Sidebar

Magazine menu

26
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 112

 

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Nguyễn Thị Tố Uyên[1]

Tóm tắt

Trong quá trình phát triển bền vững đất nước, Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách có thể phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn lực con người. Trong đó, nguồn nhân lực nữ cũng là một bộ phận có vai trò rất quan trọng góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, họ chưa được đánh giá đúng về khả năng và vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở bài viết này, bằng phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp số liệu, tác giả đi vào phân tích những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nữ, phát triển nguồn nhân lực nữ; vai trò, thực trạng của nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguồn nhân lực nữ trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay.

Từ khóa: Nguồn nhân lực; nguồn nhân lực nữ; phát triển nguồn nhân lực.

Abstracts:

In the sustainable development context, the Party and the State should have policies to promote the effectiveness of all resources, especially human resources. Female human resources are also an important part of the sustainable development of the country. However, they have not been properly acknowledged for their ability and role in socio-economic development. In this article, by means of document analysis, data synthesis, the author analyzes theoretical issues on human resources, development of female human resources; the role and status of current human resources in Vietnam. From there, propose solutions to promote the human resources in the process of industrialization, modernization and international integration context now.

Key words: Human resources; female human resources; human resource development.

 

  1. Phát triển nguồn nhân lực nữ và sự tác động đến phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ

  • Những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực

"Nguồn lực con ngư­ời" hay "nguồn nhân lực”, là khái niệm đ­ược hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con ngư­ời với t­ư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nư­ớc gần đây đã đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ng­ười hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng". (World Bank, 2000, 3)

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH” (Phạm Minh Hạc, 1996, 269).

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Tiệp: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội” (Nguyễn Tiệp, 2005, 7). 

Các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con ng­ười không chỉ đơn thuần là lực lư­ợng lao động đã có, sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia đ­ược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Khái niệm "nguồn nhân lực" (human resoures) đ­ược hiểu như­ khái niệm "nguồn lực con ng­ười". Khi đư­ợc sử dụng như­ một công cụ điều hành, thực thi chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những ng­ười ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn đ­ược gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động đư­ợc gọi là lực lượng lao động.

Như­ vậy, dư­ới các góc độ khác nhau, có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực như­ng các khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số l­ượng và chất lượng con ng­ười với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. (Đoàn Văn Khái, 2005, 59-65).

  • Quan niệm về nguồn nhân lực nữ

Nếu con ng­ười là nguồn lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn lực nữ là bộ phận cơ bản cấu thành nguồn lực con người của một quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực nữ bao gồm bộ phận dân số nữ có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội. Nói cách khác, nhân lực nữ đ­ược hiểu không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động nữ đã có và sẽ có mà còn bao gồm sức mạnh trí tuệ, thể chất, tinh thần của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc gia đ­ược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực nữ với t­ư cách là lực l­ượng lao động của xã hội, bao gồm nhóm phụ nữ trong và trên tuổi lao động trở lên có khả năng lao động. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi lao động đối với nữ trong khoảng nhỏ hơn của độ tuổi lao động đối với nam (nữ từ đủ 15 đến hết 55 tuổi, nam từ đủ 15 đến hết 60 tuổi) nên mặc dù dân số nữ th­ường xuyên cao hơn (thường chiếm trên 51% dân số) song, lực l­ượng lao động nữ th­ường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng 49% lao động xã hội).

Sự phân biệt về giới tính giữa nam và nữ có tính tự nhiên, bẩm sinh. Tuy nhiên, từ trong lịch sử phát triển của nhân loại, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống xã hội và gia đình. Sự đánh giá thấp của xã hội về khả năng, giá trị của lao động nữ trong sản xuất đã kìm hãm ngư­ời phụ nữ ở địa vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình và ngoài xã hội.

  • Phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nữ

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề của dân cư hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân” (Lưu Song Hà, 2015, 39).

Dưới góc độ kinh tế, phát triển nguồn nhân lực được đặt trong tương quan với các nguồn lực khác và được coi là một nguồn vốn – vốn nhân lực/vốn con người. Như thế, phát triển nguồn nhân lực là tích lũy vốn con người và các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền cũng như yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, qua đó làm gia tăng giá trị của con ng­ười.

Các quan điểm trên đều tiếp cận khái niệm phát triển nguồn nhân lực với nghĩa con người là mục tiêu của sự phát triển. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển con người, là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho con người, là gia tăng giá trị của con người trên các mặt thể lực, trí lực, tâm lực và kỹ năng.

Vậy, có thể hiểu Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm gia tăng quy mô, hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí lực, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Do đó, phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, sức lao động xã hội, khả năng sáng tạo, thích nghi, đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển trong từng giai đoạn.

Phát triển nguồn nhân lực nữ là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm gia tăng quy mô, hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực nữ (trí lực, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Phát triển nguồn nhân lực nữ (Viết tắt: PTNNLN) cũng chính là việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế xã hội. Qua đó, gia tăng giá trị cho nguồn nhân lực nữ nói chung.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cần hiểu phụ nữ và nam giới có vị trí, có điều kiện và cơ hội bình đẳng như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của mình và có cơ hội để đóng góp và thụ hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của đất nước. Phát triển nguồn nhân lực nữ cần được xem xét theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội trong tiếp cận giáo dục đào tạo, trong y tế chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù lao cho công việc và trong ngôn luận.

Một điều cần nhấn mạnh là PTNNLN cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ của mỗi ngành nghề, mỗi vùng lãnh thổ. Ngoài yếu tố sức khỏe, chất lượng nguồn nhân lực nữ còn phụ thuộc vào cơ cấu của đội ngũ lao động về ngành nghề, trình độ kỹ thuật, năng lực tổ chức, quản lý và khả năng phối hợp hành động để đạt mục tiêu đề ra. Như vậy chính sách PTNNLN bao gồm hầu hết những giải pháp tác động đến quá trình tăng cường năng lực của từng lao động nữ và tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó để phát triển.

Với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung và PTNNLN đứng trước những yêu cầu sau:

Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn.

Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.

Nội dung cơ bản của PTNNLN bao gồm ba mặt: 1. PTNNLN về mặt số lượng và cơ cấu. Điều này thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi; 2. PTNNLN về mặt chất lượng. Điều này thể hiện ở trên ba mặt trí lực, thể lực và nhân cách, kỷ luật lao động; 3. PTNNLN là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nữ qua mức độ sử dụng nguồn nhân lực nữ cả về số lượng, chất lượng và thời gian sử dụng.

Quá trình PTNNLN sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Thứ nhất, sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì khả năng đầu tư của nhà nước và xã hội cho PTNNLN ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực. Nghiên cứu về PTNNLN không thể không nghiên cứu đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, Luật bình đẳng giới, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ chế quản lý kinh tế, xã hội... Thứ hai, Giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phẩm chất của người lao động. Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo là quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là quá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Thứ ba, tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và tác động mạnh đến PTNNLN ở nước ta hiện nay. Thứ tư, Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là nhân tố tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phương phát huy được nội lực và mọi tiềm năng cho sự PTNNLN. Thứ năm, truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa gồm ý thức dân tộc, lòng tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa lớn trong việc PTNNLN không chỉ hôm nay mà cả về sau. Và cuối cùng, yếu tố chủ quan của nguồn nhân lực nữ trong việc ý thức về tầm quan trọng của việc phát triển mọi mặt bản thân và tham gia đóng góp cho xã hội là yếu tố có tác động quan trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực đất nước nói chung.

1.2. Tác động của phát triển nguồn nhân lực nữ đối với kinh tế - xã hội đất nước

Tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất và vốn con người. Nhiều thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã và đang phải xem xét, điều chỉnh mô hình phát triển, kể cả những mô hình đã từng được xem là ưu việt nổi trội, như mô hình Bắc Âu với nhà nước phúc lợi, mô hình châu Âu đại lục với thị trường xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển và quản lý phát triển xã hội, nhằm vào mục tiêu phát triển con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của sự phát triển đất nước. Xét theo nội hàm, vấn đề kinh tế cũng nằm trong lĩnh vực xã hội, nhưng không phải lúc nào giải quyết tăng trưởng kinh tế cũng đồng nghĩa với việc giải quyết các vấn đề công bằng xã hội. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nói chung có những tác động rất lớn với phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.

Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp kinh tế - xã hội đem lại sự thay đổi cho số đông dân cư để thu hút họ vào quá trình sản xuất nhằm xoá đói giảm nghèo. Thông qua phát triển giáo dục, chăm sóc y tế và dinh dưỡng đã làm chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, có sức khỏe tốt, tuổi thọ tăng, có tay nghề cao, có cơ hội được tiếp cận với việc làm, tăng năng suất lao động tạo thu nhập giảm đói nghèo, nâng cao địa vị người lao động trong gia đình và xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững kinh tế và xã hội nói chung. Với cá nhân người lao động, khi tìm được việc làm ổn định, có thu nhập hợp lý nên người ta sẽ cảm thấy thoả mãn với chính bản thân mình. Người có tri thức thường cởi mở hơn, quan tâm đến sức khoẻ và vì vậy sống khoẻ hơn và hạnh phúc hơn. Người có trình độ thường thích tham gia vào các hoạt động xã hội và ít phạm pháp hơn. Những điều này góp phần làm giảm sự chi tiêu lợi tức xã hội như lương trợ cấp thất nghiệp, chi phí điều trị bệnh, chi phí cho việc đảm bảo an ninh trật tự...Và gần gũi nhất, nếu cha mẹ có học vấn cao thì con cái cũng ít có nguy cơ thất học và chúng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn.

Nguồn nhân lực nữ là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia. Do đó, việc PTNNLN cũng góp phần hướng tới các giá trị tạo nên sự bền vững cho xã hội và tạo cơ hội cho công bằng được đảm bảo với tất cả mọi thành viên. Ngoài những vai trò nêu trên, PTNNLN còn có vai trò quan trọng đặc biệt khác đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội:

  • Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có thu nhập trong tay và kiểm soát thu nhập tốt hơn đã khiến nhân lực nữ nắm nhiều quyền hơn, lòng tự trọng và tự tin tăng lên, vị thế trong gia đình tăng lên. Khi có tiềm lực về kinh tế, họ đã tăng cường tham gia vào quá trình quyết định, như trong kế hoạch hóa gia đình, mua và bán tài sản và cho con gái đi học. Lợi ích không chỉ dừng lại ở quyền lực cá nhân, tăng thu nhập về kinh tế sẽ đưa lại “các tác động số nhân” vì phụ nữ chi tiêu nhiều thu nhập hơn vào gia đình, dẫn đến nhà ở, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em tốt hơn, nhất là với trẻ em gái.

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực nữ càng có ý nghĩa quyết định đối với chiến lư­ợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nư­ớc và sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và tăng cường tiến bộ xã hội. Nguồn nhân lực nữ đư­ợc coi là động lực và là lực l­ượng cần thu hút vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như­ng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khi đư­ợc xác định lại th­ường ít tính đến nhu cầu của phụ nữ. Các vấn đề của phụ nữ mới đ­ược nhắc tới, tính đến hay lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển. Trên thực tế, quan điểm này chư­a đặt vấn đề phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả xã hội của quá trình kinh tế.

  • Phát triển nhân lực nữ sẽ thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế

            Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới: “tăng tr­ưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc cải thiện giáo dục và sức khoẻ toàn dân. Những n­ước đã rút ngắn khoảng cách giữa nam và nữ trong việc học tập cũng chính là những n­ước đã đạt sự tăng tr­ưởng nhanh chóng và ổn định nhất trong vòng 50 năm qua” (theo: http://bnews.vn). Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng: đầu t­ư vào sự phát triển của phụ nữ mang lại lợi ích cao hơn bất kỳ sự đầu tư­ nào khác ở các nư­ớc đang phát triển.

Phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ và công bằng giới đã được Liên Hợp Quốc đư­a ra bằng chỉ số GDI (Gender Development Index) bên cạnh chỉ số HDI khi đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Điều đó có nghĩa là mô hình phát triển xã hội tốt đẹp hiện nay không chỉ là mô hình tăng tr­ưởng kinh tế mà là mô hình phát triển con ng­ười. Vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn nhân lực nữ không chỉ biểu hiện số lượng lớn trong dân cư­ và lực lư­ợng lao động xã hội, mà chất l­ượng mới là yếu tố quyết định sự phát triển hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc, quốc gia.

  • PTNNLN không chỉ có ý nghĩa đối với phụ nữ mà còn mang ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Nâng cao khả năng và tạo cơ hội lựa chọn cho phụ nữ; không chỉ đem lại lợi ích cho họ mà còn là cách chắn chắn nhất để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung.

1.3. Từ những nhận thức trên, Đảng CSVN đã đưa ra nhiều quan điểm về phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam. Ngay từ Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng khóa V (1982), Đảng đã khẳng định việc đánh giá lực lượng và khả năng của phụ nữ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ. Nghị quyết TƯ 4-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị đã khẳng định giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong các mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của đất nước. Nghị quyết 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH xác định: phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định, phát triển nâng cao chât lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có nhiều chính sách đào tạo nghề và phát triển trình độ cho nguồn nhân lực nói chung trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nữ về mọi mặt góp phần thực hiện các quan điểm do Đảng đề ra đối với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên cần có những quan điểm và chính sách cụ thể hơn liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực nữ để có thể thực hiện tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

  1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay

Về số lượng, hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động đông. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,45% (Nguyễn Ngọc Minh, 2018). Điều này là một lợi thế lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trong đó, lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số dân cư và lực lượng lao động của cả nước. Do đó, quan tâm đến thực trạng lao động nữ là việc cần thiết để có thể phát huy được tốt các nguồn lực cho sự phát triển. Có thể thấy tỷ lệ lao động nữ qua bảng số liệu sau:  

Bảng 1. Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

 

Quý 2 năm 2016

Quý 2 năm 2017

1.    Dân số từ 15 tuổi trở lên (đơn vị: triệu người)

Tổng số

70,85

71,85

Nam

34,46

35,04

Nữ

36,39

36,80

Thành thị

25,07

25,09

Nông thôn

45.78

46,75

2.    Lực lượng lao động (đơn vị: triệu người)

Tổng số

54,36

54,52

Nam

28,09

28,33

Nữ

26,28

26,20

Thành thị

17,48

17,53

Nông thôn

36,88

37,00

3.    Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (đơn vị: %)

 

77,23

76,45

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo đó, quý 2/2017, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 71,85 triệu người, tăng 1,4% so với quý 2/2016. Đó là lực lượng lao động rất dồi dào. Trong số đó, lao động nữ của quý 2/2016 là 26,28 triệu người chiếm 48,34% tổng lực lượng lao động của cả nước. Con số này ở quý 2/2017 là 48.05%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm gần 1 nửa lực lượng lao động của cả nước. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc quan tâm đến thực trạng lao động nữ để có giải pháp phát triển cho phù hợp.

Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy, tỷ lệ nữ trong độ tuổi trên 15 tuổi tham gia lực lượng lao động tính đến quý 2/2017 thấp hơn so với nam giới với tỷ lệ tương đương là 71,2% của nữ và 80,9% của nam. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động đạt mức cao và ổn định. (Trần Quang Tiến, 2016, 86).

Về cơ cấu, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nguồn nhân lực nữ đang có sự chuyển dịch đáp ứng đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề để Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ cấu giới tính ở khu vực phi nông nghiệp cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia trong vòng 5 năm (2009-2014) tăng 2% nhưng vẫn chỉ đạt 42.2%. Điều này có nghĩa hơn nửa lực lượng lao động nữ Việt Nam đang làm việc trong khu vực nông nghiệp. Thực tế này được phản ánh qua bảng Báo cáo lao động việc làm Quý 1/ 2017 của Tổng cục thống kê.

Bảng 2. Số liệu và cơ cấu việc làm

Đơn vị: triệu người

 

Quý 1 năm 2017

Cả nước

Nam

Nữ

1.    Tổng số

53,36

27,62

25,74

2.    Cơ cấu

a.    Theo khu vực

Thành thị

16,98

8,76

8,22

Nông thôn

36,38

18,86

17,52

b.    Theo nhóm ngành

Nông – lâm – thủy sản

21,68

10,39

10,67

Công nghiệp – xây dựng

13,60

8,00

5,60

Dịch vụ

18,15

8,68

9,46

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017

Bảng số liệu trên cho thấy, lao động nữ làm việc trong khu vực nông lâm thủy sản chiếm tới 49,21% lực lượng lao động trong ngành này của cả nước và 41,50% tỷ lệ lao động nữ của cả nước. Trong khi ở các nhóm ngành Công nghiệp và xây dựng là 21.75% tổng lao động nữ, nhóm ngành dịch vụ, lao động nữ là 36,75%.

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) năm 2016 đã chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ hiện đang có việc làm khá cao nhưng chủ yếu vẫn làm việc trong các lĩnh vực tự doanh, phi chính thức và tính chất công việc không ổn định như: nông/lâm/ngư nghiệp, bán hàng, lao động giản đơn... và các tỷ lệ này đều cao hơn đáng kể so với nam giới.

Về chất lượng nguồn nhân lực nữ: chất lượng nguồn nhân lực nữ được thể hiện ở cả ba mặt trí lực, thể lực và phẩm chất đạo đức.

Về trí lực (trình độ): theo số liệu điều tra lao động việc làm giai đoạn 2011-2015, lao động nữ qua đào tạo của nước ta chỉ chiếm 16,3%, còn của lao động nam là 20,8% ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Trong quá trình thực hiện quan điểm của Đảng - coi việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước - con số trên phản ánh thực trạng trình độ lao động Việt Nam còn thấp. Lao động nữ có trình độ cao (từ cao đẳng đại học trở lên) chỉ chiếm 10% tổng số lao động nữ của cả nước. Đáng chú ý hơn là số lao động nữ trình độ cao chủ yếu tập trung ở 6/21 nhóm ngành sau: giáo dục và đào tạo, tổ chức và cơ quan quốc tế, tổ chức đảng và các đoàn thể, thông tin và truyền thông, tài chính ngân hàng và bảo hiểm, khoa học và công nghệ. Trong khi, lao động nữ của cả 6 nhóm ngành trên chỉ có 8.4% lao động nữ của cả nước. Như vậy, sự phân bổ từ khâu đào tạo, sử dụng lao động nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng ở nước ta đang có nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ được Ngân hàng thế giới đánh giá ở mức 3.39/10 điểm (Trần Quang Tiến, 2016, 92).

Về thể lực: do trình độ phát triển kinh tế, xã hội nói chung của Việt Nam còn thấp, nên việc PTNNLN chưa được đáp ứng đầy đủ cả về vật chất và tinh thần, thể lực của nguồn nhân lực nữ nói chung còn thấp. Việc chăm sóc sức khỏe thể lực, sức khỏe sinh sản chưa đầy đủ nên chiều cao, cân nặng của nữ giới chưa cao. Điều này cũng ảnh hưởng tới cả các thế hệ người Việt Nam tương lai. Hiện nay, chiều cao trung bình của nữ ở Việt Nam là 153,4cm, so với nam là 164,4cm. Chiều cao này so với chuẩn quốc tế còn thiếu 11,7cm với nam và 9.8cm với nữ. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73,2 tuổi, chỉ số này lại cao hơn  trung bình thế giới là 69 tuổi. (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016, 74) Đây là một cố gắng lớn của Việt Nam đối với vấn đề nâng cao thể trạng cho người Việt Nam và cho lao động nữ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực.

Về phẩm chất đạo đức tinh thần: nguồn nhân lực nữ luôn kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vừa có được những nét đẹp hiện đại như năng động, sáng tạo, tự tin, khéo léo... Điều đó tạo nên chất lượng nguồn nhân lực hiện nay khi họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Về vị thế làm việc, thu nhập và mức độ ra quyết định, tỷ lệ nữ lãnh đạo chiếm có 20%; với các cơ sở sản xuất kinh doanh, phụ nữ quản lý chỉ chiếm gần 30%, 60,4% lao động tại gia là phụ nữ. Như vậy, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc không được trả công cao hơn đáng kể so với nam giới.

Thu nhập của lao động nữ vẫn luôn ở mức thấp hơn so với lao động nam và xu hướng giảm do nhu cầu tuyển dụng lao động nữ luôn thấp hơn so với lao động nam trong các khu vực việc làm.

Bảng 3. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương (triệu đồng)

 

Quý 2/ 2016

Quý 2 / 2017

Trung bình chung

4,85

5,20

Nam

5,1

5,48

Nữ

4,51

4,82

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nước ta hiện nay cũng phải đối mặt với vấn đề di cư và thất nghiệp. Đó là hệ quả tất yếu từ quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành nghề, theo lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và CNH, HĐH. Phù hợp với quá trình hội nhập với kinh tế thị trường khu vực và thế giới, các ngành nghề dịch vụ đang giải quyết được lượng lớn vấn đề tạo việc làm cho lao động chuyển đổi từ khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Có thể thấy điều đó qua con số thể hiện tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động như sau: ngành công nghiệp 15.8%, ngành bán buôn và bán lẻ có 14.8%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 6.2%, giáo dục và đào tạo 5.2%. Riêng ngành nông nghiệp chiếm tới 48.1% lao động nữ. Như vậy, lao động nữ cũng đã có sự chuyển dịch ngành nghề tích cực để phù hợp với yêu cầu mới về lao động và ngành nghề. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ấy đòi hỏi nguồn nhân lực phải di cư, chủ yếu theo hướng từ nông thôn ra các thành phố lớn. Có tới gần 80% phụ nữ di cư vì mục tiêu tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập khi họ thất nghiệp hoặc không muốn tiếp tục công việc ở nông thôn. Lý do bởi ở nông thôn có 51.6% lao động thất nghiệp là phụ nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của nguồn nhân lực nữ chủ yếu cũng tạp trung ở độ tuổi 15-24 chiếm 52.2% tổng số thât nghiệp là nam cùng độ tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu tham gia lực lượng lao động. Đó cũng là vấn đề nảy sinh cần giải quyết về cung cầu ở thị trường lao động Việt Nam hiện nay. Điều này cho thấy phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận tìm kiếm việc làm khi bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động của cả nước. Ngoài ra, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc không ổn định, không được trả công.

Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo đà phát triển, làm cho kinh tế không ngừng tăng trưởng. Song, cũng chính bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đang đứng trước hàng loạt những vấn đề cần được giải quyết: chênh lệch lớn về thu nhập và mức sống liên quan đến giới, đối tượng và giữa các vùng miền; hiện tượng không công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng đã làm giảm tính tích cực lao động và ảnh hưởng tiêu cực đối với việc tăng trưởng kinh tế; không công bằng trong công tác cán bộ liên quan đến giới dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực nữ không được phát huy hiệu quả vai trò và khả năng.

Như vậy, những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực nữ Việt Nam hiện nay là mâu thuẫn giữa thực hiện chức năng gia đình với công việc xã hội, giữa yêu cầu cần đầu tư PTNNLN với sự yếu kém và hạn chế của điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; giữa sự bất cập trong chủ trương chính sách và thực tiễn triển khai. Từ thực trạng trên, đòi hỏi phải có các giải pháp giải quyết các bất cập với nguồn nhân lực nữ hiện nay, để có thể phát triển nguồn lực con người của đất nước một cách hiệu quả và bền vững.

  1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay

Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực nữ, cần có những giải pháp đề ra cho việc nâng cao chât lượng nguồn nhân lực nữ. Tác giả xin đề xuất các giải pháp cho quá trình PTNNLN ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp liến quan đến phát triển môi trường kinh tế, thể chế xã hội

Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững để tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực nữ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của nguồn nhân lực nữ. Đặc biệt đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác  phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cũng như hoàn thành các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình góp phần quan trọng trong việc nâng cao điều kiện cho phụ nữ đóng góp và thể hiện vai trò tác động quan trọng tới sự phát triển nói chung, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ cũng như hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo, phát triển, tuyển dụng và sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực nữ. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường vai trò của Đảng, Nhà nước, địa phương cũng như bản thân các thành phần kinh tế trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ theo hướng bền vững và toàn diện.

            Thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ

Một là, phát triển thể chất, nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực nữ thông qua các chính sách nâng cao chất lượng dân số, tăng cường chất lượng dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các chính sách hỗ trợ bà mẹ và trẻ em.

Hai là, nâng cao trí lực của nguồn nhân lực nữ thông qua nhiều biện pháp tổng hợp, thông qua phát triển hệ thống giáo dục quốc dân các cấp, mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho người dân. Coi giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực nữ; giảm chi phí giáo dục, tăng đầu tư­ vào việc học cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua nâng cao chất lư­ợng giáo dục. Đặc biệt, nâng cao chất lượng, quy mô, hiệu quả dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nữ.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ thông qua các chính sách cải cách tiền lương hợp lý, đảm bảo tái tạo sức lao động và nâng cao mức sống của lao động nữ; đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và các chế độ chính sách cho lao động nữ.

Bốn là phát triển nguồn nhân lực thông qua các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Tạo môi trường làm việc thuận lợi với các điều kiện đặc thù của phụ nữ để phát huy được năng lực sở trường, hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao.

Năm là quan tâm đến phát triển phẩm chất, đạp đức của nguồn nhân lực nữ. Cần tăng cường các chương trình giáo dục, tuyên truyền cung cấp kiến thức về kỹ năng sống, kiến thức giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản... cho phụ nữ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật để lao động nữ có đầy đủ hiểu biết pháp luật và các quy định liên quan đến lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Giáo dục về yêu cầu phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ mới với tám chữ: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang (Lưu Song Hà, 2015, 464).

Thứ ba, nhóm giải pháp PTNNLN liên quan đến vấn đề bình đẳng giới

Giảm bớt nghĩa vụ gia đình cho người phụ nữ để họ có cơ hội học tập nâng cao trình độ và tham gia vào các ngành nghề mới có thu nhập cao hơn. Hầu như­ trong tất cả các xã hội, tập quán về giới đều quan niệm rằng phụ nữ chỉ có trách nhiệm chính là chăm sóc nhà cửa và con cái. Ở các nư­ớc đang phát triển, nghĩa vụ với gia đình th­ường chiếm nhiều thời gian của phụ nữ, điều này đã hạn chế khả năng các bé gái đ­ược tiếp tục đi học và các bà mẹ đ­ược tham gia vào các công việc ngoài xã hội. Cần có nhưng cách can thiệp để giảm bớt nghĩa vụ gia đình của ngư­ời phụ nữ.

Cung cấp bảo trợ xã hội phù hợp khi nền kinh tế thị trường có những biến động, lạm phát, khủng hoảng để đảm bảo thu nhập cho phụ nữ. Tăng cường chăm sóc sức khỏe y tế và dinh dưỡng. Các chư­ơng trình bảo trợ xã hội cần tính đến các yếu tố có thể gây ra sự thiên vị giới cả về khía cạnh tham gia ch­ương trình lẫn h­ưởng thụ lợi ích. Các chương trình bảo hiểm tuổi già không tính đến sự khác biệt về giới trong việc làm, thu nhập và rủi ro về tuổi thọ bình quân đã khiến ngư­ời phụ nữ  rất dễ bị cảnh đói nghèo đe dọa lúc về già.

Tăng cường tiếng nói và tham gia hoạt động chính trị của phụ nữ. Trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ ở mọi lĩnh vực, đặc biệt cần nâng cao vai trò giới trong phát triển kinh tế.Các chính sách và ch­ương trình nâng cao sự bình đẳng về giáo dục và tiếp cận thông tin có thể củng cố các tổ chức đại diện của phụ nữ và tăng cường năng lực tham gia vào các diễn đàn chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và cả ngoại giao của phụ nữ.

Cải cách thể chế để xác lập quyền hạn và cơ hội bình đẳng hơn cho phụ nữ. Vì các thể chế xã hội, pháp lý và kinh tế sẽ xác định khả năng tiếp cận nguồn lực của nam giới và nữ giới, cơ hội và quyền lực tư­ơng đối của họ, nên yếu tố thiết yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ là phải tạo lập một "sân chơi" thể chế bình đẳng và đảm bảo sự bình đẳng về những quyền cơ bản. Các quyền pháp lý về xã hội và kinh tế sẽ tạo ra một môi trư­ờng thuận lợi, cho phép phụ nữ tham gia hiệu quả vào đời sống xã hội, đảm bảo chất lư­ợng cơ bản của cuộc sống.

Xây dựng các hình thức cung cấp dịch vụ để tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng giới. Việc thiết kế các hình thức triển khai ch­ương trình - nh­ư hệ thống tr­ường học; trung tâm y tế, tổ chức tài chính hay các ch­ương trình phát triển kinh tế, xã hội có thể thúc đẩy hoặc gây trở ngại cho sự tiếp cận bình đẳng giữa nam và nữ. Hơn n­ữa, nếu cộng đồng đ­ược tham gia vào việc thiết kế hình thức cung cấp các dịch vụ công cộng thì sẽ giúp đáp ứng đ­ược những nhu cầu cụ thể của  từng đối tượng cũng như của nguồn lực nữ ở Việt Nam hiện nay.

Trên đây là những giải pháp bài viết đưa ra nhằm PTNNLN ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt các biện pháp trên, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và bản thân người phụ nữ vì sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ trong hiện tại và tương lai.

  1. Kết luận

Là bộ phận cơ bản của nguồn lực con ng­ười, nguồn nhân lực nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Có thể khẳng định rằng: xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, tr­ước hết là nguồn lực con ng­ười, Đảng đã luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để PTNNLN, các chính sách của Đảng và Nhà n­ước đã có một cách nhìn nhận tương đối toàn diện về vai trò mà ngư­ời phụ nữ đảm nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội. Vai trò và địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam đư­ợc nâng cao qua từng giai đoạn phát triển.

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc nhận thức và hành động thực tiễn, song, những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc nâng cao vị thế cho phụ nữ và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ được toàn thế giới đánh giá rất cao. Điều đó cho phép Việt Nam sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò của nguồn nhân lực nữ trong sự phát triển đất nước, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đầy đủ hơn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập hiện nay.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Đảng cộng sản Việt Nam, 2016, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  2. Lưu Song Hà, 2015, Nguồn nhân lực nữ thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  3. Phạm Minh Hạc, 1996, Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  4. Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016, Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Đoàn Văn Khái, 2005, Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
  6. Nguyễn Ngọc Minh, 2018, Tình hình nhân lực Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tại http://tapchicongthuong.vn/tinh-hinh-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-va-cac-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-20180614112315950p0c488.htm.
  7. Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015, Việt nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ (Báo cáo tổng quan), Hà Nội.
  8. Ngân hàng thế giới WB, 2012, Đánh giá về giới tại Việt Nam, Hà Nội.
  9. Trần Quang Tiến, Cb, 2016, Thực trạng, chính sách và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam, Nbx Thanh Niên, Hà Nội.
  10. Nguyễn Tiệp, 2005, Giáo trình Nguồn nhân lực, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
  11. Tổng cục thống kê, 2017, Báo cáo điều tra lao động và việc làm - Quý 1 năm 2017, Hà Nội.
  12. World Bank, 2000, World Development Indicators. - London: Oxford.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: touyen8383@gmail.com

 

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Nguyễn Thị Tố Uyên[1]

Tóm tắt

Trong quá trình phát triển bền vững đất nước, Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách có thể phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn lực con người. Trong đó, nguồn nhân lực nữ cũng là một bộ phận có vai trò rất quan trọng góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, họ chưa được đánh giá đúng về khả năng và vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở bài viết này, bằng phương pháp phân tích tài liệu, tổng hợp số liệu, tác giả đi vào phân tích những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nữ, phát triển nguồn nhân lực nữ; vai trò, thực trạng của nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò của nguồn nhân lực nữ trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay.

Từ khóa: Nguồn nhân lực; nguồn nhân lực nữ; phát triển nguồn nhân lực.

Abstracts:

In the sustainable development context, the Party and the State should have policies to promote the effectiveness of all resources, especially human resources. Female human resources are also an important part of the sustainable development of the country. However, they have not been properly acknowledged for their ability and role in socio-economic development. In this article, by means of document analysis, data synthesis, the author analyzes theoretical issues on human resources, development of female human resources; the role and status of current human resources in Vietnam. From there, propose solutions to promote the human resources in the process of industrialization, modernization and international integration context now.

Key words: Human resources; female human resources; human resource development.

 

  1. Phát triển nguồn nhân lực nữ và sự tác động đến phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ

  • Những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực

"Nguồn lực con ngư­ời" hay "nguồn nhân lực”, là khái niệm đ­ược hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con ngư­ời với t­ư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nư­ớc gần đây đã đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau.

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ng­ười hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng". (World Bank, 2000, 3)

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH” (Phạm Minh Hạc, 1996, 269).

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Tiệp: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội” (Nguyễn Tiệp, 2005, 7). 

Các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con ng­ười không chỉ đơn thuần là lực lư­ợng lao động đã có, sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia đ­ược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Khái niệm "nguồn nhân lực" (human resoures) đ­ược hiểu như­ khái niệm "nguồn lực con ng­ười". Khi đư­ợc sử dụng như­ một công cụ điều hành, thực thi chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những ng­ười ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn đ­ược gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động đư­ợc gọi là lực lượng lao động.

Như­ vậy, dư­ới các góc độ khác nhau, có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực như­ng các khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số l­ượng và chất lượng con ng­ười với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. (Đoàn Văn Khái, 2005, 59-65).

  • Quan niệm về nguồn nhân lực nữ

Nếu con ng­ười là nguồn lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn lực nữ là bộ phận cơ bản cấu thành nguồn lực con người của một quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực nữ bao gồm bộ phận dân số nữ có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội. Nói cách khác, nhân lực nữ đ­ược hiểu không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động nữ đã có và sẽ có mà còn bao gồm sức mạnh trí tuệ, thể chất, tinh thần của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc gia đ­ược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực nữ với t­ư cách là lực l­ượng lao động của xã hội, bao gồm nhóm phụ nữ trong và trên tuổi lao động trở lên có khả năng lao động. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi lao động đối với nữ trong khoảng nhỏ hơn của độ tuổi lao động đối với nam (nữ từ đủ 15 đến hết 55 tuổi, nam từ đủ 15 đến hết 60 tuổi) nên mặc dù dân số nữ th­ường xuyên cao hơn (thường chiếm trên 51% dân số) song, lực l­ượng lao động nữ th­ường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng 49% lao động xã hội).

Sự phân biệt về giới tính giữa nam và nữ có tính tự nhiên, bẩm sinh. Tuy nhiên, từ trong lịch sử phát triển của nhân loại, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống xã hội và gia đình. Sự đánh giá thấp của xã hội về khả năng, giá trị của lao động nữ trong sản xuất đã kìm hãm ngư­ời phụ nữ ở địa vị thấp kém hơn nam giới trong gia đình và ngoài xã hội.

  • Phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nữ

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề của dân cư hoặc bao gồm cả vấn đề đào tạo nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để có được việc làm hiệu quả, cũng như thoả mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân” (Lưu Song Hà, 2015, 39).

Dưới góc độ kinh tế, phát triển nguồn nhân lực được đặt trong tương quan với các nguồn lực khác và được coi là một nguồn vốn – vốn nhân lực/vốn con người. Như thế, phát triển nguồn nhân lực là tích lũy vốn con người và các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền cũng như yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, qua đó làm gia tăng giá trị của con ng­ười.

Các quan điểm trên đều tiếp cận khái niệm phát triển nguồn nhân lực với nghĩa con người là mục tiêu của sự phát triển. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển con người, là sự mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho con người, là gia tăng giá trị của con người trên các mặt thể lực, trí lực, tâm lực và kỹ năng.

Vậy, có thể hiểu Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm gia tăng quy mô, hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí lực, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Do đó, phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, sức lao động xã hội, khả năng sáng tạo, thích nghi, đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển trong từng giai đoạn.

Phát triển nguồn nhân lực nữ là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm gia tăng quy mô, hoàn thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực nữ (trí lực, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Phát triển nguồn nhân lực nữ (Viết tắt: PTNNLN) cũng chính là việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế xã hội. Qua đó, gia tăng giá trị cho nguồn nhân lực nữ nói chung.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cần hiểu phụ nữ và nam giới có vị trí, có điều kiện và cơ hội bình đẳng như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền của mình và có cơ hội để đóng góp và thụ hưởng sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của đất nước. Phát triển nguồn nhân lực nữ cần được xem xét theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội trong tiếp cận giáo dục đào tạo, trong y tế chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù lao cho công việc và trong ngôn luận.

Một điều cần nhấn mạnh là PTNNLN cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ của mỗi ngành nghề, mỗi vùng lãnh thổ. Ngoài yếu tố sức khỏe, chất lượng nguồn nhân lực nữ còn phụ thuộc vào cơ cấu của đội ngũ lao động về ngành nghề, trình độ kỹ thuật, năng lực tổ chức, quản lý và khả năng phối hợp hành động để đạt mục tiêu đề ra. Như vậy chính sách PTNNLN bao gồm hầu hết những giải pháp tác động đến quá trình tăng cường năng lực của từng lao động nữ và tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn năng lực đó để phát triển.

Với yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung và PTNNLN đứng trước những yêu cầu sau:

Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn.

Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.

Nội dung cơ bản của PTNNLN bao gồm ba mặt: 1. PTNNLN về mặt số lượng và cơ cấu. Điều này thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi; 2. PTNNLN về mặt chất lượng. Điều này thể hiện ở trên ba mặt trí lực, thể lực và nhân cách, kỷ luật lao động; 3. PTNNLN là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nữ qua mức độ sử dụng nguồn nhân lực nữ cả về số lượng, chất lượng và thời gian sử dụng.

Quá trình PTNNLN sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Thứ nhất, sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì khả năng đầu tư của nhà nước và xã hội cho PTNNLN ngày càng tăng, tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực. Hệ thống chính trị, pháp luật và các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực. Nghiên cứu về PTNNLN không thể không nghiên cứu đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước như Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Lao động, Luật bình đẳng giới, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ chế quản lý kinh tế, xã hội... Thứ hai, Giáo dục và đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phẩm chất của người lao động. Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo là quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là quá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Thứ ba, tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Những tiến bộ khoa học và công nghệ làm thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và tác động mạnh đến PTNNLN ở nước ta hiện nay. Thứ tư, Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là nhân tố tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phương phát huy được nội lực và mọi tiềm năng cho sự PTNNLN. Thứ năm, truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa gồm ý thức dân tộc, lòng tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố cơ bản, có ý nghĩa lớn trong việc PTNNLN không chỉ hôm nay mà cả về sau. Và cuối cùng, yếu tố chủ quan của nguồn nhân lực nữ trong việc ý thức về tầm quan trọng của việc phát triển mọi mặt bản thân và tham gia đóng góp cho xã hội là yếu tố có tác động quan trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực đất nước nói chung.

1.2. Tác động của phát triển nguồn nhân lực nữ đối với kinh tế - xã hội đất nước

Tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất và vốn con người. Nhiều thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã và đang phải xem xét, điều chỉnh mô hình phát triển, kể cả những mô hình đã từng được xem là ưu việt nổi trội, như mô hình Bắc Âu với nhà nước phúc lợi, mô hình châu Âu đại lục với thị trường xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển và quản lý phát triển xã hội, nhằm vào mục tiêu phát triển con người với tư cách vừa là chủ thể vừa là mục tiêu của sự phát triển đất nước. Xét theo nội hàm, vấn đề kinh tế cũng nằm trong lĩnh vực xã hội, nhưng không phải lúc nào giải quyết tăng trưởng kinh tế cũng đồng nghĩa với việc giải quyết các vấn đề công bằng xã hội. Do đó, phát triển nguồn nhân lực nói chung có những tác động rất lớn với phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước.

Phát triển nguồn nhân lực là giải pháp kinh tế - xã hội đem lại sự thay đổi cho số đông dân cư để thu hút họ vào quá trình sản xuất nhằm xoá đói giảm nghèo. Thông qua phát triển giáo dục, chăm sóc y tế và dinh dưỡng đã làm chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên, có sức khỏe tốt, tuổi thọ tăng, có tay nghề cao, có cơ hội được tiếp cận với việc làm, tăng năng suất lao động tạo thu nhập giảm đói nghèo, nâng cao địa vị người lao động trong gia đình và xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững kinh tế và xã hội nói chung. Với cá nhân người lao động, khi tìm được việc làm ổn định, có thu nhập hợp lý nên người ta sẽ cảm thấy thoả mãn với chính bản thân mình. Người có tri thức thường cởi mở hơn, quan tâm đến sức khoẻ và vì vậy sống khoẻ hơn và hạnh phúc hơn. Người có trình độ thường thích tham gia vào các hoạt động xã hội và ít phạm pháp hơn. Những điều này góp phần làm giảm sự chi tiêu lợi tức xã hội như lương trợ cấp thất nghiệp, chi phí điều trị bệnh, chi phí cho việc đảm bảo an ninh trật tự...Và gần gũi nhất, nếu cha mẹ có học vấn cao thì con cái cũng ít có nguy cơ thất học và chúng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn.

Nguồn nhân lực nữ là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia. Do đó, việc PTNNLN cũng góp phần hướng tới các giá trị tạo nên sự bền vững cho xã hội và tạo cơ hội cho công bằng được đảm bảo với tất cả mọi thành viên. Ngoài những vai trò nêu trên, PTNNLN còn có vai trò quan trọng đặc biệt khác đối với tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội:

  • Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, có thu nhập trong tay và kiểm soát thu nhập tốt hơn đã khiến nhân lực nữ nắm nhiều quyền hơn, lòng tự trọng và tự tin tăng lên, vị thế trong gia đình tăng lên. Khi có tiềm lực về kinh tế, họ đã tăng cường tham gia vào quá trình quyết định, như trong kế hoạch hóa gia đình, mua và bán tài sản và cho con gái đi học. Lợi ích không chỉ dừng lại ở quyền lực cá nhân, tăng thu nhập về kinh tế sẽ đưa lại “các tác động số nhân” vì phụ nữ chi tiêu nhiều thu nhập hơn vào gia đình, dẫn đến nhà ở, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em tốt hơn, nhất là với trẻ em gái.

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực nữ càng có ý nghĩa quyết định đối với chiến lư­ợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nư­ớc và sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và tăng cường tiến bộ xã hội. Nguồn nhân lực nữ đư­ợc coi là động lực và là lực l­ượng cần thu hút vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như­ng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khi đư­ợc xác định lại th­ường ít tính đến nhu cầu của phụ nữ. Các vấn đề của phụ nữ mới đ­ược nhắc tới, tính đến hay lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển. Trên thực tế, quan điểm này chư­a đặt vấn đề phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả xã hội của quá trình kinh tế.

  • Phát triển nhân lực nữ sẽ thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế

            Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới: “tăng tr­ưởng kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc cải thiện giáo dục và sức khoẻ toàn dân. Những n­ước đã rút ngắn khoảng cách giữa nam và nữ trong việc học tập cũng chính là những n­ước đã đạt sự tăng tr­ưởng nhanh chóng và ổn định nhất trong vòng 50 năm qua” (theo: http://bnews.vn). Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng: đầu t­ư vào sự phát triển của phụ nữ mang lại lợi ích cao hơn bất kỳ sự đầu tư­ nào khác ở các nư­ớc đang phát triển.

Phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ và công bằng giới đã được Liên Hợp Quốc đư­a ra bằng chỉ số GDI (Gender Development Index) bên cạnh chỉ số HDI khi đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Điều đó có nghĩa là mô hình phát triển xã hội tốt đẹp hiện nay không chỉ là mô hình tăng tr­ưởng kinh tế mà là mô hình phát triển con ng­ười. Vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn nhân lực nữ không chỉ biểu hiện số lượng lớn trong dân cư­ và lực lư­ợng lao động xã hội, mà chất l­ượng mới là yếu tố quyết định sự phát triển hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc, quốc gia.

  • PTNNLN không chỉ có ý nghĩa đối với phụ nữ mà còn mang ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Nâng cao khả năng và tạo cơ hội lựa chọn cho phụ nữ; không chỉ đem lại lợi ích cho họ mà còn là cách chắn chắn nhất để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung.

1.3. Từ những nhận thức trên, Đảng CSVN đã đưa ra nhiều quan điểm về phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam. Ngay từ Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng khóa V (1982), Đảng đã khẳng định việc đánh giá lực lượng và khả năng của phụ nữ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ. Nghị quyết TƯ 4-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ chính trị đã khẳng định giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong các mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của đất nước. Nghị quyết 11-NQ/TƯ ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH xác định: phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ mọi mặt, có trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập. Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định, phát triển nâng cao chât lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có nhiều chính sách đào tạo nghề và phát triển trình độ cho nguồn nhân lực nói chung trong đó có vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nữ về mọi mặt góp phần thực hiện các quan điểm do Đảng đề ra đối với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên cần có những quan điểm và chính sách cụ thể hơn liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực nữ để có thể thực hiện tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

  1. Thực trạng nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay

Về số lượng, hiện nay, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động đông. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên là 76,45% (Nguyễn Ngọc Minh, 2018). Điều này là một lợi thế lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Trong đó, lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số dân cư và lực lượng lao động của cả nước. Do đó, quan tâm đến thực trạng lao động nữ là việc cần thiết để có thể phát huy được tốt các nguồn lực cho sự phát triển. Có thể thấy tỷ lệ lao động nữ qua bảng số liệu sau:  

Bảng 1. Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

 

Quý 2 năm 2016

Quý 2 năm 2017

1.    Dân số từ 15 tuổi trở lên (đơn vị: triệu người)

Tổng số

70,85

71,85

Nam

34,46

35,04

Nữ

36,39

36,80

Thành thị

25,07

25,09

Nông thôn

45.78

46,75

2.    Lực lượng lao động (đơn vị: triệu người)

Tổng số

54,36

54,52

Nam

28,09

28,33

Nữ

26,28

26,20

Thành thị

17,48

17,53

Nông thôn

36,88

37,00

3.    Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (đơn vị: %)

 

77,23

76,45

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo đó, quý 2/2017, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 71,85 triệu người, tăng 1,4% so với quý 2/2016. Đó là lực lượng lao động rất dồi dào. Trong số đó, lao động nữ của quý 2/2016 là 26,28 triệu người chiếm 48,34% tổng lực lượng lao động của cả nước. Con số này ở quý 2/2017 là 48.05%. Tỷ lệ lao động nữ chiếm gần 1 nửa lực lượng lao động của cả nước. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc quan tâm đến thực trạng lao động nữ để có giải pháp phát triển cho phù hợp.

Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy, tỷ lệ nữ trong độ tuổi trên 15 tuổi tham gia lực lượng lao động tính đến quý 2/2017 thấp hơn so với nam giới với tỷ lệ tương đương là 71,2% của nữ và 80,9% của nam. Tuy vậy, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động đạt mức cao và ổn định. (Trần Quang Tiến, 2016, 86).

Về cơ cấu, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nguồn nhân lực nữ đang có sự chuyển dịch đáp ứng đòi hỏi chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nghề để Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cơ cấu giới tính ở khu vực phi nông nghiệp cho thấy, tỷ lệ nữ tham gia trong vòng 5 năm (2009-2014) tăng 2% nhưng vẫn chỉ đạt 42.2%. Điều này có nghĩa hơn nửa lực lượng lao động nữ Việt Nam đang làm việc trong khu vực nông nghiệp. Thực tế này được phản ánh qua bảng Báo cáo lao động việc làm Quý 1/ 2017 của Tổng cục thống kê.

Bảng 2. Số liệu và cơ cấu việc làm

Đơn vị: triệu người

 

Quý 1 năm 2017

Cả nước

Nam

Nữ

1.    Tổng số

53,36

27,62

25,74

2.    Cơ cấu

a.    Theo khu vực

Thành thị

16,98

8,76

8,22

Nông thôn

36,38

18,86

17,52

b.    Theo nhóm ngành

Nông – lâm – thủy sản

21,68

10,39

10,67

Công nghiệp – xây dựng

13,60

8,00

5,60

Dịch vụ

18,15

8,68

9,46

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017

Bảng số liệu trên cho thấy, lao động nữ làm việc trong khu vực nông lâm thủy sản chiếm tới 49,21% lực lượng lao động trong ngành này của cả nước và 41,50% tỷ lệ lao động nữ của cả nước. Trong khi ở các nhóm ngành Công nghiệp và xây dựng là 21.75% tổng lao động nữ, nhóm ngành dịch vụ, lao động nữ là 36,75%.

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) năm 2016 đã chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ hiện đang có việc làm khá cao nhưng chủ yếu vẫn làm việc trong các lĩnh vực tự doanh, phi chính thức và tính chất công việc không ổn định như: nông/lâm/ngư nghiệp, bán hàng, lao động giản đơn... và các tỷ lệ này đều cao hơn đáng kể so với nam giới.

Về chất lượng nguồn nhân lực nữ: chất lượng nguồn nhân lực nữ được thể hiện ở cả ba mặt trí lực, thể lực và phẩm chất đạo đức.

Về trí lực (trình độ): theo số liệu điều tra lao động việc làm giai đoạn 2011-2015, lao động nữ qua đào tạo của nước ta chỉ chiếm 16,3%, còn của lao động nam là 20,8% ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Trong quá trình thực hiện quan điểm của Đảng - coi việc phát triển nguồn nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước - con số trên phản ánh thực trạng trình độ lao động Việt Nam còn thấp. Lao động nữ có trình độ cao (từ cao đẳng đại học trở lên) chỉ chiếm 10% tổng số lao động nữ của cả nước. Đáng chú ý hơn là số lao động nữ trình độ cao chủ yếu tập trung ở 6/21 nhóm ngành sau: giáo dục và đào tạo, tổ chức và cơ quan quốc tế, tổ chức đảng và các đoàn thể, thông tin và truyền thông, tài chính ngân hàng và bảo hiểm, khoa học và công nghệ. Trong khi, lao động nữ của cả 6 nhóm ngành trên chỉ có 8.4% lao động nữ của cả nước. Như vậy, sự phân bổ từ khâu đào tạo, sử dụng lao động nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng ở nước ta đang có nhiều bất cập, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ được Ngân hàng thế giới đánh giá ở mức 3.39/10 điểm (Trần Quang Tiến, 2016, 92).

Về thể lực: do trình độ phát triển kinh tế, xã hội nói chung của Việt Nam còn thấp, nên việc PTNNLN chưa được đáp ứng đầy đủ cả về vật chất và tinh thần, thể lực của nguồn nhân lực nữ nói chung còn thấp. Việc chăm sóc sức khỏe thể lực, sức khỏe sinh sản chưa đầy đủ nên chiều cao, cân nặng của nữ giới chưa cao. Điều này cũng ảnh hưởng tới cả các thế hệ người Việt Nam tương lai. Hiện nay, chiều cao trung bình của nữ ở Việt Nam là 153,4cm, so với nam là 164,4cm. Chiều cao này so với chuẩn quốc tế còn thiếu 11,7cm với nam và 9.8cm với nữ. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 73,2 tuổi, chỉ số này lại cao hơn  trung bình thế giới là 69 tuổi. (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016, 74) Đây là một cố gắng lớn của Việt Nam đối với vấn đề nâng cao thể trạng cho người Việt Nam và cho lao động nữ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực.

Về phẩm chất đạo đức tinh thần: nguồn nhân lực nữ luôn kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, vừa có được những nét đẹp hiện đại như năng động, sáng tạo, tự tin, khéo léo... Điều đó tạo nên chất lượng nguồn nhân lực hiện nay khi họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Về vị thế làm việc, thu nhập và mức độ ra quyết định, tỷ lệ nữ lãnh đạo chiếm có 20%; với các cơ sở sản xuất kinh doanh, phụ nữ quản lý chỉ chiếm gần 30%, 60,4% lao động tại gia là phụ nữ. Như vậy, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc không được trả công cao hơn đáng kể so với nam giới.

Thu nhập của lao động nữ vẫn luôn ở mức thấp hơn so với lao động nam và xu hướng giảm do nhu cầu tuyển dụng lao động nữ luôn thấp hơn so với lao động nam trong các khu vực việc làm.

Bảng 3. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương (triệu đồng)

 

Quý 2/ 2016

Quý 2 / 2017

Trung bình chung

4,85

5,20

Nam

5,1

5,48

Nữ

4,51

4,82

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2017

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nước ta hiện nay cũng phải đối mặt với vấn đề di cư và thất nghiệp. Đó là hệ quả tất yếu từ quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành nghề, theo lãnh thổ trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và CNH, HĐH. Phù hợp với quá trình hội nhập với kinh tế thị trường khu vực và thế giới, các ngành nghề dịch vụ đang giải quyết được lượng lớn vấn đề tạo việc làm cho lao động chuyển đổi từ khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Có thể thấy điều đó qua con số thể hiện tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động như sau: ngành công nghiệp 15.8%, ngành bán buôn và bán lẻ có 14.8%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 6.2%, giáo dục và đào tạo 5.2%. Riêng ngành nông nghiệp chiếm tới 48.1% lao động nữ. Như vậy, lao động nữ cũng đã có sự chuyển dịch ngành nghề tích cực để phù hợp với yêu cầu mới về lao động và ngành nghề. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ấy đòi hỏi nguồn nhân lực phải di cư, chủ yếu theo hướng từ nông thôn ra các thành phố lớn. Có tới gần 80% phụ nữ di cư vì mục tiêu tìm kiếm việc làm và cải thiện thu nhập khi họ thất nghiệp hoặc không muốn tiếp tục công việc ở nông thôn. Lý do bởi ở nông thôn có 51.6% lao động thất nghiệp là phụ nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của nguồn nhân lực nữ chủ yếu cũng tạp trung ở độ tuổi 15-24 chiếm 52.2% tổng số thât nghiệp là nam cùng độ tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu tham gia lực lượng lao động. Đó cũng là vấn đề nảy sinh cần giải quyết về cung cầu ở thị trường lao động Việt Nam hiện nay. Điều này cho thấy phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận tìm kiếm việc làm khi bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động của cả nước. Ngoài ra, tỷ lệ lao động nữ làm các công việc không ổn định, không được trả công.

Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo đà phát triển, làm cho kinh tế không ngừng tăng trưởng. Song, cũng chính bối cảnh hiện nay, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đang đứng trước hàng loạt những vấn đề cần được giải quyết: chênh lệch lớn về thu nhập và mức sống liên quan đến giới, đối tượng và giữa các vùng miền; hiện tượng không công bằng trong đánh giá, sử dụng cán bộ nói chung và cán bộ nữ nói riêng đã làm giảm tính tích cực lao động và ảnh hưởng tiêu cực đối với việc tăng trưởng kinh tế; không công bằng trong công tác cán bộ liên quan đến giới dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực nữ không được phát huy hiệu quả vai trò và khả năng.

Như vậy, những vấn đề đặt ra đối với nguồn nhân lực nữ Việt Nam hiện nay là mâu thuẫn giữa thực hiện chức năng gia đình với công việc xã hội, giữa yêu cầu cần đầu tư PTNNLN với sự yếu kém và hạn chế của điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; giữa sự bất cập trong chủ trương chính sách và thực tiễn triển khai. Từ thực trạng trên, đòi hỏi phải có các giải pháp giải quyết các bất cập với nguồn nhân lực nữ hiện nay, để có thể phát triển nguồn lực con người của đất nước một cách hiệu quả và bền vững.

  1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay

Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực nữ, cần có những giải pháp đề ra cho việc nâng cao chât lượng nguồn nhân lực nữ. Tác giả xin đề xuất các giải pháp cho quá trình PTNNLN ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp liến quan đến phát triển môi trường kinh tế, thể chế xã hội

Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội bền vững để tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực nữ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của nguồn nhân lực nữ. Đặc biệt đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác  phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH cũng như hoàn thành các mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình góp phần quan trọng trong việc nâng cao điều kiện cho phụ nữ đóng góp và thể hiện vai trò tác động quan trọng tới sự phát triển nói chung, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ cũng như hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo, phát triển, tuyển dụng và sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực nữ. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường vai trò của Đảng, Nhà nước, địa phương cũng như bản thân các thành phần kinh tế trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ theo hướng bền vững và toàn diện.

            Thứ hai, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ

Một là, phát triển thể chất, nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực nữ thông qua các chính sách nâng cao chất lượng dân số, tăng cường chất lượng dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các chính sách hỗ trợ bà mẹ và trẻ em.

Hai là, nâng cao trí lực của nguồn nhân lực nữ thông qua nhiều biện pháp tổng hợp, thông qua phát triển hệ thống giáo dục quốc dân các cấp, mở rộng cơ hội học tập suốt đời cho người dân. Coi giáo dục và đào tạo đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển nguồn nhân lực nữ; giảm chi phí giáo dục, tăng đầu tư­ vào việc học cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua nâng cao chất lư­ợng giáo dục. Đặc biệt, nâng cao chất lượng, quy mô, hiệu quả dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nữ.

Ba là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ thông qua các chính sách cải cách tiền lương hợp lý, đảm bảo tái tạo sức lao động và nâng cao mức sống của lao động nữ; đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và các chế độ chính sách cho lao động nữ.

Bốn là phát triển nguồn nhân lực thông qua các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Tạo môi trường làm việc thuận lợi với các điều kiện đặc thù của phụ nữ để phát huy được năng lực sở trường, hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao.

Năm là quan tâm đến phát triển phẩm chất, đạp đức của nguồn nhân lực nữ. Cần tăng cường các chương trình giáo dục, tuyên truyền cung cấp kiến thức về kỹ năng sống, kiến thức giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản... cho phụ nữ. Tuyên truyền phổ biến pháp luật để lao động nữ có đầy đủ hiểu biết pháp luật và các quy định liên quan đến lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Giáo dục về yêu cầu phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ mới với tám chữ: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang (Lưu Song Hà, 2015, 464).

Thứ ba, nhóm giải pháp PTNNLN liên quan đến vấn đề bình đẳng giới

Giảm bớt nghĩa vụ gia đình cho người phụ nữ để họ có cơ hội học tập nâng cao trình độ và tham gia vào các ngành nghề mới có thu nhập cao hơn. Hầu như­ trong tất cả các xã hội, tập quán về giới đều quan niệm rằng phụ nữ chỉ có trách nhiệm chính là chăm sóc nhà cửa và con cái. Ở các nư­ớc đang phát triển, nghĩa vụ với gia đình th­ường chiếm nhiều thời gian của phụ nữ, điều này đã hạn chế khả năng các bé gái đ­ược tiếp tục đi học và các bà mẹ đ­ược tham gia vào các công việc ngoài xã hội. Cần có nhưng cách can thiệp để giảm bớt nghĩa vụ gia đình của ngư­ời phụ nữ.

Cung cấp bảo trợ xã hội phù hợp khi nền kinh tế thị trường có những biến động, lạm phát, khủng hoảng để đảm bảo thu nhập cho phụ nữ. Tăng cường chăm sóc sức khỏe y tế và dinh dưỡng. Các chư­ơng trình bảo trợ xã hội cần tính đến các yếu tố có thể gây ra sự thiên vị giới cả về khía cạnh tham gia ch­ương trình lẫn h­ưởng thụ lợi ích. Các chương trình bảo hiểm tuổi già không tính đến sự khác biệt về giới trong việc làm, thu nhập và rủi ro về tuổi thọ bình quân đã khiến ngư­ời phụ nữ  rất dễ bị cảnh đói nghèo đe dọa lúc về già.

Tăng cường tiếng nói và tham gia hoạt động chính trị của phụ nữ. Trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ ở mọi lĩnh vực, đặc biệt cần nâng cao vai trò giới trong phát triển kinh tế.Các chính sách và ch­ương trình nâng cao sự bình đẳng về giáo dục và tiếp cận thông tin có thể củng cố các tổ chức đại diện của phụ nữ và tăng cường năng lực tham gia vào các diễn đàn chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và cả ngoại giao của phụ nữ.

Cải cách thể chế để xác lập quyền hạn và cơ hội bình đẳng hơn cho phụ nữ. Vì các thể chế xã hội, pháp lý và kinh tế sẽ xác định khả năng tiếp cận nguồn lực của nam giới và nữ giới, cơ hội và quyền lực tư­ơng đối của họ, nên yếu tố thiết yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực nữ là phải tạo lập một "sân chơi" thể chế bình đẳng và đảm bảo sự bình đẳng về những quyền cơ bản. Các quyền pháp lý về xã hội và kinh tế sẽ tạo ra một môi trư­ờng thuận lợi, cho phép phụ nữ tham gia hiệu quả vào đời sống xã hội, đảm bảo chất lư­ợng cơ bản của cuộc sống.

Xây dựng các hình thức cung cấp dịch vụ để tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng giới. Việc thiết kế các hình thức triển khai ch­ương trình - nh­ư hệ thống tr­ường học; trung tâm y tế, tổ chức tài chính hay các ch­ương trình phát triển kinh tế, xã hội có thể thúc đẩy hoặc gây trở ngại cho sự tiếp cận bình đẳng giữa nam và nữ. Hơn n­ữa, nếu cộng đồng đ­ược tham gia vào việc thiết kế hình thức cung cấp các dịch vụ công cộng thì sẽ giúp đáp ứng đ­ược những nhu cầu cụ thể của  từng đối tượng cũng như của nguồn lực nữ ở Việt Nam hiện nay.

Trên đây là những giải pháp bài viết đưa ra nhằm PTNNLN ở Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt các biện pháp trên, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và bản thân người phụ nữ vì sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ trong hiện tại và tương lai.

  1. Kết luận

Là bộ phận cơ bản của nguồn lực con ng­ười, nguồn nhân lực nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Có thể khẳng định rằng: xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, tr­ước hết là nguồn lực con ng­ười, Đảng đã luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để PTNNLN, các chính sách của Đảng và Nhà n­ước đã có một cách nhìn nhận tương đối toàn diện về vai trò mà ngư­ời phụ nữ đảm nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội. Vai trò và địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam đư­ợc nâng cao qua từng giai đoạn phát triển.

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong việc nhận thức và hành động thực tiễn, song, những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc nâng cao vị thế cho phụ nữ và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ được toàn thế giới đánh giá rất cao. Điều đó cho phép Việt Nam sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò của nguồn nhân lực nữ trong sự phát triển đất nước, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đầy đủ hơn trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập hiện nay.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Đảng cộng sản Việt Nam, 2016, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  2. Lưu Song Hà, 2015, Nguồn nhân lực nữ thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  3. Phạm Minh Hạc, 1996, Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  4. Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016, Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Đoàn Văn Khái, 2005, Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
  6. Nguyễn Ngọc Minh, 2018, Tình hình nhân lực Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tại http://tapchicongthuong.vn/tinh-hinh-nhan-luc-viet-nam-hien-nay-va-cac-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-20180614112315950p0c488.htm.
  7. Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015, Việt nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ (Báo cáo tổng quan), Hà Nội.
  8. Ngân hàng thế giới WB, 2012, Đánh giá về giới tại Việt Nam, Hà Nội.
  9. Trần Quang Tiến, Cb, 2016, Thực trạng, chính sách và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam, Nbx Thanh Niên, Hà Nội.
  10. Nguyễn Tiệp, 2005, Giáo trình Nguồn nhân lực, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
  11. Tổng cục thống kê, 2017, Báo cáo điều tra lao động và việc làm - Quý 1 năm 2017, Hà Nội.
  12. World Bank, 2000, World Development Indicators. - London: Oxford.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.