Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 112

 

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

THE MODEL ANALYSE THE FACTORS AFFECTING VIETNAMESE HOUSEHOLD EXPENDITURE ON EDUCATION

Hoàng Thanh Nghị[1]

                       

Tóm tắt

            Mục đích của nghiên cứu này là ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình tobit số liệu mảng với số liệu thu được từ điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2010, 2012 và 2014. Các kết quả từ mô hình ước lượng cho thấy thu nhập của hộ có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ. Các yếu tố về đặc điểm chủ hộ như: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, bằng cấp chủ hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Hôn nhân của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê. Các gia đình dành khoản chi nhiều hơn cho thành viên nam đang đi học, chủ hộ là người dân tộc Kinh dành khoản chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn chủ hộ là dân tộc khác.

Từ khóa: Chi tiêu giáo dục; hộ gia đình; mô hình Tobit, tác động biên

Abstract

The paper is conducted for analyzing factors affecting Vietnamese household expenditure on education by using the Tobit model with panel data from Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS) 2010, 2012 and 2014. The results show that household’s income has a positive impact on the household expenditure on education. The factors of household’s characteristics such as age, gender, occupation, and degree of household’s head affecting educational expenditure. Marriage of the household’s head is not statistically significant. The households spend more money for male members, Kinh household’s head spend  on education more than household’s head of other ethnic groups.

Keywords: Expenditure on education; household; Tobit model; marginal effect

 

 

  1. Giới thiệu

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục và đầu tư cho giáo dục, giáo dục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói, là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, từ đó giáo dục đã và đang phát triển cả về lượng và chất. Ở cấp độ vĩ mô, giáo dục giúp cho các cá nhân trong xã hội đạt được những kiến thức, kỹ năng tốt hơn và là cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người nên tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ở cấp độ vi mô, đối với các hộ gia đình, đầu tư vào giáo dục được coi là con đường chính giúp xóa đói, giảm nghèo và làm tăng thu nhập, còn một lý do khác liên quan đến địa vị xã hội, những người có học thức cao nói chung luôn luôn được mọi người tôn trọng trong xã hội.

Theo truyền thống, người Việt Nam đặt một giá trị rất cao về giáo dục và các hộ gia đình có xu hướng chi tiêu một số lượng đáng kể các nguồn lực cho giáo dục của con em họ đặc biệt là khi mức sống gia đình Việt Nam có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình là một chỉ số đại diện cho sự quan tâm của hộ đến giáo dục của trẻ. Các yếu tố kinh tế xã hội của hộ gia đình, đặc điểm của chủ hộ hay đặc điểm nơi sống của hộ có phải là các yếu tố quyết định đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình hay không? Các hộ gia đình sinh sống ở các khu vực khác nhau và mức thu nhập khác nhau có đầu tư khác nhau cho giáo dục con cái của họ hay không? Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng mô hình Tobit số liệu mảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục đào tạo đã và đang là vấn đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới trong các năm qua. Các nghiên cứu dù được thực hiện ở các quốc gia khác nhau, với những đặc điểm kinh tế - xã hội có nhiều điểm khác biệt, nhưng kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình vẫn có nhiều nét tương đồng, có thể kể đến nhóm các yếu tố như sau:

1) Đặc điểm của chủ hộ như: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng việc làm.

2) Đặc điểm của hộ như: thu nhập, số người đang đi học trong hộ theo cấp học, nơi sinh sống của hộ gia đình...

Trong nghiên cứu của Maudlin và cộng sự (2001) với dữ liệu khảo sát chi tiêu tiêu dùng năm 1996 được thực hiện bởi Cục điều tra Dân số Hoa Kỳ với quy mô mẫu 1158 hộ gia đình, trong đó có 331 hộ có chi tiêu giáo dục và 827 hộ không có chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp tiểu học và trung học. Nghiên cứu sử dụng mô hình double – hurdle gồm mô hình hồi quy Probit, kết quả cho thấy thu nhập sau thuế của hộ gia đình có mối quan hệ đến xác suất quyết định tham gia chi tiêu giáo dục, nghĩa là những hộ có thu nhập sau thuế cao hơn thì xác suất tham gia và mức chi tiêu giáo dục sẽ cao hơn so với những hộ có mức thu nhập sau thuế thấp hơn. Trình độ học vấn và tuổi của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến xác suất quyết định tham gia chi tiêu giáo dục cũng như quyết định phân bổ chi tiêu này. Hơn nữa, xác suất quyết định tham gia chi tiêu giáo dục của hộ gia đình sống ở nông thôn không có sự khác biệt nhiều so với thành thị, tuy nhiên khi hộ gia đình thành thị nếu có chi tiêu giáo dục thì sẽ có xu hướng chi tiêu lớn hơn so với hộ gia đình sống ở nông thôn.

Theo Tilak và Jandhyala (2002), nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ thông qua cuộc khảo sát phát triển con người ở vùng nông thôn Ấn Độ của Hội đồng quốc gia về Nghiên cứu kinh tế ứng dụng năm 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ có tác động dương đến chi tiêu giáo dục của hộ, quy mô hộ gia đình làm tăng chi tiêu hộ gia đình nhưng mang tính gánh nặng, tiêu cực. Trình độ học vấn của chủ hộ ở nông thôn là yếu tố quan trọng cho chi tiêu giáo dục của trẻ, khi đó trình độ giáo dục tác động dương đến mức chi tiêu này.

Donkoh và Amikuzuno (2011) trong một nghiên cứu với quy mô mẫu 3941 hộ gia đình được lấy từ khảo sát mức sống ở Ghana do dịch vụ thống kê Ghana và Ngân hàng thế giới thu thập. Nghiên cứu cho rằng chủ hộ là nam có xác suất phát sinh chi tiêu giáo dục thấp hơn khi chủ hộ là nữ và tuổi của chủ hộ tác động âm đến xác suất chi tiêu này, trong khi tuổi bình phương lại tác động dương, từ đó cho thầy chủ hộ trẻ tuổi có xu hướng chi giáo dục thấp hơn chủ hộ lớn tuổi hay chủ hộ trẻ tuổi chưa quan tâm lắm đến chi tiêu giáo dục của trẻ. Bên cạnh đó, học vấn của chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều và có hệ số tác động dương đến mức chi tiêu này, hộ gia đình sống ở thành thị có xu hướng xác suất chi tiêu thấp hơn so với hộ gia đình sống ở nông thôn.

Theo nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2012) về chi tiêu giáo dục của 3309 hộ gia đình trên 10 bang của Malaysia, kết quả ước lượng OLS cho thấy logarit tự nhiên thu nhập hàng tháng của hộ gia đình có tác động dương đến chi tiêu giáo dục hàng tháng của hộ. Tuổi và tuổi bình phương chủ hộ cũng tác động dương đến mức chi tiêu này, tuy nhiên kết quả cụ thể cho thấy tuổi của người mẹ có tác động ngược chiều đến chi tiêu giáo dục. Phân tích cũng cho thấy nếu nghề nghiệp của chủ hộ trong khu vực tư nhân sẽ có mức chi tiêu giáo dục cao hơn so với chủ hộ có nghề nghiệp trong khu vực công và số trẻ em cũng tác động dương đến mức chi tiêu này. Cuối cùng, với mức ý nghĩa 5% thì trình độ của chủ hộ không có tác động đến chi tiêu giáo dục.

Theo Rojas Villamil (2012) cho nghiên cứu phân tích của 3013 hộ gia đình có chi tiêu giáo dục bình quân cơ bản cho trẻ em dưới 14 tuổi và dữ liệu được lấy từ khảo sát hộ gia đình quốc gia với sự thực hiện của cục thống kê quốc gia Colombia năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì mức độ chi tiêu giáo dục bình quân càng cao, trong khi quy mô hộ gia đình có tác động âm đến chi tiêu giáo dục và những hộ gia đình sống ở thành thị có mức chi tiêu cao hơn những hộ gia đình sống ở khu vực khác.

Không có nhiều nghiên cứu điều tra nhu cầu giáo dục cho con em các hộ gia đình Việt Nam. Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởi Glewwe và Patrinos (1999) sử dụng dữ liệu khảo sát hộ gia đình trong giai đoạn 1992-1993 đã phát hiện rằng khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên, khả năng chi tiêu cho giáo dục sẽ tăng lên, và có một xu hướng là các hộ gia đình ở khu vực đô thị chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục con cái của họ (hơn 79%). Họ cũng phát hiện ra rằng chi tiêu giáo dục có xu hướng tăng theo hướng từ phía Bắc vào phía Nam, và các hộ gia đình người Hoa chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn bất kỳ nhóm dân tộc nào khác (thêm khoảng 35% so với chi tiêu của người Việt). Cũng có sự phân biệt đối xử về giới tính về chi tiêu cho giáo dục, cụ thể số tiền chi cho các cô gái là ít hơn so với số tiền chi cho bé trai khoảng 5%.

Nghiên cứu của Huy Vu Quang (2012) sử dụng mô hình Tobit và dữ liệu VHLSS 2006 với quy mô 9189 hộ gia đình và 39071 cá nhân trong cả nước. Kết quả hồi quy cho biết thu nhập của hộ có tác động dương đến chi tiêu giáo dục hay thu nhập hàng năm của hộ càng cao thì chi tiêu giáo dục càng lớn. Trong khi nếu tăng số trẻ em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học và trung học thì hộ gia đình có xu hướng gia tăng chi tiêu giáo dục, ngược lại, nếu tăng số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non và đại học thì làm sụt giảm chi tiêu giáo dục, như vậy chi phí giáo dục ở trẻ cấp tiểu học và trung học có khả năng cao hơn so với cấp mầm non và đại học. trình độ học vấn của chủ hộ cũng có tác động cùng chiều đến chi tiêu giáo dục, theo đó, nếu chủ hộ có học vấn dưới tiểu học sẽ có mức chi tiêu thấp hơn chủ hộ có học vấn trung học cơ sở hoặc cao hơn. Nghề nghiệp chủ hộ cũng có mối quan hệ cùng chiều tới chi tiêu giáo dục, trong khi tình trạng hôn nhân chủ hộ nếu ở góa hoặc ly thân sẽ tác động tới mức chi tiêu này thấp hơn các trường hợp khác. Chủ hộ là nam có mức chi tiêu giáo dục thấp hơn chủ hộ là nữ, tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, những hộ gia đình sống ở miền Nam và miền Bắc có ảnh hưởng đến mức chi tiêu giáo dục thấp hơn so với những hộ sống miền Trung.

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Khái quát về điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

Nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước để không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương; đồng thời cung cấp số liệu để tính quyền số của chỉ số giá tiêu dùng, cũng như thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về quản lý điều hành và quản lý rủi ro và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia, tính đến nay, Tổng cục thống kê đã tiến hành 9 cuộc điều tra mức sống lớn với 2 tên gọi khác nhau: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam - VLSS vào các năm 1993-1994, 1997-1998 và Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam - VHLSS (Vietnam Households Living Standard Survey ) vào các năm 2002, năm 2004, năm 2006, năm 2008, năm 2010, năm 2012 và năm 2014.

Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam được thực hiện 2 năm một lần nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam, đồng thời thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được quy định trong Văn kiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, cuộc điều tra này cũng sẽ góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam đã đề ra.

Cuộc khảo sát này sử dụng hai loại phiếu phỏng vấn: loại phiếu phỏng vấn hộ gia đình và loại phiếu phỏng vấn xã. Loại phiếu phỏng vấn hộ gia đình gồm: Phiếu phỏng vấn thu nhập chi tiêu (áp dụng cho mẫu thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông tin của nội dung khảo sát; Phiếu phỏng vấn thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng (áp dụng cho mẫu thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng) gồm các thông tin của nội dung khảo sát trừ các thông tin về chi tiêu của hộ và thêm thông tin để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng; và Phiếu quyền số chỉ số giá tiêu dùng. Phiếu phỏng vấn được thiết kế tương đối chi tiết giúp điều tra viên ghi chép thuận lợi, đồng thời tránh bỏ sót các khoản mục và tăng tính thống nhất giữa các điều tra viên, từ đó nâng cao chất lượng số liệu khảo sát.

Thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát này gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sống của các hộ gia đình trên cả nước và những điều kiện kinh tế xã hội cơ bản (đặc điểm của xã/phường…) có tác động đến mức sống của người dân nơi họ sinh sống, bao gồm một số nội dung cụ thể như sau:

Đối với hộ gia đình:

- Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.

- Thu nhập của hộ gia đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.

- Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh mục các nhóm / khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên trong hộ gia đình.

- Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế.

- Tình trạng việc làm, thời gian làm việc.

- Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh.

- Tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo, tình hình tín dụng.

- Quản lý điều hành và quản lý rủi ro

Đối với cấp xã:

- Một số tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu, gồm: hiện trạng điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nguồn nước.

- Tình trạng kinh tế, gồm: Tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản luợng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp.

- Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường. 

Cuộc khảo sát được áp dụng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra phỏng vấn chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình. Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và các cán bộ địa phương có liên quan và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn xã. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không chấp nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu và các biến số

 Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Households Living Standard Survey - VHLSS) các năm 2010, 2012 và 2014 được thực hiện bởi Tổng cục thống kê Việt. Sau khi sử dụng phần mềm Stata để ghép nối dữ liệu các năm từ 2010 đến 2014 theo id hộ thu được dữ liệu mảng cho nghiên cứu với số quan sát là 1921 hộ cho mỗi năm. 

Các biến số sử dụng trong nghiên cứu này được tóm tắt trong bảng 1.

Bảng 1. Mô tả tóm tắt các biến trong mô hình

Tên biến

Mô tả biến

Giá trị trung bình/tần suất

TONGCHIGD

Tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trên tổng chi tiêu của hộ gia đình

4,1%

GIOITINH_CH

Giới tính chủ hộ (Biến giả: nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị = 0 nếu chủ hộ là nữ)

75.54% chủ hộ là nam

24.46% chủ hộ là nữ

TUOI_CH

Tuổi của chủ hộ (biến liên tục)

50.2 tuổi

HONNHAN_CH1

Chủ hộ chưa có vợ/chồng (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu đang chưa có vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác)

2.29% chủ hộ chưa có vợ hoặc chồng

HONNHAN_CH2

Chủ hộ có vợ/chồng (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu đang có vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác)

81.38% chủ hộ đang có vợ/chồng

HONNHAN_CH3

Chủ hộ góa vợ/chồng (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu là góa vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác)

13.95% chủ hộ góa vợ hoặc chồng

HONNHAN_CH4

Chủ hộ đã ly hôn (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ đã ly hôn, = 0 trong trường hợp khác)

1.72% chủ hộ đã ly hôn

HONNHAN_CH5

Chủ hộ sống ly thân (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu đang sống ly thân, = 0 trong trường hợp khác)

0.66% chủ hộ đang sống ly thân

DANTOC_CH

Dân tộc chủ hộ (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu là dân tộc kinh, bằng 0 nếu là dân tộc khác)

80.99% chủ hộ là dân tộc kinh, 19.01% chủ hộ là dân tộc khác

LAMCONGANLUONG

Chủ hộ làm trong lĩnh vực làm công ăn lương (người làm việc cho người sử dụng lao động ở khu vực Nhà nước hay khu vực tư nhân và nhận thù lao bằng tiền lương, tiền công, hoa hồng, hiện vật)  (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu là làm công ăn lương, bằng 0 trong trường hợp khác)

39.35% chủ hộ làm trong lĩnh vực làm công ăn lương

NONGLAMTHUYSAN

Chủ hộ làm trong lĩnh vực hoạt động tự sản xuất hoặc dịch vụ về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu làm trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản, bằng 0 trong trường hợp khác)

58.50% chủ hộ làm trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản

KINHDOANHDICHVU

Chủ hộ làm trong lĩnh hoạt động ngành nghề tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm, thủy sản (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu làm trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, bằng 0 trong trường hợp khác)

20.14% chủ hộ làm trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ

BANGCAP_CH1

Chủ hộ không bằng cấp (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ không có bằng cấp, bằng 0 trong trường hợp khác)

20.55% chủ hộ chưa có bằng cấp

BANGCAP_CH2

Chủ hộ tốt nghiệp tiểu học (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp tiểu học, bằng 0 trong trường hợp khác)

27.52% chủ hộ tốt nghiệp tiểu học

BANGCAP_CH3

Chủ hộ tốt nghiệp THCS (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp THCS, bằng 0 trong trường hợp khác)

31.00% chủ hộ tốt nghiệp THCS

BANGCAP_CH4

Chủ hộ tốt nghiệp THPT (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp THPT, bằng 0 trong trường hợp khác)

15.07% chủ hộ tốt nghiệp THPT

BANGCAP_CH5

Chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên, bằng 0 trong trường hợp khác)

5.85% chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên

HOCTHEM

Hộ gia đình có thành viên đang tham gia học thêm ở các cấp học (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu có ít nhất một thành viên học thêm, bằng 0 nếu không có)

23.44% hộ có ít nhất một thành viên học thêm

TROCAP

Hộ có được hưởng trợ cấp giáo dục (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu có ít nhất một thành viên được hưởng trợ cấp giáo dục, bằng 0 nếu không có)

18.26% hộ có ít nhất một thành viên được hưởng trợ cấp giáo dục

NOISONG

Nơi sinh sống của hộ (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu sống ở thành thị, bằng 0 nếu ở nông thôn)

26.65% ở thành thị

73.35% ở nông thôn

SONAMDANGHOC

Tổng số nam đang học trong hộ (biến liên tục)

0.46 (max = 4)

SONUDANGHOC

Tổng số nữ đang học trong hộ (biến liên tục)

0.42 (max = 4)

NHOMTHUNHAP1

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập thấp nhất

19762.13 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP2

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập trung bình thấp

40707.93 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP3

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập trung bình

64659.96 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP4

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập trung bình cao

98510.96 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP5

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập cao nhất

203695.03 nghìn đồng

3.2. Mô hình nghiên cứu

Sau khi đã thực hiện ghép nối dữ liệu VHLSS các năm 2010, 2012 và 2014 thành số liệu mảng, kết quả từ bảng 2 cho thấy số hộ gia đình và tỉ lệ số hộ gia đình có phát sinh chi tiêu cho giáo dục.

Bảng 2: Số hộ và tỉ lệ số hộ có chi tiêu cho giáo dục

Năm

Tổng số hộ

Số hộ gia đình có chi tiêu cho giáo dục

Tỉ lệ số hộ có chi tiêu cho giáo dục (%)

2010

1914

1227

64.12

2012

1921

1196

62.26

2014

1921

1155

60.12

Tổng

5756

3578

62.16

Nguồn: Tính toán của tác giả từ VHLSS 2010, 2012 và 2104

Vì các quan sát chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục cho thấy có tồn tại những hộ gia đình không có chi tiêu, do đó mô hình Tobit số liệu mảng với mẫu được kiểm duyệt sau đây được sử dụng:

Với  

Trong đó biến phụ thuộc TONGCHIGIAODUC được tính bằng tỉ lệ chi tiêu giáo dục trên tổng chi tiêu của hộ gia đình.

Thứ nhất, mô hình được ước lượng và tính các tác động cận biên cho toàn bộ mẫu trong dữ liệu nghiên cứu. Thứ hai, chúng tôi nhóm các mẫu theo khu vực thành thị, nông thôn và sử dụng cùng mô hình để ước lượng riêng cho từng khu vực sinh sống của hộ. Thứ ba, toàn bộ mẫu được chia thành năm mức thu nhập khác nhau (ngũ phân vị của thu nhập) và sử dụng cùng một mô hình để ước lượng riêng cho từng mẫu nhỏ nhằm khảo sát ảnh hưởng của các biến độc lập lên chi tiêu cho giáo dục ở từng hộ gia đình đối với mỗi mức thu nhập..

  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 3 Trình bày kết quả ước lượng hợp lý cực đại cho mô hình Tobit số liệu mảng về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục hàng năm của hộ gia đình và các ảnh hưởng cận biên có điều kiện đến chi tiêu giáo dục dương.

Bảng 3: Kết quả ước lượng mô hình Tobit và tác động biên

 

Mô hình Tobit

Tên biến

Hệ số ước lượng

Tác động biên

GIOITINH_CH

-0.0209***

-0.0089***

 

(0.0041)

(0.0019)

TUOI_CH

-0.0005***

-0.0002***

 

(0.0001)

(0.0001)

HONNHAN_CH2

0.0127

0.0050

 

(0.0096)

(0.0036)

HONNHAN_CH3

0.0055

0.0023

 

(0.0098)

(0.0041)

HONNHAN_CH4

0.0009

0.0004

 

(0.0127)

(0.0052)

HONNHAN_CH5

-0.0105

-0.0041

 

(0.0156)

(0.0058)

DANTOC_CH

0.0215***

0.0082***

 

(0.0040)

(0.0015)

LAMCONGANLUONG

0.0069**

0.0028**

 

(0.0029)

(0.0012)

NONGLAMTHUYSAN

0.0058**

0.0023**

 

(0.0029)

(0.0012)

KINHDOANHDICHVU

0.0064*

0.0027*

 

(0.0033)

(0.0014)

BANGCAP_CH2

0.0117***

0.0049***

 

(0.0037)

(0.0016)

BANGCAP_CH3

0.0168***

0.0070***

 

(0.0038)

(0.0016)

BANGCAP_CH4

0.0257***

0.0113***

 

(0.0046)

(0.0022)

BANGCAP_CH5

0.0131**

0.0056*

 

(0.0065)

(0.0029)

TROCAP1

-0.0087***

-0.0035***

 

(0.0028)

(0.0011)

NOISONG

0.0164***

0.0069***

 

(0.0035)

(0.0015)

SONAMDANGHOC

0.0688***

0.0280***

 

(0.0019)

(0.0008)

SONUDANGHOC

0.0599***

0.0244***

 

(0.0018)

(0.0008)

NHOMTHUNHAP2

0.0052

0.0022

 

(0.0037)

(0.0015)

NHOMTHUNHAP3

0.0055

0.0023

 

(0.0039)

(0.0016)

NHOMTHUNHAP4

0.0089**

0.0037**

 

(0.0041)

(0.0018)

NHOMTHUNHAP5

0.0080*

0.0033*

 

(0.0046)

(0.0019)

2012

0.0021

0.0008

 

(0.0023)

(0.0009)

2014

-0.0007

-0.0003

 

(0.0024)

(0.0010)

Hệ số góc

-0.0635***

 

 

(0.0123)

 

Số quan sát

5,330

5,330

Số id

1,850

1,850

Ghi chú: độ lệch chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn

Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1

Kết quả cho thấy các biến về tình trạng hôn nhân của chủ hộ; các nhóm thu nhập thấp và thu nhập trung bình là các biến không có ý nghĩa thống kê. Hầu hết các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trở lên. Các biến số thuộc về đặc điểm chủ hộ như: giới thính chủ hộ; tuổi chủ hộ; dân tộc chủ hộ; bằng cấp cao nhất của chủ hộ và nghề nhiệp chủ hộ có ý nghĩa thống kê cao. Biến năm không có ý nghĩa thống kê điều cho cho thấy qua các năm 2010 đến 2014, các hộ trong mẫu nghiên cứu không có sự thay đổi về tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ.

Giới tính chủ hộ có ảnh hưởng mạnh đến tỉ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ gia đình, kết quả cho thấy chủ hộ là nam giới lại có xu hướng chi tiêu ít hơn so với chủ hộ là nữ giới (ở đây chủ hộ là nữ giới làm nhóm tham chiếu trong kết quả hồi quy), cụ thể, chủ hộ nam giới dành khoản chi tiêu cho giáo dục ít hơn khoảng 0.9% trong tổng chi tiêu so với chủ hộ là nữ giới trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả của Aslan, Kingdon (2005) và Donkor, Amgiuzuko (2011). Lý do của kết quả trên là phụ nữ Việt Nam thường là những người chăm lo nội trợ cho gia đình và chăm sóc con cái nhiều hơn là nam giới, công việc đó chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống hàng ngày, do vậy phụ nữ thường là những người quan tâm và để ý đến việc học của con ngay từ khi đứa trẻ bước chân vào ghế nhà trường.

Dân tộc chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều và có ảnh hưởng tới đến tỉ lệ chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Khi lấy chủ hộ là người dân tộc thiểu số làm tham chiếu, kết quả cho thầy chủ hộ là người dân tộc Kinh dành tỉ lệ chi cho giáo dục cao hơn trong tổng chi tiêu so với chủ hộ là người dân tộc khác (cao hơn 0.82%).

Chủ hộ làm trong lĩnh vực làm công ăn lương dành tỉ lệ chi nhiều hơn 0.28%, chủ hộ làm trong lĩnh vực Nông lâm thủy sản và kinh doanh dịch vụ cũng có tỉ lệ chi giáo dục cao hơn (0.23% và 0.27%) so với nhóm chủ hộ không nằm trong bả ba trường hợp trên.

Bằng cấp cao nhất của chủ hộ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, với trình độ, bằng cấp cao có được thông qua giáo dục của bản thân cộng với với sự ảnh hưởng trong gia đình, chủ hộ có bằng cấp cao hơn sẽ quyết định dành khoản chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn và bản thân họ mong muốn mọi người trong gia đình cũng đạt được những thành tựu tốt trong học tập để chuẩn bị cho tương lai của chính họ, ngược lại khi chủ hộ có bằng cấp thấp hoặc không có bằng cấp thường xem nhẹ vấn đề học tập và đầu tư cho học tập của thành viên trong gia đình mà họ lại quan tâm và dành thời gian, tiền bạc cho các chi tiêu khác. Kết quả cụ thể như sau: (ở đây chủ hộ không có bằng cấp gì là nhóm tham chiếu) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đối với chủ hộ có bằng Tiểu học dành tỉ lệ chi cho giáo dục cao hơn 0.49%; chủ hộ tốt nghiệp THCS chi cao hơn 0.7%; chủ hộ tốt nghiệp THPT chi cao hơn 1.13%; chủ hộ tốt nghiệp CĐ trở lên chi cao hơn 0.56% so với chủ hộ không có bằng cấp gì.

Nhóm các biến về đặc điểm hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ. Nơi sinh sống của hộ là thành thị hay nông thôn có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Các hộ gia đình ở thành thị dành tỉ lệ chi giáo dục cao hơn 0.69% so với các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp khi mà ở thành thị các dịch vụ về giáo dục đa dạng hơn, có nhiều khoản chi không bắt buộc hơn và đặc biệt có nhiều hệ thống trường tư thục và trường dân lập hơn, các trường này thường có khoản thu khá cao so với các trường công lập.

Những hộ gia đình mà có thành viên đang đi học được hưởng các khoản từ các tổ chức trợ giúp cho giáo dục có ảnh hưởng âm đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Các hộ này chi tiêu ít hơn khoảng 0.35% tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu so với các hộ không có thành viên được hưởng các khoản này. Kết quả cho thấy là hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì vậy xã hội hóa giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng góp phần phát triển giáo dục hiện nay.

Số lượng trẻ em đang đi học trong hộ có ảnh hưởng dương đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả cho thấy cứ tăng một trẻ là nam giới đi học trong hộ thì hộ gia đình đó sẽ phải tăng tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục them 2.8%, trong khi đó cứ tăng một trẻ là nữ đi học thì hộ đó tăng 2.4% chi tiêu cho giáo dục. Kết quả cũng cho thấy mức chi cho giáo dục cho nam cao hơn cho trẻ là nữ, do vậy các hộ gia đình cần phải cân bằng chi tiêu cho giáo dục của hộ ở cả hai giới.

Thu nhập của hộ gia đình chỉ ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ đối với những gia đình nằm ở nhóm thu nhập thứ tư và thứ năm (nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập cao nhất). Ảnh hưởng cận biên của các mức thu nhập khác nhau cho thây hai nhóm này có khoản chi cho giáo dục cao hơn so với nhóm thu nhập thấp nhất lần lượt là 0.37% và 0.33% (Ở đây nhóm thu nhập thấp nhất là nhóm tham chiếu).

Nhìn chung, các hộ gia đình có thu nhập cao hơn, có chủ gia đình là những người  có trình độ học vấn cao và có nhiều trẻ em đang ở độ tuổi đi học hơn có xu hướng chi nhiều hơn cho việc giáo dục con cái. Kết quả thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu giáo dục là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của Knight và Shi (1996); Hannum (2005).

Tiếp theo để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn, chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình Tobit số liệu mảng với mẫu được ra thành hai khu vực nghiên cứu là thành thị và nông thôn. Kết quả hệ số ước lượng và ảnh hưởng cận biên của mô hình được trình bày trong bảng 4

Bảng 4 : Kết quả ước lượng mô hình Tobit và tác động biên

cho hai khu vực thành thị và nông thôn

 

 

Thành thị

 

Nông thôn

Tên biến

Hệ số ước lượng

Tác động biên

Hệ số ước lượng

Tác động biên

GIOITINH_CH

-0.0196***

-0.0094***

-0.0205***

-0.0084***

 

(0.0064)

(0.0032)

(0.0054)

(0.0023)

TUOI_CH

-0.0008***

-0.0004***

-0.0004***

-0.0002***

 

(0.0003)

(0.0001)

(0.0002)

(0.0001)

HONNHAN_CH2

0.0249

0.0109

0.0042

0.0016

 

(0.0167)

(0.0068)

(0.0117)

(0.0044)

HONNHAN_CH3

0.0262

0.0131

-0.0061

-0.0023

 

(0.0170)

(0.0092)

(0.0119)

(0.0044)

HONNHAN_CH4

0.0176

0.0087

-0.0122

-0.0045

 

(0.0198)

(0.0105)

(0.0171)

(0.0060)

HONNHAN_CH5

0.0691**

0.0416**

-0.0516***

-0.0162***

 

(0.0282)

(0.0209)

(0.0193)

(0.0048)

DANTOC_CH

0.0062

0.0028

0.0239***

0.0087***

 

(0.0103)

(0.0046)

(0.0045)

(0.0015)

LAMCONGANLUONG

0.0134**

0.0063**

0.0042

0.0016

 

(0.0060)

(0.0029)

(0.0032)

(0.0013)

NONGLAMTHUYSAN

-0.0034

-0.0016

0.0085**

0.0032***

 

(0.0057)

(0.0026)

(0.0033)

(0.0013)

KINHDOANHDICHVU

0.0121**

0.0057**

0.0015

0.0006

 

(0.0059)

(0.0028)

(0.0040)

(0.0016)

BANGCAP_CH2

0.0140*

0.0067*

0.0115***

0.0045***

 

(0.0081)

(0.0040)

(0.0041)

(0.0017)

BANGCAP_CH3

0.0194**

0.0093**

0.0163***

0.0065***

 

(0.0082)

(0.0041)

(0.0043)

(0.0017)

BANGCAP_CH4

0.0220***

0.0107**

0.0286***

0.0122***

 

(0.0085)

(0.0043)

(0.0056)

(0.0026)

BANGCAP_CH5

0.0043

0.0020

0.0276***

0.0119**

 

(0.0099)

(0.0047)

(0.0099)

(0.0048)

TROCAP1

-0.0053

-0.0024

-0.0100***

-0.0038***

 

(0.0052)

(0.0023)

(0.0033)

(0.0012)

SONAMDANGHOC

0.0679***

0.0315***

0.0695***

0.0269***

 

(0.0035)

(0.0017)

(0.0022)

(0.0009)

SONUDANGHOC

0.0672***

0.0311***

0.0571***

0.0221***

 

(0.0037)

(0.0018)

(0.0021)

(0.0008)

NHOMTHUNHAP2

0.0011

0.0005

0.0056

0.0022

 

(0.0104)

(0.0048)

(0.0039)

(0.0016)

NHOMTHUNHAP3

0.0033

0.0015

0.0053

0.0021

 

(0.0103)

(0.0048)

(0.0043)

(0.0017)

NHOMTHUNHAP4

0.0056

0.0026

0.0094**

0.0037**

 

(0.0102)

(0.0048)

(0.0047)

(0.0019)

NHOMTHUNHAP5

0.0142

0.0067

0.0038

0.0015

 

(0.0106)

(0.0051)

(0.0053)

(0.0021)

2012

0.0055

0.0026

0.0007

0.0003

 

(0.0043)

(0.0020)

(0.0027)

(0.0010)

2014

-0.0068

-0.0031

0.0023

0.0009

 

(0.0046)

(0.0021)

(0.0028)

(0.0011)

Hệ số góc

-0.0367

 

-0.0595***

 

 

(0.0259)

 

(0.0144)

 

Số quán sát

1,487

1,487

3,843

3,843

Số nhóm

514

514

1,354

1,354

Ghi chú: độ lệch chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn

Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1

Kết quả cho thấy, ở thành thị, chủ hộ là nam giới lại chi tiêu cho giáo dục ít hơn chủ hộ là nữ giới, ở khu vực nông thôn cũng cho kết quả tương tự. Kết quả này cũng tương đồng đối với toàn quốc. Biến tuổi chủ hộ cũng cho kết quả tương tự. Có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn đối với những chủ hộ đang sống ly thân, ở thành thị, chủ hộ sống ly thân lại chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng, nhưng ở khu vực nông thôn thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại, chủ hộ sống ly thân chi tiêu giáo dục ít hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng.

Biến dân tộc chủ hộ không có ý nghĩa thống kê đối với khu vực thành thị, nhưng lại có tác động đến chi tiêu giáo dục đối với khu vực nông thôn. Cụ thể ở khu vực nông thôn, chủ hộ là người dân tộc kinh chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ là dân tộc khác 0.87% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (trong khi kết quả đối với mô hình toàn quốc là 0.82%). Có thể thấy, ở khu vực thành thị thì các hộ gia đình có chủ hộ là người kinh hay người dân tộc khác cũng không ảnh hưởng đến việc gia đình đó đầu tư vào giáo dục cho các thành viên trong gia đình như thế nào.

Đối với nhóm biến về nghề nghiệp của chủ hộ, kết quả cho thấy ở thành thị những hộ gia đình có chủ hộ làm công ăn lương và những hộ gia đình có chủ hộ kinh doanh dịch vụ có mức chi tiêu giáo dục cao hơn. Trong khi đó ở khu vực nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản lại có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn. (Nhóm tham chiếu là các hộ gia đình có chủ hộ không làm trong cả ba lĩnh vực trên).

Bằng cấp chủ hộ có ý nghĩa thống kê đối với cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tu nhiên chủ hộ có bằng cấp từ cao đẳng trở lên lại không có ý nghĩa thống kê ở khu vực thành thị, trong khi đó ở khu vực nông thôn lại có ý nghĩa thống kê cao. Ở thành thị, chủ hộ có bằng tốt nghiệp Tiểu học và THCS chi tiêu nhiều hơn so với chủ hộ không có bằng cấp gì và tỉ lệ này cao hơn so với khu vực nông thôn, nhưng đối với chủ hộ tốt nghiệp THCS thì ở khu vực nông thôn lại chi cho giáo dục cao hơn so với thành thị ở cùng một nhóm tham chiếu.

Các hộ gia đình ở thành thị có thêm một trẻ em là nam giới đi học sẽ chi tiêu thêm 3.15% cho giáo dục trong tổng chi tiêu, còn nếu thêm một trẻ em là nữ đi học sẽ chi tiêu nhiều thêm 3.11% cho giáo dục trong tổng chi tiêu của gia đình. Trong khi con số này ở khu vực nông thôn lần lượt là 2.69% và 2.21%. Có thể thấy kể cả ở thành thị hay nông thôn thì việc có them một trẻ em đi học đều là một gánh nặng của gia đình, việc đầu tư cho trẻ em là nam cao hơn cho nữ ở cả hai khu vực, khi so sánh kết quả này ở hai khu vực với nhau ta thấy ở thành thị cao hơn ở nông thôn kể cả việc đầu tư cho một trẻ em là nam giới hay cho trẻ em là nữ giới đi học.

Như vậy có thể thấy chủ hộ là nam giới ở thành thị dành tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với chủ hộ là nam giới ở nông thôn. Chủ hộ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên không có ý nghĩa thống kê ở thành thị. Chủ hộ đang sống trong tình trạng ly thân lại làm tăng chi tiêu giáo dục so với chủ hộ đang có vợ/chồng ở khu vực thành thị nhưng lại làm giảm chi tiêu giáo dục ở khu vực nông thôn. Thu nhập của hộ gia đình hầu như không có ý nghĩa thống kê. Không tìm thấy sự thay đổi về tỉ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của các hộ ở cả thành thị và nông thôn qua các năm.

Bây giờ nghiên cứu tiến hành chia toàn bộ mẫu thành năm mức thu nhập khác nhau (ngũ phân vị của thu nhập) và ước lượng cùng một mô hình Tobit cho từng nhóm thu nhập nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục ở các khoảng thu nhập khác nhau. Các kết quả ảnh hưởng cận biên đến biến phụ thuộc được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5: Tác động biên của mô hình Tobit đối với các nhóm thu nhập

Tên biến

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

GIOITINH_CH

-0.0134***

-0.0103*

-0.0031

-0.0106***

-0.0140***

 

(0.0038)

(0.0054)

(0.0037)

(0.0037)

(0.0037)

TUOI_CH

-0.0005***

-0.0002

-0.0000

0.0001

0.0001

 

(0.0001)

(0.0001)

(0.0001)

(0.0001)

(0.0001)

HONNHAN_CH2

0.0090*

0.0108

-0.0139

0.0055

0.0092

 

(0.0048)

(0.0075)

(0.0110)

(0.0100)

(0.0110)

HONNHAN_CH3

0.0001

0.0117

-0.0113

0.0045

0.0039

 

(0.0049)

(0.0099)

(0.0081)

(0.0120)

(0.0138)

HONNHAN_CH4

0.0002

0.0064

-0.0047

0.0037

-0.0073

 

(0.0065)

(0.0110)

(0.0119)

(0.0152)

(0.0152)

HONNHAN_CH5

-0.0063

0.0029

-0.0131

0.0270

-0.0004

 

(0.0076)

(0.0122)

(0.0123)

(0.0241)

(0.0205)

DANTOC_CH

0.0120***

0.0087**

0.0080***

0.0069*

0.0106**

 

(0.0023)

(0.0040)

(0.0030)

(0.0037)

(0.0042)

LAMCONGANLUONG

-0.0016

0.0036

0.0039

0.0089***

0.0028

 

(0.0020)

(0.0026)

(0.0027)

(0.0028)

(0.0030)

NONGLAMTHUYSAN

0.0052**

0.0008

-0.0009

0.0017

0.0017

 

(0.0024)

(0.0023)

(0.0025)

(0.0023)

(0.0026)

KINHDOANHDICHVU

0.0012

0.0028

0.0036

0.0050

0.0072**

 

(0.0034)

(0.0031)

(0.0031)

(0.0030)

(0.0030)

BANGCAP_CH2

0.0013

0.0053

0.0043

0.0091**

0.0099**

 

(0.0024)

(0.0035)

(0.0034)

(0.0042)

(0.0047)

BANGCAP_CH3

0.0046*

0.0117**

0.0078**

0.0105***

0.0105**

 

(0.0027)

(0.0053)

(0.0034)

(0.0040)

(0.0046)

BANGCAP_CH4

0.0023

0.0073

0.0203***

0.0134***

0.0192***

 

(0.0047)

(0.0051)

(0.0049)

(0.0047)

(0.0051)

BANGCAP_CH5

 

-0.0424

0.0221**

0.0008

0.0163***

 

 

(0.2904)

(0.0086)

(0.0052)

(0.0060)

TROCAP1

-0.0038*

-0.0028

-0.0011

-0.0049*

-0.0051*

 

(0.0021)

(0.0025)

(0.0027)

(0.0026)

(0.0026)

SONAMDANGHOC

0.0221***

0.0255***

0.0284***

0.0318***

0.0317***

 

(0.0015)

(0.0095)

(0.0017)

(0.0017)

(0.0018)

SONUDANGHOC

0.0176***

0.0231***

0.0261***

0.0298***

0.0248***

 

(0.0015)

(0.0086)

(0.0016)

(0.0017)

(0.0016)

2012

0.0011

-0.0028

0.0018

-0.0003

0.0042

 

(0.0017)

(0.0022)

(0.0024)

(0.0024)

(0.0028)

2014

0.0011

0.0008

-0.0004

-0.0042*

0.0025

 

(0.0021)

(0.0023)

(0.0025)

(0.0024)

(0.0027)

Số quan sát

967

1,032

1,084

1,115

1,132

Số nhóm

580

775

836

834

667

Ghi chú: độ lệch chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn

Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1

Kết quả cho thấy, ở nhóm thu nhập trung bình, giới tính chủ hộ không có ý nghĩa thống kê, còn ở các nhóm thu nhập khác cho thấy có sự chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục theo giới tính chủ hộ, chủ hộ là nam giới đều dành tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ ít hơn là chủ hộ là nữ giới. Trong đó ở nhóm thu nhập cao nhất, sự chênh lệch này là cao nhất sau đó đến nhóm thu nhập thấp nhất (ở các nhóm thu nhập này chủ hộ là nam chi tiêu ít hơn chủ hộ là nữ lần lượt là 1.4% và 1.34%). Trong khi đó tuổi chủ hộ chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm thu nhập thấp nhất. Cũng ở nhóm thu nhập thấp nhất, chủ hộ đang có vợ/chồng chi tiêu nhiều hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng là 0.9% trong tổng chi tiêu, đối với các nhóm thu nhập khác, tình trạng hôn nhân của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê.

Ở tất cả các nhóm thu nhập, dân tộc chủ hộ đều có ảnh hưởng tích cực tới chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, chủ hộ là người dân tộc Kinh dành tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục cao hơn so với chủ hộ là người dân tộc khác. Ở nhóm thu nhập thấp nhất, chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu nhiều hơn 1.2% cho giáo dục trong tổng chi tiêu so với chủ hộ là dân tộc khác, ở nhóm thu nhập thấp là 0.87%, nhóm thu nhập trung bình là 0.89%, nhóm thu nhập cao là 0.69% và nhóm thu nhập cao nhất là 1.06%. Như vậy ta thấy chênh lệch về tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc Kinh so với chủ hộ là người dân tộc khác cao nhất ở nhóm thu nhập thấp nhất.

Biến chủ hộ có bằng tốt nghiệp Tiểu học chỉ có ý nghĩa thống kê đối với gia đình thuộc nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập cáo nhất. Chủ hộ có bằng tốt nghiệp THCS có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ ở cả 5 nhóm thu nhập, kết quả cho thấy, chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chủ hộ có bằng tốt nghiệp THCS so với chủ hộ không có bằng cấp gì cao nhất ở nhóm thu nhập thứ hai và thấp nhất ở nhóm thu nhập thứ nhất. Chủ hộ có bằng tốt nghiệp THPT ở nhóm thu nhập trung bình chi tiêu nhiều hơn so với chủ hộ không có bằng cấp gì là 2.03%, trong khí đó kết quả này ở nhóm thu nhập cao nhất là 1.92% và ở nhóm trung bình cao là 1.34%.  Chủ hộ có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục ở nhóm thu nhập trung bình và nhóm thu nhập cao.

Số trẻ em đang đi học trong hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở tất cả các nhóm thu nhập, theo đó cứ tăng một trẻ nam đang đi học trong hộ thì tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trên tổng chi tiêu của hộ sẽ tăng ở các nhóm thu nhập lần lượt là 2.21%, 2.55%, 2.84%, 3.18% và 3.17%. Trong khi đó cứ tăng một trẻ là nữ đi học thì tỉ trọng chi tiêu giáo dục ở các nhóm thu nhập tăng lần lượt là 1.76%, 2.31%, 2.61%, 2.98% và 2.48%. Như vậy, kể cả tăng trẻ em là nam hay là nữ đi học thì các hộ gia đình ở nhóm thu nhập trung bình cao có mức tăng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn cả so với các nhóm khác, tiếp theo là nhóm thu nhập cao, tăng thấp nhất nằm ở các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp.

Như vậy, khi phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình thuộc các nhóm thu nhập khác nhau, kết quả khá tương đồng với ước lượng mô hình cho toàn bộ mẫu nghiên cứu

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit số liệu mảng với số liệu mảng thu thập từ điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê các năm 2010, 2012 và 2014. Kết quả ước mô hình và tính toán tác động cận biên cho toàn bộ mẫu nghiên cứu, cho các mẫu nhỏ hơn phân theo khu vực sống thành thị, nông thôn và phân theo các nhóm thu nhập của hộ gia đình cũng được trình bày. Kết quả cho thấy, thu nhập của hộ gia đình không có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình một cách có ý nghĩa thống kê. Bằng cấp chủ hộ, dân tộc chủ hộ và nơi sinh sống của hộ có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ, theo đó hộ gia đình có chủ hộ có bằng cấp cao chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn. Hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu nhiều hơn so với hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc khác, có sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình sống ở thành thị với hộ gia đình sống ở nông thôn.

Chủ hộ là nam giới ở thành thị dành tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với chủ hộ là nam giới ở nông thôn. Chủ hộ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên không có ý nghĩa thống kê ở thành thị. Chủ hộ đang sống trong tình trạng ly thân lại làm tăng chi tiêu giáo dục so với chủ hộ đang có vợ/chồng ở khu vực thành thị nhưng lại làm giảm chi tiêu giáo dục ở khu vực nông thôn. Thu nhập của hộ gia đình hầu như không có ý nghĩa thống kê. Không tìm thấy sự thay đổi về tỉ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của các hộ ở cả thành thị và nông thôn qua các năm.

Như vậy để các hộ gia đình tăng cường đầu tư chi tiêu giáo dục cho các thành viên trong gia đình ta thấy học vấn chủ hộ có ảnh hương dương đến chi tiêu cho giáo dục của hộ và chủ hộ có bằng cấp càng cao càng quan tâm đầu tư cho giáo dục hơn, vì vậy cần có các chính sách miễn, giảm học phí, tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho người đi học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả những điều này làm gia tăng đầu tư giáo dục trong tương lai mà học vẫn của chủ hộ được xem là thúc đẩy chi tiêu cho giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục giữa nông thôn với thành thị vì vậy cần quan tâm đầu tư đến chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn, có chính sách giảm sự chênh lệch về chất lượng và số lượng các loại hình giáo dục khác nhau, đầu tư xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho địa phương phát triển giáo dục nhằm giúp các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ giáo dục một cách dễ dàng hơn.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra có sự khác biệt về chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trong các nhóm thu nhập khác nhau. Tuổi chủ hộ chỉ có ý nghĩa thống kê đối với nhóm thu nhập thứ nhất. Giới tính chủ hộ không có ý nghĩa ở nhóm thu nhập thứ 3. Trong các trường hợp còn lại kết quả là khá tương đồng giữa các nhóm thu nhập với nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alba-Ramirez, A. (1993), ‘Mismatch in the Spanish labor market. Overeducation?’, The Journal of Human Resources, 28, 259 – 278.
  2. Dang Hai Anh, (2007), ‘The determinants and impact of private tutoring classes in Vietnam’, Economics of Education Review, 26(6), 683-698.
  3. Donkoh, S., A. & Amikuzuno, J., A., (2011), ‘The determinants of household education expenditure in Ghana’, Education Research Reviews, 6, 570 - 579.
  4. Glewwe, P. and H. Patrinos (1999), ‘The Role of the Private Sector in Education in Vietnam: Evidence from the Vietnam Living Standards Survey’, World Development, 27(5), 887-902.
  5. Huy Vu Quang, (2012), ‘Determinants of educational expenditure in Vietnam. RMIT University, Vietnam’, International Journal of Applied Economics, 9(1), 59-72.
  6. Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông, (2014), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục cho người dân ở đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31, 81-90.
  7. Knight ,  and  L.  Shi (1996),  ‘Educational  Attainment  and  the  Rural-Urban  Divide  in China’, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 58, 83-117.
  8. Mauldin, T., Mimura, Y. & Lino, M. (2001), ‘Parental expenditures on children's education’, Journal of Family and Economic Issues, 22(3), 221-241.
  9. Qian, J. and R. Smyth. (2010), ‘Educational Expenditure in Urban China: Income Effects, Family Characteristics and the Demand for Domestic and Overseas Education’, Applied Economics, 1-16.
  10. Sulaiman, N., Ismail, R., Othman, N. & Poo Bee Tin (2012), ‘The determinants of demand for Education among households in Malaysia’, International Business Management, 6 (5), 558-567.
  11. Tansel, A. (2005), ‘Demand for education in Turkey: A tobit analysis of private tutoring expenditures’, Economics of Education Review, 13(4), 303-313.
  12. Verdugo, R. R. and Verdugo, N. T. (1989), ‘The impact of surplus schooling on earnings. Some additional Findings’, Journal of Human Resources, 24, 629-643.

 

[1] Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; Email: nghicdkt@gmail.com

 

MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU GIÁO DỤC CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

THE MODEL ANALYSE THE FACTORS AFFECTING VIETNAMESE HOUSEHOLD EXPENDITURE ON EDUCATION

Hoàng Thanh Nghị[1]

                       

Tóm tắt

            Mục đích của nghiên cứu này là ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình tobit số liệu mảng với số liệu thu được từ điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) các năm 2010, 2012 và 2014. Các kết quả từ mô hình ước lượng cho thấy thu nhập của hộ có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục của hộ. Các yếu tố về đặc điểm chủ hộ như: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, bằng cấp chủ hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Hôn nhân của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê. Các gia đình dành khoản chi nhiều hơn cho thành viên nam đang đi học, chủ hộ là người dân tộc Kinh dành khoản chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn chủ hộ là dân tộc khác.

Từ khóa: Chi tiêu giáo dục; hộ gia đình; mô hình Tobit, tác động biên

Abstract

The paper is conducted for analyzing factors affecting Vietnamese household expenditure on education by using the Tobit model with panel data from Vietnam Household Living Standards Survey (VHLSS) 2010, 2012 and 2014. The results show that household’s income has a positive impact on the household expenditure on education. The factors of household’s characteristics such as age, gender, occupation, and degree of household’s head affecting educational expenditure. Marriage of the household’s head is not statistically significant. The households spend more money for male members, Kinh household’s head spend  on education more than household’s head of other ethnic groups.

Keywords: Expenditure on education; household; Tobit model; marginal effect

 

 

  1. Giới thiệu

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục và đầu tư cho giáo dục, giáo dục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói, là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế, từ đó giáo dục đã và đang phát triển cả về lượng và chất. Ở cấp độ vĩ mô, giáo dục giúp cho các cá nhân trong xã hội đạt được những kiến thức, kỹ năng tốt hơn và là cách thức cơ bản để tích lũy vốn con người nên tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ở cấp độ vi mô, đối với các hộ gia đình, đầu tư vào giáo dục được coi là con đường chính giúp xóa đói, giảm nghèo và làm tăng thu nhập, còn một lý do khác liên quan đến địa vị xã hội, những người có học thức cao nói chung luôn luôn được mọi người tôn trọng trong xã hội.

Theo truyền thống, người Việt Nam đặt một giá trị rất cao về giáo dục và các hộ gia đình có xu hướng chi tiêu một số lượng đáng kể các nguồn lực cho giáo dục của con em họ đặc biệt là khi mức sống gia đình Việt Nam có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình là một chỉ số đại diện cho sự quan tâm của hộ đến giáo dục của trẻ. Các yếu tố kinh tế xã hội của hộ gia đình, đặc điểm của chủ hộ hay đặc điểm nơi sống của hộ có phải là các yếu tố quyết định đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình hay không? Các hộ gia đình sinh sống ở các khu vực khác nhau và mức thu nhập khác nhau có đầu tư khác nhau cho giáo dục con cái của họ hay không? Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng mô hình Tobit số liệu mảng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục đào tạo đã và đang là vấn đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới trong các năm qua. Các nghiên cứu dù được thực hiện ở các quốc gia khác nhau, với những đặc điểm kinh tế - xã hội có nhiều điểm khác biệt, nhưng kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình vẫn có nhiều nét tương đồng, có thể kể đến nhóm các yếu tố như sau:

1) Đặc điểm của chủ hộ như: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng việc làm.

2) Đặc điểm của hộ như: thu nhập, số người đang đi học trong hộ theo cấp học, nơi sinh sống của hộ gia đình...

Trong nghiên cứu của Maudlin và cộng sự (2001) với dữ liệu khảo sát chi tiêu tiêu dùng năm 1996 được thực hiện bởi Cục điều tra Dân số Hoa Kỳ với quy mô mẫu 1158 hộ gia đình, trong đó có 331 hộ có chi tiêu giáo dục và 827 hộ không có chi tiêu giáo dục cho trẻ cấp tiểu học và trung học. Nghiên cứu sử dụng mô hình double – hurdle gồm mô hình hồi quy Probit, kết quả cho thấy thu nhập sau thuế của hộ gia đình có mối quan hệ đến xác suất quyết định tham gia chi tiêu giáo dục, nghĩa là những hộ có thu nhập sau thuế cao hơn thì xác suất tham gia và mức chi tiêu giáo dục sẽ cao hơn so với những hộ có mức thu nhập sau thuế thấp hơn. Trình độ học vấn và tuổi của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến xác suất quyết định tham gia chi tiêu giáo dục cũng như quyết định phân bổ chi tiêu này. Hơn nữa, xác suất quyết định tham gia chi tiêu giáo dục của hộ gia đình sống ở nông thôn không có sự khác biệt nhiều so với thành thị, tuy nhiên khi hộ gia đình thành thị nếu có chi tiêu giáo dục thì sẽ có xu hướng chi tiêu lớn hơn so với hộ gia đình sống ở nông thôn.

Theo Tilak và Jandhyala (2002), nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ thông qua cuộc khảo sát phát triển con người ở vùng nông thôn Ấn Độ của Hội đồng quốc gia về Nghiên cứu kinh tế ứng dụng năm 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập của hộ có tác động dương đến chi tiêu giáo dục của hộ, quy mô hộ gia đình làm tăng chi tiêu hộ gia đình nhưng mang tính gánh nặng, tiêu cực. Trình độ học vấn của chủ hộ ở nông thôn là yếu tố quan trọng cho chi tiêu giáo dục của trẻ, khi đó trình độ giáo dục tác động dương đến mức chi tiêu này.

Donkoh và Amikuzuno (2011) trong một nghiên cứu với quy mô mẫu 3941 hộ gia đình được lấy từ khảo sát mức sống ở Ghana do dịch vụ thống kê Ghana và Ngân hàng thế giới thu thập. Nghiên cứu cho rằng chủ hộ là nam có xác suất phát sinh chi tiêu giáo dục thấp hơn khi chủ hộ là nữ và tuổi của chủ hộ tác động âm đến xác suất chi tiêu này, trong khi tuổi bình phương lại tác động dương, từ đó cho thầy chủ hộ trẻ tuổi có xu hướng chi giáo dục thấp hơn chủ hộ lớn tuổi hay chủ hộ trẻ tuổi chưa quan tâm lắm đến chi tiêu giáo dục của trẻ. Bên cạnh đó, học vấn của chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều và có hệ số tác động dương đến mức chi tiêu này, hộ gia đình sống ở thành thị có xu hướng xác suất chi tiêu thấp hơn so với hộ gia đình sống ở nông thôn.

Theo nghiên cứu của Sulaiman và cộng sự (2012) về chi tiêu giáo dục của 3309 hộ gia đình trên 10 bang của Malaysia, kết quả ước lượng OLS cho thấy logarit tự nhiên thu nhập hàng tháng của hộ gia đình có tác động dương đến chi tiêu giáo dục hàng tháng của hộ. Tuổi và tuổi bình phương chủ hộ cũng tác động dương đến mức chi tiêu này, tuy nhiên kết quả cụ thể cho thấy tuổi của người mẹ có tác động ngược chiều đến chi tiêu giáo dục. Phân tích cũng cho thấy nếu nghề nghiệp của chủ hộ trong khu vực tư nhân sẽ có mức chi tiêu giáo dục cao hơn so với chủ hộ có nghề nghiệp trong khu vực công và số trẻ em cũng tác động dương đến mức chi tiêu này. Cuối cùng, với mức ý nghĩa 5% thì trình độ của chủ hộ không có tác động đến chi tiêu giáo dục.

Theo Rojas Villamil (2012) cho nghiên cứu phân tích của 3013 hộ gia đình có chi tiêu giáo dục bình quân cơ bản cho trẻ em dưới 14 tuổi và dữ liệu được lấy từ khảo sát hộ gia đình quốc gia với sự thực hiện của cục thống kê quốc gia Colombia năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì mức độ chi tiêu giáo dục bình quân càng cao, trong khi quy mô hộ gia đình có tác động âm đến chi tiêu giáo dục và những hộ gia đình sống ở thành thị có mức chi tiêu cao hơn những hộ gia đình sống ở khu vực khác.

Không có nhiều nghiên cứu điều tra nhu cầu giáo dục cho con em các hộ gia đình Việt Nam. Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện bởi Glewwe và Patrinos (1999) sử dụng dữ liệu khảo sát hộ gia đình trong giai đoạn 1992-1993 đã phát hiện rằng khi thu nhập của các hộ gia đình tăng lên, khả năng chi tiêu cho giáo dục sẽ tăng lên, và có một xu hướng là các hộ gia đình ở khu vực đô thị chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục con cái của họ (hơn 79%). Họ cũng phát hiện ra rằng chi tiêu giáo dục có xu hướng tăng theo hướng từ phía Bắc vào phía Nam, và các hộ gia đình người Hoa chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn bất kỳ nhóm dân tộc nào khác (thêm khoảng 35% so với chi tiêu của người Việt). Cũng có sự phân biệt đối xử về giới tính về chi tiêu cho giáo dục, cụ thể số tiền chi cho các cô gái là ít hơn so với số tiền chi cho bé trai khoảng 5%.

Nghiên cứu của Huy Vu Quang (2012) sử dụng mô hình Tobit và dữ liệu VHLSS 2006 với quy mô 9189 hộ gia đình và 39071 cá nhân trong cả nước. Kết quả hồi quy cho biết thu nhập của hộ có tác động dương đến chi tiêu giáo dục hay thu nhập hàng năm của hộ càng cao thì chi tiêu giáo dục càng lớn. Trong khi nếu tăng số trẻ em trong độ tuổi đi học cấp tiểu học và trung học thì hộ gia đình có xu hướng gia tăng chi tiêu giáo dục, ngược lại, nếu tăng số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non và đại học thì làm sụt giảm chi tiêu giáo dục, như vậy chi phí giáo dục ở trẻ cấp tiểu học và trung học có khả năng cao hơn so với cấp mầm non và đại học. trình độ học vấn của chủ hộ cũng có tác động cùng chiều đến chi tiêu giáo dục, theo đó, nếu chủ hộ có học vấn dưới tiểu học sẽ có mức chi tiêu thấp hơn chủ hộ có học vấn trung học cơ sở hoặc cao hơn. Nghề nghiệp chủ hộ cũng có mối quan hệ cùng chiều tới chi tiêu giáo dục, trong khi tình trạng hôn nhân chủ hộ nếu ở góa hoặc ly thân sẽ tác động tới mức chi tiêu này thấp hơn các trường hợp khác. Chủ hộ là nam có mức chi tiêu giáo dục thấp hơn chủ hộ là nữ, tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê. Cuối cùng, những hộ gia đình sống ở miền Nam và miền Bắc có ảnh hưởng đến mức chi tiêu giáo dục thấp hơn so với những hộ sống miền Trung.

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Khái quát về điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam

Nhằm thu thập các thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình mục tiêu quốc gia của Đảng và Nhà nước để không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước, các vùng và các địa phương; đồng thời cung cấp số liệu để tính quyền số của chỉ số giá tiêu dùng, cũng như thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu, phân tích một số chuyên đề về quản lý điều hành và quản lý rủi ro và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia, tính đến nay, Tổng cục thống kê đã tiến hành 9 cuộc điều tra mức sống lớn với 2 tên gọi khác nhau: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam - VLSS vào các năm 1993-1994, 1997-1998 và Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam - VHLSS (Vietnam Households Living Standard Survey ) vào các năm 2002, năm 2004, năm 2006, năm 2008, năm 2010, năm 2012 và năm 2014.

Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam được thực hiện 2 năm một lần nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam, đồng thời thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo được quy định trong Văn kiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, cuộc điều tra này cũng sẽ góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam đã đề ra.

Cuộc khảo sát này sử dụng hai loại phiếu phỏng vấn: loại phiếu phỏng vấn hộ gia đình và loại phiếu phỏng vấn xã. Loại phiếu phỏng vấn hộ gia đình gồm: Phiếu phỏng vấn thu nhập chi tiêu (áp dụng cho mẫu thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông tin của nội dung khảo sát; Phiếu phỏng vấn thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng (áp dụng cho mẫu thu nhập và quyền số chỉ số giá tiêu dùng) gồm các thông tin của nội dung khảo sát trừ các thông tin về chi tiêu của hộ và thêm thông tin để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng; và Phiếu quyền số chỉ số giá tiêu dùng. Phiếu phỏng vấn được thiết kế tương đối chi tiết giúp điều tra viên ghi chép thuận lợi, đồng thời tránh bỏ sót các khoản mục và tăng tính thống nhất giữa các điều tra viên, từ đó nâng cao chất lượng số liệu khảo sát.

Thông tin thu thập từ các cuộc khảo sát này gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sống của các hộ gia đình trên cả nước và những điều kiện kinh tế xã hội cơ bản (đặc điểm của xã/phường…) có tác động đến mức sống của người dân nơi họ sinh sống, bao gồm một số nội dung cụ thể như sau:

Đối với hộ gia đình:

- Một số đặc điểm về nhân khẩu học của các thành viên trong hộ, gồm: Tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân.

- Thu nhập của hộ gia đình, gồm: Mức thu nhập; thu nhập phân theo nguồn thu (tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạt động ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ tự làm của hộ gia đình; thu khác); thu nhập phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế.

- Chi tiêu hộ gia đình: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi (chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác theo danh mục các nhóm / khoản chi tiêu để tính quyền số chỉ số giá tiêu dùng).

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng thành viên trong hộ gia đình.

- Tình trạng ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế.

- Tình trạng việc làm, thời gian làm việc.

- Tài sản, nhà ở và các tiện nghi như đồ dùng, điện, nước, điều kiện vệ sinh.

- Tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo, tình hình tín dụng.

- Quản lý điều hành và quản lý rủi ro

Đối với cấp xã:

- Một số tình hình chung về nhân khẩu, dân tộc.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu, gồm: hiện trạng điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nguồn nước.

- Tình trạng kinh tế, gồm: Tình hình sản xuất nông nghiệp (đất đai, xu hướng và nguyên nhân tăng giảm sản luợng các cây trồng chính, các điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất như tưới tiêu, khuyến nông); cơ hội việc làm phi nông nghiệp.

- Một số thông tin cơ bản về trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường. 

Cuộc khảo sát được áp dụng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra phỏng vấn chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ gia đình. Đội trưởng đội khảo sát phỏng vấn lãnh đạo xã và các cán bộ địa phương có liên quan và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn xã. Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sát không chấp nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu và các biến số

 Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập từ cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Households Living Standard Survey - VHLSS) các năm 2010, 2012 và 2014 được thực hiện bởi Tổng cục thống kê Việt. Sau khi sử dụng phần mềm Stata để ghép nối dữ liệu các năm từ 2010 đến 2014 theo id hộ thu được dữ liệu mảng cho nghiên cứu với số quan sát là 1921 hộ cho mỗi năm. 

Các biến số sử dụng trong nghiên cứu này được tóm tắt trong bảng 1.

Bảng 1. Mô tả tóm tắt các biến trong mô hình

Tên biến

Mô tả biến

Giá trị trung bình/tần suất

TONGCHIGD

Tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trên tổng chi tiêu của hộ gia đình

4,1%

GIOITINH_CH

Giới tính chủ hộ (Biến giả: nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị = 0 nếu chủ hộ là nữ)

75.54% chủ hộ là nam

24.46% chủ hộ là nữ

TUOI_CH

Tuổi của chủ hộ (biến liên tục)

50.2 tuổi

HONNHAN_CH1

Chủ hộ chưa có vợ/chồng (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu đang chưa có vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác)

2.29% chủ hộ chưa có vợ hoặc chồng

HONNHAN_CH2

Chủ hộ có vợ/chồng (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu đang có vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác)

81.38% chủ hộ đang có vợ/chồng

HONNHAN_CH3

Chủ hộ góa vợ/chồng (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu là góa vợ/chồng, = 0 trong trường hợp khác)

13.95% chủ hộ góa vợ hoặc chồng

HONNHAN_CH4

Chủ hộ đã ly hôn (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu chủ hộ đã ly hôn, = 0 trong trường hợp khác)

1.72% chủ hộ đã ly hôn

HONNHAN_CH5

Chủ hộ sống ly thân (biến giả: nhận giá trị = 1 nếu đang sống ly thân, = 0 trong trường hợp khác)

0.66% chủ hộ đang sống ly thân

DANTOC_CH

Dân tộc chủ hộ (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu là dân tộc kinh, bằng 0 nếu là dân tộc khác)

80.99% chủ hộ là dân tộc kinh, 19.01% chủ hộ là dân tộc khác

LAMCONGANLUONG

Chủ hộ làm trong lĩnh vực làm công ăn lương (người làm việc cho người sử dụng lao động ở khu vực Nhà nước hay khu vực tư nhân và nhận thù lao bằng tiền lương, tiền công, hoa hồng, hiện vật)  (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu là làm công ăn lương, bằng 0 trong trường hợp khác)

39.35% chủ hộ làm trong lĩnh vực làm công ăn lương

NONGLAMTHUYSAN

Chủ hộ làm trong lĩnh vực hoạt động tự sản xuất hoặc dịch vụ về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu làm trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản, bằng 0 trong trường hợp khác)

58.50% chủ hộ làm trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản

KINHDOANHDICHVU

Chủ hộ làm trong lĩnh hoạt động ngành nghề tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông, lâm, thủy sản (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu làm trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, bằng 0 trong trường hợp khác)

20.14% chủ hộ làm trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ

BANGCAP_CH1

Chủ hộ không bằng cấp (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ không có bằng cấp, bằng 0 trong trường hợp khác)

20.55% chủ hộ chưa có bằng cấp

BANGCAP_CH2

Chủ hộ tốt nghiệp tiểu học (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp tiểu học, bằng 0 trong trường hợp khác)

27.52% chủ hộ tốt nghiệp tiểu học

BANGCAP_CH3

Chủ hộ tốt nghiệp THCS (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp THCS, bằng 0 trong trường hợp khác)

31.00% chủ hộ tốt nghiệp THCS

BANGCAP_CH4

Chủ hộ tốt nghiệp THPT (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp THPT, bằng 0 trong trường hợp khác)

15.07% chủ hộ tốt nghiệp THPT

BANGCAP_CH5

Chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên, bằng 0 trong trường hợp khác)

5.85% chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng trở lên

HOCTHEM

Hộ gia đình có thành viên đang tham gia học thêm ở các cấp học (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu có ít nhất một thành viên học thêm, bằng 0 nếu không có)

23.44% hộ có ít nhất một thành viên học thêm

TROCAP

Hộ có được hưởng trợ cấp giáo dục (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu có ít nhất một thành viên được hưởng trợ cấp giáo dục, bằng 0 nếu không có)

18.26% hộ có ít nhất một thành viên được hưởng trợ cấp giáo dục

NOISONG

Nơi sinh sống của hộ (biến giả: nhận giá trị bằng 1 nếu sống ở thành thị, bằng 0 nếu ở nông thôn)

26.65% ở thành thị

73.35% ở nông thôn

SONAMDANGHOC

Tổng số nam đang học trong hộ (biến liên tục)

0.46 (max = 4)

SONUDANGHOC

Tổng số nữ đang học trong hộ (biến liên tục)

0.42 (max = 4)

NHOMTHUNHAP1

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập thấp nhất

19762.13 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP2

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập trung bình thấp

40707.93 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP3

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập trung bình

64659.96 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP4

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập trung bình cao

98510.96 nghìn đồng

NHOMTHUNHAP5

Thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập cao nhất

203695.03 nghìn đồng

3.2. Mô hình nghiên cứu

Sau khi đã thực hiện ghép nối dữ liệu VHLSS các năm 2010, 2012 và 2014 thành số liệu mảng, kết quả từ bảng 2 cho thấy số hộ gia đình và tỉ lệ số hộ gia đình có phát sinh chi tiêu cho giáo dục.

Bảng 2: Số hộ và tỉ lệ số hộ có chi tiêu cho giáo dục

Năm

Tổng số hộ

Số hộ gia đình có chi tiêu cho giáo dục

Tỉ lệ số hộ có chi tiêu cho giáo dục (%)

2010

1914

1227

64.12

2012

1921

1196

62.26

2014

1921

1155

60.12

Tổng

5756

3578

62.16

Nguồn: Tính toán của tác giả từ VHLSS 2010, 2012 và 2104

Vì các quan sát chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục cho thấy có tồn tại những hộ gia đình không có chi tiêu, do đó mô hình Tobit số liệu mảng với mẫu được kiểm duyệt sau đây được sử dụng:

Với  

Trong đó biến phụ thuộc TONGCHIGIAODUC được tính bằng tỉ lệ chi tiêu giáo dục trên tổng chi tiêu của hộ gia đình.

Thứ nhất, mô hình được ước lượng và tính các tác động cận biên cho toàn bộ mẫu trong dữ liệu nghiên cứu. Thứ hai, chúng tôi nhóm các mẫu theo khu vực thành thị, nông thôn và sử dụng cùng mô hình để ước lượng riêng cho từng khu vực sinh sống của hộ. Thứ ba, toàn bộ mẫu được chia thành năm mức thu nhập khác nhau (ngũ phân vị của thu nhập) và sử dụng cùng một mô hình để ước lượng riêng cho từng mẫu nhỏ nhằm khảo sát ảnh hưởng của các biến độc lập lên chi tiêu cho giáo dục ở từng hộ gia đình đối với mỗi mức thu nhập..

  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 3 Trình bày kết quả ước lượng hợp lý cực đại cho mô hình Tobit số liệu mảng về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục hàng năm của hộ gia đình và các ảnh hưởng cận biên có điều kiện đến chi tiêu giáo dục dương.

Bảng 3: Kết quả ước lượng mô hình Tobit và tác động biên

 

Mô hình Tobit

Tên biến

Hệ số ước lượng

Tác động biên

GIOITINH_CH

-0.0209***

-0.0089***

 

(0.0041)

(0.0019)

TUOI_CH

-0.0005***

-0.0002***

 

(0.0001)

(0.0001)

HONNHAN_CH2

0.0127

0.0050

 

(0.0096)

(0.0036)

HONNHAN_CH3

0.0055

0.0023

 

(0.0098)

(0.0041)

HONNHAN_CH4

0.0009

0.0004

 

(0.0127)

(0.0052)

HONNHAN_CH5

-0.0105

-0.0041

 

(0.0156)

(0.0058)

DANTOC_CH

0.0215***

0.0082***

 

(0.0040)

(0.0015)

LAMCONGANLUONG

0.0069**

0.0028**

 

(0.0029)

(0.0012)

NONGLAMTHUYSAN

0.0058**

0.0023**

 

(0.0029)

(0.0012)

KINHDOANHDICHVU

0.0064*

0.0027*

 

(0.0033)

(0.0014)

BANGCAP_CH2

0.0117***

0.0049***

 

(0.0037)

(0.0016)

BANGCAP_CH3

0.0168***

0.0070***

 

(0.0038)

(0.0016)

BANGCAP_CH4

0.0257***

0.0113***

 

(0.0046)

(0.0022)

BANGCAP_CH5

0.0131**

0.0056*

 

(0.0065)

(0.0029)

TROCAP1

-0.0087***

-0.0035***

 

(0.0028)

(0.0011)

NOISONG

0.0164***

0.0069***

 

(0.0035)

(0.0015)

SONAMDANGHOC

0.0688***

0.0280***

 

(0.0019)

(0.0008)

SONUDANGHOC

0.0599***

0.0244***

 

(0.0018)

(0.0008)

NHOMTHUNHAP2

0.0052

0.0022

 

(0.0037)

(0.0015)

NHOMTHUNHAP3

0.0055

0.0023

 

(0.0039)

(0.0016)

NHOMTHUNHAP4

0.0089**

0.0037**

 

(0.0041)

(0.0018)

NHOMTHUNHAP5

0.0080*

0.0033*

 

(0.0046)

(0.0019)

2012

0.0021

0.0008

 

(0.0023)

(0.0009)

2014

-0.0007

-0.0003

 

(0.0024)

(0.0010)

Hệ số góc

-0.0635***

 

 

(0.0123)

 

Số quan sát

5,330

5,330

Số id

1,850

1,850

Ghi chú: độ lệch chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn

Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1

Kết quả cho thấy các biến về tình trạng hôn nhân của chủ hộ; các nhóm thu nhập thấp và thu nhập trung bình là các biến không có ý nghĩa thống kê. Hầu hết các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trở lên. Các biến số thuộc về đặc điểm chủ hộ như: giới thính chủ hộ; tuổi chủ hộ; dân tộc chủ hộ; bằng cấp cao nhất của chủ hộ và nghề nhiệp chủ hộ có ý nghĩa thống kê cao. Biến năm không có ý nghĩa thống kê điều cho cho thấy qua các năm 2010 đến 2014, các hộ trong mẫu nghiên cứu không có sự thay đổi về tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ.

Giới tính chủ hộ có ảnh hưởng mạnh đến tỉ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ gia đình, kết quả cho thấy chủ hộ là nam giới lại có xu hướng chi tiêu ít hơn so với chủ hộ là nữ giới (ở đây chủ hộ là nữ giới làm nhóm tham chiếu trong kết quả hồi quy), cụ thể, chủ hộ nam giới dành khoản chi tiêu cho giáo dục ít hơn khoảng 0.9% trong tổng chi tiêu so với chủ hộ là nữ giới trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả của Aslan, Kingdon (2005) và Donkor, Amgiuzuko (2011). Lý do của kết quả trên là phụ nữ Việt Nam thường là những người chăm lo nội trợ cho gia đình và chăm sóc con cái nhiều hơn là nam giới, công việc đó chiếm phần lớn thời gian trong cuộc sống hàng ngày, do vậy phụ nữ thường là những người quan tâm và để ý đến việc học của con ngay từ khi đứa trẻ bước chân vào ghế nhà trường.

Dân tộc chủ hộ có mối quan hệ cùng chiều và có ảnh hưởng tới đến tỉ lệ chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Khi lấy chủ hộ là người dân tộc thiểu số làm tham chiếu, kết quả cho thầy chủ hộ là người dân tộc Kinh dành tỉ lệ chi cho giáo dục cao hơn trong tổng chi tiêu so với chủ hộ là người dân tộc khác (cao hơn 0.82%).

Chủ hộ làm trong lĩnh vực làm công ăn lương dành tỉ lệ chi nhiều hơn 0.28%, chủ hộ làm trong lĩnh vực Nông lâm thủy sản và kinh doanh dịch vụ cũng có tỉ lệ chi giáo dục cao hơn (0.23% và 0.27%) so với nhóm chủ hộ không nằm trong bả ba trường hợp trên.

Bằng cấp cao nhất của chủ hộ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, với trình độ, bằng cấp cao có được thông qua giáo dục của bản thân cộng với với sự ảnh hưởng trong gia đình, chủ hộ có bằng cấp cao hơn sẽ quyết định dành khoản chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn và bản thân họ mong muốn mọi người trong gia đình cũng đạt được những thành tựu tốt trong học tập để chuẩn bị cho tương lai của chính họ, ngược lại khi chủ hộ có bằng cấp thấp hoặc không có bằng cấp thường xem nhẹ vấn đề học tập và đầu tư cho học tập của thành viên trong gia đình mà họ lại quan tâm và dành thời gian, tiền bạc cho các chi tiêu khác. Kết quả cụ thể như sau: (ở đây chủ hộ không có bằng cấp gì là nhóm tham chiếu) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, đối với chủ hộ có bằng Tiểu học dành tỉ lệ chi cho giáo dục cao hơn 0.49%; chủ hộ tốt nghiệp THCS chi cao hơn 0.7%; chủ hộ tốt nghiệp THPT chi cao hơn 1.13%; chủ hộ tốt nghiệp CĐ trở lên chi cao hơn 0.56% so với chủ hộ không có bằng cấp gì.

Nhóm các biến về đặc điểm hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ. Nơi sinh sống của hộ là thành thị hay nông thôn có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Các hộ gia đình ở thành thị dành tỉ lệ chi giáo dục cao hơn 0.69% so với các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp khi mà ở thành thị các dịch vụ về giáo dục đa dạng hơn, có nhiều khoản chi không bắt buộc hơn và đặc biệt có nhiều hệ thống trường tư thục và trường dân lập hơn, các trường này thường có khoản thu khá cao so với các trường công lập.

Những hộ gia đình mà có thành viên đang đi học được hưởng các khoản từ các tổ chức trợ giúp cho giáo dục có ảnh hưởng âm đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Các hộ này chi tiêu ít hơn khoảng 0.35% tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu so với các hộ không có thành viên được hưởng các khoản này. Kết quả cho thấy là hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì vậy xã hội hóa giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng góp phần phát triển giáo dục hiện nay.

Số lượng trẻ em đang đi học trong hộ có ảnh hưởng dương đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả cho thấy cứ tăng một trẻ là nam giới đi học trong hộ thì hộ gia đình đó sẽ phải tăng tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục them 2.8%, trong khi đó cứ tăng một trẻ là nữ đi học thì hộ đó tăng 2.4% chi tiêu cho giáo dục. Kết quả cũng cho thấy mức chi cho giáo dục cho nam cao hơn cho trẻ là nữ, do vậy các hộ gia đình cần phải cân bằng chi tiêu cho giáo dục của hộ ở cả hai giới.

Thu nhập của hộ gia đình chỉ ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ đối với những gia đình nằm ở nhóm thu nhập thứ tư và thứ năm (nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập cao nhất). Ảnh hưởng cận biên của các mức thu nhập khác nhau cho thây hai nhóm này có khoản chi cho giáo dục cao hơn so với nhóm thu nhập thấp nhất lần lượt là 0.37% và 0.33% (Ở đây nhóm thu nhập thấp nhất là nhóm tham chiếu).

Nhìn chung, các hộ gia đình có thu nhập cao hơn, có chủ gia đình là những người  có trình độ học vấn cao và có nhiều trẻ em đang ở độ tuổi đi học hơn có xu hướng chi nhiều hơn cho việc giáo dục con cái. Kết quả thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu giáo dục là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của Knight và Shi (1996); Hannum (2005).

Tiếp theo để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn, chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình Tobit số liệu mảng với mẫu được ra thành hai khu vực nghiên cứu là thành thị và nông thôn. Kết quả hệ số ước lượng và ảnh hưởng cận biên của mô hình được trình bày trong bảng 4

Bảng 4 : Kết quả ước lượng mô hình Tobit và tác động biên

cho hai khu vực thành thị và nông thôn

 

 

Thành thị

 

Nông thôn

Tên biến

Hệ số ước lượng

Tác động biên

Hệ số ước lượng

Tác động biên

GIOITINH_CH

-0.0196***

-0.0094***

-0.0205***

-0.0084***

 

(0.0064)

(0.0032)

(0.0054)

(0.0023)

TUOI_CH

-0.0008***

-0.0004***

-0.0004***

-0.0002***

 

(0.0003)

(0.0001)

(0.0002)

(0.0001)

HONNHAN_CH2

0.0249

0.0109

0.0042

0.0016

 

(0.0167)

(0.0068)

(0.0117)

(0.0044)

HONNHAN_CH3

0.0262

0.0131

-0.0061

-0.0023

 

(0.0170)

(0.0092)

(0.0119)

(0.0044)

HONNHAN_CH4

0.0176

0.0087

-0.0122

-0.0045

 

(0.0198)

(0.0105)

(0.0171)

(0.0060)

HONNHAN_CH5

0.0691**

0.0416**

-0.0516***

-0.0162***

 

(0.0282)

(0.0209)

(0.0193)

(0.0048)

DANTOC_CH

0.0062

0.0028

0.0239***

0.0087***

 

(0.0103)

(0.0046)

(0.0045)

(0.0015)

LAMCONGANLUONG

0.0134**

0.0063**

0.0042

0.0016

 

(0.0060)

(0.0029)

(0.0032)

(0.0013)

NONGLAMTHUYSAN

-0.0034

-0.0016

0.0085**

0.0032***

 

(0.0057)

(0.0026)

(0.0033)

(0.0013)

KINHDOANHDICHVU

0.0121**

0.0057**

0.0015

0.0006

 

(0.0059)

(0.0028)

(0.0040)

(0.0016)

BANGCAP_CH2

0.0140*

0.0067*

0.0115***

0.0045***

 

(0.0081)

(0.0040)

(0.0041)

(0.0017)

BANGCAP_CH3

0.0194**

0.0093**

0.0163***

0.0065***

 

(0.0082)

(0.0041)

(0.0043)

(0.0017)

BANGCAP_CH4

0.0220***

0.0107**

0.0286***

0.0122***

 

(0.0085)

(0.0043)

(0.0056)

(0.0026)

BANGCAP_CH5

0.0043

0.0020

0.0276***

0.0119**

 

(0.0099)

(0.0047)

(0.0099)

(0.0048)

TROCAP1

-0.0053

-0.0024

-0.0100***

-0.0038***

 

(0.0052)

(0.0023)

(0.0033)

(0.0012)

SONAMDANGHOC

0.0679***

0.0315***

0.0695***

0.0269***

 

(0.0035)

(0.0017)

(0.0022)

(0.0009)

SONUDANGHOC

0.0672***

0.0311***

0.0571***

0.0221***

 

(0.0037)

(0.0018)

(0.0021)

(0.0008)

NHOMTHUNHAP2

0.0011

0.0005

0.0056

0.0022

 

(0.0104)

(0.0048)

(0.0039)

(0.0016)

NHOMTHUNHAP3

0.0033

0.0015

0.0053

0.0021

 

(0.0103)

(0.0048)

(0.0043)

(0.0017)

NHOMTHUNHAP4

0.0056

0.0026

0.0094**

0.0037**

 

(0.0102)

(0.0048)

(0.0047)

(0.0019)

NHOMTHUNHAP5

0.0142

0.0067

0.0038

0.0015

 

(0.0106)

(0.0051)

(0.0053)

(0.0021)

2012

0.0055

0.0026

0.0007

0.0003

 

(0.0043)

(0.0020)

(0.0027)

(0.0010)

2014

-0.0068

-0.0031

0.0023

0.0009

 

(0.0046)

(0.0021)

(0.0028)

(0.0011)

Hệ số góc

-0.0367

 

-0.0595***

 

 

(0.0259)

 

(0.0144)

 

Số quán sát

1,487

1,487

3,843

3,843

Số nhóm

514

514

1,354

1,354

Ghi chú: độ lệch chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn

Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1

Kết quả cho thấy, ở thành thị, chủ hộ là nam giới lại chi tiêu cho giáo dục ít hơn chủ hộ là nữ giới, ở khu vực nông thôn cũng cho kết quả tương tự. Kết quả này cũng tương đồng đối với toàn quốc. Biến tuổi chủ hộ cũng cho kết quả tương tự. Có sự khác biệt giữa khu vực thành thị và nông thôn đối với những chủ hộ đang sống ly thân, ở thành thị, chủ hộ sống ly thân lại chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng, nhưng ở khu vực nông thôn thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại, chủ hộ sống ly thân chi tiêu giáo dục ít hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng.

Biến dân tộc chủ hộ không có ý nghĩa thống kê đối với khu vực thành thị, nhưng lại có tác động đến chi tiêu giáo dục đối với khu vực nông thôn. Cụ thể ở khu vực nông thôn, chủ hộ là người dân tộc kinh chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn so với chủ hộ là dân tộc khác 0.87% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi (trong khi kết quả đối với mô hình toàn quốc là 0.82%). Có thể thấy, ở khu vực thành thị thì các hộ gia đình có chủ hộ là người kinh hay người dân tộc khác cũng không ảnh hưởng đến việc gia đình đó đầu tư vào giáo dục cho các thành viên trong gia đình như thế nào.

Đối với nhóm biến về nghề nghiệp của chủ hộ, kết quả cho thấy ở thành thị những hộ gia đình có chủ hộ làm công ăn lương và những hộ gia đình có chủ hộ kinh doanh dịch vụ có mức chi tiêu giáo dục cao hơn. Trong khi đó ở khu vực nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản lại có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn. (Nhóm tham chiếu là các hộ gia đình có chủ hộ không làm trong cả ba lĩnh vực trên).

Bằng cấp chủ hộ có ý nghĩa thống kê đối với cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tu nhiên chủ hộ có bằng cấp từ cao đẳng trở lên lại không có ý nghĩa thống kê ở khu vực thành thị, trong khi đó ở khu vực nông thôn lại có ý nghĩa thống kê cao. Ở thành thị, chủ hộ có bằng tốt nghiệp Tiểu học và THCS chi tiêu nhiều hơn so với chủ hộ không có bằng cấp gì và tỉ lệ này cao hơn so với khu vực nông thôn, nhưng đối với chủ hộ tốt nghiệp THCS thì ở khu vực nông thôn lại chi cho giáo dục cao hơn so với thành thị ở cùng một nhóm tham chiếu.

Các hộ gia đình ở thành thị có thêm một trẻ em là nam giới đi học sẽ chi tiêu thêm 3.15% cho giáo dục trong tổng chi tiêu, còn nếu thêm một trẻ em là nữ đi học sẽ chi tiêu nhiều thêm 3.11% cho giáo dục trong tổng chi tiêu của gia đình. Trong khi con số này ở khu vực nông thôn lần lượt là 2.69% và 2.21%. Có thể thấy kể cả ở thành thị hay nông thôn thì việc có them một trẻ em đi học đều là một gánh nặng của gia đình, việc đầu tư cho trẻ em là nam cao hơn cho nữ ở cả hai khu vực, khi so sánh kết quả này ở hai khu vực với nhau ta thấy ở thành thị cao hơn ở nông thôn kể cả việc đầu tư cho một trẻ em là nam giới hay cho trẻ em là nữ giới đi học.

Như vậy có thể thấy chủ hộ là nam giới ở thành thị dành tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với chủ hộ là nam giới ở nông thôn. Chủ hộ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên không có ý nghĩa thống kê ở thành thị. Chủ hộ đang sống trong tình trạng ly thân lại làm tăng chi tiêu giáo dục so với chủ hộ đang có vợ/chồng ở khu vực thành thị nhưng lại làm giảm chi tiêu giáo dục ở khu vực nông thôn. Thu nhập của hộ gia đình hầu như không có ý nghĩa thống kê. Không tìm thấy sự thay đổi về tỉ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của các hộ ở cả thành thị và nông thôn qua các năm.

Bây giờ nghiên cứu tiến hành chia toàn bộ mẫu thành năm mức thu nhập khác nhau (ngũ phân vị của thu nhập) và ước lượng cùng một mô hình Tobit cho từng nhóm thu nhập nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục ở các khoảng thu nhập khác nhau. Các kết quả ảnh hưởng cận biên đến biến phụ thuộc được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5: Tác động biên của mô hình Tobit đối với các nhóm thu nhập

Tên biến

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

GIOITINH_CH

-0.0134***

-0.0103*

-0.0031

-0.0106***

-0.0140***

 

(0.0038)

(0.0054)

(0.0037)

(0.0037)

(0.0037)

TUOI_CH

-0.0005***

-0.0002

-0.0000

0.0001

0.0001

 

(0.0001)

(0.0001)

(0.0001)

(0.0001)

(0.0001)

HONNHAN_CH2

0.0090*

0.0108

-0.0139

0.0055

0.0092

 

(0.0048)

(0.0075)

(0.0110)

(0.0100)

(0.0110)

HONNHAN_CH3

0.0001

0.0117

-0.0113

0.0045

0.0039

 

(0.0049)

(0.0099)

(0.0081)

(0.0120)

(0.0138)

HONNHAN_CH4

0.0002

0.0064

-0.0047

0.0037

-0.0073

 

(0.0065)

(0.0110)

(0.0119)

(0.0152)

(0.0152)

HONNHAN_CH5

-0.0063

0.0029

-0.0131

0.0270

-0.0004

 

(0.0076)

(0.0122)

(0.0123)

(0.0241)

(0.0205)

DANTOC_CH

0.0120***

0.0087**

0.0080***

0.0069*

0.0106**

 

(0.0023)

(0.0040)

(0.0030)

(0.0037)

(0.0042)

LAMCONGANLUONG

-0.0016

0.0036

0.0039

0.0089***

0.0028

 

(0.0020)

(0.0026)

(0.0027)

(0.0028)

(0.0030)

NONGLAMTHUYSAN

0.0052**

0.0008

-0.0009

0.0017

0.0017

 

(0.0024)

(0.0023)

(0.0025)

(0.0023)

(0.0026)

KINHDOANHDICHVU

0.0012

0.0028

0.0036

0.0050

0.0072**

 

(0.0034)

(0.0031)

(0.0031)

(0.0030)

(0.0030)

BANGCAP_CH2

0.0013

0.0053

0.0043

0.0091**

0.0099**

 

(0.0024)

(0.0035)

(0.0034)

(0.0042)

(0.0047)

BANGCAP_CH3

0.0046*

0.0117**

0.0078**

0.0105***

0.0105**

 

(0.0027)

(0.0053)

(0.0034)

(0.0040)

(0.0046)

BANGCAP_CH4

0.0023

0.0073

0.0203***

0.0134***

0.0192***

 

(0.0047)

(0.0051)

(0.0049)

(0.0047)

(0.0051)

BANGCAP_CH5

 

-0.0424

0.0221**

0.0008

0.0163***

 

 

(0.2904)

(0.0086)

(0.0052)

(0.0060)

TROCAP1

-0.0038*

-0.0028

-0.0011

-0.0049*

-0.0051*

 

(0.0021)

(0.0025)

(0.0027)

(0.0026)

(0.0026)

SONAMDANGHOC

0.0221***

0.0255***

0.0284***

0.0318***

0.0317***

 

(0.0015)

(0.0095)

(0.0017)

(0.0017)

(0.0018)

SONUDANGHOC

0.0176***

0.0231***

0.0261***

0.0298***

0.0248***

 

(0.0015)

(0.0086)

(0.0016)

(0.0017)

(0.0016)

2012

0.0011

-0.0028

0.0018

-0.0003

0.0042

 

(0.0017)

(0.0022)

(0.0024)

(0.0024)

(0.0028)

2014

0.0011

0.0008

-0.0004

-0.0042*

0.0025

 

(0.0021)

(0.0023)

(0.0025)

(0.0024)

(0.0027)

Số quan sát

967

1,032

1,084

1,115

1,132

Số nhóm

580

775

836

834

667

Ghi chú: độ lệch chuẩn của hệ số ước lượng được đặt trong dấu ngoặc đơn

Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1

Kết quả cho thấy, ở nhóm thu nhập trung bình, giới tính chủ hộ không có ý nghĩa thống kê, còn ở các nhóm thu nhập khác cho thấy có sự chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục theo giới tính chủ hộ, chủ hộ là nam giới đều dành tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ ít hơn là chủ hộ là nữ giới. Trong đó ở nhóm thu nhập cao nhất, sự chênh lệch này là cao nhất sau đó đến nhóm thu nhập thấp nhất (ở các nhóm thu nhập này chủ hộ là nam chi tiêu ít hơn chủ hộ là nữ lần lượt là 1.4% và 1.34%). Trong khi đó tuổi chủ hộ chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm thu nhập thấp nhất. Cũng ở nhóm thu nhập thấp nhất, chủ hộ đang có vợ/chồng chi tiêu nhiều hơn so với chủ hộ chưa có vợ/chồng là 0.9% trong tổng chi tiêu, đối với các nhóm thu nhập khác, tình trạng hôn nhân của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê.

Ở tất cả các nhóm thu nhập, dân tộc chủ hộ đều có ảnh hưởng tích cực tới chi tiêu giáo dục của hộ gia đình, chủ hộ là người dân tộc Kinh dành tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục cao hơn so với chủ hộ là người dân tộc khác. Ở nhóm thu nhập thấp nhất, chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu nhiều hơn 1.2% cho giáo dục trong tổng chi tiêu so với chủ hộ là dân tộc khác, ở nhóm thu nhập thấp là 0.87%, nhóm thu nhập trung bình là 0.89%, nhóm thu nhập cao là 0.69% và nhóm thu nhập cao nhất là 1.06%. Như vậy ta thấy chênh lệch về tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc Kinh so với chủ hộ là người dân tộc khác cao nhất ở nhóm thu nhập thấp nhất.

Biến chủ hộ có bằng tốt nghiệp Tiểu học chỉ có ý nghĩa thống kê đối với gia đình thuộc nhóm thu nhập cao và nhóm thu nhập cáo nhất. Chủ hộ có bằng tốt nghiệp THCS có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ ở cả 5 nhóm thu nhập, kết quả cho thấy, chênh lệch về chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu của chủ hộ có bằng tốt nghiệp THCS so với chủ hộ không có bằng cấp gì cao nhất ở nhóm thu nhập thứ hai và thấp nhất ở nhóm thu nhập thứ nhất. Chủ hộ có bằng tốt nghiệp THPT ở nhóm thu nhập trung bình chi tiêu nhiều hơn so với chủ hộ không có bằng cấp gì là 2.03%, trong khí đó kết quả này ở nhóm thu nhập cao nhất là 1.92% và ở nhóm trung bình cao là 1.34%.  Chủ hộ có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục ở nhóm thu nhập trung bình và nhóm thu nhập cao.

Số trẻ em đang đi học trong hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở tất cả các nhóm thu nhập, theo đó cứ tăng một trẻ nam đang đi học trong hộ thì tỉ trọng chi tiêu cho giáo dục trên tổng chi tiêu của hộ sẽ tăng ở các nhóm thu nhập lần lượt là 2.21%, 2.55%, 2.84%, 3.18% và 3.17%. Trong khi đó cứ tăng một trẻ là nữ đi học thì tỉ trọng chi tiêu giáo dục ở các nhóm thu nhập tăng lần lượt là 1.76%, 2.31%, 2.61%, 2.98% và 2.48%. Như vậy, kể cả tăng trẻ em là nam hay là nữ đi học thì các hộ gia đình ở nhóm thu nhập trung bình cao có mức tăng chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn cả so với các nhóm khác, tiếp theo là nhóm thu nhập cao, tăng thấp nhất nằm ở các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp.

Như vậy, khi phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình thuộc các nhóm thu nhập khác nhau, kết quả khá tương đồng với ước lượng mô hình cho toàn bộ mẫu nghiên cứu

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit số liệu mảng với số liệu mảng thu thập từ điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê các năm 2010, 2012 và 2014. Kết quả ước mô hình và tính toán tác động cận biên cho toàn bộ mẫu nghiên cứu, cho các mẫu nhỏ hơn phân theo khu vực sống thành thị, nông thôn và phân theo các nhóm thu nhập của hộ gia đình cũng được trình bày. Kết quả cho thấy, thu nhập của hộ gia đình không có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình một cách có ý nghĩa thống kê. Bằng cấp chủ hộ, dân tộc chủ hộ và nơi sinh sống của hộ có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ, theo đó hộ gia đình có chủ hộ có bằng cấp cao chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn. Hộ gia đình có chủ hộ là dân tộc Kinh chi tiêu nhiều hơn so với hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc khác, có sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình sống ở thành thị với hộ gia đình sống ở nông thôn.

Chủ hộ là nam giới ở thành thị dành tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục ít hơn so với chủ hộ là nam giới ở nông thôn. Chủ hộ tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên không có ý nghĩa thống kê ở thành thị. Chủ hộ đang sống trong tình trạng ly thân lại làm tăng chi tiêu giáo dục so với chủ hộ đang có vợ/chồng ở khu vực thành thị nhưng lại làm giảm chi tiêu giáo dục ở khu vực nông thôn. Thu nhập của hộ gia đình hầu như không có ý nghĩa thống kê. Không tìm thấy sự thay đổi về tỉ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi tiêu của các hộ ở cả thành thị và nông thôn qua các năm.

Như vậy để các hộ gia đình tăng cường đầu tư chi tiêu giáo dục cho các thành viên trong gia đình ta thấy học vấn chủ hộ có ảnh hương dương đến chi tiêu cho giáo dục của hộ và chủ hộ có bằng cấp càng cao càng quan tâm đầu tư cho giáo dục hơn, vì vậy cần có các chính sách miễn, giảm học phí, tạo điều kiện sinh hoạt thuận lợi cho người đi học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả những điều này làm gia tăng đầu tư giáo dục trong tương lai mà học vẫn của chủ hộ được xem là thúc đẩy chi tiêu cho giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục giữa nông thôn với thành thị vì vậy cần quan tâm đầu tư đến chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn, có chính sách giảm sự chênh lệch về chất lượng và số lượng các loại hình giáo dục khác nhau, đầu tư xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho địa phương phát triển giáo dục nhằm giúp các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ giáo dục một cách dễ dàng hơn.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra có sự khác biệt về chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trong các nhóm thu nhập khác nhau. Tuổi chủ hộ chỉ có ý nghĩa thống kê đối với nhóm thu nhập thứ nhất. Giới tính chủ hộ không có ý nghĩa ở nhóm thu nhập thứ 3. Trong các trường hợp còn lại kết quả là khá tương đồng giữa các nhóm thu nhập với nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alba-Ramirez, A. (1993), ‘Mismatch in the Spanish labor market. Overeducation?’, The Journal of Human Resources, 28, 259 – 278.
  2. Dang Hai Anh, (2007), ‘The determinants and impact of private tutoring classes in Vietnam’, Economics of Education Review, 26(6), 683-698.
  3. Donkoh, S., A. & Amikuzuno, J., A., (2011), ‘The determinants of household education expenditure in Ghana’, Education Research Reviews, 6, 570 - 579.
  4. Glewwe, P. and H. Patrinos (1999), ‘The Role of the Private Sector in Education in Vietnam: Evidence from the Vietnam Living Standards Survey’, World Development, 27(5), 887-902.
  5. Huy Vu Quang, (2012), ‘Determinants of educational expenditure in Vietnam. RMIT University, Vietnam’, International Journal of Applied Economics, 9(1), 59-72.
  6. Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông, (2014), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục cho người dân ở đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31, 81-90.
  7. Knight ,  and  L.  Shi (1996),  ‘Educational  Attainment  and  the  Rural-Urban  Divide  in China’, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 58, 83-117.
  8. Mauldin, T., Mimura, Y. & Lino, M. (2001), ‘Parental expenditures on children's education’, Journal of Family and Economic Issues, 22(3), 221-241.
  9. Qian, J. and R. Smyth. (2010), ‘Educational Expenditure in Urban China: Income Effects, Family Characteristics and the Demand for Domestic and Overseas Education’, Applied Economics, 1-16.
  10. Sulaiman, N., Ismail, R., Othman, N. & Poo Bee Tin (2012), ‘The determinants of demand for Education among households in Malaysia’, International Business Management, 6 (5), 558-567.
  11. Tansel, A. (2005), ‘Demand for education in Turkey: A tobit analysis of private tutoring expenditures’, Economics of Education Review, 13(4), 303-313.
  12. Verdugo, R. R. and Verdugo, N. T. (1989), ‘The impact of surplus schooling on earnings. Some additional Findings’, Journal of Human Resources, 24, 629-643.

 

[1] Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.