Sidebar

Magazine menu

06
T2, 05

Nguyễn Trần Sỹ[1]

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trương Bích Phương

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đào Minh Phúc

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Mai Gia Linh

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bùi Gia Phúc

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bành Vũ Tú Quân

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

Ngày nhận: 30/01/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 11/03/2024; Ngày duyệt đăng: 04/04/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.012024.1113

 

 

Tóm tắt

Hiện nay, việc ứng dụng marketing kỹ thuật số vào ngành dịch vụ viễn thông đang thể hiện những tín hiệu rất tích cực. Marketing kỹ thuật số giúp củng cố lòng trung thành với thương hiệu, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đạt được vị trí bền vững cho thương hiệu so với các đối thủ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa marketing kỹ thuật số với lợi thế cạnh tranh và thương hiệu bền vững, với tác động trung gian của lòng trung thành thương hiệu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách khảo sát người tiêu dùng dịch vụ viễn thông Viettel, Vinaphone, Mobifone,... tại một số tỉnh thuộc miền Nam, Việt Nam. Dữ liệu gồm 418 bảng trả lời hợp lệ được đưa vào phân tích bằng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) nhằm kiểm định mô hình đã đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy marketing kỹ thuật số có ảnh hưởng cùng chiều đến lòng trung thành thương hiệu, lợi thế cạnh tranh và thương hiệu bền vững. Đặc biệt, lòng trung thành thương hiệu đóng vai trò trung gian trong ảnh hưởng của Marketing kỹ thuật số đến thương hiệu bền vững và lợi thế cạnh tranh.

Từ khóa: Marketing kỹ thuật số, Lòng trung thành thương hiệu, Lợi thế cạnh tranh, Thương hiệu bền vững, Dịch vụ viễn thông

 

THE IMPACT OF DIGITAL MARKETING ON SUSTAINABLE BRAND AND COMPETITIVE ADVANTAGE IN THE TELECOMMUNICATIONS SERVICE INDUSTRY IN THE SOUTHERN PROVINCES OF VIETNAM

 

Abstract

          Nowadays, the application of digital marketing in the telecommunications service industry shows very positive signs. Digital marketing helps strengthen brand loyalty, thereby increasing a business's competitive advantages in the market and achieving a sustainable position for the brand compared to competitors. This research was conducted to examine the relationship between Digital Marketing and Competitive Advantage and Sustainable Branding, with the mediating effect of Brand Loyalty. Research data was collected by surveying consumers of telecommunications services in the southern provinces of Vietnam, including Viettel, Vinaphone, Mobifone, etc. The dataset consists of 418 valid responses analyzed using Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) to test the proposed model. The results show that Digital Marketing has a positive impact on Brand Loyalty, Competitive Advantage, and Sustainable Brand. In particular, Brand Loyalty plays a mediating role in the impact of Digital Marketing on Sustainable Brand and Competitive Advantage.

Keywords: Digital Marketing, Brand Loyalty, Competitive Advantage, Sustainable Brand, Telecommunications Service

 

Đỗ Hương Giang[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Hoa

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

 

Ngày nhận: 18/1/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 11/3/2024; Ngày duyệt đăng: 04/4/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.012024.1111

 

 

Tóm tắt

Bài viết phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng Tiktok đến ý định đi du lịch của khách hàng Gen Z tại Việt Nam dựa trên lý thuyết hành vi dự định, thuyết hành động hợp lý và mô hình chấp nhận công nghệ. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát thu thập từ 279 khách hàng Gen Z tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng thông tin và sự thuận tiện của Tiktok có tác động đáng kể đến ý định đi du lịch của khách hàng Gen Z tại Việt Nam, thông qua hai biến trung gian là nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về sự tin cậy. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý trong ngành du lịch, khách sạn nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn thông qua kênh Tiktok trong tương lai.

Từ khóa: Gen Z, Nhận thức về tính hữu ích, Nhận thức về sự tin cậy, Tiktok, Ý định du lịch

 

THE IMPACT OF USING TIKTOK ON GEN Z CUSTOMERS’ TRAVEL INTENTIONS IN VIETNAM

Abstract

This study aims to analyze the impact of Tiktok on the travel intention of Gen Z customers in Vietnam, based on the theory of planned behavior, reasoned action, and technology acceptance model. Structural Equation Modeling (SEM) technique was used to analyze survey data collected from 279 Gen Z customers in Vietnam. The research results show that the information quality and convenience of Tiktok have a significant impact on Gen Z customers' travel intentions in Vietnam, through two intermediate variables: perceived usefulness and perceived reliability.  Based on these findings, the study proposes some policy implications for managers in the tourism and hotel industry to attract more customers through the TikTok platform in the future.

 

Keywords: Gen Z, Perceived Trust, Perceived Usefulness, Tiktok, Travel Intention

 

Nguyễn Quỳnh Hương

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Hằng Mỹ Hạnh[1]

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Hữu Đăng Khoa

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Tô Yến Nhi

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Trần Đoàn Lina

Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 14/01/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 29/2/2024; Ngày duyệt đăng: 29/2/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.012024.1107

 

Tóm tắt

Bài nghiên cứu này đề xuất việc dự đoán xu hướng tiền lương trung bình dựa trên việc thu thập số liệu từ các tin quảng cáo tuyển dụng trực tuyến trong ngành logistics năm 2022 ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Bài viết áp dụng hai phương pháp dự báo là trung bình trượt và san bằng số mũ đơn để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy Hoa Kỳ dẫn đầu với mức lương cao nhất toàn cầu, một số nước như Pháp, Đức, Hồng Kong và Đài Loan cho thấy mức lương trung bình trong ngành logistics khá tương đồng; mức lương thấp nhất ước tính trong ngành này chủ yếu ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia. Sự khác biệt giữa mức lương các quốc gia và khu vực có thể tạo ra xu hướng chuyển dịch lao động toàn cầu trong ngành. Do đó, những kết quả của nghiên cứu này có thể hữu ích cho chính phủ trong chính sách phát triển ngành, doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, cơ sở giáo dục đào tạo trong việc đa dạng hóa ngành đào tạo, hay người lao động khi muốn gia nhập một ngành hàng cụ thể.

Từ khóa: Mức lương, Ngành logistics, Dự báo lương, Tuyển dụng trực tuyến

WAGE PREDICTION USING SIMPLE MOVING AVERAGE AND EXPONENTIAL SMOOTHING: CASE OF LOGISTICS ONLINE JOB POSTINGS.

Abstract

This study proposes the prediction of average wage trends using data collected from online job postings in the logistics industry in 2022 in several regions around the world, including Asia Pacific, Europe, the US, and Vietnam. The Simple Moving Average method and the Exponential Smoothing method are applied to analyze the data.  The results indicate that the US leads globally with the highest wages, while some countries such as France, Germany (Europe), Hong Kong, and Taiwan have average wages in the logistics industry that are quite similar. The lowest estimated wages in this industry are in Southeast Asian countries, including Vietnam, Thailand, and Indonesia. Wage differences between countries and regions may influence global labor mobility trends in the industry. Therefore, the research findings may be useful for governments in formulating labor policies, enterprises in recruitment practices, educational institutions in diversifying training sectors, and workers when entering a specific industry.

 

Keywords: Wage, Logistics Industry, Wage Prediction, Online Job Postings

 

 

Phùng Thanh Bình

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bùi Lê Ngọc Tuyết[1]

Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

Ngày nhận: 22/12/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 29/03/2024; Ngày duyệt đăng: 05/04/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.122023.1104

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức của các thẩm mỹ viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát thu thập từ 361 nhân viên ngành thẩm mỹ ở khu vực này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố như chính sách quản lý, điều kiện làm việc, lãnh đạo, quan hệ đồng nghiệp, bản chất công việc, cơ hội phát triển, cảm giác được thể hiện, tiền lương - phúc lợi đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài lòng và thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Ngoài ra, yếu tố động lực có tác động đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức mạnh hơn yếu tố hài lòng. Nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc đề xuất các hàm ý quản trị để tối ưu hóa sự gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên ngành thẩm mỹ.

 

Từ khóa: Sự gắn kết, Sự hài lòng, Động lực, Thẩm mỹ viện

 

FACTORS AFFECTING EMPLOYEE ENGAGEMENT TO THE ORGANIZATION: THE CASE OF BEAUTY SALONS IN HO CHI MINH CITY

 

Abstract

This study focuses on assessing the factors influencing employee organizational commitment  in beauty salons in Ho Chi Minh City. A Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) approach was employed to analyze survey data collected from 361 beauty salon employees in this area. The research findings indicate that factors such as management policies, working conditions, leadership, peer relationships, job nature, development opportunities, recognition, and salary and benefits all play significant roles in generating employee satisfaction and fostering work motivation. Additionally, motivation has a stronger impact on employee organizational commitment than satisfaction. This study is significant in proposing managerial implications to optimize employee organizational commitment and performance in the beauty salon industry.

 

Keywords: Engagement, Satisfaction, Motivation, Beauty Salon

 

 

Từ Lê Mai[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Thị Như Quỳnh

Cao đẳng FPT Polytechnic, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 17/01/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 15/04/2024; Ngày duyệt đăng: 24/04/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.012024.1110

 

 

Tóm tắt

Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá về tài chính xanh, vấn đề môi trường và mối tương tác giữa tài chính xanh và chất lượng môi trường tại 21 quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các quốc gia thu thập từ các nguồn thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2020. Thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và tổng hợp so sánh, nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi không ổn định của tài chính xanh và sự giảm sút của chất lượng môi trường; đồng thời ghi nhận mối quan hệ cùng chiều giữa tài chính xanh và chất lượng môi trường, và mối quan hệ này là khác nhau giữa các quốc gia. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng chất lượng môi trường thông qua tài chính xanh trong tương lai cho các quốc gia đang phát triển khu vực Châu Á và Việt Nam.

Từ khóa: Châu Á, Môi trường, Năng lượng xanh, Quốc gia đang phát triển, Tài chính xanh

GREEN FINANCE AND ENVIRONMENTAL ISSUES: THE CASE OF ASIAN COUNTRIES

Abstract

The study aims to analyze and evaluate green finance, environmental issues, and the interaction between green finance and environmental quality in 21 developing countries in the Asian region. The study utilized data from these countries collected from secondary sources during the period from 2000 to 2020. Through qualitative and comparative synthesis research methods, the study identified the unstable changes in green finance and the decline in environmental quality, while also noting a positive correlation between green finance and environmental quality, with variations across countries. Finally, the paper suggests some policy implications to enhance environmental quality through green finance in the future for the developing countries in the Asian region and Vietnam.

 

Keywords: Asia, Developing Countries, Environment, Green Energy, Green Finance

 

Nguyễn Danh Nam[1]

Nhà nghiên cứu độc lập

Uông Thị Ngọc Lan

Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 14/1/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 10/3/2024; Ngày duyệt đăng: 15/4/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.012024.1106

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của các yếu tố thúc đẩy và rào cản đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 216 người tiêu dùng và kỹ thuật phân tích PLS-SEM được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả phân tích cho thấy, ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon được giải thích bởi cả các yếu tố thúc đẩy và rào cản dựa trên lý thuyết nhân tố kép. Các yếu tố thúc đẩy được chỉ ra bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, sự quan tâm đến môi trường và chuẩn mực đạo đức cá nhân có tác động tích cực đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng ở Thành phố Hà Nội. Ngược lại, sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường, nhận thức rủi ro về tài chính và thói quen có tác động tiêu cực đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, hành vi giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại Thành phố Hà Nội cũng bị ảnh hưởng bởi ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, một số hàm ý đã được đưa ra nhằm thúc đẩy ý định và hành vi giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng trong thời gian tới.

Từ khoá: Yếu tố thúc đẩy, Yếu tố rào cản, Ý định, Hành vi

THE IMPACT OF MOTIVATING FACTORS AND BARRIERS FACTORS ON CONSUMERS’ INTENTION TO REDUCE THE USE OF PLASTIC BAGS: A CASE STUDY OF HANOI, VIETNAM

Abstract

This study aims to explore the impact of factors that promote and impede consumers’ intention to reduce the use of plastic bags in Hanoi. Survey data were gathered from 216 consumers, and PLS-SEM analysis techniques were used to test the theoretical model. The analysis results indicate that the intention to reduce the use of plastic bags is explained by both promoting and impeding factors based on the dual-factor theory. The findings show that the promoting factors include attitude, subjective norm, perceived behavioral control, environmental concern, and personal moral standards, which positively influence the intention to reduce the use of plastic bags among consumers in Hanoi. Conversely, environmental indifference, perceived financial risk, and habits negatively impact the intention to reduce the use of plastic bags among consumers in Hanoi. Additionally, the reduction behavior of plastic bag usage among consumers in Hanoi is also influenced by the intention to reduce the use of plastic bags. Based on the research findings, several implications are suggested to promote the intention and behavior of reducing plastic bag usage among consumers in the future.

Keywords: Motivating Factors, Barrier Factors, Intention, Behavior