Sidebar

Magazine menu

05
CN, 05

Tạp chí KTĐN số 113

VAI TRÒ CỦA VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG TÂM SÁNG TẠO VÀ ƯƠM TẠO FTU (FIIS)

Nguyễn Thị Thu Trang[1]

Lưu Thúy Hạnh

 

Tóm tắt:  Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã tạo ra một cú hích quan trọng trong việc hình thành và kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam. Trước thực tế hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp được triển khai, hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập mỗi năm thì việc xuất hiện các vườn ươm khởi nghiệp – một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp – là điều rất kịp thời và cần thiết. Tháng 04/2017, trường Đại học Ngoại Thương đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (Trung tâm FIIS) với mong muốn xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững trong môi trường sư phạm, nhằm tạo dựng mạng lưới chia sẻ và kết nối giữa các trường đại học với nhau. Trên cơ sở nhận diện, phân tích vai trò những thành phần khác nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) trong trường đại học, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong HSTKN.

Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vườn ươm doanh nghiệp, vườn ươm trường đại học.

Abstract: In recent years, startup ecosytem in Vietnam has had many changes and development. Decision No. 844/QĐ-TTg dated 2016 of the Prime Minister approving the project "Supporting the Innovative National Innovation System to 2025" has created an important impulse for the formation and connection of different components in the Vietnamese startup ecosystem. In fact, thousands of start-up ideas have been launched, and hundreds of start-ups have been established each year. The emergence of startup incubation - an important part of the startup ecosystem - is very timely and necessary. In April 2017, the Foreign Trade University (FTU) established the FTU Innovation and Incubation Space (FIIS Center), which aims to build a sustainable entrepreneurial ecosystem in the pedagogical environment, to create a strong network among universities. On the basis of identifying the different components of Vietnamese startup ecosystem and their roles to the university business incubator, the paper proposes some solutions and recommendations to further promote the role of FIIS Center in the Vietnamese startup ecosystem.

Key words: Startup, Startup Ecosystem, Entreprenuership, Incubator, Innovation, University incubator

  1. Hệ sinh thái và Các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

            Hệ sinh thái khởi nghiệp (entrepreneurial ecosystem) là thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể hữu hĩnh và vô hình cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và trưởng thành. Đúng như tên gọi của nó, hệ sinh thái khởi nghiệp không có giới hạn về mặt địa lý, mặc dù hoạt động của một hệ sinh thái chỉ tập trung ở một khu vực địa lý cụ thể, và không có cấu trúc thứ bậc.

            Dựa trên các mô hình đã phân tích, đặc biệt là dựa trên công bố của Isenberg (2011) và các thành phần được công nhận chung trong HSTKN, tác giả đã xác định sáu thành phần chính cấu thành nên HSTKN phù hợp với mục đích của nghiên cứu này, bao gồm:

  • Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Chính phủ
  • Trường đại học
  • Nhà đầu tư
  • Doanh nghiệp lớn
  • Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, gồm: Vườn ươm doanh nghiệp, Tổ chức thúc đẩy kinh doanh, Không gian làm việc chung và Các công ty cung cấp dịch vụ

(1) Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup)

            Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, hay còn gọi là Đề án 844 (Bộ KH&CN, 2016) đã đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (DNKNĐMST): “DNKNĐMST là doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”. Khác với Đề án 844, các văn bản pháp luật liên quan tới startup hiện nay đều phần lớn không phải là văn bản riêng về startup mà là về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và startup được đề cập tới với tính chất là một nhóm DNVVN đặc thù. Khoản 2 Điều 3 Luật DNVVN định nghĩa “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Nếu bỏ qua yếu tố “nhỏ và vừa” thì doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên được xác định trên cơ sở 03 tiêu chí: Tư cách pháp lý: Phải là doanh nghiệp; Hoạt động: Phải dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới; Triển vọng: Có khả năng tăng trưởng nhanh.

            Khác với một số nước, Việt Nam không coi các ý tưởng hoặc dự án ban đầu là startup – tuy nhiên trong bối cảnh các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, cho phép thực hiện việc gia nhập thị trường một cách đơn giản, ít tốn kém – tiêu chí “doanh nghiệp” có lẽ không phải tiêu chí quá khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, việc sử dụng hai cụm từ: “doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và “startup” có ý nghĩa tương tương đương nhau, đều là nhắc tới đối tượng thỏa mãn ba tiêu chí vừa được đề cập.

(2) Chính phủ

            Các tổ chức công đóng vai trò quan trọng trong HSTKN. Chính phủ không chỉ tạo nên khung chính sách mà còn cung cấp cơ sở hạ tầng, nguồn vốn hỗ trợ các cồng động khởi nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hình thành và tạo lập doanh nghiệp (Isenberg, 2011). Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đòi hỏi thời gian và điều này cần có sự hỗ trợ rõ ràng từ các cá nhân, tổ chức hoạch định chính sách. Các tuyên bố và chiến lược của chính phủ giúp xây dựng tầm nhìn chung và tính chính thống về mặt xã hội cũng như khuyến khích mọi thành phần ủng hộ cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, chính phủ không nên là người xây dựng mà nên là một thành phần tích cực hỗ trợ sự phát triển của HSTKN (Hồng Trường, 2016)

(3) Trường đại học

            Trường đại học là một phần quan trọng trong HSTKN. Theo nghiên cứu của Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (2017), vai trò của đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thể được giới hạn ở các nhiệm vụ chính sau: Đào tạo và phát triển nhân tài (talent); Cung cấp công nghệ; Cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp. 

            Trường đại học cung cấp một yếu tố đầu vào chủ chốt cho HSTKN, đó là dòng chảy liên tục của nguồn nhân lực chất lượng cao (OECD, 2014). Một số sinh viên quan tâm trở thành doanh nhân khởi nghiệp; một số khác muốn làm việc cho các công ty khởi nghiệp. Dù theo hướng nào, nếu cộng đồng khởi nghiệp có thể kết nối với các sinh viên này, thì sẽ tạo được tình huống thắng lợi cho cả ba bên: trường đại học, cộng đồng khởi nghiệp và bản thân sinh viên.

(4) Nhà đầu tư

Có 2 nhóm nhà đầu tư chính trong HSTKN đổi mới sáng tạo:

            Nhà đầu tư thiên thần: Nhà đầu tư thiên thần là thuât ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, đã thành công nhiều năm trên thương trường, có khả năng cấp vốn cho một startup trong khoảng thời gian đầu, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty.

            Nhà đầu tư mạo hiểm: Đầu tư vốn mạo hiểm (Venture Capital) là một loại vốn đầu tư vào những công ty khởi nghiệp ở giai đoạn ban đầu, có tiềm năng tăng trưởng cao, có mô hình kinh doanh hấp dẫn. Thông thường nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư thông qua các các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, và các công ty này lập nên các quỹ đầu tư mạo hiểm để đi đầu tư (Brad và Jason, 2013).

(5) Doanh nghiệp lớn

Các công ty lớn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp mới mở nguồn lực và cơ sở vật chất. Họ thường có các văn phòng lớn để phục vụ cho hoạt động công ty mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào không gian đó cũng được tận dụng hết, vì vậy các công ty có thể tổ chức các sự kiện ở các không gian này, kêu gọi các doanh nhân khởi nghiệp đến tụ họp và trao đổi ý tưởng vào những thời điểm văn phòng không có người, mà không cần thu lại bất kỳ một khoản phí nào (OECD, 2014).

Bên cạnh đó, các công ty lớn có thể tạo điều kiện cho các startup phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ, hỗ trợ cho ngành kinh doanh, sản phẩm của mình, xây dựng nên một hệ sinh thái cho sản phẩm của công ty.

(6) Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

          Vườn ươm doanh nghiệp (VUDN)

          Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển và hội nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và trang thiết bị để các doanh nghiệp phát triển. Vườn ươm về cơ bản đã tạo ra ba loại giá trị gia tăng: hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh trong thị trường; đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và vùng; bản thân vườn ươm cũng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh.

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator)

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) là hệ thống các doanh nghiệp đặc biệt, có khả năng sinh lời cao thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) có ý tưởng kinh doanh tốt. Với mục tiêu “hướng tới lợi nhuận và thị trường”, BA đã được chứng minh là thành công lớn trong việc tạo ra các doanh nghiệp phát triển mới với tốc độ tăng trưởng không ngừng. Mục tiêu cơ bản của Accelerator là kêu gọi được đầu tư cho start up cũng như bán được một phần dự án start up. Đổi lại, họ sẽ hưởng một phần lợi nhuận từ thương vụ.

Không gian làm việc chung (Co-working space)

Được hình thành từ giữa những năm 2000, không gian làm việc chung (co-working space) là một hình thức văn phòng kiểu mới đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới. Một trong những ưu điểm của mô hình này là người thuê có thể lựa chọn những hợp đồng rất linh hoạt, có khi chỉ là 1-2 chỗ ngồi cho thời gian từ vài tháng cho đến vài ngày. Với ưu thế về giá cả, sự linh hoạt và khả năng kích thích sáng tạo, không gian khởi nghiệp chung thường được những công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ hay sáng tạo lựa chọn làm nơi làm việc đầu tiên hay thậm chí là văn phòng lâu dài của họ. Chính vì vậy, mô hình này đang phát triển và nhân rộng mạnh mẽ khắp mọi nơi trên thế giới.

Các công ty cung cấp các dịch vụ

Phần lớn các nhóm khởi nghiệp đều chỉ có kiến thức tập trung vào chuyên môn sản phẩm của mình, và mở rộng sang một số lĩnh vực khác khi tìm kiếm thêm những cộng sự khác. Tuy nhiên hầu hết họ là những người trẻ có hoài bão và tinh thần khởi nghiệp mà chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, vì vậy các startup cần đến sự hỗ trợ từ các công ty chuyên ngành khác. Các dịch vụ cung cấp đa dạng từ tư vấn luật, kế toán, tuyển dụng, marketing, nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu.

                Vườn ươm doanh nghiệp trường đại học (VUĐH)

VUĐH là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được trường đại học tài trợ, được thiết kế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các nhóm khởi nghiệp sinh viên, doanh nghiệp khởi sự mới thành lập, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đổi mới sáng tạo trong trường đại học, thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và hỗ trợ kêu gọi đầu tư. Về cơ bản, VUĐH mang đầy đủ đặc điểm của VUDN, cùng với một số điểm sửa đổi bổ sung nhằm thích nghi với môi trường đặc thù trường đại học, ví dụ chức năng đào tạo kiến thức cơ bản về kinh doanh - quản trị sẽ được chú trọng hơn.

  1. Vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong Hệ sinh thái khởi nghiệp

2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm FIIS

        Nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của trường đại học Ngoại Thương và xu thế phát triển của các trung tâm ươm tạo của các trường đại học, tháng 4 năm 2017 Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FTU Innovation and Incubation Space) ra đời, đây là một vườn ươm đại học với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện cho sáng tạo và khởi nghiệp.

(1) Tầm nhìn và sứ mệnh

       Tầm nhìn của Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) là kiến tạo một không gian truyền cảm hứng, hỗ trợ, kết nối, đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp.

        Sứ mệnh FIIS hướng tới trở thành một không gian ươm tạo kiểu mẫu, thúc đẩy mô hình khởi nghiệp trong các trường đại học của Việt Nam.

(2) Các mục tiêu cụ thể

      Thu hút các sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp phát triển các ý tưởng và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm/dịch vụ có khả năng thương mại hoá; Phổ biến kiến thức và tăng cường kỹ năng về sáng tạo và khởi nghiệp; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp mới được thành lập vượt qua những khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp nhưu thiếu vốn, khó tiếp cận thông tin, thiếu kinh nghiệm…;Hỗ trợ tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp quốc gia và quốc tế hàng năm dành cho sinh viên trường đại học Ngoại Thương; Hợp tác quốc tế trong hoạt động ươm tạo và thúc đẩy sáng tạo;

(3) Lĩnh vực hoạt động

       Trung tâm FIIS hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: ươm tạo doanh nghiệp và thức đẩy sáng tạo, bao gồm các hoạt động chính như:

Tổ chức các sự kiện, truyền thông khởi nghiệp, tư vấn và đào tạo về khởi nghiệp; Tìm kiếm, phát triển những ý tưởng kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển để Trung tâm hỗ trợ, ươm tạo và đầu tư; Thực hiện việc ươm tạo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hỗ trợ kinh doanh có liên quan;

(4) Cơ cấu tổ chức

       - Ban giám đốc Trung tâm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc

       - Ban Đào tạo: 01 Trưởng ban và 8 cộng tác viên, thực tập sinh

       - Ban Ươm tạo: 01 Trưởng ban và 5 cộng tác viên, thực tập sinh

        - Ban Truyền thông và Đối ngoại: 01 cán bộ phụ trách cơ hữu và 25 cộng tác viên, thực tập sinh.

        - Ban Hành chính- văn phòng : 01 cán bộ phụ trách cơ hữu và 01 thực tập sinh

       Sau hơn 1 năm thành lập Trung tâm FIIS đã nỗ lực thực hiện các chức năng của một vườn ươm đại học thông qua nhiều chương trình và hoạt động thiết thực về đào tạo, tư vấn, ươm tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu triển khai…

2.2. Vai trò của Trung tâm FIIS đối với từng thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

(1) Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng của vườn ươm bao gồm: văn phòng làm việc, máy móc thiết bị, phần cứng; cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; Phòng họp. Việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng nhằm góp phần cho mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí vận hành doanh nghiệp và cung cấp môi trường làm việc tốt cho các startup tham gia ươm tạo.

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của vườn ươm bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện. Hoạt động đào tạo bao gồm các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm giúp giải quyết những khó khăn ban đầu của doanh nghiệp trẻ còn thiếu kiến thức và nền tảng kinh nghiệm thực tế. Tư vấn là một trong những hoạt động được đánh giá cao của VUDH, và cũng là một trong số những thế mạnh của Trung tâm FIIS. Đa số các thành viên trong bộ máy tổ chức của vườn ươm là các giảng viên kiêm nhiệm (04 thành viên trên tổng số 06 thành viên), có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trên giảng đường. Huấn luyện là chương trình hỗ trợ cá nhân phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc quản lý, vận hành và phát triển.

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ mạng lưới kết nối: các doanh nghiệp tham gia vườn ươm có cơ hội được hưởng lợi từ mạng lưới liên kết sâu rộng bên trong và bên ngoài vườn ươm. Các dịch vụ thuộc nhóm mạng lưới kết nối bên ngoài Trung tâm FIIS hỗ trợ bao gồm: các dịch vụ pháp luật; các dịch vụ tài chính, kế toán; các dịch vụ phân phối; các dịch vụ quản lý, vv

 (2) Đối với Chính phủ

Trung tâm FIIS là nơi hiện thực hóa các chính sách của Chính phủ. Là những đơn vị có vai trò ảnh hưởng đến hoạt động của cộng đồng khởi nghiệp ở tầm vĩ mô, Chính phủ cần những vườn ươm như Trung tâm FIIS như là một trong các nhân tố vi mô thực thi các chính sách liên quan đến HSTKN. Trung tâm FIIS đã rất nỗ lực trong việc hiện thực hóa các chính sách, đưa các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đến gần hơn với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trung tâm FIIS là nơi phản hồi & định hướng các chính sách tới chính phủ. Thông qua việc thực thi, áp dụng các chính sách, vườn ươm có thể đánh giá tính hiệu quả của các chính sách đó, chỉ ra được điểm tích cực cũng như điểm cần cải thiện, sửa đổi trong chính sách; từ đó có những phản hồi tới những người làm chính sách để việc hoạch định đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

 (3) Đối với Trường đại học

Trung tâm FIIS giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, ĐMST của sinh viên trong trường. Thông qua việc tổ chức các chuỗi sự kiện chia sẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp, các cuộc thi ý tưởng khởi dành cho sinh viên, các buổi workshop đào tạo về đổi mới sáng tạo, tạo lập mô hình kinh doanh,…vườn ươm đã đưa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến gần hơn với các bạn sinh viên.

Trung tâm FIIS thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ chuyển giao tri thức, sở hữu trí tuệ. Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của trường đại học là chức năng nghiên cứu. Hằng năm, có hàng chục, thậm chí hàng trăm các công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các sinh viên, giảng viên trong trường; rất nhiều trong số đó là các công trình có khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các công trình nghiên cứu này đều chưa phát huy được vai trò và giá trị thực sự. Do đó, với đặc trung là cầu nối giữa các nguồn lực trong và ngoài trường, Trung tâm FIIS còn đóng vai trò như một trung tâm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trong trường đại học.

Trung tâm FIIS góp phần phát triển cộng đồng Cựu sinh viên tài năng (Alumni), từ đó tăng danh tiếng và tầm ảnh hưởng cho trường. Một số lượng những sinh viên, startup tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS sẽ trở thành những nhà lãnh đạo nền kinh tế, những doanh nghiệp khởi nghiệp tăng tưởng bứt phá trên thị trường. Việc trường đại học có mạng lưới cựu sinh viên tài năng, được xã hội đánh giá cao là một trong những lợi thế quan trọng giúp trường Đại học Ngoại thương khẳng định danh tiếng và vị thế nổi bật hơn so với các trường đại học khác

(4) Đối với Nhà đầu tư

Trung tâm FIIS giúp kết nối nhà đầu tư tới các startup tiềm năng. Startup non trẻ là đối tượng rất cần vốn đầu tư để có thể hoàn thiện mô hình và tạo ra tăng trưởng đột phá; nhà đầu tư là những người có tiền, sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận cũng như mong muốn được đồng hành với thế hệ doanh nhân sáng tạo; từ thực tế đó, Trung tâm FIIS là nơi kết nối hai đối tượng trên, từ đó tạo nên những chuyển động tích cực mới cho HSTKN.

(5) Đối với Doanh nghiệp lớn

Trung tâm FIIS giúp doanh nghiệp lớn tiếp cận nguồn nhân lực trẻ, tài năng, có hoài bão. Không phải tất cả các sinh viên, các nhóm khởi nghiệp tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp sinh viên hoặc tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS đều sẽ trở thành doanh nhân khởi nghiệp hay nằm trong đội ngũ sáng lập của các startup thành công; một bộ phận các sinh viên đó, sau khi tốt nghiệp, sẽ vào làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Tuy họ không trực tiếp tham gia vào quá trình khởi nghiệp, nhưng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có được từ quá trình tiếp xúc với môi trường startup sẽ giúp họ rất nhiều trong việc hình thành nên những ý tưởng mới, tư tưởng dám nghĩ dám làm và chủ động, có trách nhiệm trong công việc. Chính họ sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo – nhân tố cốt yếu tạo nên sự phát triển đột phá trong doanh nghiệp.

Trung tâm FIIS giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào các startup tiềm năng, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường. Thông qua các startup tài năng tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo, những doanh nghiệp lớn có thể đầu tư hoặc trực tiếp mua lại các doanh nghiệp khởi nghiệp để sở hữu giải pháp của startup đó. So với việc tự bản thân doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm tương tự, thì việc đầu tư hay mua lại này được đánh giá hiệu quả hơn rất nhiều do rút ngắn được thời gian và giải pháp đem về đã được kiểm chứng thành công qua vườn ươm cũng như kiểm chứng trên thị trường.

(6) Đối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Trung tâm FIIS tạo nguồn startup đầu vào có chất lượng cho các chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Startup sau khi tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS cần tham gia vào các chương trình tăng tốc khởi nghiệp nhằm tiếp tục cải tiến MVP, thử nghiệm sản phẩm trên thị trường và kêu gọi đầu tư với mức giá trị lớn hơn. Do đó, có thể nói, Trung tâm FIIS là nguồn cung cấp startup đầu vào chất lượng cho các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, giúp họ rút ngắn đáng kể thời gian tuyển chọn và đào tạo cho startup.

Trung tâm FIIS giúp các công ty cung cấp dịch vụ có thêm khách hàng tiềm năng. Một lượng startup không nhỏ tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS chính là nguồn khách hàng tiềm năng của các công ty cung cấp dịch vụ. Việc hợp tác này có ý nghĩa cộng sinh lớn: không chỉ giúp cho các startup tối ưu hóa bộ máy tổ chức, nhân sự mà còn giúp tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho xã hội.

3. Đánh giá về vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

3.1. Một số kết quả đạt được

Thứ nhất, vườn ươm đã hỗ trợ hiệu quả cho trường đại học trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm FIIS đã bảo trợ chuyên môn cho Cuộc thi Thử thách Sáng tạo xã hội VSIC của Câu lạc bộ Enactus và gameshow IPChallenge của Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ; hỗ trợ kết nối đầu tư cho cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai, Khởi nghiệp Pháp ngữ. Vườn ươm cũng tổ chức thành công nhiều buổi tọa đàm chia sẻ Ftalk, các khóa học đào tạo về tinh thần đổi mới sáng tạo TOI và 02 khóa đào tạo TOT.

Bảng 3.1 Tổng kết hoạt động của Trung tâm FIIS 8/2017-10/2018

 

Hoạt động

Thời gian

Số lượng học viên

Nội dung

F-TALK

F-talk

9/2017

70

Khởi nghiệp trong lĩnh vực R&B

F-talk

11/2017

190

Quản trị cảm xúc trong khởi nghiệp

F-talk

1/2018

200

Hành trình khởi nghiệp - CHO & NHẬN

F-talk

2/2018

60

Truyền thông ĐMST và SHTT: vai trò của các CLB

F-talk

3/2018

40

Chiến lược định vị DN và đổi mới tư duy lãnh đạo

F-talk

8/2018

250

Xây dựng thương hiệu dẫn đầu dựa trên ĐMST trong mô hình kinh doanh của Nhật Bản

F-talk

8/2018

45

Lean Starup & Angel Investment

TOI

TOI 1

16-19/10/2017

54

Khai phá năng lực sáng tạo trong bạn

TOI 1

17,18/3/2018

30

Thanh niên VN sáng tạo đổi mới

TOI2

4,5/2018

30

Khoá học về khởi nghiệp chuyên sâu (level 2)

TOI2

16/7-24/7/2018

25

Khoá học về khởi nghiệp chuyên sâu (level 2)

TOT

TOT

20/10-28/10/2017

31

Đào tạo giảng viên nguồn về ĐMST

 

TOT

23/10 – 25/10/2018

25

Nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu về khởi nghiệp

Nguồn: Trung tâm FIIS, 2018

Thứ hai, Trung tâm FIIS đã thực hiện kết nối các thành phần trong HSTKN. Thông qua các buổi đào tạo, workshop, kết nối cố vấn và kết nối đầu tư, vườn ươm đã góp phần tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với các thành phần trong HSTKN. Trong 03 tháng ươm tạo của chương trình ươm tạo khởi nghiệp SIP100, vườn ươm đã tổ chức 02 buổi kết nối đầu tư, 14 buổi cố vấn 1:1 giữa cố vấn, người điều phối và các startup.

Thứ ba, vườn ươm đã hỗ trợ startup bước đầu tạo ra được những sản phẩm tiềm năng. Có thể kể đến dịch vụ thiết kế slide thuyết trình chuyên nghiệp của startup Slide Factory; các sản phẩm ăn liền được chế biến từ rong biển Lý Sơn của startup Vinarong biển hay Ứng dụng thu rác tích điểm đổi quà nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trong phân loại rác ở khu chung cư của nhóm mGreen. Đó đều là những sản phẩm có tiềm năng mở rộng quy mô và trở thành một doanh nghiệp đột phá trong tương lai.

3.2. Một số hạn chế

*Đối với các startup được ươm tạo:

Hoạt động huấn luyện của Trung tâm FIIS chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Do đặc thù của hoạt động huấn luyện là phải theo sát, đồng hành với các nhóm khởi nghiệp hàng ngày hàng giờ; cùng đội ngũ khởi nghiệp nhận định và tìm ra giải pháp với tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đề án nên rất khó để đội ngũ nhận sự tại Trung tâm FIIS có thể đảm đương trọn vẹn công việc. Hiện nay, hoạt động huấn luyện tại vườn ươm mới chỉ dừng lại ở mức cố vấn: đưa ra một số góp ý; xử lý các mẫu thuẫn mang tính nội bộ (nếu có) phát sinh giữa các đội ngũ sáng lập nhóm trong quá trình tham gia ươm tạo, vv

Vườn ươm chưa có tiêu chí cụ thể trong việc xét tốt nghiệp các nhóm ươm tạo. Hiện nay, các nhóm khởi nghiệp chỉ cần hoàn thành xong 03 tháng của chương trình ươm tạo là sẽ được vườn ươm xét tốt nghiệp thông qua buổi thuyết trình trước hội đồng FIIS và các nhà đầu tư. Có thể nói, việc các startup dễ dàng được tách khỏi vườn ươm khiến họ mất cơ hội được hỗ trợ, cùng với chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu dẫn đến khả năng tồn tại của sản phẩm sau khi tốt nghiệp không cao.

Vườn ươm thiếu cơ chế để theo dõi và điều chỉnh mức độ tham gia của startup vào các hoạt động ươm tạo. Theo kết quả thu được từ đợt ươm tạo mùa xuân 2018, chỉ có 01 nhóm trên tổng số 08 nhóm được ươm tạo tham gia đầy đủ 100% các buổi đào tạo, tư vấn: 02 nhóm tham gia 70% số buổi; 05 nhóm còn lại chỉ tham gia bằng hoặc ít hơn 50% chương trình đào tạo. Việc các nhóm không tham dự đầy đủ, hoặc xác nhận tham dự nhưng không đến thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của vườn ươm: lãng phí nguồn lực thuê chuyên gia, lãng phí thành quả của nhân sự vườn ươm, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xét tốt nghiệp của các nhóm ươm tạo.

*Đối với trường Đại học Ngoại thương

Hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Đây là nhiệm vụ mang tính thách thức không chỉ với Trung tâm FIIS mà còn với hầu hết các cơ sở chuyển giao công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Theo kết quả báo cáo công khai của Trường Đại học Ngoại thương, tỷ lệ đóng góp từ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào tổng nguồn thu của nhà trường năm học 2017 - 2018 chiếm xấp xỉ 1,0% (3,4 tỷ đồng trên 315,1 tỷ đồng), giảm mạnh khi so với tỷ lệ 2,9% vào năm học 2016-2017 (8,6 tỷ đồng trên 292, 7 tỷ đồng). Điều này cho thấy Trung tâm FIIS chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc thúc đẩy chuyển giao tri thức từ trường đại học tới doanh nghiệp nói riêng và tới thị trường nói chung.

Các chương trình về khởi nghiệp chưa thực sự thu hút và tạo chuyển biến tích cực trong sinh viên. Tổng số sinh viên tham gia vào các chương trình hoạt động của FIIS chưa nhiều, so sánh với hơn 13.000 sinh viên đang theo học hệ chính quy tại trường Đại học Ngoại thương thì có thể thấy khoảng chênh lệch là vô cùng lớn. Sau khi thu hút được sinh viên tham gia, thì điều quan trọng là làm thế nào để sinh viên đó thực sự bắt tay vào hành động, sử dụng các tri thức, công cụ được dạy để sáng tạo, đổi mới và thực sự khởi nghiệp? Với số lượng sinh viên tham gia như hiện tại thì vườn ươm vẫn chưa tạo nên đủ sức hấp dẫn với sinh viên.

*Đối với Nhà đầu tư và các Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Mạng lưới liên kết của vườn ươm chưa thực sự sâu rộng. Hiện nay, Trung tâm FIIS mới chỉ hợp tác thường xuyên với các trường đại học là trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Kinh tế quốc dân và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại học Quốc gia Hà Nội trong tổng số 76 trường tại Hà Nội và 235 trường đại học trên cả nước (Bộ GD&ĐT, 2017); 03 quỹ đầu tư là VSVA, VIISA và SVF; 04 nhà cung cấp dịch vụ về luật pháp, truyền thông marketing và tư vấn chiến lược; và kết nối với hơn 20 cố vấn khởi nghiệp.

3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

            Thứ nhất, Trung tâm FIIS là vườn ươm doanh nghiệp non trẻ mới được thành lập hơn 1 năm, nhiều hoạt động vẫn còn đang trong giai đoạn chạy thử nhằm tiếp tục có những điều chỉnh về sau. Về bản chất cũng có thể coi Trung tâm FIIS như một startup đang từng bước định hình giá trị và khẳng định vị trí của mình trong bản đồ khởi nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của vườn ươm còn hạn chế. Hiện nay không gian làm việc chung của vườn ươm được đặt tại phòng F101 của trường Đại học Ngoại thương. Các thiết bị văn phòng ở đây đủ để hỗ trợ cho hoạt động của các startup; tuy nhiên do diện tích văn phòng tương đối hẹp nên không thể cung cấp không gian cho tất cả các nhóm cùng sử dụng. Việc này tạo ra một số khó khăn trong việc đào tạo, tư vấn hay huấn luyện cho các nhóm.

Thứ ba, nhân lực vận hành vườn ươm chưa được đào tạo bài bản về khởi nghiệp và ươm tạo. Đội ngũ nhân viên của Trung tâm FIIS đa phần là giảng viên kiêm nhiệm, ngoài các công việc hỗ trợ startup tại vườn ươm vẫn phải đảm bảo việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn. Bên cạnh đó, đội ngũ thực tập sinh, cộng tác viên tại vườn ươm đều là sinh viên nên còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, chủ yếu vừa học vừa làm.

Thứ tư, thời lượng của chương trình ươm tạo đang quá ngắn. Hiện nay một chương trình ươm tạo của Trung tâm kéo dài 03 tháng, trong khi thời gian ươm tạo trung bình của một VUDN thông thường là từ 06 tháng đến 01 năm, thậm chí lên tới 03 – 05 năm đối với các VUDN công nghệ. Với khoảng thời gian ngắn như vậy cũng rất khó để yêu cầu các startup tạo nên sự đột phá trong mô hình và sản phẩm.

            Thứ năm, vườn ươm chưa tự chủ được nguồn tài chính cho hoạt động. Ngoài nguồn tiền do trường Đại học Ngoại thương cấp, do mạng lưới liên kết với các nhà đầu tư chưa nhiều, cùng với việc Trung tâm FIIS chưa có hoạt động đem lại lợi nhuận nên vấn đề tài chính là một trong số trở ngại lớn trong việc phát triển và mở rộng vườn ươm.

  1. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của vườn ươm đại học (FIIS) đối với các thành phần trong HSTKN

4.1 Thực hiện chiến lược xây dựng mạng lưới liên kết với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

            Trung tâm FIIS cần mở rộng liên kết với các vườn ươm doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các vườn ươm trường đại học nói riêng, vừa để học hỏi kinh nghiệm vừa để nhân rộng tác động tới các thành phần trong HSTKN. Các doanh nghiệp chú trọng tới đổi mới sáng tạo nói chung cũng là một đối tượng rất tiềm năng Trung tâm FIIS cần tăng cường hợp tác, nhằm tìm nguồn đầu ra cho các kết quả nghiên cứu trong trường đại học. Việc liên kết này cũng đồng thời tạo ra nhiều giá trị cho các nhóm ươm tạo trong SIP100 khi họ có thể làm quen với môi trường doanh nghiệp thực tế, học hỏi các phương pháp quản trị và điều hành, cũng như bán các sản phẩm, dịch vụ tới các doanh nghiệp có nhu cầu.

4.2 Đổi mới chương trình ươm tạo khởi nghiệp nhằm thu hút, hỗ trợ hiệu quả các nhóm khởi nghiệp sáng tạo

            Thứ nhất, vườn ươm nên kéo dài thời gian ươm tạo lên thành 06 tháng thay vì chỉ gói gọn trong 03 tháng như hiện nay. Lí do chính là trong khoảng thời gian ngắn như vậy, rất khó để đòi hỏi sự tiến bộ vượt bậc của các nhóm trong việc phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm khả thi tối thiểu MVP. Đặc biệt là với các nhóm thiên về phát triển sản phẩm như Ứng dụng điện thoại (app) hay các sản phẩm nông sản (ví dụ như rong biển), công việc tạo lập MVP cần rất nhiều thời gian và công sức.

            Thứ hai, vườn ươm cần xây dựng bộ quy chế rõ ràng dành cho các nhóm ươm tham gia ươm tạo. Bộ quy chế này nên làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của vườn ươm cũng như của các nhóm khởi nghiệp khi tham gia vào SIP100. Việc cam kết giữa hai bên cần thể hiện qua văn bản, có xác nhận của hai đại diện và có giá trị thực thi trong thời gian ươm tạo tại vườn ươm. Khi startup vi phạm quy chế, vườn ươm có quyền xử lý theo nội dung đã cam kết.

            Thứ ba, vườn ươm cần xây dựng bộ tiêu chí xét tốt nghiệp chi tiết và cụ thể hơn. Hoạt động tạo lập này cần bám sát mô hình hoạt động thực tế của trung tâm, kết hợp tham khảo quá trình đánh giá xét tốt nghiệp của các VUDN, VUĐH khác. Việc xét tốt nghiệp không chỉ căn cứ vào mức độ tham gia vào chương trình ươm tạo của nhóm khởi nghiệp mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố định tính và định lượng: sự trưởng thành trong nhận thức của đội ngũ sáng lập, mức độ hoàn thiện của MVP, khả năng tăng trưởng của đề án, phản hồi của khách hàng với MVP…

4.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại vườn ươm

            Đội ngũ nhân sự làm việc tại vườn ươm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ thành công của chương trình ươm tạo. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại vườn ươm là một chiến lược dài hạn Trung tâm FIIS cần chú trọng xây dựng và triển khai. Trong tầm trung và dài hạn, Trung tâm nên tiến cử và khuyến khích các nhân sự hiện có đăng ký các chương trình học chuyên sâu về ươm tạo khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, ví dụ như chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quốc tế chuyên ngành Quản trị Đổi mới sáng tạo và Công nghệ thông tin của trường Đại học kinh tế quốc dân liên kết với trường Koplen Đan Mạch. Ngoài đội ngũ nhân sự cơ hữu làm việc tại vườn ươm, tiếp tục tuyển sinh đội ngũ cộng tác viên, thực tập sinh chất lượng từ các trường đại học.

4.4 Đa dạng hoá các hoạt động hướng tới doanh nghiệp, nhà đầu tư

         Thứ nhất, ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo dành cho sinh viên trường đại học Ngoại Thương và các trường đại học tại Hà Nội, Trung tâm nên đa dạng lĩnh vực đào tạo từ khởi nghiệp ĐMST đến Kỹ năng lãnh đạo, hoạch định và quản trị chiến lược, Sở hữu trí tuệ, Tài chính đầu tư, Làm việc nhóm hiệu quả…và hướng tới các hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp

Thứ hai, phát triển dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Với thế mạnh từ đội ngũ nhân sự là giảng viên nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, vườn ươm có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các công ty tư vấn khác trên thị trường. Đối tượng doanh nghiệp có thể là chính các startup sau khi tốt nghiệp từ vườn ươm, các startup đang trong giai đoạn đầu phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vườn ươm trường đại học khác cần tư vấn và chuyển giao mô hình, vv

Thứ ba, chủ động kết nối giữa doanh nghiệp đang cần kết quả nghiên cứu mới và các nhóm nhà nghiên cứu trong trường đại học. Cụ thể hơn, vườn ươm đóng vai trò trung gian tiếp nhận các yêu cầu từ phía doanh nghiệp, sau đó chuyển tiếp yêu cầu tới nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu phù hợp; khi có kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh, vườn ươm đóng vai trò là đối tượng hỗ trợ giúp chuyển giao và ứng dụng kết quả đó vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

 Thứ tư, tổ chức chương trình tham quan trải nghiệm thực tế Field trip. Với các doanh nhân khởi nghiệp, những nhà quản lý, đặc biệt ở cấp trung và cấp cao, việc đi tới các nước phát triển để quan sát, học hỏi mô hình là rất cần thiết và hữu ích, vì điều đó có thể giúp họ rút ngắn thời gian phát triển, rút gọn quy trình và tìm ra một quy trình tinh gọn nhất cho doanh nghiệp của mình.

            Thứ năm, tham gia thực hiện các Đề án của các Bộ ngành, chính phủ. Đề án 844, hay mới đây nhất là Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 03/2018 đều là các hoạt động liên quan trực tiếp tới hoạt động của Trung tâm FIIS và đem về nguồn thu hiệu quả cho vườn ươm. Việc tham gia thực hiện tích cực các Đề án, Chương trình của Chính phủ không chỉ tạo ra nguồn thu ổn định cho vườn ươm mà còn giúp tăng cường vai trò của trung tâm FIIS trong HSTKN tại Việt Nam.

            Thứ sáu, hoàn thiện kế hoạch mở rộng không gian làm việc, nâng cao cơ sở vật chất vườn ươm để kết nối nhà đầu tư. Hiện nay, Trung tâm FIIS đã được BGH nhà trường chấp thuận cho phép cải tạo và xây dựng tầng 13 toà nhà A trở thành một không gian làm việc chung (co-working space), nhằm phục vụ hiệu quả hơn các hoạt động của vườn ươm. Việc xây dựng sẽ được tiến hành hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa, do Trung tâm FIIS chịu trách nghiệm kêu gọi các bên tham gia. Để hoạt động của vườn ươm sớm đi vào ổn định và phát triển, Trung tâm cần nhanh chóng hoàn thiện các phương án xây dựng, thiết kế để tiến hành mời thầu và chính thức triển khai xây dựng.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

  1. Hồ Sỹ Hùng, 2009, Vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam – Xây dựng và phát triển, NXB Chính trị - Hành chính.
  2. Lê Nguyễn Đăng Khôi, 2015, Phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu tham gia vườn ươm doanh nghiệp công nghệ đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học, kinh tế chính trị và pháp luật, số 38, tr.83-90.
  3. Ngân hàng thế giới, 2012, Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Báo cáo phát triển Việt Nam 2012.
  4. Tổng cục thống kê, 2012, Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

  1. Barrow, C., 2001, Incubator: A Realist’s Guide to the World’s New Business Accelerators, West Sussex, UK: John Wiley & Sons Ltd 2001.
  2. Brad Feld & Jason Medelson, Venture Investment, New York Publisher, 2012.
  3. Brad Feld, 2014, Startup Communities: building an entrepreneurial ecosystem in your city, Hoboken: NJ,
  4. Colin Mason, Ross Brown. Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented Entrepreneurship. OECD LEED Programme and the Dutch Ministry of Economic Affairs,
  5. EvaStal, TalesAndreass, Asa Fujino, 2016, The role of university incubators in stimulating academic entrepreneurship, FEAUSP.
  6. EC, 2002, Benchmarking of Business Incubators, Final Report, Centre for Strategy & Evaluation Services, The United Kingdom.
  7. Farhan Jamil, 2015, University Incubators: A Gateway to an Entrepreneurial Society, journal of Economics and Sustainable Development, ISSN 2222-2855 (Online), 6.
  8. Florida, R, 2002, The Rise of the Creative Class: And How it’s transforming work, leisure, community and everyday life, New York: Perseus Book Group
  9. Isenberg, J., 2010, How to start an Entrepreneurial Revolution, Harvard Business Review 88(6).
  10. Lazarowich Micheal, M. John Wojciechowski, 2002, Russian Business Incubator Program – The Functioning of Business Incubator Organizations: Legal Framework, Finances, Governance Structure and Tenant Relations. Ontario: School of Planning – University of Waterloo

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: trangntt@ftu.edu.vn

VAI TRÒ CỦA VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG TÂM SÁNG TẠO VÀ ƯƠM TẠO FTU (FIIS)

Nguyễn Thị Thu Trang[1]

Lưu Thúy Hạnh

 

Tóm tắt:  Trong những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ. Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã tạo ra một cú hích quan trọng trong việc hình thành và kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam. Trước thực tế hàng nghìn ý tưởng khởi nghiệp được triển khai, hàng trăm doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập mỗi năm thì việc xuất hiện các vườn ươm khởi nghiệp – một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp – là điều rất kịp thời và cần thiết. Tháng 04/2017, trường Đại học Ngoại Thương đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (Trung tâm FIIS) với mong muốn xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững trong môi trường sư phạm, nhằm tạo dựng mạng lưới chia sẻ và kết nối giữa các trường đại học với nhau. Trên cơ sở nhận diện, phân tích vai trò những thành phần khác nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) trong trường đại học, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong HSTKN.

Từ khóa: Hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vườn ươm doanh nghiệp, vườn ươm trường đại học.

Abstract: In recent years, startup ecosytem in Vietnam has had many changes and development. Decision No. 844/QĐ-TTg dated 2016 of the Prime Minister approving the project "Supporting the Innovative National Innovation System to 2025" has created an important impulse for the formation and connection of different components in the Vietnamese startup ecosystem. In fact, thousands of start-up ideas have been launched, and hundreds of start-ups have been established each year. The emergence of startup incubation - an important part of the startup ecosystem - is very timely and necessary. In April 2017, the Foreign Trade University (FTU) established the FTU Innovation and Incubation Space (FIIS Center), which aims to build a sustainable entrepreneurial ecosystem in the pedagogical environment, to create a strong network among universities. On the basis of identifying the different components of Vietnamese startup ecosystem and their roles to the university business incubator, the paper proposes some solutions and recommendations to further promote the role of FIIS Center in the Vietnamese startup ecosystem.

Key words: Startup, Startup Ecosystem, Entreprenuership, Incubator, Innovation, University incubator

  1. Hệ sinh thái và Các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

            Hệ sinh thái khởi nghiệp (entrepreneurial ecosystem) là thuật ngữ chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể hữu hĩnh và vô hình cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và trưởng thành. Đúng như tên gọi của nó, hệ sinh thái khởi nghiệp không có giới hạn về mặt địa lý, mặc dù hoạt động của một hệ sinh thái chỉ tập trung ở một khu vực địa lý cụ thể, và không có cấu trúc thứ bậc.

            Dựa trên các mô hình đã phân tích, đặc biệt là dựa trên công bố của Isenberg (2011) và các thành phần được công nhận chung trong HSTKN, tác giả đã xác định sáu thành phần chính cấu thành nên HSTKN phù hợp với mục đích của nghiên cứu này, bao gồm:

  • Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Chính phủ
  • Trường đại học
  • Nhà đầu tư
  • Doanh nghiệp lớn
  • Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, gồm: Vườn ươm doanh nghiệp, Tổ chức thúc đẩy kinh doanh, Không gian làm việc chung và Các công ty cung cấp dịch vụ

(1) Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup)

            Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, hay còn gọi là Đề án 844 (Bộ KH&CN, 2016) đã đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (DNKNĐMST): “DNKNĐMST là doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới”. Khác với Đề án 844, các văn bản pháp luật liên quan tới startup hiện nay đều phần lớn không phải là văn bản riêng về startup mà là về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và startup được đề cập tới với tính chất là một nhóm DNVVN đặc thù. Khoản 2 Điều 3 Luật DNVVN định nghĩa “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”. Nếu bỏ qua yếu tố “nhỏ và vừa” thì doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên được xác định trên cơ sở 03 tiêu chí: Tư cách pháp lý: Phải là doanh nghiệp; Hoạt động: Phải dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới; Triển vọng: Có khả năng tăng trưởng nhanh.

            Khác với một số nước, Việt Nam không coi các ý tưởng hoặc dự án ban đầu là startup – tuy nhiên trong bối cảnh các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, cho phép thực hiện việc gia nhập thị trường một cách đơn giản, ít tốn kém – tiêu chí “doanh nghiệp” có lẽ không phải tiêu chí quá khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, việc sử dụng hai cụm từ: “doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” và “startup” có ý nghĩa tương tương đương nhau, đều là nhắc tới đối tượng thỏa mãn ba tiêu chí vừa được đề cập.

(2) Chính phủ

            Các tổ chức công đóng vai trò quan trọng trong HSTKN. Chính phủ không chỉ tạo nên khung chính sách mà còn cung cấp cơ sở hạ tầng, nguồn vốn hỗ trợ các cồng động khởi nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn hình thành và tạo lập doanh nghiệp (Isenberg, 2011). Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đòi hỏi thời gian và điều này cần có sự hỗ trợ rõ ràng từ các cá nhân, tổ chức hoạch định chính sách. Các tuyên bố và chiến lược của chính phủ giúp xây dựng tầm nhìn chung và tính chính thống về mặt xã hội cũng như khuyến khích mọi thành phần ủng hộ cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, chính phủ không nên là người xây dựng mà nên là một thành phần tích cực hỗ trợ sự phát triển của HSTKN (Hồng Trường, 2016)

(3) Trường đại học

            Trường đại học là một phần quan trọng trong HSTKN. Theo nghiên cứu của Khu công nghệ phần mềm ĐHQG TPHCM (2017), vai trò của đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thể được giới hạn ở các nhiệm vụ chính sau: Đào tạo và phát triển nhân tài (talent); Cung cấp công nghệ; Cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự án khởi nghiệp. 

            Trường đại học cung cấp một yếu tố đầu vào chủ chốt cho HSTKN, đó là dòng chảy liên tục của nguồn nhân lực chất lượng cao (OECD, 2014). Một số sinh viên quan tâm trở thành doanh nhân khởi nghiệp; một số khác muốn làm việc cho các công ty khởi nghiệp. Dù theo hướng nào, nếu cộng đồng khởi nghiệp có thể kết nối với các sinh viên này, thì sẽ tạo được tình huống thắng lợi cho cả ba bên: trường đại học, cộng đồng khởi nghiệp và bản thân sinh viên.

(4) Nhà đầu tư

Có 2 nhóm nhà đầu tư chính trong HSTKN đổi mới sáng tạo:

            Nhà đầu tư thiên thần: Nhà đầu tư thiên thần là thuât ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, đã thành công nhiều năm trên thương trường, có khả năng cấp vốn cho một startup trong khoảng thời gian đầu, và thông thường để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty.

            Nhà đầu tư mạo hiểm: Đầu tư vốn mạo hiểm (Venture Capital) là một loại vốn đầu tư vào những công ty khởi nghiệp ở giai đoạn ban đầu, có tiềm năng tăng trưởng cao, có mô hình kinh doanh hấp dẫn. Thông thường nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư thông qua các các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, và các công ty này lập nên các quỹ đầu tư mạo hiểm để đi đầu tư (Brad và Jason, 2013).

(5) Doanh nghiệp lớn

Các công ty lớn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp mới mở nguồn lực và cơ sở vật chất. Họ thường có các văn phòng lớn để phục vụ cho hoạt động công ty mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào không gian đó cũng được tận dụng hết, vì vậy các công ty có thể tổ chức các sự kiện ở các không gian này, kêu gọi các doanh nhân khởi nghiệp đến tụ họp và trao đổi ý tưởng vào những thời điểm văn phòng không có người, mà không cần thu lại bất kỳ một khoản phí nào (OECD, 2014).

Bên cạnh đó, các công ty lớn có thể tạo điều kiện cho các startup phát triển các sản phẩm dịch vụ phục vụ, hỗ trợ cho ngành kinh doanh, sản phẩm của mình, xây dựng nên một hệ sinh thái cho sản phẩm của công ty.

(6) Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

          Vườn ươm doanh nghiệp (VUDN)

          Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển và hội nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và trang thiết bị để các doanh nghiệp phát triển. Vườn ươm về cơ bản đã tạo ra ba loại giá trị gia tăng: hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trưởng thành và lớn mạnh trong thị trường; đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương và vùng; bản thân vườn ươm cũng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh.

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (Business Accelerator)

Tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) là hệ thống các doanh nghiệp đặc biệt, có khả năng sinh lời cao thông qua việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp (start up) có ý tưởng kinh doanh tốt. Với mục tiêu “hướng tới lợi nhuận và thị trường”, BA đã được chứng minh là thành công lớn trong việc tạo ra các doanh nghiệp phát triển mới với tốc độ tăng trưởng không ngừng. Mục tiêu cơ bản của Accelerator là kêu gọi được đầu tư cho start up cũng như bán được một phần dự án start up. Đổi lại, họ sẽ hưởng một phần lợi nhuận từ thương vụ.

Không gian làm việc chung (Co-working space)

Được hình thành từ giữa những năm 2000, không gian làm việc chung (co-working space) là một hình thức văn phòng kiểu mới đang phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới. Một trong những ưu điểm của mô hình này là người thuê có thể lựa chọn những hợp đồng rất linh hoạt, có khi chỉ là 1-2 chỗ ngồi cho thời gian từ vài tháng cho đến vài ngày. Với ưu thế về giá cả, sự linh hoạt và khả năng kích thích sáng tạo, không gian khởi nghiệp chung thường được những công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ hay sáng tạo lựa chọn làm nơi làm việc đầu tiên hay thậm chí là văn phòng lâu dài của họ. Chính vì vậy, mô hình này đang phát triển và nhân rộng mạnh mẽ khắp mọi nơi trên thế giới.

Các công ty cung cấp các dịch vụ

Phần lớn các nhóm khởi nghiệp đều chỉ có kiến thức tập trung vào chuyên môn sản phẩm của mình, và mở rộng sang một số lĩnh vực khác khi tìm kiếm thêm những cộng sự khác. Tuy nhiên hầu hết họ là những người trẻ có hoài bão và tinh thần khởi nghiệp mà chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, vì vậy các startup cần đến sự hỗ trợ từ các công ty chuyên ngành khác. Các dịch vụ cung cấp đa dạng từ tư vấn luật, kế toán, tuyển dụng, marketing, nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu.

                Vườn ươm doanh nghiệp trường đại học (VUĐH)

VUĐH là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được trường đại học tài trợ, được thiết kế nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các nhóm khởi nghiệp sinh viên, doanh nghiệp khởi sự mới thành lập, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động đổi mới sáng tạo trong trường đại học, thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, tư vấn và hỗ trợ kêu gọi đầu tư. Về cơ bản, VUĐH mang đầy đủ đặc điểm của VUDN, cùng với một số điểm sửa đổi bổ sung nhằm thích nghi với môi trường đặc thù trường đại học, ví dụ chức năng đào tạo kiến thức cơ bản về kinh doanh - quản trị sẽ được chú trọng hơn.

  1. Vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong Hệ sinh thái khởi nghiệp

2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm FIIS

        Nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của trường đại học Ngoại Thương và xu thế phát triển của các trung tâm ươm tạo của các trường đại học, tháng 4 năm 2017 Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FTU Innovation and Incubation Space) ra đời, đây là một vườn ươm đại học với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện cho sáng tạo và khởi nghiệp.

(1) Tầm nhìn và sứ mệnh

       Tầm nhìn của Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) là kiến tạo một không gian truyền cảm hứng, hỗ trợ, kết nối, đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp.

        Sứ mệnh FIIS hướng tới trở thành một không gian ươm tạo kiểu mẫu, thúc đẩy mô hình khởi nghiệp trong các trường đại học của Việt Nam.

(2) Các mục tiêu cụ thể

      Thu hút các sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp phát triển các ý tưởng và biến các ý tưởng đó thành sản phẩm/dịch vụ có khả năng thương mại hoá; Phổ biến kiến thức và tăng cường kỹ năng về sáng tạo và khởi nghiệp; Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp mới được thành lập vượt qua những khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp nhưu thiếu vốn, khó tiếp cận thông tin, thiếu kinh nghiệm…;Hỗ trợ tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp quốc gia và quốc tế hàng năm dành cho sinh viên trường đại học Ngoại Thương; Hợp tác quốc tế trong hoạt động ươm tạo và thúc đẩy sáng tạo;

(3) Lĩnh vực hoạt động

       Trung tâm FIIS hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: ươm tạo doanh nghiệp và thức đẩy sáng tạo, bao gồm các hoạt động chính như:

Tổ chức các sự kiện, truyền thông khởi nghiệp, tư vấn và đào tạo về khởi nghiệp; Tìm kiếm, phát triển những ý tưởng kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển để Trung tâm hỗ trợ, ươm tạo và đầu tư; Thực hiện việc ươm tạo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hỗ trợ kinh doanh có liên quan;

(4) Cơ cấu tổ chức

       - Ban giám đốc Trung tâm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc

       - Ban Đào tạo: 01 Trưởng ban và 8 cộng tác viên, thực tập sinh

       - Ban Ươm tạo: 01 Trưởng ban và 5 cộng tác viên, thực tập sinh

        - Ban Truyền thông và Đối ngoại: 01 cán bộ phụ trách cơ hữu và 25 cộng tác viên, thực tập sinh.

        - Ban Hành chính- văn phòng : 01 cán bộ phụ trách cơ hữu và 01 thực tập sinh

       Sau hơn 1 năm thành lập Trung tâm FIIS đã nỗ lực thực hiện các chức năng của một vườn ươm đại học thông qua nhiều chương trình và hoạt động thiết thực về đào tạo, tư vấn, ươm tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứu triển khai…

2.2. Vai trò của Trung tâm FIIS đối với từng thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

(1) Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng của vườn ươm bao gồm: văn phòng làm việc, máy móc thiết bị, phần cứng; cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc; Phòng họp. Việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng nhằm góp phần cho mục tiêu tối thiểu hóa các chi phí vận hành doanh nghiệp và cung cấp môi trường làm việc tốt cho các startup tham gia ươm tạo.

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh: dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của vườn ươm bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện. Hoạt động đào tạo bao gồm các hội thảo chuyên đề, khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm giúp giải quyết những khó khăn ban đầu của doanh nghiệp trẻ còn thiếu kiến thức và nền tảng kinh nghiệm thực tế. Tư vấn là một trong những hoạt động được đánh giá cao của VUDH, và cũng là một trong số những thế mạnh của Trung tâm FIIS. Đa số các thành viên trong bộ máy tổ chức của vườn ươm là các giảng viên kiêm nhiệm (04 thành viên trên tổng số 06 thành viên), có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trên giảng đường. Huấn luyện là chương trình hỗ trợ cá nhân phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa việc giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc quản lý, vận hành và phát triển.

Trung tâm FIIS cung cấp dịch vụ mạng lưới kết nối: các doanh nghiệp tham gia vườn ươm có cơ hội được hưởng lợi từ mạng lưới liên kết sâu rộng bên trong và bên ngoài vườn ươm. Các dịch vụ thuộc nhóm mạng lưới kết nối bên ngoài Trung tâm FIIS hỗ trợ bao gồm: các dịch vụ pháp luật; các dịch vụ tài chính, kế toán; các dịch vụ phân phối; các dịch vụ quản lý, vv

 (2) Đối với Chính phủ

Trung tâm FIIS là nơi hiện thực hóa các chính sách của Chính phủ. Là những đơn vị có vai trò ảnh hưởng đến hoạt động của cộng đồng khởi nghiệp ở tầm vĩ mô, Chính phủ cần những vườn ươm như Trung tâm FIIS như là một trong các nhân tố vi mô thực thi các chính sách liên quan đến HSTKN. Trung tâm FIIS đã rất nỗ lực trong việc hiện thực hóa các chính sách, đưa các chương trình hỗ trợ của Chính phủ đến gần hơn với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Trung tâm FIIS là nơi phản hồi & định hướng các chính sách tới chính phủ. Thông qua việc thực thi, áp dụng các chính sách, vườn ươm có thể đánh giá tính hiệu quả của các chính sách đó, chỉ ra được điểm tích cực cũng như điểm cần cải thiện, sửa đổi trong chính sách; từ đó có những phản hồi tới những người làm chính sách để việc hoạch định đạt hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

 (3) Đối với Trường đại học

Trung tâm FIIS giúp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, ĐMST của sinh viên trong trường. Thông qua việc tổ chức các chuỗi sự kiện chia sẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp, các cuộc thi ý tưởng khởi dành cho sinh viên, các buổi workshop đào tạo về đổi mới sáng tạo, tạo lập mô hình kinh doanh,…vườn ươm đã đưa tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến gần hơn với các bạn sinh viên.

Trung tâm FIIS thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ chuyển giao tri thức, sở hữu trí tuệ. Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của trường đại học là chức năng nghiên cứu. Hằng năm, có hàng chục, thậm chí hàng trăm các công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi các sinh viên, giảng viên trong trường; rất nhiều trong số đó là các công trình có khả năng ứng dụng cao trong thực tế. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các công trình nghiên cứu này đều chưa phát huy được vai trò và giá trị thực sự. Do đó, với đặc trung là cầu nối giữa các nguồn lực trong và ngoài trường, Trung tâm FIIS còn đóng vai trò như một trung tâm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trong trường đại học.

Trung tâm FIIS góp phần phát triển cộng đồng Cựu sinh viên tài năng (Alumni), từ đó tăng danh tiếng và tầm ảnh hưởng cho trường. Một số lượng những sinh viên, startup tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS sẽ trở thành những nhà lãnh đạo nền kinh tế, những doanh nghiệp khởi nghiệp tăng tưởng bứt phá trên thị trường. Việc trường đại học có mạng lưới cựu sinh viên tài năng, được xã hội đánh giá cao là một trong những lợi thế quan trọng giúp trường Đại học Ngoại thương khẳng định danh tiếng và vị thế nổi bật hơn so với các trường đại học khác

(4) Đối với Nhà đầu tư

Trung tâm FIIS giúp kết nối nhà đầu tư tới các startup tiềm năng. Startup non trẻ là đối tượng rất cần vốn đầu tư để có thể hoàn thiện mô hình và tạo ra tăng trưởng đột phá; nhà đầu tư là những người có tiền, sẵn sàng đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận cũng như mong muốn được đồng hành với thế hệ doanh nhân sáng tạo; từ thực tế đó, Trung tâm FIIS là nơi kết nối hai đối tượng trên, từ đó tạo nên những chuyển động tích cực mới cho HSTKN.

(5) Đối với Doanh nghiệp lớn

Trung tâm FIIS giúp doanh nghiệp lớn tiếp cận nguồn nhân lực trẻ, tài năng, có hoài bão. Không phải tất cả các sinh viên, các nhóm khởi nghiệp tham gia vào các cuộc thi khởi nghiệp sinh viên hoặc tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS đều sẽ trở thành doanh nhân khởi nghiệp hay nằm trong đội ngũ sáng lập của các startup thành công; một bộ phận các sinh viên đó, sau khi tốt nghiệp, sẽ vào làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Tuy họ không trực tiếp tham gia vào quá trình khởi nghiệp, nhưng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có được từ quá trình tiếp xúc với môi trường startup sẽ giúp họ rất nhiều trong việc hình thành nên những ý tưởng mới, tư tưởng dám nghĩ dám làm và chủ động, có trách nhiệm trong công việc. Chính họ sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo – nhân tố cốt yếu tạo nên sự phát triển đột phá trong doanh nghiệp.

Trung tâm FIIS giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào các startup tiềm năng, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp đổi mới sáng tạo, mở rộng thị trường. Thông qua các startup tài năng tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo, những doanh nghiệp lớn có thể đầu tư hoặc trực tiếp mua lại các doanh nghiệp khởi nghiệp để sở hữu giải pháp của startup đó. So với việc tự bản thân doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm tương tự, thì việc đầu tư hay mua lại này được đánh giá hiệu quả hơn rất nhiều do rút ngắn được thời gian và giải pháp đem về đã được kiểm chứng thành công qua vườn ươm cũng như kiểm chứng trên thị trường.

(6) Đối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Trung tâm FIIS tạo nguồn startup đầu vào có chất lượng cho các chương trình tăng tốc khởi nghiệp. Startup sau khi tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS cần tham gia vào các chương trình tăng tốc khởi nghiệp nhằm tiếp tục cải tiến MVP, thử nghiệm sản phẩm trên thị trường và kêu gọi đầu tư với mức giá trị lớn hơn. Do đó, có thể nói, Trung tâm FIIS là nguồn cung cấp startup đầu vào chất lượng cho các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, giúp họ rút ngắn đáng kể thời gian tuyển chọn và đào tạo cho startup.

Trung tâm FIIS giúp các công ty cung cấp dịch vụ có thêm khách hàng tiềm năng. Một lượng startup không nhỏ tốt nghiệp từ chương trình ươm tạo của Trung tâm FIIS chính là nguồn khách hàng tiềm năng của các công ty cung cấp dịch vụ. Việc hợp tác này có ý nghĩa cộng sinh lớn: không chỉ giúp cho các startup tối ưu hóa bộ máy tổ chức, nhân sự mà còn giúp tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho xã hội.

3. Đánh giá về vai trò của Trung tâm FIIS đối với các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp

3.1. Một số kết quả đạt được

Thứ nhất, vườn ươm đã hỗ trợ hiệu quả cho trường đại học trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm FIIS đã bảo trợ chuyên môn cho Cuộc thi Thử thách Sáng tạo xã hội VSIC của Câu lạc bộ Enactus và gameshow IPChallenge của Câu lạc bộ Sở hữu trí tuệ; hỗ trợ kết nối đầu tư cho cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai, Khởi nghiệp Pháp ngữ. Vườn ươm cũng tổ chức thành công nhiều buổi tọa đàm chia sẻ Ftalk, các khóa học đào tạo về tinh thần đổi mới sáng tạo TOI và 02 khóa đào tạo TOT.

Bảng 3.1 Tổng kết hoạt động của Trung tâm FIIS 8/2017-10/2018

 

Hoạt động

Thời gian

Số lượng học viên

Nội dung

F-TALK

F-talk

9/2017

70

Khởi nghiệp trong lĩnh vực R&B

F-talk

11/2017

190

Quản trị cảm xúc trong khởi nghiệp

F-talk

1/2018

200

Hành trình khởi nghiệp - CHO & NHẬN

F-talk

2/2018

60

Truyền thông ĐMST và SHTT: vai trò của các CLB

F-talk

3/2018

40

Chiến lược định vị DN và đổi mới tư duy lãnh đạo

F-talk

8/2018

250

Xây dựng thương hiệu dẫn đầu dựa trên ĐMST trong mô hình kinh doanh của Nhật Bản

F-talk

8/2018

45

Lean Starup & Angel Investment

TOI

TOI 1

16-19/10/2017

54

Khai phá năng lực sáng tạo trong bạn

TOI 1

17,18/3/2018

30

Thanh niên VN sáng tạo đổi mới

TOI2

4,5/2018

30

Khoá học về khởi nghiệp chuyên sâu (level 2)

TOI2

16/7-24/7/2018

25

Khoá học về khởi nghiệp chuyên sâu (level 2)

TOT

TOT

20/10-28/10/2017

31

Đào tạo giảng viên nguồn về ĐMST

 

TOT

23/10 – 25/10/2018

25

Nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu về khởi nghiệp

Nguồn: Trung tâm FIIS, 2018

Thứ hai, Trung tâm FIIS đã thực hiện kết nối các thành phần trong HSTKN. Thông qua các buổi đào tạo, workshop, kết nối cố vấn và kết nối đầu tư, vườn ươm đã góp phần tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp khởi nghiệp với các thành phần trong HSTKN. Trong 03 tháng ươm tạo của chương trình ươm tạo khởi nghiệp SIP100, vườn ươm đã tổ chức 02 buổi kết nối đầu tư, 14 buổi cố vấn 1:1 giữa cố vấn, người điều phối và các startup.

Thứ ba, vườn ươm đã hỗ trợ startup bước đầu tạo ra được những sản phẩm tiềm năng. Có thể kể đến dịch vụ thiết kế slide thuyết trình chuyên nghiệp của startup Slide Factory; các sản phẩm ăn liền được chế biến từ rong biển Lý Sơn của startup Vinarong biển hay Ứng dụng thu rác tích điểm đổi quà nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trong phân loại rác ở khu chung cư của nhóm mGreen. Đó đều là những sản phẩm có tiềm năng mở rộng quy mô và trở thành một doanh nghiệp đột phá trong tương lai.

3.2. Một số hạn chế

*Đối với các startup được ươm tạo:

Hoạt động huấn luyện của Trung tâm FIIS chưa được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Do đặc thù của hoạt động huấn luyện là phải theo sát, đồng hành với các nhóm khởi nghiệp hàng ngày hàng giờ; cùng đội ngũ khởi nghiệp nhận định và tìm ra giải pháp với tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đề án nên rất khó để đội ngũ nhận sự tại Trung tâm FIIS có thể đảm đương trọn vẹn công việc. Hiện nay, hoạt động huấn luyện tại vườn ươm mới chỉ dừng lại ở mức cố vấn: đưa ra một số góp ý; xử lý các mẫu thuẫn mang tính nội bộ (nếu có) phát sinh giữa các đội ngũ sáng lập nhóm trong quá trình tham gia ươm tạo, vv

Vườn ươm chưa có tiêu chí cụ thể trong việc xét tốt nghiệp các nhóm ươm tạo. Hiện nay, các nhóm khởi nghiệp chỉ cần hoàn thành xong 03 tháng của chương trình ươm tạo là sẽ được vườn ươm xét tốt nghiệp thông qua buổi thuyết trình trước hội đồng FIIS và các nhà đầu tư. Có thể nói, việc các startup dễ dàng được tách khỏi vườn ươm khiến họ mất cơ hội được hỗ trợ, cùng với chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu dẫn đến khả năng tồn tại của sản phẩm sau khi tốt nghiệp không cao.

Vườn ươm thiếu cơ chế để theo dõi và điều chỉnh mức độ tham gia của startup vào các hoạt động ươm tạo. Theo kết quả thu được từ đợt ươm tạo mùa xuân 2018, chỉ có 01 nhóm trên tổng số 08 nhóm được ươm tạo tham gia đầy đủ 100% các buổi đào tạo, tư vấn: 02 nhóm tham gia 70% số buổi; 05 nhóm còn lại chỉ tham gia bằng hoặc ít hơn 50% chương trình đào tạo. Việc các nhóm không tham dự đầy đủ, hoặc xác nhận tham dự nhưng không đến thực sự gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của vườn ươm: lãng phí nguồn lực thuê chuyên gia, lãng phí thành quả của nhân sự vườn ươm, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xét tốt nghiệp của các nhóm ươm tạo.

*Đối với trường Đại học Ngoại thương

Hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai. Đây là nhiệm vụ mang tính thách thức không chỉ với Trung tâm FIIS mà còn với hầu hết các cơ sở chuyển giao công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Theo kết quả báo cáo công khai của Trường Đại học Ngoại thương, tỷ lệ đóng góp từ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào tổng nguồn thu của nhà trường năm học 2017 - 2018 chiếm xấp xỉ 1,0% (3,4 tỷ đồng trên 315,1 tỷ đồng), giảm mạnh khi so với tỷ lệ 2,9% vào năm học 2016-2017 (8,6 tỷ đồng trên 292, 7 tỷ đồng). Điều này cho thấy Trung tâm FIIS chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc thúc đẩy chuyển giao tri thức từ trường đại học tới doanh nghiệp nói riêng và tới thị trường nói chung.

Các chương trình về khởi nghiệp chưa thực sự thu hút và tạo chuyển biến tích cực trong sinh viên. Tổng số sinh viên tham gia vào các chương trình hoạt động của FIIS chưa nhiều, so sánh với hơn 13.000 sinh viên đang theo học hệ chính quy tại trường Đại học Ngoại thương thì có thể thấy khoảng chênh lệch là vô cùng lớn. Sau khi thu hút được sinh viên tham gia, thì điều quan trọng là làm thế nào để sinh viên đó thực sự bắt tay vào hành động, sử dụng các tri thức, công cụ được dạy để sáng tạo, đổi mới và thực sự khởi nghiệp? Với số lượng sinh viên tham gia như hiện tại thì vườn ươm vẫn chưa tạo nên đủ sức hấp dẫn với sinh viên.

*Đối với Nhà đầu tư và các Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

Mạng lưới liên kết của vườn ươm chưa thực sự sâu rộng. Hiện nay, Trung tâm FIIS mới chỉ hợp tác thường xuyên với các trường đại học là trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Kinh tế quốc dân và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đại học Quốc gia Hà Nội trong tổng số 76 trường tại Hà Nội và 235 trường đại học trên cả nước (Bộ GD&ĐT, 2017); 03 quỹ đầu tư là VSVA, VIISA và SVF; 04 nhà cung cấp dịch vụ về luật pháp, truyền thông marketing và tư vấn chiến lược; và kết nối với hơn 20 cố vấn khởi nghiệp.

3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

            Thứ nhất, Trung tâm FIIS là vườn ươm doanh nghiệp non trẻ mới được thành lập hơn 1 năm, nhiều hoạt động vẫn còn đang trong giai đoạn chạy thử nhằm tiếp tục có những điều chỉnh về sau. Về bản chất cũng có thể coi Trung tâm FIIS như một startup đang từng bước định hình giá trị và khẳng định vị trí của mình trong bản đồ khởi nghiệp Việt Nam.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng của vườn ươm còn hạn chế. Hiện nay không gian làm việc chung của vườn ươm được đặt tại phòng F101 của trường Đại học Ngoại thương. Các thiết bị văn phòng ở đây đủ để hỗ trợ cho hoạt động của các startup; tuy nhiên do diện tích văn phòng tương đối hẹp nên không thể cung cấp không gian cho tất cả các nhóm cùng sử dụng. Việc này tạo ra một số khó khăn trong việc đào tạo, tư vấn hay huấn luyện cho các nhóm.

Thứ ba, nhân lực vận hành vườn ươm chưa được đào tạo bài bản về khởi nghiệp và ươm tạo. Đội ngũ nhân viên của Trung tâm FIIS đa phần là giảng viên kiêm nhiệm, ngoài các công việc hỗ trợ startup tại vườn ươm vẫn phải đảm bảo việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn. Bên cạnh đó, đội ngũ thực tập sinh, cộng tác viên tại vườn ươm đều là sinh viên nên còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm, chủ yếu vừa học vừa làm.

Thứ tư, thời lượng của chương trình ươm tạo đang quá ngắn. Hiện nay một chương trình ươm tạo của Trung tâm kéo dài 03 tháng, trong khi thời gian ươm tạo trung bình của một VUDN thông thường là từ 06 tháng đến 01 năm, thậm chí lên tới 03 – 05 năm đối với các VUDN công nghệ. Với khoảng thời gian ngắn như vậy cũng rất khó để yêu cầu các startup tạo nên sự đột phá trong mô hình và sản phẩm.

            Thứ năm, vườn ươm chưa tự chủ được nguồn tài chính cho hoạt động. Ngoài nguồn tiền do trường Đại học Ngoại thương cấp, do mạng lưới liên kết với các nhà đầu tư chưa nhiều, cùng với việc Trung tâm FIIS chưa có hoạt động đem lại lợi nhuận nên vấn đề tài chính là một trong số trở ngại lớn trong việc phát triển và mở rộng vườn ươm.

  1. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của vườn ươm đại học (FIIS) đối với các thành phần trong HSTKN

4.1 Thực hiện chiến lược xây dựng mạng lưới liên kết với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp

            Trung tâm FIIS cần mở rộng liên kết với các vườn ươm doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các vườn ươm trường đại học nói riêng, vừa để học hỏi kinh nghiệm vừa để nhân rộng tác động tới các thành phần trong HSTKN. Các doanh nghiệp chú trọng tới đổi mới sáng tạo nói chung cũng là một đối tượng rất tiềm năng Trung tâm FIIS cần tăng cường hợp tác, nhằm tìm nguồn đầu ra cho các kết quả nghiên cứu trong trường đại học. Việc liên kết này cũng đồng thời tạo ra nhiều giá trị cho các nhóm ươm tạo trong SIP100 khi họ có thể làm quen với môi trường doanh nghiệp thực tế, học hỏi các phương pháp quản trị và điều hành, cũng như bán các sản phẩm, dịch vụ tới các doanh nghiệp có nhu cầu.

4.2 Đổi mới chương trình ươm tạo khởi nghiệp nhằm thu hút, hỗ trợ hiệu quả các nhóm khởi nghiệp sáng tạo

            Thứ nhất, vườn ươm nên kéo dài thời gian ươm tạo lên thành 06 tháng thay vì chỉ gói gọn trong 03 tháng như hiện nay. Lí do chính là trong khoảng thời gian ngắn như vậy, rất khó để đòi hỏi sự tiến bộ vượt bậc của các nhóm trong việc phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm khả thi tối thiểu MVP. Đặc biệt là với các nhóm thiên về phát triển sản phẩm như Ứng dụng điện thoại (app) hay các sản phẩm nông sản (ví dụ như rong biển), công việc tạo lập MVP cần rất nhiều thời gian và công sức.

            Thứ hai, vườn ươm cần xây dựng bộ quy chế rõ ràng dành cho các nhóm ươm tham gia ươm tạo. Bộ quy chế này nên làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của vườn ươm cũng như của các nhóm khởi nghiệp khi tham gia vào SIP100. Việc cam kết giữa hai bên cần thể hiện qua văn bản, có xác nhận của hai đại diện và có giá trị thực thi trong thời gian ươm tạo tại vườn ươm. Khi startup vi phạm quy chế, vườn ươm có quyền xử lý theo nội dung đã cam kết.

            Thứ ba, vườn ươm cần xây dựng bộ tiêu chí xét tốt nghiệp chi tiết và cụ thể hơn. Hoạt động tạo lập này cần bám sát mô hình hoạt động thực tế của trung tâm, kết hợp tham khảo quá trình đánh giá xét tốt nghiệp của các VUDN, VUĐH khác. Việc xét tốt nghiệp không chỉ căn cứ vào mức độ tham gia vào chương trình ươm tạo của nhóm khởi nghiệp mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố định tính và định lượng: sự trưởng thành trong nhận thức của đội ngũ sáng lập, mức độ hoàn thiện của MVP, khả năng tăng trưởng của đề án, phản hồi của khách hàng với MVP…

4.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại vườn ươm

            Đội ngũ nhân sự làm việc tại vườn ươm là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ thành công của chương trình ươm tạo. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân sự tại vườn ươm là một chiến lược dài hạn Trung tâm FIIS cần chú trọng xây dựng và triển khai. Trong tầm trung và dài hạn, Trung tâm nên tiến cử và khuyến khích các nhân sự hiện có đăng ký các chương trình học chuyên sâu về ươm tạo khởi nghiệp tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong và ngoài nước, ví dụ như chương trình Đào tạo Thạc sĩ Quốc tế chuyên ngành Quản trị Đổi mới sáng tạo và Công nghệ thông tin của trường Đại học kinh tế quốc dân liên kết với trường Koplen Đan Mạch. Ngoài đội ngũ nhân sự cơ hữu làm việc tại vườn ươm, tiếp tục tuyển sinh đội ngũ cộng tác viên, thực tập sinh chất lượng từ các trường đại học.

4.4 Đa dạng hoá các hoạt động hướng tới doanh nghiệp, nhà đầu tư

         Thứ nhất, ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo dành cho sinh viên trường đại học Ngoại Thương và các trường đại học tại Hà Nội, Trung tâm nên đa dạng lĩnh vực đào tạo từ khởi nghiệp ĐMST đến Kỹ năng lãnh đạo, hoạch định và quản trị chiến lược, Sở hữu trí tuệ, Tài chính đầu tư, Làm việc nhóm hiệu quả…và hướng tới các hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp

Thứ hai, phát triển dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Với thế mạnh từ đội ngũ nhân sự là giảng viên nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, vườn ươm có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các công ty tư vấn khác trên thị trường. Đối tượng doanh nghiệp có thể là chính các startup sau khi tốt nghiệp từ vườn ươm, các startup đang trong giai đoạn đầu phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vườn ươm trường đại học khác cần tư vấn và chuyển giao mô hình, vv

Thứ ba, chủ động kết nối giữa doanh nghiệp đang cần kết quả nghiên cứu mới và các nhóm nhà nghiên cứu trong trường đại học. Cụ thể hơn, vườn ươm đóng vai trò trung gian tiếp nhận các yêu cầu từ phía doanh nghiệp, sau đó chuyển tiếp yêu cầu tới nhà nghiên cứu/nhóm nghiên cứu phù hợp; khi có kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh, vườn ươm đóng vai trò là đối tượng hỗ trợ giúp chuyển giao và ứng dụng kết quả đó vào doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

 Thứ tư, tổ chức chương trình tham quan trải nghiệm thực tế Field trip. Với các doanh nhân khởi nghiệp, những nhà quản lý, đặc biệt ở cấp trung và cấp cao, việc đi tới các nước phát triển để quan sát, học hỏi mô hình là rất cần thiết và hữu ích, vì điều đó có thể giúp họ rút ngắn thời gian phát triển, rút gọn quy trình và tìm ra một quy trình tinh gọn nhất cho doanh nghiệp của mình.

            Thứ năm, tham gia thực hiện các Đề án của các Bộ ngành, chính phủ. Đề án 844, hay mới đây nhất là Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 03/2018 đều là các hoạt động liên quan trực tiếp tới hoạt động của Trung tâm FIIS và đem về nguồn thu hiệu quả cho vườn ươm. Việc tham gia thực hiện tích cực các Đề án, Chương trình của Chính phủ không chỉ tạo ra nguồn thu ổn định cho vườn ươm mà còn giúp tăng cường vai trò của trung tâm FIIS trong HSTKN tại Việt Nam.

            Thứ sáu, hoàn thiện kế hoạch mở rộng không gian làm việc, nâng cao cơ sở vật chất vườn ươm để kết nối nhà đầu tư. Hiện nay, Trung tâm FIIS đã được BGH nhà trường chấp thuận cho phép cải tạo và xây dựng tầng 13 toà nhà A trở thành một không gian làm việc chung (co-working space), nhằm phục vụ hiệu quả hơn các hoạt động của vườn ươm. Việc xây dựng sẽ được tiến hành hoàn toàn từ nguồn vốn xã hội hóa, do Trung tâm FIIS chịu trách nghiệm kêu gọi các bên tham gia. Để hoạt động của vườn ươm sớm đi vào ổn định và phát triển, Trung tâm cần nhanh chóng hoàn thiện các phương án xây dựng, thiết kế để tiến hành mời thầu và chính thức triển khai xây dựng.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt:

  1. Hồ Sỹ Hùng, 2009, Vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam – Xây dựng và phát triển, NXB Chính trị - Hành chính.
  2. Lê Nguyễn Đăng Khôi, 2015, Phân tích thực trạng và đánh giá nhu cầu tham gia vườn ươm doanh nghiệp công nghệ đại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học, kinh tế chính trị và pháp luật, số 38, tr.83-90.
  3. Ngân hàng thế giới, 2012, Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Báo cáo phát triển Việt Nam 2012.
  4. Tổng cục thống kê, 2012, Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nước ngoài:

  1. Barrow, C., 2001, Incubator: A Realist’s Guide to the World’s New Business Accelerators, West Sussex, UK: John Wiley & Sons Ltd 2001.
  2. Brad Feld & Jason Medelson, Venture Investment, New York Publisher, 2012.
  3. Brad Feld, 2014, Startup Communities: building an entrepreneurial ecosystem in your city, Hoboken: NJ,
  4. Colin Mason, Ross Brown. Entrepreneurial Ecosystems and Growth Oriented Entrepreneurship. OECD LEED Programme and the Dutch Ministry of Economic Affairs,
  5. EvaStal, TalesAndreass, Asa Fujino, 2016, The role of university incubators in stimulating academic entrepreneurship, FEAUSP.
  6. EC, 2002, Benchmarking of Business Incubators, Final Report, Centre for Strategy & Evaluation Services, The United Kingdom.
  7. Farhan Jamil, 2015, University Incubators: A Gateway to an Entrepreneurial Society, journal of Economics and Sustainable Development, ISSN 2222-2855 (Online), 6.
  8. Florida, R, 2002, The Rise of the Creative Class: And How it’s transforming work, leisure, community and everyday life, New York: Perseus Book Group
  9. Isenberg, J., 2010, How to start an Entrepreneurial Revolution, Harvard Business Review 88(6).
  10. Lazarowich Micheal, M. John Wojciechowski, 2002, Russian Business Incubator Program – The Functioning of Business Incubator Organizations: Legal Framework, Finances, Governance Structure and Tenant Relations. Ontario: School of Planning – University of Waterloo

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.