. Bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường liên kết kinh tế tại các cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam

Đứng trước thực tiễn hiện nay nhiều làng nghề không còn tồn tại hay ngày càng suy yếu và mai một dần. Các nguyên nhân chính bao gồm: thị trường đầu ra khó khăn do khủng hoảng kinh tế; biến động thời tiết ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng; phụ thuộc nguồn cung ứng nên không làm chủ về nguyên liệu và giá cả nên phát triển không ổn định; thiếu lao động có nghề vì thế hệ trẻ không còn tâm huyết với các nghề truyền thống; do các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không hiệu quả.

Tuy nhiên trên cơ sở phân tích các hình thức liên kết của các CCNLN trên thế giới và thực trạng các CCNLN của Việt Nam về cơ bản không khác nhiều so với các CCN khác ở các nước đang phát triển. Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất đã hạn chế sự phát triển của các CCNLN Việt Nam đó là thiếu tính liên kết mang tính hiệu quả về kinh tế trong làng nghề.

Kinh nghiệm liên kết của các cụm công nghiệp làng nghề ở các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc với rất nhiều nét tương đồng về văn hoá thì muốn tăng cường liên kết kinh tế ở các cụm công nghiệp làng nghề cần lưu ý những yếu tố sau đây. Thứ nhất, chú trọng vào việc liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu hay các doanh nghiệp lớn đầu ngành bên ngoài làng, theo lý thuyết sự liên kết với các doanh nghiệp lớn có thể coi là liên kết trục và nan hoa. Liên kết này giúp doanh nghiệp làng nghề nâng cao tính mới cho các sản phẩm hiện tại, hay tạo ra các sản phẩm mới của làng. Ngoài ra đổi mới không chỉ là đổi mới sản phẩm mà còn là đổi mới về quy trình sản xuất, đổi mới về cách thức quản trị doanh nghiệp, những điều này đều mang lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp và cho cả làng nghề.

Thứ hai, phát triển liên kết với các đại lý chuyên tìm kiếm thị trường, nếu hiện tại chưa có, cần thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ trợ dịch vụ tham gia vào chuỗi giá trị của làng nghề. Điều này giúp mở rộng thị trường của làng nghề, giảm thiểu các chi phí mà hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện dành cho hoạt động bán hàng. Liên kết với khối dịch vụ giúp kinh tế làng nghề tăng trưởng rõ rệt.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ của chính phủ thông qua việc ban hành các chính sách thuế và hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp làng nghề thông qua các hiệp hội và hợp tác xã. Đây là những nhu cầu thiết thực nhất của các doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây, do đó để khuyến khích mối liên kết bên trong làng nghề, cần có những hỗ trợ mang tính thực tế và thiết thực cho làng nghề.

Thứ tư, nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các cụm liên kết công nghiệp. Ở các nước được lựa chọn nghiên cứu nêu trên, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề đều xuất phát từ sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước (ngoại trừ Trung Quốc). Điều cần nhấn mạnh là vai trò của Nhà nước thể hiện rõ nét không phải bằng các can thiệp trực tiếp, mà bằng các cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau. Chính vì thế, các hoạt động trên của Nhà nước là điều kiện để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết được thiết lập của các doanh nghiệp trên một địa bàn, khu vực cụ thể.

Thứ năm, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và các quan hệ liên kết trong phát triển cụm công nghiệp làng nghề và kết nối giữa các cụm công nghiệp làng nghề. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề phải được đặt trong khuôn khổ sự kiểm soát và điều phối thống nhất từ Trung ương. Điều này là cần thiết để phòng ngừa tính cục bộ, bản vị địa phương chủ nghĩa của các địa phương và để thúc đẩy quan hệ liên kết giữa các địa phương trong một vùng và giữa các vùng trong cả nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2008), Báo cáo môi trường Làng nghề 2008.
  2. Chính phủ (2017), Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp.
  3. Cohen, E (1995), Touristic craft ribbon development in Thailand”, Tourism management, 16(3), 225-235.
  4. Das, R., & Das, A. K (2011), “Industrial cluster: an approach for rural development in North East India”, International Journal of Trade, Economics and Finance, 2(2), 161.
  5. Đào Duy Huân (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp để phát triển làng nghề phi nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp thành phố, Mã số: CS2005-03, TP.HCM.
  6. Đinh Xuân Nghiêm (2010), Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ.
  7. Hirschman, A (1958), The Strategy of Economic Development, New Haven, Conn.: Yale University press.
  8. Krugman, P (1991), “Increasing returns and economic geography”, Journal of political economy, 99(3), 483-499.
  9. Li, X., & Li, E (2007), “Competitive Advantage and Rural Industrial Clustering: The Case of Steel Measuring Tape Production in a Chinese Village”, China Review, 7(1), 27-52. Retrieved from http://www.jstor.org/stable/23461864.
  10. Marshall, A (1926), Official Papers by Alfred Marshall.
  11. Murdoch, J. (2000). Networks—a new paradigm of rural development?. Journal of rural studies, 16(4), 407-419.
  12. Perroux, F. (1950). Economic space: theory and applications. The Quarterly Journal of Economics, 64(1), 89-104.
  13. Porter, M. E. (1990). The competitive advantage of nations: with a new introduction.
  14. Sonobe, T., & Otsuka, K. (2006). Cluster-based industrial development: An East Asian model. Springer.
  15. Tambunan, T. (2005). Promoting small and medium enterprises with a clustering approach: A policy experience from Indonesia. Journal of Small Business Management, 43(2), 138-154.
  16. Venables, A. J. (1996). Equilibrium locations of vertically linked industries. International economic review, 341-359.
  17. Vũ Hoàng Nam, (2008) Một số bàn luận về cụm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế.
  18. Vũ Hoàng Nam, (2012) Phát triển công nghiệp theo cụm ở các nước đang phát triển – Bài học kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối Ngoại, N51/2012
  19. Weber, M. (1978). Max Weber on law in economy and society (20th century legal philosophy series). Berkeley: University of California Press.
  20. Weijland, H. (1999). Microenterprise clusters in rural Indonesia: Industrial seedbed and policy target. World Development, 27(9), 1515-1530.

 

 

[1] Sản phẩm trong khuôn khổ đề tài “Hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề áp dụng công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh” do PGS,TS Bùi Anh Tuấn làm chủ nhiệm

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: buianhtuan.bgh@ftu.edu.vn

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hanhnt@ftu.edu.vn

[4] Trường Đại học Ngoại thương, Email: namvh@ftu.edu.vn

 

Tăng cường liên kết để phát triển các cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam

Enhancing economic linkages for village-based industrial cluster development in Vietnam[1]

Bùi Anh Tuấn[2]

Nguyễn Thị Hạnh[3]

Vũ Hoàng Nam[4]

 

Tóm tắt

            Hiện nay trên cả nước có nhiều cụm công nghiệp làng nghề đang tồn tại nhưng sự phát triển nói chung còn yếu, chưa phát huy được tiềm năng vốn có. Một trong những lý do là vì sự liên kết trong các cụm công nghiệp làng nghề còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích thực trạng liên kết bên trong các cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam và nghiên cứu mô hình liên kết một số cụm công nghiệp trên thế giới. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra rằng sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong ngành của các trường đại học và viện nghiên cứu vào mạng lưới liên kết bên trong của các doanh nghiệp theo mô hình trục và nan hoa là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các cụm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam.

Từ khoá: Liên kết; cụm công nghiệp làng nghề

Abstract

There is a great number of village-based industrial clusters in Vietnam. Nevertheless, many of them have not been well developed. One of important reasons is weak linkages within the clusters. This study provides insights into linkages within village-based industrial clusters in Vietnam and models of linkages in some industrial clusters in the world. Based on these findings, this study suggests that engagement of large firms, universities, and research institutes in the network of linkages by the model of hub and spokes is effective for development of village-based industrial clusters in Vietnam.

Key words: Linkages; village-based industrial clusters; Vietnam

 

  1. Đặt vấn đề

            Sự phát triển của các làng nghề ở Việt Nam giữ vai trò quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, sản phẩm từ các làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, nâng cao đời sống cho người dân, giúp bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền và dân tộc. Theo báo cáo của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2018), cả nước có 4.575 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Trong đó, Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề nhất cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, tạo việc làm cho hơn 800.000 lao động, với hơn 8.000 doanh nghiệp và hợp tác xã buôn bán sản phẩm của các làng nghề, đem lại doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng/năm, chiếm hơn 4% tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội.

            Chính phủ cũng đã hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề thông qua quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề với cơ sở hạ tầng tốt hơn. Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm, điểm công nghiệp của làng nghề được miễn tiền thuê đất 11 năm và được xem xét vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với mức không quá 70% tổng mức đầu tư. Trong những năm qua, việc xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp trong làng nghề được thực hiện ở nhiều nơi. Theo nghiên cứu của Vũ (2012), các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam thường là khu vực hạ tầng kỹ thuật được xây dựng nhằm tập trung các cơ sở sản xuất trước đây vốn nằm trong khu vực dân cư của các làng nghề để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất có mặt bằng rộng hơn và dễ xử lý vấn đề môi trường hơn. Có thể nói các khu, cụm, điểm công nghiệp làng nghề hiện nay hoạt động chưa hiệu quả so với mục tiêu ban đầu của Chính phủ. Nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp không thể thu hút được các cơ sở sản xuất di chuyển vào và phải để hoang.

Trên thực tế, những khu vực hạ tầng kỹ thuật này thường chỉ là một phần rất nhỏ so với toàn bộ làng nghề xét cả về diện tích và số lượng các cơ sở sản xuất. Sự phát triển của làng nghề không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp này. Do vậy, Vũ (2012) đã đề xuất sử dụng khái niệm cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) để nói tới sự tập trung trong sản xuất của toàn bộ làng nghề.

Xét trên bình diện tổng thể, sự phát triển của các CCNLN nói chung cũng gặp nhiều khó khăn như sự phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp trong làng nghề nói riêng. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong các CCNLN được hình thành một cách tự nhiên với truyền thống lịch sử lâu dài. Mối liên kết bên trong của các CCNLN khá đa dạng, từ liên kết mạng lưới cho tới các liên kết thuận chiều và liên kết ngược chiều. Chính đặc trưng về sự liên kết này đã mang lại lợi thế cho sự phát triển của các CCNLN. Tuy vậy, sự liên kết này trong các CCNLN cũng như sự liên kết của CCNLN với các tổ chức bên ngoài còn yếu nên đã hạn chế sự phát triển.

Bài nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các hình thức liên kết của một số cụm công nghiệp trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phát triển các CCNLN ở Việt Nam. Nghiên cứu bao gồm năm phần. Sau phần đặt vấn đề, phần tiếp theo sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về liên kết kinh tế, liên kết ngành. Phần thứ ba sẽ trình bày các hình thức liên kết của một số cụm công nghiệp trên thế giới. Phần thứ tư và thứ năm phân tích thực trạng liên kết và rút ra một số bài học để phát triển các CCNLN ở Việt Nam.

  1. Cơ sở lý thuyết

2.1. Cụm công nghiệp làng nghề

Cụm công nghiệp

Mô hình cụm công nghiệp (CCN) được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới nhằm tận dụng các lợi thế cạnh tranh bên ngoài để hỗ trợ phát triển công nghiệp vùng và địa phương. Có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN. Theo Marshall(1926), Weber (1978), Ohlin (1933) và Hoover (1948), các doanh nghiệp tập trung tại một khu vực địa lý nằm tận dụng lợi ích kinh tế theo quy mô. Krugman (1991) và Venables (1996) là những người theo trường phái địa kinh tế mới cho rằng cấu trúc không gian của các hoạt động kinh tế được hình thành là do sự tác động của hai lực đối lập là hướng tâm (những ngoại ứng tích cực của Marshall) và ly tâm (chi phí thuê đất tăng cao, tắc nghẽn giao thông, môi trường ô nhiễm khi các doanh nghiệp tập trung). Porter (1990) lại xem CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm một loại các ngành gắn kết với nhau.

Theo Porter (1990), CCN có bốn đặc điểm chính. Thứ nhất, CCN thường tập trung theo khu vực địa lý, nhằm tận dụng các cơ hội từ sự liên kết. Các công ty trong CCN chia sẻ các đơn hàng và các mối quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng. Thứ hai, sự cạnh tranh bên trong CCN là rất lớn buộc các doanh nghiệp phải đổi mới liên tục để tồn tại. Thứ ba, CCN hàm chứa sự tương hỗ cao giữa các chủ doanh nghiệp, các nhà cung cấp, khách hàng và người lao động. Thứ tư, các doanh nghiệp trong CCN không cần quy mô lớn, bộ máy cồng kềnh nên linh hoạt hơn. Các quan hệ trong CCN được phân thành ba loại: (1) quan hệ mua - bán bởi sự tập trung và hội nhập dọc giữa quá trình sản xuất chính với các đầu vào và phân phối hàng hoá và dịch vụ; (2) quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh và các đối tác nhằm khai thác thông tin về sản phẩm và qui trình, mở rộng sự cải tiến và các liên kết chiến lược; và (3) quan hệ giữa thị phần và nguồn tài nguyên bằng sự chia sẻ công nghệ, lực lượng lao động và thông tin.

Cũng theo Porter (1990), phần lớn lợi thế cạnh tranh nằm ngoài phạm vi một công ty và thậm chí là ngoài ngành của công ty gắn với lợi thế kinh tế quy tụ (agglomeration economies) dựa trên chuyên môn hoá và chi phí đầu vào giảm do lợi thế quy mô và gần thị trường. Lợi thế kinh tế quy tụ bao gồm lợi thế kinh tế đô thị hoá và lợi thế kinh tế địa phương hoá. Đối với lợi thế kinh tế đô thị hoá (urbanization economies), các công ty quy tụ tại các khu vực đô thị là do tốc độ tăng trưởng của đô thị kéo theo sự tăng trưởng của các công ty. Những công ty này có thể cùng ngành hoặc khác ngành bởi nguyên nhân của hội tụ kinh tế là do tốc độ tăng trưởng của cụm. Lợi thế kinh tế địa phương hoá (localization economies) có được là do các công ty có mô hình kinh doanh gần giống nhau (Gordon và McCann, 2000). Lợi thế này phổ biến hơn ở các vùng nông thôn, nơi không có nền kinh tế lớn và đa dạng nên các công ty phát triển được là nhờ lợi thế về quy mô và dần hình thành cụm công nghiệp ở các khu vực nông thôn. Có thể thấy cơ sở lý thuyết về hội tụ kinh tế là nền tảng của sự hình thành các cụm công nghiệp, trong đó cụm công nghiệp nông thôn là hình thức phổ biến của lý thuyết về lợi thế kinh tế địa phương hoá.

Một CCN được xem là có lợi thế so sánh nếu có năng suất và tốc độ tăng trưởng cao hơn các cụm khác. Trước đây, các doanh nghiệp thường cạnh tranh dựa trên khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào hay nguồn lực. Ngày nay, doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên hiệu năng và năng suất. Do có thể hỗ trợ tốt việc gia tăng năng suất, khả năng sáng tạo và cải tiến cũng như tiếp cận các cơ hội kinh doanh, CCN nuôi dưỡng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trên bình diện rộng hơn, sự hiệu quả của các CCN sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một vùng trên nhiều góc độ, từ thu hút đầu tư và lao động, đàm phán trên thị trường đến hiệu quả sử dụng các tài sản và dịch vụ công cộng.

Các cách hiểu về CCN hiện nay đều có điểm chung coi CCN là một thể chế tạo ra sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp chứ không đơn thuần chỉ coi CCN là một khu vực kỹ thuật có hạ tầng hiện đại. Sonobe và Otsuka (2006) coi CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan với nhau trong một khu vực nhỏ. Khái niệm cụm công nghiệp này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của các làng nghề ở Việt Nam.

Cụm công nghiệp làng nghề

Dù nhiều làng nghề đang tồn tại và được “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hóa, cho đến nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về làng nghề ở Việt Nam khi nó được coi là đối tượng trong nghiên cứu kinh tế. Ở Việt Nam, một làng hiện nay được coi là làng nghề khi hội tụ hai điều kiện: 1) có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; và 2) thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng. Theo Đinh (2010), làng nghề là tập hợp các cơ sở sản xuất ở cùng một khu vực địa lý xuất phát từ nông thôn, cùng tham gia sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp như nhau qua nhiều năm. Ở làng nghề, có một số lượng đáng kể cơ sở sản xuất, lao động tham gia sản xuất và có thu nhập quan trọng từ sản xuất phi nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Vũ (2008), CCNLN là sự tập trung về mặt địa lý, thường trong phạm vi một làng, của các cơ sở sản xuất các sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan với nhau. Đặc điểm của các CCNLN có nhiều nét tương đồng với CCN như vị trí địa lý, ngành nghề, và lao động nhưng CCNLN cũng có những đặc thù riêng biệt. Tính liên kết và các mối quan hệ thuộc dòng tộc là những đặc điểm khác biệt rõ rệt của các CCNLN. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm CCNLN của Vũ (2008).

Trên thế giới, CCNLN cũng đã được nghiên cứu. Theo Murdoch (2000) các doanh nghiệp ở nông thôn cần liên kết theo chiều ngang với doanh nghiệp cùng ngành ở khu vực để phát triển. Cohen (1995) đúc kết hai mô hình du lịch làng nghề ở Thái Lan là chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công và chuỗi phố nghề sản xuất hàng thủ công kết hợp trung tâm du lịch. Suzuki (2007) cho rằng phát triển nghề thủ công thúc đẩy kinh tế vùng ở các nước đang phát triển. Ông cũng đề xuất cần có chính sách rõ ràng, thành lập các tổ chức hỗ trợ và quan tâm phát triển thị trường cho nghề thủ công.

2.2. Liên kết kinh tế tại cụm công nghiệp làng nghề

            Liên kết kinh tế

Nghiên cứu về liên kết kinh tế nằm trong trường phái nghiên cứu về các học thuyết dựa trên cơ sở nguồn lực ví dụ như học thuyết tính kinh tế về nguồn lực hạn chế, của Hotelling, học thuyết về chi phí lao động khi khai thác nguồn lực của Smith và Ricardo, học thuyết phân tích đầu ra và đầu vào của Leontief, học thuyết về mức độ sử dụng kim loại của Malenbaum và học thuyết về liên kết thuận chiều và liên kết ngược chiều của Hirschman.

Hirschman là nhà nghiên cứu đầu tiên đề cập đến các mối liên kết kinh tế thông qua cách tiếp cận đầu vào và đầu ra (Hirschman, 1958). Ông đã sử dụng khái niệm liên kết ngược (backward linkages, upstream linkages) và liên kết xuôi (forward linkages, downstream linkages) để nghiên cứu các mối quan hệ ngành và liên ngành. Các hiệu ứng liên kết ngược (backward linkage effects) nảy sinh từ nhu cầu cung ứng đầu vào của một ngành nào đó mới được thiết lập. Hiệu ứng liên kết xuôi phát sinh từ việc sử dụng đầu ra của ngành đó như là đầu vào của các ngành khác đi theo. Nói cách khác bất kỳ một ngành nào mới được thiết lập cũng kéo theo các hoạt động sản xuất khác nhằm cung cấp đầu vào cho nó. Mọi ngành, trừ các ngành sản xuất hàng hóa cuối cùng, đều kéo theo các hoạt động khác sử dụng đầu ra của nó như đầu vào của mình.

Theo cách tiếp cận của Hirschman thì liên kết ngược là loại quan hệ được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình có nhu cầu được cung cấp đầu vào từ các doanh nghiệp/hộ gia đình khác. Liên kết xuôi được tạo ra khi các doanh nghiệp/hộ gia đình bán sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp/hộ gia đình khác. Các liên kết xuôi và ngược luôn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ và thực chất là hai mặt của quá trình sản xuất. Để xem xét đâu là liên kết ngược và đâu là liên kết xuôi thì phải xuất phát từ một chủ thể cụ thể (hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành) vì bất kỳ một chủ thể nào cũng luôn tồn tại hai mối liên kết cùng lúc.

Lý thuyết về liên kết kinh tế liên quan đến khu vực địa lý nhấn mạnh sự liên kết của các doanh nghiệp tác động đến sự tăng trưởng của một khu vực hay một vùng địa lý. Cụ thể những doanh nghiệp trong cùng một khu vực thường có xu hướng sản xuất các sản phẩm giống nhau, kéo theo những liên kết thuận chiều và ngược chiều trong khu vực, tạo nên những khu vực có nhiều mối liên kết kinh tế hơn các khu vực địa lý khác. Theo Venables (1996) những mối liên kết kinh tế tại một khu vực là điểm mạnh giúp thu hút các doanh nghiệp, giảm chi phí giao thương trong khu vực, tăng lợi ích kinh tế theo quy mô dẫn đế sự hình thành các khu vực liên kết mạnh. Tambunan (2005) đã đúc kết khối kiên kết ngành gồm liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng và kiên kết giữa chúng với các tổ chức đào tạo, ngân hàng, doanh nghiệp lớn, tổ chức cung ứng nguyên liệu và dịch vụ hỗ trợ ở bên ngoài. Gibbs và Bernet (1997) cho rằng liên kết công nghiệp là chiến lược phổ biến để phát triển kinh tế nông thôn. Thu nhập của lao động trong khối kiên kết cao hơn bên ngoài khối 13%. Sự liên kết dẫn đến sự hội tụ của các doanh nghiệp trong cùng ngành về một khu vực địa lý. Những lý thuyết liên quan đến quan điểm này thường là lý thuyết về liên kết vùng, cụm liên kết.

Trường phái nghiên cứu về không gian kinh tế trừu tượng cho rằng không nhất thiết phải có mối quan hệ giữa liên kết kinh tế và khu vực địa lý. Liên kết kinh tế có thể mở rộng ra ngoài khu vực địa lý, không có giới hạn về không gian (Perroux, 1950). Khi các doanh nghiệp lớn mạnh sẽ trở thành các cực hút tạo nên các mạng lưới liên kết phi địa lý. Từ đó, liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các chủ thể kinh tế tự nguyện tiến hành để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi và an toàn hơn.

Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích lớn cho tất cả các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp lớn, liên kết kinh tế giúp giảm chi phí đầu vào, giảm chi phí lao động, gia tăng năng suất, chuyên môn hoá hơn và linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, liên kết mang lại những kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh, học hỏi từ doanh nghiệp lớn hơn, khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng hơn và cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn hơn. Đối với cộng đồng, liên kết kinh tế dẫn đến sự phát triển kinh tế của khu vực, kéo theo sự phát triển về dịch vụ và các bên cung cấp dịch vụ của khu vực, gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm và các lợi ích xã hội khác.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng không tốt đến liên kết kinh tế là sự mất cân bằng về quyền lực giữa hai bên, hay là khả năng tiếp cận với các cơ hội liên kết yếu. Ngoài ra các luật và quy định của nhà nước và chính quyền cũng có tác động tiêu cực đến khả năng liên kết kinh tế. Ngược lại các yếu tố có khả năng thúc đẩy liên kết kinh doanh là động lực bên trong doanh nghiệp, những yếu tố liên quan đến con người và môi trường chính trị.

Liên kết kinh tế trong cụm công nghiệp làng nghề

Sự liên kết trong các CCNLN chưa được nghiên cứu nhiều. Một trong những nguyên nhân là do sự hình thành của các CCNLN đã diễn ra hàng trăm năm trước. Sự liên kết này được hình thành một cách tự nhiên từ tình làng xóm, tình họ hàng và các quan hệ giao thương. Lý thuyết kinh tế theo quy mô chỉ ra rằng các liên kết trong CCNLN được hình thành từ nhóm lao động lành nghề, dần phát triển và hỗ trợ nhau trong kinh doanh (Marshall, 1926). Theo lý thuyết kinh tế nguồn lực, CCNLN có ưu thế chuyên môn hoá và tăng trưởng lợi nhuận nhờ vào sự phân bố lao động có kinh nghiệm (Smith, 1776). Theo các nhà kinh tế địa lý thì với sự xuất hiện kinh tế hội tụ luôn tồn tại song song với các mạng lưới. Các mạng lưới có thể là hữu hình như mạng lưới liên kết vật chất hoặc vô hình như là các mạng lưới xã hội. Các yếu tố xã hội như bối cảnh chính trị, văn hoá là nhân tố quan trọng tác động tới mạng lưới.

Liên kết mạng lưới là yếu tố rất quan trọng đối với gia tăng năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển bền vững của CCNLN. Mạng lưới liên kết giá trị của CCNLN bao gồm: (i) liên kết dọc giữa các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng vật tư thiết bị, nhà sản xuất và khách hàng; (ii) liên kết ngang giữa các nhà sản xuất dưới hình thức hợp tác xã, hiệp hội làng nghề hoặc các loại hình công ty liên doanh, công ty cổ phần, (iii) liên kết tương hỗ giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, năng suất và đảm bảo tính bền vững của chuỗi.

  1. Liên kết kinh tế ở một số cụm công nghiệp làng nghề trên thế giới

3.1. Liên kết kinh tế ở CCNLN Nanzhuang, Trung Quốc

            CCNLN Nanzhuang chuyên sản xuất thước cuộn bằng thép ở Trung Quốc. Ngoài lợi thế cạnh tranh giống như những CCNLN khác, Nanzhuang có những lợi thế cạnh tranh riêng. Theo Xiaojian (2007), ngoài những lợi thế về tính kinh tế của quy mô, về sự tập trung của lực lượng lao động và lợi thế từ liên kết mạng lưới thì những lợi thế về chi phí sản xuất thấp, tính sáng tạo, sự ảnh hưởng của những người chủ chốt cũng như hệ thống hỗ trợ của địa phương là các lợi thế cạnh tranh khác biệt của CCNLN Nanzhuang. Trong khi những lợi thế về tính kinh tế của quy mô và lao động tập trung là những yếu tố bên trong doanh nghiệp thì mạng lưới liên kết là yếu tố bên ngoài. Mạng lưới liên kết là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí của doanh nghiệp, tăng trao đổi kiến thức và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

            Mô hình liên kết ở CCNLN Nanzhuang được phát triển mở rộng ra một số làng ở huyện Shaogang. Sơ đồ dưới đây thể hiện mô hình các mối liên kết của CCNLN Nanzhuang. Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất tạo ra thế mạnh của CCNLN. Tuy nhiên, sự liên kết giữa chính phủ và doanh nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp và khu vực dịch vụ rất kém. Các tổ chức công đoàn và phi chính phủ không thực sự phát triển ở CCNLN này. Dù vậy, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học được chú trọng. Ngoài các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng chính của làng nghề, còn có một số các doanh nghiệp phụ trợ, như vận chuyển, đóng gói, đại lý bán buôn, đại lý marketing, … Mạng lưới marketing ở Nanzhuang bao gồm hơn mười nghìn nhân viên bán hàng, hoạt động trên khắp mọi miền của Trung Quốc. Vì thế, hoạt động kinh doanh của CCNLN luôn được phát triển. Hầu hết chủ các doanh nghiệp ở Nanzhuang là người của làng, họ có những mối quan hệ mật thiết với nhau, điều này hình thành nên sự tin tưởng và cảm thông cho nhau rất tốt. Chính vì thế thời gian và chi phí giao dịch ở CCNLN rất thấp. Điều này tạo nên tính linh hoạt cao cho CCNLN Nanzhuang. Tính linh hoạt này còn thể hiện qua việc nhận đơn hàng. Nếu một doanh nghiệp nhận đơn hàng vượt quá khả năng sản xuất, doanh nghiệp sẽ chia nhỏ đơn hàng và thuê các doanh nghiệp bên ngoài làm giúp. Mỗi doanh nghiệp lớn thường có một số doanh nghiệp vệ tinh để đảm bảo sự linh hoạt trong kinh doanh.

Doanh  nghiệp SX

Đại lý bán hàng

Chính quyền Shaogang

Cung cấp NVL

CN phụ trợ

Công đoàn

Viện nghiên cứu

Khách hàng

Ranh giới làng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Mô hình liên kết CCNLN Nanzhuang

            Nguồn: Xiaojian (2007)

            Sự phát triển của CCNLN Nanzhuang phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp lớn đã sao chép có sáng tạo công nghệ của các doanh nghiệp bên ngoài làng nghề. Các doanh nghiệp nhỏ lại sao chép công nghệ của các doanh nghiệp lớn đó. Một yếu tố đặc thù trong các doanh nghiệp ở CCNLN Nanzhuang là sự tồn tại của các gia tộc doanh nhân truyền thống có quy mô lớn. Những gia tộc này thường là những ông tổ nghề và những người làm nghề này đầu tiên trong CCNLN. Số lượng các doanh nghiệp do những người trong gia tộc này nắm giữ ngày càng tăng lên do đó sự ảnh hưởng của những doanh nghiệp này trong làng nghề là rất lớn.

            Bên cạnh đó, chính quyền ở Nanzhuang đã hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp mới thành lập dưới ba năm được miễn thuế. Mức thuế thấp từ 10-15% được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và có thể đóng theo tháng và theo quý. Chính quyền huyện Shaogang cũng tạo điều kiện cho sự liên kết bên trong làng nghề thông qua việc thành lập hiệp hội doanh nghiệp làng nghề, trung tâm cung cấp dịch vụ vận chuyển... Bên cạnh đó, chính quyền Shaogang còn có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong làng nghề tiếp cận vốn.

3.2. Liên kết kinh tế ở CCNLN thủ công mỹ nghệ tại Barpeta, Ấn Độ

            Ấn Độ cũng khuyến khích phát triển các CCNLN như Việt Nam. Rinku và Ashim (2011) đã nghiên cứu sự phát triển của CCNLN sản xuất đồ nội thất và trang trí từ tre và bã mía ở Barpeta. Khu vực này được hình thành từ năm làng. Số lượng các doanh nghiệp trong CCNLN này là 1.655 bao gồm doanh nghiệp lớn và hộ kinh doanh. Lúc đầu, sự liên kết trong CCNLN Barpeta chưa được mạnh. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất độc lập, chưa có sự trao đổi về công nghệ và thông tin.

            Sau đó, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp trong CCNLN được chính phủ hỗ trợ vay vốn, bảo hiểm cho công nhân, gia tăng giá trị cuộc sống cho người dân tại khu vực. Chính quyền tích cực giúp đỡ và hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp. Chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, thúc đẩy nghề tiểu thủ công để tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn được thực hiện. Các doanh nghiệp được vay vốn trung hạn và dài hạn từ 5-10 năm với lãi suất thấp để mua sắm máy móc thiết bị. Mặt khác, chương trình cũng chú trọng đến việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vật tư, nâng cao tay nghề, hỗ trợ dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Chính vì vậy, CCNLN đã ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của cả khu vực. Sự liên kết của cả năm làng nghề trong khu vực thành CCNLN đã khiến năng suất của doanh nghiệp tăng lên và doanh số bán hàng cũng tăng lên.

3.3. Liên kết kinh tế ở các CCNLN thủ công Indonesia

Indonesia là một nước có gần 40% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Nghề thủ công mỹ nghệ là nghề truyền thống ở Indonesia. Những nghệ nhân, hộ sản xuất và doanh nghiệp theo nghề truyền thống này từ rất lâu và chủ yếu ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nguồn nguyên liệu chính. Nghiên cứu của Hermine (1999) cho thấy sự phát triển vùng ở Indonesia gắn liền với sự phát triển của các CCNLN ở khu vực nông thôn.

Trên thực tế, chính phủ Indonesia đã tập trung phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các CCNLN ở khu vực nông thôn với mục tiêu tăng cường nguồn lực xã hội cho các khu vực này. Các nguồn lực xã hội được hình thành và khai thác hiệu quả trên cơ sở khuyến khích tăng cường liên kết trong mạng lưới giữa các doanh nghiệp trong các CCNLN và giữa các doanh nghiệp trong các CCNLN với các chủ thể bên ngoài, ở các ngành khác. Chính phủ Indonesia tập trung xây dựng các chính sách nhằm gắn các CCNLN thủ công chặt chẽ với các hoạt động du lịch. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do vậy có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường thông qua khách du lịch. Mạng lưới khách hàng do vậy được mở rộng.

            Dù mô hình liên kết mạng lưới có ưu điểm là mối liên kết được phát triển đa chiều nhưng song song với đó là sự khó khăn trong việc định hướng phát triển. Ví dụ như ở CCNLN Batik. Các doanh nghiệp kinh doanh thủ công ở CCNLN Batik chuyên về dệt. Trước đây, làng nghề bị mai một. Chính phủ khôi phục sự phát triển của làng nghề bằng cách gắn nó với du lịch. Nhờ đó, CCNLN được khôi phục đáng kể. Tuy nhiên, khi được khôi phục lại các doanh nghiệp lại chuyển hướng sang phát triển du lịch. Nhiều doanh nghiệp dừng hẳn việc sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tập trung vào kinh doanh du lịch, thương mại. Do đó, sự phát triển của CCNLN này chệch sang hướng khác.

 

  1. Thực tiễn liên kết kinh tế tại một số CCNLN ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê hiện nay ở Việt Nam có hơn 4.000 CCNLN, trong đó Miền Bắc chiếm khoảng 70% số CCNLN. Tổng số cơ sở sản xuất trong các CCNLN là khoảng 40.000, trong đó hơn 80% là các hộ kinh doanh cá thể. Nhiều CCNLN không những chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới mà còn áp dụng các công nghệ sản xuất mới để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu ra nước ngoài.

Tính đến năm 2017, riêng Hà Nội đã có 1.270 CCNLN, trong đó có nhiều CCNLN "trăm tỷ". Giá trị sản xuất của các CCNLN Hà Nội đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng năm 2017, chiếm 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Có 256 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống đạt giá trị sản xuất 4.791 tỷ đồng. Thành phố đã quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó sẽ thành lập thêm nhiều CCNLN mới và tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.

Các cơ sở sản xuất trong các CCNLN thường lấy nơi cư trú là nơi sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là hộ gia đình với số lượng nhỏ các doanh nghiệp có quy mô. Sự gắn kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các cơ sở sản xuất chế biến ngành nghề chưa chặt chẽ. Sự liên kết giữa doanh nghiệp thương mại dịch vụ, du lịch với các cơ sở sản xuất còn hạn chế. Đặc biệt, sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong các CCNLN với các trường đại học, các viện nghiên cứu hầu như không có.

Trườn hợp CCNLN Trát Cầu sản xuất chăn, ga, gối, đệm

Trước đây tên gọi của làng là Làng bông Trát Cầu, là một làng cổ nằm ven sông Nhuệ, Trát Cầu (xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội) chuyên làm chăn, gối bông từ mấy trăm năm nay. Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, từ chỗ sản xuất sản phẩm chăn bông truyền thống, các doanh nghiệp làng nghề Trát Cầu đã phát triển sang các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm với chất lượng tốt. Hiện nay, sản phẩm chăn, ga, gối, đệm của làng nghề Trát Cầu vẫn được tiêu thụ mạnh trên cả nước. Làng bông Trát Cầu được hình thành đầu tiên từ những nghệ nhân thuộc đội 6 và đội 7 xã Tiền Phong, sau đó với sự phát triển của công nghệ hoạt động sản xuất được lan toả ra đội 8, đội 2 và các đội xung quanh trung tâm. Trước sự tăng trưởng nhanh chóng của làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề xã Tiền Phong được thành lập ở khu vực gần làng nghề, thiết lập cơ sở hạ tầng bao gồm mặt bằng rộng, điện và nước thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất phát triển hoạt động của mình.

Mô hình liên kết của làng nghề Trát Cầu bao gồm liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, chính quyền và các dịch vụ hỗ trợ. Sự liên kết theo chiều ngang là giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chăn, ga, gối và đệm. Trát Cầu là nơi hội tụ đa dạng các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm và chất lượng, liên kết này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối ưu hoá nguồn lực thông qua việc chuyên môn hoá sản xuất. Sự liên kết theo chiều dọc tồn tại giữa doanh nghiệp và các đại lý bán hàng giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù chưa có đại lý chuyên về xúc tiến sản phẩm của làng nghề, nhưng hình thức này tồn tại dưới hình thức các doanh nghiệp thương mại, mang sản phẩm của làng Trát Cầu đi khắp các nước. Các mối liên ngang và dọc tồn tại ở mức yếu, ngắn hạn, thiếu chặt chẽ. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp chưa được phát huy tối đa. Lợi thế kinh tế tích tụ của cả CCNLN còn ở mức rất yếu. Lợi thế quy mô chưa được phát huy do mức độ chuyên môn hóa thấp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn chưa thể hiện được vai trò trong việc mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp nhỏ hơn.

Sản phẩm của Trát Cầu đã vươn tới mọi miền của Việt Nam, trong đó chủ yếu là miền Bắc và miền Trung. Sự hỗ trợ của chính quyền trong việc kết nối các hiệp hội làng nghề, hiệp hội doanh nghiệp ngành cũng mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp làng nghề nhưng còn nhiều hạn chế. Về cơ bản, mạng lưới liên kết của các doanh nghiệp trong CCNLN còn đóng và hẹp.

Một đặc điểm nữa của làng nghề Trát Cầu đó là sự dịch chuyển nhân công giữa các doanh nghiệp trong làng nghề. Nhiều công nhân thành tạo về tay nghề có thể di chuyển công việc thường xuyên, điều này cũng gây áp lực lên việc liên tục thay đổi để thu hút công nhân. Nhìn chung các doanh nghiệp và hình thức liên kết trong làng nghề Trát Cầu vẫn chưa thực sự được chú tâm và đẩy mạnh liên kết, các doanh nghiệp vẫn đang cạnh tranh nhau mà chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau.

Hầu hết các doanh nghiệp trong CCNLN Trát Cầu chưa được tiếp cận với các kiến thức quản trị doanh nghiệp hiện đại. Một số rất ít các chủ doanh nghiệp đã từng tham gia các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp do một số trường đại học mở. Những chủ doanh nghiệp này đánh giá rất cao những kiến thức quản trị mới. Tuy vậy, đa phần các chủ doanh nghiệp khác chưa nhận thức được tầm quan trọng của những kiến thức quản trị mới do không có điều kiện để tiếp cận, học hỏi. Mạng lưới liên kết của họ có tính đóng, chủ yếu tập trung vào một số nhà cung cấp nguyên vật liệu và khách hàng truyền thống.

Trường hợp CCNLN dệt kim La Phù

La Phù là làng nghề lớn nhất huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội, nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống, có giá trị sản xuất lớn như: Nấu nha, làm bánh kẹo, nấu rượu, làm bún, miến, chế biến tinh bột, in ấn bao bì… Nhưng nổi bật nhất vẫn là nghề dệt kim, dệt len. Nghề dệt kim, dệt bít tất ở La Phù có từ hàng trăm năm nay. Người dân La Phù rất năng động và sáng tạo, họ là những người vô cùng nhạy bén, chớp thời cơ rất nhanh để phát huy nghề dệt truyền thống của mình, phát triển thành nghề mũi nhọn của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong và ngoài xã. Hiện tại La Phù có khoảng 95% hộ có nghề dệt len, hàng trăm doanh nghiệp và hàng nghìn tổ hợp sản xuất, trong đó nhiều doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn như: Vĩnh Thịnh, Minh Phương, Đông Đô… Hàng năm các doanh nghiệp này đưa ra thị trường khá nhiều sản phẩm dệt may các loại, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và khách nước ngoài đến tham quan du lịch. Doanh thu nhiều tỷ đồng, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhiều hộ giàu lên từ nghề truyền thống này.

Làng nghề dệt kim La Phù hiện nay ngoài các doanh nghiệp trong làng, số lớn doanh nghiệp đã chuyển sang cụm công nghiệp An Khánh gần đó. Điểm nổi bật của làng nghề La Phù đó là chủ các doanh nghiệp hầu hết đều có mối quan hệ họ hàng, trong đó phổ biến nhất là gia tộc họ Tạ. Số doanh nghiệp có vợ hoặc chồng mang họ Tạ chiếm đến 80% tổng số các doanh nghiệp dệt kim trong làng, do đó so với làng nghề Trát Cầu, mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong làng La Phù gắn kết chặt chẽ hơn. La Phù có hiệp hội doanh nghiệp làng nghề La Phù thành lập với mục đích hợp tác, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thêm vào đó, sự liên kết của làng nghề với chính quyền địa phương khá tốt, thông qua việc ãnh đạo địa phương rất quan tâm, đã dành cho Hiệp hội một phòng riêng trong UBND xã làm trụ sở để hội họp và tiếp đón khách đến giao dịch. Điều này cho thấy chính quyền khuyến khích việc đẩy mạnh sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, khiến kinh tế làng nghề tăng trưởng.

Một số doanh nghiệp lớn trong CCNLN La Phù đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc tập trung mua đầu vào (nguyên liệu, phụ liệu dệt kim) và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sự chuyên môn hóa giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ tạo nên một mạng lưới chặt chẽ và hiệu quả hơn so với CCNLN Trát Cầu. Các đơn hàng được chia sẻ. Sự chia sẻ còn ở trong việc sử dụng lao động, máy móc, thiết bị. Một phần của sự gắn kết chặt chẽ này là do đặc thù riêng của làng La Phù nhưng một phần quan trọng là do sự chủ động của một số doanh nghiệp lớn dẫn đầu.

Nhiều chủ doanh nghiệp trong CCNLN La Phù có mối quan hệ tốt với các trường đại học. Do vậy, họ thường xuyên tham gia các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp nói chung và các khóa tập huấn chuyên sâu. Do vậy, dù phải kinh doanh trên những thị trường ở xa và xuất khẩu ra nước ngoài, nhiều chủ doanh nghiệp rất tự tin và thành công.

Trường hợp CCNLN cơ khí Rùa

Làng nghề cơ khí Làng Rùa trước là làng Đàn Giản thuộc xã Thanh Thuỳ, Huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí, từ cơ khí đột dập đến các chi tiết máy. Cũng như những làng nghề khác, nghề kim khí ở Thanh Thùy khởi thủy bằng nghề làm đinh trống, đinh thuyền. Những năm kháng chiến, người dân Thanh Thùy chuyển sang đúc vỏ gang cho lựu đạn, móng trâu, móng ngựa và tất cả những gì có liên quan đến kim loại, phục vụ chiến đấu và sản xuất của nhân dân.

Làng nghề phủ rộng ở sáu thôn thuộc xã Thanh Thuỳ, trong đó tập trung đông nhất là thôn Rùa Hạ, bên cạnh đó còn có khu công nghiệp Rùa Hạ khá nhộn nhịp các doanh nghiệp cơ khí. Mỗi làng nghề lại có một đặc điểm riêng, về hình thức liên kết bên trong làng nghề cơ khí Rùa vẫn có những điểm nổi bật. Thứ nhất, về đội ngũ lãnh đạo của uỷ ban Xã Thanh Thuỳ, là những người trẻ có học thức cao nên các chính sách đưa ra đều với mục đích thúc đẩy sự phát triển của làng nghề. Phỏng vấn ban lãnh đạo xã Thanh Thuỷ, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng các dự án, chương trình của chính phủ nhằm hỗ trợ làng nghề mà Thanh Thuỷ tiếp nhận lớn hơn nhiều so với các làng nghề khác. Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với tri thức hiện đại và từ đó nâng cao năng suất và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp trong làng, có một số doanh nghiệp điển hình tốt, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp tiếp thu kiến thức quản trị hiện đại, tổ chức sản xuất rất tốt. Tuy nhiên việc chia sẻ học hỏi từ những doanh nghiệp dẫn đầu này tới các doanh nghiệp nhỏ hơn chưa thực sự tốt. Thứ hai, có tổ chức hợp tác xã làng Rùa, giúp xúc tiến các sản phẩm của làng nghề, điều này là điểm nổi bật của làng, thông qua các mối liên kết như hợp tác xã, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong làng nghề được đẩy mạnh. Thứ ba, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp trong làng khá hơn so với mặt bằng chung của các làng nghề phía Bắc, đây cũng là yếu tố thúc đẩy sự liên kết bên trong và bên ngoài làng nghề.

  1. Bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường liên kết kinh tế tại các cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam

Đứng trước thực tiễn hiện nay nhiều làng nghề không còn tồn tại hay ngày càng suy yếu và mai một dần. Các nguyên nhân chính bao gồm: thị trường đầu ra khó khăn do khủng hoảng kinh tế; biến động thời tiết ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng; phụ thuộc nguồn cung ứng nên không làm chủ về nguyên liệu và giá cả nên phát triển không ổn định; thiếu lao động có nghề vì thế hệ trẻ không còn tâm huyết với các nghề truyền thống; do các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề không hiệu quả.

Tuy nhiên trên cơ sở phân tích các hình thức liên kết của các CCNLN trên thế giới và thực trạng các CCNLN của Việt Nam về cơ bản không khác nhiều so với các CCN khác ở các nước đang phát triển. Có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất đã hạn chế sự phát triển của các CCNLN Việt Nam đó là thiếu tính liên kết mang tính hiệu quả về kinh tế trong làng nghề.

Kinh nghiệm liên kết của các cụm công nghiệp làng nghề ở các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc với rất nhiều nét tương đồng về văn hoá thì muốn tăng cường liên kết kinh tế ở các cụm công nghiệp làng nghề cần lưu ý những yếu tố sau đây. Thứ nhất, chú trọng vào việc liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu hay các doanh nghiệp lớn đầu ngành bên ngoài làng, theo lý thuyết sự liên kết với các doanh nghiệp lớn có thể coi là liên kết trục và nan hoa. Liên kết này giúp doanh nghiệp làng nghề nâng cao tính mới cho các sản phẩm hiện tại, hay tạo ra các sản phẩm mới của làng. Ngoài ra đổi mới không chỉ là đổi mới sản phẩm mà còn là đổi mới về quy trình sản xuất, đổi mới về cách thức quản trị doanh nghiệp, những điều này đều mang lại kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp và cho cả làng nghề.

Thứ hai, phát triển liên kết với các đại lý chuyên tìm kiếm thị trường, nếu hiện tại chưa có, cần thúc đẩy các doanh nghiệp hỗ trợ dịch vụ tham gia vào chuỗi giá trị của làng nghề. Điều này giúp mở rộng thị trường của làng nghề, giảm thiểu các chi phí mà hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện dành cho hoạt động bán hàng. Liên kết với khối dịch vụ giúp kinh tế làng nghề tăng trưởng rõ rệt.

Thứ ba, tăng cường hỗ trợ của chính phủ thông qua việc ban hành các chính sách thuế và hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp làng nghề thông qua các hiệp hội và hợp tác xã. Đây là những nhu cầu thiết thực nhất của các doanh nghiệp trong giai đoạn gần đây, do đó để khuyến khích mối liên kết bên trong làng nghề, cần có những hỗ trợ mang tính thực tế và thiết thực cho làng nghề.

Thứ tư, nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và phát triển các cụm liên kết công nghiệp. Ở các nước được lựa chọn nghiên cứu nêu trên, việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề đều xuất phát từ sự chỉ đạo trực tiếp của Nhà nước (ngoại trừ Trung Quốc). Điều cần nhấn mạnh là vai trò của Nhà nước thể hiện rõ nét không phải bằng các can thiệp trực tiếp, mà bằng các cơ chế chính sách tổng hợp hay tạo ra một môi trường tốt nhất với hạ tầng cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực liên kết với nhau. Chính vì thế, các hoạt động trên của Nhà nước là điều kiện để bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các quan hệ liên kết được thiết lập của các doanh nghiệp trên một địa bàn, khu vực cụ thể.

Thứ năm, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương và các quan hệ liên kết trong phát triển cụm công nghiệp làng nghề và kết nối giữa các cụm công nghiệp làng nghề. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp làng nghề phải được đặt trong khuôn khổ sự kiểm soát và điều phối thống nhất từ Trung ương. Điều này là cần thiết để phòng ngừa tính cục bộ, bản vị địa phương chủ nghĩa của các địa phương và để thúc đẩy quan hệ liên kết giữa các địa phương trong một vùng và giữa các vùng trong cả nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường(2008), Báo cáo môi trường Làng nghề 2008.
  2. Chính phủ (2017), Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp.
  3. Cohen, E (1995), Touristic craft ribbon development in Thailand”, Tourism management, 16(3), 225-235.
  4. Das, R., & Das, A. K (2011), “Industrial cluster: an approach for rural development in North East India”, International Journal of Trade, Economics and Finance, 2(2), 161.
  5. Đào Duy Huân (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp để phát triển làng nghề phi nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp thành phố, Mã số: CS2005-03, TP.HCM.
  6. Đinh Xuân Nghiêm (2010), Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ.
  7. Hirschman, A (1958), The Strategy of Economic Development, New Haven, Conn.: Yale University press.
  8. Krugman, P (1991), “Increasing returns and economic geography”, Journal of political economy, 99(3), 483-499.
  9. Li, X., & Li, E (2007), “Competitive Advantage and Rural Industrial Clustering: The Case of Steel Measuring Tape Production in a Chinese Village”, China Review, 7(1), 27-52. Retrieved from http://www.jstor.org/stable/23461864.
  10. Marshall, A (1926), Official Papers by Alfred Marshall.
  11. Murdoch, J. (2000). Networks—a new paradigm of rural development?. Journal of rural studies, 16(4), 407-419.
  12. Perroux, F. (1950). Economic space: theory and applications. The Quarterly Journal of Economics, 64(1), 89-104.
  13. Porter, M. E. (1990). The competitive advantage of nations: with a new introduction.
  14. Sonobe, T., & Otsuka, K. (2006). Cluster-based industrial development: An East Asian model. Springer.
  15. Tambunan, T. (2005). Promoting small and medium enterprises with a clustering approach: A policy experience from Indonesia. Journal of Small Business Management, 43(2), 138-154.
  16. Venables, A. J. (1996). Equilibrium locations of vertically linked industries. International economic review, 341-359.
  17. Vũ Hoàng Nam, (2008) Một số bàn luận về cụm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế.
  18. Vũ Hoàng Nam, (2012) Phát triển công nghiệp theo cụm ở các nước đang phát triển – Bài học kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp làng nghề Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối Ngoại, N51/2012
  19. Weber, M. (1978). Max Weber on law in economy and society (20th century legal philosophy series). Berkeley: University of California Press.
  20. Weijland, H. (1999). Microenterprise clusters in rural Indonesia: Industrial seedbed and policy target. World Development, 27(9), 1515-1530.

 

 

[1] Sản phẩm trong khuôn khổ đề tài “Hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề áp dụng công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh” do PGS,TS Bùi Anh Tuấn làm chủ nhiệm

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.