Sidebar

Magazine menu

22
T7, 02

Tạp chí KTĐN số 120

 

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHỐI AEC

Trần Ngọc Mai[1]

Đinh Thị Thu Uyên[2] 

Hoàng Sơn Tùng[3]

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC trong giai đoạn từ 2001-2017. Kiểm định Unit Root được sử dụng để kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu; Kiểm định đồng liên kết co-integration được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ dài hạn của các biến. Kiểm định nhân quả Granger được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy không tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng của Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC. Đây là cơ sở để tìm ra các mối quan hệ ngắn hạn. Các quan hệ ngắn hạn có ý nghĩa thống kê bao gồm: thứ nhất, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ Brunei và Thái Lan; thứ hai, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang Campuchia và Singapore; thứ ba, trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên chú trọng nhập khẩu từ Campuchia và Phillipines và chú trọng xuất khẩu sang thị trường các nước Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Thông qua nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại quốc tế trong liên kết khu vực (với các quốc gia AEC). Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ giúp ích cho các nhà làm chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc định hướng và đưa ra các giải pháp tăng cường xuất nhập khẩu với các quốc gia trong khối AEC.

Từ khoá: đồng liên kết, Granger, Việt Nam, AEC, tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu

Abstract

This paper examines the relationship between Vietnam's economic growth and trade with AEC countries within the period 2001-2017. Unit Root test is used to check stationary condition of variables; Co-integration test is used to test long-term relationships of variables. Granger causality test is used to test the short-term relationship of variables. The results indicate absence of long term relationship between Vietnam’s GDP growth and trade among AEC countries. Short-term statistically significant relations include: firstly, as Vietnam's GDP growth improves, Vietnam tends to import more from Brunei and Thailand; secondly, as Vietnam's GDP growth improves, Vietnam tends to export more to Cambodia and Singapore; thirdly, in the short term in order to promote economic growth, Vietnam should focus on importing from Cambodia and Philippines and exporting to Brunei, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar and Thailand. Through this study, research results will add empirical evidence from developing countries. The results of this study may help macro-policy makers and enterprises in Vietnam in orienting and providing solutions to enhance import and export with the AEC countries.

Keywords: Co-integration, Granger, Vietnam, AEC, growth, export, import

  1. Giới thiệu

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập hướng đến thực hiện mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN nói chung và của các nước thành viên nói riêng.

Sự hội nhập vào cộng đồng kinh tế chung sẽ làm cho tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động thương mại trong khối. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khối, xây dựng định hướng và chính sách thương mại trong tương lai, hoạt động thương mại có thể trở nên kém hiệu quả, không những không thúc đẩy tăng trưởng bền vững, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại mà còn làm cản trở tăng trưởng của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu quan trọng mà mọi quốc gia đều hướng đến. Do đó, việc phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại và tìm ra mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó sẽ là cơ sở, nền tảng để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm mục đích xây dựng định hướng, chính sách hướng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại với trưởng hợp của Việt Nam còn rất hạn chế, các nghiên cứu trước cho kết quả hỗn hợp, chưa có sự thống nhất do đó không thể được sử dụng để áp dụng máy móc vào trường hợp của các quốc gia khác. Do đó, để nghiên cứu trường hợp của một quốc gia cụ thể với các quốc gia đối tác cụ thể, cần phải thực hiện những nghiên cứu độc lập. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này với mục đích phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại của Việt Nam với các nước trong khối AEC. Thông qua nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại quốc tế trong liên kết khu vực (với các quốc gia AEC). Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ giúp ích cho các nhà làm chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc định hướng và đưa ra các giải pháp tăng cường xuất nhập khẩu với các quốc gia trong khối AEC.

  1. Cơ sở nghiên cứu

Giả thuyết xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Export leads to growth - ELG) cho rằng xuất khẩu có trước và là tiền đề tạo ra tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình trong giai đoạn 1965-1999, Bankole et al. (1999), xác nhận giả thuyết ELG. Abdulai và Jacquet (2002) đã sử dụng các kỹ thuật ước tính tích hợp và sửa lỗi và tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, cụ thế, tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ xuất khẩu sang GDP, cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. Tăng trưởng xuất khẩu có ảnh hưởng đến thương mại trong khối và sự ổn định kinh tế của một nền kinh tế. Balassa (1985) chỉ ra rằng rằng xuất khẩu và nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn. Bakar (2010) đã chỉ ra rằng ở hầu hết các nền kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu trường hợp của 37 các quốc gia đang phát triển, Jung & Marshall (1985) tác động đơn chiều từ xuất khẩu đến tăng trưởng. Sử dụng mô hình VAR, Dhawan & Biswal (1999) nghiên cứu trường hợp của Ấn Độ trong giai đoạn 1961-1993 và chỉ ra mối quan hệ ngắn hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng.

Ngược lại, giả thuyết nhập khẩu dẫn tăng trưởng kinh tế (Import leads to growth - ILG) cho thấy rằng tăng trưởng sản lượng có thể được đảm bảo bằng sự tăng trưởng về nhập khẩu. Bằng cách sử dụng mô hình VAR trên một số nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, Thangavelu và Rajaguru (2004) đã chỉ ra tầm quan trọng của giả thuyết nhập khẩu dẫn đến tăng trưởng. Awokuse (2008) tìm ra kết quả tương tự cho ba nước Mỹ Latinh - Argentina, Peru và Columbia. Thangavelu & Rajaguru (2004) và Awokuse (2008) nghiên cứu trường hợp các nước Châu Á và Mỹ Latin chỉ ra mối quan hệ giữa nhập khẩu và tăng trưởng. Zang & Baimbridge (2012) chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa nhập khẩu và tăng trưởng đối với trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tương trưởng, nhập khẩu và tăng trưởng được tìm ra đối với trường hợp của Bồ Đào Nha (Ramos, 2001).

Mặc dù vậy, khi nghiên cứu trường hợp của 47 quốc gia khu vực Châu Phi, Ahmed & Kwan (1991) lại không tìm ra mối quan hệ nào có ý nghĩa thống kế. Sharman & Dhakal (1994) trong nghiên cứu của mình với 30 quốc gia đang phát triển tìm ra một kết quả hỗn hợp các mối quan hệ đơn chiều, hai chiều và không có mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng. Ahmad & Harnhirun (1996) nghiên cứu 4 quốc gia trong khu vực ASEAN bao gồm Indonesia, Phillipines, Singapore và Malaysia và không tìm được mối quan hệ nào giữa thương mại và tăng trưởng. Doganlar (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng đối với 8 quốc gia - Ấn Độ, Pakistan, Phillippines, Thailand, Singapore, Sri Lanka, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong gia đoạn tiền khủng hoảng Châu Á bằng cách sử dụng phương pháp cointegration đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Phillipines và Ấn Độ; mối quan hệ một chiều từ xuất khẩu đến tăng trưởng đối với trường hợp của Thái Lan và từ tăng trưởng đến xuất khẩu đối với trường hợp của Pakistan và Sri Lanka. Asafu-Adjaye & Chakraborty (1999) chỉ ra không có mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng đối với trường hợp của Ấn Độ trong giai đoạn 1960-1994.

Các nghiên cứu chỉ ra các kết quả hỗn hợp giữa tăng trưởng và thương mại. Sự không thống nhất trong kết quả nghiên cứu có thể đến từ hai nguyên nhân sau: (1) quốc gia nghiên cứu (2) phương pháp nghiên cứu. Do đó, mối quan hệ này cần phải được kiểm định ở các trường hợp cụ thể nhằm đưa ra các kết quả đáng tin cậy nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 3 kiểm định: Kiểm định Unit Root, Kiểm định đồng liên kết Co-integration, Kiểm định nhân quả Granger để tìm ra mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa tăng trưởng và thương mại đối với trường hợp của Việt Nam và các quốc gia trong khối AEC.

  1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Dữ liệu

Bài viết sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong gian đoạn 2001-2017 để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu tăng trưởng GDP danh nghĩa của Việt Nam để làm biến đại diện cho nhân tố tăng trưởng kinh tế, và sử dụng dữ liệu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia trong khối AEC và tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia trong khối AEC làm biến đại diện cho nhân tố thương mại. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Trademap, Ngân hàng thế giới WorldBank. GDPGROWTH là biến tăng trưởng kinh tế. EXBRU, EXCAM, EXIND, EXLAO, EXMAL, EXMYA, EXPHI, EXSIN, EXTHA lần lượt là các biến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipine, Singapore, Thái Lan. IMBRU, IMCAM, IMIND, IMLAO, IMMAL, IMMYA, IMPHI, IMSIN, IMTHA lần lượt là các biết tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipine, Singapore, Thái Lan. Giá trị tăng trưởng nhập khẩu, tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng GDP được tác giả tính toán theo công thức:

Tăng trưởng = ( *100%

Trong đó, là giá trị nhập khẩu/xuất khẩu/GDP của năm sau, là giá trị nhấp khẩu/xuất khẩu/GDP của năm trước

Bảng 1. Thống kê mô tả tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với các quốc gia trong khối AEC (2001-2017)

Nguồn: nhóm tác giả

Giá trị trung bình (Mean) lớn nhất đối với trường hợp của Brunei cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei là nhanh nhất trong các nước thuộc khối AEC. Lí do là vì trong khoảng thời gian 2001 - 2007 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei rất thấp nhưng 2008 - 2017 giá trị xuất khẩu lại nhảy vọt lên do đó có sự tăng trưởng nhanh như vậy.

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) cao nhất đối với Brunei cho thấy mức độ biến thiên cao trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei qua các năm. Độ lệch chuẩn giữa các quốc gia khác nhau nhiều chứng tỏ sự khác biệt lớn về xuất khẩu giữa các nước trong AEC. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối AEC bao gồm Brunei, Myanmar, Campuchia.

Bảng 2. Thống kê mô tả tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khối AEC (2001-2017)

Nguồn: nhóm tác giả

Giá trị trung bình nhập khẩu từ Brunei là cao nhất, theo sau là Myanmar, Campuchia, Philippines, Malaysia, Thailand, Indonesia, Lào và Singapore. Giá trị lớn nhất (Maximum) cũng là Brunei cho thấy biến động lớn trong tăng trưởng nhập khẩu giữa Việt Nam với Brunei. Cả tốc độ xuất khẩu và nhập khẩu thì Brunei đều có chỉ số cao nhất cho thấy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Brunei có sự thay đổi rất đáng kể trong giai đoạn 2001 - 2017. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu với Singapore là thấp nhất chứng tỏ thương mại giữa Việt Nam và Singapore không có nhiều thay đổi. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam trong khối AEC bao gồm Myanmar, Campuchia và Philippines.

Hình 1. Thống kê mô tả tăng trưởng GDP của Việt Nam (2001-2017)

Nguồn: nhóm tác giả

Trong gia đoạn 2001 – 2017 trung bình tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,39%. Tăng trưởng GDP lên cao nhất là 7,54% vào 2004 và thấp nhất là 5,24 vào năm 2012.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Kiểm định Unit Root

Hầu hết các dữ liệu chuỗi thời gian thường không dừng, cho nên trước khi phân tích cần phải kiểm định xem chuỗi thời gian có dừng hay không. Tính dừng được thể hiện khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian có ý nghĩa quyết định độ chính xác của phương pháp ước lượng được sử dụng. Để kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu, phương pháp phổ biến nhất áp dụng trên mẫu nhỏ là kiểm định ADF (Augment Dickey Fuller).

3.2.2. Kiểm định đồng liên kết (Co-integration)

Kiểm định đồng liên kết được Engle và Granger được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987, dùng để xem xét mối liên kết giữa các chuỗi thời gian trong dài hạn. Phương pháp phân tích thống kê đồng liên kết đã được áp dụng để phân tích cả trong lĩnh vực vĩ mô và vi mô. Kiểm định đồng liên kết được thực hiện bằng hai kiểm định là Maximum Eigenvalue và kiểm định Trace. Trong thực nghiệm, đa số kết quả của hai kiểm định này là thống nhất nhau. Tuy nhiên nếu kết quả giữa hai kiểm định có sự khác nhau thì Johansen and Juselius (1990) đề suất rằng kiểm định Maximum Eigenvalue tương đối yếu hơn so với kiểm định Trace. Do đó trong bài nghiên cứu này, kết quả của kiểm định đồng liên kết được lấy theo kết quả của kiểm định Trace.

3.2.3. Kiểm định nhân quả Granger

Kiểm định Granger dùng để kiểm định mối quan hệ nhân quả của hai biến X, Y. Mô hình có dạng như sau:

Kiểm định được tiến hành theo hai chiều hướng, với giả thuyết H0: “X không tác động lên Y” và H1: “X tác động lên Y”. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì chứng tỏ rằng “X tác động lên Y” và ngược lại.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

Bảng 3. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fulller (ADF) cho các chuỗi dữ liệu

Nguồn: nhóm tác giả

Từ kết quả kiểm định tính dừng ở bảng trên cho thấy dữ liệu có 19 chuỗi dữ liệu thì có 16 chuỗi dữ liệu là dừng (có chỉ số Prob < 0.1) còn lại 3 chuỗi dữ liệu không dừng (có chỉ số prob > 0.1) theo kiểm định ADF. Đối với 3 chuỗi không dừng, nhóm tác giả tiến hành lấy sai phân bậc 1 để được nhóm các chuỗi dữ liệu đều dừng. Kết luận được rằng các biến EXBRU, EXCAM, EXIND, EXLAO, EXMAL, EXMYA, EXPHI, EXSIN, EXTHA, IMBRU, IMCAM, IMIND, IMLAO, IMPHI, IMSIN, IMTHA dừng ở giá trị gốc, các biến IMMAL, IMMYA, GDPGROWTH không dừng ta lấy giá trị dừng ở sai phân bậc 1 là DIMMYA, DIMMAL, DGDPGROWTH (có chỉ số Prob < 0.1). Các chuỗi dừng được đưa vào sử dụng trong các phân tích tiếp theo của mô hình.

4.2. Chọn độ trễ phù hợp cho mô hình

Bảng 4. Độ trễ phù hợp cho mô hình

Nguồn: nhóm tác giả

 

Final Prediction Error (FPE), Akaike Information Criterion (AIC), Schwarz Info Criterion(SC), Hannan-Quinn Information Criterion (HQ) là các tiêu chí đề xuất độ trễ phù hợp cho mô hình. Dựa trên kết quả của các tiêu chí, ta chọn độ trễ tối ưu cho mô hình là độ trễ thoả mãn tối đa các tiêu chí (Bảng 4).

4.3. Kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng và thương mại

Bảng 5. Kết quả kiểm định đồng liên kết Co-interation

Nguồn: nhóm tác giả

Từ lý thuyết của kiểm định đồng liên kết, bài viết này sử dụng phần mềm Eviews để tiến hành phân tích số liệu với phần đánh giá các kết quả dựa vào giá trị thống kê P-value. Kết quả Trace Statistic chỉ ra rằng không có đồng liên kết giữa các biến trong mô hình, do đó không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC. Điều này mở ra hướng nghiên cứu cho các mối quan hệ ngắn hạn.

4.4. Kiểm tra mối quan hệ ngắn hạn giữa tăng trưởng và thương mại

 

Bảng 6. Kiểm định Granger Causality

Quốc gia

GDP tác động nhập khẩu

GDP tác động xuất khẩu

Nhập khẩu tác động GDP

Xuất khẩu tác động GDP

Brunei

Có*(lag1)

Có*(lag4)

Không

Không

Có***(lag2)

Có **(lag3)

Campuchia

Không

Không

Có**(lag1)

Không

Indonesia

Không

Có***(lag1)

Có**(lag2)

Có*(lag3)

Không

Có* ( lag1)

Lào

Không

không

Không

Có*(lag2) Có*(lag4)

Malaysia

Không

Không

Không

Có*(lag1)

Myanmar

Không

Không

Không

Có*(lag4)

Philippines

Không

Không

Có*(lag1)

Không

Singapore

Không

Có**(lag2)

Không

Không

Thái Lan

 

Có**(lag4)

Không

Không

Có*(lag1)

Ghi chú: Với *, **, *** tương ứng mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.                                                                                                                                                                Nguồn: nhóm tác giả

Kết quả cho thấy GDP tác động đến nhập khẩu của Việt Nam từ Bruneu và Thái Lan. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế Việt Nam càng cao thì Việt Nam càng có xu hướng nhập khẩu từ hai quốc gia là Brunei và Thái Lan.

GDP tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia và Singapore. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế Việt Nam càng cao thì Việt Nam càng có xu hướng xuất khẩu sang hai thị trường là Indonesia và Singapore.

Nhập khẩu tác động đến GDP trong trường hợp của Campuchia và Phillipines. Điều này có nghĩa là nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia và Singapore sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Xuất khẩu tác động đến GDP trong trường hợp của Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Điều này có nghĩa là khi xuất khẩu sang thị trường các nước này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

  1. Kết luận, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại trong giai đoạn từ 2001 – 2017 chỉ ra rằng: thứ nhất, không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC; thứ hai, trong ngắn hạn, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ Bruneu và Thái Lan; thứ ba, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang Campuchia và Singapore; thứ tư, trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên chú trọng nhập khẩu từ Campuchia và Phillipines và chú trọng xuất khẩu sang thị trường các nước Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan.

Để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mục tiêu này, Việt Nam cần lưu ý các điểm sau. Thứ nhất, cộng đồng doanh nghiệp cần chú trọng, nâng cao nhận thức về các quy định, chứng chỉ cần có khi xuất khẩu vào thị trường các nước này. Thứ hai, phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam. Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường; kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm, hình thành các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần sớm có sự đầu tư chiều sâu vào phát triển bền vững, xây dựng giá trị doanh nghiệp, quan tâm sâu sắc hơn tới các yếu tố đạo đức và môi trường chứ không chỉ nhìn vào lợi nhuận ngắn hạn.

Nghiên cứu đã đóng góp về mặt lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho các nhà làm chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng và đưa ra các giải pháp xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai tiếp tục kế thừa và phát triển. Thứ nhất, dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập từ 2001-2017 (18 năm) còn khá hạn chế về số lượng các quan sát. Trong khi đó, các chuỗi thời gian dài hơn sẽ cho kết quả mô hình chính xác hơn. Thứ hai, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại chứ chưa đo lường định lượng được tác động của hai yếu tố này. Thứ ba, nghiên cứu chưa đi vào chi tiết mối quan hệ thương mại cụ thể của Việt Nam và từng quốc gia trong khối AEC do đó các đề xuất giải pháp đưa ra còn chung chung và chưa cụ thể. Các nghiên cứu trong tương lai có thể khắc phục những hạn chế kể trên và phát trển những hướng nghiên cứu mới bằng sử dụng những chuối thời gian dài hơn để kiểm định lại mô hình, phát triển các mô hình nghiên cứu tác động của tăng trưởng và thương mại. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng có thể đi sâu vào trường hợp thương mại song phương và đa phương khác để tìm ra các kết quả nghiên cứu cụ thể cũng như đưa được các đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn cao hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Abdulai, A & Jacquet (2002), “Export and Economic Growth: Cointegration and Causality. Evidence for Cote d'Ivoire”, African Development Review, Vol. 14, No2, pp.1-17.
  2. Ahmad, J. And A. Kwan (1991), “Causality between Export and Economic Growth: Evidence from Africa”, Economic Letters, Vol. 37, pp. 243-48.
  3. Ahmad, J., and S. Harnhirun (1996), “Cointegration and Causality between Exports and Economic Growth: Evidence from the Asean Countries”, the Canadian Journal of Economic, Vol. 29, pp S413-16.
  4. Asafu-Adjaye, John and Debasish Chakraborty, “Export-Led Growth and Import compression: Further Time Series Evidence from LDCs”, Australian Economic, Papers 38 (1999): 164-75.
  5. Awokuse, T. O (2008), “Trade Openness and Economic Growth: Is Growth Export led or Import-led?”, Applied Economics, Vol. 40, No.2, pp. 161-73.
  6. Balar, N.A. And Subramaniam S.D (2010), The Impact of Export Instability on Malaysia's Economic Growth, Sixth annual conference APEA Hong Kong Paptist university, Hong Kong.
  7. Balassa, B (1978), “Exports and Economic Growth: Further Evidence”, Journal of Development Economics, Vol. 5, No.2, pp. 181-89.
  8. Bankose, S., A. Lawanson and O. Lawanson (1999), “Impact of Manufactured Goods' Exports on Economic Growth: A Dynamic Econometric Model for Nigeria”, African Journal of Economic Policy, Vol. 11, No.2, pp. 1-26.
  9. Dhawan, U., and B. Biswal (1999), “re-examining Export-led Growth Hypothesis: A Multivariate Cointegration Analysis for India”, Applied Economics, Vol.31, No.4, pp.525-30.
  10. Doganlar, M (2004), “Export-led Growth Hupothesis in Asian Countries: Cointegration and Causality Analysis”, Indian Journal of Economics, vol LXXXIV, No. 335, Part 4, pp. 683-694.
  11. Granger, C.W.J (1969), “Investigating Causual Relations by Econometric and Cross Spectral Method, Econometrica”, Vol. 37, No.3, pp. 424-438.
  12. Johansen, S and K. Juselius (1990), “Maximum Likelihood Estimation and Inference on Co-integration with Application to the Demand for Money”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, Vol. 52, pp. 169-210.
  13. Jung, W. S., and P. J. Marshall (1985), “Exports, Growth and Causality in Developing Countries”, Journal of Development Economics, Vol. 18, No. 1, pp. 1-12.
  14. Sharma, S. C., and D. Dhakal (1994), “Cấul Analyses between Exports and Economic Growth in Developing Countries”, Applied Economics, Vol. 26, pp. 1145-57.
  15. Thangavelu, S. M., and G. Rajaguru (2004), “Is there an Export or Import-Led Productivity Growth in Rapidly Developing Asian Countries? A Multivariate VAR Analysis”, Applied Economics, Vol. 36, No. 10, pp. 1083-93.
  16. Vrada Jain, Surender Kumar (2018), “Study of Economic Performance of India due to Trade with SAARC Countries”, Jounal of Applied Business and Economics, Vol. 20(3).
  17. Zang, W., and M. Baimbridge (2012), “Exports, Imports and Economic Growth in South Korea and Japan: A Tale of Two Economies”, Applied Economics, Vol. 44, No. 3, pp. 361-72.

 

 

 

 

 

[1] Học viện Ngân hàng, Email: tnmai83@gmail.com

[2] Học viện Ngân hàng, Email: dinhuyen2898@gmail.com

[3] Học viện Ngân hàng, Email: tunghs0402@gmail.com

 

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHỐI AEC

Trần Ngọc Mai[1]

Đinh Thị Thu Uyên[2] 

Hoàng Sơn Tùng[3]

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC trong giai đoạn từ 2001-2017. Kiểm định Unit Root được sử dụng để kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu; Kiểm định đồng liên kết co-integration được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ dài hạn của các biến. Kiểm định nhân quả Granger được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy không tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng của Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC. Đây là cơ sở để tìm ra các mối quan hệ ngắn hạn. Các quan hệ ngắn hạn có ý nghĩa thống kê bao gồm: thứ nhất, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ Brunei và Thái Lan; thứ hai, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang Campuchia và Singapore; thứ ba, trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên chú trọng nhập khẩu từ Campuchia và Phillipines và chú trọng xuất khẩu sang thị trường các nước Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Thông qua nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại quốc tế trong liên kết khu vực (với các quốc gia AEC). Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ giúp ích cho các nhà làm chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc định hướng và đưa ra các giải pháp tăng cường xuất nhập khẩu với các quốc gia trong khối AEC.

Từ khoá: đồng liên kết, Granger, Việt Nam, AEC, tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu

Abstract

This paper examines the relationship between Vietnam's economic growth and trade with AEC countries within the period 2001-2017. Unit Root test is used to check stationary condition of variables; Co-integration test is used to test long-term relationships of variables. Granger causality test is used to test the short-term relationship of variables. The results indicate absence of long term relationship between Vietnam’s GDP growth and trade among AEC countries. Short-term statistically significant relations include: firstly, as Vietnam's GDP growth improves, Vietnam tends to import more from Brunei and Thailand; secondly, as Vietnam's GDP growth improves, Vietnam tends to export more to Cambodia and Singapore; thirdly, in the short term in order to promote economic growth, Vietnam should focus on importing from Cambodia and Philippines and exporting to Brunei, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar and Thailand. Through this study, research results will add empirical evidence from developing countries. The results of this study may help macro-policy makers and enterprises in Vietnam in orienting and providing solutions to enhance import and export with the AEC countries.

Keywords: Co-integration, Granger, Vietnam, AEC, growth, export, import

  1. Giới thiệu

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập hướng đến thực hiện mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN nói chung và của các nước thành viên nói riêng.

Sự hội nhập vào cộng đồng kinh tế chung sẽ làm cho tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động thương mại trong khối. Do đó, nếu không tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khối, xây dựng định hướng và chính sách thương mại trong tương lai, hoạt động thương mại có thể trở nên kém hiệu quả, không những không thúc đẩy tăng trưởng bền vững, dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại mà còn làm cản trở tăng trưởng của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là một mục tiêu quan trọng mà mọi quốc gia đều hướng đến. Do đó, việc phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại và tìm ra mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Đó sẽ là cơ sở, nền tảng để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm mục đích xây dựng định hướng, chính sách hướng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại với trưởng hợp của Việt Nam còn rất hạn chế, các nghiên cứu trước cho kết quả hỗn hợp, chưa có sự thống nhất do đó không thể được sử dụng để áp dụng máy móc vào trường hợp của các quốc gia khác. Do đó, để nghiên cứu trường hợp của một quốc gia cụ thể với các quốc gia đối tác cụ thể, cần phải thực hiện những nghiên cứu độc lập. Vì vậy, nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này với mục đích phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại của Việt Nam với các nước trong khối AEC. Thông qua nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm từ các quốc gia đang phát triển về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại quốc tế trong liên kết khu vực (với các quốc gia AEC). Kết quả nghiên cứu này có thể sẽ giúp ích cho các nhà làm chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc định hướng và đưa ra các giải pháp tăng cường xuất nhập khẩu với các quốc gia trong khối AEC.

  1. Cơ sở nghiên cứu

Giả thuyết xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Export leads to growth - ELG) cho rằng xuất khẩu có trước và là tiền đề tạo ra tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình trong giai đoạn 1965-1999, Bankole et al. (1999), xác nhận giả thuyết ELG. Abdulai và Jacquet (2002) đã sử dụng các kỹ thuật ước tính tích hợp và sửa lỗi và tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, cụ thế, tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều từ xuất khẩu sang GDP, cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. Tăng trưởng xuất khẩu có ảnh hưởng đến thương mại trong khối và sự ổn định kinh tế của một nền kinh tế. Balassa (1985) chỉ ra rằng rằng xuất khẩu và nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn. Bakar (2010) đã chỉ ra rằng ở hầu hết các nền kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu trường hợp của 37 các quốc gia đang phát triển, Jung & Marshall (1985) tác động đơn chiều từ xuất khẩu đến tăng trưởng. Sử dụng mô hình VAR, Dhawan & Biswal (1999) nghiên cứu trường hợp của Ấn Độ trong giai đoạn 1961-1993 và chỉ ra mối quan hệ ngắn hạn giữa xuất khẩu và tăng trưởng.

Ngược lại, giả thuyết nhập khẩu dẫn tăng trưởng kinh tế (Import leads to growth - ILG) cho thấy rằng tăng trưởng sản lượng có thể được đảm bảo bằng sự tăng trưởng về nhập khẩu. Bằng cách sử dụng mô hình VAR trên một số nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, Thangavelu và Rajaguru (2004) đã chỉ ra tầm quan trọng của giả thuyết nhập khẩu dẫn đến tăng trưởng. Awokuse (2008) tìm ra kết quả tương tự cho ba nước Mỹ Latinh - Argentina, Peru và Columbia. Thangavelu & Rajaguru (2004) và Awokuse (2008) nghiên cứu trường hợp các nước Châu Á và Mỹ Latin chỉ ra mối quan hệ giữa nhập khẩu và tăng trưởng. Zang & Baimbridge (2012) chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa nhập khẩu và tăng trưởng đối với trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tương trưởng, nhập khẩu và tăng trưởng được tìm ra đối với trường hợp của Bồ Đào Nha (Ramos, 2001).

Mặc dù vậy, khi nghiên cứu trường hợp của 47 quốc gia khu vực Châu Phi, Ahmed & Kwan (1991) lại không tìm ra mối quan hệ nào có ý nghĩa thống kế. Sharman & Dhakal (1994) trong nghiên cứu của mình với 30 quốc gia đang phát triển tìm ra một kết quả hỗn hợp các mối quan hệ đơn chiều, hai chiều và không có mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng. Ahmad & Harnhirun (1996) nghiên cứu 4 quốc gia trong khu vực ASEAN bao gồm Indonesia, Phillipines, Singapore và Malaysia và không tìm được mối quan hệ nào giữa thương mại và tăng trưởng. Doganlar (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng đối với 8 quốc gia - Ấn Độ, Pakistan, Phillippines, Thailand, Singapore, Sri Lanka, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong gia đoạn tiền khủng hoảng Châu Á bằng cách sử dụng phương pháp cointegration đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Phillipines và Ấn Độ; mối quan hệ một chiều từ xuất khẩu đến tăng trưởng đối với trường hợp của Thái Lan và từ tăng trưởng đến xuất khẩu đối với trường hợp của Pakistan và Sri Lanka. Asafu-Adjaye & Chakraborty (1999) chỉ ra không có mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng đối với trường hợp của Ấn Độ trong giai đoạn 1960-1994.

Các nghiên cứu chỉ ra các kết quả hỗn hợp giữa tăng trưởng và thương mại. Sự không thống nhất trong kết quả nghiên cứu có thể đến từ hai nguyên nhân sau: (1) quốc gia nghiên cứu (2) phương pháp nghiên cứu. Do đó, mối quan hệ này cần phải được kiểm định ở các trường hợp cụ thể nhằm đưa ra các kết quả đáng tin cậy nhất. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 3 kiểm định: Kiểm định Unit Root, Kiểm định đồng liên kết Co-integration, Kiểm định nhân quả Granger để tìm ra mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn giữa tăng trưởng và thương mại đối với trường hợp của Việt Nam và các quốc gia trong khối AEC.

  1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Dữ liệu

Bài viết sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong gian đoạn 2001-2017 để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại. Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu tăng trưởng GDP danh nghĩa của Việt Nam để làm biến đại diện cho nhân tố tăng trưởng kinh tế, và sử dụng dữ liệu tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia trong khối AEC và tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia trong khối AEC làm biến đại diện cho nhân tố thương mại. Nguồn dữ liệu được thu thập từ Trademap, Ngân hàng thế giới WorldBank. GDPGROWTH là biến tăng trưởng kinh tế. EXBRU, EXCAM, EXIND, EXLAO, EXMAL, EXMYA, EXPHI, EXSIN, EXTHA lần lượt là các biến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipine, Singapore, Thái Lan. IMBRU, IMCAM, IMIND, IMLAO, IMMAL, IMMYA, IMPHI, IMSIN, IMTHA lần lượt là các biết tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Phillipine, Singapore, Thái Lan. Giá trị tăng trưởng nhập khẩu, tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng GDP được tác giả tính toán theo công thức:

Tăng trưởng = ( *100%

Trong đó, là giá trị nhập khẩu/xuất khẩu/GDP của năm sau, là giá trị nhấp khẩu/xuất khẩu/GDP của năm trước

Bảng 1. Thống kê mô tả tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam với các quốc gia trong khối AEC (2001-2017)

Nguồn: nhóm tác giả

Giá trị trung bình (Mean) lớn nhất đối với trường hợp của Brunei cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei là nhanh nhất trong các nước thuộc khối AEC. Lí do là vì trong khoảng thời gian 2001 - 2007 giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei rất thấp nhưng 2008 - 2017 giá trị xuất khẩu lại nhảy vọt lên do đó có sự tăng trưởng nhanh như vậy.

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) cao nhất đối với Brunei cho thấy mức độ biến thiên cao trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei qua các năm. Độ lệch chuẩn giữa các quốc gia khác nhau nhiều chứng tỏ sự khác biệt lớn về xuất khẩu giữa các nước trong AEC. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối AEC bao gồm Brunei, Myanmar, Campuchia.

Bảng 2. Thống kê mô tả tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khối AEC (2001-2017)

Nguồn: nhóm tác giả

Giá trị trung bình nhập khẩu từ Brunei là cao nhất, theo sau là Myanmar, Campuchia, Philippines, Malaysia, Thailand, Indonesia, Lào và Singapore. Giá trị lớn nhất (Maximum) cũng là Brunei cho thấy biến động lớn trong tăng trưởng nhập khẩu giữa Việt Nam với Brunei. Cả tốc độ xuất khẩu và nhập khẩu thì Brunei đều có chỉ số cao nhất cho thấy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Brunei có sự thay đổi rất đáng kể trong giai đoạn 2001 - 2017. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu với Singapore là thấp nhất chứng tỏ thương mại giữa Việt Nam và Singapore không có nhiều thay đổi. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam trong khối AEC bao gồm Myanmar, Campuchia và Philippines.

Hình 1. Thống kê mô tả tăng trưởng GDP của Việt Nam (2001-2017)

Nguồn: nhóm tác giả

Trong gia đoạn 2001 – 2017 trung bình tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6,39%. Tăng trưởng GDP lên cao nhất là 7,54% vào 2004 và thấp nhất là 5,24 vào năm 2012.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Kiểm định Unit Root

Hầu hết các dữ liệu chuỗi thời gian thường không dừng, cho nên trước khi phân tích cần phải kiểm định xem chuỗi thời gian có dừng hay không. Tính dừng được thể hiện khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Tính dừng của dữ liệu chuỗi thời gian có ý nghĩa quyết định độ chính xác của phương pháp ước lượng được sử dụng. Để kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu, phương pháp phổ biến nhất áp dụng trên mẫu nhỏ là kiểm định ADF (Augment Dickey Fuller).

3.2.2. Kiểm định đồng liên kết (Co-integration)

Kiểm định đồng liên kết được Engle và Granger được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987, dùng để xem xét mối liên kết giữa các chuỗi thời gian trong dài hạn. Phương pháp phân tích thống kê đồng liên kết đã được áp dụng để phân tích cả trong lĩnh vực vĩ mô và vi mô. Kiểm định đồng liên kết được thực hiện bằng hai kiểm định là Maximum Eigenvalue và kiểm định Trace. Trong thực nghiệm, đa số kết quả của hai kiểm định này là thống nhất nhau. Tuy nhiên nếu kết quả giữa hai kiểm định có sự khác nhau thì Johansen and Juselius (1990) đề suất rằng kiểm định Maximum Eigenvalue tương đối yếu hơn so với kiểm định Trace. Do đó trong bài nghiên cứu này, kết quả của kiểm định đồng liên kết được lấy theo kết quả của kiểm định Trace.

3.2.3. Kiểm định nhân quả Granger

Kiểm định Granger dùng để kiểm định mối quan hệ nhân quả của hai biến X, Y. Mô hình có dạng như sau:

Kiểm định được tiến hành theo hai chiều hướng, với giả thuyết H0: “X không tác động lên Y” và H1: “X tác động lên Y”. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì chứng tỏ rằng “X tác động lên Y” và ngược lại.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu

Bảng 3. Kết quả kiểm định Augmented Dickey-Fulller (ADF) cho các chuỗi dữ liệu

Nguồn: nhóm tác giả

Từ kết quả kiểm định tính dừng ở bảng trên cho thấy dữ liệu có 19 chuỗi dữ liệu thì có 16 chuỗi dữ liệu là dừng (có chỉ số Prob < 0.1) còn lại 3 chuỗi dữ liệu không dừng (có chỉ số prob > 0.1) theo kiểm định ADF. Đối với 3 chuỗi không dừng, nhóm tác giả tiến hành lấy sai phân bậc 1 để được nhóm các chuỗi dữ liệu đều dừng. Kết luận được rằng các biến EXBRU, EXCAM, EXIND, EXLAO, EXMAL, EXMYA, EXPHI, EXSIN, EXTHA, IMBRU, IMCAM, IMIND, IMLAO, IMPHI, IMSIN, IMTHA dừng ở giá trị gốc, các biến IMMAL, IMMYA, GDPGROWTH không dừng ta lấy giá trị dừng ở sai phân bậc 1 là DIMMYA, DIMMAL, DGDPGROWTH (có chỉ số Prob < 0.1). Các chuỗi dừng được đưa vào sử dụng trong các phân tích tiếp theo của mô hình.

4.2. Chọn độ trễ phù hợp cho mô hình

Bảng 4. Độ trễ phù hợp cho mô hình

Nguồn: nhóm tác giả

 

Final Prediction Error (FPE), Akaike Information Criterion (AIC), Schwarz Info Criterion(SC), Hannan-Quinn Information Criterion (HQ) là các tiêu chí đề xuất độ trễ phù hợp cho mô hình. Dựa trên kết quả của các tiêu chí, ta chọn độ trễ tối ưu cho mô hình là độ trễ thoả mãn tối đa các tiêu chí (Bảng 4).

4.3. Kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng và thương mại

Bảng 5. Kết quả kiểm định đồng liên kết Co-interation

Nguồn: nhóm tác giả

Từ lý thuyết của kiểm định đồng liên kết, bài viết này sử dụng phần mềm Eviews để tiến hành phân tích số liệu với phần đánh giá các kết quả dựa vào giá trị thống kê P-value. Kết quả Trace Statistic chỉ ra rằng không có đồng liên kết giữa các biến trong mô hình, do đó không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC. Điều này mở ra hướng nghiên cứu cho các mối quan hệ ngắn hạn.

4.4. Kiểm tra mối quan hệ ngắn hạn giữa tăng trưởng và thương mại

 

Bảng 6. Kiểm định Granger Causality

Quốc gia

GDP tác động nhập khẩu

GDP tác động xuất khẩu

Nhập khẩu tác động GDP

Xuất khẩu tác động GDP

Brunei

Có*(lag1)

Có*(lag4)

Không

Không

Có***(lag2)

Có **(lag3)

Campuchia

Không

Không

Có**(lag1)

Không

Indonesia

Không

Có***(lag1)

Có**(lag2)

Có*(lag3)

Không

Có* ( lag1)

Lào

Không

không

Không

Có*(lag2) Có*(lag4)

Malaysia

Không

Không

Không

Có*(lag1)

Myanmar

Không

Không

Không

Có*(lag4)

Philippines

Không

Không

Có*(lag1)

Không

Singapore

Không

Có**(lag2)

Không

Không

Thái Lan

 

Có**(lag4)

Không

Không

Có*(lag1)

Ghi chú: Với *, **, *** tương ứng mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.                                                                                                                                                                Nguồn: nhóm tác giả

Kết quả cho thấy GDP tác động đến nhập khẩu của Việt Nam từ Bruneu và Thái Lan. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế Việt Nam càng cao thì Việt Nam càng có xu hướng nhập khẩu từ hai quốc gia là Brunei và Thái Lan.

GDP tác động đến xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia và Singapore. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế Việt Nam càng cao thì Việt Nam càng có xu hướng xuất khẩu sang hai thị trường là Indonesia và Singapore.

Nhập khẩu tác động đến GDP trong trường hợp của Campuchia và Phillipines. Điều này có nghĩa là nhập khẩu của Việt Nam từ Campuchia và Singapore sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Xuất khẩu tác động đến GDP trong trường hợp của Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Điều này có nghĩa là khi xuất khẩu sang thị trường các nước này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

  1. Kết luận, hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu

Kết quả phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại trong giai đoạn từ 2001 – 2017 chỉ ra rằng: thứ nhất, không tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại với các quốc gia trong khối AEC; thứ hai, trong ngắn hạn, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ Bruneu và Thái Lan; thứ ba, khi tăng trưởng GDP của Việt Nam được cải thiện, Việt Nam có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn sang Campuchia và Singapore; thứ tư, trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam nên chú trọng nhập khẩu từ Campuchia và Phillipines và chú trọng xuất khẩu sang thị trường các nước Brunei, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan.

Để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mục tiêu này, Việt Nam cần lưu ý các điểm sau. Thứ nhất, cộng đồng doanh nghiệp cần chú trọng, nâng cao nhận thức về các quy định, chứng chỉ cần có khi xuất khẩu vào thị trường các nước này. Thứ hai, phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam. Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường; kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm, hình thành các chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài. Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần sớm có sự đầu tư chiều sâu vào phát triển bền vững, xây dựng giá trị doanh nghiệp, quan tâm sâu sắc hơn tới các yếu tố đạo đức và môi trường chứ không chỉ nhìn vào lợi nhuận ngắn hạn.

Nghiên cứu đã đóng góp về mặt lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho các nhà làm chính sách vĩ mô, các doanh nghiệp Việt Nam trong việc định hướng và đưa ra các giải pháp xuất nhập khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai tiếp tục kế thừa và phát triển. Thứ nhất, dữ liệu chuỗi thời gian được thu thập từ 2001-2017 (18 năm) còn khá hạn chế về số lượng các quan sát. Trong khi đó, các chuỗi thời gian dài hơn sẽ cho kết quả mô hình chính xác hơn. Thứ hai, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và thương mại chứ chưa đo lường định lượng được tác động của hai yếu tố này. Thứ ba, nghiên cứu chưa đi vào chi tiết mối quan hệ thương mại cụ thể của Việt Nam và từng quốc gia trong khối AEC do đó các đề xuất giải pháp đưa ra còn chung chung và chưa cụ thể. Các nghiên cứu trong tương lai có thể khắc phục những hạn chế kể trên và phát trển những hướng nghiên cứu mới bằng sử dụng những chuối thời gian dài hơn để kiểm định lại mô hình, phát triển các mô hình nghiên cứu tác động của tăng trưởng và thương mại. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng có thể đi sâu vào trường hợp thương mại song phương và đa phương khác để tìm ra các kết quả nghiên cứu cụ thể cũng như đưa được các đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn cao hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Abdulai, A & Jacquet (2002), “Export and Economic Growth: Cointegration and Causality. Evidence for Cote d'Ivoire”, African Development Review, Vol. 14, No2, pp.1-17.
  2. Ahmad, J. And A. Kwan (1991), “Causality between Export and Economic Growth: Evidence from Africa”, Economic Letters, Vol. 37, pp. 243-48.
  3. Ahmad, J., and S. Harnhirun (1996), “Cointegration and Causality between Exports and Economic Growth: Evidence from the Asean Countries”, the Canadian Journal of Economic, Vol. 29, pp S413-16.
  4. Asafu-Adjaye, John and Debasish Chakraborty, “Export-Led Growth and Import compression: Further Time Series Evidence from LDCs”, Australian Economic, Papers 38 (1999): 164-75.
  5. Awokuse, T. O (2008), “Trade Openness and Economic Growth: Is Growth Export led or Import-led?”, Applied Economics, Vol. 40, No.2, pp. 161-73.
  6. Balar, N.A. And Subramaniam S.D (2010), The Impact of Export Instability on Malaysia's Economic Growth, Sixth annual conference APEA Hong Kong Paptist university, Hong Kong.
  7. Balassa, B (1978), “Exports and Economic Growth: Further Evidence”, Journal of Development Economics, Vol. 5, No.2, pp. 181-89.
  8. Bankose, S., A. Lawanson and O. Lawanson (1999), “Impact of Manufactured Goods' Exports on Economic Growth: A Dynamic Econometric Model for Nigeria”, African Journal of Economic Policy, Vol. 11, No.2, pp. 1-26.
  9. Dhawan, U., and B. Biswal (1999), “re-examining Export-led Growth Hypothesis: A Multivariate Cointegration Analysis for India”, Applied Economics, Vol.31, No.4, pp.525-30.
  10. Doganlar, M (2004), “Export-led Growth Hupothesis in Asian Countries: Cointegration and Causality Analysis”, Indian Journal of Economics, vol LXXXIV, No. 335, Part 4, pp. 683-694.
  11. Granger, C.W.J (1969), “Investigating Causual Relations by Econometric and Cross Spectral Method, Econometrica”, Vol. 37, No.3, pp. 424-438.
  12. Johansen, S and K. Juselius (1990), “Maximum Likelihood Estimation and Inference on Co-integration with Application to the Demand for Money”, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, Vol. 52, pp. 169-210.
  13. Jung, W. S., and P. J. Marshall (1985), “Exports, Growth and Causality in Developing Countries”, Journal of Development Economics, Vol. 18, No. 1, pp. 1-12.
  14. Sharma, S. C., and D. Dhakal (1994), “Cấul Analyses between Exports and Economic Growth in Developing Countries”, Applied Economics, Vol. 26, pp. 1145-57.
  15. Thangavelu, S. M., and G. Rajaguru (2004), “Is there an Export or Import-Led Productivity Growth in Rapidly Developing Asian Countries? A Multivariate VAR Analysis”, Applied Economics, Vol. 36, No. 10, pp. 1083-93.
  16. Vrada Jain, Surender Kumar (2018), “Study of Economic Performance of India due to Trade with SAARC Countries”, Jounal of Applied Business and Economics, Vol. 20(3).
  17. Zang, W., and M. Baimbridge (2012), “Exports, Imports and Economic Growth in South Korea and Japan: A Tale of Two Economies”, Applied Economics, Vol. 44, No. 3, pp. 361-72.

 

 

 

 

 

[1] Học viện Ngân hàng, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Học viện Ngân hàng, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Học viện Ngân hàng, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit kayseri escort istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerBritish Shorthairbetlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025denemebonusuimajbetmakrobet girişperabet girişselçuksportsbeste casino på nettlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法ligobet girişcasinolevantmarsbahis girişDeneme Bonusu Veren Siteler 2025Grandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatfilm izlelk21solana sniper botultrabetbetpublicTubidySnaptiksnapinstaimajbet giriş 2025tubidysweet bonanzaAlev Casinodeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerisekabet 1274sekabet 1274jojobetessbahisbetturkey güncel girişperabetperabetmarsbahis girişbetlike girişjojobetjustin tvcasinolevantgrandpashabetGrandpashabetdoedaonwinhttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.elektroniksigarakeyfi.com/antep escortjojobetonwinonwinjojobetdizipalSweet Bonanzatwitter video downloadertaraftarium24justin tvselçuksportsmatadorbetonwin güncel girişelizabet girişbetpark girişterea sigaraonwin güncel girişSakarya escortSakarya escortonwin güncel girişcanlı casino siteleriSakarya escortforum bahisAnkara Evden Eve NakliyatAnkara şehir içi nakliyatİstanbul EscortmavibetAnkara Kanal Açmapinupimajbet girişpadişahbetprimebahisgamdom girişdeneme bonusu veren sitelersportazabig bass bonanza slotporno izlebettiltprimebahismatbetmatbetcasibomAnkara Asfalt Firmasıvaycasinobetebetdeneme bonusuradissonbetatlasbetcasibomcasibom girişbahiscasinobahiscasino girişmadriddbetBetcioCasino sitelerifisch scriptbetturkey güncel girişkorediziizletrfilmizledeonwinprime bahisradissonbetbets10betturkey güncel girişkaçak maç izlecanlı maç izlegüvenilir casino sitelerien güvenilir casino siteleriolabahis girişprimebahiszbahisbettiltbetturkey güncel girişcasibompin upjojobetistanbul escortbettiltMp3 JuiceMp3Juiceklinik kecantikan tangerangtubidy mp3 downloadotobetpinupzbahisgaribanbet girişcasibomcasibom girişsecretbet girişdeneme bonusu veren sitelergaribanbetgaribanbetcasibombettilt girişbahis siteleribettilt girişceltabetbetgarbetgar girişelexbetprimebahisvbetdoedayabancı dizi izleiptvcasibomdeneme bonus veren sitelermarsbahisjojobetjojobet girişmarsbahisSekabetcasibombetriyalkingroyalcasibom girişpadişahbet girişAtaşehir nakliyataviator oynadeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusudizipal3aresbetcasibomDeneme Bonusu Veren Siteler 2025casino sitelerinitrobahis girişvirabetbetgar girişbahis siteleriprostadinefree porn deneme bonusu veren siteleralobet girişcasinofast girişbetsilvafixbetmisbahis girişhacklink satın albetkomzenci pornoelitcasinogallerbahisbullbahismariobetcasibom 891 comcasibom 891 com trgrandpashabetonwin girişsoundcloudaud먹튀위크ligobet güncel girişcasibombetzulamakrobetsekabetcasinolevant girişsekabetXeno Executorcs2 cheatholiganbetsetrabetcasinomhub güncel girişvevobahisjojobet girişjojobetcasibomkralbet girişKralbetdinimi porn virin sex sitiliri안전한 카지노사이트 추천 2025바카라사이트 먹튀검증 추천 사이트 2025pinupligobet giriştaraftarium24mostbetojecasibomdinimi porn virin sex sitilirisportsbet girişxslot girişdinimi binisi virin sitilirsaveinstadumanbetroblox fisch scriptblox fruits scriptredz hub scripttipobet girişjojobet güncel girişsahabetimajbet girişonwin girişdeneme bonusu veren sitelerdiziwatchcasibomcasibom girişkralbetjackpot citymobilbahiskavbetonwinpinbahisjojobetcasinofastorisbetwbahisaresbetSekabetatlasbet girişSekabetcasibomErosbetsportsbet giriş Erosbet girişmostbetİsisbet girişsportsbet.io girişGaribanbetfour meme priceonwinFour Meme coinjojobetonwinparibahis girişcasibomcasinolevantcrypto casinocasinolevant girişpadişahbetpadişahbetStake GirişStake TrStake TürkiyecasibomtruvabetEfesbetCloverbetRedwinKalebetBetparexHuhubetbettiltBetstrongBettoggBetchiptophillbet girişjojobetliseli ifşacasibomBeylikdüzü escort SekabetGenç sikişPinup Girişdeneme bonusu 2025xslot girişendüstriyel nem almabmw yedek parçacanlı maç izledeneme bonusuprimebahisprimebahisplinkogüvenilir bahis sitelerijojobetpg สล็อตMariobet GirişMariobet Girişjojobet giriştipobetsweet bonanza girişgaziantep escortiptvCasibom Girişhttps://www.alternatifsigaratr.com/iqos-ilumahttps://www.ebuharsigara.com/tereajojobetjojobet girişweb hostingizmir escortmatbetjojobet girişjojobetcasibomjojobetjojobet girişcasibomcasibom girişpinupbetofficehttps://www.vozolesigaram.com/elektronik-sigarapadişahbetpadişahbetlordbahisBahiscombettiltbettilt girişcasibom 891 comcasibom 891 comcasibom 800casibom 891 comcasibom 822 comcasibom 891 comcasibom 891casibom 800.comcasibom 891 comcasibom 891 girişcasibom 891 com girişcasibom 891 comcasibom 891 comcasibom 891 girişcasibom 800 comcasibom 891 comcasibom800casibom 891sekabet 1274casibom 891 com trcasibom 822 girişhermesbetprimebahisprimebahisprimebahisonwin girişdiziplusjojobetjojobetistanbul escortpadişahbet girişlojistikholiganbetcasibom girişbetebetBeylikdüzü escort deyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrkonya escortsahabetsahabetsahabetprimebahisccasibomsoundcloud mp3sahabetsahabetjojobetcasibomdinamobetşutbet betabetextrabetklasbahisbelugabahis imajbetmaritbetpalacebetodeonbetilbetbetperjojobetgrandpashabetgrandpashabetcasibommacrobetramadabetCasibomsmm panelİzmit EscortgrandpashabetLisanslı Casino Sitelerimatadorbetmatadorbetfixbetviagramatadorbetonwinizmir escort bayanstarzbetgalabetesenyurt escortmarsbahisimajbetmarsbahisimajbet girişimajbetimajbetmatbetmatbetmatbetgrandpashabetcasinoroysjojobet girişjojobetrestbetbetciojojobet güncel girişsahabet girişsahabetizmir escorttempobet3dskywww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftwww.giftcardmall.com/mygiftMakrobetCasibom 891Casibommobilbahiscasinometropolbetciocasibomjojobetjojobetcasibom 844onwinbets10bets10 güncel girişbetwoondeneme bonusu veren sitelerholiganbetmatadorbetcasibomcasibom girişholiganbetlunabetmeritkingCialis fiyatfixbetcasibomvbetmilanonbetdeneme bonusu veren sitelerjojobetbetexperdji yedek parçataraftarium24padişahbetpadişahbet girişcratosslotcasibom girişmavibetmavibetmavibettipobetmarsbahisjojobet güncel girişjojobet girişmarsbahissultanbetholiganbet girişTürkçe Yamabetsatjojobetjojobet girişjojobetjojobetjojobetholiganbetholiganbet girişholiganbetonwincasibom girişcasibom girişcasibom güncel girişjojobetholiganbethacklink satın aldeneme bonusu veren sitelerjojobetbetturkeydeneme bonusu veren siteler bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişbetconstruct alt yapılı sitelermeritbetgirisyap.comcasinogrambetnoel girişespor bahisdeneme bonusu 2025güvenilir casino sitelerigobahiskareasbetbitcoin ile çekim yapılan bahis siteleribetingo güncel girişasper casino güncel girişcasintro girişspinco güncel girişbetportal güncel girişbetsilvabetmabet güncel girişistekbet girişganobet girişbetilton güncel girişkolaybet girişbetlesenebetsalvador girişbetwildjewel betting giriştakvimbet girişfocusbet-giris.comgetir bet girişbalinabet girişvippark güncel girişbethand girişwiocasino girişbetjollydeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişistanbul oto çekicizbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetbatumslotbatumslotbetpuanbeymenslot girişbeymenslotqueenbetpumabettelegram gruplarıpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişBetgit girişcasibom giriştimebettimebet giriştimebet giriştimebetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibom güncel girişcasibom linkcasibom twittertimebet twittertimebet linkcasibomcasibom güncel girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtimebettimebet girişmatadorbetmatadorbet girişjojobet girişTrendbet GirişBetturkey girişmatadorbet güncel girişmatadorbet girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet linkpadişahbet girişpadişahbet güncel girişpadişahbet güncel sitepadisahbet girisimajbet girişimajbet güncel girişpadisahbet girişpadisah girişpadişahbet güncel girişPadişahbet GirişPadişahbet Güncel GirişbetturkeyGanobetPadişahbet Güncel GirişPadişahbet GirişPadişahbet Güncel LinkGanobet GirişGanobet güncel Girişimajbet girişimajbet güncel girişimajbet güncel linkBetturkey GirişBetturkey Güncel GirişBetturkey Güncel LinkBetturkey GirişBetturkey Güncel GirişBetturkey Girişibetturkey güncel linktipobet giriştipobet güncel giriştipobet giriş linkTipobet güncel girişbetturkeybetturkey güncel girişbetturkeybetturkeybetturkey girişTipobet GirişTipobet Güncel GirişTipobet Giriş LinkTipobet GirişiBetturkey girişBetturkey Güncel GirişBetturkey Resmi Girişbetturkey girişbetturkey güncel girişbetturkey giriş linkBetturkeybetturkey girişbetturkey güncel girişMatbet Girişmatbet güncel girişMatbet Güncel LinkMatbet GirişMatbet Güncel GirişMatbet GirişMatbet GirişMatbet Güncel Girişbets10 girişBets10 Güncel GirişBets10 Günceljojobet güncel girişjojobet girişjojobet giriş linkjojobet güncelBetturkey Güncel GirişBetturkey GirişBetturkey Güncel LinkBets10 girişBets10 güncel girişBets10 güncelBets10 güncel linkBets10 güncel girişbetson güncelbets10 girişBets10 güncelBets10 güncel linkbethousetradingview downloadseattle tattooistanbul travesti sitesigüzel sözlerip stressersekabetGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestiankara travestigaziantep travestiantalya escortantalya escortgaziantep travestiantalya escorttelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram porn HDtelegram porn HDtelegram pornosudinimi porn virin sex sitiliritelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram child porntelegram child porngrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabet giriştelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDvaycasino giriştelegram porn HDvaycasino girişmariobet giriştelegram pornosutelegram pornosubethand giriş günceltelegram pornosutelegram porn HDtelegram porn HDtelegram porn HDtelegram porn HDhayvan sikişi izleköpek sikişi izlegrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabetgrandpashabet girişgrandpashabet girişgrandpashabetsikisbet bonusugötten sikiş izletelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosudeyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrcinli cisini porn sitiliritelegram child porntelegram child porntelegram porn HDtelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram porn HDtelegram pornosutelegram child porntelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosudeyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosudeyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosudeyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrtelegram pornosutelegram porn HDtelegram porn HDtelegram porn HDtelegram pornosutelegram child porntelegram pornosutelegram child porntelegram child porntelegram pornosutelegram child porntelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram child porntelegram child porntelegram pornosutelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosudeyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrtelegram pornosudonomo escort voron sotolordonomo bonoso porn sotolordeyneytmey adult veyreyn siyteyleyrtelegram porn HDdonomo bonosodeyneytmey child veyreyn siyteyleyrdonomo sexy voron sotolordeyneytmey boynuystu porn siyteyleyrdeyneytmey escorts veyreyn siyteyleyrdonomo orgasm voron sotolordeyneytmey sex veyreyn siyteyleyrboynuystu veyreyn siyteyleyrdeyneytmey boynuystudonomo bonoso voron sotolordeyneytmey boynuystu veyreyn siyteyleyrtelegram porn HDtelegram porn HDtelegram porn HDtelegram pornosutelegram porn HDtelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosutelegram pornosuhipbethipbet girişhipbet yeni girişesenyurt escortistanbul escortflorya escortoneobetistanbul escortNovibet Girişbetcas