Sidebar

Magazine menu

29
T6, 03

Tạp chí KTĐN số 120

 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG NHU CẦU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM CHẾ BIẾN - CHẾ TẠO THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Phan Thế Công[1]

Hồ Thị Mai Sương[2]

 

TRAINING HIGH - QUALITY WORKFORCE TO MEET DEMAND OF VIETNAM TO BECOME PROCESSING - MANUFACTURING CENTRE OF THE WORLD

 

Tóm lược

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, nhưng là một bộ phận đặc biệt, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững của cộng đồng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, lợi thế so sánh của sự phát triển kinh tế đang chuyển từ yếu tố giàu tài nguyên, nhiều tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là đổi mới cơ chế giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Trung tâm chế biến - chế tạo thế giới cho Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo của Việt Nam. Đồng thời đánh giá triển vọng phát triển nguồn lao động chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm chế biến - chế tạo của thế giới.

Từ khóa: Trung tâm chế tạo - chế biến; Công nghiệp chế biến - chế tạo; Nguồn lao động chất lượng cao; Năng suất lao động; Lao động có tay nghề.

 

Abstract

High quality workforce is a part of the workforce in general, but it is a special part which consists of workers holding at least college degrees working in different areas with practical and effective contributions to sustainable development of the community in particular and the whole society in general. In the globalization, competitive advantages are changing from possesion of abundant resources, capital, and cheap labour to possesion of high quality human resource. The key issue is reforming education and training for high quality human resource development to meet the requirement of the world's processing and manufacturing center - Vietnam. The paper analyses Vietnam's current high quality human resource in the processing and manufacturing industry. It also evaluates the prospect of high quality human resource development in order to propose recommendations on high quality and skilled human resource development to help Vietnam become one of the world's processing and manufacturing centers.

Keywords: Processing - Manufacturing Centre; Processing - Manufacturing Industries; High - Quality Workforce; Labour Productivity; Skilled labours.

 

  1. Đặt vấn đề

Qua hơn 30 năm đổi mới 1986 - 2018, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Việc đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được xác định là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu suất, hiệu quả và sức cạnh trạnh. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, vượt mức đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,85%, cao hơn mức tăng 7,06% của năm 2016, đóng góp 2,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Điểm sáng của khu vực này là ngành công nghiệp chế biến - chế tạo (CNCB-CT) với mức tăng 14,40% (là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây (Tổng cục Thống kê, 2017b). Ngành CNCB-CT của Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và có xu hướng phát triển thành trung tâm CNCB-CT thế giới. Theo Nguyễn Thường Lạng (2016), Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm CNCB-CT thế giới về sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông sản, sản xuất hàng dệt may. Hơn nữa, số lượng lao động làm việc trong ngành trong giai đoạn 2011 – 2016 có xu hướng tăng lên cùng với tốc độ tăng cao năng suất lao động (NSLĐ) đã góp phần lớn vào xu thế phát triển Trung tâm CNCB-CT thế giới của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn thiên về khai thác tài nguyên theo mô hình gia công và sản xuất thô nên chưa mang lại giá trị gia tăng cao; sản phẩm giá trị gia tăng cao chỉ tập trung ở một số ngành có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước yếu và thiếu lợi thế, phụ thuộc vào máy móc và nguyên liệu nước ngoài, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Mặt khác, trình độ, kỹ năng lao động trong ngành CNCB-CT vẫn chưa cao thể hiện thông qua tỷ lệ lao động qua đào tạo qua các năm còn thấp. Hơn nữa, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối với nguồn lao động Việt Nam hiện nay. Theo ILO and ADB (2014), Cộng đồng Kinh tế ASEAN chắc chắn có thể tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề và NSLĐ cao hơn. Điều này sẽ giúp các nước thành viên có mức thu nhập thấp và trung bình vươn lên nấc thang năng suất và kỹ năng cao hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn và tăng trưởng cũng như xuất khẩu sẽ không chỉ dựa vào nguồn nhân công kỹ năng thấp. Tuy nhiên, quá trình này không tự nhiên diễn ra. Các cơ hội chỉ xảy đến nếu các nước củng cố được hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia, đảm bảo rằng kể cả bộ phận lao động dễ bị tổn thương nhất cũng có đủ trình độ và năng lực để cạnh tranh kiếm việc làm.

Đứng trước tình hình này, cách duy nhất để giúp Việt Nam thoát nghèo, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh bị chảy máu chất xám và đạt được tăng trưởng xanh và bền vững là tập trung vào phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và quản lý phải nghiên cứu và phân tích kỹ điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực để đưa ra những giải pháp hiệu quả và khả thi. Gần đây, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, Việt Nam có khả năng là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển của thế giới trong vòng 20 năm tới. Vì vậy, nhận diện đúng xu thế, đánh giá đúng khả năng và nguồn lực, đề xuất các giải pháp toàn diện và đồng bộ cho phát triển Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới có ý nghĩa hết sức cấp thiết. Trong đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của các trung tâm chế biến và chế tạo là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

  1. Trung tâm công nghiệp chế biến – chế tạo và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

            Ngành CNCB-CT được quy định giới hạn và phạm vi hoạt động đưa ra cụ thể trong Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó, chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để định nghĩa chế biến (xem chế biến rác thải dưới đây). Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hóa cũng được xem là hoạt động chế biến. Đơn vị trong ngành chế biến bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy và thiết bị thủ công. Các đơn vị chế biến sản phẩm bằng thủ công tại nhà bán ra thị trường các sản phẩm làm ra như may mặc, làm bánh cũng bao gồm trong nhóm ngành này. Các đơn vị chế biến ở đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác về vật liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn vị này đều là hoạt động chế biến.

Bảng 1. Các ngành cấp 2 thuộc ngành công nghiệp chế biến – chế tạo

Mã ngành

Tên mã ngành cấp 2

Ngành cấp 3

Ngành cấp 4

Ngành cấp 5

10

Sản xuất, chế biến thực phẩm

8

16

26

11

Sản xuất đồ uống

1

4

5

12

Sản xuất sản phẩm thuốc lá

1

1

2

13

Dệt

2

8

8

14

Sản xuất trang phục

3

3

3

15

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

2

3

3

16

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

2

5

7

17

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

1

3

4

18

In, sao chép bản ghi các loại

2

3

3

19

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

2

2

2

20

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

3

8

15

21

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

1

1

2

22

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

2

3

4

23

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

2

8

13

24

Sản xuất kim loại

3

4

5

25

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

3

8

9

26

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

8

9

9

27

Sản xuất thiết bị điện

6

8

9

28

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

2

16

17

29

Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác

3

3

3

30

Sản xuất phương tiện vận tải khác

5

8

8

31

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

1

1

3

32

CNCB-CT khác

6

7

8

33

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

2

7

7

Tổng

71

139

175

 Nguồn: Phụ lục 1 kèm Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Thủ tướng chính phủ, 2018)

 

Bảng 1 cho thấy, ngành CNCB-CT gồm có 24 ngành cấp hai từ mã ngành 10 đến mã ngành 33. Trong đó, các ngành nhỏ được phân chia thành các ngành cấp 3, ngành cấp 4 và ngành cấp 5 tương ứng với tổng số các ngành là 71, 139 và 175 ngành.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành CNCB-CT của một số quốc gia trên thế giới cùng với quá trình hội nhập quốc tế thì việc hình thành các trung tâm CNCB-CT thế giới là tất yếu. Trung tâm CNCB-CT được xác định với các tiêu chí về mật độ tập trung cao của các doanh nghiệp; khối lượng sản xuất rất lớn; có khả năng cạnh tranh cao; phân bổ địa lý tối ưu; đội ngũ các nhà kinh doanh có năng lực tốt; khối lượng đầu tư lớn (Nguyễn Thưởng Lạng, 2016). Như vậy, có nhiều tiêu chí để đánh giá một trung tâm CNCB-CT thế giới. Mỗi tiêu chí đều có thể sử dụng được các chỉ tiêu khác nhau để đo lường. Để trở thành Trung tâm CNCB-CT của thế giới, Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện về công nghệ, nguồn nhân lực, vốn và hệ thống chính sách hỗ trợ, bao gồm:

  • Về công nghệ: Một quốc gia có trung tâm CNCB-CT thế giới phải có khả năng làm chủ công nghệ trong thời gian ngắn nhất; chủ động tiếp cận nhanh chóng với sản phẩm mới và đồng hóa nhanh nhất kể cả cải tiến sản phẩm với tốc độ lớn nhất.
  • Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực phải có trình độ cao, đặc biệt là chuyên gia công nghệ cao đủ khả năng tiếp cận nhanh chóng với những tiến bộ mới của khoa học công nghệ. Nguồn lao động trong các trung tâm chế biến thế giới phải có trình độ chuyên nghiệp cao, năng suất cao, kỷ luật lao động nghiêm minh và thể lực tốt để có thể thích nghi với cường độ lao động cao nhất có thể.
  • Về nguồn vốn: Đầu tư nguồn vốn vào phát triển hệ thống các doanh nghiệp thành các khu, cụm công nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm với quy mô lớn và chi phí thấp nhất.
  • Về hệ thống chính sách hỗ trợ: Có cơ chế, chính sách hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy quá trình hình thành các trung tâm Công nghiệp chế biến chế tạo. Đồng thời, các doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược phát triển trung tâm chế biến, chế tạo thế giới dựa vào việc tích hợp tất cả các nguồn lực.

Trong các điều kiện trên thì yếu tố nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định đến việc hình thành và phát triển Trung tâm CNCB-CT. Nguồn lao động có trình độ, chuyên môn cao sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng NSLĐ. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trên thực tế, khái niệm “lao động qua đào tạo” rất phức tạp vì hiện nay có rất nhiều hình thức và phương pháp đào tạo khác nhau, từ học nghề ngắn hạn đến cao đẳng, đại học đều có thể được xem là “lao động qua đào tạo”. Một cách hiểu theo định lượng hẹp hơn là coi nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách, nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng… Thực tế, có một cách hiểu hẹp hơn nữa là chỉ xem những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ mới là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể thấy, về mặt khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao chưa có sự thống nhất (Đường Vinh Sường, 2014).

Tuy nhiên, để xem xét vấn đề nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành nguồn nhân lực biến Việt Nam trở thành trung tâm chế tạo, chế biến của khu vực và thế giới, nguồn nhân lực chất lượng cao nên được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm nguồn nhân lực được đào tạo có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi có kỹ năng và trình độ. Phát triển kỹ năng sẽ giúp nâng cao năng lực cho con người để đáp ứng được yêu cầu công việc và tận dụng mọi cơ hội tại nơi làm việc, từ đó sẽ phát huy được sức sáng tạo và chất lượng công việc. Sự phồn thịnh trong tương lai của bất kỳ quốc gia nào phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng dân số tham gia vào LLLĐ và năng suất của LLLĐ đó. Đã có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ giữa giáo dục, kỹ năng, năng suất và tăng trưởng kinh tế. Đánh giá ở Châu Âu cho thấy nếu tăng 1% thời gian đào tạo nhân lực sẽ dẫn tới NSLĐ tăng 3% (CEDEFOR, 2007 được trích trong ILO, 2014). Cụ thể là nếu LLLĐ được giáo dục và đào tạo hiệu quả, điều đó sẽ giúp: con người có thể phát hiển hết năng lực và nắm bắt được cơ hội việc làm và xã hội; tăng năng suất, đối với cả nhân công và doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy sáng tạo và phát triển trong tương lai; khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, và do đó phát triển việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm; tăng lương; khi thực hiện trên quy mô rộng sẽ mở rộng cơ hội thị trường lao động và giảm bất bình đẳng xã hội.

 

  1. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo ở Việt Nam

Hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 53,7 triệu người, tăng 416,1 nghìn người so với năm 2016. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,3% (Năm 2016 là 41,9%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,7% (năm 2016 là 24,7%); khu vực dịch vụ chiếm 34,0% (Năm 2016 là 33,4%) (Tổng cục Thống kê, 2017b).

Đơn vị: nghìn người

Biểu đồ 1. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành CNCB-CT

Nguồn: Niên giám thống kê 2017, Tổng cục thống kê, 2017a

Đối với ngành CNCB-CT, trong giai đoạn 2013 - 2017, số lượng lao động có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2013, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành đạt 7.267,3 nghìn người. Số lượng lao động trong ngành tăng liên tục qua các năm và đến năm 2017 đạt 9.316 nghìn người, tăng 28,19% so với năm 2013. Như vậy, số lượng lao động có xu hướng tăng lên thể hiện sự mở rộng của ngành CNCB-CT với nhu cầu sử dụng lao động tăng lên. Xét về NSLĐ của các khu vực kinh tế, trong giai đoạn 2015 - 2017, NSLĐ của cả nền kinh tế và các khu vực kinh tế đều tăng lên, trong đó khu vực Công nghiệp và xây dựng có mức NSLĐ cao nhất ở mỗi năm.

Đơn vị: Triệu đồng/người

Biểu đồ 2. NSLĐ các khu vực kinh tế

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam, 2017 (Viện năng suất Việt Nam, 2017)

 

Xét toàn bộ nền kinh tế, NSLĐ năm 2015 đạt 79,4 triệu đồng/ người thì đến năm 2017 đạt được 92,1 tăng 16%. Theo khu vực kinh tế, năm 2017, NSLĐ của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 39,7 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất với 133,7 triệu đồng/lao động; khu vực dịch vụ đạt 125,7 triệu đồng/lao động.

Bảng 2. NSLĐ của Việt Nam so với các nước ở khu vực Châu Á

Quốc gia

2000

2010

2016

Mức năng suất 2016 so với 2000

NSLĐ (1000 USD)

So với Việt Nam (VN = 1)

NSLĐ (1000 USD)

So với Việt Nam (VN = 1)

NSLĐ (1000 USD)

So với Việt Nam (VN = 1)

Singapore

105,6

18,9

127,6

15,2

132,8

12,1

1,9

Đài Loan

69,5

12,5

92,4

11

99,2

9

2,3

Nhật Bản

66,1

11,8

72,6

8,7

74,2

6,7

1,2

Hàn Quốc

49,1

8,8

67,1

8

72,7

6,6

2,4

Malaysia

43,3

7,8

53

6,3

59,1

5,4

2

Thái Lan

19,6

3,5

25,3

3

29,9

2,7

2,3

Indonesia

14,5

2,6

20,1

2,4

25,7

2,3

2,3

Trung Quốc

6,9

1,2

17,6

2,1

26,8

2,4

9,5

Philippines

12,6

2,3

15,3

1,8

19,4

1,8

1,7

Việt Nam

5,6

1

8,4

1

11

1

3,2

Myanmar

2,6

0,5

6,8

0,8

9,7

0,6

3

Campuchia

3

0,5

4,5

0,5

6,2

0,9

6

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam, 2017

Mặc dù NSLĐ Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên mức NSLĐ vẫn thấp so với các nước trong khu vực Châu Á. Bảng 2 thể hiện mức NSLĐ của Việt Nam so với các nước ở Châu Á trong giai đoạn 2000 – 2016.  NSLĐ của Việt Nam từ năm 2000 đến 2016 có xu hướng tăng lên và năm 2016 tăng gấp 3 lần so với năm 2000; đồng thời khoảng cách chênh lệnh đã được thu hẹp dần nhưng mức NSLĐ của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước. Singapore là quốc gia có mức NSLĐ dẫn đầu Châu Á với 132,8 nghìn USD, cao gấp 12 lần so với Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn 2000 – 2016, khoảng cách chênh lệnh về NSLĐ của Việt Nam so với Singapore đã giảm đáng kể từ 18,9 lần còn 12 lần. Trong giai đoạn này, sự thay đổi mức năng suất rõ rệt hơn ở các nước như Trung Quốc tăng 9,5 lần, Campuchia tăng 6 lần, Việt Nam tăng 3,2 lần. Các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines có sự gia tăng NSLĐ nhưng chậm hơn. Các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đang có xu hướng giảm dần tốc độ tăng NSLĐ, là cơ hội cho các nước đang phát triển thu hẹp dần khoảng cách. Tuy nhiên, vị thế về năng suất hầu như không thay đổi giữa các nước Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.

Biểu đồ 3. NSLĐ ngành CNCB-CT của Việt Nam so với một số nước Châu Á năm 2015

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam, 2017

 

Trong ngành CNCB-CT, NSLĐ của Việt Nam cũng được đánh giá thấp hơn so với nhiều nước Châu Á. Năm 2015, Singapore có mức năng suất cao nhất với 158,3 nghìn USD/người và cao gấp 15 lần Việt Nam. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng là những nước có NSLĐ rất cao trong lĩnh vực CNCB-CT, gấp NSLĐ của Việt Nam lần lượt là 11,5 lần, 11 lần và 10,5 lần. Malaysia cũng là nước công nghiệp phát triển với mức năng suất cao gấp 8,2 lần Việt Nam. Indonesia, Thái Lan, Philippines có nền công nghiệp phát triển hơn Việt Nam với mức năng suất cao hơn từ 4 đến 5 lần. Đối với lao động qua đào tạo, theo Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2013 – 2017, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) có xu hướng tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động (LLLĐ).

Bảng 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Sơ bộ 2017

TỔNG SỐ

17,9

18,2

19,9

20,6

21,4

Dạy nghề

5,3

4,9

5,0

5,0

5,3

Trung cấp chuyên nghiệp

3,7

3,7

3,9

3,9

3,7

Cao đẳng

2,0

2,1

2,5

2,7

2,7

Đại học trở lên

6,9

7,6

8,5

9,0

9,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT tăng lên từ năm 2013 với 17,9% đến 21,4% năm 2017. Trong đó, có sự tăng lên về tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng trở lên. Xu thế lao động trình độ Đại học trở lên tăng với tốc độ nhanh hơn; năm 2013, tỷ lệ này là 6,9% tăng lên 9,3% vào năm 2017. Trong khi đó, các trình độ dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp có sự biến động nhẹ và đạt tỷ lệ bằng nhau trong hai năm 2013 và 2017. Như vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo theo trình độ CMKT so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là quá thấp.

Biểu đồ 4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành CNCB-CT

Nguồn: Niên giám thống kê 2017

Lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên được cấp bằng chứng chỉ hoạt động trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo có sự biến động trong giai đoạn 2013 – 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành có xu hướng giảm đi từ năm 2013 đến năm 2015 và sau đó tăng dần đến 2017. Năm 2013, tỷ lệ lao động trong ngành CNCB-CT là 18,3% thì đến năm 2015 giảm còn 17,7%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2016 là 18,5% và 18,7% năm 2017. Về trình độ, kỹ năng của lao động, theo điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI-FDI năm 2017, các doanh nghiệp FDI cho rằng nhân sự kỹ sư giỏi vẫn rất khan hiếm, với 55% doanh nghiệp cho biết “tương đối khó” và 19% đánh giá là “khó” để tuyển được lao động loại này (VCCI & USAID, 2017).

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Biểu đồ 5. Mức độ đáp ứng của lao động đối với các doanh nghiệp FDI

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017)

Biểu đồ 5 cho thấy, mức độ đáp ứng của lao động Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI. Chỉ có 31% doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng lao động tại tỉnh trung vị đáp ứng được nhu cầu của họ. Phần lớn (64%) doanh nghiệp FDI cho biết chất lượng lao động mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp FDI phải thực hiện việc đào tạo lại sau tuyển dụng nhằm phù hợp với vị trí công việc là điều tất yếu.

Biểu đồ 6. Đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng đào tạo nghề

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017)

Biểu đồ 6 cho thấy sự giảm mạnh trong đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng đào tạo nghề tại địa phương trong năm 2014. Nếu như năm 2013, điểm số chất lượng đào tạo nghề do doanh nghiệp FDI đánh giá là 4,1 thì năm 2014 chỉ còn 3,7. Trong 3 năm tiếp theo, điểm số này vẫn không thay đổi, và đến 2017, điểm số tăng nhẹ với 3,8 điểm.

Hiện nay, chất lượng lao động hiện này của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Theo điều tra của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, có khoảng 39,86% doanh nghiệp FDI vẫn đang thiếu hụt lao động. Để đảm bảo cho lượng thiết hụt đó, các doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng lao động mới. Tuy nhiên, khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải chính là không có lao động đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ năng. Như vậy, nguồn lao động trong ngành CNCB-CT hiện nay ở Việt Nam có tốc độ tăng nhanh về số lượng và cũng có nhiều cải thiện về NSLĐ, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

- NSLĐ Việt Nam trong nền kinh tế còn thấp và có khoảng cách khá xa với nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á. Đối với ngành CNCB-CT của Việt Nam thì khoảng cách này còn xa hơn so với các nước Châu Á.

- Lao động qua đào tạo so với lực lượng lao động trong nền kinh tế còn ở mức khá thấp.

- Trình độ, kỹ năng của người lao động còn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

So với những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển Trung tâm CNCB-CT thế giới thì Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lao động. Nguyên nhân của thực trạng trên do cơ chế, chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực chưa thực sự hiệu quả; thể hiện ở việc cải cách hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động; đặc biệt với lao động trình độ CMKT cao. Hơn nữa, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, ít có sự kết nối thông tin trên phạm vi vùng và cả nước. Do đó, để nâng cao được chất lượng lao động cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả.

  1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp chế biến – chế tạo ở Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Báo cáo ILO & ADB (2014) và Báo cáo về Phát triển kỹ năng nghề khu vực Nam Á (The Economist Intelligence Unit, 2013) đã đưa ra nhiều khuyến nghị chung cho các nước Đông Nam Á và Nam Á nói chung với nhiều điều cần suy nghĩ. Dựa vào tình hình thực tế của Việt Nam, trong tương lai Việt Nam cần phải chú trọng một số khuyến nghị như sau:

Sự ủng hộ về thể chế

Các bộ ban ngành liên quan cần phải có quan điểm thống nhất về vấn đề nâng cao nguồn nhân lực, cụ thể là nâng cao kỹ năng nghề và trình độ cho nguồn nhân lực phục vụ ngành chế biến và chế tạo của Việt Nam. Chính điều này sẽ giúp công tác phát triển nhân lực đi đúng hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể của đất nước theo hướng hiệu quả về kinh tế. Điều này đã được kiểm chứng tại các quốc gia có điều kiện khá giống Việt Nam như Ấn Độ và Bangladesh. Tại các quốc gia này đã thành lập một số cơ quan phát triển kỹ năng nghề đầu não chịu trách nhiều điều phối và thực hiện chương trình phát triển kỹ năng nghề chung và điều đáng chú ý là các cơ quan này do Thủ tướng chính phủ trực tiếp quản lý để khi cần sẽ thể hiện sự ủng hộ về mặt chính trị ở cấp cao nhất. Chính cấu trúc thể chế như vậy đã giúp công tác phát triển kỹ năng nghề luôn song hành và đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiệu quả, giúp hướng sự quan tâm và nguồn lực tới những ngành phát triển trọng tâm cũng như những nhóm kinh tế - xã hội cần thiết nhất. Đồng thời, chính quyền các cấp và các ngành trong nền kinh tế cũng cần phải có tiếng nói và được tham gia trong quá trình sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần thực hiện, đặc biệt đối với Việt Nam với số lượng tỉnh thành khá lớn và điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên tương đối đa dạng.

Chú ý tới thị trường phi chính thức

Bên cạnh thị trường lao động chính thức, cũng cần quan tâm tới phần kỹ năng nghề và trình độ của thị trường lao động không chính thức vì hiện nay vấn đề này cũng vẫn còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm trong các đối thoại về chính sách. Trong khi việc tổ chức mạng lưới chính thức cần nhiều thời gian và công sức hơn, một giải pháp phù hợp và hiệu quả trong thời gian tới là thông qua các chương trình an sinh xã hội và mạng lưới các tổ chức phi chính phủ để tổ chức các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và LLLĐ dễ bị tổn thương. Một lý do dễ dàng nhận thấy là trong khi đợi tới khi thị trường lao động chính thức được cơ cấu đầy đủ và hoàn chỉnh, phần lớn công việc ở Việt Nam sẽ thuộc khu vực phi chính thức. Điều đó đòi hỏi cần phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận chính sách tích cực hơn nữa về vấn đề tác động của đào tạo kỹ năng nghề có thể giúp nâng cao sinh kế và năng suất lao động ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ như thế nào.

Thu ngắn khoảng cách giữa giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề và giáo dục đại học

Đầu tư thúc đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục cả trình độ đại học và giáo dục nghề nghiệp là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường đồng thời thu ngắn khoảng cách giữa hai trình độ đào tạo. Việc cải cách giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp được thể hiện qua việc nâng cao trình độ của giảng viên, giáo viên dạy nghề; đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường và phù hợp với chương trình khung của khu vực và thế giới; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình dạy và học; tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo với các nước phát triển trên thế giới.

Sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trong đạo tạo

Theo quan điểm kỹ năng nghề, hiện nay có một khoảng cách rất lớn giữa hệ thống giáo dục đào tạo và nhà tuyển dụng và khoảng cách này hiện đang là thách thức khó khăn đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đang nỗ lực đuổi kịp thị trường lao động quốc tế. Các doanh nghiệp đã phải chuyển một phần nguồn đầu tư phát triển nguồn lực nói chung sang đào tạo nhân công và đang phải chịu một rủi ro là mặc dù việc đào tạo này giúp tăng cường kỹ năng nghề nói chung cho LLLĐ nhưng đôi khi lại làm lợi cho những đối thủ cạnh tranh của mình khi lực lượng do chính họ đào tạo lại chuyển sang làm cho các đối thủ đó. Tuy nhiên, tỷ lệ đào tạo tại chỗ này ở Việt Nam vẫn còn rất ít nếu so với các quốc gia khác trên thế giới.

Để giải quyết vấn đề này, có thể tham khảo một số mô hình được xây dựng ở các nước Nam Á để giải quyết vấn đề bằng cách thu hút các doanh nghiệp cùng chung tay hành động. Qua thời gian thí điểm, các hoạt động đã thu được kết quả rất khả quan. Ví dụ, Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề Chittagong ở Bangladesh đã tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp thành viên và các công ty tư nhân khác. Chính việc các doanh nghiệp thành viên cùng đóng góp vào đào tạo nguồn lực, chia sẻ công nghệ và các yếu tố đầu vào khác cho chương trình đào tạo đã giúp họ được hưởng lợi rất nhiều từ việc đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp này và không phải gánh chịu những khoản chi phí do họ phải tổ chức đào tạo lại cho nhân công tại doanh nghiệp như trước. Một Trung tâm tương tự ở Manila với sự đóng góp của nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò trung lập khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức trong cùng ngành công nghiệp thông qua việc tổ chức đào tạo nhân viên cho các cơ sở phát triển kỹ năng nghề và tăng cường liên kết giữa các cơ sở này và ngành công nghiệp. Nhiều tổ chức phát triển kỹ năng nghề khác thúc đẩy liên kết giữa các hiệp hội công nghiệp tổ chức các khóa đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ năng nghề, ví dụ như Công ty Nâng cao công nghệ và Phát triển Kỹ năng nghề của Pakistan. Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề của Ấn Độ cũng đã, đang, và sẽ thành lập nhiều hội đồng kỹ năng nghề theo ngành nghề cấp quốc gia nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, các hội đồng đã xây dựng bộ chương trình đào tạo, đánh giá và công nhận cho ngành đào tạo nghề chính quy. Tổ chức này cũng hợp tác với nhiều cơ quan quốc tế như Hội đồng Kỹ năng nghề thế giới, đó là tổ chức liên kết các tổ chức kỹ năng nghề của các quốc gia.

  1. Kết luận

Trong thời kỳ CNH-HĐH, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao thể hiện qua NSLĐ của Việt Nam còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo, trình độ kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, với xu thế phát triển trong ngành CNCB-CT, sự tất yếu của việc hình thành Trung tâm CNCB-CT thế giới đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức về nguồn lao động chất lượng cao. Do đó, Việt Nam cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới, cải cách giáo dục đào tạo đại học cũng như giáo dục nghề nghiệp bằng các hành động cụ thể như: các cơ quan quản lý, các địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; thực hiện đổi mới cải cách chương trình đào tạo; nâng cao trình độ giảng viên, giáo viên dạy nghề; đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; tranh thủ nguồn vốn cũng như kinh nghiệm từ các nước trên thế giới; đặc biệt cần có sự liên kết, tham gia giáo dục đào tạo của các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành CNCB-CT.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Đường Vinh Sường (2014), Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, from http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2014/30648/Giao-duc-dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong.aspx.
  2. ILO, & ADB (2014), "Đẩy mạnh tính cạnh tranh và sự thịnh vượng của Việt Nam thông qua việc làm tốt hơn và hội nhập sâu hơn vào khu vực ASEAN" - Báo cáo tóm lược về Việt Nam Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung.
  3. Nguyễn Thưởng Lạng (2016), "Quy luật hình thành trung tâm chế tạo thế giới và các kịch bản của Việt Nam", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam.
  4. Thủ tướng chính phủ (2018). Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
  5. Tổng cục thống kê (2017a), Niên giám thống kê 2017, Hà Nội.
  6. Tổng cục Thống kê (2017b), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, from https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18668.
  7. VCCI, & USAID (2017), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017.
  8. Viện năng suất Việt Nam (2017), Báo cáo năng suất Việt Nam 2017.

 

 

[1] Trường Đại học Thương mại; Email: congpt@tmu.edu.vn 

[2] Trường Đại học Thương mại; Email: homaisuong@tmu.edu.vn 

 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG NHU CẦU HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM CHẾ BIẾN - CHẾ TẠO THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM

Phan Thế Công[1]

Hồ Thị Mai Sương[2]

 

TRAINING HIGH - QUALITY WORKFORCE TO MEET DEMAND OF VIETNAM TO BECOME PROCESSING - MANUFACTURING CENTRE OF THE WORLD

 

Tóm lược

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, nhưng là một bộ phận đặc biệt, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững của cộng đồng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, lợi thế so sánh của sự phát triển kinh tế đang chuyển từ yếu tố giàu tài nguyên, nhiều tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là đổi mới cơ chế giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của Trung tâm chế biến - chế tạo thế giới cho Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo của Việt Nam. Đồng thời đánh giá triển vọng phát triển nguồn lao động chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao giúp Việt Nam trở thành một trong những trung tâm chế biến - chế tạo của thế giới.

Từ khóa: Trung tâm chế tạo - chế biến; Công nghiệp chế biến - chế tạo; Nguồn lao động chất lượng cao; Năng suất lao động; Lao động có tay nghề.

 

Abstract

High quality workforce is a part of the workforce in general, but it is a special part which consists of workers holding at least college degrees working in different areas with practical and effective contributions to sustainable development of the community in particular and the whole society in general. In the globalization, competitive advantages are changing from possesion of abundant resources, capital, and cheap labour to possesion of high quality human resource. The key issue is reforming education and training for high quality human resource development to meet the requirement of the world's processing and manufacturing center - Vietnam. The paper analyses Vietnam's current high quality human resource in the processing and manufacturing industry. It also evaluates the prospect of high quality human resource development in order to propose recommendations on high quality and skilled human resource development to help Vietnam become one of the world's processing and manufacturing centers.

Keywords: Processing - Manufacturing Centre; Processing - Manufacturing Industries; High - Quality Workforce; Labour Productivity; Skilled labours.

 

  1. Đặt vấn đề

Qua hơn 30 năm đổi mới 1986 - 2018, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Việc đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được xác định là một trong những giải pháp then chốt để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu suất, hiệu quả và sức cạnh trạnh. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, vượt mức đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,85%, cao hơn mức tăng 7,06% của năm 2016, đóng góp 2,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Điểm sáng của khu vực này là ngành công nghiệp chế biến - chế tạo (CNCB-CT) với mức tăng 14,40% (là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây (Tổng cục Thống kê, 2017b). Ngành CNCB-CT của Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và có xu hướng phát triển thành trung tâm CNCB-CT thế giới. Theo Nguyễn Thường Lạng (2016), Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm CNCB-CT thế giới về sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông sản, sản xuất hàng dệt may. Hơn nữa, số lượng lao động làm việc trong ngành trong giai đoạn 2011 – 2016 có xu hướng tăng lên cùng với tốc độ tăng cao năng suất lao động (NSLĐ) đã góp phần lớn vào xu thế phát triển Trung tâm CNCB-CT thế giới của Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp Việt Nam vẫn thiên về khai thác tài nguyên theo mô hình gia công và sản xuất thô nên chưa mang lại giá trị gia tăng cao; sản phẩm giá trị gia tăng cao chỉ tập trung ở một số ngành có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong nước yếu và thiếu lợi thế, phụ thuộc vào máy móc và nguyên liệu nước ngoài, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Mặt khác, trình độ, kỹ năng lao động trong ngành CNCB-CT vẫn chưa cao thể hiện thông qua tỷ lệ lao động qua đào tạo qua các năm còn thấp. Hơn nữa, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức đối với nguồn lao động Việt Nam hiện nay. Theo ILO and ADB (2014), Cộng đồng Kinh tế ASEAN chắc chắn có thể tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề và NSLĐ cao hơn. Điều này sẽ giúp các nước thành viên có mức thu nhập thấp và trung bình vươn lên nấc thang năng suất và kỹ năng cao hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn và tăng trưởng cũng như xuất khẩu sẽ không chỉ dựa vào nguồn nhân công kỹ năng thấp. Tuy nhiên, quá trình này không tự nhiên diễn ra. Các cơ hội chỉ xảy đến nếu các nước củng cố được hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia, đảm bảo rằng kể cả bộ phận lao động dễ bị tổn thương nhất cũng có đủ trình độ và năng lực để cạnh tranh kiếm việc làm.

Đứng trước tình hình này, cách duy nhất để giúp Việt Nam thoát nghèo, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh bị chảy máu chất xám và đạt được tăng trưởng xanh và bền vững là tập trung vào phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và quản lý phải nghiên cứu và phân tích kỹ điều kiện thực tế và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực để đưa ra những giải pháp hiệu quả và khả thi. Gần đây, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng, Việt Nam có khả năng là điểm đến của các tập đoàn đa quốc gia trong làn sóng dịch chuyển của thế giới trong vòng 20 năm tới. Vì vậy, nhận diện đúng xu thế, đánh giá đúng khả năng và nguồn lực, đề xuất các giải pháp toàn diện và đồng bộ cho phát triển Việt Nam trở thành trung tâm chế biến, chế tạo của thế giới có ý nghĩa hết sức cấp thiết. Trong đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của các trung tâm chế biến và chế tạo là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

  1. Trung tâm công nghiệp chế biến – chế tạo và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao

            Ngành CNCB-CT được quy định giới hạn và phạm vi hoạt động đưa ra cụ thể trong Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó, chế biến, chế tạo gồm các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó, để tạo ra sản phẩm mới, mặc dù không phải là tiêu chí duy nhất để định nghĩa chế biến (xem chế biến rác thải dưới đây). Vật liệu, chất liệu, hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các sản phẩm khác của hoạt động chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng hóa cũng được xem là hoạt động chế biến. Đơn vị trong ngành chế biến bao gồm nhà xưởng, nhà máy hoặc xưởng sản xuất sử dụng máy và thiết bị thủ công. Các đơn vị chế biến sản phẩm bằng thủ công tại nhà bán ra thị trường các sản phẩm làm ra như may mặc, làm bánh cũng bao gồm trong nhóm ngành này. Các đơn vị chế biến ở đây còn bao gồm các hoạt động xử lý vật liệu hoặc ký kết với các đơn vị chế biến khác về vật liệu của họ. Cả hai loại hình của các đơn vị này đều là hoạt động chế biến.

Bảng 1. Các ngành cấp 2 thuộc ngành công nghiệp chế biến – chế tạo

Mã ngành

Tên mã ngành cấp 2

Ngành cấp 3

Ngành cấp 4

Ngành cấp 5

10

Sản xuất, chế biến thực phẩm

8

16

26

11

Sản xuất đồ uống

1

4

5

12

Sản xuất sản phẩm thuốc lá

1

1

2

13

Dệt

2

8

8

14

Sản xuất trang phục

3

3

3

15

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

2

3

3

16

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

2

5

7

17

Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy

1

3

4

18

In, sao chép bản ghi các loại

2

3

3

19

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

2

2

2

20

Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

3

8

15

21

Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu

1

1

2

22

Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

2

3

4

23

Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

2

8

13

24

Sản xuất kim loại

3

4

5

25

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

3

8

9

26

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

8

9

9

27

Sản xuất thiết bị điện

6

8

9

28

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

2

16

17

29

Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác

3

3

3

30

Sản xuất phương tiện vận tải khác

5

8

8

31

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

1

1

3

32

CNCB-CT khác

6

7

8

33

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị

2

7

7

Tổng

71

139

175

 Nguồn: Phụ lục 1 kèm Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Thủ tướng chính phủ, 2018)

 

Bảng 1 cho thấy, ngành CNCB-CT gồm có 24 ngành cấp hai từ mã ngành 10 đến mã ngành 33. Trong đó, các ngành nhỏ được phân chia thành các ngành cấp 3, ngành cấp 4 và ngành cấp 5 tương ứng với tổng số các ngành là 71, 139 và 175 ngành.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành CNCB-CT của một số quốc gia trên thế giới cùng với quá trình hội nhập quốc tế thì việc hình thành các trung tâm CNCB-CT thế giới là tất yếu. Trung tâm CNCB-CT được xác định với các tiêu chí về mật độ tập trung cao của các doanh nghiệp; khối lượng sản xuất rất lớn; có khả năng cạnh tranh cao; phân bổ địa lý tối ưu; đội ngũ các nhà kinh doanh có năng lực tốt; khối lượng đầu tư lớn (Nguyễn Thưởng Lạng, 2016). Như vậy, có nhiều tiêu chí để đánh giá một trung tâm CNCB-CT thế giới. Mỗi tiêu chí đều có thể sử dụng được các chỉ tiêu khác nhau để đo lường. Để trở thành Trung tâm CNCB-CT của thế giới, Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện về công nghệ, nguồn nhân lực, vốn và hệ thống chính sách hỗ trợ, bao gồm:

  • Về công nghệ: Một quốc gia có trung tâm CNCB-CT thế giới phải có khả năng làm chủ công nghệ trong thời gian ngắn nhất; chủ động tiếp cận nhanh chóng với sản phẩm mới và đồng hóa nhanh nhất kể cả cải tiến sản phẩm với tốc độ lớn nhất.
  • Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực phải có trình độ cao, đặc biệt là chuyên gia công nghệ cao đủ khả năng tiếp cận nhanh chóng với những tiến bộ mới của khoa học công nghệ. Nguồn lao động trong các trung tâm chế biến thế giới phải có trình độ chuyên nghiệp cao, năng suất cao, kỷ luật lao động nghiêm minh và thể lực tốt để có thể thích nghi với cường độ lao động cao nhất có thể.
  • Về nguồn vốn: Đầu tư nguồn vốn vào phát triển hệ thống các doanh nghiệp thành các khu, cụm công nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm với quy mô lớn và chi phí thấp nhất.
  • Về hệ thống chính sách hỗ trợ: Có cơ chế, chính sách hỗ trợ của chính phủ và chính quyền địa phương nhằm thúc đẩy quá trình hình thành các trung tâm Công nghiệp chế biến chế tạo. Đồng thời, các doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược phát triển trung tâm chế biến, chế tạo thế giới dựa vào việc tích hợp tất cả các nguồn lực.

Trong các điều kiện trên thì yếu tố nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định đến việc hình thành và phát triển Trung tâm CNCB-CT. Nguồn lao động có trình độ, chuyên môn cao sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng NSLĐ. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trên thực tế, khái niệm “lao động qua đào tạo” rất phức tạp vì hiện nay có rất nhiều hình thức và phương pháp đào tạo khác nhau, từ học nghề ngắn hạn đến cao đẳng, đại học đều có thể được xem là “lao động qua đào tạo”. Một cách hiểu theo định lượng hẹp hơn là coi nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách, nguồn nhân lực khoa học, công nghệ, đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng… Thực tế, có một cách hiểu hẹp hơn nữa là chỉ xem những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ mới là nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể thấy, về mặt khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao chưa có sự thống nhất (Đường Vinh Sường, 2014).

Tuy nhiên, để xem xét vấn đề nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành nguồn nhân lực biến Việt Nam trở thành trung tâm chế tạo, chế biến của khu vực và thế giới, nguồn nhân lực chất lượng cao nên được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm nguồn nhân lực được đào tạo có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi có kỹ năng và trình độ. Phát triển kỹ năng sẽ giúp nâng cao năng lực cho con người để đáp ứng được yêu cầu công việc và tận dụng mọi cơ hội tại nơi làm việc, từ đó sẽ phát huy được sức sáng tạo và chất lượng công việc. Sự phồn thịnh trong tương lai của bất kỳ quốc gia nào phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng dân số tham gia vào LLLĐ và năng suất của LLLĐ đó. Đã có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ giữa giáo dục, kỹ năng, năng suất và tăng trưởng kinh tế. Đánh giá ở Châu Âu cho thấy nếu tăng 1% thời gian đào tạo nhân lực sẽ dẫn tới NSLĐ tăng 3% (CEDEFOR, 2007 được trích trong ILO, 2014). Cụ thể là nếu LLLĐ được giáo dục và đào tạo hiệu quả, điều đó sẽ giúp: con người có thể phát hiển hết năng lực và nắm bắt được cơ hội việc làm và xã hội; tăng năng suất, đối với cả nhân công và doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy sáng tạo và phát triển trong tương lai; khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, và do đó phát triển việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm; tăng lương; khi thực hiện trên quy mô rộng sẽ mở rộng cơ hội thị trường lao động và giảm bất bình đẳng xã hội.

 

  1. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp chế biến - chế tạo ở Việt Nam

Hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng cũng như chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2017 ước tính 53,7 triệu người, tăng 416,1 nghìn người so với năm 2016. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,3% (Năm 2016 là 41,9%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,7% (năm 2016 là 24,7%); khu vực dịch vụ chiếm 34,0% (Năm 2016 là 33,4%) (Tổng cục Thống kê, 2017b).

Đơn vị: nghìn người

Biểu đồ 1. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành CNCB-CT

Nguồn: Niên giám thống kê 2017, Tổng cục thống kê, 2017a

Đối với ngành CNCB-CT, trong giai đoạn 2013 - 2017, số lượng lao động có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2013, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành đạt 7.267,3 nghìn người. Số lượng lao động trong ngành tăng liên tục qua các năm và đến năm 2017 đạt 9.316 nghìn người, tăng 28,19% so với năm 2013. Như vậy, số lượng lao động có xu hướng tăng lên thể hiện sự mở rộng của ngành CNCB-CT với nhu cầu sử dụng lao động tăng lên. Xét về NSLĐ của các khu vực kinh tế, trong giai đoạn 2015 - 2017, NSLĐ của cả nền kinh tế và các khu vực kinh tế đều tăng lên, trong đó khu vực Công nghiệp và xây dựng có mức NSLĐ cao nhất ở mỗi năm.

Đơn vị: Triệu đồng/người

Biểu đồ 2. NSLĐ các khu vực kinh tế

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam, 2017 (Viện năng suất Việt Nam, 2017)

 

Xét toàn bộ nền kinh tế, NSLĐ năm 2015 đạt 79,4 triệu đồng/ người thì đến năm 2017 đạt được 92,1 tăng 16%. Theo khu vực kinh tế, năm 2017, NSLĐ của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt thấp nhất với 39,7 triệu đồng/lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất với 133,7 triệu đồng/lao động; khu vực dịch vụ đạt 125,7 triệu đồng/lao động.

Bảng 2. NSLĐ của Việt Nam so với các nước ở khu vực Châu Á

Quốc gia

2000

2010

2016

Mức năng suất 2016 so với 2000

NSLĐ (1000 USD)

So với Việt Nam (VN = 1)

NSLĐ (1000 USD)

So với Việt Nam (VN = 1)

NSLĐ (1000 USD)

So với Việt Nam (VN = 1)

Singapore

105,6

18,9

127,6

15,2

132,8

12,1

1,9

Đài Loan

69,5

12,5

92,4

11

99,2

9

2,3

Nhật Bản

66,1

11,8

72,6

8,7

74,2

6,7

1,2

Hàn Quốc

49,1

8,8

67,1

8

72,7

6,6

2,4

Malaysia

43,3

7,8

53

6,3

59,1

5,4

2

Thái Lan

19,6

3,5

25,3

3

29,9

2,7

2,3

Indonesia

14,5

2,6

20,1

2,4

25,7

2,3

2,3

Trung Quốc

6,9

1,2

17,6

2,1

26,8

2,4

9,5

Philippines

12,6

2,3

15,3

1,8

19,4

1,8

1,7

Việt Nam

5,6

1

8,4

1

11

1

3,2

Myanmar

2,6

0,5

6,8

0,8

9,7

0,6

3

Campuchia

3

0,5

4,5

0,5

6,2

0,9

6

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam, 2017

Mặc dù NSLĐ Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên mức NSLĐ vẫn thấp so với các nước trong khu vực Châu Á. Bảng 2 thể hiện mức NSLĐ của Việt Nam so với các nước ở Châu Á trong giai đoạn 2000 – 2016.  NSLĐ của Việt Nam từ năm 2000 đến 2016 có xu hướng tăng lên và năm 2016 tăng gấp 3 lần so với năm 2000; đồng thời khoảng cách chênh lệnh đã được thu hẹp dần nhưng mức NSLĐ của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước. Singapore là quốc gia có mức NSLĐ dẫn đầu Châu Á với 132,8 nghìn USD, cao gấp 12 lần so với Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn 2000 – 2016, khoảng cách chênh lệnh về NSLĐ của Việt Nam so với Singapore đã giảm đáng kể từ 18,9 lần còn 12 lần. Trong giai đoạn này, sự thay đổi mức năng suất rõ rệt hơn ở các nước như Trung Quốc tăng 9,5 lần, Campuchia tăng 6 lần, Việt Nam tăng 3,2 lần. Các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines có sự gia tăng NSLĐ nhưng chậm hơn. Các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đang có xu hướng giảm dần tốc độ tăng NSLĐ, là cơ hội cho các nước đang phát triển thu hẹp dần khoảng cách. Tuy nhiên, vị thế về năng suất hầu như không thay đổi giữa các nước Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.

Biểu đồ 3. NSLĐ ngành CNCB-CT của Việt Nam so với một số nước Châu Á năm 2015

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam, 2017

 

Trong ngành CNCB-CT, NSLĐ của Việt Nam cũng được đánh giá thấp hơn so với nhiều nước Châu Á. Năm 2015, Singapore có mức năng suất cao nhất với 158,3 nghìn USD/người và cao gấp 15 lần Việt Nam. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng là những nước có NSLĐ rất cao trong lĩnh vực CNCB-CT, gấp NSLĐ của Việt Nam lần lượt là 11,5 lần, 11 lần và 10,5 lần. Malaysia cũng là nước công nghiệp phát triển với mức năng suất cao gấp 8,2 lần Việt Nam. Indonesia, Thái Lan, Philippines có nền công nghiệp phát triển hơn Việt Nam với mức năng suất cao hơn từ 4 đến 5 lần. Đối với lao động qua đào tạo, theo Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2013 – 2017, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) có xu hướng tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động (LLLĐ).

Bảng 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đơn vị: %

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Sơ bộ 2017

TỔNG SỐ

17,9

18,2

19,9

20,6

21,4

Dạy nghề

5,3

4,9

5,0

5,0

5,3

Trung cấp chuyên nghiệp

3,7

3,7

3,9

3,9

3,7

Cao đẳng

2,0

2,1

2,5

2,7

2,7

Đại học trở lên

6,9

7,6

8,5

9,0

9,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT tăng lên từ năm 2013 với 17,9% đến 21,4% năm 2017. Trong đó, có sự tăng lên về tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng trở lên. Xu thế lao động trình độ Đại học trở lên tăng với tốc độ nhanh hơn; năm 2013, tỷ lệ này là 6,9% tăng lên 9,3% vào năm 2017. Trong khi đó, các trình độ dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp có sự biến động nhẹ và đạt tỷ lệ bằng nhau trong hai năm 2013 và 2017. Như vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo theo trình độ CMKT so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là quá thấp.

Biểu đồ 4. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành CNCB-CT

Nguồn: Niên giám thống kê 2017

Lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên được cấp bằng chứng chỉ hoạt động trong ngành Công nghiệp chế biến chế tạo có sự biến động trong giai đoạn 2013 – 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành có xu hướng giảm đi từ năm 2013 đến năm 2015 và sau đó tăng dần đến 2017. Năm 2013, tỷ lệ lao động trong ngành CNCB-CT là 18,3% thì đến năm 2015 giảm còn 17,7%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng vào năm 2016 là 18,5% và 18,7% năm 2017. Về trình độ, kỹ năng của lao động, theo điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI-FDI năm 2017, các doanh nghiệp FDI cho rằng nhân sự kỹ sư giỏi vẫn rất khan hiếm, với 55% doanh nghiệp cho biết “tương đối khó” và 19% đánh giá là “khó” để tuyển được lao động loại này (VCCI & USAID, 2017).

Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng lao động Việt Nam vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Biểu đồ 5. Mức độ đáp ứng của lao động đối với các doanh nghiệp FDI

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017)

Biểu đồ 5 cho thấy, mức độ đáp ứng của lao động Việt Nam đối với các doanh nghiệp FDI. Chỉ có 31% doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng lao động tại tỉnh trung vị đáp ứng được nhu cầu của họ. Phần lớn (64%) doanh nghiệp FDI cho biết chất lượng lao động mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Do đó, việc doanh nghiệp FDI phải thực hiện việc đào tạo lại sau tuyển dụng nhằm phù hợp với vị trí công việc là điều tất yếu.

Biểu đồ 6. Đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng đào tạo nghề

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017(VCCI & USAID, 2017)

Biểu đồ 6 cho thấy sự giảm mạnh trong đánh giá của doanh nghiệp FDI về chất lượng đào tạo nghề tại địa phương trong năm 2014. Nếu như năm 2013, điểm số chất lượng đào tạo nghề do doanh nghiệp FDI đánh giá là 4,1 thì năm 2014 chỉ còn 3,7. Trong 3 năm tiếp theo, điểm số này vẫn không thay đổi, và đến 2017, điểm số tăng nhẹ với 3,8 điểm.

Hiện nay, chất lượng lao động hiện này của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Theo điều tra của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, có khoảng 39,86% doanh nghiệp FDI vẫn đang thiếu hụt lao động. Để đảm bảo cho lượng thiết hụt đó, các doanh nghiệp sẽ phải tuyển dụng lao động mới. Tuy nhiên, khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải chính là không có lao động đáp ứng yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ năng. Như vậy, nguồn lao động trong ngành CNCB-CT hiện nay ở Việt Nam có tốc độ tăng nhanh về số lượng và cũng có nhiều cải thiện về NSLĐ, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

- NSLĐ Việt Nam trong nền kinh tế còn thấp và có khoảng cách khá xa với nhiều quốc gia ở khu vực Châu Á. Đối với ngành CNCB-CT của Việt Nam thì khoảng cách này còn xa hơn so với các nước Châu Á.

- Lao động qua đào tạo so với lực lượng lao động trong nền kinh tế còn ở mức khá thấp.

- Trình độ, kỹ năng của người lao động còn chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

So với những yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển Trung tâm CNCB-CT thế giới thì Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về nguồn lao động. Nguyên nhân của thực trạng trên do cơ chế, chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực chưa thực sự hiệu quả; thể hiện ở việc cải cách hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động; đặc biệt với lao động trình độ CMKT cao. Hơn nữa, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, ít có sự kết nối thông tin trên phạm vi vùng và cả nước. Do đó, để nâng cao được chất lượng lao động cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả.

  1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp chế biến – chế tạo ở Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, với nội dung cụ thể là “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Báo cáo ILO & ADB (2014) và Báo cáo về Phát triển kỹ năng nghề khu vực Nam Á (The Economist Intelligence Unit, 2013) đã đưa ra nhiều khuyến nghị chung cho các nước Đông Nam Á và Nam Á nói chung với nhiều điều cần suy nghĩ. Dựa vào tình hình thực tế của Việt Nam, trong tương lai Việt Nam cần phải chú trọng một số khuyến nghị như sau:

Sự ủng hộ về thể chế

Các bộ ban ngành liên quan cần phải có quan điểm thống nhất về vấn đề nâng cao nguồn nhân lực, cụ thể là nâng cao kỹ năng nghề và trình độ cho nguồn nhân lực phục vụ ngành chế biến và chế tạo của Việt Nam. Chính điều này sẽ giúp công tác phát triển nhân lực đi đúng hướng theo mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể của đất nước theo hướng hiệu quả về kinh tế. Điều này đã được kiểm chứng tại các quốc gia có điều kiện khá giống Việt Nam như Ấn Độ và Bangladesh. Tại các quốc gia này đã thành lập một số cơ quan phát triển kỹ năng nghề đầu não chịu trách nhiều điều phối và thực hiện chương trình phát triển kỹ năng nghề chung và điều đáng chú ý là các cơ quan này do Thủ tướng chính phủ trực tiếp quản lý để khi cần sẽ thể hiện sự ủng hộ về mặt chính trị ở cấp cao nhất. Chính cấu trúc thể chế như vậy đã giúp công tác phát triển kỹ năng nghề luôn song hành và đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế hiệu quả, giúp hướng sự quan tâm và nguồn lực tới những ngành phát triển trọng tâm cũng như những nhóm kinh tế - xã hội cần thiết nhất. Đồng thời, chính quyền các cấp và các ngành trong nền kinh tế cũng cần phải có tiếng nói và được tham gia trong quá trình sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc cần thực hiện, đặc biệt đối với Việt Nam với số lượng tỉnh thành khá lớn và điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên tương đối đa dạng.

Chú ý tới thị trường phi chính thức

Bên cạnh thị trường lao động chính thức, cũng cần quan tâm tới phần kỹ năng nghề và trình độ của thị trường lao động không chính thức vì hiện nay vấn đề này cũng vẫn còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm trong các đối thoại về chính sách. Trong khi việc tổ chức mạng lưới chính thức cần nhiều thời gian và công sức hơn, một giải pháp phù hợp và hiệu quả trong thời gian tới là thông qua các chương trình an sinh xã hội và mạng lưới các tổ chức phi chính phủ để tổ chức các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và LLLĐ dễ bị tổn thương. Một lý do dễ dàng nhận thấy là trong khi đợi tới khi thị trường lao động chính thức được cơ cấu đầy đủ và hoàn chỉnh, phần lớn công việc ở Việt Nam sẽ thuộc khu vực phi chính thức. Điều đó đòi hỏi cần phải tổ chức nhiều cuộc thảo luận chính sách tích cực hơn nữa về vấn đề tác động của đào tạo kỹ năng nghề có thể giúp nâng cao sinh kế và năng suất lao động ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ như thế nào.

Thu ngắn khoảng cách giữa giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề và giáo dục đại học

Đầu tư thúc đẩy nhanh quá trình cải cách giáo dục cả trình độ đại học và giáo dục nghề nghiệp là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường đồng thời thu ngắn khoảng cách giữa hai trình độ đào tạo. Việc cải cách giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp được thể hiện qua việc nâng cao trình độ của giảng viên, giáo viên dạy nghề; đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường và phù hợp với chương trình khung của khu vực và thế giới; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình dạy và học; tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo với các nước phát triển trên thế giới.

Sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo trong đạo tạo

Theo quan điểm kỹ năng nghề, hiện nay có một khoảng cách rất lớn giữa hệ thống giáo dục đào tạo và nhà tuyển dụng và khoảng cách này hiện đang là thách thức khó khăn đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đang nỗ lực đuổi kịp thị trường lao động quốc tế. Các doanh nghiệp đã phải chuyển một phần nguồn đầu tư phát triển nguồn lực nói chung sang đào tạo nhân công và đang phải chịu một rủi ro là mặc dù việc đào tạo này giúp tăng cường kỹ năng nghề nói chung cho LLLĐ nhưng đôi khi lại làm lợi cho những đối thủ cạnh tranh của mình khi lực lượng do chính họ đào tạo lại chuyển sang làm cho các đối thủ đó. Tuy nhiên, tỷ lệ đào tạo tại chỗ này ở Việt Nam vẫn còn rất ít nếu so với các quốc gia khác trên thế giới.

Để giải quyết vấn đề này, có thể tham khảo một số mô hình được xây dựng ở các nước Nam Á để giải quyết vấn đề bằng cách thu hút các doanh nghiệp cùng chung tay hành động. Qua thời gian thí điểm, các hoạt động đã thu được kết quả rất khả quan. Ví dụ, Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề Chittagong ở Bangladesh đã tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp thành viên và các công ty tư nhân khác. Chính việc các doanh nghiệp thành viên cùng đóng góp vào đào tạo nguồn lực, chia sẻ công nghệ và các yếu tố đầu vào khác cho chương trình đào tạo đã giúp họ được hưởng lợi rất nhiều từ việc đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp này và không phải gánh chịu những khoản chi phí do họ phải tổ chức đào tạo lại cho nhân công tại doanh nghiệp như trước. Một Trung tâm tương tự ở Manila với sự đóng góp của nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có vai trò trung lập khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức trong cùng ngành công nghiệp thông qua việc tổ chức đào tạo nhân viên cho các cơ sở phát triển kỹ năng nghề và tăng cường liên kết giữa các cơ sở này và ngành công nghiệp. Nhiều tổ chức phát triển kỹ năng nghề khác thúc đẩy liên kết giữa các hiệp hội công nghiệp tổ chức các khóa đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ năng nghề, ví dụ như Công ty Nâng cao công nghệ và Phát triển Kỹ năng nghề của Pakistan. Trung tâm Phát triển kỹ năng nghề của Ấn Độ cũng đã, đang, và sẽ thành lập nhiều hội đồng kỹ năng nghề theo ngành nghề cấp quốc gia nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, các hội đồng đã xây dựng bộ chương trình đào tạo, đánh giá và công nhận cho ngành đào tạo nghề chính quy. Tổ chức này cũng hợp tác với nhiều cơ quan quốc tế như Hội đồng Kỹ năng nghề thế giới, đó là tổ chức liên kết các tổ chức kỹ năng nghề của các quốc gia.

  1. Kết luận

Trong thời kỳ CNH-HĐH, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của các doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao thể hiện qua NSLĐ của Việt Nam còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo, trình độ kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, với xu thế phát triển trong ngành CNCB-CT, sự tất yếu của việc hình thành Trung tâm CNCB-CT thế giới đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức về nguồn lao động chất lượng cao. Do đó, Việt Nam cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới, cải cách giáo dục đào tạo đại học cũng như giáo dục nghề nghiệp bằng các hành động cụ thể như: các cơ quan quản lý, các địa phương cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; thực hiện đổi mới cải cách chương trình đào tạo; nâng cao trình độ giảng viên, giáo viên dạy nghề; đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; tranh thủ nguồn vốn cũng như kinh nghiệm từ các nước trên thế giới; đặc biệt cần có sự liên kết, tham gia giáo dục đào tạo của các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành CNCB-CT.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Đường Vinh Sường (2014), Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, from http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2014/30648/Giao-duc-dao-tao-voi-phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong.aspx.
  2. ILO, & ADB (2014), "Đẩy mạnh tính cạnh tranh và sự thịnh vượng của Việt Nam thông qua việc làm tốt hơn và hội nhập sâu hơn vào khu vực ASEAN" - Báo cáo tóm lược về Việt Nam Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung.
  3. Nguyễn Thưởng Lạng (2016), "Quy luật hình thành trung tâm chế tạo thế giới và các kịch bản của Việt Nam", Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam.
  4. Thủ tướng chính phủ (2018). Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
  5. Tổng cục thống kê (2017a), Niên giám thống kê 2017, Hà Nội.
  6. Tổng cục Thống kê (2017b), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, from https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18668.
  7. VCCI, & USAID (2017), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017.
  8. Viện năng suất Việt Nam (2017), Báo cáo năng suất Việt Nam 2017.

 

 

[1] Trường Đại học Thương mại; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó. 

[2] Trường Đại học Thương mại; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.