Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 112

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO THUẬN LỢI CHO DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ[1]

Hoàng Xuân Hòa[2]

Nguyễn Thị Tùng Lâm[3]

Tóm tắt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tự do hóa dịch chuyển lao động giữa các nước vẫn là xu thế chủ đạo. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam đồng thời cũng gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển thị trường lao động. Quá trình phân công sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên nền tảng ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường lao động các quốc gia. Từ những chủ trương chính sách và thể chế liên quan của Việt Nam, cũng như số liệu thực tiễn về sự dịch chuyển lao động có tay nghề của Việt Nam và khu vực, bài viết phân tích những thành tựu và kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số tồn tại và bất lợi, từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Từ khoá: Dịch chuyển lao động, lao động có tay nghề, đề xuất giải pháp, Việt Nam

Abstract

In the context of globalization, international integration and the tendancy of the fourth industrial revolution, the free mobility of labor among countries is one of the key trends. In alignment with the current opportunities, Vietnam is also facing with plenty of challenges in the process of developing the labor market. The distribution of labor along with global value chains on the basis of informatic technology application has been reshaping the labor allocation and the dependency between labor markets in various countries. Based on Vienam’s institutional directions and policies, and the factual data of the mobility of highly skilled labor in Vietnam and regional countries, this paper analyses the achievements and successes in the recent years, points out the shortcomings and challenges, thereby proposing some recommendations, especially including institutional improvements, in order to facilitate Vietnam’s highly skilled labor mobility in the context of international integration.

Keywords: Labor mobility, highly skilled labor, proposed solutions, Vietnam.

 

Đặt vấn đề

Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước. Trong khi đó, bối cảnh trong nước cũng có nhiều thuận lợi đan xen với những khó khăn mới. Nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo điều kiện phát huy tốt hơn những lợi thế trong nước và tận dụng nguồn lực bên ngoài cho phát triển, các tiêu chuẩn hàng hóa và tiêu chuẩn lao động trở thành các ràng buộc cạnh tranh mang tính kỹ thuật. Nền duy trì mức tăng trưởng với tốc độ cao là điều kiện cơ bản để giải quyết việc làm nhưng yêu cầu tận dụng những cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mục tiêu phát triển bền vững, thể chế thị trường lao động tiếp tục cần hoàn thiện để phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế cũng như yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thị trường lao động Việt Nam cũng ngày càng hội nhập với quốc tế, mức độ luân chuyển lao động sẽ cao hơn đòi hỏi người lao động phải có trình độ, năng lực cao hơn làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ là cơ hội để thị trường hàng hóa và lao động tiếp tục phát triển mạnh hơn. Việc xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2015, đặt ra những cơ hội lớn cho sự phát triển thị trường lao động của các nước thành viên, tuy nhiên cũng mở rộng sân chơi, cạnh tranh trên phạm vi mới, với các nước có thu nhập trung bình, với thời cơ mới của CMCN4.0 song cũng đặt ra thách thức, rủi ro hơn.

  1. Một số vấn đề lý luận chung về dịch chuyển lao động và vai trò của thể chế
    • Dịch chuyển lao động và lao động có tay nghề

Tình trạng mất cân đối cung – cầu trên thị trường lao động trong các nền kinh tế  luôn diễn ra, điều đó đã làm giảm hiệu quả và kìm hãm sự phát triển sản xuất. Liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế chính là một cách thức quan trọng giải quyết vấn đề trên. Cũng như hàng hóa và các nguồn lực khác, lao động có thể di chuyển giữa các nước từ nơi “thừa” đến nơi “thiếu”, giúp cho năng suất lao động ở tất cả các nước tham gia vào liên kết kinh tế được nâng cao. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ các quốc gia đã nới lỏng chính sách việc làm đối với lao động nước ngoài, điều đó đã tạo ra cơ hội cho người lao động, đặc biệt là lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề cao. Do đó, di chuyển lao động được xem là một trong những cách thức khai thác, tận dụng nguồn lao động dư thừa và phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. Như vậy có thể thấy, xuất phát điểm của dịch chuyển lao động giữa các quốc gia chính là do lợi ích to lớn mà sự dịch chuyển này mang lại.

Dịch chuyển lao động, hay còn gọi là di chuyển lao động (tiếng Anh là labour mobility, labour movement, hoặc labour migration), là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh tế học. Trong các mô hình đầu tiên về dịch chuyển lao động của Todaro (1969) và Harris & Todaro (197), lao động có xu hướng di chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị khi có sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng từ việc làm. Radcliffe (2018) định nghĩa: “Dịch chuyển lao động là khái niệm đề cập đến việc người lao động có thể di chuyển trong một nền kinh tế hay giữa các nền kinh tế khác nhau”, qua đó cho thấy đây là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kinh tế vì sự dịch chuyển lao động - một trong những yếu tố chính của sản xuất - ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản xuất của các quốc gia. Theo Long và Ferrie (2011), “dịch chuyển lao động bao gồm những thay đổi về vị trí của người lao động cả trên không gian vật lý (tính di động địa lý) và trên một tập hợp các công việc (di động nghề nghiệp)”. Tác giả Tejvan Pettinger cho rằng: “Dịch chuyển của lao động đề cập đến cách người lao động dễ dàng có thể chuyển sang các công việc khác nhau trong nền kinh tế.  Công ước của ILO về Di chuyển việc làm năm 1949 (số 97) trong Điều 11 cho rằng: "Dịch chuyển lao động có nghĩa là một người di chuyển từ nơi này sang nơi khác với mục đích tìm kiếm việc làm”.

               Dù được lý giải khác nhau, nhưng tựu chung, sự dịch chuyển lao động sẽ được hiểu là khái niệm dùng để chỉ mức độ mà mọi người có thể và sẵn sàng chuyển từ công việc này sang công việc khác hoặc từ khu vực này sang khu vực khác để làm việc. Như vậy, theo quan niệm thông thường, với nghĩa rộng, dịch chuyển lao động có thể được hiểu là sự chuyển dịch của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự di chuyển nơi cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Dịch chuyển lao động bao gồm hai quá trình: xuất cư (emigration) và nhập cư (immigration). Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều có những ảnh hưởng đến cơ cấu và động lực tăng dân số của một vùng hay một quốc gia, nhất là quá trình nhập cư đôi khi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành dân cư ở một số khu vực. 

Dịch chuyển lao động có thể được phân làm hai loại, dịch chuyển lao động trong nước (domestic labor mobility) và dịch chuyển lao động quốc tế (international 
labour movement)[4]. Dịch chuyển lao động trong nước là sự dịch chuyển trong phạm vi một quốc gia nhất định. Là một quá trình di chuyển từ khu vực kém phát triển hơn đến khu vực phát triển hơn. Dịch chuyển lao động quốc tế là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, có kèm theo thay đổi về chỗ ở và nơi cư trú. Như vậy sự dịch chuyển lao động quốc tế này bao gồm cả việc xuất khẩu, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, và việc người lao động tự chủ động tìm việc làm tại quốc gia khác.

Hai yếu tố chính của tính di động lao động là: Dịch chuyển lao động về mặt địa lý (geo­graphical mobility of labor) – đó là việc người lao động di chuyển giữa các vùng và các quốc gia khác nhau để tìm kiếm công việc mới[5]. Dịch chuyển lao động về mặt nghề nghiệp (occupational mobility of labor) – Sự di chuyển lao động về mặt nghề nghiệp liên quan đến mức độ mà người lao động thay đổi nghề nghiệp hoặc kỹ năng để đáp ứng với sự khác biệt về tiền lương hoặc khả năng tận dụng công việc[6].

Trong bối cảnh thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, lao động có kỹ năng, tay nghề trở nên đặc biệt cần thiết. Những thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế đối với sự phát triển của công việc dựa trên tri thức, lao động có tay nghề trong tương lai có thể khác với lao động có tay nghề của quá khứ và hiện tại. "Sự nổi dậy của máy móc" đang tạo ra một cuộc tranh luận lớn và một mức độ lo lắng nhất định giữa các công nhân lành nghề, người tự hỏi liệu cuối cùng họ sẽ được thay thế bằng công việc của một robot hay một thuật toán máy tính. Những người chưa tham gia vào thế giới làm việc tự hỏi những loại kỹ năng nào sẽ dẫn đến việc làm có ích trong kỷ nguyên mới này. Sản xuất cao cấp và dịch vụ chuyên nghiệp đòi hỏi kiến thức chuyên môn chắc chắn và sâu rộng để chống lại sự tấn công từ các cỗ máy. Kỹ năng trong các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) hiện đang được thúc đẩy như là câu trả lời để duy trì tính cạnh tranh trong lực lượng lao động toàn cầu hiện đại.

               Lao động có có kỹ năng, tay nghề là chìa khóa cho sự đổi mới trong sản xuất: họ có thể đóng góp vào sự thay đổi và tăng trưởng bằng cách tạo ra kiến thức mới, phát triển đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ quá trình sản xuất trong việc xác định các cơ hội kinh doanh, giúp các doanh nghiệp thích nghi với môi trường mới.

               Vậy lao động có tay nghề cao là gì? Một số nghiên cứu chỉ ra lực lượng lao động có tay nghề cao đề cập đến những người lao động có đào tạo chuyên môn hoặc một kỹ năng đã học để thực hiện công việc. Những công nhân này có thể là công nhân cổ xanh hoặc cổ trắng, với nhiều cấp độ đào tạo hoặc giáo dục khác nhau. Các công nhân có tay nghề cao có thể thuộc thể loại chuyên gia, chứ không phải đơn thuần là lao động có kỹ năng, chẳng hạn như bác sĩ và luật sư. Ví dụ về nghề nghiệp lao động có kỹ năng là thợ điện, cán bộ thực thi pháp luật, nhà điều hành máy tính, kỹ thuật viên tài chính và trợ lý hành chính. Một số công việc lao động có tay nghề cao có tính chất chuyên môn sâu đến mức trở nên thiếu nhân công (Mahuron, 2018). Ngân hàng Thế giới (2013) cho rằng lao động có tay nghề đề cập đến các cá nhân có học vấn, đã tốt nghiệp ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc được đào tạo nghề có bằng cấp hay những cá nhân có kinh nghiệm làm việc trong một nghề nghiệp mà đòi hỏi phải có trình độ.

               Như vậy có thể hiểu Lao động có tay nghề là lực lượng lao động có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc để thực hiện các nhiệm vụ thể chất hoặc tinh thần phức tạp hơn các chức năng công việc thường ngày. Lao động có tay nghề thường được đặc trưng bởi giáo dục đại học, trình độ chuyên môn đạt được thông qua đào tạo và kinh nghiệm, và được hưởng mức lương cao hơn.1.2. Thể chế và vai trò trong sự dịch chuyển lao động

Thể chế được hiểu là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước (còn được gọi là chính sách công) và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định).

Theo cách hiểu khác, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với một quốc gia, các thể chế chính trị bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này được quy định bởi Hiến pháp. (Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp, 2013)

               Xét từ góc độ thể chế là chính sách công, các chính sách này có thể ảnh hưởng đến lao động có tay nghề cao và sự dịch chuyển của họ trong bối cảnh các doanh nghiệp sáng tạo bằng nhiều cách, trong đó có:- Tăng cường giáo dục cho sự đổi mới. Chính sách giáo dục có thể tăng năng lực đổi mới quốc gia bằng cách trang bị thêm nhiều người có kỹ năng cần thiết và bằng cách truyền cảm hứng cho những người trẻ tài năng tham gia vào các ngành nghề liên quan đến đổi mới, sáng tạo. Bằng cách nâng cao trình độ đạt được và chất lượng chung của giáo dục, chính sách giáo dục có thể đáp ứng nhu cầu về các kỹ năng đa dạng và phức tạp. Giới thiệu các hoạt động học tập sáng tạo vào các môn truyền thống cũng có thể là cách để thúc đẩy năng lực trong tất cả học sinh để đóng góp vào sự đổi mới, bằng cách tăng cường tính sáng tạo, sự tò mò và cộng tác cũng như thái độ kinh doanh.- Tăng cường một nền văn hóa đổi mới và nâng cao sự quan tâm của công chúng đối với KH&CN nhằm thu hút những người trẻ theo đuổi các ngành KH&CN trong giáo dục đại học. Các can thiệp công cộng có thể bao gồm các chiến dịch truyền thông công cộng lớn (ví dụ: các sự kiện quốc tế có tầm nhìn cao hoặc các sự kiện ngoài trời quảng bá khoa học) và các dự án nghiên cứu chung liên quan đến thanh niên và các nhà khoa học cấp cao.- Xác định nhu cầu kỹ năng trong tương lai và đảm bảo cung cấp các kỹ năng kết hợp đúng đắn thông qua giáo dục, nhằm kết nối hiệu quả hơn giữa cung và cầu lao động có tay nghề ở cả cấp khu vực và cấp khu vực.- Khuyến khích học tập suốt đời để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng của họ trong suốt cuộc đời trưởng thành của họ. Để khuyến khích việc học tập suốt đời, các trường học cần áp dụng các thực hành làm tăng năng lực và động lực của học sinh cho việc học tập độc lập. Tất cả các hình thức học tập, bao gồm việc học tập không chính thức (ví dụ: hội thảo, khóa học ngắn hạn và hội nghị) cần được công nhận và cung cấp trên cơ sở nội dung, chất lượng và kết quả của họ. Hệ thống giáo dục cũng cần phải thúc đẩy và đáp ứng với hệ thống giáo dục và đào tạo suốt đời. Với số lượng các bên liên quan tham gia vào việc học tập suốt đời kéo dài vượt ra ngoài những điều được bao phủ bởi các cơ quan giáo dục, sự phối hợp trong phát triển chính sách và thực hiện sẽ là điều cần thiết.- Tạo điều kiện cho tính di động của lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho việc thụ tinh chéo các ý tưởng và học tập, và giải quyết các sự không phù hợp về cấu trúc trong cung và cầu cho công nhân lành nghề. Các chính sách để tăng tính di động của nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới (HRSTI) bao gồm các biện pháp tạo điều kiện di chuyển giữa các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là giữa nghiên cứu khoa học và công nghiệp, cũng như tính di động quốc tế cho HRSTI. Các biện pháp tăng tính di động trong nước có thể làm giảm rào cản pháp lý trong thị trường lao động (ví dụ như quyền hưởng trợ cấp chuyển nhượng), và cung cấp lời khuyên và chương trình đào tạo cho những người có kiến thức công nghệ mạnh nhưng thiếu chuyên môn về thị trường và thương mại.

Đối với Việt Nam, kể từ khi thực hiện Đổi mới, các định hướng và chính sách ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việc tham gia vào các thể chế và tổ chức quốc tế đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế quốc tế, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có dịch chuyển lao động nói chung là lao động, có kỹ năng, tay nghề cao, có ích cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh quốc gia cũng như công cuộc phát triển kinh tế của nước ta.

  1. Tổng quan về lực lượng lao động của Việt Nam

Lực lượng lao động của một quốc gia, là một nguồn vốn – vốn con người, bên cạnh các loại vốn vật chất khác như tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai,… được thể hiện thông qua số lượng (xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số) và chất lượng người lao động (được thể hiện ở thể lực, trí lực và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp) và cơ cấu lao động (tỷ trọng lao động theo ngành nghề, theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo vùng, lãnh thổ,...).

* Về số lượng:

            Hàng năm Việt Nam có hơn 500 nghìn người tham gia lực lượng lao động, chủ yếu đến từ khu vực nông thôn. Theo công bố của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội năm 2017, lực lượng lao động của cả nước là 54,8 triệu người, tăng 2,8% so với năm 2016 (chiếm khoảng 58,5% tổng dân số), trong đó khu vực thành thị là 16,1 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực nông thôn là 32,1 triệu người, chiếm 66,6%. Bình quân giai đoạn 2016-2018 có khoảng hơn 500 nghìn người tham gia vào lực lượng lao động và chủ yếu đến từ khu vực nông thôn. Lực lượng lao động của nước ta tương đối trẻ, khoảng 50,2% lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15-39. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta trong 3 năm gần đây luôn duy trì ổn định và ở mức 2,63% nhưng trong đó có hơn một nửa số người thất nghiệp là thanh niên có độ tuổi từ 15-24 (năm 2017 là 2,24%, 2016 là 2,30% và 2015 là 3,37%). Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%, khu vực nông thôn là 5,87%. Số thanh niên thất nghiệp đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 40% tổng số thanh niên thất nghiệp; tỷ lệ thanh niên đã qua đào tạo thất nghiệp là 15,1%, gấp 7,5 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (Theo Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, ngày 27/12/2017, của Tổng cục Thống kê).

Bảng 1. Dân số và lao động có việc làm của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị tính: Triệu người

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

Dân số

89,71

90,72

91,71

92,71

93,70

Tỷ lệ % lao động từ 15 tuổi trở lên trên tổng dân số

59,35%

59,25%

58,60%

58,68%

58,18%

Tỷ lệ % lao động có việc làm trên tổng dân số

58,20%

58,14%

57,62%

57,49%

57,03%

Nguồn: Niên giám thống kê 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 (Tổng cục Thống kê)

và tính toán của các tác giả

 

* Về chất lượng:

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 53% lực lượng lao động  xã hội, nhưng chỉ có xấp xỉ 21,5% có bằng cấp, chứng chỉ; cơ cấu lao động bất hợp lý cả về bậc đào tạo và ngành nghề đào tạo. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2017, cả nước có khoảng 26,6 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm gần 50% tổng số lực lượng lao động; trong đó, chỉ có gần 11 triệu người có bằng cấp/chứng chỉ (bao gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động ở mức 21,5% (cao hơn mức 20,6% năm 2016). Đặc biệt, cũng đang tồn tại bất cập giữa nghề nghiệp và trình độ đào tạo của lao động.

* Về cơ cấu lao động:

Cơ cấu lao động có việc làm đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2015, tỷ trọng lao động các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ tương ứng 44%; 22,8%; 33,2%[7] thì đến 2017, tỷ trọng lao động của các khu vực này lần lượt là: 40,3%; 25,7%; 34,0%[8]. Tuy nhiên, cơ cấu lao động lạc hậu, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, chất lượng lao động thấp và chuyển dịch cơ cấu lao động chậm là những trở ngại chính trong phát triển việc làm bền vững, năng suất và hiệu quả và là thách thức trong nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng hướng sang phát triển theo chiều sâu.

Lao động làm việc trong khu vực phi chính thức phi nông nghiệp chiếm gần 60%, nhưng có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2017, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp khoảng 57% (năm 2016 là 57,2%, 2015 là 58,3%), trong đó khu vực thành thị là 48,5%, khu vực nông thôn là 64,4%.

Thể lực của lao động Việt Nam yếu, ý thức kỷ luật lao động còn yếu kém. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế[9]. Bên cạnh đó là vấn đề kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam nhìn chung còn nhiều yếu kém.

  1. Vấn đề đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

3.1. Chủ trương của Đảng về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết nhằm đẩy mạnh công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 22/9/1998, Bộ Chính trị trong Chỉ thị số 41/CT-TW về xuất khẩu lao động và chuyên gia, đã khẳng định "xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước... Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá..."; đồng thời nhấn mạnh quan điểm chú trọng xuất khẩu lao động có chất lượng cao gắn với dạy nghề, đa dạng  hóa các hình thức, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và năng lực quản lý của các đơn vị thực hiện.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ về cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”. Văn kiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp”. Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 khẳng định “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Đồng thời, Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một lần nữa khẳng định “trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn, là cơ hội để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Trong quá trình thực thi, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII nêu rõ cần phải “điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý”“tăng cường quản lý, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một lần nữa khẳng định “trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn, là cơ hội để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Như vậy, có thể khẳng định qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc gần đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã trở thành một vấn đề thực sự được quan tâm, luôn được nhắc đến như một chủ trương để góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

3.2. Chính sách của Nhà nước về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2002, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Lao động, trong đó bổ sung 6 điều về xuất khẩu lao động. Căn cứ theo đó, ngày 17/7/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP thay thế Nghị định 152/NĐ-CP. Nghị định mới có các quy định về nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác mở thị trường; các quy định nhằm xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh; tăng cường đào tạo đội ngũ lao động và chuyên gia xuất khẩu; tiếp tục giảm chi phí cho người lao động; đồng thời quy định cơ chế kiểm tra, xử phạt vi phạm trong xuất khẩu lao động chặt chẽ hơn.

Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật số 72/2006/QH11 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nghị định của Chính phủ số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Nghị định 126/2007/NĐ-CP và Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH tiếp tục chi tiết hóa Luật 72/2006QH11 này, Quyết định 19/2007/BLĐTBXH làm rõ về tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu...

Bên cạnh bộ máy hoạt động xuất khẩu về nguời lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo hợp đồng xuất khẩu lao động, ngày 17/7/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP thay thế Nghị định 152/QĐ 630/QĐ-LĐTBXH về quy định tạm thời đơn giá đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo chính sách tại Quyết định số 71/2009QĐ-TTG; Chính sách cho người  lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài như: Quyết định 144/2007/QĐ-TTg về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC về quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Chính sách hỗ trợ đối với những người thuộc diện chính sách xã hội  học nghề đi làm việc ở nước ngoài, miễn học phí tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc tại nước ngoài như Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về chương trình bồi dưỡng kiến thức đi xuất khẩu lao động, Quyết định 20/2007/QĐ-BLĐTBXH về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;  Chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù và nghề kỹ thuật cao mà thị trường nước ngoài có nhu cầu (theo chương trình nâng cao năng lực dạy nghề); Chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài…

3.3. Thực trạng thực hiện chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Thị trường lao động ngoài nước được phát triển, mở rộng. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định, thỏa thuận về hợp tác lao động với Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Quatar, Bahrain, CHLB Nga và Slovakia, Các Tiểu Vương quốc A-Rập Thống nhất, Libya... Với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng không ký kết thoả thuận, chúng ta cũng đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác chính thức trên thực tế như với A-rập Xê-út, Ma-Cao, Úc...

Hình thành đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Nếu như trong giai đoạn từ 1996-1999 số lượng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là 77 doanh nghiệp (53 doanh nghiệp thuộc bộ ngành, 24 doanh nghiệp địa phương) thì từ năm 2015 đến nay, đã có 315 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định của Luật mới (trong đó 17 doanh nghiệp nhà nước - chiếm 6,9%, hơn 230 doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác - chiếm 93,1%)[10]. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong số này đã hoạt động một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả, tích cực đầu tư cho công tác đào tạo nguồn lao động để chủ động chuẩn bị được nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

Số lượng lao động đưa đi tăng đều hàng năm và chất lượng lao động từng bước được nâng lên. Giai đoạn 2005-2015, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bình quân mỗi năm là 80,82 nghìn người và tăng với tốc độ bình quân 3,7%/năm (tương đương 4,54 nghìn người/năm) (Phạm Minh Điển, 2018). Tính chung trong giai đoạn 2011-2015, đã có 479,6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (trong đó có 167,3 nghìn lao động nữ)[11]. Đặc biệt, ước tính năm 2018, số lượng lao động Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài đã đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, khoảng 120 nghìn người lao động (cao hơn mức gần 116 nghìn người năm 2015)[12]. Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tăng nhanh, góp phần làm giảm sức ép việc làm trong nước.

Bảng 2. Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam qua các năm

Đơn vị tính: Người

2013

2014

2015

2016

2017

88.155

106.840

116.000

126.000

134.751

Nguồn: Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam

Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh: Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về xuất khẩu lao động đã được chú trọng; đã triển khai nhiều hình thức cung cấp thông tin và tuyên truyền về xuất khẩu lao động[13].

Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động được củng cố. Tại hầu hết các địa phương, cấp uỷ Đảng và chính quyền đã quan tâm quản lý, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi đây là một trong những giải pháp giải quyết việc làm, giảm nghèo có hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, đã được tăng cường, trong đó đã chú trọng thanh tra một số lĩnh vực như thu chi tài chính, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi; qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh những sai sót của các doanh nghiệp, xử lý nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động[14].

3.4. Một số tồn tại, bất cập trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Lĩnh vực xuất khẩu lao động ở Việt Nam những năm qua đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động. Dịch vụ xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm trong nước, tạo điều kiện cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao, giảm được chi phí đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề… Đồng thời, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến, ngoài ra, họ còn rèn luyện được tác phong và kỷ luật lao động trong môi trường công nghiệp. Thị trường xuất khẩu lao động hiện đang từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam đang tăng lên (Lý Hà, 2018). Việc khai thác, mở rộng thị trường trong khu vực và các quốc gia khác trên thế giới đang được nghiên cứu và triển khai. Các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài ngày càng nhiều, tuân thủ pháp luật trong nước và pháp luật nước sử dụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Trải qua gần 30 năm, mặc dù công tác xuất khẩu lao động đi nước ngoài đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, dù có những nỗ lực song dường như vẫn chưa đủ để thị trường xuất khẩu lao động phát triển bền vững, bảo đảm lành mạnh, không xảy ra những sự cố làm xấu hình ảnh người lao động Việt Nam.

* Về người lao động: Trình độ tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, chủ yếu là xuất khẩu lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kĩ thuật sâu. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác, và mức lương của lao động Việt Nam ở các quốc gia cũng có sự chênh lệch đáng kể[15]. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. Chúng ta mới chỉ đưa lao động phổ thông hoặc trình độ tay nghề thấp đi làm việc ở nước ngoài (chiếm tỉ lệ 60-70%). Đối với loại hình lao động yêu cầu trình độ tay nghề cao, kèm theo đó là thu nhập cao mà thị trường lao động thế giới đang có nhu cầu thì chúng ta chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó là ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các cam kết trong hợp đồng của lao động Việt Nam còn thấp.

 

Bảng 3. Bảng so sánh mức lương xuất khẩu lao động tại các thị trường lớn

Nguồn: https://japan.net.vn/muc-luong-tai-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-nao-cao-nhat-hien-nay-1997.htm

* Về doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nhiều, nhưng không thực sự mạnh, quy mô nhỏ, ít đầu tư vốn nguồn nhân lực nên hoạt động chưa hiệu quả. Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động, có trường hợp kéo dài, gây hậu quả xấu (Lý Hà, 2018)[16]. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, qua hai năm 2016, 2017, Bộ đã kiểm tra, thanh tra 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài thì có đến 42 doanh nghiệp vi phạm; thanh tra 51 doanh nghiệp, phát hiện 338 sai phạm và ban hành 24 quyết định xử phạt hành chính trong năm 2017 với số tiền phạt là 3,227 tỉ đồng. Trong thời gian vừa qua đã thu hồi giấy phép hoạt động của năm doanh nghiệp, đình chỉ tạm thời 25 doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có cả bề dày hoạt động về xuất khẩu lao động 25 năm nhưng vẫn bị đình chỉ và thu hồi giấy phép (Viết Long, 2018).

* Về chiến lược và chính sách liên quan

Việt Nam chưa xây dựng được Chiến lược xuất khẩu lao động và chuyên gia gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược việc làm của từng thời kỳ. Do đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc làm, việc làm trong nước với việc làm ngoài nước chưa được giải quyết một cách chủ động, hiệu quả; các giải pháp, bước đi, huy động nguồn lực đầu tư cho xuất khẩu lao động chưa tương xứng với yêu cầu.

Chưa có chính sách huy động, bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và con người do xuất khẩu lao động mang lại. Hàng năm có xấp xỉ 3 tỷ USD do người lao động gửi về nước, nhưng chưa có chính sách cụ thể để huyng nguồn vốn này vào phát triển sản xuất kinh doanh[17]. Một bộ phận lao động có chất lượng tốt, sau khi về nước chưa được hướng dẫn, bố trí việc làm phù hợp. Về chủ quan, nhận thức và năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực này ở nhiều địa phương còn yếu, chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia; bộ máy tham mưu chưa chủ động trong đề xuất xây dựng chính sách, quản lý công tác xuất khẩu lao động ở địa phương. Ngoài ra, vẫn có quy định chưa được áp dụng, thực thi nghiêm chỉnh, một số quy định không còn phù hợp với thực tế hiện nay, xung đột với luật pháp của nước tiếp nhận, thiếu tính khả thi, cần được sửa đổi, bổ sung. Tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động vẫn diễn ra gây bức xúc trong nhân dân.

Nguyên nhân của những tồn tại trên

Theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), Việt Nam từng đứng nhất, nhì ở những thị trường xuất khẩu lao động lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, nhưng với số lượng lao động bỏ trốn gia tăng qua các năm, uy tín cũng theo đó sụt giảm. Trong khi tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng tới mức đáng báo động (gần 50%) và chưa có dấu hiệu dừng lại, thì tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan[18]. Mặc dù, theo kết quả điều tra có khoảng 85 - 90% số người đi xuất khẩu lao động trở về tỏ ra hài lòng[19], tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động chưa tương xứng với vai trò và lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại cho xã hội, cụ thể:

- Hoạt động xúc tiến thị trường chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong nước với cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài khi xử lý những phát sinh của thị trường còn chưa kịp thời, không đủ khả năng theo dõi, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh đối với người lao động để xử lý.

- Hệ thống tổ chức quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Biên chế cán bộ tại các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài còn mỏng, không đủ khả năng theo dõi, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh đối với người lao động để xử lý.

- Chưa có cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ chuyên sâu phù hợp cả về quy mô và trình độ phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động.

- Chưa tạo được một hệ thống đồng bộ, hiệu quả liên kết tất cả các khâu: đào tạo nghề, ngoại ngữ - tạo nguồn - tìm kiếm, khai thác hợp đồng - cung ứng lao động ra nước ngoài.

Ngoài ra, những doanh nghiệp có khả năng nhận thầu công trình ở nước ngoài rất ít, nên số lao động đi theo hợp đồng nhận thầu, trúng thầu còn hạn chế. Đối với việc đưa chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, do các nước có truyền thống hợp tác với nước ta đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhu cầu về chuyên gia của nước ta cũng ngày càng cao, trong khi nguồn chuyên gia đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngoài nước cũng chưa nhiều, nên số lượng chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài cũng không đáng kể.

 

4. Một số đề xuất và giải pháp hoàn thiện thể chế nhằm tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề trong hội nhập quốc tế

Với mục tiêu đến năm 2020, để góp phần nâng cao chất lượng và tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thì trong thời gian tới Việt Nam cần phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản như: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động của Việt Nam đạt 70%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 70% học sinh, 50% sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo được hướng nghiệp, tư vấn và dịch vụ việc làm; 70% số người lao động yếu thế trên thị trường lao động được tiếp cận đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm; hệ thống dịch vụ việc làm (công lập và tư nhân) đảm bảo cung cấp dịch vụ cho 30% lực lượng lao động; 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia, đảm bảo nối mạng đến; các thị thành phố/thị trấn lớn của 63 tỉnh/thành phố cả nước.

Để đạt được các mục tiêu trên và góp phần hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề trong điều kiện hội nhập kinh tế AEC và các hiệp định thương mại tự do, bài viết gợi ý và đề xuất triển khai thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp sau đây.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động với các chế tài xử lý ngày càng mạnh và hiệu quả hơn. Các bộ ban ngành cần khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện luật pháp liên quan đến vấn đề lao động - công đoàn phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo thị trường lao động vận hành thông suốt, hiệu quả. Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực quốc gia tập trung theo hướng: Chính sách phát triển nguồn nhân lực, một mặt dựa trên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mặt khác, phải dựa trên xu hướng nhu cầu của thị trường lao động mà quan trọng nhất là cầu về lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp, như chính sách đầu tư mở thị trường; chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu: chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau khi người lao động về nước…

Việc nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của người lao động, của doanh nghiệp, của doanh nhân về cơ hội, thách thức và những yêu cầu phải thực hiện khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là cần nâng cao sự hiểu biết về luật pháp quốc tế về lao động - công đoàn của cán bộ chủ chốt các ngành, địa phương, các doanh nghiệp.

Nhà nước cung cấp thông tin, dự báo, xu hướng thị trường lao động để các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chủ động lựa chọn ngành nghề đào tạo, phương thức cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người học thích ứng với thị trường lao động. Người lao động chủ động lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho chính mình dựa trên dự báo của nhà nước; chủ động tham gia học tập, tích lũy tri thức và rèn luyện kỹ năng để sử dụng vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là có việc làm thỏa đáng cho chính mình.

Chúng ta cũng cần đề cao vai trò của doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp là nơi sử dụng phần lớn lực lượng lao động xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp dự báo nhu cầu sử dụng bao gồm số lượng, cơ cấu lao động cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nhân lực; đồng thời, doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo và đặc biệt doanh nghiệp phải là nơi để học sinh, sinh viên thực hành, thực tập, để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế pháp luật về quan hệ lao động bằng cách tập trung hoàn thiện thể chế và các tiêu chuẩn lao động (việc làm, tiền lương, BHXH và các điều kiện làm việc khác), nghiên cứu xây dựng Luật chuyên ngành về quan hệ lao động.  Cần xác định dịch chuyển lao động quốc tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, ngày càng diễn ra tự do và mạnh mẽ dưới tác động của toàn cầu hóa. Nhu cầu về lao động nước ngoài của rất nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do xu hướng già hóa dân số ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển. Trong khi đó, đối với nước ta, với nguồn lao động dồi dào mà trình độ phát triển của nền kinh tế chưa bảo đảm đủ việc làm trong nước, thì vẫn cần thiết phải đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để giảm sức ép việc làm trong nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và an sinh cho xã hội. Bên cạnh đó yêu cầu về kỹ năng nghề, khả năng ngoại ngữ cũng như ý thức chấp hành kỷ luật, quy định lao động của các nước trên thế giới ngày càng cao và cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động ngày càng khốc liệt. Hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng đòi hỏi cao về tính chuyên nghiệp, hiệu quả từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp dịch vụ và người lao động.

Thứ ba, chú trọng chính sách mở rộng thị trường lao động ngoài nước, xác định thị trường trọng điểm. Vận động các nước tiếp nhận lao động Việt Nam ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động với Việt Nam; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Chính phủ Chỉ đạo Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Bên cạnh các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, tiếp nhận nhiều lao động[20], cần đẩy mạnh công tác khai thác mở rộng các thị trường mới.

Thứ tư, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong xu hướng CMCN 4.0. Chúng ta cần chú trọng đổi mới chính sách đẩy mạnh đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động:

- Đưa chương trình đào tạo nguồn lao động xuất khẩu theo nhu cầu của thị trường lao động quốc tế vào hệ thống đào tạo nghề quốc gia;

- Xây dựng một số cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu theo chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế;

- Tăng cường chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nghề đạt trình độ quốc tế; đàm phán để thỏa thuận với các nước nhận lao động về việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ nghề của lao động Việt Nam.

Ngoài ra, cần xem xét việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của một số luật liên quan; đồng thời xây dựng chính sách huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ xây dựng một số Cơ sở đào tạo lao động phục vụ xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn về quy mô và chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế trong bối cảnh CMCN 4.0.

Thứ năm, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các cơ quan chức năng cần xem xét hoàn thiện các quy định và giải pháp quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến quản lý lao động ở nước ngoài. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, các địa phương; thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm nhằm ngăn chặn tiêu cực và các hình thức lừa đảo liên quan đến xuất khẩu lao động; phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm và tài chính để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người lao động đi làm việc ở nước ngoài và sử dụng cơ sở dữ liệu này để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động; xây dựng cổng thông tin về việc làm ngoài nước cho mọi đối tượng quan tâm đến xuất khẩu lao động; đồng thời xây dựng quy chế phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động tại các địa phương.

Thứ sáu, quản lý và bảo vệ quyền lợi của lao động làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, chúng ta cần tăng cường chính sách quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài: Tổ chức tốt bộ máy quản lý lao động thuộc cơ quan đại diện tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc; chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ trong công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động.

Thứ bảy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam theo hướng phân định rõ hiện diện thể nhân để cung cấp dịch vụ theo phương thức 4 của GATS với người tiếp cận thị trường lao động. Đảng đoàn, Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ đẩy mạnh việc chỉ đạo tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Các Bộ, ngành sớm ban hành Quy chế phối hợp trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị liên quan trong quản lý xuất, nhập cảnh, cấp và gia hạn visa, đăng ký và gia hạn tạm trú, đi đôi với cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý lao động nước ngoài để đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ. Đồng thời, cần thiết phải bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đủ mạnh nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động trong nước và trên thị trường quốc tế, trên cơ sở đó đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo lao động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, và trao đổi kinh nghiệm với các nước về quản lý lao động di cư để có thêm các chính sách, mô hình trong quản lý, hỗ trợ lao động nước ngoài đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc gia. Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo lao động, đồng thời, Nhà nước phải trực tiếp đầu tư một số cơ sở đào tạo lao động theo chuẩn quốc gia để làm trụ cột cho việc tạo nguồn lao động. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý lao động nước ngoài.

 

  1. Kết luận

Sự dịch chuyển lao động có tay nghề cao là xu hướng tất yếu trong hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng, đem lại lợi ích không nhỏ cho các bên liên quan. Việt Nam đang có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với cơ cấu vàng, cần được khai thác tối đa để tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội. Nhằm tận dụng các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, chúng ta càng cần nhanh chóng đổi mới, đặc biệt là đổi mới và hoàn thiện thể chế - chính sách công, bởi thể chế và các quy định pháp lý trong nước hoàn thiện sẽ ngày càng góp phần nâng cao chất lượng lao động và nguồn nhân lực nói chung, gia tăng kỹ năng và tay nghề, chuẩn bị cho lực lượng lao động của Việt Nam sẵn sàng thích ứng với các thay đổi trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Các chủ trương chính sách và thể chế pháp lý cụ thể đã và sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc thúc đẩy việc đưa lao động nói chung và lao động tay nghề cao nói riêng ở Việt Nam đến với các thị trường lao động thế giới, khai thác thế mạnh và sức trẻ của nguồn nhân lực trong nước, đem lại các nguồn lợi kinh tế và việc làm cho đất nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Ban cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016), Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 6, khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháng 11/2016.
  2. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Chủ trương, giải pháp phát triển thị trường lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN và hiệp định thương mại tự do, Đề tài nghiên cứu khoa học Ban Kinh tế Trung ương.
  3. Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XIV (2018), Báo cáo Kết quả giám sát chuyên đề Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2010-2017 và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017.
  4. Bản tin cập nhật thị trường lao động cập nhật (2018), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  5. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười Hai và năm 2015, Cục Thống kê TP Hà Nội. Tổng cục Thống kê 2015.
  6. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (2017), Nâng cao chất lượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26211.
  7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Đẩy mạnh Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=28211.
  8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Huy Thái, số 2164/LĐTBXH-VP, http://www.molisa.gov.vn/Images/editor/files/2164.pdf.
  9. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2015, 2016, 2017), Bản tin cập nhật thị trường Lao động Việt Nam, các năm 2015-2017.
  10. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy tại Phiên chất vấn sáng 5/6/2018 tại Quốc hội về tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  11. C097 - Migration for employment convention (revised), 1949 (No. 97).
  12. Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (chủ biên), 2013.Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM.
  13. Geographic Labour Mobility Commissioned study, The final report was sent to Government on 22 April 2014 and publicly released on 6 May 2014. The Australian Government.
  14. Harris, J.R. & Todaro, M.P (1970), Migration, Unemployment and Development: A Two-Sector Analysis,American Economic Review 60 (1), 126-142.
  15. Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (2018), http://www.vamas.com.vn/tren-100000-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-9-thang-dau-nam-2018_t221c655n44492 .
  16. http://odclick.com/tai-nguyen/phan-tich-nganh/thuc-trang-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-viet-nam/ .
  17. http://vi.sblaw.vn/tinh-trang-vi-pham-cua-cac-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-dong-hien-nay/ .
  18. http://www.economicsdiscussion.net/labour/mobility-of-labour-with-barriers-economics/25364.
  19. https://japan.net.vn/muc-luong-tai-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-nao-cao-nhat-hien-nay-1997.htm .
  20. https://www.investopedia.com/terms/s/skilled-labor.asp.
  21. https://www.unece.org/fileadmin/DAM/stats/groups/wggna/GuideByChapters/Chapter_10.pdf.
  22. Long, J. & Ferrie, J. (2011). “Labour Mobility”, Oxford Encyclopedia of Economic History. 24 February 2011.
  23. Lý Hà (2018), Xuất khẩu lao động: Kỷ lục mới được thiết lập. http://vneconomy.vn/xuat-khau-lao-dong-ky-luc-moi-duoc-thiet-lap-20180123091747634.htm .
  24. Mahuron, S. (2018). Skilled Labor vs, Unskilled Labor, Chron.
  25. Morrow, K., Domestic and International Labour Mobility Unit Labour Qualifications and Mobility Branch Alberta Jobs, Skills, Training and Labour. Alberta Government.
  26. Phạm Minh Điển (2018), “Phát triển các loại thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 1-2018, 25-34.
  27. Quản lý xuất khẩu lao động: Bị động và bất cập, Báo Kinh tế và Đô Thị. http://kinhtedothi.vn/quan-ly-xuat-khau-lao-dong-bi-dong-va-bat-cap-146675.html
  28. Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
  29. Radcliffe, B. (2018), The Economics of Labor Mobility. Investopedia.com.
  30. Stephenson, S. and Hufbauer, G., LABOR MOBILITY. Worldbank. http://siteresources.worldbank.org/INTRANETTRADE/Resources/C13.pdf.
  31. Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017(19/09/2018). Tổng cục Thống kê, 2018.
  32. Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017(27/12/2017), Tổng cục Thống kê, 2017.
  33. Todaro, M.P (1969), A Model of Labor Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries, American Economic Review 59(1), 138-148.
  34. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016a), Đào tạo nghề trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Thông tin chuyên đề số 79, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2016.
  35. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016b), Những thách thức của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 113, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 7/2016.
  36. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
  37. Viết Long (2018), “ĐBQH: Nhiều công ty xuất khẩu lao động đem con bỏ chợ”, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
  38. World Bank (2013), What is skilled labour? The Innovation Policy Platform, https://www.innovationpolicyplatform.org/content/skills-innovation.

 

 

[1] Bài viết là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc Chương trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020), mã số KHGD/16-20.ĐT.019

[2] Văn phòng Chính phủ, email: hoangxuanhoa@gmail.com

3 Trường Đại học Ngoại thương, email: ntlam@ftu.edu.vn

 

[4] http://www.albertacanada.com/Labour-Mobility-Unit.pdf

[5] Geographic Labour Mobility Commissioned study, 6 May 2014. The Australian Government.

[6] http://www.economicsdiscussion.net/labour/mobility-of-labour-with-barriers-economics/25364

[7] Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2015. Cục Thống kê Hà Nội. Tổng cục Thống kê 2015.

[8] Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017. Tổng cục Thống kê, 2018.

[9] Theo nghiên cứu điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Uỷ ban Dân số gia đình và Trẻ em năm 2010, nam thanh niên Việt Nam cao khoảng 163,7 cm, nữ cao 153,4 cm nhưng so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của thanh niên nam 18 tuổi vẫn kém 13,1 cm và nữ kém 10,7 cm. Chiều cao trung bình người Việt Nam hiện nay thấp nhất khu vực - nam thanh niên Việt Nam thấp hơn Nhật Bản 8 cm, Thái Lan 6 cm, nữ Việt Nam kém nữ Nhật Bản 4 cm và Thái Lan là 2 cm.

[10] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Huy Thái, số 2164/LĐTBXH-VP, http://www.molisa.gov.vn/Images/editor/files/2164.pdf  và số liệu của Tổng Cục Thống kê.

[11] Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (2017). Nâng cao chất lượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26211

[12] Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (2018). http://www.vamas.com.vn/tren-100000-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-9-thang-dau-nam-2018_t221c655n44492

[13] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018). Đẩy mạnh Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=28211

[14] Từ năm 2003 đến 2017 đã thu hồi giấy phép của trên 40 doanh nghiệp, tạm đình chỉ giấy phép của hàng chục doanh nghiệp và đình chỉ cung ứng lao động theo hợp đồng của hàng trăm lượt doanh nghiệp. Ngày18/01/2005 Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Các cơ quan chức năng của 2 Bộ đã phối hợp rất chặt chẽ, đã phát hiện và thu hồi, trả lại tiền cho rất nhiều người lao động và đã đưa ra truy tố hình sự hàng trăm vụ lừa đảo có liên quan đến xuất khẩu lao động.

[15]http://odclick.com/tai-nguyen/phan-tich-nganh/thuc-trang-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-viet-nam/

[16] http://vi.sblaw.vn/tinh-trang-vi-pham-cua-cac-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-dong-hien-nay/

[17] Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy tại Phiên chất vấn sáng 5/6/2018 tại Quốc hội về tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài.

[18] http://kinhtedothi.vn/quan-ly-xuat-khau-lao-dong-bi-dong-va-bat-cap-146675.html

[19] Đã dẫn.

[20] Thực tế trong những năm gần đây cho thấy chúng ta quá phụ thuộc vào một số thị trường tiếp nhận số lượng lao động lớn. Cụ thể, năm 2013 Việt Nam đưa được tổng số 88.155 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó Đài Loan thu hút 46.368 lao động, chiếm 52,6%. Năm 2014 là 106.840 lao động, Đài Loan: 62.124 lao động chiếm 58,15%, Nhật Bản 19.766 lao động chiếm 18,5 %. Năm 2015 là 115.980 lao động, trong đó Đài Loan 67.121 lao động chiếm 57,87%; Nhật Bản: 27.010 lao động chiếm 23,23%. Công tác mở rộng khai thác thị trường mới còn khá hạn chế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO THUẬN LỢI CHO DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ[1]

Hoàng Xuân Hòa[2]

Nguyễn Thị Tùng Lâm[3]

Tóm tắt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tự do hóa dịch chuyển lao động giữa các nước vẫn là xu thế chủ đạo. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam đồng thời cũng gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển thị trường lao động. Quá trình phân công sản xuất theo chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên nền tảng ứng dụng của công nghệ thông tin sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường lao động các quốc gia. Từ những chủ trương chính sách và thể chế liên quan của Việt Nam, cũng như số liệu thực tiễn về sự dịch chuyển lao động có tay nghề của Việt Nam và khu vực, bài viết phân tích những thành tựu và kết quả đạt được trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra một số tồn tại và bất lợi, từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện thể chế, để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Từ khoá: Dịch chuyển lao động, lao động có tay nghề, đề xuất giải pháp, Việt Nam

Abstract

In the context of globalization, international integration and the tendancy of the fourth industrial revolution, the free mobility of labor among countries is one of the key trends. In alignment with the current opportunities, Vietnam is also facing with plenty of challenges in the process of developing the labor market. The distribution of labor along with global value chains on the basis of informatic technology application has been reshaping the labor allocation and the dependency between labor markets in various countries. Based on Vienam’s institutional directions and policies, and the factual data of the mobility of highly skilled labor in Vietnam and regional countries, this paper analyses the achievements and successes in the recent years, points out the shortcomings and challenges, thereby proposing some recommendations, especially including institutional improvements, in order to facilitate Vietnam’s highly skilled labor mobility in the context of international integration.

Keywords: Labor mobility, highly skilled labor, proposed solutions, Vietnam.

 

Đặt vấn đề

Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước. Trong khi đó, bối cảnh trong nước cũng có nhiều thuận lợi đan xen với những khó khăn mới. Nền kinh tế tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo điều kiện phát huy tốt hơn những lợi thế trong nước và tận dụng nguồn lực bên ngoài cho phát triển, các tiêu chuẩn hàng hóa và tiêu chuẩn lao động trở thành các ràng buộc cạnh tranh mang tính kỹ thuật. Nền duy trì mức tăng trưởng với tốc độ cao là điều kiện cơ bản để giải quyết việc làm nhưng yêu cầu tận dụng những cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mục tiêu phát triển bền vững, thể chế thị trường lao động tiếp tục cần hoàn thiện để phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế cũng như yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, thị trường lao động Việt Nam cũng ngày càng hội nhập với quốc tế, mức độ luân chuyển lao động sẽ cao hơn đòi hỏi người lao động phải có trình độ, năng lực cao hơn làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ là cơ hội để thị trường hàng hóa và lao động tiếp tục phát triển mạnh hơn. Việc xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2015, đặt ra những cơ hội lớn cho sự phát triển thị trường lao động của các nước thành viên, tuy nhiên cũng mở rộng sân chơi, cạnh tranh trên phạm vi mới, với các nước có thu nhập trung bình, với thời cơ mới của CMCN4.0 song cũng đặt ra thách thức, rủi ro hơn.

  1. Một số vấn đề lý luận chung về dịch chuyển lao động và vai trò của thể chế
    • Dịch chuyển lao động và lao động có tay nghề

Tình trạng mất cân đối cung – cầu trên thị trường lao động trong các nền kinh tế  luôn diễn ra, điều đó đã làm giảm hiệu quả và kìm hãm sự phát triển sản xuất. Liên kết và hợp tác kinh tế quốc tế chính là một cách thức quan trọng giải quyết vấn đề trên. Cũng như hàng hóa và các nguồn lực khác, lao động có thể di chuyển giữa các nước từ nơi “thừa” đến nơi “thiếu”, giúp cho năng suất lao động ở tất cả các nước tham gia vào liên kết kinh tế được nâng cao. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ các quốc gia đã nới lỏng chính sách việc làm đối với lao động nước ngoài, điều đó đã tạo ra cơ hội cho người lao động, đặc biệt là lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề cao. Do đó, di chuyển lao động được xem là một trong những cách thức khai thác, tận dụng nguồn lao động dư thừa và phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. Như vậy có thể thấy, xuất phát điểm của dịch chuyển lao động giữa các quốc gia chính là do lợi ích to lớn mà sự dịch chuyển này mang lại.

Dịch chuyển lao động, hay còn gọi là di chuyển lao động (tiếng Anh là labour mobility, labour movement, hoặc labour migration), là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh tế học. Trong các mô hình đầu tiên về dịch chuyển lao động của Todaro (1969) và Harris & Todaro (197), lao động có xu hướng di chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị khi có sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng từ việc làm. Radcliffe (2018) định nghĩa: “Dịch chuyển lao động là khái niệm đề cập đến việc người lao động có thể di chuyển trong một nền kinh tế hay giữa các nền kinh tế khác nhau”, qua đó cho thấy đây là một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu kinh tế vì sự dịch chuyển lao động - một trong những yếu tố chính của sản xuất - ảnh hưởng đến tăng trưởng và sản xuất của các quốc gia. Theo Long và Ferrie (2011), “dịch chuyển lao động bao gồm những thay đổi về vị trí của người lao động cả trên không gian vật lý (tính di động địa lý) và trên một tập hợp các công việc (di động nghề nghiệp)”. Tác giả Tejvan Pettinger cho rằng: “Dịch chuyển của lao động đề cập đến cách người lao động dễ dàng có thể chuyển sang các công việc khác nhau trong nền kinh tế.  Công ước của ILO về Di chuyển việc làm năm 1949 (số 97) trong Điều 11 cho rằng: "Dịch chuyển lao động có nghĩa là một người di chuyển từ nơi này sang nơi khác với mục đích tìm kiếm việc làm”.

               Dù được lý giải khác nhau, nhưng tựu chung, sự dịch chuyển lao động sẽ được hiểu là khái niệm dùng để chỉ mức độ mà mọi người có thể và sẵn sàng chuyển từ công việc này sang công việc khác hoặc từ khu vực này sang khu vực khác để làm việc. Như vậy, theo quan niệm thông thường, với nghĩa rộng, dịch chuyển lao động có thể được hiểu là sự chuyển dịch của con người trong một không gian, thời gian nhất định kèm theo sự di chuyển nơi cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Dịch chuyển lao động bao gồm hai quá trình: xuất cư (emigration) và nhập cư (immigration). Cả hai quá trình xuất cư và nhập cư đều có những ảnh hưởng đến cơ cấu và động lực tăng dân số của một vùng hay một quốc gia, nhất là quá trình nhập cư đôi khi đóng vai trò quyết định trong việc hình thành dân cư ở một số khu vực. 

Dịch chuyển lao động có thể được phân làm hai loại, dịch chuyển lao động trong nước (domestic labor mobility) và dịch chuyển lao động quốc tế (international 
labour movement)[4]. Dịch chuyển lao động trong nước là sự dịch chuyển trong phạm vi một quốc gia nhất định. Là một quá trình di chuyển từ khu vực kém phát triển hơn đến khu vực phát triển hơn. Dịch chuyển lao động quốc tế là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, có kèm theo thay đổi về chỗ ở và nơi cư trú. Như vậy sự dịch chuyển lao động quốc tế này bao gồm cả việc xuất khẩu, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, và việc người lao động tự chủ động tìm việc làm tại quốc gia khác.

Hai yếu tố chính của tính di động lao động là: Dịch chuyển lao động về mặt địa lý (geo­graphical mobility of labor) – đó là việc người lao động di chuyển giữa các vùng và các quốc gia khác nhau để tìm kiếm công việc mới[5]. Dịch chuyển lao động về mặt nghề nghiệp (occupational mobility of labor) – Sự di chuyển lao động về mặt nghề nghiệp liên quan đến mức độ mà người lao động thay đổi nghề nghiệp hoặc kỹ năng để đáp ứng với sự khác biệt về tiền lương hoặc khả năng tận dụng công việc[6].

Trong bối cảnh thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, lao động có kỹ năng, tay nghề trở nên đặc biệt cần thiết. Những thay đổi nhanh chóng trong nền kinh tế đối với sự phát triển của công việc dựa trên tri thức, lao động có tay nghề trong tương lai có thể khác với lao động có tay nghề của quá khứ và hiện tại. "Sự nổi dậy của máy móc" đang tạo ra một cuộc tranh luận lớn và một mức độ lo lắng nhất định giữa các công nhân lành nghề, người tự hỏi liệu cuối cùng họ sẽ được thay thế bằng công việc của một robot hay một thuật toán máy tính. Những người chưa tham gia vào thế giới làm việc tự hỏi những loại kỹ năng nào sẽ dẫn đến việc làm có ích trong kỷ nguyên mới này. Sản xuất cao cấp và dịch vụ chuyên nghiệp đòi hỏi kiến thức chuyên môn chắc chắn và sâu rộng để chống lại sự tấn công từ các cỗ máy. Kỹ năng trong các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) hiện đang được thúc đẩy như là câu trả lời để duy trì tính cạnh tranh trong lực lượng lao động toàn cầu hiện đại.

               Lao động có có kỹ năng, tay nghề là chìa khóa cho sự đổi mới trong sản xuất: họ có thể đóng góp vào sự thay đổi và tăng trưởng bằng cách tạo ra kiến thức mới, phát triển đổi mới, sáng tạo, hỗ trợ quá trình sản xuất trong việc xác định các cơ hội kinh doanh, giúp các doanh nghiệp thích nghi với môi trường mới.

               Vậy lao động có tay nghề cao là gì? Một số nghiên cứu chỉ ra lực lượng lao động có tay nghề cao đề cập đến những người lao động có đào tạo chuyên môn hoặc một kỹ năng đã học để thực hiện công việc. Những công nhân này có thể là công nhân cổ xanh hoặc cổ trắng, với nhiều cấp độ đào tạo hoặc giáo dục khác nhau. Các công nhân có tay nghề cao có thể thuộc thể loại chuyên gia, chứ không phải đơn thuần là lao động có kỹ năng, chẳng hạn như bác sĩ và luật sư. Ví dụ về nghề nghiệp lao động có kỹ năng là thợ điện, cán bộ thực thi pháp luật, nhà điều hành máy tính, kỹ thuật viên tài chính và trợ lý hành chính. Một số công việc lao động có tay nghề cao có tính chất chuyên môn sâu đến mức trở nên thiếu nhân công (Mahuron, 2018). Ngân hàng Thế giới (2013) cho rằng lao động có tay nghề đề cập đến các cá nhân có học vấn, đã tốt nghiệp ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc được đào tạo nghề có bằng cấp hay những cá nhân có kinh nghiệm làm việc trong một nghề nghiệp mà đòi hỏi phải có trình độ.

               Như vậy có thể hiểu Lao động có tay nghề là lực lượng lao động có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc để thực hiện các nhiệm vụ thể chất hoặc tinh thần phức tạp hơn các chức năng công việc thường ngày. Lao động có tay nghề thường được đặc trưng bởi giáo dục đại học, trình độ chuyên môn đạt được thông qua đào tạo và kinh nghiệm, và được hưởng mức lương cao hơn.1.2. Thể chế và vai trò trong sự dịch chuyển lao động

Thể chế được hiểu là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước (còn được gọi là chính sách công) và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định).

Theo cách hiểu khác, thể chế là một cơ quan, tổ chức công với các cơ cấu và chức năng được định sẵn một cách chính thức nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động nhất định áp dụng chung cho toàn bộ dân cư. Đối với một quốc gia, các thể chế chính trị bao gồm chính phủ, quốc hội và các cơ quan tư pháp. Mối quan hệ giữa các thể chế này được quy định bởi Hiến pháp. (Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp, 2013)

               Xét từ góc độ thể chế là chính sách công, các chính sách này có thể ảnh hưởng đến lao động có tay nghề cao và sự dịch chuyển của họ trong bối cảnh các doanh nghiệp sáng tạo bằng nhiều cách, trong đó có:- Tăng cường giáo dục cho sự đổi mới. Chính sách giáo dục có thể tăng năng lực đổi mới quốc gia bằng cách trang bị thêm nhiều người có kỹ năng cần thiết và bằng cách truyền cảm hứng cho những người trẻ tài năng tham gia vào các ngành nghề liên quan đến đổi mới, sáng tạo. Bằng cách nâng cao trình độ đạt được và chất lượng chung của giáo dục, chính sách giáo dục có thể đáp ứng nhu cầu về các kỹ năng đa dạng và phức tạp. Giới thiệu các hoạt động học tập sáng tạo vào các môn truyền thống cũng có thể là cách để thúc đẩy năng lực trong tất cả học sinh để đóng góp vào sự đổi mới, bằng cách tăng cường tính sáng tạo, sự tò mò và cộng tác cũng như thái độ kinh doanh.- Tăng cường một nền văn hóa đổi mới và nâng cao sự quan tâm của công chúng đối với KH&CN nhằm thu hút những người trẻ theo đuổi các ngành KH&CN trong giáo dục đại học. Các can thiệp công cộng có thể bao gồm các chiến dịch truyền thông công cộng lớn (ví dụ: các sự kiện quốc tế có tầm nhìn cao hoặc các sự kiện ngoài trời quảng bá khoa học) và các dự án nghiên cứu chung liên quan đến thanh niên và các nhà khoa học cấp cao.- Xác định nhu cầu kỹ năng trong tương lai và đảm bảo cung cấp các kỹ năng kết hợp đúng đắn thông qua giáo dục, nhằm kết nối hiệu quả hơn giữa cung và cầu lao động có tay nghề ở cả cấp khu vực và cấp khu vực.- Khuyến khích học tập suốt đời để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng của họ trong suốt cuộc đời trưởng thành của họ. Để khuyến khích việc học tập suốt đời, các trường học cần áp dụng các thực hành làm tăng năng lực và động lực của học sinh cho việc học tập độc lập. Tất cả các hình thức học tập, bao gồm việc học tập không chính thức (ví dụ: hội thảo, khóa học ngắn hạn và hội nghị) cần được công nhận và cung cấp trên cơ sở nội dung, chất lượng và kết quả của họ. Hệ thống giáo dục cũng cần phải thúc đẩy và đáp ứng với hệ thống giáo dục và đào tạo suốt đời. Với số lượng các bên liên quan tham gia vào việc học tập suốt đời kéo dài vượt ra ngoài những điều được bao phủ bởi các cơ quan giáo dục, sự phối hợp trong phát triển chính sách và thực hiện sẽ là điều cần thiết.- Tạo điều kiện cho tính di động của lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho việc thụ tinh chéo các ý tưởng và học tập, và giải quyết các sự không phù hợp về cấu trúc trong cung và cầu cho công nhân lành nghề. Các chính sách để tăng tính di động của nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới (HRSTI) bao gồm các biện pháp tạo điều kiện di chuyển giữa các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là giữa nghiên cứu khoa học và công nghiệp, cũng như tính di động quốc tế cho HRSTI. Các biện pháp tăng tính di động trong nước có thể làm giảm rào cản pháp lý trong thị trường lao động (ví dụ như quyền hưởng trợ cấp chuyển nhượng), và cung cấp lời khuyên và chương trình đào tạo cho những người có kiến thức công nghệ mạnh nhưng thiếu chuyên môn về thị trường và thương mại.

Đối với Việt Nam, kể từ khi thực hiện Đổi mới, các định hướng và chính sách ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việc tham gia vào các thể chế và tổ chức quốc tế đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế quốc tế, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có dịch chuyển lao động nói chung là lao động, có kỹ năng, tay nghề cao, có ích cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh quốc gia cũng như công cuộc phát triển kinh tế của nước ta.

  1. Tổng quan về lực lượng lao động của Việt Nam

Lực lượng lao động của một quốc gia, là một nguồn vốn – vốn con người, bên cạnh các loại vốn vật chất khác như tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai,… được thể hiện thông qua số lượng (xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, sự phân bố theo khu vực và vùng lãnh thổ của dân số) và chất lượng người lao động (được thể hiện ở thể lực, trí lực và phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp) và cơ cấu lao động (tỷ trọng lao động theo ngành nghề, theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo vùng, lãnh thổ,...).

* Về số lượng:

            Hàng năm Việt Nam có hơn 500 nghìn người tham gia lực lượng lao động, chủ yếu đến từ khu vực nông thôn. Theo công bố của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế xã hội năm 2017, lực lượng lao động của cả nước là 54,8 triệu người, tăng 2,8% so với năm 2016 (chiếm khoảng 58,5% tổng dân số), trong đó khu vực thành thị là 16,1 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực nông thôn là 32,1 triệu người, chiếm 66,6%. Bình quân giai đoạn 2016-2018 có khoảng hơn 500 nghìn người tham gia vào lực lượng lao động và chủ yếu đến từ khu vực nông thôn. Lực lượng lao động của nước ta tương đối trẻ, khoảng 50,2% lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15-39. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của nước ta trong 3 năm gần đây luôn duy trì ổn định và ở mức 2,63% nhưng trong đó có hơn một nửa số người thất nghiệp là thanh niên có độ tuổi từ 15-24 (năm 2017 là 2,24%, 2016 là 2,30% và 2015 là 3,37%). Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,51%, trong đó khu vực thành thị là 11,75%, khu vực nông thôn là 5,87%. Số thanh niên thất nghiệp đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 40% tổng số thanh niên thất nghiệp; tỷ lệ thanh niên đã qua đào tạo thất nghiệp là 15,1%, gấp 7,5 lần tỷ lệ thất nghiệp chung (Theo Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, ngày 27/12/2017, của Tổng cục Thống kê).

Bảng 1. Dân số và lao động có việc làm của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị tính: Triệu người

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

Dân số

89,71

90,72

91,71

92,71

93,70

Tỷ lệ % lao động từ 15 tuổi trở lên trên tổng dân số

59,35%

59,25%

58,60%

58,68%

58,18%

Tỷ lệ % lao động có việc làm trên tổng dân số

58,20%

58,14%

57,62%

57,49%

57,03%

Nguồn: Niên giám thống kê 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 (Tổng cục Thống kê)

và tính toán của các tác giả

 

* Về chất lượng:

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 53% lực lượng lao động  xã hội, nhưng chỉ có xấp xỉ 21,5% có bằng cấp, chứng chỉ; cơ cấu lao động bất hợp lý cả về bậc đào tạo và ngành nghề đào tạo. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2017, cả nước có khoảng 26,6 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm gần 50% tổng số lực lượng lao động; trong đó, chỉ có gần 11 triệu người có bằng cấp/chứng chỉ (bao gồm sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động ở mức 21,5% (cao hơn mức 20,6% năm 2016). Đặc biệt, cũng đang tồn tại bất cập giữa nghề nghiệp và trình độ đào tạo của lao động.

* Về cơ cấu lao động:

Cơ cấu lao động có việc làm đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2015, tỷ trọng lao động các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ tương ứng 44%; 22,8%; 33,2%[7] thì đến 2017, tỷ trọng lao động của các khu vực này lần lượt là: 40,3%; 25,7%; 34,0%[8]. Tuy nhiên, cơ cấu lao động lạc hậu, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, chất lượng lao động thấp và chuyển dịch cơ cấu lao động chậm là những trở ngại chính trong phát triển việc làm bền vững, năng suất và hiệu quả và là thách thức trong nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng hướng sang phát triển theo chiều sâu.

Lao động làm việc trong khu vực phi chính thức phi nông nghiệp chiếm gần 60%, nhưng có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2017, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp khoảng 57% (năm 2016 là 57,2%, 2015 là 58,3%), trong đó khu vực thành thị là 48,5%, khu vực nông thôn là 64,4%.

Thể lực của lao động Việt Nam yếu, ý thức kỷ luật lao động còn yếu kém. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế[9]. Bên cạnh đó là vấn đề kỷ luật lao động của người lao động Việt Nam nhìn chung còn nhiều yếu kém.

  1. Vấn đề đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

3.1. Chủ trương của Đảng về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết nhằm đẩy mạnh công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 22/9/1998, Bộ Chính trị trong Chỉ thị số 41/CT-TW về xuất khẩu lao động và chuyên gia, đã khẳng định "xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước... Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá..."; đồng thời nhấn mạnh quan điểm chú trọng xuất khẩu lao động có chất lượng cao gắn với dạy nghề, đa dạng  hóa các hình thức, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và năng lực quản lý của các đơn vị thực hiện.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ về cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài”. Văn kiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp”. Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 khẳng định “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”. Đồng thời, Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một lần nữa khẳng định “trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn, là cơ hội để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Trong quá trình thực thi, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII nêu rõ cần phải “điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý”“tăng cường quản lý, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một lần nữa khẳng định “trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu tiếp nhận lao động của các nước rất lớn, là cơ hội để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Như vậy, có thể khẳng định qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc gần đây, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã trở thành một vấn đề thực sự được quan tâm, luôn được nhắc đến như một chủ trương để góp phần giải quyết vấn đề việc làm trong nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

3.2. Chính sách của Nhà nước về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2002, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ Luật Lao động, trong đó bổ sung 6 điều về xuất khẩu lao động. Căn cứ theo đó, ngày 17/7/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP thay thế Nghị định 152/NĐ-CP. Nghị định mới có các quy định về nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác mở thị trường; các quy định nhằm xây dựng đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia mạnh; tăng cường đào tạo đội ngũ lao động và chuyên gia xuất khẩu; tiếp tục giảm chi phí cho người lao động; đồng thời quy định cơ chế kiểm tra, xử phạt vi phạm trong xuất khẩu lao động chặt chẽ hơn.

Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật số 72/2006/QH11 về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Nghị định của Chính phủ số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Nghị định 126/2007/NĐ-CP và Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH tiếp tục chi tiết hóa Luật 72/2006QH11 này, Quyết định 19/2007/BLĐTBXH làm rõ về tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu...

Bên cạnh bộ máy hoạt động xuất khẩu về nguời lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo hợp đồng xuất khẩu lao động, ngày 17/7/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/NĐ-CP thay thế Nghị định 152/QĐ 630/QĐ-LĐTBXH về quy định tạm thời đơn giá đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo chính sách tại Quyết định số 71/2009QĐ-TTG; Chính sách cho người  lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài như: Quyết định 144/2007/QĐ-TTg về thành lập, quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC về quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; Chính sách hỗ trợ đối với những người thuộc diện chính sách xã hội  học nghề đi làm việc ở nước ngoài, miễn học phí tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc tại nước ngoài như Quyết định 18/2007/QĐ-BLĐTBXH về chương trình bồi dưỡng kiến thức đi xuất khẩu lao động, Quyết định 20/2007/QĐ-BLĐTBXH về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;  Chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề đặc thù và nghề kỹ thuật cao mà thị trường nước ngoài có nhu cầu (theo chương trình nâng cao năng lực dạy nghề); Chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH về mẫu hợp đồng cung ứng lao động và hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài…

3.3. Thực trạng thực hiện chính sách đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Thị trường lao động ngoài nước được phát triển, mở rộng. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp định, thỏa thuận về hợp tác lao động với Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Quatar, Bahrain, CHLB Nga và Slovakia, Các Tiểu Vương quốc A-Rập Thống nhất, Libya... Với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng không ký kết thoả thuận, chúng ta cũng đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác chính thức trên thực tế như với A-rập Xê-út, Ma-Cao, Úc...

Hình thành đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Nếu như trong giai đoạn từ 1996-1999 số lượng doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là 77 doanh nghiệp (53 doanh nghiệp thuộc bộ ngành, 24 doanh nghiệp địa phương) thì từ năm 2015 đến nay, đã có 315 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động theo quy định của Luật mới (trong đó 17 doanh nghiệp nhà nước - chiếm 6,9%, hơn 230 doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác - chiếm 93,1%)[10]. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong số này đã hoạt động một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả, tích cực đầu tư cho công tác đào tạo nguồn lao động để chủ động chuẩn bị được nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

Số lượng lao động đưa đi tăng đều hàng năm và chất lượng lao động từng bước được nâng lên. Giai đoạn 2005-2015, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bình quân mỗi năm là 80,82 nghìn người và tăng với tốc độ bình quân 3,7%/năm (tương đương 4,54 nghìn người/năm) (Phạm Minh Điển, 2018). Tính chung trong giai đoạn 2011-2015, đã có 479,6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (trong đó có 167,3 nghìn lao động nữ)[11]. Đặc biệt, ước tính năm 2018, số lượng lao động Việt Nam đưa đi làm việc ở nước ngoài đã đạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, khoảng 120 nghìn người lao động (cao hơn mức gần 116 nghìn người năm 2015)[12]. Số lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tăng nhanh, góp phần làm giảm sức ép việc làm trong nước.

Bảng 2. Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam qua các năm

Đơn vị tính: Người

2013

2014

2015

2016

2017

88.155

106.840

116.000

126.000

134.751

Nguồn: Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam

Công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về hoạt động xuất khẩu lao động được đẩy mạnh: Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về xuất khẩu lao động đã được chú trọng; đã triển khai nhiều hình thức cung cấp thông tin và tuyên truyền về xuất khẩu lao động[13].

Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động được củng cố. Tại hầu hết các địa phương, cấp uỷ Đảng và chính quyền đã quan tâm quản lý, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi đây là một trong những giải pháp giải quyết việc làm, giảm nghèo có hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra, đã được tăng cường, trong đó đã chú trọng thanh tra một số lĩnh vực như thu chi tài chính, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi; qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh những sai sót của các doanh nghiệp, xử lý nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động[14].

3.4. Một số tồn tại, bất cập trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Lĩnh vực xuất khẩu lao động ở Việt Nam những năm qua đã và đang từng bước đổi mới phương thức hoạt động. Dịch vụ xuất khẩu lao động đã góp phần giải quyết việc làm trong nước, tạo điều kiện cho hàng vạn người có việc làm với thu nhập cao, giảm được chi phí đầu tư khá lớn cho đào tạo nghề… Đồng thời, người lao động được nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ sản xuất mới và phương pháp quản lý tiên tiến, ngoài ra, họ còn rèn luyện được tác phong và kỷ luật lao động trong môi trường công nghiệp. Thị trường xuất khẩu lao động hiện đang từng bước ổn định và mở rộng, số thị trường nhận lao động Việt Nam đang tăng lên (Lý Hà, 2018). Việc khai thác, mở rộng thị trường trong khu vực và các quốc gia khác trên thế giới đang được nghiên cứu và triển khai. Các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài ngày càng nhiều, tuân thủ pháp luật trong nước và pháp luật nước sử dụng lao động, phù hợp với mặt bằng thị trường và bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Trải qua gần 30 năm, mặc dù công tác xuất khẩu lao động đi nước ngoài đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, dù có những nỗ lực song dường như vẫn chưa đủ để thị trường xuất khẩu lao động phát triển bền vững, bảo đảm lành mạnh, không xảy ra những sự cố làm xấu hình ảnh người lao động Việt Nam.

* Về người lao động: Trình độ tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại, chủ yếu là xuất khẩu lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn kĩ thuật sâu. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác, và mức lương của lao động Việt Nam ở các quốc gia cũng có sự chênh lệch đáng kể[15]. Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. Chúng ta mới chỉ đưa lao động phổ thông hoặc trình độ tay nghề thấp đi làm việc ở nước ngoài (chiếm tỉ lệ 60-70%). Đối với loại hình lao động yêu cầu trình độ tay nghề cao, kèm theo đó là thu nhập cao mà thị trường lao động thế giới đang có nhu cầu thì chúng ta chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó là ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ các cam kết trong hợp đồng của lao động Việt Nam còn thấp.

 

Bảng 3. Bảng so sánh mức lương xuất khẩu lao động tại các thị trường lớn

Nguồn: https://japan.net.vn/muc-luong-tai-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-nao-cao-nhat-hien-nay-1997.htm

* Về doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nhiều, nhưng không thực sự mạnh, quy mô nhỏ, ít đầu tư vốn nguồn nhân lực nên hoạt động chưa hiệu quả. Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động, có trường hợp kéo dài, gây hậu quả xấu (Lý Hà, 2018)[16]. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, qua hai năm 2016, 2017, Bộ đã kiểm tra, thanh tra 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài thì có đến 42 doanh nghiệp vi phạm; thanh tra 51 doanh nghiệp, phát hiện 338 sai phạm và ban hành 24 quyết định xử phạt hành chính trong năm 2017 với số tiền phạt là 3,227 tỉ đồng. Trong thời gian vừa qua đã thu hồi giấy phép hoạt động của năm doanh nghiệp, đình chỉ tạm thời 25 doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có cả bề dày hoạt động về xuất khẩu lao động 25 năm nhưng vẫn bị đình chỉ và thu hồi giấy phép (Viết Long, 2018).

* Về chiến lược và chính sách liên quan

Việt Nam chưa xây dựng được Chiến lược xuất khẩu lao động và chuyên gia gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược việc làm của từng thời kỳ. Do đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc làm, việc làm trong nước với việc làm ngoài nước chưa được giải quyết một cách chủ động, hiệu quả; các giải pháp, bước đi, huy động nguồn lực đầu tư cho xuất khẩu lao động chưa tương xứng với yêu cầu.

Chưa có chính sách huy động, bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và con người do xuất khẩu lao động mang lại. Hàng năm có xấp xỉ 3 tỷ USD do người lao động gửi về nước, nhưng chưa có chính sách cụ thể để huyng nguồn vốn này vào phát triển sản xuất kinh doanh[17]. Một bộ phận lao động có chất lượng tốt, sau khi về nước chưa được hướng dẫn, bố trí việc làm phù hợp. Về chủ quan, nhận thức và năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực này ở nhiều địa phương còn yếu, chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia; bộ máy tham mưu chưa chủ động trong đề xuất xây dựng chính sách, quản lý công tác xuất khẩu lao động ở địa phương. Ngoài ra, vẫn có quy định chưa được áp dụng, thực thi nghiêm chỉnh, một số quy định không còn phù hợp với thực tế hiện nay, xung đột với luật pháp của nước tiếp nhận, thiếu tính khả thi, cần được sửa đổi, bổ sung. Tình trạng lừa đảo trong xuất khẩu lao động vẫn diễn ra gây bức xúc trong nhân dân.

Nguyên nhân của những tồn tại trên

Theo lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), Việt Nam từng đứng nhất, nhì ở những thị trường xuất khẩu lao động lớn như Hàn Quốc, Đài Loan, nhưng với số lượng lao động bỏ trốn gia tăng qua các năm, uy tín cũng theo đó sụt giảm. Trong khi tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc tăng tới mức đáng báo động (gần 50%) và chưa có dấu hiệu dừng lại, thì tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan[18]. Mặc dù, theo kết quả điều tra có khoảng 85 - 90% số người đi xuất khẩu lao động trở về tỏ ra hài lòng[19], tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động chưa tương xứng với vai trò và lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại cho xã hội, cụ thể:

- Hoạt động xúc tiến thị trường chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong nước với cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài khi xử lý những phát sinh của thị trường còn chưa kịp thời, không đủ khả năng theo dõi, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh đối với người lao động để xử lý.

- Hệ thống tổ chức quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Biên chế cán bộ tại các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài còn mỏng, không đủ khả năng theo dõi, phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh đối với người lao động để xử lý.

- Chưa có cơ sở đào tạo nghề, ngoại ngữ chuyên sâu phù hợp cả về quy mô và trình độ phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động.

- Chưa tạo được một hệ thống đồng bộ, hiệu quả liên kết tất cả các khâu: đào tạo nghề, ngoại ngữ - tạo nguồn - tìm kiếm, khai thác hợp đồng - cung ứng lao động ra nước ngoài.

Ngoài ra, những doanh nghiệp có khả năng nhận thầu công trình ở nước ngoài rất ít, nên số lao động đi theo hợp đồng nhận thầu, trúng thầu còn hạn chế. Đối với việc đưa chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, do các nước có truyền thống hợp tác với nước ta đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhu cầu về chuyên gia của nước ta cũng ngày càng cao, trong khi nguồn chuyên gia đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngoài nước cũng chưa nhiều, nên số lượng chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài cũng không đáng kể.

 

4. Một số đề xuất và giải pháp hoàn thiện thể chế nhằm tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề trong hội nhập quốc tế

Với mục tiêu đến năm 2020, để góp phần nâng cao chất lượng và tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thì trong thời gian tới Việt Nam cần phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản như: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động của Việt Nam đạt 70%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 70% học sinh, 50% sinh viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo được hướng nghiệp, tư vấn và dịch vụ việc làm; 70% số người lao động yếu thế trên thị trường lao động được tiếp cận đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm; hệ thống dịch vụ việc làm (công lập và tư nhân) đảm bảo cung cấp dịch vụ cho 30% lực lượng lao động; 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia, đảm bảo nối mạng đến; các thị thành phố/thị trấn lớn của 63 tỉnh/thành phố cả nước.

Để đạt được các mục tiêu trên và góp phần hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch chuyển lao động có tay nghề trong điều kiện hội nhập kinh tế AEC và các hiệp định thương mại tự do, bài viết gợi ý và đề xuất triển khai thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp sau đây.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật một cách đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời ban hành chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động với các chế tài xử lý ngày càng mạnh và hiệu quả hơn. Các bộ ban ngành cần khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện luật pháp liên quan đến vấn đề lao động - công đoàn phù hợp với Hiến pháp, tuân thủ đầy đủ, đúng đắn các quy luật của kinh tế thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo thị trường lao động vận hành thông suốt, hiệu quả. Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực quốc gia tập trung theo hướng: Chính sách phát triển nguồn nhân lực, một mặt dựa trên chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mặt khác, phải dựa trên xu hướng nhu cầu của thị trường lao động mà quan trọng nhất là cầu về lao động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp, như chính sách đầu tư mở thị trường; chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu: chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, chính sách tiếp nhận trở lại sau khi người lao động về nước…

Việc nâng cao hiểu biết và sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của người lao động, của doanh nghiệp, của doanh nhân về cơ hội, thách thức và những yêu cầu phải thực hiện khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là cần nâng cao sự hiểu biết về luật pháp quốc tế về lao động - công đoàn của cán bộ chủ chốt các ngành, địa phương, các doanh nghiệp.

Nhà nước cung cấp thông tin, dự báo, xu hướng thị trường lao động để các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chủ động lựa chọn ngành nghề đào tạo, phương thức cung cấp kiến thức, kỹ năng cho người học thích ứng với thị trường lao động. Người lao động chủ động lựa chọn định hướng nghề nghiệp cho chính mình dựa trên dự báo của nhà nước; chủ động tham gia học tập, tích lũy tri thức và rèn luyện kỹ năng để sử dụng vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là có việc làm thỏa đáng cho chính mình.

Chúng ta cũng cần đề cao vai trò của doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Doanh nghiệp là nơi sử dụng phần lớn lực lượng lao động xã hội. Vì vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp dự báo nhu cầu sử dụng bao gồm số lượng, cơ cấu lao động cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nhân lực; đồng thời, doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo và đặc biệt doanh nghiệp phải là nơi để học sinh, sinh viên thực hành, thực tập, để thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế pháp luật về quan hệ lao động bằng cách tập trung hoàn thiện thể chế và các tiêu chuẩn lao động (việc làm, tiền lương, BHXH và các điều kiện làm việc khác), nghiên cứu xây dựng Luật chuyên ngành về quan hệ lao động.  Cần xác định dịch chuyển lao động quốc tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan, ngày càng diễn ra tự do và mạnh mẽ dưới tác động của toàn cầu hóa. Nhu cầu về lao động nước ngoài của rất nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do xu hướng già hóa dân số ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển. Trong khi đó, đối với nước ta, với nguồn lao động dồi dào mà trình độ phát triển của nền kinh tế chưa bảo đảm đủ việc làm trong nước, thì vẫn cần thiết phải đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để giảm sức ép việc làm trong nước, góp phần xóa đói giảm nghèo và an sinh cho xã hội. Bên cạnh đó yêu cầu về kỹ năng nghề, khả năng ngoại ngữ cũng như ý thức chấp hành kỷ luật, quy định lao động của các nước trên thế giới ngày càng cao và cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động ngày càng khốc liệt. Hoạt động xuất khẩu lao động ngày càng đòi hỏi cao về tính chuyên nghiệp, hiệu quả từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp dịch vụ và người lao động.

Thứ ba, chú trọng chính sách mở rộng thị trường lao động ngoài nước, xác định thị trường trọng điểm. Vận động các nước tiếp nhận lao động Việt Nam ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động với Việt Nam; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Chính phủ Chỉ đạo Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Bên cạnh các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống, tiếp nhận nhiều lao động[20], cần đẩy mạnh công tác khai thác mở rộng các thị trường mới.

Thứ tư, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong xu hướng CMCN 4.0. Chúng ta cần chú trọng đổi mới chính sách đẩy mạnh đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động:

- Đưa chương trình đào tạo nguồn lao động xuất khẩu theo nhu cầu của thị trường lao động quốc tế vào hệ thống đào tạo nghề quốc gia;

- Xây dựng một số cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu theo chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế;

- Tăng cường chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nghề đạt trình độ quốc tế; đàm phán để thỏa thuận với các nước nhận lao động về việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ nghề của lao động Việt Nam.

Ngoài ra, cần xem xét việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động của một số luật liên quan; đồng thời xây dựng chính sách huy động các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ xây dựng một số Cơ sở đào tạo lao động phục vụ xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn về quy mô và chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế trong bối cảnh CMCN 4.0.

Thứ năm, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu lao động. Các cơ quan chức năng cần xem xét hoàn thiện các quy định và giải pháp quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến quản lý lao động ở nước ngoài. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan, các địa phương; thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm nhằm ngăn chặn tiêu cực và các hình thức lừa đảo liên quan đến xuất khẩu lao động; phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm và tài chính để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người lao động đi làm việc ở nước ngoài và sử dụng cơ sở dữ liệu này để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động; xây dựng cổng thông tin về việc làm ngoài nước cho mọi đối tượng quan tâm đến xuất khẩu lao động; đồng thời xây dựng quy chế phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động tại các địa phương.

Thứ sáu, quản lý và bảo vệ quyền lợi của lao động làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, chúng ta cần tăng cường chính sách quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài: Tổ chức tốt bộ máy quản lý lao động thuộc cơ quan đại diện tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc; chỉ đạo và hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ trong công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động.

Thứ bảy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam theo hướng phân định rõ hiện diện thể nhân để cung cấp dịch vụ theo phương thức 4 của GATS với người tiếp cận thị trường lao động. Đảng đoàn, Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ đẩy mạnh việc chỉ đạo tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài tại Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Các Bộ, ngành sớm ban hành Quy chế phối hợp trong việc quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị liên quan trong quản lý xuất, nhập cảnh, cấp và gia hạn visa, đăng ký và gia hạn tạm trú, đi đôi với cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý lao động nước ngoài để đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ. Đồng thời, cần thiết phải bổ sung các chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đủ mạnh nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao khả năng dự báo nhu cầu lao động trong nước và trên thị trường quốc tế, trên cơ sở đó đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo lao động. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, và trao đổi kinh nghiệm với các nước về quản lý lao động di cư để có thêm các chính sách, mô hình trong quản lý, hỗ trợ lao động nước ngoài đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc gia. Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo lao động, đồng thời, Nhà nước phải trực tiếp đầu tư một số cơ sở đào tạo lao động theo chuẩn quốc gia để làm trụ cột cho việc tạo nguồn lao động. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý lao động nước ngoài.

 

  1. Kết luận

Sự dịch chuyển lao động có tay nghề cao là xu hướng tất yếu trong hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng, đem lại lợi ích không nhỏ cho các bên liên quan. Việt Nam đang có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với cơ cấu vàng, cần được khai thác tối đa để tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội. Nhằm tận dụng các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, chúng ta càng cần nhanh chóng đổi mới, đặc biệt là đổi mới và hoàn thiện thể chế - chính sách công, bởi thể chế và các quy định pháp lý trong nước hoàn thiện sẽ ngày càng góp phần nâng cao chất lượng lao động và nguồn nhân lực nói chung, gia tăng kỹ năng và tay nghề, chuẩn bị cho lực lượng lao động của Việt Nam sẵn sàng thích ứng với các thay đổi trên thị trường lao động trong nước và quốc tế. Các chủ trương chính sách và thể chế pháp lý cụ thể đã và sẽ hỗ trợ không nhỏ trong việc thúc đẩy việc đưa lao động nói chung và lao động tay nghề cao nói riêng ở Việt Nam đến với các thị trường lao động thế giới, khai thác thế mạnh và sức trẻ của nguồn nhân lực trong nước, đem lại các nguồn lợi kinh tế và việc làm cho đất nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Ban cán sự Đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2016), Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 6, khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháng 11/2016.
  2. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Chủ trương, giải pháp phát triển thị trường lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế ASEAN và hiệp định thương mại tự do, Đề tài nghiên cứu khoa học Ban Kinh tế Trung ương.
  3. Ủy ban về các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XIV (2018), Báo cáo Kết quả giám sát chuyên đề Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2010-2017 và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017.
  4. Bản tin cập nhật thị trường lao động cập nhật (2018), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  5. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Mười Hai và năm 2015, Cục Thống kê TP Hà Nội. Tổng cục Thống kê 2015.
  6. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (2017), Nâng cao chất lượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26211.
  7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018), Đẩy mạnh Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=28211.
  8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Huy Thái, số 2164/LĐTBXH-VP, http://www.molisa.gov.vn/Images/editor/files/2164.pdf.
  9. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2015, 2016, 2017), Bản tin cập nhật thị trường Lao động Việt Nam, các năm 2015-2017.
  10. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy tại Phiên chất vấn sáng 5/6/2018 tại Quốc hội về tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  11. C097 - Migration for employment convention (revised), 1949 (No. 97).
  12. Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (chủ biên), 2013.Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM.
  13. Geographic Labour Mobility Commissioned study, The final report was sent to Government on 22 April 2014 and publicly released on 6 May 2014. The Australian Government.
  14. Harris, J.R. & Todaro, M.P (1970), Migration, Unemployment and Development: A Two-Sector Analysis,American Economic Review 60 (1), 126-142.
  15. Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (2018), http://www.vamas.com.vn/tren-100000-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-9-thang-dau-nam-2018_t221c655n44492 .
  16. http://odclick.com/tai-nguyen/phan-tich-nganh/thuc-trang-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-viet-nam/ .
  17. http://vi.sblaw.vn/tinh-trang-vi-pham-cua-cac-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-dong-hien-nay/ .
  18. http://www.economicsdiscussion.net/labour/mobility-of-labour-with-barriers-economics/25364.
  19. https://japan.net.vn/muc-luong-tai-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-nao-cao-nhat-hien-nay-1997.htm .
  20. https://www.investopedia.com/terms/s/skilled-labor.asp.
  21. https://www.unece.org/fileadmin/DAM/stats/groups/wggna/GuideByChapters/Chapter_10.pdf.
  22. Long, J. & Ferrie, J. (2011). “Labour Mobility”, Oxford Encyclopedia of Economic History. 24 February 2011.
  23. Lý Hà (2018), Xuất khẩu lao động: Kỷ lục mới được thiết lập. http://vneconomy.vn/xuat-khau-lao-dong-ky-luc-moi-duoc-thiet-lap-20180123091747634.htm .
  24. Mahuron, S. (2018). Skilled Labor vs, Unskilled Labor, Chron.
  25. Morrow, K., Domestic and International Labour Mobility Unit Labour Qualifications and Mobility Branch Alberta Jobs, Skills, Training and Labour. Alberta Government.
  26. Phạm Minh Điển (2018), “Phát triển các loại thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 1-2018, 25-34.
  27. Quản lý xuất khẩu lao động: Bị động và bất cập, Báo Kinh tế và Đô Thị. http://kinhtedothi.vn/quan-ly-xuat-khau-lao-dong-bi-dong-va-bat-cap-146675.html
  28. Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
  29. Radcliffe, B. (2018), The Economics of Labor Mobility. Investopedia.com.
  30. Stephenson, S. and Hufbauer, G., LABOR MOBILITY. Worldbank. http://siteresources.worldbank.org/INTRANETTRADE/Resources/C13.pdf.
  31. Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017(19/09/2018). Tổng cục Thống kê, 2018.
  32. Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017(27/12/2017), Tổng cục Thống kê, 2017.
  33. Todaro, M.P (1969), A Model of Labor Migration and Urban Unemployment in Less Developed Countries, American Economic Review 59(1), 138-148.
  34. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016a), Đào tạo nghề trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Thông tin chuyên đề số 79, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2016.
  35. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2016b), Những thách thức của lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 113, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 7/2016.
  36. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
  37. Viết Long (2018), “ĐBQH: Nhiều công ty xuất khẩu lao động đem con bỏ chợ”, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.
  38. World Bank (2013), What is skilled labour? The Innovation Policy Platform, https://www.innovationpolicyplatform.org/content/skills-innovation.

 

 

[1] Bài viết là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc Chương trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020), mã số KHGD/16-20.ĐT.019

[2] Văn phòng Chính phủ, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

3 Trường Đại học Ngoại thương, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

[4] http://www.albertacanada.com/Labour-Mobility-Unit.pdf

[5] Geographic Labour Mobility Commissioned study, 6 May 2014. The Australian Government.

[6] http://www.economicsdiscussion.net/labour/mobility-of-labour-with-barriers-economics/25364

[7] Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và năm 2015. Cục Thống kê Hà Nội. Tổng cục Thống kê 2015.

[8] Thông cáo báo chí Kết quả chính thức Tổng điều tra Kinh tế năm 2017. Tổng cục Thống kê, 2018.

[9] Theo nghiên cứu điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Uỷ ban Dân số gia đình và Trẻ em năm 2010, nam thanh niên Việt Nam cao khoảng 163,7 cm, nữ cao 153,4 cm nhưng so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của thanh niên nam 18 tuổi vẫn kém 13,1 cm và nữ kém 10,7 cm. Chiều cao trung bình người Việt Nam hiện nay thấp nhất khu vực - nam thanh niên Việt Nam thấp hơn Nhật Bản 8 cm, Thái Lan 6 cm, nữ Việt Nam kém nữ Nhật Bản 4 cm và Thái Lan là 2 cm.

[10] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Huy Thái, số 2164/LĐTBXH-VP, http://www.molisa.gov.vn/Images/editor/files/2164.pdf  và số liệu của Tổng Cục Thống kê.

[11] Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (2017). Nâng cao chất lượng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=26211

[12] Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam (2018). http://www.vamas.com.vn/tren-100000-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-trong-9-thang-dau-nam-2018_t221c655n44492

[13] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2018). Đẩy mạnh Công tác truyền thông với lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=28211

[14] Từ năm 2003 đến 2017 đã thu hồi giấy phép của trên 40 doanh nghiệp, tạm đình chỉ giấy phép của hàng chục doanh nghiệp và đình chỉ cung ứng lao động theo hợp đồng của hàng trăm lượt doanh nghiệp. Ngày18/01/2005 Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Các cơ quan chức năng của 2 Bộ đã phối hợp rất chặt chẽ, đã phát hiện và thu hồi, trả lại tiền cho rất nhiều người lao động và đã đưa ra truy tố hình sự hàng trăm vụ lừa đảo có liên quan đến xuất khẩu lao động.

[15]http://odclick.com/tai-nguyen/phan-tich-nganh/thuc-trang-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-viet-nam/

[16] http://vi.sblaw.vn/tinh-trang-vi-pham-cua-cac-doanh-nghiep-xuat-khau-lao-dong-hien-nay/

[17] Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy tại Phiên chất vấn sáng 5/6/2018 tại Quốc hội về tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài.

[18] http://kinhtedothi.vn/quan-ly-xuat-khau-lao-dong-bi-dong-va-bat-cap-146675.html

[19] Đã dẫn.

[20] Thực tế trong những năm gần đây cho thấy chúng ta quá phụ thuộc vào một số thị trường tiếp nhận số lượng lao động lớn. Cụ thể, năm 2013 Việt Nam đưa được tổng số 88.155 lao động ra nước ngoài làm việc, trong đó Đài Loan thu hút 46.368 lao động, chiếm 52,6%. Năm 2014 là 106.840 lao động, Đài Loan: 62.124 lao động chiếm 58,15%, Nhật Bản 19.766 lao động chiếm 18,5 %. Năm 2015 là 115.980 lao động, trong đó Đài Loan 67.121 lao động chiếm 57,87%; Nhật Bản: 27.010 lao động chiếm 23,23%. Công tác mở rộng khai thác thị trường mới còn khá hạn chế.