Sidebar

Magazine menu

09
T5, 01

Tạp chí KTĐN số 115

 

ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Lê Quốc Khanh[1]

 

Tóm tắt

Doanh nghiệp nhà nước là một loại chủ thể kinh doanh đặc biệt do nhà nước đầu tư vốn nhằm thực hiện những nhiệm kinh tế - xã hội hoặc ở những lĩnh vực then chốt ở nhiều quốc gia. Doanh nghiệp nhà nước thường được giao nhiệm vụ kinh doanh ở lĩnh vực cung ứng dịch vụ công và những lĩnh vực mà việc kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, khó thu hồi vốn trong khi doanh nghiệp tư nhân không thể thực hiện hoặc không muốn không đầu tư. Mặc dù được đầu tư nguồn lực lớn của nhà nước, tuy nhiên trong những năm vừa qua, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trên thị trường và kèm theo đó là tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh luôn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, đổi mới cạnh tranh, nâng cao hiệu hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, phương tiện cạnh tranh

Abstract

State – owned enterprises are regarded as a special business subject invested by State for the purpose of implementing specific economic-social tasks or doing business in key sectors of many countries. These firms are normally assigned to carry out their business activities in the fields which provide public services and goods and which are relatively risky and difficult to reach break-even point, making them impossible or less attractive for private firms to invest into. Despite the receipt of great resources from governments, their competitiveness capability in the market and business efficiency have been still limited. From this reason, innovation for competition and improvement of business efficiency of State-owned enterprises are among concerned topics requiring focus researches.

Keywords: State – owned enterprises, competition, competitive parameter.

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là doanh nghiệp do nhà nước thành lập, đầu tư và kiểm soát nguồn vốn kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận kinh tế quan trọng ở một số hoặc tùy từng quốc gia do nó được giao thực hiện những chính sách kinh tế trọng yếu hoặc hoạt động ở những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân khó có thể đảm nhiệm. DNNN được thành lập về cơ bản kinh doanh các ngành cung cấp dịch vụ công cộng và kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông, viễn thông - những ngành mà sản phẩm rất quan trọng đối với đời sống xã hội và đối với các ngành kinh tế khác trong khi doanh nghiệp tư nhân không hoặc chưa sẵn sàng tham gia (Lê Trung Kiên, 2018).

Quan niệm về DNNN cũng như quy định về DNNN trên thế giới có những điểm khác biệt nhất định do thế giới quan hoặc yếu tố kinh tế - chính trị chi phối. Về cơ bản, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước là chủ sở hữu và/hoặc nhà nước kiểm soát tổ chức và hoạt động cũng như đầu tư kinh doanh vốn đã cấp cho doanh nghiệp. Do nhà nước có thể đầu tư toàn bộ hoặc đa số vốn điều lệ, nhà nước thực hiện quyền kiểm soát chủ yếu đối với thành lập và tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, quyết định các vấn đề về đầu tư kinh doanh theo mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Tại Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, DNNN phải là những doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.

DNNN là thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ như các chủ thể kinh doanh khác, tự do gia nhập thị trường với những hạn chế nhất định và tự chịu trách nhiệm về tài sản đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn được cấp. DNNN thường đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của nền kinh tế mà khu vực tư không đầu tư hoặc không thể đầu tư.

Mặc dù được hưởng sự ưu đãi từ phía chính sách, doanh nghiệp nhà nước thường vẫn không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Đổi mới cạnh tranh để doanh nghiệp nhà nước có thể đảm nhận được những nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng cũng như tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế là một đòi hỏi của thực thế. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp – chủ thể kinh doanh sử dụng các phương tiện cạnh tranh để tồn tại, phát triển và hoạt động hiệu quả cũng như tạo dựng năng lực cạnh tranh để tham gia vào thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước quyết định lợi thế kinh doanh cũng như khả năng tồn tại trên thị trường cùng với các chủ thể cạnh tranh khác. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời đại mới – thời đại hội nhập quốc tế đòi hỏi mang đầy đủ tính thương mại và đảm bảo hiệu quả trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể từ các quốc gia khác nhau.

Việc tuân theo nguyên tắc cạnh tranh trung lập trên thị trường, đồng thời coi đó là nền tảng của hoạt động doanh nghiệp, làm cho DNNN cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác sẽ là động lực của sự phát triển nền kinh tế nói chung. Theo đó, DNNN sẽ không dựa vào sự ưu đãi của nhà nước và phải cạnh tranh bình đẳng với mọi doanh nghiệp khác trên thị trường. Bởi vậy, đổi mới cạnh tranh là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhà nước trong thời đại ngày nay. Đổi mới cạnh tranh cũng sẽ phải được tiến hành cùng với đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh, hợp lý hóa hình thức tổ chức vận hành doanh nghiệp, là vấn đề hệ trọng đối với DNNN.

Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) làm cho việc tuân thủ các quy định này cũng như thông lệ quốc tế đối với đầu tư vào các doanh nghiệp khu vực công phải ở mức độ cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh trung lập cũng là vấn đề đang được nhiều quốc gia phát triển quan tâm, đặc biệt là các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Corperation and Development - OECD) hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước. Đi theo hướng này, giảm bớt trợ cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp là yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cạnh tranh bằng chính năng lực của mình là con đường tồn tại trong dài hạn của doanh nghiệp nhà nước.

2. Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Như đã đề cập, DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Đây là những tổ chức (pháp nhân) thực hiện các chức năng kinh doanh theo định hướng chính sách hoặc kinh doanh ở những lĩnh vực then chốt, dịch vụ công… dựa trên nguồn vốn nhà nước.Vốn, tài sản do nhà nước đầu tư sẽ trở thành tài sản độc lập của doanh nghiệp và thuộc quyền quyết định của DNNN. DNNN được trao quyền quản lý và sử dụng vì mục tiêu kinh doanh phù hợp với điều lệ hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp. Điều này khác với các chủ thể kinh doanh khác là các tổ chức này được thành lập trên cơ sở pháp luật và theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức.

DNNN là một thực thể hoạt động theo các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước xác định và là công cụ để Nhà nước thực hiện các chiến lược kinh tế trọng tâm và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, lĩnh vực then chốt. Nhà nước đầu tư nguồn lực và trao cho doanh nghiệp nhà nước quyền tự chủ kinh doanh để đảm bảo hiệu quả, quyền tự định đoạt các hoạt động kinh doanh lấy thu bù chi để tồn tại trong cơ chế thị trường và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.

DNNN là thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, thực hiện kinh doanh từ nguồn vốn nhà nước. Bằng tài sản được giao, DNNN hoàn toàn chịu trách nhiệm về tài sản trước các khách hàng đối với mọi hoạt động của mình. Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp sẽ được tách bạch với tài sản của nhà nước làm cho nguồn vốn này trở thành tài sản độc lập của DNNN.

Mặc dù do nhà nước đầu tư vốn, nhưng DNNN là chủ thể độc lập thực hiện các quyết định kinh doanh và thực hiện chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Về cơ bản, DNNN cũng sẽ có quyền đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh nhằm thích ứng với thị trường, giảm chi phí bình quân để nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa hoặc dịch vụ. Hợp lý hóa hình thức tổ chức kinh doanh cũng như khai thác tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) cũng sẽ là con đường hữu hiệu để giảm chi phí bình quân của DNNN.

Cách hiểu về DNNN tại Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với quan niệm của các nước trên thế giới về DNNN. Theo đó, DNNN là một tổ chức kinh doanh do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Tuy nhiên, về mặt quy định văn bản, DNNN được xác định khác nhau trong quá trình phát triển của nhóm doanh nghiệp này. Khái niệm DNNN lần đầu tiên được đề cập trong Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, theo đó“DNNN là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư và quản lý với tư cách chủ sở hữu; Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân kinh tế; hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật”(Điều 1).

Luật DNNN năm 1995 quy định doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý (Điều 1).

Tương tư như Luật DNNN năm 1995, Luật DNNN 2003 quy định: “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1). Quy định này xác định DNNN không nhất thiết phải do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22, Điều 4). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 (hiện hành) xác định “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Khoản 8, Điều 4). Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bổ sung một chương mới về DNNN (Chương IV), các nội dung bao gồm các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường. Như vậy dựa trên các quy định của pháp luật và xét về tính chất sở hữu vốn, về cơ bản quy định về DNNN là giống nhau và chỉ khác nhau về mức độ sở hữu vốn trên 50% hay 100% vốn trong các văn bản pháp luật (Khoản 8, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014). Quy định này có khác so với quy định trong Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước được coi là DNNN.

Nếu áp dụng cạnh tranh chính sách cạnh tranh trung lập (Competitive Neutrality), DNNN sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước giảm can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các DNNN, giảm sự hỗ trợ thông qua các công cụ chính sách để DNNN được tiếp tục hưởng ưu đãi trong cạnh tranh với doanh nghiệp khác.

Do sự phát triển của cơ cấu thị trường Việt Nam khá chậm, nên tốc độ đa dạng hóa của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường còn thấp. Sự tồn tại doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước còn khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực. DNNN là những doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực quan trọng, hoạt động ở những lĩnh vực then chốt và độc quyền, tuy nhiên tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, không được đổi mới, năng lực cạnh tranh thấp làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Trước thực trạng đó, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã ra Nghị quyết số 12-NQ/TW đặt ra mục tiêu quan trọng là phải tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Đi đôi với mục tiêu này, đổi mới cạnh tranh của DNNN là cơ sở để nhóm doanh nghiệp này tồn tại và khẳng định vị trí, vai trò của mình trên thị trường. DNNN là nhóm chủ thể kinh doanh tập trung nhiều nguồn lực lớn, một số doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trên thị trường; đồng thời được kỳ vọng là bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quan trọng của nền kinh tế như ổn định vĩ mô, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. DNNN đứng trước yêu cầu cải cách, đổi mới, sẽ phải giảm số lượng, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp khu vực tư nhân không tham gia. Yêu cầu đặt ra là DNNN sẽ phải thực hiện tự chủ kinh doanh, hoạt động hiệu quả và cạnh tranh bình đẳng và đặc biệt là cạnh tranh hiệu quả trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập theo xu hướng của thế giới (Tăng Văn Nghĩa, 2016).

Hiệu quả hoạt động của DNNN cho đến này vẫn đang là những vấn đề lớn đặt ra được xã hội quan tâm. Không ít DNNN hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, thậm chí mất vốn, đặc biệt là 12 đại dự án ngàn tỷ (Mạnh Bôn, 2018). DNNN nắm giữ vị trí độc quyền trong nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt và vẫn được Nhà nước dành nhiều sự ưu đãi đáng kể so với doanh nghiệp khu vực tư nhân. Điều này làm giảm đi áp lực đổi mới và cải tiến các hoạt động của DNNN. Tính minh bạch, tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực đầu tư kinh doanh và khả năng chịu trách nhiệm của DNNN vẫn còn là một vấn đề lớn đặt ra cần giải quyết. Nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng nợ xấu toàn hệ thống và cũng qua đó gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô nhất định (Nguyễn Tú Anh, 2013). Những khoản thua lỗ cuối cùng sẽ được bù đắp bằng ngân sách.

Tuy nhiên, mặc dù nắm giữ những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, nhưng DNNN chưa tạo ra được năng lực cạnh tranh vượt trội của mình và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, các DNNN 100% vốn nhà nước đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng và điều này tạo ra vai trò thống lĩnh trong nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, DNNN còn giữ vị thế độc quyền trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả các vị trí độc quyền tự nhiên như điện, đường sắt, dầu khí, cấp thoát nước… và cả những vị trí độc quyền do Nhà nước quyết định bằng những văn bản có tính hành chính. Điều này dẫn đến sự thay đổi về cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước khá chậm chạp.

3. Thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

Cạnh tranh là phương thức hoạt động cơ bản để tồn tại của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, theo đó, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường sẽ thực hiện những hành vi gắn với kinh doanh nhằm giành lợi thế cạnh tranh hoặc tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ở các ngành có mức độ cạnh tranh cao giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế như cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thì hiệu quả kinh doanh của DNNN là rất thấp, cho thấy áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những hạn chế về phương tiện cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DNNN (Phương Mai, 2018). Thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện trên một số tiêu chí được coi là phương tiện cạnh tranh quan trong và chủ yếu của chủ thể kinh doanh (Tăng Văn Nghĩa, 2013) như sau:

3.1.Về giá hàng hóa/dịch vụ

Giá cả của hàng hóa/dịch vụ là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu, có tác động lớn nhất tới tâm lý của khách hàng, cụ thể là tới tâm lý chấp nhận hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp. Giá cả của hàng hóa/dịch vụ luôn là đối tượng mà doanh nghiệp và khách hàng hướng tới theo giác độ lợi ích của mình. Đối với các doanh nghiệp, giá cả của hàng hóa/dịch vụ trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng, giá hàng hóa/dịch vụ luôn được coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá chi phí phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ có tính toán đến lợi ích. Vì vậy, những quyết định về mức giá (đặt giá) luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp sử dụng như là một phương tiện cạnh tranh của mình (Tăng Văn Nghĩa, 2013).

Do chi phí bình quân còn ở mức khá cao nên giá của các hàng hóa và dịch vụ do DNNN cung cấp chưa có lợi thế cạnh tranh có với so với các hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp dân doanh hay hàng hóa nhập khẩu. Trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, mặc dù đã được Nhà nước kiểm soát về giá, DNNN vẫn luôn giữ khuynh hướng tăng giá hàng hóa/dịch vụ của mình. Ngoài những hàng hóa/dịch vụ thiết yếu, hầu hết các DNNN chưa có chiến lược cụ thể và đảm bảo sự minh bạch khi quyết định giá cả của hàng hóa/dịch vụ của mình. Các hàng hóa/dịch vụ của DNNN ở các lĩnh vực đặc biệt thiết yếu của đời sống và nền kinh tế quốc dân như: điện nước, xăng dầu, vận tải đường biển, hàng không…đều có xu hướng tăng.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước và các mô hình quản trị được áp dụng đối với DNNN chưa thật sự tiệm cận với chuẩn mực của thế giới làm cho năng suất lao động thấp, chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh lớn dẫn đến giá thành của hàng hóa/dịch vụ cao. Giá cao làm cho khách hàng khó tiếp cận với sản phẩm của DNNN, giảm khả năng thâm nhập thị trường ở những lĩnh vực mới hay những lĩnh vực có cạnh tranh lớn.

Mặc dù có lợi thế nhân công rẻ tại Việt Nam, nhưng các DNNN lại sử dụng nhiều lao động, tay nghề cũng như trình độ thấp, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu; việc tuyển dụng còn thiếu minh bạch và không chọn được người có năng lực làm cho năng suất lao động hạn chế. Do vị trí độc quyền ở nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhà nước ít quan tâm đến đổi mới, cải tiến để giảm chi phí sản xuất (Nguyễn Tú Anh, 2013). Các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh về cơ bản không được khai thác, sử dụng hiệu quả. Một bất lợi chung khác ảnh hưởng tới DNNN chính là nhiên liệu và các hàng hóa thuộc nguyên vật liệu cũng luôn có xu hướng tăng như giá xăng, điện, các nhiên liệu bị đánh thuế môi trường bổ sung…Chẳng hạn, trong năm 2016, giá xăng giảm giá 9 lần nhưng tăng 13 lần, kết quả là giá xăng trong nước đã tăng tổng cộng 6.500 đồng/ lít, giảm tổng cộng khoảng 5.000đồng/lít (Hoàng Dương, 2017). Ngoài ra, DNNN cũng rất hạn chế trong việc khai thác tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale). Điều dẫn đến việc giảm chi phí và qua đó giảm giá thành hàng hóa/dịch vụ là rất khó khăn, dẫn đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa do DNNN cung cấp thấp so với hàng hóa trong khu vực ngoài quốc doanh hay hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hay từ các quốc gia lân cận khác.

3.2. Về chất lượng hàng hóa/dịch vụ

Chất lượng hàng hóa/dịch vụ là phương tiện cạnh tranh rất quan trọng của doanh nghiệp khi giá cả của chúng có thể so sánh được với nhau. Mặt khác, chất lượng của hàng hóa/dịch vụ cũng có mối quan hệ gắn bó, tỉ lệ thuận với giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Với một lượng tiền (giá) tương ứng hay theo tỉ lệ được bỏ ra, người tiêu dùng/khách hàng luôn chọn những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Thậm chí trong nhiều trường hợp, khách hàng sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để có được sản phẩm với chất lượng tốt hơn. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường phải quan tâm đến chất lượng của hàng hóa/dịch vụ do mình tạo ra để có thể thâm nhập được thị trường.

Nhìn chung, khi có cạnh tranh với các nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN cũng đã sản xuất ra được nhiều hàng hóa chất/dịch vụ có lượng cao, cung cấp được những dịch vụ tốt; nhiều lĩnh vực dịch vụ đạt chuẩn quốc tế (viễn thông di động, tài chính – ngân hàng…). Với sức ép cạnh tranh từ nước ngoài và do tính chất lan tỏa của công nghệ trong nền kinh tế thế giới “phẳng”, nhiều DNNN cũng đã tiệm cận được với công nghệ chuẩn của thế giới để đưa vào hàng hóa/dịch vụ. Mặt khác, để tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt (trong trường hợp không phải là độc quyền) DNNN buộc phải cải tiến, nâng cao chất lượng để tồn tại.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì chất lượng của hàng hóa/dịch vụcủa DNNN vẫn chưa đạt được kỳ vọng của khách hàng hay người tiêu dùng. Một mặt, chất lượng của hàng hóa/dịch vụ vẫn kém hơn so với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp dân doanh. Mặt khác, hàng hóa/dịch vụ của các DNNN thường không đa dạng, thiết kế không hiện đại, công năng và tính khác biệt thấp. Công nghiệp vật liệu còn hạn chế. Nhìn chung, chất lượng và tính năng kém so với các hàng hóa từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển). Nếu để đạt được chất lượng tương đương với các doanh nghiệp từ các quốc gia này, DNNN sẽ bỏ ra chi phí lớn hơn. Đây chính là mốt chốt của vấn đề mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch vụ (Thế Vinh, 2018).

Không chỉ chất lượng hàng hóa/dịch vụ thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khu vực tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều DNNN chưa chú ý đến tính năng, mẫu mã sản phẩm, các phương tiện liên quan đến bảo quản hàng hóa, cũng như các dịch vụ kèm theo. Doanh nghiệp thường phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới để tạo ra những sản có chất lượng tốt, mẫu mã hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy những nỗ lực của doanh nghiệp nhà nước trong việc nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, tạo ra sự khác biệt chưa cao hoặc nếu có đạt được mục tiêu chất lượng cao thì chi phí lại rất lớn.

3.3. Về dịch vụ kèm theo

Trong thời đại sản xuất hàng hóa/dịch vụ hàng loạt gắn với Công nghiệp 4.0 kết hợp với cạnh tranh cao hiện nay, vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hoá và với cả dịch vụ chính ngày càng trở nên quan trọng và cấu thành một bộ phận quan trọng trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Nhiều sản phẩm/dịch vụ sản xuất ra bắt buộc phải có các dịch vụ đi kèm thì có mới có khả năng vận hành hữu dụng. Chẳng những quá trình tư vấn, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn, đào tạo, bảo hành… là những dịch vụ không thể thiếu được đối với nhiều loại hàng hóa/dịch vụ.

Dịch vụ được đề cập ở đây bao gồm các dịch vụ đi kèm trong và sau bán hàng như vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn, v.v... Nhìn chung, các dịch vụ đi kèm với hàng hóa/dịch vụ (chính) chưa được các doanh nghiệp nhà nước thực sự quan tâm vì nó ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Do kinh doanh nhiều hàng hóa và dịch vụ độc quyền nhà nước, nhiều DNNN đã không quan tâm đến dịch vụ đi kèm. DNNN độc quyền có khả năng chi phối khách hàng, nên tâm lý chung xuất hiện là khách hàng cần tìm đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cần tìm khách hàng. Tâm lý của khách hàng trong những lĩnh vực này thường chấp nhận những gì mà DNNN có mà không, hoặc e ngại đưa ra yêu cầu của mình. Trong khi đó, thông thường các dịch vụ đi kèm này được các doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện và có nhiều ưu thế hơn, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn, hậu mãi, bảo trì, bảo hành… Cùng với dịch vụ đi kèm, quản trị quan hệ khách hàng tại các DNNN thường ít được quan tâm. DNNN cũng không quan tâm nhiều đến quản trị quan hệ khách hàng như: phân loại để đối xử hợp lý, tìm hiểu tâm lí, thị hiếu khách hàng, tư vấn, hỗ trợ giải pháp; tìm cách làm hài lòng khách hàng, duy trì tốt quan hệ với khách hàng hiện tại và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ khi Việt Nam gia nhiều hiệp định FTAs thế hệ mới vì việc cung cấp dịch vụ kèm theo sẽ là những thách thức lớn đặt ra cho các DNNN. Tăng cường dịch vụ kèm theo cũng chính là nâng cao chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp, tăng niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp do có sự đảm bảo về chất lượng và sự an toàn của hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Bởi vậy, tăng cường dịch vụ kèm theo khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ của DNNN là rất cần thiết, nó giúp cho việc nâng cao uy tín chuyên môn và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

3.4. Về truyền thông, quảng cáo

Truyền thông và quảng cáo là kênh quan quan trọng nhất để đưa hàng hóa/dịch vụ đến khách hàng/người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là công cụ Marketing hữu hiệu mở rộng thị trường và góp phần chuyển tải thông tin cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua truyền thông và quảng cáo, doanh nghiệp có thể chuyển tải mọi thông điệp về hàng hóa/dịch vụ cũng như thông tin về chính doanh nghiệp đến khách hàng; khách hàng có thể nhận biết được bản chất, tính năng và chất lượng, dịch vụ kèm theo của khách hàng mà họ tiếp cận. Không có truyền thông, quảng cáo, khách hàng sẽ không thể biết được hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Thậm chí trong nhiều trường hợp, quảng cáo còn có vai trò dẫn dắt, định hướng tiêu dùng cho khách hàng ở những loại hàng hóa/dịch vụ mới, hiện đại hay chưa phổ biến. Mặc dù vậy, các DNNN hiện nay chưa quan tâm và sử dụng hiệu quả truyền thông, quảng cáo cho hàng hóa/dịch vụ của mình. Hàng năm, các DNNN bỏ ra rất ít doanh thu để đầu tư cho truyền thông, quảng cáo. Đa số các DNNN chi phí cho quảng cáo thấp. Nhiều DNNN dùng chi phí cho quảng cáo lớn nhưng lại kém hiệu quả. Mặt khác, đầu tư cho quảng cáo luôn được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ hữu hiệu nên chi phí cho quảng cáo luôn có xu hướng tăng. Chẳng hạn, năm 2012, tại Vinamilk mỗi đồng chi phí cho quảng cáo sẽ mang về hơn 45 đồng doanh thu; còn tại Sabeco là hơn 50 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2015, hiệu quả từ quảng cáo đã giảm hơn một nửa. Cụ thể, mỗi đồng quảng cáo trong năm 2015 chỉ còn mang về cho Vinamilk 22,6 đồng doanh thu, còn với Sabeco là 21,4 đồng. Nếu như năm 2012, số tiền mà Vinamilk, Sabeco chi cho quảng cáo là 587 tỷ đồng thì đến năm 2015, các doanh nghiệp này đã chi gấp 3 lần lên 1.777 tỷ đồng và 1.269 tỷ đồng. Masan cũng chi tới 1.454 tỷ đồng (Hoàng Anh, 2016).

Mặc dù có xu hướng tăng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hàng năm chỉ chi khoảng 2% - 4% doanh thu cho quảng cáo trong khi đó mức tiêu chuẩn mà Nhà nước đề ra là 15% doanh thu (Mức trần chi cho Quảng cáo hiện nay không bị không chế theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/07/2018). Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, quảng cáo đóng vai trò hết sức quan trong trong việc thâm nhập thị trường và chiếm được sự chấp nhận của khách hàng. Trong khi các DNNN việc đầu tư cho truyền thông, quảng cáo còn rất khiêm tốn thì các doanh nghiệp khu vực dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường giành chi phí này bao gồm cả khuyến mại ở mức cao. Điển hình có thể kể tới như Vinamilk (sữa), Sabeco (bia), hay Masan Consumer (mì ăn, nước chấm, đồ uống). Các doanh nghiệp này đều đạt doanh thu rất lớn ngay cả trong những năm 2011, 2012 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Theo đánh giá chung, để đạt được doanh thu lớn như các doanh nghiệp này thì việc truyền thông quảng cáo cũng được doanh nghiệp rất chú trọng. Khi các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh quảng cáo thì lại là áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước phải chú trọng phương tiện này hơn. Bên cạnh đó, việc thiết kế các sản phẩm quảng cáo cũng đòi hỏi chi phí cho sản phẩm trí tuệ và công nghệ hiện đại cao hơn trước. Điều này cũng là một trong những bất lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng trong việc triển khai công tác quảng cáo.

Hiện nay, hầu hết các DNNN chưa xây dựng được những chiến lược marketing phù hợp, chưa tiếp thị hiệu quả sản phẩm đến với khách hàng do ỷ vào vị thế thống lĩnh hoặc độc quyền của mình. Đặc biệt ở khía cạnh phát triển thương hiệu, các DNNN cũng chưa quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh của chính mình và chưa tạo được nhãn hiệu có tính thương mại cao cho các sản phẩm, dịch vụ của mình và chuyển tải những hình ảnh đó bằng những phương tiện phù hợp. Các doanh nghiệp dân doanh hiện đang khai thác tối đa những ứng dụng truyền thông, quảng bá ở mạng xã hội, google, các ứng dụng trên smartphone… Những doanh nghiệp này luôn đặt sự quan tâm vào phát triển thương hiệu của mình.

Nhìn chung, công tác truyền thông quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của các DNNN còn rất yếu. Ít DNNN quan tâm đến công cụ cạnh tranh này, trong khi đây lại là cách thức hữu hiệu nhất để nâng cao uy tín cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, truyền thông, quảng cáo còn kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải tổ chức tốt công cụ truyền thông, quảng cáo.

Về yếu thời gian mở cửa, đóng của thực hiện giao dịch: thời gian thực hiện giao dịch cũng là phương tiện cạnh tranh đóng vai trò nhất định đối với cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thời gian mở đóng của dài sẽ có năng lực cạnh tranh tốt hơn so với doanh nghiệp có yếu tố này ngắn. Trong mối quan hệ này thì DNNN nhà có thời gian giao dịch ngắn hơn so với doanh nghiệp khi vự dân doanh. Chẳng hạn, tại các ngân quốc quốc doanh thì giao dịch sẽ không được thực hiện vào ngày thứ bảy và chủ nhật, trong khi các ngân hàng thương mại khác vẫn thực hiện các giao dịch vào buổi sáng thứ bảy.

4. Một số đề xuất thay cho lời kết

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như tham gia Hiệp định CPTPP (Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) hay EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu và Việt Nam) và nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác (FTAs), hoạt động của DNNN cũng phải tuân theo những cam kết (từ giác độ vĩ mô) của Việt Nam trong các hiệp định thương mại này và đặc biệt là hoạt động phải dựa trên tính toán thương mại cũng như đổi mới cạnh tranh một cách thực sự để cùng cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường (Năng lượng mới 484, 2015).

a) Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành hàng hóa/dịch vụ

Như đã đề cập, giá của hàng hóa/dịch vụ là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu nhất của doanh nghiệp, theo đó những hàng hóa/dịch vụ có thể so sánh được với nhau, có chất lượng như nhau thì hàng hóa/dịch vụ nào có giá cả thấp hơn sẽ có năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua giảm chi phí sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện được chiến lược cạnh tranh về giá. DNNN nhà nước cần hạn chế, thậm chí từ bỏ những ưu đãi sử dụng nguồn lực (tài chính, tư nhiên) để đổi mới thật sự để giảm chi phí sản xuất. Do được kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, DNNN không chịu áp lực và không có động lực để hạ giá thành sản phẩm. Nếu những lĩnh vực này Nhà nước xóa bỏ độc quyền thì sẽ là thách thức vô cùng lớn cho doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành là yếu tố sống còn của DNNN. DNNN buộc phải giảm thiểu, cắt bỏ những chi phí không hợp lý, không cần thiết, tránh lãng phí cho hàng hóa/dịch vụ.

b) Nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch vụ

Chất lượng hàng hóa/dịch vụ là phương tiện quan trọng không thể không chú ý trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Hầu như đối với mọi loại hàng hóa/dịch vụ, chất lượng luôn là mối quan tâm của khách hàng. Chất lượng khẳng định tính chuyên sâu về lĩnh vực sản phẩm, giá trị thương hiệu đồng thời thể sự tôn trọng khách hàng, người tiêu dùng của doanh nghiệp.

DNNN cần có chiến lược về chất lượng hàng hóa/dịch vụ phù hợp vì không phải nhất thiết ở giai đoạn nào cũng phải phấn đấu để đạt chất lượng cao nhất. Chất lượng nên được chú ý và đầu tư thích đáng và có một tương quan hợp lý với chi phí và giả cả có thể thu được. Việc quá chú trọng vào chất lượng mà không chú ý đến điều kiện đảm bảo, thế mạnh vốn có dẫn đến chi phí lớn thì không phải là con đường phù hợp.

DNNN cần phải khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh đặc trưng trong việc lựa chọn hàng hóa/dịch kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại để áp dụng. Muốn tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường, DNNN cần áp dụng mọi biện pháp để cải tiến phương tiện cạnh tranh – chất lượng, theo đó, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế hiện đại như ISO 9000, ISO 9001, ISO 1400 v.v...; đồng thời hài hóa các tiêu chuẩn, định mức như các hàng hóa/dịch vụ tương ứng từ các nước phát triển.

Việc nâng cao chất lượng làm phương tiện cạnh tranh sẽ mang lại DNNN uy tín và niềm tin lâu dài của khách hàng đối với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và củng cố vị trí trên thị trường.

c)  Tăng cường sử dụng quảng cáo

Quảng cáo là phương tiện cạnh tranh quan trọng để chuyển tải thông tin hàng hóa/dịch vụ đến khách hàng, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế của doanh nghiệp. Không có quảng cáo với hiệu ứng cao và bằng nhiều phương thức khác nhau, sản phẩm/dịch vụ hầu như không thể đến tay khách hàng. Ngay cả khi hàng hóa/dịch vụ có chất lượng tốt và giả các hợp lý thì quảng cáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của chúng.

DNNN cũng cần xác định các giai đoạn thị trường của sản phẩm/dịch vụ để đưa ra những chiến lược quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất, đặc biệt là những sản phẩm/dịch vụ mới. Khi khách hàng chưa có thông tin gì về hàng hóa/dịch vụ DNNN quảng cáo đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác thị trường tiềm năng, định hướng tiêu dùng cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, doanh nghiệp độc quyền vẫn phải (chỉ có thể) đặt giá cao một cách hợp lý, cải tiến chất lượng và tăng cường quảng cáo nhằm cạnh tranh với cả những đối thủ cạnh tranh tiềm năng (Potential Competitors) để bảo toàn vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của mình. Quảng cáo cần kết hợp với các phương tiện truyền thông khác của doanh nghiệp để tăng cường tính hiệu quả của quảng cáo.

d) Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ kèm theo

Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ kèm theo hàng hóa/dịch vụ là phương pháp quan trọng để giành được sự chấp nhận của khách hàng. Dịch vụ kèm theo làm cho hàng hóa/dịch vụ có tính chuyên nghiệp hơn khi nó được ra thị trường. Khách hàng sẽ tin tưởng vào khả năng chuyên môn của doanh nghiệp cũng như sự bảo đảm về chất lượng và sự an toàn của hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. tranh bằng dịch vụ kèm theo mang ý nghĩa là môt đối tượng bổ sung làm tăng giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp qua đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ này. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những hàng hóa/dịch vụ có quy trình thực hiện phức tạp, tích hợp công nghệ cao. Nhiều hàng hóa, dịch vụ phải tuân theo quy trình phức tạp, tuân thủ nghiệp các quy tắc về an toàn mà chỉ có nhà sản xuất/cung cấp mới có thể thực hiện được đều phải được thực hiện cùng với các dịch vụ kèm theo. Bởi vậy, doanh nghiệp nhà nước phải quan tâm để tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ kèm theo.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Anh (2016), Vinamilk, Sabeco, Masan đang “ném” bao tiền vào quảng cáo mỗi ngày? Tại địa chỉ: https://m.bizlive.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/vinamilk-sabeco-masan-dang-nem-bao-tien-vao-quang-cao-moi-ngay-1715402.html, truy cập ngày 20/1/2019.
  2. Nguyễn Tú Anh (2013), “Kinh tế nhà nước hay DNNN chủ đạo”, Thời báo Kinh tế SG, số 26/2013.
  3. Mạnh Bôn (2018), Đánh giá về doanh nghiệp nhà nước phải khách quan, https://baodautu.vn/danh-gia-ve-doanh-nghiep-nha-nuoc-phai-khach-quan-d91335.html, (truy cập 29/1/2019).
  4. Hoàng Dương (2017), Xăng tăng giá 13 lần, giảm 9 lần trong năm 2016, Báo Tin tức/TTXVN, truy cập tại https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/xang-tang-gia-13-lan-giam-9-lan-trong-nam-2016-20170101162424596.htm (19/2/2019).
  5. Lê Trung Kiên (2018), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước thông qua hoạt động tái cấu trúc: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, tại địa chỉ http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-thong-qua-hoat-dong-tai-cau-truc-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-nam-52093.htm, truy cập ngày 17/2/2019.
  6. Phương Mai (2018), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, nguyên nhân do đâu?, Tại địa chỉ https://baomoi.com/nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-con-han-che-nguyen-nhan-do-dau/c/28682630.epi
  7. Năng lượng Mới 484 (2015), Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Nhà nước, tại địa chỉ https://petrovietnam.petrotimes.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-362496.html, truy cập ngày 26/2/2019.
  8. Tang Van Nghia, Competitive Neutrality: Challenges of Application for Vietnam, Working Paper, No. 19/2016 | December 2016, tại địa chỉ: http://seco.wti.org/media/filer_public/d1/df/d1df309c-1165-4a0a-b906-b113e72fe351/working_paper_no_19_2016_nghia_tang_van.pdf.
  9. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình Pháp Luật Cạnh tranh, Nxb Giáo Dục – Hà Nội 2013.
  10. Thế Vinh (2018), “Việt Nam không sản xuất được ốc vít?”, Thời báo Kinh doanh, tại địa chỉ: https://thoibaokinhdoanh.vn/thi-truong/viet-nam-khong-san-xuat-duoc-oc-vit-1049480.html.

 

[1] Cục 2, Thanh tra Chính phủ, Email: lequockhanhttcp@gmail.com

 

ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Lê Quốc Khanh[1]

 

Tóm tắt

Doanh nghiệp nhà nước là một loại chủ thể kinh doanh đặc biệt do nhà nước đầu tư vốn nhằm thực hiện những nhiệm kinh tế - xã hội hoặc ở những lĩnh vực then chốt ở nhiều quốc gia. Doanh nghiệp nhà nước thường được giao nhiệm vụ kinh doanh ở lĩnh vực cung ứng dịch vụ công và những lĩnh vực mà việc kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro, khó thu hồi vốn trong khi doanh nghiệp tư nhân không thể thực hiện hoặc không muốn không đầu tư. Mặc dù được đầu tư nguồn lực lớn của nhà nước, tuy nhiên trong những năm vừa qua, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trên thị trường và kèm theo đó là tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh luôn còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, đổi mới cạnh tranh, nâng cao hiệu hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, phương tiện cạnh tranh

Abstract

State – owned enterprises are regarded as a special business subject invested by State for the purpose of implementing specific economic-social tasks or doing business in key sectors of many countries. These firms are normally assigned to carry out their business activities in the fields which provide public services and goods and which are relatively risky and difficult to reach break-even point, making them impossible or less attractive for private firms to invest into. Despite the receipt of great resources from governments, their competitiveness capability in the market and business efficiency have been still limited. From this reason, innovation for competition and improvement of business efficiency of State-owned enterprises are among concerned topics requiring focus researches.

Keywords: State – owned enterprises, competition, competitive parameter.

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là doanh nghiệp do nhà nước thành lập, đầu tư và kiểm soát nguồn vốn kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận kinh tế quan trọng ở một số hoặc tùy từng quốc gia do nó được giao thực hiện những chính sách kinh tế trọng yếu hoặc hoạt động ở những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân khó có thể đảm nhiệm. DNNN được thành lập về cơ bản kinh doanh các ngành cung cấp dịch vụ công cộng và kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông, viễn thông - những ngành mà sản phẩm rất quan trọng đối với đời sống xã hội và đối với các ngành kinh tế khác trong khi doanh nghiệp tư nhân không hoặc chưa sẵn sàng tham gia (Lê Trung Kiên, 2018).

Quan niệm về DNNN cũng như quy định về DNNN trên thế giới có những điểm khác biệt nhất định do thế giới quan hoặc yếu tố kinh tế - chính trị chi phối. Về cơ bản, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước là chủ sở hữu và/hoặc nhà nước kiểm soát tổ chức và hoạt động cũng như đầu tư kinh doanh vốn đã cấp cho doanh nghiệp. Do nhà nước có thể đầu tư toàn bộ hoặc đa số vốn điều lệ, nhà nước thực hiện quyền kiểm soát chủ yếu đối với thành lập và tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, quyết định các vấn đề về đầu tư kinh doanh theo mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Tại Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, DNNN phải là những doanh nghiệp do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.

DNNN là thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ như các chủ thể kinh doanh khác, tự do gia nhập thị trường với những hạn chế nhất định và tự chịu trách nhiệm về tài sản đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn được cấp. DNNN thường đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của nền kinh tế mà khu vực tư không đầu tư hoặc không thể đầu tư.

Mặc dù được hưởng sự ưu đãi từ phía chính sách, doanh nghiệp nhà nước thường vẫn không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Đổi mới cạnh tranh để doanh nghiệp nhà nước có thể đảm nhận được những nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng cũng như tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế là một đòi hỏi của thực thế. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp – chủ thể kinh doanh sử dụng các phương tiện cạnh tranh để tồn tại, phát triển và hoạt động hiệu quả cũng như tạo dựng năng lực cạnh tranh để tham gia vào thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước quyết định lợi thế kinh doanh cũng như khả năng tồn tại trên thị trường cùng với các chủ thể cạnh tranh khác. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời đại mới – thời đại hội nhập quốc tế đòi hỏi mang đầy đủ tính thương mại và đảm bảo hiệu quả trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể từ các quốc gia khác nhau.

Việc tuân theo nguyên tắc cạnh tranh trung lập trên thị trường, đồng thời coi đó là nền tảng của hoạt động doanh nghiệp, làm cho DNNN cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác sẽ là động lực của sự phát triển nền kinh tế nói chung. Theo đó, DNNN sẽ không dựa vào sự ưu đãi của nhà nước và phải cạnh tranh bình đẳng với mọi doanh nghiệp khác trên thị trường. Bởi vậy, đổi mới cạnh tranh là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp nhà nước trong thời đại ngày nay. Đổi mới cạnh tranh cũng sẽ phải được tiến hành cùng với đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh, hợp lý hóa hình thức tổ chức vận hành doanh nghiệp, là vấn đề hệ trọng đối với DNNN.

Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) làm cho việc tuân thủ các quy định này cũng như thông lệ quốc tế đối với đầu tư vào các doanh nghiệp khu vực công phải ở mức độ cao. Bên cạnh đó, cạnh tranh trung lập cũng là vấn đề đang được nhiều quốc gia phát triển quan tâm, đặc biệt là các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Corperation and Development - OECD) hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước. Đi theo hướng này, giảm bớt trợ cấp của nhà nước đối với doanh nghiệp là yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cạnh tranh bằng chính năng lực của mình là con đường tồn tại trong dài hạn của doanh nghiệp nhà nước.

2. Doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Như đã đề cập, DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Đây là những tổ chức (pháp nhân) thực hiện các chức năng kinh doanh theo định hướng chính sách hoặc kinh doanh ở những lĩnh vực then chốt, dịch vụ công… dựa trên nguồn vốn nhà nước.Vốn, tài sản do nhà nước đầu tư sẽ trở thành tài sản độc lập của doanh nghiệp và thuộc quyền quyết định của DNNN. DNNN được trao quyền quản lý và sử dụng vì mục tiêu kinh doanh phù hợp với điều lệ hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp. Điều này khác với các chủ thể kinh doanh khác là các tổ chức này được thành lập trên cơ sở pháp luật và theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức.

DNNN là một thực thể hoạt động theo các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước xác định và là công cụ để Nhà nước thực hiện các chiến lược kinh tế trọng tâm và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, lĩnh vực then chốt. Nhà nước đầu tư nguồn lực và trao cho doanh nghiệp nhà nước quyền tự chủ kinh doanh để đảm bảo hiệu quả, quyền tự định đoạt các hoạt động kinh doanh lấy thu bù chi để tồn tại trong cơ chế thị trường và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp.

DNNN là thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, thực hiện kinh doanh từ nguồn vốn nhà nước. Bằng tài sản được giao, DNNN hoàn toàn chịu trách nhiệm về tài sản trước các khách hàng đối với mọi hoạt động của mình. Nguồn vốn của Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp sẽ được tách bạch với tài sản của nhà nước làm cho nguồn vốn này trở thành tài sản độc lập của DNNN.

Mặc dù do nhà nước đầu tư vốn, nhưng DNNN là chủ thể độc lập thực hiện các quyết định kinh doanh và thực hiện chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Về cơ bản, DNNN cũng sẽ có quyền đổi mới hình thức tổ chức kinh doanh nhằm thích ứng với thị trường, giảm chi phí bình quân để nâng cao năng lực cạnh tranh về hàng hóa hoặc dịch vụ. Hợp lý hóa hình thức tổ chức kinh doanh cũng như khai thác tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) cũng sẽ là con đường hữu hiệu để giảm chi phí bình quân của DNNN.

Cách hiểu về DNNN tại Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với quan niệm của các nước trên thế giới về DNNN. Theo đó, DNNN là một tổ chức kinh doanh do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Tuy nhiên, về mặt quy định văn bản, DNNN được xác định khác nhau trong quá trình phát triển của nhóm doanh nghiệp này. Khái niệm DNNN lần đầu tiên được đề cập trong Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991, theo đó“DNNN là một tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư và quản lý với tư cách chủ sở hữu; Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân kinh tế; hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật”(Điều 1).

Luật DNNN năm 1995 quy định doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý (Điều 1).

Tương tư như Luật DNNN năm 1995, Luật DNNN 2003 quy định: “doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (Điều 1). Quy định này xác định DNNN không nhất thiết phải do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22, Điều 4). Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 (hiện hành) xác định “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” (Khoản 8, Điều 4). Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bổ sung một chương mới về DNNN (Chương IV), các nội dung bao gồm các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường. Như vậy dựa trên các quy định của pháp luật và xét về tính chất sở hữu vốn, về cơ bản quy định về DNNN là giống nhau và chỉ khác nhau về mức độ sở hữu vốn trên 50% hay 100% vốn trong các văn bản pháp luật (Khoản 8, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014). Quy định này có khác so với quy định trong Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước được coi là DNNN.

Nếu áp dụng cạnh tranh chính sách cạnh tranh trung lập (Competitive Neutrality), DNNN sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước giảm can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các DNNN, giảm sự hỗ trợ thông qua các công cụ chính sách để DNNN được tiếp tục hưởng ưu đãi trong cạnh tranh với doanh nghiệp khác.

Do sự phát triển của cơ cấu thị trường Việt Nam khá chậm, nên tốc độ đa dạng hóa của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường còn thấp. Sự tồn tại doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước còn khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực. DNNN là những doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực quan trọng, hoạt động ở những lĩnh vực then chốt và độc quyền, tuy nhiên tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, không được đổi mới, năng lực cạnh tranh thấp làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Trước thực trạng đó, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã ra Nghị quyết số 12-NQ/TW đặt ra mục tiêu quan trọng là phải tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Đi đôi với mục tiêu này, đổi mới cạnh tranh của DNNN là cơ sở để nhóm doanh nghiệp này tồn tại và khẳng định vị trí, vai trò của mình trên thị trường. DNNN là nhóm chủ thể kinh doanh tập trung nhiều nguồn lực lớn, một số doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trên thị trường; đồng thời được kỳ vọng là bảo đảm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quan trọng của nền kinh tế như ổn định vĩ mô, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. DNNN đứng trước yêu cầu cải cách, đổi mới, sẽ phải giảm số lượng, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp khu vực tư nhân không tham gia. Yêu cầu đặt ra là DNNN sẽ phải thực hiện tự chủ kinh doanh, hoạt động hiệu quả và cạnh tranh bình đẳng và đặc biệt là cạnh tranh hiệu quả trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập theo xu hướng của thế giới (Tăng Văn Nghĩa, 2016).

Hiệu quả hoạt động của DNNN cho đến này vẫn đang là những vấn đề lớn đặt ra được xã hội quan tâm. Không ít DNNN hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, thậm chí mất vốn, đặc biệt là 12 đại dự án ngàn tỷ (Mạnh Bôn, 2018). DNNN nắm giữ vị trí độc quyền trong nhiều lĩnh vực kinh tế then chốt và vẫn được Nhà nước dành nhiều sự ưu đãi đáng kể so với doanh nghiệp khu vực tư nhân. Điều này làm giảm đi áp lực đổi mới và cải tiến các hoạt động của DNNN. Tính minh bạch, tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực đầu tư kinh doanh và khả năng chịu trách nhiệm của DNNN vẫn còn là một vấn đề lớn đặt ra cần giải quyết. Nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng nợ xấu toàn hệ thống và cũng qua đó gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô nhất định (Nguyễn Tú Anh, 2013). Những khoản thua lỗ cuối cùng sẽ được bù đắp bằng ngân sách.

Tuy nhiên, mặc dù nắm giữ những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, nhưng DNNN chưa tạo ra được năng lực cạnh tranh vượt trội của mình và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, các DNNN 100% vốn nhà nước đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng và điều này tạo ra vai trò thống lĩnh trong nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, DNNN còn giữ vị thế độc quyền trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm cả các vị trí độc quyền tự nhiên như điện, đường sắt, dầu khí, cấp thoát nước… và cả những vị trí độc quyền do Nhà nước quyết định bằng những văn bản có tính hành chính. Điều này dẫn đến sự thay đổi về cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước khá chậm chạp.

3. Thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

Cạnh tranh là phương thức hoạt động cơ bản để tồn tại của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, theo đó, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường sẽ thực hiện những hành vi gắn với kinh doanh nhằm giành lợi thế cạnh tranh hoặc tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ở các ngành có mức độ cạnh tranh cao giữa các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế như cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thì hiệu quả kinh doanh của DNNN là rất thấp, cho thấy áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những hạn chế về phương tiện cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của DNNN (Phương Mai, 2018). Thực trạng cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước được thể hiện trên một số tiêu chí được coi là phương tiện cạnh tranh quan trong và chủ yếu của chủ thể kinh doanh (Tăng Văn Nghĩa, 2013) như sau:

3.1.Về giá hàng hóa/dịch vụ

Giá cả của hàng hóa/dịch vụ là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu, có tác động lớn nhất tới tâm lý của khách hàng, cụ thể là tới tâm lý chấp nhận hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp. Giá cả của hàng hóa/dịch vụ luôn là đối tượng mà doanh nghiệp và khách hàng hướng tới theo giác độ lợi ích của mình. Đối với các doanh nghiệp, giá cả của hàng hóa/dịch vụ trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Còn đối với khách hàng, giá hàng hóa/dịch vụ luôn được coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá chi phí phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hóa/dịch vụ có tính toán đến lợi ích. Vì vậy, những quyết định về mức giá (đặt giá) luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp sử dụng như là một phương tiện cạnh tranh của mình (Tăng Văn Nghĩa, 2013).

Do chi phí bình quân còn ở mức khá cao nên giá của các hàng hóa và dịch vụ do DNNN cung cấp chưa có lợi thế cạnh tranh có với so với các hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp dân doanh hay hàng hóa nhập khẩu. Trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, mặc dù đã được Nhà nước kiểm soát về giá, DNNN vẫn luôn giữ khuynh hướng tăng giá hàng hóa/dịch vụ của mình. Ngoài những hàng hóa/dịch vụ thiết yếu, hầu hết các DNNN chưa có chiến lược cụ thể và đảm bảo sự minh bạch khi quyết định giá cả của hàng hóa/dịch vụ của mình. Các hàng hóa/dịch vụ của DNNN ở các lĩnh vực đặc biệt thiết yếu của đời sống và nền kinh tế quốc dân như: điện nước, xăng dầu, vận tải đường biển, hàng không…đều có xu hướng tăng.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước và các mô hình quản trị được áp dụng đối với DNNN chưa thật sự tiệm cận với chuẩn mực của thế giới làm cho năng suất lao động thấp, chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh lớn dẫn đến giá thành của hàng hóa/dịch vụ cao. Giá cao làm cho khách hàng khó tiếp cận với sản phẩm của DNNN, giảm khả năng thâm nhập thị trường ở những lĩnh vực mới hay những lĩnh vực có cạnh tranh lớn.

Mặc dù có lợi thế nhân công rẻ tại Việt Nam, nhưng các DNNN lại sử dụng nhiều lao động, tay nghề cũng như trình độ thấp, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu; việc tuyển dụng còn thiếu minh bạch và không chọn được người có năng lực làm cho năng suất lao động hạn chế. Do vị trí độc quyền ở nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhà nước ít quan tâm đến đổi mới, cải tiến để giảm chi phí sản xuất (Nguyễn Tú Anh, 2013). Các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh về cơ bản không được khai thác, sử dụng hiệu quả. Một bất lợi chung khác ảnh hưởng tới DNNN chính là nhiên liệu và các hàng hóa thuộc nguyên vật liệu cũng luôn có xu hướng tăng như giá xăng, điện, các nhiên liệu bị đánh thuế môi trường bổ sung…Chẳng hạn, trong năm 2016, giá xăng giảm giá 9 lần nhưng tăng 13 lần, kết quả là giá xăng trong nước đã tăng tổng cộng 6.500 đồng/ lít, giảm tổng cộng khoảng 5.000đồng/lít (Hoàng Dương, 2017). Ngoài ra, DNNN cũng rất hạn chế trong việc khai thác tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale). Điều dẫn đến việc giảm chi phí và qua đó giảm giá thành hàng hóa/dịch vụ là rất khó khăn, dẫn đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa do DNNN cung cấp thấp so với hàng hóa trong khu vực ngoài quốc doanh hay hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hay từ các quốc gia lân cận khác.

3.2. Về chất lượng hàng hóa/dịch vụ

Chất lượng hàng hóa/dịch vụ là phương tiện cạnh tranh rất quan trọng của doanh nghiệp khi giá cả của chúng có thể so sánh được với nhau. Mặt khác, chất lượng của hàng hóa/dịch vụ cũng có mối quan hệ gắn bó, tỉ lệ thuận với giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Với một lượng tiền (giá) tương ứng hay theo tỉ lệ được bỏ ra, người tiêu dùng/khách hàng luôn chọn những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Thậm chí trong nhiều trường hợp, khách hàng sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để có được sản phẩm với chất lượng tốt hơn. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường phải quan tâm đến chất lượng của hàng hóa/dịch vụ do mình tạo ra để có thể thâm nhập được thị trường.

Nhìn chung, khi có cạnh tranh với các nhóm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN cũng đã sản xuất ra được nhiều hàng hóa chất/dịch vụ có lượng cao, cung cấp được những dịch vụ tốt; nhiều lĩnh vực dịch vụ đạt chuẩn quốc tế (viễn thông di động, tài chính – ngân hàng…). Với sức ép cạnh tranh từ nước ngoài và do tính chất lan tỏa của công nghệ trong nền kinh tế thế giới “phẳng”, nhiều DNNN cũng đã tiệm cận được với công nghệ chuẩn của thế giới để đưa vào hàng hóa/dịch vụ. Mặt khác, để tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt (trong trường hợp không phải là độc quyền) DNNN buộc phải cải tiến, nâng cao chất lượng để tồn tại.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì chất lượng của hàng hóa/dịch vụcủa DNNN vẫn chưa đạt được kỳ vọng của khách hàng hay người tiêu dùng. Một mặt, chất lượng của hàng hóa/dịch vụ vẫn kém hơn so với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp dân doanh. Mặt khác, hàng hóa/dịch vụ của các DNNN thường không đa dạng, thiết kế không hiện đại, công năng và tính khác biệt thấp. Công nghiệp vật liệu còn hạn chế. Nhìn chung, chất lượng và tính năng kém so với các hàng hóa từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đặc biệt là từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển). Nếu để đạt được chất lượng tương đương với các doanh nghiệp từ các quốc gia này, DNNN sẽ bỏ ra chi phí lớn hơn. Đây chính là mốt chốt của vấn đề mục tiêu nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch vụ (Thế Vinh, 2018).

Không chỉ chất lượng hàng hóa/dịch vụ thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khu vực tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều DNNN chưa chú ý đến tính năng, mẫu mã sản phẩm, các phương tiện liên quan đến bảo quản hàng hóa, cũng như các dịch vụ kèm theo. Doanh nghiệp thường phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới để tạo ra những sản có chất lượng tốt, mẫu mã hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy những nỗ lực của doanh nghiệp nhà nước trong việc nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, tạo ra sự khác biệt chưa cao hoặc nếu có đạt được mục tiêu chất lượng cao thì chi phí lại rất lớn.

3.3. Về dịch vụ kèm theo

Trong thời đại sản xuất hàng hóa/dịch vụ hàng loạt gắn với Công nghiệp 4.0 kết hợp với cạnh tranh cao hiện nay, vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hoá và với cả dịch vụ chính ngày càng trở nên quan trọng và cấu thành một bộ phận quan trọng trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Nhiều sản phẩm/dịch vụ sản xuất ra bắt buộc phải có các dịch vụ đi kèm thì có mới có khả năng vận hành hữu dụng. Chẳng những quá trình tư vấn, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn, đào tạo, bảo hành… là những dịch vụ không thể thiếu được đối với nhiều loại hàng hóa/dịch vụ.

Dịch vụ được đề cập ở đây bao gồm các dịch vụ đi kèm trong và sau bán hàng như vận chuyển, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, bảo hành, tư vấn, v.v... Nhìn chung, các dịch vụ đi kèm với hàng hóa/dịch vụ (chính) chưa được các doanh nghiệp nhà nước thực sự quan tâm vì nó ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Do kinh doanh nhiều hàng hóa và dịch vụ độc quyền nhà nước, nhiều DNNN đã không quan tâm đến dịch vụ đi kèm. DNNN độc quyền có khả năng chi phối khách hàng, nên tâm lý chung xuất hiện là khách hàng cần tìm đến doanh nghiệp mà doanh nghiệp không cần tìm khách hàng. Tâm lý của khách hàng trong những lĩnh vực này thường chấp nhận những gì mà DNNN có mà không, hoặc e ngại đưa ra yêu cầu của mình. Trong khi đó, thông thường các dịch vụ đi kèm này được các doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện và có nhiều ưu thế hơn, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn, hậu mãi, bảo trì, bảo hành… Cùng với dịch vụ đi kèm, quản trị quan hệ khách hàng tại các DNNN thường ít được quan tâm. DNNN cũng không quan tâm nhiều đến quản trị quan hệ khách hàng như: phân loại để đối xử hợp lý, tìm hiểu tâm lí, thị hiếu khách hàng, tư vấn, hỗ trợ giải pháp; tìm cách làm hài lòng khách hàng, duy trì tốt quan hệ với khách hàng hiện tại và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.

Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ khi Việt Nam gia nhiều hiệp định FTAs thế hệ mới vì việc cung cấp dịch vụ kèm theo sẽ là những thách thức lớn đặt ra cho các DNNN. Tăng cường dịch vụ kèm theo cũng chính là nâng cao chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp, tăng niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp do có sự đảm bảo về chất lượng và sự an toàn của hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Bởi vậy, tăng cường dịch vụ kèm theo khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ của DNNN là rất cần thiết, nó giúp cho việc nâng cao uy tín chuyên môn và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

3.4. Về truyền thông, quảng cáo

Truyền thông và quảng cáo là kênh quan quan trọng nhất để đưa hàng hóa/dịch vụ đến khách hàng/người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là công cụ Marketing hữu hiệu mở rộng thị trường và góp phần chuyển tải thông tin cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua truyền thông và quảng cáo, doanh nghiệp có thể chuyển tải mọi thông điệp về hàng hóa/dịch vụ cũng như thông tin về chính doanh nghiệp đến khách hàng; khách hàng có thể nhận biết được bản chất, tính năng và chất lượng, dịch vụ kèm theo của khách hàng mà họ tiếp cận. Không có truyền thông, quảng cáo, khách hàng sẽ không thể biết được hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Thậm chí trong nhiều trường hợp, quảng cáo còn có vai trò dẫn dắt, định hướng tiêu dùng cho khách hàng ở những loại hàng hóa/dịch vụ mới, hiện đại hay chưa phổ biến. Mặc dù vậy, các DNNN hiện nay chưa quan tâm và sử dụng hiệu quả truyền thông, quảng cáo cho hàng hóa/dịch vụ của mình. Hàng năm, các DNNN bỏ ra rất ít doanh thu để đầu tư cho truyền thông, quảng cáo. Đa số các DNNN chi phí cho quảng cáo thấp. Nhiều DNNN dùng chi phí cho quảng cáo lớn nhưng lại kém hiệu quả. Mặt khác, đầu tư cho quảng cáo luôn được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ hữu hiệu nên chi phí cho quảng cáo luôn có xu hướng tăng. Chẳng hạn, năm 2012, tại Vinamilk mỗi đồng chi phí cho quảng cáo sẽ mang về hơn 45 đồng doanh thu; còn tại Sabeco là hơn 50 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2015, hiệu quả từ quảng cáo đã giảm hơn một nửa. Cụ thể, mỗi đồng quảng cáo trong năm 2015 chỉ còn mang về cho Vinamilk 22,6 đồng doanh thu, còn với Sabeco là 21,4 đồng. Nếu như năm 2012, số tiền mà Vinamilk, Sabeco chi cho quảng cáo là 587 tỷ đồng thì đến năm 2015, các doanh nghiệp này đã chi gấp 3 lần lên 1.777 tỷ đồng và 1.269 tỷ đồng. Masan cũng chi tới 1.454 tỷ đồng (Hoàng Anh, 2016).

Mặc dù có xu hướng tăng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hàng năm chỉ chi khoảng 2% - 4% doanh thu cho quảng cáo trong khi đó mức tiêu chuẩn mà Nhà nước đề ra là 15% doanh thu (Mức trần chi cho Quảng cáo hiện nay không bị không chế theo Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, có hiệu lực từ ngày 15/07/2018). Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay, quảng cáo đóng vai trò hết sức quan trong trong việc thâm nhập thị trường và chiếm được sự chấp nhận của khách hàng. Trong khi các DNNN việc đầu tư cho truyền thông, quảng cáo còn rất khiêm tốn thì các doanh nghiệp khu vực dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường giành chi phí này bao gồm cả khuyến mại ở mức cao. Điển hình có thể kể tới như Vinamilk (sữa), Sabeco (bia), hay Masan Consumer (mì ăn, nước chấm, đồ uống). Các doanh nghiệp này đều đạt doanh thu rất lớn ngay cả trong những năm 2011, 2012 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Theo đánh giá chung, để đạt được doanh thu lớn như các doanh nghiệp này thì việc truyền thông quảng cáo cũng được doanh nghiệp rất chú trọng. Khi các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đẩy mạnh quảng cáo thì lại là áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước phải chú trọng phương tiện này hơn. Bên cạnh đó, việc thiết kế các sản phẩm quảng cáo cũng đòi hỏi chi phí cho sản phẩm trí tuệ và công nghệ hiện đại cao hơn trước. Điều này cũng là một trong những bất lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng trong việc triển khai công tác quảng cáo.

Hiện nay, hầu hết các DNNN chưa xây dựng được những chiến lược marketing phù hợp, chưa tiếp thị hiệu quả sản phẩm đến với khách hàng do ỷ vào vị thế thống lĩnh hoặc độc quyền của mình. Đặc biệt ở khía cạnh phát triển thương hiệu, các DNNN cũng chưa quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh của chính mình và chưa tạo được nhãn hiệu có tính thương mại cao cho các sản phẩm, dịch vụ của mình và chuyển tải những hình ảnh đó bằng những phương tiện phù hợp. Các doanh nghiệp dân doanh hiện đang khai thác tối đa những ứng dụng truyền thông, quảng bá ở mạng xã hội, google, các ứng dụng trên smartphone… Những doanh nghiệp này luôn đặt sự quan tâm vào phát triển thương hiệu của mình.

Nhìn chung, công tác truyền thông quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của các DNNN còn rất yếu. Ít DNNN quan tâm đến công cụ cạnh tranh này, trong khi đây lại là cách thức hữu hiệu nhất để nâng cao uy tín cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, truyền thông, quảng cáo còn kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải tổ chức tốt công cụ truyền thông, quảng cáo.

Về yếu thời gian mở cửa, đóng của thực hiện giao dịch: thời gian thực hiện giao dịch cũng là phương tiện cạnh tranh đóng vai trò nhất định đối với cạnh tranh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thời gian mở đóng của dài sẽ có năng lực cạnh tranh tốt hơn so với doanh nghiệp có yếu tố này ngắn. Trong mối quan hệ này thì DNNN nhà có thời gian giao dịch ngắn hơn so với doanh nghiệp khi vự dân doanh. Chẳng hạn, tại các ngân quốc quốc doanh thì giao dịch sẽ không được thực hiện vào ngày thứ bảy và chủ nhật, trong khi các ngân hàng thương mại khác vẫn thực hiện các giao dịch vào buổi sáng thứ bảy.

4. Một số đề xuất thay cho lời kết

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như tham gia Hiệp định CPTPP (Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) hay EVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu và Việt Nam) và nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác (FTAs), hoạt động của DNNN cũng phải tuân theo những cam kết (từ giác độ vĩ mô) của Việt Nam trong các hiệp định thương mại này và đặc biệt là hoạt động phải dựa trên tính toán thương mại cũng như đổi mới cạnh tranh một cách thực sự để cùng cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường (Năng lượng mới 484, 2015).

a) Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành hàng hóa/dịch vụ

Như đã đề cập, giá của hàng hóa/dịch vụ là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu nhất của doanh nghiệp, theo đó những hàng hóa/dịch vụ có thể so sánh được với nhau, có chất lượng như nhau thì hàng hóa/dịch vụ nào có giá cả thấp hơn sẽ có năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua giảm chi phí sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện được chiến lược cạnh tranh về giá. DNNN nhà nước cần hạn chế, thậm chí từ bỏ những ưu đãi sử dụng nguồn lực (tài chính, tư nhiên) để đổi mới thật sự để giảm chi phí sản xuất. Do được kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, DNNN không chịu áp lực và không có động lực để hạ giá thành sản phẩm. Nếu những lĩnh vực này Nhà nước xóa bỏ độc quyền thì sẽ là thách thức vô cùng lớn cho doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành là yếu tố sống còn của DNNN. DNNN buộc phải giảm thiểu, cắt bỏ những chi phí không hợp lý, không cần thiết, tránh lãng phí cho hàng hóa/dịch vụ.

b) Nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch vụ

Chất lượng hàng hóa/dịch vụ là phương tiện quan trọng không thể không chú ý trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Hầu như đối với mọi loại hàng hóa/dịch vụ, chất lượng luôn là mối quan tâm của khách hàng. Chất lượng khẳng định tính chuyên sâu về lĩnh vực sản phẩm, giá trị thương hiệu đồng thời thể sự tôn trọng khách hàng, người tiêu dùng của doanh nghiệp.

DNNN cần có chiến lược về chất lượng hàng hóa/dịch vụ phù hợp vì không phải nhất thiết ở giai đoạn nào cũng phải phấn đấu để đạt chất lượng cao nhất. Chất lượng nên được chú ý và đầu tư thích đáng và có một tương quan hợp lý với chi phí và giả cả có thể thu được. Việc quá chú trọng vào chất lượng mà không chú ý đến điều kiện đảm bảo, thế mạnh vốn có dẫn đến chi phí lớn thì không phải là con đường phù hợp.

DNNN cần phải khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh đặc trưng trong việc lựa chọn hàng hóa/dịch kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại để áp dụng. Muốn tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường, DNNN cần áp dụng mọi biện pháp để cải tiến phương tiện cạnh tranh – chất lượng, theo đó, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế hiện đại như ISO 9000, ISO 9001, ISO 1400 v.v...; đồng thời hài hóa các tiêu chuẩn, định mức như các hàng hóa/dịch vụ tương ứng từ các nước phát triển.

Việc nâng cao chất lượng làm phương tiện cạnh tranh sẽ mang lại DNNN uy tín và niềm tin lâu dài của khách hàng đối với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và củng cố vị trí trên thị trường.

c)  Tăng cường sử dụng quảng cáo

Quảng cáo là phương tiện cạnh tranh quan trọng để chuyển tải thông tin hàng hóa/dịch vụ đến khách hàng, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế của doanh nghiệp. Không có quảng cáo với hiệu ứng cao và bằng nhiều phương thức khác nhau, sản phẩm/dịch vụ hầu như không thể đến tay khách hàng. Ngay cả khi hàng hóa/dịch vụ có chất lượng tốt và giả các hợp lý thì quảng cáo vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thâm nhập thị trường của chúng.

DNNN cũng cần xác định các giai đoạn thị trường của sản phẩm/dịch vụ để đưa ra những chiến lược quảng cáo phù hợp và hiệu quả nhất, đặc biệt là những sản phẩm/dịch vụ mới. Khi khách hàng chưa có thông tin gì về hàng hóa/dịch vụ DNNN quảng cáo đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác thị trường tiềm năng, định hướng tiêu dùng cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, doanh nghiệp độc quyền vẫn phải (chỉ có thể) đặt giá cao một cách hợp lý, cải tiến chất lượng và tăng cường quảng cáo nhằm cạnh tranh với cả những đối thủ cạnh tranh tiềm năng (Potential Competitors) để bảo toàn vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của mình. Quảng cáo cần kết hợp với các phương tiện truyền thông khác của doanh nghiệp để tăng cường tính hiệu quả của quảng cáo.

d) Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ kèm theo

Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ kèm theo hàng hóa/dịch vụ là phương pháp quan trọng để giành được sự chấp nhận của khách hàng. Dịch vụ kèm theo làm cho hàng hóa/dịch vụ có tính chuyên nghiệp hơn khi nó được ra thị trường. Khách hàng sẽ tin tưởng vào khả năng chuyên môn của doanh nghiệp cũng như sự bảo đảm về chất lượng và sự an toàn của hàng hóa/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. tranh bằng dịch vụ kèm theo mang ý nghĩa là môt đối tượng bổ sung làm tăng giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp qua đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ này. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những hàng hóa/dịch vụ có quy trình thực hiện phức tạp, tích hợp công nghệ cao. Nhiều hàng hóa, dịch vụ phải tuân theo quy trình phức tạp, tuân thủ nghiệp các quy tắc về an toàn mà chỉ có nhà sản xuất/cung cấp mới có thể thực hiện được đều phải được thực hiện cùng với các dịch vụ kèm theo. Bởi vậy, doanh nghiệp nhà nước phải quan tâm để tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ kèm theo.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Anh (2016), Vinamilk, Sabeco, Masan đang “ném” bao tiền vào quảng cáo mỗi ngày? Tại địa chỉ: https://m.bizlive.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/vinamilk-sabeco-masan-dang-nem-bao-tien-vao-quang-cao-moi-ngay-1715402.html, truy cập ngày 20/1/2019.
  2. Nguyễn Tú Anh (2013), “Kinh tế nhà nước hay DNNN chủ đạo”, Thời báo Kinh tế SG, số 26/2013.
  3. Mạnh Bôn (2018), Đánh giá về doanh nghiệp nhà nước phải khách quan, https://baodautu.vn/danh-gia-ve-doanh-nghiep-nha-nuoc-phai-khach-quan-d91335.html, (truy cập 29/1/2019).
  4. Hoàng Dương (2017), Xăng tăng giá 13 lần, giảm 9 lần trong năm 2016, Báo Tin tức/TTXVN, truy cập tại https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/xang-tang-gia-13-lan-giam-9-lan-trong-nam-2016-20170101162424596.htm (19/2/2019).
  5. Lê Trung Kiên (2018), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước thông qua hoạt động tái cấu trúc: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, tại địa chỉ http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-thong-qua-hoat-dong-tai-cau-truc-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-hoc-cho-viet-nam-52093.htm, truy cập ngày 17/2/2019.
  6. Phương Mai (2018), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, nguyên nhân do đâu?, Tại địa chỉ https://baomoi.com/nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-con-han-che-nguyen-nhan-do-dau/c/28682630.epi
  7. Năng lượng Mới 484 (2015), Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Nhà nước, tại địa chỉ https://petrovietnam.petrotimes.vn/co-hoi-va-thach-thuc-cua-doanh-nghiep-nha-nuoc-362496.html, truy cập ngày 26/2/2019.
  8. Tang Van Nghia, Competitive Neutrality: Challenges of Application for Vietnam, Working Paper, No. 19/2016 | December 2016, tại địa chỉ: http://seco.wti.org/media/filer_public/d1/df/d1df309c-1165-4a0a-b906-b113e72fe351/working_paper_no_19_2016_nghia_tang_van.pdf.
  9. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình Pháp Luật Cạnh tranh, Nxb Giáo Dục – Hà Nội 2013.
  10. Thế Vinh (2018), “Việt Nam không sản xuất được ốc vít?”, Thời báo Kinh doanh, tại địa chỉ: https://thoibaokinhdoanh.vn/thi-truong/viet-nam-khong-san-xuat-duoc-oc-vit-1049480.html.

 

[1] Cục 2, Thanh tra Chính phủ, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian betlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025cast ajans esenyurt escort bayancasinolevantcasinolevantBC.GameMarsbahis TWİTTERCasibom TWİTTERJojobet TWİTTERJojobet TWİTTERbetebetmakrobet girişperabet girişvirabetdeneme bonusu veren sitelercasibom güncel girişbeste casino på nett30 tl bonus veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法rulet siteleripoker sitelerimariobet girişbahis siteleriatomsportvmilanobet girişcasinolevantmarsbahis girişhttps://thebritishinvapetion.com/casibom girişGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişjackbetGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcasibomfilm izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbankobetsincan evden eve nakliyattubidy mp3 downloadsnaptiksnapinstacasinobeyaz, casinobeyaz giriş, casinobeyaz 2025, casinobeyaz telegramsnaptiktubidy mp3 downloadtubidycasibom güncelaustralian casino gamestaraftarium24selçuksportscasibomsuperbetincasibomcasibom girişdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelersweet bonanzadeneme bonusu veren sitelerbetgartubidy mp3 downloadsahabetyoutube to mp3dumanbetdeneme bonusu veren sitelerhitbetmarsbahis girişcasibomtambettambet girişselcuksportsAlev Casinoistanbul eskorttaraftarium24deneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis siteleristreameastimajbet1472meritking1615 comgrandpashabet2218casibom731451marsbahisyabancı dizi izlekmar sitelerimeritking1615451marsbahis comcasibom731 comgrandpashabet2218imajbet1472 comholiganbetcasibom güncel girişgrandpashabetMatadorbet TwitterPeptid Fiyatlarısahabetcasibomultrabetultrabetultrabetcasibomedukağıthane escortistanbul escortdeneme bonusu veren siteleressbahistubidyanime defenders scriptmatadorbetslot sitelericasino siteleriekrem abicasibomcasinolevantmeritkingbetturkeyBahissenin girişCiprobet Girişsolara executorsolara executordeneme bonusu veren sitelerholeyybahiscasinobahsegelbetebetbetgarantibetgrambetnanocandycasinokulisbetbetvakticeltabetcratosslotcratossportingexxenbetfenomenbetlordbahisprimebahismeritkingmadridbetkingroyalvaycasinorenbetslotbarcenabetgettobetbahisbeymeritbetbenimbahisbetrupiligobetbetorderesbetcasiwowefesbetromabetkralbetbetgarsetrabetonwindeniz taşımacılığıMarsbahis GirişMarsbahis Girişcasibomperabetperabetnorabahispusulabetmeritbetekremabiextrabet girişextrabetAnkara Escortjackbetcasibom girişmarsbahis güncelotobetonwin7slotscasibombahis casinoinagamingcasibommarsbahis1xbetmarsbahis girişBetkanyondeneme bonusu veren sitelerextrabetistanbul escortbetmatik girişoleybet girişotobetcasibom1wincenabetmeritkingcratosslotdeneme bonusu veren sitelerdeniz taşımacılığıcasinolevant girişmatadorbet2024 deneme bonusu veren sitelerjojobetBetgarantiBetgaranticasino sitelerijackbetjackbetjustin tvcasibom güncel girişcasibom girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtipobet girişcasibom girişbakırköy escortdizipalcasinolevantcasinolevantligobetcasibom girişGrandpashabetDeneme Bonusu 2025Grandpashabetselçuksportscasibommarsbahismeritkingmariobetaresbetmeritbetmeritkingmatadorbetotobet girişsahabetdeneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelercasibomhdfilmcehennemitelMobil Ödeme BozdurmaBahis ForumcubetvinootobetcenabetbetpuansekabetgrandpashabetbetpuanbasaribetcasibomdizipalCinsel Sohbetxslot7slotsselçuksportstürk porno izlepinupcasibombetvinocasibomjustintvizleİzmir escortFethiye escortKuşadası escort https://restauranttome.com/Casibomonwinetorobethd pornBets10 TWİTTERMobilbahis TWİTTERSahabet TWİTTEROnwin TWİTTERMeritbet TWİTTERHoliganbet TWİTTERMatbet TWİTTEROtobet TWİTTERBetebet TWİTTERbetebetpulibetvirabetdumanbetbetturkeycasibomextrabetextrabet girişhttps://www.flowerwyz.com/CasibomJojobethttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.elektroniksigarakeyfi.com/nakitbahisdumanbettipobetdinamobetvaycasinoultrabetmadridbettrendbetbetebetbetkanyonjojobet카지노사이트meritbetkingroyal twittermadridbetmatadorbet twittermeritking girişkulisbetsahabetmatadorbetkingroyalmarsbahisotobetjojobetjojobetgrandpashabet twittersahabet twitterkralbetholiganbeterotik film izlecasibom girişstarzbetcasibomjojobetjojobetjojobetcasibomcasibomcasibomdumanbetroyalbetpincojojobet girişPhilip Capitalextrabetcasibomcasibomjojobetantep escortcasibom girişCasibom girişmarsbahis girişmarsbahis güncelsınırsız pornocasibommeritkingbihis sitiliri 2025bihis sitiliri 2025artemisbet,artemisbet girişholiganbet girişmaltcasinobetgarantideneme bonusu veren sitelerbettilt 1winCasibomcasibom güncel girişmavibetgalabetparibahisbetnanosultanbetparibahisbetparkmeritbetbetsmovegoldenbahisaresbetTümbetlunabetmilanobetbetmarinobetmarinosultanbetgrandpashabetidata randevubetturkeycasibomgiftcardmall/mygiftbetsatbetciobetkolikbetnanoextrabetroyalbetekrem abipulibetfixbet1xbetsahabetmarsbahismobilbahisonwincasinomaxi1xbetmeritbetjojobetjojobetsahabetjojobetmarsbahisonwindumanbetjojobetmarsbahisjoker card balancecasibomsahabetonwinmeritbetbetmoonhiltonbetartemisbetdizipalsekabetvaycasino1xbetcasinomaximobilbahismarsbahissahabetcasibomcasibom twitterdizipolcasibom twitterbets10bets10bets10sahabetmatadorbetmatadorbetmatadorbetmatadorbetmobilbahiscasinomaxiultrabetdumanbet güncel girişultrabetultrabetultrabetultrabetvbetgiftcardmall/mygiftvbetbetcupngsbahisvbetimajbetextrabetsekabettempobetmatbetsekabetSahabetTipobetcoinbarotobetjojobetjojobetotobet girişperabetcasibomcasibomCasibomcasibom girişbetturkey padişahbetbets10betgitsahabetjojobetizmir escortjojobet girişonwintarafbetcasibomganobetizmir escortedebiyatzamani.com.trcasibom girişcasibom girişonwinjojobetemeklisondakika.com.trjojobetcasibom girişcasibomcasibomcasibom güncel giriş bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişbetwoonzbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişbethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuordu masajordu masaj salonuordu saunaordu türk hamamıordu mutlu son masaj salonuİstanbul Travestigüzel sözlerip stresserbetcioGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestiankara travestigaziantep travestiantalya escortantalya escortdimanit porn virtmeyen sitilerideneme sex amcik bedava sitileridinime cinsel izlebedava seks izlebiiihis sürtük sitmezleriporn seks sitmezleribedava erotizm sirkleridimanit free porn veren sitmezlermilf sex sürtük sitleribihis milf sirklerideneme milf porn virtmeyen izlebihis erotizm sitmezleribedava sex cinsel izlebedava sex seksi izlemilf sex sikis sitmezleridimanit bonis amcik izledimanit free porn amcik bedava izledidimot erotik sitleribihis seksi izlemilf sex cinsellik sitleribedava sex sürtük sirkleribedava sikis sirklerideneme bonus virten sitlerdinime erotik izlesex dinimet seksi sitleribiiihis seks sitmezleribedava erotizm sirklericasino erotizm sirklericazini porn seksi sitlerisex sürtük sitmezlerideneme bonus veren sitmezlerdeneme bonis amcik sirkleridinimi binisicisini sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirkimir sitiliridinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilircisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirbihis sitiliricisini sitiliridinimi binisicisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitilirikimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisidinimi binisi virin sitilirkimir sitiliricisini sitilirikimir sitiliricisini sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirkimir sitilirikimir sitilirikimir sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisidinimi binisi virin sitilirdinimi binisikimir sitilirikimir sitiliricisini sitiliricisini sitiliribihis sitiliri 2025kimir sitilirikimir sitiliridinimi binisidinimi binisicisini sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliricisini sitiliribihis sitiliribihis sitiliridinimi binisi virin sitilirdinimi binisi virin sitilirhipbethipbet girişhipbet yeni girişistanbul escortizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayantekirdağ escort bayancasibomNovibet Giriş