Các nhân tố tác động tới quyết định cấp vốn qua kênh gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) tại Việt Nam
Nguyễn Thị Hà Thanh[1]
Phan Trần Trung Dũng[2]
Trương Tuấn Dũng[3]
Tóm tắt: Mặc dù khởi nghiệp đang là một xu thế mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố tác động tới khởi nghiệp, đặc biệt là các nhân tố quyết định tới việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn đang thưa thớt. Một trong những kênh cấp vốn phổ biến cho hoạt động khởi nghiệp hiện nay là gọi vốn cộng đồng, và do đó bài báo này tập trung vào việc tìm ra các nhân tố tác động tới quyết định của người cấp vốn khi tài trợ cho các dự án khởi nghiệp theo kênh gọi vốn cộng đồng. Sử dụng mô hình Giá trị tiêu dùng (Consumer Values) được phát triển bởi Sheth và cộng sự (1991), kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố chính tác động tích cực tới quyết định tài trợ qua kênh gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam bao gồm: Giá trị kinh tế, Người tiên phong, Thúc đẩy khởi nghiệp và Niềm tin, trong khi hai nhân tố Đầu tư theo nhóm và Thể hiện cái tôi không có ý nghĩa trong việc giải thích mức độ tác động tới quyết định cấp vốn
Từ khóa: Khởi nghiệp, Crowdfunding, Tài trợ, Người tài trợ
Abstract: Start-up is a trend in Vietnam, however, the current intensive researches on factors affecting startups, especially the determinants of funding decision for the startup business is still sparse. One of the common funding channels for start-up businesses is called crowdfunding, as a result this paper focuses on finding the factors that influence the decision of the donors when funding startup projects through crowdfunding. Using the Consumer Values model developed by Sheth et al. (1991), research findings show that there are four main factors positively affect the decision to fund a community call, including: Economic Value, Pioneering, Promoting Business and Trust while the two factors of Group Investing and Self-Expression has no statistical significance in explaining the impact on funding decision
Keywords: Start-up, Crowdfunding, funding, Crowdfunders
- Giới thiệu
Để phát triển nền kinh tế đất nước trong trong dòng chảy của cuộc CMCN 4.0 thì các hoạt động tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và nắm bắt các cơ hội sáng tạo là hết sức quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Nếu như trong quá khứ, hình thức gọi vốn chủ yếu của doanh nghiệp mới thành lập là gọi vốn mạo hiểm (venture funding), vay vốn ngân hàng, hoặc tự dùng nguồn lực tài chính cá nhân, thì hiện nay với sự phổ biến của internet và mạng xã hội, mọi nguồn lực được kết nối dễ dàng và nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho các công cụ đầu tư vốn mới ra đời. Kênh gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) được sử dụng như là công cụ đắc lực giúp các nhà sáng lập hiện thực hoá giấc mơ của mình. Một nghiên cứu của World Bank (2013) dự đoán rằng tổng số tiền chảy về kênh đầu tư crowdfunding sẽ đạt ngưỡng 96 tỉ USD vào năm 2025. Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng gọi vốn, song song với sự ra đời theo cấp số nhân của các dự án mới, đang ngày một ‘dân chủ hoá’ kênh đầu tư tài chính.
Crowfunding là hoạt động kêu gọi vốn, chủ yếu được thực hiện theo hình thức truyền thông trên internet nhằm mục đích kêu gọi nguồn lực tài chính từ cộng đồng, có thể dưới hình thức ủng hộ từ thiện hoặc đổi lấy các phần thưởng và/hoặc quyền cổ đông để tài trợ cho một sáng kiến hay một ý tưởng mới cụ thể (Belleflamme và cộng sự, 2010). Như vậy, có thể hiểu, crowfunding là hoạt động thu thập quỹ trực tuyến nhằm giúp các tổ chức hoặc cá nhân biến ý tưởng thành hiện thực (Belleflamme và cộng sự, 2014). Crowdfunding bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng 6 năm trước và mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nhưng kênh huy động vốn này hoàn toàn có tiềm năng trở thành kênh gọi vốn hiệu quả cho các dự án xã hội và khởi nghiệp với các nền tảng gọi vốn như funding.vn, betado.com, hay fundstart.vn hoạt động như một kênh trung gian hiệu quả giúp các nhà sáng lập dự án kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng. Tuy nhiên, phần nhiều các dự án mới chỉ tập trung trong phạm vi dự án xã hội, thay vì kêu gọi vốn phát triển sản phẩm để kinh doanh và số lượng dự án kêu gọi vốn mới còn khá giới hạn, tỉ lệ gọi vốn thành công so với mức đề ra còn khiêm tốn. Theo báo cáo của Massolution (2015), tỷ lệ gọi vốn cộng đồng thành công trên hầu hết các sàn đều dưới 50%. Với mong muốn cải thiện xác suất thành công của các dự án gọi vốn crowdfunding tại Việt Nam, nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư, từ đó làm tiền đề giúp các nhà sáng lập tương lai sử dụng hiệu quả hơn kênh huy động vốn này.
- Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Khung phân tích của nghiên cứu được phát triển từ mô hình Giá trị tiêu dùng xây dựng bởi Sheth và cộng sự (1991). Mô hình này giải thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng, dựa trên 5 giá trị cơ bản, bao gồm: chức năng, điều kiện, xã hội, cảm xúc, và bản thể.
Tuy nhiên, nhóm tác giả đã thực hiện một số thay đổi cho phù hợp hơn với mô hình gọi vốn từ crowdfunding, trong đó loại bỏ biến giá trị điều kiện. Bảng 1 tổng hợp bộ khung phân tích phát triển từ mô hình Giá trị tiêu dùng.
Bảng 1. Khung Phân tích
Phân loại
Biến
Giá trị chức năng
Giá trị kinh tế
Giá trị xã hội
Đầu tư theo nhóm
Thể hiện cái tôi
Giá trị bản thể
Người tiên phong
Giá trị cảm xúc
Thúc đẩy khởi nghiệp
Niềm tin
Giá trị chức năng được hiểu là lợi ích thu được từ chức năng, hiệu quả thực tế của một thực thể (Sheth và cộng sự, 1991). Giá trị chức năng trong nghiên cứu này được xác định là những lợi ích kinh tế hay lợi nhuận thu về từ khoản đầu tư mà các nhà đầu tư có được khi góp vốn vào một dự án crowfunding. Giá trị kinh tế nhà đầu tư kỳ vọng nhận được từ việc đầu tư vào dự án sẽ có tác động tích cực đến ý định cấp vốn của nhà đầu tư. Giá trị xã hội được biểu thị bởi hai nhân tố là: đầu tư theo nhóm và mong muốn thể hiện bản thân. Đặc tính nổi bật của gây quỹ cộng đồng là dự án gây quỹ sẽ không được tài trợ chỉ bởi một nhà đầu tư đơn lẻ mà thay vào đó là bởi một nhóm, một cộng đồng các nhà đầu tư, vì thế, việc nhận thấy mình đang trong một cộng đồng cùng góp vốn vào dự án gây quỹ sẽ giúp nhà đầu tư có thái độ tích cực và sẵn sàng hơn đối với việc góp vốn vào dự án. Hơn nữa, việc tham gia vào một cộng đồng những người góp vốn sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội thú vị để bày tỏ suy nghĩ của mình, thể hiện bản thân với mọi người. Chính điều này cũng là một nhân tố tác động tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư. Yếu tố thứ ba là giá trị bản thể - được Sheth và cộng sự (1991) mô tả là những lợi thế có được từ mong muốn thu nhận tri thức và phát triển. Hoạt động gây quỹ cộng đồng gắn liền với việc tài trợ một ý tưởng mới, và do đó cũng phát huy được giá trị bản thể của nhà đầu tư khi họ mong muốn là người tiên phong tài trợ cho những phát minh mới và ý tưởng đột phá. Giá trị cảm xúc liên quan đến hoạt động crowfunding được biểu hiện qua hai nhân tố là thúc đẩy khởi nghiệp và niềm tin. Mong muốn đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp startup, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là một động lực quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia vào hoạt động gây quỹ cộng đồng. Bên cạnh đó, yếu tố niềm tin vào nền tảng của hoạt động crowfunding về cơ chế vận hành, nền tảng pháp lý, tính an toàn… cũng sẽ có tác động tích cực đến quyết định góp vốn của nhà đầu tư
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tuy là kênh huy động vốn còn non trẻ, crowdfunding đang dần khẳng định vai trò là kênh gọi vốn hiệu quả cho nhiều dự án khởi nghiệp và xã hội, đặc biệt ở các đất nước phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cấp vốn qua kênh crowdfunding là chủ đề đang được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây.
Mollick (2013) dựa trên dữ liệu của hơn 48500 dự án, đã xác định sự đánh giá trực quan của người cấp vốn về chất lượng và tiềm năng của dự án (underlying project quality and potential), cũng như về hệ thống các mối quan hệ cá nhân của chủ dự án (personal networks) có tác động trực tiếp đến quyết định góp vốn. Các nghiên cứu của Agrawal và cộng sự (2011), Lin và cộng sự (2015) cũng chỉ ra sự tương đồng về hoàn cảnh sống, văn hóa, địa lý, và mối quan hệ cá nhân giữa chủ dự án và các nhà đầu tư ảnh hưởng lên quyết định có góp vốn hay không của nhà đầu tư, còn gọi là hiệu ứng thiên vị sự quen thuộc (home-bias effect). Herzenstein và cộng sự (2011), Burtch và cộng sự (2013) đã đưa ra nhận định khi thiếu thông tin hoặc giá cả để có được thông tin là quá cao, quyết định góp vốn đám đông tác động lên quyết định góp vốn của một cá nhân cụ thể, hay là hiệu ứng bầy đàn. Yusimi và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng vị thế xã hội (social identification) trong cộng đồng crowfunding và tư duy đổi mới (innovativeness) - được hiểu là mức độ mà một cá nhân sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng mới tương đối sớm hơn so với các thành viên khác trong cộng đồng xã hội (Rogers và Shoemaker,1971) có tác động tích cực tới ý định tham gia góp vốn.
Ngoài ra, Gerber và cộng sự (2012) cũng xem xét động cơ góp vốn của những người góp vốn cộng đồng. Nghiên cứu này chỉ ra các động cơ đó bao gồm (1) tìm kiếm lợi ích từ khoản tiền đầu tư, (2) kết nối và chia sẻ với cộng đồng có mối quan tâm chung, (3) giúp đỡ người khác cùng đạt được mục đích, và (4) tài trợ cho các giá trị tốt đẹp là các yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư góp vốn cho các dự án.
Làm rõ hơn các yếu tố tác động tới việc gọi vốn cộng đồng thành công, nghiên cứu của Belleflamme và cộng sự (2010), Giudici và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng lượng vốn cần kêu gọi và độ dài của thời gian tiến hành dự án càng lớn thì khả năng gọi vốn thành công từ cộng đồng càng thấp. Koch, J. and Siering, M., (2015) chỉ ra rằng cách thức mô tả dự án, hình ảnh và video liên quan đến dự án cũng như câu hỏi liệu người sáng lập trước đây có ủng hộ các dự án khác có ảnh hưởng đến sự thành công của việc kêu gọi vốn cộng đồng trong khi câu hỏi liệu người sáng lập trước đây đã tạo ra các dự án khác hay không lại không có ảnh hưởng đáng kể đến việc gọi vốn thành công.
Có thể thấy, các nghiên cứu kể trên tập trung chủ yếu vào hành vi của nhà đầu tư ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, ... Nhìn chung, ở Việt Nam hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề tài trợ vốn cho các doanh nghiệp start-up, mặc dù hình thức đầu tư crowdfunding đang dần phổ biến hơn nhưng các nghiên cứu về crowdfunding còn rất giới hạn và sơ khai, vì vậy, nghiên cứu này được nhóm tác giả phát triển với kỳ vọng đặt nền móng cho việc thiết lập bộ khung đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư Việt Nam.
Dựa trên Khung phân tích kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu liên quan, nhóm tác giả tập trung vào xác định 6 yếu tố, tương ứng với 6 giả thiết được cho rằng có ảnh hưởng tới quyết định góp vốn vào dự án crowdfunding của nhà đầu tư:
H1: Nhu cầu thu nhận giá trị kinh tế ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H2: Sự xuất hiện của một nhóm các nhà đầu tư khác ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H3: Nhu cầu thể hiện cái tôi bằng cách tham gia vào dự án gọi vốn ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H4: Nhu cầu thể hiện bản thân là người tiên phong ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H5: Mong muốn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H6: Niềm tin vào nền tảng gọi vốn ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
- Số liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
3.1.1. Phỏng vấn chuyên gia
5 cuộc phỏng vấn theo hình thức bán cấu trúc (semi-structured interview) đã được thực hiện với các chuyên gia trong lĩnh vực crowdfunding, với mục tiêu chính là xây dựng được giả thiết nguyên cứu, đồng thời thu thập tư liệu xây dựng bảng câu hỏi phù hợp. 3 trong số 5 chuyên gia người Việt Nam này là những người đã đầu tư nhiều hơn 5 dự án trước đó, 2 người còn lại là chủ các dự án từng gọi vốn cộng đồng thành công trên 2 nền tảng crowdrise.com và betado.com.
3.1.2. Xây dựng phiếu điều tra
Dựa trên thông tin thu thập từ phía chuyên gia, bảng câu hỏi được xây dựng với 3 phần chính:
- Phần đầu tiên là câu hỏi mang tính phân loại, nhằm xác định nếu người tham gia đã hoặc chưa từng đầu tư vào dự án crowdfunding
- Phần thứ hai chứa bộ câu hỏi áp dụng khung phân tích với thang đo Likert 7 cấp độ nhằm xác định các yếu ảnh hưởng tới quyết định đầu tư vào dự án crowdfunding. Hệ thống đo lường từ cấp độ từ (1) Rất không đồng ý, tăng dần cho tới (7) Hoàn toàn đồng ý.
- Phần thứ ba chứa một số câu hỏi mang tính xã hội và nhân khẩu học, ví dụ như nghề nghiệp, thu nhập, nơi sinh sống, etc. nhằm xác định thông tin cơ bản của người tham gia
3.1.3. Chọn mẫu phỏng vấn
Nghiên cứu tập trung vào đối tượng là người Việt Nam, bao gồm người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài. Lí do nghiên cứu chọn cả đối tượng không sinh sống tại Việt Nam là dựa trên kết quả nghiên cứu của Lin và Viswanathan (2015) với kết luận rằng nhà đầu tư có khuynh hướng ủng hộ các dự án tại quê nhà (home-bias effect).
3.1.4. Phân phối phiếu điều tra
Với đặc thù của hình thức crowdfunding – hoạt động đầu tư diễn ra trực tuyến, nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra bảng câu hỏi trực tuyến (online survey). Bảng điều tra được phân phát qua các kênh như email, mạng xã hội và các diễn đàn chuyên môn.
Kết quả cuối cùng thu nhận 112 phản hồi thoả mãn các tiêu chí đặt ra. Trong số đó có 89 người chưa từng đầu tư vào dự án crowdfunding và 23 người đã góp vốn vào ít nhất 1 dự án trước đó.
3.2. Xử lí và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người tham gia trả lời bảng câu hỏi.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Phương pháp Cronbach’s Alpha được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Kết quả chấp nhận được của chỉ số Cronbach’s Alpha là 0,7, các biến không phù hợp được loại bỏ.
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA): Phương pháp này được áp dụng nhằm xác định các biến quan sát, đồng thời kiểm định thang đo dựa trên hệ số trích (extraction) của các biến, chỉ tiêu thoả mãn là hệ số KMO trong miền 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Đồng thời việc phân tích này giúp chỉ ra mối quan hệ giữa các biến liên tục dựa trên mối liên quan của chúng,
Xây dựng hàm hồi qui nhị phân (binary logistic regression): Để phân tích các yếu tố quyết định hành vi góp vốn của nhà đầu tư, mô hình hồi qui nhị phân được áp dụng. Mô hình này phù hợp với phương thức điều tra bởi người tham gia được phân loại làm 2 nhóm, tương ứng với 2 giá trị của biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc mang tính phân đôi (dichotomous), mang giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 có ý nghĩa người tham gia chưa từng có kinh nghiệm đầu tư crowdfunding, giá trị 1 có ý nghĩa người tham gia đã đầu tư ít nhất 1 dự án crowdfunding trước đó.
Mô hình trong nghiên cứu này được xây dựng như sau:
CFi = + EVi + PFi + SEi + EAi + ESi + Ti
Giải thích kí hiệu và dấu của hệ số tương quan được minh hoạ trong bảng 2 dưới đây
Bảng 2. Mô tả biến và kỳ vọng dấu
Kí hiệu
Biến
Dấu
CF
Kinh nghiệm tham gia đầu tư crowdfunding. Biến phụ thuộc phân đôi, mang giá trị 0 nếu người trả lời chưa từng đầu tư vào dự án crowdfunding, giá trị 1 có ý nghĩa người tham gia đã đầu tư ít nhất 1 dự án crowdfunding trước đó.
+
EV
Giá trị kinh tế
+
PF
Đầu tư theo nhóm (peer-funding)
+
SE
Thể hiện cái tôi
+
EA
Người tiên phong
+
ES
Thúc đẩy khởi nghiệp
+
T
Niềm tin vào nền tảng gọi vốn
+
4.1. Đặc điểm người tham gia trả lời bảng câu hỏi
Trong số 112 người tham gia, 24 người đã từng có kinh nghiệm tham gia góp vốn vào dự án crowdfunding, 88 người còn lại chưa từng tham gia trước đó. Tỉ lệ nam giới và nữ giới lần lượt là 58% và 42%. 62% số người tham gia, tương đương 70 người thuộc nhóm tuổi từ 21-30. Tỉ lệ này cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới hình thức góp vốn này. Gần 80% số người tham gia có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên. Điều này được giải thích phần nào bởi hơn 50% số người tham gia phiếu điều tra là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Mĩ, Anh, và Singapore. (Bảng 3).
Bảng 3. Đặc điểm người tham gia trả lời
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Kinh nghiệm
112
100
Thu nhập
112
100
Đã đầu tư
24
21
Dưới 5 triệu đồng
11
10
Chưa đầu tư
88
79
Từ 5 - 10 triệu đồng
15
13
Giới tính
112
100
Từ 10 - 20 triệu đồng
45
40
Nam
65
58
Trên 20 triệu đồng
41
37
Nữ
47
42
Nơi sinh sống
112
100
Độ tuổi
112
100
Việt Nam
52
46
Dưới 21
2
2
Mĩ
28
25
Từ 21-30
70
62
Anh
14
13
Từ 31-40
31
28
Singapore
16
14
Từ 41-50
9
8
Khác
2
2
4.2. Kết quả hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA
Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư được trình bày trong bảng 4. Kết quả cho thấy các biến khảo sát cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha thoả mãn > 0,7.
Bảng 4. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các giá trị cuối
Category
Variable
Cronbach's Alpha
Economic value
Economic value
0,805
Social Value
Peer funding
0,728
Self-expression
0,705
Epistemic Value
Early adopter
0,825
Emotional Value
Entrepreneurship support
0,774
Trust
0,792
4.3. Kết quả kiểm định EFA
Phân tích EFA cho thấy các biến quan sát trong bảng câu hỏi đều đạt yêu cầu cho phân tích EFA. Các biến quan sát có hệ số tải (factor loading) lớn hơn 0,5 nên không có biến nào bị loại. Giá trị kiểm định Barlett có ý nghĩa (sig < 0,05). Các biến cho kết quả độc lập, không bị gom cùng các biến quan sát ở thành phần. Vì vậy, các nhân tố của mô hình là hợp lệ và được đưa vào mô hình hồi qui.
Biến
Thành phần
Yếu tố
1
2
3
Giá trị kinh tế
Mức sinh lợi cao nếu dự án thành công
.863
Sản phẩm được kì vọng đáp ứng nhu cầu sử dụng đặc biệt
.749
Được sở hữu sản phẩm sớm và rẻ hơn so với giá thị trường
.713
Đầu tư theo nhóm
Dự án được giới thiệu từ bạn bè hoặc đồng nghiệp
.757
Dự án nhận được nguồn tài trợ lớn từ các nhà đầu tư khác
.724
Nhu cầu được tham gia cùng những người góp vốn khác
.689
Thể hiện cái tôi
Niềm vui mang tính cá nhân khi được góp vốn vào dự án
.712
Niềm vui khi chia sẻ hoạt động góp vốn trên mạng xã hội
.684
Thể hiện mối quan tâm đặc biệt tới mục tiêu hoặc lợi ích dự án mang lại
.646
Người tiên phong
Thích được là người đi đầu cho trào lưu mới
.846
Xu hướng nhanh thích nghi với cái mới
.835
Có mối quan tâm đặc biệt tới ý tưởng đột phá sáng tạo
.708
Thúc đẩy khởi nghiệp
Muốn giúp đỡ dự án được thành công
.857
Muốn giúp đỡ người khởi xướng dự án
.785
Là cách để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng
.716
Niềm tin
Sự minh bạch thông tin của nền tảng gọi vốn
.845
Các dự án là trong sạch, hợp pháp
.759
Việc chuyển tiền trực tuyến trên nền tảng gọi vốn được bảo mật và an toàn
.713
4.4. Kết quả kiểm định mô hình
4.4.1 Kiểm tra Omnibus về hệ số tương quan của mô hình (model coefficients)
Bảng 5. Kết quả Omnibus tests of Model Coefficients
Omnibus Tests of Model Coefficients
Chi-square
df
Sig.
Step 1
Step
74,816
6
,000
Block
74,816
6
,000
Model
74,816
6
,000
Bảng 5 cho kết quả chỉ số Chi-square đạt giá trị 74,816 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy việc đưa thêm các biến không phụ thuộc vào mô hình hồi qui là được chấp nhận; và chứng thực rằng có mối quan hệ tồn tại giữa biến phụ thuộc và các biến không phụ thuộc trong mô hình.
4.4.2. Kết quả kiểm định Hosmer-Lemeshow cho mô hình nhị phân
Kết quả sig = 0,991 cho thấy không đủ điều kiện để bác bỏ giả thiết không (null hypothesis) rằng không có sự khác nhau nào trong giá trị quan sát và giá trị dự đoán của biến phụ thuộc trong mô hình. Kết quả này củng cố tính xác thực của mô hình, cho thấy số liệu phù hợp với khả năng dự đoán của mô hình hồi qui nhị phân.
Bảng 6. Kết quả của Hosmer and Lemeshow test
Hosmer and Lemeshow Test
Step
Chi-square
df
Sig.
1
1,600
8
0,991
4.4.3. Kết quả sự phù hợp của mô hình (model fit)
Bảng 7 cho kết quả tổng quát về phần trăm biến thiên có thể được giải thích bằng mô hình hồi qui, được đo lường bằng chỉ số Cox & Snell R square và Nagelkerke R square. Kết quả chỉ số Nagelkerke R square cho thấy 66,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập.
Bảng 7. Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Model Summary
Step
-2 Log likelihood
Cox & Snell R Square
Nagelkerke R Square
1
38,918a
,487
,664
4.4.4. Bảng phân loại với khả năng dự đoán của mô hình (Classification table with predictive capacity)
Bảng 8 cho kết quả khả năng dự đoán của mô hình khi tất cả biến độc lập được đưa vào hàm hồi qui, với kết quả khả quan ở mức 90,2%. Đồng thời, với độ lệch chuẩn của hệ số hồi qui (B coefficients) ở mức dưới 2,0; có thể kết luận rằng không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến trong hàm hồi qui nhị phân.
Bảng 8. Bảng phân loại với khả năng dự đoán của mô hình
Classification Tablea
Observed
Predicted
Prior funding
Percentage Correct
No
Yes
Step 1
Prior funding
No
85
4
95,5
Yes
7
16
69,6
Overall Percentage
90,2
4.5. Kết quả hàm hồi qui nhị phân
Kết quả xử lí mô hình được trình bày ở Bảng 9. Có 6 nhân tố được khảo sát, lần lượt là (1) Giá trị kinh tế, (2) Đầu tư theo nhóm, (3) Thể hiện cái tôi, (4) Người tiên phong, (5) Thúc đẩy khởi nghiệp, và (6) Niềm tin; trong đó có 4 nhân tố ảnh hưởng tích cực tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư với độ tin cậy là 99% và 95%.
Hệ số tương quan với giá trị B-values và Exp(B) giải thích sự ảnh hưởng của biến tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư. Trong mô hình hồi qui nhị phân, giá trị B-value được biểu diễn dưới dạng hàm logarithm. Do đó, để thuận tiện cho việc diễn giải, giá trị Exp(B) được sử dụng. Exp(B) mang giá trị > 1 nếu như biến phụ thuộc và biến gỉai thích có mối quan hệ cùng chiều, và giá trị < 1 nếu mối quan hệ ngược chiều.
Bảng 9. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân
Variables in the Equation
B
S.E.
Wald
df
Sig.
Exp(B)
95% C.I.for EXP(B)
Lower
Upper
Step 1a
EV
,845
,279
9,150
1
,002*
2,327
1,346
4,023
PF
-,156
,211
,546
1
,460
,855
,565
1,295
SE
,370
,268
1,907
1
,167
1,448
,856
2,447
EA
,498
,245
4,120
1
,042**
1,646
1,017
2,663
ES
1,072
,383
7,823
1
,005*
2,922
1,378
6,194
Trust
,699
,316
4,909
1
,027**
2,012
1,084
3,734
Constant
-15,434
4,515
11,686
1
,001
,000
- Đánh giá chung và thảo luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư, bao gồm Giá trị kinh tế, Người tiên phong, Thúc đẩy khởi nghiệp, và Niềm tin
Nhân tố Thúc đẩy khởi nghiệp, với mức tin cậy 99%, cho kết quả hệ số tương quan cao nhất với giá trị Exp(B) 2,922. Kết quả này trùng khớp với thông tin thu nhận được trong quá trình phỏng vấn chuyên gia với sự đồng tình từ cả 5 người. Kết quả này cho thấy crowdfunding thực sự là công cụ hữu ích, được đông đảo công chúng lựa chọn để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Theo sau nhân tố Thúc đẩy khởi nghiệp là Giá trị kinh tế, với hệ số tương quan Exp(B) 2,327 và giá trị p-value ở mức 1%. Như vậy có thể thấy bên cạnh động lực hỗ trợ dự án khởi nghiệp, yếu tố không thể thiếu cho một dự án kêu gọi vốn thành công là tính xác thực về giá trị kinh tế thiết thực đem lại cho nhà đầu tư, dưới hình thức lợi tức hoặc quyền được sở hữu sản phẩm vượt trội. Kết quả này trùng khớp với quan sát của 4 trên 5 chuyên gia, với khẳng định rằng yếu tố quan trọng cho sự thành công là giá trị kinh tế đem lại cho nhà đầu tư.
2 nhóm nhân tố Người tiên phong và Niềm tin cùng có mức ý nghĩa 95%, hệ số tương quan Exp(B) lần lượt là 1,646 và 2,012. Có thể thấy với bản chất là kênh đầu tư khá mới, crowdfunding thu hút sự quan tâm của một nhóm những người đi đầu, ưa sáng tạo và nhanh nhạy với sự thay đổi của công nghệ. Tuy nhiên, điều này cần đi song song với sự tin tưởng vào nền tảng gọi vốn, đặc biệt khi khung pháp lí về nền tảng gọi vốn crowdfunding ở Việt Nam còn sơ khai. Những nhà đầu tư tiên phong này sẵn sàng chấp nhận rủi ro cơ chế ở mức nhất định, song niềm tin vào nền tảng pháp lý là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp vốn. Điều này cũng phù hợp với thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn 2 nhà sáng lập dự án từng gọi vốn thành công trên nền tảng crowdrise.com và betado.com.
Trái ngược với dự đoán ban đầu, yếu tố Đầu tư theo nhóm và Thể hiện cái tôi không đạt mức ý nghĩa thống kê yêu cầu. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích một phần bởi sự giới hạn của mẫu và kinh nghiệm của nhà đầu tư Việt Nam với các hình thức đầu tư này còn giới hạn, với chỉ khoảng 20% trong số những người tham gia trả lời đã từng đầu tư dự án crowdfunding trước đây. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai, khi nền tảng gọi vốn cộng đồng đã phổ biến hơn và yếu tố niềm tin vào các dự án được củng cố, cũng như sự an toàn với giao dịch trực tuyến được đảm bảo.
Có thể thấy crowfunding là một kênh tài trợ vốn quan trọng cho các startup, tuy nhiên đây là một kênh huy động vốn còn mới ở Việt Nam nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng để phát triển hình thức tài trợ vốn này. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý với các chính sách, quy định rõ ràng cho hoạt động crowfunding, giúp nền tảng này trở thành một môi trường không chỉ là nơi mà các nhà đầu tư sử dụng đồng vốn nhàn rỗi của mình và các startup cũng như các dự án khởi nghiệp có thể tìm được nhà tài trợ vốn, mà còn là nơi để các startup thể hiện tính khả thi, hấp dẫn của dự án và bước đầu tạo nên hình ảnh và tên tuổi cho dự án Hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển mô hình crowfunding còn có thể là sự hỗ trợ cho các nghiên cứu, hỗ trợ việc mở các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong việc ứng dụng và vận hành mô hình crowdfunding, điều này giúp các nhà đầu tư có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt hơn trước khi tham gia vào hình thức tài trợ vốn này, từ đó có thể đưa ra những nhận định về tính khả thi của việc thực hiện dự án để có được những quyết định đúng đắn nhất, giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và nguồn lực tài chính.
- Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy thấy các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quyết định góp vốn vào dự án crowdfunding, với độ tin cậy 95-99%, gồm 4 nhóm nhân tố chính: Giá trị kinh tế, Người tiên phong, Thúc đẩy khởi nghiệp và Niềm tin. Mặc dù crowdfunding là nền tảng còn sơ khai ở Việt Nam, song đã có một bộ phận những người trẻ tuổi, sinh sống ở trong nước lẫn nước ngoài chọn nền tảng này như một kênh mang lại giá trị kinh tế, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với giá trị dự án đem lại nói riêng và hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp nói chung.
Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê thế hệ đầu để phân tích nhân tố, vì thế sẽ có những hạn chế trong kết quả nghiên cứu. Hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài là sử dụng các phương pháp phân tích thống kê hiện đại như mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tài liệu tham khảo
- Agrawal, A.K., Catalini, C. & Goldfarb, A (2011), “The geography of crowdfunding”, National bureau of economic research, No. 16820.
- Belleflamme, P., Lambert, T. & Schwienbacher, A (2010), Crowdfunding: An industrial organization perspective, Digital Business Models: Understanding Strategies, pp. 25-26.
- Belleflamme, P., Lambert, T. & Schwienbacher, A (2014), “Crowfunding: tapping the right crowd”, Journal of Business Venturing, Vol. 29, No. 5, pp. 585-609.
- Burtch, G., Ghose, A. & Wattal, S. (2013), “An empirical examination of the antecedents and consequences of contribution patterns in crowd-funded markets”, Information Systems Research, 24(3), pp.499-519.
- Gerber, E.M., Hui, J.S. & Kuo, P.Y. (2012), Crowdfunding: Why people are motivated to participate, ACM Conference on Computer Supported Cooperative Work.
- Giudici, G., Guerini, M. & Rossi Lamastra, C. (2013), Why crowdfunding projects can succeed: the role of proponents’ individual and territorial social capital, Available at SSRN 2255944.
- Herzenstein, M., Dholakia, U.M. & Andrews, R.L. (2011), “Strategic herding behavior in peer-to-peer loan auctions”, Journal of Interactive Marketing, 25(1), pp.27-36.
- InfoDev, 2013, Crowdfunding’s Potential for the Developing World, Washington, DC: World Bank, viewed 5 February, <infodev.org/infodev-files/wb_crowdfundingreport-v12.pdf >.
- Koch, J. and Siering, M. (2015), Crowdfunding Success Factors: The Characteristics of Successfully Funded Projects on Crowdfunding Platforms, Conference Paper (ECIS, 2015).
- Lambert, T. and Schwienbacher, A. (2010), An Empirical Analysis of Crowd-funding.
- Lin, M. & Viswanathan, S. (2015), “Home bias in online investments: An empirical study of an online crowdfunding market”, Management Science.
- Massolution, 2015, 2015CF The Crowfunding Industry Report, viewed 6 February
- http://www.smv.gob.pe/Biblioteca/temp/catalogacion/C8789.pdf.
- Mollick, E. (2014), “The dynamics of crowdfunding: An exploratory study”, Journal of business venturing, 29(1), pp.1-16.
- Rogers, E.M. and Shoemaker, F.F. (1971), Communication of Innovation: A Cross-Cultural Approach,2nd Edition, The Free Press, New York.
- Sheth, J.N., Newman, B.I. & Gross, B.L. (1991), “Why we buy what we buy: A theory of consumption values”, Journal of business research, 22(2), pp.159-170.
- Yusimi, R., Maria S., Manuela L. (2018), “What drives crowfunding participation? The influence of personal and social traits”, Spanish Journal of Marketing-ESIC, Vol. 22, No.2, 2018, pp.163-182.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: thanh.nth@ftu.edu.vn
[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: fandzung@ftu.edu.vn
[3] Stockholm School of Economics, Sweden (Thụy Điển). Email: tdung.truong@gmail.com
Các nhân tố tác động tới quyết định cấp vốn qua kênh gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) tại Việt Nam
Nguyễn Thị Hà Thanh[1]
Phan Trần Trung Dũng[2]
Trương Tuấn Dũng[3]
Tóm tắt: Mặc dù khởi nghiệp đang là một xu thế mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố tác động tới khởi nghiệp, đặc biệt là các nhân tố quyết định tới việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn đang thưa thớt. Một trong những kênh cấp vốn phổ biến cho hoạt động khởi nghiệp hiện nay là gọi vốn cộng đồng, và do đó bài báo này tập trung vào việc tìm ra các nhân tố tác động tới quyết định của người cấp vốn khi tài trợ cho các dự án khởi nghiệp theo kênh gọi vốn cộng đồng. Sử dụng mô hình Giá trị tiêu dùng (Consumer Values) được phát triển bởi Sheth và cộng sự (1991), kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố chính tác động tích cực tới quyết định tài trợ qua kênh gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam bao gồm: Giá trị kinh tế, Người tiên phong, Thúc đẩy khởi nghiệp và Niềm tin, trong khi hai nhân tố Đầu tư theo nhóm và Thể hiện cái tôi không có ý nghĩa trong việc giải thích mức độ tác động tới quyết định cấp vốn
Từ khóa: Khởi nghiệp, Crowdfunding, Tài trợ, Người tài trợ
Abstract: Start-up is a trend in Vietnam, however, the current intensive researches on factors affecting startups, especially the determinants of funding decision for the startup business is still sparse. One of the common funding channels for start-up businesses is called crowdfunding, as a result this paper focuses on finding the factors that influence the decision of the donors when funding startup projects through crowdfunding. Using the Consumer Values model developed by Sheth et al. (1991), research findings show that there are four main factors positively affect the decision to fund a community call, including: Economic Value, Pioneering, Promoting Business and Trust while the two factors of Group Investing and Self-Expression has no statistical significance in explaining the impact on funding decision
Keywords: Start-up, Crowdfunding, funding, Crowdfunders
- Giới thiệu
Để phát triển nền kinh tế đất nước trong trong dòng chảy của cuộc CMCN 4.0 thì các hoạt động tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và nắm bắt các cơ hội sáng tạo là hết sức quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Nếu như trong quá khứ, hình thức gọi vốn chủ yếu của doanh nghiệp mới thành lập là gọi vốn mạo hiểm (venture funding), vay vốn ngân hàng, hoặc tự dùng nguồn lực tài chính cá nhân, thì hiện nay với sự phổ biến của internet và mạng xã hội, mọi nguồn lực được kết nối dễ dàng và nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho các công cụ đầu tư vốn mới ra đời. Kênh gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) được sử dụng như là công cụ đắc lực giúp các nhà sáng lập hiện thực hoá giấc mơ của mình. Một nghiên cứu của World Bank (2013) dự đoán rằng tổng số tiền chảy về kênh đầu tư crowdfunding sẽ đạt ngưỡng 96 tỉ USD vào năm 2025. Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng gọi vốn, song song với sự ra đời theo cấp số nhân của các dự án mới, đang ngày một ‘dân chủ hoá’ kênh đầu tư tài chính.
Crowfunding là hoạt động kêu gọi vốn, chủ yếu được thực hiện theo hình thức truyền thông trên internet nhằm mục đích kêu gọi nguồn lực tài chính từ cộng đồng, có thể dưới hình thức ủng hộ từ thiện hoặc đổi lấy các phần thưởng và/hoặc quyền cổ đông để tài trợ cho một sáng kiến hay một ý tưởng mới cụ thể (Belleflamme và cộng sự, 2010). Như vậy, có thể hiểu, crowfunding là hoạt động thu thập quỹ trực tuyến nhằm giúp các tổ chức hoặc cá nhân biến ý tưởng thành hiện thực (Belleflamme và cộng sự, 2014). Crowdfunding bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khoảng 6 năm trước và mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai nhưng kênh huy động vốn này hoàn toàn có tiềm năng trở thành kênh gọi vốn hiệu quả cho các dự án xã hội và khởi nghiệp với các nền tảng gọi vốn như funding.vn, betado.com, hay fundstart.vn hoạt động như một kênh trung gian hiệu quả giúp các nhà sáng lập dự án kêu gọi vốn đầu tư từ cộng đồng. Tuy nhiên, phần nhiều các dự án mới chỉ tập trung trong phạm vi dự án xã hội, thay vì kêu gọi vốn phát triển sản phẩm để kinh doanh và số lượng dự án kêu gọi vốn mới còn khá giới hạn, tỉ lệ gọi vốn thành công so với mức đề ra còn khiêm tốn. Theo báo cáo của Massolution (2015), tỷ lệ gọi vốn cộng đồng thành công trên hầu hết các sàn đều dưới 50%. Với mong muốn cải thiện xác suất thành công của các dự án gọi vốn crowdfunding tại Việt Nam, nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư, từ đó làm tiền đề giúp các nhà sáng lập tương lai sử dụng hiệu quả hơn kênh huy động vốn này.
- Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
Khung phân tích của nghiên cứu được phát triển từ mô hình Giá trị tiêu dùng xây dựng bởi Sheth và cộng sự (1991). Mô hình này giải thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng, dựa trên 5 giá trị cơ bản, bao gồm: chức năng, điều kiện, xã hội, cảm xúc, và bản thể.
Tuy nhiên, nhóm tác giả đã thực hiện một số thay đổi cho phù hợp hơn với mô hình gọi vốn từ crowdfunding, trong đó loại bỏ biến giá trị điều kiện. Bảng 1 tổng hợp bộ khung phân tích phát triển từ mô hình Giá trị tiêu dùng.
Bảng 1. Khung Phân tích
Phân loại |
Biến |
Giá trị chức năng |
Giá trị kinh tế |
Giá trị xã hội |
Đầu tư theo nhóm |
Thể hiện cái tôi |
|
Giá trị bản thể |
Người tiên phong |
Giá trị cảm xúc |
Thúc đẩy khởi nghiệp |
Niềm tin |
Giá trị chức năng được hiểu là lợi ích thu được từ chức năng, hiệu quả thực tế của một thực thể (Sheth và cộng sự, 1991). Giá trị chức năng trong nghiên cứu này được xác định là những lợi ích kinh tế hay lợi nhuận thu về từ khoản đầu tư mà các nhà đầu tư có được khi góp vốn vào một dự án crowfunding. Giá trị kinh tế nhà đầu tư kỳ vọng nhận được từ việc đầu tư vào dự án sẽ có tác động tích cực đến ý định cấp vốn của nhà đầu tư. Giá trị xã hội được biểu thị bởi hai nhân tố là: đầu tư theo nhóm và mong muốn thể hiện bản thân. Đặc tính nổi bật của gây quỹ cộng đồng là dự án gây quỹ sẽ không được tài trợ chỉ bởi một nhà đầu tư đơn lẻ mà thay vào đó là bởi một nhóm, một cộng đồng các nhà đầu tư, vì thế, việc nhận thấy mình đang trong một cộng đồng cùng góp vốn vào dự án gây quỹ sẽ giúp nhà đầu tư có thái độ tích cực và sẵn sàng hơn đối với việc góp vốn vào dự án. Hơn nữa, việc tham gia vào một cộng đồng những người góp vốn sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội thú vị để bày tỏ suy nghĩ của mình, thể hiện bản thân với mọi người. Chính điều này cũng là một nhân tố tác động tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư. Yếu tố thứ ba là giá trị bản thể - được Sheth và cộng sự (1991) mô tả là những lợi thế có được từ mong muốn thu nhận tri thức và phát triển. Hoạt động gây quỹ cộng đồng gắn liền với việc tài trợ một ý tưởng mới, và do đó cũng phát huy được giá trị bản thể của nhà đầu tư khi họ mong muốn là người tiên phong tài trợ cho những phát minh mới và ý tưởng đột phá. Giá trị cảm xúc liên quan đến hoạt động crowfunding được biểu hiện qua hai nhân tố là thúc đẩy khởi nghiệp và niềm tin. Mong muốn đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp startup, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là một động lực quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia vào hoạt động gây quỹ cộng đồng. Bên cạnh đó, yếu tố niềm tin vào nền tảng của hoạt động crowfunding về cơ chế vận hành, nền tảng pháp lý, tính an toàn… cũng sẽ có tác động tích cực đến quyết định góp vốn của nhà đầu tư
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tuy là kênh huy động vốn còn non trẻ, crowdfunding đang dần khẳng định vai trò là kênh gọi vốn hiệu quả cho nhiều dự án khởi nghiệp và xã hội, đặc biệt ở các đất nước phát triển. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cấp vốn qua kênh crowdfunding là chủ đề đang được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây.
Mollick (2013) dựa trên dữ liệu của hơn 48500 dự án, đã xác định sự đánh giá trực quan của người cấp vốn về chất lượng và tiềm năng của dự án (underlying project quality and potential), cũng như về hệ thống các mối quan hệ cá nhân của chủ dự án (personal networks) có tác động trực tiếp đến quyết định góp vốn. Các nghiên cứu của Agrawal và cộng sự (2011), Lin và cộng sự (2015) cũng chỉ ra sự tương đồng về hoàn cảnh sống, văn hóa, địa lý, và mối quan hệ cá nhân giữa chủ dự án và các nhà đầu tư ảnh hưởng lên quyết định có góp vốn hay không của nhà đầu tư, còn gọi là hiệu ứng thiên vị sự quen thuộc (home-bias effect). Herzenstein và cộng sự (2011), Burtch và cộng sự (2013) đã đưa ra nhận định khi thiếu thông tin hoặc giá cả để có được thông tin là quá cao, quyết định góp vốn đám đông tác động lên quyết định góp vốn của một cá nhân cụ thể, hay là hiệu ứng bầy đàn. Yusimi và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng vị thế xã hội (social identification) trong cộng đồng crowfunding và tư duy đổi mới (innovativeness) - được hiểu là mức độ mà một cá nhân sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng mới tương đối sớm hơn so với các thành viên khác trong cộng đồng xã hội (Rogers và Shoemaker,1971) có tác động tích cực tới ý định tham gia góp vốn.
Ngoài ra, Gerber và cộng sự (2012) cũng xem xét động cơ góp vốn của những người góp vốn cộng đồng. Nghiên cứu này chỉ ra các động cơ đó bao gồm (1) tìm kiếm lợi ích từ khoản tiền đầu tư, (2) kết nối và chia sẻ với cộng đồng có mối quan tâm chung, (3) giúp đỡ người khác cùng đạt được mục đích, và (4) tài trợ cho các giá trị tốt đẹp là các yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư góp vốn cho các dự án.
Làm rõ hơn các yếu tố tác động tới việc gọi vốn cộng đồng thành công, nghiên cứu của Belleflamme và cộng sự (2010), Giudici và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng lượng vốn cần kêu gọi và độ dài của thời gian tiến hành dự án càng lớn thì khả năng gọi vốn thành công từ cộng đồng càng thấp. Koch, J. and Siering, M., (2015) chỉ ra rằng cách thức mô tả dự án, hình ảnh và video liên quan đến dự án cũng như câu hỏi liệu người sáng lập trước đây có ủng hộ các dự án khác có ảnh hưởng đến sự thành công của việc kêu gọi vốn cộng đồng trong khi câu hỏi liệu người sáng lập trước đây đã tạo ra các dự án khác hay không lại không có ảnh hưởng đáng kể đến việc gọi vốn thành công.
Có thể thấy, các nghiên cứu kể trên tập trung chủ yếu vào hành vi của nhà đầu tư ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, ... Nhìn chung, ở Việt Nam hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề tài trợ vốn cho các doanh nghiệp start-up, mặc dù hình thức đầu tư crowdfunding đang dần phổ biến hơn nhưng các nghiên cứu về crowdfunding còn rất giới hạn và sơ khai, vì vậy, nghiên cứu này được nhóm tác giả phát triển với kỳ vọng đặt nền móng cho việc thiết lập bộ khung đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư Việt Nam.
Dựa trên Khung phân tích kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu liên quan, nhóm tác giả tập trung vào xác định 6 yếu tố, tương ứng với 6 giả thiết được cho rằng có ảnh hưởng tới quyết định góp vốn vào dự án crowdfunding của nhà đầu tư:
H1: Nhu cầu thu nhận giá trị kinh tế ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H2: Sự xuất hiện của một nhóm các nhà đầu tư khác ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H3: Nhu cầu thể hiện cái tôi bằng cách tham gia vào dự án gọi vốn ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H4: Nhu cầu thể hiện bản thân là người tiên phong ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H5: Mong muốn thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
H6: Niềm tin vào nền tảng gọi vốn ảnh hưởng tích cực tới quyết định cấp vốn của nhà đầu tư
- Số liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
3.1.1. Phỏng vấn chuyên gia
5 cuộc phỏng vấn theo hình thức bán cấu trúc (semi-structured interview) đã được thực hiện với các chuyên gia trong lĩnh vực crowdfunding, với mục tiêu chính là xây dựng được giả thiết nguyên cứu, đồng thời thu thập tư liệu xây dựng bảng câu hỏi phù hợp. 3 trong số 5 chuyên gia người Việt Nam này là những người đã đầu tư nhiều hơn 5 dự án trước đó, 2 người còn lại là chủ các dự án từng gọi vốn cộng đồng thành công trên 2 nền tảng crowdrise.com và betado.com.
3.1.2. Xây dựng phiếu điều tra
Dựa trên thông tin thu thập từ phía chuyên gia, bảng câu hỏi được xây dựng với 3 phần chính:
- Phần đầu tiên là câu hỏi mang tính phân loại, nhằm xác định nếu người tham gia đã hoặc chưa từng đầu tư vào dự án crowdfunding
- Phần thứ hai chứa bộ câu hỏi áp dụng khung phân tích với thang đo Likert 7 cấp độ nhằm xác định các yếu ảnh hưởng tới quyết định đầu tư vào dự án crowdfunding. Hệ thống đo lường từ cấp độ từ (1) Rất không đồng ý, tăng dần cho tới (7) Hoàn toàn đồng ý.
- Phần thứ ba chứa một số câu hỏi mang tính xã hội và nhân khẩu học, ví dụ như nghề nghiệp, thu nhập, nơi sinh sống, etc. nhằm xác định thông tin cơ bản của người tham gia
3.1.3. Chọn mẫu phỏng vấn
Nghiên cứu tập trung vào đối tượng là người Việt Nam, bao gồm người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài. Lí do nghiên cứu chọn cả đối tượng không sinh sống tại Việt Nam là dựa trên kết quả nghiên cứu của Lin và Viswanathan (2015) với kết luận rằng nhà đầu tư có khuynh hướng ủng hộ các dự án tại quê nhà (home-bias effect).
3.1.4. Phân phối phiếu điều tra
Với đặc thù của hình thức crowdfunding – hoạt động đầu tư diễn ra trực tuyến, nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra bảng câu hỏi trực tuyến (online survey). Bảng điều tra được phân phát qua các kênh như email, mạng xã hội và các diễn đàn chuyên môn.
Kết quả cuối cùng thu nhận 112 phản hồi thoả mãn các tiêu chí đặt ra. Trong số đó có 89 người chưa từng đầu tư vào dự án crowdfunding và 23 người đã góp vốn vào ít nhất 1 dự án trước đó.
3.2. Xử lí và phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người tham gia trả lời bảng câu hỏi.
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: Phương pháp Cronbach’s Alpha được áp dụng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Kết quả chấp nhận được của chỉ số Cronbach’s Alpha là 0,7, các biến không phù hợp được loại bỏ.
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA): Phương pháp này được áp dụng nhằm xác định các biến quan sát, đồng thời kiểm định thang đo dựa trên hệ số trích (extraction) của các biến, chỉ tiêu thoả mãn là hệ số KMO trong miền 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Đồng thời việc phân tích này giúp chỉ ra mối quan hệ giữa các biến liên tục dựa trên mối liên quan của chúng,
Xây dựng hàm hồi qui nhị phân (binary logistic regression): Để phân tích các yếu tố quyết định hành vi góp vốn của nhà đầu tư, mô hình hồi qui nhị phân được áp dụng. Mô hình này phù hợp với phương thức điều tra bởi người tham gia được phân loại làm 2 nhóm, tương ứng với 2 giá trị của biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc mang tính phân đôi (dichotomous), mang giá trị 0 hoặc 1. Giá trị 0 có ý nghĩa người tham gia chưa từng có kinh nghiệm đầu tư crowdfunding, giá trị 1 có ý nghĩa người tham gia đã đầu tư ít nhất 1 dự án crowdfunding trước đó.
Mô hình trong nghiên cứu này được xây dựng như sau:
CFi = + EVi + PFi + SEi + EAi + ESi + Ti
Giải thích kí hiệu và dấu của hệ số tương quan được minh hoạ trong bảng 2 dưới đây
Bảng 2. Mô tả biến và kỳ vọng dấu
Kí hiệu |
Biến |
Dấu |
CF |
Kinh nghiệm tham gia đầu tư crowdfunding. Biến phụ thuộc phân đôi, mang giá trị 0 nếu người trả lời chưa từng đầu tư vào dự án crowdfunding, giá trị 1 có ý nghĩa người tham gia đã đầu tư ít nhất 1 dự án crowdfunding trước đó. |
+ |
EV |
Giá trị kinh tế |
+ |
PF |
Đầu tư theo nhóm (peer-funding) |
+ |
SE |
Thể hiện cái tôi |
+ |
EA |
Người tiên phong |
+ |
ES |
Thúc đẩy khởi nghiệp |
+ |
T |
Niềm tin vào nền tảng gọi vốn |
+ |
4.1. Đặc điểm người tham gia trả lời bảng câu hỏi
Trong số 112 người tham gia, 24 người đã từng có kinh nghiệm tham gia góp vốn vào dự án crowdfunding, 88 người còn lại chưa từng tham gia trước đó. Tỉ lệ nam giới và nữ giới lần lượt là 58% và 42%. 62% số người tham gia, tương đương 70 người thuộc nhóm tuổi từ 21-30. Tỉ lệ này cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới hình thức góp vốn này. Gần 80% số người tham gia có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên. Điều này được giải thích phần nào bởi hơn 50% số người tham gia phiếu điều tra là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Mĩ, Anh, và Singapore. (Bảng 3).
Bảng 3. Đặc điểm người tham gia trả lời
Chỉ tiêu |
Số lượng (người) |
Cơ cấu (%) |
Chỉ tiêu |
Số lượng (người) |
Cơ cấu (%) |
Kinh nghiệm |
112 |
100 |
Thu nhập |
112 |
100 |
Đã đầu tư |
24 |
21 |
Dưới 5 triệu đồng |
11 |
10 |
Chưa đầu tư |
88 |
79 |
Từ 5 - 10 triệu đồng |
15 |
13 |
Giới tính |
112 |
100 |
Từ 10 - 20 triệu đồng |
45 |
40 |
Nam |
65 |
58 |
Trên 20 triệu đồng |
41 |
37 |
Nữ |
47 |
42 |
Nơi sinh sống |
112 |
100 |
Độ tuổi |
112 |
100 |
Việt Nam |
52 |
46 |
Dưới 21 |
2 |
2 |
Mĩ |
28 |
25 |
Từ 21-30 |
70 |
62 |
Anh |
14 |
13 |
Từ 31-40 |
31 |
28 |
Singapore |
16 |
14 |
Từ 41-50 |
9 |
8 |
Khác |
2 |
2 |
4.2. Kết quả hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá EFA
Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư được trình bày trong bảng 4. Kết quả cho thấy các biến khảo sát cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha thoả mãn > 0,7.
Bảng 4. Hệ số Cronbach’s Alpha cho các giá trị cuối
Category |
Variable |
Cronbach's Alpha |
Economic value |
Economic value |
0,805 |
Social Value |
Peer funding |
0,728 |
Self-expression |
0,705 |
|
Epistemic Value |
Early adopter |
0,825 |
Emotional Value |
Entrepreneurship support |
0,774 |
Trust |
0,792 |
4.3. Kết quả kiểm định EFA
Phân tích EFA cho thấy các biến quan sát trong bảng câu hỏi đều đạt yêu cầu cho phân tích EFA. Các biến quan sát có hệ số tải (factor loading) lớn hơn 0,5 nên không có biến nào bị loại. Giá trị kiểm định Barlett có ý nghĩa (sig < 0,05). Các biến cho kết quả độc lập, không bị gom cùng các biến quan sát ở thành phần. Vì vậy, các nhân tố của mô hình là hợp lệ và được đưa vào mô hình hồi qui.
Biến |
Thành phần |
Yếu tố |
||
1 |
2 |
3 |
||
Giá trị kinh tế |
Mức sinh lợi cao nếu dự án thành công |
.863 |
|
|
Sản phẩm được kì vọng đáp ứng nhu cầu sử dụng đặc biệt |
.749 |
|
|
|
Được sở hữu sản phẩm sớm và rẻ hơn so với giá thị trường |
.713 |
|
|
|
Đầu tư theo nhóm |
Dự án được giới thiệu từ bạn bè hoặc đồng nghiệp |
.757 |
|
|
Dự án nhận được nguồn tài trợ lớn từ các nhà đầu tư khác |
.724 |
|
|
|
Nhu cầu được tham gia cùng những người góp vốn khác |
.689 |
|
|
|
Thể hiện cái tôi |
Niềm vui mang tính cá nhân khi được góp vốn vào dự án |
|
.712 |
|
Niềm vui khi chia sẻ hoạt động góp vốn trên mạng xã hội |
|
.684 |
|
|
Thể hiện mối quan tâm đặc biệt tới mục tiêu hoặc lợi ích dự án mang lại |
|
.646 |
|
|
Người tiên phong |
Thích được là người đi đầu cho trào lưu mới |
.846 |
|
|
Xu hướng nhanh thích nghi với cái mới |
.835 |
|
|
|
Có mối quan tâm đặc biệt tới ý tưởng đột phá sáng tạo |
.708 |
|
|
|
Thúc đẩy khởi nghiệp |
Muốn giúp đỡ dự án được thành công |
.857 |
|
|
Muốn giúp đỡ người khởi xướng dự án |
.785 |
|
|
|
Là cách để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng |
.716 |
|
|
|
Niềm tin |
Sự minh bạch thông tin của nền tảng gọi vốn |
|
|
.845 |
Các dự án là trong sạch, hợp pháp |
|
|
.759 |
|
Việc chuyển tiền trực tuyến trên nền tảng gọi vốn được bảo mật và an toàn |
|
|
.713 |
4.4. Kết quả kiểm định mô hình
4.4.1 Kiểm tra Omnibus về hệ số tương quan của mô hình (model coefficients)
Bảng 5. Kết quả Omnibus tests of Model Coefficients
Omnibus Tests of Model Coefficients |
||||
|
Chi-square |
df |
Sig. |
|
Step 1 |
Step |
74,816 |
6 |
,000 |
Block |
74,816 |
6 |
,000 |
|
Model |
74,816 |
6 |
,000 |
Bảng 5 cho kết quả chỉ số Chi-square đạt giá trị 74,816 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy việc đưa thêm các biến không phụ thuộc vào mô hình hồi qui là được chấp nhận; và chứng thực rằng có mối quan hệ tồn tại giữa biến phụ thuộc và các biến không phụ thuộc trong mô hình.
4.4.2. Kết quả kiểm định Hosmer-Lemeshow cho mô hình nhị phân
Kết quả sig = 0,991 cho thấy không đủ điều kiện để bác bỏ giả thiết không (null hypothesis) rằng không có sự khác nhau nào trong giá trị quan sát và giá trị dự đoán của biến phụ thuộc trong mô hình. Kết quả này củng cố tính xác thực của mô hình, cho thấy số liệu phù hợp với khả năng dự đoán của mô hình hồi qui nhị phân.
Bảng 6. Kết quả của Hosmer and Lemeshow test
Hosmer and Lemeshow Test |
|||
Step |
Chi-square |
df |
Sig. |
1 |
1,600 |
8 |
0,991 |
4.4.3. Kết quả sự phù hợp của mô hình (model fit)
Bảng 7 cho kết quả tổng quát về phần trăm biến thiên có thể được giải thích bằng mô hình hồi qui, được đo lường bằng chỉ số Cox & Snell R square và Nagelkerke R square. Kết quả chỉ số Nagelkerke R square cho thấy 66,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập.
Bảng 7. Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Model Summary |
|||
Step |
-2 Log likelihood |
Cox & Snell R Square |
Nagelkerke R Square |
1 |
38,918a |
,487 |
,664 |
4.4.4. Bảng phân loại với khả năng dự đoán của mô hình (Classification table with predictive capacity)
Bảng 8 cho kết quả khả năng dự đoán của mô hình khi tất cả biến độc lập được đưa vào hàm hồi qui, với kết quả khả quan ở mức 90,2%. Đồng thời, với độ lệch chuẩn của hệ số hồi qui (B coefficients) ở mức dưới 2,0; có thể kết luận rằng không có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến trong hàm hồi qui nhị phân.
Bảng 8. Bảng phân loại với khả năng dự đoán của mô hình
Classification Tablea |
|||||
|
Observed |
Predicted |
|||
|
Prior funding |
Percentage Correct |
|||
|
No |
Yes |
|||
Step 1 |
Prior funding |
No |
85 |
4 |
95,5 |
Yes |
7 |
16 |
69,6 |
||
Overall Percentage |
|
|
90,2 |
4.5. Kết quả hàm hồi qui nhị phân
Kết quả xử lí mô hình được trình bày ở Bảng 9. Có 6 nhân tố được khảo sát, lần lượt là (1) Giá trị kinh tế, (2) Đầu tư theo nhóm, (3) Thể hiện cái tôi, (4) Người tiên phong, (5) Thúc đẩy khởi nghiệp, và (6) Niềm tin; trong đó có 4 nhân tố ảnh hưởng tích cực tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư với độ tin cậy là 99% và 95%.
Hệ số tương quan với giá trị B-values và Exp(B) giải thích sự ảnh hưởng của biến tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư. Trong mô hình hồi qui nhị phân, giá trị B-value được biểu diễn dưới dạng hàm logarithm. Do đó, để thuận tiện cho việc diễn giải, giá trị Exp(B) được sử dụng. Exp(B) mang giá trị > 1 nếu như biến phụ thuộc và biến gỉai thích có mối quan hệ cùng chiều, và giá trị < 1 nếu mối quan hệ ngược chiều.
Bảng 9. Kết quả phân tích hồi quy nhị phân
Variables in the Equation |
|||||||||
|
B |
S.E. |
Wald |
df |
Sig. |
Exp(B) |
95% C.I.for EXP(B) |
||
Lower |
Upper |
||||||||
Step 1a |
EV |
,845 |
,279 |
9,150 |
1 |
,002* |
2,327 |
1,346 |
4,023 |
PF |
-,156 |
,211 |
,546 |
1 |
,460 |
,855 |
,565 |
1,295 |
|
SE |
,370 |
,268 |
1,907 |
1 |
,167 |
1,448 |
,856 |
2,447 |
|
EA |
,498 |
,245 |
4,120 |
1 |
,042** |
1,646 |
1,017 |
2,663 |
|
ES |
1,072 |
,383 |
7,823 |
1 |
,005* |
2,922 |
1,378 |
6,194 |
|
Trust |
,699 |
,316 |
4,909 |
1 |
,027** |
2,012 |
1,084 |
3,734 |
|
Constant |
-15,434 |
4,515 |
11,686 |
1 |
,001 |
,000 |
|
|
- Đánh giá chung và thảo luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới quyết định góp vốn của nhà đầu tư, bao gồm Giá trị kinh tế, Người tiên phong, Thúc đẩy khởi nghiệp, và Niềm tin
Nhân tố Thúc đẩy khởi nghiệp, với mức tin cậy 99%, cho kết quả hệ số tương quan cao nhất với giá trị Exp(B) 2,922. Kết quả này trùng khớp với thông tin thu nhận được trong quá trình phỏng vấn chuyên gia với sự đồng tình từ cả 5 người. Kết quả này cho thấy crowdfunding thực sự là công cụ hữu ích, được đông đảo công chúng lựa chọn để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Theo sau nhân tố Thúc đẩy khởi nghiệp là Giá trị kinh tế, với hệ số tương quan Exp(B) 2,327 và giá trị p-value ở mức 1%. Như vậy có thể thấy bên cạnh động lực hỗ trợ dự án khởi nghiệp, yếu tố không thể thiếu cho một dự án kêu gọi vốn thành công là tính xác thực về giá trị kinh tế thiết thực đem lại cho nhà đầu tư, dưới hình thức lợi tức hoặc quyền được sở hữu sản phẩm vượt trội. Kết quả này trùng khớp với quan sát của 4 trên 5 chuyên gia, với khẳng định rằng yếu tố quan trọng cho sự thành công là giá trị kinh tế đem lại cho nhà đầu tư.
2 nhóm nhân tố Người tiên phong và Niềm tin cùng có mức ý nghĩa 95%, hệ số tương quan Exp(B) lần lượt là 1,646 và 2,012. Có thể thấy với bản chất là kênh đầu tư khá mới, crowdfunding thu hút sự quan tâm của một nhóm những người đi đầu, ưa sáng tạo và nhanh nhạy với sự thay đổi của công nghệ. Tuy nhiên, điều này cần đi song song với sự tin tưởng vào nền tảng gọi vốn, đặc biệt khi khung pháp lí về nền tảng gọi vốn crowdfunding ở Việt Nam còn sơ khai. Những nhà đầu tư tiên phong này sẵn sàng chấp nhận rủi ro cơ chế ở mức nhất định, song niềm tin vào nền tảng pháp lý là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp vốn. Điều này cũng phù hợp với thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn 2 nhà sáng lập dự án từng gọi vốn thành công trên nền tảng crowdrise.com và betado.com.
Trái ngược với dự đoán ban đầu, yếu tố Đầu tư theo nhóm và Thể hiện cái tôi không đạt mức ý nghĩa thống kê yêu cầu. Tuy nhiên, điều này có thể được giải thích một phần bởi sự giới hạn của mẫu và kinh nghiệm của nhà đầu tư Việt Nam với các hình thức đầu tư này còn giới hạn, với chỉ khoảng 20% trong số những người tham gia trả lời đã từng đầu tư dự án crowdfunding trước đây. Do đó, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai, khi nền tảng gọi vốn cộng đồng đã phổ biến hơn và yếu tố niềm tin vào các dự án được củng cố, cũng như sự an toàn với giao dịch trực tuyến được đảm bảo.
Có thể thấy crowfunding là một kênh tài trợ vốn quan trọng cho các startup, tuy nhiên đây là một kênh huy động vốn còn mới ở Việt Nam nên vai trò của Nhà nước là rất quan trọng để phát triển hình thức tài trợ vốn này. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý với các chính sách, quy định rõ ràng cho hoạt động crowfunding, giúp nền tảng này trở thành một môi trường không chỉ là nơi mà các nhà đầu tư sử dụng đồng vốn nhàn rỗi của mình và các startup cũng như các dự án khởi nghiệp có thể tìm được nhà tài trợ vốn, mà còn là nơi để các startup thể hiện tính khả thi, hấp dẫn của dự án và bước đầu tạo nên hình ảnh và tên tuổi cho dự án Hỗ trợ của Nhà nước cho sự phát triển mô hình crowfunding còn có thể là sự hỗ trợ cho các nghiên cứu, hỗ trợ việc mở các khóa đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong việc ứng dụng và vận hành mô hình crowdfunding, điều này giúp các nhà đầu tư có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt hơn trước khi tham gia vào hình thức tài trợ vốn này, từ đó có thể đưa ra những nhận định về tính khả thi của việc thực hiện dự án để có được những quyết định đúng đắn nhất, giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian và nguồn lực tài chính.
- Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy thấy các yếu tố ảnh hưởng tích cực tới quyết định góp vốn vào dự án crowdfunding, với độ tin cậy 95-99%, gồm 4 nhóm nhân tố chính: Giá trị kinh tế, Người tiên phong, Thúc đẩy khởi nghiệp và Niềm tin. Mặc dù crowdfunding là nền tảng còn sơ khai ở Việt Nam, song đã có một bộ phận những người trẻ tuổi, sinh sống ở trong nước lẫn nước ngoài chọn nền tảng này như một kênh mang lại giá trị kinh tế, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với giá trị dự án đem lại nói riêng và hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp nói chung.
Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê thế hệ đầu để phân tích nhân tố, vì thế sẽ có những hạn chế trong kết quả nghiên cứu. Hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài là sử dụng các phương pháp phân tích thống kê hiện đại như mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tài liệu tham khảo
- Agrawal, A.K., Catalini, C. & Goldfarb, A (2011), “The geography of crowdfunding”, National bureau of economic research, No. 16820.
- Belleflamme, P., Lambert, T. & Schwienbacher, A (2010), Crowdfunding: An industrial organization perspective, Digital Business Models: Understanding Strategies, pp. 25-26.
- Belleflamme, P., Lambert, T. & Schwienbacher, A (2014), “Crowfunding: tapping the right crowd”, Journal of Business Venturing, Vol. 29, No. 5, pp. 585-609.
- Burtch, G., Ghose, A. & Wattal, S. (2013), “An empirical examination of the antecedents and consequences of contribution patterns in crowd-funded markets”, Information Systems Research, 24(3), pp.499-519.
- Gerber, E.M., Hui, J.S. & Kuo, P.Y. (2012), Crowdfunding: Why people are motivated to participate, ACM Conference on Computer Supported Cooperative Work.
- Giudici, G., Guerini, M. & Rossi Lamastra, C. (2013), Why crowdfunding projects can succeed: the role of proponents’ individual and territorial social capital, Available at SSRN 2255944.
- Herzenstein, M., Dholakia, U.M. & Andrews, R.L. (2011), “Strategic herding behavior in peer-to-peer loan auctions”, Journal of Interactive Marketing, 25(1), pp.27-36.
- InfoDev, 2013, Crowdfunding’s Potential for the Developing World, Washington, DC: World Bank, viewed 5 February, <infodev.org/infodev-files/wb_crowdfundingreport-v12.pdf >.
- Koch, J. and Siering, M. (2015), Crowdfunding Success Factors: The Characteristics of Successfully Funded Projects on Crowdfunding Platforms, Conference Paper (ECIS, 2015).
- Lambert, T. and Schwienbacher, A. (2010), An Empirical Analysis of Crowd-funding.
- Lin, M. & Viswanathan, S. (2015), “Home bias in online investments: An empirical study of an online crowdfunding market”, Management Science.
- Massolution, 2015, 2015CF The Crowfunding Industry Report, viewed 6 February
- http://www.smv.gob.pe/Biblioteca/temp/catalogacion/C8789.pdf.
- Mollick, E. (2014), “The dynamics of crowdfunding: An exploratory study”, Journal of business venturing, 29(1), pp.1-16.
- Rogers, E.M. and Shoemaker, F.F. (1971), Communication of Innovation: A Cross-Cultural Approach,2nd Edition, The Free Press, New York.
- Sheth, J.N., Newman, B.I. & Gross, B.L. (1991), “Why we buy what we buy: A theory of consumption values”, Journal of business research, 22(2), pp.159-170.
- Yusimi, R., Maria S., Manuela L. (2018), “What drives crowfunding participation? The influence of personal and social traits”, Spanish Journal of Marketing-ESIC, Vol. 22, No.2, 2018, pp.163-182.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[3] Stockholm School of Economics, Sweden (Thụy Điển). Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.