Một số giải pháp nhằm ứng dụng khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Hồng Vân[1]
Tóm tắt
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch dẫn đến nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Quản trị khách sạn tăng cao hơn bao giờ hết. Những năm gần đây, Quản trị khách sạn luôn nằm trong top những ngành khao khát nhân sự nhất. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Ngoại thương cần tăng cường đổi mới phương pháp và cập nhật nội dung giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo. Khóa học trực tuyến mở (MOOCs) là một trong những xu hướng phát triển trong giáo dục đại học hiện nay, hỗ trợ nhu cầu học tập suốt đời. Bài viết này tập trung phân tích và đánh giá những khóa học trực tuyến mở trong ngành Quản trị khách sạn, phân tích ưu và nhược điểm của khóa học trực tuyến mở; đồng thời đưa ra các giải pháp cho giảng viên, sinh viên và các nhà quản lý để ứng dụng khóa học trực tuyến mở (MOOCs) trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương.
Từ khóa: đào tạo trực tuyến, khóa học trực tuyến mở, MOOCs, quản trị khách sạn
Abstract
The strong growth of tourism leads to higher demand for human resources in the field of hospitality management. In recent years, Hospitality Management is always in the top of the most desirable human resources industry. In order to meet the demand of training high quality human resources in the Hospitality Management industry, the Foreign Trade University needs to enhance and update the teaching method and content, enhance the application of new technologies in training. Massive Open Online Courses (MOOCs) is one of the current trends in higher education, supporting the need for lifelong learning. This article focuses on analyzing and evaluating open online courses in Hospitality Management, analyzing the pros and cons of open online courses; at the same time offering solutions for lecturers, students, and managers to apply the MOOCs in the training of Hospitality Management at the Foreign Trade University.
Keywords: Elearning, MOOCs, Hospitality management, Open online courses
1. Đặt vấn đề
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, đem đến nhiều cơ hội và thách thức đối với các trường đại học. Nhiệm vụ hàng đầu của các trường đại học hiện nay đó là đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính tương tác, tăng tính thực tiễn của mô hình kinh doanh mới. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới nội dung và phương pháp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo của thị trường lao động là cần thiết. Đặc biệt, việc tăng cường ứng dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy như đào tạo trực tuyến, lớp học ảo, khóa học trực tuyến mở là xu hướng hàng đầu hiện nay. Việc đánh giá thực trạng, khả năng ứng dụng, và các giải pháp ứng dụng các công nghệ mới, cụ thể là khóa học trực tuyến mở là điều cần thiết. Các khóa học trực tuyến mở được phát triển trên thế giới hơn 10 năm qua, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng như học tập linh hoạt, chủ động, và học tập suốt đời trên nền tảng các khóa học online, mở và miễn phí. Với sự chủ động trong thời gian và phương pháp tiếp nhận sáng tạo, học trực tuyến tương tác sẽ dần thay thế mô hình học trực tuyến truyền thống và mở ra cơ hội để thế hệ trẻ chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức, kĩ năng đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại cũng như sự nghiệp tương lai.
Tại trường Đại học Ngoại thương, việc ứng dụng các khóa học trực tuyến mở MOOCs cũng đã được nhắc tới nhiều năm trước tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về các giải pháp áp dụng cho một ngành học cụ thể. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc tìm tài liệu và đề cương tham khảo cho xây dựng chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn, tác giả nhận thấy việc ứng dụng các khóa học trực tuyến mở MOOCs cho ngành học mới, đặc biệt là ngành Quản trị khách sạn là một hướng đi mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các khóa học trực tuyến mở nhằm đổi mới phương pháp, cập nhật nội dung giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn là cần thiết; việc đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng khóa học trực tuyến mở (MOOCs) trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương là có ý nghĩa thực tiễn.
2. Giới thiệu về khóa học trực tuyến mở
2.1. Khái niệm và sự phát triển của khóa học trực tuyến mở (MOOCs)
MOOCs là từ viết tắt của Massive Open Online Courses. MOOCs là các khóa học trực tiếp nhắm tới số lượng lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn, được truy cập miễn phí qua mạng Internet với đặc tính mở (Phạm Thành, 2018). Là nguồn mở cho tất cả mọi người, không đòi hỏi phải chứng thực trình độ mới có thể tham gia, cung cấp các khoá học trực tuyến hoàn chỉnh và hoàn toàn miễn phí (Nguyễn Tấn Công, 2017).
Các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) đã được phát triển thành công từ năm 2008, với mục đích rõ ràng không chỉ mang đến nhiều cơ hội học tập mà còn để cải thiện kinh nghiệm học tập. Tóm lại, MOOCs là các khóa học trực tuyến, không có yêu cầu đầu vào chính thức, không có giới hạn tham gia và miễn phí (Gaebel, 2013). Năm 2012, Ivy Các trường đại học League tại Hoa Kỳ bắt đầu tung ra các khóa học trực tuyến miễn phí, hợp tác với các công ty tư nhân. Những khóa học được mở cho số lượng sinh viên không giới hạn, thậm chí lên đến hơn 50.000 sinh viên mỗi khóa dường như không phải là ngoại lệ (Catalina U. & Anca N., 2015).
Ý nghĩa của khóa học trực tuyến mở - MOOCs:
M (Massive): đại trà, khả năng cung cấp cho số đông người học, lớn hơn nhiều so với các hình thức học tập truyền thống trên lớp. Lượng người học trên MOOCs có thể lên tới hàng trăm nghìn người. Một ví dụ điển hình là trong năm 2011, khoá học Machine Learning của Giáo sư Andrew Ng thuộc ĐH Stanford được triển khai trên hệ thống Coursera, thu hút trên 100.000 học viên tham gia trên toàn thế giới, là khoá học đông người tham gia nhất của Coursera cho đến hiện nay (Nguyễn Tấn Công, 2017).
O (Open): tính mở, không giới hạn người học, không đòi hỏi điều kiện tiên quyết như chứng nhận kiến thức hay bằng cấp, và hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, tính mở của khóa học MOOCs cũng thể hiện ở trong vấn đề bản quyền - nội dung của khoá học có thể tái sử dụng trong mục đích học tập và giảng dạy (Zafrin N. và cộng sự, 2013). Đây là đặc điểm mà khóa học MOOCs hữu ích cho các giảng viên tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tiếp cận những kiến thức mới một cách dễ dàng và miễn phí.
O (Online): trực tuyến trên nền tảng mạng Internet. Các khóa học MOOCs được cung cấp hoàn toàn trực tuyến, không bị giới hạn bởi thời gian, không gian, khoảng cách địa lý. Với kết nối Internet, người học có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua máy tính hay điện thoại thông minh.
C (Course): Mang ý nghĩa là một khoá học hoàn chỉnh. Các khóa học trực tuyến mở MOOCs được cung cấp đầy đủ tài nguyên học tập như bài giảng, tài liệu tham khảo, công nghệ tương tác, bài tập, bài kiểm tra, v.v...
Các khóa học MOOCs được phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ với các hệ thống đầu tiên và mạnh nhất hiện nay là: Coursera, Edx và Udacity. Các hệ thống này liên kết với các trường đại học nổi tiếng, cung cấp các khoá học có giá trị cho người học trên toàn thế giới. Trong đó Coursera là cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà phi lợi nhuận lớn nhất hiện nay do ĐH Stanford, ĐH Michigan, ĐH Princeton và ĐH Pennsylvania khởi xướng, tới nay đã thu hút khoảng 15 triệu người dùng, hơn 100 đại học trên thế giới tham gia cung cấp khóa học. Phần sau của bài viết sẽ phân tích cụ thể một số khóa học trực tuyến mở hữu ích cho đào tạo ngành Quản trị khách sạn được cung cấp bởi các trường đại học trên các nền tảng trên.
2.2. Ưu và nhược điểm của khóa học trực tuyến mở
Ưu điểm
Khóa học trực tuyến mở MOOCs có đầy đủ những ưu điểm của các khóa học trực tuyến (e-learning) như sau:
Tính linh hoạt: các khóa học trực tuyến mở có thể đến được với người học ở mọi nơi trên thế giới, cho người học điều kiện để tiếp xúc với những khóa học, chủ đề hay nội dung mà người học quan tâm. Các khóa học trực tuyến mở được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình (Bahaa G. & Karin G., 2019).
Miễn phí: người học có cơ hội du học tại chỗ với các khóa học được cung cấp bởi các trường đại học hàng đầu trên thế giới mà không phải trả tiền. Giảng viên và sinh viên các trường đại học có thể cập nhật những chủ đề mới, học tập theo đam mê học tập suốt đời.
Tính chủ động: Đối với hình thức học trực tuyến tương tác, người học giữ vai trò chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Người học được toàn quyền lựa chọn khóa học, thời gian học, làm sao cho phù hợp nhất với trình độ của bản thân. Tuy nhiên, cần có người theo sát tiến độ học tập để đưa ra những lời khuyên, sự hỗ trợ kịp thời giúp người học đạt được mục tiêu đề ra.
Trải nghiệm tiện ích công nghệ: Nhiều học viên ban đầu có thể cảm thấy có chút khó khăn khi tiếp cận việc học qua công nghệ mới, tuy nhiên khi đã làm quen thì họ sẽ nhận ra được sự tiến bộ cũng như tính tiện ích của phương pháp học này. Các giáo trình, tài liệu được sắp xếp khoa học, từ trình độ thấp lên trình độ cao, đi kèm với đó là các bài kiểm tra đánh giá theo từng mức độ; cũng chính việc số hóa đã khiến cho công tác tra cứu, lưu trữ trở nên đơn giản và nhanh chóng chỉ với vài thao tác click chuột.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của các khóa học trực tuyến mở MOOCs kể trên, hình thức đào tạo này còn tồn tại một số hạn chế sau:
Về phía người học: Tham gia học tập dựa trên các khóa học trực tuyến mở đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra (Chong và cộng sự, 2019).
Về phía nội dung học tập: Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa ra các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả. Hệ thống các khóa học trực tuyến mở cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động.
Về yếu tố công nghệ: Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên các khóa học trực tuyến mở. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi phí…) cũng ảnh hưởng đảng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.
Về kết quả học tập: Khó đánh giá được trình độ, khả năng của người học: việc đánh giá kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các công cụ trực tuyến, không thể đánh giá hết được khả năng của người học trong một môi trường làm việc thực tế. Do đó các chứng chỉ học tập trực tuyến mở chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị đánh giá về mặt bằng cấp.
Trên đây là những đánh giá về ưu và nhược điểm của các khóa học trực tuyến mở, theo tác giả, để có thể ứng dụng các khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương, cần có những nghiên cứu chuyên sâu của các giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn học, để từ đó có những định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát sinh viên học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Phần sau của bài nghiên cứu này sẽ đánh giá một số khóa học trực tuyến mở mà tác giả cho là hữu ích cho các giảng viên và sinh viên ngành Quản trị khách sạn cùng những đề xuất để ứng dụng các khóa học này trong giảng dạy.
3. Ứng dụng khóa học mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn
3.1. Ngành đào tạo Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
Quản trị khách sạn là ngành học chuyên đào tạo, cung cấp kiến thức liên quan đến ngành quản trị khách sạn. Quản trị khách sạn là các công việc liên quan đến quản lý, tổ chức các hoạt động của khách sạn hiệu quả, hợp lý. Những người quản lý khách sạn phải thường xuyên lập các báo cáo công việc, tài chính, các bản thu, bản chi; lập ra các nguyên tắc làm việc cho nhân viên trong nhiệm vụ quản lý nhân sự, quản lý số phòng khách thuê và số phòng còn trống,… Những yêu cầu và kỹ năng trong ngành Quản trị khách sạn đó là khả năng linh hoạt, nhạy bén trong giao tiếp và xử lý tình huống, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Và đặc biệt, kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin là những yêu cầu tiên quyết cho những nhà quản trị khách sạn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, trường Đại học Ngoại thương đã và đang giảng dạy ngành Quản trị khách sạn trong các chương trình liên kết. Trong thời gian tới, Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương sẽ cho ra mắt ngành đào tạo Quản trị khách sạn dành cho hệ tiêu chuẩn và chất lượng cao. Đây là một hướng đi đúng đắn của Nhà trường và Khoa Quản trị kinh doanh trong việc mở rộng đào tạo đa ngành theo định hướng mục tiêu, thực hiện được sứ mạng và tầm nhìn của Khoa và Nhà trường đó là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản trị kinh doanh theo hướng chuyên sâu – Quản trị khách sạn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp ngành này đang rộng mở với những bạn trẻ yêu thích giao tiếp quốc tế, hòa nhập đa văn hóa, thành thạo ngoại ngữ, có khả năng lãnh đạo, có chuyên môn tốt và tư duy chiến lược nhanh nhạy. Người học Quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm các công việc như Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ ẩm thực, Quản trị phòng, Quản trị tiền sảnh, Quản trị kinh doanh và chăm sóc khách hàng, Quản trị nhân sự, Quản trị hành chính văn phòng tại các khách sạn đẳng cấp quốc tế trong và ngoài nước. Môi trường làm việc đẳng cấp, chuyên nghiệp trong không gian sang trọng, cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếng, từ những chính trị gia đến các siêu sao trên thế giới, sự giao lưu với những con người mới, văn hoá mới mỗi ngày, tuy vậy Quản trị khách sạn – ngành học được xếp vào vị trí đáng mơ ước lại đang khan hiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Hiện tượng khan hiếm này xảy ra ở không ít các khu du lịch, nhà hàng và khách sạn ở Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều sinh viên dù được đào tạo chính quy ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung về kỹ năng mềm, ngoại ngữ (Hoàng Tú Ân, 2019).
3.2. Các khóa học trực tuyến mở trong ngành Quản trị khách sạn trên thế giới
Trên thế giới, các trường đại học đào tạo ngành Quản trị khách sạn đã và đang tích cực mở rộng ứng dụng các khóa học trực tuyển mở (MOOCs) nhằm tìm kiếm một phương tiện kinh tế hơn, định hướng đại chúng và năng lực hơn để trau dồi thêm các học viên được trang bị cả kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức (Chong và cộng sự 2019). Định hướng này trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn thúc đẩy các khóa học MOOCs phát triển và mở rộng nhanh chóng. Theo thống kê của Chong và cộng sự (2019) thì chỉ năm 2014 mới chỉ có 3 khóa học MOOCs trong ngành Quản trị khách sạn, tới năm 2017 thì có hơn 42 khóa học MOOCs trong lĩnh vực này. Một số trường Đại học đã như Massachusetts Institute of Technology (MIT), Stanford University, Cornell University... đã phát triển các khóa học và chương trình giảng dạy trong lĩnh vực quản trị dịch vụ, quản trị khách sạn.
Một số chương trình và khóa học hữu ích cho ngành Quản trị khách sạn được cung cấp bởi các trường đại học hàng đầu thế giới:
Viện công nghệ Massachusetts (MIT): cung cấp một số khóa học trực tuyển mở trên nền tảng MIT’s OpenCourseWare: https://ocw.mit.edu/index.htm bao gồm các khóa học như Quản trị dịch vụ (Management of Services: Concepts, Design and Delivery), Quản trị nhân sự chiến lược (Strategic HR Management), Truyền thông nâng cao cho lãnh đạo (Advanced Communication for Leaders). Tất cả các khóa học trực tuyến mở này đều cung cấp bài giảng, bài tập về nhà và bài đọc trên web hoặc trong sách giáo trình. Tất cả các tài liệu khóa học có thể được xem trên trang web hoặc tải xuống trong một tệp nén .ZIP.
Trường Đại học Stanford University: cung cấp các video giáo dục miễn phí thông qua nền tảng eCorner: https://ecorner.stanford.edu/ cung cấp cho sinh viên và các nhà quản trị những video bài giảng, không bao gồm bài tập về nhà, bài đọc, hoặc bài kiểm tra. Video có thể được xem trên trang web, cũng cung cấp các sự kiện trực tiếp thường xuyên. Các khóa học nổi bật được cung cấp tại đây là về Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, Văn hóa, và Chiến lược. Đây là các khóa học theo những xu hướng mới nhất của ngành Quản trị kinh doanh, và rất hữu ích cho ngành đào tạo Quản trị khách sạn trong bối cảnh mới, khi mà ngành giáo dục đang hướng tới giáo dục 4.0, đại học thông minh, và đổi mới sáng tạo.
Trường Đại học Cornell University: cung cấp một loạt các MOOCs trên nền tảng edX: https://www.edx.org/school/cornellx. Các khóa học miễn phí này được cung cấp luân phiên và có thời hạn trên hệ thống, vì vậy người học cần kiểm tra các khóa học đang được cung cấp. Các khóa học này không có được tính và hệ thống tín chỉ, tuy nhiên người học có thể đăng ký kiểm tra và nhận chứng chỉ theo hệ tín chỉ với chi phí là 49 Đô la Mỹ. Các khóa học liên quan trực tiếp tới ngành Quản trị khách sạn đó là:
Giới thiệu về Quản lý khách sạn toàn cầu (Introduction to Global Hospitality Management): là một trong nhiều MOOCs xoay vòng của Cornell và dạy sinh viên về các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý dịch vụ khách sạn trên phạm vi toàn cầu. Được cung cấp thông qua edX và Cornell SC Johnson College of Business, các chủ đề trong khóa học này bao gồm quản lý tài sản, hoạch định chiến lược, bất động sản và thương mại điện tử. Đây là chương trình học chứa nhiều môn học có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc giảng dạy ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương.
Cấu trúc các thỏa thuận kinh doanh để thành công (Structuring Business Agreements for Success): là một khóa học miễn phí luân phiên khác thu hút sinh viên của bất kỳ ngành nào, trong đó có quản lý dịch vụ hoặc khách sạn. Khoá học được dạy bởi ba giáo sư luật tại Đại học Cornell, về việc xây dựng các thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh doanh hiệu quả và hợp pháp. Khóa học này bao gồm các tài liệu cấp độ giới thiệu và mất khoảng năm tuần để hoàn thành.
Đại học Brentwood Open Learning College (BOLC): cung cấp các khóa học khách sạn trực tuyến miễn phí 100% tại https://www.bolc.co.uk/. Đây là trường đại học có trụ sở tại Vương quốc Anh, BOLC cung cấp dịch vụ đào tạo từ xa với chi phí hợp lý cho sinh viên trên toàn thế giới trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý, kế toán và các lĩnh vực học nghề khác. Sinh viên có thể được nhận bằng tốt nghiệp được công nhận trong một loạt các chuyên ngành hoặc hoàn thành các khóa học ngắn cấp độ giới thiệu miễn phí sau khi đăng ký tài khoản.
Hình 1. Trang thông tin về các khoá học trực tuyến mở Quản trị khách sạn của BOLC
Nguồn: BOLC, 2019
Khoá học Quản lý khách sạn (Hotel Management): là một phiên bản rút gọn của khóa học văn bằng (có trả phí) đầy đủ của Brentwood nhưng vẫn cung cấp một danh sách đầy đủ các môn học về quản lý khách sạn, hoạt động văn phòng và dịch vụ dọn phòng. Khoá học này nhằm mục đích giới thiệu sinh viên quan tâm đến ngành khách sạn, phục vụ trước khi vào các môn học chuyên sâu hơn. Tất cả các tài liệu khóa học được cung cấp đầy đủ và và sinh viên có thể được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học.
Du lịch và Lữ hành (Travel and Tourism): là một khóa học ngắn hạn, miễn phí khác do BOLC cung cấp và hướng tới việc cung cấp cho sinh viên một bản giới thiệu toàn diện về ngành du lịch. Sinh viên được học những điều cơ bản về quản lý hoạt động du lịch và biết được họ cần những kiến thức gì để thành công trong thế giới du lịch. Cả khóa học này và khóa học quản lý khách sạn ở trên đều không có điều kiện tiên quyết và được mở để đăng ký bất cứ lúc nào.
Đại học St. Petersburg College: cung cấp các chương trình cử nhân và liên kết, các chương trình cấp chứng chỉ trong một loạt các chuyên ngành. Các chương trình này bao gồm Quản lý Khách sạn và Du lịch và các chứng chỉ chuyên ngành trong các lĩnh vực như quản lý thực phẩm và đồ uống, tất cả đều mang đến cho sinh viên cơ hội học khóa 3 tín chỉ đầu tiên miễn phí.
Giới thiệu về Khách sạn/Du lịch (Intro to Hospitality/Tourism): là một trong những khóa học ba tín chỉ đầu tiên mà sinh viên tham gia trong các chương trình Quản lý khách sạn và du lịch. Sinh viên trong chương trình này có nhận được một chương trình học bổng sáng tạo được tài trợ thông qua quan hệ đối tác với Hiệp hội Khách sạn/Nhà nghỉ Pinellas County, Học bổng Foundation của trường đảm bảo rằng khóa học du lịch và khách sạn 3 tín chỉ đầu tiên của sinh viên sẽ có học phí miễn phí. Khóa học này có các lựa chọn lớp học trực tuyến và trực tiếp và giới thiệu nhiều lĩnh vực khác nhau mà sinh viên sẽ gặp trong chương trình cấp bằng cũng như lịch sử và tương lai của ngành.
Khóa học chuyên sâu về Quản trị khách sạn trên Coursera (Hotel Management: Distribution, Revenue and Demand Management Specialization): được cung cấp bởi ESSEC Business School, khóa học bao gồm 4 môn học chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị khách sạn. Người học có thể đăng ký học tập online theo thời gian linh hoạt, hoàn thành các nội dung học và dự án thực hành. Người học thường mất 4 tháng để hoàn thành chương trình này và được cấp chứng chỉ khi kết thúc khóa học.
Hình 2. Các khoá học chuyên sâu về Quản trị khách sạn trên Coursera
Nguồn: Coursera, 2019
Ngoài những khóa học chuyên ngành trong lĩnh vực Quản trị khách sạn, các nền tảng trực tuyến mở có cung cấp rất nhiều khoá học tiếng Anh trực tuyến cho ngành Quản trị khách sạn và du lịch như: English for Tourism: Restaurant Service English for Tourism: Tourist Information and Guided Tours Diploma in International Tourism English Language… Các khoá học trực tuyến mở chuyên sâu về Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị khách sạn và du lịch cung cấp cho sinh viên cơ hội tự học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ ngoại ngữ, trang bị hành trang nghề nghiệp và có cơ hội phát triển tốt hơn.
Với sự bùng nổ của MOOCs trong lĩnh vực quản trị khách sạn, việc đánh giá thành công của các khóa học này đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, trong đó có ý kiến cho rằng cần đánh giá kết quả trên cả hai phía là cung và cầu. Tuy nhiên, trên góc độ giáo viên giảng dạy, tác giả cho rằng việc đánh giá khả năng ứng dụng các khóa học trực tuyến mở vào giảng dạy ngành Quản trị khách sạn là việc làm nghiêm túc và đem lại lợi ích cho cả giảng viên và sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương, nhất là đối với các môn học chuyên ngành và ngoại ngữ.
3.3. Xu hướng và khả năng ứng dụng khóa học mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
Các khóa học trực tuyến mở đã thu hút hàng triệu người học trong vài năm qua (Bahaa & Karin, 2019; Chong và cộng sự, 2019). Các khóa học trực tuyến mở này được phát triển từ các đại học truyền thống nổi tiếng như Stanford, hay MIT và đang đem đến cơ hội học tập lớn cho cả giảng viên, sinh viên, và doanh nghiệp để có thể tự học, tự hoàn thiện năng lực theo nhu cầu (Phạm Thành, 2019). Các khóa học trực tuyến mở trong ngành Quản trị khách sạn được đề cập đến ở phần trên cung cấp các nội dung cập nhật, hữu ích và dễ dàng tiếp cận cho mọi đối tượng người học. Việc phát triển các khóa học trực tuyến mở là xu thế tất yếu trong thời đại số hóa, nền kinh tế chia sẻ và cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại trường Đại học Ngoại thương, việc triển khai các khóa học MOOCs đang có những điều kiện thuận lợi bao gồm: công nghệ (phần cứng và phần mềm sẵn sàng cho học trực tuyến), con người (giảng viên và sinh viên sẵn sàng cho việc giảng dạy trực tuyến và học tập bằng tiếng Anh trên môi trường Internet). Cụ thể, về công nghệ, trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cơ sở hạ tầng với 6 phòng máy tính, mỗi phòng được trang bị trên 40 máy tính tốc độ cao; kết nối mạng Internet băng thông rộng; 01 phòng đọc đa năng với trên 20 máy tính thực hành. Nền tảng học trực tuyến elearning có sẵn tại trường, khả năng ứng dụng công nghệ mới của giảng viên, và khả năng học tập bằng tiếng Anh của sinh viên. Cụ thể, hệ thống học trực tuyến trên nền tảng công nghệ quản trị học tập mã nguồn mở Moodle tại website http://elearning.ftu.vn/ đã được xây dựng, triển khai và phát triển từ năm 2008. Cho đến nay, đã có một số môn học hoàn thiện nội dung và triển khai đại trà theo quy chế đào tạo trực tuyến tại trường, điển hình như môn học Thương mại điện tử và Tiếng anh chuyên ngành. Các khóa học này cho phép giảng viên có thể giảng dạy hoàn toàn trực tuyến hoặc kết hợp với giảng dạy trên lớp. Các khóa học cung cấp đầy đủ cho sinh viên tài liệu học tập, bài giảng, sách giáo trình online, bài tập trắc nghiệm/tự luận trực tuyến, diễn đàn trao đổi và tương tác.
Hình 3. Website Elearning của Trường Đại học Ngoại thương
Nguồn: Elearning FTU, 2019
Ngoài ra, mỗi giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương cũng có thể tự xây dựng website cá nhân và lớp học trực tuyến trên nền Google như New Google Sites và Google Classroom một cách chủ động và với sự hỗ trợ của Trung tâm thông tin.
Về con người, các giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương hiện đang giảng dạy các chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết có thể giảng dạy bằng tiếng Anh và trình độ tin học đạt chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Các khóa học trực tuyến mở được cung cấp miễn phí thông qua nền tảng Internet và phần lớn bằng tiếng Anh. Do đó, để có thể học tập tốt trên các khóa học trực tuyến mở, người học cần có khả năng sử dụng máy tính và Internet thành thạo, cũng như khả năng ngoại ngữ đủ để hiểu được và tiếp thu được các bài giảng. Sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương được đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ tốt, hoàn toàn có khả năng học tập trên các nền tảng MOOCs.
Chính vì vậy, cơ hội phát triển các khóa học trực tuyến nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp cho các giáo viên bằng cách tận dụng các nguồn tài nguyên trên nền tảng MOOCs là rất có triển vọng và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần có những giải pháp và cơ chế cụ thể để khuyến khích giảng viên và sinh viên khai thác tài nguyên trên nền tảng khóa học trực tuyến mở MOOCs. Sau đây, tác giả xin đề xuất một số giải pháp để có thể tăng cường ứng dụng các khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương.
4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm ứng dụng khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
4.1. Giải pháp dành cho giảng viên
Thứ nhất, giảng viên cần tự trau dồi và cập nhật kiến thức thông qua các khóa học trực tuyến mở theo triết lý học tập suốt đời. Các khóa học trực tuyến mở MOOCs là cơ hội vô cùng lớn cho chính những người dạy học. Các khóa học như “Foundations of Teaching for Learning” sẽ giúp giảng viên phát triển năng lực sư phạm, các khóa học chuyên ngành sẽ giúp giảng viên cập nhật và nâng cao chuyên môn. Qua đó, người giảng viên có thể nâng tầm hiểu biết về nghề giáo, về việc học tập của con người, về chương trình giáo dục, lập kế hoạch giảng dạy, đánh giá, các quy tắc và giá trị cốt lõi của nghề dạy, cũng như cách thức phát triển mạng lưới quan hệ nghề nghiệp… đặc biệt hữu ích đối với việc bồi dưỡng giảng viên trẻ.
Thứ hai, giảng viên cần đánh giá cụ thể nội dung từng khóa học để từ đó xem xét khả năng triển khai ứng dụng thí điểm cho ngành đào tạo Quản trị khách sạn, sử dụng phương pháp kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và giảng dạy trên lớp. Các hình thức ứng dụng có thể là khai thác nội dung bài giảng, tài liệu, bài tập trên khóa học trực tuyến mở để phát triển hệ thống elearning tại trường, hoặc sử dụng một số khóa (courses) học trên MOOCs cho các môn học tự chọn, ngoại khóa, tính điểm chuyên cần hoặc tương đương. Để đảm bảo đánh giá chính xác kết quả học tập và năng lực của sinh viên cần áp dụng những cơ chế đánh giá theo quy định của nhà trường như kiểm tra và thi cử một cách nghiêm túc.
Thứ ba, giảng viên cần nâng cao vai trò cố vấn học tập để tăng cường hỗ trợ, tư vấn, định hướng, giúp đỡ sinh viên học tập theo định hướng mục tiêu. Việc này là cần thiết đặc biệt khi triển khai các khóa học trực tuyến, bởi lẽ khi không có sự tiếp xúc trực tiếp, sinh viên dễ dẫn đến chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Việc tăng cường và thúc đẩy động lực học tập cho sinh viên trên các khóa học trực tuyến đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết, cũng như sáng tạo của giảng viên thông qua các bài tập, bài thực hành, dự án và các hình thức khác chứ không chỉ dựa trên cơ chế tính điểm chuyên cần. Đồng thời, việc kết hợp với các công nghệ tương tác trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube cũng là một hướng đi sáng tạo giúp việc học tập trên lớp kết hợp với học trực tuyến thú vị và hấp dẫn hơn. Qua đó giảng viên sẽ giúp cho sinh viên biết được mình cần học khóa nào, vào thời gian (kỳ học) nào, kết hợp các nhóm ra sao, cần sử dụng các công cụ học tập/tương tác nào để tối ưu hóa việc học tập. Điều này sẽ giúp sinh viên không cảm thấy đơn độc khi tham gia các khóa học trực tuyến, và tăng sức hấp dẫn của các tiết học kết hợp giữa online và offline.
4.2. Giải pháp dành cho sinh viên
Ngày nay cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới, đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Đặc biệt, là sinh viên ngành học Quản trị khách sạn việc trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ càng trở nên quan trọng. Đây là hành trang cốt yếu để sinh viên ngành Quản trị khách sạn ra trường có thể cạnh tranh được trên thị trường lao động. Do vậy, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tài nguyên trên Internet là vô tận, nhưng lại chỉ giới hạn ở mục đích giải trí thì sẽ là lãng phí tuổi trẻ, thời gian và tiền bạc. Sinh viên cần chủ động nắm bắt những cơ hội học tập, trải nghiệm, tự tu dưỡng, rèn luyện và theo đuổi triết lý học tập suốt đời. Qua đó mới có thể tự tin và tìm được những hướng đi đúng đắn, có những lựa chọn sáng suốt trong học tập trên các khóa học trực tuyến mở. Đồng thời, sinh viên cần tích cực chia sẻ, kết nối, giao lưu để đẩy mạnh các hình thức học tập theo nhóm, “học thầy không tày học bạn”, đồng thời cần ghi nhớ phương châm “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” thì mới có thể thành công được.
4.3. Một số kiến nghị cho các nhà quản lý
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng đại học thông minh là xu thế tất yếu. Việc phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến của riêng trường Đại học Ngoại thương là việc làm cấp bách. Nhà trường có thể cân nhắc việc phát triển hệ thống Elearning trên nền tảng Moodle Learning Managment System, kết hợp với các công nghệ mới như trên nền tảng Google Classroom, Google cloud, cùng với các công nghệ tương tác trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, và thậm chí các công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo AI, robot… cũng nên được xem xét. Trong tương lai, các công nghệ mới sẽ còn biến đổi không ngừng, các chi phí cho phần cứng và phần mềm ngày càng giảm đi và có nhiều sự lựa chọn. Việc kết hợp đối tác công tư, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp mở rộng cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin và đưa công nghệ mới vào giảng dạy là một xu thế không thể đảo ngược.
Ứng dụng các khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn nói riêng, và các ngành đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương nói chung là một hướng đi cần nhận được sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý và lãnh đạo Nhà trường. Cùng với đó là việc cần thiết phải xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin cho Nhà trường, hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy, đổi mới phương pháp và cập nhật nội dung giảng dạy trong giai đoạn tới (2020 - 2025) và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu là xây dựng trường Đại học Ngoại thương thành trường đại học thông minh và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
5. Kết luận
Các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) là tài nguyên hữu ích có thể khai thác nhằm đổi mới phương pháp và cập nhật nội dung giảng dạy không chỉ cho ngành Quản trị khách sạn mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các ngành khác. Việc đánh giá và xem xét khả năng ứng dụng vào từng môn học cụ thể thì cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các bộ môn, và giảng viên. Đồng thời cần có những cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho cả giảng viên và sinh viên nhằm đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng theo triết lý học tập suốt đời.
Đây là một trong những nghiên cứu khởi đầu của tác giả trong chủ đề tăng cường ứng dụng các công nghệ mới vào đổi mới giảng dạy đại học. Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả đó là tìm hiểu các xu hướng công nghệ mới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tương tác trên mạng xã hội vào giảng dạy đại học. Đồng thời, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng lớp học ảo, khóa học trực tuyển mở, và đào tạo trực tuyến (elearning) tới việc giảng dạy cũng là một hướng nghiên cứu khác trong tương lai của tác giả rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của các nhà khoa học có cùng quan điểm.
Tài liệu tham khảo
- Hoàng Tú Ân (2019), Giải mã sức hút ngành quản trị khách sạn, Truy cập ngày 10/5/2019 tại địa chỉ: http://hct.edu.vn/tin-tuc/giai-ma-suc-hut-nganh-quan-tri-khach-san.
- Bahaa G. & Karin G (2019), “When it comes to MOOCs, where you are from makes a difference”, Computers & Education, Volume 136, July 2019, Pages 49-60.
- BOLC (2019) Hotel Management, retrieved on 20 May 2019, at https://www.bolc.co.uk/hotel-management-courses-online.htm.
- Catalina U. & Anca N. (2015), “MOOCs in Our University: Hopes and Worries”, The 6th International Conference Edu World 2014 “Education Facing Contemporary World Issues”, 7th - 9th November 2014.
- Chong X., Hanqin Q., & Soo M. (2019), “Challenges and opportunities for effective assessments within a quality assurance framework for MOOCs”, Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education, Volume 24, June 2019, Pages 1-16.
- Công, Nguyễn Tấn (2017), “Khoá học trực tuyến mở - xu hướng phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4. - tr. 31-38 năm 2017.
- Coursera (2019), Hotel Management: Distribution, Revenue and Demand Management Specialization, retrieved on 20 May 2019 at https://www.coursera.org/specializations/hotel-management.
- Elearning FTU (2019), Hệ thống học trực tuyến, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019 tại địa chỉ http://elearning.ftu.vn/.
- Phạm Thành (2018), “MOOC: Mô hình giáo dục của tương lai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019 tại địa chỉ https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/20269-mooc-mo-hinh-giao-duc-cua-tuong-lai.html.
- Phạm Thành (2019), Mô hình MOOC và những điều cần biết, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019, tại địa chỉ http://www.vjsonline.org/career/mô-hình-mooc-và-những-điều-cần-biết.
- Zafrin N. và cộng sự (2013), A New Use for MOOCs: Real-World Problem Solving, HBR, 4-7-2013 retrieved on 20 May 2019, at https://hbr.org/2013/07/a-new-use-for-moocs-real-world/.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: vannth@ftu.edu.vn
Một số giải pháp nhằm ứng dụng khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Hồng Vân[1]
Tóm tắt
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch dẫn đến nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực Quản trị khách sạn tăng cao hơn bao giờ hết. Những năm gần đây, Quản trị khách sạn luôn nằm trong top những ngành khao khát nhân sự nhất. Để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Ngoại thương cần tăng cường đổi mới phương pháp và cập nhật nội dung giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong đào tạo. Khóa học trực tuyến mở (MOOCs) là một trong những xu hướng phát triển trong giáo dục đại học hiện nay, hỗ trợ nhu cầu học tập suốt đời. Bài viết này tập trung phân tích và đánh giá những khóa học trực tuyến mở trong ngành Quản trị khách sạn, phân tích ưu và nhược điểm của khóa học trực tuyến mở; đồng thời đưa ra các giải pháp cho giảng viên, sinh viên và các nhà quản lý để ứng dụng khóa học trực tuyến mở (MOOCs) trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương.
Từ khóa: đào tạo trực tuyến, khóa học trực tuyến mở, MOOCs, quản trị khách sạn
Abstract
The strong growth of tourism leads to higher demand for human resources in the field of hospitality management. In recent years, Hospitality Management is always in the top of the most desirable human resources industry. In order to meet the demand of training high quality human resources in the Hospitality Management industry, the Foreign Trade University needs to enhance and update the teaching method and content, enhance the application of new technologies in training. Massive Open Online Courses (MOOCs) is one of the current trends in higher education, supporting the need for lifelong learning. This article focuses on analyzing and evaluating open online courses in Hospitality Management, analyzing the pros and cons of open online courses; at the same time offering solutions for lecturers, students, and managers to apply the MOOCs in the training of Hospitality Management at the Foreign Trade University.
Keywords: Elearning, MOOCs, Hospitality management, Open online courses
1. Đặt vấn đề
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu, đem đến nhiều cơ hội và thách thức đối với các trường đại học. Nhiệm vụ hàng đầu của các trường đại học hiện nay đó là đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính tương tác, tăng tính thực tiễn của mô hình kinh doanh mới. Việc đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới nội dung và phương pháp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo của thị trường lao động là cần thiết. Đặc biệt, việc tăng cường ứng dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy như đào tạo trực tuyến, lớp học ảo, khóa học trực tuyến mở là xu hướng hàng đầu hiện nay. Việc đánh giá thực trạng, khả năng ứng dụng, và các giải pháp ứng dụng các công nghệ mới, cụ thể là khóa học trực tuyến mở là điều cần thiết. Các khóa học trực tuyến mở được phát triển trên thế giới hơn 10 năm qua, đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng như học tập linh hoạt, chủ động, và học tập suốt đời trên nền tảng các khóa học online, mở và miễn phí. Với sự chủ động trong thời gian và phương pháp tiếp nhận sáng tạo, học trực tuyến tương tác sẽ dần thay thế mô hình học trực tuyến truyền thống và mở ra cơ hội để thế hệ trẻ chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức, kĩ năng đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại cũng như sự nghiệp tương lai.
Tại trường Đại học Ngoại thương, việc ứng dụng các khóa học trực tuyến mở MOOCs cũng đã được nhắc tới nhiều năm trước tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về các giải pháp áp dụng cho một ngành học cụ thể. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc tìm tài liệu và đề cương tham khảo cho xây dựng chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn, tác giả nhận thấy việc ứng dụng các khóa học trực tuyến mở MOOCs cho ngành học mới, đặc biệt là ngành Quản trị khách sạn là một hướng đi mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các khóa học trực tuyến mở nhằm đổi mới phương pháp, cập nhật nội dung giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn là cần thiết; việc đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng khóa học trực tuyến mở (MOOCs) trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương là có ý nghĩa thực tiễn.
2. Giới thiệu về khóa học trực tuyến mở
2.1. Khái niệm và sự phát triển của khóa học trực tuyến mở (MOOCs)
MOOCs là từ viết tắt của Massive Open Online Courses. MOOCs là các khóa học trực tiếp nhắm tới số lượng lớn người tham gia trên phạm vi rộng lớn, được truy cập miễn phí qua mạng Internet với đặc tính mở (Phạm Thành, 2018). Là nguồn mở cho tất cả mọi người, không đòi hỏi phải chứng thực trình độ mới có thể tham gia, cung cấp các khoá học trực tuyến hoàn chỉnh và hoàn toàn miễn phí (Nguyễn Tấn Công, 2017).
Các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) đã được phát triển thành công từ năm 2008, với mục đích rõ ràng không chỉ mang đến nhiều cơ hội học tập mà còn để cải thiện kinh nghiệm học tập. Tóm lại, MOOCs là các khóa học trực tuyến, không có yêu cầu đầu vào chính thức, không có giới hạn tham gia và miễn phí (Gaebel, 2013). Năm 2012, Ivy Các trường đại học League tại Hoa Kỳ bắt đầu tung ra các khóa học trực tuyến miễn phí, hợp tác với các công ty tư nhân. Những khóa học được mở cho số lượng sinh viên không giới hạn, thậm chí lên đến hơn 50.000 sinh viên mỗi khóa dường như không phải là ngoại lệ (Catalina U. & Anca N., 2015).
Ý nghĩa của khóa học trực tuyến mở - MOOCs:
M (Massive): đại trà, khả năng cung cấp cho số đông người học, lớn hơn nhiều so với các hình thức học tập truyền thống trên lớp. Lượng người học trên MOOCs có thể lên tới hàng trăm nghìn người. Một ví dụ điển hình là trong năm 2011, khoá học Machine Learning của Giáo sư Andrew Ng thuộc ĐH Stanford được triển khai trên hệ thống Coursera, thu hút trên 100.000 học viên tham gia trên toàn thế giới, là khoá học đông người tham gia nhất của Coursera cho đến hiện nay (Nguyễn Tấn Công, 2017).
O (Open): tính mở, không giới hạn người học, không đòi hỏi điều kiện tiên quyết như chứng nhận kiến thức hay bằng cấp, và hoàn toàn miễn phí. Đồng thời, tính mở của khóa học MOOCs cũng thể hiện ở trong vấn đề bản quyền - nội dung của khoá học có thể tái sử dụng trong mục đích học tập và giảng dạy (Zafrin N. và cộng sự, 2013). Đây là đặc điểm mà khóa học MOOCs hữu ích cho các giảng viên tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tiếp cận những kiến thức mới một cách dễ dàng và miễn phí.
O (Online): trực tuyến trên nền tảng mạng Internet. Các khóa học MOOCs được cung cấp hoàn toàn trực tuyến, không bị giới hạn bởi thời gian, không gian, khoảng cách địa lý. Với kết nối Internet, người học có thể học mọi lúc mọi nơi thông qua máy tính hay điện thoại thông minh.
C (Course): Mang ý nghĩa là một khoá học hoàn chỉnh. Các khóa học trực tuyến mở MOOCs được cung cấp đầy đủ tài nguyên học tập như bài giảng, tài liệu tham khảo, công nghệ tương tác, bài tập, bài kiểm tra, v.v...
Các khóa học MOOCs được phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ với các hệ thống đầu tiên và mạnh nhất hiện nay là: Coursera, Edx và Udacity. Các hệ thống này liên kết với các trường đại học nổi tiếng, cung cấp các khoá học có giá trị cho người học trên toàn thế giới. Trong đó Coursera là cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà phi lợi nhuận lớn nhất hiện nay do ĐH Stanford, ĐH Michigan, ĐH Princeton và ĐH Pennsylvania khởi xướng, tới nay đã thu hút khoảng 15 triệu người dùng, hơn 100 đại học trên thế giới tham gia cung cấp khóa học. Phần sau của bài viết sẽ phân tích cụ thể một số khóa học trực tuyến mở hữu ích cho đào tạo ngành Quản trị khách sạn được cung cấp bởi các trường đại học trên các nền tảng trên.
2.2. Ưu và nhược điểm của khóa học trực tuyến mở
Ưu điểm
Khóa học trực tuyến mở MOOCs có đầy đủ những ưu điểm của các khóa học trực tuyến (e-learning) như sau:
Tính linh hoạt: các khóa học trực tuyến mở có thể đến được với người học ở mọi nơi trên thế giới, cho người học điều kiện để tiếp xúc với những khóa học, chủ đề hay nội dung mà người học quan tâm. Các khóa học trực tuyến mở được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình (Bahaa G. & Karin G., 2019).
Miễn phí: người học có cơ hội du học tại chỗ với các khóa học được cung cấp bởi các trường đại học hàng đầu trên thế giới mà không phải trả tiền. Giảng viên và sinh viên các trường đại học có thể cập nhật những chủ đề mới, học tập theo đam mê học tập suốt đời.
Tính chủ động: Đối với hình thức học trực tuyến tương tác, người học giữ vai trò chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Người học được toàn quyền lựa chọn khóa học, thời gian học, làm sao cho phù hợp nhất với trình độ của bản thân. Tuy nhiên, cần có người theo sát tiến độ học tập để đưa ra những lời khuyên, sự hỗ trợ kịp thời giúp người học đạt được mục tiêu đề ra.
Trải nghiệm tiện ích công nghệ: Nhiều học viên ban đầu có thể cảm thấy có chút khó khăn khi tiếp cận việc học qua công nghệ mới, tuy nhiên khi đã làm quen thì họ sẽ nhận ra được sự tiến bộ cũng như tính tiện ích của phương pháp học này. Các giáo trình, tài liệu được sắp xếp khoa học, từ trình độ thấp lên trình độ cao, đi kèm với đó là các bài kiểm tra đánh giá theo từng mức độ; cũng chính việc số hóa đã khiến cho công tác tra cứu, lưu trữ trở nên đơn giản và nhanh chóng chỉ với vài thao tác click chuột.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của các khóa học trực tuyến mở MOOCs kể trên, hình thức đào tạo này còn tồn tại một số hạn chế sau:
Về phía người học: Tham gia học tập dựa trên các khóa học trực tuyến mở đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra (Chong và cộng sự, 2019).
Về phía nội dung học tập: Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa ra các nội dung quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà Công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả. Hệ thống các khóa học trực tuyến mở cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động.
Về yếu tố công nghệ: Sự hạn chế về kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa trên các khóa học trực tuyến mở. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi phí…) cũng ảnh hưởng đảng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.
Về kết quả học tập: Khó đánh giá được trình độ, khả năng của người học: việc đánh giá kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các công cụ trực tuyến, không thể đánh giá hết được khả năng của người học trong một môi trường làm việc thực tế. Do đó các chứng chỉ học tập trực tuyến mở chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị đánh giá về mặt bằng cấp.
Trên đây là những đánh giá về ưu và nhược điểm của các khóa học trực tuyến mở, theo tác giả, để có thể ứng dụng các khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương, cần có những nghiên cứu chuyên sâu của các giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn học, để từ đó có những định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát sinh viên học tập để đạt được kết quả tốt nhất. Phần sau của bài nghiên cứu này sẽ đánh giá một số khóa học trực tuyến mở mà tác giả cho là hữu ích cho các giảng viên và sinh viên ngành Quản trị khách sạn cùng những đề xuất để ứng dụng các khóa học này trong giảng dạy.
3. Ứng dụng khóa học mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn
3.1. Ngành đào tạo Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
Quản trị khách sạn là ngành học chuyên đào tạo, cung cấp kiến thức liên quan đến ngành quản trị khách sạn. Quản trị khách sạn là các công việc liên quan đến quản lý, tổ chức các hoạt động của khách sạn hiệu quả, hợp lý. Những người quản lý khách sạn phải thường xuyên lập các báo cáo công việc, tài chính, các bản thu, bản chi; lập ra các nguyên tắc làm việc cho nhân viên trong nhiệm vụ quản lý nhân sự, quản lý số phòng khách thuê và số phòng còn trống,… Những yêu cầu và kỹ năng trong ngành Quản trị khách sạn đó là khả năng linh hoạt, nhạy bén trong giao tiếp và xử lý tình huống, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Và đặc biệt, kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin là những yêu cầu tiên quyết cho những nhà quản trị khách sạn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện tại, trường Đại học Ngoại thương đã và đang giảng dạy ngành Quản trị khách sạn trong các chương trình liên kết. Trong thời gian tới, Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương sẽ cho ra mắt ngành đào tạo Quản trị khách sạn dành cho hệ tiêu chuẩn và chất lượng cao. Đây là một hướng đi đúng đắn của Nhà trường và Khoa Quản trị kinh doanh trong việc mở rộng đào tạo đa ngành theo định hướng mục tiêu, thực hiện được sứ mạng và tầm nhìn của Khoa và Nhà trường đó là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản trị kinh doanh theo hướng chuyên sâu – Quản trị khách sạn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và toàn xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp ngành này đang rộng mở với những bạn trẻ yêu thích giao tiếp quốc tế, hòa nhập đa văn hóa, thành thạo ngoại ngữ, có khả năng lãnh đạo, có chuyên môn tốt và tư duy chiến lược nhanh nhạy. Người học Quản trị khách sạn có thể đảm nhiệm các công việc như Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ ẩm thực, Quản trị phòng, Quản trị tiền sảnh, Quản trị kinh doanh và chăm sóc khách hàng, Quản trị nhân sự, Quản trị hành chính văn phòng tại các khách sạn đẳng cấp quốc tế trong và ngoài nước. Môi trường làm việc đẳng cấp, chuyên nghiệp trong không gian sang trọng, cơ hội gặp gỡ những người nổi tiếng, từ những chính trị gia đến các siêu sao trên thế giới, sự giao lưu với những con người mới, văn hoá mới mỗi ngày, tuy vậy Quản trị khách sạn – ngành học được xếp vào vị trí đáng mơ ước lại đang khan hiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Hiện tượng khan hiếm này xảy ra ở không ít các khu du lịch, nhà hàng và khách sạn ở Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều sinh viên dù được đào tạo chính quy ở các trường đại học, cao đẳng... nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp đều phải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung về kỹ năng mềm, ngoại ngữ (Hoàng Tú Ân, 2019).
3.2. Các khóa học trực tuyến mở trong ngành Quản trị khách sạn trên thế giới
Trên thế giới, các trường đại học đào tạo ngành Quản trị khách sạn đã và đang tích cực mở rộng ứng dụng các khóa học trực tuyển mở (MOOCs) nhằm tìm kiếm một phương tiện kinh tế hơn, định hướng đại chúng và năng lực hơn để trau dồi thêm các học viên được trang bị cả kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức (Chong và cộng sự 2019). Định hướng này trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn thúc đẩy các khóa học MOOCs phát triển và mở rộng nhanh chóng. Theo thống kê của Chong và cộng sự (2019) thì chỉ năm 2014 mới chỉ có 3 khóa học MOOCs trong ngành Quản trị khách sạn, tới năm 2017 thì có hơn 42 khóa học MOOCs trong lĩnh vực này. Một số trường Đại học đã như Massachusetts Institute of Technology (MIT), Stanford University, Cornell University... đã phát triển các khóa học và chương trình giảng dạy trong lĩnh vực quản trị dịch vụ, quản trị khách sạn.
Một số chương trình và khóa học hữu ích cho ngành Quản trị khách sạn được cung cấp bởi các trường đại học hàng đầu thế giới:
Viện công nghệ Massachusetts (MIT): cung cấp một số khóa học trực tuyển mở trên nền tảng MIT’s OpenCourseWare: https://ocw.mit.edu/index.htm bao gồm các khóa học như Quản trị dịch vụ (Management of Services: Concepts, Design and Delivery), Quản trị nhân sự chiến lược (Strategic HR Management), Truyền thông nâng cao cho lãnh đạo (Advanced Communication for Leaders). Tất cả các khóa học trực tuyến mở này đều cung cấp bài giảng, bài tập về nhà và bài đọc trên web hoặc trong sách giáo trình. Tất cả các tài liệu khóa học có thể được xem trên trang web hoặc tải xuống trong một tệp nén .ZIP.
Trường Đại học Stanford University: cung cấp các video giáo dục miễn phí thông qua nền tảng eCorner: https://ecorner.stanford.edu/ cung cấp cho sinh viên và các nhà quản trị những video bài giảng, không bao gồm bài tập về nhà, bài đọc, hoặc bài kiểm tra. Video có thể được xem trên trang web, cũng cung cấp các sự kiện trực tiếp thường xuyên. Các khóa học nổi bật được cung cấp tại đây là về Khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, Văn hóa, và Chiến lược. Đây là các khóa học theo những xu hướng mới nhất của ngành Quản trị kinh doanh, và rất hữu ích cho ngành đào tạo Quản trị khách sạn trong bối cảnh mới, khi mà ngành giáo dục đang hướng tới giáo dục 4.0, đại học thông minh, và đổi mới sáng tạo.
Trường Đại học Cornell University: cung cấp một loạt các MOOCs trên nền tảng edX: https://www.edx.org/school/cornellx. Các khóa học miễn phí này được cung cấp luân phiên và có thời hạn trên hệ thống, vì vậy người học cần kiểm tra các khóa học đang được cung cấp. Các khóa học này không có được tính và hệ thống tín chỉ, tuy nhiên người học có thể đăng ký kiểm tra và nhận chứng chỉ theo hệ tín chỉ với chi phí là 49 Đô la Mỹ. Các khóa học liên quan trực tiếp tới ngành Quản trị khách sạn đó là:
Giới thiệu về Quản lý khách sạn toàn cầu (Introduction to Global Hospitality Management): là một trong nhiều MOOCs xoay vòng của Cornell và dạy sinh viên về các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý dịch vụ khách sạn trên phạm vi toàn cầu. Được cung cấp thông qua edX và Cornell SC Johnson College of Business, các chủ đề trong khóa học này bao gồm quản lý tài sản, hoạch định chiến lược, bất động sản và thương mại điện tử. Đây là chương trình học chứa nhiều môn học có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc giảng dạy ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương.
Cấu trúc các thỏa thuận kinh doanh để thành công (Structuring Business Agreements for Success): là một khóa học miễn phí luân phiên khác thu hút sinh viên của bất kỳ ngành nào, trong đó có quản lý dịch vụ hoặc khách sạn. Khoá học được dạy bởi ba giáo sư luật tại Đại học Cornell, về việc xây dựng các thỏa thuận hoặc hợp đồng kinh doanh hiệu quả và hợp pháp. Khóa học này bao gồm các tài liệu cấp độ giới thiệu và mất khoảng năm tuần để hoàn thành.
Đại học Brentwood Open Learning College (BOLC): cung cấp các khóa học khách sạn trực tuyến miễn phí 100% tại https://www.bolc.co.uk/. Đây là trường đại học có trụ sở tại Vương quốc Anh, BOLC cung cấp dịch vụ đào tạo từ xa với chi phí hợp lý cho sinh viên trên toàn thế giới trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý, kế toán và các lĩnh vực học nghề khác. Sinh viên có thể được nhận bằng tốt nghiệp được công nhận trong một loạt các chuyên ngành hoặc hoàn thành các khóa học ngắn cấp độ giới thiệu miễn phí sau khi đăng ký tài khoản.
Hình 1. Trang thông tin về các khoá học trực tuyến mở Quản trị khách sạn của BOLC
Nguồn: BOLC, 2019
Khoá học Quản lý khách sạn (Hotel Management): là một phiên bản rút gọn của khóa học văn bằng (có trả phí) đầy đủ của Brentwood nhưng vẫn cung cấp một danh sách đầy đủ các môn học về quản lý khách sạn, hoạt động văn phòng và dịch vụ dọn phòng. Khoá học này nhằm mục đích giới thiệu sinh viên quan tâm đến ngành khách sạn, phục vụ trước khi vào các môn học chuyên sâu hơn. Tất cả các tài liệu khóa học được cung cấp đầy đủ và và sinh viên có thể được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học.
Du lịch và Lữ hành (Travel and Tourism): là một khóa học ngắn hạn, miễn phí khác do BOLC cung cấp và hướng tới việc cung cấp cho sinh viên một bản giới thiệu toàn diện về ngành du lịch. Sinh viên được học những điều cơ bản về quản lý hoạt động du lịch và biết được họ cần những kiến thức gì để thành công trong thế giới du lịch. Cả khóa học này và khóa học quản lý khách sạn ở trên đều không có điều kiện tiên quyết và được mở để đăng ký bất cứ lúc nào.
Đại học St. Petersburg College: cung cấp các chương trình cử nhân và liên kết, các chương trình cấp chứng chỉ trong một loạt các chuyên ngành. Các chương trình này bao gồm Quản lý Khách sạn và Du lịch và các chứng chỉ chuyên ngành trong các lĩnh vực như quản lý thực phẩm và đồ uống, tất cả đều mang đến cho sinh viên cơ hội học khóa 3 tín chỉ đầu tiên miễn phí.
Giới thiệu về Khách sạn/Du lịch (Intro to Hospitality/Tourism): là một trong những khóa học ba tín chỉ đầu tiên mà sinh viên tham gia trong các chương trình Quản lý khách sạn và du lịch. Sinh viên trong chương trình này có nhận được một chương trình học bổng sáng tạo được tài trợ thông qua quan hệ đối tác với Hiệp hội Khách sạn/Nhà nghỉ Pinellas County, Học bổng Foundation của trường đảm bảo rằng khóa học du lịch và khách sạn 3 tín chỉ đầu tiên của sinh viên sẽ có học phí miễn phí. Khóa học này có các lựa chọn lớp học trực tuyến và trực tiếp và giới thiệu nhiều lĩnh vực khác nhau mà sinh viên sẽ gặp trong chương trình cấp bằng cũng như lịch sử và tương lai của ngành.
Khóa học chuyên sâu về Quản trị khách sạn trên Coursera (Hotel Management: Distribution, Revenue and Demand Management Specialization): được cung cấp bởi ESSEC Business School, khóa học bao gồm 4 môn học chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị khách sạn. Người học có thể đăng ký học tập online theo thời gian linh hoạt, hoàn thành các nội dung học và dự án thực hành. Người học thường mất 4 tháng để hoàn thành chương trình này và được cấp chứng chỉ khi kết thúc khóa học.
Hình 2. Các khoá học chuyên sâu về Quản trị khách sạn trên Coursera
Nguồn: Coursera, 2019
Ngoài những khóa học chuyên ngành trong lĩnh vực Quản trị khách sạn, các nền tảng trực tuyến mở có cung cấp rất nhiều khoá học tiếng Anh trực tuyến cho ngành Quản trị khách sạn và du lịch như: English for Tourism: Restaurant Service English for Tourism: Tourist Information and Guided Tours Diploma in International Tourism English Language… Các khoá học trực tuyến mở chuyên sâu về Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị khách sạn và du lịch cung cấp cho sinh viên cơ hội tự học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ ngoại ngữ, trang bị hành trang nghề nghiệp và có cơ hội phát triển tốt hơn.
Với sự bùng nổ của MOOCs trong lĩnh vực quản trị khách sạn, việc đánh giá thành công của các khóa học này đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, trong đó có ý kiến cho rằng cần đánh giá kết quả trên cả hai phía là cung và cầu. Tuy nhiên, trên góc độ giáo viên giảng dạy, tác giả cho rằng việc đánh giá khả năng ứng dụng các khóa học trực tuyến mở vào giảng dạy ngành Quản trị khách sạn là việc làm nghiêm túc và đem lại lợi ích cho cả giảng viên và sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương, nhất là đối với các môn học chuyên ngành và ngoại ngữ.
3.3. Xu hướng và khả năng ứng dụng khóa học mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
Các khóa học trực tuyến mở đã thu hút hàng triệu người học trong vài năm qua (Bahaa & Karin, 2019; Chong và cộng sự, 2019). Các khóa học trực tuyến mở này được phát triển từ các đại học truyền thống nổi tiếng như Stanford, hay MIT và đang đem đến cơ hội học tập lớn cho cả giảng viên, sinh viên, và doanh nghiệp để có thể tự học, tự hoàn thiện năng lực theo nhu cầu (Phạm Thành, 2019). Các khóa học trực tuyến mở trong ngành Quản trị khách sạn được đề cập đến ở phần trên cung cấp các nội dung cập nhật, hữu ích và dễ dàng tiếp cận cho mọi đối tượng người học. Việc phát triển các khóa học trực tuyến mở là xu thế tất yếu trong thời đại số hóa, nền kinh tế chia sẻ và cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại trường Đại học Ngoại thương, việc triển khai các khóa học MOOCs đang có những điều kiện thuận lợi bao gồm: công nghệ (phần cứng và phần mềm sẵn sàng cho học trực tuyến), con người (giảng viên và sinh viên sẵn sàng cho việc giảng dạy trực tuyến và học tập bằng tiếng Anh trên môi trường Internet). Cụ thể, về công nghệ, trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cơ sở hạ tầng với 6 phòng máy tính, mỗi phòng được trang bị trên 40 máy tính tốc độ cao; kết nối mạng Internet băng thông rộng; 01 phòng đọc đa năng với trên 20 máy tính thực hành. Nền tảng học trực tuyến elearning có sẵn tại trường, khả năng ứng dụng công nghệ mới của giảng viên, và khả năng học tập bằng tiếng Anh của sinh viên. Cụ thể, hệ thống học trực tuyến trên nền tảng công nghệ quản trị học tập mã nguồn mở Moodle tại website http://elearning.ftu.vn/ đã được xây dựng, triển khai và phát triển từ năm 2008. Cho đến nay, đã có một số môn học hoàn thiện nội dung và triển khai đại trà theo quy chế đào tạo trực tuyến tại trường, điển hình như môn học Thương mại điện tử và Tiếng anh chuyên ngành. Các khóa học này cho phép giảng viên có thể giảng dạy hoàn toàn trực tuyến hoặc kết hợp với giảng dạy trên lớp. Các khóa học cung cấp đầy đủ cho sinh viên tài liệu học tập, bài giảng, sách giáo trình online, bài tập trắc nghiệm/tự luận trực tuyến, diễn đàn trao đổi và tương tác.
Hình 3. Website Elearning của Trường Đại học Ngoại thương
Nguồn: Elearning FTU, 2019
Ngoài ra, mỗi giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương cũng có thể tự xây dựng website cá nhân và lớp học trực tuyến trên nền Google như New Google Sites và Google Classroom một cách chủ động và với sự hỗ trợ của Trung tâm thông tin.
Về con người, các giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương hiện đang giảng dạy các chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết có thể giảng dạy bằng tiếng Anh và trình độ tin học đạt chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Các khóa học trực tuyến mở được cung cấp miễn phí thông qua nền tảng Internet và phần lớn bằng tiếng Anh. Do đó, để có thể học tập tốt trên các khóa học trực tuyến mở, người học cần có khả năng sử dụng máy tính và Internet thành thạo, cũng như khả năng ngoại ngữ đủ để hiểu được và tiếp thu được các bài giảng. Sinh viên tại trường Đại học Ngoại thương được đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ tốt, hoàn toàn có khả năng học tập trên các nền tảng MOOCs.
Chính vì vậy, cơ hội phát triển các khóa học trực tuyến nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy trên lớp cho các giáo viên bằng cách tận dụng các nguồn tài nguyên trên nền tảng MOOCs là rất có triển vọng và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, cần có những giải pháp và cơ chế cụ thể để khuyến khích giảng viên và sinh viên khai thác tài nguyên trên nền tảng khóa học trực tuyến mở MOOCs. Sau đây, tác giả xin đề xuất một số giải pháp để có thể tăng cường ứng dụng các khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương.
4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm ứng dụng khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Ngoại thương
4.1. Giải pháp dành cho giảng viên
Thứ nhất, giảng viên cần tự trau dồi và cập nhật kiến thức thông qua các khóa học trực tuyến mở theo triết lý học tập suốt đời. Các khóa học trực tuyến mở MOOCs là cơ hội vô cùng lớn cho chính những người dạy học. Các khóa học như “Foundations of Teaching for Learning” sẽ giúp giảng viên phát triển năng lực sư phạm, các khóa học chuyên ngành sẽ giúp giảng viên cập nhật và nâng cao chuyên môn. Qua đó, người giảng viên có thể nâng tầm hiểu biết về nghề giáo, về việc học tập của con người, về chương trình giáo dục, lập kế hoạch giảng dạy, đánh giá, các quy tắc và giá trị cốt lõi của nghề dạy, cũng như cách thức phát triển mạng lưới quan hệ nghề nghiệp… đặc biệt hữu ích đối với việc bồi dưỡng giảng viên trẻ.
Thứ hai, giảng viên cần đánh giá cụ thể nội dung từng khóa học để từ đó xem xét khả năng triển khai ứng dụng thí điểm cho ngành đào tạo Quản trị khách sạn, sử dụng phương pháp kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và giảng dạy trên lớp. Các hình thức ứng dụng có thể là khai thác nội dung bài giảng, tài liệu, bài tập trên khóa học trực tuyến mở để phát triển hệ thống elearning tại trường, hoặc sử dụng một số khóa (courses) học trên MOOCs cho các môn học tự chọn, ngoại khóa, tính điểm chuyên cần hoặc tương đương. Để đảm bảo đánh giá chính xác kết quả học tập và năng lực của sinh viên cần áp dụng những cơ chế đánh giá theo quy định của nhà trường như kiểm tra và thi cử một cách nghiêm túc.
Thứ ba, giảng viên cần nâng cao vai trò cố vấn học tập để tăng cường hỗ trợ, tư vấn, định hướng, giúp đỡ sinh viên học tập theo định hướng mục tiêu. Việc này là cần thiết đặc biệt khi triển khai các khóa học trực tuyến, bởi lẽ khi không có sự tiếp xúc trực tiếp, sinh viên dễ dẫn đến chán nản và bỏ cuộc giữa chừng. Việc tăng cường và thúc đẩy động lực học tập cho sinh viên trên các khóa học trực tuyến đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết, cũng như sáng tạo của giảng viên thông qua các bài tập, bài thực hành, dự án và các hình thức khác chứ không chỉ dựa trên cơ chế tính điểm chuyên cần. Đồng thời, việc kết hợp với các công nghệ tương tác trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube cũng là một hướng đi sáng tạo giúp việc học tập trên lớp kết hợp với học trực tuyến thú vị và hấp dẫn hơn. Qua đó giảng viên sẽ giúp cho sinh viên biết được mình cần học khóa nào, vào thời gian (kỳ học) nào, kết hợp các nhóm ra sao, cần sử dụng các công cụ học tập/tương tác nào để tối ưu hóa việc học tập. Điều này sẽ giúp sinh viên không cảm thấy đơn độc khi tham gia các khóa học trực tuyến, và tăng sức hấp dẫn của các tiết học kết hợp giữa online và offline.
4.2. Giải pháp dành cho sinh viên
Ngày nay cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới, đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot. Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, các bạn sinh viên phải chuẩn bị cho mình tri thức về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ tốt, kỹ năng mềm thành thạo và kinh nghiệm làm việc thực tế để mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa. Đặc biệt, là sinh viên ngành học Quản trị khách sạn việc trau dồi kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ càng trở nên quan trọng. Đây là hành trang cốt yếu để sinh viên ngành Quản trị khách sạn ra trường có thể cạnh tranh được trên thị trường lao động. Do vậy, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tài nguyên trên Internet là vô tận, nhưng lại chỉ giới hạn ở mục đích giải trí thì sẽ là lãng phí tuổi trẻ, thời gian và tiền bạc. Sinh viên cần chủ động nắm bắt những cơ hội học tập, trải nghiệm, tự tu dưỡng, rèn luyện và theo đuổi triết lý học tập suốt đời. Qua đó mới có thể tự tin và tìm được những hướng đi đúng đắn, có những lựa chọn sáng suốt trong học tập trên các khóa học trực tuyến mở. Đồng thời, sinh viên cần tích cực chia sẻ, kết nối, giao lưu để đẩy mạnh các hình thức học tập theo nhóm, “học thầy không tày học bạn”, đồng thời cần ghi nhớ phương châm “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” thì mới có thể thành công được.
4.3. Một số kiến nghị cho các nhà quản lý
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng đại học thông minh là xu thế tất yếu. Việc phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến của riêng trường Đại học Ngoại thương là việc làm cấp bách. Nhà trường có thể cân nhắc việc phát triển hệ thống Elearning trên nền tảng Moodle Learning Managment System, kết hợp với các công nghệ mới như trên nền tảng Google Classroom, Google cloud, cùng với các công nghệ tương tác trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo, và thậm chí các công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo AI, robot… cũng nên được xem xét. Trong tương lai, các công nghệ mới sẽ còn biến đổi không ngừng, các chi phí cho phần cứng và phần mềm ngày càng giảm đi và có nhiều sự lựa chọn. Việc kết hợp đối tác công tư, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp mở rộng cơ hội ứng dụng công nghệ thông tin và đưa công nghệ mới vào giảng dạy là một xu thế không thể đảo ngược.
Ứng dụng các khóa học trực tuyến mở trong đào tạo ngành Quản trị khách sạn nói riêng, và các ngành đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương nói chung là một hướng đi cần nhận được sự quan tâm đúng đắn của các nhà quản lý và lãnh đạo Nhà trường. Cùng với đó là việc cần thiết phải xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin cho Nhà trường, hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy, đổi mới phương pháp và cập nhật nội dung giảng dạy trong giai đoạn tới (2020 - 2025) và tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu là xây dựng trường Đại học Ngoại thương thành trường đại học thông minh và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
5. Kết luận
Các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) là tài nguyên hữu ích có thể khai thác nhằm đổi mới phương pháp và cập nhật nội dung giảng dạy không chỉ cho ngành Quản trị khách sạn mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các ngành khác. Việc đánh giá và xem xét khả năng ứng dụng vào từng môn học cụ thể thì cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các bộ môn, và giảng viên. Đồng thời cần có những cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho cả giảng viên và sinh viên nhằm đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng theo triết lý học tập suốt đời.
Đây là một trong những nghiên cứu khởi đầu của tác giả trong chủ đề tăng cường ứng dụng các công nghệ mới vào đổi mới giảng dạy đại học. Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả đó là tìm hiểu các xu hướng công nghệ mới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ tương tác trên mạng xã hội vào giảng dạy đại học. Đồng thời, phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng lớp học ảo, khóa học trực tuyển mở, và đào tạo trực tuyến (elearning) tới việc giảng dạy cũng là một hướng nghiên cứu khác trong tương lai của tác giả rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của các nhà khoa học có cùng quan điểm.
Tài liệu tham khảo
- Hoàng Tú Ân (2019), Giải mã sức hút ngành quản trị khách sạn, Truy cập ngày 10/5/2019 tại địa chỉ: http://hct.edu.vn/tin-tuc/giai-ma-suc-hut-nganh-quan-tri-khach-san.
- Bahaa G. & Karin G (2019), “When it comes to MOOCs, where you are from makes a difference”, Computers & Education, Volume 136, July 2019, Pages 49-60.
- BOLC (2019) Hotel Management, retrieved on 20 May 2019, at https://www.bolc.co.uk/hotel-management-courses-online.htm.
- Catalina U. & Anca N. (2015), “MOOCs in Our University: Hopes and Worries”, The 6th International Conference Edu World 2014 “Education Facing Contemporary World Issues”, 7th - 9th November 2014.
- Chong X., Hanqin Q., & Soo M. (2019), “Challenges and opportunities for effective assessments within a quality assurance framework for MOOCs”, Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education, Volume 24, June 2019, Pages 1-16.
- Công, Nguyễn Tấn (2017), “Khoá học trực tuyến mở - xu hướng phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 4. - tr. 31-38 năm 2017.
- Coursera (2019), Hotel Management: Distribution, Revenue and Demand Management Specialization, retrieved on 20 May 2019 at https://www.coursera.org/specializations/hotel-management.
- Elearning FTU (2019), Hệ thống học trực tuyến, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019 tại địa chỉ http://elearning.ftu.vn/.
- Phạm Thành (2018), “MOOC: Mô hình giáo dục của tương lai”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019 tại địa chỉ https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/20269-mooc-mo-hinh-giao-duc-cua-tuong-lai.html.
- Phạm Thành (2019), Mô hình MOOC và những điều cần biết, truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019, tại địa chỉ http://www.vjsonline.org/career/mô-hình-mooc-và-những-điều-cần-biết.
- Zafrin N. và cộng sự (2013), A New Use for MOOCs: Real-World Problem Solving, HBR, 4-7-2013 retrieved on 20 May 2019, at https://hbr.org/2013/07/a-new-use-for-moocs-real-world/.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.