Sidebar

Magazine menu

03
T6, 05

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 143

Nguyễn Thu Hương

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Quốc Anh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

Lê Minh Thắng

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Trung Dũng

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Tuấn Hiệp

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Diệp Hồng

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

 

Ngày nhận: 04/09/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 10/01/2022; Ngày duyệt đăng: 17/01/2022

Tóm tắt: Chuyển giao công nghệ từ trường đại học không chỉ trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế cho các trường đại học mà còn là một trong những yếu tố tiên quyết góp phần vào chất lượng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Hoạt động chuyển giao công nghệ thường được thực hiện qua các kênh chuyển giao chính thống thông qua các tổ chức trung gian đảm nhận nhiệm vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ nằm trong các trường đại học. Tuy nhiên, trên thế giới, hình thức chuyển giao này được vận hành dưới nhiều cơ chế và mô hình tổ chức khác nhau. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tổng hợp khung phân tích về việc tổ chức mô hình trung tâm chuyển giao công nghệ trong trường đại học tại Việt Nam, cụ thể gắn với trường hợp mô hình dự kiến của Trung tâm Chuyển giao công nghệ thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (BK TTO). Dựa trên nội dung kết quả ba cuộc phỏng vấn sâu với nhà quản lý cao cấp của trường Đại học Bách khoa Hà Nội và BK TTO, và tài liệu thứ cấp, nghiên cứu chỉ ra rằng BK TTO được kỳ vọng vận hành như một đơn vị cấp hai tương đương với vị trí của các phòng ban chức năng, khoa, viện, trung tâm nghiên cứu thuộc nhà trường và được kết hợp với BK Holdings là doanh nghiệp thuộc trường đại học. Trong mô hình đó, nhà trường cung cấp kinh phí, cơ sở vật chất, BK Holdings quản lý thông qua hợp đồng vận hành với nhà trường.

Từ khóa: Chuyển giao công nghệ, Văn phòng chuyển giao công nghệ, Thương mại hóa, Hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học, Chuyển giao tri thức

BUILDING TECHNOLOGY TRANSFER ORGANIZATIONS IN

UNIVERSITIES: THE CASE STUDY FROM HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Abstract: University technology transfer has been a source of income for universities and an enabler for economic development. University technology transfer is often associated with the formal commercialization of science-based inventions through university-based technology transfer offices. The governing model for university technology transfer, however, varies significantly across universities worldwide. This study aims to synthesize an analytical framework on the organization of university technology transfer model in Vietnam in the case of the Technology Transfer Office at Hanoi University of Science and Technology (BK TTO). Based on three in-depth interviews with the BK TTO managers and relevant regulation documents, the study shows that BK TTO is expected to operate as a secondary unit equivalent to other departments, such as the functional departments, institutes, and research centers of Hanoi University of Science and Technology. BK TTO is cooperating with BK Holdings, a university enterprise. In this model, the Hanoi University of Science and Technology provides funding and facilities; and BK Holdings operates through an operating contract with the university.

Keywords: Technology Transfer, Technology Transfer Office, Commercialization, University-Industry, Knowledge Transfer

Đọc bản full PDF tại:  Xây dựng mô hình tổ chức chuyển giao công nghệ trong trường đại học tại Việt Nam: nghiên cứu trường hợp mô hình Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội