Sidebar

Magazine menu

28
CN, 04

Tạp chí KTĐN số 115

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Đặng Văn Dân[1]

Tóm tắt

Bài viết nhằm mục đích phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đo lường chỉ số lợi nhuận, biến phụ thuộc ROA được xem xét trong khi biến giải thích chính là tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm cùng các biến trễ của nó. Nhiều phân tích thống kê đã được tiến hành trên dữ liệu ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2017 trên mẫu nghiên cứu đã loại trừ những ngân hàng sáp nhập, hợp nhất hay hoạt động yếu kém, bị mua lại. Kết quả đã tìm thấy rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm hiện hành, tuy nhiên về dài hạn thì tác động này đã đảo chiều và gây áp lực tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy quy mô và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng cũng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.

Từ khóa: Lợi nhuận, Ngân hàng thương mại, Tăng trưởng tín dụng, Việt Nam

Abstract

The paper aims to analyze the impact of credit growth on the return of Vietnamese commercial banks. To measure the bank return ratio, the ROA dependent variable is considered while the explanatory variable is its annual credit growth rate and its lags. Numerous statistical analyzes were conducted on banking data from 2008 to 2017 on the sample that eliminated mergers, acquisitions or poor-performance banks. The results have shown the positive effect of credit growth on return of Vietnamese commercial banks in the current year, however this impact reversed and put negative pressure on bank return in the long run. The results also reveal that the scale and ratio of bank equity also has a positive effect on bank return.

Keywords: Commercial bank, Credit growth, Return, Vietnam

  1. Giới thiệu

Tại Việt Nam, trong những năm qua có thể thấy tín dụng ngân hàng đã luôn có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhu cầu đầu tư của một bộ phận không nhỏ nguồn lực phát triển trong xã hội. Nhìn chung nền kinh tế trong giai đoạn này duy trì tỷ lệ đòn bẩy tín dụng ở mức cao, mức độ mà nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo là tiềm ẩn rủi ro đối với lạm phát và ổn định vĩ mô. Theo đó, kênh tín dụng được xem là quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ và từ lâu tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem là chỉ số quan trọng với tổng thể nền kinh tế.

Sau giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng và bộc lộ nhiều rủi ro, kể từ năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu kiểm soát chặt lại chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để chủ động trong công tác điều hành. Từ đó đến nay, hàng năm Ngân hàng Nhà nước đều xem xét tình hình tài chính và hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại trong hệ thống, giao từng chỉ tiêu cụ thể để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Về phía các ngân hàng thương mại, những năm gần đây hướng dịch chuyển trong kinh doanh cũng đang hình thành rõ nét hơn, không chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào tín dụng truyền thống như trước, cơ cấu thu của nhiều thành viên đã mở rộng và nâng cao hơn tỷ trọng thu từ dịch vụ. Tuy vậy, với đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng là huy động vốn và cho vay lại thì có thể thấy, nếu nhìn vào báo cáo tài chính của các ngân hàng sẽ nổi bật lên tỷ trọng thu nhập từ cho vay.

Bên cạnh đó, với bối cảnh cạnh tranh kinh doanh giữa các ngân hàng, việc mở rộng cho vay và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng gần như là điều bất cứ ngân hàng nào bắt buộc phải làm nhằm mục tiêu đạt được lợi nhuận cao. Tuy vậy, vấn đề tăng trưởng tín dụng này được đánh giá có tính hai mặt, liệu có thực chất là mở rộng cho vay đã đem lại hiệu quả thực và ổn định cho các ngân hàng biểu thị thông qua tỷ suất lợi nhuận thu về cao? Cũng chính từ những thực tế này mà việc tìm hiểu tác động thực tế của yếu tố tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận đạt được của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xem là cần thiết, chính thông qua số liệu thực tế thu thập được tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để tìm ra được kết quả tác động trong giai đoạn nghiên cứu và định hình được hướng đi cho tương lai.

  1. Cơ sở lý luận và thực nghiệm

Hoạt động cối lõi của các ngân hàng là huy động vốn từ những chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi và sử dụng nguồn vốn này để cho vay, từ đó ngân hàng sẽ có nguồn thu nhập từ lãi. Mặc dù hiện nay các ngân hàng chủ trương tiến hành mở rộng và đa dạng các loại hình dịch vụ làm tăng nguồn thu, thu nhập từ các khoản cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng, vì thế cho vay vẫn là hoạt động trọng tâm trong kinh doanh ngân hàng. Dễ thấy nhất khi ngân hàng đẩy nhanh hoạt động cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt được ở mức cao, có thể giúp các ngân hàng mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, cải thiện kết quả kinh doanh.

Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng cao có khả năng đi kèm với các quyết định cho vay kém và qua đó tác động tiêu cực đối với lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí cả nền kinh tế. Rajan (1994) cho rằng các tiêu chuẩn cho vay giảm là kết quả của các ưu đãi ngắn hạn bắt nguồn từ các nhà quản lý ngân hàng, những người vốn thường hướng đến các mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn hơn là các cổ đông. Vấn đề về chi phí đại diện này rõ ràng cho thấy hành động hướng đến lợi nhuận trước mắt cho các nhà quản lý ngân hàng trong ngắn hạn, bỏ qua vấn đề chất lượng tín dụng trong tương lai, điều này làm nảy sinh quá trình hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay. Berger & Udell (2004) lập luận liên quan đến “giả thuyết về bộ nhớ thể chế”. Điều này có nghĩa là khi nhân viên ngân hàng bắt đầu quên đi những giai đoạn căng thẳng trước đó, các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng. Theo đó, nhóm tác giả này cho rằng việc cho vay của ngân hàng là một quá trình theo chu kỳ, khi mà các tiêu chuẩn cho vay giảm trong thời gian bùng nổ tín dụng và tăng lên trong thời kỳ tín dụng thoái trào. Trong khi đó Dell'Ariccia & Marquez (2006) nhận thấy rằng khi cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên, các ngân hàng hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay của họ với mục tiêu tăng trưởng. Điều này dẫn đến một trạng thái mà ở đó danh mục cho vay ngân hàng xấu đi, lợi nhuận thấp hơn và nguy cơ mất ổn định tài chính lớn hơn. Nhìn chung có thể thấy, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng thường đi kèm với việc các ngân hàng hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay, từ đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng cho vay bị ảnh hưởng tiêu cực sau đó.

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra tác động của tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thực hiện bởi nhiều học giả tại các quốc gia trên thế giới. Nhóm nghiên cứu của Foos & cộng sự (2010) phát hiện rằng tăng trưởng tín dụng có tác động tiêu cực đến thu nhập lãi được điều chỉnh rủi ro. Do đó các tác giả kết luận rằng tăng trưởng cho vay là một động lực quan trọng của hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Một nghiên cứu điển hình khác là của Paul & cộng sự (2016), bao gồm một mẫu của 31 ngân hàng thương mại Kenya được chọn trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Với dữ liệu cả sơ cấp và thứ cấp được sử dụng, nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng trưởng trong danh mục cho vay của ngân hàng có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại trong năm hiện tại, nhưng tác động tiêu cực trong những năm tiếp theo với mức ý nghĩa đáng kể.

Trong số các học giả phát triển đề tài này phải kể đến nhóm Fahlenbrach & cộng sự (2016) đã tiến hành phân tích ở cấp độ hệ thống ngân hàng của các ngân hàng Mỹ từ năm 1973 đến năm 2014. Họ nhận thấy rằng từ năm 1973 đến năm 2014 các ngân hàng Mỹ có tăng trưởng tín dụng cao trong một năm nhất định, hoạt động kém hiệu quả trong ba năm tới. Vì vậy, họ cho rằng các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng tương đối chậm có kết quả hoạt động tốt hơn đáng kể so với các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối nhanh. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực đến ROA và tác động tiêu cực đến các khoản dự phòng rủi ro cho vay trong ngắn hạn. Về lâu dài, hiệu ứng trên ROA và các khoản dự phòng rủi ro không được duy trì.

Một cách tổng quát hơn, nhiều tài liệu học thuật về tác động của tăng trưởng nhanh đến lợi nhuận cho thấy rằng các công ty tăng trưởng nhiều hơn có lợi nhuận thấp hơn sau đó. Điển hình như nghiên cứu của Hou & cộng sự (2014), cho thấy rằng các công ty tăng trưởng nhiều hơn có lợi nhuận sau đó thấp hơn. Hơn nữa, một nghiên cứu của Cooper & cộng sự (2008) kết luận rằng tốc độ tăng trưởng tài sản là những yếu tố dự đoán mạnh mẽ về lợi nhuận bất thường trong tương lai. Liên hệ với nội dung đang nghiên cứu có thể thấy tồn tại một số khác biệt quan trọng so với các nghiên cứu này. Đầu tiên, bài nghiên cứu của tác giả không liên quan đến đầu tư mà tập trung vào danh mục cho vay của ngân hàng. Thứ hai, nghiên cứu này cũng không liên quan đến hoạt động sản xuất. Mặc dù có những khác biệt này, những phát hiện của các nghiên cứu vừa đề cập đã khơi gợi sự đồng thuận với những nghiên cứu về ngân hàng được dẫn ra trước đó rằng các công ty phát triển nhiều hơn có lợi nhuận sau đó thấp hơn so với các công ty cùng ngành.

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ xem xét tác động của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng thông qua ước lượng theo mô hình tuyến tính tổng quát sau:

ROA­it = β0 + βkLGR­it-k + β4LGR­­­it + β5Size­­­it + β6Eqit + εt

Trong đó:

ROA: Biến đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng, được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu và được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận sau thuế trong năm chia cho tổng tài sản bình quân của ngân hàng (Deger & Adem, 2011; Bassey & Moses, 2015; Vuong & cộng sự, 2016). Đây là biến được giải thích của bài nghiên cứu. ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một đồng đầu tư vào tổng tài sản. Đây là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng trong đó ngụ ý rằng mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.

LGR: Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, được tính bằng số tăng (giảm) dư nợ năm nay chia cho dư nợ năm trước. Đây là biến giải thích chính của bài nghiên cứu. Độ trễ của biến nghiên cứu đến 3 năm (k = 1,2,3) cũng sẽ được đưa vào mô hình, theo gợi ý từ kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Fahlenbrach & cộng sự (2016) khi phát hiện ra mối quan hệ đảo chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng 3 năm sau đó.

Size: Biến đại diện cho quy mô của ngân hàng, được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.

Eq: Biến đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại cùng thời điểm.

β0: Hệ số chặn của mô hình; εt: Sai số của mô hình.

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng biểu thị qua yếu tố lợi nhuận đã được nghiên cứu rất rộng rãi. Kế thừa lập luận của các tác giả khác cùng với kết quả từ các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này bài nghiên cứu dự đoán về tính tương quan cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng năm hiện hành, đồng thời tác động này có thể sẽ đảo chiều vào các năm sau đó. Do đó biến độ trễ của tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ có quan hệ ngược chiều đến biến lợi nhuận của ngân hàng.

Với biến kiểm soát quy mô ngân hàng, lợi thế kinh tế theo quy mô (economies of scale) trên thị trường sẽ kiểm soát các hiệu ứng tiềm năng của quy mô lợi nhuận. Các ngân hàng lớn hơn có thể mở rộng hoạt động cả về số lượng khách hàng và mạng lưới hoạt động, tận dụng nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, quy luật kinh tế cũng chỉ ra các tổ chức lớn hơn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất lợi kinh tế theo quy mô (diseconomies of scale), khi đạt đến một ngưỡng quy mô nhất định. Quy mô lúc này không còn đem lại lợi thế cho ngân hàng mà sẽ làm giảm lợi nhuận bởi vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng. Từ những nhận định này và dựa vào thực trạng ngân hàng Việt Nam, khi mà các nhóm ngân hàng lớn vẫn có rất nhiều thuận lợi hơn so với các nhóm ngân hàng nhỏ như về chi phí huy động, thời gian hoạt động, mạng lưới khách hàng và tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng còn rất nhiều để khai thác, từ đó tác động của quy mô ngân hàng đến lợi nhuận hoạt động được kỳ vọng là cùng chiều. Bên cạnh đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu đo lường và đại diện cho chỉ số vốn của ngân hàng, là tấm đệm để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro tài chính. Do đó giá trị vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng và các nhà quản lý an tâm hơn về rủi ro hoạt động cho ngân hàng, cũng là nền tảng cơ sở giúp các ngân hàng mở rộng kinh doanh, mang lại lợi nhuận hoạt động cao hơn. Do đó kỳ vọng trong mô hình sẽ cho kết quả tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu với lợi nhuận ngân hàng.

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu chọn khoảng thời gian dữ liệu từ năm 2008 đến năm 2017. Trong khoảng thời gian này, một số ngân hàng thương mại Việt Nam trải qua các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, cũng như tình trạng một số ngân hàng hoạt động yếu kém, nhiều sai phạm dẫn đến rơi vào diện bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại. Vì vậy, tình hình hoạt động của nhóm các ngân hàng thương mại này tương đối bất ổn, đi cùng với số liệu công bố cũng mang tính biến động rất cao, có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu bởi các giá trị ngoại lai. Do đó dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 17 ngân hàng thương mại công bố tương đối đầy đủ báo cáo tài chính hàng năm trên các website của các ngân hàng, tạo thành một dữ liệu bảng không cân bằng. Dữ liệu cần thiết để xác định giá trị các biến hầu hết được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan

Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

STT

Tên biến

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Số quan sát

1

ROA

(5,99%)

6,08%

1,06%

0,0095

168

2

LGR­­­

(29,86%)

1.058,86%

34,16%

0,8359

168

3

Size

12,0367

20,8225

18,1283

1,3779

168

4

Eq

2,96%

35,63%

10,02%

0,0526

168

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Quy mô tín dụng luôn được mở rộng qua các năm, sau thời kỳ được xem như bùng nổ tín dụng ngân hàng như năm 2009 thì sau đó tốc độ tăng của chỉ số này đã được hầu hết các ngân hàng kiểm soát. Việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao được rất nhiều các ngân hàng kỳ vọng rằng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận. Dù tín dụng có dấu hiệu chậm lại trong những năm gần đây so với trước đó, nhưng không ít ngân hàng đã tăng trưởng gần hoặc vượt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp cho từng năm kể từ thời điểm hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao. Với định hướng điều hành như của Việt Nam hiện tại, tín dụng được xem là kênh rất quan trọng để truyền dẫn chính sách tiền tệ, ổn định các chỉ số vĩ mô và phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, với đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vốn rất khó có kênh thay thế ngoài tín dụng ngân hàng.

Trong khi đó về lợi nhuận hoạt động, ROA bình quân hàng năm của các ngân hàng cho thấy hiệu quả kinh doanh có xu hướng giảm sút trong cả giai đoạn 2009 - 2015, khi giảm từ 1,90% xuống còn 0,57%. Quy mô tài sản tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh không tăng cùng mà trái lại còn giảm, đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng có tăng trưởng tuy nhiên nợ xấu giai đoạn này cũng gia tăng mạnh. Mặc dù vậy kể từ năm 2016, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng cải thiện trở lại khi ROA trung bình bắt đầu lại đà tăng. Giai đoạn 2016 – 2017 ghi nhận những biểu hiện tích cực trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng. Thêm vào đó, thông tin từ tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s thì tỷ lệ ROA ≥ 1% là đạt yêu cầu. Như vậy có thể thấy từ năm 2013 đến năm 2017, ROA bình quân của các ngân hàng được khảo sát là thấp hơn 1%. Điều này cho thấy nếu dựa trên tiêu chuẩn đánh giá này thì nhìn chung các ngân hàng Việt Nam đang trong tình trạng sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả.


 

Hình 1. Tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ ROA bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả

Tiến hành xem xét ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập có trong mô hình, kết quả cho thấy tương quan từng cặp của các biến độc lập đều có giá trị thấp, tuy nhiên xuất hiện hệ số tương quan giữa biến quy mô ngân hàng Size và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu Eq đạt giá trị khá lớn là -0,7278.

Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình

 

LGR

LGR­-1

LGR­-2

LGR­-3

Size

Eq

LGR

1

 

 

 

 

 

LGR­-1

0,3076

1

 

 

 

 

LGR­-2

0,1970

0,3569

1

 

 

 

LGR­-3

0,2730

-0,1656

0,2054

1

 

 

Size

-0,0544

0,0706

-0,0333

-0,1501

1

 

Eq

-0,2193

-0,3557

-0,0842

0,2537

-0,7278

1

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Giá trị này nêu lên nghi vấn về việc xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Tiến hành kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai VIF cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 5, có thể đảm bảo rằng hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng để ảnh hưởng đến kết quả của mô hình nghiên cứu.

4.2 Kết quả ước lượng mô hình

Tiếp đến bài nghiên cứu bắt đầu tiến hành hồi quy theo các mô hình là bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS - Pooled Ordinary Least Squares), mô hình tác động cố định (FEM - Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model).

Bảng 3. Kết quả hồi quy theo các mô hình Pooled OLS, FEM và REM

 

REM

Pooled OLS

FEM

LGR­

0,010

(0,002)***

0,008

(0,002)***

0,011

(0,002)***

LGR­-1

0,008

(0,002)***

0,008

(0,002)***

0,009

(0,002)***

LGR­-2

0,009

(0,001)***

0,010

(0,001)***

0,009

(0,001)***

LGR­-3

-0,001

(0,000)***

-0,001

(0,000)***

-0,001

(0,000)***

Size

0,004

(0,001)***

0,004

(0,000)***

0,002

(0,001)

Eq

0,144

(0,016)***

0,132

(0,014)***

0,139

(0,021)***

(***) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; (**) Ý nghĩa thống kê ở mức 5%; (*) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Biến được giải thích là biến ROA

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Các kiểm định F-test (cho giá trị p-value = 0,0002 < 0,01) và kiểm định Hausman (cho kết quả p-value = 0,8234 > 0,1) dẫn đến việc lựa chọn mô hình REM để ước lượng và diễn giải kết quả nghiên cứu. Các kiểm định tiếp theo cho thấy trong mô hình REM mắc phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục các hiện tượng này, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn tăng cường – cluster robust standard errors (Hoechle, 2007).

Bảng 4. Kết quả hồi quy theo mô hình REM có hiệu chỉnh phương sai sai số thay đổi và tự tương quan

Các biến giải thích

Hệ số lước lượng

Sai số chuẩn

P-value

LGR­

0,010

0,003

0,000***

LGR­-1

0,008

0,002

0,000***

LGR­-2

0,009

0,002

0,000***

LGR­-3

-0,001

0,000

0,000***

Size

0,004

0,000

0,000***

Eq

0,144

0,018

0,000***

Số quan sát

117

Prob > F

0,000

(***) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; (**) Ý nghĩa thống kê ở mức 5%; (*) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Biến được giải thích là biến ROA

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Kết quả từ bảng 4 cho thấy các biến nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Biến LGR cùng độ trễ đến 2 năm của nó cho thấy tương quan dương với biến được giải thích ROA. Tuy nhiên khi xem xét biến trễ 3 năm của LGR thì cho kết quả mối tương quan đã đảo chiều và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. Các biến kiểm soát Size và Eq đều cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến lợi nhuận ROA.

4.3 Thảo luận kết quả

Kết quả từ mô hình hồi quy đã cho thấy tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng năm hiện hành và hiệu ứng này còn duy trì đến 2 năm sau đó, tuy nhiên bước sang năm thứ 3 thì tăng trưởng tín dụng trước đó lại có tác động đảo chiều và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhóm nghiên cứu Fahlenbrach & cộng sự (2016), Paul & cộng sự (2016) khi đồng thời tìm ra được tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn và tác động đã đảo chiều thời gian sau đó. Có thể thấy phát hiện này rất phù hợp với thực tế diễn ra tại các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, khi mà đã có rất nhiều ngân hàng thực thi chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, mở rộng thị phần đến đa dạng các ngành nghề và đối tượng, qua đó thu về lợi nhuận cao ngay sau đó. Điển hình như năm 2009 được ghi nhận là năm tín dụng ngân hàng “bùng nổ” và đồng thời lợi nhuận mà các ngân hàng thu về cũng chạm đỉnh đối với các ngân hàng được khảo sát (quan sát trong hình 1). Tuy vậy dễ thấy đà tăng của lợi nhuận không duy trì được lâu khi mà trong những năm sau thời kỳ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nợ xấu của nhiều ngân hàng lại bùng nổ và từ đó ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận ngân hàng. Nguyên nhân tác động được cho là bắt nguồn từ việc mở rộng quá mức tín dụng, vượt khỏi tầm kiểm soát và làm mầm móng phát sinh các khoản nợ không đạt chuẩn, qua thời gian các khoản nợ này tất yếu đã tác động nặng nề đến lợi nhuận ngân hàng.

Với biến quy mô ngân hàng, bài nghiên cứu tìm thấy tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Có thể lý giải cho thị trường ngân hàng Việt Nam rằng các ngân hàng lớn thường là các ngân hàng đã hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, sở hữu bộ máy quản trị rủi ro tốt cùng nền tảng khách hàng rất lớn. Từ đó tạo ra những lợi thế nhất định trong cạnh tranh với các ngân hàng khác và đem về lợi nhuận tốt hơn trên mỗi đồng vốn cho vay. Biến kiểm soát còn lại là tỷ lệ vốn chủ sở hữu củng đã cho thấy tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này hoàn toàn nằm trong dự đoán, vì vốn chủ sở hữu là tấm đệm rất có giá trị cho ngân hàng, giúp ngân hàng chống đỡ trước rủi ro, tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền từ đó giảm chi phí và càng có điều kiện mở rộng kinh doanh một cách hiệu quả.

  1. Kết luận

Nghiên cứu đã xác định được tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam những năm hiện hành, tuy nhiên tác động đảo chiều đã được phát hiện về dài hạn. Như vậy, lợi nhuận ngân hàng nhận ảnh hưởng tích cực từ tăng trưởng tín dụng những năm hiện tại tuy nhiên về lâu dài thì tăng trưởng tín dụng gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Phát hiện này cũng khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu đã được dẫn chiếu khác trong bài.

Trong tương lai, cần nhờ vào chính sách định hướng, kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để nguồn vốn tín dụng phát huy tối đa hiệu quả. Ðể đạt được định hướng này, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành các giải pháp nhằm thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả tập trung vào chất lượng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông,... hướng tới mục tiêu lợi nhuận phải đi đôi với an toàn trong bối cảnh tăng trưởng, tránh xảy ra tình trạng hưởng lợi trước mắt mà phát sinh hậu quả về sau cho ngân hàng hay rộng hơn là cả nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo

  1. Bassey, G. E. & Moses, C. E. (2015), ‘Bank profitability and liquidity management: a case study of selected Nigerian deposit money banks’, International Journal of Economics, Commerce and Management, 3 (4), 1-24.
  2. Berger, A. N. & Udell, G. F. (2004), ‘The institutional memory hypothesis and the procyclicality of bank lending behavior’, Journal of Financial intermediation, 13 (4), 458-495.
  3. Cooper, M. J., Gulen, H., & Schill, M. J. (2008), ‘Asset growth and the cross-section of stock returns’, The Journal of Finance, 63 (4), 1609-1651.
  4. Deger, A. & Adem, A. (2011), ‘Bank specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical evidence from Turkey’, Business and Economics Research Journal, 2 (2), 139-152.
  5. Dell'Ariccia, G. & Marquez, R. (2006), ‘Lending booms and lending standards’, The Journal of Finance, 61 (5), 2511-2546.
  6. Fahlenbrach, R., Prilmeier, R., & Stulz, R. M. (2012), ‘This time is the same: Using bank performance in 1998 to explain bank performance during the recent financial crisis’, The Journal of Finance, 67 (6), 2139-2185.
  7. Fahlenbrach, R., Prilmeier, R., & Stulz, R. M. (2016), ‘Why does fast loan growth predict poor performance for banks?’, The Review of Financial Studies, 31 (3), 1014-1063.
  8. Foos D., Norden L., & Weber M. (2010), ‘Loan growth and riskiness of banks’, Journal of Banking and Finance, 34 (12), 2929-2940.
  9. Hoechle, D. (2007), ‘Robust standard errors for panel regressions with cross–sectional dependence’, The Stata Journal, 7 (3), 281-312.
  10. Hou, K., Xue, C., & Zhang, L. (2015), ‘Digesting anomalies: An investment approach’, The Review of Financial Studies, 28 (3), 650-705.
  11. Nguyen, D. T. U. (2014), Moody's Cautions Vietnam Against Further Monetary Easing, retrieved on September 9th 2018, from https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-01-28/moody-s-cautions-vietnam-against-easing-monetary-policy-further.
  12. Paul, K. T., Kilungu, M. & Andrew, S. (2016), ‘Effect of loan portfolio growth on financial performance of commercial banks in Kenya’, Imperial Journal of Interdisciplinary Research, 2 (11), 2113-2119.
  13. Rajan, R. G. (1994), ‘Why bank credit policies fluctuate: A theory and some evidence’, The Quarterly Journal of Economics, 109 (2), 399-441.
  14. Vuong, T. T., Chien, T. L. & Hoa, N. (2016), Liquidity creation, regulatory capital, and bank profitability, International Review of Financial Analysis, 48 (2016), 98–109.

 

 

[1] Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, Email: dandv1978@yahoo.com

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Đặng Văn Dân[1]

Tóm tắt

Bài viết nhằm mục đích phân tích tác động của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đo lường chỉ số lợi nhuận, biến phụ thuộc ROA được xem xét trong khi biến giải thích chính là tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm cùng các biến trễ của nó. Nhiều phân tích thống kê đã được tiến hành trên dữ liệu ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2017 trên mẫu nghiên cứu đã loại trừ những ngân hàng sáp nhập, hợp nhất hay hoạt động yếu kém, bị mua lại. Kết quả đã tìm thấy rằng tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam năm hiện hành, tuy nhiên về dài hạn thì tác động này đã đảo chiều và gây áp lực tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy quy mô và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng cũng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.

Từ khóa: Lợi nhuận, Ngân hàng thương mại, Tăng trưởng tín dụng, Việt Nam

Abstract

The paper aims to analyze the impact of credit growth on the return of Vietnamese commercial banks. To measure the bank return ratio, the ROA dependent variable is considered while the explanatory variable is its annual credit growth rate and its lags. Numerous statistical analyzes were conducted on banking data from 2008 to 2017 on the sample that eliminated mergers, acquisitions or poor-performance banks. The results have shown the positive effect of credit growth on return of Vietnamese commercial banks in the current year, however this impact reversed and put negative pressure on bank return in the long run. The results also reveal that the scale and ratio of bank equity also has a positive effect on bank return.

Keywords: Commercial bank, Credit growth, Return, Vietnam

  1. Giới thiệu

Tại Việt Nam, trong những năm qua có thể thấy tín dụng ngân hàng đã luôn có những đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhu cầu đầu tư của một bộ phận không nhỏ nguồn lực phát triển trong xã hội. Nhìn chung nền kinh tế trong giai đoạn này duy trì tỷ lệ đòn bẩy tín dụng ở mức cao, mức độ mà nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo là tiềm ẩn rủi ro đối với lạm phát và ổn định vĩ mô. Theo đó, kênh tín dụng được xem là quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ và từ lâu tốc độ tăng trưởng tín dụng được xem là chỉ số quan trọng với tổng thể nền kinh tế.

Sau giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng và bộc lộ nhiều rủi ro, kể từ năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu kiểm soát chặt lại chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để chủ động trong công tác điều hành. Từ đó đến nay, hàng năm Ngân hàng Nhà nước đều xem xét tình hình tài chính và hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại trong hệ thống, giao từng chỉ tiêu cụ thể để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Về phía các ngân hàng thương mại, những năm gần đây hướng dịch chuyển trong kinh doanh cũng đang hình thành rõ nét hơn, không chỉ hoàn toàn lệ thuộc vào tín dụng truyền thống như trước, cơ cấu thu của nhiều thành viên đã mở rộng và nâng cao hơn tỷ trọng thu từ dịch vụ. Tuy vậy, với đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng là huy động vốn và cho vay lại thì có thể thấy, nếu nhìn vào báo cáo tài chính của các ngân hàng sẽ nổi bật lên tỷ trọng thu nhập từ cho vay.

Bên cạnh đó, với bối cảnh cạnh tranh kinh doanh giữa các ngân hàng, việc mở rộng cho vay và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng gần như là điều bất cứ ngân hàng nào bắt buộc phải làm nhằm mục tiêu đạt được lợi nhuận cao. Tuy vậy, vấn đề tăng trưởng tín dụng này được đánh giá có tính hai mặt, liệu có thực chất là mở rộng cho vay đã đem lại hiệu quả thực và ổn định cho các ngân hàng biểu thị thông qua tỷ suất lợi nhuận thu về cao? Cũng chính từ những thực tế này mà việc tìm hiểu tác động thực tế của yếu tố tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận đạt được của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xem là cần thiết, chính thông qua số liệu thực tế thu thập được tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để tìm ra được kết quả tác động trong giai đoạn nghiên cứu và định hình được hướng đi cho tương lai.

  1. Cơ sở lý luận và thực nghiệm

Hoạt động cối lõi của các ngân hàng là huy động vốn từ những chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi và sử dụng nguồn vốn này để cho vay, từ đó ngân hàng sẽ có nguồn thu nhập từ lãi. Mặc dù hiện nay các ngân hàng chủ trương tiến hành mở rộng và đa dạng các loại hình dịch vụ làm tăng nguồn thu, thu nhập từ các khoản cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng, vì thế cho vay vẫn là hoạt động trọng tâm trong kinh doanh ngân hàng. Dễ thấy nhất khi ngân hàng đẩy nhanh hoạt động cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt được ở mức cao, có thể giúp các ngân hàng mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, cải thiện kết quả kinh doanh.

Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng cao có khả năng đi kèm với các quyết định cho vay kém và qua đó tác động tiêu cực đối với lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí cả nền kinh tế. Rajan (1994) cho rằng các tiêu chuẩn cho vay giảm là kết quả của các ưu đãi ngắn hạn bắt nguồn từ các nhà quản lý ngân hàng, những người vốn thường hướng đến các mục tiêu tăng trưởng nhanh trong ngắn hạn hơn là các cổ đông. Vấn đề về chi phí đại diện này rõ ràng cho thấy hành động hướng đến lợi nhuận trước mắt cho các nhà quản lý ngân hàng trong ngắn hạn, bỏ qua vấn đề chất lượng tín dụng trong tương lai, điều này làm nảy sinh quá trình hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay. Berger & Udell (2004) lập luận liên quan đến “giả thuyết về bộ nhớ thể chế”. Điều này có nghĩa là khi nhân viên ngân hàng bắt đầu quên đi những giai đoạn căng thẳng trước đó, các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng. Theo đó, nhóm tác giả này cho rằng việc cho vay của ngân hàng là một quá trình theo chu kỳ, khi mà các tiêu chuẩn cho vay giảm trong thời gian bùng nổ tín dụng và tăng lên trong thời kỳ tín dụng thoái trào. Trong khi đó Dell'Ariccia & Marquez (2006) nhận thấy rằng khi cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên, các ngân hàng hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay của họ với mục tiêu tăng trưởng. Điều này dẫn đến một trạng thái mà ở đó danh mục cho vay ngân hàng xấu đi, lợi nhuận thấp hơn và nguy cơ mất ổn định tài chính lớn hơn. Nhìn chung có thể thấy, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng thường đi kèm với việc các ngân hàng hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay, từ đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng cho vay bị ảnh hưởng tiêu cực sau đó.

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra tác động của tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thực hiện bởi nhiều học giả tại các quốc gia trên thế giới. Nhóm nghiên cứu của Foos & cộng sự (2010) phát hiện rằng tăng trưởng tín dụng có tác động tiêu cực đến thu nhập lãi được điều chỉnh rủi ro. Do đó các tác giả kết luận rằng tăng trưởng cho vay là một động lực quan trọng của hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Một nghiên cứu điển hình khác là của Paul & cộng sự (2016), bao gồm một mẫu của 31 ngân hàng thương mại Kenya được chọn trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015. Với dữ liệu cả sơ cấp và thứ cấp được sử dụng, nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng trưởng trong danh mục cho vay của ngân hàng có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại trong năm hiện tại, nhưng tác động tiêu cực trong những năm tiếp theo với mức ý nghĩa đáng kể.

Trong số các học giả phát triển đề tài này phải kể đến nhóm Fahlenbrach & cộng sự (2016) đã tiến hành phân tích ở cấp độ hệ thống ngân hàng của các ngân hàng Mỹ từ năm 1973 đến năm 2014. Họ nhận thấy rằng từ năm 1973 đến năm 2014 các ngân hàng Mỹ có tăng trưởng tín dụng cao trong một năm nhất định, hoạt động kém hiệu quả trong ba năm tới. Vì vậy, họ cho rằng các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng tương đối chậm có kết quả hoạt động tốt hơn đáng kể so với các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối nhanh. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực đến ROA và tác động tiêu cực đến các khoản dự phòng rủi ro cho vay trong ngắn hạn. Về lâu dài, hiệu ứng trên ROA và các khoản dự phòng rủi ro không được duy trì.

Một cách tổng quát hơn, nhiều tài liệu học thuật về tác động của tăng trưởng nhanh đến lợi nhuận cho thấy rằng các công ty tăng trưởng nhiều hơn có lợi nhuận thấp hơn sau đó. Điển hình như nghiên cứu của Hou & cộng sự (2014), cho thấy rằng các công ty tăng trưởng nhiều hơn có lợi nhuận sau đó thấp hơn. Hơn nữa, một nghiên cứu của Cooper & cộng sự (2008) kết luận rằng tốc độ tăng trưởng tài sản là những yếu tố dự đoán mạnh mẽ về lợi nhuận bất thường trong tương lai. Liên hệ với nội dung đang nghiên cứu có thể thấy tồn tại một số khác biệt quan trọng so với các nghiên cứu này. Đầu tiên, bài nghiên cứu của tác giả không liên quan đến đầu tư mà tập trung vào danh mục cho vay của ngân hàng. Thứ hai, nghiên cứu này cũng không liên quan đến hoạt động sản xuất. Mặc dù có những khác biệt này, những phát hiện của các nghiên cứu vừa đề cập đã khơi gợi sự đồng thuận với những nghiên cứu về ngân hàng được dẫn ra trước đó rằng các công ty phát triển nhiều hơn có lợi nhuận sau đó thấp hơn so với các công ty cùng ngành.

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Mô hình nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ xem xét tác động của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng thông qua ước lượng theo mô hình tuyến tính tổng quát sau:

ROA­it = β0 + βkLGR­it-k + β4LGR­­­it + β5Size­­­it + β6Eqit + εt

Trong đó:

ROA: Biến đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng, được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu và được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận sau thuế trong năm chia cho tổng tài sản bình quân của ngân hàng (Deger & Adem, 2011; Bassey & Moses, 2015; Vuong & cộng sự, 2016). Đây là biến được giải thích của bài nghiên cứu. ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một đồng đầu tư vào tổng tài sản. Đây là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng trong đó ngụ ý rằng mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả.

LGR: Biến đại diện cho tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, được tính bằng số tăng (giảm) dư nợ năm nay chia cho dư nợ năm trước. Đây là biến giải thích chính của bài nghiên cứu. Độ trễ của biến nghiên cứu đến 3 năm (k = 1,2,3) cũng sẽ được đưa vào mô hình, theo gợi ý từ kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Fahlenbrach & cộng sự (2016) khi phát hiện ra mối quan hệ đảo chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng 3 năm sau đó.

Size: Biến đại diện cho quy mô của ngân hàng, được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.

Eq: Biến đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại cùng thời điểm.

β0: Hệ số chặn của mô hình; εt: Sai số của mô hình.

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Tác động của tăng trưởng tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng biểu thị qua yếu tố lợi nhuận đã được nghiên cứu rất rộng rãi. Kế thừa lập luận của các tác giả khác cùng với kết quả từ các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này bài nghiên cứu dự đoán về tính tương quan cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng năm hiện hành, đồng thời tác động này có thể sẽ đảo chiều vào các năm sau đó. Do đó biến độ trễ của tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ có quan hệ ngược chiều đến biến lợi nhuận của ngân hàng.

Với biến kiểm soát quy mô ngân hàng, lợi thế kinh tế theo quy mô (economies of scale) trên thị trường sẽ kiểm soát các hiệu ứng tiềm năng của quy mô lợi nhuận. Các ngân hàng lớn hơn có thể mở rộng hoạt động cả về số lượng khách hàng và mạng lưới hoạt động, tận dụng nguồn vốn giá rẻ. Tuy nhiên, quy luật kinh tế cũng chỉ ra các tổ chức lớn hơn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự bất lợi kinh tế theo quy mô (diseconomies of scale), khi đạt đến một ngưỡng quy mô nhất định. Quy mô lúc này không còn đem lại lợi thế cho ngân hàng mà sẽ làm giảm lợi nhuận bởi vượt quá tầm kiểm soát của ngân hàng. Từ những nhận định này và dựa vào thực trạng ngân hàng Việt Nam, khi mà các nhóm ngân hàng lớn vẫn có rất nhiều thuận lợi hơn so với các nhóm ngân hàng nhỏ như về chi phí huy động, thời gian hoạt động, mạng lưới khách hàng và tiềm năng trong lĩnh vực ngân hàng còn rất nhiều để khai thác, từ đó tác động của quy mô ngân hàng đến lợi nhuận hoạt động được kỳ vọng là cùng chiều. Bên cạnh đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu đo lường và đại diện cho chỉ số vốn của ngân hàng, là tấm đệm để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro tài chính. Do đó giá trị vốn chủ sở hữu cao sẽ giúp ngân hàng và các nhà quản lý an tâm hơn về rủi ro hoạt động cho ngân hàng, cũng là nền tảng cơ sở giúp các ngân hàng mở rộng kinh doanh, mang lại lợi nhuận hoạt động cao hơn. Do đó kỳ vọng trong mô hình sẽ cho kết quả tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu với lợi nhuận ngân hàng.

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu chọn khoảng thời gian dữ liệu từ năm 2008 đến năm 2017. Trong khoảng thời gian này, một số ngân hàng thương mại Việt Nam trải qua các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, cũng như tình trạng một số ngân hàng hoạt động yếu kém, nhiều sai phạm dẫn đến rơi vào diện bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại. Vì vậy, tình hình hoạt động của nhóm các ngân hàng thương mại này tương đối bất ổn, đi cùng với số liệu công bố cũng mang tính biến động rất cao, có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu bởi các giá trị ngoại lai. Do đó dữ liệu của bài nghiên cứu được thu thập từ 17 ngân hàng thương mại công bố tương đối đầy đủ báo cáo tài chính hàng năm trên các website của các ngân hàng, tạo thành một dữ liệu bảng không cân bằng. Dữ liệu cần thiết để xác định giá trị các biến hầu hết được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan

Bảng 1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

STT

Tên biến

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Số quan sát

1

ROA

(5,99%)

6,08%

1,06%

0,0095

168

2

LGR­­­

(29,86%)

1.058,86%

34,16%

0,8359

168

3

Size

12,0367

20,8225

18,1283

1,3779

168

4

Eq

2,96%

35,63%

10,02%

0,0526

168

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Quy mô tín dụng luôn được mở rộng qua các năm, sau thời kỳ được xem như bùng nổ tín dụng ngân hàng như năm 2009 thì sau đó tốc độ tăng của chỉ số này đã được hầu hết các ngân hàng kiểm soát. Việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao được rất nhiều các ngân hàng kỳ vọng rằng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận. Dù tín dụng có dấu hiệu chậm lại trong những năm gần đây so với trước đó, nhưng không ít ngân hàng đã tăng trưởng gần hoặc vượt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp cho từng năm kể từ thời điểm hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao. Với định hướng điều hành như của Việt Nam hiện tại, tín dụng được xem là kênh rất quan trọng để truyền dẫn chính sách tiền tệ, ổn định các chỉ số vĩ mô và phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, với đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam vốn rất khó có kênh thay thế ngoài tín dụng ngân hàng.

Trong khi đó về lợi nhuận hoạt động, ROA bình quân hàng năm của các ngân hàng cho thấy hiệu quả kinh doanh có xu hướng giảm sút trong cả giai đoạn 2009 - 2015, khi giảm từ 1,90% xuống còn 0,57%. Quy mô tài sản tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh không tăng cùng mà trái lại còn giảm, đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng có tăng trưởng tuy nhiên nợ xấu giai đoạn này cũng gia tăng mạnh. Mặc dù vậy kể từ năm 2016, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng cải thiện trở lại khi ROA trung bình bắt đầu lại đà tăng. Giai đoạn 2016 – 2017 ghi nhận những biểu hiện tích cực trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng. Thêm vào đó, thông tin từ tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s thì tỷ lệ ROA ≥ 1% là đạt yêu cầu. Như vậy có thể thấy từ năm 2013 đến năm 2017, ROA bình quân của các ngân hàng được khảo sát là thấp hơn 1%. Điều này cho thấy nếu dựa trên tiêu chuẩn đánh giá này thì nhìn chung các ngân hàng Việt Nam đang trong tình trạng sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả.


 

Hình 1. Tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ ROA bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả

Tiến hành xem xét ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập có trong mô hình, kết quả cho thấy tương quan từng cặp của các biến độc lập đều có giá trị thấp, tuy nhiên xuất hiện hệ số tương quan giữa biến quy mô ngân hàng Size và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu Eq đạt giá trị khá lớn là -0,7278.

Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình

 

LGR

LGR­-1

LGR­-2

LGR­-3

Size

Eq

LGR

1

 

 

 

 

 

LGR­-1

0,3076

1

 

 

 

 

LGR­-2

0,1970

0,3569

1

 

 

 

LGR­-3

0,2730

-0,1656

0,2054

1

 

 

Size

-0,0544

0,0706

-0,0333

-0,1501

1

 

Eq

-0,2193

-0,3557

-0,0842

0,2537

-0,7278

1

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Giá trị này nêu lên nghi vấn về việc xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Tiến hành kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai VIF cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 5, có thể đảm bảo rằng hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng để ảnh hưởng đến kết quả của mô hình nghiên cứu.

4.2 Kết quả ước lượng mô hình

Tiếp đến bài nghiên cứu bắt đầu tiến hành hồi quy theo các mô hình là bình phương tối thiểu gộp (Pooled OLS - Pooled Ordinary Least Squares), mô hình tác động cố định (FEM - Fixed Effects Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model).

Bảng 3. Kết quả hồi quy theo các mô hình Pooled OLS, FEM và REM

 

REM

Pooled OLS

FEM

LGR­

0,010

(0,002)***

0,008

(0,002)***

0,011

(0,002)***

LGR­-1

0,008

(0,002)***

0,008

(0,002)***

0,009

(0,002)***

LGR­-2

0,009

(0,001)***

0,010

(0,001)***

0,009

(0,001)***

LGR­-3

-0,001

(0,000)***

-0,001

(0,000)***

-0,001

(0,000)***

Size

0,004

(0,001)***

0,004

(0,000)***

0,002

(0,001)

Eq

0,144

(0,016)***

0,132

(0,014)***

0,139

(0,021)***

(***) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; (**) Ý nghĩa thống kê ở mức 5%; (*) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Biến được giải thích là biến ROA

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Các kiểm định F-test (cho giá trị p-value = 0,0002 < 0,01) và kiểm định Hausman (cho kết quả p-value = 0,8234 > 0,1) dẫn đến việc lựa chọn mô hình REM để ước lượng và diễn giải kết quả nghiên cứu. Các kiểm định tiếp theo cho thấy trong mô hình REM mắc phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục các hiện tượng này, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng điều chỉnh sai số chuẩn tăng cường – cluster robust standard errors (Hoechle, 2007).

Bảng 4. Kết quả hồi quy theo mô hình REM có hiệu chỉnh phương sai sai số thay đổi và tự tương quan

Các biến giải thích

Hệ số lước lượng

Sai số chuẩn

P-value

LGR­

0,010

0,003

0,000***

LGR­-1

0,008

0,002

0,000***

LGR­-2

0,009

0,002

0,000***

LGR­-3

-0,001

0,000

0,000***

Size

0,004

0,000

0,000***

Eq

0,144

0,018

0,000***

Số quan sát

117

Prob > F

0,000

(***) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; (**) Ý nghĩa thống kê ở mức 5%; (*) Ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Biến được giải thích là biến ROA

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Kết quả từ bảng 4 cho thấy các biến nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Biến LGR cùng độ trễ đến 2 năm của nó cho thấy tương quan dương với biến được giải thích ROA. Tuy nhiên khi xem xét biến trễ 3 năm của LGR thì cho kết quả mối tương quan đã đảo chiều và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. Các biến kiểm soát Size và Eq đều cho thấy mối quan hệ đồng biến với biến lợi nhuận ROA.

4.3 Thảo luận kết quả

Kết quả từ mô hình hồi quy đã cho thấy tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng năm hiện hành và hiệu ứng này còn duy trì đến 2 năm sau đó, tuy nhiên bước sang năm thứ 3 thì tăng trưởng tín dụng trước đó lại có tác động đảo chiều và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhóm nghiên cứu Fahlenbrach & cộng sự (2016), Paul & cộng sự (2016) khi đồng thời tìm ra được tác động cùng chiều của tăng trưởng tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn và tác động đã đảo chiều thời gian sau đó. Có thể thấy phát hiện này rất phù hợp với thực tế diễn ra tại các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, khi mà đã có rất nhiều ngân hàng thực thi chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, mở rộng thị phần đến đa dạng các ngành nghề và đối tượng, qua đó thu về lợi nhuận cao ngay sau đó. Điển hình như năm 2009 được ghi nhận là năm tín dụng ngân hàng “bùng nổ” và đồng thời lợi nhuận mà các ngân hàng thu về cũng chạm đỉnh đối với các ngân hàng được khảo sát (quan sát trong hình 1). Tuy vậy dễ thấy đà tăng của lợi nhuận không duy trì được lâu khi mà trong những năm sau thời kỳ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nợ xấu của nhiều ngân hàng lại bùng nổ và từ đó ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận ngân hàng. Nguyên nhân tác động được cho là bắt nguồn từ việc mở rộng quá mức tín dụng, vượt khỏi tầm kiểm soát và làm mầm móng phát sinh các khoản nợ không đạt chuẩn, qua thời gian các khoản nợ này tất yếu đã tác động nặng nề đến lợi nhuận ngân hàng.

Với biến quy mô ngân hàng, bài nghiên cứu tìm thấy tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Có thể lý giải cho thị trường ngân hàng Việt Nam rằng các ngân hàng lớn thường là các ngân hàng đã hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, sở hữu bộ máy quản trị rủi ro tốt cùng nền tảng khách hàng rất lớn. Từ đó tạo ra những lợi thế nhất định trong cạnh tranh với các ngân hàng khác và đem về lợi nhuận tốt hơn trên mỗi đồng vốn cho vay. Biến kiểm soát còn lại là tỷ lệ vốn chủ sở hữu củng đã cho thấy tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này hoàn toàn nằm trong dự đoán, vì vốn chủ sở hữu là tấm đệm rất có giá trị cho ngân hàng, giúp ngân hàng chống đỡ trước rủi ro, tạo thêm lòng tin cho người gửi tiền từ đó giảm chi phí và càng có điều kiện mở rộng kinh doanh một cách hiệu quả.

  1. Kết luận

Nghiên cứu đã xác định được tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam những năm hiện hành, tuy nhiên tác động đảo chiều đã được phát hiện về dài hạn. Như vậy, lợi nhuận ngân hàng nhận ảnh hưởng tích cực từ tăng trưởng tín dụng những năm hiện tại tuy nhiên về lâu dài thì tăng trưởng tín dụng gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận. Phát hiện này cũng khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu đã được dẫn chiếu khác trong bài.

Trong tương lai, cần nhờ vào chính sách định hướng, kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để nguồn vốn tín dụng phát huy tối đa hiệu quả. Ðể đạt được định hướng này, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành các giải pháp nhằm thực hiện mở rộng tín dụng có hiệu quả tập trung vào chất lượng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông,... hướng tới mục tiêu lợi nhuận phải đi đôi với an toàn trong bối cảnh tăng trưởng, tránh xảy ra tình trạng hưởng lợi trước mắt mà phát sinh hậu quả về sau cho ngân hàng hay rộng hơn là cả nền kinh tế.

Tài liệu tham khảo

  1. Bassey, G. E. & Moses, C. E. (2015), ‘Bank profitability and liquidity management: a case study of selected Nigerian deposit money banks’, International Journal of Economics, Commerce and Management, 3 (4), 1-24.
  2. Berger, A. N. & Udell, G. F. (2004), ‘The institutional memory hypothesis and the procyclicality of bank lending behavior’, Journal of Financial intermediation, 13 (4), 458-495.
  3. Cooper, M. J., Gulen, H., & Schill, M. J. (2008), ‘Asset growth and the cross-section of stock returns’, The Journal of Finance, 63 (4), 1609-1651.
  4. Deger, A. & Adem, A. (2011), ‘Bank specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical evidence from Turkey’, Business and Economics Research Journal, 2 (2), 139-152.
  5. Dell'Ariccia, G. & Marquez, R. (2006), ‘Lending booms and lending standards’, The Journal of Finance, 61 (5), 2511-2546.
  6. Fahlenbrach, R., Prilmeier, R., & Stulz, R. M. (2012), ‘This time is the same: Using bank performance in 1998 to explain bank performance during the recent financial crisis’, The Journal of Finance, 67 (6), 2139-2185.
  7. Fahlenbrach, R., Prilmeier, R., & Stulz, R. M. (2016), ‘Why does fast loan growth predict poor performance for banks?’, The Review of Financial Studies, 31 (3), 1014-1063.
  8. Foos D., Norden L., & Weber M. (2010), ‘Loan growth and riskiness of banks’, Journal of Banking and Finance, 34 (12), 2929-2940.
  9. Hoechle, D. (2007), ‘Robust standard errors for panel regressions with cross–sectional dependence’, The Stata Journal, 7 (3), 281-312.
  10. Hou, K., Xue, C., & Zhang, L. (2015), ‘Digesting anomalies: An investment approach’, The Review of Financial Studies, 28 (3), 650-705.
  11. Nguyen, D. T. U. (2014), Moody's Cautions Vietnam Against Further Monetary Easing, retrieved on September 9th 2018, from https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-01-28/moody-s-cautions-vietnam-against-easing-monetary-policy-further.
  12. Paul, K. T., Kilungu, M. & Andrew, S. (2016), ‘Effect of loan portfolio growth on financial performance of commercial banks in Kenya’, Imperial Journal of Interdisciplinary Research, 2 (11), 2113-2119.
  13. Rajan, R. G. (1994), ‘Why bank credit policies fluctuate: A theory and some evidence’, The Quarterly Journal of Economics, 109 (2), 399-441.
  14. Vuong, T. T., Chien, T. L. & Hoa, N. (2016), Liquidity creation, regulatory capital, and bank profitability, International Review of Financial Analysis, 48 (2016), 98–109.

 

 

[1] Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.