Sidebar

Magazine menu

23
T3, 04

Tạp chí KTĐN số 120

 

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƯA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Phạm Nguyễn Đình Tuấn[1]

Hồ Thị Thúy Hằng[2]

Lê Thị Thu Ngân[3]

Mai Như Phương[4]

 

Tóm tắt

 Nghiên cứu thực hiện với dữ liệu bảng không cân bằng từ 400 công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (UPCOM) từ năm 2011 đến năm 2017. Mục đích chính của nghiên cứu nhằm đánh giá về hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý và xác định tác động từ các nhóm nhân tố cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn và đặc điểm công ty đến các công ty UPCOM, vốn chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu sử dụng đồng thời mô hình Jones (1991) và Roychowdhury (2006) để đo lường quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu khẳng định giả thuyết của chúng tôi khi cho thấy các công ty UPCOM thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận theo cả hai phương pháp. Cùng với đó, khi so sánh với toàn thị trường chứng khoán, chúng tôi nhận thấy nhà quản lý công ty UPCOM có xu hướng lựa chọn cắt giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận mạnh mẽ hơn so với các phương pháp khác. Các nhân tố có tác động phù hợp với giả thuyết mà chúng tôi đặt ra, trong đó nhà quản lý và nhà đầu tư tổ chức có xu hướng lựa chọn thực hiện quản trị lợi nhuận mạnh mẽ nếu nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty hoặc đang có kế hoạch tài trợ vốn bằng nợ. Ngược lại, quy mô công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý khi cân nhắc liệu có thực hiện quản trị lợi nhuận.

Từ khóa: công ty đại chúng chưa niêm yết, cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn, đặc điểm công ty, quản trị lợi nhuận.

Abstract

We measure earnings management by Jones (1991) and Roychowdhury (2006) model with unbalanced panel data for 400 unlisted companies in Viet Nam (UPCOM) from 2011 to 2017. This is the first study focus on earnings management of UPCOM and affecting from ownership structure, capital structure, and company characteristics in Viet Nam. The result confirms our hypothesis when UPCOM companies show earnings management in both methods. At the same time, when compared with the whole stock market, we find that UPCOM's managers tend to choose to reduce general, selling and administrative expenses more strongly than with other methods. Factors that work in accordance with the hypothesis we set, in which managers and institutional investors tend to choose to implement strong earnings management if they hold more and more shares or planning to finance capital by debt. In contrast, company size is an important factor influencing managers' decisions when considering whether to implement earnings management.

Keywords: capital structure, company characteristics, earnings management, ownership structure, UPCOM.

 

1. Lời mở đầu

Quản trị lợi nhuận là sự vận dụng linh hoạt chính sách kế toán hoặc phương pháp và ước tính kế toán để điều chỉnh lợi nhuận thay đổi (tăng hoặc giảm) so với lợi nhuận đạt được ở mức hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lý còn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế như áp dụng các chính sách bán hàng, tăng công suất sản xuất nhằm giảm giá thành đơn vị hoặc cắt giảm các khoản chi phí tùy ý. Động cơ thực hiện quản trị lợi nhuận của nhà quản lý có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Song chính điều này lại làm cho các bên liên quan sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính hiểu nhầm về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và có thể đưa ra các quyết định không phù hợp. Chính vì lý do đó, tìm hiểu về hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý là mục tiêu được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu cả trên thế giới và tại Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự xuất hiện của hành vi quản trị lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận có thể được điều chỉnh tăng nhằm tăng giá trị doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu hoặc thu hút nhà đầu tư trong năm niêm yết đầu tiên hoặc lợi nhuận cũng có thể được điều chỉnh giảm nhằm giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi có sự thay đổi thuế suất. Dù vậy, hạn chế chung của các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung với nhóm đối tượng là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và Hồ Chí Minh (HOSE) mà bỏ qua thị trường các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) hiện đang được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thị trường UPCOM được Bộ Tài chính phê duyệt lần đầu tiên theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC về phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết. Và đến ngày 24/06/2009, phó Thủ tưởng Nguyễn Sinh Hùng nhấn nút khai trương thị trường UPCoM với 10 doanh nghiệp đầu tiên với tổng giá trị đăng ký giao dịch 1.231 tỷ đồng. Sau 9 năm hoạt động, UPCOM đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng hàng hóa và hoạt động của thị trường, khẳng định vai trò là kênh đầu tư hấp dẫn của công chúng và huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào công cuộc cổ phần hoá, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo báo cáo “Tổng kết giao dịch thị trường cổ phiếu năm 2017” của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thị trường UPCOM cuối năm đã có 690 doanh nghiệp với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 241 nghìn tỷ đồng, vốn hóa thị trường đạt 656.436 tỷ đồng, gấp gần 3 lần giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết HNX cùng thời điểm. Trong đó năm 2016 và 2017 là 2 năm quy mô vốn hoá tăng trưởng cao nhất với mức tăng lần lượt 397% và 123,4%. Quy mô giao dịch tuy không theo kịp quy mô vốn hóa song cũng có sự tăng trưởng ấn tượng. Thậm chí trong năm 2017, UPCOM đã có phiên giao dịch kỷ lục với giá trị giao dịch đạt 1.463 tỷ đồng/phiên, cao gấp 2,3 lần giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường niêm yết HNX năm 2017. Cổ phiếu UPCOM ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 2 năm 2016, 2017, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm khoảng 15,5% - 16,5% giá trị giao dịch UPCOM. Có nhiều thời điểm thị trường biến động, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu trên thị trường niêm yết nhưng lại mua ròng trên UPCOM. Cùng với đó, Thông tư 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết yêu cầu công ty đại chúng hình thành trước 1/1/2016 bắt buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM càng tạo điều kiện cho này phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường là vấn đề minh bạch trong thông tin báo cáo tài chính của các công ty UPCOM. Trong đó, một loạt các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Hà Linh (2017); Phạm Thị Bích Vân (2017) đã chỉ ra nhà quản lý có xu hướng lợi dụng quản trị lợi nhuận nhằm đạt được lợi ích bất chấp có thể gây hại đến các bên sử dụng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dù vậy, hiện nay chưa có bằng chứng thực nghiệm nào đánh giá mức độ hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM. Kết quả là xuất hiện khoảng trống lớn trong bức tranh toàn cảnh về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam.

Từ kết quả của các nghiên cứu trước đây đối với nhóm đối tượng là các công ty niêm yết, chúng tôi đặt ra mục tiêu chính trong nghiên cứu này là xem xét hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý các công ty UPCOM; đánh giá liệu có sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty niêm yết và công ty UPCOM; và xem xét tác động từ các nhóm nhân tố cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn và đặc điểm công ty đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty UPCOM. Nghiên cứu của chúng tôi còn có những đóng góp nhất định khi đồng thời sử dụng hai nhóm mô hình để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và dựa vào các quyết định kinh tế vốn thường ít được sử dụng trong các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng có thể được áp dụng trong các mô hình đo lường quản trị lợi nhuận thay cho các phương pháp ước lượng theo dữ liệu chéo hoặc dữ liệu thời gian thường được sử dụng. Phần còn lại của nghiên cứu được tổ chức như sau: nội dung thứ hai trình bày tổng lược các nghiên cứu có liên quan và phát triển giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được trình bày ở nội dung thứ tư. Nội dung thứ năm trình bày kết quả nghiên cứu và cuối cùng là kết luận.

2. Tổng quan nghiên cứu

Hành vi quản trị lợi nhuận theo Schipper (1989, tr. 92) được định nghĩa là “sự can thiệp có mục đích trong quá trình cung cấp thông tin tài chính ra bên ngoài nhằm đạt được những lợi ích cá nhân”. Theo Ronen và Yaari (2008, tr. 27): “quản trị lợi nhuận có thể được thực hiện bằng cách đưa ra các quyết định về sản xuất/đầu tư trước khi biết lợi nhuận cuối cùng (real activities earnings management) hoặc thực hiện lựa chọn các chính sách kế toán có ảnh hưởng đến lợi nhuận sau khi đã biết chắc chắn về lợi nhuận thực tế đã có (accrual-based earnings management)”. Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận có thể được thực hiện dưới hai góc độ: hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và độ lớn lợi nhuận được điều chỉnh. Tùy theo mục tiêu cụ thể, nhà quản lý có thể tiến hành điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm so với lợi nhuận thực tế của công ty. Và độ lớn lợi nhuận được điều chỉnh dưới các yếu tố khác nhau thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. Các giải thích cho động cơ quản trị lợi nhuận của nhà quản lý ban đầu được đưa ra dựa trên lý thuyết đại diện (Agency Theory). Theo đó, hành vi này được đánh giá đồng thời trên hai khía cạnh: vì lợi ích cá nhân nhà quản lý và vì lợi ích chung của cổ đông. Quan điểm này thể hiện trong nghiên cứu của Jiraporn và cộng sự (2008), khi cho thấy mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và chi phí đại diện nảy sinh trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhả quản lý có thể xem xét dưới hai góc độ. Trong khi nhà quản lý có thể hành động vì lợi ích cá nhân và do đó xu hướng quản trị lợi nhuận càng mạnh mẽ khi xung đột càng cao. Ngược lại, ngay cả khi chi phí đại diện thấp, quản trị lợi nhuận cao có thể nhằm truyền đạt thông tin về kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai của nhà quản lý. Do đó, nó góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhà quản lý và cổ đông. Cùng với đó dưới khía cạnh cá nhân, các mối xung đột cơ bản trong lý thuyết đại diện được xem là nền tảng cho ba giả thuyết trong lý thuyết thực chứng (positive accounting theory) của Watts và Zimmerman (1986) bao gồm: giả thuyết về thù lao cho nhà quản lý (bonus plan hypothesis), giả thuyết về hợp đồng nợ (debt covenant hypothesis) và giả thuyết về chi phí chính trị (political cost hypothesis). Theo đó, nhà quản lý có xu hướng đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho bản thân kể cả dựa vào quản trị lợi nhuận.

Quản trị lợi nhuận, dù vậy, vẫn nằm trong khuôn khổ các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận (generally accepted accounting principles) và do đó hành vi này của nhà quản lý không mang nghĩa tiêu cực như gian lận (Dechow & Skinner, 2000). Tuy nhiên, báo cáo tài chính chứa đựng hành vi quản trị lợi nhuận sẽ không còn phản ánh bức tranh thực sự về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường. Điều này có thể làm sai lệch thông tin nhận được đối với nhà đầu tư và các bên liên quan và giảm sự minh bạch của báo cáo tài chính (Schipper, 1989; Healy & Wahlen, 1999). Và do đó, việc lượng hóa hành vi quản trị lợi nhuận được xem là vấn đề quan trọng trong các nghiên cứu liên quan cũng như đánh giá ảnh hưởng của hành vi này đến các bên sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích với điển hình là mô hình của Jones (1991) và các mô hình cải tiến sau này như Dechow và cộng sự (1995); Kothari và cộng sự (2005). Dù vậy, khảo sát của Graham và cộng sự (2005) chứng minh cho sự hiện diện việc quản trị lợi nhuận dựa trên các quyết định kinh tế có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận. Từ đó, Roychowdhury (2006) đã tổng hợp và đưa ra các mô hình nhằm nhận diện ba quyết định của nhà quản lý liên quan đến việc đưa ra các chính sách bán hàng, trong hoạt động sản xuất và đối với các chi phí tùy ý trong mối quan hệ đến lợi nhuận.

Tại Việt Nam, các mô hình dồn tích được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về quản trị lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và đã đạt được nhiều kết quả với một số nghiên cứu điển hình như: luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hà Linh (2017) sử dụng mô hình Jones (1991) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng; nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2017) và luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Bích Vân (2017) sử dụng mô hình cải tiến của Dechow và cộng sự (1995) trong bối cảnh các công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu,... Bên cạnh đó, các mô hình của Roychowdhury (2006) cũng được vận dụng trong một số nghiên cứu gần đây như: Nguyễn Thị Phượng Loan và Nguyễn Minh Thao (2016) khi xem xét hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ và suy giảm lợi nhuận.

Các nghiên cứu trên dù thực hiện trong bối cảnh và mục tiêu khác nhau song đều cho thấy hành vi quản trị lợi nhuận tồn tại ở đối tượng là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này đặt ra khoảng trống và câu hỏi liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường UPCOM, vốn có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Ngoài ra, khi thực hiện ước lượng các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng dữ liệu chéo theo ngành. Tuy nhiên, theo Hsiao (2014) việc vận dụng các phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng cho kết quả tốt hơn so với dữ liệu chéo hoặc theo thời gian. Do đó, trong nghiên cứu này bên cạnh việc hướng đến đối tượng là các công ty đại chúng chưa niêm yết, chúng tôi cũng thực hiện ước lượng dữ liệu bảng thay cho dữ liệu chéo hoặc theo thời gian như các nghiên cứu trước đây.

3. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng, chúng tôi xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết kế toán thực chứng như sau:

Bảng 1. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết

Nội dung

Lý thuyết giải thích

Biến độc lập

Kỳ vọng

H1A

Các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM có thực hiện quản trị lợi nhuận dựa vào cơ sở dồn tích

+Lý thuyết đại diện

+Lý thuyết kế toán thực chứng

 

 

 

H1B

Có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận dựa vào cơ sở dồn tích giữa công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

 

 

H2A

Các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM có thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế

 

 

H2B

Có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế giữa công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

 

 

H3

Công ty có tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng thấp

Lý thuyết đại diện

IO

-

H4

Công ty có tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà quản lý càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

MO

+

H5

Công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

SL

+

H6

Công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản năm nay cao hơn so với năm trước thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

InSL

+

H7

Công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

LL

+

H8

Công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản năm nay cao hơn so với năm trước thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

InLL

+

H9A

Công ty có quy mô càng lớn thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng thấp

Lý thuyết đại diện

Size

-

H9B

Công ty có quy mô càng lớn thì có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận càng mạnh

Lý thuyết kế toán thực chứng

Size

-

H10

Công ty có hiệu quả kinh doanh càng lớn thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết đại diện

ROA

+

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Mẫu nghiên cứu

Từ tổng thể dữ liệu ban đầu được thu thập từ tất cả các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam bao gồm sàn HOSE, HNX và UPCOM trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017. Nghiên cứu loại trừ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các công ty không đủ dữ liệu để đo lường hành vi quản trị lợi nhuận trong các mô hình tương ứng từ 5 năm trở lên. Cuối cùng, dữ liệu được xây dựng thành bộ mẫu nghiên cứu với 2.604 quan sát từ các công ty UPCOM so với tổng thể toàn thị trường là 6.348 quan sát được sử dụng để tính toán các hệ số trong mô hình Jones (1991); Roychowdhury (2006).

Bảng 2. Tổng hợp quan sát theo phân ngành ICB

Mã ICB

Ngành

Công ty UPCOM

Công ty niêm yết

Toàn thị trường

Quan sát

Tỷ lệ

(%)

Quan sát

Tỷ lệ

(%)

Quan sát

Tỷ lệ

(%)

0001

Dầu khí

6

0,2%

39

1,0%

45

0,7%

1000

Nguyên vật liệu

275

10,6%

540

14,4%

815

12,8%

2000

Công nghiệp

1.242

47,7%

1.686

45,0%

2.928

46,1%

3000

Hàng tiêu dùng

487

18,7%

598

16,0%

1.085

17,1%

4000

Dược phẩm và y tế

140

5,4%

147

3,9%

287

4,5%

5000

Dịch vụ tiêu dùng

197

7,6%

357

9,5%

554

8,7%

6000

Viễn thông

26

1,0%

0

0,0%

26

0,4%

7000

Tiện ích cộng đồng

40

1,5%

145

3,9%

185

2,9%

9000

Công nghệ thông tin

191

7,3%

232

6,2%

423

6,7%

Tổng

2.604

 

3.744

 

6.348

 

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

4.2. Mô hình nghiên cứu

Để đánh giá sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty UPCOM so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu thực hiện ước lượng theo phương pháp Fama-Macbeth cho mô hình hồi quy từ dữ liệu toàn thị trường chứng khoán như sau:

 

(1)

Cùng với đó, để kiểm định các giả thuyết đã được xây dựng về tác động từ các nhân tố, nhóm nghiên cứu thực hiện ước lượng với mô hình hồi quy từ dữ liệu các công ty UPCOM như sau:

 

(2)

Trong đó: : biến phụ thuộc đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận lần lượt là DA đo lường qua mô hình Jones (1991) hoặc Ab_CFO, Ab_PROD, Ab_DISX qua mô hình Roychowdhury (2006). Các biến độc lập của mô hình gồm: : biến giả nhận giá trị 1 nếu công ty nghiên cứu thuộc danh sách các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM và ngược lại; : tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản; : tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức; : tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý;  và  lần lượt là tỷ lệ nợ ngắn hạn/ nợ dài hạn trên tổng tài sản;  và  lần lượt là biến giả nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ nợ ngắn hạn/ nợ dài hạn trên tổng tài sản năm nay cao hơn năm trước và ngược lại; : logarit tổng tài sản; : lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản năm nay.

4.3. Đo lường quản trị lợi nhuận

Phù hợp với các nghiên cứu trước đây, chúng tôi cho rằng các nhà quản lý công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết sẽ cân nhắc và thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên việc lựa chọn chính sách và phương pháp kế toán phù hợp cũng như sẵn sàng đưa ra các quyết định kinh tế có ảnh hưởng chỉ tiêu lợi nhuận. Do đó, chúng tôi sử dụng đồng thời hai nhóm mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận.

Đối với hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, chúng tôi xem giá trị biến dồn tích có thể điều chỉnh được (DA) đại diện cho kết quả điều chỉnh lợi nhuận (tăng nếu mang dấu dương và giảm nếu mang dấu âm) và biến AbsDA đại diện cho độ lớn của lợi nhuận được điều chỉnh (giá trị tuyệt đối của DA). Biến DA được xác định là phần dư trong mô hình Jones (1991):

 

(3)

Để đo lường hành vi quản trị lợi nhuận dựa vào các quyết định kinh tế, chúng tôi sử dụng ba mô hình của Roychowdhury (2006) nhằm xác định yếu tố bất thường từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy ý. Các biến đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận được tính toán như sau:

- Biến Ab_CFO đại diện cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bất thường phát sinh từ quyết định về chính sách bán hàng của nhà quản lý và được xác định là phần dư từ mô hình (4).

 

(4)

- Biến Ab_PROD đại diện cho chi phí sản xuất bất thường phát sinh khi nhà quản lý quyết định tăng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm giá vốn hàng hàng. Biến này được xác định là phần dư từ mô hình (5).

 

(5)

- Biến Ab_DISX đại diện cho chi phí tùy ý bất thường phát sinh khi nhà quản lý quyết định cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp. Biến này được xác định là phần dư từ mô hình (6).

 

(6)

Giá trị các biến trong mô hình được chúng tôi thu thập từ Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu với công ty i và năm t, bao gồm: : chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lưu chuyển tiền thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh; : lưu chuyển tiền thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh; : giá vốn hàng bán cộng với chênh lệch giá trị hàng tồn kho so với năm trước; : tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;  là tổng tài sản; : doanh thu thuần;  là chênh lệch doanh thu thuần so với năm trước; : nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

4.4. Đo lường biến độc lập

Bảng 3. Bảng mô tả biến độc lập và phương pháp đo lường

Biến độc lập

Mô tả biến

Phương pháp đo lường

UPCOM

Xác định công ty UPCOM

Biến giả = 1 nếu công ty nghiên cứu thuộc danh sách các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM

IO

Sở hữu của nhà đầu tư tổ chức

Tỷ lệ cổ phần do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ trên tổng cổ phần của doanh nghiệp. Biến được cung cấp bởi phần mềm FiinPro để đảm bảo mức độ chính xác hơn vì thời gian công bố Báo cáo thường niên không trùng với thời điểm cuối năm tài chính

MO

Sở hữu của nhà quản lý

Tỷ lệ cổ phần do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nắm giữ trên tổng cổ phần của doanh nghiệp. Biến được cung cấp bởi phần mềm FiinPro để đảm bảo mức độ chính xác hơn vì thời gian công bố Báo cáo thường niên không trùng với thời điểm cuối năm tài chính

Lev

Tỷ lệ nợ phải trả

Tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả cuối năm trên tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu Nợ phải trả và Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

SL

Tỷ lệ nợ ngắn hạn

Tỷ lệ giữa tổng nợ ngắn hạn cuối năm trên tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu Nợ ngắn hạn và Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

InSL

Tăng trưởng nợ ngắn hạn

Biến giả = 1 nếu công ty có tỷ lệ SL năm sau cao hơn năm trước

LL

Tỷ lệ nợ dài hạn

Tỷ lệ giữa tổng nợ dài hạn cuối năm trên tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu Nợ dài hạn và Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính.

InLL

Tăng trưởng nợ dài hạn

Biến giả = 1 nếu công ty có tỷ lệ LL năm sau cao hơn năm trước

Size

Quy mô công ty

Logarit tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu tổng tài sản của từng doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

ROA

Hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp trong năm chia cho tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu lợi nhuận kế toán sau thuế Thu nhập doanh nghiệp của năm trên Báo cáo kết quả kinh doanh và tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

5. Kết quả nghiên cứu

5.1. Thực trạng quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM

Kết quả đo lường biến phụ thuộc DA thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận tại công ty UPCOM trên cơ sở dồn tích được trình bày tại Bảng 4. Xét trên tổng thể, giá trị trung bình DA không khác 0 phù hợp với nhận định hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích không làm thay đổi lợi nhuận thực tế của công ty mà chỉ là sự dịch chuyển lợi nhuận giữa các kỳ kế toán. Và do đó, công ty muốn điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm sau phải thực hiện dự trữ lợi nhuận bằng cách điều chỉnh giảm trong năm hiện tại. Điều này được minh chứng bởi trong tổng số 2.604 quan sát, chỉ có 888 quan sát có kết quả DA>0 cho thấy đây là các năm quan sát lợi nhuận được điều chỉnh tăng với mức tăng gần 56% tổng tài sản. Ngược lại, kết quả đo lường cho thấy có 1.716 quan sát thực hiện điều chỉnh giảm lợi nhuận, song mức giảm tối đa chỉ gần 27,36% tổng tài sản. Giá trị tuyệt đối của DA (AbsDA) thể hiện mức độ lợi nhuận được điều chỉnh đạt trung bình 5,17% tổng tài sản, cùng với đó giá trị trung vị cho thấy 50% tổng thể có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận lớn hơn 3,73% tổng tài sản. Các kết quả này bước đầu cho thấy hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích tại các công ty UPCOM. Để kiểm định giả thuyết H1A về hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định t-test và Wilcoxon signed-rank test với giả thuyết giá trị trung bình và trung vị bằng 0. Các kết quả với p-value đều nhỏ hơn 0,05 (ngoại trừ p-value từ giá trị trung bình của DA với lý do đã trình bày ở trên), từ đó ủng hộ giả thuyết H1A cho thấy các công ty UPCOM có hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích.

Bảng 4. Kết quả đo lường quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM

Biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

p-value*

Giá trị trung vị

p-value**

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

DA

2.604

0,0009

0,56

-0,0197

0,00

0,0780

-0,2736

0,5593

DA>0

888

0,0771

0,00

0,0454

0,00

0,0888

0,0000

0,5593

DA<0

1.716

-0,0386

0,00

-0,0358

0,00

0,0244

-0,2736

0,0000

AbsDA

2.604

0,0517

0,00

0,0373

0,00

0,0584

0,0000

0,5593

Ab_CFO

2.604

-0,0571

0,00

-0,0593

0,00

0,0178

-0,1868

0,0621

Ab_PROD

2.604

1,2014

0,00

0,8277

0,00

1,6302

-0,1945

20,267

Ab_DISX

2.604

-0,1345

0,00

-0,1202

0,00

0,0521

-0,5708

-0,0789

*p-value từ kiểm định t-test với giả thuyết giá trị trung bình bằng 0

**p-value từ kiểm định Wilcoxon signed-rank test với giả thuyết giá trị trung vị bằng 0

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả đo lường hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế được trình bày tại Bảng 4, bao gồm biến Ab_CFO thể hiện dòng tiền bất thường đại diện cho các quyết định về chính sách bán hàng, biến Ab_PROD thể hiện chi phí sản xuất bất thường đại diện cho quyết định bất thường về sản xuất sản phẩm, biến Ab_DISX thể hiện chi phí tùy ý bất thường đại diện cho quyết định cắt giảm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận. Giá trị các biến này càng cao cho thấy công ty UPCOM càng có khả năng đã thực hiện điều chỉnh tăng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán thông qua các quyết định kinh tế. Từ kết quả đo lường các biến thông qua mô hình Roychowdhury [55], giá trị biến Ab_CFO và Ab_DISX lần lượt có giá trị trung bình âm lần lượt là -5,71% và -13,45% tổng tài sản (tương tự các giá trị trung vị cũng mang dấu âm). Với kết quả này, có thể cho thấy hầu hết nhà quản lý công ty UPCOM trong mẫu nghiên cứu dường như ít có các quyết định quản trị lợi nhuận tác động đến chính sách bán hàng và chi phí tùy ý trong doanh nghiệp. Ngược lại, giá trị trung bình và trung vị của Ab_PROD lần lượt ở mức cao 120,20% và 82,77% tổng tài sản cho thấy có thể biện pháp giảm giá vốn hàng bán thông qua việc tăng sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ đã được thực hiện để quản trị lợi nhuận. Để kiểm định giả thuyết H2A về hành vi quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định t-test và Wilcoxon signed-rank test với giả thuyết giá trị trung bình và trung vị bằng 0. Các kết quả với p-value đều nhỏ hơn 0,05, từ đó giả thuyết H2A được chấp nhận, cho thấy các công ty UPCOM có hành vi quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế.

5.2. So sánh hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty đại chúng chưa niêm yết với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

Để có cái nhìn rõ hơn về hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định với mô hình hồi quy (1). Trong đó, giá trị biến UPCOM đại diện cho các công ty UPCOM trong mẫu nghiên cứu (2.604 quan sát) so với mẫu ước lượng (6.348 quan sát). Nếu biến UPCOM có ý nghĩa thống kê, sẽ cho thấy có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty UPCOM so với toàn bộ các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tương tự nghiên cứu của Roychowdhury (2006), mô hình (1) được hồi quy theo phương pháp Fama-Macbeth. Kết quả hồi quy mô hình (1) được nhóm nghiên cứu trình bày ở bảng 5.

Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình (1)

 

DA

AbsDA

Ab_CFO

Ab_PROD

Ab_DISX

UPCOM

-0,00912***

-0,00617***

-0,00110**

-0,0995*

0,00212**

 

(-10,08)

(-11,12)

(-3,93)

(-2,98)

(4,1)

Lev

-0,0124**

-0,0165**

-0,00489*

0,693**

0,000375

 

(-3,77)

(-3,93)

(-3,07)

(3,74)

(0,35)

Size

-0,0845***

-0,0311***

-0,0134***

-0,443***

0,0491***

 

(-27,12)

(-9,19)

(-24,29)

(-19,31)

(37,32)

ROA

-0,013

-0,0436**

-0,00917**

2,948**

-0,0264**

 

(-2,24)

(-4,28)

(-3,78)

(5,03)

(-4,18)

_cons

0,987***

0,426***

0,101***

5,917***

-0,700***

 

(25,56)

(10,41)

(13,51)

(38,63)

(-48,70)

*, **, *** tương ứng p-value<0,05; 0,01; 0,001

Giá trị t-static được trình bày trong dấu ngoặc

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả hồi quy từ mô hình (1) cho thấy các công ty UPCOM nhìn chung có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, đối với hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, biến UPCOM có hệ số -0,00912 và có ý nghĩa thống kê (với p-value<0,001) cho thấy công ty UPCOM có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận mạnh mẽ hơn so với thị trường, điều này mang lại hai lợi ích cho công ty. Thứ nhất, điều chỉnh giảm lợi nhuận giúp dự trữ lợi nhuận cần thiết hay là sự chuyển dịch lợi nhuận cho các năm sau. Thứ hai, điều này giúp công ty UPCOM giảm chi phí thuế TNDN cũng như tránh sự chú ý từ thể chế chính trị (theo giả thuyết chi phí chính trị của Lý thuyết kế toán thực chứng). Trong mối quan hệ với biến AbsDA, biến UPCOM có hệ số đạt -0,00617 và có ý nghĩa thống kê (với p-value<0,001) cho thấy công ty UPCOM có mức độ lợi nhuận được điều chỉnh thông qua quản trị lợi nhuận thấp hơn so với thị trường. Như vậy, kết quả này cho phép chúng tôi chấp nhận giả thuyết H2A cho thấy có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận dựa vào cơ sở dồn tích giữa công ty UPCOM so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối với hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế, hệ số của biến UPCOM trong các mô hình với biến phụ thuộc Ab_CFO, Ab_PROD, Ab_DISX lần lượt là -0,00110, -0,0995, 0,00212 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất với p-value<0,05). Điều này cho thấy dù công ty UPCOM có thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhưng chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm chi phí tùy ý cụ thể là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngược lại, kết quả cho rằng nhà quản lý các công ty UPCOM ít đưa ra các quyết định về chính sách bán hàng và sản xuất sản phẩm để thực hiện quản trị lợi nhuận so với các công ty khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với kết quả này, chúng tôi chấp nhận giả thuyết H2B cho thấy có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế giữa công ty UPCOM so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

5.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

5.3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 6 trình bày thống kê mô tả các biến định tính và định lượng trong mô hình (2). Theo số liệu thống kê, các công ty UPCOM có tỷ lệ sở hữu bởi tổ chức và nhà quản lý trung bình lần lượt là 10,60% và 3,23% tổng số vốn cổ phần của công ty, trong đó giá trị lớn nhất đạt lần lượt đến 99,54% và 84,58% tổng số vốn cổ phần. Tuy nhiên, giá trị trung vị của hai biến trên lại cho thấy phân nữa quan sát có tỷ lệ sở hữu bởi tổ chức và nhà quản lý bằng 0. Điều này cho thấy xu hướng tập trung đầu tư vào một số công ty từ nhà đầu tư tổ chức thay vì dàn trải ở tất cả công ty UPCOM. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu nhà quản lý thấp có thể dẫn đến chi phí đại diện cao do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý công ty (theo Lý thuyết đại diện).

Bảng 6. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (2)

Biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

Giá trị trung vị

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

IO

2.604

0,1060

0

0,2796

0

0,9954

MO

2.604

0,0323

0

0,1015

0

0,8458

SL

2.549

0,4044

0,3917

0,2773

0

0,9007

InSL

2.549

0,4747

0

0,4995

0

1

LL

2.549

0,1062

0,0208

0,1573

0

0,5219

InLL

2.549

0,3080

0

0,4617

0

1

Size

2.604

11,4707

11,3890

0,6010

10,1113

13,9844

ROA

2.604

0,0128

0,0252

0,2315

-8,0446

0,5942

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Giá trị trung bình các biến SL và LL lần lượt là 40,44% và 10,62% tổng tài sản cho thấy các công ty UPCOM chủ yếu đi vay ngắn hạn. Trong đó, giá trị lớn nhất của SL là 90,07% cho thấy đã có công ty UPCOM tài trợ hoàn toàn vốn bằng vốn vay ngắn hạn. Tương tự, giá trị lớn nhất của LL là 52,19% cho thấy nợ dài hạn được sử dụng lớn nhất bằng hơn nữa tổng tài sản của doanh nghiệp.

Quy mô công ty UPCOM được xác định qua biến Size có giá trị trung bình là 11,47. Hiệu quả kinh doanh được nghiên cứu đánh giá qua biến ROA cho thấy thấy chênh lệch lớn về kết quả hoạt động kinh doanh giữa công ty có ROA lớn nhất (đạt 59,42% tổng tài sản) và công ty có ROA thấp nhất (đạt -804,46% tổng tài sản) điều này dự đoán sẽ có ảnh hưởng lớn đến hành vi quản trị lợi nhuận.

5.3.2. Kết quả từ mô hình hồi quy

Mô hình (2) được nhóm nghiên cứu hồi quy theo các phương pháp dữ liệu bảng. Theo đó, kiểm định Hausman cho kết quả với p-value<0,001 trong mọi mô hình khẳng định mô hình tác động cố định phù hợp hơn so với mô hình tác động ngẫu nhiên. Kiểm định Wooldridge biểu diễn kết quả với p-value<0,001 trong mọi mô hình cho thấy các mô hình có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định Modified Wald với p-value<0,001 trong mọi mô hình cho thấy có sự xuất hiện của hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện ước lượng cuối cùng với mô hình tác động cố định với sai số chuẩn mạnh (tùy chọn vce (robust) trong phần mềm STATA 14.2). Kết quả hồi quy cuối cùng của mô hình được trình bày ở bảng 7.

Đối với nhóm nhân tố cơ cấu sở hữu: Kết quả từ biến IO cho thấy có quan hệ cùng chiều với AbsDA, chỉ ra nhà đầu tư tổ chức không còn giữa vai trò hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận như Lý thuyết đại diện đã ủng hộ. Theo đó, các công ty UPCOM có tỷ lệ sở hữu vốn bởi các nhà đầu tư tổ chức càng cao càng có xu hướng thực hiện quản trị lợi nhuận mạnh mẽ hơn với mức lợi nhuận được điều chỉnh tăng cao. Và do vậy, kết quả này bác bỏ giả thuyết H3 đã được nhóm nghiên cứu đưa ra.

Đối với với giả thuyết H4 liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, Lý thuyết kế toán thực chứng cho rằng trong trường hợp này nhà quản lý có xu hướng lựa chọn các quyết định điều hành sao cho mang lại lợi ích tốt nhất cho bản thân trước khi tính đến lợi ích của doanh nghiệp. Và mối quan hệ cùng chiều giữa biến MO và Ab_CFO ủng hộ giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả này cho thấy, nhà quản lý có xu hướng lựa chọn thực hiện các quyết định nhằm tăng lợi nhuận kế toán thông qua việc tăng doanh thu từ áp dụng các chính sách bán hàng để tiếp cận thêm khách hàng mới. Đồng thời kết quả từ việc áp dụng chính sách bán hàng thành công còn củng cố vị trí và niềm tin từ cổ đông (những người sở hữu vốn) đối với khả năng điều hành của nhà quản lý.

Đối với nhóm nhân tố cơ cấu vốn: Giả thuyết hợp đồng nợ từ Lý thuyết kế toán thực chứng cho rằng nhà quản lý có động cơ mạnh mẽ nhằm điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tìm kiếm các khoản cho vay mới hoặc tránh vi phạm hợp đồng nợ. Kết quả hồi quy mô hình (11b) ủng hộ giả thuyết này, theo đó nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các biến về hệ số nợ đến hành vi quản trị lợi nhuận. Để tránh sự giám sát từ các chủ nợ, nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm xây dựng hình tượng doanh nghiệp đang phát triển khi tỷ lệ nợ ngắn hạn/dài hạn trên tổng tài sản cao. Đặc biệt các biến InSL và InLL có quan hệ cùng chiều với hành vi quản trị lợi nhuận cho thấy xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng các khoản nợ mới. Với kết quả này, chủ nợ dường như không còn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc giúp hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận. Từ đó, nghiên cứu chấp nhận các giả thuyết đã đặt ra gồm H5, H6, H7, H8 về mối quan hệ giữa nợ và hành vi quản trị lợi nhuận trong các công ty UPCOM.

Bảng 7. Kết quả hồi quy mô hình (2)

 

Kỳ vọng

DA

AbsDA

Ab_CFO

Ab_PROD

Ab_DISC

IO

-

0,000815

0,00730*

0,00136

-0,0669

-0,00112

 

 

(0,24)

(2,20)

(1,33)

(-1,13)

(-0,69)

MO

+

0,0116

-0,00254

0,00639*

-0,448

0,00732

 

 

(1,11)

(-0,20)

(2,12)

(-1,86)

(0,88)

SL

+

0,00523

0,000810

-0,000863

0,272**

-0,00525*

 

 

(1,32)

(0,22)

(-0,64)

(3,10)

(-2,43)

InSL

+

0,00531***

0,00114

0,00137**

0,130***

-0,000969

 

 

(3,59)

(0,83)

(2,82)

(3,92)

(-1,18)

LL

+

0,0169

0,0111

0,00905**

-0,867***

0,0127*

 

 

(1,47)

(0,95)

(2,75)

(-3,55)

(1,97)

InLL

+

0,000218

0,00202

-0,000441

0,0988*

-0,00124

 

 

(0,14)

(1,43)

(-0,87)

(2,44)

(-1,41)

Size

-

-0,120***

-0,0620***

-0,0207***

-1,160***

0,0792***

 

 

(-9,99)

(-4,93)

(-6,24)

(-3,98)

(8,93)

ROA

+

0,0110**

-0,00122

0,000935

0,505**

-0,00730**

 

 

(2,61)

(-0,28)

(0,65)

(3,20)

(-3,04)

_cons

 

1,375***

0,760***

0,178***

14,46***

-1,043***

 

 

(9,98)

(5,30)

(4,69)

(4,33)

(-10,27)

Kiểm định Hausman

chi2(8) = 39,09***

chi2(8) = 38,34***

chi2(8) = 31,58***

chi2(8) = 44,31***

chi2(8) = 44,21***

Kiểm định Wooldridge

F(1,394) = 16,5***

F(1,394) = 19,2***

F(1,394) = 8,8***

F(1,394) = 35,6***

F(1,394) = 79,2***

Kiểm định Modified Wald

chi2 (395) = 5,9e+05***

chi2 (395) = 1,6e+07***

chi2 (395) = 3,3e+06***

chi2 (395) = 4,5e+06***

chi2 (395) = 4,5e+06***

*, **, *** tương ứng p-value<0,05; 0,01; 0,001

Giá trị t-static được trình bày trong dấu ngoặc

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Đối với nhóm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp thường được xem là có tác động khác nhau đối với hành vi quản trị lợi nhuận. Lý thuyết đại diện cho rằng các công ty có quy mô lớn thường đối mặt với sự chú ý cao từ thị trường, từ đó nhà quản lý có xu hướng cân nhắc khi thực hiện quản trị lợi nhuận. Ngược lại, giả thuyết chính trị từ Lý thuyết kế toán thực chứng ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và mức độ lợi nhuận được điều chỉnh, cụ thể các công ty sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận như là một biện phát nhằm tránh sự chú ý từ thể chế chính trị. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.8 nhìn chung ủng hộ cả hai lý thuyết dưới từ khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, kết quả cho thấy các công ty có quy mô lớn có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận (mối quan hệ ngược chiều giữa Size với DA, Ab_CFO và Ab_PROD). Thứ hai, kết quả đồng thời còn cho thấy mức độ lợi nhuận được điều chỉnh không cao thể hiện qua dấu âm giữa Size và AbsDA. Cùng với đó, nghiên cứu cho thấy nhà quản lý có xu hướng cắt giảm chi phí tùy ý như là một biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp, đồng thời còn giúp tăng lợi nhuận trong các công ty UPCOM có quy mô lớn.

Hiệu quả kinh doanh được xem là có tác động đồng thời đến hành vi quản trị lợi nhuận. Một mặt, biến ROA cao thường được cho là kết quả từ việc nhà quản lý lựa chọn điều chỉnh tăng lợi nhuận (tương quan dương với DA và Ab_PROD). Mặc khác, ROA cao cũng có thể là mục tiêu mà nhà quản lý đang nhắm đến nhằm thể hiện bức trang tốt về doanh nghiệp. Từ kết quả đã có, nhóm nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H10 về mối quan hệ giữa ROA và hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM.

6. Kết luận

Mặc dù quản trị lợi nhuận không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, nhưng việc nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận có thể gây hiểu nhầm cho các bên sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Và do đó, việc nhận diện và đánh giá thực trạng cũng như nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng nhằm có những kiến định để kiểm soát quản trị lợi nhuận đóng vai trò quan trọng. Bằng việc đo lường hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng tình hình quản trị lợi nhuận tại nhóm các công ty UPCOM, vốn chưa được các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam đề cập đến trong các công bố trước đây. Đặc biệt, nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty UPCOM và toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra tác động khác nhau từ ba nhóm nhân tố gồm: cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn và đặc điểm doanh nghiệp.

Về cơ cấu sở hữu, trái với giả thuyết ban đầu tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà đầu tư là tổ chức càng cao càng dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận được thực hiện mạnh mẽ. Kết quả này tương đồng với tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà quản lý. Một lần nữa nghiên cứu khẳng định các giả thuyết thuộc về Lý thuyết kế toán thực chứng khi cho thấy các biến về nợ ngắn hạn/ nợ dài hạn nhìn chung có xu hướng tạo ra động cơ mạnh mẽ cho nhà quản lý. Và cuối cùng, nghiên cứu đồng thời cũng cho thấy các công ty có quy mô lớn thường có xu hướng giảm bớt hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, thay vào đó là tăng cường thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế.

Thị trường chứng khoán dành cho các công ty UPCOM tại Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dòng vốn nhàn rỗi trong người dân từng bước đưa vào thị trường chứng khoán, các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ngừng gia tăng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện rõ nét ở thanh khoản thị trường chứng khoán ngày càng cao. Và do đó ngoài việc tạo thêm hàng hóa tốt cho thị trường chứng khoán thông qua việc thúc đẩy nhanh chóng cổ phần hóa, Việt Nam cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính, ngăn ngừa và kiểm soát hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM.

Tài liệu tham khảo

  1. Dechow, P. M., & Skinner, D. J (2000), "Earnings management: Reconciling the views of accounting academics, practitioners, and regulators", Accounting horizons, 14(2), 235-250.
  2. Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P (1995), "Detecting earnings management", The Accounting Review, 193-225.
  3. Graham, J. R., Harvey, C. R., & Rajgopal, S (2005), "The economic implications of corporate financial reporting", Journal of Accounting and Economics, 40(1), 3-73.
  4. Healy, P. M., & Wahlen, J. M (1999), "A review of the earnings management literature and its implications for standard setting", Accounting horizons, 13(4), 365-383.
  5. Hsiao, C (2014), Analysis of Panel Data: Cambridge University Press; 3 edition (November 24, 2014).
  6. Jiraporn, P., Miller, G. A., Yoon, S. S., & Kim, Y. S (2008), "Is earnings management opportunistic or beneficial? An agency theory perspective", International Review of Financial Analysis, 17(3), 622-634.
  7. Jones, J. J (1991), "Earnings management during import relief investigations", Journal of Accounting Research, 29, 193-228.
  8. Kothari, S. P., Leone, A. J., & Wasley, C. E (2005), "Performance matched discretionary accrual measures", Journal of Accounting and Economics, 39(1), 163-197.
  9. Nguyễn Công Phương (2017), "Áp dụng mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo: Nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu", Tạp chí Phát triển Kinh tế, 28(3), 32-49.
  10. Nguyễn Hà Linh (2017), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ kinh tế), Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
  11. Nguyễn Thị Phượng Loan, & Nguyễn Minh Thao (2016), "Nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19, Số Q4, 81-93.
  12. Phạm Thị Bích Vân (2017), Quản trị lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
  13. Ronen, J., & Yaari, V (2008), Earnings Management: Emerging Insights in Theory, Practice, and Research: Springer; 2008 edition (December 4, 2007).
  14. Roychowdhury, S (2006), "Earnings management through real activities manipulation", Journal of Accounting and Economics, 42(3), 335-370.
  15. Schipper, K (1989), "Commentary on earnings management", Accounting horizons, 3(4), 91-102.
  16. Watts, R. L., & Zimmerman, J. L (1986), Positive Accounting Theory: Englewood Cliffs, N.J. : Prentice-hall.

 

 

[1] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: phamnguyendinhtuan@qnu.edu.vn

[2] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: thuyhang300997@gmail.com

[3] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: letthungan98@gmail.com

[4] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: maiphuongbd1211@gmail.com

 

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CHƯA NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Phạm Nguyễn Đình Tuấn[1]

Hồ Thị Thúy Hằng[2]

Lê Thị Thu Ngân[3]

Mai Như Phương[4]

 

Tóm tắt

 Nghiên cứu thực hiện với dữ liệu bảng không cân bằng từ 400 công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (UPCOM) từ năm 2011 đến năm 2017. Mục đích chính của nghiên cứu nhằm đánh giá về hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý và xác định tác động từ các nhóm nhân tố cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn và đặc điểm công ty đến các công ty UPCOM, vốn chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu sử dụng đồng thời mô hình Jones (1991) và Roychowdhury (2006) để đo lường quản trị lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu khẳng định giả thuyết của chúng tôi khi cho thấy các công ty UPCOM thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận theo cả hai phương pháp. Cùng với đó, khi so sánh với toàn thị trường chứng khoán, chúng tôi nhận thấy nhà quản lý công ty UPCOM có xu hướng lựa chọn cắt giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận mạnh mẽ hơn so với các phương pháp khác. Các nhân tố có tác động phù hợp với giả thuyết mà chúng tôi đặt ra, trong đó nhà quản lý và nhà đầu tư tổ chức có xu hướng lựa chọn thực hiện quản trị lợi nhuận mạnh mẽ nếu nắm giữ càng nhiều cổ phần của công ty hoặc đang có kế hoạch tài trợ vốn bằng nợ. Ngược lại, quy mô công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản lý khi cân nhắc liệu có thực hiện quản trị lợi nhuận.

Từ khóa: công ty đại chúng chưa niêm yết, cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn, đặc điểm công ty, quản trị lợi nhuận.

Abstract

We measure earnings management by Jones (1991) and Roychowdhury (2006) model with unbalanced panel data for 400 unlisted companies in Viet Nam (UPCOM) from 2011 to 2017. This is the first study focus on earnings management of UPCOM and affecting from ownership structure, capital structure, and company characteristics in Viet Nam. The result confirms our hypothesis when UPCOM companies show earnings management in both methods. At the same time, when compared with the whole stock market, we find that UPCOM's managers tend to choose to reduce general, selling and administrative expenses more strongly than with other methods. Factors that work in accordance with the hypothesis we set, in which managers and institutional investors tend to choose to implement strong earnings management if they hold more and more shares or planning to finance capital by debt. In contrast, company size is an important factor influencing managers' decisions when considering whether to implement earnings management.

Keywords: capital structure, company characteristics, earnings management, ownership structure, UPCOM.

 

1. Lời mở đầu

Quản trị lợi nhuận là sự vận dụng linh hoạt chính sách kế toán hoặc phương pháp và ước tính kế toán để điều chỉnh lợi nhuận thay đổi (tăng hoặc giảm) so với lợi nhuận đạt được ở mức hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản lý còn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế như áp dụng các chính sách bán hàng, tăng công suất sản xuất nhằm giảm giá thành đơn vị hoặc cắt giảm các khoản chi phí tùy ý. Động cơ thực hiện quản trị lợi nhuận của nhà quản lý có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân hoặc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Song chính điều này lại làm cho các bên liên quan sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính hiểu nhầm về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và có thể đưa ra các quyết định không phù hợp. Chính vì lý do đó, tìm hiểu về hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý là mục tiêu được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu cả trên thế giới và tại Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự xuất hiện của hành vi quản trị lợi nhuận. Trong đó, lợi nhuận có thể được điều chỉnh tăng nhằm tăng giá trị doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu hoặc thu hút nhà đầu tư trong năm niêm yết đầu tiên hoặc lợi nhuận cũng có thể được điều chỉnh giảm nhằm giảm số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi có sự thay đổi thuế suất. Dù vậy, hạn chế chung của các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung với nhóm đối tượng là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) và Hồ Chí Minh (HOSE) mà bỏ qua thị trường các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) hiện đang được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thị trường UPCOM được Bộ Tài chính phê duyệt lần đầu tiên theo Quyết định số 3567/QĐ-BTC về phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết. Và đến ngày 24/06/2009, phó Thủ tưởng Nguyễn Sinh Hùng nhấn nút khai trương thị trường UPCoM với 10 doanh nghiệp đầu tiên với tổng giá trị đăng ký giao dịch 1.231 tỷ đồng. Sau 9 năm hoạt động, UPCOM đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng hàng hóa và hoạt động của thị trường, khẳng định vai trò là kênh đầu tư hấp dẫn của công chúng và huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp, đóng góp quan trọng vào công cuộc cổ phần hoá, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Theo báo cáo “Tổng kết giao dịch thị trường cổ phiếu năm 2017” của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thị trường UPCOM cuối năm đã có 690 doanh nghiệp với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 241 nghìn tỷ đồng, vốn hóa thị trường đạt 656.436 tỷ đồng, gấp gần 3 lần giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu niêm yết HNX cùng thời điểm. Trong đó năm 2016 và 2017 là 2 năm quy mô vốn hoá tăng trưởng cao nhất với mức tăng lần lượt 397% và 123,4%. Quy mô giao dịch tuy không theo kịp quy mô vốn hóa song cũng có sự tăng trưởng ấn tượng. Thậm chí trong năm 2017, UPCOM đã có phiên giao dịch kỷ lục với giá trị giao dịch đạt 1.463 tỷ đồng/phiên, cao gấp 2,3 lần giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường niêm yết HNX năm 2017. Cổ phiếu UPCOM ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong 2 năm 2016, 2017, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm khoảng 15,5% - 16,5% giá trị giao dịch UPCOM. Có nhiều thời điểm thị trường biến động, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu trên thị trường niêm yết nhưng lại mua ròng trên UPCOM. Cùng với đó, Thông tư 180/2015/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết yêu cầu công ty đại chúng hình thành trước 1/1/2016 bắt buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán UPCOM càng tạo điều kiện cho này phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển vượt bậc của thị trường là vấn đề minh bạch trong thông tin báo cáo tài chính của các công ty UPCOM. Trong đó, một loạt các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Hà Linh (2017); Phạm Thị Bích Vân (2017) đã chỉ ra nhà quản lý có xu hướng lợi dụng quản trị lợi nhuận nhằm đạt được lợi ích bất chấp có thể gây hại đến các bên sử dụng thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dù vậy, hiện nay chưa có bằng chứng thực nghiệm nào đánh giá mức độ hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM. Kết quả là xuất hiện khoảng trống lớn trong bức tranh toàn cảnh về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam.

Từ kết quả của các nghiên cứu trước đây đối với nhóm đối tượng là các công ty niêm yết, chúng tôi đặt ra mục tiêu chính trong nghiên cứu này là xem xét hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý các công ty UPCOM; đánh giá liệu có sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty niêm yết và công ty UPCOM; và xem xét tác động từ các nhóm nhân tố cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn và đặc điểm công ty đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty UPCOM. Nghiên cứu của chúng tôi còn có những đóng góp nhất định khi đồng thời sử dụng hai nhóm mô hình để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và dựa vào các quyết định kinh tế vốn thường ít được sử dụng trong các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng có thể được áp dụng trong các mô hình đo lường quản trị lợi nhuận thay cho các phương pháp ước lượng theo dữ liệu chéo hoặc dữ liệu thời gian thường được sử dụng. Phần còn lại của nghiên cứu được tổ chức như sau: nội dung thứ hai trình bày tổng lược các nghiên cứu có liên quan và phát triển giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được trình bày ở nội dung thứ tư. Nội dung thứ năm trình bày kết quả nghiên cứu và cuối cùng là kết luận.

2. Tổng quan nghiên cứu

Hành vi quản trị lợi nhuận theo Schipper (1989, tr. 92) được định nghĩa là “sự can thiệp có mục đích trong quá trình cung cấp thông tin tài chính ra bên ngoài nhằm đạt được những lợi ích cá nhân”. Theo Ronen và Yaari (2008, tr. 27): “quản trị lợi nhuận có thể được thực hiện bằng cách đưa ra các quyết định về sản xuất/đầu tư trước khi biết lợi nhuận cuối cùng (real activities earnings management) hoặc thực hiện lựa chọn các chính sách kế toán có ảnh hưởng đến lợi nhuận sau khi đã biết chắc chắn về lợi nhuận thực tế đã có (accrual-based earnings management)”. Nghiên cứu về quản trị lợi nhuận có thể được thực hiện dưới hai góc độ: hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và độ lớn lợi nhuận được điều chỉnh. Tùy theo mục tiêu cụ thể, nhà quản lý có thể tiến hành điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm so với lợi nhuận thực tế của công ty. Và độ lớn lợi nhuận được điều chỉnh dưới các yếu tố khác nhau thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. Các giải thích cho động cơ quản trị lợi nhuận của nhà quản lý ban đầu được đưa ra dựa trên lý thuyết đại diện (Agency Theory). Theo đó, hành vi này được đánh giá đồng thời trên hai khía cạnh: vì lợi ích cá nhân nhà quản lý và vì lợi ích chung của cổ đông. Quan điểm này thể hiện trong nghiên cứu của Jiraporn và cộng sự (2008), khi cho thấy mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và chi phí đại diện nảy sinh trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và nhả quản lý có thể xem xét dưới hai góc độ. Trong khi nhà quản lý có thể hành động vì lợi ích cá nhân và do đó xu hướng quản trị lợi nhuận càng mạnh mẽ khi xung đột càng cao. Ngược lại, ngay cả khi chi phí đại diện thấp, quản trị lợi nhuận cao có thể nhằm truyền đạt thông tin về kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai của nhà quản lý. Do đó, nó góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhà quản lý và cổ đông. Cùng với đó dưới khía cạnh cá nhân, các mối xung đột cơ bản trong lý thuyết đại diện được xem là nền tảng cho ba giả thuyết trong lý thuyết thực chứng (positive accounting theory) của Watts và Zimmerman (1986) bao gồm: giả thuyết về thù lao cho nhà quản lý (bonus plan hypothesis), giả thuyết về hợp đồng nợ (debt covenant hypothesis) và giả thuyết về chi phí chính trị (political cost hypothesis). Theo đó, nhà quản lý có xu hướng đưa ra các quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho bản thân kể cả dựa vào quản trị lợi nhuận.

Quản trị lợi nhuận, dù vậy, vẫn nằm trong khuôn khổ các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận (generally accepted accounting principles) và do đó hành vi này của nhà quản lý không mang nghĩa tiêu cực như gian lận (Dechow & Skinner, 2000). Tuy nhiên, báo cáo tài chính chứa đựng hành vi quản trị lợi nhuận sẽ không còn phản ánh bức tranh thực sự về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường. Điều này có thể làm sai lệch thông tin nhận được đối với nhà đầu tư và các bên liên quan và giảm sự minh bạch của báo cáo tài chính (Schipper, 1989; Healy & Wahlen, 1999). Và do đó, việc lượng hóa hành vi quản trị lợi nhuận được xem là vấn đề quan trọng trong các nghiên cứu liên quan cũng như đánh giá ảnh hưởng của hành vi này đến các bên sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích với điển hình là mô hình của Jones (1991) và các mô hình cải tiến sau này như Dechow và cộng sự (1995); Kothari và cộng sự (2005). Dù vậy, khảo sát của Graham và cộng sự (2005) chứng minh cho sự hiện diện việc quản trị lợi nhuận dựa trên các quyết định kinh tế có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận. Từ đó, Roychowdhury (2006) đã tổng hợp và đưa ra các mô hình nhằm nhận diện ba quyết định của nhà quản lý liên quan đến việc đưa ra các chính sách bán hàng, trong hoạt động sản xuất và đối với các chi phí tùy ý trong mối quan hệ đến lợi nhuận.

Tại Việt Nam, các mô hình dồn tích được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về quản trị lợi nhuận đối với các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và đã đạt được nhiều kết quả với một số nghiên cứu điển hình như: luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hà Linh (2017) sử dụng mô hình Jones (1991) để xem xét các nhân tố ảnh hưởng; nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2017) và luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Bích Vân (2017) sử dụng mô hình cải tiến của Dechow và cộng sự (1995) trong bối cảnh các công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu,... Bên cạnh đó, các mô hình của Roychowdhury (2006) cũng được vận dụng trong một số nghiên cứu gần đây như: Nguyễn Thị Phượng Loan và Nguyễn Minh Thao (2016) khi xem xét hành vi quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ và suy giảm lợi nhuận.

Các nghiên cứu trên dù thực hiện trong bối cảnh và mục tiêu khác nhau song đều cho thấy hành vi quản trị lợi nhuận tồn tại ở đối tượng là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả này đặt ra khoảng trống và câu hỏi liên quan đến hành vi quản trị lợi nhuận đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường UPCOM, vốn có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Ngoài ra, khi thực hiện ước lượng các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng dữ liệu chéo theo ngành. Tuy nhiên, theo Hsiao (2014) việc vận dụng các phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng cho kết quả tốt hơn so với dữ liệu chéo hoặc theo thời gian. Do đó, trong nghiên cứu này bên cạnh việc hướng đến đối tượng là các công ty đại chúng chưa niêm yết, chúng tôi cũng thực hiện ước lượng dữ liệu bảng thay cho dữ liệu chéo hoặc theo thời gian như các nghiên cứu trước đây.

3. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã xây dựng, chúng tôi xây dựng các giả thuyết nghiên cứu dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết kế toán thực chứng như sau:

Bảng 1. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết

Nội dung

Lý thuyết giải thích

Biến độc lập

Kỳ vọng

H1A

Các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM có thực hiện quản trị lợi nhuận dựa vào cơ sở dồn tích

+Lý thuyết đại diện

+Lý thuyết kế toán thực chứng

 

 

 

H1B

Có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận dựa vào cơ sở dồn tích giữa công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

 

 

H2A

Các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM có thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế

 

 

H2B

Có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế giữa công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

 

 

H3

Công ty có tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà đầu tư tổ chức càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng thấp

Lý thuyết đại diện

IO

-

H4

Công ty có tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà quản lý càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

MO

+

H5

Công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

SL

+

H6

Công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản năm nay cao hơn so với năm trước thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

InSL

+

H7

Công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản càng cao thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

LL

+

H8

Công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản năm nay cao hơn so với năm trước thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết kế toán thực chứng

InLL

+

H9A

Công ty có quy mô càng lớn thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng thấp

Lý thuyết đại diện

Size

-

H9B

Công ty có quy mô càng lớn thì có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận càng mạnh

Lý thuyết kế toán thực chứng

Size

-

H10

Công ty có hiệu quả kinh doanh càng lớn thì thực hiện quản trị lợi nhuận càng cao

Lý thuyết đại diện

ROA

+

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Mẫu nghiên cứu

Từ tổng thể dữ liệu ban đầu được thu thập từ tất cả các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam bao gồm sàn HOSE, HNX và UPCOM trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017. Nghiên cứu loại trừ các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và các công ty không đủ dữ liệu để đo lường hành vi quản trị lợi nhuận trong các mô hình tương ứng từ 5 năm trở lên. Cuối cùng, dữ liệu được xây dựng thành bộ mẫu nghiên cứu với 2.604 quan sát từ các công ty UPCOM so với tổng thể toàn thị trường là 6.348 quan sát được sử dụng để tính toán các hệ số trong mô hình Jones (1991); Roychowdhury (2006).

Bảng 2. Tổng hợp quan sát theo phân ngành ICB

Mã ICB

Ngành

Công ty UPCOM

Công ty niêm yết

Toàn thị trường

Quan sát

Tỷ lệ

(%)

Quan sát

Tỷ lệ

(%)

Quan sát

Tỷ lệ

(%)

0001

Dầu khí

6

0,2%

39

1,0%

45

0,7%

1000

Nguyên vật liệu

275

10,6%

540

14,4%

815

12,8%

2000

Công nghiệp

1.242

47,7%

1.686

45,0%

2.928

46,1%

3000

Hàng tiêu dùng

487

18,7%

598

16,0%

1.085

17,1%

4000

Dược phẩm và y tế

140

5,4%

147

3,9%

287

4,5%

5000

Dịch vụ tiêu dùng

197

7,6%

357

9,5%

554

8,7%

6000

Viễn thông

26

1,0%

0

0,0%

26

0,4%

7000

Tiện ích cộng đồng

40

1,5%

145

3,9%

185

2,9%

9000

Công nghệ thông tin

191

7,3%

232

6,2%

423

6,7%

Tổng

2.604

 

3.744

 

6.348

 

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

4.2. Mô hình nghiên cứu

Để đánh giá sự khác biệt về hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty UPCOM so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu thực hiện ước lượng theo phương pháp Fama-Macbeth cho mô hình hồi quy từ dữ liệu toàn thị trường chứng khoán như sau:

 

(1)

Cùng với đó, để kiểm định các giả thuyết đã được xây dựng về tác động từ các nhân tố, nhóm nghiên cứu thực hiện ước lượng với mô hình hồi quy từ dữ liệu các công ty UPCOM như sau:

 

(2)

Trong đó: : biến phụ thuộc đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận lần lượt là DA đo lường qua mô hình Jones (1991) hoặc Ab_CFO, Ab_PROD, Ab_DISX qua mô hình Roychowdhury (2006). Các biến độc lập của mô hình gồm: : biến giả nhận giá trị 1 nếu công ty nghiên cứu thuộc danh sách các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM và ngược lại; : tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản; : tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức; : tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý;  và  lần lượt là tỷ lệ nợ ngắn hạn/ nợ dài hạn trên tổng tài sản;  và  lần lượt là biến giả nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ nợ ngắn hạn/ nợ dài hạn trên tổng tài sản năm nay cao hơn năm trước và ngược lại; : logarit tổng tài sản; : lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản năm nay.

4.3. Đo lường quản trị lợi nhuận

Phù hợp với các nghiên cứu trước đây, chúng tôi cho rằng các nhà quản lý công ty cổ phần đại chúng chưa niêm yết sẽ cân nhắc và thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên việc lựa chọn chính sách và phương pháp kế toán phù hợp cũng như sẵn sàng đưa ra các quyết định kinh tế có ảnh hưởng chỉ tiêu lợi nhuận. Do đó, chúng tôi sử dụng đồng thời hai nhóm mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận.

Đối với hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, chúng tôi xem giá trị biến dồn tích có thể điều chỉnh được (DA) đại diện cho kết quả điều chỉnh lợi nhuận (tăng nếu mang dấu dương và giảm nếu mang dấu âm) và biến AbsDA đại diện cho độ lớn của lợi nhuận được điều chỉnh (giá trị tuyệt đối của DA). Biến DA được xác định là phần dư trong mô hình Jones (1991):

 

(3)

Để đo lường hành vi quản trị lợi nhuận dựa vào các quyết định kinh tế, chúng tôi sử dụng ba mô hình của Roychowdhury (2006) nhằm xác định yếu tố bất thường từ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy ý. Các biến đại diện cho hành vi quản trị lợi nhuận được tính toán như sau:

- Biến Ab_CFO đại diện cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bất thường phát sinh từ quyết định về chính sách bán hàng của nhà quản lý và được xác định là phần dư từ mô hình (4).

 

(4)

- Biến Ab_PROD đại diện cho chi phí sản xuất bất thường phát sinh khi nhà quản lý quyết định tăng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm giá vốn hàng hàng. Biến này được xác định là phần dư từ mô hình (5).

 

(5)

- Biến Ab_DISX đại diện cho chi phí tùy ý bất thường phát sinh khi nhà quản lý quyết định cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp. Biến này được xác định là phần dư từ mô hình (6).

 

(6)

Giá trị các biến trong mô hình được chúng tôi thu thập từ Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu với công ty i và năm t, bao gồm: : chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lưu chuyển tiền thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh; : lưu chuyển tiền thuần từ kết quả hoạt động kinh doanh; : giá vốn hàng bán cộng với chênh lệch giá trị hàng tồn kho so với năm trước; : tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;  là tổng tài sản; : doanh thu thuần;  là chênh lệch doanh thu thuần so với năm trước; : nguyên giá tài sản cố định hữu hình.

4.4. Đo lường biến độc lập

Bảng 3. Bảng mô tả biến độc lập và phương pháp đo lường

Biến độc lập

Mô tả biến

Phương pháp đo lường

UPCOM

Xác định công ty UPCOM

Biến giả = 1 nếu công ty nghiên cứu thuộc danh sách các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCOM

IO

Sở hữu của nhà đầu tư tổ chức

Tỷ lệ cổ phần do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ trên tổng cổ phần của doanh nghiệp. Biến được cung cấp bởi phần mềm FiinPro để đảm bảo mức độ chính xác hơn vì thời gian công bố Báo cáo thường niên không trùng với thời điểm cuối năm tài chính

MO

Sở hữu của nhà quản lý

Tỷ lệ cổ phần do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nắm giữ trên tổng cổ phần của doanh nghiệp. Biến được cung cấp bởi phần mềm FiinPro để đảm bảo mức độ chính xác hơn vì thời gian công bố Báo cáo thường niên không trùng với thời điểm cuối năm tài chính

Lev

Tỷ lệ nợ phải trả

Tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả cuối năm trên tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu Nợ phải trả và Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

SL

Tỷ lệ nợ ngắn hạn

Tỷ lệ giữa tổng nợ ngắn hạn cuối năm trên tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu Nợ ngắn hạn và Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

InSL

Tăng trưởng nợ ngắn hạn

Biến giả = 1 nếu công ty có tỷ lệ SL năm sau cao hơn năm trước

LL

Tỷ lệ nợ dài hạn

Tỷ lệ giữa tổng nợ dài hạn cuối năm trên tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu Nợ dài hạn và Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính.

InLL

Tăng trưởng nợ dài hạn

Biến giả = 1 nếu công ty có tỷ lệ LL năm sau cao hơn năm trước

Size

Quy mô công ty

Logarit tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu tổng tài sản của từng doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

ROA

Hiệu quả kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp trong năm chia cho tổng tài sản cuối năm quan sát. Biến được xác định dựa vào số liệu lợi nhuận kế toán sau thuế Thu nhập doanh nghiệp của năm trên Báo cáo kết quả kinh doanh và tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc năm tài chính

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

5. Kết quả nghiên cứu

5.1. Thực trạng quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM

Kết quả đo lường biến phụ thuộc DA thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận tại công ty UPCOM trên cơ sở dồn tích được trình bày tại Bảng 4. Xét trên tổng thể, giá trị trung bình DA không khác 0 phù hợp với nhận định hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích không làm thay đổi lợi nhuận thực tế của công ty mà chỉ là sự dịch chuyển lợi nhuận giữa các kỳ kế toán. Và do đó, công ty muốn điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm sau phải thực hiện dự trữ lợi nhuận bằng cách điều chỉnh giảm trong năm hiện tại. Điều này được minh chứng bởi trong tổng số 2.604 quan sát, chỉ có 888 quan sát có kết quả DA>0 cho thấy đây là các năm quan sát lợi nhuận được điều chỉnh tăng với mức tăng gần 56% tổng tài sản. Ngược lại, kết quả đo lường cho thấy có 1.716 quan sát thực hiện điều chỉnh giảm lợi nhuận, song mức giảm tối đa chỉ gần 27,36% tổng tài sản. Giá trị tuyệt đối của DA (AbsDA) thể hiện mức độ lợi nhuận được điều chỉnh đạt trung bình 5,17% tổng tài sản, cùng với đó giá trị trung vị cho thấy 50% tổng thể có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận lớn hơn 3,73% tổng tài sản. Các kết quả này bước đầu cho thấy hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích tại các công ty UPCOM. Để kiểm định giả thuyết H1A về hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định t-test và Wilcoxon signed-rank test với giả thuyết giá trị trung bình và trung vị bằng 0. Các kết quả với p-value đều nhỏ hơn 0,05 (ngoại trừ p-value từ giá trị trung bình của DA với lý do đã trình bày ở trên), từ đó ủng hộ giả thuyết H1A cho thấy các công ty UPCOM có hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích.

Bảng 4. Kết quả đo lường quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM

Biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

p-value*

Giá trị trung vị

p-value**

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

DA

2.604

0,0009

0,56

-0,0197

0,00

0,0780

-0,2736

0,5593

DA>0

888

0,0771

0,00

0,0454

0,00

0,0888

0,0000

0,5593

DA<0

1.716

-0,0386

0,00

-0,0358

0,00

0,0244

-0,2736

0,0000

AbsDA

2.604

0,0517

0,00

0,0373

0,00

0,0584

0,0000

0,5593

Ab_CFO

2.604

-0,0571

0,00

-0,0593

0,00

0,0178

-0,1868

0,0621

Ab_PROD

2.604

1,2014

0,00

0,8277

0,00

1,6302

-0,1945

20,267

Ab_DISX

2.604

-0,1345

0,00

-0,1202

0,00

0,0521

-0,5708

-0,0789

*p-value từ kiểm định t-test với giả thuyết giá trị trung bình bằng 0

**p-value từ kiểm định Wilcoxon signed-rank test với giả thuyết giá trị trung vị bằng 0

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả đo lường hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế được trình bày tại Bảng 4, bao gồm biến Ab_CFO thể hiện dòng tiền bất thường đại diện cho các quyết định về chính sách bán hàng, biến Ab_PROD thể hiện chi phí sản xuất bất thường đại diện cho quyết định bất thường về sản xuất sản phẩm, biến Ab_DISX thể hiện chi phí tùy ý bất thường đại diện cho quyết định cắt giảm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng lợi nhuận. Giá trị các biến này càng cao cho thấy công ty UPCOM càng có khả năng đã thực hiện điều chỉnh tăng chỉ tiêu lợi nhuận kế toán thông qua các quyết định kinh tế. Từ kết quả đo lường các biến thông qua mô hình Roychowdhury [55], giá trị biến Ab_CFO và Ab_DISX lần lượt có giá trị trung bình âm lần lượt là -5,71% và -13,45% tổng tài sản (tương tự các giá trị trung vị cũng mang dấu âm). Với kết quả này, có thể cho thấy hầu hết nhà quản lý công ty UPCOM trong mẫu nghiên cứu dường như ít có các quyết định quản trị lợi nhuận tác động đến chính sách bán hàng và chi phí tùy ý trong doanh nghiệp. Ngược lại, giá trị trung bình và trung vị của Ab_PROD lần lượt ở mức cao 120,20% và 82,77% tổng tài sản cho thấy có thể biện pháp giảm giá vốn hàng bán thông qua việc tăng sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ đã được thực hiện để quản trị lợi nhuận. Để kiểm định giả thuyết H2A về hành vi quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định t-test và Wilcoxon signed-rank test với giả thuyết giá trị trung bình và trung vị bằng 0. Các kết quả với p-value đều nhỏ hơn 0,05, từ đó giả thuyết H2A được chấp nhận, cho thấy các công ty UPCOM có hành vi quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế.

5.2. So sánh hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty đại chúng chưa niêm yết với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam

Để có cái nhìn rõ hơn về hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định với mô hình hồi quy (1). Trong đó, giá trị biến UPCOM đại diện cho các công ty UPCOM trong mẫu nghiên cứu (2.604 quan sát) so với mẫu ước lượng (6.348 quan sát). Nếu biến UPCOM có ý nghĩa thống kê, sẽ cho thấy có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty UPCOM so với toàn bộ các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tương tự nghiên cứu của Roychowdhury (2006), mô hình (1) được hồi quy theo phương pháp Fama-Macbeth. Kết quả hồi quy mô hình (1) được nhóm nghiên cứu trình bày ở bảng 5.

Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình (1)

 

DA

AbsDA

Ab_CFO

Ab_PROD

Ab_DISX

UPCOM

-0,00912***

-0,00617***

-0,00110**

-0,0995*

0,00212**

 

(-10,08)

(-11,12)

(-3,93)

(-2,98)

(4,1)

Lev

-0,0124**

-0,0165**

-0,00489*

0,693**

0,000375

 

(-3,77)

(-3,93)

(-3,07)

(3,74)

(0,35)

Size

-0,0845***

-0,0311***

-0,0134***

-0,443***

0,0491***

 

(-27,12)

(-9,19)

(-24,29)

(-19,31)

(37,32)

ROA

-0,013

-0,0436**

-0,00917**

2,948**

-0,0264**

 

(-2,24)

(-4,28)

(-3,78)

(5,03)

(-4,18)

_cons

0,987***

0,426***

0,101***

5,917***

-0,700***

 

(25,56)

(10,41)

(13,51)

(38,63)

(-48,70)

*, **, *** tương ứng p-value<0,05; 0,01; 0,001

Giá trị t-static được trình bày trong dấu ngoặc

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả hồi quy từ mô hình (1) cho thấy các công ty UPCOM nhìn chung có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, đối với hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, biến UPCOM có hệ số -0,00912 và có ý nghĩa thống kê (với p-value<0,001) cho thấy công ty UPCOM có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận mạnh mẽ hơn so với thị trường, điều này mang lại hai lợi ích cho công ty. Thứ nhất, điều chỉnh giảm lợi nhuận giúp dự trữ lợi nhuận cần thiết hay là sự chuyển dịch lợi nhuận cho các năm sau. Thứ hai, điều này giúp công ty UPCOM giảm chi phí thuế TNDN cũng như tránh sự chú ý từ thể chế chính trị (theo giả thuyết chi phí chính trị của Lý thuyết kế toán thực chứng). Trong mối quan hệ với biến AbsDA, biến UPCOM có hệ số đạt -0,00617 và có ý nghĩa thống kê (với p-value<0,001) cho thấy công ty UPCOM có mức độ lợi nhuận được điều chỉnh thông qua quản trị lợi nhuận thấp hơn so với thị trường. Như vậy, kết quả này cho phép chúng tôi chấp nhận giả thuyết H2A cho thấy có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận dựa vào cơ sở dồn tích giữa công ty UPCOM so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đối với hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế, hệ số của biến UPCOM trong các mô hình với biến phụ thuộc Ab_CFO, Ab_PROD, Ab_DISX lần lượt là -0,00110, -0,0995, 0,00212 và có ý nghĩa thống kê (thấp nhất với p-value<0,05). Điều này cho thấy dù công ty UPCOM có thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nhưng chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm chi phí tùy ý cụ thể là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngược lại, kết quả cho rằng nhà quản lý các công ty UPCOM ít đưa ra các quyết định về chính sách bán hàng và sản xuất sản phẩm để thực hiện quản trị lợi nhuận so với các công ty khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với kết quả này, chúng tôi chấp nhận giả thuyết H2B cho thấy có sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các quyết định kinh tế giữa công ty UPCOM so với toàn thị trường chứng khoán Việt Nam.

5.3. Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

5.3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 6 trình bày thống kê mô tả các biến định tính và định lượng trong mô hình (2). Theo số liệu thống kê, các công ty UPCOM có tỷ lệ sở hữu bởi tổ chức và nhà quản lý trung bình lần lượt là 10,60% và 3,23% tổng số vốn cổ phần của công ty, trong đó giá trị lớn nhất đạt lần lượt đến 99,54% và 84,58% tổng số vốn cổ phần. Tuy nhiên, giá trị trung vị của hai biến trên lại cho thấy phân nữa quan sát có tỷ lệ sở hữu bởi tổ chức và nhà quản lý bằng 0. Điều này cho thấy xu hướng tập trung đầu tư vào một số công ty từ nhà đầu tư tổ chức thay vì dàn trải ở tất cả công ty UPCOM. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu nhà quản lý thấp có thể dẫn đến chi phí đại diện cao do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý công ty (theo Lý thuyết đại diện).

Bảng 6. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (2)

Biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

Giá trị trung vị

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

IO

2.604

0,1060

0

0,2796

0

0,9954

MO

2.604

0,0323

0

0,1015

0

0,8458

SL

2.549

0,4044

0,3917

0,2773

0

0,9007

InSL

2.549

0,4747

0

0,4995

0

1

LL

2.549

0,1062

0,0208

0,1573

0

0,5219

InLL

2.549

0,3080

0

0,4617

0

1

Size

2.604

11,4707

11,3890

0,6010

10,1113

13,9844

ROA

2.604

0,0128

0,0252

0,2315

-8,0446

0,5942

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Giá trị trung bình các biến SL và LL lần lượt là 40,44% và 10,62% tổng tài sản cho thấy các công ty UPCOM chủ yếu đi vay ngắn hạn. Trong đó, giá trị lớn nhất của SL là 90,07% cho thấy đã có công ty UPCOM tài trợ hoàn toàn vốn bằng vốn vay ngắn hạn. Tương tự, giá trị lớn nhất của LL là 52,19% cho thấy nợ dài hạn được sử dụng lớn nhất bằng hơn nữa tổng tài sản của doanh nghiệp.

Quy mô công ty UPCOM được xác định qua biến Size có giá trị trung bình là 11,47. Hiệu quả kinh doanh được nghiên cứu đánh giá qua biến ROA cho thấy thấy chênh lệch lớn về kết quả hoạt động kinh doanh giữa công ty có ROA lớn nhất (đạt 59,42% tổng tài sản) và công ty có ROA thấp nhất (đạt -804,46% tổng tài sản) điều này dự đoán sẽ có ảnh hưởng lớn đến hành vi quản trị lợi nhuận.

5.3.2. Kết quả từ mô hình hồi quy

Mô hình (2) được nhóm nghiên cứu hồi quy theo các phương pháp dữ liệu bảng. Theo đó, kiểm định Hausman cho kết quả với p-value<0,001 trong mọi mô hình khẳng định mô hình tác động cố định phù hợp hơn so với mô hình tác động ngẫu nhiên. Kiểm định Wooldridge biểu diễn kết quả với p-value<0,001 trong mọi mô hình cho thấy các mô hình có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định Modified Wald với p-value<0,001 trong mọi mô hình cho thấy có sự xuất hiện của hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện ước lượng cuối cùng với mô hình tác động cố định với sai số chuẩn mạnh (tùy chọn vce (robust) trong phần mềm STATA 14.2). Kết quả hồi quy cuối cùng của mô hình được trình bày ở bảng 7.

Đối với nhóm nhân tố cơ cấu sở hữu: Kết quả từ biến IO cho thấy có quan hệ cùng chiều với AbsDA, chỉ ra nhà đầu tư tổ chức không còn giữa vai trò hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận như Lý thuyết đại diện đã ủng hộ. Theo đó, các công ty UPCOM có tỷ lệ sở hữu vốn bởi các nhà đầu tư tổ chức càng cao càng có xu hướng thực hiện quản trị lợi nhuận mạnh mẽ hơn với mức lợi nhuận được điều chỉnh tăng cao. Và do vậy, kết quả này bác bỏ giả thuyết H3 đã được nhóm nghiên cứu đưa ra.

Đối với với giả thuyết H4 liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, Lý thuyết kế toán thực chứng cho rằng trong trường hợp này nhà quản lý có xu hướng lựa chọn các quyết định điều hành sao cho mang lại lợi ích tốt nhất cho bản thân trước khi tính đến lợi ích của doanh nghiệp. Và mối quan hệ cùng chiều giữa biến MO và Ab_CFO ủng hộ giả thuyết mà nhóm nghiên cứu đã đặt ra. Kết quả này cho thấy, nhà quản lý có xu hướng lựa chọn thực hiện các quyết định nhằm tăng lợi nhuận kế toán thông qua việc tăng doanh thu từ áp dụng các chính sách bán hàng để tiếp cận thêm khách hàng mới. Đồng thời kết quả từ việc áp dụng chính sách bán hàng thành công còn củng cố vị trí và niềm tin từ cổ đông (những người sở hữu vốn) đối với khả năng điều hành của nhà quản lý.

Đối với nhóm nhân tố cơ cấu vốn: Giả thuyết hợp đồng nợ từ Lý thuyết kế toán thực chứng cho rằng nhà quản lý có động cơ mạnh mẽ nhằm điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tìm kiếm các khoản cho vay mới hoặc tránh vi phạm hợp đồng nợ. Kết quả hồi quy mô hình (11b) ủng hộ giả thuyết này, theo đó nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các biến về hệ số nợ đến hành vi quản trị lợi nhuận. Để tránh sự giám sát từ các chủ nợ, nhà quản lý có xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm xây dựng hình tượng doanh nghiệp đang phát triển khi tỷ lệ nợ ngắn hạn/dài hạn trên tổng tài sản cao. Đặc biệt các biến InSL và InLL có quan hệ cùng chiều với hành vi quản trị lợi nhuận cho thấy xu hướng điều chỉnh tăng lợi nhuận giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng các khoản nợ mới. Với kết quả này, chủ nợ dường như không còn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc giúp hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận. Từ đó, nghiên cứu chấp nhận các giả thuyết đã đặt ra gồm H5, H6, H7, H8 về mối quan hệ giữa nợ và hành vi quản trị lợi nhuận trong các công ty UPCOM.

Bảng 7. Kết quả hồi quy mô hình (2)

 

Kỳ vọng

DA

AbsDA

Ab_CFO

Ab_PROD

Ab_DISC

IO

-

0,000815

0,00730*

0,00136

-0,0669

-0,00112

 

 

(0,24)

(2,20)

(1,33)

(-1,13)

(-0,69)

MO

+

0,0116

-0,00254

0,00639*

-0,448

0,00732

 

 

(1,11)

(-0,20)

(2,12)

(-1,86)

(0,88)

SL

+

0,00523

0,000810

-0,000863

0,272**

-0,00525*

 

 

(1,32)

(0,22)

(-0,64)

(3,10)

(-2,43)

InSL

+

0,00531***

0,00114

0,00137**

0,130***

-0,000969

 

 

(3,59)

(0,83)

(2,82)

(3,92)

(-1,18)

LL

+

0,0169

0,0111

0,00905**

-0,867***

0,0127*

 

 

(1,47)

(0,95)

(2,75)

(-3,55)

(1,97)

InLL

+

0,000218

0,00202

-0,000441

0,0988*

-0,00124

 

 

(0,14)

(1,43)

(-0,87)

(2,44)

(-1,41)

Size

-

-0,120***

-0,0620***

-0,0207***

-1,160***

0,0792***

 

 

(-9,99)

(-4,93)

(-6,24)

(-3,98)

(8,93)

ROA

+

0,0110**

-0,00122

0,000935

0,505**

-0,00730**

 

 

(2,61)

(-0,28)

(0,65)

(3,20)

(-3,04)

_cons

 

1,375***

0,760***

0,178***

14,46***

-1,043***

 

 

(9,98)

(5,30)

(4,69)

(4,33)

(-10,27)

Kiểm định Hausman

chi2(8) = 39,09***

chi2(8) = 38,34***

chi2(8) = 31,58***

chi2(8) = 44,31***

chi2(8) = 44,21***

Kiểm định Wooldridge

F(1,394) = 16,5***

F(1,394) = 19,2***

F(1,394) = 8,8***

F(1,394) = 35,6***

F(1,394) = 79,2***

Kiểm định Modified Wald

chi2 (395) = 5,9e+05***

chi2 (395) = 1,6e+07***

chi2 (395) = 3,3e+06***

chi2 (395) = 4,5e+06***

chi2 (395) = 4,5e+06***

*, **, *** tương ứng p-value<0,05; 0,01; 0,001

Giá trị t-static được trình bày trong dấu ngoặc

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Đối với nhóm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp thường được xem là có tác động khác nhau đối với hành vi quản trị lợi nhuận. Lý thuyết đại diện cho rằng các công ty có quy mô lớn thường đối mặt với sự chú ý cao từ thị trường, từ đó nhà quản lý có xu hướng cân nhắc khi thực hiện quản trị lợi nhuận. Ngược lại, giả thuyết chính trị từ Lý thuyết kế toán thực chứng ủng hộ mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và mức độ lợi nhuận được điều chỉnh, cụ thể các công ty sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận như là một biện phát nhằm tránh sự chú ý từ thể chế chính trị. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.8 nhìn chung ủng hộ cả hai lý thuyết dưới từ khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, kết quả cho thấy các công ty có quy mô lớn có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận (mối quan hệ ngược chiều giữa Size với DA, Ab_CFO và Ab_PROD). Thứ hai, kết quả đồng thời còn cho thấy mức độ lợi nhuận được điều chỉnh không cao thể hiện qua dấu âm giữa Size và AbsDA. Cùng với đó, nghiên cứu cho thấy nhà quản lý có xu hướng cắt giảm chi phí tùy ý như là một biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp, đồng thời còn giúp tăng lợi nhuận trong các công ty UPCOM có quy mô lớn.

Hiệu quả kinh doanh được xem là có tác động đồng thời đến hành vi quản trị lợi nhuận. Một mặt, biến ROA cao thường được cho là kết quả từ việc nhà quản lý lựa chọn điều chỉnh tăng lợi nhuận (tương quan dương với DA và Ab_PROD). Mặc khác, ROA cao cũng có thể là mục tiêu mà nhà quản lý đang nhắm đến nhằm thể hiện bức trang tốt về doanh nghiệp. Từ kết quả đã có, nhóm nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H10 về mối quan hệ giữa ROA và hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM.

6. Kết luận

Mặc dù quản trị lợi nhuận không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực, nhưng việc nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận có thể gây hiểu nhầm cho các bên sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính. Và do đó, việc nhận diện và đánh giá thực trạng cũng như nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng nhằm có những kiến định để kiểm soát quản trị lợi nhuận đóng vai trò quan trọng. Bằng việc đo lường hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng tình hình quản trị lợi nhuận tại nhóm các công ty UPCOM, vốn chưa được các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam đề cập đến trong các công bố trước đây. Đặc biệt, nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác biệt trong hành vi quản trị lợi nhuận giữa các công ty UPCOM và toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra tác động khác nhau từ ba nhóm nhân tố gồm: cơ cấu sở hữu, cơ cấu vốn và đặc điểm doanh nghiệp.

Về cơ cấu sở hữu, trái với giả thuyết ban đầu tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà đầu tư là tổ chức càng cao càng dẫn đến hành vi quản trị lợi nhuận được thực hiện mạnh mẽ. Kết quả này tương đồng với tỷ lệ vốn được nắm giữ bởi nhà quản lý. Một lần nữa nghiên cứu khẳng định các giả thuyết thuộc về Lý thuyết kế toán thực chứng khi cho thấy các biến về nợ ngắn hạn/ nợ dài hạn nhìn chung có xu hướng tạo ra động cơ mạnh mẽ cho nhà quản lý. Và cuối cùng, nghiên cứu đồng thời cũng cho thấy các công ty có quy mô lớn thường có xu hướng giảm bớt hành vi quản trị lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, thay vào đó là tăng cường thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua quyết định kinh tế.

Thị trường chứng khoán dành cho các công ty UPCOM tại Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dòng vốn nhàn rỗi trong người dân từng bước đưa vào thị trường chứng khoán, các tổ chức, cá nhân nước ngoài không ngừng gia tăng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện rõ nét ở thanh khoản thị trường chứng khoán ngày càng cao. Và do đó ngoài việc tạo thêm hàng hóa tốt cho thị trường chứng khoán thông qua việc thúc đẩy nhanh chóng cổ phần hóa, Việt Nam cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính, ngăn ngừa và kiểm soát hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty UPCOM.

Tài liệu tham khảo

  1. Dechow, P. M., & Skinner, D. J (2000), "Earnings management: Reconciling the views of accounting academics, practitioners, and regulators", Accounting horizons, 14(2), 235-250.
  2. Dechow, P. M., Sloan, R. G., & Sweeney, A. P (1995), "Detecting earnings management", The Accounting Review, 193-225.
  3. Graham, J. R., Harvey, C. R., & Rajgopal, S (2005), "The economic implications of corporate financial reporting", Journal of Accounting and Economics, 40(1), 3-73.
  4. Healy, P. M., & Wahlen, J. M (1999), "A review of the earnings management literature and its implications for standard setting", Accounting horizons, 13(4), 365-383.
  5. Hsiao, C (2014), Analysis of Panel Data: Cambridge University Press; 3 edition (November 24, 2014).
  6. Jiraporn, P., Miller, G. A., Yoon, S. S., & Kim, Y. S (2008), "Is earnings management opportunistic or beneficial? An agency theory perspective", International Review of Financial Analysis, 17(3), 622-634.
  7. Jones, J. J (1991), "Earnings management during import relief investigations", Journal of Accounting Research, 29, 193-228.
  8. Kothari, S. P., Leone, A. J., & Wasley, C. E (2005), "Performance matched discretionary accrual measures", Journal of Accounting and Economics, 39(1), 163-197.
  9. Nguyễn Công Phương (2017), "Áp dụng mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo: Nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết khi phát hành thêm cổ phiếu", Tạp chí Phát triển Kinh tế, 28(3), 32-49.
  10. Nguyễn Hà Linh (2017), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ kinh tế), Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
  11. Nguyễn Thị Phượng Loan, & Nguyễn Minh Thao (2016), "Nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19, Số Q4, 81-93.
  12. Phạm Thị Bích Vân (2017), Quản trị lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
  13. Ronen, J., & Yaari, V (2008), Earnings Management: Emerging Insights in Theory, Practice, and Research: Springer; 2008 edition (December 4, 2007).
  14. Roychowdhury, S (2006), "Earnings management through real activities manipulation", Journal of Accounting and Economics, 42(3), 335-370.
  15. Schipper, K (1989), "Commentary on earnings management", Accounting horizons, 3(4), 91-102.
  16. Watts, R. L., & Zimmerman, J. L (1986), Positive Accounting Theory: Englewood Cliffs, N.J. : Prentice-hall.

 

 

[1] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] Trường Đại học Quy Nhơn, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.