SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Vũ Thị Kim Oanh[1]
Tóm tắt
Thực trạng phát triển ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam chọn phương thức gia công đó là sự hạn chế về nguồn lực tài chính. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng sử dụng các dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp sử dụng các công cụ này hiệu quả hơn.
Từ khóa: Tài trợ xuất khẩu; Hiệu quả kinh doanh; Dệt may; Xuất khẩu; Việt Nam.
Abstract
Vietnam textile and garment industry has developed rapidly in recent years; however, the most popular manufacturing method is still export processing that leads to low economic effciency. One of the exaplanations for this manufacturing method is firms’ financial constraint. This papers investigate how textile and garment exporting firms employ export finance services to enhance their performance. Then, the author suggests some recommendations for textile and garment exporting firms, commercial banks, insurance companies and government agencies to promote firms’ access to export finance services and help firms use these services more efffectively.
Key words: Export finance; Firm performance; Textile and Garment; Export; Vietnam.
- Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế. Năm 2018, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 3 thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017 (Tổng cục Hải quan, 2019). Tuy nhiên, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn đang có một điểm yếu cố hữu đó là giá trị gia tăng thấp do hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, các đơn hàng gia công thuần túy (CMT) chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu, hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) là 25%, ODM (tự thiết kế bán hàng) và OBM (sở hữu nhãn hàng riêng) chỉ chiếm 10% (Lạc Phong, 2019).
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may theo hướng giảm hàm lượng gia công thuần túy và gia tăng các phương thức mang lại giá trị gia tăng cao hơn là vấn đề cấp thiết nhưng trở ngại lớn nhất đối với quá trình này đó là nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam. Để thực hiện các phương thức sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để mua nguyên phụ liệu, bán hàng trả chậm trong khi đó phần lớn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 80%). Một trong những giải pháp để doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam khắc phục được điểm yếu về tài chính đó là sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu.
Dịch vụ tài trợ xuất khẩu là một dịch vụ tài chính trong đó định chế tài chính cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu một hoặc một số giải pháp để đảm bảo nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Các hình thức phổ biến của dịch vụ này là bảo lãnh, cho vay, chiết khấu chứng từ thanh toán, ứng trước tiền thanh toán và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Nguyễn Thị Hiền, 2016). Các định chế tài chính cung cấp dịch vụ này có thể thuộc khu vực công hoặc khu vực tư nhân nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bài viết này phân tích cụ thể thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát 235 doanh nghiệp được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ này của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam
2.1. Các loại hình dịch vụ
Qua khảo sát các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu được đăng tải trên website của các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt nam và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ chế hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam kết hợp với ý kiến tham vấn của các chuyên gia, tác giả phân loại dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam gồm 4 hình thức: Tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ thanh toán, ứng trước tiền thanh toán và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
2.1.1. Tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu
Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu và thư tín dụng đã được mở theo quy định của hợp đồng, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn để mua nguyên nhiên vật liệu và tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu. Thông thường ngân hàng thực hiện tài trợ cũng là ngân hàng thanh toán cho thư tín dụng. Tài sản đảm bảo là nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm được sản xuất ra được lưu giữ tại kho ngân hàng hoặc kho của doanh nghiệp xuất khẩu theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Các hàng hóa này được lưu giữ dưới sự giám sát của ngân hàng (Đinh Văn Sơn, 2009).
Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu giao hàng xong, doanh nghiệp bàn giao đầy đủ bộ chứng từ theo đúng quy định trong thư tín dụng cho ngân hàng. Khi nhận được thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi số tiền đã tài trợ, lãi vay và các chi phí phát sinh (nếu có) từ số tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu và chuyển số tiền còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1.2. Chiết khấu bộ chứng từ
Sau khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu phải chờ 1 thời gian để chứng từ luân chuyển mới nhận được tiền thanh toán từ đối tác nhập khẩu và cũng có thể thời gian chờ đợi dài hơn nếu doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng trả chậm. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể cần ngay nguồn tiền để tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ xuất khẩu bằng cách chiết khấu bộ chứng từ.
Tài sản đảm bảo trong trường hợp này là bộ chứng từ hoàn hảo theo đúng quy định trong thư tín dụng. Hình thức chiết khấu có thể là có truy đòi hoặc miễn truy đòi tùy theo uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu, đối tác nhập khẩu và các yếu tố khác do ngân hàng đánh giá. Hình thức phổ biến được áp dụng hiện nay là chiết khấu có truy đòi.
2.1.3. Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Trường hợp bộ chứng tứ không đủ điều kiện để được chiết khấu hoặc hợp đồng xuất khẩu quy định phương thức thanh toán không bằng thư tín dụng như nhờ thu, chuyển tiền bằng điện…, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể đề nghị ngân hàng ứng trước một số tiền tương ứng với một tỷ lệ nhất định trên giá trị lô hàng xuất khẩu. Ngân hàng sẽ thực hiện đòi nợ thay cho doanh nghiệp xuất khẩu. Khi nhận được thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi số tiền đã tài trợ, tiền lãi và các chi phí phát sinh (nếu có) từ số tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu và chuyển số tiền còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1.4. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại bảo hiểm cho khoản thanh toán trả chậm mà doanh nghiệp xuất khẩu dành cho đối tác nhập khẩu nước ngoài (Trịnh Thị Thu Hương, 2011). Mặc dù có đủ điều kiện về tài chính nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể gặp nhiều rủi ro khi bán hàng sang một số thị trường nước ngoài có nhiều biến động hoặc không có thông tin đầy đủ về đối tác nhập khẩu. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ liên hệ công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho rủi ro đối với khoản thanh toán trả chậm này.
Nếu các rủi ro được bảo hiểm phát sinh làm cho nhà nhập khẩu không trả hoặc trả không đầy đủ khoản thanh toán trả chậm thì công ty bảo hiểm sẽ đền bù cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.2. Đơn vị cấp dịch vụ
Hiện nay, các dịch vụ tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng thương mại nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu của Nhà nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hàng dệt may không năm trong danh mục được tài trợ xuất khẩu bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Thanh Long, 2016).
Đối với dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hiện nay chỉ có 7 công ty bảo hiểm triển khai dịch vụ này tại Việt Nam đó là: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Bảo Việt Tokio Marine, QBE Việt Nam, AIG Việt Nam và Công ty bảo hiểm Liên hiệp (Diệp Di Nhiên và Lữ Trần DIễm Trinh, 2010). Tuy nhiên, mức độ quan tâm của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là khá thấp đối với loại hình dịch vụ này.
- Thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam
Để phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với 300 doanh nghiệp ở 3 miền Bắc, Trung và Nam mỗi miền 100 doanh nghiệp. Tác giả đã liên hệ với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Sở Công Thương của một số tỉnh/thành phố có thế mạnh về dệt may (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ngệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) để nhờ giới thiệu các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Sau đó tác giả liên hệ với doanh nghiệp để gửi bảng khảo sát nhờ trả lời hoặc đến tại doanh nghiệp để phỏng vấn trực tiếp. Quá trình thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
Trong 300 doanh nghiệp nhận lời hỗ trợ khảo sát, tác giả nhận được bảng khảo sát từ 256 doanh nghiệp và sau khi kiểm tra kết quả trả lời thì thu được 235 bảng khảo sát đạt yêu cầu đầy đủ và thống nhất về thông tin. Sự phân bổ các doanh nghiệp đã trả lời khảo sát theo quy mô (được phân loại theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) cũng khá phù hợp với cơ cấu quy mô doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 22.6% mẫu khảo sát, kế đến là doanh nghiệp vừa chiếm 58.3% và 19.1% là doanh nghiệp nhỏ. Nội dung thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được phân tích bao gồm mức độ tiếp cận, sử dụng dịch vụ và đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ.
3.1. Mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy rằng trong số 235 doanh nghiệp đã trả lời khảo sát thì có 209 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và có đến 26 doanh nghiệp (11.1%) là chưa từng sử dụng bất kỳ dịch vụ nào. Trong số các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu hiện có, hình thức chiết khấu bộ chừng từ là được doanh nghiệp ưa chuộng nhất với 167 doanh nghiệp đã sử dụng tương đương 71.1% số doanh nghiệp trả lời khảo sát. Hình thức vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu để mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu xếp vị trí thứ hai với 112 doanh nghiệp đã sử dụng, chiếm 47.7% và cũng có 97 doanh nghiệp (41.3%) đã ứng trước tiền thanh toán. Trong các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu thì vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình đảm bảo khả năng sản xuất của doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu để tăng hàm lượng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả xuất khẩu tuy nhiên chỉ chưa đến 50% doanh nghiệp sử dụng loại hình dịch vụ này. Con số này cũng phản ánh hiện trạng ngành dệt may xuất khẩu còn mang nặng tính gia công nên nhu cầu vốn lưu động trước khi xuất khẩu thấp. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là rất nhỏ với chỉ 12 doanh nghiệp, tương đương 5.1%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với thực tế sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam nói chung trong thời gian qua.
Bảng 1. Các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu đã được sử dụng
Loại hình dịch vụ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu
112
47.7
Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán
167
71.1
Ứng trước tiền thanh toán
97
41.3
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
12
5.1
Chưa sử dụng dịch vụ nào
26
11.1
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Trong số 26 doanh nghiệp chưa sử dụng các dịch vụ tài trợ xuất khẩu, số doanh nghiệp cho rằng các dịch vụ này không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nên không sử dụng chiếm 50% và 11.5% cho rằng không có nhu cầu sử dụng. Đáng chú ý, lý do không sử dụng vì không có thông tin về dịch vụ chiếm đến 38.5%. Đây là thông tin gợi mở cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động marketing, quảng bá, giới thiệu dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến khách hàng tiềm năng.
Bảng 2. Lý do doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Lý do
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Không có thông tin về dịch vụ
10
38.5
Dịch vụ không mang lại lợi ích
13
50.0
Không có nhu cầu
3
11.5
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về đơn vị cung cấp dịch vụ tài trợ xuất khẩu, kết quả trả lời của 209 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ cho thấy phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại trong nước. Số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu của ngân hàng trong nước là 177 doanh nghiệp, tương ứng với 84.7%. Trong khi đó, chỉ có 18.7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng nước ngoài. Điều này có thể lý giải thông qua ý kiến các chuyên gia đã được phỏng vấn là doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có mối quan hệ đối tác từ lâu với các ngân hàng nội địa và linh hoạt hơn trong đàm phán khi sử dụng dịch vụ.
Bảng 3. Đơn vị cung cấp dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Đơn vị cung cấp
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Ngân hàng thương mại trong nước
177
84.7
Ngân hàng thương mại nước ngoài
39
18.7
Công ty bảo hiểm
12
5.7
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về tỷ lệ vốn được tài trợ tương ứng với từng loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại, kết quả khảo sát cho thấy loại hình chiết khấu bộ chứng từ thanh toán là có tỷ lệ vốn được tài trợ cao nhất trong 3 loại hình dịch vụ, kế đến là vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu và cuối cùng là ứng trước tiền thanh toán. Phần lớn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu (58.9%) nhận được tỷ lệ vốn được tài trợ từ 80% đến 90% giá trị của hợp đồng đối với loại hình chiết khấu bộ chứng từ thanh toán, thậm chí có 12% doanh nghiệp nhận được mức trên 90%. Trong khi đó, vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu thì mức tài trợ cao nhất là từ 70 đến 80% với 23.9% lựa chọn, kết đến là mức 60 đến 70% với 30.6%. Loại hình ứng trước tiền thanh toán thì phần lớn doanh nghiệp chỉ nhận được mức tài trợ 50% - 60% và dưới 50%. Thứ hạng về tỷ lệ vốn được tài trợ của 3 loại hình dịch vụ phản ánh mức độ rủi ro gắn liền với loại tài sản thế chấp.
Bảng 4. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được tài trợ tương ứng với mức vốn được tài trợ ở từng loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Loại hình dịch vụ
Dưới 50%
Từ 50% đến 60%
Từ 60% đến 70%
Từ 70% đến 80%
Từ 80% đến 90%
Trên 90%
Vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu
28.2
22.0
30.6
23.9
Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán
12.0
17.2
58.9
12.0
Ứng trước tiền thanh toán
21.5
45.9
16.3
9.6
21.1
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
3.2. Đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Để đánh giá về sự khác biệt, điểm yếu và điểm mạnh của dịch vụ tài trợ xuất khẩu trong nhận thức của doanh nghiệp, tác giả đã yêu cầu doanh nghiệp đánh giá đối với dịch vụ tài trợ xuất khẩu so với dịch vụ tài trợ khác do ngân hàng thương mại cung ứng với thang đo gồm 5 cấp độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung doanh nghiệp không cho rằng việc tiếp cận dịch vụ tài trợ dễ dàng hơn so với các dịch vụ ngân hàng khác. Tỷ lệ khách hàng chọn mức “Không đồng ý” cho tiêu chí này là 31.1% và “Hoàn toàn không đồng ý” là 23.0%. Các yếu tố phản ánh sự tương tác của doanh nghiệp đối với ngân hàng thương mại cho thấy doanh nghiệp nhận thức được rõ ràng ưu điểm của loại hình dịch vụ này khi phần lớn doanh nghiệp cho mức “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” đối với các nhận định: Thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu thuận tiện hơn, thời gian giải quyết nhanh hơn và được tư vấn tốt hơn.
Bảng 5. Đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ tài trợ xuất khẩu so với dịch vụ tài trợ khác do ngân hàng thương mại cung ứng
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Tiếp cận dịch vụ tài trợ xuất khẩu dễ dàng hơn
23.0
31.1
12.0
22.0
12.0
Thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu thuận tiện hơn
1.0
12.0
23.9
52.2
11.0
Thời gian giải quyết nhanh hơn
12.0
18.2
14.8
41.1
13.9
Nhận được sự tư vấn tốt hơn từ đơn vị tài trợ
4.8
12.0
47.8
34.9
Chi phí (bao gồm cả lãi suất) cho dịch vụ tài trợ xuất khẩu thấp hơn
2.9
12.0
60.8
23.9
Tỷ lệ vốn được tài trợ cao hơn
19.1
34.0
46.9
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về mặt tài chính, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cho rằng phí (bao gồm cả lãi suất) cho dịch vụ tài trợ xuất khẩu thấp hơn và tỷ lệ vốn được tài trợ cao hơn so với các loại hình tài trợ thương mại khác. Trên 80% số 209 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu lựa chọn mức “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” đối với ưu điểm về chi phí và tỷ lệ vốn được tài trợ của dịch vụ tài trợ xuất khẩu.
Bảng 6. Tác động của các giải pháp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến hiệu quả kinh doanh
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Bổ sung nguồn vốn kịp thời
9.1
34.9
56.0
Giảm chi phí
14.8
14.8
56.0
13.9
Tăng doanh thu
1.9
9.1
19.1
45.9
23.9
Tăng lợi nhuận
2.9
7.2
34.9
42.1
12.9
Nâng cao vị thế trong đàm phán
9.1
65.1
25.8
Dễ tìm kiếm khách hàng mới
1.9
63.2
34.9
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Trên cơ sở nhận thức của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu về ưu điểm, hạn chế của dịch vụ tài trợ xuất khẩu, tác giả khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về tác động của các giải pháp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cả về chỉ tiêu tài chính (nguồn vốn, chi phí, doanh thu và lợi nhuận) và chỉ tiêu phi tài chính (vị thế đàm phán, tìm kiếm khách hàng mới). Kết quả khảo sát cho thấy gần 90% doanh nghiệp ghi nhận tầm quan trọng của tài trợ xuất khẩu để bổ sung nguồn vốn kịp thời cho doanh nghiệp với đánh giá “Hoàn toàn đồng ý” cao nhất là 56.0% và “Đồng ý” là 34.9%. Mặc dù phần lớn doanh nghiệp cho rằng dịch vụ tài trợ thương mại có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn có đến 14.8% doanh nghiệp “Không đồng ý” và 14.8% có ý kiến “Trung lập”. Điều này chứng tỏ, chi phí sử dụng dịch vụ vẫn còn là rào cản đối với một bộ phận doanh nghiệp.
Tương tự, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính khác cũng vẫn nhận được 10% - 11% ý kiến tiêu cực về tác động của giải pháp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến các chỉ tiêu này. Đối với tác động của tài trợ xuất khẩu đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phi tài chính các doanh nghiệp đã có đánh giá rất tích cực với gần 90% đánh giá “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” đối với nhận định “Nâng cao vị thế trong đàm phán” và con số này đối với tiêu chí “Dễ tìm kiếm khách hàng mới” lên đến 98.1%.
Tóm lại, thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cho thấy một số vấn đề còn tồn tại như sau:
- Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp (11.1%) chưa bao giờ sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu do hai nguyên nhân chính là doanh nghiệp không có thông tin về dịch vụ và doanh nghiệp cho rằng dịch vụ không mang lại lợi ích.
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rất thấp.
- Chưa đến 50% doanh nghiệp sử dụng loại hình dịch vụ vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu mặc dù đây là loại hình dịch vụ vai trò quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đảm bảo khả năng sản xuất của doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng giá trị gia tăng.
- Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp cho rằng vẫn còn bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ tài trợ xuất khẩu, thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu và thời gian giải quyết thủ tục chưa nhanh hơn so với các dịch vụ tài trợ thương mại khác.
- Khoảng 10% – 15% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại đánh giá rằng giải pháp tài trợ thương mại vẫn chưa tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh như tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
- Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và tìm thấy những hạn chế, điểm yếu trong quá trình sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước.
4.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ về dịch vụ tài trợ xuất khẩu từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng đối tác đang cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp để có thông tin đầy đủ và vận dụng giải pháp tài chính này phù hợp để đảm bảo nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến giải pháp vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu để mua nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục được hạn chế về nguồn lực tài chính để hiện thực hóa quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giảm dần gia công và hướng tới xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn.
Thứ ba, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới khi các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may liên tiếp được mở ra dưới tác động của hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA), các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để bảo hiểm các rủi ro khi giao dịch với các khách hàng mới, thâm nhập thị trường mới.
4.2. Khuyến nghị đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Các ngân hàng thương mại cần tăng cường giới thiệu các dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khách hàng hiện tại để giúp khách hàng hiểu rõ về lợi ích, tư vấn cho khách hàng cách thức sử dụng các biện pháp tài trợ phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng cần nghiên cứu, khảo sát khách hàng để tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu và giảm thiểu thời gian giải quyết thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Các công ty bảo hiểm cũng cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông về dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, liên kết với các ngân hàng và Hiệp hội Dệt may Việt Nam để giới thiệu, tư vấn đến các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó, các ngân hàng và công ty bảo hiểm cũng cần phối hợp tổ chức khảo sát nhu cầu khách hàng, trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý tốt quan hệ khách hàng, đưa ra các gói giải pháp tài trợ tối ưu giúp khách hàng tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
4.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ cần bổ sung mặt hàng dệt may vào danh mục các mặt hàng được áp dụng chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với điều kiện doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải đáp ứng một tỷ lệ nhất định hàng dệt may được xuất khẩu theo các phương thức mang lại giá trị gia tăng lớn như FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế bán hàng) và OBM (sở hữu nhãn hàng riêng). Tỷ lệ này có thể tăng dần theo từng giai đoạn để tạo điều kiện về tín dụng khuyến khích doanh nghiệp cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để tạo cú huých giúp doanh nghiệp trải nghiệm và từ đó nhận thức được vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.
- Kết luận
Kết quả khảo sát doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cho thấy một bộ phận doanh nghiệp chưa tiếp cận tốt với các dịch vụ tài trợ xuất khẩu và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, lợi ích của các dịch vụ này đối với quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặt khác, các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng còn hạn chế trong việc mang đến lợi ích cho khách hàng và chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đối với cả 3 đối tượng: doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước để tạo ra tác động đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của từng doanh nghiệp và toàn ngành dệt may bằng giải pháp tài trợ xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo
- Chính phủ (2011), Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- Chính phủ (2011), Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu nhà nước ngày 30 tháng 08 năm 2011.
- Nguyễn Thị Hiền (2016), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp, Số 8, tr.26-37.
- Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
- Trịnh Thị Thu Hương (2011), “Vài nét vể bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, Số 18.
- Thanh Long (2016), “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Ngân hàng phát triển”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, Số 466, tr.23-25.
- Diệp Di Nhiên, Lữ Trần DIễm Trinh (2010), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 57, tr.51-54.
- Lạc Phong (2019), Bao giờ ngành dệt may thoát cảnh gia công?, http://www.sggp.org.vn.
- Tổng cục Hải quan (2019), Thống kê Hải quan.
- Đinh Văn Sơn (2009), “Tín dụng xuất khẩu của nhà nước qua ngân hàng phát triển Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 32, tr.10-15.
- Website các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: oanhvtk@ftu.edu.vn
SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI TRỢ XUẤT KHẨU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Vũ Thị Kim Oanh[1]
Tóm tắt
Thực trạng phát triển ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam chọn phương thức gia công đó là sự hạn chế về nguồn lực tài chính. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng sử dụng các dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp sử dụng các công cụ này hiệu quả hơn.
Từ khóa: Tài trợ xuất khẩu; Hiệu quả kinh doanh; Dệt may; Xuất khẩu; Việt Nam.
Abstract
Vietnam textile and garment industry has developed rapidly in recent years; however, the most popular manufacturing method is still export processing that leads to low economic effciency. One of the exaplanations for this manufacturing method is firms’ financial constraint. This papers investigate how textile and garment exporting firms employ export finance services to enhance their performance. Then, the author suggests some recommendations for textile and garment exporting firms, commercial banks, insurance companies and government agencies to promote firms’ access to export finance services and help firms use these services more efffectively.
Key words: Export finance; Firm performance; Textile and Garment; Export; Vietnam.
- Đặt vấn đề
Trong những năm qua, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế. Năm 2018, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 3 thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017 (Tổng cục Hải quan, 2019). Tuy nhiên, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn đang có một điểm yếu cố hữu đó là giá trị gia tăng thấp do hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện nay, các đơn hàng gia công thuần túy (CMT) chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu, hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) là 25%, ODM (tự thiết kế bán hàng) và OBM (sở hữu nhãn hàng riêng) chỉ chiếm 10% (Lạc Phong, 2019).
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may theo hướng giảm hàm lượng gia công thuần túy và gia tăng các phương thức mang lại giá trị gia tăng cao hơn là vấn đề cấp thiết nhưng trở ngại lớn nhất đối với quá trình này đó là nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam. Để thực hiện các phương thức sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để mua nguyên phụ liệu, bán hàng trả chậm trong khi đó phần lớn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 80%). Một trong những giải pháp để doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam khắc phục được điểm yếu về tài chính đó là sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu.
Dịch vụ tài trợ xuất khẩu là một dịch vụ tài chính trong đó định chế tài chính cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu một hoặc một số giải pháp để đảm bảo nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Các hình thức phổ biến của dịch vụ này là bảo lãnh, cho vay, chiết khấu chứng từ thanh toán, ứng trước tiền thanh toán và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (Nguyễn Thị Hiền, 2016). Các định chế tài chính cung cấp dịch vụ này có thể thuộc khu vực công hoặc khu vực tư nhân nhằm mục đích khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bài viết này phân tích cụ thể thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát 235 doanh nghiệp được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ này của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam
2.1. Các loại hình dịch vụ
Qua khảo sát các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu được đăng tải trên website của các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm đang hoạt động tại Việt nam và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ chế hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam kết hợp với ý kiến tham vấn của các chuyên gia, tác giả phân loại dịch vụ tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam gồm 4 hình thức: Tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ thanh toán, ứng trước tiền thanh toán và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
2.1.1. Tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu
Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu và thư tín dụng đã được mở theo quy định của hợp đồng, ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn để mua nguyên nhiên vật liệu và tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu. Thông thường ngân hàng thực hiện tài trợ cũng là ngân hàng thanh toán cho thư tín dụng. Tài sản đảm bảo là nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm được sản xuất ra được lưu giữ tại kho ngân hàng hoặc kho của doanh nghiệp xuất khẩu theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Các hàng hóa này được lưu giữ dưới sự giám sát của ngân hàng (Đinh Văn Sơn, 2009).
Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu giao hàng xong, doanh nghiệp bàn giao đầy đủ bộ chứng từ theo đúng quy định trong thư tín dụng cho ngân hàng. Khi nhận được thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi số tiền đã tài trợ, lãi vay và các chi phí phát sinh (nếu có) từ số tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu và chuyển số tiền còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1.2. Chiết khấu bộ chứng từ
Sau khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu phải chờ 1 thời gian để chứng từ luân chuyển mới nhận được tiền thanh toán từ đối tác nhập khẩu và cũng có thể thời gian chờ đợi dài hơn nếu doanh nghiệp xuất khẩu bán hàng trả chậm. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể cần ngay nguồn tiền để tiếp tục thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ xuất khẩu bằng cách chiết khấu bộ chứng từ.
Tài sản đảm bảo trong trường hợp này là bộ chứng từ hoàn hảo theo đúng quy định trong thư tín dụng. Hình thức chiết khấu có thể là có truy đòi hoặc miễn truy đòi tùy theo uy tín của doanh nghiệp xuất khẩu, đối tác nhập khẩu và các yếu tố khác do ngân hàng đánh giá. Hình thức phổ biến được áp dụng hiện nay là chiết khấu có truy đòi.
2.1.3. Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu
Trường hợp bộ chứng tứ không đủ điều kiện để được chiết khấu hoặc hợp đồng xuất khẩu quy định phương thức thanh toán không bằng thư tín dụng như nhờ thu, chuyển tiền bằng điện…, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể đề nghị ngân hàng ứng trước một số tiền tương ứng với một tỷ lệ nhất định trên giá trị lô hàng xuất khẩu. Ngân hàng sẽ thực hiện đòi nợ thay cho doanh nghiệp xuất khẩu. Khi nhận được thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện thu hồi số tiền đã tài trợ, tiền lãi và các chi phí phát sinh (nếu có) từ số tiền thanh toán của đối tác nhập khẩu và chuyển số tiền còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1.4. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là loại bảo hiểm cho khoản thanh toán trả chậm mà doanh nghiệp xuất khẩu dành cho đối tác nhập khẩu nước ngoài (Trịnh Thị Thu Hương, 2011). Mặc dù có đủ điều kiện về tài chính nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể gặp nhiều rủi ro khi bán hàng sang một số thị trường nước ngoài có nhiều biến động hoặc không có thông tin đầy đủ về đối tác nhập khẩu. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ liên hệ công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho rủi ro đối với khoản thanh toán trả chậm này.
Nếu các rủi ro được bảo hiểm phát sinh làm cho nhà nhập khẩu không trả hoặc trả không đầy đủ khoản thanh toán trả chậm thì công ty bảo hiểm sẽ đền bù cho doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2.2. Đơn vị cấp dịch vụ
Hiện nay, các dịch vụ tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng thương mại nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và ngân hàng thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu của Nhà nước là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hàng dệt may không năm trong danh mục được tài trợ xuất khẩu bởi Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Thanh Long, 2016).
Đối với dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, hiện nay chỉ có 7 công ty bảo hiểm triển khai dịch vụ này tại Việt Nam đó là: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Bảo Việt Tokio Marine, QBE Việt Nam, AIG Việt Nam và Công ty bảo hiểm Liên hiệp (Diệp Di Nhiên và Lữ Trần DIễm Trinh, 2010). Tuy nhiên, mức độ quan tâm của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là khá thấp đối với loại hình dịch vụ này.
- Thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam
Để phân tích thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi đối với 300 doanh nghiệp ở 3 miền Bắc, Trung và Nam mỗi miền 100 doanh nghiệp. Tác giả đã liên hệ với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Sở Công Thương của một số tỉnh/thành phố có thế mạnh về dệt may (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ngệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) để nhờ giới thiệu các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Sau đó tác giả liên hệ với doanh nghiệp để gửi bảng khảo sát nhờ trả lời hoặc đến tại doanh nghiệp để phỏng vấn trực tiếp. Quá trình thu thập số liệu được thực hiện từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019.
Trong 300 doanh nghiệp nhận lời hỗ trợ khảo sát, tác giả nhận được bảng khảo sát từ 256 doanh nghiệp và sau khi kiểm tra kết quả trả lời thì thu được 235 bảng khảo sát đạt yêu cầu đầy đủ và thống nhất về thông tin. Sự phân bổ các doanh nghiệp đã trả lời khảo sát theo quy mô (được phân loại theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) cũng khá phù hợp với cơ cấu quy mô doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 22.6% mẫu khảo sát, kế đến là doanh nghiệp vừa chiếm 58.3% và 19.1% là doanh nghiệp nhỏ. Nội dung thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được phân tích bao gồm mức độ tiếp cận, sử dụng dịch vụ và đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ.
3.1. Mức độ tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy rằng trong số 235 doanh nghiệp đã trả lời khảo sát thì có 209 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và có đến 26 doanh nghiệp (11.1%) là chưa từng sử dụng bất kỳ dịch vụ nào. Trong số các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu hiện có, hình thức chiết khấu bộ chừng từ là được doanh nghiệp ưa chuộng nhất với 167 doanh nghiệp đã sử dụng tương đương 71.1% số doanh nghiệp trả lời khảo sát. Hình thức vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu để mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu xếp vị trí thứ hai với 112 doanh nghiệp đã sử dụng, chiếm 47.7% và cũng có 97 doanh nghiệp (41.3%) đã ứng trước tiền thanh toán. Trong các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu thì vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình đảm bảo khả năng sản xuất của doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu để tăng hàm lượng giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả xuất khẩu tuy nhiên chỉ chưa đến 50% doanh nghiệp sử dụng loại hình dịch vụ này. Con số này cũng phản ánh hiện trạng ngành dệt may xuất khẩu còn mang nặng tính gia công nên nhu cầu vốn lưu động trước khi xuất khẩu thấp. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là rất nhỏ với chỉ 12 doanh nghiệp, tương đương 5.1%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với thực tế sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam nói chung trong thời gian qua.
Bảng 1. Các loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu đã được sử dụng
Loại hình dịch vụ |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu |
112 |
47.7 |
Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán |
167 |
71.1 |
Ứng trước tiền thanh toán |
97 |
41.3 |
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu |
12 |
5.1 |
Chưa sử dụng dịch vụ nào |
26 |
11.1 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Trong số 26 doanh nghiệp chưa sử dụng các dịch vụ tài trợ xuất khẩu, số doanh nghiệp cho rằng các dịch vụ này không mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp nên không sử dụng chiếm 50% và 11.5% cho rằng không có nhu cầu sử dụng. Đáng chú ý, lý do không sử dụng vì không có thông tin về dịch vụ chiếm đến 38.5%. Đây là thông tin gợi mở cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động marketing, quảng bá, giới thiệu dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến khách hàng tiềm năng.
Bảng 2. Lý do doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Lý do |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Không có thông tin về dịch vụ |
10 |
38.5 |
Dịch vụ không mang lại lợi ích |
13 |
50.0 |
Không có nhu cầu |
3 |
11.5 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về đơn vị cung cấp dịch vụ tài trợ xuất khẩu, kết quả trả lời của 209 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ cho thấy phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sử dụng dịch vụ của ngân hàng thương mại trong nước. Số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ vốn lưu động trước khi xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ và ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu của ngân hàng trong nước là 177 doanh nghiệp, tương ứng với 84.7%. Trong khi đó, chỉ có 18.7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ngân hàng nước ngoài. Điều này có thể lý giải thông qua ý kiến các chuyên gia đã được phỏng vấn là doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có mối quan hệ đối tác từ lâu với các ngân hàng nội địa và linh hoạt hơn trong đàm phán khi sử dụng dịch vụ.
Bảng 3. Đơn vị cung cấp dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Đơn vị cung cấp |
Số lượng |
Tỷ lệ (%) |
Ngân hàng thương mại trong nước |
177 |
84.7 |
Ngân hàng thương mại nước ngoài |
39 |
18.7 |
Công ty bảo hiểm |
12 |
5.7 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về tỷ lệ vốn được tài trợ tương ứng với từng loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại, kết quả khảo sát cho thấy loại hình chiết khấu bộ chứng từ thanh toán là có tỷ lệ vốn được tài trợ cao nhất trong 3 loại hình dịch vụ, kế đến là vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu và cuối cùng là ứng trước tiền thanh toán. Phần lớn doanh nghiệp dệt may xuất khẩu (58.9%) nhận được tỷ lệ vốn được tài trợ từ 80% đến 90% giá trị của hợp đồng đối với loại hình chiết khấu bộ chứng từ thanh toán, thậm chí có 12% doanh nghiệp nhận được mức trên 90%. Trong khi đó, vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu thì mức tài trợ cao nhất là từ 70 đến 80% với 23.9% lựa chọn, kết đến là mức 60 đến 70% với 30.6%. Loại hình ứng trước tiền thanh toán thì phần lớn doanh nghiệp chỉ nhận được mức tài trợ 50% - 60% và dưới 50%. Thứ hạng về tỷ lệ vốn được tài trợ của 3 loại hình dịch vụ phản ánh mức độ rủi ro gắn liền với loại tài sản thế chấp.
Bảng 4. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được tài trợ tương ứng với mức vốn được tài trợ ở từng loại hình dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Loại hình dịch vụ |
Dưới 50% |
Từ 50% đến 60% |
Từ 60% đến 70% |
Từ 70% đến 80% |
Từ 80% đến 90% |
Trên 90% |
Vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu |
28.2 |
22.0 |
30.6 |
23.9 |
|
|
Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán |
|
|
12.0 |
17.2 |
58.9 |
12.0 |
Ứng trước tiền thanh toán |
21.5 |
45.9 |
16.3 |
9.6 |
21.1 |
|
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
3.2. Đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Để đánh giá về sự khác biệt, điểm yếu và điểm mạnh của dịch vụ tài trợ xuất khẩu trong nhận thức của doanh nghiệp, tác giả đã yêu cầu doanh nghiệp đánh giá đối với dịch vụ tài trợ xuất khẩu so với dịch vụ tài trợ khác do ngân hàng thương mại cung ứng với thang đo gồm 5 cấp độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung doanh nghiệp không cho rằng việc tiếp cận dịch vụ tài trợ dễ dàng hơn so với các dịch vụ ngân hàng khác. Tỷ lệ khách hàng chọn mức “Không đồng ý” cho tiêu chí này là 31.1% và “Hoàn toàn không đồng ý” là 23.0%. Các yếu tố phản ánh sự tương tác của doanh nghiệp đối với ngân hàng thương mại cho thấy doanh nghiệp nhận thức được rõ ràng ưu điểm của loại hình dịch vụ này khi phần lớn doanh nghiệp cho mức “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” đối với các nhận định: Thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu thuận tiện hơn, thời gian giải quyết nhanh hơn và được tư vấn tốt hơn.
Bảng 5. Đánh giá của doanh nghiệp về dịch vụ tài trợ xuất khẩu so với dịch vụ tài trợ khác do ngân hàng thương mại cung ứng
|
Hoàn toàn không đồng ý |
Không đồng ý |
Trung lập |
Đồng ý |
Hoàn toàn đồng ý |
Tiếp cận dịch vụ tài trợ xuất khẩu dễ dàng hơn |
23.0 |
31.1 |
12.0 |
22.0 |
12.0 |
Thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu thuận tiện hơn |
1.0 |
12.0 |
23.9 |
52.2 |
11.0 |
Thời gian giải quyết nhanh hơn |
12.0 |
18.2 |
14.8 |
41.1 |
13.9 |
Nhận được sự tư vấn tốt hơn từ đơn vị tài trợ |
|
4.8 |
12.0 |
47.8 |
34.9 |
Chi phí (bao gồm cả lãi suất) cho dịch vụ tài trợ xuất khẩu thấp hơn |
|
2.9 |
12.0 |
60.8 |
23.9 |
Tỷ lệ vốn được tài trợ cao hơn |
|
|
19.1 |
34.0 |
46.9 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Về mặt tài chính, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cho rằng phí (bao gồm cả lãi suất) cho dịch vụ tài trợ xuất khẩu thấp hơn và tỷ lệ vốn được tài trợ cao hơn so với các loại hình tài trợ thương mại khác. Trên 80% số 209 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu lựa chọn mức “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” đối với ưu điểm về chi phí và tỷ lệ vốn được tài trợ của dịch vụ tài trợ xuất khẩu.
Bảng 6. Tác động của các giải pháp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến hiệu quả kinh doanh
Hoàn toàn không đồng ý |
Không đồng ý |
Trung lập |
Đồng ý |
Hoàn toàn đồng ý |
|
Bổ sung nguồn vốn kịp thời |
|
|
9.1 |
34.9 |
56.0 |
Giảm chi phí |
|
14.8 |
14.8 |
56.0 |
13.9 |
Tăng doanh thu |
1.9 |
9.1 |
19.1 |
45.9 |
23.9 |
Tăng lợi nhuận |
2.9 |
7.2 |
34.9 |
42.1 |
12.9 |
Nâng cao vị thế trong đàm phán |
|
|
9.1 |
65.1 |
25.8 |
Dễ tìm kiếm khách hàng mới |
|
|
1.9 |
63.2 |
34.9 |
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Trên cơ sở nhận thức của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu về ưu điểm, hạn chế của dịch vụ tài trợ xuất khẩu, tác giả khảo sát ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về tác động của các giải pháp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cả về chỉ tiêu tài chính (nguồn vốn, chi phí, doanh thu và lợi nhuận) và chỉ tiêu phi tài chính (vị thế đàm phán, tìm kiếm khách hàng mới). Kết quả khảo sát cho thấy gần 90% doanh nghiệp ghi nhận tầm quan trọng của tài trợ xuất khẩu để bổ sung nguồn vốn kịp thời cho doanh nghiệp với đánh giá “Hoàn toàn đồng ý” cao nhất là 56.0% và “Đồng ý” là 34.9%. Mặc dù phần lớn doanh nghiệp cho rằng dịch vụ tài trợ thương mại có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn có đến 14.8% doanh nghiệp “Không đồng ý” và 14.8% có ý kiến “Trung lập”. Điều này chứng tỏ, chi phí sử dụng dịch vụ vẫn còn là rào cản đối với một bộ phận doanh nghiệp.
Tương tự, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính khác cũng vẫn nhận được 10% - 11% ý kiến tiêu cực về tác động của giải pháp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến các chỉ tiêu này. Đối với tác động của tài trợ xuất khẩu đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phi tài chính các doanh nghiệp đã có đánh giá rất tích cực với gần 90% đánh giá “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” đối với nhận định “Nâng cao vị thế trong đàm phán” và con số này đối với tiêu chí “Dễ tìm kiếm khách hàng mới” lên đến 98.1%.
Tóm lại, thực trạng sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cho thấy một số vấn đề còn tồn tại như sau:
- Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp (11.1%) chưa bao giờ sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu do hai nguyên nhân chính là doanh nghiệp không có thông tin về dịch vụ và doanh nghiệp cho rằng dịch vụ không mang lại lợi ích.
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu rất thấp.
- Chưa đến 50% doanh nghiệp sử dụng loại hình dịch vụ vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu mặc dù đây là loại hình dịch vụ vai trò quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đảm bảo khả năng sản xuất của doanh nghiệp và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng giá trị gia tăng.
- Một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp cho rằng vẫn còn bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ tài trợ xuất khẩu, thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu và thời gian giải quyết thủ tục chưa nhanh hơn so với các dịch vụ tài trợ thương mại khác.
- Khoảng 10% – 15% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại đánh giá rằng giải pháp tài trợ thương mại vẫn chưa tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh như tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
- Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và tìm thấy những hạn chế, điểm yếu trong quá trình sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu và cơ quan quản lý nhà nước.
4.1. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ về dịch vụ tài trợ xuất khẩu từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng đối tác đang cung cấp các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp để có thông tin đầy đủ và vận dụng giải pháp tài chính này phù hợp để đảm bảo nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến giải pháp vay vốn lưu động trước khi xuất khẩu để mua nguyên phụ liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Đây là giải pháp có tính khả thi cao nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục được hạn chế về nguồn lực tài chính để hiện thực hóa quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giảm dần gia công và hướng tới xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn.
Thứ ba, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới khi các cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu dệt may liên tiếp được mở ra dưới tác động của hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA), các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam cần quan tâm hơn đến việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để bảo hiểm các rủi ro khi giao dịch với các khách hàng mới, thâm nhập thị trường mới.
4.2. Khuyến nghị đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ tài trợ xuất khẩu
Các ngân hàng thương mại cần tăng cường giới thiệu các dịch vụ tài trợ xuất khẩu đến khách hàng tiềm năng, đặc biệt là khách hàng hiện tại để giúp khách hàng hiểu rõ về lợi ích, tư vấn cho khách hàng cách thức sử dụng các biện pháp tài trợ phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng cần nghiên cứu, khảo sát khách hàng để tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa thủ tục của dịch vụ tài trợ xuất khẩu và giảm thiểu thời gian giải quyết thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Các công ty bảo hiểm cũng cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông về dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, liên kết với các ngân hàng và Hiệp hội Dệt may Việt Nam để giới thiệu, tư vấn đến các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó, các ngân hàng và công ty bảo hiểm cũng cần phối hợp tổ chức khảo sát nhu cầu khách hàng, trao đổi cơ sở dữ liệu khách hàng và ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý tốt quan hệ khách hàng, đưa ra các gói giải pháp tài trợ tối ưu giúp khách hàng tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.
4.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Chính phủ cần bổ sung mặt hàng dệt may vào danh mục các mặt hàng được áp dụng chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước với điều kiện doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải đáp ứng một tỷ lệ nhất định hàng dệt may được xuất khẩu theo các phương thức mang lại giá trị gia tăng lớn như FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế bán hàng) và OBM (sở hữu nhãn hàng riêng). Tỷ lệ này có thể tăng dần theo từng giai đoạn để tạo điều kiện về tín dụng khuyến khích doanh nghiệp cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để tạo cú huých giúp doanh nghiệp trải nghiệm và từ đó nhận thức được vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.
- Kết luận
Kết quả khảo sát doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam cho thấy một bộ phận doanh nghiệp chưa tiếp cận tốt với các dịch vụ tài trợ xuất khẩu và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, lợi ích của các dịch vụ này đối với quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mặt khác, các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng còn hạn chế trong việc mang đến lợi ích cho khách hàng và chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đối với cả 3 đối tượng: doanh nghiệp, đơn vị cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước để tạo ra tác động đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của từng doanh nghiệp và toàn ngành dệt may bằng giải pháp tài trợ xuất khẩu.
Tài liệu tham khảo
- Chính phủ (2011), Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 30 tháng 6 năm 2009.
- Chính phủ (2011), Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu nhà nước ngày 30 tháng 08 năm 2011.
- Nguyễn Thị Hiền (2016), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu - Kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Công nghiệp, Số 8, tr.26-37.
- Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
- Trịnh Thị Thu Hương (2011), “Vài nét vể bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, Số 18.
- Thanh Long (2016), “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng xuất khẩu của nhà nước tại Ngân hàng phát triển”, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, Số 466, tr.23-25.
- Diệp Di Nhiên, Lữ Trần DIễm Trinh (2010), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 57, tr.51-54.
- Lạc Phong (2019), Bao giờ ngành dệt may thoát cảnh gia công?, http://www.sggp.org.vn.
- Tổng cục Hải quan (2019), Thống kê Hải quan.
- Đinh Văn Sơn (2009), “Tín dụng xuất khẩu của nhà nước qua ngân hàng phát triển Việt Nam thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 32, tr.10-15.
- Website các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.