Sidebar

Magazine menu

01
T3, 04

Tạp chí KTĐN số 120

 

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HÔI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Nguyễn Phúc Hiền[1]

Vũ Thế Cường[2]

 

The Impact of Remittance Inflows on Economic Growth from some Selected ASEAN Countries.

Tóm tắt

Bài viết phân tích tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của 8 nước ASEAN (bao gồm: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam; Sing-ga-po và Bru-ney không bao gồm vì không có dữ liệu kiều hối). Sử dụng dữ liệu bảng của 8 quốc gia ASEAN này từ năm 2000 – 2016, với phương pháp ước lượng hồi quy: bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS) và tác động cố định (fixed effects) kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (GDP) tại các nước ASEAN trong mẫu nghiên cứu và cứ 1% lượng kiều hối đổ vào các nước này thì dẫn đến tăng trưởng GDP gần 0,01%.

Từ khóa: Kiều hối, Tăng trưởng kinh tế, GDP, ASEAN.

 

Abstract

The paper is to investigate the impact of remittance inflow on economic growth from 8 ASEAN countries, including: Campodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Laos, the Philippines, Thailand and Vietnam; Singapore and Bruney are excluded due to lack of remittance data. We take the penal data from these 8 countries in the period 2000-2016 to estimate its regression by using Pooled OLS and Fixed Effects methods. The result shows that the remittance inflow to these 8 countries impacts positively on an one economic growth and an one percentage increase of the remittance inflow leads to 0.01 percentage of economic growth.

Keywords: Remittance, Economic Growth, GDP, ASEAN.

 

 


  1. Đặt vấn đề

Kiều hối đã và đang là nguồn tài chính quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm cán cân thanh toán ở các nước đang phát triển. Trong hai thập kỷ qua, lượng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển tăng nhanh, quy mô tăng cao hơn nhiều lần lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chỉ sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Nguyễn, 2017).

Trong gần hai thập kỷ qua, Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những khu vực có tốc độ nhận được lượng kiều hối tăng nhanh, từ 11,75 tỷ đô la năm 2000 lên 61 tỷ đô la năm 2016 (World Bank, 2017a). Đồng thời các nước trong Khu vực này cũng đã trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế ấn tượng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 514 tỷ đô la (2000) lên 2246 tỷ đô la (2016) (World Bank, 2017a). Tuy nhiên hầu hết 8 nước (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam) được lựa chọn nghiên cứu trong khu vực này là các nước đang phát triển, đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong phát triển kinh tế, với nhiều đặc điểm kinh tế tương đồng.

Chính sự phát triển nhanh chóng của lượng kiều hối đến các nước đang phát triển trong đó có các nước ở khu vực ASEAN đã trở thành mối quan tâm của nhiều nhà kinh tế, nhà nghiên cứu. Cho đến này đã có nhiều nghiên cứu, cả lý thuyết cũng như thực nghiệm, về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển như các nước khu vực tiểu vùng Sahara (châu Phi), các nước Mỹ Latin (Nam Mỹ), Đông Âu, Trung Á vvv… các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau và ở thời điểm khác nhau thì cho ra các kết quả khác nhau về sự tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Mục đích của bài này là nghiên cứu liệu một lượng kiều hối lớn đổ vào 8 nước ASEAN này trong thời gian gần 2 thập kỷ (2000-2016) có tác động đến tăng trưởng kinh tế của những nước này hay không và mức độ tác động như thế nào.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Kiều hối là dòng tiền từ người di cư ở nước ngoài chuyển về cho gia đình của họ ở tổ quốc (Koser, 2007). Nó chính là phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài gửi về nước (Puri & Ritzema, 1999) và đóng vài trò quan trọng cho phát nền kinh tế nước gửi người đi lao động ở nước ngoài.

Về mặt lý thuyết, Barajas, A. (2009) cho rằng, kiều hối có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tích lũy tư bản, phát triển lực lượng lao động, và năng suất các nhân tố tổng hợp.

Có rất nhiều cách thức để kiều hối có thể tác động đến tốc độ tích lũy tư bản của nước nhận kiều hối. Cách rõ nhất có thể thấy là bằng việc làm tăng trực tiếp nguồn vốn, đặc biệt trong trường hợp nước nhận kiều hối phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn vốn nội địa để đầu tư. Tuy nhiên, tác động của kiều hối đến đầu tư nội địa không chỉ đơn giản là tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư. Trong nhiều trường hợp, ngoài việc giúp cải thiện uy tín, tín dụng của các nhà đầu tư nội địa, thì kiều hối còn có thể làm giảm chi phí vốn của nền kinh tế. Đồng thời, kiều hối cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế, do những luồng kiều hối về trong tương lai có thể được dùng để trả cho những khoản nợ hiện tại.

Kiều hối có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động thông qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ sinh. Thông qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, kiều hối có thể có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động do lượng kiều hối lớn có thể làm giảm nỗ lực lao động của người nhận, người nhận có thể không cần lao động mà sống nhờ vào kiều hối, từ đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và nguồn cung lao động của nền kinh tế sẽ bị giảm. Tuy nhiên việc nhận được nhiều kiều hối có thể làm tăng tỷ lệ sinh, từ đó làm tăng nguồn cung lao động.

Kiều hối có thể tác động đến năng suất các nhân tố tổng hợp thông qua hiệu quả của việc đầu tư nội địa, cũng như quy mô của các khu vực kinh tế tạo ra ảnh hưởng ngoại lai tích cực. Các tác động này lại phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể của từng nền kinh tế. Tác động của kiều hối đến hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào chất lượng của trung gian tài chính trong nước đầu tư các khoản kiều hối đó. Đồng thời, hiệu quả của kiều hối cũng phụ thuộc vào lượng kiều hối được sử dụng để đầu tư. Kiều hối cũng có thể ảnh hưởng đến năng lực phân phối tư liệu sản xuất của nền kinh tế nhận kiều hối.

Nhìn chung, kiều hối có thể có nhiều tác động lớn, theo nhiều chiều hướng, thậm chí trái ngược nhau, đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các tác động này lại không chắc chắn, có thể xảy ra có thể không.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế cũng đưa ra nhiều kết quả không thống nhất, cho thấy kiều hối có thể có tác động tích cực, tiêu cực hoặc ko có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các mẫu nghiên cứu khác nhau.

Giuliano và Ruiz-Arranz (2005) sử dụng phương pháp mô-men tổng quát (GMM) phân tích dữ liệu về hơn 100 nước trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 2002 để tìm hiểu quan hệ giữa kiều hối với tốc độ tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra không có tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế, nhưng ủng hộ quan điểm rằng kiều hối giúp làm giảm các khó khăn tài chính, do đó có tác động tích cực đến kinh tế chỉ ở các nước có khu vực tài chính kém phát triển.

Catrinescu (2006) sử dụng dữ liệu về 162 nước trong khoảng thời gian 34 năm (1970-2003) xem xét liệu kiều hối có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua đóng góp vào vốn tài chính và con người, hay kiều hối sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn do làm giảm lao động và các tác động của “căn bệnh Hà Lan”. Cuối cùng, nghiên cứu phủ nhận tác động tiêu cực của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế và chỉ ra rằng trình độ phát triển của các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế.

Ang (2007) tập trung nghiên cứu các cách thức mà kiều hối có thể kích thích phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Phi-líp-pin. Nghiên cứu này cho thấy, tại Phi-líp-pin, kiều hối có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, cần có các chính sách hợp lý và môi trường thuận lợi để kiều hối có thể phát huy hết tác động tích cực của nó.

Chami, R. (2008) sau khi nghiên cứu dữ liệu của 84 nước trong khoảng thời gian 1974 – 2004 lại không thể tìm thấy tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm về kiều hối và tăng trưởng kinh tế vẫn còn đưa ra các kết luận không đồng nhất, thậm trí là trái chiều. Điều này có thể được lý giải bởi tình trạng các nghiên cứu khác nhau sử dụng các cách đo kiều hối khác nhau, cách lựa chọn mô hình phân tích tác động của kiều hối khác nhau và mẫu nghiên cứu khác nhau (Barajas, 2009).

  1. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN

Trải qua 50 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 của thế giới và thứ 3 châu Á với tổng GDP đạt 2.550 tỷ USD năm 2016 (bao gồm cả 10 nước). Trong suốt gần 20 năm qua, trừ khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của khối ASEAN đạt mức trung bình khoảng 6%, thuộc loại cao nhất thế giới.

ASEAN với hơn 10 triệu người sống ở nước ngoài trong năm 2013 (ILO, 2015), là một trong những khu vực nhận được lượng kiều hối lớn nhất trên thế giới (61 tỷ USD) trong năm 2016, chiếm gần 10% tổng lượng kiều hối trên thế giới (600 tỷ đô la). Số lượng kiều hối đổ vào ASEAN từ năm 2000 – 2016 tăng mạnh ở tất cả các nước. Trong số 8 nước ASEAN nghiên cứu, Phi-líp-pin là nước nhận được kiều hối lớn nhất với giá trị 27 tỷ USD, tương đương với 10% GDP của nước này, chiếm gần một nửa lượng kiều hối mà ASEAN nhận được. Tiếp theo là Việt Nam với lượng kiều hối gần 12 tỷ đô la, chiếm khoảng 6% GDP. Các nước khác nhận được lượng kiều hối lớn trong ASEAN là In-đô-nê-xi-a, và Thái Lan.

Biểu đồ 1 chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2000-2016, 8 nước ASEAN (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam) đều có tăng trưởng kiều hối và tăng trưởng kinh tế ấn tượng và đồng đều. Điều này cho thấy dòng kiều hội và tăng trưởng kinh tế GDP có mối quan hệ tích cực nhất định.

Biểu đồ 1. Kiều hối và GDP của 8 nước ASEAN (2000 - 2016)

Nguồn: World Bank (2017a)

  1. Nghiên cứu thực nghiệm.

4.1. Mô hình nghiên cứu

Để nghiên cứu thực nghiệm tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN, tác giả lựa chọn biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người hàng năm (lnGDPpercapitarate) đại diện cho tăng trưởng kinh tế, và biến độc lập là tỷ lệ kiều hối trên GDP làm biến đại diện cho kiều hối (lnREMperGDP). Các biến này đều được tính dưới dạng lô-ga-rít tự nhiên.

Về các biến điều kiện thể hiện các yếu tố khác ngoài kiều hối có tác động quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, tương tự các nghiên cứu trước đây của Chami, R. (2008), cùng một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này sử dụng 3 bộ biến điều kiện như sau:

Trường hợp 1: gồm 3 biến điều kiện là:

  • Lo-ga-rít tự nhiên của Tỷ lệ của lượng cung tiền M2 trên GDP (lnM2perGDP).
  • Lo-ga-rít tự nhiên của Tỷ lệ của kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP (lnTRADperGDP).
  • Tỷ lệ lạm phát (INF).

Trường hợp 2: gồm 4 biến điều kiện là:

  • Ba biến điều kiện trong trường hợp 1.
  • Lô-ga-rít tự nhiên của tỷ lệ Vốn đầu tư nội địa trên GDP (lnGCFperGDP).

Biến Lô-ga-rít tự nhiên của tỷ lệ Vốn đầu tư nội địa trên GDP được thêm vào mô hình để xem xét kiều hối có tác động đến tăng trưởng thông qua đầu tư hay thông qua năng suất các nhân tố tổng hợp.

Trường hợp 3: gồm năm biến điều kiện là:

  • Bốn biến điều kiện trong trường hợp 2.
  • Lô-ga-rít tự nhiên của tỷ lệ tăng trưởng dân số (lnPOP).

Tương tự các nghiên cứu trước đây, ngoại trừ biến tỷ lệ lạm phát, tất cả các biến còn lại đều được thể hiện ở dạng lô-ga-rít tự nhiên. Theo Lê Đạt Chí & Phan Thị Thanh Thúy (2014), các biến trong mô hình được lấy lô-ga-rít tự nhiên để giải quyết mối quan hệ phi tuyến có thể có giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình đồng thời làm giảm độ lệch của biến. Tuy nhiên, khác với các biến còn lại, tỷ lệ lạm phát đo lường phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng do đó biến này sẽ không có biến đổi qua lô-ga-rít.

Với 3 bộ biến điều kiện như đã trình bày, nghiên cứu này sẽ sử dụng 3 mô hình như sau:

Mô hình (1):

lnGDPpercapitarate = β0 + β1 lnREMperGDP + β2 lnM2perGDP + β3 lnTRDperGDP + β4 INF + µit

Mô hình (2):

lnGDPpercapitarate = β0 + β1 lnREMperGDP + β2 lnM2perGDP + β3 lnTRDperGDP + β4 INF + β­5 lnGCFperGDP + µit

Mô hình (3):

lnGDPpercapitarate = β0 + β1 lnREMperGDP + β2 lnM2perGDP + β3 lnTRDperGDP + β4 INF + β­5 lnGCFperGDP + β6 lnPOP + µit

4.2. Dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong phân tích là dữ liệu bảng của tám nước ASEAN bao gồm: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2016 từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu bảng này là cân bằng. Hai nước ASEAN khác là Bru-nây, và Sin-ga-po không được đưa vào phân tích do không có dữ liệu kiều hối của các nước này.

Khoảng thời gian nghiên cứu được chọn từ năm 2000 – 2016, do dữ liệu trong thời gian này được Ngân hàng Thế giới cập nhật đầy đủ và có thể truy cập được. Nhiều dữ liệu trước năm 2000 của một số nước trong mẫu nghiên cứu không sẵn có, có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả phân tích nên khoảng thời gian từ năm 2000 trở về trước không được chọn.

Đối với dữ liệu bảng, ba phương pháp cơ bản dùng để phân tích hồi quy đối với dữ liệu bảng là: Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS), phương pháp ước lượng tác động cố định (fixed effects), và phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (random effects). Do đó, đối với mỗi phương pháp, cần thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình nào trong ba mô hình kể trên là phù hợp nhất với từng trường hợp. Các kiểm định này là Kiểm định Breusch and Pagan để lựa chọn giữa Pooled OLS và Fixed effects/ Random Effects; và kiểm định Sargan – Hansen để lựa chọn giữa Fixed Effects và Random Effects.

Do nghi ngờ dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu có hiện tượng phương sai thay đổi, nên khi sử dụng các phương pháp ước lượng trên, sẽ sử dụng thêm tùy chọn sai số chuẩn nhóm mạnh (clustered robust standard error) để hạn chế tác động của phương sai thay đổi đến kết quả ước lượng.

4.3. Kết quả nghiên cứu

Sau khi thực hiện việc chạy dữ liệu bảng của 8 nước thời gian từ năm 2000 đến 2016 bằng phần mềm STATA, nghiên cứu thu được kết quả ước lượng các hệ số tương quan của biến đại diện cho kiều hối theo 3 mô hình (1), (2), (3) được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. Kết quả ước lượng hồi quy giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến độc lập

Mô hình 1

(Fixed Effects)

Mô hình 2

(Fixed Effects)

Mô hình 3

(Pooled OLS)

lnREMperGDP

0.0099801***

(0.0011706)

0.0098215***

(0.0019775)

0.001344

(0.002345)

lnM2perGDP

-0.0145638*

(0.0070936)

-0.0149474*

(0.0063499)

-0.01982***

(0.003908)

lnTRDperGDP

0.0014545

(0.0142617)

0.0019205

(0.015242)

0.005354

(0.007339)

INF

0.0300986*

(0.0148261)

0.0322073

(0.0174808)

0.064224**

(0.02233)

lnGCFperGDP

 

0.003267

(0.0198141)

-0.00897

(0.018216)

lnPOP

 

 

-0.01278

(0.010946)

R-squared

0.0827

0.0786

0.3434

Obs

136

136

136

lnGDPperca~e: Biến phụ thuộc

* mức ý nghĩa 10% ; ** mức ý nghĩa 5% ; *** mức ý nghĩa 1%

Từ kết quả được tổng hợp ở Bảng1 có thể thấy trong Mô hình 1 và 2 hệ số hồi quy của biến lnREMperGDP đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả chỉ ra hệ số hồi quy 0,00998 (trường hợp 1) và 0,0098 (trường hợp 2), điều đó có nghĩa là cứ 1% thay đổi lượng kiều hối thì góp phần làm tăng gần 0,01% tăng trưởng kinh tế. Trong Mô hình 2, sau khi thêm biến lnGDFperGDP đại diện cho tổng mức đầu tư nội địa vào phương trình, kiều hối vẫn có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan không thay đổi nhiều so với ở Mô hình 1. Điều này cho thầy kiều hối tác động tới tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua các nhân tố tổng hợp thay vì là nhân tố vốn đầu tư. Trường hợp Mô hình 3 khi đưa thêm biến điều kiện dân số lnPOP vào mô hình thì biến kiều hối lnREMperGDP không có ý nghĩa thống kế nhưng hệ số hồi quy vẫn dương. Kết quả ở Mô hình 1 và 2 cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của 8 nước ASEAN nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu ở một số nước và khu vực trước đây của Cooray (2012), Hassan, G. (2012) và Jongwanich (2007).

Tác giả cũng thực hiện các kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến đối với mỗi trường hợp. Kết quả đều cho thấy không xuất hiện hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến trong cả 3 trường hợp.

  1. Kết luận và khuyến nghị

5.1. Kết luận

Nghiên cứu thực nghiệm dữ liệu của 8 nước ASEAN là Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2016 bằng mô hình fixed effects. Kết quả cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở những nước này, cứ tăng 1% lượng kiều hối thì dẫn đến 0,01% tăng trưởng kinh tế (GDP). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu trước đây về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm ở một số khu vực.

Tuy nhiên, nghiên cứu này còn một số hạn chế: Thứ nhất, giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế có thể có vấn đề nội sinh khiến cho các kết quả ước lượng bằng phương pháp fixed effects và OLS sử dụng trong nghiên cứu này có thể kém chính xác, đòi hỏi cần tìm các phương pháp ước lượng khác phức tạp hơn. Thứ hai, trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2000 – 2016, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 gây ra ảnh hưởng đột biến với các biến số được sử dụng trong nghiên cứu (ví dụ như tốc độ tăng GDP trên đầu người), tuy nhiên nghiên cứu chưa xem xét đến ảnh hưởng của sự kiện này đến kết quả nghiên cứu. Thứ ba, dữ liệu kiều hối được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu “migrants remittances” của Ngân hàng Thế giới. Kiều hối “Migrants remittances” gồm ba thành phần là tiền của người xuất khẩu lao động “worker’s remittances”, tiền đền bù cho người lạo động “compensation of employees”, và chuyển tiền của người nhập cư “migrants’ transfers”. Theo Chami, R. (2008), ba thành phần này của kiều hối “migrants remittances” có các tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế, nên việc gộp cả ba thành phần chung trong một phân tích tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến những sai sót.

Do đó, nghiên cứu này có thể tiếp tục được cải thiện theo một số hướng sau: Sử dụng phương pháp ước lượng hạn chế được vấn đề nội sinh như phương pháp mô-men tổng quát (GMM); Lựa chọn một trong ba thành tố của “Migrants Remittances” gồm “worker’s remittances”, “compensation of employees”, và “migrants’ transfers” để phân tích; Sử dụng bộ dữ liệu lớn hơn với ít sự khác biệt trong dữ liệu giữa các nước.

5.2. Khuyến nghị

Theo kết quả nghiên cứu với sự tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở 8 nước ASEAN được lựa chọn nghiên cứu, trong đó có Việt Nam cần có các chính sách để thu hút và sử dụng hiệu quả dòng kiều hối với tư cách như là dòng vốn dài hạn cho nền kinh tế theo một số định hướng sau đây:

Thứ nhất, có chính sách thu hút kiều hối, thông qua khuyến khích, vận động người di cư, ở nước ngoài đặc biệt là những kiều bào và lao động xuất khẩu chuyển kiều hối về nước để đầu tư, kinh doanh. Để thu hút lượng kiều hối chuyển về trong nước thì cần: (1) xây dựng hệ thống chuyển tiền tiện lợi chính xác với chi phí thấp giữa trong nước với nước ngoài bằng việc khuyến khích các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ liên quan đến kiều hối; (2) tạo điều kiện để người gửi và người nhận có đa dạng các kênh đầu tư; (3) nghiên cứu phát hành “trái phiếu kiều hối” hoặc thành lập các quỹ đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút lượng kiều hối từ kiều bào hay người lao động ở nước ngoài như là một nguồn vốn đầu tư dài hạn vào phát triển sản xuất kinh trong nước.

Thư hai, có chính sách phát triển thị trường xuất khẩu lao động, tạo điều kiện về chính sách vay vốn để người nghèo có khả năng được xuất khẩu lao động, có cơ hội gia tăng thu nhập cho gia định ở nước nhận kiều hối. Có chính sách khuyến khích các đơn vị tổ chức mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu bằng việc đào tạo chuẩn kỷ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

Thứ ba, cần thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa minh bạch, tạo niềm tin chính sách cho các kiều bào. Phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng minh bạch bền vững nhằm thu hút dòng kiều hối đầu tư vào thị trường này.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Ang, A. P. (2007), “Workers’ remittances and economic growth in the Philippines”, https://www.researchgate.net/publication/4778184_Workers'_Remittances_and_Economic_Growth_in_the_Philippines
  2. Arusha V Cooray (2012), “The Impact of Migrant Remittances on Economic Growth: Evidence from South Asia”, Review of International Economics, Vol 20, Issue 5, pp 985-998.
  3. Barajas, A., Chami, R., Fullenkamp, C., Gapen, M. và Montiel, P. (2009),
    “Do workers’ remittances promote economic growth?”, IMF Working Paper, Middle Eastern and Central Asia Department, WP/09/153.
  4. Catrinescu, N., Leon-Ledesma. M., Piracha, M. và Quillin, B. (2006), “Remittances, institutions and economic growth”, IZA Discussion Paper, No. 2139.
  5. Chami, R. và cộng sự (2008), “Macroeconomic consequences of remittances. International Monetary Fund”, ISBN 978-1-58906-701-1, Washington, DC.
  6. Giuliano, P. và Ruiz-Arranz, M. (2005), “Remittances, financial development and growth”, IMF Working Paper, 05/234
  7. Hassan, G. (2012), “Remittance and the Real Effective Exchange Rate”, Working Paper, No 40084, MPRA, University of Munich.
  8. ILO (International Labor Organization) (2015), Migration in ASEAN in figures: The International Labour Migration Statistics (ILMS) Database in ASEAN,
  9. Jongwanich Juthathip (2007), “Workers Remittance, Economic Growth and Povertyin Developing Asian and the Pacific Countries”, Working Paper, No WP/07/01, UN.
  10. Khalid Koser (2007), International Migration: A Very Short Introduction, Oxford University Press.
  11. Lê Đạt Chí & Phan Thị Thanh Thúy (2014), “Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển”, Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 16 (26) - Tháng 05-06/2014.
  12. Nguyen Phuc Hien (2017), “Remittance and Competitiveness: A Case Study of Vietnam’’, Journal of Economics, Business and Management, Vol, No 2, pp 79-83.
  13. Puri & Ritzema (1999), Migrant worker remittances, Micro-finance and the Informal economy: Prospects and Issues, Working No 21, International Labour Organisation (ILO).
  14. World Bank (2017a), Migration and Remittances Data, Tại địa chỉ "http://www.worldbank.org/en/topic/migrationremittancesdiasporaissues/brief/migration-remittances-data.
  15. World Bank (2017b), Migration and Development Brief 28.

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: phuchienth@gmail.com; hiennguyenphuc@ftu.edu.vn

[2] Bộ Ngoại giao, Email: dfg242@gmail.com.

 

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HÔI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Nguyễn Phúc Hiền[1]

Vũ Thế Cường[2]

 

The Impact of Remittance Inflows on Economic Growth from some Selected ASEAN Countries.

Tóm tắt

Bài viết phân tích tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của 8 nước ASEAN (bao gồm: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam; Sing-ga-po và Bru-ney không bao gồm vì không có dữ liệu kiều hối). Sử dụng dữ liệu bảng của 8 quốc gia ASEAN này từ năm 2000 – 2016, với phương pháp ước lượng hồi quy: bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS) và tác động cố định (fixed effects) kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (GDP) tại các nước ASEAN trong mẫu nghiên cứu và cứ 1% lượng kiều hối đổ vào các nước này thì dẫn đến tăng trưởng GDP gần 0,01%.

Từ khóa: Kiều hối, Tăng trưởng kinh tế, GDP, ASEAN.

 

Abstract

The paper is to investigate the impact of remittance inflow on economic growth from 8 ASEAN countries, including: Campodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Laos, the Philippines, Thailand and Vietnam; Singapore and Bruney are excluded due to lack of remittance data. We take the penal data from these 8 countries in the period 2000-2016 to estimate its regression by using Pooled OLS and Fixed Effects methods. The result shows that the remittance inflow to these 8 countries impacts positively on an one economic growth and an one percentage increase of the remittance inflow leads to 0.01 percentage of economic growth.

Keywords: Remittance, Economic Growth, GDP, ASEAN.

 

 


  1. Đặt vấn đề

Kiều hối đã và đang là nguồn tài chính quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm cán cân thanh toán ở các nước đang phát triển. Trong hai thập kỷ qua, lượng kiều hối chảy vào các nước đang phát triển tăng nhanh, quy mô tăng cao hơn nhiều lần lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), chỉ sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Nguyễn, 2017).

Trong gần hai thập kỷ qua, Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những khu vực có tốc độ nhận được lượng kiều hối tăng nhanh, từ 11,75 tỷ đô la năm 2000 lên 61 tỷ đô la năm 2016 (World Bank, 2017a). Đồng thời các nước trong Khu vực này cũng đã trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế ấn tượng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 514 tỷ đô la (2000) lên 2246 tỷ đô la (2016) (World Bank, 2017a). Tuy nhiên hầu hết 8 nước (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam) được lựa chọn nghiên cứu trong khu vực này là các nước đang phát triển, đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong phát triển kinh tế, với nhiều đặc điểm kinh tế tương đồng.

Chính sự phát triển nhanh chóng của lượng kiều hối đến các nước đang phát triển trong đó có các nước ở khu vực ASEAN đã trở thành mối quan tâm của nhiều nhà kinh tế, nhà nghiên cứu. Cho đến này đã có nhiều nghiên cứu, cả lý thuyết cũng như thực nghiệm, về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển như các nước khu vực tiểu vùng Sahara (châu Phi), các nước Mỹ Latin (Nam Mỹ), Đông Âu, Trung Á vvv… các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau và ở thời điểm khác nhau thì cho ra các kết quả khác nhau về sự tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Mục đích của bài này là nghiên cứu liệu một lượng kiều hối lớn đổ vào 8 nước ASEAN này trong thời gian gần 2 thập kỷ (2000-2016) có tác động đến tăng trưởng kinh tế của những nước này hay không và mức độ tác động như thế nào.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Kiều hối là dòng tiền từ người di cư ở nước ngoài chuyển về cho gia đình của họ ở tổ quốc (Koser, 2007). Nó chính là phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài gửi về nước (Puri & Ritzema, 1999) và đóng vài trò quan trọng cho phát nền kinh tế nước gửi người đi lao động ở nước ngoài.

Về mặt lý thuyết, Barajas, A. (2009) cho rằng, kiều hối có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tích lũy tư bản, phát triển lực lượng lao động, và năng suất các nhân tố tổng hợp.

Có rất nhiều cách thức để kiều hối có thể tác động đến tốc độ tích lũy tư bản của nước nhận kiều hối. Cách rõ nhất có thể thấy là bằng việc làm tăng trực tiếp nguồn vốn, đặc biệt trong trường hợp nước nhận kiều hối phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn vốn nội địa để đầu tư. Tuy nhiên, tác động của kiều hối đến đầu tư nội địa không chỉ đơn giản là tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư. Trong nhiều trường hợp, ngoài việc giúp cải thiện uy tín, tín dụng của các nhà đầu tư nội địa, thì kiều hối còn có thể làm giảm chi phí vốn của nền kinh tế. Đồng thời, kiều hối cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế, do những luồng kiều hối về trong tương lai có thể được dùng để trả cho những khoản nợ hiện tại.

Kiều hối có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động thông qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ sinh. Thông qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, kiều hối có thể có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động do lượng kiều hối lớn có thể làm giảm nỗ lực lao động của người nhận, người nhận có thể không cần lao động mà sống nhờ vào kiều hối, từ đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và nguồn cung lao động của nền kinh tế sẽ bị giảm. Tuy nhiên việc nhận được nhiều kiều hối có thể làm tăng tỷ lệ sinh, từ đó làm tăng nguồn cung lao động.

Kiều hối có thể tác động đến năng suất các nhân tố tổng hợp thông qua hiệu quả của việc đầu tư nội địa, cũng như quy mô của các khu vực kinh tế tạo ra ảnh hưởng ngoại lai tích cực. Các tác động này lại phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể của từng nền kinh tế. Tác động của kiều hối đến hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào chất lượng của trung gian tài chính trong nước đầu tư các khoản kiều hối đó. Đồng thời, hiệu quả của kiều hối cũng phụ thuộc vào lượng kiều hối được sử dụng để đầu tư. Kiều hối cũng có thể ảnh hưởng đến năng lực phân phối tư liệu sản xuất của nền kinh tế nhận kiều hối.

Nhìn chung, kiều hối có thể có nhiều tác động lớn, theo nhiều chiều hướng, thậm chí trái ngược nhau, đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các tác động này lại không chắc chắn, có thể xảy ra có thể không.

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế cũng đưa ra nhiều kết quả không thống nhất, cho thấy kiều hối có thể có tác động tích cực, tiêu cực hoặc ko có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các mẫu nghiên cứu khác nhau.

Giuliano và Ruiz-Arranz (2005) sử dụng phương pháp mô-men tổng quát (GMM) phân tích dữ liệu về hơn 100 nước trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 2002 để tìm hiểu quan hệ giữa kiều hối với tốc độ tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra không có tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế, nhưng ủng hộ quan điểm rằng kiều hối giúp làm giảm các khó khăn tài chính, do đó có tác động tích cực đến kinh tế chỉ ở các nước có khu vực tài chính kém phát triển.

Catrinescu (2006) sử dụng dữ liệu về 162 nước trong khoảng thời gian 34 năm (1970-2003) xem xét liệu kiều hối có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua đóng góp vào vốn tài chính và con người, hay kiều hối sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn do làm giảm lao động và các tác động của “căn bệnh Hà Lan”. Cuối cùng, nghiên cứu phủ nhận tác động tiêu cực của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế và chỉ ra rằng trình độ phát triển của các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế.

Ang (2007) tập trung nghiên cứu các cách thức mà kiều hối có thể kích thích phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Phi-líp-pin. Nghiên cứu này cho thấy, tại Phi-líp-pin, kiều hối có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, cần có các chính sách hợp lý và môi trường thuận lợi để kiều hối có thể phát huy hết tác động tích cực của nó.

Chami, R. (2008) sau khi nghiên cứu dữ liệu của 84 nước trong khoảng thời gian 1974 – 2004 lại không thể tìm thấy tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm về kiều hối và tăng trưởng kinh tế vẫn còn đưa ra các kết luận không đồng nhất, thậm trí là trái chiều. Điều này có thể được lý giải bởi tình trạng các nghiên cứu khác nhau sử dụng các cách đo kiều hối khác nhau, cách lựa chọn mô hình phân tích tác động của kiều hối khác nhau và mẫu nghiên cứu khác nhau (Barajas, 2009).

  1. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN

Trải qua 50 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 của thế giới và thứ 3 châu Á với tổng GDP đạt 2.550 tỷ USD năm 2016 (bao gồm cả 10 nước). Trong suốt gần 20 năm qua, trừ khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009, tốc độ tăng trưởng GDP của khối ASEAN đạt mức trung bình khoảng 6%, thuộc loại cao nhất thế giới.

ASEAN với hơn 10 triệu người sống ở nước ngoài trong năm 2013 (ILO, 2015), là một trong những khu vực nhận được lượng kiều hối lớn nhất trên thế giới (61 tỷ USD) trong năm 2016, chiếm gần 10% tổng lượng kiều hối trên thế giới (600 tỷ đô la). Số lượng kiều hối đổ vào ASEAN từ năm 2000 – 2016 tăng mạnh ở tất cả các nước. Trong số 8 nước ASEAN nghiên cứu, Phi-líp-pin là nước nhận được kiều hối lớn nhất với giá trị 27 tỷ USD, tương đương với 10% GDP của nước này, chiếm gần một nửa lượng kiều hối mà ASEAN nhận được. Tiếp theo là Việt Nam với lượng kiều hối gần 12 tỷ đô la, chiếm khoảng 6% GDP. Các nước khác nhận được lượng kiều hối lớn trong ASEAN là In-đô-nê-xi-a, và Thái Lan.

Biểu đồ 1 chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2000-2016, 8 nước ASEAN (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam) đều có tăng trưởng kiều hối và tăng trưởng kinh tế ấn tượng và đồng đều. Điều này cho thấy dòng kiều hội và tăng trưởng kinh tế GDP có mối quan hệ tích cực nhất định.

Biểu đồ 1. Kiều hối và GDP của 8 nước ASEAN (2000 - 2016)

Nguồn: World Bank (2017a)

  1. Nghiên cứu thực nghiệm.

4.1. Mô hình nghiên cứu

Để nghiên cứu thực nghiệm tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số nước ASEAN, tác giả lựa chọn biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người hàng năm (lnGDPpercapitarate) đại diện cho tăng trưởng kinh tế, và biến độc lập là tỷ lệ kiều hối trên GDP làm biến đại diện cho kiều hối (lnREMperGDP). Các biến này đều được tính dưới dạng lô-ga-rít tự nhiên.

Về các biến điều kiện thể hiện các yếu tố khác ngoài kiều hối có tác động quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, tương tự các nghiên cứu trước đây của Chami, R. (2008), cùng một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này sử dụng 3 bộ biến điều kiện như sau:

Trường hợp 1: gồm 3 biến điều kiện là:

  • Lo-ga-rít tự nhiên của Tỷ lệ của lượng cung tiền M2 trên GDP (lnM2perGDP).
  • Lo-ga-rít tự nhiên của Tỷ lệ của kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP (lnTRADperGDP).
  • Tỷ lệ lạm phát (INF).

Trường hợp 2: gồm 4 biến điều kiện là:

  • Ba biến điều kiện trong trường hợp 1.
  • Lô-ga-rít tự nhiên của tỷ lệ Vốn đầu tư nội địa trên GDP (lnGCFperGDP).

Biến Lô-ga-rít tự nhiên của tỷ lệ Vốn đầu tư nội địa trên GDP được thêm vào mô hình để xem xét kiều hối có tác động đến tăng trưởng thông qua đầu tư hay thông qua năng suất các nhân tố tổng hợp.

Trường hợp 3: gồm năm biến điều kiện là:

  • Bốn biến điều kiện trong trường hợp 2.
  • Lô-ga-rít tự nhiên của tỷ lệ tăng trưởng dân số (lnPOP).

Tương tự các nghiên cứu trước đây, ngoại trừ biến tỷ lệ lạm phát, tất cả các biến còn lại đều được thể hiện ở dạng lô-ga-rít tự nhiên. Theo Lê Đạt Chí & Phan Thị Thanh Thúy (2014), các biến trong mô hình được lấy lô-ga-rít tự nhiên để giải quyết mối quan hệ phi tuyến có thể có giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình đồng thời làm giảm độ lệch của biến. Tuy nhiên, khác với các biến còn lại, tỷ lệ lạm phát đo lường phần trăm thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng do đó biến này sẽ không có biến đổi qua lô-ga-rít.

Với 3 bộ biến điều kiện như đã trình bày, nghiên cứu này sẽ sử dụng 3 mô hình như sau:

Mô hình (1):

lnGDPpercapitarate = β0 + β1 lnREMperGDP + β2 lnM2perGDP + β3 lnTRDperGDP + β4 INF + µit

Mô hình (2):

lnGDPpercapitarate = β0 + β1 lnREMperGDP + β2 lnM2perGDP + β3 lnTRDperGDP + β4 INF + β­5 lnGCFperGDP + µit

Mô hình (3):

lnGDPpercapitarate = β0 + β1 lnREMperGDP + β2 lnM2perGDP + β3 lnTRDperGDP + β4 INF + β­5 lnGCFperGDP + β6 lnPOP + µit

4.2. Dữ liệu

Dữ liệu sử dụng trong phân tích là dữ liệu bảng của tám nước ASEAN bao gồm: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2016 từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Dữ liệu bảng này là cân bằng. Hai nước ASEAN khác là Bru-nây, và Sin-ga-po không được đưa vào phân tích do không có dữ liệu kiều hối của các nước này.

Khoảng thời gian nghiên cứu được chọn từ năm 2000 – 2016, do dữ liệu trong thời gian này được Ngân hàng Thế giới cập nhật đầy đủ và có thể truy cập được. Nhiều dữ liệu trước năm 2000 của một số nước trong mẫu nghiên cứu không sẵn có, có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả phân tích nên khoảng thời gian từ năm 2000 trở về trước không được chọn.

Đối với dữ liệu bảng, ba phương pháp cơ bản dùng để phân tích hồi quy đối với dữ liệu bảng là: Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất gộp (Pooled OLS), phương pháp ước lượng tác động cố định (fixed effects), và phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (random effects). Do đó, đối với mỗi phương pháp, cần thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình nào trong ba mô hình kể trên là phù hợp nhất với từng trường hợp. Các kiểm định này là Kiểm định Breusch and Pagan để lựa chọn giữa Pooled OLS và Fixed effects/ Random Effects; và kiểm định Sargan – Hansen để lựa chọn giữa Fixed Effects và Random Effects.

Do nghi ngờ dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu có hiện tượng phương sai thay đổi, nên khi sử dụng các phương pháp ước lượng trên, sẽ sử dụng thêm tùy chọn sai số chuẩn nhóm mạnh (clustered robust standard error) để hạn chế tác động của phương sai thay đổi đến kết quả ước lượng.

4.3. Kết quả nghiên cứu

Sau khi thực hiện việc chạy dữ liệu bảng của 8 nước thời gian từ năm 2000 đến 2016 bằng phần mềm STATA, nghiên cứu thu được kết quả ước lượng các hệ số tương quan của biến đại diện cho kiều hối theo 3 mô hình (1), (2), (3) được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1. Kết quả ước lượng hồi quy giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến độc lập

Mô hình 1

(Fixed Effects)

Mô hình 2

(Fixed Effects)

Mô hình 3

(Pooled OLS)

lnREMperGDP

0.0099801***

(0.0011706)

0.0098215***

(0.0019775)

0.001344

(0.002345)

lnM2perGDP

-0.0145638*

(0.0070936)

-0.0149474*

(0.0063499)

-0.01982***

(0.003908)

lnTRDperGDP

0.0014545

(0.0142617)

0.0019205

(0.015242)

0.005354

(0.007339)

INF

0.0300986*

(0.0148261)

0.0322073

(0.0174808)

0.064224**

(0.02233)

lnGCFperGDP

 

0.003267

(0.0198141)

-0.00897

(0.018216)

lnPOP

 

 

-0.01278

(0.010946)

R-squared

0.0827

0.0786

0.3434

Obs

136

136

136

lnGDPperca~e: Biến phụ thuộc

* mức ý nghĩa 10% ; ** mức ý nghĩa 5% ; *** mức ý nghĩa 1%

Từ kết quả được tổng hợp ở Bảng1 có thể thấy trong Mô hình 1 và 2 hệ số hồi quy của biến lnREMperGDP đều dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả chỉ ra hệ số hồi quy 0,00998 (trường hợp 1) và 0,0098 (trường hợp 2), điều đó có nghĩa là cứ 1% thay đổi lượng kiều hối thì góp phần làm tăng gần 0,01% tăng trưởng kinh tế. Trong Mô hình 2, sau khi thêm biến lnGDFperGDP đại diện cho tổng mức đầu tư nội địa vào phương trình, kiều hối vẫn có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan không thay đổi nhiều so với ở Mô hình 1. Điều này cho thầy kiều hối tác động tới tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua các nhân tố tổng hợp thay vì là nhân tố vốn đầu tư. Trường hợp Mô hình 3 khi đưa thêm biến điều kiện dân số lnPOP vào mô hình thì biến kiều hối lnREMperGDP không có ý nghĩa thống kế nhưng hệ số hồi quy vẫn dương. Kết quả ở Mô hình 1 và 2 cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của 8 nước ASEAN nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu ở một số nước và khu vực trước đây của Cooray (2012), Hassan, G. (2012) và Jongwanich (2007).

Tác giả cũng thực hiện các kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến đối với mỗi trường hợp. Kết quả đều cho thấy không xuất hiện hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến trong cả 3 trường hợp.

  1. Kết luận và khuyến nghị

5.1. Kết luận

Nghiên cứu thực nghiệm dữ liệu của 8 nước ASEAN là Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2016 bằng mô hình fixed effects. Kết quả cho thấy kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở những nước này, cứ tăng 1% lượng kiều hối thì dẫn đến 0,01% tăng trưởng kinh tế (GDP). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu trước đây về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm ở một số khu vực.

Tuy nhiên, nghiên cứu này còn một số hạn chế: Thứ nhất, giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế có thể có vấn đề nội sinh khiến cho các kết quả ước lượng bằng phương pháp fixed effects và OLS sử dụng trong nghiên cứu này có thể kém chính xác, đòi hỏi cần tìm các phương pháp ước lượng khác phức tạp hơn. Thứ hai, trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2000 – 2016, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 gây ra ảnh hưởng đột biến với các biến số được sử dụng trong nghiên cứu (ví dụ như tốc độ tăng GDP trên đầu người), tuy nhiên nghiên cứu chưa xem xét đến ảnh hưởng của sự kiện này đến kết quả nghiên cứu. Thứ ba, dữ liệu kiều hối được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu “migrants remittances” của Ngân hàng Thế giới. Kiều hối “Migrants remittances” gồm ba thành phần là tiền của người xuất khẩu lao động “worker’s remittances”, tiền đền bù cho người lạo động “compensation of employees”, và chuyển tiền của người nhập cư “migrants’ transfers”. Theo Chami, R. (2008), ba thành phần này của kiều hối “migrants remittances” có các tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế, nên việc gộp cả ba thành phần chung trong một phân tích tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến những sai sót.

Do đó, nghiên cứu này có thể tiếp tục được cải thiện theo một số hướng sau: Sử dụng phương pháp ước lượng hạn chế được vấn đề nội sinh như phương pháp mô-men tổng quát (GMM); Lựa chọn một trong ba thành tố của “Migrants Remittances” gồm “worker’s remittances”, “compensation of employees”, và “migrants’ transfers” để phân tích; Sử dụng bộ dữ liệu lớn hơn với ít sự khác biệt trong dữ liệu giữa các nước.

5.2. Khuyến nghị

Theo kết quả nghiên cứu với sự tác động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở 8 nước ASEAN được lựa chọn nghiên cứu, trong đó có Việt Nam cần có các chính sách để thu hút và sử dụng hiệu quả dòng kiều hối với tư cách như là dòng vốn dài hạn cho nền kinh tế theo một số định hướng sau đây:

Thứ nhất, có chính sách thu hút kiều hối, thông qua khuyến khích, vận động người di cư, ở nước ngoài đặc biệt là những kiều bào và lao động xuất khẩu chuyển kiều hối về nước để đầu tư, kinh doanh. Để thu hút lượng kiều hối chuyển về trong nước thì cần: (1) xây dựng hệ thống chuyển tiền tiện lợi chính xác với chi phí thấp giữa trong nước với nước ngoài bằng việc khuyến khích các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ liên quan đến kiều hối; (2) tạo điều kiện để người gửi và người nhận có đa dạng các kênh đầu tư; (3) nghiên cứu phát hành “trái phiếu kiều hối” hoặc thành lập các quỹ đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút lượng kiều hối từ kiều bào hay người lao động ở nước ngoài như là một nguồn vốn đầu tư dài hạn vào phát triển sản xuất kinh trong nước.

Thư hai, có chính sách phát triển thị trường xuất khẩu lao động, tạo điều kiện về chính sách vay vốn để người nghèo có khả năng được xuất khẩu lao động, có cơ hội gia tăng thu nhập cho gia định ở nước nhận kiều hối. Có chính sách khuyến khích các đơn vị tổ chức mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu bằng việc đào tạo chuẩn kỷ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

Thứ ba, cần thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa minh bạch, tạo niềm tin chính sách cho các kiều bào. Phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng minh bạch bền vững nhằm thu hút dòng kiều hối đầu tư vào thị trường này.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Ang, A. P. (2007), “Workers’ remittances and economic growth in the Philippines”, https://www.researchgate.net/publication/4778184_Workers'_Remittances_and_Economic_Growth_in_the_Philippines
  2. Arusha V Cooray (2012), “The Impact of Migrant Remittances on Economic Growth: Evidence from South Asia”, Review of International Economics, Vol 20, Issue 5, pp 985-998.
  3. Barajas, A., Chami, R., Fullenkamp, C., Gapen, M. và Montiel, P. (2009),
    “Do workers’ remittances promote economic growth?”, IMF Working Paper, Middle Eastern and Central Asia Department, WP/09/153.
  4. Catrinescu, N., Leon-Ledesma. M., Piracha, M. và Quillin, B. (2006), “Remittances, institutions and economic growth”, IZA Discussion Paper, No. 2139.
  5. Chami, R. và cộng sự (2008), “Macroeconomic consequences of remittances. International Monetary Fund”, ISBN 978-1-58906-701-1, Washington, DC.
  6. Giuliano, P. và Ruiz-Arranz, M. (2005), “Remittances, financial development and growth”, IMF Working Paper, 05/234
  7. Hassan, G. (2012), “Remittance and the Real Effective Exchange Rate”, Working Paper, No 40084, MPRA, University of Munich.
  8. ILO (International Labor Organization) (2015), Migration in ASEAN in figures: The International Labour Migration Statistics (ILMS) Database in ASEAN,
  9. Jongwanich Juthathip (2007), “Workers Remittance, Economic Growth and Povertyin Developing Asian and the Pacific Countries”, Working Paper, No WP/07/01, UN.
  10. Khalid Koser (2007), International Migration: A Very Short Introduction, Oxford University Press.
  11. Lê Đạt Chí & Phan Thị Thanh Thúy (2014), “Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển”, Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập, Số 16 (26) - Tháng 05-06/2014.
  12. Nguyen Phuc Hien (2017), “Remittance and Competitiveness: A Case Study of Vietnam’’, Journal of Economics, Business and Management, Vol, No 2, pp 79-83.
  13. Puri & Ritzema (1999), Migrant worker remittances, Micro-finance and the Informal economy: Prospects and Issues, Working No 21, International Labour Organisation (ILO).
  14. World Bank (2017a), Migration and Remittances Data, Tại địa chỉ "http://www.worldbank.org/en/topic/migrationremittancesdiasporaissues/brief/migration-remittances-data.
  15. World Bank (2017b), Migration and Development Brief 28.

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.; Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Bộ Ngoại giao, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó..

hacklink al hack forum organik hit kayseri escort deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler canlı casino siteleri grandpashabet grandpashabet sisli escortMostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerkedi sahiplenmearchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025makrobet girişperabet giriştipobet girişselçuksportsonwinオンラインカジノ 違法monobahisbahis sitelericasinolevant girişmarsbahis girişGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişstarzbet girişStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişGrandpashabetGrandpashabet girişPornofull film sitesilk21ultrabetTubidySnaptikrulet tahmin programı deneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelermatbetSteroid Siparişperabetperabetjojobet giriştaraftarium24casinolevantgrandpashabetonwinhttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.puffsstore.com/antep escortjojobetonwinonwinartemisbettwitter video downloaderjustin tvtaraftarium24selçuksports2025 calendarbetpark girişterea sigarapusulabetonwin güncel girişonwinSakarya escortSakarya escortonwincanlı casino sitelerideneme bonusu veren sitelerMp3 Juiceklinik kecantikan tangerangtubidy mp3 downloadvbetmarsbahisdeneme bonusupusulabetfree porn zenci pornosoundcloudaudvevobahissportsbet girişsportsbet giriş mostbetsportsbet.io girişcasinolevant girişcasibom güncel girişdeepnude aideneme bonusu 2025endüstriyel nem almabmw yedek parçadelta executorhttps://www.alternatifsigaratr.com/iqos-ilumahttps://www.ebuharsigara.com/tereahttps://www.vozolesigaram.com/elektronik-sigaramacrobetramadabetcasinoroysdeneme bonusu veren sitelermostbetGanobet giriskingroyalkalebettempobetjojobetsafirbetcasibom girişbahis siteleriBetkanyoncasibom girişbetzulawbahiswinxbetbetparibuTokyobetNerobetNgsbahisGoldenbahistitobetsahabet girisesenyurt escortdoedacasibomlanetkelsamsun escortDarkBet Yeni Giriş Adresimersin escortkingroyalBetkanyonterea sigarahd film izlepadişahbetmatadorbet girişbahis forumubahis forumubizbethasta yatağı kiralamahasta yatağı kiralamabetscosmosbetscosmos girişbizbetaresbetcasibom토토사이트marsbahisSekabetmarsbahiscasibom girişcasibomcasibom güncelÇorlu Escortdizipalmatadorbetdeneme bonusu veren sitelerbetpublicradissonbetcasibombetparkprimebahisStarzbet Giriş1xbetBetgarantimarsbahis güncel girişBetebetDeneme bonusu veren sitelervadicasinohttps://www.vozolal.com/demo slot oynapadişahbetbets10padişahbetiqos 3 duo fiyatlarılimanbetlimanbetcasibomataşehir eskortataşehir eskortistanbul eskortholiganbetşans casinocasino şans1xbetsportsbet girişdeneme bonusudeneme bonusumostbet먹튀검증 사이트fethiye escortfethiye escortdeneme bonusupadişahbetcasibomcasibombetebetanyalydoulousoluotyjigolo sitesidelta executorpadişahbetbahiscasinoladesbetblackxbetlotobettophillbetcasibom girişonwinzbahis girişmadridbetMaltepe escortselçuksportspusulabet güncel girişpusulabet güncel giriştiktok 1.000 takipçicasino siteleripusulabet girişpadişahbetonwin girişcasibomhttps://www.esigaraplus.com/vbetvbet girişvbettr girişvbetgiris.netvbettr güncel girişvbet canlı destekpadişahbet girişstarzbetcasinofastkingroyalCasibomcasibomdubai yeni projelerbahiscasinobahiscasino girişvbet girişTinto Brassmeritkingads saldırı botucasibomkalebet girişbeymenslotfethiye escortBlox Fruits Scriptzbahis güncel girişpadişahbet Kabala BüyüsüCasibommeritkingtipobetfixbetpin upankara evden eveAbebetbetturkey girişjojobetsahabetcasibompusulabetjojobetcasibomartemisbetfansportcasibom girişdeneme bonusu veren sitelerprimebahiscasibomgamdom girişpadişahbet girişcasinolevantmavibetjojobet yeni girişbetoffice girişsahabetbetbigoprimebahisTrwinimajbethd film izlecasibom girişataşehir korsan taksibetbigoStake Türkiyeizmir escortterea sigarameritkingcasibomdeneme bonusu veren sitelersolana sniper botmarsbahismarkamarka1casibomşanscasinoşanscasino girişcasino şans girişşans casino kayıtcasino sansjojobetcratosslotcratosslotcratosslotcasibommarsbahismarsbahis girişvozolsahabetbetcioevde paketleme işibetwoon3dskycasivalmobil ödeme bozdurmaBetcioMarsbahisBahsegel3dskysahabet girişCasibompusulabetpusulabet girişpusulabet girişpusulabet girişpusulabet girişpusulabet güncel girişmarsbahismarsbahismarsbahisTürk ifşa türk ifşa telegram türk ifşa Twitter türk ifşa alemi imajbetmatbetjojobet girişholiganbetsekabetonwinsahabetgrandpashabetmeritkingnakitbahisbets10ultrabetmarsbahiscasibomwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftcasibom girişmatadorbetbetwoonvevobahisjojobetbetparkbetnanoextrabetmarsbahissahabetsekabetrestbetpinbahisonwinmobilbahismeritbetmavibetmatbetmatadorbetmaltcasinokingroyalimajbetholiganbetgrandpashabetcasinomaxibetcioartemisbetimajbetmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisholiganbetmaltcasinomatadorbetgrandpashabetcasibomrestbetbetciomobilbahiscasinomaxicasinometropolzbahiszbahisbets10jojobetmavibetkingroyalgiftcardmall/mygiftbetsmoveBahiscomlunabetsahabetPortobetmilanobetholiganbetholiganbetGanobetcasibom girişcasibomtempobetkalebetsafirbetsafirbetngsbahispusulabetcoinbar xslotsolana volume botBetciopusulabetgorabetselçuksportsizmir temizlik şirketleriinstagram ban servicesjojobetjojobet paycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişbetconstruct alt yapılı sitelermeritbetgirisyap.comcasinogrambetnoel girişespor bahisdeneme bonusu 2025güvenilir casino sitelerigobahiskareasbetbitcoin ile çekim yapılan bahis siteleribetingo güncel girişasper casino güncel girişcasintro girişspinco güncel girişbetportal güncel girişbetsilvabetmabet güncel girişistekbet girişganobet girişbetilton güncel girişkolaybet girişbetlesenebetsalvador girişbetwildjewel betting giriştakvimbet girişfocusbet-giris.comgetir bet girişbalinabet girişvippark güncel girişbethand girişwiocasino girişbetjollybetsin girişladesbet güncel girişbetingo güncel giriştaksimbet girişbibubetrönesansbetcasimontanazbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetbatumslotbatumslotbetpuanbeymenslot girişbeymenslotqueenbetpumabettelegram gruplarıortakbetpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişBetgit girişcasibom giriştimebettimebet giriştimebet giriştimebetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibom güncel girişcasibom linkcasibom twittertimebet twittertimebet linkcasibomcasibom güncel girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtimebettimebet girişmatadorbetmatadorbet girişjojobet girişTrendbet GirişBetturkey girişmatadorbet güncel girişmatadorbet girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet linkpadişahbet girişpadişahbet güncel girişpadişahbet güncel sitepadisahbet girisimajbet girişimajbet güncel girişpadisahbet girişpadisah girişpadişahbet güncel girişPadişahbet GirişPadişahbet Güncel GirişbetturkeyGanobetPadişahbet Güncel GirişPadişahbet GirişPadişahbet Güncel LinkGanobet GirişGanobet güncel Girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet güncel linkBetturkey GirişBetturkey Güncel GirişBetturkey Güncel LinkBetturkey GirişBetturkey Güncel GirişBetturkey Girişibetturkey güncel linktipobet giriştipobet güncel giriştipobet giriş linkTipobet güncel girişbetturkeybetturkey güncel girişbetturkeybetturkeybetturkey girişTipobet GirişTipobet Güncel GirişTipobet Giriş LinkTipobet GirişiBetturkey girişBetturkey Güncel GirişBetturkey Resmi Girişbetturkey girişbetturkey güncel girişbetturkey giriş linkBetturkeybetturkey girişbetturkey güncel girişMatbet Girişmatbet güncel girişMatbet Güncel LinkMatbet GirişMatbet Güncel GirişMatbet GirişMatbet GirişMatbet Güncel Girişbets10 girişBets10 Güncel GirişBets10 Günceljojobet güncel girişjojobet girişjojobet giriş linkjojobet güncelBetturkey Güncel GirişBetturkey GirişBetturkey Güncel LinkBets10 girişBets10 güncel girişBets10 güncelBets10 güncel linkBets10 güncel girişbetson güncelbets10 girişBets10 güncelBets10 güncel linkBets10 güncel linkiBets10 linkBets10 Güncel LinkBetson Güncel GirişBets10 GüncelBets10 GüncelBets10 Güncel GirişBets10 LinkKaravanVizyon KaravanVip Araç TasarımKaravan YapımıKaravan Satın AlBets10 GirişBets10 Güncel GirişBets10Bets10 LinkBets10 Güncel LinkBahsegel güncel girişBahsegel GüncelBahsegel Güncel LinkBets10 Güncel GirişBets10 GüncelBets10 Güncel LinkBets10 MobilBets10 GüncelBets10 GüncelBets10 Güncel GirişBets10 LinkBets10 Mobil GirişBets10 Güncel GirişBets10 GirişBets10 LinkBets10 Güncel LinkBets10 Mobil LinkBets10 güncel girişimajbet güncel girişimajbet girişimajbet güncel linkimajbet mobil girişBets10 Güncel GirişBets10 GüncelBets10 GirişBets10 LinkBetgit GirişBetgit Güncel GirişBetgit Mobil GirişBetgit LinkPerabet GirişPerabet GirişPerabet Güncel GirişPerabet LinkPerabet girişPerabet güncel girişPerabet linkPerabet girişPerabet güncel girişPerabet güncel linkPerabettempobet giriştempobet güncel girişTempobet girişTempobet güncelTempobet linktempobet girişTempobet güncel girişCasibom güncelCasibom güncel girişCasibom mobil girişcasibom mobil girişCasibom linkcasibom twitterTempobet mobil giriştempobet twitterPerabet girişPerabet güncel girişPerabet girişPerabet mobil girişPerabet twitterstrazbet girişstrazbet güncel girişstrazbet twitterstrazbet mobilPerabet girişPerabet güncel girişPerabet güncelPerabet girişPerabet Güncel GirişPerabet girişip stressersekabettipobet