Nguyễn Văn Ngọc
Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Hồ Huy Tựu
Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Nguyễn Thị Huyền Nhi
Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Ngày nhận: 27/08/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 12/02/2025; Ngày duyệt đăng: 24/02/2025
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082024.1176
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mở rộng lý thuyết hành vi dự định (TPB) thông qua việc bổ sung ba loại chuẩn mực xã hội (chuẩn chủ quan, chuẩn khuyến nghị và chuẩn đạo đức) để giải thích thái độ và ý định tiết giảm lãng phí thực phẩm. Đặc biệt, nghiên cứu đề xuất ba giả thuyết mới để kiểm định tác động chéo của các chuẩn mực đối với thái độ, nhằm gia tăng khả năng giải thích của mô hình TPB. Phương pháp phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM) được áp dụng trên mẫu khảo sát gồm 250 người tiêu dùng đại diện hộ gia đình tại Thành phố Nha Trang để kiểm định mô hình và các giả thuyết. Kết quả cho thấy thái độ có mối quan hệ mạnh nhất với ý định tiết giảm lãng phí thực phẩm, tiếp theo là kiểm soát hành vi nhận thức, chuẩn đạo đức, chuẩn khuyến nghị và chuẩn chủ quan. Về tác động chéo, chuẩn khuyến nghị có ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ, tiếp theo là chuẩn đạo đức và chuẩn chủ quan. Việc bổ sung chuẩn khuyến nghị và chuẩn đạo đức cùng với tác động chéo đã gia tăng khả năng giải thích của mô hình đối với ý định giảm lãng phí thực phẩm thêm 9,7%. Kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của các loại chuẩn mực xã hội trong việc thiết kế các giải pháp giảm thiểu rác thải thực phẩm hộ gia đình và cung cấp cơ sở khoa học cho các chính quyền địa phương, cơ quan và tổ chức để tham khảo, lựa chọn các giải pháp truyền thông và tuyên truyền phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng thực phẩm bền vững trong cộng đồng.
Từ khóa: Lãng phí thực phẩm, Lý thuyết hành vi có kế hoạch, Chuẩn mực, Tác động chéo, Việt Nam
THE ROLE OF SOCIAL NORMS IN EXPLAINING ATTITUDE AND INTENTION TO REDUCE FOOD WASTE
Abstract: This study aims to extend the Theory of Planned Behavior (TPB) by incorporating three types of social norms (subjective norms, injunctive norms, and moral norms) to explain attitudes and intentions to reduce food waste. Specifically, the research proposes three new hypotheses to examine the crossover effects of norms on attitudes, enhancing the explanatory power of the TPB model. A structural equation modeling (SEM) method was applied to a survey sample of 250 consumers representing households in Nha Trang city to test the model and hypotheses. The results indicate that attitudes have the strongest relationship with the intention to reduce food waste, followed by perceived behavioral control, moral norms, injunctive norms, and subjective norms. Regarding crossover effects, injunctive norms have the most significant impact on attitudes, followed by moral norms and subjective norms. The inclusion of injunctive and moral norms, along with crossover effects, increased the model's explanatory power for the intention to reduce food waste by 9.7%. These findings underscore the importance of different social norms in designing interventions to reduce household food waste and provide a scientific basis for local governments, agencies, and organizations to refer to and select appropriate communication and advocacy solutions aimed at promoting sustainable food consumption behavior within the community.
Keywords: Food Waste, Theory of Planned Behavior, Norms, Crossover Effects, Vietnam